1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Phân tích tác phẩm vụ án

49 2,3K 40

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 1,04 MB

Nội dung

“Vụ án” của ông là một tiểu thuyết đang còn dở dang nhưng lại được đón nhận hết sức nồng nhiệt. Cũng như những tác phẩm khác của ông, “Vụ án” là quyển sách khá khó “đọc”. Tuy nhiên, đằng sau những dòng chữ có vẻ khó hiểu đó, nó lại mang những thông điệp rất sâu sắc. Chỉ một câu chuyện xoay quanh một nhân vật tên Joshep K. bị vướng vào một vụ án nào đó – cả anh ta, những người bắt anh ta và người đọc đều không thể biết chính xác đó là vụ án gì – mà Kafka đã có thể khái quát lên một tầng ý nghĩa hết sức cấp thiết và to lớn.

Trang 1

GVHD: ThS Nguyễn Thành Trung SVTH: Nhóm Vụ án

MỤC LỤC

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA NGỮ VĂN - -

BÀI LUẬN

Đề tài:

Tìm hiểu tiểu thuyết “Vụ án” của Kafka

VĂN HỌC HY-LA, TÂY ÂU VÀ MỸ

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG CHÍNH CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1 Tác giả 2

1.1.1 Cuộc đời 2

1.1.2 Sự nghiệp 2

1.2 Tác phẩm 5

1.2.1 Giới thiệu tiểu thuyết Vụ án 5

1.2.2 Tóm tắt 5

CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU NỘI DUNG TIỂU THUYẾT “VỤ ÁN” 2.1 Kết cấu 7

2.2 Cấu trúc 12

2.3 Nhân vật 18

2.3.1 Tính khác thường của thế giới nhân vật 18

2.3.2 Phân loại thế giới nhân vật 26

CHƯƠNG 3: TÌM HIỂU NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT “VỤ ÁN” 3.1 Không gian nghệ thuật 33

3.1.1 Không gian ngột ngạt tù túng 33

3.1.2 Không gian thực và ảo 34

Trang 3

3.2 Thời gian nghệ thuật 36

3.2.1 Theo tuyến tính 36

3.2.2 Theo thân phận, kiếp người 37

3.3 Ngôn ngữ 38

3.3.1 Đối thoại 38

3.3.2 Phóng dụ, tượng trưng 40

3.3.3 Hoang tưởng, nghịch dị 41

3.3.4 Độc thoại nội tâm 42

LỜI KẾT 45

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 46

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Nhắc đến các nhà văn có sức ảnh hưởng mạnh mẽ vào thế kỉ XX, không thể không

kể đến Franz Kafka Ông được mệnh danh là “Thần tượng của các thần tượng” Sở

dĩ ông được gọi như vậy là do các sáng tác của ông không chỉ là tiếng vang riêng

cho tên tuổi Kafka mà nó còn có một ý nghĩa hết sức to lớn đối với thời đại lúc ông

sáng tác và ngay cả thế hệ sau

“Vụ án” của ông là một tiểu thuyết đang còn dở dang nhưng lại được đón nhận hết

sức nồng nhiệt Cũng như những tác phẩm khác của ông, “Vụ án” là quyển sách

khá khó “đọc” Tuy nhiên, đằng sau những dòng chữ có vẻ khó hiểu đó, nó lại

mang những thông điệp rất sâu sắc Chỉ một câu chuyện xoay quanh một nhân vật

tên Joshep K bị vướng vào một vụ án nào đó – cả anh ta, những người bắt anh ta

và người đọc đều không thể biết chính xác đó là vụ án gì – mà Kafka đã có thể

khái quát lên một tầng ý nghĩa hết sức cấp thiết và to lớn Nhận thấy được sự thú vị

của tiểu thuyết “Vụ án”, nhóm chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu và thực hiện bài tiểu

luận này

Trang 5

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1.1 Tác giả

1.1.1 Cuộc đời

Franz Kafka sinh ngày 3 tháng 7 năm 1883 ở Praha (Tiệp Khắc) trong một

gia đình tiểu thương gốc Do Thái ở tỉnh lẻ chuyển về thủ đô Praha.Ông mất ngày 3

tháng 6 năm 1924 ở khu an dưỡng tuổi già Kierling ngọai ô thủ đô Viên (nước Áo)

Cuộc đời của ông từ nhỏ đã gặp rất nhiều khó khăn, ông sống trong sự cô đơn,

trống trãi, xa lạ với mọi người và cuộc sống xung quanh mình Chính điều này đã

ảnh hưởng trực tiếp đến những tác phẩm văn chương của ông sau này

Giai đoạn 1901-1906, Franz Kafka học Ngữ văn ở Đức và học Luật ở Đại

học Praha Giai đoạn 1906-1907 ông hành nghề Luật sư

Giai đoạn 1908-1922 Franz Kafka xin vào làm nhân viên cho một công ty

bảo hiểm Trong thời gian này ông có đi du lịch các nước Ý, Pháp, Đức,

Hung-ga-ri, Thụy Sĩ Giai đoạn từ 1917 tới 1922, Franz Kafka đã đi chữa bệnh lao phổi của

mình ở các nơi như Zũrau, Schelesen, Meran, Spindlermũhle Vào ngày 1 tháng 7

năm 1922 Kafka phải nghỉ hưu sớm vì bệnh lao phổi rất nặng

Giai đoạn từ 1923 cho tới khi mất năm 1924, Franz Kafka chung sống với Dora

Diamant ở Berlin( vợ ông), rồi chuyển đến ở Viên và chỉ chuyên tâm vào viết văn

cho đến ngày ông mất

1.1.2 Sự nghiệp

Franz Kafka là kẻ độc hành cô đơn khó hiểu, xung đột nội tâm không sao

giải quyết được Điều này thể hiện rõ ở các tác phẩm của ông Ở giai đoạn khi bắt

Trang 6

khăn và khủng hoảng Ông hoàn toàn không hài lòng với các sáng tác của mình và

đã đốt bỏ rất nhiều truyện ngắn vì chúng không được dư luận đón nhận Một trong

những bước ngoặt lớn và quan trọng nhất trong cuộc đời cũng như sự nghiệp của

ông chính là ông đã được gặp gỡ và kết thân với nhà văn, nhà báo Max Brod

Max Brod không đơn thuần chỉ là một người bạn bình thường, mà ông còn là một

người cực kì hâm mộ tài năng của Franz Kafka Trước khi Kafka qua đời vào năm

1924,những tác phẩm đã in ra của Kafka không được dư luận chú ý đến, vì vậy ông

đã nhờ bạn mình là Max Brod đốt hết những bản thảo truyện ngắn còn lại sau khi

ông qua đời nhưng Brod làm ngược lại chúc thư của Kafka, Brod đã không hủy nó

như trong chúc thư của Kafka, mà cho xuất bản các bản thảo ấy ra trong đó có tác

phẩm tiểu thuyết Vụ Án Trong suốt giai đoạn Chiến Tranh thế giới thứ nhất, do lo

sợ những bản thảo của Kafka có thể bị thất lạc hoặc hư hại do chiến tranh, nên

Max Brod đã phải mang những bản thảo ấy theo bên mình trên đường đi lánh nạn

từ Praha sang Palestine, ta thấy Max Brod không chỉ là một người bạn chí cốt mà

còn là một người yêu văn chương, hiểu được văn chương của Kafka, ông đã không

ngại khó khăn, gian khổ để bảo vệ những bản thảo ấy và đưa đến cho mọi người

những tác phẩm của Kafka

Tiểu thuyết Vụ án (Der Prozess, viết năm 1914, xuất bản năm 1925) là một

tiểu thuyết vô cùng nổi tiếng của Kafka sau khi ông mất đi Nội dung cuốn tiểu

thuyế này kể về cái chết đầy bi thảm, đau thương của nhân viên ngân hàng Joseph

K Joseph K, Bỗng nhiên bị nhà chức trách vô danh bắt đi và sau đó là bị tử hình

Joseph K trở thành nạn nhân của hệ thống hành chính, bộ máy quan liêu tới mức

vô cùng khó hiểu: “cái phi lý bi kịch” Đây là loại motif ta chỉ thấy có ở trong các

tác phẩm của nhà văn Kafka Tác phẩm Vụ án của Kafka phản ánh sâu sắc nỗi bất

an trong đời sống của con người vào đầu thế kỷ XX.

Trang 7

Và giai đoạn từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, những tác phẩm của Kafka

(Vụ Án, Lâu đài…) được xuất bản ra mới được công chúng chú ý đến, rồi nó dần

trở nên nổi tiếng vô cùng bởi chưa có một nhà văn nào cùng thời với ông lại có

cái dự cảm cho ta thấy rõ nỗi cô đơn, sự bất an của cái tôi, sự xa lạ của thế

giới như trong những tác phẩm của Franz Kafka

Tiểu thuyết Vụ Án nói riêng và các tác phẩm của Kafka nói chung không

phải đơn thuần là loại văn chương sinh ra để đọc vội, đọc chớp nhoáng rồi lãng

quên tức thời Trong tác phẩm chính là sự kết hợp vô cùng hài hòa, tuyệt vời của

chủ nghĩa hiện sinh cùng với dòng văn học phi lý mang lại cho các tác phẩm của

ông nhiều ý tưởng ngầm, ẩn sâu trong các câu chữ ông viết, chứ không phải là

được phơi bày trên trang giấy, trang sách Độc giả khi đọc các tác phẩm tiểu thuyết

của ông, đặc biệt là tác phẩm Vụ án, đòi hỏi người độc giả phải vận dụng óc

logic,sự tưởng tượng, liên tưởng và chuyển hóa biểu tượng của mình mới có thể

hiểu và cảm nhận được Ngoài ra tiểu thuyết Vụ Án của ông, có một sức hút như

một mê cung, bước vào trong mê cung ấy ta biết bản thân có thể bị lạc nhưng vẫn

không thể và không muốn thoát khỏi sự tò mò và cám dỗ của mình

Franz Kafka còn đóng góp rất to lớn vào công cuộc hiện đại hóa văn học

Trong đó đặc biệt nhất chính là việc ông áp dụng kỹ thuật “dòng ý thức” trong

việc xây dựng và phát triển độc thoại nội tâm của các nhân vật trong tác phẩm của

mình vô cùng sâu sắc và thành công rực rỡ Độc giả Việt Nam được biết đến Kafka

từ cuối những năm 1960 Và đến những năm 1980, các tác phẩm, các tiểu thuyết

của ông được đưa vào giảng dạy trong các chương trình đại học trong nước Việt

Nam – đặc biệt là tác phẩm Vụ Án

1.2 Tác phẩm

Trang 8

Vụ án là một tác phẩm được viết năm 1914 Được in thành sách năm 1925

sau khi Kafka qua đời do người bạn ông in, đây là một câu chuyện kể về anh nhân

viên ngân hàng, vào một buổi sáng anh ta bị hai tên mặc đồng phục đến giam giữ,

và như thế anh trở thành một tên tội phạm Anh ta không hề biết mình bị tội gì, cái

án kết tội anh cũng mập mờ anh ta không biết là từ đâu và từ đây bắt đầu hàng loạt

những điều phi lí Theo Từ điển thuật ngữ Văn học, “cái phi lý là một thuật ngữ

văn học và phê bình văn học nhằm chỉ tình trạng con người thoát ly niềm tin

nguyên thủy và cơ sở tư duy siêu hình, sống cô đơn vô nghĩa trong cái thế giới xa

lạ hiện hữu Trong văn học, cái phi lý biểu hiện thành những hình thức phi logic,

phi liên quan, mộng ảo hư huyễn” Cái phi lí của Kafka đó là cái phi lí bi kịch Phi

lí đó nằm ngay trong bản chất của xã hội

Đến với tác phẩm Vụ án chúng ta sẽ đến với một cốt truyện trinh thám

quanh một vụ án bí hiểm, xoay quanh nhân vật: nạn nhân – thám tử – tội phạm

Nhưng với tác phẩm vụ án nhân vật chính là nạn nhân và cũng chính là nhà thám

tử Hàng loạt những điều phi lí như cái tội mà Joshep K phải chịu đó là một cái án

vô lí không rõ ràng Đến với vụ án ta cũng sẽ biết được một không gian hỗn tạp:

nhà ở, tòa án, nhà thơ,… một không gian hỗn tạp nặng nề thiếu ánh sáng Các văn

phòng tư pháp của tòa mọc lên khắp mọi nơi khiến cho K hoàn toàn “mù tịt”

không biết đâu là nơi ở, đâu là phòng làm việc của tòa “hầu hết tầng nóc nhà nào

cũng có các văn phòng ấy”, chính xưởng vẽ của Titorelli cũng “nằm trong khu vực

của tòa” Nhà thờ – nơi ngự trị của đáng hiền minh tối cao, đấng cứu thế cứu giúp

con người giờ đây cũng biến thành tòa án

1.2.2 Tóm tắt

Joshep K là một nhân viên của một ngân hàng trong thành phố Một buổi

sáng khi vừa thức dậy anh đã thấy có hai người đàn ông mặc đồng phục đến, hai

Trang 9

người đàn ông nói với anh rằng họ đến giám sát anh Joshep K cứ nghĩ rằng họ nói

đùa và anh đưa giấy tờ tùy thân để chứng minh mình vô tội nhưng vô ích vì hai

người đàn ông đó cũng không biết anh bị tội gì, họ chỉ có nhiệm vụ đến giám sát

anh, mặc dù anh bị bắt nhưng anh vẫn được đi làm việc tại ngân hàng Và bên phía

hầu tòa đã thông báo cho anh biết ngày anh hầu tòa là ngày chủ nhật Họ không nói

cho anh biết rõ địa điểm hầu tòa và thời gian là lúc nào

Dù không biết nhưng anh quyết định sáng chủ nhật ngày đầu tiên anh sẽ đến

lúc 9 giờ và nơi tòa án hẹn anh đến đó là một chung cư tồi tệ ở ngoại ô thành phố,

đã rất khó khăn để anh tìm được nơi hầu tòa Anh đã cố chứng minh mình vô

tội,anh đã vạch trần sự dối trá của vị thẩm phán và bỏ ra về Chủ nhật tuần sau anh

tiếp tục đến phiên tòa và anh đã khám phá ra biết bao điều ghê tởm nơi đây Không

khí thì ngột ngạt, khó chịu làm cho anh không thể chịu nổi, anh còn khám phá ra

thêm sự dối trá bịp bợm của tên thẩm phán Gặp những người đang bị giám sát như

anh nhưng họ không tin anh là người có số phận giống họ Anh biết rằng mình vô

tội và tòa án cũng không có bằng chứng để kết tội anh Anh đã cố gắng để chứng

minh mình vô tội và che giấu mọi người về chuyện này Nhưng điều đó không có

tác dụng vì tất cả mọi người ai cũng biết anh đang mắc vào một vụ án nào đó mà

họ không rõ

Trong quá trình anh tìm hiểu về vụ án của mình, anh cũng khám phá ra được

nhiều vụ án khác Những người này cũng như anh đang cố gắng tìm mọi cách để

chứng minh mình vô tội nhưng đều thất bại Joshep K trong quá trình khám phá vụ

án của mình đã biết một sự thực phi lý về tòa án Tòa đã bắt thì không có tha bổng

bao giờ mà chỉ có tạm tha hoặc tạm hoãn, không có trường hợp vô tội vì nhất định

tòa án với vô vàn những thứ tinh vi sẽ tìm cho ra bằng được những tội mà trước

giờ chưa bao giờ có

Trang 10

Như vậy anh đã hết hi vọng nhưng anh vẫn cố tìm cách để cứu vãn tình thế,

anh đã không nhận sự giúp đỡ của luật sư Huld vì anh biết rằng vị luật sư không

làm gì cho anh mà chỉ cố kéo dài vụ án mà thôi Chính vì vậy mà anh quyết định tự

điều tra vụ án của mình Anh đã thật sự bị ám ánh, anh viết đơn để trình lên tòa án

Nhưng cuối cùng thì vụ án vẫn không được giải oan, vào ngày sinh nhật thứ ba mốt

anh đã bị tòa án kết tội Họ dẫn anh đến một nơi bỏ hoang, họ tiến hành hành hình

anh bằng con dao và làm mọi thứ theo ý họ Họ nhường nhau việc ai sẽ cầm dao

giết anh làm anh thấy khó chịu và muốn tự đâm mình cho rồi Cuối cùng anh cũng

bị đâm và trước khi chết K nói lời cuối nhằm nhắn nhủ nỗi nhục nhã ở đời rằng

“như một con chó”

CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU NỘI DUNG

TIỂU THUYẾT “VỤ ÁN”

2.1 Kết cấu

Kết cấu là toàn bộ cách thức tổ chức phức tạp và sinh động các yếu tố

của tác phẩm Sự tổ chức này không chỉ giới hạn ở sự tiếp nối bề mặt, ở

những tương quan bên ngoài giữa các bộ phận, chương đoạn mà còn bao hàm

sự kiện liên kết bên trong Nó bao gồm tổ chức hệ thống sự kiện, hệ thống chi

tiết, hệ thống nhân vật, tổ chức thời gian, không gian nghệ thuật, tổ chức

những liên kết cụ thể của cốt truyện bao gồm nhiều tình tiết, chi tiết… để tác

phẩm trở thành một chỉnh thể nghệ thuật.

Trang 11

Chương 1 Vụ bắt bớ Josef K Cuộc trò chuyện

với bà Grubach, cô Bocxne

Chương 2 Hỏi cung lần đầu

Chương 3 Trong phòng vắng bóng người – anh

sinh viên

Chương 4 Người bạn gái của cô Bocxne

Chương 5 Tên đao phủ

Chương 6 Ông chú - Leni

Chương 7 Luật sư, kỹ nghệ gia và họa sĩ

Chương 8 Ông Bloc thương gia – K từ bỏ luật

sư của anh

Chương 9 Ở nhà thờ lớn

Chương 10

Kết thúc mùa xuân, đầu hạ

Năm ngày sauNgày chủ nhật thứ hai

“Một trong những tối sau đó”

Ngày chủ nhật thứ ba

Đã bắt đầu trở lạnh, tiết đầuthu

Cuối tháng chínTháng mười mộtTháng mười mộtTháng mười mộtTháng mười một

Tháng sáuCuối mùa xuân, đầu hạ

Trang 12

Kết cấu của Vụ án là phương thức lắp ghép, trong truyện, tác giả tái

hiện các sự kiện ở những thời gian, không gian khác nhau, mỗi sự kiện có

tính độc lập tương đối, vừa bổ sung, hỗ rợ lẫn nhau để tạo nên tính chỉnh thể,

thống nhất của tác phẩm Giữa các đơn vị truyện có thể diễn ra sự ngắt quãng,

đứt gãy về thời gian và sự gián cách, dịch chuyển về không gian

Trong kết cấu lắp ghép này, người kể chuyện là người xâu các tình tiết,

sự kiện phi tuyến tính, phi nhân quả đó lại với nhau, kể lại cho độc giả theo

một mạch liên kết để biểu đạt một dụng ý nào đó mà thường khi đọc xong tác

phẩm, người đọc mới lí giải, tổng kết được

Lối sắp xếp tình tiết ở tiểu thuyết Kafka là kết cấu “lắp ráp”, cảnh nọ

đặt bên cảnh kia theo những tuyến song song mà không khiến sự kiện và hành

động tiến triển

Bảng thống kê trên cho thấy cấu trúc bề mặt của Vụ án, mỗi chương là

một cảnh lớn, một câu chuyện liên quan đến nhân vật không rõ tên K Nhưng

diễn biến câu chuyện những câu chuyện đó không làm thay đổi được gì cả,

bản án của K vẫn mờ mịt và đứng yên điểm nó xuất phát Bên trong cấu trúc

bề mặt ấy ta sẽ thấy một cấu trúc ngầm bên trong

Thời gian trong tác phẩm mang kết cấu vòng tròn, mở đầu tác phẩm là

thời gian cuối mùa xuân, đầu mùa hạ khi Joseph K vô tình rơi vào vụ án oan

và kết thúc tác phẩm cũng là cuối mùa xuân, đầu mùa hạ, một năm trôi đi,

thời gian đã lặp lại vòng tuần hoàn của nó, nhân vật đã lẩn quẩn trong cái

vòng tròn nhằm tìm lối thoát cho cuộc đời mình, muốn tìm ra nguyên nhân

mình bị buộc tội, nhưng tất cả đều vô vọng, và anh ta phải nhận lấy bản án,

một cái chết đầy tức tưởi

Trang 13

Ở Vụ án, tác giả còn đưa ra phương thức đối lập, nhà văn xây dựng 2

tuyến nhân vật chính diện và phản diện đối lập nhau về lí tưởng, chính kiến,

đạo đức, hành động… Đó là sự đối lập giữa những người trung thực - những

kẻ quan liêu, giữa con người rất tỉnh táo Joseph K và đám quan liêu là những

nhân vật có ngoại hình khác nhau, chẳng hạn như “Chibisov mặt mũi, lịch sự,

dễ coi Trang phục đúng mốt”, “Kasian Kasianovich Silo diện mạo của tướng

cướp đảo Corse”, “Clokat Ăn mặc chểnh mảng”

Trong tác phẩm của Kafka, cái quyền lực vô hình và phi lí tồn tại như

một bóng ma, nó lờ mờ ẩn hiện và được vây bọc bởi một mê cung không thể

vượt qua Ta hình dung kết cấu truyện của Kafka như một cái mê cung,tức nó

là vỏ bọc của cái không thể diễn đạt… là một thủ pháp quan trọng của Kafka

trong việc diễn đạt cái phi lí, nó trở thành nguyên tắc kết cấu tác phẩm, chi

phối đến cả văn phong, lối viết của Kafka, tạo nên sự cách tân nghệ thuật,

nhiều lớp nghĩa và hiệu ứng thẩm mỹ cao

Mê cung là niềm ám ảnh lớn, là nỗi âu lo bi kịch thường nhật của kiếp

người Ở tác phẩm Vụ án, hệ thống cơ quan hành pháp và các viên chức

giường như có mặt khắp mọi nơi, nhìn đâu cũng thấy người tòa án Joseph K

vô tình rơi vào vụ bắt bớ quái đản, vô lí và để rồi anhành trình đi tìm hiểu tội

lỗi mà mình mắc phải trong vô định Từ chỗ là người vô tội, anh ta dần dần

thích nghi với trạng thái tội lỗi mà người ta định cho anh và cuối cùng đón

nhận cái chết “ nhục nhã như một con chó” Cái tòa án ấy đưa ra một cung

cách xét xử phi lí “chỉ tạm tha ,hoãn xử chứ không bao giờ tha bổng” Quyền

tha bổng thuộc về tòa án tối cao nhưng nó dường như không tồn tại trên mặt

đất này, ngay cả luật pháp vốn được xem là để thực hiện công lý, công bằng

và lẽ phải cũng trở nên méo mó, biến dạng

Trang 14

Nhằm mục đích làm nổi bật cái bản thể cô đơn, Kafka thường đặt nhân

vật của mình vào giữa đám đông như đám đông chen chúc dọc theo các hành

lang và phòng xử án nơi tầng áp mái, để ta thấy được sự cô đơn, lạc lõng của

nhân vật trong cuộc sống của chính mình, mà nơi đó không một ai chịu lắng

nghe, nhân vật như rơi vào không gian rợn ngợp những người là người nhưng

không một ai quan tâm, chú ý đến mình

Cái trạng huống kỳ quặc của Joseph K trong Vụ án “Chắc hẳn là người

ta đã vu oan cho Joseph K., bởi vì chẳng làm điều gì nên tội, thế mà một buổi

sáng kia anh bị bắt” Dường như, cả nhân vật lẫn người đọc đều đánh mất

cảm giác đâu là thực, đâu là mơ khi lạc vào thế giới nghệ thuật của Kafka

Trong tác phẩm Kafka, không gian và thời gian chồng chéo, đan xen lẫn

nhau, thời gian vừa vô tận vừa tuần hoàn Trong các tác phẩm, Kafka hay

lồng ghép những hệ không gian đối nghịch vào nhau để tạo nên trạng thái phi

lý cùng cực Căn phòng xử án bỗng chốc trở thành nơi sinh sống, giặt giũ của

vợ chồng mõ tòa

Những nhân vật đi lại và hít thở trong kiểu không gian ấy, chẳng biết

đâu mà lần, họ trở nên hài hước một cách thảm hại Mở đầu, hai kẻ lạ mặt,

hai kẻ thi hành pháp bất ngờ đập cửa vào phòng bắt Joseph K ngay trên

giường ngủ khi anh không biết lý do và cứ thế không gian bí hiểm của tác

phẩm tiếp tục mở ra, trộn lẫn hài kịch và bi kịch ngay trong đời sống thường

nhật

Chính tác giả cũng là một con người sống trong những biến thái kinh

khủng của hiện thực xã hội đầy những bất ổn, mâu thuẫn, phi lí, tha hoá, đọc

các tác phẩm của ông , ta nhận thấy tâm thức của một con người cô độc đầy

mặc cảm mà rất đỗi tế nhị, dễ xúc động, một kiểu rung cảm đầy ưu tư trước

Trang 15

vũ trụ và vạn vật Do đó mà Kafka đã xây dựng nên cấu trúc đồng nhất

Không – thời gian Nhưng nó được bao quanh bằng một vòng hào quang mờ

ảo , khiến cho nó như tồn tại ngoài thời gian, không gian, khiến con người

sống trong xã hội luôn loay hoay tìm cách khắc chế được sự nghiệt ngã để

trường tồn cùng không gian Ngay trong không gian ấy con người nỗ lực tìm

kiếm và tạo lập các mối quan hệ mà quên mất rằng các mối quan hệ đó không

giúp được nó thoát khỏi nỗi cô đơn thời gian

2.2 Cấu trúc

Theo lí luận văn học, cấu trúc của văn bản văn học gồm 3 yếu tố cơ bản là:

văn bản ngôn từ, hình tượng văn học và ý nghĩa văn bản

Văn bản ngôn từ là yếu tố nền tảng của cấu trúc văn bản nghệ thuật, đảm

bảo sự tồn tại ổn định và chất văn của nó Tùy theo đặc trưng thể loại mà văn bản

ngôn từ được tổ chức khác nhau và có những quy tắc riêng cho mỗi loại Do cách

sử dụng khác nhau còn tạo ra các phong cách ngôn từ đa dạng, phong phú

Trong tác phẩm Vụ án của Kafka , ngôn từ được xây dựng dựa trên ngôn

ngữ đối thoại và độc thoại nội tâm Trong Vụ án nổi bật lên là hàng loạt các

cuộc đối thoại không ăn nhập giữa hai người nói chuyện đoạn đối thoại giữa

hai viên cảnh binh với Josef K khi anh bị bắt:

- Tôi chẳng muốn ở lại đây mà cũng chẳng muốn nghe ông nói,

chừng nào ông không cho biết ông là ai.

- Tôi làm thế là với thiện ý _ người lạ nói và hắn bỗng mở toang

cửa ra.

Trang 16

Hay cuộc đối thoại giữa K với bà chủ nhà Grubach khi K tâm sự với

bà về sự việc đã xảy ra sáng nay và ngỏ ý muốn gặp cô Burstner để xin lỗi về

sự đảo lộn trong căn phòng của cô thì anh hoàn toàn không nhận được sự chia

sẻ từ bà Ngược lại bà Grubach lại cung cấp cho anh một thông tin chẳng dính

líu gì đến vấn đề K đề cập:

- Cô ấy thường về nhà rất khuya

- K vừa nói vừa nhìn bà Grubach như thể bà phải chịu trách nhiệm về

chuyện này.

- Tuổi trẻ mà – Bà nói bằng một giọng biện bạch.

- Nhất định, nhất định rồi, - K nói – nhưng cái đó có thể đi quá xa.

- Chính thế! – Bà Grubach nói – Bác có lý bác ạ! Và rất có thể là trường

hợp này đấy! Tôi không muốn nói xấu về cô Burstner, đó là một cô bé

ngoan ngoãn, rất tử tế, rất đáng yêu, rất đúng đắn, lại đúng mực, lại

hay lam hay làm, tôi rất mến tất cả những nết đó, nhưng đúng là có

một điều, có lẽ cô phải đĩnh đạc hơn, lẽ ra cô phải ý tứ hơn, tôi đã gặp

cô ta hai lần trong tháng này ở những phố hẻm, và mỗi lần đi với một

người đàn ông khác nhau, tôi rất phiền lòng về chuyện đó Tôi chỉ kể

với bác, bác K ạ Nhưng thế nào tôi cũng phải nói với chính bản thân

cô ta nữa Vả chăng, đó không phải là điều duy nhất khiến tôi ngờ vực

cô.

Chính những đoạn đối thoại rời rạc có tính chất lắp ráp này đã tạo ra

một khoảng cách, một sự xa lạ giữa con người với con người Dường như họ

sống ở những thế giới tách biệt nhau, không ai hiểu ai và con người hoàn toàn

Trang 17

tạo cảm giác mỗi người luôn nghĩ về điều gì khác so với điều họ đang nói, hệ

quả là họ chẳng thể nào gặp gỡ nhau để tìm được niềm cảm thông

Thông qua các cuộc đối thoại của Jôzep K.; đặc biệt là với họa sĩ Titôreli,

nhà văn đã phơi bày trước mắt bạn đọc hiện thực xã hội chịu sự thống trị nặng nề

của hệ thống pháp luật mục ruỗng, bất công, thối nát, là lời lên án, là tiếng chuông

cảnh tỉnh cho xã hội:

- … Nhưng, - K hỏi như để đón trước một số điều tiết lộ nào đấy họa sĩ có thể

hé ra – lần tha thứ hai chạy chọt có khó khăn như tha lần thứ nhất không?

- Về điểm này không thể coi chắc được – Họa sĩ đáp – Có lễ ông anh nghĩ

rằng các quan tòa đã dự kiến trước là có thể bị bắt lại Vì vậy trường hợp

này chẳng có tác động gì đến họ cả Nhưng tính khí của họ có thể biến đổi,

hàng loạt những lý do khác có thể đã làm thay đổi ý kiến của họ về vụ án,

nên muốn được tha lần thứ hai cần phải thích ứng với những hoàn cảnh

mới, vì thế nói chung lần sau cũng vất vả như lần đầu.

- Và lần này cũng vẫn không phải là được tha hẳn ư? – K nói và tự cũng đã

lắc đầu phủ nhận.

- Đã đành, - Họa sĩ nói – sau lần thứ hai đến lần thứ ba, sau lần tha thứ ba

đến thứ tư, và cứ thế Đấy là do tính chất của tha tạm.

Như vây, càng đối thoại, Jôzep K lại càng thấy mình lạc lõng, xa lạ với thế giới

Bên cạnh ngôn ngữ đối thoại, trong Vụ án có nhiều đoạn Franz Kafka đã

sử dụng ngôn ngữ độc thoại nội tâm rất thành công

“Điều duy nhất ta có thể làm bây giờ là giữ cho óc suy luận của ta

được sáng suốt cho đến tận cùng Ở đời ta cứ hay muốn tiến hành hai mươi

việc cùng một lúc, thêm vào đó ý định không phải lúc nào cũng đáng khen…

Trang 18

đeo đuổi vụ án hay sao? Chẳng lẽ ta lại ra đi như một kẻ đần độn chẳng bao

giờ hiểu được cái gì” Qua đoạn độc thoại, một phần nào đó đã xóa bỏ

khoảng cách thời gian giữa người kể chuyện và câu chuyện được kể Tác giả

như hòa cùng nhân vật là một để ghi lại những suy nghĩ của mình trong câu

chuyện phi lý đang diễn ra

Hay, khi gặp thương gia Blốc ở nhà luật sư Hun, Jôzep K bắt gặp một cảnh

tượng mà con người trở nên vô cùng thảm hại, mất hết lí trí, ý chí Anh đã độc

thoại nội tâm về cảnh tượng đó: “Một thương gia già đương ngồi kia, một người

có cả một chùm râu to tướng và đương van nài một cô gái chấp thuận cho mình

điểm tốt Dù ẩn ý của y có thế nào đi nữa, không gì có thể biện bạch được cho y

trước con mắt ai chứng kiến cảnh này! Y làm cho người chứng kiến cũng trở nên

hèn hạ Kết quả của phương pháp này của luật sư là thế đấy Cũng may, K không

phải chịu đựng lâu: gã khách hàng rốt cục quên hết thiên hạ và chỉ mong mỏi lê

lết tới tận cùng vụ án của y bằng con đường quanh co, ngoắt ngoéo, nhục nhã này.

Đây không còn là khách hàng nữa mà là một con chó của luật sư Nếu lão ta ra

lệnh cho y bò vào gầm giường và sủa ăng ẳng như từ trong cũi chó, chắc y cũng

nghe theo một cách thích thú” Điều này chứng tỏ cái án chính là nguyên nhân trực

tiếp làm biến đổi con người Sống dưới sự chi phối của nó, con người bỗng trở nên

thảm hại đến mức phải quỵ lụy, van xin sự quan tâm, giúp đỡ của ngay đến một kẻ

không ra hồn người Qua đây, nhà văn đã đặt ra vấn đề tha hóa của con người, thể

hiện sự xót xa trước “thân phận con người”

Kết thúc tác phẩm là đoạn độc thoại nội tâm của Jôzep K xen lẫn với lời

người kể chuyện như một tiếng kêu, một câu hỏi day dứt: “Anh ngẫu nhiên đưa

mắt nhìn tầng gác trên cùng của ngôi nhà sát cạnh công trường đá Hai cánh cửa

sổ trên cao mở toang, giống như ánh sáng lóe ra, một người đàn ông – vì ở xa và

Trang 19

phía trước Ai thế nhỉ? Một người bạn chăng? Chỉ có một người ư? Hay là tất cả?

Còn có chuyện chống án chăng? Còn có những lập luận bác bỏ người ta chưa nêu

lên chăng? Nhất định thế Cái lô gích dù không lay chuyển được thế nào đi nữa,

nó cũng không cưỡng lại được một con người đương muốn sống Viên quan tòa

anh chưa gặp bao giờ ở đâu? Tòa án tối cao anh chưa đến bao giờ ở đâu?” Đoạn

văn trên đã tiêu biểu cho toàn bộ cuốn tiểu thuyết của Franz Kafka về mặt điểm

nhìn từ bên trong của nhân vật, thể hiện trạng thái cưỡng lại cái phi lí, giống như

cảm giác lo âu đang cưỡng lại với chính nó Để cho nhân vật tự suy nghĩ, giãi bày

cảm xúc cũng là cách xử lí của Franz Kafka nhằm làm cho thời gian ngưng đọng

trong chuỗi phát ngôn của nhân vật Qua đó, nhà văn nhấn mạnh nỗi cô đơn trong

thời gian của con người Cái chết của nhân vật không chỉ đơn thuần là cái chết về

thể xác của những cá nhân mà như là lời dự báo về sự tận diệt của số phận, của bản

thể con người

Bên cạnh văn bản ngôn từ, hình tượng nhân vật còn góp phần tạo nên cấu

trúc của tác phẩm văn học Các hình tượng ở đây là những cấu tạo văn học, sáng

tạo bằng tưởng tượng, hư cấu có giá trị như những hệ thống kí hiệu thẩm mĩ Tác

giả đã xây dựng thành công hình trượng nhân vật Joseph K., gây ấn tượng sâu sắc

cho người đọc Khác với cách xây dựng nhân vật của các nhà văn khác, nhân vật

K dường như bị mờ hóa, tác giả không chú trọng xây dựng ngoại hình, nghề

nghiệp, tính cách, ngay cả cái tên cũng gây cảm giác mơ hồ Lai lịch, nghề nghiệp,

số phận của nhân vật dần được bộc lộ qua quá trình nhân vật đi tìm lời giải cho vụ

án mà mình có liên quan Trên hành trình Jôzep K luôn cô đơn, như một người bị

tách ra khỏi cộng đồng, lạc loài trong xã hội Bị lạc vào mê cung pháp luật,

Jôzep K không còn tự minh oan cho mình được, phải nhờ vào sự giúp đỡ của

người khác như: Luật sư Huld, nhà kĩ nghệ gia, họa sĩ Titorelli… mỗi người

Trang 20

chân của trật tự tối cao ấy, là những tên ngớ ngẩn, dốt nát, bịp bợm Ngay đến

cả những người phụ nữ anh gặp như vợ viên mõ toàn, y tá Leni cũng nhận

giúp được anh K hy vọng tranh thủ sự giúp đỡ của họ nhưng cuối cùng tất cả

chỉ trò lừa mà thôi vì cuối cùng K vẫn bị xử tử Thông qua nhân vật chính

Jôzep K., tác phẩm Vụ án không chỉ đề cập đến sự phi lí của cái án mà anh bị buộc

phải mang mà còn đề cập đến nhiều cái phi lí khác như: pháp luật, nạn hối lộ, thói

quan liêu, cửa quyền, vô trách nhiệm của cả một hệ thốngthống trị Qua đó, Franz

Kafka đề cập đến những vấn đề liên quan đến thân phận con người và những nỗi

nhọc nhằn họ phải gánh chịu

Ý nghĩa cũng là một yếu tố của cấu trúc văn bản, được hình dung là nằm sâu

ở bên trong văn bản, hoặc được đặt ở mặt sau tầng sâu văn bản Ý nghĩa này chính

là đề tài, chủ đề, tư tưởng, cảm hứng, ý nghĩa thẩm mỹ đóng vai trò những hạt

nhân liên kết các yếu tố cấu trúc cũng như các yếu tố nhỏ hơn trong nội bộ mỗi yếu

tố lại với nhau Ý nghĩa này là một phức hợp ý nghĩa rất nhiều mặt, thể hiện trong

rất nhiều mạch liên kết của văn bản ngôn từ và hệ thống hình tượng

Điều này, ta sẽ thấy rõ hơn trong tiểu thuyết Vụ án Nhà văn đã sử dụng chất

liệu của cuộc sống đời thường như: bị cáo, tòa án, luật sư, thẩm phán, khu văn

phòng, nhà trọ, chỗ ở của họa sĩ, nhà kĩ nghệ da, linh mục, đao phủ Nhưng các

chất liệu ấy được nhà văn làm biến dạng đi, tổ chức lại theo kiểu cách riêng khác

với kiểu cách vốn có của đời sống thực Bằng ngòi bút điêu luyện của mình F

Kafka đã đưa thế giới tòa án ra các vùng ngoại ô nhớp nhúa, lên tầng áp mái của

những khu cư xá, ông bố trí phòng xử án trong căn buồng vừa chật vừa tối, vừa

thấp bé, ông sắp xếp khu văn phòng tòa dọc các dãy hành lang cửa đóng kín mít,

ông để cho họa sĩ Titoreli sống trong căn phòng bé như cái hộp, không có lỗ thông

hơi, bị cáo bị kết tội nhưng không biết lí do Tất cả những điều ấy, quy chiếu về

Trang 21

người phải đối mặt với chính mình trong cuộc sống tư bản như cơn lốc xoay với

sức mạnh vô biên cuốn tất cả vào guồng quay của nó Bởi vì, kinh tế càng phát

triển, khoa học càng tiến bộ con người ta có nhu cầu nhận thức cao hơn về thế giới

Con người không bằng lòng, thậm chí không tin vào những gì mình đã biết, được

biết mà muốn lí giải nó sâu sắc hơn bằng một hệ giá trị khác trước Có nhận thức

được hay không nhận thức được thì đều đẩy con người rơi vào bế tắc, bất an

Không nhận thức được thì chắc hẳn sẽ rơi vào bế tắc, cố lí giải mà không lí giải

nổi, nhưng nhận thức được nối lại cũng rơi vào bế tắc vì không biết phải đối mặt

với nó như thế nào

Vụ án” Kafka viết với một giọng văn lạnh lùng, khách quan, ông ném vào

tác phẩm tất cả những “nỗi căm hờn của kiếp người hiện đại” Tuy vậy, Kafka

không cổ xúy cho cái phi lý, cái bi đát, nỗi cô đơn, sự bất lực,… Với ông, cuộc

sống đồng nghĩa với việc tranh đấu và vươn lên Trong “Vụ án”, ta dễ dàng nhận

thấy nhân vật K cố tìm cho ra nguyên nhân bản án cuả mình mặc dù chính con

người anh cũng đầy những phi lý, bất lực Nhận thức và mô tả cái phi lý trong tác

phẩm, Kafka như gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh cho con người đồng thời cất

lên tiếng kêu cứu, giải thoát cho kiếp người Đó là chiều sâu nhân đạo trong tác

phẩm “Vụ án” khi viết về hành trình đi tìm “bản án” của K

2.3 Nhân vật

2.3.1 Tính khác thường của thế giới nhân vật

Sống trong thời kì chuyển mình mạnh mẽ của lịch sử, văn hóa, xã hội Châu

Âu từ cuối thế kỉ XIX sang đầu thế kỉ XX, Franz Kafka đã cảm nhận sâu sắc những

đau đớn, mất mát, sự chông chênh, hư ảo của kiếp người Kafka đã đau đớn nhận

ra rằng con người thực ra chẳng là gì cả, chẳng có gì khác hơn là một ký hiệu của

Trang 22

thích, không lai lịch nhân thân, không quê hương bản quán, bị vứt vào một thế giới

xa lạ, thù địch và tuyệt giao mọi sự thấu hiểu, con người dần trở nên méo mó, biến

dạng Sự khác thường ở thế giới nhân vật Kafka không chỉ có sự thay đổi, biến

dạng về bề ngoài mà quan trọng hơn, sâu sắc hơn đó chính là sự biến đổi cấu trúc

bên trong của nhân vật Những thay đổi bên ngoài chính là dấu hiệu, sự thông báo

về sự biến đổi cấu trúc bên trong ấy

2.3.1.1 Nhân vật khác thường về ngoại hình

Ngoại hình là dáng vẻ bên ngoài của nhân vật bao gồm y phục, cử chỉ, tác

phong, diện mạo Ðây là yếu tố quan trọng góp phần cá tính hóa nhân vật Đồng

thời, ngoại hình là yếu tố bên ngoài tác động trước tiên và trực tiếp tới đối phương

trong giao tiếp, thông qua việc miêu tả ngoại hình, nhà văn phần nào hé mở cho

người đọc về phẩm chất, tính cách hay số phận của nhân vật

Trong tiểu thuyết “Vụ án” của Franz Kafka, chúng ta thấy có khá nhiều nhân

vật được hiện lên, cá thể hoá, khu biệt hoá thông qua ngoại hình Đó là những chân

dung méo mó, biến dạng về ngoại hình, là thế giới con người chứa đầy những yếu

tố khuyết tật, dị thường

Nhân vật đầu tiên ngay ở chương một được Kafka miêu tả khác thường đó là

gã Kaminer Đây là một trong ba gã nhân viên của ngân hàng: Rabensteiner,

Kullisch và Kaminer được viên đội cử đến để tạo điều kiện dễ dàng cho K đi về

không bị ai để ý và để cho K tùy ý sai phái Ba gã thanh niên vô danh tiểu tốt,

người xanh rớt đứng xúm xít chung quanh bức ảnh của cô Bơcxne, gã

Rabensteiner “người cứng đơ, hai bàn tay lúc nào cũng múa may”, tay Kullisch

“tóc vàng hoe, mắt sâu trũng”, riêng có tên Kaminer có sự khác biệt, hắn bị chứng

thần kinh giật, lúc nào cũng cười cười trông khó chịu vô cùng Nhân vật này xuất

Trang 23

thảo về nhân vật này: khi K cùng ba tên đó đi làm, K bỏ quên mũ ở trong phòng thì

cả ba đều theo nhau đi tìm, người mang mũ đến cho K là Kaminer, và khi gã đưa

mũ cho K anh buộc phải tự nhủ để có thể dằn lòng rằng nụ cười của Kaminer

không phải do chủ tâm và Kaminer thậm chí chẳng bao giờ có thể mỉm cười một

cách chủ tâm được

Nhân vật có ngoại hình khác thường nữa mà Kafka có nhắc đến đó chính là cô

Montag - bạn của cô Bơcxne, là một con người yếu ớt, xanh xao và chân đi hơi

khập khiễng Cô ấy là một thiếu nữ dạy tiếng Pháp, song lại là một cô gái Đức, từ

trước vẫn ở một riêng, nay dọn đến ở với cô Bơcxne, cô đi qua đi lại ngoài tiền

sảnh suốt mấy tiếng đồng hồ, luôn luôn có một quyển sách nào đấy bỏ quên phải

quay về phòng cũ tìm để mang sang chỗ ở mới

Nhân vật anh sinh viên Bertold mà K gặp khi đến tòa án lần hai được tác giả

miêu tả cũng hết sức kì dị: “K từ từ ngước mắt lên Một chàng thanh niên đứng ở

cửa phòng; chàng ta bé nhỏ, hai chân vòng kiềng và để râu ngắn, màu hung hung

và thưa thớt, chốc chàng lại đưa mấy ngón tay lên vờn cho ra vẻ trang nghiêm”

Tiếp theo, Leni cũng là một nhân vật có ngoại hình bị biến tướng Đây là cô y

tá chăm sóc cho luật sư Huld- người bạn của ông chú Albert của K Khi nghe tin

K có dính líu tới vụ án, ông chú đã lập tức từ quê lên và đưa K tới gặp luật sư

Huld mong nhận được sự giúp đỡ của luật sư cho vụ án của cháu mình Tại nhà của

luật sư Huld, K đã gặp Leni, qua cuộc trò chuyện Leni đã cho K biết mình có một

tật nhỏ ở tay: “Cô xòe ngón giữa và ngón đeo nhẫn của bàn tay phải, giữa hai ngón

có da dính liền đến tận đốt thứ hai K không nhìn thấy ngay lập tức trong bóng tối

cái tật ấy, cô liền hướng dẫn cho bàn tay anh sờ vào chỗ kẽ tay Hiện tượng lạ nhỉ!

– K thốt lên” Nhưng Leni xem ra lại rất tự hào về ngón tay đó: “Leni tỏ vẻ kiêu

Trang 24

hãnh trước sự ngạc nhiên của K và thấy anh cứ mở ra rồi khép lại hoài hai ngón

tay ấy; cuối cùng, anh hôn hai ngón tay trước khi buông ra”

Ngay cả trẻ con ở trong tác phẩm cũng khiến người đọc ngạc nhiên với ngoại

hình của nó Khi K đến nhà họa sĩ Titorelli thì gặp một “cô bé là một đứa trẻ gù

lưng, độ chừng ba tuổi là cùng, khẽ hích cho anh một cái và liếc mắt nhìn trộm”

Tiếp theo ở chương chín, người trông coi nhà thờ mà K gặp cũng hết sức kì

lạ, khác người K được giao nhiệm vụ hướng dẫn đi thăm vài công trình nghệ

thuật cho một ông người Ý, địa điểm được chọn là nhà thờ lớn Trong lúc chờ ông

khách K đi loanh quanh nhà thờ và gặp người trông coi nhà thờ “mặc một chiếc áo

đen lòa xòa và mải nhìn chiếc hộp đựng thuốc lá cầm trong tay trái” Lão dường

như bị câm, chỉ giơ tay chỉ trỏ, gật gật đầu hay xua tay ra hiệu để bảo không, rồi

khập khiễng bước đi

Hai tên tới đưa K tới bãi đá được tác giả miêu tả cũng là những người có

ngoại hình kì quặc: “Họ xanh nhợt và béo, mặc áo rơ-đanh-gốt, đội mũ cao thành

như vít chặt vào xương sọ Đến cửa nhà, họ tỏ vẻ lịch sự, ai cũng muốn nhường

nhau vào trước, và càng mời mọc nhường nhau nhiều hơn ở trước của phòng K.”

Dị hình, khuyết tật là motif rất phổ biến trong tác phẩm Kafka Nhân vật trong

tác phẩm Kafka vốn đã vô danh, trừu tượng lại càng trở nên nhỏ bé thảm hại bởi

những khuyết tật, méo mó về thân xác, họ thường chẳng được bù đắp cho một khả

năng, năng lực nào mà dường như bị đẩy xuống đáy sâu khổ ải của cuộc đời Họ

xuất hiện trong tác phẩm chỉ để tăng thêm cảm giác về một thế giới méo mó,

không hoàn thiện, thế giới quái dị Thế giới con người ấy đã góp phần không nhỏ

vào việc tạo không khí quái dị, mờ ảo cho tác phẩm - thế giới của những con người

què quặt, bất thành nhân dạng

Ngày đăng: 26/12/2017, 15:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w