1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU TIỀN KHẢ THI DỰ ÁN “Hiện đại hoá ngành Lâm nghiệp và Tăng cường tính chống chịu vùng ven biển”

202 1K 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 202
Dung lượng 4,5 MB

Nội dung

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮTCPMU Ban quản lý dự án trung ương DARD Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn DONRE Sở Tài nguyên và Môi trường FAO Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực của Liên Hợp QuốcF

Trang 1

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU TIỀN KHẢ THI DỰ ÁN

“Hiện đại hoá ngành Lâm nghiệp và Tăng cường tính chống chịu vùng ven biển” Forest Sector Modernization and Coastal Resilience Enhancement Project

(FMCR).

(Ban hành kèm theo Công văn số: 368/BNN-HTQT ngày 11/01/2017

của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Hà Nội, 2017

Trang 2

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU TIỀN KHẢ THI DỰ ÁN

“Hiện đại hoá ngành Lâm nghiệp và Tăng cường tính chống chịu vùng ven biển” Forest Sector Modernization and Coastal Resilience Enhancement Project

(FMCR).

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chủ dự án: Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp

Hà Nội, 2017

Trang 3

MỤC LỤC

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT ix

MỘT SỐ CĂN CỨ PHÁP LÝ CĂN BẢN ĐỂ TIẾP CẬN XÂY DỰNG DỰ ÁN x

ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG xi

TÓM TẮT VỀ DỰ ÁN 1

1.1 Bối cảnh và quá trình hình thành dự án 6

1.1.1 Hiện trạng kinh tế vĩ mô và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2016-2020 6

1.1.2 Khuôn khổ, điều kiện và sự hình thành dự án 8

1.2 Phương pháp tiếp cận của dự án 13

1.2.1 Cách tiếp cận của một số chương trình, dự án về Lâm nghiệp để triển khai các hoạt động đầu tư lâm nghiệp 13

1.2.2 Cách tiếp cận của Dự án FMCR 14

PHẦN II: CƠ SỞ ĐỂ LẬP DỰ ÁN 18

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ TÀI LIỆU SỬ DỤNG 18

1.1 Khuôn khổ luật pháp 18

1.2 Văn bản pháp lý liên quan đến lâm nghiệp 18

1.3 Văn bản liên quan đến quản lý dự án 19

1.4 Văn bản liên quan đến ứng phó với Biến đổi khí hậu vùng ven biển 20

CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG DỰ ÁN 21

2.1 Khái quát đặc điểm các tỉnh vùng dự án 21

2.2 Điều kiện tự nhiên vùng dự án 21

2.2.1 Vị trí địa lý: 21

2.2.2 Khí hậu thuỷ văn 21

2.2.3 Địa mạo, thổ nhưỡng 26

2.2.3.1 Đặc điểm địa mạo 26

2.2.3.2 Đặc điểm thổ nhưỡng 29

2.2.4 Hệ thực vật và động vật rừng ven biển vùng dự án 30

2.2.4.1 Thực vật rừng 30

2.2.4.2 Hệ động vật rừng 31

2.2.5 Hiện trạng sử dụng đất và quản lý, sử dụng tài nguyên rừng ven biển 31

2.2.5.1 Khái quát chung về sản xuất lâm nghiệp, lâm nghiệp các tỉnh vùng dự án 31 2.2.5.2 Hiện trạng sử dụng đất các tỉnh mục tiêu 34

2.2.5.3 Hiện trạng rừng các xã tham gia dự án vùng ven biển 35

2.2.5.4 Hiện trạng tổ chức quản lý rừng vùng dự án 37

2.2.5.5 Bảo vệ rừng ven biển vùng dự án 38

2.2.5.6 Phát triển rừng ven biển 38

2.2.5.7 Sử dụng rừng ven biển 39

Trang 4

2.3 Điều kiện Kinh tế xã hội 39

2.3.1 Dân số và lao động: 39

2.3.2 Tình hình dân tộc và vấn đề giới 40

2.3.3 Tình trạng đói nghèo 41

2.4 Tình hình kinh tế 42

2.4.1 Khái quát tình hình sản xuất nông nghiệp 42

2.4.2 Tình hình phát triển du lịch ở vùng ven biển 44

2.4.3 Tình hình tài chính, ngân hàng 45

2.4.4 Lao động, thu nhập trong các ngành vùng dự án 46

2.5 Hiện trạng về cơ sở hạ tầng 46

2.5.1 Khái quát về tình hình phát triển cơ sở hạ tầng các tỉnh trong vùng dự án 46

2.5.2 Cơ sở hạ tầng vùng ven biển 48

2.5.2.1 Đường giao thông 48

2.5.2.2 Hiện trạng các tuyến đê và các công trình dưới đê 48

2.5.3 Đánh giá chung về cơ sở hạ tầng vùng ven biển 50

2.6 Các chương trình, dự án trọng điểm về lâm nghiệp đã và đang triển khai tại các tỉnh vùng dự án 50

2.7 Đánh giá những thành công và bài học kinh nghiệm trong công tác bảo vệ và phát triển rừng ven biển 53

2.7.1 Những thành công trong công tác bảo vệ và phát triển rừng ven biển 53

2.7.2 Những bài học kinh nghiệm trong công tác bảo vệ và phát triển rừng ven biển 54

CHƯƠNG 3: MỤC TIÊU ĐẦU TƯ, CÁC NHÓM HƯỞNG LỢI, PHẠM VI VÙNG DỰ ÁN 56

3.1 Mục tiêu tổng quát của dự án 56

3.2 Các mục tiêu cụ thể 56

3.3 Các chỉ số của dự án bao gồm 56

3.4 Nhóm hưởng lợi dự án 57

3.5 Phạm vi, quy mô vùng dự án 58

3.5.1 Cơ sở lựa chọn quy mô vùng dự án 58

3.5.2 Tiêu chí chọn vùng mục tiêu đầu tư 59

3.5.3 Quy mô, phạm vi vùng dự án 62

PHẦN III: SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ VÀ LÝ DO SỬ DỤNG VỐN ODA 65

CHƯƠNG 4: SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ, VAI TRÒ VÀ VỊ TRÍ CỦA DỰ ÁN TRONG QUI HOẠCH PHÁT TRIỂN, NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN 65

4.1 Sự cần thiết phải đầu tư 65

Trang 5

4.2 Vai trò và vị trí của dự án trong qui hoạch phát triển 69

4.2.1 Định hướng ngành Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2016-2020 69

4.2.2 Vị trí, vai trò của dự án đối với Chiến lược phát triển ngành lâm nghiệp và đối với Đề án Tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp 69

4.2.3 Vị trí, vai trò của dự án đối với qui hoạch phát triển vùng Đồng bằng Sông Hồng và Miền Bắc Trung bộ 70

4.2.4 Vị trí, vai trò của dự án đối với Chiến lược ứng phó với Biến đổi khí hậu và Tăng trưởng xanh 70

4.2.5 Đánh giá chung về sự phù hợp của dự án đối với chính sách quốc gia, của ngành và của vùng 70

4.3 Các điều kiện thuận lợi và khó khăn khi triển khai dự án 71

4.3.1 Một số điều kiện thuận lợi 71

4.3.2 Một số khó khăn, hạn chế 72

CHƯƠNG 5: LÝ DO SỬ DỤNG VỐN ODA VÀ THẾ MẠNH CỦA NHÀ TÀI TRỢ, ĐÁNH GIÁ CÁC RÀNG BUỘC CỦA NHÀ TÀI TRỢ 75

5.1 Sự phù hợp của dự án đối với các ưu tiên sử dụng vốn ODA của Chính Phủ .75

5.2 Tình hình thu hút và sử dụng vốn ODA trong những năm qua trong Ngành Lâm nghiệp 76

5.3 Kinh nghiệm và khả năng của WB trong các chương trình, dự án WB đã và đang tài trợ cho Việt Nam 77

5.4 Các điều kiện ràng buộc của nhà tài trợ WB 78

5.5 Những điểm khác biệt về thủ tục và khả năng hài hoà 78

PHẦN IV: NỘI DUNG DỰ ÁN 81

CHƯƠNG 6: PHƯƠNG ÁN ĐẦU TƯ THEO CÁC HỢP PHẦN CỦA DỰ ÁN 81

6.1 Hỗ trợ quản lý hiệu quả rừng ven biển 83

6.1.1 Nâng cao hiệu quả lập kế hoạch quản lý tổng hợp không gian vùng ven bờ .84

6.1.2 Nâng cao chất lượng giống cây lâm nghiệp và hợp tác sản xuất thông qua liên kết vùng 85

6.1.3 Định giá rừng và hoàn thiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng khu vực ven biển 87

6.1.4 Các giải pháp tổ chức thực hiện hợp phần 1 88

6.2 Hợp phần 2: Phát triển và phục hồi rừng ven biển 89

6.2.1 Tiểu hợp phần 2.1: Trồng, bảo vệ và quản lý bền vững rừng ven biển 90

6.2.1.1 Rà soát qui hoạch bảo vệ bền vững rừng ven biển và đóng mốc giới cho các chủ rừng ven biển 99

Trang 6

6.2.1.2 Quản lý rừng cộng đồng 99

6.2.1.3 Điều tra đánh giá lập địa và thiết kế trồng rừng và làm giàu rừng 101

6.2.1.4 Trồng và phục hồi rừng ngập mặn 103

6.2.1.5 Trồng và phục hồi rừng trên cạn ven biển 107

6.2.1.6 Phạm vi và mức độ khó khăn của các hoạt động trồng rừng-phục hồi rừng .110

6.2.1.7 Tổ chức thực hiện cung cấp giống trồng rừng và phục hồi rừng 111

6.2.1.8 Trồng cây phân tán 116

6.2.2 Tiểu hợp phần 2.2: Bảo vệ rừng trồng thông qua các giải pháp bảo vệ bờ biển 116

6.2.2.1 Đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng để bảo vệ rừng ven biển .116

6.2.2.2 Đầu tư trang thiết bị, phương tiện cho quản lý, bảo vệ rừng 121

6.3 Hợp phần 3: Tạo lợi ích bền vững, lâu dài từ rừng ven biển 121

6.3.1 Tiểu hợp phần 3.1 Các gói đầu tư tạo lợi ích bền vững, lâu dài từ rừng ven biển 123

6.3.2 Tiểu hợp phần 3.2: Đầu tư cải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng sản xuất 125

CHƯƠNG 7: DỰ TOÁN TỔNG ĐẦU TƯ VÀ PHƯƠNG ÁN ĐẦU TƯ 127

7.1 Tổng vốn đầu tư và phân bổ vốn đầu tư 128

7.2 Đề xuất cơ chế tài chính trong nước, phân tích khả năng bố trí nguồn lực, trả nợ của các tỉnh tham gia dự án 131

CHƯƠNG 8 QUẢN LÝ, GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN 134

8.1 Tổ chức quản lý, thực hiện dự án 134

8.2 Tư vấn hỗ trợ kỹ thuật 135

8.3 Nâng cao năng lực 136

8.4 Giám sát, đánh giá 136

8.5 Mua sắm trang thiết bị, phương tiện 140

8.6 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ 140

8.7 Khung thời gian và tiến độ thực hiện dự án 144

CHƯƠNG 9 CÁC GIẢI PHÁP VỀ TÀI CHÍNH VÀ MUA SẮM, ĐẤU THẦU .147

9.1 Các giải pháp về tài chính 147

9.1.1 Cơ sở pháp lý của cơ chế quản lý tài chính dự án 147

9.1.2 Vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan trong quản lý tài chính 148

9.1.3 Lập kế hoạch tài chính 150

9.1.4 Quản lý tài chính và giải ngân dự án 151

9.1.5 Báo cáo tài chính 152

9.1.6 Kế toán dự án 152

Trang 7

9.1.7 Kiểm toán dự án 153

9.1.8 Quyết toán vốn đầu tư dự án 153

9.2 Thủ tục mua sắm và đấu thầu dự án 154

9.2.1 Chính sách của Ngân hàng thế giới 154

9.2.2 Kế hoạch mua sắm 155

9.2.2.1 Phân cấp thực hiện kế hoạch mua sắm 155

9.2.2.2 Tổ chức thực hiện công tác mua sắm 156

PHẦN V: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN 159

CHƯƠNG 10: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ DỰ ÁN 159

10.1 Mô tả các lợi ích của dự án 159

10.2 Phân tích hiệu quả kinh tế và hiệu quả tài chính 160

10.2.1 Các giả định cho phân tích kinh tế và tài chính 160

10.2.2 Kết quả phân tích hiệu quả kinh tế và hiệu quả tài chính 163

10.3 Phân tích độ nhạy 163

10.4 Hiệu quả về mặt xã hội và môi trường của dự án 164

10.4.1 Hiệu quả về xã hội 164

10.4.2 Hiệu quả về mặt môi trường của dự án 165

10.5 Phương án huy động vốn và tính bền vững các hạng mục công trình đã đầu tư sau khi dự án kết thúc 166

10.6 Tính khả thi của dự án 167

CHƯƠNG 11 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN VÀ CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC 169

11.1 Đánh giá tác động của dự án 169

11.1.1 Dự kiến tác động tích cực của dự án 169

11.1.1.1 Tác động tích cực đến nền kinh tế 170

11.1.1.2 Tác động tích cực đến môi trường 171

11.1.1.3 Tác động tích cực đến các nhóm dễ bị tổn thương 171

11.1.2 Tác động tiêu cực tiềm tàng 172

11.1.2.1 Tác động tiêu cực tiềm tàng do thu hồi đất 172

11.1.2.2 Tác động tiêu cực về tiếp cận người dân đối với tài nguyên rừng do các hoạt động bảo vệ và quản lý 174

11.1.2.3 Tác động tiêu cực đến sức khỏe của người dân do xây dựng cơ sở hạ tầng .175

11.1.2.4 Tác động đối với sức khỏe và môi trường do sử dụng thuốc trừ sâu 175

11.1.2.5 Tác động về các vấn đề xã hội 175

11.1.2.6 Tác động tạm thời đối với các hoạt động kinh tế của khu vực dự án 176

Trang 8

11.2 Các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực 176

PHẦN VI: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 182

CHƯƠNG 12: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 182

12.1 Kết luận 182

12.2 Kiến nghị 183

Trang 9

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 1 Các chỉ tiêu kinh tế xã hội giai đoạn 2016-2020 6

Bảng 2 Sự thay đổi độ che phủ rừng tại Việt Nam 9

Bảng 3 Cách tiếp cận của một số chương trình, dự án về Lâm nghiệp để triển khai các hoạt động đầu tư lâm nghiệp các thời kỳ đã qua 13

Bảng 4 Tổng hợp diện tích mục tiêu tác nghiệp theo chủ quản lý rừng 15

Bảng 5 Các trạm khí tượng dải ven biển thuộc dự án 22

Bảng 6 Lượng mưa hàng tháng tại trạm khí tượng ở các tỉnh mục tiêu (mm/tháng) 23 Bảng 7 Kết quả bảo vệ, phát triển rừng 2011-2015 tại các tỉnh trong vùng dự án 32

Bảng 8 Sử dụng đất tại 8 tỉnh mục tiêu 34

Bảng 9 Diện tích đất lâm nghiệp của 8 tỉnh mục tiêu 34

Bảng 10 Diện tích các loại rừng và đất lâm nghiệp tại 8 tỉnh mục tiêu 34

Bảng 11 Sử dụng đất lâm nghiệp tại 8 tỉnh mục tiêu 34

Bảng 12 Hiện trạng đất lâm nghiệp trong 3 loại rừng 35

Bảng 13 Diện tích các loại rừng ngập mặn và rừng trên đất cát hiện có tại các tỉnh 36 Bảng 14 Hiện trạng diện tích các loại đất loại rừng vùng mục tiêu 37

Bảng 15 Dân số và mật độ dân số trung bình của các tỉnh dự án (Đơn vị: 1000 người) 40

Bảng 16 Tốc độ tăng dân số qua các năm (%) 40

Bảng 17 Thành phần dân tộc của 8 tỉnh thuộc dự án (người) 41

Bảng 18 Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo giới tính (2015) 41

Bảng 19.Thu nhập bình quân đầu người một tháng qua các năm 42

Bảng 20 Thống kê tình hình tài chính, ngân hàng trên địa bàn các tỉnh 45

Bảng 21 Lao động làm trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản Đơn vị: 1.000 người 46

Bảng 22 Thu nhập bình quân đầu người trung bình hàng tháng năm 2015 46

Bảng 23 Tổng hợp các nhóm đối tượng đê biển 49

Bảng 24 Tóm tắt một số chương trình, dự án đầu tư phát triển rừng ven biển vùng dự án 51

Bảng 25 Tiêu chí đánh giá cho các địa điểm mục tiêu dự án 61

Bảng 26 Kết quả đánh giá của các vùng mục tiêu 62

Bảng 27 Tổng hợp thiệt hại do thiên tai theo tỉnh trong giai đoạn 2006 – 2015 ở các tỉnh vùng dự án 66

Bảng 28 Ước tính về Hiệu quả hợp phần phục hồi và phát triển rừng về hấp thụ khí CO2 vùng dự án tính cho 72.000 ha mục tiêu tác nghiệp 68

Bảng 29 Các dự án ODA lâm nghiệp chủ yếu tại Việt Nam 76

Bảng 30 Tóm tắt sắp xếp đấu thầu 80

Trang 10

Bảng 31 Tổng hợp kết quả khảo sát diện tích mục tiêu dự án đầu tư theo chủ quản lý

91

Bảng 32 Kết quả khảo sát vùng mục tiêu của dự án sẽ đầu tư do Ban quản lý rừng phòng hộ đang quản lý 92

Bảng 33 Kết quả khảo sát vùng mục tiêu của dự án do UBND xã đang quản lý 92

Bảng 34 Kết quả khảo sát vùng mục tiêu của dự án do Hộ gia đình/nhóm hộ/cộng đồng đang quản lý 93

Bảng 35 Kết quả khảo sát vùng mục tiêu của dự án do các tổ chức khác đang quản lý (công ty lâm nghiệp, doanh nghiệp, lực lượng vũ trang) 93

Bảng 36 Phạm vi địa lý và mức độ khó khăn của các hoạt động trồng rừng và phục hồi rừng 110

Bảng 37 Nhu cầu và khả năng cung cấp cây con để trồng và phục hồi rừng ngập mặn và rừng trên cạn 111

Bảng 38 Các thông số chính và các tài liệu được sử dụng phân tích 117

Bảng 39 Tổng hợp chi phí theo các hợp phần 128

Bảng 40 Tổng hợp chi phí theo các tiểu hợp phần 128

Bảng 41 Tổng hợp vốn theo chi phí đầu tư 130

Bảng 42 Phân bổ vốn theo đơn vị thực hiện 130

Bảng 43 Phân bổ vốn vay IDA theo thời gian thực hiện dự án 131

Bảng 44 Phân bổ vốn vay phân theo đơn vị thực hiện và hợp phần 131

Bảng 45 Phân bổ nguồn vốn IDA vay lại cho các đơn vị thực hiện 132

Bảng 46 Tổng thu ngân sách của các tỉnh vùng dự án 133

Bảng 47 Quy định chung về Giám sát đánh giá 138

Bảng 48 Kế hoạch tổng quát thực hiện các hoạt động của dự án 145

Bảng 49 Tổ chức công tác mua sắm hợp phần 2.1 156

Bảng 50 Các lợi ích tiềm năng và chỉ số đo lường hiệu quả của dự án 159

Bảng 51 Giá trị tài chính, kinh tế các lợi ích của hợp phần 2 161

Bảng 52 Giá trị thu nhập tăng thêm của hộ sau hỗ trợ sinh kế của tiểu HP 3.1 163

Bảng 53 Kết quả phân tích hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế 163

Bảng 54 Kết quả phân tích độ nhạy đối với hiệu quả kinh tế toàn dự án 164

Bảng 55 Những lợi ích tiềm năng và chỉ số đo lường hiệu quả dự án 169

Bảng 56 Những tác động tiêu cực và các biện pháp giảm thiểu tác động tiềm năng .177

Trang 11

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 1 Sơ đồ vị trí vùng dự án đầu tư 5Hình 2 Số lượng Bão và áp thấp nhiệt đới vùng dự án từ năm 1960-2013 22Hình 3 Sơ đồ cách thức triển khai dự án 83Hình 4 Sơ đồ mô tả các hoạt động sẽ được thực hiện của dự án đối với hỗ trợ Pháttriển, phục hồi và Quản lý bền vững rừng ven biển 98Hình 5 Mô hình ra quyết định trồng và phục hồi rừng ngập mặn 105Hình 6.Ví dụ cho hàng rào cây bụi để giảm cát di động do gió và bảo vệ các cồn cát 118Hình 7 (a) Cấu trúc hàng rào tre; (b) Xây dựng một hàng rào tre- ví dụ từ tỉnh BạcLiêu ở đồng bằng sông Cửu Long 118Hình 8 Cấu trúc phá sóng, chắn sóng chìm bằng đá dăm 119Hình 9 Sơ đồ tổ chức bộ máy thực hiện dự án 144

Trang 12

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT

CPMU Ban quản lý dự án trung ương

DARD Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

DONRE Sở Tài nguyên và Môi trường

FAO Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực của Liên Hợp QuốcFCPF Quỹ đối tác các bon trong Lâm nghiệp

FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FDS Chiến lược phát triển Lâm nghiệp

FIPI Viện Điều tra qui hoạch rừng

FSDP Dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp

GIS Hệ thống thông tin địa lý

ICZM Chương trình Quản lý tổng hợp vùng ven biển

INDC Đóng góp dự kiến do quốc gia xác định

IUCN Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới

LIEMDP Kế hoạch cải thiện sinh kế và phát triển dân tộc thiểu số LUC Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

MARD Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn

MBFP Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp

MONRE Bộ Tài nguyên và Môi trường

NAP Kế hoạch Hành động quốc gia đới bờ ven biển

NN&PTNT Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn

O&M Vận hành và bảo dưỡng

Trang 13

PBME Đánh giá theo dõi có sự tham gia của người hưởng lợi

PFES Chi trả dịch vụ hệ sinh thái

PFMBs Ban quản lý rừng phòng hộ

PreFS Báo cáo Nghiên cứu dự án tiền khả thi

PLUPLA Qui hoạch sử dụng đất và giao đất giao rừng có sự tham gia

PPMU Ban quản lý dự án tỉnh

PPSD Chiến lược Mua sắm cho Dự án Phát triển

PRA Đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia

REDD+ Giảm phát thải do mất rừng và suy thoái rừng và tăng trữ lượng các-bonREFAS Cải cách hành chính lâm nghiệp

SEDP Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2016-2020

VBARD Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt nam

WWF Quĩ bảo tồn động vật hoang dã thế giới

MỘT SỐ CĂN CỨ PHÁP LÝ CĂN BẢN ĐỂ TIẾP CẬN XÂY DỰNG DỰ ÁN

Hành lang bảo

vệ bờ biển

Theo Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo (Số: 82/2015/QH13 năm 2015) Hành lang bảo vệ bờ biển là dải đất ven biểnđược thiết lập ở những khu vực cần bảo vệ hệ sinh thái, duy trìgiá trị dịch vụ của hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên ở vùng bờ;giảm thiểu sạt lở bờ biển, ứng phó với biến đổi khí hậu, nướcbiển dâng; bảo đảm quyền tiếp cận của người dân với biển

Vùng bờ biển Theo Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo (Số: 82/2015/

QH13 năm 2015)Vùng bờ là khu vực chuyển tiếp giữa đất liềnhoặc đảo với biển, bao gồm vùng biển ven bờ và vùng đất venbiển

Trang 14

Rừng ven biển Theo Khoản 2, Điều 1, Nghị định số 119/2016/NĐ-CP năm

2016, về một số chính sách quản lý, bảo vệ và phát triển bềnvững rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn2016-2020, Rừng ven biển bao gồm: Rừng đặc dụng, rừngphòng hộ và đất được quy hoạch để trồng rừng phòng hộ, đặcdụng ở vùng ven biển và hải đảo, gọi chung là rừng ven biển

Khoản 3, Điều 4, Nghị định số 119/2016/NĐ-CP: Ngân sách Trung ương đảm bảo kinh phí: Điều tra, qui hoạch bảo vệ và

phát triển rừng; Trồng mới, cải tạo rừng kém chất lượng; nângcấp, phục hồi rừng; Xây dựng các công trình chống sạt lở, gâybồi tạo bãi để khôi phục, phát triển và bảo vệ bền vững rừng venbiển; Xây dựng các công trình, mua sắm trang thiết bị phục vụtrực tiếp cho hoạt động bảo vệ và phát triển rừng; kiểm tra,nghiệm thu các dự án bảo vệ rừng ven biển

vay ưu đãi

Điều 8, Nghị định 16/2016/NĐ-CP ngày 16/3/2016 về Quản lý

và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA):

Cấp phát toàn bộ từ ngân sách nhà nước được áp dụng chochương trình, dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội hoặc

các lĩnh vực khác không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách Trung ương; Hỗ trợ một

phần, cho vay lại một phần với tỷ lệ cho vay lại cụ thể vốn vayODA cho chương trình, dự án thuộc nhiệm vụ chi của ngân sáchđịa phương theo qui định của pháp luật

Hệ số GINI Hệ số GINI dùng để biểu thị độ bất bình đẳng trong phân phối

thu nhập, có giá trị từ 0 đến 1 Hệ số Gini thường được sử dụng

để biểu thị mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập giữacác tầng lớp cư dân Số 0 tượng trưng cho sự bình đẳng thu nhậptuyệt đối (mọi người đều có cùng một mức thu nhập), số 1 tượngtrưng cho sự bất bình đẳng thu nhập tuyệt đối) Hệ số Gini cũngđược dùng để biểu thị mức độ chênh lệch về giàu nghèo

ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG

km Ki lô mét

ha hectare

m3 mét khối

Trang 15

2 Nhà tài trợ: Ngân hàng Thế giới (WB)

3 Khung thời gian thực hiện dự án: 6 năm (2017 đến 2023)

4 Địa điểm thực hiện dự án: 8 tỉnh (Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An,

Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế)

5 Cơ quan chủ quản, Chủ dự án:

- Cơ quan chủ quản ở Trung ương: Bộ Nông nghiệp và PTNT

Địa chỉ: Số 02, Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội

Số điện thoại: 04.38459670; Fax: 04-37330752

- Chủ dự án ở Trung ương: Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp

Địa chỉ: Phòng 607, Khu Liên cơ 16, Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội

Số điện thoại 04 37286214; Fax: 04-37286213

- Chủ dự án thực hiện Hợp phần 1: Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và

PTNT

- Chủ quản dự án ở địa phương: UBND các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng,

Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế

- Chủ dự án ở địa phương: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn các tỉnh

Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị,Thừa Thiên Huế

6 Mục tiêu của dự án

6.1 Mục tiêu tổng quát của dự án

Mục tiêu tổng thể của dự án là khôi phục, phát triển và quản lý bền vững rừngven biển nhằm tăng cường khả năng chống chịu trước bất lợi của các hiện tượng thờitiết cực đoan, nước biển dâng của vùng ven biển tại các tỉnh được lựa chọn và hỗ trợxây dựng, triển khai các chính sách ưu tiên quan trọng phục vụ tái cơ cấu ngành Lâmnghiệp “Improve coastal forest management in the targeted provinces“

6.2 Các mục tiêu cụ thể

(i) Mục tiêu phát triển của dự án:

Cải thiện quản lý rừng ven biển ở các tỉnh đã được lựa chọn thông qua cải thiệncác hoạt động lâm sinh để bảo vệ rừng ven biển hiện có và rừng trồng mới; và hỗ trợcác bên liên quan ở địa phương bảo vệ và phát triển bền vững các dịch vụ của hệ sinh

Trang 16

thái rừng Quản lý bảo vệ 50.267 ha rừng hiện có, phục hồi làm giàu rừng 11.803 harừng nghèo kiệt, trồng mới 10.000 ha, trồng 10 triệu cây phân tán

(ii) Về chính sách, thể chế:

Góp phần tái cấu trúc ngành lâm nghiệp thuộc các lĩnh vực: quy hoạch khônggian ven bờ; nâng cao năng suất chất lượng rừng thông qua cải thiện giống cây trồnglâm nghiệp; định giá rừng và thực nghiệm chi trả dịch vụ môi trường rừng ven biển;phát triển cơ chế liên kết sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm gắn với bảo vệ vàphát triển rừng; tăng cường năng lực quản trị rừng bền vững

(iii) Về kinh tế - xã hội:

Tăng cường khả năng chống chịu của vùng ven biển, tăng tuổi thọ và giảm chiphí xây dựng, duy tu, bảo dưỡng đê biển và các công trình cơ sở hạ tầng vùng ven biểnkhác Phát triển kinh kế và nâng cao thu nhập cho cộng đồng ven biển thông qua hoạtđộng trồng rừng và bảo vệ rừng, cải thiện các mô hình nuôi trồng thuỷ sản, áp dụng kỹthuật mới trong nuôi trồng thủy sản thích ứng với khí hậu, sản xuất nông lâm kết hợp,

du lịch sinh thái và liên kết giữa nông dân với các doanh nghiệp

(iv) Về môi trường:

Góp phần thực hiện mục tiêu giảm 8% lượng phát thải khí nhà kính so với kịchbản phát triển thông thường bằng nguồn lực trong nước và giảm 25% trong trường hợpnhận được hỗ trợ quốc tế theo các cam kết của Chính Phủ đối với Công ước khung củaLiên hiệp quốc tế về biến đổi khí hậu

Tóm tắt các nội dung và kết quả dự án

Tên hợp phần và Hoạt

Hợp phần 1: Hỗ trợ quản lý hiệu quả rừng ven biển

(1) Nâng cao hiệu quả lập

kế hoạch quản lý tổng hợp

không gian vùng ven bờ

- 01 báo cáo đánh giá về thực trạng sử dụng tàinguyên rừng khu vực ven biển được thực hiện

- 01 báo cáo Đánh giá về công tác quy hoạch củacác địa phương vùng dự án được thực hiện

- Một số cuộc hội thảo về sử dụng tài nguyên thiênnhiên khu vực ven bờ cũng như quy hoạch khônggian ven bờ với sự tham gia của các bên

- Từ 02 - 03 phương án quy hoạch không gian ven

bờ ở cấp huyện hoặc cấp xã được xây dựng vàtrình cấp có thẩm quyền phê duyệt

- 01 bản hướng dẫn về quy hoạch không gian ven

bờ được xây dựng và ban hành

- Có 2-3 kế hoạch hành động quản lý tổng hợp vùngven bờ cấp xã được xây dựng và phổ biến rộng rãi(2) Nâng cao chất lượng

giống cây lâm nghiệp và - 01 báo cáo về công tác quản lý giống cây trồng,năng suất rừng trồng được xây dựng và trình cấp

Trang 17

- 01 nghiên cứu đánh giá về Năng suất rừng trồng

và chuỗi giá trị lâm sản

- 01 Nghiên cứu đánh giá mối quan hệ của cácdoanh nghiệp đối và các hộ gia đình sản xuất lâmnghiệp vệ tinh

- Từ 02 - 03 đơn vị sản xuất giống được hỗ trợcung cấp trang thiết bị về sản xuất

- Khoảng 10 lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất giốngđược tổ chức

- Một số rừng giống ngập mặn hiện có được côngnhận là rừng giống đủ tiêu chuẩn cung cấp giống

- 02-03 kế hoạch liên kết sản xuất gắn với bảo vệrừng ven biển được hình thành

- 02-03 chuỗi giá trị dịch vụ hệ sinh thái được pháttriển thông qua liên kết vùng

(3) Định giá rừng và hoàn

thiện chính sách chi trả

dịch vụ môi trường rừng

khu vực ven biển

- 01 nghiên cứu định giá giá trị của rừng khu vựcven biển bao gồm và giá trị về kinh tế và môitrường

- 01 nghiên cứu đánh giá tiềm năng thực hiện chitrả dịch vụ môi trường rừng khu vực dự án đượcthực hiện

- Một số mô hình chi trả dịch vụ môi trường rừngkhu vực rừng ven biển được thực hiện

- Phương pháp định giá rừng cũng như cơ chế chitrả dịch vụ rừng khu vực ven biển được hoànthiện

Hợp phần 2: Phát triển và phục hồi rừng ven biển

- Quản lý bền vững rừng ven biển thông qua lập hồ

sơ khoán rừng cho cộng đồng 72.080 ha

- Đóng mốc giới rừng ven biển 39.500 mốc

- Quản lý, bảo vệ rừng ven biển:

+ Rừng ngập mặn 17.260 ha+ Rừng trên cạn ven biển 33.017 ha

- Phục hồi/làm giàu rừng:

+ Rừng ngập mặn 4.878 ha+ Rừng trên cạn ven biển 6.925 ha

- Trồng mới rừng:

+ Ngập mặn 5.598 ha

Trang 18

Tên hợp phần và Hoạt

+ Trên cạn ven biển 4.402 ha

- Trồng cây phân tán: 10 triệu cây

Tiểu hợp phần 2.2: Bảo vệ

rừng trồng thông qua các

giải pháp bảo vệ bờ biển

- Kè mềm gây bồi tạo bãi phục vụ trồng rừng 24.400 m

- Công trình cản sóng (kè cứng bê tông) 5.000 m

- Bảng nội quy bảo vệ rừng 196

- Trạm bảo vệ rừng 18

- Đường lâm nghiệp 132 km

- Cải tạo, nâng cấp đê 129 km

Hợp phần 3: Tạo lợi ích bền vững, lâu dài từ rừng ven biển

3.1 Các gói đầu tư tạo lợi

ích bền vững từ rừng ven

biển

- Có ít nhất 225 gói hỗ trợ đầu tư cho các cộngđồng ở các xã, giá trị mỗi gói đầu tư dự kiến tối

đa trung bình là 92.000 USD/gói

- Nâng cao năng lực để tạo những lợi ích lâu dàibền vững từ rừng ven biển 74 lớp

3.2 Cải tạo và nâng cấp cơ

sở hạ tầng sản xuất

- Có ít nhất 47 gói hỗ trợ đầu tư hỗ trợ nâng cấp cơ

sở hạ tầng sản xuất Mức hỗ trợ cho mỗi gói đầu

tư dự kiến tối đa là 290.000 USD/gói

Hợp phần 4: Quản lý,

giám sát và đánh giá dự án

- Cải tạo văn phòng làm việc: 9 đơn vị

- Nâng cao năng lực quản lý dự án: 14 lớp

- Kế hoạch giám sát đánh giá

- Kế hoạch quản lý mội trường và xã hội

- Hỗ trợ kỹ thuật: 4 nhóm chuyên gia

7 Tổng mức đầu tư và thời gian thực hiện:

Tổng vốn đầu tư: 180 triệu USD, tương đương 4.021 tỷ VND (tạm tính tỷ giá

là 1 USD = 22.340 VNĐ, tỷ giá Ngân hàng cổ phần ngoại thương Việt Nam ngày 15/10/2016) trong đó:

- Vốn vốn vay IDA từ WB: 150 triệu USD, tương đương: 3.351 tỷ VNĐ

- Vốn đối ứng: 30 triệu USD, tương đương 670 tỷ VNĐ

Trang 19

8 Địa điểm thực hiện dự án:

Dự án thực hiện trên địa bàn 08 tỉnh: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hoá, Nghệ

An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế

Hình 1 Sơ đồ vị trí vùng dự án đầu tư

Trang 20

PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN

1.1 Bối cảnh và quá trình hình thành dự án

1.1.1 Hiện trạng kinh tế vĩ mô và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2016-2020

Kế hoạch năm năm phát triển kinh tế - xã hội nhằm định hướng và xác định cácnhiệm vụ cho 5 năm từ 2016 đến 2020, trên cơ sở sự hoàn thành kế hoạch 5 năm vừaqua, và các điều kiện kinh tế vĩ mô hiện nay của đất nước

Trong bối cảnh bị tác động cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàncầu và những khó khăn, yếu kém trong nước Với những quyết sách đúng đắn, kịpthời, Việt Nam đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, ứng phó hiệu quả với nhữngdiễn biến phức tạp của tình hình kinh tế thế giới và trong nước, đạt được nhiều thànhtựu quan trọng Duy trì mức tăng trưởng khá, bình quân 5 năm đạt 7%, tổng sản phẩmtrong nước (GDP) năm 2015 là 4192,9 nghìn tỷ đồng (1), gấp 5 lần so với năm 2010.Việt Nam đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, gia nhập nhóm nước có thu nhập trungbình thấp của thế giới, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảmnhanh Việt Nam đã hoàn thành hầu hết các mục tiêu thiên niên kỷ cam kết với quốc

tế Chính trị, xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được giữ vững, quan hệ đối ngoạiđược mở rộng, vị thế, uy tín trên trường quốc tế tiếp tục nâng cao

Tuy nhiên, do những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và trong nước,một số chỉ tiêu chưa đạt kế hoạch Kinh tế phát triển chưa bền vững, chất lượng, hiệuquả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướngcông nghiệp hóa, hiện đại hóa còn chậm, chế độ phân phối chưa thật hợp lý, phân hóagiàu nghèo tăng lên Thể chế kinh tế thị trường, chất lượng nguồn nhân lực, kết cấu hạtầng vẫn là những điểm yếu cản trở sự phát triển Công tác xây dựng Nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa chuyển biến chậm Còn tiềm ẩn những yếu tố gây mất ổn địnhchính trị - xã hội.Các chỉ tiêu trong Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2016-2020 của ViệtNam (tỷ lệ %)

Bảng 1 Các chỉ tiêu kinh tế xã hội giai đoạn 2016-2020

1996-2000

2005

2001- 2010

2006-2011-2015 2016-2020

(Kế hoạch)

1 Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế (GDP) 6,9 7,5 7,01 5,9 6,5-7,0

Trong đó bao gồm

2 Tỷ lệ tăng trưởng giá trị SX

Trong đó bao gồm

Nông – lâm nghiệp và Thủy sản 24,5 20,9 16,43 16,08 7,31%

1 Tình hình kinh tế - xã hội năm 20015 và 2010 ( https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621&ItemID=15507 ) và (http:// www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=403&idmid=2&ItemID=10835)

Trang 21

Nguồn: Nghị quyết Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020, Nghị quyết Quốc hội số

142/2016/QH13.

a Các chỉ tiêu kinh tế

- Tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 5 năm 6,5 - 7%/năm

- GDP bình quân đầu người năm 2020 khoảng 3.200 - 3.500 USD

- Tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP năm 2020 khoảng 85%

- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân 5 năm khoảng 32-34% GDP

- Bội chi ngân sách nhà nước đến năm 2020 dưới 4% GDP

Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trưởng khoảng 30 35%

Năng suất lao động xã hội bình quân tăng khoảng 5%/năm

- Tiêu hao năng lượng tính trên GDP bình quân giảm 1 - 1,5%/năm

- Tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2020 đạt 38 - 40%

- Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị năm 2020 dưới 4%

- Đến năm 2020 có 9 - 10 bác sĩ và trên 26,5 giường bệnh trên 1 vạn dân

- Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế năm 2020 đạt trên 80% dân số

- Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân khoảng 1,0 - 1,5%/năm

c.Các chỉ tiêu môi trường

- Tỷ lệ được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh năm 2020 là 95% dân cư thànhthị, 90% dân cư nông thôn

- Tỷ lệ chất thải nguy hại được xử lý năm 2020 là 85%

- Tỷ lệ chất thải y tế được xử lý năm 2020 là 95 - 100%

- Tỷ lệ che phủ rừng năm 2020 đạt 42%

Đối với lĩnh vực lâm nghiệp:

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 73/NQ-CP ngày 26/8/2016 Phê duyệtchủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu giai đoạn 2016-2020, trong đó cóChương trình đầu tư mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững với những mục tiêu như sau:

* Mục tiêu tổng quát của ngành lâm nghiệp 2016-2020 là: Nâng cao năng suất,chất lượng và phát huy giá trị của từng loại rừng, tăng giá trị rừng sản xuất trên đơn vịdiện tích; góp phần đáp ứng các yêu cầu về giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường sinh

Trang 22

thái, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu và nước biển dâng Tạo việc làm, tăng thunhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo, cải thiện sinh kế cho người dân làm nghề rừng,gắn với tiến trình xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an ninh, quốc phòng và trật tự antoàn xã hội.

* Mục tiêu cụ thể của ngành Lâm Nghiệp giai đoạn 2016-2020:

- Tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp bình quân năm đạt từ 5,5% đến 6,0%

- Nâng độ che phủ rừng lên 42%; diện tích rừng các loại đạt 14,4 triệu ha

- Nâng cao năng suất rừng trồng lên 30 m3/ha/năm

- Giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đạt khoảng từ 8,0 đến 8,5 tỷ USD

- Duy trì ổn định 25 triệu việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói, giảmnghèo, cải thiện sinh kế cho người làm nghề rừng, gắn với xây dựng nông thôn mới vàđảm bảo an ninh, quốc phòng

1.1.2 Khuôn khổ, điều kiện và sự hình thành dự án

Mặc dù Việt Nam có tăng trưởng kinh tế ấn tượng và được đánh giá thành côngtrong xóa đói, giảm nghèo Tuy nhiên, Việt Nam có Hệ số Gini thu nhập còn tương đốithấp (0,39 vào năm 2012) (2) Số người cận nghèo dưới 40 tuổi sống ở các vùng nôngthôn là 82% Có 70% số người nghèo và cận nghèo dưới 40 tuổi ở Việt Nam sống ởbốn vùng: Đồng bằng sông Hồng, vùng núi phía Đông Bắc, Bắc Trung Bộ và đồngbằng sông Cửu Long Phần lớn người cận nghèo ở các vùng đồng bằng sông Hồng vàvùng đồng bằng sông Cửu Long

2 Phân hóa giàu nghèo khu vực thành thị, nông thôn việt nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế

http://www.khoathongke.neu.edu.vn/ViewNCKH.aspx?ID=44

Trang 23

Người nghèo ở Việt Nam thường sống ở các xã có độ che phủ rừng cao (ví dụ,

ở miền núi phía Bắc và Tây Nguyên) và ở những khu vực dễ bị tổn thương do biến đổikhí hậu như đồng bằng sông Hồng, ven biển miền Trung và đồng bằng sông CửuLong Các tỉnh ven biển đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ là vùng có nguy cơ bị

bị tổn thương cao, do bão có tần suất và cường độ lớn hơn Nếu không có các biệnpháp thích ứng, khi mực nước biển dâng 100 cm, hơn 10% diện tích các tỉnh đồngbằng sông Hồng và Quảng Ninh và hơn 2,5% diện tích các tỉnh ven biển miền Trung

sẽ có nguy cơ ngập úng, ảnh hưởng đến 9% dân số của các tỉnh đồng bằng sông Hồng

và Quảng Ninh, và gần 9% dân số của các tỉnh ven biển miền Trung Thay đổi khí hậu

và thời tiết dự kiến chủ yếu sẽ đe dọa ngành nông nghiệp, các hệ sinh thái tự nhiên, đadạng sinh học, tài nguyên nước, y tế công cộng và cơ sở hạ tầng, tất cả những vấn đềnày đều tác động đối với người nghèo (3)

Các cộng đồng dân cư sống gần rừng, đặc biệt là rừng ven biển, phụ thuộc chặtchẽ vào các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam đang cân nhắc làm thế nào

sử dụng các dịch vụ hệ sinh thái và những tiềm năng của tài nguyên rừng để cải thiệnđời sống người nghèo vùng nông thôn, giúp giảm nguy cơ bị tổn thương với các điều

kiện thời tiết bất lợi.

Rừng ven biển trên đất cát và rừng ngập mặn nếu được bảo vệ và quản lý bềnvững có thể góp phần làm tăng khả năng chống chịu của các cộng đồng ven biển.Đồng thời, bảo vệ và phát triển rừng là các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu cóchi phí thấp Các biện pháp trồng, phục hồi rừng trong các lưu vực sông và ven bờbiển và các biện pháp phi công trình phục vụ mục đích phòng ngừa giúp giải quyết cácvấn đề biến đổi khí hậu đã được trình bày tại Hội nghị UNFCCC COP 21 ở Paris năm

2015 INDC cho rằng, thích ứng biến đổi khí hậu phải đi liền với phát triển bền vững

và quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế các-bon thấp, đảm bảo cách tiếp cận có hệthống, phối hợp, liên ngành, liên vùng, kết hợp với các giải pháp bình đẳng giới và xóađói, giảm nghèo Hai trong số những ưu tiên được xác định trong INDC bao gồm:

+ Bảo vệ, phục hồi, trồng và nâng cao chất lượng rừng ven biển, bao gồm rừngngập mặn, đặc biệt là ở vùng cửa sông ven biển và các đồng bằng sông Cửu Long vàsông Hồng

+ Thực hiện quản lý rừng bền vững; nâng cao chất lượng rừng tự nhiên nghèokiệt; thực hiện các biện pháp trồng rừng và tái trồng rừng, tập trung trồng cây gỗ lớn;

và ngăn chặn nạn phá rừng và suy thoái rừng

Bảng 2 Sự thay đổi độ che phủ rừng tại Việt Nam

3 Đề xuất dự án“Hiện đại hoá ngành lâm nghiệp và tăng cường tính chống chịu vùng ven biển”

(Kèm theo công văn số 7279/BNN-HTQT ngày 29 tháng 8 năm 2016 của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn)

Trang 24

Nguồn: Phục hồi rừng tại Việt Nam: Lịch sử, hiện tại và tương lai (2006); Quyết định số 3158/QĐ-BNN-TCLN

Độ che phủ rừng của Việt Nam đã tăng lên vào năm 2011 đạt 39,7% so với tổng

diện tích đất (MARD, 2011), từ 9,18 triệu hecta rừng năm 1990 (FAO, 2010) Chương

trình 5 triệu ha rừng từ năm 1998 đến năm 2010, diện tích rừng đã tăng là 2.450.000

ha Chương trình này đã giúp tăng độ che phủ rừng từ 32 % năm 1998 lên 39,5% năm

2010 Những khu vực rừng này phần lớn nằm ở Tây Nguyên và miền núi phía Bắc.Rừng tự nhiên và rừng trồng ở Việt Nam được phân loại thành rừng sản xuất, rừngphòng hộ và rừng đặc dụng Rừng ngập mặn thuộc ba tiêu chí này ở các tỉnh đồngbằng sông Hồng và Bắc Trung bộ (từ Quảng Ninh đến TT-Huế) khoảng xấp xỉ 54.697

ha, và rừng ven biển tại các tỉnh này khoảng 69.645 ha

- Tuy nhiên, rừng ven biển đã bị suy thoái nghiêm trọng do việc chuyển đổi các khu vực này cho các hoạt động sinh kế ngắn hạn không bền vững Riêng diện tích

rừng ngập mặn đã giảm gần hai phần ba, từ 408.500 ha năm 1943 xuống còn 290.000

ha vào năm 1962 và 155.290 ha vào năm 2000 Động cơ phá rừng là từ nuôi trồngthủy sản quy mô công nghiệp, phá rừng lấy củi, phát triển cơ sở hạ tầng làm thay đổicác điều kiện thủy văn cần để duy trì các hệ thống rừng ngập mặn ven biển này Rừngtrên đất cát ở các tỉnh Bắc Trung Bộ cũng bị suy thoái hoặc chuyển đổi do xâm lấn từnông nghiệp và các hoạt động kinh tế khác

- Sự suy thoái của rừng ven biển có tác động đến hiệu quả của hệ thống đê điều

và khả năng bảo vệ bờ biển Việt Nam có 2.072km đê biển và 1.758km đê cửa sôngtrong đó khoảng gần 1.400km đê nằm sát biển ở 29 tỉnh và thành phố khắp cả nước

Đê biển bảo vệ 630.000 ha đất nông nghiệp và khoảng 8,7 triệu dân Ở nhiều nơi, rừngngập mặn đang bị mất, dẫn đến đê biển bị ảnh hưởng xấu bởi sóng biển Tại các tỉnhthuộc các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng và Bắc Trung Bộ, hiện có Tổng chiều dài bờbiển 909 km, có đê biển 257 km và 567 km đê cửa sông cần có rừng ngập mặn bảo vệ(4)

- Chính phủ đã thông qua Chiến lược phát triển lâm nghiệp 2006-2020 Chiến

lược này đã đặt mục tiêu tăng sự đóng góp của ngành lâm nghiệp vào GDP từ 1,2 %năm 2005 lên 2 – 3% vào năm 2020, tạo ra hai triệu việc làm liên quan đến rừng vàcải thiện thu nhập dựa vào rừng Chính phủ cũng đã xây dựng trong Kế hoạch pháttriển kinh tế xã hội giai đoạn 2016-2020 (SEDP) với mục tiêu đạt 42% diện tích rừngche phủ vào năm 2020 Nếu đạt được tiêu này, ngành lâm nghiệp sẽ hỗ trợ thiết thựccho các mục tiêu đóng góp tăng trưởng GDP và tạo việc làm cho xã hội và phát triển

4 Theo Báo cáo khảo sát của Viện Khoa học Thủy Lợi, 2016

Trang 25

kinh tế của đất nước Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có Chương trình đầu tưmục tiêu Phát triển lâm nghiệp vững 2016-2020 nhằm mục đích tiếp tục quản lý, bảo

vệ, phát triển và sử dụng bền vững rừng và đất quy hoạch cho phát triển lâm nghiệp,tăng độ che phủ rừng lên 42% vào năm 2020 Chương trình này có hai đề án ưu tiên là:(i) bảo vệ và phát triển rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu, và (ii) nâng caonăng suất ngành Lâm nghiệp và tạo giá trị gia tăng

- Việt Nam cũng đã áp dụng một số biện pháp tăng cường khả năng chống chịu

của cộng đồng ven biển Ví dụ, Bộ Chính trị đã thông qua Nghị quyết 24-NQ/TW về

"Chủ động đối phó với biến đổi khí hậu, cải thiện quản lý tài nguyên thiên nhiên vàbảo vệ môi trường", tuyên bố chống lại biến đổi khí hậu là "một trong những nhiệm vụquan trọng nhất của toàn bộ hệ thống chính trị" Quyết định 158/2007/QĐ-TTg ngày09/10/2007, thông qua Chương trình Quản lý tổng hợp vùng ven biển (ICZM) cho 14tỉnh ven biển miền trung đến năm 2010 tầm nhìn đến năm 2020 Chính phủ cũng đãthông qua chiến lược chi tiết cho ICZM ở Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đếnnăm 2030 (do thủ tướng phê duyệt tháng 12/2014) Luật 82/2015/QH13 về Tài nguyên

và Môi trường Biển và Hải đảo, trong đó quy định các Bộ, cơ quan ngang Bộ vàUBND các tỉnh, thành phố ven biển phải phát triển chương trình ICZM theo phạm vi,nội dung, các yêu cầu giám sát và báo cáo theo quy định, và chỉ ra tất cả các công ty,

tổ chức, cá nhân có liên quan phải tuân thủ các sản phẩm ICZM (ví dụ những quy địnhquy hoạch)

Quyết định số 914/QĐ-TTg ngày 27/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ thôngqua Kế hoạch Hành động quốc gia đới bờ ven biển (NAP), giúp thực hiện các ưu tiênICZM trong giai đoạn 2016-2020 và thúc đẩy thực hiện Chiến lược ICZM NAP nhấnmạnh việc sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên ven biển, hướng dẫnphối hợp giữa các ngành chủ chốt và cũng thừa nhận rằng phần lớn việc quản lý venbiển sẽ được thực hiện ở cấp tỉnh, kêu gọi liên kết theo ngành dọc tốt hơn nữa giữachính quyền các cấp, bao gồm cả chính quyền Trung ương

- Để tăng lợi ích kinh tế từ rừng và cải thiện quản lý rừng cần phát triển ngành công nghiệp gỗ của Việt Nam một cách bền vững và tối ưu hóa doanh thu từ các-bon.

Việc này đòi hỏi phải cải thiện các Công ty lâm nghiệp quốc doanh, tăng xuất khẩu gỗ,giảm nhập khẩu gỗ chưa qua chế biến và tăng cường liên kết thị trường, đồng thời pháttriển các giá trị và các dịch vụ khác của rừng

Trồng và phục hồi rừng ngập mặn ở các vùng bãi triều ven biển là một yêu cầucần được đặc biệt quan tâm Một khi rừng ngập mặn bị tàn phá sẽ gây biến đổi khíhậu trong khí quyển và đại dương, những yếu tố lại làm tăng tính dễ tổn thương của

rừng với biến đổi khí hậu Rừng ngập mặn là những hệ sinh thái rất nhạy cảm với

những biến động quá mức của mực nước biển Nếu mức ngập thủy triều tăng sẽ khiếnrừng ngập mặn bị giảm khả năng hô hấp, nếu mức ngập thấp, sẽ gây ảnh hưởng đếnnăng suất của rừng và hệ sinh thái rừng ngập mặn có thể bị thay thế bằng các đầm lầynước mặn (đặc trưng bởi các loài cây thân thảo) Do vậy, việc khôi phục rừng ngậpmặn là vấn đề phức tạp, cần chọn loài cây trồng phù hợp với độ mặn của đất, độ ngậpcủa thủy triều, thành phần cấu trúc của đất Ở Đồng bằng sông Hồng, còn phải xem xétlàm thế nào để giải quyết những thay đổi cảnh quan như đê bao, đường giao thông, cáckiểu kiểm soát lũ, và nạo vét kênh làm thay đổi mô hình dòng chảy thủy triều ViệtNam có nhiều ví dụ phục hồi rừng ngập mặn thành công ở các nơi khác nhau trên cả

Trang 26

nước (cả phía Nam và Bắc) ở quy mô nhỏ Các trường đại học trong nước, các Viện,Trung tâm nghiên cứu và các tổ chức ở địa phương có nhiều kinh nghiệm trong cáchoạt động trồng rừng ngập mặn, có kiến thức chuyên môn, có thể khai thác để thiết kế

dự án

- Việt Nam đã có một số thí điểm thành công về trồng rừng trên đất cát, nhưngcác hoạt động còn ở quy mô hạn chế Ở một số nơi, với đầu vào chi phí và lao độngthấp, đã thí điểm thành công việc sử dụng cỏ hương bài (loại cỏ có thể sống trong điềukiện rất khắc nghiệt) để giữ ổn định cồn cát Tiếp theo đó là trồng cây Phi lao Để thựchiện các quy trình như vậy ở mức quy mô cần có sự phối hợp giữa các nông dân địaphương, chính quyền địa phương và ban quản lý rừng Công việc này đòi hỏi phải cóthời gian và cam kết từ những người tham gia Tuy nhiên, những nỗ lực này có thểthành công và những mô hình thí điểm có thể được Doanh nghiệp lâm nghiệp nhânrộng

- Tăng cường sự đóng góp của rừng cho sự phát triển và thích ứng với biến đổi

khí hậu cần làm việc với các tổ chức khác nhau trong ngành và với chính quyền địa

phương Các Ban quản lý rừng sẽ là cơ quan chính cùng tham gia Các công ty lâm

nghiệp nhà nước (SFCs) là rất quan trọng vì những công ty này quản lý khoảng 14%(5)rừng của quốc gia - khoảng 1,95 triệu ha (ha) rừng Hệ thống quản trị lâm nghiệp phầnnào còn rời rạc, năng lực, trình độ của cán bộ quản lý, khoa học và kỹ thuật cần phảiđược củng cố Sự hợp tác giữa các đơn vị trong Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn còn hạn chế, kể cả ở cấp quốc gia và địa phương Cùng với những thách thứctrong lĩnh vực này là các công ty lâm nghiệp nhà nước (SFC) đang hoạt động vớinhiều nợ đọng, sắp xếp doanh nghiệp bất hợp lý, quyền sử dụng đất không rõ ràng,hoạt động lâm nghiệp kém

- Rừng ven biển, nhìn chung được quy hoạch là rừng phòng hộ, do nhiều chủ

thể quản lý Trong đó, các UBND xã và các Ban quản lý rừng quản lý diện tích rừng

khá lớn Đối với các xã không có các ban quản lý rừng, thì phương pháp quản lý chính

được sử dụng là thiết lập tổ bảo vệ gồm đại diện của công an xã, quân đội, các cựuchiến binh và các trưởng thôn làm việc bán thời gian Một vài diện tích được quản lýbởi các doanh nghiệp và các tổ chức khác Tại khu vực Bắc Trung Bộ, các Ban quản lý

có trách nhiệm quản lý đa số rừng phòng hộ và đặc dụng ven biển Ngoài các Banquản lý, UBND xã cũng đang trực tiếp tham gia vào quản lý cũng như các hộ gia đình

và cộng đồng, doanh nghiệp và các tổ chức khác (ví dụ, các lực lượng vũ trang) Một

số diện tích rừng phòng hộ ven biển đã được tạm giao cho các doanh nghiệp, tổ chức

du lịch để quản lý như Sầm Sơn, Cửa Lò

5

Đề xuất dự án“Hiện đại hoá ngành lâm nghiệp và tăng cường tính chống chịu vùng ven biển”

(Kèm theo công văn số 7279/bnn-htqt ngày 29 tháng 8 năm 2016 của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn)

Trang 27

1.2 Phương pháp tiếp cận của dự án

1.2.1 Cách tiếp cận của một số chương trình, dự án về Lâm nghiệp để triển khai các hoạt động đầu tư lâm nghiệp

Bảng 3 Cách tiếp cận của một số chương trình, dự án về Lâm nghiệp để triển khai các hoạt

động đầu tư lâm nghiệp các thời kỳ đã qua

Thực hiện trên địa bàn tươngđối thuận lợi về trồng rừng;phù hợp với hỗ trợ phát triểnrừng sản xuất; một số địaphương không đủ vốn để cấp

bù cho phần còn thiếu từnguồn ngân sách TW để đầu

tư cho vùng khó khăn do chiphí cao dẫn đến địa phươngkhông triển khai được theo kếhoạch đề ra

Dự án Phát triển ngành Lâm

nghiệp (FSDP-WB3) Thiết lập trên 70.000 ha rừngthương mại tiểu điền thông

qua hỗ trợ tín dụng cho ngườidân và hỗ trợ kỹ thuật, cấpchứng nhận sử dụng đất cho

hộ dân tham gia dự án đảmbảo cho họ yên tâm đầu tư

Rất phù hợp với những vùng

có tiềm năng phát triển rừngsản xuất thương mại và dễtiêu thụ, được bán và tạo thunhập tương đối cao sau 5-7năm/chu kỳ; đất rừng của dân

và dân được khai thác hưởnglợi 100% sau khi trừ cáckhoản phí theo qui định.Các Dự án về bảo vệ và phát

triển rừng do KFW tài trợ Thiết lập rừng sản xuất tiểuđiền trọng tâm là các loài cây

bản địa và tỷ lệ % thích hợpcây mọc nhanh để tạo thunhập trong ngắn hạn cho hộdân tham gia dự án thông qua

hỗ trợ kinh phí đầu vào vàcông lao động (thanh toánqua tài khoản tiền gửi) cộngvới hỗ trợ kỹ thuật và cấpchứng nhận quyền sử dụngđất

Giao rừng tự nhiên là rừngsản xuất cho nhóm hộ/cộngđồng quản lý thông qua lập

kế hoạch quản lý rừng, hỗ trợ

kỹ thuật và hỗ trợ kinh phíkhoán bảo vệ rừng 5 năm (trảmột lần năm đầu tiên vào tàikhoản Quĩ bảo vệ rừng)

Rất phù hợp đối với nhữngvùng rừng nghèo kiệt nhưngcòn tính chất đất rừng; pháthuy bảo tồn đa dạng sinh học;

Các dự án do KFW tài trợ rấthiệu quả do những kinhnghiệm, nỗ lực liên tục tronghơn 20 năm qua chỉ tập trungvào các hoạt động đầu tư cholâm nghiệp

Hình thức quản lý rừng cộngđồng rất hiệu quả do ngườidân được khai thác gỗ và cácsản phẩm phi gỗ, theo quiđịnh cộng với khoản tiền từQuĩ bảo vệ rừng được cấpngay khi có quyết định giao

Trang 28

rừng và sử dụng bền vữngsau khi dự án kết thúc.

Dự án Trồng rừng trên đất cát

ven biển ở các tỉnh Quảng

Nam, Quảng Ngãi và Phú

Yên do JICA Nhật Bản viện

trợ không hoàn lại

Thiết lập trên 3.000 ha rừngPhi lao trên đất cát ven biểnthông qua việc ký hợp đồngtổng thầu với một nhà thầuNhật Bản; Một nhà thầu tưvấn giám sát của Nhật Bảncũng được huy động để giámsát và nghiệm thu thành quảvới Ban quản lý dự án tỉnh vàTrung ương Nhà thầu chínhcủa Nhật Bản sẽ hợp đồngvới các nhà thầu phụ là cáccông ty Lâm nghiệp hoặcBan quản lý rừng phòng hộ

để trồng rừng

Cách tiếp cận này hạn chế sựtham gia của người dân địaphương; Diện tích rừng đượcthiết lập sau khi dự án kếtthúc được giao lại cho cácBan quản lý rừng phòng hộthì có kinh phí bảo vệ vàchăm sóc nên rừng được duytrì, phát triển Những diệntích giao lại cho UBND xãkhông được cấp kinh phí bảo

vệ, chăm sóc thì mất rừnghoặc rừng bị chết do ngậpúng

lý rừng phòng hộ

Các Ban quản lý rừng đóngvai trò như các “nhà thầu”

được nhận hỗ trợ kinh phí từ

dự án để thiết lập rừng Saukhi rừng được thiết lập sẽđược khoán lại cho cộngđồng quản lý lâu dài và ngườidân được hưởng lợi từ việckhai thác rừng (trồng cây bảnđịa + cây Keo) Những cộngđồng nhận khoán cũng được

dự án hỗ trợ các gói pháttriển sinh kế để tăng thu nhập

từ đó giảm áp lực vào rừng

Cách tiếp cận của dự án nàyhướng đến các Ban quản lýrừng phòng hộ nơi còn quĩđất Khu vực dự án đã thiếtlập trồng cả những cây mọcnhanh trong để tạo thu nhậpcho người dân cùng với pháttriển lâm sản ngoài gỗ đểtăng giá trị kinh tế cho rừngphòng hộ

Hầu hết các khu rừng đượcthiết lập thuộc khu vực đầunguồn nên cộng đồng/nhóm

hộ khi nhận khoán bảo vệ sẽđược hưởng lợi từ Quĩ bảo vệ

và phát triển rừng (PFES).Như vậy, cách tiếp cận này sẽđảm bảo rừng được duy trì,bảo vệ bền vững sau khi kếtthúc dự án

1.2.2 Cách tiếp cận của Dự án FMCR

Vùng dự án có đặc điểm chung là vùng ven biển rất nhạy cảm với các điều kiện

về biến đổi khí hậu và có một số đặc điểm sau:

- Chưa có qui hoạch chi tiết về Bảo vệ và Phát triển rừng ven biển ứng phó vớibiến đổi khí hậu Đây là điều kiện tiên quyết để giúp cho quản lý rừng bền vững, tránhviệc chuyển đổi rừng sang các mục đích sử dụng khác (đặc biệt là phát triển cơ sở hạtầng)

Trang 29

- Mật độ dân số đông hơn so với vùng lâm nghiệp trên cao, bình quân khoảng

- Đối với vùng dự án, hiện nay rừng và đất qui hoạch cho rừng ven biển chủ yếu

do UBND xã quản lý theo hình thức giao lại cho nhóm hộ/cộng đồng hoặc thành lậpcác tổ bảo vệ rừng với các cán bộ nòng cốt như mặt trận, đoàn thanh niên, hội nôngdân, dân phòng hoặc công an xã…Do vậy, cách tiếp cận của dự án sẽ tập trung vàoviệc cải thiện và nâng cấp vai trò của “cấp xã” và cấp “cộng đồng thôn xóm”

- Các hoạt động quản lý bảo vệ rừng sẽ được thực hiện thông qua ký hợp đồngvới các cộng đồng dân cư địa phương để thực hiện theo phương thức đồng quản lý Dự

án sẽ hỗ trợ thiết lập các quy chế quản lý rừng cộng đồng để công tác quản lý bảo vệphát triển rừng được ổn định, bền vững sau khi dự án kết thúc Các hoạt động trồngrừng, trồng làm giàu rừng, chăm sóc rừng non, sẽ được ký với các nhóm cộng đồng vàcác tổ chức có tư cách pháp nhân như hợp tác xã nông nghiệp, hội nông dân, hội phụnữ Trong tổng số 72.080 ha mục tiêu dự án tác nghiệp đang được quản lý bởi cácchủ thể dưới đây:

Bảng 4 Tổng hợp diện tích mục tiêu tác nghiệp theo chủ quản lý rừng

Nguồn: Khảo sát bởi các chuyên gia từ FIPI năm 2016

Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị Định 119/2016/NĐ-CP về một số chínhsách quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu đã xácđịnh rõ tầm quan trọng của rừng ven biển đối trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu.Nghị định cũng xác định chính sách đầu tư của Nhà nước trong quản lý, bảo vệ, vàphát triển rừng ven biển Nguồn vốn đầu tư, những hoạt động xã hội hóa đầu tư, quyền

Trang 30

lợi và nghĩa vụ của các tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân đầu tư phát triển

Tài nguyên rừng và đất đai ven biển phải được quản lý dựa vào cộng đồng Các

cơ quan quản lý dự án ở các cấp có trách nhiệm bảo đảm sự tham gia thuận lợi, có hiệuquả của cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình quy hoạch,lập kế hoạch, thực hiện và giám sát, đánh giá các hoạt động của dự án Quản lý tổnghợp tài nguyên rừng ven biển phải dựa trên tiếp cận hệ sinh thái, bảo đảm tài nguyênrừng và đất đai được khai thác, sử dụng phù hợp với chức năng của từng khu vực biển

và trong giới hạn chịu tải của môi trường Sử dụng đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinhthái là một phần tổng thể của chiến lược thích ứng giúp cho con người ứng phó vớinhững ảnh hưởng tiêu cực của BĐKH, tăng cường sức chống chịu và khả năng phụchồi của các cộng đồng dân cư nhằm duy trì và khôi phục tính toàn vẹn các HST và cáclợi ích mà hệ sinh thái mang lại (Trương Quang Học, 2008a, b; WB, 2010), (TruongQuang Hoc, 2011a )

Mục tiêu của dự án là phục hồi, phát triển và quản lý bền vững rừng ven biển đểtăng cường tính chống chịu vùng ven biển trước thách thức về biển đổi khí hậu Dovậy, để đảm bảo tính bền vững của dự án sau khi kết thúc, đề xuất dự án thực hiệncách tiếp cận như sau:

Đối với hoạt động trồng mới rừng/nâng cấp, phục hồi rừng: Ngay từ khi triểnkhai hoạt động thiết lập rừng, dự án sẽ tiến hành rà soát tổng thể dựa vào qui hoạchkhông gian cảnh quan để xác định vị trí thiết lập rừng Việc xác định được khu vựctrồng mới rừng phòng hộ sẽ được thống nhất giao cho hộ/nhóm hộ/cộng đồng thôn đểtriển khai thiết lập rừng Sau giai đoạn đầu tư rừng sẽ được giao cho cộng đồng thônquản lý, bảo vệ lâu dài theo cơ chế đồng quản lý/chia sẻ lợi ích

Đối với rừng ngập mặn: việc tạo ra nguồn lợi (thu) từ thuỷ sản/nuôi ong từ rừngtương đối lớn (bình quân cho thu nhập khoảng 2.000.000/ha/năm khi đã thành rừng).Nguồn thu này sẽ được giữ lại cộng đồng và quản lý sử dụng vào mục đích quản lýrừng bền vững theo một quy chế được thiết lập trong quá trình thực hiện dự án Nhưvậy, về tính bền vững của dự án là rất rõ, khác với một số chương trình, dự án khácsau giai đoạn thiết lập rừng (rừng phòng hộ) hàng năm nhà nước vẫn phải cấp ngânsách từ 200.000-400.000 đồng/ha/năm để khoán bảo vệ

Đối với hoạt động bảo vệ rừng: Nhiều diện tích rừng ven biển (kể cả rừng tựnhiên và rừng trồng) đã được thiết lập bởi chương trình, dự án khác Tuy nhiên, saugiai đoạn đầu tư của các chương trình dự án này, rừng được giao lại cho UBND xãhoặc Ban quản lý rừng phòng hộ quản lý, bảo vệ và được nhà nước cấp ngân sáchkhoán bảo vệ hàng năm 200.000 đồng/ha/năm do vậy gây áp lực lên ngân sách hàng

Trang 31

năm cũng như chưa khuyến khích cộng đồng dân cư bảo vệ rừng Dự án sẽ triển khaitheo cách tiếp cận là hỗ trợ giao những diện tích rừng phòng hộ này cho nhóm hộ/cộngđồng thôn quản lý, bảo vệ lâu dài theo cơ chế đồng quản lý/chia sẻ lợi ích theo một số

mô hình các dự án GIZ và KfW đã thực hiện rất hiệu quả ở Việt Nam Do đó, sau khi

dự án kết thúc, rừng vẫn được bảo vệ hiệu quả, thu hút cộng đồng tham gia bảo vệ vàngân sách nhà nước không phải cấp hàng năm cho hoạt động này

Những hoạt động như vậy sẽ được triển khai trong dự án và đây là những môhình có thể nhân rộng cho các vùng khác, khu vực khác trên địa bàn các tỉnh tham gia

dự án Trong giai đoạn thiết kế chi tiết dự án, Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ phối hợpvới các chuyên gia của WB để đề xuất lồng ghép và huy động tối đa các nguồn vốnkhác từ xã hội tham gia vào dự án như các mô hình sinh kế cho người dân ven biển,

mô hình phát triển thuỷ sản kết hợp bảo vệ rừng, mô hình du lịch sinh thái cộng đồngven biển…

Trang 32

PHẦN II: CƠ SỞ ĐỂ LẬP DỰ ÁN CHƯƠNG 1: CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ TÀI LIỆU SỬ DỤNG

1.1 Khuôn khổ luật pháp

- Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13, ngày 18 tháng 06 năm 2014;

- Luật Quản lý nợ công số 29/2009/QH12 ngày 17 tháng 11 năm 2009;

- Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13, ngày 25 tháng 6 năm 2015;

- Luật Bảo vệ và phát triển rừng số 29/2004/QH11, ngày 03 tháng 12 năm 2004;

- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13, ngày 23 tháng 06 năm 2014

- Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo số 82/2015/QH13, ngày 25 tháng

06 năm 2015

- Luật Thủy sản số17/2003/QH11, ngày 26 tháng 11 năm 2003;

- Luật Đê điều số 79/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006;

- Nghị quyết số 24-NQ/TƯ ngày 03/6/2013 của Hội nghị Trung ương 7 khóa XI

về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệmôi trường;

- Nghị định 16/2016/NĐ-CP ngày 16/3/2016 của Chính phủ về quản lý và sửdụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (vay) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tàitrợ nước ngoài;

- Thông tư số 111/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016 của Bộ Tài chính quy định vềquản lý tài chính đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triểnchính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài

- Căn cứ Thông tư 219/2009/TT-BTC ngày 19/11/2009 của Bộ Tài chính quy địnhmột số định mức chi tiêu áp dụng cho các dự án/chương trình sử dụng nguồn vốn Hỗtrợ phát triển chính thức (vay);

- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quyđịnh về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tácđộng môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

1.2 Văn bản pháp lý liên quan đến lâm nghiệp

- Căn cứ Nghị định số 119/2016/NĐ-CP ngày 23/8 năm 2016 Về một số chínhsách quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững rừng ven biển ứng phó với biến đổi khíhậu;

- Căn cứ Quyết định số 17/2015/QĐ-TTg ngày 9/06/2015 của Thủ tướng Chínhphủ phê duyệt ban hành Quy chế quản lý rừng phòng hộ

- Căn cứ quyết định số 1565/QĐ-BNN-TCLN ngày 08/7/2013 của Bộ trưởng BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp;

- Căn cứ Thông tư số 02/2015/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 01 năm 2015 của

Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn hướng dẫn xây dựng đề án và phương ántổng thể sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp theo Nghị định số 118/2014/NĐ-

Trang 33

CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nângcao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp

- Căn cứ Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ

về việc phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020;

- Căn cứ Quyết định số 58/2006/QĐ-TTg ngày 14/3/2006 của Thủ tướng Chínhphủ phê duyệt Chương trình củng cố, bảo vệ và nâng cấp đê biển hiện có;

- Căn cứ Chiến lược phát triển Lâm nghiệp giai đoạn 2006 - 2020 được Thủtướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 18/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007;

- Căn cứ Quyết định 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chínhphủ về việc ban hành Quy chế quản lý rừng;

1.3 Văn bản liên quan đến quản lý dự án

- Văn bản số 1863/TTg- QHQT ngày 24 tháng 10 năm 2016 của Thủ TướngChính Phủ đồng ý đề xuất dự án “Hiện đại hóa ngành Lâm nghiệp và tăng cường khảnăng chống chịu vùng ven biển”

- Căn cứ Quyết định số 3240/QĐ-BNN-TCCB ngày 22/10/2008 của Bộ trưởng

Bộ Nông nghiệp và PTNT “về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơcấu tổ chức của Ban Quản lý các dự án Lâm nghiệp”;

- Căn cứ Quyết định số 109/QĐ-BNN-TCCB, ngày 13/01/2009 của Bộ trưởng

Bộ Nông nghiệp và PTNT “Ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ban quản lýcác dự án Lâm nghiệp”; Quyết định số 1055/QĐ-BNN-TCCB, ngày 26/4/2010 của Bộtrưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định109/QĐ-BNN, ngày 13/01/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT “Ban hànhĐiều lệ tổ chức và hoạt động của Ban quản lý các dự án Nông nghiệp”;

- Căn cứ Nghị Định 136/2015/NĐ-CP về Hướng dẫn thi hành một số điều củaLuật đầu tư công;

- Căn cứ Quyết định số 1385/QĐ-BNN-HTQT ngày 19/5/2016 của Bộ trưởng BộNông nghiệp và PTNT về việc làm chủ giai đoạn chuẩn bị đầu tư “Hiện đại hóa ngànhLâm nghiệp và tăng cường khả năng chống chịu vùng ven biển” (WB4);

- Căn cứ văn bản số 7222/BKHĐT-KTĐN ngày 08 tháng 9 năm 2016 của Bộ Kếhoạch Đầu tư gửi Thủ tướng Chính phủ về việc đề xuất dự án “Hiện đại hóa ngành lâmnghiệp và tăng cường khả năng chống chịu vùng ven biển” vay vốn Ngân hàng Thếgiới

- Căn cứ văn bản số 3868/BNN-HTQT ngày 16/5/2016 và 7279/BNN-HTQTngày 29/8/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị Bộ Kế hoạchĐầu tư trình Thủ tướng Chính phủ thông qua đề xuất dự án “Hiện đại hóa ngành lâmnghiệp và tăng cường khả năng chống chịu vùng ven biển” vay vốn Ngân hàng Thếgiới

- Căn cứ Quyết định số 1625/QĐ-BNN-HTQT ngày 06/5/2016 của Bộ trưởng BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc thành lập Tổ công tác chuẩn bị dự án

“Rừng ngập mặn và rừng phòng hộ ven biển (khu vực đồng bằng sông Hồng và Bắc

Trang 34

Trung bộ” (nay có tên là “Hiện đại hóa ngành lâm nghiệp và tăng cường khả năngchống chịu vùng ven biển”.

- Quyết định số 3016/QĐ-BNN-HTQT ngày 31/08/2016 của Bộ trưởng Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn giao nhiệm vụ xây dựng dự án tiền khả thi, văn kiện dự

án “Hiện đại hóa ngành Lâm nghiệp và tăng cường khả năng chống chịu vùng venbiển”, vay vốn Ngân hàng Thế giới

1.4 Văn bản liên quan đến ứng phó với Biến đổi khí hậu vùng ven biển

- Căn cứ Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 02/12/2008 của Thủ tướngChính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khíhậu

- Căn cứ Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 05/12/2011 của Thủ tướng Chínhphủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu

- Căn cứ Quyết định số 1474/QĐ-TTg ngày 5/10/2012 phê duyệt Kế hoạch hànhđộng quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn 2012 – 2020

- Căn cứ Quyết định số 120/QĐ-TTg ngày 22/01/2015 của Thủ tướng Chính phủphê duyệt Đề án Bảo vệ và Phát triển rừng ven biển ứng phó với Biến đổi khí hậu giaiđoạn 2015-2020

Trang 35

CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG DỰ ÁN

2.1 Khái quát đặc điểm các tỉnh vùng dự án

Vùng dự án có thể khái quát chia thành 03 tiểu vùng như sau:

- Vùng phía Bắc bao gồm 02 tỉnh Quảng Ninh và Hải Phòng, có gần 300 kmven biển; Hai tỉnh này đều là vùng phát triển kinh tế trọng điểm của phía Bắc ViệtNam, có mức tăng trưởng kinh tế và GDP trên đầu người thuộc loại cao so với toànquốc Có mật độ dân số cao và nhiều các công trình, nhà máy, khu bến cảng, khu dulịch và tiềm năng phát triển rất lớn Có nhiều khu dân cư sinh sống ven biển dựa vàophát triển nghề đánh bắt cá và nuôi trồng thuỷ sản Do vậy, việc phát triển và bảo vệbền vững các đai rừng ngập mặn là rất cần thiết và đặc biệt quan trọng trong nhữngnăm tới

- Vùng Bắc Miền Trung bao gồm tỉnh Thanh Hoá và Nghệ An: Hai tỉnh nàykhông bị tác động bởi sự cố môi trường trong thời gian qua

- Vùng Trung Trung Bộ bao gồm các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị,Thừa Thiên Huế bị ảnh hưởng sự cố môi trường biển trong thời gian qua 4 tỉnh nàythuộc nhóm rất khó khăn do người dân ven biển đã quen thuộc sinh kế bằng nghề cá

và nuôi tròng thuỷ sản Do vậy, việc chuyển đổi nghề cho người dân gắn với phát triển

và bảo vệ rừng trong thời gian thực hiện dự án là rất quan trọng khi việc phát triểnthuỷ sản ven biển gặp khó khăn khi sự hồi phục hệ sinh thái ven biển do ảnh hưởngcủa sự cố môi trường đòi hỏi thời gian dài hơn và niềm tin của thị trường

2.2 Điều kiện tự nhiên vùng dự án

2.2.1 Vị trí địa lý:

Dải ven biển trong vùng dự án có điểm cực Bắc thuộc tỉnh Quảng Ninh là mũiGót ở xã Trà Cổ, thị xã Móng Cái , có tọa độ địa lý (21o40' vĩ độ Bắc, 108o31' kinh độĐông) Điểm cực Nam thuộc Thừa Thiên Huế có tọa độ địa lý (16012’ 00’’ vĩ độ Bắc,,

108000’ 00’’ độ kinh Đông) theo(Sở NN&PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế , 2016)

2.2.2 Khí hậu thuỷ văn

Đánh giá về mức độ thuận lợi và khó khăn của điều kiện khí hậu đối với pháttriển hệ thống rừng ven biển được đưa ra trên cơ sở nghiên cứu hiện trạng rừng ngậpmặn, rừng trên cát của 8 tỉnh: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, QuảngBình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, phân tích tổng hợp điều kiện sinh khí hậu với cácngưỡng sinh thái Kết quả cho thấy xét tổng thể toàn vùng từ Quảng Ninh tới ThừaThiên Huế, chế độ nhiệt, chế độ mưa ẩm, về cơ bản, cho phép phát triển rừng ngậpmặn song chỉ có Bắc Quảng Ninh, Hà Tĩnh và Thừa Thiên Huế là có điều kiện mưa

ẩm tối ưu Tác động bất lợi chung cho thực vật ngập mặn cũng như thực vật trên cát ởđây là biên độ nhiệt năm lớn, và những tác động của bão, áp thấp nhiệt đới Hàng năm

ở vùng dự án trung bình có 2,5 cơn bão đổ bộ trực tiếp vào vùng bờ biển của các tỉnh.Trong đó Quảng Ninh là tỉnh có số lượng bão đổ bộ vào nhiều nhất như trong hìnhdưới đây

Trang 36

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

Quả ng Ninh Hả i Phòng Thanh Hóa Nghệ An Hà Tĩnh Quả ng Bình Quả ng Trị T.Thi ên - Huế

ATNĐ Bão thường Bã o mạ nh Bã o rấ t mạnh

Hình 2 Số lượng Bão và áp thấp nhiệt đới vùng dự án từ năm 1960-2013

Nguồn: Viện Khoa học khí tượng thuỷ văn và Biến đổi khí hậu, năm 2016

Theo điều kiện sinh khí hậu, ngoài tác động của bão, áp thấp nhiệt đới, toànvùng có thể chia thành 3 khu vực với những bất lợi riêng cần lưu ý khi phát triển rừng:khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng với điều kiện thời tiết lạnh, sương muối; khu vựcThanh Hóa – Nghệ An – Hà Tĩnh với điều kiện khô hạn, thời tiết lạnh, thời tiết nóngsong cũng ở mức độ vừa phải; khu vực Quảng Bình– Quảng Trị - Thừa Thiên Huế vớiđiều kiện thời tiết nóng và thêm vào đó là điều kiện khô hạn đối với Quảng Bình,Quảng Trị

Số liệu của 16 trạm khí tượng từ năm 1960 và được cập nhật đến năm 2013thuộc dải ven biển từ Quảng Ninh đến Thừa Thiên HuếError: Reference source notfound trong bảng 5

Bảng 5 Các trạm khí tượng dải ven biển thuộc dự án

1 Móng Cái 107o58’ 23o31’ 9 Quỳnh Lưu 105o38’ 19o38’

2 Tiên Yên 107o24’ 21o20’ 10 Vinh 105o40’ 18o40’

a Đặc trưng khí hậu khu vực ven biển

Vùng dự án có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh, biên độ nhiệt nămđạt tới 9-13°C Với vị trí ven biển nên khí hậu vùng dự án có tính ôn hòa của hảidương Do trải dài đến xấp xỉ 900km dọc theo kinh tuyến, cùng với ảnh hưởng của địahình nên khí hậu có sự phân hóa nhất định, kết hợp với các yếu tố hoàn lưu có thểphân định với 3 khu vực: khu vực đồi núi ven biển Đông bắc Quảng Ninh - Hải Phòng(KV1), khu vực núi thấp, đồi xen đồng bằng hẹp ven biển Bắc Trung bộ từ Thanh Hóa

Trang 37

đến Hà Tĩnh (KV2) và khu vực đồi núi thấp xen đồng bằng ven biển Bắc Trung bộ từQuảng Bình đến Thừa Thiên Huế (KV3).

Bảng 6 Lượng mưa hàng tháng tại trạm khí tượng ở các tỉnh mục tiêu (mm/tháng)

độ trung bình các tháng trong năm dao động trong khoảng từ 15-29°C, cao nhất vàotháng VII, thấp nhất vào tháng I Tổng số giờ nắng đạt khoảng 1392-1627 giờ/năm; từtháng V đến tháng XI có nhiều nắng nhất song số giờ nắng trong tháng cũng khôngvượt quá 200 giờ/tháng; các tháng từ I đến tháng IV là thời kỳ ít nắng với thời lượngnắng hàng tháng dưới 90 giờ Lượng mưa các trạm trong khu vực đạt từ 1530-2648mm/năm Ở Móng Cái, Tiên Yên thuộc phần phía Bắc khu vực, do nằm bên sườn đóngió của dãy Nam Châu Lĩnh – Yên Tử với luồng gió mùa mùa hạ, bên cạnh đó còn thuđược lượng mưa lớn trong các dạng nhiễu động khí quyển (bão, rãnh thấp, đườngđứt…) lượng mưa hàng năm cao và trở thành một trong những trung tâm mưa lớn củaViệt Nam Đây cũng là nơi có lượng mưa cực đại rơi vào tháng VII trong khi các phầncòn lại có lượng mưa cực đại mưa rơi vào tháng VIII Tháng XII, I và II là nhữngtháng rất ít mưa, lượng mưa thường dưới 50 mm/tháng Tốc độ gió trung bình năm daođộng trong một khoảng khác rộng từ 1,6 m/s ở những khu vực vịnh kín có đảo chắnđến 4,3 m/s ở nơi không được che chắn Tốc độ gió cực đại có thể đạt tới 45 - 50m/s

và thường rơi vào khoảng tháng VII- IX

Khu vực 2

Ở khu vực 2, mùa đông bớt lạnh và là thời kỳ rất ẩm ướt (khác hẳn với cácKV1, có thời kỳ tương đối khô vào đầu mùa đông) Nét nổi bật, vào đầu mùa hạ cóthời kỳ khô nóng liên quan đến sự phát triển của gió phơn phía Tây, làm sai lệch đáng

kể diễn biến mùa mưa ẩm(mùa mưa ẩm xê dịch về cuối mùa hạ).Nhiệt độ trung bìnhnăm cao, thay đổi từ 23,7°C đến 24,3°C theo chiều từ Bắc vào Nam Nhiệt độ trung

Trang 38

bình cực đại vào tháng VII và cực tiểu vào tháng I với biên độ khoảng 12°C Khu vực

2 là nơi có số giờ nắng lớn trong vùng nghiên cứu Thời gian chiếu sáng trong năm đạttới 1600-1700 giờ, thể hiện nguồn năng lượng mặt trời khá dồi dào cung cấp cho sựphát triển của thực vật; phần lớn các tháng trong năm đều có trên 100 giờ nắng, caonhất là các tháng V-VII có trên 200 giờ; tháng ít nắng nhất cũng đạt trên 50 giờ

Lượng mưa trong khu vực 2 có sự phân hóa rõ rệt Ở phần phía Bắc, thuộc cáctỉnh Thanh Hóa và Nghệ An, lượng mưa khoảng 1700-2000 mm/năm Biến trìnhlượng mưa có trị số cực đại vào tháng IX và tiểu vào tháng XII hoặc tháng I, ngoài racòn có thêm một điểm cực đại phụ vào tháng V Phần phía Nam thuộc tỉnh Hà Tĩnh,

do hiệu ứng địa hình của dãy núi Hoành Sơn, có lượng mưa rất cao, đạt tới 2600mm/năm (trạm Hà Tĩnh) thậm chí 2800 mm/năm (trạm Kỳ Anh), đây cũng là mộttrong những trung tâm mưa lớn của Việt Nam Biến trình mưa trong trong năm ở phầnphía Nam có cực đại vào tháng X, cực tiểu vào tháng III, tháng IV, thời gian trễ hơnmột tháng so với phần phía Bắc Tốc độ gió có giá trị cao vào các tháng từ VII đến X,đây cũng là thời mưa bão phát triển trong khu vực Các tháng mùa đông, từ tháng XIđến tháng III, gió Đông Bắc thịnh hành, tốc độ gió cực đại thường không quá 20 m/s

Khu vực 3

Ở khu vực 3, mùa đông bớt lạnh hơn so với khu vực 1 và khu vực 2 Nét nổibật, vào đầu mùa hạ có thời kỳ khô nóng liên quan đến sự phát triển của gió phơn phíaTây, làm sai lệch đáng kể diễn biến mùa mưa ẩm(mùa mưa ẩm xê dịch về cuối mùa

hạ, chế độ mưa chuyển sang mùa thu đông) Nhiệt độ trung bình năm cao, thay đổi từ24°C đến 25°C theo chiều từ Bắc vào Nam Biến trình nhiệt độ trung bình tháng cócực đại vào tháng VII và cực tiểu vào tháng I với biên độ khoảng 9-11°C Khu vực 3 lànơi có số giờ nắng lớn nhất trong vùng nghiên cứu Thời gian chiếu sáng trong nămđạt tới 1500-1900 giờ, phần lớn các tháng trong năm đều có trên 100 giờ nắng, caonhất là các tháng V-VII có trên 230 giờ; tháng ít nắng nhất cũng đạt trên 70-80 giờ Độ

ẩm thuộc loại cao nhất toàn quốc, trung bình năm vượt quá 85%

Đây là khu vực có lượng mưa ẩm rất phong phú Lượng mưa hàng năm khoảng2500-3000 mm/năm, ở khu vực phía Tây trước dãy Bạch Mã, lượng mưa vượt quá3000-3500 mm/năm Biến trình mưa có trị số cực đại vào tháng X và trị số cực tiểuvào tháng III hoặc tháng IV, ngoài ra còn có thêm một cực đại phụ vào tháng V (mùamưa tiểu mãn) Đáng chú ý lượng mưa tháng có trị số cực đại rất cao, đạt tới 600-800

mm, gấp tới 1,8-2 lần so với KV1 Tốc độ gió trung bình đạt 1,5-2,5 m/s, tốc độ giócực đại cũng không quá 40 m/s Tốc độ gió cực đại có giá trị cao vào các tháng IX đến

X, đây cũng là thời mưa bão phát triển trong khu vực Các tháng mùa đông, từ tháng

XI đến tháng III, gió Tây Bắc thịnh hành với tần suất 40-50%, tốc độ gió cực đạithường không quá 20 m/s

b Ảnh hưởng của điều kiện khí hậu tới thực vật ngập mặn và thực vật trên cồn cát ven biển

Thực vật nói chung chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi chế độ nhiệt ẩm Quan hệlượng mưa R (mm) - nhiệt độ T(°C) với quá trình sinh trưởng phát triển của cây có thểđánh giá vào mức độ khô hạn, đủ ẩm và thừa ẩm.Ngoài ra, các điều kiện nhiệt độ vàlượng mưa quy định trực tiếp các ngưỡng sinh trưởng và phát triển của thực vật, nhất

là đối với rừng ngập mặn Nhiệt độ thích hợp cho hoạt động sinh lý của lá các loài

Trang 39

thực vật ngập mặn là 25-28°C (Phan Nguyên Hồng, 1999) và các hoạt động này giảm

đi rõ rệt khi nhiệt tăng vượt quá 35°C theo (Ball M., 1988) và đến nhiệt độ 38-40°C thìquá trình này hầu như không còn hoạt động (Clough B.F., Andrews T.J and CowanI.R., 1982), (Andrews T.J.,Clough B.F., Muller G.J., 1984) Lượng mưa có ảnh hưởngđến sự sinh trưởng, số lượng loài và kích cỡ cây ngập mặn Ở vùng nhiệt đới như TháiLan, Australia, phía Nam Việt Nam, rừng ngập mặn phát triển mạnh ở những nơi cólượng mưa trong năm cao (1.800-2.500mm); vùng ít mưa số lượng loài và kích thướccây giảm (Phan Nguyên Hồng, 1991)

Gió có tác dụng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự hình thành của rừng Gió làmtăng cường độ thoát hơi nước, giúp cho việc phát tán hạt và cây giống, làm thay đổilực dòng triều và dòng chảy ven bờ, vận chuyển phù sa, trầm tích, tạo nên những bãibồi mới, là nơi cho những loài cây tiên phong của rừng ngập mặn phát triển Gió mùalàm tăng lượng mưa, đem không khí lạnh (gió mùa Đông Bắc) hoặc không khí khônóng (gió phơn Tây Nam) ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và phân bố của thựcvật nhiệt đới Gió mạnh gây sóng lớn đặc biệt là khi có bão tác dụng hủy hoại trực tiếpcây cối cũng như các công trình ven bờ Ngoài các yếu tố khí hậu nêu trên, một số hiệntượng thời tiết đặc biệt như bão, dông, mưa đá, sương mù, sương muối có ảnh hưởngđáng kể đến phát triển của rừng

Tóm lại, điều kiện khí hậu ảnh hưởng đến thành phần loài và quá trình sinhtrưởng và phát triển của hệ thực vật và động vật rừng Sự thay đổi của các yếu tố khíhậu, thời tiết quyết định quyết định sự thành bại của các các hoạt động trồng rừng Dovậy, trong quá trình thực hiện dự án, việc xây dựng kế hoạch trồng rừng, chuẩn bị câygiống, chuẩn bị vật liệu để trồng rừng đúng mùa vụ là rất cần thiết Điều này sẽ tránhđược các tổn thất do bão, lũ, nắng, hạn gây chết cây con

c Thủy văn

Vùng ven biển có một hệ thống sông ngòi khá dày, khoảng 0,5-1km/1km2 vàdọc bờ biển thì cứ độ 20 km lại có một cửa sông Hướng chung là hướng Tây bắc-Đông Nam Các hệ thống sông lớn có tác động lớn tới vùng ven biển là sông Hồng vàsông Thái Bình, sông Cả, sông Thu Bồn và sông Mã Mùa lũ lớn, thường xảy ra từtháng 7-10 (vùng Bắc bộ và Thanh Hoá), từ tháng 9-12 (vùng Đông Trường sơn), từtháng 7-11 (vùng Tây Trường sơn) Hiện nay, các hệ thống sông lớn đều có nhiềucông trình thủy điện, do vật lượng phù sa bồi đắp cho vùng ven biển ngày càng giảmsút, do vậy tình trạng xói lở bờ biển, đê biển và các công trình xây dựng ở vùng venbiển càng trở nên nghiêm trọng

Thuỷ triều dọc ven biển Việt Nam rất phức tạp (do nằm giữa hai vùng thủytriều phức tạp), có các loại thuỷ triều như: Nhật triều (từ Quảng Ninh đến Thanh Hoá);nhật triều không đều (từ Nghệ An đến Bắc Quảng Bình; bán nhật triều không đều (từNam Quảng Bình đến cửa Thuận An (Thừa Thiên Huế) Trong mùa đông, sóng hướngĐông Bắc đạt 2-3m về độ cao, chu kỳ sóng từ 11-12 giây về, tần suất xuất hiện 60-70% Trong mùa hè, sóng hướng Nam, Tây nam và Đông nam

Thủy triều tác động mạnh mẽ tới các hoạt động kinh tế xã hội của cư dân vùngven biển Đặc biệt, khi có gió mạnh hay bão, thủy triều lên thường gây ra hiện tượngnước dâng Khi có gió mùa Đông bắc hoặc gió mùa Tây nam, nước có thể dâng caohơn mức bình thường 10-30cm và có thể truyền sâu vào sông 10-20km Nước dâng khi

Trang 40

có bão đều trên dưới 1m, khi cực đại có thể đạt 2,0-2,5m Sự trùng lặp của mực nướctriều cao nhất, sóng thần với nước dâng và sóng hải lưu sẽ làm cho mức độ phá hại củađộng lực biển lớn hơn, gây sạt lở bờ biển, đê biển Dưới tác động của biến đổi khí hậu,những năm gần đây sạt lở bờ biển, đê biển càng diễn ra mạnh mẽ và phức tạp, gây tổnthiệt hại cơ sở hạ tầng nông nghiệp và công nghiệp ở vùng ven biển

Chế độ thủy triều chi phối các yêu tố lập địa và điều kiện gây trồng các loài câyrừng ngập mặn Thời gian ngập và độ cao ngập thủy triều là những chỉ tiêu đánh giáthích nghi của cây rừng ngập mặn khi tổ chức trồng rừng Chẳng hạn, cây Đước đôi

(Rhizophora apiculata) sinh trưởng thuận lợi trong vùng ngập triều trung bình từ

10-19 ngày/tháng, thời gian phơi bãi 9-14 giờ/ngày; nhưng sinh trưởng không thuận lợi trong vùng bị ngập trung bình từ trên 25 ngày/tháng hoặc trung bình từ 2-4 ngày/tháng, thời gian phơi bãi dưới 4 giờ/ngày hoặc 20-24 giờ/ngày Những yếu tố này cần được xem xét kỹ trong quá trình điều tra đánh giá lập địa thiết kế trồng rừng (6).

2.2.3 Địa mạo, thổ nhưỡng

2.2.3.1 Đặc điểm địa mạo

Đặc điểm địa mạo thổ nhưỡng ở khu vực ven biển trong vùng dự án được phânchia theo các khu vực sau đây:

a Khu vực Quảng Ninh – Hải Phòng

Cấu trúc địa chất địa hình là phức nếp lồi lớn, hướng sơn văn chủ yếu chạy dọctheo đường bờ (ĐB-TN), hình thành các đai tuyến đảo ở bên ngoài có tác dụng chechắn nhất định đường bờ bên trong Đáy biển giữa tuyến đảo và đất liền có độ sâutrung bình 3-5m, nơi sâu nhất đạt tới trên 25m, dưới dạng các lạch Dòng hải văn biếnđổi phức tạp theo các khu vực khác nhau, phần nhiều do sự chi phối của địa hình đáybiển và đảo

Bờ biển thuộc vùng dự án, từ Móng Cái đến Hải Phòng và Thanh Hóa khúckhuỷu, phù sa từ các sông lạch đã bồi lên những bãi thấp phẳng nhờ có các đảo bênngoài chắn sóng, gió hình thành đồng bằng ven biển Đồng bằng ven biển nhìn chungthường chỉ cao hơn mực nước biển 1-6m hoặc những bãi triều rộng sát bờ biển bị ngậpkhi thủy triều lên

Nền địa chất chủ yếu là đá trầm tích Mezoizoi, thành phần chính là cát bột, sétkết Hình thái bờ chủ yếu là mài mòn trên đá gốc, thể hiện thiếu hụt trầm tích với hìnhthái bờ cắt khía lõm Cấu tạo bờ bãi chính là đá gốc và tại các khía lõm vào lục địa cólớp phủ bùn cát mỏng Chính vì vậy, lượng vật chất cung cấp cho thảm rừng ngập mặn

ở khu vực cơ bản nghèo nàn, nên sinh khối thảm thực vật ngập mặn thấp

Bên cạnh đó, trong khu vực có một số cửa sông (Ca Long, Ba Chẽ, BạchĐằng…) với vai trò cung cấp phù sa cho các đoạn bờ ngắn ven biển, tạo điều kiệnthuận lợi cho cây ngập mặn phát triển tương đối tốt Đã quan sát được lớp bùn sét ởkhu vực này khá dày, và cây ngập mặn đạt tới chiều cao 1-5m

6 Dự thảo Quyết định Ban hành Hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng các loài cây ngập mặn: Mấm trắng, Mấm biển, Đước đôi, Đưng, Bần trắng và Cóc trắng.

Ngày đăng: 17/04/2018, 18:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w