1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

dự án sản xuất ván ghép thanh

21 746 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 351 KB

Nội dung

11. Mục tiêu:11.1.Mục tiêu chung: Xây dựng được mô hình sản xuất ván ghép thanh với công nghệ và thiết bị tiên tiến, nhằm sử dụng hiệu quả gỗ rừng trồng ở địa phương và thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.11.2. Mục tiêu cụ thể Xây dựng được 01 dây chuyền sản xuất ván ghép thanh từ gỗ rừng trồng (gỗ Keo) công suất 1.500 m3 sản phẩmnăm. Tiếp nhận quy trình sản xuất ván ghép thanh từ gỗ rừng trồng (gỗ Keo) phù hợp với công nghệ và thiết bị của dây chuyền. Đào tạo, tập huấn để cơ sở tiếp nhận có thể chủ động vận hành dây chuyền sản xuất ván ghép thanh. Cơ sở nhận chuyển giao làm chủ được kỹ thuật chuyển giao. Tạo ra sản phẩm ván ghép thanh từ gỗ rừng trồng (gỗ Keo) đáp ứng được yêu cầu của nguyên liệu để sản xuất đồ mộc. Góp phần giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến ở khu vực nông thôn, miền núi. Đồng thời là mô hình giới thiệu hữu hiệu về việc ứng dụng KHCN phục vụ phát triển kinh tế xã hội nông thôn, miền núi để nhân rộng ra các địa phương khác.

Trang 1

THUYẾT MINH DỰ ÁN thuộc Chương trình Nông thôn miền núi

I THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN

1 Tên dự án: Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình sản xuất

ván ghép thanh từ nguồn nguyên liệu gỗ rừng trồng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

2 Mã số:

3 Cấp quản lý: - Bộ Khoa học và Công nghệ:

- Ủy quyền cho địa phương quản lý:

4 Thời gian thực hiện: 24 tháng, từ tháng 01/2017 đến tháng 12/2018

5 Dự kiến kinh phí thực hiện: 18.470,4 triệu đồng

6 Tính cấp thiết của dự án:

6.1 Điều kiện tự nhiên của tỉnh Phú Thọ

Phú Thọ là tỉnh thuộc khu vực miền núi, trung du phía Bắc, nằm trong khu vựcgiao lưu giữa vùng Đông Bắc, Đồng bằng sông Hồng và Tây Bắc Phía Đông giáp HàNội, phía Đông Bắc giáp Vĩnh Phúc, phía Tây giáp Sơn La, phía Tây Bắc giáp YênBái, phía Nam giáp Hoà Bình, phía Bắc giáp Tuyên Quang Với vị trí “ngã ba sông”cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội, Phú Thọ cách trung tâm Hà Nội 80 km, cách sânbay Nội Bài 60 km, cách cửa khẩu Lào Cai, cửa khẩu Thanh Thuỷ hơn 200 km, cáchHải Phòng 170 km và cảng Cái Lân 200 km Phú Thọ nằm ở trung tâm các hệ thốnggiao thông đường bộ, đường sắt và đường sông từ các tỉnh thuộc Tây- Đông - Bắc đi

Hà Nội, Hải Phòng và các nơi khác Là cầu nối giao lưu kinh tế - văn hoá - khoa học

kỹ thuật giữa các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh miền núi Tây Bắc Quốc lộ 2 quaPhú Thọ đi Tuyên Quang, Hà Giang sang Vân Nam (Trung Quốc), quốc lộ 70 đi YênBái, Lào Cai sang Vân Nam (Trung Quốc), quốc lộ 32 qua Phú Thọ đi Yên Bái, Sơn

La, cùng với các tỉnh bạn trong cả nước và quốc tế Phú Thọ có vị trị đắc địa là cầu nốicác tỉnh đồng bằng Sông Hồng với các tỉnh miền núi Tây Bắc và Đông Bắc và là nơitrung chuyển hàng hóa thiết yếu của các tỉnh miền núi phía Bắc

Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật của tỉnh Phú Thọ đặt tạithành phố Việt Trì đồng thời cũng là một trong 5 trung tâm lớn của vùng miền núi phíaBắc Theo quyết định phê duyệt điều chỉnh quy hoạch xây dựng thành phố Việt Trì đếnnăm 2020 của Chính Phủ, Việt Trì sẽ là thành phố lễ hội về với cội nguồn của dân tộc

Trang 2

Việt Nam, là một trung tâm có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của vùng liêntỉnh và có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng.

Hiện trạng tài nguyên rừng tỉnh Phú Thọ

Toàn tỉnh có 194.256,51 ha đất lâm nghiệp, trong đó diện tích rừng tự nhiên là59.157,62 ha, còn lại là rừng trồng Trữ lượng gỗ ước khoảng 3,5 triệu m3 với hệ thựcvật rất phong phú và đa dạng, gỗ có từ nhóm 1 đến nhóm 8 Nghề rừng đã thu hút gần

5 vạn lao động và đang dần dần lấy lại vị trí quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh

Tại một số huyện miền núi của tỉnh Phú Thọ cây Keo đã trở thành một loại câyxóa đói giảm nghèo cho người dân, được trồng nhiều ở các huyện vùng núi đất, như:huyện Đoan Hùng, Hạ Hoà, Thanh Ba, Cẩm Khê, Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập …Ngoài ra tại các huyện giáp ranh với tỉnh cây Keo cũng được đưa vào trồng khá đại tràbằng nhiều chương trình nguồn vốn hỗ trợ khác nhau Kết quả điều tra trồng Keo củatỉnh Phú Thọ nêu tại bảng 01

Bảng 01 Diện tích trồng cây Keo trên các huyện của tỉnh Phú Thọ

TT HUYỆN

ĐƠN VỊ TÍNH

TỔNG SỐ

Trang 3

Số liệu bảng 01 cho thấy: Tổng diện tích rừng Keo của tỉnh Phú Thọ là 122.939ha; trong số đó đến tuổi khai thác (8 năm tuổi) năm 2014 là 13.767 ha, sản lượng ướcđạt 1.101.306 m3

Năm 2014, sản lượng gỗ Keo từ rừng trồng trên toàn tỉnh Phú Thọ đến tuổi khaithác ước đạt 1.101.306 m3 Năm 2013 tổng số gỗ Keo khai thác trong tỉnh là 280.643

m3, trong số đó chủ yếu được khai thác từ rừng trồng (278.489 m3 chiếm 99.23 %),một phần rất nhỏ được khai thác từ rừng tự nhiên (2154 m3 chiếm 0.77 %)

Tổng diện tích rừng trồng mới tập trung quý I/2016 trên địa bàn tỉnh ước đạt1.215,7 ha, bằng 58,4% cùng kỳ; sản lượng gỗ khai thác các loại ước đạt trên 79,2ngàn m3 , sản lượng củi khai thác ước đạt 246,4 ngàn ste tăng 14,7%

Bảng 02 Tình hình khai thác và chế biến gỗ Keo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

KHAI THÁC GỖ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NĂM 2014

Đơnvịtính Tổng số

Chia theo loại hình kinh tếNhà

9.2 Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ

Tình hình kinh tế - xã hội quý I/2016 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nhìn chung pháttriển ổn định Sản xuất công nghiệp tăng trưởng khá; hoạt động thương mại, giá cả thịtrường ổn định; công tác an sinh xã hội được bảo đảm; trật tự, an toàn xã hội được giữvững Tổng thu ngân sách nhà nước đến hết tháng 2/2016 đạt 676,4 tỷ đồng, tăng35,3% so với cùng kỳ, trong đó thu từ kinh tế nhà nước đạt 217,6 tỷ đồng, chiếm32,2% và tăng gấp 2 lần cùng kỳ;… Tổng chi ngân sách nhà nước địa phương đến hếttháng 2/2016 đạt 3.114,9 tỷ đồng, tăng 40,2% so với cùng kỳ, trong đó: chi đầu tư phát

Trang 4

triển đạt 766,1 tỷ đồng, giảm 12,3%; chi thường xuyên đạt 958,2 tỷ đồng, tăng 92,3%;

Đến năm 2014, toàn tỉnh có 1.827.640 người, với mật độ dân số trung bình là 373người/km2 và phân bố không đồng đều; tỷ lệ dân nông thôn chiếm 84,96%; thành thịchiếm 15,04% Tốc độ tăng dân số tự nhiên là 1% Dân số trong độ tuổi lao động củatỉnh là 1.006.700 người, chiếm tỷ lệ 60,17% tổng dân số Lao động đã qua đào tạochiếm tỷ lệ 29% (17% là công nhân kỹ thuật); hiện nay đang thiếu những cán bộ quản

lý doanh nghiệp giỏi và công nhân, kỹ thuật lành nghề.

9.3 Chiến lược qui hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ

Quyết định số 99/2008/QĐ-TTg về việc phê duyệt Qui hoạch tổng thể pháttriển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ đến năm 2020

Nghị quyết số 08/2015/NQ-HĐND ngày 14-12-2015 của Hội đồng nhân dân

tỉnh Phú Thọ

Phát huy có hiệu quả tiềm năng, lợi thế; tranh thủ thời cơ thuận lợi để phát triển kinh

tế - xã hội; lấy phát triển công nghiệp, dịch vụ là động lực tăng trưởng kinh tế Đẩymạnh thực hiện 4 khâu đột phá về đầu tư kết cấu hạ tầng then chốt, phát triển du lịch, pháttriển nguồn nhân lực và cải cách hành chính Phát triển toàn diện các lĩnh vực xã hội; tăngcường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường; củng cố vững chắc quốc phòng, an ninh;không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân Phấn đấu xâydựng Phú Thọ trở thành một trong những tỉnh phát triển hàng đầu của vùng Trung du vàmiền núi Bắc Bộ

Với phương trâm khai thác có hiệu quả các tiềm năng và lợi thế so sánh của tỉnh,trong thời gian qua tỉnh Phú Thọ đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn, mởrộng cửa mời gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước cùng đầu tư phát triển các ngànhcông nghiệp có lợi thế về nguyên liệu tại chỗ, có khả năng thu hồi vốn nhanh và đạthiệu quả cao, tập trung vào 4 nhóm ngành có lợi thế so sánh là: Công nghiệp chế biếnnông, lâm sản, thực phẩm; khai khoáng, hoá chất, phân bón; sản xuất vật liệu xây dựng

và công nghiệp sản xuất hàng may mặc, hàng tiêu dùng

Tóm lại :

Phú Thọ nằm ở vị trí đắc địa, có hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt vàđường sông, là cầu nối giao lưu kinh tế - văn hoá - khoa học kỹ thuật giữa các tỉnh

Trang 5

đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh miền núi Tây Bắc, là nơi trung chuyển hàng hóa thiếtyếu của các tỉnh miền núi phía Bắc.

Phú Thọ là tỉnh có tiềm năng rất lớn về phát triển rừng Địa hình hầu hết là đồinúi thấp, độ dốc không quá lớn rất phù hợp với việc trồng, bảo vệ và khoanh nuôirừng Đất đai phù hợp với nhiều loại cây trồng như: keo, mỡ, bồ đề, trám, luồng…lượng mưa lớn, độ ẩm không khí cao là điều kiện lý tưởng cho cây rừng phát triển.Vớiquỹ đất lâm nghiệp chiếm 55,3% diện tích tự nhiên, trong đó: rừng tự nhiên: 65.164,6

ha, rừng trồng: 119.224,4 ha nhiều năm duy trì độ che phủ của rừng trên 50%, sảnlượng gỗ có thể khai thác hàng năm trên 300.000 m3 Trong đó chủ yếu là các loại keo,

bồ đề, bạch đàn, mỡ… và trên 3,0 triệu cây tre, vầu, nứa Đây là nguồn nguyên liệuphong phú cho công nghiệp chế biến gỗ

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ phát triển ổn định Dân số chủ yếutập trung ở nông thôn (chiếm 84,96 %), dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh cao,(chiếm 60,17 %) Lao động đã qua đào tạo chiếm tỷ lệ thấp (17% là công nhân kỹ

thuật); hiện nay đang thiếu những cán bộ quản lý doanh nghiệp giỏi và công nhân, kỹ thuật lành nghề Như vậy rất cần có những lớp đào tạo, tập huấn chuyển giao kỹ thuật

để nâng cao tay nghề cho người lao động

Từ lâu trên địa bàn đã có ngành công nghiệp chế biến gỗ, đặc biệt gần đây các

cơ sở chế biến gỗ bóc, gỗ xẻ thanh quy mô hộ gia đình phát triển nhanh và tự phát tạicác huyện có nhiều rừng trồng Không chỉ tại các huyện Đoan Hùng, Hạ Hòa, ThanhSơn, nơi có vị trí thuận lợi và nguồn nguyên liệu dồi dào mà nhiều xã ở Lâm Thaocũng có cơ sở chế biến gỗ Tuy vậy sự phát triển của nghề chế biến gỗ rừng trồng, lâunay có thực tế là thiếu quy hoạch và phát triển tự phát Điều này thể hiện đó là, làmchế biến gỗ phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường, thị trường có nhu cầu sản phẩm gì, thìlàm cái ấy, giá cả, chủng loại, khối lượng sản phẩm phụ thuộc hoàn toàn và khi thịtrường không có nhu cầu nữa, thì đóng cửa! Sở dĩ có tình trạng này do bởi nguyênnhân ngành nghề chế biến gỗ của tỉnh Phú Thọ trang thiết bị còn hạn chế, công nghệlạc hậu, sản phẩm chưa đa dạng Tổng thể ngành chế biến gỗ ở Phú Thọ hiện nay chủyếu phát triển xẻ thanh, nan và ván bóc là chủ đạo

Tiềm năng nguyên liệu gỗ rừng trồng ở Phú Thọ là rất lớn, nhưng công nghiệpchế biến, sử dụng gỗ rừng trồng chưa phát triển, hiệu quả sử dụng nguyên liệu gỗ thấp,chưa mang lại thu nhập xứng đáng cho người trồng rừng và góp phần phát triển kinh tế

Trang 6

đại phương Gỗ chủ yếu được sử dụng ở dạng thô (chủ yếu bán gỗ tròn cho các nhàmáy giấy), các cơ sở thu mua gỗ làm nguyên liệu băm dăm gỗ xuất khẩu, một phầnkhông lớn làm nguyên liệu gỗ bóc Một trong những hướng sử dụng gỗ hợp lí đó làdùng gỗ để sản xuất ván ghép thanh

Từ những lý do nêu trên, việc lựa chọn dự án: “ Ứng dụng tiến bộ khoa học và

công nghệ xây dựng mô hình sản xuất ván ghép thanh từ nguồn nguyên liệu gỗ rừng

trồng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” là cần thiết và có tính khả thi cao Công nghệ sản

xuất ván ghép thanh góp phần sử lý nguồn phế thải - phụ phẩm lâm nghiệp (cả sau thuhoạch lẫn sau chế biến), giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao hiệu quả sử dụng gỗrừng trồng (gỗ Keo, gỗ Xoan tại Phú Thọ), ngoài ra thu hút tạo thêm việc làm ổn địnhcho nguồn lao động dồi dào tại địa phương, góp phần phát triển kinh tế vùng nôngthôn miền núi

10 Tính tiên tiến và thích hợp của công nghệ được ứng dụng, chuyển giao:

10.1 Đặc điểm công nghệ sản xuất ván ghép thanh

Ván ghép thanh là loại ván được hình thành từ việc dán ghép các thanh có kíchthước nhỏ lại với nhau nhờ chất kết dính trong điều kiện nhất định, tạo thành nhữngtấm ván có kích thước lớn hơn, khả năng sử dụng cao hơn Ván ghép thanh được sảnxuất theo nhiều phương pháp khác nhau dẫn đến ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩmcũng khác nhau, ảnh hưởng đến sự co rút giữa các thanh ghép, sự liên kết của cácthanh ghép, ảnh hưởng đến khả năng ổn định của ván dẫn đến hiện tượng cong vênhcủa ván ghép hay hiện tượng bong mối ghép do nội lực co rút của thanh ghép sinh ra

Để ván được ổn định thì vấn đề triệt tiêu nội lực là cần thiết Phương pháp ghép vàviệc quan tâm đến vị trí của thanh ghép trong tấm gỗ là một trong các giải pháp đểkhắc phục những nhược điểm trên

Để ghép các thanh thành phần người ta có rất nhiều phương pháp khác nhau.Theo A.H.kИpΛΛOB có một số dạng ghép sau :

Ghép đối xứng vòng năm theo phương tiếp tuyến

Ghép đối xứng vòng năm theo phương xuyên tâm

Trang 7

Ghép các thanh thành phần theo liên kết ngón

Ghép đối xứng vòng năm theo phương xuyên tâm

Quy trình công nghệ sản xuất ván ghép thanh

Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, trong quy trình công nghệ sản xuất có một số yêucầu bắt buộc sau:

- Các thanh thành phần phải gia công đúng quy cách

- Đảm bảo độ kín khít khi xếp các thanh ghép

- Xếp các thanh ghép liền nhau theo phương pháp đối xứng vòng năm

- Hai thanh ghép liền kề nhau không được trùng mạch ghép

- Chiều dài thanh ghép không hạn chế tuỳ thuộcvào khả năng tận dụng của gỗ,thông thường chiều dài từ 170-1200mm

10.2 Xuất xứ của công nghệ dự kiến chuyển giao

Thực hiện chủ trương của Nhà nước về việc đóng cửa rừng tự nhiên, trong nhữngnăm gần đây, Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng – Viện Khoa học Lâm nghiệp ViệtNam với đội ngũ các chuyên gia có bề dày kinh nghiệm trong nghiên cứu, đã tập trung

Sấy thanhGia công thanh

Cắt ngắnPhay ngón

Tráng keo

Ghép ngang

Xử lí sản phẩm

Trang 8

nghiên cứu công nghệ chế biến sử dụng hiệu quả hợp lý gỗ rừng trồng Các công trìnhnghiên cứu đó đã được hội đồng nghiệm thu các cấp nghiệm thu và đánh giá đạt loạikhá trở lên Cụ thể một số công trình nghiên cứu liên quan đến xây dựng qui trình kỹthuật sản xuất ván ghép thanh từ gỗ rừng trồng Viện đã thực hiện đó là:

Đề tài trọng điểm cấp bộ: Nghiên cứu công nghệ bảo quản, chế biến gỗ rừng

trồng, 2002 – 2005 Một trong số các kết quả nghiên cứu đề tài đã đạt được đó là: Xác

định được các thông số tính chất nguyên liệu của gỗ Hông, gỗ Thông và gỗ Bạch đàntrắng để làm ván ghép thanh Nghiên cứu sử dụng ván ghép thanh tạo sản phẩm đồmộc Xây dựng quy trình công nghệ sản xuất ván ghép thanh

Đề tài cấp Nhà nước KC.06.05.NN: Nghiên cứu các giải pháp công nghệ phát

triển nguyên liệu gỗ cho xuất khẩu Kết quả nghiên cứu đã xây dựng quy trình kỹ thuật

sản xuất ván ghép thanh từ gỗ Keo lai, Keo tai tượng, Keo lá tràm, gỗ Tếch, gỗ Thôngnhựa

Đề tài cấp bộ: Xác định tính chất nguyên liệu gỗ rừng trồng phục vụ công nghiệpdăm, ghép thanh với Keo và Bạch đàn, 2000 – 2002 Đối tượng nghiên cứu của đề tài

là Keo lá tràm, Keo lai, Bạch đàn Urophylla Kết quả đề tài đã xác định được tính chấtcông nghệ của cây gỗ làm nguyên liệu sản xuất ván ghép thanh và ván dăm phục vụ đồmộc Xác định được tuổi hợp lý nhất của cây gỗ làm nguyên liệu sản xuất ván ghépthanh và ván dăm Xác định được tỷ lệ tiêu hao nguyên liệu khi sản xuất các sản phẩmván ghép thanh và ván dăm

Kinh nghiệm về tập huấn chuyển giao công nghệ chế biến gỗ rừng trồng

Cùng với các kết quả nghiên cứu, Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng cũng đẩymạnh việc chuyển giao các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất Viện đã tiếnhành mở nhiều khóa tập huấn chuyển giao công nghệ, cụ thể:

- Năm 2013 – 2014, chuyển giao công nghệ thuộc dự án: Xây dựng mô hình sấy

gỗ tại tỉnh Hà Giang Dự án do Bộ khoa học và Công nghệ là cơ quan chủ quản Một sốkết quả nổi bật Viện đã thực hiện trong dự án đó là: Tham gia điều tra khảo sát để lựachọn địa điểm xây dựng mô hình dự án, tư vấn về thiết bị và giám sát lắp đặt thiết bị hệthống lò sấy gỗ có chế độ sấy được điều khiển, giám sát tự động Đào tạo kỹ thuật viêncho cơ sở (04 kỹ thuật viên), tập huấn cho người lao động (50 người) và chuyển giaomột số quy trình kỹ thuật như: Quy trình kỹ thuật phân loại gỗ xẻ trước khi sấy (15người) , Quy trình kỹ thuật xếp gỗ vào lò sấy và tháo dỡ đưa gỗ ra khỏi lò sấy (15

Trang 9

người), Quy trình kỹ thuật sấy gỗ rừng trồng (gỗ Keo) (15 người); Quy trình kỹ thuậtđánh giá chất lượng gỗ sau khi sấy (15 người) Sau các khóa tập huấn chuyển giaocông nghệ, đơn vị tiếp nhận chuyển giao (Cty cổ phần phát triển Xín Mần) và các họcviên tham gia lớp tập huấn đã hoàn toàn làm chủ được công nghệ chuyển giao Trongquá trình triển khai thực hiện dự án, Viện đã phối hợp chặt chẽ với đơn vị chủ trì vàđược Bộ Khoa học công nghệ cũng như Sở KHCN Hà Giang đánh giá rất cao.

- Năm 2015, tập huấn chuyển giao công nghệ: Kỹ thuật xẻ gỗ rừng trồng tại Hộinông dân Việt Nam cho 20 người lao động là bà con nông dân tại các xưởng xẻ ở khuvực phía bắc

- Đã tiến hành mở 02 lớp tập huấn (năm 2013) về Kỹ thuật bảo quản, chế biến

gỗ rừng trồng: 01 lớp tại Vĩnh Phúc và 01 lớp tại Tuyên Quang Mỗi lớp đã tập huấncho 30 học viên/01 lớp

- Mở 01 lớp tập huấn (năm 2012) cho 30 học viên của 02 tỉnh Thái Bình và HảiPhòng tại Thái Xuyên – Thái Thụy – Thái Bình về: Kỹ thuật bảo quản nguyên liệu sảnxuất hàng thủ công mỹ nghệ của làng nghề

Sau khi tập huấn, các cơ sở nhận chuyển giao công nghệ và học viên tham gia lớptập huấn đã hoàn toàn làm chủ được công nghệ chuyển giao, đã giúp sử dụng hiệu quả

và nâng cao giá trị sử dụng từ đó nâng cao giá trị kinh tế của gỗ rừng trồng

10.3 Tính tiên tiến của công nghệ dự kiến chuyển giao

- Nguyên liệu để sản xuất ván ghép thanh chủ yếu từ gỗ có kích thước nhỏ Cóthể sử dụng những thành gỗ xẻ có chiều dài từ 15 – 20 cm để nối ghép dài với nhau

Do đó sẽ tận dụng được triệt để nguồn nguyên liệu gỗ rừng trồng có kích thước nhỏ

- Tạo ra được sản phẩm có kích thước lớn như mặt bàn, cánh cửa, cánh tủ,…Khắc phục được nhược điểm kích thước nhỏ của nguyên liệu gỗ rừng trồng

- Ván ghép thanh ổn định về kích thước do đó hạn chế được sự nhược điểm về

mo móp, cong vênh của gỗ rừng trồng

- Linh động khi liên kết và lắp ghép

- Với loại ván ghép thanh không phủ mặt, giữ được vẻ đẹp tự nhiên mà người

sử dụng ưa thích của gỗ

- Với loại ván ghép thanh có phủ mặt thì không yêu cầu cao về chất lượngnguyên liệu như kích thước mắt, mục, mọt, nứt bề mặt, do đó sẽ tận dụng được triệt

Trang 10

để nguồn nguyên liệu, đặc biệt như gỗ xẻ gỗ Keo thường có nhiều mắt sống, mắt chếtvới kích thước mắt lớn.

Một trong những yêu cầu của thị trường về nguyên liệu là trên 1 thanh gỗ xẻ cóchiều dài 45 – 50 cm trở lên, đường kính mắt sống trên thanh gỗ xẻ đó phải nhỏ hơn 2

cm Một trong những hạn chế của gỗ rừng trồng nói chung là có nhiều mắt (nhất là gỗKeo) Do đó khi xẻ gỗ rừng trồng, rất nhiều thanh gỗ xẻ gỗ rừng trông có chiều dài từ

45 – 50 cm trở lên nhưng lại có đường kính mắt sống trên thanh gỗ xẻ lớn hơn 2 cm

Số lượng gỗ xẻ có chiều dài 45 – 50 cm đáp ứng được yêu cầu về khuyết tật mắt chỉchiếm tỷ lệ khoảng 40-50% khối lượng gỗ xẻ gỗ rừng trồng của các hộ dân có thể cungcấp Ván ghép thanh có thể nối dài các thanh gỗ xẻ có chiều dài 15 – 20 cm, do đónhững thanh gỗ xẻ dài 45 – 50 cm có đường kính mắt sống lớn hơn 2 cm, khi thu mua

về và cắt loại bỏ phần mắt đó Mặt khác về mặt công nghệ, với kỹ thuật tạo ván ghépthanh có thể lựa mặt thanh ghép có kích thước mắt lớn để làm cạnh khi ghép ngang,khi đó bề mặt tấm ván ghép thanh sẽ không còn mắt hoặc nếu còn thì đường kính mắt

đã nhỏ đi vì mắt đã được che dấu vào mối ghép ngang Ngoài ra ván ghép thanh còn

có loại phủ mặt, đối với loại ván phủ mặt này thì không yêu cầu cao về khuyết tậtnguyên liệu như mắt, mục, mọt, nứt….Như vậy nếu có dây chuyền sản xuất ván ghépthanh thì có thể thu mua tận dụng nguyên liệu gỗ rừng trồng (gỗ Keo, gỗ mỡ, gỗ Bồđề, ) dồi dào được nhiều hơn với giá thu mua rẻ hơn, phù hợp vời gỗ rừng trồng vùngPhú Thọ, người dân thêm thu nhập

10.4 Tính thích hợp của công nghệ áp dụng

- Công nghệ áp dụng khai thác được thế mạnh về nguồn nguyên liệu tại chổ củađịa phương, tận thu được nguồn nhiên liệu là phế phụ phẩm lâm nghiệp, thiết bị dễ vậnhành phù hợp với điều kiện chất lượng nguồn nhân lực của địa phương Các công nghệ

dự kiến áp dụng phù hợp với điều kiện tự nhiên, phù hợp với điều kiện của dân, vớitrình độ dân trí, phong tục tập quán, phù hợp với điều kiện kinh tế vùng dự án và phùhợp với chiến lược quy hoạch, kế hoạch phát triển của tỉnh

II MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG ÁN TRIỂN KHAI DỰ ÁN

11 Mục tiêu:

11.1.Mục tiêu chung:

Ngày đăng: 19/04/2018, 15:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w