Vẽ sơ đồ và trình bày các bước của chu trình phát triển chương trình giáo dục?Các bước phát triển chương trình giáo dụcViết mục tiêu chuẩn đầu ra của một môn học tùy chọn?Đánh giá chương trình môn học tùy chọn theo 3 tiêu chí
Trang 2chu trình phát triển chương trình giáo dục?
- Chương trình học bao gồm các môn học chủ yếu trong 5 lĩnh vực lớn Như: 1)tiếng mẹ đẻ và ngữ pháp, văn chương và viết; 2) toán học; các môn khoahọc; 4) lịch sử; 5) ngoại ngữ
- Chương trình học gồm toàn bộ kiến thức của các môn học Giáo dục được xem như một quá trình nhằm giúp người học nắm bắt các nội dung kiến thức cấutạo nên các môn học
- Chương trình học là một hệ thống khóa học hay môn học cần phải có được tốt nghiệp hoặc được cấp chứng nhận đã học xong một ngành học
- Chương trình học gồm các môn học cố định như ngữ pháp, đọc, logic, hùngbiện, toán và các môn học tinh túy của thế giới phương Tây
Định nghĩa chương trình học như là một sản phẩm đã hoàn thiện đã không làmthỏa mãn các nhà giáo dục tham gia phát triển chương trình học Vào đầu thế kỉnày, sự phát triển mạnh mẽ của thông tin đã hàm ý rằng kiến thức không chỉ nằmtrong phạm vi các tài liệu in ấn Với sự phổ biến kiến thức thông qua các phươngtiện công nghệ, việc xác định những gì cấu tạo nên kiến thức thiết yếu là không dểdàng
Trang 3Trong những giai đoạn phát triển tiếp theo, yêu cầu của sự phát triển kinh tế xãhội, nhiều môn học mới được đưa thêm vào chương trình giáo dục, sự khác biệtgiữa người học đã trở nên rõ rệt hơn đối với giáo viên và các nhà quản lí, địnhnghĩa về chương trình giáo dục bắt đầu được mở rộng Các chuyên gia trong lĩnhvực thiết kế chương trình giáo dục bắt đầu phân loại các chương trình giáo dụckhác nhau : CTGD cho khối cơ bản, khối kĩ thuật, khối thực hành, v.v.
Nhiều tác giả cũng cho rằng chương trình giáo dục không phải là sản phẩmđược dùng lâu dài mà có tính phát triển liên tục, chẳng hạn:
- “ Chương trình giáo dục là một chuổi những kinh nghiệm được nhà trường phát triển nhằm giúp người học tăng cường tính kỹ luật, phát triển năng lực tư duy
và hành động”
- “Chương trình giáo dục bao gồm tất cả các kinh nghiệm có được của ngườihọc dưới sự dẫn dắt của nhà trường”
- “CTGD gồm tất cả những gì người học có được từ một CTGD nhằm đạt Các mục đích và mục tiêu của nó CTGD được xây dựng theo khung lý thuyết vànghiên cứu hoặc những thực tiễn nghề nghiệp trong quá khứ hay hiện tại”
Đến giữa những năm 50 của thế kỷ trước, ảnh hưởng của xã hội tới nhàtrường ngày càng rõ hơn, và HS không chỉ học được những gì có trong trường học
mà còn tiếp nhận nhiều kinh nghiệm phong phú trong đời sống xã hội Do vậy, địnhnghĩa về CTGD được mở rộng hơn, không chỉ đơn thuần là những nội dung họcđược trong nhà trường, chẳng hạn:
- “CTGD là tất cả các hoạt động học tập của người học và được kế hoạch hóa bởi trường học nhằm đạt được những mục đích của giáo dục.”
- “CTGD là một kế hoach nhằm cung cấp những cơ hội học tập để đạt được những mục đích, mục tiêu cụ thể cho một nhóm đối tượng và ở một nhà trường nàođó”
Vào những năm 1960 và tiếp tục sang thế kỷ XXI, người ta quan tâm nhiềuhơn đến hiệu quả của CTGD, Ví dụ:
- CTGD không chỉ quan tâm đến những gì người học phải làm trong quá trình học tập, mà còn là những gì học sẽ học được từ những việc làm đó CTGDquan tâm đến những kết quả cuối cùng
- CTGD là những hoạt động học tập được hoạch định và chỉ đạo bởi nhà
Trang 4trường nhằm giúp người học phát triển năng lực cá nhân và xã hội một cách liêntục.
Cho đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau trong việc định nghĩa vềCTGD Sự khác nhau đó tùy thuộc vào quan niệm giáo dục của các nàh nghiên cứu
và các nhà thực hành khi suy nghĩ và thiết kế chương trình
Mặc dù định nghĩa về chương trình giáo dục luôn thay đổi do tác động của
xã hội với những bước tiến khổng lồ về khoa học kỹ thuật và công nghệ, hiện nayCTGD được xem như là tập hợp các mục tiêu và giá trị có thể được hình thành ởngười học thông qua các hoạt động được kế hoạch hóa và tổ chức trong nhà trường,gắn liền với đời sống xã hội Mức độ đạt mục tiêu ấy là thể hiện tính hiệu quả củamột CTGD phụ thuộc vào đối tượng người học của CTGD đó
Ngày nay, quan niệm về CTGD đã rộng hơn, đó không chỉ là việc trình bàymục tiêu cuối cùng và bảng danh mục các nội dung giảng dạy Chương trình vừacần cụ thể hơn, bao quát hơn, vừa là một phức hợp bao gồm các bộ phận cấu thành:
- Mục tiêu học tập
- Phạm vi, mức độ và cấu trúc nội dung học tập
- Các phương pháp, hình thức tổ chức học tập
- Đánh giá kết quả học tập
Như vậy, cấu trúc của CTGD bao gồm hai thành phần chính:
Thứ nhất là sự hình dung trước những thành tích mà người học sẽ đạt được saumột thời gian học tập
Thứ hai là cách thức, phương tiện, con đường, điều kiện để mong muốn đó trở thành hiện thực
Có thể xem định nghĩa sau đây đã bao hàm được những ý đó:
Chương trình giáo dục là sự trình bày có hệ thống một kế hoạch tổng thể cáchoạt động giáo dục trong một thời gian xác định, trong đó nêu lên các mục tiêu họctập mà người học cần đạt được, đồng thời xác định rõ phạm vi, mức độ nội dunghọc tập, các phương tiện, phương pháp, cách thức tổ chức học tập, cách đánh giákết quả học tập v.v nhằm đạt được các mục tiêu học tập đề ra (Nguyễn Hữu Chí,Viện KHGD 2002)
Như vậy, những thành phần cơ bản của một chương trình giáo dục có thể là
- Nhu cầu đào tạo
- Mục đích, mục tiêu đào tạo
Trang 5- Nội dung đào tạo
- Phương thức đào tạo
- Các hình thức tổ chức hoạt động đào tạo
- Các hình thức kiểm tra đánh giá kết quả đào tạo
2 Phát triển chương trình
Phát triển chương trình giáo dục là một quá trình liên tục nhằm hoàn thiệnkhông ngừng chương trình giáo dục Theo quan điểm này chương trình giáo dục làmột thực thể không phải được thiết kế một lần và dùng cho mãi mãi mà được pháttriển, bổ sung, hoàn thiện tùy theo sự thay đổi của trình độ phát triển kinh tế - xãhội, của thành tựu khoa học, kỹ thuật và công nghệ, và cũng theo yêu cầu của thịtrường phát triển lao động
Nếu xem phát triển chương trình giáo dục là một quá trình liên tục nó sẽ cómột số bước cơ bản sau:
Theo sơ đồ trên các yếu tố tác động qua lại lẫn nhau và phải xem xét từng yếu
tố trong mối tác động của các yếu tố khác, cụ thể như sau:
Bước 1 Phân tích nhu cầu
Sơ đồ: Các bước phát triển chương trình giáo dục
Trang 61. Nhu cầu phát triển chương trình khóa học/ bậc học
a. Xu thế phát triển của xã hội nói chung
- Việt Nam đang hội nhập với thế giới trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu hóa,khoa học, công nghệ, có những tiến bộ nhảy vọt; Tri thức nhân loại tăng theo cấp
số nhân và với sự hỗ trợ của Internet trở thành tài sản chung; nhiều vấn đề màg tínhtoàn cầu đòi hỏi sự hợp tác của tất cả các nước (biến đổi khí hậu, bệnh dịch, anninh lương thực…)
- Tình hình chính trị trong nước ổn định, các giá trị văn hóa, tinh thần được gìn giữ, phát huy
- Kinh tế tăng trưởng cao, nhưng vẫn còn các yếu tố gây bất ổn
- Nhu cầu về nguồn nhân lực ngày càng lớn, nhu cầu học đại học trong thanh niên ngày càng cao
- Nghị quyết số 29 - NQ/TW “về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” bắt đầu đi vào cuộcsống
- Bắt đầu hình thành những đặc trưng của một xã hội học tập, nơi con người được tạo điều kiện học tập suốt đời
b. Trình độ phát triển của công nghệ nói chung, CNTT & TT nói riêng, khả năng sử dụng thành tựu của CNTT & TT vào đào tạo và nghiên cứu ngành học:
- Máy tính, máy tính cá nhân, mấy tính nối mạng truy cập Internet, các phần mềm học tập, thí nghiệm ảo…
- Các nguồn dữ liệu mở
- Bảng thông minh kết nối máy tính
- World Wide Wed kết nối với xa lộ thông tin trên mạng
- Các thiết bị khác như Interactive Video, Digital Camera…
c. Xu thế phát triển của ngành học, bậc học
- Tính liên ngành
- Những công nghệ được sử dụng trong ngành
- Các công trình nghiên cứu mới nhất
d. Đặc điểm về người học trong xã hội đương đại được nghiên cứu trong các lĩnh vực sau:
Trang 7- Nhu cầu về ngành học
- Nhu cầu về kỹ năng nghề nghiệp
- Nhu cầu phát triển cá nhân, liên nhân cách
- Nhu cầu rèn luyện kỹ năng tư duy bậc cao
- Nhu cầu rèn luyện các kỹ năng hàn lâm cơ bản
- Nhu cầu về các giá trị khoa học xã hội, nhân văn và tự nhiên
2. Nhu cầu phát triển chương trình một môn học
Để phát triển chương trình môn học, việc phân tích nhu cầu nhằm tới các đối tượng sau:
a) Mối quan hệ giữa môn học với mục tiêu, chuẩn đầu ra của cả chương trình Mỗi môn học là một bộ phận cấu thành của cả chương trình giáo dục
Những mối quan hệ giữa các môn học với các môn học khác trong chương
trình giáo dục, với các hoạt động của người học trong và ngoài lớp học được hoạchđịnh càng chặt chẽ, khoa học bao nhiêu thì hoạt động giảng dạy, học tập càng cóhiệu quả bấy nhiêu Do vậy, khi thiết kế chương trình một môn học, việc quan trọng
là phải nghiên cứu mối quan hệ của nó với các môn học khác trong chương trìnhcủa cả khoá đào tạo
Để làm việc này, giáo viên phải nghiên cứu chương trình môn học, chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn học, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo các loại; đồngthời tìm hiểu các môn học gần gũi với khả năng hỗ trợ tốt môn học (Ngữ văn, lịch
sử, địa lý…) Quá trình nghiên cứu sẽ giúp giáo viên trả lời các câu hỏi sau:
- Để học tốt môn học, người học cần những kiến thức, kĩ năng, thái độ gì trướcđó?
- Những nội dung nào của môn học có thể tích hợp với môn học khác?
- Những nội dung nào của môn học có thể tích hợp với mục tiêu giáo dục?
- Sau khi học xong môn học, người học có thể có những kiến thức, kĩ năng, thái độ như thế nào?
- Người học có thể dùng những kiến thức, kĩ năng ấy để làm gì khi học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động?
Những thông tin này giúp nhà thiết kế chương trình xác định được vị trí của môn học trong cả chương trình của một bậc học, và giúp xác định được những yêucầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng để có thể học lên hay đi vào cuộc sống lao động.b) Những thông tin về người học
Trang 8Một môn học được dạy - học thành công, có hiệu quả khi người thiết kế có đầy đủ thông tin về người học.
- Kiến thức trước khi bắt đầu môn học
Việc tìm hiểu, phân tích kiến thức nền của người học đủ để tiếp thu môn họcmới là rất cần thiết trước khi dạy môn học cũng như thiết kế một môn học mới Bắtđầu một môn học bằng những kiến thức quá xa lạ, hoặc bằng những kiến thức mà
đa số người học đã biết đều gây hậu quả xấu như nhau, hoặc hoang mang, lo sợhoặc thất vọng, chán nản
Nếu có đầy đủ các thông tin về kiến thức đầu vào của người học, giáo viên
sẽ có chiến lược phù hợp trong việc thiết kế chương trình môn học, hoặc sẽ có kếhoạch dạy học môn học phù hợp nhất với một đối tượng cụ thể
- Những mong đợi của người học đối với môn học
Tìm hiểu những mong đợi của sinh viên đối với môn học, sẽ giúp giáo viên hoặc người thiết kế điều chỉnh nội dung môn học nếu có thể, hoặc sẽ có những biệnpháp phù hợp để điều chỉnh những mong đợi của họ
c) Tính hữu dụng của môn học để học tiếp ở bậc cao hơn hoặc sử dụng trong cuộc sống
d) Bối cảnh dạy học
- Đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương nơi trường đóng
- Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ dạy học môn học hiện có trong nhà trường
e) Những ưu tiên của cơ sở đào tạo
- Đặc thù địa phương,
- Dân tộc
Bước 2 Xác định mục đích, mục tiêu, chuẩn đầu ra
1. Phân biệt mục đích, mục tiêu, chuẩn đầu ra
Trang 9Mục đích của chương trình giáo dục là sự diễn đạt khái quát cái đích chungnhất của chương trình giáo dục phải đạt tới định hướng cho toàn bộ quy trình đàotạo về năng lực chuyên môn, phẩm chất hành vi.
Mục tiêu đào tạo là sự mô tả cụ thể những gì người học có khả năng thựchiện được sau khi hoàn tất một khóa học hay môn học
Mục đích của chương trình giáo dục chưa cho ta một hình mẫu cụ thể củangười sinh viên sau khi ra trường, nhưng đã xác định những phương hướng cơ bảntrong thiết kế chương trình giáo dục
Mục tiêu của chương trình giáo dục, của từng nhóm môn học, của mỗi mônhọc là sự diễn giải của mục đích chương trình giáo dục, sự diễn giải này có mức độ
cụ thể hóa khác nhau
Đối với nhóm môn học, từng môn học có mục tiêu chung (generalobjectives) còn đối với từng chương, từng bài cụ thể chúng ta có mục tiêu cụ thể(đặc thù – specific - objectives) Đặc trưng của loại mục tiêu này là có thể địnhlượng được, quan sát được và đánh giá đo lường được qua quá trình thay đổi hành
vi của người học trong các lĩnh vực nhận thức, kỹ năng, tình cảm/ thái độ
- Mục tiêu chương trình giáo dục được xác định theo 3 lĩnh vực sau:
+ Mục tiêu nhận thức
+ Mục tiêu tình cảm
+ Mục tiêu tâm lý học vận động
a) Mục tiêu nhận thức
B Bloom và cộng sự đã đề xuất thang nhận thức như sau:
Biết - Nhận thức ở mức này liên quan tới kiến thức về (1) những đặc thù
(specifics), thí dụ, những sự kiện đặc thù, những thuật ngữ; (2) con đường, giảipháp có liên quan tới những đặc thù đó, như các chuỗi sự kiện, trào lưu, bảng phânloại, các phạm trù, các tiêu trí và phương pháp luận và (3) các phổ niệm, sự kiệntrừu tượng, như các nguyên lý, các định luật, cấu trúc Thí dụ, sinh viên phải gọitên ngọn núi cao nhất của châu Á
Hiểu - Nhận thức ở mức độ này bao gồm những hiểu biết liên quan tới (1) sự
chuyển dịch, (2) thông hiểu (theo kiểu của mình), và (3) suy luận thông tin Thí dụ:khi nêu (bằng lời) những dữ kiện khác nhau của một hình hình học, sinh viên có thể
vẽ chính xác lại được hình đó
Trang 10Áp dụng - Nhận thức ở mức này đòi hỏi sinh viên phải sử dụng được các
khái niệm trừu tượng vào tình huống cụ thể Thí dụ: sinh viên có thể dự báo được
hệ quả của việc rút hết không khí khỏi một thùng rỗng
Phân tích - Nhận thức ở mức độ này đòi hỏi sinh viên biết chia nhỏ một tổng
thể thành các bộ phận và phân biệt được (1) các yếu tố, (2) mối liên hệ qua lại giữacác yếu tố, và (3) nguyên lý tổ chức các yếu tố Thí dụ: khi đưa cho sinh viên mộtvăn bản để đọc, sinh viên phải phân biệt được đâu là sự kiện, đâu là ý kiến củangười viết
Tổng hợp - Nhận thức ở mức độ này liên quan tới việc sắp xếp các bộ phận
với nhau để tạo ra một dạng mới của chính thể, (1) một cuộc giao tiếp trọn vẹn, (2)một kế hoạch hành động hoặc (3) một hệ thống các mối liên hệ trừu tượng Thí dụ,khi nhận một báo cáo về ô nhiễm môi trường, sinh viên có thể đề xuất những cáchthức để thử nghiệm các giả thuyết khác nhau
Đánh giá - Đây là mức cao nhất của thang bậc nhận thức có ngụ ý tới một sự
phức tạp nhất Mục tiêu ở mức này là nhằm sự đánh giá tới (1) những chứng cứ nộitại hay sự kiên định lôgic và (2) những chứng cứ ngoại tại hay sự kiên định vớinhững sự kiện phát triển ở một nơi khác Thí dụ, sinh viên đánh giá được sự sailầm trong một lập luận nào đó
b) Mục tiêu tình cảm
Bao gồm 05 mức độ khác nhau:
1. Tiếp nhận - Ở mức này mục tiêu đề cập tới sự nhạy cảm của sinh viên tới
sự hiện diện của một tác nhân kích thích (stimuli) - bao gồm: 1) sự nhận biết; 2) sẵnlòng tiếp nhận; và 3) có sự chú ý cần thiết Thí dụ, khi nghiên cứu các nền văn hoákhác nhau của phương Đông, sinh viên có nhận thức về các yếu tố thẩm mĩ trongtrang phục, nội thất, kiến thức
2. Hồi đáp - Mục tiêu tình cảm ở mức này có ngụ ý tới sự chú ý tích cực của
sinh viên tới các tác nhân kích thích như: 1) sự chấp nhận; 2) vui lòng hồi đáp; và3) sự hài lòng Thí dụ, sinh viên thể hiện sự hứng thú về chủ đề một cuộc tròchuyện bằng cách tích cực tham gia vào một công trình nghiên cứu
3. Tạo giá trị - Ở mức này mục tiêu ngụ ý tới niềm tin và thái độ của sinh
Trang 11viên về các giá trị Nó được thể hiện ở: 1) sự chấp nhận; 2) sự ưa thích; và 3) sựcam kết Thí dụ, sinh viên có quan điểm rõ ràng về ưu điểm và nhược điểm củanăng lượng nguyên tử.
4. Sự tổ chức - Ở mức này mục tiêu ngụ ý tới sự khao khát về giá trị và niềm
tin, bao gồm: 1) khái niệm hoá các giá trị; và 2) tổ chức hệ thống giá trị Thí dụ,sinh viên tự đánh giá trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ các nguồn lực tựnhiên
5. Đặc trưng hoá - Đây là mức cao nhất trong bậc tình cảm Mục tiêu ở mức
này liên quan tới hành vi tác động tới: 1) Khái quát hoá hệ thống giá trị và đặctrưng hoá hay triết lý cuộc sống Thí dụ, sinh viên tự xây dựng cho mìnhmột quytắc cho cuộc sống cá nhân và với tư cách là một công dân trên cơ sở các nguyên tắcđạo lý
c) Mục tiêu tâm lý học vận động
Bao gồm 06 mức độ khác nhau:
1. Vận động phản xạ - Mục tiêu ở mức này bao gồm: 1) các phản xạ phân
đoạn (segmental reflexs) (bao gồm cả phản xạ cột sống); 2) các phản xạ liên đoạn.Thí dụ, sau khi tham gia vào một hoạt động, sinh viên có thể co cơ bắp của mình
2. Vận động cơ bản - Mục tiêu ở mức này ngụ ý tới hành vi có liên quan tới:
1) đi (bộ); 2) chạy; 3) nhẩy; 4) đẩy; 5) kéo; và 6) vận dụng các thao tác Thí dụ,sinh viên có thể nhảy qua xào 2 foot (60 cm)
3 Năng lực nhạy cảm - Mục tiêu ở mức này gồm:1) giác quan về bản thể
(phát hiện vị trí của cơ thể, sự vận động của cơ bắp ); 2) thị giác; 3) thính giác; 4)xúc giác; 5) phối hợp các giác quan Thí dụ, sinh viên có thể phân biệt nhóm cáckhối hình theo hình dạng bên ngoài
4 Năng lực thể chất - Mục tiêu ở mức này gồm:1) sức chịu đựng; 2) sức
khoẻ; 3) độ mền dẻo; 4) sự nhanh nhẹn; 5) thời gian phản xạ; và 6) sự khéo léo Thí
dụ, sinh viên phải hít đất tăng 5 lần sau mỗi năm học
5 Các vận động kỹ năng - Mục tiêu ở mức này gồm:1) các trò chơi; 2) các
môn thể thao; 3) các điệu nhảy; 4) các loại hình nghệ thuật Thí dụ, sinh viên cóthể thực hiện các động tác nhào lộn
6 Giao tiếp mạch lạc - Mục tiêu ở mức cao nhất này liên quan tới các vận
động mạch lạc như: 1) dáng người; 2) điệu bộ; 3) nét mặt; và 4) những vận động