1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐÁNH GIÁ TÍNH dễ bị tổn THƯƠNG DO TAI BIẾN THIÊN NHIÊN ở VÙNG VEN BIỂN THÀNH PHỐ hội AN, TỈNH QUẢNG NAM

107 198 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 24,24 MB

Nội dung

Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21, đã và đang gây ra những biến đổi mạnh mẽ thông qua các hiện tượng khí hậu cực đoan như nhiệt độ tăng, bão mạnh, mưa lớn, lũ lụt, hạn hán và nước biển dâng cao. Trong bối cảnh BĐKH diễn ra bất thường như hiện nay, các vùng duyên hải tạo thành những hệ sinh thái đa dạng nhất xong cũng là những nơi dễ bị tổn thương nhất trên thế giới. Những dải ven biển thường là nơi chịu tác động nghiêm trọng của lũ lụt, bão, sóng thần và tỷ lệ xói lở bờ biển tăng cao. Tác động của hiệu ứng nhà kính (do khí nhà kính phát ra do ô nhiễm) dẫn tới hiện tượng Trái Đất nóng lên có ảnh hưởng nghiêm trọng đối với các khu vực ven biển. Theo ước tính gần đây được dự báo, khí hậu toàn cầu sẽ ấm lên khoảng 0,2oC mỗi thập kỷ trong 20 năm tới (IPCC, 2007). Vào cuối thế kỷ 21, mực nước biển có thể tăng 1,5m (Strohecker, 2008) do nước nóng và băng tan. Sự gia tăng mực nước biển dâng và có thể gia tăng cường độ và tần suất lốc xoáy (Unnikrishnan và cộng sự, 2006) liên quan đến tăng nhiệt độ bề mặt biển, sẽ gây ra những hiện tượng nghiêm trọng như xói mòn ven biển và rút lui bờ biển (Pye và Blott, 2006). Ngoài các mối đe dọa do thiên tai, các giải ven biển còn phải đối mặt với gia tăng dân số và áp lực phát triển ngày càng tăng. Sự phát triển kinh tế của con người khu vực ven biển gây ảnh hưởng đến hoạt động ven biển tự nhiên, đặc biệt là sự cân bằng giữa các môi trường bờ biển trên mặt đất – bãi biển và bờ biển. Tỉnh Quảng Nam có diện tích 10.406km2, nằm ở ven biển Trung Trung Bộ Việt Nam. Quảng Nam có 2 di sản văn hóa thế giới (khu Di tích Mỹ Sơn và phố cổ Hội An) và khu dự trữ sinh quyển Cù lao Chàm. Tuy nhiên, đây cũng là nơi hứng chịu nhiều thiên tai liên quan đến dòng chảy như hạn hán, lũ lụt. Thành phố Hội An, cách Đà Nẵng khoảng 25 km về phía nam của tỉnh Quảng Nam. Nằm trên vùng đồng bằng ven biển, ở cửa sông của lưu vực sông Thu Bồn, nơi các sông Thu Bồn, Đèo Vò và Cổ Cò hội tụ. Hội An còn nằm trong chuỗi đô thị ven biển dài hơn 500 km vùng duyên hải miền Trung, là cơ sở quan trọng để thiết lập và mở rộng các liên kết kinh tế giữa các địa phương trong vùng. Khu vực lân cận Hội An đã và đang hình thành các khu kinh tế, khu cảng phi thuế quan, các khu đô thị mới với quy mô lớn. Tuy nhiên, vùng ven biển và lưu vực sông có đặc điểm là độ cao thấp, với nền tảng địa hình không ổn định, do đó chúng rất dễ bị xói mòn. Chế độ thuỷ văn của các sông Thu Bồn và sông Ðáy Vũng có ảnh hưởng lớn đến cảnh quan thuỷ văn của thành phố. Đặc biệt, từ năm 2014 hiện tượng xói lở bờ biển tại bờ biển Cửa Đại diễn ra ngày càng phức tạp mà nghiêm trọng, gây ra những thiệt hai lớn cho du lịch tại Hội An.

Ngày đăng: 13/04/2018, 19:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[14]. Nguyễn Thanh Sơn, Cấn Thu Văn (2012), “Các phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn thương –Lý luận và thực tiễn”, Tạp chí khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 28, số 3S, tr.115-122 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các phương pháp đánh giá tínhdễ bị tổn thương –Lý luận và thực tiễn”
Tác giả: Nguyễn Thanh Sơn, Cấn Thu Văn
Năm: 2012
[16]. Lê Hà Phương (2014), “Đánh giá tác động và tính dễ bị tổn thương do Biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy hải sản tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình” Luận văn thạc sĩ khoa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Đánh giá tác động và tính dễ bị tổn thương do Biếnđổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy hải sản tại huyệnQuảng Ninh, tỉnh Quảng Bình”
Tác giả: Lê Hà Phương
Năm: 2014
[17]. Trần Vinh Quang (2016), “ Xác định bộ chỉ số đánh giá tính dễ bị tổn thương do lũ lụt trên địa bàn huyện Đakrông tỉnh Quảng Trị”, Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xác định bộ chỉ số đánh giá tính dễ bị tổn thươngdo lũ lụt trên địa bàn huyện Đakrông tỉnh Quảng Trị”
Tác giả: Trần Vinh Quang
Năm: 2016
[18]. Bùi Quang Thắng (2005), Văn hóa phi vật thể ở Hội An, Nhà xuất bản Thế giới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa phi vật thể ở Hội An
Tác giả: Bùi Quang Thắng
Nhà XB: Nhà xuất bản Thếgiới
Năm: 2005
[19]. GS. TS. Phan Văn Tân (2012), “ Nghiên cứu thuỷ tai do biến đổi khí hậu và xây dựng hệ thống thông tin nhiều bên tham gia nhằm giảm thiểu tính dễ bị tổn thương ở Bắc Trung Bộ Việt Nam”, Dự án thí điểm, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghiên cứu thuỷ tai do biến đổi khí hậu và xâydựng hệ thống thông tin nhiều bên tham gia nhằm giảm thiểu tính dễ bị tổn thươngở Bắc Trung Bộ Việt Nam”
Tác giả: GS. TS. Phan Văn Tân
Năm: 2012
[20]. UBND thành phố Hội An (2016), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thành phố Hội An đến 2020 tầm nhìn đến năm 2025 Khác
[21]. UBND thành phố Hội An (2017), Tổng hợp thiệt hại do bão lụt gây ra tại Hội An (từ năm 2012 đến 2016) Khác
[22]. Adger, W.N., Kelly, P.M., 1999. Social vulnerability to climate change and the architecture of entitlements. Mitigation and Adaptation Strategies for Global Change 4, 253–266 Khác
[23]. Blaikie, P., T.Cannon, I.David and B.Wisner, 1994. At Risk Natural Hazards, People’s Vulnerability, and Disasters, Routledge, London Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w