MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VÀ KÝ HIỆU VIẾT TẮT 3 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 4 BÁO CÁO TÓM TẮT 4 MỞ ĐẦU 5 1. Xuất xứ Dự án: 5 2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM) 6 2.1. Các văn bản pháp luật được áp dụng 6 2.2. Các tiêu chuẩn và quy chuẩn áp dụng 6 2.3. Các nguồn tài liệu, dữ liệu liên quan khác 9 3. Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM 9 4. Tổ chức thực hiện ĐTM: 10 Chương 1 MÔ TẢ TÓM TẮT CÔNG TRÌNH 14 1.1. Tên công trình: 14 1.2. Chủ công trình: Công ty TNHH Thương mại Lê Dũng Linh. 14 1.4. Nội dung chính của công trình 16 1.4.1. Mục tiêu chủ yếu: 16 1.4.2. Khối lượng và quy mô các hạng mục công trình: 16 1.4.2.2. Quy mô đầu tư xây dựng 16 1.4.2.4. Quy mô hoạt động của công trình: 17 1.4.2.5. Tổng mức đầu tư: 42 1.4.2.6. Tiến độ thực hiện công trình: 42 1.4.2.7. Tổ chức quản lý và thực hiện công trình: 42 Chương 2 ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ Xà HỘI KHU VỰC THỰC HIỆN CÔNG TRÌNH 46 2.1. Điều kiện môi trường tự nhiên: 46 2.1.1. Đặc điểm địa hình, địa chất 46 2.1.2. Đặc điểm khí hậu 46 2.1.3. Đặc điểm hệ sinh thái 49 2.2. Hiện trạng môi trường vật lý: 49 2.2.1. Chất lượng môi trường không khí 50 2.2.2. Chất lượng nước dưới đất 49 2.3. Điều kiện kinh tế xã hội: 51 2.3.1. Tình hình phát triển kinh tế và xã hội địa phương 51 2.3.2. Cơ sở hạ tầng 51 Chương 3 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 53 3.1. Đánh giá tác động trong giai đoạn tiền thi công 53 3.1.1. Đánh giá tính hợp lý của công trình: 53 3.1.2. Công tác chuẩn bị mặt bằng xây dựng 55 3.1.2.1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải 56 3.1.2.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải 61 3.2. Đánh giá tác động trong giai đoạn thi công xây dựng công trình 62 3.2.1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải 63 3.2.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải 74 3.3. Tác động trong giai đoạn hoạt động của công trình: 79 3.3.1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải 80 3.3.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải 92 3.4.1. Sự cố dịch bệnh 97 3.5. Ma trận đánh giá tác động môi trường 98 3.6. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá 99 Chương 4 BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC VÀ PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 101 4.1. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động xấu do công trình gây ra: 101 4.1.1. Trong giai đoạn tiền thi công 101 4.1.2. Phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực giai đoạn xây dựng: 103 4.1.3. Giảm thiểu các tác động tiêu cực trong giai đoạn hoạt động 107 Chương 5 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 129 5.1. Chương trình quản lý môi trường 129 5.2. Chương trình giám sát môi trường 132 5.2.1. Trong quá trình chuẩn bị công trình 132 5.2.2. Trong quá trình xây dựng công trình 132 5.2.3. Khi công trình đi vào hoạt động 132 5.2.4. Đơn vị giám sát và kinh phí thực hiện 133 Chương 6 THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG 134 6.1. Ý kiến của Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Quang Tùng 134 6.2. Ý kiến của Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Quảng Bình: 135 6.3. Ý kiến phản hồi và cam kết của chủ công trình 135 KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 136 DANH MỤC CÁC TỪ VÀ KÝ HIỆU VIẾT TẮT BOD¬5 : Nhu cầu oxy sinh hoá đo ở 200C đo trong 5 ngày BVMT : Bảo vệ môi trường BTNMT : Bộ Tài nguyên môi trường CBCNV : Cán bộ công nhân viên. COD : Nhu cầu oxy hóa học. CTNH : Chất thải nguy hại DO : Ôxy hòa tan ĐTM : Đánh giá tác động môi trường. KHCN : Khoa học công nghệ KTXH : Kinh tế xã hội HC : Hydrocacbon MT : Môi trường NXB KHKT: Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật PTMT : Phân tích môi trường PCCC : Phòng cháy chữa cháy QT : Quan trắc QCVN : Quy chuẩn Việt Nam QĐ : Quyết định TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam UBND : Ủy Ban Nhân Dân UBMTTQ : Ủy ban mặt trận tổ quốc VOC : Chất hữu cơ bay hơi XLNT : Xử lý nước thải WHO : Tổ chức Y tế Thế giới DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Độ ẩm tương đối trung bình tháng (Trạm đo Ba Đồn) 34 Bảng 2.2: Lượng mưa trung bình tháng, năm tại trạm Ba Đồn 35 Bảng 2.3: Vận tốc gió lớn nhất theo các hướng tại trạm đo Ba Đồn 35 Bảng 2.4: Số lượng bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp vào các khu vực 36 Bảng 2.5: Chất lượng môi trường không khí, tiếng ồn, độ rung của khu vực triển khai Công trình 38 Bảng 2.6: Chất lượng nước dưới đất tại khu vực công trình 39 Bảng 3.1. Tóm tắt các nguồn gây tác động trong giai đoạn tiền thi công 43 Bảng 3.2: Tóm tắt các nguồn gây tác động giai đoạn thi công 45 Bảng 3.3: Tổng hợp khối lượng đất đào, đắp 46 Bảng 3.4. Tải lượng bụi phát sinh từ hoạt động đào, đắp tại khu vực thi công 47 Bảng 3.35: Tổng hợp khối lượng các nguyên vật liệu cần vận chuyển phục vụ xây dựng công trình 48 Bảng 3.46: Tải lượng bụi phát sinh trên các tuyến đường vận chuyểnTải lượng bụi phát sinh từ quá trình vận chuyển các loại nguyên vật liệu 48 Bảng 3.7: Các chất ô nhiễm từ máy đào đất, máy ủi, máy lu 49 Bảng 3.8: Các chất ô nhiễm từ ô tô vận tải 50 Bảng 3.9: Các chất ô nhiễm từ máy trộn bê tông 50 Bảng 3.510: Tổng chiều dài quãng đường vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng và đất bùn hữu cơ 50 Bảng 3.11: Dựa vào hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thiết lập đối với các loại xe vận tải sử dụng dầu Diezel có công suất từ 3,5 16,0 tấn để ước tính tổng lượng chất thải khí sinh ra do hoạt động giao thông phục vụ cho Dự án với thời gian thi công 05 tháng. Kết quả được thể hiện trong bảng sau: Bảng 3.6: Tải lượng các chất ô nhiễm sinh ra từ hoạt động vận chuyển và đất bùn hữu cơ 51 Bảng 3.12: Mức áp âm từ các phương tiện giao thông và máy xây dựng 55 Bảng 3.13: Dự báo mức ồn khu vực xung quanh vị trí thi công 56 Bảng 3.14: Mức rung của các thiết bị thi công 57 Bảng 3.15: Dựa vào hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thiết lập đối với các loại xe vận tải sử dụng dầu Diezel có công suất từ 3,5 16,0 tấn để ước tính tổng lượng chất thải khí sinh ra do hoạt động giao thông phục vụ cho Dự án với thời gian thi công 05 tháng. Kết quả được thể hiện trong bảng sau: Bảng 3.6: Đặc tính chung của nước thải chăn nuôi và đất bùn hữu cơ 61 Bảng 3.16: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt chưa xử lý 62 Bảng 3.17: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn 63 Bảng 3.18: Mức áp âm từ các phương tiện giao thông 67 Bảng 3.19: Giới hạn cho phép trong khu vực công cộng và dân cư. 67 Bảng 3.1120: Ma trận đánh giá tác động của Dự án lên môi trường 69 Bảng 5.1: Chương trình quản lý môi trường 85 MỞ ĐẦU 1. Xuất xứ Dự án 1.1. Xuất xứ dự án Với sự tăng trưởng không ngừng của nền kinh tế thế giới và khu vực trong thời gian qua, sự hoà nhập và giao lưu Quốc tế ngày càng được mở rộng, kéo theo sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Việt Nam. Song song với sự phát triển của nền kinh tế, ngành chăn nuôi gia súc cung ứng thực phẩm ở nước ta đã và đang có sự chuyển dịch nhanh chóng. Sự phát triển này dựa trên cơ sở chủ trương của Đảng và Nhà nước khuyến khích đầu tư khai thác tiềm năng và thế mạnh của ngành chăn nuôi, tạo tiền đề phát triển của các ngành kinh tế mũi nhọn khác. Nhận thức được vấn đề này, Công ty TNHH TM Lê Dũng Linh (Công ty) đã đầu tư, xây dựng một Khu cách ly, Trạm trung chuyển trâu, bò theo mô hình kinh tế công nghiệp ở thôn Sơn Tùng, xã Quảng Tùng, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình vào năm 2015. Tuy nhiên, sau một thời gian hoạt động nhu cầu về về con giống, đàn trâu bò phục vụ cho nông nghiệp, thực phẩm phục vụ cho địa phương, các tỉnh thành lân cận trong khu vực, trong nước và xuất khẩu tăng cao nên với quy mô diện tích như cũ không đáp ứng được nhu cầu này. Vì vậy, Công ty đã lập dự án đầu tư “Khu cách ly, trạm trung chuyển trâu, bò của Công ty TNHH Thương mại Lê Dũng Linh” trình UBND tỉnh Quảng Bình và đã được Chủ tịch UBND tỉnh chấp thuận tại Quyết định số 1685QĐUBND ngày 0662016. Thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường (BVMT) theo các quy định hiện hành của Luật BVMT Việt Nam, Công Ty TNHH TM Lê Dũng Linh đã phối hợp với Công ty TNHH Tài nguyên và Môi trường Minh Hoàng lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) công trình “Khu cách ly, trạm trung chuyển trâu, bò của Công ty TNHH Thương mại Lê Dũng Linh”. Báo cáo ĐTM là cơ sở khoa học giúp cho các cơ quan quản lý về môi trường trong việc thẩm định, kiểm tra, giám sát và quản lý trong suốt quá trình hoạt động, đồng thời giúp cho Chủ dự án có những thông tin cần thiết để chọn lựa các giải pháp giảm thiểu tối ưu nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những tác động bất lợi đến môi trường tự nhiên và môi trường xã hội của khu vực trên cơ sở các giải pháp bảo vệ môi trường được đề xuất trong quá trình thực hiện dự án. 1.2. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Dự án Ủy ban nhân dân huyện Quảng Trạch là cơ quan phê duyệt quy hoạch chi tiết của Dự án. 1.3. Quan hệ của Dự án với quy hoạch phát triển Đây là dự án đầu tư mở rộng trên cơ sở đã thực hiện dự án cũ, việc thực hiện Dự án phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 theo Quyết định số 933QĐUBND ngày 2542011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình, phù hợp với Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 20142020 theo Quyết định số 1484QĐUBND ngày 1062014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình. 2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM) 2.1. Các văn bản pháp luật và kỹ thuật Báo cáo ĐTM của công trình được thành lập dựa trên cơ sở các văn bản pháp luật và kỹ thuật hiện hành sau đây: Luật Bảo vệ môi trường số 552014QH13, được Quốc hội Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 2362014 và có hiệu lực từ ngày 0112015; Luật Bảo vệ và phát triển rừng số 292004QH11, được Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam khóa XI thông qua ngày 3122004 và có hiệu lực kể từ ngày 01042005; Luật Tài nguyên nước số 172012QH13, được Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 2162012 và có hiệu lực kể từ ngày 01012013; Luật Phòng cháy chữa cháy số 402013QH13, được Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 22112013 và có hiệu lực kể từ ngày 0172014; Luật Xây dựng số 502014QH13, được Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 1862014 và có hiệu lực ngày 01012015; Luật Đất đai số 452013QH13, được Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 29112013 và có hiệu lực kể từ ngày 01072014; Luật Thú y số 792015QH13, được được Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 1962015 và có hiệu lực kể từ ngày 01072016; Nghị định số 2012013NĐCP ngày 27112013 của Chính phủ về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước; Nghị định số 182015NĐ CP ngày 14022015 của Chính phủ Quy định về Quy hoạch Bảo vệ môi trường, Đánh giá môi trường chiến lược, Đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường; Nghị định số 192015NĐ CP ngày 14022015 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Nghị định số 382015NĐ CP ngày 2442015 của Chính phủ Quy định về quản lý chất thải và phế liệu; Nghị định số 352016NĐCP ngày 1552016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thú y. Thông tư số 072016TTBTNMT ngày 3152016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh trên cạn; Thông tư số 242013TTBNNPTNT ngày 0652013 của Bộ NNPTNT Ban hành quy chuẩn về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; Thông tư 272015TTBTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ tài nguyên và Môi trường về Đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường; Thông tư số 162009TTBTNMT ngày 7 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường; Thông tư số 392010TTBTNMT ngày 16 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường; Thông tư số 322013TTBTNMT ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường; Thông tư số 362015TTBTNMT ngày 3062015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại; Thông tư số 192011TTBYT ngày 0662011 của Bộ Y tế hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp; Thông tư số 332011TTBNNPTNT ngày 1652011 của Bộ NNPTNT Ban hành quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về điều kiện vệ sinh thú y; Thông tư số 712011TTBNNPTNT ngày 25102011 của Bộ NNPTNT Ban hành quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia lĩnh vực thú y; Thông tư số 302012TTBNNPTNT ngày 03 tháng 7 năm 2012, của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện vệ sinh thú y; Quyết định số 122012QĐUBND ngày 0372012 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành Quy chế Bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Bình; Quyết định số 1658QĐUBND ngày 0662016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình về việc chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án “Trang trại chăn nuôi, Trạm trung chuyển Công ty TNHH Thương mại Lê Dũng Linh” của Công ty TNHH TM Lê Dũng Linh; Quyết định số 183QĐUBND ngày 23012017 của UBND huyện Quảng Trạch về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết Trang trại chăn nuôi, Trạm trung chuyển Công ty TNHH TM Lê Dũng Linh của Công ty TNHH TM Lê Dũng Linh tại thôn Sơn Tùng, xã Quảng Tùng, huyện Quảng Trạch. Quyết định số 4669QĐUBND ngày 25122017 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư lần 2 dự án: Khu cách ly, trạm trung chuyển trâu, bò của Công ty TNHH Thương mại Lê Dũng Linh 2.2. Các tiêu chuẩn và quy chuẩn áp dụng Các tiêu chuẩn được áp dụng trong báo cáo ĐTM của công trình: QCVN 08MT:2015BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt; QCVN 09MT:2015BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ngầm; QCVN 14:2008BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt; QCVN 01:2009BYT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ăn uống; QCVN 06:2009BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh; QCVN 26:2010BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn; QCVN 24:2016BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn Mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc; QCVN 27:2010BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về độ rung; QCVN 05:2013BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí xung quanh; QCVN 0199:2012BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về điều kiện vệ sinh thú y khu cách ly kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật; QCVN 01100:2012BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia yêu cầu chung về vệ sinh thú y trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật tươi sống và sơ chế; QCVN 0141:2011BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về yêu cầu xử lý vệ sinh đối với việc tiêu hủy động vật và sản phẩm động vật; QCVN 62MT:2016BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi. Các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn nhà nước Việt Nam về môi trường bắt buộc áp dụng và các tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan khác. 2.3. Các nguồn tài liệu, dữ liệu liên quan khác 2.3.1. Nguồn tài liệu, dữ liệu do chủ dự án lập Thuyết minh Dự án đầu tư xây dựng Khu cách ly, trạm trung chuyển trâu, bò của Công ty TNHH Thương mại Lê Dũng Linh. Hồ sơ quy hoạch chi tiết xây dựng Khu cách ly, trạm trung chuyển trâu, bò của Công ty TNHH Thương mại Lê Dũng Linh. 2.3.2. Nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo khác Số liệu quan trắc môi trường của Trung tâm Công nghệ môi trường tại Đà Nẵng; Khí hậu và Thủy văn tỉnh Quảng Bình (2013). NXB KHKT của TS. Nguyễn Đức Lý, KS Ngô Hải Dương, KS Nguyễn Đại (đồng chủ biên); Số liệu khí hậu thủy văn giai đoạn từ năm 2013 – 2016 của Trung tâm Khí tượng và Thủy văn Quảng Bình; Báo cáo về tình hình phát triển kinh tế xã hội xã Quảng Tùng; 3. Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM Phương pháp làm việc nhóm: Lập nhóm ĐTM, gồm cử nhân môi trường, kỹ sư môi trường, cán bộ đo đạc, phân tích... Phương pháp lập bảng liệt kê: Phân tích quá trình thực hiện công trình. Phương pháp này được sử dụng để lập mối quan hệ giữa các hoạt động của công trình và các tác động môi trường. Phương pháp ma trận: Sử dụng bảng ma trận phân tích các tác động của công trình đến môi trường. Phương pháp tham vấn cộng đồng: Tham vấn cộng đồng thông qua lấy ý kiến đại diện của UBND và UBMTTQ Việt Nam xã Quảng Tùng, cộng đồng dân cư nơi thực hiện công trình. Phương pháp đánh giá nhanh: Phương pháp này được sử dụng dựa trên hệ số ô nhiễm của nguồn thải được xác lập bởi các tổ chức, viện nghiên cứu khi đánh giá tải lượng ô nhiễm nước, khí thải, bụi,… của các hoạt động dự án để dự báo mức độ tác động đến môi trường xung quanh. Phương pháp so sánh: Tính toán nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải, khí thải và so sánh với các chỉ tiêu trong Tiêu chuẩn, Quy chuẩn môi trường Việt Nam. Phương pháp dự báo: Dựa trên số liệu nền, nội dung công trình để dự báo nguồn phát sinh, tải lượng, nồng độ và mức độ tác động do quá trình thực hiện công trình đến các yếu tố tài nguyên, môi trường, kinh tế xã hội. Phương pháp khảo sát: Quan sát, đánh giá hiện trường; Phương pháp đo đạc: Đo đạc các chỉ số môi trường bằng các thiết bị đo đạc có độ chính xác cao như: + Máy phân tích nước nhãn hiệu AAS novAA 400P và DREL5000; + Máy đo độ ồn: QUEST; + Máy đo khí độc: Multicheck 2000; + Máy đo bụi: EPAM 5000. Phương pháp thu thập thông tin: Sưu tầm các nguồn tài liệu liên quan phục vụ quá trình ĐTM; thu thập các số liệu về điều kiện kinh tế xã hội và khí tượng thủy văn khu vực; tham khảo các tài liệu ĐTM; Phương pháp viết báo cáo: Nội dung được trình bày dựa trên khung được quy định ở Thông tư số 272015TT BTNMT có chỉnh sửa cho phù hợp với quy mô, tình hình thực tiễn của công trình. 4. Tổ chức thực hiện ĐTM: Việc lập báo cáo ĐTM của công trình: “Khu cách ly, trạm trung chuyển trâu, bò của Công ty TNHH Thương mại Lê Dũng Linh” được thực hiện bởi các cơ quan, đơn vị, bao gồm: Chủ đầu tư: Công ty TNHH Thương mại Lê Dũng Linh + Người đại diện: Bà Nguyễn Thị Đoan Phương Chức vụ: Giám đốc + Địa chỉ: Minh Lợi, phường Quảng Thọ, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình. + Điện thoại: 0912071035 Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tài nguyên và Môi trường Minh Hoàng Người đại diện: Bà Trần Thị Ngọc Bé Chức vụ: Giám đốc Địa chỉ: TDP 10, phường Bắc Lý, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Điện thoại: 0917722332 Thành viên tham gia lập báo cáo ĐTM: TT Họ và tên Chức danh Học hàm, học vịCấp bậc Tham gia thực hiện Nội dung phụ trách Chữ ký I THÀNH VIÊN CƠ QUAN CHỦ DỰ ÁN 1 Nguyễn Thị Đoan Phương Giám đốc Cử nhân Quản trị kinh doanh Chủ trì Quản lý giám sát chung toàn bộ quá trình thực hiện dự án. 2 Trần Đức Hiếu Kỹ sư chăn nuôi Thành viên Cung cấp hồ sơ, tư vấn các vấn đề về chăn nuôi bò. II THÀNH VIÊN ĐƠN VỊ TƯ VẤN LẬP BÁO CÁO 1 Trần Thị Ngọc Bé Giám đốc Cử nhân Môi trường Thành viên Nghiên cứu, tổng hợp chỉnh sửa báo cáo ĐTM 2 Phạm Thị Thùy Linh Cán bộ Kỹ sư môi trường Thành viên Nghiên cứu, thực địa, tham vấn cộng đồng, đánh giá hiện trạng, điều kiện tự nhiên KTXH công trình. 3 Lê Anh Tuấn Cán bộ Kỹ sư quản lý môi trường Thành viên Nghiên cứu, đánh giá tác động trong giai đoạn chuẩn bị, xây dựng dự án và biện pháp giảm thiểu 4 Nguyễn Công Bình Cán bộ Cử nhân Môi trường Thành viên Nghiên cứu, đánh giá tác động trong giai đoạn vận hành dự án và biện pháp giảm thiểu 5 Nguyễn Công Quang Cán bộ Kỹ sư xây dựng Thành viên Phụ trách các vấn đề kỹ thuật về xây dựng và tư vấn kỹ thuật xây dựng 6 Nguyễn Đức Hùng Cán bộ Kỹ sư cầu đường Thành viên Phụ trách các vấn đề kỹ thuật xây dựng, giao thông 7 Trương Văn Dũng Cán bộ Kỹ sư môi trường Thành viên Xây dựng chương trình quản lý, giám sát, kết luận, hoàn thiện báo cáo 8 Trần Thị Thanh Hằng Cán bộ Cử nhân Kế toán Thành viên Phụ trách tài chính Tóm tắt quá trình lập báo cáo ĐTM: Chủ công trình là Công ty TNHH Thương mại Lê Dũng Linh với sự tư vấn của Công ty TNHH Tài nguyên và Môi trường Minh Hoàng tiến hành thực hiện Báo cáo ĐTM. Trên cơ sở hồ sơ, tài liệu được Chủ công trình cung cấp, đơn vị tư vấn xây dựng đề cương nhiệm vụ cụ thể cho việc thực hiện Báo cáo; triển khai thu thập thông tin, dữ liệu về điều kiện khí tượng thủy văn, địa chất, địa hình, kinh tế xã hội thông qua các tài liệu đã có ở các cơ quan, ban ngành liên quan; phối hợp với Chủ công trình tiến hành khảo sát hiện trường khu vực thực hiện công trình kết hợp đo đạc, lấy mẫu phân tích các chỉ tiêu môi trường. Trên cơ sở dữ liệu thu thập được và nội dung của công trình, đơn vị tư vấn tiến hành lập báo cáo ĐTM theo đúng quy định trong Thông tư số 272015TTBTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ tài nguyên và Môi trường, Chủ công trình cùng với đơn vị tư vấn tiến hành tham vấn trực tiếp với UBND, UBMTTQ Việt Nam xã Quảng Tùng. Sau buổi làm việc, UBND, UBMTTQ Việt Nam xã Quảng Tùng cho ý kiến bằng văn bản liên quan đến Dự án và các vấn đề môi trường của Dự án. Chủ dự án và đơn vị tư vấn tiếp thu, chỉnh sửa nội dung của báo cáo ĐTM theo đúng các ý kiến, kiến nghị của chính quyền địa phương trong nội dung tham vấn hoàn thiện để trình thẩm định. Chương 1 MÔ TẢ TÓM TẮT CÔNG TRÌNH 1.1. Tên công trình: Khu cách ly, trạm trung chuyển trâu, bò của Công ty TNHH Thương mại Lê Dũng Linh. 1.2. Chủ công trình: Công ty TNHH Thương mại Lê Dũng Linh. Người đại diện: Bà Nguyễn Thị Đoan Phương Chức vụ: Giám đốc Địa chỉ: Minh Lợi, Phường Quảng Thọ, Thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình. Điện thoại: 0912071035 1.3. Vị trí địa lý của công trình Vị trí địa lý: Khu đất xây dựng Khu cách ly, trạm trung chuyển trâu, bò của Công ty TNHH Thương mại Lê Dũng Linh có vị trí tại thôn Sơn Tùng, xã Quảng Tùng, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, có ranh giới được xác định như sau: Phía Bắc giáp khu đất trồng rừng sản xuất, gò đồi; Phía Đông giáp khu đất trồng rừng sản xuất, gò đồi; Phía Tây giáp đường quy hoạch rộng 26 m; Phía Nam giáp đường Tỉnh lộ 22A. Quy mô nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết Khu cách ly, trạm trung chuyển trâu, bò của Công ty TNHH Thương mại Lê Dũng Linh: 127.828,30m2. Hiện tại đất đã được cấp làm Trạm trung chuyển: 29.439,8 m2 không đáp ứng đủ nhu cầu nuôi nhốt trâu, bò của công ty trước mắt cũng như lâu dài nên Công ty cần mở rộng quy mô diện tích đất để xây dựng các hệ thống chuồng nhốt và các hạng mục phụ trợ. Với nhu cầu tính toán thực tế Công ty cần quy hoạch mở rộng thêm: 98.388,5 m2. Mối tương quan giữa địa điểm thực hiện công trình với các đối tượng xung quanh: Hiện trạng sử dụng đất khu vực công trình và các đối tượng tự nhiên: Khu đất dự kiến thực hiện xây dựng công trình hiện tại là rừng thông và bạch đàn được Lâm trường Bắc Quảng Bình giao cho một số hộ dân thôn Sơn Tùng, xã Quảng Tùng quản lý và chăm sóc rừng trồng. Phía Tây khu đất dự kiến xây dựng công trình được bao bọc bởi rừng thông, bạch đàn, giáp phía Đông khu đất mở rộng là trang trại hiện có của Công ty. Cách công trình khoảng 150m về phía Nam là đường Tỉnh lộ 22A và cách khoảng 2km về phía Đông là đường Quốc lộ 1A. Xung quanh khu vực công trình trong phạm vi 1km không có sông, suối, ao hồ hay các danh lam thắng cảnh nào khác. Tuy nhiên, cách công trình khoảng 50m về phía Bắc là khu vực thấp trũng được nhân dân xã Quảng Tùng khai hoang trồng lúa. Đây là khu vực tụ thủy thu nước mưa từ các sườn đồi xung quanh đổ về, còn mùa hè thì cạn nước. Khu vực ruộng lúa lưu thông với sông Roòn cách khu vực công trình khoảng 2km về phía Tây Bắc. Các đối tượng kinh tế xã hội: Khu dân cư gần nhất cách công trình khoảng 400m về phía Nam, được ngăn cách với công trình bởi đường Tỉnh lộ 22A và khu rừng trồng. Trong phạm vi 1km xung quanh vị trí xây dựng công trình không có các công trình tôn giáo hay di tích lịch sử nào khác. Cách 1,2km về phía Đông là Nhà máy gạch tuynel Hoàng Hương. Cách khoảng 2,1km về phía Tây là UBND xã Quảng Tùng. Các đối tượng có khả năng bị tác động bởi công trình: chủ yếu là cán bộ, công nhân làm việc tại công trình và phương tiện tham gia giao thông trên tuyến đường Tỉnh lộ 22A đoạn đi qua khu vực công trình. Khu vực ruộng trũng phía Bắc công trình có khả năng bị tác động do nước mưa, nước thải từ công trình nếu công tác quản lý, thu gom và xử lý nước thải không đảm bảo. Khu dân cư gần nhất cách công trình khoảng 400m về phía Nam có khả năng bị tác động bởi mùi hôi và khí thải trong quá trình hoạt động nếu biện pháp giảm thiểu khí thải, mùi hôi và nước thải không đảm bảo. Hình 1.1. Vị trí khu vực Dự án Ghi chú: 1. Khu vực trồng lúa; 2. Đường Tỉnh lộ 22; 3. Khu dân cư thôn Sơn Tùng, xã Quảng Tùng; 4. Nhà máy gạch Tuynel Hoàng Hương; 5. Quốc lộ 1A; 6. Khu cách ly, nuôi nhốt trâu bò hiện tại của Công ty TNHH TM Lê Dũng Linh 7. Sông Roòn. 1.4. Nội dung chính của công trình 1.4.1. Mục tiêu chủ yếu Việc đầu tư mở rộng Công trình (mở diện tích thực hiện Công trình) sẽ thúc đẩy việc buôn trâu bò, đáp ứng nhu cầu thị trường cả về số lượng, chất lượng, nhằm cung cấp nguồn thực phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh môi trường, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng Công nghiệp hóa Hiện đại hóa. Mục đích chính của việc tăng diện tích thực hiện Công trình so với trước đây nhằm mở rộng quy mô chuồng nuôi nhốt để tăng số lượng đàn trâu, bò, bổ sung diện tích trồng cây nguyên liệu làm thức ăn khi lượng trâu, bò tăng thêm nhằm tăng thêm nguồn lợi nhuận cho chủ đầu tư, tạo thêm công ăn, việc làm ổn định cho người dân địa phương, bên cạnh đó khi Công trình khi đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh tiến trình Công nghiệp hoá Hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế của địa phương, của Tỉnh cũng như cả nước. Đảm bảo môi trường sinh thái và phát triển bền vững. Hình thức đầu tư: Đầu tư xây dựng thêm các hạng mục mới bên cạnh các hạng mục đã được đầu tư trước đây của công trình. 1.4.2. Khối lượng và quy mô các hạng mục công trình 1.4.2.1. Các hạng mục đã đầu tư của Công trình 1. Các hạng mục phục vụ chăn nuôi: Các hạng mục đã xây dựng của công trình được bố trí trên diện tích đất 29.439,8m2 bao gồm 3 loại công trình chính: nhà điều hành, chuồng nhốt, kho thức ăn. Ngoài ra còn xây dựng các hạng mục như: bể nước thải, hầm xử lý, giếng khoan, bể chứa nước… Bảng 1.1. Tổng hợp diện tích sử dụng đất STT Hạng mục Diện tích XD (m2) 1 Nhà điều hành 330 2 Chuồng nhốt 6.290 3 Kho thức ăn 2.020 4 Hồ sinh thái 1.200 5 Bể xử lý nước thải 330 6 Nhà vận hành và bàn cân 180 7 Sân, đường nội bộ 5.158 8 Cây xanh, vườn cây 8.218,8 9 Giao thông đối ngoại, cổng vào 3.095 10 Giếng nước 125 11 Cầu bò 90 12 Đường dây cấp điện và TBA 125 13 Trạm biến áp 25 14 Nhà ở công nhân 330 15 Tháp nước số 1 28 16 Tháp nước số 2 28 17 Rãnh thoát nước mưa 916 18 Rãnh thoát nước thải 433 19 Nhà ăn 250 20 Nhà trực bảo vệ 6 21 Nhà kho bảo quản 6 22 Sân trạm cân 106 23 Bể dự trữ nước 90 24 Nhà gara xe 60 Tổng 29.439,8 (1). Nhà điều hành: Kiến trúc: Mặt bằng hình chữ nhật, nhà 16 phòng 2 tầng 1 cầu thang đặt ở giữa. + Tầng 1: 8 phòng + Tầng 2: 7 phòng Bước cột 3,2m và 3,5m, khẩu độ 5m, hành lang rộng 1,8m, cầu thang rộng 2,7m chiều cao móng 0,45m, chiều cao tầng 3,9m. Quy cách xây dựng: Nhµ ®îc xây theo ph¬ng ¸n cét, dÇm BTCT, mãng ®¬n BTCT m¸c M200, ®¸ 1x2 kÕt hîp mãng ®¸ chÞu lùc. Tường xây bằng g¹ch m¸c 75 dµy 220mm víi v÷a xim¨ng m¸c 75. Tường bả MATIS và sơn 1 nước lót 2 nước phủ, nền lát Gạch Granit 400x400, cửa Eurowindow kính cường lực 8 ly, bậc cấp, chiếu nghỉ, cầu thang, ốp đá Granit màu vàng. Mái lợp tôn sóng vuông màu xanh dày 0,42 mm, dốc 50% xà gồ thép hộp. Hệ thống cấp điện, chống sét, hệ thống cấp thoát nước được thiết kế hoàn chỉnh theo tiêu chuẩn hiện hành. (2). Chuồng trâu, bò: Kiến trúc: (Gồm có 5 chuồng bò có quy mô như nhau) Mặt bằng hình chữ nhật, nhà 1 tầng. Diện tích mỗi chuồng là: 1.258 m2. Tổng diện tích là: 6.290 m2. Quy cách xây dựng: Móng bằng móng đơn BTCT mác M200, đá 1x2 kết hợp móng đá chịu lực. Bước cột 6m khẩu độ 5,8m, 3,5m ở 2 dãy chuồng 2 bên và 3m ở giữa, chiều cao móng 0,3m, chiều cao đến mái là 6m. Giàn vì kèo tổ hợp bằng thép hình V50x5, V70x7. Liên kết với nhau qua bản mã bằng liên kết hàn. Mái lợp tôn sóng màu danitol dày 0,42ly màu xanh, xà gồ thép hộp 50x100x2 kèm nẹp chống bão. Tất cả tường trong và tường ngoài được xây gạch tuynel dày D220 VXM M50, trát tường VXM M75 chiều dày trát D15. Tường ngoài sơn 2 nước màu vàng mơ, tường mặt trong sơn 2 nước màu xanh nhạt. Các cột biên bằng bê tông cốt thép đổ tại chổ M200 đá 1x2 cát vàng rữa sạch kích thước D300 hình tròn. Các cột giữa bằng bê tông cốt thép đổ tại chổ M200 đá 1x2 cát vàng rữa sạch. Kích thước D300 hình tròn dưới chân trụ, đầu trụ cú tiết diện hình vuông 200x200. (3). Kho thức ăn: Kiến trúc: Mặt bằng hình chữ nhật, nhà 1 tầng. Diện tích toàn nhà là: 2.020 m2. Cột bằng BTCT kết hợp dầm giằng tường mác M200 đá dăm 1x2. Bước cột 6m khẩu độ 12m, chiều cao móng 0.3m, chiều cao đển mái là 8,46m. Quy cách xây dựng: Nhà được thiết kế theo phương án cột, dầm giằng BTCT, kết hợp với tường dày 220mm chịu lực. Mái lợp tôn dày 0,42mm. Tường dùng gạch mác 75 dày 220mm với vữa ximăng mác 75. Móng bằng móng đơn BTCT mác M200, đá 1x2 kết hợp móng đá chịu lực. (4). Hồ sinh thái: Hồ sinh thái có diện tích là 1.200 m2, chiều dài hồ 48m, rộng 25m, chiều sâu 4m. Thành hồ đào taluy với độ dốc m = 2. Thành hồ xây bằng đá hộc VXM M100. Trên thành hồ xây đá hộc 0,5m theo tất cả chiều dài mép hồ. Đáy hồ bằng Bê tông mác M150 đá 1x2 dày 15cm. (5). Bể xử lý nước thải: Bể xử lý theo phương pháp kỵ khí. Mặt bằng hình chữ nhật, đặt ngầm dưới đất với cao độ đáy bể là: 4m Diện tích bể: 330 m2. Bể xử lý kỵ khí được xây dựng theo quy chuẩn 3 ngăn với 01 ngăn chứa, 01 ngăn lắng và 01 ngăn lọc. Bể xử lý được xây dựng chống thấm bằng bê tông cốt thép nhằm tránh rò rỉ, thẩm thấu nước thải chưa qua xử lý vào môi trường đất, nước ngầm. Tại đây nước thải sẽ được xử lý nhờ quá trình lắng cơ học và phân hủy sinh học bởi các sinh vật kỵ khí. + Tại ngăn lắng bậc 1: chức năng chính là lắng và phân hủy cặn lắng. Nước thải lưu ở trong bể càng dài thì hiệu suất lắng càng cao. + Tại ngăn lắng bậc 2: Nước thải sau khi lắng tại ngăn lắng bậc 1 sẽ tiếp tục được dẫn sang ngăn lắng bậc 2 để tiếp tục quá trình lắng thứ cấp và phân hủy các vi sinh vật kỵ khí. Tại đây dòng nước thải sẽ ổn định hơn đảm bảo cho quá trình lắng các tạp chất rắn lơ lửng. Đồng thời dưới ảnh hưởng của các vi sinh vật kị khí, các chất hữu cơ bị phân hủy một phần, một phần tạo ra các chất khí và một phần tạo thành các chất vô cơ hoà tan. Với tổng chiều dài 2 ngăn lắng là 18,34m, bùn lắng tiếp tục được lắng xuống đáy bể và nước trong được dẫn qua bể lọc để tiếp tục xử lý. + Tại bể lọc: Tại đây các tạp chất khó hòa tan sẽ được giữ lại bằng lớp vật liệu lọc trong bể (bao gồm đan máng lọc d6, than củi d150, than xỉ d150, gạch vỡ 30x30 d300, gạch vỡ 45x45 d300). Bảng 1.2. Kích thước hệ thống xử lý nước thải TT Cấu tạo bể Kích thước Dài (m) Rộng (m) Cao (m) Thể tích (m3) 1 V1: Ngăn chứa kết hợp lắng bậc 1 12,56 4,78 2,40 144,08 2 V2: Ngăn lắng bậc 2 5,78 4,78 2,40 66,31 3 V3: Ngăn lọc Vật liệu lọc: Đan máng lọc d6 Than củi d150 Than xỉ d150 Gạch vỡ 30x30 d300 Gạch vỡ 45x45 d300 Đan đục lỗ để vật liệu lọc d80 2,78 4,78 2,40 31,89 (6). Trạm cân: Mặt bằng hình chữ nhật. Diện tích trạm là: 180 m2. (7). Sân, đường nội bộ: Mặt sân bê tông, được cắt khe rộng 2cm, kết hợp 2 lớp giấy dầu. Kết cấu mặt sân BTXM, M200, đá 1x2, dày 10cm. Lót 2 lớp giấy dầu. Lót lớp cát dày 10 (cm). (8). Đường giao thông đối ngoại: Đường thiết kế theo tiêu chuẩn 40542005. Bề rộng nền đường Bn = 7,5m, độ dốc ngang mặt đường im = 2%; + Mặt đường thiết kế bằng BTXM mác 300 dày 16cm. + Lót 01 lớp giấy dầu. + Lớp đá dăm 4x6cm dày 12 cm. (9). Cổng chính + hàng rào: Cổng chính: + Cổng có chiều cao đến mái là 6m, chiều rộng là 10,5m. + Cửa cổng làm bằng cữa kéo bằng thép chiều rộng là 10,5m. Hàng rào xung quanh khuôn viên: (Gồm có 3 loại hàng rào). + Hàng rào loại 1: Hàng rào loại 1 có chiều dài 102m. Tường xây gạch tuynel VXM M75 cát vàng, chiều dày D220, phía trên rào đặt dây thép gai bảo vệ. Hàng rào được thiết kế cao 4m, cứ 3,3m bố trí 01 trụ Bê tông cốt thép kích thước 240x240 cao 4m. Được liên kết với giằng móng 220x220 và giằng tường 220x220. Trát rào bằng VXM M75 chiều dày trát 1,6cm cả 2 mặt trong và ngoài. Tất cả rào được quét vôi màu vàng nhạt. + Hàng rào loại 2: Hàng rào loại 2 có chiều dài 156m. Tường xây gạch tuynel VXM M75 cát vàng, chiều dày D220, phía trên rào đặt dây thép gai bảo vệ. Hàng rào được thiết kế cao 8m, cứ 3,3m bố trí 01 trụ Bê tông cốt thép kích thước 240x240 cao 8m. Được liên kết với giằng móng 220x220 và giằng tường 220x220. Trát rào bằng VXM M75 chiều dày trát 1,6cm cả 2 mặt trong và ngoài. Tất cả rào được quét vôi màu vàng nhạt. + Hàng rào loại 3: Hàng rào loại 3 có chiều dài 798,3m. Tường xây gạch tuynel VXM M75 cát vàng, chiều dày D220, phía trên rào đặt dây thép gai bảo vệ. Hàng rào được thiết kế cao 4m, cứ 3,3m bố trí 01 trụ Bê tông cốt thép kích thước 240x240 cao 4m. Được liên kết với giằng móng 220x220 và giằng tường 220x220. Trát rào bằng VXM M75 chiều dày trát 1,6cm cả 2 mặt trong và ngoài. Tất cả rào được quét vôi màu vàng nhạt. (10). Bể dự trữ nước mưa: Gồm 2 bể Mặt bằng hình chữ nhật 20x4,5m, chiều cao đến mặt bể: 1,5m, phần ngầm sâu 1,5m. Dung tích mỗi bể 270m3. Thành bể đổ BTCT M200 dày 33cm. Trát tường trong và ngoài VXM M100, chiều dày trát là 20cm. Vị trí bố trí: 1 bể được bố trí ở khu nhà điều hành, 1 bể bố trí ở khu vực chuồng nhốt trâu bò. Do giếng đào của khu cách ly hiện tại bị nhiễm phèn nặng không sử dụng được nên Công ty phải sử dụng 2 bể chứa nước mưa trên để thu nước mưa từ mái dự trữ vào bể cấp nước cho hoạt động của Trang trại. (11) Cầu bò: Mặt bằng hình chữ nhật, Diện tích cầu bò: 90 m2. Thành cầu xây bằng gạch tuynel mác M50. 2 bên thành làm bằng khung thép cao 1,5m dọc theo cầu từ chân đến đỉnh cầu. Cửa lùa bò bằng thép hình d60. Mặt cầu kẻ roăng tạo nhám chống trượt khi trâu bò lên xuống. (12) Nhà nghỉ công nhân: Kiến trúc: + Mái lợp tôn màu đỏ dày 0,37mm, kèm nẹp chống bảo 40x3, sử dụng xà gồ thép hộp 80x40x2. + Tường mặt trong sơn màu vàng nhạt. + Tường mặt ngoài sơn màu vàng kem. + Nền láng VXM M75 dày 2cm có đánh màu. + Móng trát vữa xi măng mác 75 kẻ roăng giả đá. + Cửa đi cửa sổ bằng pa nô gỗ kính nhóm III. (13). Tháp nước: Mặt bằng hình chữ nhật, chiều cao đến mặt tháp CĐ: 7,050m. Gồm 2 tháp nước, diện tích mỗi tháp là: 28m2. Hiện do giếng đào của Công ty không sử dụng được nên 2 tháp nước này tạm thời không hoạt động. (14) Rãnh thoát nước mưa và nước thải Rảnh thoát nước thiết kế với tổng chiều dài L=1349m cho cả 2 loại rảnh. Bề rộng rảnh Br =0,5m, chiều cao 0,6m. Trên đặt tấm đan BTCT 1000x1000x0,15m. Kết cấu rảnh: + Đệm cát lót dày 10cm. + Đáy rảnh thiết kế bằng BTCT mác M200 đá 2x4 dày 15 cm. + Tường thân thiết kế bằng BTCT mác M200 đá 1x2 dày 15 cm. 2. Các hạng mục bảo vệ môi trường hiện có của dự án: Từ khi Khu cách ly, Trạm trung chuyển trâu, bò đi vào hoạt động, Công ty TNHH Thương mại Lê Dũng Linh luôn quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường, đầu tư xây dựng các công trình xử lý môi trường, xử lý mùi hôi nên công tác vệ sinh môi trường tại khu vực được đảm bảo. Hiện trạng các công trình bảo vệ môi trường hiện có tại công trình khi chưa mở rộng như sau: Quản lý chất thải rắn: Rác thải sinh hoạt + Bố trí các thùng rác loại 10 lít tại các khu vực như: Nhà làm việc, nhà ở của cán bộ, nhân viên… để thu gom rác. + Rác thải từ các quá trình hoạt động của công trình được thu gom phân loại, rác thải hữu cơ được đưa chuyển đến nhà ủ thức ăn, các loại rác thải đơn thuần khác như bao bì, giấy loại, vỏ chai lon,... thu gom qua các thùng rác chuyên dụng và được tập trung tại các thùng rác trung chuyển. Chủ công trình đã hợp đồng với Ban quản lý các công trình công cộng huyện Quảng Trạch để định kỳ vận chuyển rác thải đến bãi rác Quảng Tiến, nằm giữa ranh giới 2 xã Quảng Lưu và Quảng Tiến, huyện Quảng Trạch. Rác thải từ hoạt động sản xuất Chất thải rắn trong chăn nuôi chủ yếu là phân trâu, bò. Với số lượng trâu, bò của khu cách ly tùy thời điểm dao động từ 300 2.000 con, lượng phân thải ra trung bình 300 2.000kgngày. Theo khảo sát tại trang trại, nền chuồng trại khô ráo, tùy vào lượng phân trên chuồng mà định kỳ hàng ngày hoặc 1 tuần một lần công nhân dùng xe xúc lật dọn phân chuyển lên xe ô tô và vận chuyển về sân phơi tạm thời để phơi khô trước khi bán cho các hộ dân trồng cây công nghiệp trong khu vực. Tuy nhiên, sân phơi phân tạm thời hiện tại nền chưa được lót bạt chống thấm hoặc được bê tông hóa, chưa có hệ thống mái che tạm thời khi khu vực có mưa nên nước mưa chảy tràn có thể dễ cuốn theo phân gây ô nhiễm các lưu vực tiếp nhận và dễ ngấm vào nguồn nước dưới đất. Do vậy, khi mở rộng khu cách ly, Công ty sẽ tiến hành xây dựng một sân phơi có mái che di động, nền được bê tông hoặc lót bạt chống thấm. Hành lang giữa các khu chuồng, không có mái che, có một lượng phân khi trâu bò ra khỏi chuồng thải ra, sẽ cuốn theo nước mưa chảy tràn chảy xuống hệ thống mương xi măng rồi dẫn vào bể kỵ khí để xử lý. Các loại bao bì, chai lọ khử trùng (chủ yếu đựng benkocid, vôi bột): sau khi dùng hết sẽ được rửa sạch để bán cho các đơn vị thu mua tái chế. Quản lý chất thải nguy hại: Trang trại xây dựng nhà xưởng xe, máy diện tích 1.200m2, thỉnh thoảng hoạt động bảo dưỡng được tiến hành tại nhà xưởng. Lượng giẻ lau dính dầu mỡ thải ra ước tính khoảng 0,5kgtháng, dầu mỡ loại thải ước tính khoảng 15 líttháng, được lưu trữ trong các thùng phi có nắp đậy kín, dán nhãn, khu vực chứa chất thải nguy hại đặt trong góc nhà xưởng. Hiện nay Công ty có hợp đồng với ông Nguyễn Hữu Dực, hợp đồng số 302016 HĐDV để thu gom dầu thải các loại trong quá trình sửa chữa xe máy, máy móc thiết bị vận tải trại trang trại. Đối với giẻ lau dính dầu mỡ được đem xử lý chung với rác thải sinh hoạt. Theo Thông tư 362015BTNMT việc thu gom, xử lý CTNH như trên chưa đảm bảo nên trong thời gian tới, Công ty sẽ tiến hành thu gom giẻ lau dính dầu mỡ, dầu mỡ thải vào các thùng đựng có nắp đậy kín và định kỳ thuê đơn vị có đủ chức năng vận chuyển đi xử lý. Xử lý nước thải: Công trình xử lý nước mưa chảy tràn Toàn bộ khuôn viên công trình đều được bê tông hóa, nước mưa là nguồn nước thải sạch được thu gom riêng và thải trực tiếp ra môi trường. Nước mưa bên trong khuôn viên công trình được thu gom bằng hệ thống các mương kín. Hệ thống mương bố trí bao quanh phía Đông, Nam, Tây khu chuồng trại và dọc theo hàng rào phía Đông Bắc của công trình; mương được xây bằng bê tông, rộng 0,5m, cao 0,6m, mặt bằng tấm đan bê tông M200 có lỗ tiêu thoát nước, thoát ra môi trường qua 2 cửa xã phía Bắc công trình. Nước mưa chảy tràn khu vực chuồng trâu, bò được thu gom riêng và dẫn về bể xử lý kị khí. Sơ đồ thu gom nước mưa chảy tràn của công trình: Đối với nước thải sinh hoạt: Nước thải đen: Công trình có 2 nhà vệ sinh tự hoại tại khu vực nhà điều hành, nhà ở công nhân. Bể tự hoại được xây dựng chống thấm bằng bêtông cốt thép, bể có 3 ngăn (02 ngăn lắng, 01 ngăn lọc). Nước thải sau khi xử lý tại hầm tự hoại sẽ cho tự thấm vào đất. Nước thải xám: gồm nước tắm, giặt, ăn uống,..., nguồn thải này sẽ được tách rác qua hố ga, sau đó được thu gom bằng ống dẫn kín về hố lắng trước khi dẫn về mương thoát nước mưa. Nước thải chăn nuôi: Nước thải chăn nuôi từ hệ thống chuồng trại, nhà chứa phân được dẫn về bể xử lý kị khí 3 ngăn để xử lý. Tuy nhiên, thực tế hoạt động ghi nhận, công nhân chỉ tiến hành dọn phân khô và bán ngay cho các hộ dân trồng tiêu xung quanh khu vực mà không lưu trữ ở nhà chứa phân và phân khô hầu như không phát sinh nước rỉ, do đó không có nước thải rửa chuồng và nước thải rỉ từ nhà chứa phân; nước thải chảy xuống bể xử lý kị khí là lượng nước mưa chảy tràn ở khu vực chuồng trại cuốn theo chất bẩn giữa các lối đi không được lợp mái, theo mương rãnh giữa các dãy chuồng chảy xuống hệ thống xử lý. Hệ thống mương thu nước thải (kích thước RxH: 0,5x0,6m) được xây dựng giữa các dãy chuồng nhằm đảm bảo quá trình thoát nước tốt khi vệ sinh. Tại các hố ga thu nước trên mương thu nước có lắp đặt các song chắn rác để thu gom các chất rắn thô nhằm tránh tắc nghẽn mương thoát. Toàn bộ nước thải sẽ được dẫn về bể xử lý kỵ khí. Bể xử lý kỵ khí được xây dựng theo quy chuẩn 3 ngăn với 01 ngăn chứa, 01 ngăn lắng và 01 ngăn lọc. Bể xử lý được xây dựng chống thấm bằng bê tông cốt thép nhằm tránh rò rỉ, thẩm thấu nước thải chưa qua xử lý vào môi trường đất, nước ngầm. Tại đây nước thải sẽ được xử lý nhờ quá trình lắng cơ học và phân hủy sinh học bởi các sinh vật kỵ khí. + Tại ngăn lắng bậc 1: Chức năng chính là lắng và phân hủy cặn lắng. Nước thải lưu ở trong bể càng dài thì hiệu suất lắng càng cao. + Tại ngăn lắng bậc 2: Nước thải sau khi lắng tại ngăn lắng bậc 1 sẽ tiếp tục được dẫn sang ngăn lắng bậc 2 để tiếp tục quá trình lắng thứ cấp và phân hủy các vi sinh vật kỵ khí. Tại đây dòng nước thải sẽ ổn định hơn đảm bảo cho quá trình lắng các tạp chất rắn lơ lửng. Đồng thời dưới ảnh hưởng của các vi sinh vật kị khí, các chất hữu cơ bị phân hủy một phần, một phần tạo ra các chất khí và một phần tạo thành các chất vô cơ hoà tan. Với chiều dài ngăn lắng 14,56m, bùn lắng tiếp tục được lắng xuống đáy bể và nước trong được dẫn qua bể lọc để tiếp tục xử lý. + Tại bể lọc: Tại đây các tạp chất khó hòa tan sẽ được giữ lại bằng lớp vật liệu lọc trong bể (bao gồm đan máng lọc d6, than củi d150, than xỉ d150, gạch vỡ 30x30 d300, gạch vỡ 45x45 D300). Nước thải sau khi xử lý qua bể lọc được dẫn sang hồ điều hòa, tại hồ sinh thái có nuôi các loại cá chỉ thị môi trường như rô phi, trê… Kết quả giám sát chất lượng nước thải tại đầu ra của hệ thống xử lý nước thải tập trung như sau: Bảng 1.3. Kết quả phân tích mẫu nước thải TT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị tính Kết quả QCVN 62MT:2016BTNMT (cột B) 1 pH 8,04 5,5 9 2 BOD5 (200C) mgl 48,6 100 3 COD mgl 81 300 4 Chất rắn lơ lửng mgl 37 150 5 Sunfua, (tính theo H2S) mgl 0,048 6 Amoni (tính theo N) mgl 3,0 7 Tổng Nitơ (tính theo N) mgl 3,6 150 8 Tổng phospho (tính theo P) mgl 0,26 9 Tổng Coliform MPN100ml 5.000 5.000 Nguồn: Báo cáo giám sát đợt 1 năm 2016 của công trình Ghi chú: Vị trí lấy mẫu: Tại hồ sinh thái. Từ kết quả phân tích ở bảng trên so sánh với Quy chuẩn QCVN 62MT:2016BTNMT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi Cột B) cho thấy các chỉ tiêu phân tích đều đạt quy chuẩn cho phép. Chứng tỏ hệ thống xử lý nước thải hiện tại của Công trình hoạt động tốt. Biện pháp xử lý bụi, khí thải, mùi hôi: Ô tô vận chuyển gia súc: Sàn thiết kế có rãnh thoát nước, sàn cấu tạo 02 đáy thu hồi chất thải (mặt sàn đảm bảo kín không rò rỉ chất thải ra môi trường). Xe vận chuyển trâu bò được vệ sinh, xịt khử trùng bằng hệ thống phun khử trùng tự động ở khu vực gần cổng ra vào, dung dịch phun là benkocid. Nền chuồng trại được láng bê tông, có độ dốc 2% xuôi về phía rãnh thoát nước. Hệ thống mương thu nước thải kín, chạy ngầm, có nắp đan đậy kín. Khu nhà điều hành, nhà nghỉ của cán bộ, nhân viên bố trí gần khu vực cổng chính ra vào. Giữa khu vực này với khu vực chuồng trại được trồng cây xanh cách ly để đảm bảo vệ sinh; Khu vực chuồng trại được dọn vệ sinh hàng ngày hoặc định kì 1 tuần 1 lần tùy thuộc vào lượng phân thải của trâu, bò. Hành lang giữa các chuồng dọn thường xuyên 1 lầntuần. Sau khi dọn chuồng, công nhân phun chế phẩm benkocid và rải vôi bột khử trùng, liều lượng benkocid 2ml pha với 1lít nước sạch phun diện tích 4m2, liều lượng vôi bột 150gm2. Tại kho thức ăn: Thường xuyên quét dọn để giảm thiểu mùi hôi. Tính toán khối lượng thức ăn chế biến vừa đủ cho đàn trâu bò trong khoảng 35 ngày, tránh để quá lâu gây chua và phát sinh vi khuẩn, nấm mốc ảnh hưởng đến chất lượng thức ăn và môi trường chung. Các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh: Thực hiện tốt công tác vệ sinh tiêu độc khử trùng cho toàn bộ khu cách ly theo QCVN 0199:2012BNNPTNT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện vệ sinh thú y khu cách ly, kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật: + Khu cách ly có hệ thống vệ sinh, tiêu độc khử trùng bao gồm hóa chất khử trùng, thiết bị hoặc dụng cụ dùng để pha chế, sử dụng hóa chất khử trùng. + Có kế hoạch định kỳ vệ sinh, tiêu độc khử trùng cho chuồng nuôi, dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyển,... trong Khu cách ly. + Việc pha chế và sử dụng hóa chất được thực hiện bởi một bộ phận nhân viên chuyên trách được đào tạo về chuyên môn trước khi nhận nhiệm vụ. Cán bộ kỹ thuật thường xuyên theo dõi diễn biến tình trạng sức khoẻ cho toàn bộ gia súc được nuôi nhốt tại Khu cách ly để có phương án phòng chống và xử lý kịp thời. Cách ly khi có gia súc bị ốm, điều trị hiệu quả các gia súc bị bệnh. Khi có dịch bệnh xảy ra sẽ tiến hành cách ly, khử trùng vệ sinh chuồng trại và thiêu huỷ gia súc theo đúng các quy định của Nhà nước ban hành và khi thiêu hủy sẽ báo cáo với đơn vị thú y khu vực phối hợp và giám sát quá trình thiêu hủy. Bố trí khu nuôi nhốt cách ly với các khu vực khác, nghiêm cấm những người không phận sự ra vào khu vực. Biện pháp xử lý khi có sự cố dịch bệnh xảy ra: + Gia súc bị bệnh cho ăn cháo loãng và nuôi nhốt nơi khô ráo, sạch sẽ. Trường hợp gia súc bị nặng phải tiêm phòng kháng sinh và trợ sức, phun thuốc khử trùng chuồng trại hằng ngày. + Ngăn chặn, khống chế không cho dịch lây lan trên diện rộng; tạm ngừng việc nhập và xuất động vật đi các nơi. Sự cố tại nạn lao động: Có biện pháp đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển, nuôi nhốt gia súc như: chuồng trại nuôi nhốt đảm bảo an toàn, có hàng rào sắt kiên cố vững chắc xung quanh cách chuồng nuôi cao 2m. Khi có sự cố các loài đang nuôi nhốt trong Khu cách ly hoặc trong quá trình vận chuyển bị sổng ra ngoài, Chủ đầu tư cũng như Chủ phương tiện sẽ thông báo cho chính quyền địa phương, người dân khu vực và các cơ quan chức năng để có phương án hỗ trợ trong việc bắt lại để tránh gây nguy hiểm đến tính mạng của người dân trong khu vực. Trang bị đầy đủ phương tiện phòng hộ cá nhân cho cán bộ nhân viên làm việc tại đây như khẩu trang, áo choàng phòng hộ, găng tay, đội mũ phòng hộ, đi bốt hoặc ủng. Sự cố hỏa hoạn, PCCC: Công trình đã xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy theo đúng quy định của phòng cảnh sát PCCC Công an tỉnh Quảng Bình. Khu cách ly đã có trang bị 10 bình bột chữa cháy MFZ24, 03 bình bột chữa cháy MFZ8, 01 bể nước 100m3, 05 bộ nội quy PCCC và tiêu lệnh chữa cháy, đặt tại các khu vực như khu văn phòng, nhà ở công nhân, chuồng trâu bò, xưởng xe máy. Thiết kế, lắp đặt hệ thống điện đúng quy chuẩn an toàn về điện. Quá trình từ khi đi vào hoạt động chưa xảy ra cháy nổ, do thực hiện nghiêm túc nội quy lao động tại khu vực Khu cách ly. Hạn chế tác động đến môi trường kinh tế xã hội khu vực: Ưu tiên đào tạo và tuyển dụng lao động địa phương. Giải quyết khiếu kiện và bồi thường thỏa đáng những thiệt hại do rủi ro hoặc sự cố trong quá trình sản xuất, đồng thời có giải pháp khắc phục kịp thời. Tham gia các công tác chính sách, xã hội. Thực hiện chính sách thu mua, giá cả hợp lý đối với người trồng nguyên liệu phục vụ cho khu cách ly. Hợp tác với chính quyền địa phương để ngăn chặn các tệ nạn xã hội hoặc xung đột liên quan đến công nhân làm việc tại dự án. Giáo dục nhận thức môi trường nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, nhận thức được môi trường cần được bảo vệ vì sức khoẻ của chính bản thân người trực tiếp lao động và vì cộng đồng xã hội. Trong suốt quá trình hoạt động, Công ty luôn thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường lao động trong khuôn viên dự án cũng như môi trường xung quanh nên mùi hôi phát sinh đã được hạn chế đáng kể. 1.4.2.2. Các hạng mục đầu tư mở rộng 1. Quy mô công trình (bao gồm các hạng mục cũ và các hạng mục xây mới, mở rộng) Tổng diện tích khu đất quy hoạch là 127.828,30m2; Theo công suất tính toán Khu cách ly, trạm trung chuyển trâu, bò của Công ty TNHH Thương mại Lê Dũng Linh thì một năm dự kiến trung chuyển khoảng 10.000 con trâu, bò. Trên cơ sở quy hoạch mở rộng của công trình đã được phê duyệt, Công ty đưa ra phương án quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất, tổ chức không gian như sau: Hướng chính công trình quay về đường Tỉnh lộ 22A rộng 18m. Ranh giới lô đất cách hành lang an toàn giao thông 23,2m. Xung quanh trồng cây xanh cách ly, cây bóng mát để cải thiện vi khí hậu và làm đẹp cảnh quan môi trường. Trong đó: Mật độ xây dựng công trình 17 %. Tầng cao trung bình: 03 tầng. Bảng 1.4. Tổng hợp chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất của công trình TT Loại đất Diện tích (m2) Cơ cấu (%) 1 Đất xây dựng khu trung tâm 6.537,2 5,06 2 Đất trồng cây xanh cách ly, NL 56.447,39 43,73 3 Đất sân đường, giao thông 23505,52 18,21 4 Đất xây dựng các kho chứa 8.988,84 6,91 3 Đất xây dựng bể xử lý nước 1.522,15 1,18 5 Đất xây dựng hồ sinh thái 5.815,0 4,51 6 Đất xây dựng chuồng nhốt 15.242,45 11,81 Tổng cộng 127.828,30 100,00 2. Quy mô các hạng mục xây mới, mở rộng của công trình a. Chỉ tiêu sử dụng đất: Khi mở rộng diện tích công trình thêm 98.388,5m2, dự kiến chủ đầu tư sẽ xây dựng thêm các hạng mục sau đây: Bảng 1.5. Tổng hợp các hạng mục xây mới của công trình Hạng mục Số lượng Đơn vị I. Hệ thống chuồng trại cơ bản + Chuồng nhốt xây dựng mới 5.280 m2 II. Hệ thống đồng cỏ + Đồng mía 10.000 m2 + Đồng ngô 15.000 m2 + Đồng cỏ 15.000 m2 + Đồng sắn 10.000 m2 III. Hệ thống cung cấp thức ăn + Kho chứa thức ăn xây dựng mới 4.147 m2 IV. Hệ thống cấp nước + Máng ăn 300 m2 + Giếng khoan 05 cái + Bể chứa nước 200 m3 + Đường ống cấp nước 2.000 m + Máng uống tự động 500 m V. Hệ thống xử lý nước thải m2 + Rãnh thoát nước 700 m2 + Hệ thống bể xử lý nước thải 1.192,15 m2 + Hồ sinh thái 4.615 m2 VI. Hệ thống xử lý phân m2 + Sân phơi nguyên liệu vi sinh 8.740 m2 + Nhà chứa phân 500 m2 + Khu vực ủ phân 500 m2 + Sân phơi phân 1000 m2 VII. Khu vực quản lý kinh doanh m2 + Nhà ở công nhân 700 m2 + Nhà ở chuyên gia 200 m2 + Nhà ăn + bếp 450 m2 + Khu giết mổ trâu, bò 250 m2 + Sân bóng chuyền 200 m2 + Nhà trạm cân 60 m2 + Nhà đặt máy phát điện + dụng cụ 100 m2 + Tháp nước sinh hoạt 1 cái + Trạm kiểm dịch thú y 200 m2 + Khu vực để xe 200 m2 b. Quy mô xây dựng các công trình và mạng lưới hạ tầng kỹ thuật: Giao thông: Căn cứ vào tiêu chuẩn giao thông đô thị loại IV, áp dụng cho công trình mở rộng như sau. + Chiều rộng cho 1 làn xe cơ giới: 3,5 3,75m làn. + Chiều rộng thiết kế cho 1 làn xe đường đi bộ 0,75mlàn. + Độ dốc ngang mặt đường: 2%. + Bán kính cong đối với đường khu vực: Bán kính tối thiểu R=6m. + Bán kính bó vĩa tối thiểu R=7m. + Đường nội bộ quy hoạch đảm bảo tối thiểu rộng 4,0 đến 5,5 m. Giao thông nội vùng. Tổ chức một tuyến chính vào giữa khu đất từ đó tạo các đường nhánh đấu nối vào tuyến đường này, kết hợp các hệ thống sân bãi tập kết tạo thành hệ thống đường giao thông khép kín đến chân các hạng mục công trình. Tuyến đường chính rộng 20m mặt cắt 22 tính từ đỉnh D1