1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Tiểu luận về hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam

54 2,2K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 79,96 KB

Nội dung

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 2, Thông tư số 39/2016/TT-NHNN thì hoạtđộng cho vay của ngân hàng được quy định như sau: “Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINNH TẾ - LUẬT

BÀI TIỂU LUẬN MÔN LUẬT NGÂN HÀNG

Đề tài: HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

CỔ PHẦN VIỆT NAM

GVHD: PGS.TS Lê Vũ Nam

Sinh viên thực hiện: Nhóm số 4

Thành phố Hồ Chí MinhNgày 15/4/2018

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Trong những năm qua, nền kinh tế nước ta đã phát triển với tốc độ khá cao, điềunày phản ánh tiềm lực của hệ thống Ngân hàng rất mạnh mẽ và các Tổ chức tín dụngđóng vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước Đồng thờicũng phản ánh nhu cầu vốn cho nền kinh tế nước ta là hết sức lớn

Bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được, hoạt động tín dụng của hệ thống ngânhàng những năm qua đã nảy sinh một số biểu hiện không lành mạnh, báo hiệu nguy cơrủi ro thất thoát vốn tín dụng từ các khoản nợ sau cho vay của các tổ chức tín dụngngày càng chồng chất Nếu muốn có một nền kinh tế ổn định, đòi hỏi quốc gia phải có

hệ thống ngân hàng vững mạnh, Chính phủ phải thiết lập được hệ thống pháp luật chặtchẽ để đảm bảo được hành lang an toàn cho hệ thống các Tổ chức tín dụng Do đó màLuật các Tổ chức tín dụng ra đời cùng với các Thông tư, Nghị định hướng dẫn cụ thểchi tiết để giúp cho các hoạt động cấp tín dụng của Tổ chức tín dụng có những bước điđúng đắn và hoạt động một cách hiệu quả hơn trong khuôn khổ pháp luật

Cho vay là một trong những hình thức cấp tín dụng của các Ngân hàng thươngmại hiện nay Hoạt đông này diễn ra một cách mạnh mẽ và ngày càng phát triển bởinhu cầu vay vốn hiện của phần đông người dân và các doanh nghiệp để phục vụ chonhu cầu tiêu dùng và mục đích kinh doanh ngày càng lớn, vì vậy trong phạm vi bàiviết này, chúng tôi sẽ đi sâu vào và nghiên cứu hoạt động cho vay giữa Ngân hàngthương mại và khách hàng không phải là tổ chức tín dụng Vậy hoạt động cho vay này

là gì? Hình thức cho vay khác với các hình thức cấp tín dụng khác của Ngân hàng ởchỗ nào? Và các quy định của pháp luật hiện nay đối với hoạt động này ra sao?

Những câu hỏi trên sẽ được giải đáp lần lượt thông qua quá trình nghiên cứu và

tìm hiểu của nhóm với đề tài: “Hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại cổ

phần Việt Nam” sẽ giúp cho bạn đọc có cái nhìn tổng quan và toàn diện nhấ

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 2

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1

1.1 Khái niệm hoạt động cho vay 1

1.2 Các đặc trung cơ bản của hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần .2

1.3 Phân loại hoạt động cho vay 3

1.3.1 Theo mục đích sử dụng vốn: 4

1.3.2 Theo thời hạn cho vay 4

1.3.3 Theo hình thức bảo đảm 5

1.3.4 Theo tính chất luân chuyển vốn vay 5

1.3.5 Theo phương thức hoàn trả 5

1.3.6 Các phương thức cho vay khác 7

CHƯƠNG II: CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 8

2.1 Nguyên tắc cho vay 8

2.1.1 Sử dụng vốn đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng 8

2.1.2 Hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng thời hạn đã thỏa thuận với Ngân hàng thương mại 11

2.2 Điều kiện vay vốn 11

2.3 Đối tượng được cho vay 13

2.4 Quy định bảo đảm an toàn trong hoạt động cho vay 15

2.5 Hợp đồng tín dụng 16

2.6 Xét duyệt cho vay, kiểm tra việc sử dụng vốn vay 19

2.7 Thời hạn cho vay 20

2.8 Lãi suất 21

2.9 Quy trình cho vay 25

CHƯƠNG III: NHỮNG ĐIỂM MỚI TRONG QUY CHẾ CHO VAY MỚI 31

CHƯƠNG IV: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN 38

4.1 Nguyên nhân khách quan 38

4.2 Nguyên nhân chủ quan 39

Trang 6

CHƯƠNG V: KIẾN NGHỊ VÀ HOÀN THIỆN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI CÁC NHTM 41 KẾT LUẬN 44 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 45

Trang 7

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 Khái niệm hoạt động cho vay

Cho vay là hoạt động kinh doanh chủ yếu của NHTM để tạo ra lợi nhuận Đây làhoạt động đem lại khoản thu nhập khá lớn cho ngân hàng

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 2, Thông tư số 39/2016/TT-NHNN thì hoạtđộng cho vay của ngân hàng được quy định như sau:

“Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”.

Trên thực tế, chúng ta thường dùng thuật ngữ cho vay để chỉ một mối quan hệ cấptín dụng có thể là bằng tiền hoặc bằng tài sản giữa một tổ chức cá nhân này với tổchức cá nhân khác Tuy nhiên theo quy định tại Luật các tổ chức tín dụng thì cho vay

là một trong những hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng Thuật ngữ cho vay ởđây dùng để chỉ quan hệ cấp tín dụng bằng tiền giữa tổ chức tín dụng (tư cách bên chovay) với một cá nhân hay pháp nhân (với tư cách bên đi vay) nhằm thỏa mãn nhu cầu

về vốn của các chủ thể này để đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh hoặc tiêudùng Hoạt động vay được tiến hành thông quan việc ký kết hợp đồng tín dụng giữahai đối tượng như đã nêu trên nhằm xác định rõ quyền hạn và nghĩa vụ của hai bêntrong mối quan hệ cho vay này Đối tượng của hoạt động cho vay này là vốn tiền tệđược thể hiện bằng đồng tiền Việt nam hay ngoại tệ Cho vay là một hoạt động cấp tíndụng chủ yếu của các tổ chức tín dụng theo các thời hạn khác nhau như ngắn, trung vàdài hạn Sở dĩ hoạt động cho vay là một hoạt động cấp tín dụng chủ yếu của Ngânhàng thương mại là bởi đối tượng của hoạt động này là vốn tiền tệ nên bên đi vay cóthể sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau

Trang 8

1.2 Các đặc trung cơ bản của hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần

Để phân biệt cho vay với tư cách là một hoạt động của các TCTD với giao dịchvay tài sản trong đời sống dân sự thông thường, cũng như phân biệt cho vay với cáchình thức cấp tín dụng khác của TCTD, thì nhóm dựa trên các đặc trưng cơ bản sau:

Thứ nhất về chủ thể, thì chủ thể cho vay là TCTD

Khác với các giao dịch vay tài sản thông thường thì chủ thể vay có thể là bất kì ai

có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và sở hữu tài sản vay, còn trong hoạt động cho vay,bên cho vay phải là tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động hợp pháp, có đủđiều kiện để tiến hành hoạt động cho vay Ở đây hoạt động cho vay không phải là mộtgiao dịch dân sự đơn thuần mà thực chất là một hoạt động kinh doanh, trong đó, tổchức tín dụng muốn có được lợi nhuận thông qua hoạt động cho vay Bên cạnh yếu tố

về mục đích, hoạt động cho vay của TCTD còn được thực hiện một cách chuyênnghiệp, liên tục và có tính chuyên môn nghiệp vụ sâu sắc

Chính vì hoạt động cho vay trong lĩnh vực ngân hàng là hoạt động mang tínhchuyên nghiệp cao nên chủ thể thực hiện hoạt động cho vay là các TCTD phải đượcthành lập hợp pháp, có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và chịu sự giám sátchặt chẽ của Ngân hàng nhà nước

Thứ hai, đối tượng cấp tín dụng trong hoạt động cho vay là vốn tiền tệ

Khác với hoạt động cho thuê tài chính với đối tượng cấp tín dụng là tài sản; đốitượng với hoạt động chiết khấu, tái chiết khấu các giấy tờ có giá với đối tượng cấp tíndụng của nó là giá trị của các giấy tờ có giá, thì đối tượng của hoạt động cho vay củangân hàng thương mại tiền tệ Tiền tệ ở đây có thể là đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ Thứ ba, thời hạn trong hoạt động cho vay rất đa dạng, có thể là ngắn hạn, trung hạnhoặc dài hạn

Trong hoạt động cho vay, mục đích của TCTD là cấp cho bên đi vay một khoảntiền để họ sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng Yếu tố mà cácTCTD xem xét để quyết định cho vay chính là tính hiệu quả của việc sử dụng tiền vay

và căn cứ vào các biện pháp bảo đảm tiền vay Nói cách khác, khi tiến hành cho vay,

Trang 9

TCTD sẽ không bị phụ thuộc vào thời hạn tối đa hay tối thiểu phải tuân thủ Căn cứvào nhu cầu vay của bên đi vay thì TCTD có thể tiến hành cho vay với nhiều thời hạnkhác nhau Đây chính là điểm khác biệt giữa hoạt động cho vay và các hoạt động cấptín dụng khác của TCTD Cụ thể, trong hoạt động cho thuê tài chính, thời hạn vay phụthuộc vào thời gian khấu hao của tài sản thuê Trong chiết khấu giấy tờ có giá, TCTDphải căn cứ vào thời hạn thanh toán còn lại của giấy tờ có giá để quyết định có nênmua lại hay không Còn đối với hoạt động bao thanh toán, thời hạn cấp tín dụng phảicăn cứ vào thời hạn phát sinh các khoản phải thu của bên được cấp tín dụng.

Thứ ba, thời hạn trong hoạt động cho vay rất đa dạng, có thể là ngắn hạn, trunghạn hoặc dài hạn

Trong hoạt động cho vay, mục đích của TCTD là cấp cho bên đi vay một khoảntiền để họ sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng Yếu tố mà cácTCTD xem xét để quyết định cho vay chính là tính hiệu quả của việc sử dụng tiền vay

và căn cứ vào các biện pháp bảo đảm tiền vay Nói cách khác, khi tiến hành cho vay,TCTD sẽ không bị phụ thuộc vào thời hạn tối đa hay tối thiểu phải tuân thủ Căn cứvào nhu cầu vay của bên đi vay thì TCTD có thể tiến hành cho vay với nhiều thời hạnkhác nhau Đây chính là điểm khác biệt giữa hoạt động cho vay và các hoạt động cấptín dụng khác của TCTD Cụ thể, trong hoạt động cho thuê tài chính, thời hạn vay phụthuộc vào thời gian khấu hao của tài sản thuê Trong chiết khấu giấy tờ có giá, TCTDphải căn cứ vào thời hạn thanh toán còn lại của giấy tờ có giá để quyết định có nênmua lại hay không Còn đối với hoạt động bao thanh toán, thời hạn cấp tín dụng phảicăn cứ vào thời hạn phát sinh các khoản phải thu của bên được cấp tín dụng

Thứ tư, quan hệ cho vay luôn được thiết lập bởi một hợp đồng tín dụng

Như đã xác định ở trên, để xác lập quan hệ cho vay, các bên phải tiến hành giaokết một hợp đồng tín dụng Nội dung của hợp đồng tín dụng sẽ chứa các điều khoảnchủ yêu theo quy định của pháp luật ngoài ra, pháp luật ngân hàng cho phép hai bênthỏa thuận

Khác với các hợp đồng kinh tế và dân sự thông thường hợp đồng tín dụng thường

là hợp đồng mẫu cho một bên là tổ chức tín dụng soạn thảo sẵn cho từng nghiệp vụ

Trang 10

cho vay của tổ chức, sở dĩ như vậy là bởi hoạt động kinh doanh tiền tệ có tính đặc thùđòi hỏi chủ thể thực hiện hoạt động này phải có chuyên môn nhất định, tính chuyênnghiệp cao, trong khi đó bên còn lại là những thành phần trong nên kinh tế nên nếu đểhai bên gặp nhau rồi mới xây dựng một hợp đồng thì sẽ rất mất thời gian.

1.3 Phân loại hoạt động cho vay

Trong nền kinh tế thị trường hoạt động cho vay của NHTM rất đa dạng và phongphú với nhiều loại hình tín dụng khác nhau Việc áp dụng hình thức cho vay nào là tùythuộc vào đặc điểm kinh tế của đối tượng sử dụng vốn tín dụng nhằm sử dụng và quản

lý vốn tín dụng có hiệu quả và phù hợp với sự vận động cũng như đặc điểm kinh tếkhác nhau của đối tượng tín dụng Trên thực tế việc phân loại cho vay theo các tiêuthức sau:

1.3.1 Theo mục đích sử dụng vốn:

Cho vay sản xuất kinh doanh: là loại cho vay mà tiền vay tham gia vào quá trìnhsản xuất kinh doanh Quá trình sản xuất kinh doanh là quá trình bỏ vốn mua các yếu tốsản xuất sau đó thực hiện quá trình lao động để kết hợp các yếu tố sản xuất thành sảnphẩm và tiêu thụ, sau đó tiếp tục quá trình tái sản xuất

Đối với cho vay sản xuất kinh doanh có thể cho vay ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn.Thông thường đối với lĩnh vực lưu thông hàng hoá các ngân hàng thường cho vayngắn hạn

Cho vay tiêu dùng: là loại cho vay mà mục đích là để sử dụng vào tiêu dùng.Khác với cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay tiêu dùng vốn vay bị tiêu dùng dầnkhông tạo ra sản phẩm hàng hoá, vì vậy cho vay tiêu dùng phải có nguồn thu nợ độclập với dự án, như nguồn tiền lương, nguồn thu từ bán các tài sản khác của ngườivay…

Trang 11

1.3.2 Theo thời hạn cho vay 1

Cho vay ngắn hạn: là loại cho vay có thời hạn từ 1 năm trở xuống và được sửdụng để bổ sung, bù đắp thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và các nhu cầutiêu dùng ngắn hạn của các cá nhân

Cho vay trung hạn: là loại cho vay có thời hạn trên 1 đến 5 năm Mục đích củaloại cho vay này là đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị, côngnghệ, mở rộng kinh doanh, xây dựng các dự án mới có quy mô nhỏ và thời hạn thu hồinhanh Bên cạnh đó nó còn được dùng để đầu tư tài sản lưu động thương xuyên củadoanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp mới thành lập

Cho vay dài hạn: là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm Nó được dùng để đáp ứngnhu cầu đầu tư dài hạn như xây dụng nhà ở, các thiết bị, phương tiện vận tải có quy

mô lớn

1.3.3 Theo hình thức bảo đảm

Cho vay có bảo đảm: là hình thức cho vay mà số tiền được cấp dựa trên tài sảnđảm bảo (cầm cố, thế chấp) Các tài sản dùng để đảm bảo nợ vay phải hội đủ các điềukiện về tính thị trường, ổn định…Các hình thức cho vay có đảm bảo như đảm bảobằng giấy tờ có giá, bằng hợp đồng thầu khoán, bằng bất động sản

Cho vay không bảo đảm: Có thể hiểu đơn giản là một hình thức vay không có tàisản bảo đảm

1.3.4 Theo tính chất luân chuyển vốn vay

Cho vay vốn cố định

Tài sản cố định là loại tài sản tham gia vào nhiều quá trình sản xuất kinh doanh,giá trị của tài sản cố định hao mòn dần trong quá trình sản xuất kinh doanh và chuyểndần vào giá trị sản phẩm

Cho vay tài sản cố định là loại cho vay mà vốn vay sử dụng vào các mục đích muasắm, mở rộng, duy tu tài sản cố định

1 Điều 10, Thông tư só 39/2016/TT-NHNN

Trang 12

Cho vay vốn lưu động.

Khác với tài sản cố định, tài sản lưu động là những tài sản chỉ tham gia vào mộtquá trình sản xuất kinh doanh, giá trị của tài sản lưu động chuyển một lần vào giá trịsản phẩm

Cho vay vốn lưu động là loại cho vay mà mục đích để mua tài sản lưu động

1.3.5 Theo phương thức hoàn trả

Cho vay trả góp: là loại cho vay mà quá trình trả nợ diễn ra đều đặn Chu kỳ trả nợbằng nhau, số tiền trả nợ gốc các kỳ bằng nhau

Cho vay phi trả góp: là các phương thức cho vay mà quá trình trả nợ gốc khôngđều, không đều về chu kỳ trả nợ và không đều về số tiền trả nợ từng chu kỳ

Căn cứ để xây dựng kế hoạch trả nợ giữa ngân hàng và khách hàng là nguồn tra

nợ, những dự án có nguồn trả nợ đều thì cho vay theo phương thức cho vay trả góp.Những dự án không có nguồn trả nợ đều thì cho vay theo các phương thức phi trả góp.Cho vay phi trả góp có rất nhiều phương thức cho vay, phổ biến hiện nay là cácphương thức cho vay mà quá trình trả nợ gốc do hai bên thoả thuận, quá trình trả nợlãi trả định kỳ hằng tháng hoặc cùng kỳ với kỳ trả gốc Căn cứ để ngân hàng và kháchhàng xây dựng kỳ hạn trả nợ là nguồn trả trả nợ của khách hàng, đặc điểm luânchuyển vốn vay và khả năng nguồn vốn của ngân hàng

Cho vay thấu chi

Cho vay thấu chi, là phương thức cho vay mà theo đó ngân hàng mở cho kháchhàng một tài khoản và thoả thuận với khách hàng một hạn mức thấu chi trong mộtkhoảng thời gian nhất định

Tài khoản của khách hàng khi dư có là nguồn vốn để ngân hàng kinh doanh vàngân hàng phải trả lãi cho khách hàng Ngược lại khách hàng có thể rút quá số dư củamình đến một hạn mức nhất định mà khách hàng và ngân hàng đã thoả thuận Khithấu chi tài khoản của khách hàng dư nợ và ngân hàng tính lãi đối với khách hàng.Sản phẩm này hiện nay rất phổ biến và thường gắn với sản phẩm thẻ ATM Cho vaythấu chi phổ biến là cho vay tín chấp tiêu dùng

Trang 13

Ở Việt Nam hiện nay các ngân hàng thương mại cổ phần đang đẩy mạnh sảnphẩm cho vay thấu chi, tín chấp đối với tầng lớp dân cư có thu nhập cao, ổn định và

có địa vị xã hội Phương pháp của các ngân hàng này thường làm là đồng nhất tàikhoản thấu chi và tài khoản thẻ ATM Dịch vụ ngân hàng tự động ATM và cho vaythấu chi hiện đang phát triển rất mạnh ở Việt Nam

Phương thức cho vay từng lần thường áp dụng khi cho vay trung, dài hạn, cho vay cácthương vụ độc lập

Cho vay theo hạn mức tín dụng

Ngược lại với cho vay từng lần là cho vay theo hạn mức tín dụng Cho vay theohạn mức tín dụng là phương thức cho vay mà khách hàng và ngân hàng thoả thuận vớinhau một mức dư nợ tối đa mà khách hàng được duy trì trong một khoảng thời giannhất định Trong phạm vi hạn mức tín dụng về dư nợ khách hàng có thể rút vốn và trả

nợ làm nhiều lần nhưng không được vượt quá hạn mức dư nợ đã thoả thuận với ngânhàng Hồ sơ cho vay Theo hạn mức tín dụng được lập một lần trong suốt thời gian củahạn mức tín dụng Mỗi lần rút vốn khách hàng chỉ cần lập giấy nhận nợ mà thôi Thờigian duy trì hạn mức tín dụng thông thường là một năm Hết thời hạn hạn mức tíndụng ngân hàng sẽ tiến hành đánh giá lại quá trình vay vốn, nếu thấy vốn vay an toànhiệu quả ngân hàng có thể gia hạn hạn mức tín dụng

Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng thường áp dụng đối với các kháchhàng có nhu cầu vay vốn thường xuyên và vay vốn ngắn hạn

Trang 14

1.3.6 Các phương thức cho vay khác

Còn rất nhiều các phương thức cho vay khác như cho vay trực tiếp, cho vay giántiếp, cho vay đồng tài trợ, cho vay theo dự án, cho vay nội tệ, cho vay ngoại tệ, chovay theo hạn mức tín dụng dự phòng…

Trang 15

CHƯƠNG II: CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG

CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.1 Nguyên tắc cho vay 2

Hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng được thực hiện theothỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng, phù hợp với quy định tại Thông tư39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánhngân hàng nước ngoài đối với khách hàng và các quy định của pháp luật có liên quanbao gồm cả pháp luật về bảo vệ môi trường

Khách hàng vay vốn tổ chức tín dụng phải đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mụcđích, hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng thời hạn đã thỏa thuận với tổ chức tín dụng

2.1.1 Sử dụng vốn đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng

Việc sử dụng vốn vay vào mục đích gì do hai bên, ngân hàng và khách hàng thỏathuận trong hợp đồng tín dụng, song nhìn chung mục đích của việc cho vay có thểđược phân làm hai loại chính thứ nhất là cho vay phục vụ hoạt động kinh doanh(thông thường là các tổ chức, doanh nghiệp là người vay), thứ hai là vay phục vụ nhucầu đời sống (thường cá nhân sẽ là người đi vay)

Cơ sở lý luận của nguyên tắc này là dựa vào đặc điểm: hoạt động kinh doanh tiền

tệ của tổ chức tín dụng là hoạt động rất đặc thù đi vay để cho vay, vì vậy hiệu quả củahoạt động này phụ thuộc chủ yếu vào bên thứ ba đó là bên đi vay Song chủ thể đi vay

có thể là mọi thành phần trong nền kinh tế nên tổ chức tín dụng cần phải quản lý tốtđược nguồn vốn tín dụng đã cấp thông qua việc yêu cầu bên đi vay nêu rõ mục đích sửdụng vốn vay Trong suốt quá trình vay vốn bên đi vay phải sử dụng vốn vay đúng vớimục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng Để được vay vốn bên đi vay phảigiải trình với tổ chức tín dụng mục đích vay vốn, kế hoạch sử dụng vốn, các tài liệugiấy tờ liên quan đến quá trình sử dụng vốn

Đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích thỏa thuận nhằm bảo đảm hiệu quả sửdụng vốn vay và khả năng thu hồi nợ vay sau này Vậy Ngân hàng với chuyên môn và

2 Điều 4, Thông tư 39/2016/TT-NHNN

Trang 16

nghiệp vụ của mình trước khi cho vay sẽ tìm hiểu rõ mục đích vay vốn của kháchhàng, đồng thời trong quá trình vay phải kiếm tra xem khách hàng có sử dụng vốnđúng như mục đích đã cam kết hay không, thực chất theo quy định của Luật các tổchức tín dụng thì việc kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn vay và trả nợ của kháchhàng vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của tổ chức tín dụng[2], đối với khách hàng tổ chứctín dụng có quyền kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn vay có đúng mục đích hay chưa,còn trong nội bộ ngân hàng việc kiểm tra giám sát này lại là một nghĩa vụ của những

cá nhân hay bộ phận thực hiện nghiệp vụ cho vay khi Luật các tổ chức tín dụng yêucầu rằng Ngân hàng phải xây dựng Quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý tiền vay

để bảo đảm việc sử dụng vốn vay đúng mục đích (Điểm a, Khoản 2, Điều 93, Luật các

tổ chức tín dụng) và một trong những nội dung cơ bản của Quy định nội bộ này, đó làquy trình kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của kháchhàng; phân cấp, ủy quyền và trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận trong việc kiểmtra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng của tổ chứctín dụng (Điểm c, Khoản 2, Điều 22, Thông tư 39/2016/TT-NHNN)

Việc quy định vừa là quyền vừa là nghĩa vụ tại quy định này góp phần cho tổ chứctín dụng dễ dàng thực hiện công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn của kháchhàng mặt khác nâng cao trách nhiệm của cá nhân hoặc bộ phận có liên quan đếnnghiệp vụ cho vay của Ngân hàng thương mại cổ phần nghiêm túc hơn trong công táckiểm tra đánh giá việc sử dụng vốn có đúng mục đích hay không, song thực tiễn việckiểm tra đánh giá này lại không hề dễ dàng nếu khách hàng cố tình dùng các hành vigian dối để qua mặt nhân viên kiểm tra Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng còn cóquyền yêu cầu khách hàng báo cáo việc sử dụng vốn vay và chứng minh vốn vay được

sử dụng đúng mục đích vay vốn (Khoản 4, Điều 94, Luật các tổ chức tín dụng)

Như vậy, có thể thấy rằng, mục đích sử dụng vốn vay trong nhu cầu vay vốn củakhách hàng là tương đối quan trọng Trên cơ sở mục đích sử dụng vốn, ngân hàng mớixem xét và quyết định cho khách hàng vay đúng với mục đích mà khách hàng đã đềxuất Tuy nhiên, trên thực tế không phải lúc nào khách hàng cũng vay và sử dụng tiềnvay đúng mục đích và cũng không phải lúc nào ngân hàng cũng kiểm tra được việc sửdụng vốn đúng mục đích của khách hàng Một câu hỏi hỏi đặt ra là hậu quả pháp lý

Trang 17

nào sẽ dành cho khách hàng khi Ngân hàng phát hiện được khách hàng vay vốn nhưngkhông sử dụng vốn vay đúng mục đích?

Trong quá trình quan hệ tín dụng với ngân hàng, nếu khách hàng sử dụng vốn vaykhông đúng mục đích thì khách hàng sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc sửdụng vốn vay không đúng mục đích đó Cụ thể, chúng ta có thể thấy tại Luật các tổchức tín dụng đã quy định rất rõ: Tổ chức tín dụng có quyền chấm dứt việc cấp tíndụng, thu hồi nợ trước hạn khi phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, viphạm các quy định trong hợp đồng cấp tín dụng Tại quy chế cho vay của tổ chức tíndụng đối với khách hàng ban hành kèm theo quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNNngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và Thông tư 39/2016/TT-NHNN về việc thay thế quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN đã quy định: Khách hàngvay vốn của tổ chức tín dụng phải đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoảthuận trong hợp đồng tín dụng; thực hiện đúng các nội dung đã thoả thuận trong hợpđồng tín dụng và các cam kết khác; nếu tổ chức tín dụng phát hiện khách hàng sửdụng vốn vay sai mục đích, tổ chức tín dụng có quyền chấm dứt việc cho vay, thu hồi

sử dụng, quyền chiếm hữu và quyền định đoạt) đối với khoản tiền mà ngân hàng đãcho vay Tuy nhiên, khách hàng có đầy đủ quyền sở hữu đối với số tiền đã vay từ ngânhàng nhưng phải trong phạm vi sử dụng vốn đúng mục đích mà khách hàng đã camkết với ngân hàng trước khi vay vốn, không được sử dụng số tiền vay từ ngân hàngvào những mục đích mà pháp luật không cho phép

Tuy nhiên cần lưu ý, nguyên tắc này không nhất thiết là phải áp dụng cho mọihoạt động cho vay của tổ chức tín dụng Trong một số hình thức cho vay đặc thù nhưcho vay thấu chi, cho vay theo tín dụng sự phòng, cho vay trong tường hợp phát hànhthẻ, khi tiến hành cho vay, tổ chức tín dụng có thển không cần áp dụng nguyên tắc

Trang 18

này Bỏi vì, đối với các hình thức cho vay này thường là tổ chức tín dụng biết đượcmục đích sử dụng tiền vay của bên đi vay khi bên này tiến hành thanh toán (cho vaythấu chi, cho vay phát hành thẻ) Đối với trường hợp cho vay tín dụng dự phòng thì tổchức tín dụng cũng đã xác định được mục đích vay vốn của bên đi vay trong quan hệtín dụng trước đó Nguyên tắc này không sử dụng trong các trường hợp trên đây vìđây là những quan hệ tín dụng mang tính khá đặc thù tổ chức tín dụng rất khó kiểmsoát được mục đích sử dụng vốn vay của bên đi vay trong thời gian vay vốn.

2.1.2 Hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng thời hạn đã thỏa thuận với Ngân hàng thương mại

Hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay là một nguyên tắc không thể thiếu trong hoạt độngcho vay Theo đó, vốn vay phải được hoàn trả cả gốc và lãi cho ngân hàng sau thờigian vay vốn Thời gian vay vốn là khoảng thời gian kể từ khi người vay lĩnh tiền vaylần đầu tiên đến khi trả hết nợ gốc và tiền lãi Nguyên tắc hoàn trả thể hiện ở hai khíacạnh:

Khía cạnh thứ nhất là số lượng hoàn trả Số lượng hoàn trả sẽ bằng tổng số tiềngốc của khoản vay và số lãi phát sinh trong quá trình vay vốn

Khía cạnh thứ hai là thời gian hoàn trả Thời gian hoàn trả phải thực hiện theothoả thuận giữ hai bên được ghi trong hợp đồng vay tiền

Nguyên tắc này xuất phát từ tính tạm thời nhàn rỗi của nguồn vốn mà ngân hàng

sử dụng để cho vay Đại đa số vốn mà ngân hàng sử dụng để cho vay là vốn huy động

từ khách hàng gửi tiền, do đó, sau khi cho vay trong một thời hạn nhất định kháchhàng vay tiền phải hoàn trả lại cho ngân hàng để ngân hàng hoàn trả lại cho kháchhàng gửi tiền Hơn nữa bản chất của quan hệ tín dụng là quan hệ chuyển nhượng tạmthời quyền sử dụng vốn vay nên sau một thời gian nhất định vốn vay phải được hoàntrả cả gốc và lãi

2.2 Điều kiện vay vốn

Mặc dù khi cho vay, ngân hàng yêu cầu khách hàng vay vốn phải bảo đảm cácnguyên tắc như vừa nêu trên nhưng thực tế không phải khách hàng nào cũng tuân thủđúng các nguyên tắc trên Do vậy để giúp cho việc đảm bảo việc vay vốn diễn ra hiệu

Trang 19

quả, ngân hàng chỉ xem xét cho vay khi khách hàng thỏa mãn một số điều kiện vaynhất định Theo đó Tổ chức tín dụng xem xét, quyết định cho vay khi khách hàng có

đủ các điều kiện sau đây[3]:

- Khách hàng là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của phápluật Khách hàng là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sựđầy đủ theo quy định của pháp luật hoặc từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổikhông bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của phápluật

 Đối với khách hàng là tổ chức, thì tổ chức này phải có tư cách pháp nhân,pháp nhân này bao gồm pháp nhân được thành lập và hoạt động tại ViệtNam và pháp nhân thành lập ở nước ngoài và hoạt động hợp pháp tại ViệtNam Vì vậy với những tổ chức kinh doanh không có tư cách pháp nhânnhư doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể, hộ gia đình hoặc tổ hợptác nếu cần vay để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình thì ngườichủ sở hữu sẽ là khách hàng đi vay vốn song là vay và vay với tư cách cánhân

 Đối với khách hàng là cá nhân (bao gồm cá nhân có quốc tịch Việt Nam và

cá nhân có quốc tịch nước ngoài) điều kiện được đặt ra là các nhân nàyphải từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có nghĩa lànhững cá nhân này không bị rơi vào các trường hợp bị toà án tuyên bố làngười mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức vàlàm chủ hành vi của mình hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.Bên cạnh đó thông tư này mở rộng thêm đối tượng khách hàng là cá nhân

từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi được vay tại Ngân hàng thương mại

- Nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích hợp pháp

- Có phương án sử dụng vốn khả thi

- Có khả năng tài chính để trả nợ

- Trường hợp khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng theo lãi suất cho vay quyđịnh tại khoản 2 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN, thì khách hàng được tổchức tín dụng đánh giá là có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh

Trang 20

Các quy định về điều kiện cho vay trên đây giúp cho tổ chức tín dụng có thể căn

cứ vào năng lực chủ thể của các tổ chức, cá nhân mà quyết định ch vay hay không.Quy định này nhằm đả bảo an toàn nguồn vốn của tổ chức tín dụng khi cho vay đồngthời nhằm bảo vệ tiền gửi của khách hàng tại tổ chức tín dụng

Tuy nhiên các điều kiện vay vốn trên đây chỉ là những hướng dẫn chung cần thiếtcho các Ngân hàng thương mại Khi cụ thể hóa các điều kiện cho vay này, các ngânhàng thương mại có thể cụ thể hóa và đặt ra các điều kiện của riêng mình dựa trên quynhững điều kiện cơ bản đã được nêu trên

2.3 Đối tượng được cho vay

Đối tượng được cho vay là tổ chức cá nhân có nhu cầu sử dụng vốn trong hoạtđộng sản xuất kinh doanh, đầu tư, tiêu dùng, Những đối tượng cho vay là cá nhân vàpháp nhân phải thỏa mãn những điều kiện như đã được trình bày ở mục 2.2 chương II.Các đối tượng không phải là pháp nhân (ví dụ như hộ kinh doanh, hộ gia đình, tổ hợptác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân) không đủ tư cách chủ thể vay vốn dướidanh nghĩa là một tổ chức nhưng tại thông tư 39/2016/TT-NHNN thì những đối tượngtrên có thể vay dưới danh nghĩa là cá nhân đối với những khoản vay phục vụ mục đíchkinh doanh cho cơ sở kinh doanh của mình

Bên cạnh đó theo quy định tại Điều 8 của Thông tư 39/2016/TT-NHNN thì tổ

chức tín dụng không được cho vay các nhu cầu vốn để thực hiện các việc sau:

- Để thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh thuộc ngành, nghề mà pháp luật cấmđầu tư kinh doanh

- Để thanh toán các chi phí, đáp ứng các nhu cầu tài chính của các giao dịch, hành vi

mà pháp luật cấm

- Để mua, sử dụng các hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề mà pháp luật cấm đầu tưkinh doanh

- Để mua vàng miếng

- Để trả nợ khoản nợ vay tại chính tổ chức tín dụng cho vay

- Để trả nợ khoản nợ vay tại tổ chức tín dụng khác và trả nợ khoản vay nước ngoài

Có thể thấy rằng so với quy định tại Quyết định 1627, Thông tư NHNN kế thừa các quy định hiện hành tại Quyết định 1627, bổ sung một số nhu cầu

Trang 21

39/2016/TT-vốn không được cho vay nhằm kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, nhưng vẫnđảm bảo phù hợp với nhu cầu thực tế Bên cạn đó Thông tư 39/2016/TT-NHNN cóquy định ngoại lệ đối với hai nhu cầu vay vốn, cụ thể:

Thứ nhất, cấm cho vay để trả nợ khoản cấp tín dụng tại chính TCTD cho vay, trừ

trường hợp cho vay để thanh toán lãi tiền vay phát sinh trong quá trình thi công xâydựng công trình, mà chi phí lãi tiền vay được tính trong tổng mức đầu tư xây dựngđược cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật;

Thứ hai, cấm cho vay để trả nợ khoản cấp tín dụng tại TCTD khác và trả nợ

khoản vay nước ngoài, trừ trường hợp cho vay để trả nợ trước hạn khoản vay đáp ứngđầy đủ các điều kiện sau đây: Là khoản vay phục vụ hoạt động kinh doanh, thời hạncho vay không vượt quá thời hạn cho vay còn lại của khoản vay cũ và Là khoản vaychưa thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ

Ngoài ra các tổ chức tín dụng không được cấp tín dụng (bao gồm hoạt động chovay) đối với các đối tượng được quy định cụ thể tại Điều 126 của Luật các tổ chức tíndụng bao gồm:

- Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Bankiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) vàcác chức danh tương đương của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nướcngoài, pháp nhân là cổ đông có người đại diện phần vốn góp là thành viên Hộiđồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng là công ty cổphần, pháp nhân là thành viên góp vốn, chủ sở hữu của tổ chức tín dụng làcông ty trách nhiệm hữu hạn;

- Cha, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồngthành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổnggiám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương

- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụngcho khách hàng trên cơ sở bảo đảm của đối tượng quy định như trên Tổ chứctín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được bảo đảm dưới bất kỳhình thức nào để tổ chức tín dụng khác cấp tín dụng cho đối tượng quy địnhnhư trên

Trang 22

- Tổ chức tín dụng không được cấp tín dụng cho doanh nghiệp hoạt động tronglĩnh vực kinh doanh chứng khoán mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát.

- Tổ chức tín dụng không được cấp tín dụng trên cơ sở nhận bảo đảm bằng cổphiếu của chính tổ chức tín dụng hoặc công ty con của tổ chức tín dụng

Bên cạnh đó đối với các đối tượng được cho vay, Ngân hàng cần lưu ý khôngđược cho vay mà không có bảo đảm hoặc cho vay với điều kiện ưu đãi cho hững đốitượng được quy định tại Khoản 1, Điều 127 Luật các tổ chức tín dụng về hạn chế cấptín dụng Theo đó những đối tượng này bao gồm:

- Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên đang kiểm toán tại tổ chức tín dụng, chinhánh ngân hàng nước ngoài; thanh tra viên đang thanh tra tại tổ chức tín dụng, chinhánh ngân hàng nước ngoài;

- Kế toán trưởng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

- Cổ đông lớn, cổ đông sáng lập;

- Doanh nghiệp có một trong những đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 126của Luật này sở hữu trên 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó;

- Người thẩm định, xét duyệt cấp tín dụng;

- Các công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp mà

tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát

2.4 Quy định bảo đảm an toàn trong hoạt động cho vay

Hoạt động ngân hàng luôn tiềm ẩn các rủi ro, để đảm bảo an toàn hiệu quả trongcho vay và tránh rủi ro thì Luật đã quy định về những nguyên tắc về cho vay, kiểm traviệc sử dụng vốn vay Để hoạt động cho vay của Ngân hàng lành mạnh và có hiệuquả, các NHTM phải làm tốt việc kiểm tra đánh giá khả năng hoàn trả vốn vay củangười vay vốn

Các hạn chế để đảm bảo an toàn tín dụng quy định giới hạn cho vay của NHTMđối với mỗi khách hàng, điều này được thể hiện tại Điều 128, Luật các tổ chức tín

Trang 23

dụng Qua đó NHTM hạn chế được việc tập trung vốn vào một số ít khách hàng, một

số ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh nhờ đó tránh được rủi ro và phân tán rủi ro tíndụng Các biện pháp bảo đảm trong cho vay nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tếhoặc pháp lý để thu hồi nợ vay

Về vấn đề bảo đảm tiền vay, Luật quy định rằng việc áp dụng các biện pháp bảođảm tiền vay hay không áp dụng là do các bên thỏa thuận Theo đó cho vay có bảođảm là việc thực hiện vay vốn của ngân hàng thương mại mà theo đó nghĩa vụ trả nợcủa khách hàng được cam kết thực hiện bằng tài sản thế chấp hoặc bảo lãnh bằng tàisản của bên thứ ba Về hoạt động cho vay không có bảo đảm bằng tài sản Ngân hàngcho vay dựa vào uy tín của khách hàng, đó là người trung thực trong kinh doanh, khảnăng tài chính lành mạnh, có tín nhiệm với ngân hàng trong việc sử dụng vốn vay,hoàn trả nợ vay, và tổ chức tín dụng sẽ phải chịu trách nhiệm về việc cho vay không

áp dụng biện pháp bảo đảm3 Mặc dù tinh thần pháp luật là vậy song các biện phápbảo đẩm bằng tài sản có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình cho vay bởi vì trong cơchế thị trường sẽ tất yếu xảy ra hiện tượng có một số doanh nghiệp làm ăn thua lỗ Khicho vay nếu tổ chức tín dụng yêu cầu bên vay vốn phải có tài sản làm vật đảm bảo đểthì rủi ro thất thoát nguồn vốn tín dụng của tổ chức tín dụng sẽ thấp hơn Cụ thể, nếutrường hợp bên đi vay không còn khả năng trả nợ khi đến hạn thì tổ chức tín dụng cóthể xử lý tài sản làm vật bảo đảm để thu hồi nợ Những biện pháp bảo đảm thườngđược sử dụng phổ biến trong hoạt động cho vay như cầm cố tài sản, thế chấp tài sản,

….Giao dịch bảo đảm tiền vay phải được thể hiện dưới hình thức văn bản Hình thứcthể hiện có thể là văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính (hợp đồng tín dụng).Sau khi giao dịch bảo đảm được ký kết hai bên sẽ tiến hành thủ tục công chứng vàđăng ký giao dịch bảo đảm

2.5 Hợp đồng tín dụng

Theo đó Hợp đồng tín dụng là một dạng hợp đồng vay tài sản theo quy định của

Bộ luật dân sự 2015, theo đó hợp đồng cho vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên,theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả

3 Khoản 2, Điều 15, Thông tư 39/2016/TT-NHNN

Trang 24

cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãinếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định4.

Về hình thức của hợp đồng vay tài sản Bộ luật dân sự cho phép Luật chuyênngành được ấn định hình thức cụ thể để phù hợp và đảm bảo hạn chế rủi ro có thể tìm

ẩn trong giao dịch cụ thể liên quan đến chuyên ngành đó và pháp luật ngân hàng quyđịnh rằng thỏa thuận cho vay phải được lập thành văn bản 5vì vậy hợp đồng tín dụngcũng là hình thức thể hiện bằng văn bản của một thỏa thuận cho vay giữa ngân hàng

và người đi vay Hoạt động cho vay là một hoạt động phức tạp và mang tính rủi ro caonên vì vậy việc thể hiện hợp đồng tín dụng dưới hình thức văn bản nhằm giúp cho tổchức tín dụng có thể quản lý và kiểm soát tốt hoạt động cho vay của mình đồng thời làmột chứng cứ cho hai bên khi có tranh chấp xảy ra

Thông thường hợp đồng tín dụng đa phần sẽ là các loại hợp đồng theo mẫu cónghĩa là hợp đồng được tổ chức tín dụng soạn thảo sẵn đối với từng nghiệp vụ cho vaycủa mình, những hợp đồng này do một bên soạn thảo nên sẽ không tránh khỏi tìnhtrạng họ sẽ soạn thảo theo hướng có lợi cho mình đặc biệt là khi mà một bên soạn thảolại là những người có chuyên môn cao trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ như ngânhàng; và bên còn lại là khách hàng đi vay lại yếu thế hơn về mặt kiến thức và kinhnghiệm trong lĩnh vực này nên họ sẽ không thể nắm bắt hết được toàn bộ nội hàm và ýnghĩa của từng điều khoản trong hợp đòng tín dụng, vì vậy pháp luật dân sự dành một

sự ưu tiên trong việc giải thích hợp đồng theo mẫu, theo đó trường hợp bên soạn thảođưa vào hợp đồng nội dung bất lợi cho bên kia thì khi giải thích hợp đồng phải theohướng có lợi cho bên kia[7] và khi hợp đồng theo mẫu có điều khoản không rõ ràngthì bên đưa ra hợp đồng theo mẫu phải chịu bất lợi khi giải thích điều khoản đó[8]

Theo đó hợp đồng tín dụng là một căn cứ pháp lý quan trọng trong việc xác lập vàhình thành quan hệ cho vay giữa hai bên một bên là khách hàng (là cá nhân hoặc phápnhân) và một bên là Ngân hàng thương mại Và hợp đồng tín dụng phải thể hiện đầy

đủ các nội dung cơ bản sau6:

4 Điều 468, Bộ luật dân sự 2015

5 Khoản 1, Điều 23, Thông tứ số 39/2016/TT-NHNN

6 Khoản 1, Điều 23, Thông tư số 39/2016/TT-NHNN

Trang 25

- Tên, địa chỉ, mã số doanh nghiệp của tổ chức tín dụng cho vay; tên, địa chỉ, sốchứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu hoặc mã số doanh nghiệp củakhách hàng;

- Số tiền cho vay; hạn mức cho vay đối với trường hợp cho vay theo hạn mức; hạnmức cho vay dự phòng đối với trường hợp cho vay theo hạn mức cho vay dự phòng;hạn mức thấu chi đối với trường hợp cho vay theo hạn mức thấu chi trên tài khoảnthanh toán;

- Mục đích sử dụng vốn vay

- Đồng tiền cho vay, đồng tiền trả nợ: Theo đó hai bên thỏa thuận về đồng tiền chovay có thể là đồng tiền Việt Nam hoặc ngoại tệ Đồng tiền trả nợ là đồng tiền cho vaycủa khoản vay

- Phương thức cho vay;

- Thời hạn cho vay; thời hạn duy trì hạn mức đối với trường hợp cho vay theo hạnmức, thời hạn hiệu lực của hạn mức cho vay dự phòng đối với trường hợp cho vaytheo hạn mức cho vay dự phòng, hoặc thời hạn duy trì hạn mức thấu chi đối vớitrường hợp cho vay theo hạn mức thấu chi trên tài khoản thanh toán;

- Lãi suất cho vay theo thỏa thuận và mức lãi suất quy đổi theo tỷ lệ %/năm tính theo

số dư nợ cho vay thực tế và thời gian duy trì số dư nợ cho vay thực tế đó theo quyđịnh tại khoản 3 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN; nguyên tắc và các yếu tố xácđịnh lãi suất, thời điểm xác định lãi suất cho vay đối với trường hợp áp dụng lãi suấtcho vay có điều chỉnh; lãi suất áp dụng đối với dư nợ gốc bị quá hạn; lãi suất áp dụngđối với lãi chậm trả; loại phí liên quan đến khoản vay và mức phí áp dụng;

- Giải ngân vốn cho vay và việc sử dụng phương tiện thanh toán để giải ngân vốncho vay;

- Việc trả nợ gốc, lãi tiền vay và thứ tự thu hồi nợ gốc, lãi tiền vay; trả nợ trước hạn:Theo đó điều khoản này là rất quan trọng, vì nó liên quan đến việc thu hồi vốn và lãi

Trang 26

cho vay Vì thế, các bên phải thỏa thuận rõ ràng về kỳ hạn trả nợ, số tiền vay sẽ đượctrả dần hàng tháng hay trả toàn bộ một lần khi hợp đồng vay đáo hạn Thứ tự việc thu

nợ gốc và lãi tiền vay dô hai bên thỏa thuận, song đối với khoản vay bị quá hạn trả nợ,

tổ chức tín dụng thực hiện theo thứ tự nợ gốc thu trước, nợ lãi tiền vay thu sau[12]

- Cơ cấu lại thời hạn trả nợ; chuyển nợ quá hạn đối với số dư nợ gốc mà khách hàngkhông trả được nợ đúng hạn theo thỏa thuận và không được tổ chức tín dụng chấpthuận cơ cấu lại thời hạn trả nợ; hình thức và nội dung thông báo chuyển nợ quá hạntheo Điều 20 Thông tư này;

- Trách nhiệm của khách hàng trong việc phối hợp với tổ chức tín dụng và cung cấpcác tài liệu liên quan đến khoản vay để tổ chức tín dụng thực hiện thẩm định và quyếtđịnh cho vay, kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng;

- Các trường hợp chấm dứt cho vay; thu nợ trước hạn; chuyển nợ quá hạn đối với số

dư nợ gốc mà khách hàng không trả được nợ trước hạn khi tổ chức tín dụng chấm dứtcho vay, thu hồi nợ trước hạn; hình thức và nội dung thông báo chấm dứt cho vay, thuhồi nợ trước hạn theo khoản 1 Điều 21 Thông tư này;

- Xử lý nợ vay; phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại; quyền và trách nhiệm của cácbên;

- Hiệu lực của thỏa thuận cho vay

Ngoài những thỏa thuận trên trong hợp đồng tín dụng, hai bên trong quan hệ chovay có thể thỏa thuận thêm các nội dung khác phù hợp với quy định của pháp luật7 Nhìn chung trong hợp đồng tín dụng phải có những điều khoản chủ yếu như sau: Điều khoản về điều kiện vay vốn: là điều khoản mà các bên cần ghi rõ trong hợpđồng những tiêu chuẩn cụ thể mà bên đi vay phải thỏa mãn thì mới được vay vốn Tùytừng trường ma tiêu chuẩn này có thể khác nhau song điều kiện về năng lực chủ thể làkhông thể thiếu

7

Trang 27

Điều khoản về đối tượng của hợp đồng: là điều khoản mà các bên phải thỏa thuận

về hình thức vay, số tiền vay, lãi suất Đây là điều khoản xác định giá trị hợp đồngtính bằng một số tiền nhất định, tổng số tiền vay và tổng số tiền mà bên đi vay phải trảtrong một thời gian nhất định

Điều khoản về thời hạn sử dụng tiền vay: đây là điều khoản trách nhiệm trả nợ củabên đi vay trong thời gian nhất định Theo đó điều khoản này cho phép tổ chức tíndụng được áp dụng các biện pháp thu hồi nợ khi đến hạn nếu các bên không thỏathuận gì khác

Điều khoản về mục đích sử dụng tiền vay: Đây là điều khoản giúp tổ chức tíndụng thực hiện hoạt động giám sát của mình trong thời gian bên đi vay sử dụng vốnvay

Điều khoản về bảo đảm tiền vay: Các bên thỏa thuận về biện pháp bảo đảm tiềnvay bằng tài sản hoặc không bằng tài sản Đối với trường hợp tổ chức tín dụng chovay trên cơ sở bảo đảm bằng tài sản thì phải xem xét về điều kiện đối với tài sản bảođảm theo quy định của pháp luật

Điều khoản về phương thức thanh toán: Điều khoản này thỏa thuận về cách thứctrả nợ của bên đi vay; trả một lần hay nhiều lần Trường hợp trả làm nhiều lần thì cácbên cũng phải thỏa thuận về số lượng tiền phải trả và thời gian phải trả cho từng lần

2.6 Xét duyệt cho vay, kiểm tra việc sử dụng vốn vay

Ngân hàng phải tổ chức tốt việc xét duyệt cho vay theo nguyên tắc phân địnhtrách nhiệm giữa khâu thẩm định và quyết định cho vay, đồng thời NH có trách nhiệmkiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay và trả nợ của người vay, NH sử dụngmột số biện pháp kiểm soát vốn vay như sau8:

- Thực hiện kiểm soát và xem xét định kỳ tất cả các loại hình cho vay theo chu

kỳ (tháng, quí, năm) đối với các khoản tín dụng lớn nhưng đồng thời cũng kiểmtra bất thường

8 2008, Phạm Thị Cúc, Bài giản nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, NXB Đại học quốc gia

Ngày đăng: 19/04/2018, 19:34

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
7. Nguyễn Minh Kiều, 2013, Nghiệp vụ ngân hàng thương mại hiện đại, Nhà xuất bản tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiệp vụ ngân hàng thương mại hiện đại
Nhà XB: Nhà xuấtbản tài chính
8. 2015, Giáo trình Luật ngân hàng, Nhà xuất bản Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam.Tài liệu từ Internet Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật ngân hàng
Nhà XB: Nhà xuất bản Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam.Tài liệu từ Internet
1. 2017, Tiểu luận phân tích những quy định của pháp luật về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, được lấy về từhttps://text.123doc.org/document/2243599-phan-tich-nhung-quy-dinh-cua-phap-luat-ve-hoat-dong-cho-vay-cua-to-chuc-tin-dung-va-thuc-tien-ap-dung.htm, ngày truy cập: 20/3/2018 Link
2. 2016, Nghiên cứu trao đổi, được lấy về từ: http://www.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=2074, ngày truy cập: 22/3/2018 Link
3. 2015, Đề tài đánh giá thực trạng hoạt động cho vay của một số ngân hàng thương mại Việt Nam, được lấy về từ: http://doc.edu.vn/tai-lieu/de-tai-danh-gia-thuc-trang-hoat-dong-cho-vay-cua-mot-so-ngan-hang-thuong-mai-viet-nam-tu-nam-2005-den-nay-25435/, ngày truy cập: 23/3/2018 Link
4. 2016,Lý luận chung về hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại, được lấy về từ: http://luanvan.co/luan-van/ly-luan-chung-ve-hoat-dong-cho-vay-cua-ngan-hang-thuong-mai-53962/, ngày truy cập: 10/4/2018 Link
5. 2017, Người 5.v ay cần biết đến 3 phương thức cho vay rất thuận tiện này, được laasy về từ: http://cafef.vn/nguoi-di-vay-can-biet-3-phuong-thuc-cho-vay-moi-rat-thuan-tien-nay-20170214140619082.chn, ngày truy cập: 12/4/2018 Link
6. 2016, Nhiều điểm mới trong quy chế cho vay mới, được lấy về từ: http://vneconomy.vn/tai-chinh/nhieu-diem-moi-trong-quy-che-cho-vay-moi-20170210113451292.htm, ngày truy cập: 15/4/2018 Link
2. Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng luật số Khác
3. Thông tư số 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng Khác
4. Thông tư số 43/2016/TT-NHNN quy định cho vay tiêu dùng của công ty tài chính Khác
5. Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN quyết định về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng với khách hàng.6. Bộ luật dân sự 2015 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w