cơ bản môn Taekwondo vào giờ tự chọn cho học sinh khối 10 trườngTHPT Nguyễn Huệ...73 3.3 Đánh giá hiệu quả của việc thực hiện chương trình cơ bản môn Taekwondo vào giờ tự chọn...74 3.3.1
Trang 1LÊ THỊ THANH MÂY
“NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY MÔN VÕ TAEKWONDO VÀO GIỜ TỰ CHỌN CHO
HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
NGUYỄN HUỆ THÀNH PHỐ VŨNG TÀU”
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
TP Hồ Chí Minh, năm 2016
Trang 2LÊ THỊ THANH MÂY
“NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY MÔN VÕ TAEKWONDO VÀO GIỜ TỰ CHỌN CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN HUỆ
THÀNH PHỐ VŨNG TÀU”
Chuyên ngành: Giáo dục thể chất
Mã số: 60140103
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học:
TS Trần Hồng Quang
TP Hồ Chí Minh, năm 2016
Trang 3liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được aicông bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Học viên
Lê Thị Thanh Mây
Trang 4cùng toàn thể cán bộ công nhân viên chức Trường Đại Học Thể Dục ThểThao Thành Phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện giúp đỡ học viên trong suốtquá trình học tập và nghiên cứu khoa học Học viên xin bày tỏ lòng biết ơnchân thành đến Qúy thầy, cô giảng dạy cho cao học khóa 19, đã dành nhiềutâm huyết để truyền thụ cho các học viên những kiến thức quý báu, làm tiền
đề cho việc nghiên cứu luận văn này
Đặc biệt học viên xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với giáo viên hướngdẫn: TS Trần Hồng Quang đã tận tình động viên giúp đỡ hướng dẫn học viêntrong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài
Tôi cũng chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, cán bộ, giáo viên bộ mônThể Dục, các em học sinh trường trung học phổ thông Nguyễn Huệ Thànhphố Vũng Tàu cùng bạn bè, gia đình đã động viên, khích lệ tạo điều kiệnthuận lợi cho tôi hoàn thành khóa học
Trang 5CHƯƠNG I
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5
1.1 Các quan điểm – đường lối của Đảng và Nhà nước về công tác GDTC trong trường học các cấp 5
1.2 Mục tiêu, vai trò và nhiệm vụ của GDTC trong trường học 13
1.2.1 Mục tiêu GDTC trường học 13
1.2.2 Nhiệm vụ, nội dung, phương tiện, hình thức và nguyên tắc GDTC .14
1.3 Đặc điểm tâm sinh lý, phát triển tố chất thể lực của lứa tuổi 15 —17 16
1.3.1 Hệ vận động 16
1.3.2 Đặc điểm chức năng sinh lý 18
1.3.3 Đặc điếm tố chất thể lực 18
1.3.4 Đặc điểm tâm lý 21
1.4 Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển môn Taekwondo 21
1.4.1 Hiện đại 24
1.4.2 Taekwondo tại Việt Nam 27
1.5 Kỹ Thuật môn Taekwondo 31
1.5.1 Đặc điểm các kỹ thuật đòn chân căn bản trong môn võ Taewondo 31
1.5.2 Đặc điểm thể lực trong môn võ Taekwondo 35
1.6 Vài nét giới thiệu về trường THPT Nguyễn Huệ thành phố Vũng Tàu 43
CHƯƠNG II PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 48
2.1 Phương pháp nghiên cứu 48
2.1.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu: 48
Trang 62.1.5 Phương pháp toán thống kê 53
2.2 Tổ chức nghiên cứu 56
2.2.1 Đối tượng nghiên cứu 56
2.2.2 Khách thể nghiên cứu 56
2.2.3 Thời gian nghiên cứu 56
CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 58
3.1 Đánh giá thực trạng giảng dạy môn GDTC tại trường THPT Nguyễn Huệ từ năm 2010 đến năm 2013 58
3.1.1 Đội ngũ giáo viên 58
3.1.2 Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ môn học GDTC của trường THPT Nguyễn Huệ 59
3.1.3 Chương trình và nội dung giảng dạy giờ GDTC của trường THPT Nguyễn Huệ 60
3.1.4 Nhu cầu học tập môn tự chọn của học sinh khối 10 trường THPT Nguyễn Huệ 61
3.1.5 Bàn về thực trạng giảng dạy môn GDTC tại trường THPT Nguyễn Huệ 64
3.2 Nghiên cứu xây dựng và ứng dụng chương trình giảng dạy môn Taekwondo vào giờ học tự chọn cho học sinh khối 10 trường THPT Nguyễn Huệ 67
3.2.1 Lựa chọn nội dung giảng dạy 67
3.2.2 Chương trình giảng dạy môn Taekwondo cho học sinh khối 10 trường THPT Nguyễn Huệ 70
Trang 7cơ bản môn Taekwondo vào giờ tự chọn cho học sinh khối 10 trường
THPT Nguyễn Huệ 73
3.3 Đánh giá hiệu quả của việc thực hiện chương trình cơ bản môn Taekwondo vào giờ tự chọn 74
3.3.1 Đánh giá kết quả học tập kỹ thuật môn Taekwondo của học sinh nhóm thực nghiệm 74
3.3.2 Sự phát triển về thể lực của học sinh nam và nữ nhóm thực nghiệm khối 10 trường THPT Nguyễn Huệ sau thực nghiệm 74
3.3.3 So sánh thể lực của học sinh nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng với tiêu chuẩn đánh giá thể lực của BGD&ĐT [4] 79
3.3.4 Mức độ yêu thích và nguyện vọng tiếp tục học môn tự chọn Taekwondo của học sinh nhóm thực nghiệm trường THPT Nguyễn Huệ 83
3.3.5 Bàn về hiệu quả của việc thực hiện chương trình cơ bản môn Taekwondo vào giờ tự chọn 85
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 90
KẾT LUẬN 90
KIẾN NGHỊ 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt Nghĩa tiếng việt
Trang 8GD&ĐT Giáo dục và đào tạo
Trang 10TT TÊN BẢNG
G
Bảng 1.1 Sự thay đổi theo lứa tuổi của tố chất sức mạnh 19Bảng 1.2 Thời gian phát triển tốt nhất các tố chất 20
Bảng 3.1 Thực trạng giáo viên thể dục trường THPT Nguyễn
Bảng 3.2 Thực trạng cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ môn
Bảng 3.3 Cấu trúc chương trình môn GDTC tại trường THPT
Bảng 3.4 Kết quả phỏng vẩn nhu cầu học tập môn tự chọn của
học sinh khối 10 trường THPT Nguyễn Huệ 63
Sau 72
Bảng 3.8
So sánh thực trạng thể lực của học sinh nam và nữkhối 10 của trường thpt nguyễn huệ trước và sauthời gian thực nghiệm (nhóm đối chứng)
Sau 75
Bảng 3.9 So sánh thực trạng thể lực của học sinh nam và nữ Sau 76
Trang 11Bảng 3.10
So sánh thực trạng thể lực của học sinh nam và nữkhối 10 của trường THPT Nguyễn Huệ giữa nhómthực nghiệm và nhóm đối chứng (sau thực nghiệm)
Sau 78
Bảng 3.11
Kết quả phỏng vấn cảm nhận của học sinh sau môn
tự chọn Taekwondo của học sinh khối 10 trườngTHPT Nguyễn Huệ
80
Bảng 3.12
Kết quả phỏng vấn nguyện vọng tiếp tục học mônTaekwondo của học sinh khối 10 trường THPTNguyễn Huệ
82
Bảng 3.13
Kết quả phỏng vấn cảm nhận của học sinh sau môn
tự chọn Taekwondo của học sinh khối 10 trườngTHPT Nguyễn Huệ
83
Bảng 3.14
Kết quả phỏng vấn nguyện vọng tiếp tục học mônTaekwondo của học sinh khối 10 trường THPTNguyễn Huệ
84
Trang 12TT TÊN BIỂU ĐỒ TRAN
G
Biểu đồ 3.1 Kết quả phỏng vấn nhu cầu học môn tự chọn 64
Biểu đồ 3.2 Kết quả phỏng vấn lý do học sinh chọn môn
Biểu đồ 3.3 Nhịp tăng trưởng Nam nhóm thực nghiệm 77Biểu đồ 3.4 Nhịp tăng trưởng Nữ nhóm thực nghiệm 77Biểu đồ 3.5 Nhịp tăng trưởng Nam nhóm đối chứng 79Biểu đồ 3.6 Nhịp tăng trưởng Nữ nhóm đối chứng 79
Biểu đồ 3.7
Kết quả phỏng vấn cảm nhận của học sinh sau môn
tự chọn Taekwondo của học sinh khối 10 trườngTHPT Nguyễn Huệ
84
Biểu đồ 3.8
Kết quả phỏng vấn nguyện vọng tiếp tục học mônTaekwondo của học sinh khối 10 trường THPTNguyễn Huệ
85
Trang 13Phụ Lục 1 Phiếu Phỏng Vấn Các Em Học Sinh Trường Thpt Nguyễn
Phụ Lục 9 Kết quả kiểm tra nữ nhóm thực nghiệm (lần 2)
Phụ Lục 10 Kết quả kiểm tra nữ nhóm đối chứng (lần 1)
Phụ Lục 11 Kết quả kiểm tra nữ nhóm đối chứng (lần 2)
Trang 14LỜI MỞ ĐẦU
Bác Hồ có câu: “Dân cường thì nước thịnh” cường ở đây có nghĩa làkhỏe mạnh, cường tráng, trong văn kiện đại hội Đảng lần thứ VIII đã chỉrõ:“Cơ thể cường tráng là cơ sở của đời sống vật chất và tinh thần của xãhội”, không có cơ thể khỏe mạnh và cường tráng thì khó phát huy tài năng,tác dụng của mình trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thể dục thểthao là những hoạt động chuyên biệt phong phú và đa dạng.Tập luyện thể dụcthể thao mang lại cho chúng ta sức khỏe, nâng cao thành tích, thể dục thể thaocòn là nhịp cầu nối giữa các dân tộc, quốc gia trên thế giới
Tháng 12/2011 Bộ chính trị ban hành NQ số 08/NQ-TW về công tácTDTT, trong đó xác định mục tiêu và giải pháp nâng cao chất lượng công tácGDTC và thể thao trong nhà trường đến năm 2020: “…Phấn đáu 90% họcsinh, sinh viên đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể… Cần quan tâm đàu tư đúngmức TDTT trường học với vị trí là bộ phận quan trọng của phong trào TDTT;
là một mặt của giáo dục toàn diện, nhân cách học sinh, sinh viên… Xây dựng
và thực hiện đề án tổng thể phát triển GDTC và thể thao trường học… Thựchiện tốt GDTC theo chương trình nội khóa; phát triển mạnh các hoạt dộng thểthao học sinh, sinh viên, đảm bao mục tiêu phát triển thể lực toàn diện và kỹnăng vận động cơ bản của học sinh, sinh viên góp phần đào tạo năng khiếu vàtài năng thể thao… Đổi mới chương trình và phương pháp GDTC, gắn GDTCvới giáo dục ý chí, đạo đức, giáo dục quốc phòng, giáo dục sức khỏe và kỹnăng sống của học sinh, sinh viên…”
Trang 15Taekwondo là môn võ thuầt xuất xứ từ Hàn Quốc được du nhập từmiền nam Việt Nam từ những năm 60, ngày nay nó được phát triển rộng rãikhắp toàn quốc Taekwondo là môn thu hút giới trẻ tập luyện đông nhất sovới các môn võ khác có mặt ở Việt Nam.
Hiện nay Taekwondo là môn võ thuật thể thao phổ biến rộng rãi trêntoàn Thế giới, đến nay Liên Đoàn Taekwondo Thế giới, viết tắt là WTF (TheWorld Taekwondo Federation) có 162 quốc gia hội viên, Việt Nam là thànhviên chính thức của WTF vào năm 1989 Và Taekwondo đã trở thành môn thiđấu chính thức tại Thế Vận Hội Olympic Sydney năm 2000
Với những thành tích đạt được của các VĐV Taekwondo Việt Namtrong các giải vô địch Đông Nam Á, giải vô địch Châu Á; các kỳ Seagames
16 - 17 - 18, ASIAD 94 đã từng bước đánh dấu sự trưởng thành củaTAEKWONDO Việt Nam Đặc biệt là chiếc huy chương tại Sydney 2000 củaVĐV Trần Hiếu Ngân, huy chương Olympic đầu tiên của thể thao Việt Nam
đã đưa đã đưa Việt Nam lên xếp hạng nhất Đông Nam Á, hạng ba Châu Á,hạng 7 Thế giới Taekwondo là môn thể thao đối kháng cá nhân mang tính thểthao cao, đã đi vào cuộc sống của cộng đồng nhân loại một cách sôi nổi đầyhấp dẫn và được phát triển mạnh mẽ với các giải thi đấu hàng năm của Thànhphố tổ chức như: Hội Khỏe Phù Đổng, Sinh viên – Học sinh, vô địch quốcgia, vô địch các CLB mạnh toàn thành và các giải quốc tế mở rộng…
Thể thao trường học có ý nghĩa quan trọng và rất thiết thực cho cuộcsống, góp phần nâng cao sức khoẻ, phát triển thể lực, rèn luyện phẩm chất đạođức, ý chí và lối sống lành mạnh cho thế hệ trẻ Việt Nam Hơn nữa, thể thao
Trang 16trường học – giáo dục thể chất còn góp phần tích cực tạo nguồn nhân lực phục
vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là môi trường thuận lợi và giàutiềm năng để phát hiện và bồi dưỡng tài năng thể thao cho đất nước
Trong những năm qua, thể thao học đường đã có bước phát triển đáng khích
lệ, góp phần tích cực vào thành tựu chung của công cuộc đổi mới và phát triểncủa ngành TDTT Các môn thể thao được áp dụng nhiều hơn trong trường họcvới nhiều nội dung phong phú, khiến cho các em phát huy hết tiềm năng vàngày càng yêu thích thể thao hơn
Hơn nữa, thể thao trường học còn giúp học sinh giảm bớt những áp lực,tăng cường thể chất, là một biện pháp giải trí tích cực
Tuy nhiên, để phát triển Thể thao trường học, việc trước tiên chúng tacần giải quyết là: xây dựng nhiều sân chơi bổ ích cho các em, mở nhiều câulạc bộ, trung tâm thể thao giành cho các em, mở các lớp học về nhiều môn thểthao, tổ chức các giải thể thao khuyến khích các em tham gia Đặc biệt phảithuyết phục cha mẹ học sinh hiểu rằng: việc tập luyện thể thao cho các em làviệc hết sức quan trọng, góp phần nâng cao thể lực cho các em Đó là lý do đềtài đi vào nghiên cứu:
“Nghiên cứu xây dựng chương trình giảng dạy môn võ Taekwondo vào giờ tự chọn cho học sinh trường trung học phổ thông Nguyễn Huệ Thành Phố Vũng Tàu”
Trang 17Mục đích nghiên cứu.
Xây dựng chương trình giảng dạy môn võ Taekwondo vào giờ tự chọngóp phần hoàn thiện chương trình giảng dạy chính khóa, nâng cao thể lực chohọc sinh, từ đó nâng cao hiệu quả đào tạo của nhà trường
Nhiệm vụ nghiên cứu.
Để giải quyết mục đích trên, đề tài tiến hành giải quyết ba nhiệm vụ sau đây:Nhiệm vụ 1: Đánh giá thực trạng giảng dạy môn GDTC tại trườngTHPT Nguyễn Huệ Thành phố Vũng Tàu từ năm 2010 đến năm 2013
Nhiệm vụ 2: Nghiên cứu xây dựng và ứng dụng chương trình giảngdạy cơ bản môn Taekwondo vào giờ học tự chọn cho học sinh khối 10 trườngTHPT Nguyễn Huệ Thành phố Vũng Tàu
Nhiệm vụ 3: Đánh giá hiệu quả của việc thực hiện chương trình cơbản môn Taekwondo vào giờ tự chọn cho học sinh khối 10 trường THPTNguyễn Huệ Thành phố Vũng Tàu
Trang 18CHƯƠNG I TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Các quan điểm – đường lối của Đảng và Nhà nước về công tác GDTC trong trường học các cấp.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã luôn chú trọngđến công tác GDTC
Ngay từ trước Cách mạng tháng tám và sau khi nhân dân ta vừa giànhđược chính quyền đang phải chống lại ba loại giặc (đói – dốt – ngoại xâm) thìTrung ương Đảng và Bác Hồ đã nêu quan điểm, tư tưởng chỉ đạo công tácTDTT đối với thế hệ trẻ (học sinh) Vì thế hệ trẻ là đối tượng chính của toàn
bộ sự nghiệp cách mạng của Đảng
Tháng 10 năm 1941, trong chương trình cứu nước của Mặt trận Việt
nam đã nêu rõ “…khuyến khích, giúp đỡ nề thể dục quốc dân, làm cho nòi giống ngày càng thêm mạnh Trẻ em được chính phủ đặc biệt săn sóc về thê dục, trí dục và đức dục…”
Ngày 27 tháng 3 năm 1946, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số
38 thiết lập tại tại Bộ Quốc Gia Giáo dục một Nhanh Thanh niên và Thể dục,trong đó có một Phòng Thanh niên trung ương và một Phòng Thể dục trung
ương, có nhiệm vụ “…khuyên và dạy đồng bào tập thể dục…” Bác Hồ còn viết bài “Sức khỏe và Thể dục” đăng trên báo Cứu Quốc (tiền than của báo
Nhân dân) và báo Việt Nam khỏe (tiền thân của báo Thể thao Việt Nam)
trong đó, Người khẳng định “…Giữ gìn dân chủ, xây dựng nhà nước, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công Mỗi một người dân
Trang 19yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân khỏe mạnh, tức là cả nước khỏe mạnh…”.
Tháng 1 năm 1955, trong Lễ Khai giảng trường đại học Nhân Dân
Việt Nam, Bác Hồ đã căn dặn “Thanh niên phải chuyên tâm đi hoc và công tác nhưng cũng cần có vui chơi Vui chơi lành mạnh là một bộ phận trong sự sinh hoạt của thanh niên Trong vui chơi cũng có giáo dục Cần có những thứ vui văn hóa, thể thao có tinh thần tập thể và quần chúng…” (Hồ Chí Minh –
Bàn về công tác giáo dục – NXB Sự Thật 1972) [31]
Chỉ thị số 106-CT/TW ngày 02 tháng 10 năm 1958 của Ban chấp hành
Trung ương Đảng Lao động Việt Nam về công tác TDTT đã nêu: “Chăm sóc sức khỏe, tăng cường thể chất của nhân dân được coi là một nhiệm vụ quan trọng của Đảng và Chính phủ Nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đòi hỏi nhân dân ta phải có sức khỏe dồi dào, thể chất cường tráng… Vận động thể dục, thể thao là một biện pháp hiệu quả để tăng cường lực lượng sản xuất và lực lượng quốc phòng của nước nhà”.
Ngày 31/3/1960, trong thư gửi Hội nghị cán bộ TDTT toàn miền Bắc
Bác Hồ đã dạy: “Muốn lao động sản xuất tốt, công tác và học tập tốt thì cần
có sức khỏe Muốn có sức khỏe, thì thường xuyên tập luyện TDTT Vì vậy chúng ta nên phát triển phong trào TDTT cho rộng khắp” Bác Hồ đã căn dặn
“Cán bộ TDTT phải học tập chính trị, nghiên cứu nghiệp vụ và hăng hái công tác” Về vị trí TDTT trong xã hội , Bác Hồ khẳng định: “TDTT là một công tác trong những công tác cách mạng khác”.
Trang 20Trong chỉ thị số 169/CT.TW ngày 14/12/1969 của Ban Bí Thư Trung
ương Đảng đã chỉ rõ: “Trường phổ thông cần có các biện pháp tích cực để nâng cao chất lượng giáo dục lên một bước, nhằm vào ba mặt: tư tưởng đạo đức, kiến thức văn hóa và sức khỏe… Tăng cường rèn luyện thân thể và công tác vệ sinh phòng bệnh trong trường học, đảm bảo từng bước giữ gìn và nâng cao sức khỏe học sinh”.
Các sự kiện và những văn bản nói trên đã chứng minh rằng: về mặt tổchức, cơ quan quản lý Nhà nước đầu tiên và cao nhất về TDTT được đặt trong
Bộ quốc gia Giáo dục (trước đó là Bộ Thanh niên) Điều này càng thể hiệntầm nhìn chiến lược của Đảng về công tác GDTC và TDTT trường học
Từ đó đến nay, trong mỗi kỳ đại hội Đảng toàn quốc hoặc trong từngnhiệm kỳ, Trung ương Đảng đều ban hành các Nghị quyết, Chỉ thị, Thông chi
về TDTT nói chung và TDTT trường học nói riêng
Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 tại
điều 41 đã ghi rõ: “Nhà và xã hội phát triển nề TDTT dân tộc, khoa học và nhân dân Nhà nước thống nhất quản lý sự nghiệp TDTT, quy định chế độ GDTC bắt buộc trong trường học , khuyến khích và giúp đỡ phát triển các hình thức TDTT tự nguyện của nhân dân, tạo các điều kiện cần thiết để không ngừng mở rộng các hoạt động TDTT quần chúng, chú trọng hoạt động thể thao chuyên nghiệp, bồi dưỡng các tài năng thể thao” [23].
Chỉ thị 36/CT-TW ngày 24 tháng 3 năm 1994 về công tác TDTT trong
giai đoạn mới (đến năm 2000), đã chỉ rõ: “Thực hiện GDTC trong tất cả các trường học, làm cho việc tập luyện TDTT trở thành nếp sống hằng ngày của
Trang 21hầu hết học sinh, sinh viên, thanh niên, chiến sĩ các lực lượng vũ trang , cán
bộ công nhân viên chức…” Chỉ thị còn nêu rõ: “Ban cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Ban cán sự Đảng Tổng cục TDTT phải phối hợp chỉ đạo tổng kết công tác GDTC, cải tiến chương trình giảng dạy, tiêu chuẩn rèn luyện thân thể, đào tạo giáo viên TDTT cho trường đại học các cấp, tạo những điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất để thực hiện chế độ GDTC bắt buộc ở tất cả các trường học…” [1].
Ngày 7/3/1995, Thủ tướng chính phủ ban hành Chỉ thị 133/TTG vềviệc xây dựng và quy hoạch phát triển ngành TDTT và GDĐT Về GDTC
trong trường học, Chỉ thị nêu rõ: “…BGD&ĐT cần đặc biệt coi trọng việc GDTC trong nhà trường, cải tiến nội dung giảng dạy TDTT nội khóa, ngoại khóa, quy định tiêu chuẩn rèn luyện thân thể cho học sinh ở các cấp học, có quy chế bắt buộc đối với công tác GDTC trong nhà trường…”[7].
Nghị quyết Đại học Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ VIII năm 1996
đã khẳng định: “…Giáo dục đào tạo cùng với khoa học và công nghệ phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu… Chuẩn bị tốt hành trang cho thế hệ trẻ bước vào thế kỷ 21…” Đồng thời Nghị quyết cũng khẳng định: “sự cường tráng về thể chất là nhu cầu của bản thân con người, đồng thời là vốn quý để tạo ra tài sản trí tuệ và vật chất cho xã hội, các cấp, các ngành, các đoàn thể…” [16].
Ngày 9/10/2000 Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Namcông bố lệnh về việc ban hành pháp lệnh TDTT Điều 14 của chương I quy
định về TDTT trường học như sau: “TDTT trường học bao gồm GDTC và
Trang 22hoạt động TDTT ngoại khóa cho người học GDTC trong trường học là chế
độ GDTC bắt buộc nhằm tăng cường sức khỏa, phát triển thể chất, góp phần hình thành và bồi dưỡng nhân cách, đáp ứng yêu cầu toàn diện người học, Nhà nước khuyến khích hoạt động TDTT ngoại khóa trong nhà trường.” Điều 15: “BGD&ĐT phối hợp với Ủy ban TDTT thực hiện các nhiệm vụ: xây dựng, chỉ đạo thực hiện chương trình GDTC Quy định tiêu chuẩn RLTT và đánh giá kết quả RLTT của người học Đào tạo, bồi dưỡng và đảm bảo đủ giáo viên, giảng viên TDTT Quy định hệ thống thi đấu TDTT trường học.”
[39]
Ngày 03/05/2001 BGD&ĐT đã ban hành Quy chế số
14/2001/QĐ-BGD&ĐT: “Quy chế GDTC và y tế trong trường học” Quy chế chỉ rõ:
“GDTC là nội dung bắt buộc đối với học sinh, sinh viên, được thực hiện trong hệ thống giáo dục quốc dân từ mầm non đến đại học GDTC là bộ phận quan trọng để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đap ứng yêu cầu xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc.
Nhiệm vụ chung của GDTC là hình thành ở thế hệ trẻ nếp sống lành mạnh, có tri thức, kỹ năng và phương pháp giữ gìn sức khỏe, phát triển thể lực, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục đào tạo.
Nội dung của hoạt động thể chất bao gồm: dạy và học môn thể dục nội khóa, hoạt động TDTT trong và ngoài trường, tổ chức các hoạt động ngoại khóa để bảo vệ và tăng cường sức khỏe, vệ sinh cá nhân, môi trường và dinh dưỡng.
Trang 23Dạy và học thể dục là hình thức giáo dục thể chất cơ bản trong nhàtrường, được tiến hành chủ yếu bằng giờ học nội khóa Nhà trường phải đảmbảo dạy đủng, đủ nội dung và thời gian môn học theo quy định cùa Bộ Nộidung chương trình GDTC nội khóa gồm phần bắt buộc và phần tự chọn, phần
tự chọn bũo gôm các môn thê thao phù hợp với điêu kiện từng trường
Hoạt động ngoại khóa về TDTT bao gồm các hình thức tự tập luyện,tập luyện có hướng dẫn, tập ỉuyện trong và ngoài trường, trong các câu lạc bộTDTT trong và ngoài trường ” [43]
Trong Chỉ thị 17/CT-TƯ ngày 23/10/2002 về phát triển TDTT đếnnăm 2010, Ban bí thư Trung Ương Đảng xác định: “đẩy mạnh hoạt độngTDTT nâng cao thể trạng và tầm vóc của người Việt Nam Phát triển phongtrào TDTT quần chúng với mạng lưới cơ sở rộng khắp đào tạo bồi dưởng độingũ VĐV thành tích cao Đẩy mạnh hoạt động TDTT ở trường học, tiến tớiđảm bảo mỗi trường học đều có giáo viên thể dục chuyên trách và lớp học thểdục đúng tiêu chuẩn, tạo điều kiện nâng cao chất lượng GDTC; xem đây làmột tiêu chí công nhận trường chuẩn quốc gia Tăng đầu tư của Nhà nướccho việc phát triển TDTT của trường học, ở nông thôn và miền núi.” [8];
Luật Thể dục, Thể thao năm 2006 Điều 20 quy định: "GDTC là mônhọc chính khóa, thuộc chương trình giáo dục nhằm cung cấp kiến thức, kỹnăng vận động, góp phần thực hiện mục tiêu giảo dục toàn diện Hoạt độngthể thao trong nhà trường là hoạt động tự nguyện của người học, được tỏ chứctheo phương thức ngoại khóa phù hợp với sở thích, giới tính, lứa tuổi và sức
Trang 24khỏe, nhằm tạo điều kiện cho người học thực hiện qụyền vui chơi, giải trí,phát ừ"iển năng khiếu thể thao ” [30].
Điều 21 Luật TD, TT cũng quy định rõ trách nhiệm của Bộ trưởngBGD&ĐT chủ trì phối hợp với Bộ trưởng, Chủ nhiệm ủy ban TDTT: “Xâydựng chương trình GDTC; đào tạo bôi dường giáo viên TDTT, hướng dânhoạt động ngoại khóa trong hệ thông các trường học của cả nước; quy địnhtiêu chuẩn đảnh giá thể lực học sinh và tô chức hệ thông thi đau thê thao câpquốc gia dành cho học sinh, sinh viên mà trọng tâm là Hội khỏe Phù đổng vàĐại hội TDTTsình viên toàn quốc tổ chức 4 năm một lần "
Điêu 22 quy định: “Trách nhiệm moi nhà trường phải thực hiệnchương trình thể dục nội khóa theo quy định, phải hướng dẫn hoạt động ngoạikhóa cho người học., ”,
Năm 2006, BGD&ĐT đã ban hành chương trình giáo dục phổ thông{Quyết định 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/05/2006) [2]
Ngày 23/08/2006 BGD&ĐT đã ra Thông tư liên tịch hướng dẫn địnhmức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập (Thông tư số35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV) [3]
Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/06/2007 của Chính phủ quyđịnh BGD&ĐT chủ trì phối hợp với ủy ban TDTT và Bộ Nội vụ ban hànhchuẩn mực quốc gia về môn học thể dục trong nhà trường; tiêu chuẩn giáoviên TDTT, định mức biên chế thể thao cho từng cấp học, bậc học (khoản 1
và 2 Điều 7) trách nhiệm của cơ quan quản lý giáo dục và mỗi nhà trườngphải tạo điều kiện cho các câu lạc bộ TDTT của học sinh, sinh viên; đầu tư
Trang 25xây dựng và sử dụng đúng mục đích đất đai và cơ sở vật chất của TDTT trongtrường học (khoản 3 và 4 Điều 7) [37].
“Dự thảo chương trình mục tiêu phát triển TDTT trường học từ 2007
-2025 tại Thành Phố Hồ Chí Minh của Viện Khoa học TDTT” có các đề án vềđiều tra cơ bản, đánh giá thể chất học sinh; cải tiến và nâng cao chất lượng nộikhóa; phát triển thể dục ngoại khóa trong trường phổ thông; phát hiện và đàotạo tài năng thể thao trong trường phổ thông [56]
BGD&ĐT đã ra Quyết Định số 72/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 23 tháng
12 năm 2008 ban hành Quy định tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho họcsinh, sinh viên [44]
Ngày 3/12/2010 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết Định số 2198/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược phát triển TDTT Việt Nam đến năm
2020 Quan điểm của Chính phủ là: “ Phát triển đồng bộ Thể dục, Thể thao trong trường học, trong lực lượng vũ trang, ở xã, phường, thị trấn cùng
với phát triển thể thao thành tích cao, thể thao chuyên nghiệp Mục tiêu
cụ thể là: “ Đẩy mạnh công tác GDTC và thế thao trường học, bảo đảm
yêu cầu phát triển con người toàn diện, làm nền tảng phát triển thể thaothành tích cao và góp phần xây dựng lối sổng lành mạnh trong tầng lớpthanh thiếu niên Tích cực phát triển thể dục, thể thao trong lực lượng vũ
trang, góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng toàn dân ", Các chỉ tiêu phát triển: “ sổ trường phổ thông thực hiện đầy đủ chương tành GDTC
nội khóa đến năm 2015 đạt 100% Sổ học sinh được đánh giá và phân loạithể lực theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể đến 2015 đạt 75% và đến năm
2020 đạt 85 — 90% tổng sổ học sinh phổ thông các cấp Tăng cường chấtlượng dạy và học thể dục chỉnh khóa: cải tiến nội dung, phương pháp giảngdạy theo hướng kết hợp TDTT với hoạt động giải ưí, chú trọng nhu cầu tựchọn của học sình, xây dựng chương trình GDTC kết hợp với giáo dụcquốc phòng; kết hợp đồng bộ y tế học đường với dinh dưỡng học đường ”[41], [47]
Trang 26Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số: 641/QĐ-TTg ngày28/4/2011 về việc phê duyệt đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vócngười Việt Nam giai đoạn 2011 — 2030 của Thủ tướng Chính phủ [45].
1.2 Mục tiêu, vai trò và nhiệm vụ của GDTC trong trường học
GDTC trong nhà trường là một trong những bộ phận đặc biệt quantrọng trong việc nâng cao sức khỏe, thể lực, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức,rèn luyện ý chí và góp phần hình thành nhân cách cho người học Mặt khácGDTC trường học sẽ đáp ứng được nhu cầu về chuẩn bị sức khỏe cho đội ngũlao động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bồi dưỡng vàphát triển các tài năng thể thao cho nước nhà
GDTC trường học là hoạt động giáo dục bắt buộc nhằm giáo dục, bảo
vệ và tăng cường sức khỏe phát triển thể chất, góp phần hình thành và bồidưỡng nhân cách, đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện cho học sinh, sinh viên(trích Quy chế của BGD&ĐT) [43]
Chương trình GDTC bao gồm các bài tập thể chất, các môn thể thao
tự chọn, những trò chơi vận động và giải trí Quá trĩnh giáo dục giúp ngườihọc phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thầntrong sáng về đạo đức, từng bước nâng cao trình độ văn hóa thể chất và thành
Trang 27tích thể thao của học sinh, sinh viên, góp phần phát triển sự nghiệp TDTT củađất nước, đáp ứng yêu cầu giao lưu quốc tế về TDTT.
GDTC là quá trình tác động hướng vào việc hoàn thiện tâm lý và thểlực cho học sinh, nhằm phát triển kỹ năng vận động cơ thể, tạo nên cuộc sốngtâm lý và thể lực lành mạnh, hình thành lối sống cá nhân có văn hóa [57]
GDTC là một quá trình sư phạm hướng vào việc hoàn thiện cơ thể conngười về mặt hình thái và về mặt chức năng, hình thành các kỹ năng và kỹxảo vận động cơ bản quan trọng trong cuộc sống Cùng với những hiểu biếtliên quan đến các kỹ năng kỹ xảo đó, phát triển các phẩm chất và các khảnăng về thể lực của con người, hình thành lối sống lành mạnh, mở rộng giớihạn của những năm tháng hoạt động sáng tạo của con người, chuẩn bị thựchiện tốt nghĩa vụ lao động và bảo vệ Tổ Quốc GDTC là một chức năng vĩnhhằng của xã hội, ngay từ khi mới có xã hội loài người và tồn tại mãi mãi với
tư cách là một điều kiện tất yếu của sản xuất xã hội (Hà Thế Ngữ và CS) [36],
1.2.2 Nhiệm vụ, nội dung, phương tiện, hình thức và nguyên tắc GDTC
Nhiệm vụ công tác GDTC trong nhà trường:
- Góp phần phát triển đúng đắn thể chất và củng cố sức khỏe
Phát triển các phẩm chất vận động
Hoàn thiện các kỹ năng và kỹ xảo
Hình thành hứng thú bền vững, nhu cầu tập luyện TDTT và hoạt độngmột cách có hệ thống
Trang 28Ngoài ra, GDTC còn gắn bó một cách hữu cơ với các mặt giáo dụckhác như, trí dục, đức dục, giáo dục lao động và mĩ dục, , góp phần to lớnvào việc đào tạo nhân cách XHCN (Hà Thế Ngữ) [36].
Nội dung GDTC:
Hệ thống GDTC ở Việt Nam từ bậc tiểu học đến bậc trung học, họcsinh học thể dục với 2 tiết/tuần (chương trình học chính khóa) Từ lớp 10 đếnlớp 12, nội dung chương trình chủ yếu là thể dục, điền kinh, có thêm một sốmôn như: thể dục nhịp điệu, đá cầu, cầu lông và một số môn thể thao tự chọn.Các nội dung môn học tương tự như ở bậc trung học cơ sở, tuy nhiên về độngtác kỹ thuật tương đối đa dạng và phức tạp hơn Đối với các môn thể thao tựchọn tùy thuộc vào điều kiện kinh tế thực tiễn của từng địa phương, của từngtrường sẽ tự chọn môn học cho phù họp
Cấu trúc của chương trình GDTC hiện nay trong trường phổ thôngbao gồm hai phần: phần bắt buộc và phần tự chọn Đây là cấu trúc có tínhkhoa học cao, phù hợp với đặc điểm và tính chất của môn thể dục, đã và đangđược nhiều nước trên thế giới áp dụng, phần bắt buộc chiếm 70% quỹ thờigian (50 tiết/70 tiếưl năm học) Phần tự chọn nhằm khai thác năng lực củagiáo viên và tiềm năng của học sinh, sự yêu thích các môn thể thao truyềnthống của từng vùng, miền, chiếm 30% quỹ thời gian, bao gồm các môn: bơilội, bóng rồ, bóng đá (20 tiết/70 tiết/1 năm học) [29]
Các phương tiện GDTC bao gồm các bài tập TDTT như: tập thể dục,trò chơi, du lịch, thể thao, , các tác động tự nhiên như: mặt ười, không khí,
Trang 29nước, Trong đó, các bài tập TDTT được coi là phương tiện chủ yếu vàchuyên biệt của GDTC [50].
Các hình thức GDTC bao gồm: những bài học GDTC được tiến hành
theo thời gian biểu nhất định, với những nhóm học sinh, sinh viên nhất định,các biện pháp bồi dưỡng sức khỏe được tiến hành trong chế độ học tập, sinhhoạt hằng ngày, hoạt động ngoài lớp và ngoài trường về TDTT
Nguyên tắc GDTC là phát triển con người toàn diện.
1.3 Đặc điểm tâm sinh lý, phát triển tố chất thể lực của lứa tuổi 15 —17
Đặc điểm lớn nhất ở lứa tuổi 15 - 17 có liên quan đến thời kỳ dậy thì.Nói chung thời kỳ dậy thì ở nam từ 13 đến 15 tuổi, ở nữ từ 11 đến 13 tuổi.Như vậy, trong đề tài nghiên cứu này, học sinh nam ở cuối thời kỳ dậy thì,học sinh nữ vừa qua thời kỳ dậy thì Sau đây chúng ta đi sâu vào nghiên cứuđặc điểm sự phát ưiển của một số hệ, cơ quan trong cơ thể của học sinh
1.3.1 Hệ vận động
Theo quan điểm của một số nhà khoa học, chỉ tiêu chiều cao, cân nặng,
nó không những phản ánh tình hình phát triển cơ thể VĐV thiếu niên, mà cònthống nhất với sự phát triển các cơ quan tổ chức của cơ thể Thí dụ: Sự pháttriển của các cơ bắp, sự lớn nhỏ của trái tim, sự lớn nhỏ của dung tích sốngtrong trạng thái bình thường đều tăng theo sự phát ưiển của chiều cao, cânnặng Do đó, ở mức độ nhất định, chiều cao và cân nặng có tính đại diện,phản ánh sự phát triển của thiếu niên
Trang 30Ở lứa tuổi 15-16 xương bắt đầu giảm tốc độ phát triển, sụn ở hai đầu xươngvẫn còn Các xương nhỏ như xương cổ tay, bàn tay đã cốt hóa Cột sống đã ổnđịnh hình dáng nhưng vẫn chưa thực sự củng cố, vẫn dễ bị cong vẹo.
Tài liệu điều tra thể chất người Việt Nam của Viện khoa học TDTT chobiết, chiều cao và cân nặng tăng trưởng theo lứa tuổi [5]
Các em nam từ 11 - 14 tuổi chiều cao tăng nhanh, từ 137.59cm tới
155.67cm, tăng 18cm, trung bình mỗi năm tăng khoảng 6cm Lứa tuổi 15-17tuổi chiều cao tăng từ 160.66cm tới 164.48cm, tăng 3.82cm, trung bình mỗinăm tăng 1.91cm, tốc độ tăng có giảm đi Cân nặng của nam từ 11 - 14 tuổităng từ 30.03kg tới 41.87kg, tăng 11.84kg, trung bình mỗi năm tăng khoảng3.94kg Từ 15 — 17 tuổi tăng từ 46.66kg tới 51.07kg, tăng 4.41kg, trung bìnhmỗi năm tăng 2.20kg
Các em nữ, chiều cao từ 11 - 14 tuổi tăng từ 139.44cm tới 151.28cm,tăng 11.84cm, trung bình mỗi năm tăng 3.94cm Lứa tuổi 1 5 - 1 7 chiều caotăng từ 152.67cm tới 153.32cm, tăng 0.65cm, trung bình mỗi năm tăng0.32cm Tốc độ tăng có giảm đi Cân nặng của nữ từ 11 - 14 tuổi tăng từ30.41kg tới 40.45kg, tăng 10.04kg, trung bình mỗi năm tăng 3.34kg Từ 15 -
17 tuổi tăng từ 42.76kg tới 44.48kg, tăng 1.72kg, trung bình mỗi năm tăng0.86kg
Trang 311.3.2 Đặc điểm chức năng sinh lý [22], [32], [33], [34], [35].
1.3.2.1 Hệ thần kinh
Kích thước não và hành tủy đạt đến mức của người trưởng thành Hoạtđộng phân tích khả năng tổng hợp của võ não tăng lên, tư duy trừu tượng đãhình thành
1.3.2.2 Hệ tuần hoàn
Ở lứa tuổi 15 — 16, hệ tuần hoàn đang trong giai đoạn phát triển vàdần hoàn thiện Nhịp tim từ khoảng 70 - 80 lần/phút, cung cấp lượng máu gầnnhư tương đương với người trưởng thành
Khi 1 5 - 1 6 tuổi, huyết áp tâm thu sẽ tăng lên đến 100 - 110 mmHg.Huyết áp tâm trương từ 80 - 90 mmHg
Thể tích phút của dòng máu tính trên 1 kg trọng lượng (thể tích phúttương đối) lúc 15 tuổi là 79ml, người trưởng thành là 60ml
1.3.2.3 Hệ hô hấp
Tần số hô hấp đạt 12 - 18 lần/phút tương đương với người trưởng thành
Độ sâu hô hấp 400 - 500ml tương đương với người trưởng thành.Dung tích sống tương đối khoảng 100 ml/lkg trọng lượng cơ thể Còn
ở người trưởng thành là 80 ml/lkg trọng lượng cơ thể
1.3.3 Đặc điếm tố chất thể lực [22], [32], [33], [34], [35]
Tố chất nói chung chia ra làm 5 loại : Sức mạnh, tốc độ, mềm dẻo, sứcbền và khả năng phối hợp vận động
Trang 32Cùng với sự tăng của lứa tuồi, sức mạnh cơ cũng được tăng lên Theo tàiliệu của Liên Xô, Từ 14 - 17 tuổi tăng tới 144 kg Theo tài liệu của TrungQuốc, lực bóp tay từ 14 — 16 tuổi tăng tương đối nhiều (Bảng 1.1).
Bảng 1.1: Sự thay đổi theo lứa tuổi của tố chất sức mạnh
Sức mạnh cơ có quan hệ mật thiết với sự phát triển của tổ chức xương
cơ, hệ thống dây chằng khớp Nó còn được quyết định bởi năng lực khốngchế và điều hòa của cơ Dưới 12 tuổi, sức mạnh giữa nam và nữ không chêchlệch nhiều lắm Ớ lứa tuổi 15 - 17, sức mạnh của nam tăng lên nhanh chóngvượt xa sức mạnh của nữ cùng lứa tuổi Sức mạnh của nữ chỉ bằng 65 - 70%của nam Vì vậy trong giảng dạy và huấn luyện cần có những yêu cầu riêngcho nam và nữ
Tốc độ được phát triển sớm hơn các tố chất khác
Kết quả nghiên cứu của Liên Xô cho thấy :
Tố chất tốc độ phát triển nhanh nhất vào lúc 10 - 13 tuổi Sau 14 tuổitương đối chậm; sau 1 6 - 1 8 tuổi thay đổi rõ ràng, vào giai đoạn ổn định
Sức bền: được chia làm hai loại lớn : sức bền ưa khí (hiếu khí, ái khí)
và sức bền yếm khí Sức bền yếm khí phát triển sớm hom sức bền ưa khí Tàiliệu nghiên cứu của Trung Quốc cho thấy, giai đoạn tăng nhanh tốc độ 400m
Trang 33ở nam 7 - 1 4 tuổi, ở nữ 7 - 11 tuổi Thành tích đạt tới đỉnh cao nam lúc 19tuổi, nữ vào lúc 20 tuổi.
Khả năng phối hợp vận động: Là một tố chất tổng hợp có liên quan đến
khả năng định vị trong không gian và cảm giác về thời gian
Mềm dẻo được phát hiện rất sớm, chỉ số lớn nhất của độ mềm dẻo củanam lúc 15 tuổi, của nữ lúc 14 tuổi
Bảng 1.2 Thời gian phát triển tốt nhất các tố chất
Trang 34động tác, thăng bằng, chính xác từ 11 – 14 tuổi Riêng khả năng học tập tớilứa tuổi 15 – 16 vẫn trong thời gian phát triển tốt nhất Đây là một đặc điểmcần lưu ý khi giảng dạy học sinh ở lứa tuổi 15 - 16.
Tóm lại: trong mục 1.3 luận văn đã trình bày đặc điểm về hệ vận động,
chức năng sinh lý, tố chất thể lực, tâm lý của học sinh THPT Các Thầy Cô giáogiảng dạy môn TD nên nắm chắc các đặc điểm trên để công tác GDTC đạt đượckết quả cao nhất giúp cho thể trạng học sinh phát triển tốt nhất có thể
1.4 Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển môn Taekwondo
Võ thuật ở Hàn Quốc có lịch sử lâu đời bắt đầu từ thời cổ đại Cácnghệ thuật chiến đấu truyền thống của Hàn Quốc bắt nguồn từ thời kì CaoCâu Ly năm 37 trước Công nguyên Người ta đã phát hiện ra tại di tích của
mồ mả hoàng gia Muyongchong và Kakchu-chong xây cất trong khoảng từnăm thứ 3 đến năm 427 nhiều bức tranh vẽ trên tường có cảnh những người
Trang 35đàn ông đang tập luyện Đây là những tài liệu ban đầu mô tả về các kỹ thuậtđối kháng ban đầu có tên là Subakhi.
Các kỹ thuật chiến đấu truyền thống Triều Tiên cũng được tập luyệntại Tân La, một vương quốc được thành lập ở đông nam Triều Tiên vàokhoảng 20 năm trước triều đại Cao Câu Ly ở phía bắc Tại Kyongju, kinh đôtrước đây của Tân La, hình hai vị Kim Cang trừ ma diệt quỷ bảo vệ Phậtgiáo trong tư thế trụ tấn được khắc trên bức tường trong hang động Sokkuram
ở đền Pulkuk-sa Thời gian này, một tổ chức Hwarangdo gây ảnh hưởng rấtlớn và làm phong phú thêm cho nền văn hoá và võ thuật Triều Tiên, đượcthành lập Con cháu của giới quý tộc ở Tân La đã được tuyển chọn để học tậphuấn luyện trong Hwarangdo như là một tổ chức quân đội, giáo dục và xã hội.Các kỹ thuật chiến đấu của Trung Quốc cũng được du nhập và được đưa vàohuấn luyện truyền bá trong Hwarangdo với tên gọi Dang Soo (Đường thủ),Gong Soo (Tống thủ)
Nhiều tài liệu cho thấy tổ chức này không chỉ xem việc tập luyện võthuật như là phần thiết yếu trong huấn luyện quân đội và tăng cường thể chất
mà còn phát triển chúng như là một hoạt động giải trí Các khám phá nghệthuật cổ như các bức tranh trên tường ở những ngôi mộ của triều đại Cao Câu
Ly, các hình ảnh khắc trên đá ở những đền, chùa được xây dựng trong khoảngthời gian của triều đại Silla và nhiều tài liệu cho thấy các thế tấn, kỹ thuật vàhình dáng rất giống với các thế tấn và hình dáng của Taekwondo ngày nay
Trong thời kì Cao Ly (918-1392), võ thuật Triều Tiên lúc bấy giờđược biết nhiều với tên gọi là Subakhi, được tập luyện không chỉ được xemnhư là một kỹ năng để tăng cường sức khoẻ mà nó còn được khuyến khích tập
Trang 36luyện như một một võ thuật có giá trị cao Có ít nhất hai tài liệu được ghichép trong thời gian đó cho thấy Subakhi đã trở nên rất phổ biến đến nỗi nóđược đem biểu diễn cho nhà Vua xem Điều này có nghĩa là Subakhi đã đượctập luyện như một môn thể thao có tổ chức cho khán giả xem và các chuyêngia cho rằng vào thời gian đó người Hàn Quốc rất thích khía cạnh thi đấu của
Đặc biệt, vua Triều Tiên Chính Tổ (1777-1800) phát hành một bộsách giáo khoa về phong tục và tập quán Hàn Quốc có tựa đề là Chaemulbo,trong đó nói rằng Subakhi được gọi là Taekkyon, một tên gọi rất tương đồngvới tên gọi Taekwondo ngày nay
Các chuyên gia cho rằng vấn đề quan trọng ở đây không chỉ là tênđược thay đổi mà cả kỹ thuật cũng thay đổi một cách đột ngột Trong giaiđoạn lịch sử Subakhi trước đó, kỹ thuật tay được nhấn mạnh Các tài liệu lịch
sử có liên quan đến Taekkyon được xuất bản vào khoảng cuối thế kỷ 19 ghilại rằng nó là một nghệ thuật được đặt phần lớn trên các kỹ thuật chân Lúc
Trang 37bấy giờ, Taekkyon thật sự là một môn thi đấu có hệ thống tập trung vào kỹthuật chân và chiến thuật Vì vậy thật là rõ ràng trong suốt thời nhà TriềuTiên, Subakhi đã trở thành một môn thể thao quốc gia quan trọng và thu hút
sự chú ý của cả hoàng gia lẫn công chúng
Vào cuối triều đại Chonsun, Subakhi bắt đầu suy tàn vì sự bỏ mặc củahoàng gia cũng như sự ăn sâu của đạo Khổng đề cao giá trị văn chương.Subakhi chỉ tồn tại như một hoạt động giải trí của người dân thường
Vào cuối thế kỷ 19, quân đội Triều Tiên suy yếu, người Nhật đô hộđất nước Sự áp bức của đế quốc Nhật Bản đối với nhân dân Triều Tiên rất hàkhắc và việc tập luyện võ thuật được xem nguồn gốc của sự nổi loạn bị cấmđoán Tuy nhiên, các tổ chức kháng Nhật sử dụng Taekkyon như một phươngpháp huấn luyện tinh thần và thể chất Ngoài ra, các du học sinh Triều Tiêntại Nhật Bản cũng hấp thu được các môn võ mới của Nhật Bảnnhư Karate và Jujitsu Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành môn
võ Taekwondo hiện đại sau này
1.4.1 Hiện đại
Sau giải phóng vào ngày 15 tháng 8 năm 1945, những người có nguyệnvọng khôi phục lại môn võ thuật cổ truyền Triều Tiên bắt đầu dạy trở lại Bêncạnh đó, các du học sinh Triều Tiên tại Nhật Bản cũng trở về Triều Tiên và
mở các võ đường dạy các kỹ thuật họ tổng hợp từ môn võ truyền thống TriềuTiên với các kỹ thuật tân tiến của Nhật Bản Các võ đường lớn được thành lậpnhư Chung Do kwon (청청청, Chương Đào quán, do Lee Won Kuk thành lậptháng 9 năm 1944); Moo Duk kwan (청 청 청 , Võ Đức quán, do Hwang Keethành lập tháng 11 năm 1945), Kwon Bop dojang (청청청청, Quyền pháp đạo
Trang 38đường, do Yun Byung-in thành lập) và Song Moo kwan (청청청, Tùng Võ quán,
do Byung Jik Ro thành lập) Hầu hết đều dùng tên gọi Kong So do hay TaeSoo Do cho môn võ tổng hợp của mình
Tháng 1 năm 1946, Choi Hong Hi, một sĩ quan trẻ, đã xây dựng phongtrào tập luyện võ thuật trong đơn vị của mình Tám năm sau, trên cương
vị Thiếu tướng Tư lệnh Sư đoàn Bộ binh 29, ông đã cho thành lập võ đườnglập Oh Do Kwan (청청청, Ngã Đạo quán) tại Yong Dae Ri Tháng 9 năm 1954,Choi cùng các môn đệ của mình đã biểu diễn các kỹ thuật mới do chính ôngtổng hợp trước sự chứng kiến của Tổng thống Rhee Syngman vào tháng 9năm 1954 Buổi biểu diễn đã gây được ấn tượng lớn đối với Rhee và Choiđược bổ nhiệm làm huấn luyện viên trưởng của Chung Do Kwan, bấy giờ là
võ đường lớn nhất Hàn Quốc Đầu năm 1955, một ủy ban đặc biệt được thànhlập theo chỉ thị của tổng thống bao gồm các nhân sĩ trí thức, giáo sư, sử gia vàcác chính khách uy tín để đặt tên cho môn võ mới nhằm quảng bá trong đạichúng Ngày 11 tháng 4 năm 1955, ủy ban công bố tên gọi Taekwon-Do chomôn võ thuật dựa trên nền tảng của môn Taekkyon đã được hiện đại hóa Têngọi này chính thức được dùng để thay thế cho những tên gọi cũ như DangSoo, Gong Soo, Taek Kyon, Kwon Bup vốn vẫn được lưu hành trong dângian
Cuối cùng vào tháng 9 năm 1959, Hội Taekwondo Hàn Quốc đượcthành lập (trước đó vốn mang tên là Hiệp hội Tae Soo Do Triều Tiên).Vào thập niên 1960, huấn luyện viên Hàn Quốc bắt đầu ra nước ngoài phổbiến Taekwondo Tháng 10 năm 1963, Taekwondo đã trở thành môn thi đấu
Trang 39chính thức lần đầu tiên tại Đại hội Thể thao Quốc gia Đây là bước ngoặttrong lịch sử phát triển của môn võ này.
Ngày 22 tháng 3 năm 1966, Liên đoàn Taekwondo quốc
tế (International Taekwon-Do Federation - ITF) được thành lập với 9 thànhviên sáng lập gồm Việt Nam Cộng hòa, Malaysia, Singapore,Tây Đức, Hoa
Kỳ, Thổ Nhĩ Kỳ, Ý, Ai Cập và Hàn Quốc
Năm 1972, Taekwondo chứng kiến cuộc phân ly lớn sau khi Chủ tịchITF lưu vong sang Canada và dời trụ sở của ITF về đây Tại Hàn Quốc, Hiệphội Taekwondo Hàn Quốc xúc tiến việc thành lập Kukkiwon (청청청, Quốc kỹquán) để tiêu chuẩn hóa kỹ thuật và tổ chức Giải Vô địch Thế giới lần 1tại Seoul từ ngày 25 đến 27 tháng 5 năm 1973 với 19 quốc gia tham dự Tạicuộc họp được tổ chức bên lề của giải, một tổ chức mới được thành lập vớitên gọi là Liên đoàn Taekwondo thế giới (World Taekwon-DoFederation - WTF), do Tiến sĩ Un Yong Kim làm chủ tịch Từ đó, giải Vôđịch Taekwondo Thế giới được tổ chức 2 năm một lần
Hiện nay Liên đoàn Taekwondo Thế giới (WTF) có 166 quốc gia thànhviên toàn thế giới, với khoảng 50.000.0000 người tập luyện IOC đã côngnhận Taekwondo là môn thể thao quốc tế tại đại hội lần thứ 83 năm 1980,Taekwondo được công nhận là môn thi đấu giành huy chương tại Thế vậnhội 2000 và 2004
Về tên gọi của Taekwondo ở Việt Nam, do được truyền bá bởi quân độiNam Hàn trong chiến tranh Việt Nam nên thời gian đầu môn võ này được gọi
là Võ Đại Hàn, sau đó được gọi là Túc quyền đạo, Thái cực đạo (tên gọi nàyđược cho là xuất phát từ lá cờ mang hình âm dương thái cực của Hàn Quốc)
Trang 40Taekwondo cũng phổ biến ở miền Nam Việt Nam trước khi được truyền bá
ra miền Bắc
1.4.2 Taekwondo tại Việt Nam.
Tại Việt Nam Taekwondo được người dân Sài Gòn biết đến rất sớm khiđích thân võ sư Choi Hong Hi hướng dẫn một đoàn võ sư Triều Tiên sangbiểu diễn tại sân Tao Đàn vào năm 1959
Năm 1962 (tức 3 năm sau) lớp đào tạo huấn luyện viên Taekwondo đầutiên được tổ chức tại Thủ Đức do Thầy Nam Tae Hi huyền đai thất đẳng và baThầy Huyền đai ngũ đẳng phụ trách
Năm 1965 Giải vô địch quốc gia lần đầu tiên được tổ chức và từ đómôn Taekwondo phát triển mạnh mẽ tại Sài Gòn với khoảng 108.000 ngườitập luyện Năm 1969 lần đầu tiên đội tuyển Việt Nam “đem chuông đi đánh
xứ người” tham dự giải Vô địch Châu Á tại Hongkong và xuất sắc giành được7HCV, 2HCB, 3HCĐ một thành tích rất đáng tự hào
Năm 1971 ở Giải Vô địch Châu Á lần thứ 2 tại Malaysia có 5 quốc gia
và vùng lãnh thổ tham dự, Việt Nam tiếp tục giành được 4 HCV, 3HCB,2HCD cùng 5 cúp Bạc
Sau khi đất nước thống nhất (30/4/1975), phong trào thể thao cả nướcnhanh chóng được củng cố và tổ chức hoạt động lại
Năm 1977 chương trình biểu diễn do các võ sư tên tuổi thực hiện tạiCLB Phan Đình Phùng, đã tạo được ấn tượng đẹp với các cấp lãnh đạo vàngười hâm mộ thể thao
Năm 1980 các môn võ thuật được thành lập ban chuyên môn là tiềnthân của Liên đoàn và hội võ thuật sau này