1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

DTM BE TONG THUONG PHAM và GACH KHONG NUNG

136 1K 27

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 136
Dung lượng 2,87 MB

Nội dung

1.4. Nội dung chủ yếu của dự án 1.4.1. Mục tiêu của dự án Đầu tư dây chuyền sản xuất và cung ứng bê tông thương phẩm công suất 60tấnh và dây chuyền sản xuất gạch không nung công suất 10.000.000 viênnăm tại Thôn Xuân Kiều, xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình hiện đại, đạt hiểu quả cao góp phần nâng tổng sản lượng gạch không nung chiếm 3040% tổng sản lượng gạch xây ở Việt Nam theo Quyết định số 567QĐ TTG ngày 2842010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu xây không nung. Tăng nguồn thu và lợi nhuận cho Công ty, đảm bảo ổn định đời sống thu nhập và đầy đủ các chế độ cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đóng góp vào ngân sách của Tỉnh. 1.4.2. Khối lượng và quy mô các hạng mục công trình của dự án 1.4.2.1. Quy mô công suất dự án: Dây chuyền sản xuất gạch không nung với công suất 10triệu viênnăm; Dây chuyền sản xuất bê tông thường phẩm với công suất 60tấnh ( ngày làm 4 tiếng), tương đương 72.000tấnnăm. Nhu cầu sử dụng đất để xây dựng dự án là 20.461,7m2. 1.4.2.2. Hạng mục hạ tầng phục vụ sản xuất, kinh doanh Nhu cầu sử dụng đất để xây dựng các hạng mục của dự án cụ thể như sau: Bảng 1.1. Danh mục các hạng mục xây dựng cơ bản của dự án Stt Hạng mục Đơn vị Diện tích (m2) 1 Nhà xưởng sản xuất gạch không nung m2 3.150 2 Nhà xưởng sản xuất bê tông tươi m2 1.375 2 Bãi tập kết vật liệu m2 3.281,73 3 Nhà điều hành m2 500 4 Nhà ăn công nhân m2 230 5 Kho chứa nguyên liệu m2 350 6 Sân phơi và chứa gạch không nung m2 3.100 7 Diện tích còn lại: đường nội bộ, bãi tập kết phương tiện, hàng rào cây xanh, hệ thống thoát nước mưa, xử lý nước thải sản xuất m2 8.474,97 TỔNG m2 20.461,7 Bố trí mặt bằng tổng thể dự án: + Cổng chính nhà máy sẽ sử dụng chung cổng hiện có của Nhà máy gạch Tuynel Ba Đồn; + Khu vực sân phơi được bố trí về phía Đông khu vực dự án, tiếp giáp với Nhà máy gạch Tuynel Ba Đồn + Khu xử lý nước thải sản xuất được bố trí về góc Tây Nam khu đất, tiếp giáp với nhà điều hành của dự án; + Cụm sản xuất bao gồm: Nhà máy gạch không nung và Trạm sản xuất bê tông thương phẩm được bố trí ở phía Tây khu đất dự án; + Các bãi chứa vật liệu được bố trí gần trạm trộn để thuận lợi cho việc vận chuyển vật liệu tới các khu vực sản xuất; + Nước mưa chảy tràn sẽ được thu gom theo các rảnh thoát nước xung quanh công trình rồi chảy theo hướng về hố lắng ở góc Tây Nam khu đất, sau đó chảy ra mương thoát nước hiện có để thoát ra hồ nước cách khu vực dự án 45m về phía Tây. + Nước thải sinh hoạt của nhà máy sẽ được xử lý trước khi cho vào hố tự thấm để thấm vào đất. Với nước thải sản xuất sẽ được xử lý và tái sử dụng lại nhằm hạn chế phát thải ra ngoài môi trường. + Đường giao thông bố trí thông suốt các khu chức năng đảm bảo thuận tiện cho các phương tiện giao thông ra vào vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm; + Cây xanh bố trí xung quanh sát hàng rào vừa tạo cảnh quan xanh cho nhà máy vừa có tác dụng cản bụi, giảm ô nhiễm không khí. Cấp điện: Xã Quảng Xuân đã có hệ thống cung cấp điện khá hoàn chỉnh từ mạng lưới điện quốc gia. Tại khu vực dự án đã được cấp điện hoàn chỉnh. Công ty sẽ xây dựng trạm biến áp treo để đảm bảo cung cấp nguồn điện 3pha cho toàn bộ nhà máy. Cấp nước: Để đáp ứng nhu cầu cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt, Chủ dự án sẽ khoan giếng tại khu vực nhà máy để cấp nước cho hoạt động sản xuất. Chủ dự án sẽ làm thủ tục xin cấp phép khai thác nguồn nước theo đúng quy định của Luật Tài nguyên nước và đảm bảo sử dụng tiết kiệm, hiệu quả. Trong quá trình thi công xây dựng thì nguồn nước phục vụ được lấy tại các giếng khoan của Nhà máy gạch Tuynel Ba Đồn. 1.4.3. Biện pháp tổ chức thi công, công nghệ thi công xây dựng các hạng mục công trình của dự án Quy mô kiến trúc xây dựng: + Dây chuyền: Máy chính; Phểu vào liệu; máy đa tấm; máy ra gạch; bộ điều khiển điện; hệ thống thuỷ lực; máy phối liệu PL 1200L2; máy trộn JS750; + Lắp đặt mới 01 trạm trộn Bê tông 60tấnh, S=1.375m2 sử dụng xe vận chuyển sẳn có của Công ty; + Xây dựng 01 nhà xưởng sản xuất + đặt dây chuyền SX gạch 3.150m2; + Xây dựng kho chứa nguyên liệu 350 m2; + Bố trí sân phơi và chứa gạch không nung diện tích 3.100m2; + Diện tích còn lại sẽ xây dựng đường bê tông+ sân đổ xe + sân tập kết vật liệu + hàng rào, bãi tập kết phương tiện và trồng cây xanh bao quanh. Khu xưởng sản xuất và kho thành phẩm. Xưởng sản xuất gạch không nung, kho chứa xi măng được xây với kết cấu khung nhà thép tiền chế, tường xây, nền bê tông xử lý chống thấm. Khung nhà thép tiền chế có các bước cột và nhịp nhà lớn, thuận lợi cho bố trí dây chuyền công nghệ. Khi sử dụng khung nhà thép tiền chế kết cấu gọn nhẹ, thuận lợi cho bao che và các giải pháp xử lý móng cột vì không phải mang tải lớn. Ngoài ra cũng thuận lợi cho việc bố trí các mương gió, hệ thống đường ống điều không thông gió trên trần để đảm bảo chế độ thông thoáng và đảm bảo các yếu tố kỹ thuật, mỹ thuật của công trình. Nhà văn phòng, công trình phụ trợ. Nhà văn phòng xây dựng với diện tích 500m2. Công trình phụ trợ Công trình phụ trợ được sử dụng chung công trình hiện có của Nhà máy gạch tuynel Ba Đồn. Hệ thống đường nội bộ, sân bãi. Đường cấp IV đồng bằng, móng đá hộc hoặc đá cấp phối dày 200 mm, mặt nền đổ bê tông mác 250 xoa phẳng. 1.4.4. Công nghệ sản xuất, vận hành A. Công nghệ sản xuất bê tông thương phẩm công suất 240 tấnngày a. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất Hình 1.2. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất bê tông thương phẩm b. Mô tả quá trình sản xuất  Chuẩn bị nguyên liệu: Nguyên liệu chính của trạm trộn gồm có: đá dăm, cát vàng, xi măng và phụ gia (siêu dẻo và đông cứng nhanh). Đá dăm và cát, xỉ than được đưa vào các bãi chứa với khối lượng dự trữ đảm bảo cho trạm hoạt động 10 ngày liên tục. Riêng xỉ than được để vào nhà kho và có phủ bạt kín. Tại các bãi chứa đá dăm, bãi chứa cát được vận chuyển lên hệ thống cân đong bằng xe xúc lật. Xi măng được vận chuyển bằng xe bồn kín và được bơm trực tiếp vào 2 silo chứa xi măng. Tro bay được vận chuyển bằng xe bồn và được bơm trực tiếp vào silo. Phụ gia: Loại và tỷ lệ phụ gia trong hổn hợp bê tông phụ thuộc vào tính chất bê tông và cự ly vận chuyển đến nơi tiêu thụ sản phẩm.  Trộn bê tông: Tại đáy các Silô chứa nguyên liệu được đặt các hệ thống cân điện tử, sau khi xác định yêu cầu chất lượng của bê tông, qua hệ thống điều khiển hoàn toàn tự động với các bộ đếm mẻ, đếm giờ đến bộ phận lập chương trình bằng vi tính nhằm xác định số lượng xi măng, cát, đá và phụ gia. Sau đó toàn bộ nguyên liệu được đưa vào bể trộn. Số liệu cấp phối trộn được lưu trữ, in lại đảm bảo phát hiện kịp thời các sai sót củng như dể kiểm tra lại cấp phối bê tông được trộn. Nguyên liệu và nước sau khi được trộn đều qua hệ thống cửa xã và đưa qua hệ thống cửa xã đưa vào xe vận chuyển trộn đặt sẳn tại vị trí nhận bê tông.  Vận chuyển: Bê tông từ cửa xả vào xe vận chuyển trộn có dung tích 9m3xe, sau đó được vận chuyển đến công trình. Trong quá trình vận chuyển, bê tông vẫn được trộn đều để đảm bảo bê tông tươi.  Bơm bê tông: Tuỳ theo yêu cầu kỹ thuật, quy mô và địa điểm của công trình, bê tông tươi sau khi được xe vận chuyển trộn đưa đến công trình qua hệ thống xe bơm cần hoặc máy bơm bê tông để đưa đến vị trí thi công của công trình. B. Qui trình sản xuất gạch không nung công suất 10 triệu viênnăm: Các thiết bị trong dự án được chế tạo, lắp ráp trong nước nhằm thay thế công nghệ cho các lò Gạch đất nung gây ô nhiễm môi trường theo tinh thần Quyết định 14692014QĐTTg ngày 2282014 của Thủ Tướng Chính phủ về Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.  Công suất sản xuất 10 triệu viênnăm: Sơ đồ công nghệ: (1) Cấp nguyên liệu: Sử dụng các phễu chứa liệu của dây chuyền sản xuất bê tông thương phẩm. Qua khâu này, nguyên liệu được cấp theo công thức phối trộn đã cài đặt. (2) Máy trộn nguyên liệu: Cùng với các cốt liệu: Đá mi mạt, nước và xi măng, tro bay, xỉ than được đưa vào máy trộn hoàn toàn tự động theo quy định cấp phối. Sau khi nguyên liệu được trộn ngấu đều theo thời gian cài đặt, hỗn hợp đã phối trộn được tự động đưa vào ngăn phân chia nguyên liệu ở khu vực máy tạo hình (4) nhờ hệ thống băng tải. (3) Đây là khu vực chứa khay (palet) làm đế trong quá trình ép và chuyển gạch thành phẩm ra khỏi dây chuyền. Khay (palet) này có thể làm bằng gỗ ép, tre ép,… nhưng tốt nhất là bằng nhựa tổng hợp siêu bền, chịu lực nén, rung động lớn. (4) Máy tạo hình: Nhờ vào hệ thống thủy lực, máy hoạt động theo cơ chế ép kết hợp với rung tạo lực nên rất lớn để hình thành các viên gạch đồng đều, đạt chất lượng cao và ổn định. Cùng với việc phối trộn nguyên liệu, bộ phận tạo hình là yếu tố vô cùng quan trọng để tạo ra sản phẩm theo như ý muốn. (5) Tự động ép mặt: Đây là bộ phận giúp tạo màu bề mặt cho gạch tự chèn. Nó sẽ trở nên không cần thiết nếu ta không muốn sản xuất gạch tự chèn, gạch trang trí. (6) Tự động chuyển gạch: Đây là máy tự động chuyển và xếp từng khay gạch vào vị trí định trước, nhờ đó mà ta có thể chuyển gạch vừa sản xuất ra vào nhà bảo dưỡng. Gạch sau khi tạo hình có độ ẩm từ 10 – 14%; được phơi từ 5 10 tiếng tuỳ theo thời tiết tại bãi phơi sản phẩm tạm thời. Dưới tác dụng của nhiệt độ và tốc độ gió độ ẩm gạch giảm còn 5 7%. 1.4.5. Danh mục máy móc, thiết bị dự kiến Các thiết bị được sử dụng để phục vụ cho giai đoạn thi công dự án được trình bày ở bảng sau: Bảng 1.2. Danh mục các thiết bị phục vụ xây dựng dự án STT Tên thiết bị Tình trạng mới 1 Ô tô tải 80% 2 Ô tô ben 80% 3 Ô tô tưới nước 100% 4 Máy trộn bê tông 100% 5 Máy xúc 100% 6 Máy hàn 100% Các thiết bị, máy móc dự kiến sử dụng phục vụ giai đoạn hoạt động của dự án được trình bày ở bảng sau: Bảng 1.3. Danh mục máy móc, thiết bị dự kiến TT Danh mục đầu tư Xuất xứ Tình trạng mới Số lượng A Bê tông thương phẩm 1 Trạm trộn công suất 240tấnngày Việt Nam 100% 01 2 Xi lô chứa xi măng (30 m3) Việt Nam 100% 02 3 Xe chở bê tông Trung Quốc 100% 06 4 Xe bơm Trung Quốc 100% 02 5 Máy bơm nước Italia 100% 01 6 Giếng khoan 100% 01 7 Xi lô chứa tro bay Việt Nam 100% 01 8 Máy xúc lật 2,5m3 Trung Quốc 100% 01 9 Máy xúc lật 1,5m3 Trung Quốc 100% 01 B Gạch không nung 1 Máy chính; Phểu vào liệu; máy đa tấm; máy ra gạch; bộ điều khiển điện; hệ thống thuỷ lực; máy phối liệu PL 1200L2; máy trộn JS750 Đức 100% 1 1.4.6. Nguyên, nhiên, vật liệu (đầu vào) và các sản phẩm của dự án a. Giai đoạn thi công xây dựng Nguyên vật liệu phục vụ giai đoạn thi công xây dựng các hạng mục dự án: Bảng 1.4. Nguyên vật liệu xây dựng sử dụng TT Loại nguyên vật liệu Nguồn (Nơi cung cấp) Khối lượng (tấn) Khoảng cách TB (km) 1 Đá hộc và đá dăm Mỏ đá Cây Trỗ, xã Thạch Hóa, huyện Tuyên Hóa 2.000 41km 2 Gạch Của Công ty 5.500 50m 3 Cát xây Tiến Hóa, huyện Tuyên Hóa 1.000 22 km 4 Các loại khung thép để lắp đặt nhà xưởng Khu vực Thị xã Ba Đồn 10 8km 5 Xi măng Xi măng Sông Gianh 800 24km Tổng 9.310 (Nguồn: Chủ dự án cung cấp) b. Giai đoạn nhà máy đi vào hoạt động Nhu cầu nguyên vật liệu giai đoạn dự án đi vào hoạt động được thống kê dưới đây: Bảng 1.5. Nguyên vật liệu phục vụ quá trình sản xuất bê tông thương phẩm TT Loại nguyên vật liệu Nguồn (Nơi cung cấp) Khối lượng (tấnnăm) Khoảng cách (km) 1 Đá dăm, đá mạt Mỏ đá Cây Trổ, Thạch Hóa, Tuyên Hóa 37.500 41 2 Xi măng Xi măng Sông Gianh 8.910 24 3 Cát vàng Tiến Hóa 18.000 22 4 Tro bay Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 990 49 5 Phụ gia Đà Nẵng 30 Tổng 65.430 (Nguồn: Chủ dự án cung cấp) Bảng 1.6. Nguyên vật liệu phục vụ quá trình sản xuất gạch không nung TT Loại nguyên vật liệu Nguồn (Nơi cung cấp) Khối lượng (tấnnăm) Khoảng cách (km) 1 Đá dăm Mỏ đá Cây Trổ, Thạch Hóa, Tuyên Hóa 17.200 41 2 Cát vàng Tiến Hóa 3.500 22 3 Xi măng Xi măng Sông Gianh 1.480 24 4 Tro bay Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 500 49 5 Sỉ đáy Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 300 49 Tổng 22.980 (Nguồn: Chủ dự án cung cấp) Nhìn chung, chiều dài tuyến đường vận chuyển tập trung ở đoạn đường Quốc lộ 1A, Quốc lộ 12A và một số đoạn đường liên xã, liên thôn. Dọc hai bên tuyến đường đi qua nhiều đoạn có khu dân cư đông đúc, tuy nhiên do đa số tuyến đường vận chuyển đã được nhựa hóa, bê tông hóa và chiều rộng tuyến đường lớn nên sẽ hạn chế được tác động đến dân cư do hoạt động vận chuyển. Đối tượng chịu tác động chính trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu là người dân sống dọc tuyến đường vận chuyển và các phương tiện vận tải trên tuyến đường. Phụ gia sử dụng có dạng nước, thường có hai loại phụ gia: • Loại phụ gia siêu dẻo BASF GLENIUM® 138 Tính chất: Là phụ gia siêu dẻo thế hệ mới, thành phần gồm các polycarboxylate ether (PCE). Được sử dụng cho bê tông tươi và bê tông đúc sẵn. Khả năng duy trì độ sụt và đảm bảo độ linh động ở tỉ lệ nước xi măng thấp, cho phép sản xuất bê tông chất lượng cao. • Loại phụ gia rắn nhanh: Sigunit D54 AF Tính chất: Là chất ninh kết nhanh không chứa chất kiềm ở dạng bột để thực hiện thi công bê tông phun Tất cả các nguyên vật liệu trên đều được kiểm tra đủ Tiêu chuẩn trước khi đưa vào sản xuất và trong khi sử dụng. Cấp nước: Nước cấp cho hoạt động của nhà máy là nguồn nước giếng khoan được thực hiện trước khi nhà máy đi vào hoạt động. Công ty cam kết làm thủ tục xin cấp phép khai thác nước dưới đất trước khi tiến hành khoan giếng và đảm bảo sử dụng tiết kiệm, hiệu quả. Cấp điện: Công ty sẽ xây dựng trạm biến áp treo để đảm bảo cung cấp nguồn điện 3pha cho toàn bộ nhà máy. c. Các sản phẩm của dự án Bê tông thương phẩm: Công suất thiết kế là 60tấnh (ngày làm 4 tiếng). Bê tông thành phẩm đạt các tiêu chuẩn quy định hiện hành của nhà nước, có các mác 150; 200; 250; 300. Gạch không nung: Công suất thiết kế của nhà máy sản xuất gạch không nung là 10 triệu viênnăm với đa dạng chủng loại sản phẩm: Gạch đặc, 2 lổ, 4 lổ, 6 lổ; với kích thước phù hợp với từng loại công trình. Độ bền của viên gạch được gia tăng nhờ vào lực nén ép của hệ thống thuỷ lực trên 1500kgcm2, với thành phần kết dính của các cốt liệu, vì vậy gạch có cường độ chịu nén rất cao và ổn định, độ thấm nước ở mức độ tối thiểu Thị trường hướng tới của nhà máy là trong địa bàn tỉnh Quảng Bình và các tỉnh lân cận khu vực đang mở rộng phát triển mạnh các khu đô thị, công nghiệp, nhà ở. Hiện nay, thị trường bê tông thương phẩm và gạch xây dựng nhìn chung rất thuận lợi. Trước đây, thị trường có trên 50% nguồn cung từ khoảng 20.000 lò gạch thủ công trên cả nước. Từ năm 2010, với việc xóa bỏ lò gạch thủ công gây ô nhiễm môi trường, thị trường gạch xây dựng dự kiến sẽ có sự thiếu hụt về nguồn cung. Chính vì vậy, sản phẩm của công ty sẽ kịp thời đáp ứng nhu cầu trước mắt cũng như lâu dài cho địa bàn trong tỉnh và các vùng lân cận ngoài tỉnh. 3.3. Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn hoạt động dự án Để đánh giá tác động môi trường của dự án trong giai đoạn hoạt động chúng tôi dựa vào các dây chuyền công nghệ của nhà máy để xác định nguồn gây ô nhiễm như sau: Sơ đồ công nghệ và nguồn gây ô nhiễm từ trạm trộn bê tông tươi: Sơ đồ công nghệ và nguồn gây ô nhiễm có thể phát sinh từ nhà máy sản xuất gạch không nung: 3.3.1. Nguồn tác động liên quan đến chất thải 3.3.1.1.Môi trường không khí a. Nguồn phát sinh, tải lượng và thành phần (1) Bụi phát sinh từ quá trình bốc dỡ nguyên vật liệu, bãi chứa gạch thành phẩm Công đoạn bốc dỡ nguyên vật liệu như xi măng, cát, đá phát sinh lượng lớn bụi, đặc biệt trong điều kiện thời tiết nắng và gió. Theo báo cáo Thuyết minh dự án của Nhà máy, khối lượng nguyên vật liệu cát, đá, xi măng sử dụng trong 1 năm của 2 dây chuyền sản xuất bê tông thương phẩm và gạch không nung như sau: Bảng 3.18a. Nguyên vật liệu phục vụ quá trình sản xuất bê tông thương phẩm TT Loại nguyên vật liệu Nguồn (Nơi cung cấp) Khối lượng (tấnnăm) Khoảng cách (km) 1 Đá dăm, đá mạt Mỏ đá Cây Trổ, Thạch Hóa, Tuyên Hóa 37.500 41 2 Xi măng Xi măng Sông Gianh 8.910 24 3 Cát vàng Tiến Hóa, Quảng Ninh 18.000 22 4 Tro bay Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 990 49 5 Phụ gia Đà Nẵng 30 Tổng 65.430 Bảng 3.18b. Nguyên vật liệu phục vụ quá trình sản xuất gạch không nung TT Loại nguyên vật liệu Nguồn (Nơi cung cấp) Khối lượng (tấnnăm) Khoảng cách (km) 1 Đá dăm Mỏ đá Cây Trổ, Thạch Hóa, Tuyên Hóa 17.200 41 2 Cát vàng Tiến Hóa, Quảng Ninh 3.500 22 3 Xi măng Xi măng Sông Gianh 1.480 24 4 Tro bay Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 500 49 5 Xỉ than Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 300 49 Tổng 22.980 Trong quá trình bốc dỡ bụi phát sinh chủ yếu do quá trình đổ đá, cát và xỉ than vào khu vực bãi chứa.Quá trình vận chuyển nguyên vật liệu từ bãi chứa đến trạm trộn bê tông của dây chuyền sản xuất gạch không nung sẽ phát sinh bụi. Đối với xi măng và tro bay được vận chuyển bằng xe bồn kín và bơm trực tiếp vào silo nên lượng bụi phát tán sẽ được xử lý bằng thiết bị lọc bụi đi kèm với Silo. Nếu tính cứ 1 tấn đá, cát và xỉ than bốc dỡ, tập kết phát sinh trung bình khoảng 0,134 kg bụi thì tổng lượng bụi phát sinh trong quá trình này ước tính: Tổng khối lượng nguyên vật liệu (không tính khối lượng xi măng và tro bay) là: 78.020 tấnnăm, vậy tổng lượng bụi phát sinh trong quá trình này ước tính là: 78.020 tấnnăm x 0,134 kg bụitấn = 10.454,68kg bụinăm = 34,85 kgngày = 1,21 gs. Tính nồng độ bụi phát sinh Bụi sinh ra trong quá trình bốc dở nguyên vật liệu phát tán trên diện tích rộng nên có thể áp dụng mô hình khuếch tán nguồn mặt để tính toán nồng độ bụi. Khối không khí tại khu vực bốc dỡ được hình dung như một hình hộp với các kích thước chiều dài L (m), chiều rộng W (m) và chiều cao H (m), một cạnh đáy của hình hộp không khí song song với hướng gió. Giả sử luồng gió thổi vào hộp là không ô nhiễm và không khí tại khu vực dự án là sạch thì nồng độ bụi phát sinh trung bình trong 01 giờ được tính theo công thức: C = Trong đó: C : Nồng độ bụi phát sinh trung bình trong 1 giờ (mgm3); Es: Lượng phát thải ô nhiễm tính trên đơn vị diện tích: Es = Mbụi(L  W) (mgm2.s) Mbụi tải lượng bụi (mgs), Mbụi = 1,21gs = 1.210mgs. U: Tốc độ gió strung bình thổi vuông góc với một cạnh của hộp không khí (ms), lấy u = 2,5 ms; H: Chiều cao xáo trộn (m), lấy H = 5 m; L, W: Chiều dài và chiều rộng của hộp khí (m). Kết quả tính toán nồng độ bụi phát tán theo chiều dài (L) và chiều rộng (W) của hộp không khí được trình bày trong bảng sau: Bảng 3.2. Nồng độ bụi phát tán trong không khí do hoạt động bốc dỡ nguyên vật liệu L (m) W (m) Nồng độ C (mgm3) QCVN 05:2013BTNMT 10 10 2,0654 0,3 20 20 0,5473 25 25 0,3544 28 28 0,2840 50 50 0,0907 65 65 0,0540 100 100 0,0230 Ghi chú: QCVN 05:2013BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh. Ngoài tính toán liên quan đến khối lượng và diện tích thi công như trên, nồng độ bụi còn phụ thuộc vào phương pháp bốc dỡ và đặc điểm thời tiết cụ thể tại từng thời điểm. Theo kết quả đã tính toán ở trên cho thấy, nồng độ bụi phát sinh vào thời điểm trời khô, có gió nhẹ và trong phạm vi 100m khoảng 0,023 2,06mgm3, tuy nhiên, đặc tính bụi ở đây chủ yếu là các hạt có kích thước lớn nên sẽ nhanh chóng lắng tại điểm phát sinh, do đó, trong vòng bán kính 25 m và ngoài phạm vi khu vực bốc dỡ nồng độ bụi khoảng 0,32 mgm3; ngoài phạm vi bán kính 28m thì nồng độ bụi nhỏ hơn 0,3 mgm3. So sánh với quy định trong QCVN 05:2013BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh (quy định nồng độ bụi lơ lững cho phép trung bình giờ là ≤ 0,3 mgm3) cho thấy nồng độ bụi phát sinh trong khu vực có hoạt động bốc dỡ và gần đó theo hướng gió thì nồng độ bụi sẽ vượt quy định, ngoài phạm vi 28 m thì nồng độ bụi nằm trong quy định. Về mùa hè, hướng gió chủ đạo là Tây Nam nên bụi phát sinh sẽ ảnh hưởng đến công nhân viên làm việc tại Nhà máy gạch Tuynel Ba Đồn của Công ty tiếp giáp phía Đông dự án, khu dân cư phía Đông Nam dự án. Về mùa Đông, hướng gió chủ đạo là Đông Bắc, phía Tây Nam khu mỏ không có dân cư sinh sống nên tác động của bụi đến môi trường xung quanh là không đáng kể. Tuy nhiên, hầu hết bụi này có kích thước lớn nên không phát tán ra xa, đối tượng chịu tác động trực tiếp là công nhân tham gia quá trình bốc dỡ nguyên vật liệu. Theo đánh giá ở mục 3.1, khu vực bãi chứa nguyên vật liệu cách khu dân cư gần nhất 100m về phía Tây nên hoạt động bóc dỡ nguyên vật liệu trong quá trình không ảnh hưởng đến người dân. Với công nhân làm việc tại Nhà máy gạch Tuynel của công ty, do nhà máy đã xây dựng tường bao quanh khu vực tiếp giáp với dự án nên tác động của bụi phát sinh từ hoạt động của dự án đến công nhân viên là không đáng kể. Với quy mô Dự án và thông số tính toán ở trên, bụi chủ yếu ảnh hưởng đến tuyến lệ và gây khó chịu cho hoạt động thở của người lao động trong thời gian ngắn. Đối với khu vực bãi chứa gạch thành phẩm, vào thời điểm có gió lớn hay khi thời tiết hanh khô, độ ẩm trong không khí thấp gây phát sinh một lượng bụi lớn ảnh hưởng đến khu vực dự án và các khu vực lân cận. Tuy nhiên, bụi ở đây có kích thước lớn không phát tán ra xa, xung quanh có hàng rào bao quanh và có hành lang cây xanh xung quanh nên chủ yếu ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân trong nhà máy. Đối với bụi phát sinh từ quá trình nạp Tro bay, xi măng vào Silo chứa: Tro bay với kích thước hạt từ 20 40µm, xi măng có kích thước hạt từ 5 40µm. Cho thấy kích thước hạt của hai loại tương tự nhau. Các hạt bụi này nếu không có phương án xử lý sẽ thoát ra và bay lơ lững trong không khí, làm giảm độ sạch của không khí khu vực, ảnh hưởng đến công nhân làm việc tại nhà máy, công nhân tại Nhà máy gạch Tuynel và người dân trong khu vực. (2) Bụi và khí thải phát sinh từ quá trình hoạt động của các phương tiện vận chuyển. Bụi phát sinh từ quá trình hoạt động của các xe vận chuyển bao gồm: bụi lôi cuốn từ mặt đất do xe vận chuyển và bụi do xe làm rơi vãi trên đường. + Tính toán khuếch tán:Để đánh giá mức độ lan truyền chất ô nhiễm của các phương tiện giao thông người ta thường dùng phương pháp mô hình hóa và một trong những mô hình thường áp dụng là mô hình Sutton. Thông thường có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mức độ lan truyền các chất ô nhiễm trong môi trường không khí xung quanh như: các yếu tố về khí tượng (khí quyển, hướng gió, tốc độ gió, nhiệt độ không khí, độ ẩm không khí, lượng mưa...), yếu tố về địa hình (khu vực gò đất, đồi núi hay khu vực bằng phẳng...), các công trình xây dựng trong khu vực (độ cao của các công trình...). Để đơn giản hóa, ta xét nguồn phát sinh chất ô nhiễm từ các phương tiện giao thông (nguồn đường) là nguồn thải liên tục, ở độ cao gần mặt đất và hướng gió thổi theo phương vuông góc với nguồn đường. Khi đó, để xác định nồng độ chất ô nhiễm tại khoảng cách x theo hướng gió (vuông góc với nguồn đường) và có độ cao z, ta sử dụng công thức mô hình của Sutton: C(x,z) = Trong đó: C: Nồng độ chất ô nhiễm trong không khí, mgm3 E: Tải lượng nguồn thải, mgm.s (Giá trị E được tính bằng tổng tải lượng bụi phát sinh trên 1 km tuyến đường vận chuyển chia cho thời gian vận chuyển) : Hệ số khuếch tán theo phương z, là hàm số của khoảng cách x theo phương gió thổi, = cxd + f . Trong trường hợp nguồn đường giao thông với độ ổn định khí quyển loại B, có thể được xác định theo công thức đơn giản của Sade (1968) : = 0,53 x0,73; m. X: khoảng cách của điểm tính so với nguồn thải (m), tính theo chiều gió u: tốc độ gió trung bình của khu vực, ms (chọn u=2,5 ms) z: độ cao của điểm tính toán, m h: độ cao của mặt đường so với mặt đất xung quanh (m), chọn h= 0m. Tại nhà máy: Bụi phát sinh từ từ nhiều nguồn sa lắng xuống mặt đất, đất đá rơi vãi trong khuôn viên, do trọng lượng nhỏ nên dễ bị cuốn lên không trung mỗi khi có xe vận chuyển ra vào nhà máy gây ô nhiễm cục bộ. Trên tuyến đường vận chuyển: Hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm sẽ làm tăng số lượng xe lưu thông trên các tuyến đường. Hoạt động của các phương tiện vận chuyển phát sinh một lượng lớn bụi do phát sinh từ mặt đất do hoạt động của các phương tiện lôi cuốn bụi và phát tán vào môi trường. Theo báo cáo của Công ty, khối lượng nguyên vật liệu sử dụng trong 1 năm là 88.410 tấn. Với tải trọng mỗi xe là 10 tấn, số lượng xe chuyên chở là 8.841xe. Với hệ số phát sinh bụi E4=0,76kgkmlượt xe (Mục 3.2.1.1), tổng tải lượng bụi phát sinh trên 1 km tuyến đường vận chuyển trong toàn bộ dự án là 6.719,16kgkm. Công suất dây chuyền sản xuất bê tông thương phẩm tối đa là 72.000 tấnnăm. Công suất của dây chuyền sản xuất gạch không nung là 10 triệu viênnăm, khối lượng gạch không nung khoảng 2kgviên, vậy khối lượng tổng cộng sản phẩm gạch không nung tối đa là 20.000 tấn. Với tải trọng mỗi xe vận chuyển 10 tấn nên số lượng xe chuyên chở khoảng 9.200 lượt xe chuyên chở sản phẩm. Với hệ số phát sinh bụi E4= 0,74 kgkmlượt xe, tổng tải lượng bụi phát sinh trên 1 km tuyến đường vận chuyển trong toàn bộ dự án là 6.808kgkm. Với thời gian vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ vận hành trong một năm là 300ngày, nên giá trị E1 = (E41000số lượt xe)(30086060) = 0,87 mgm.s Với thời gian vận chuyển sản phẩm trong một năm là 300ngày, nên giá trị E2 = (E41000số lượt xe)(30086060) = 0,98mgm.s Kết quả tính toán nồng độ các chất ô nhiễm bằng mô hình Sutton được trình bày ở các bảng sau: Bảng 3.16a. Nồng độ (mgm3) bụi trong không khí trên các tuyến đường vận chuyển vật tư, nguyên vật liệu (z= 1 m) Thời gian vận chuyển (ngày) E1 (mgm.s) Nồng độ bụi ở khoảng cách x (m) 1 2 3 5 10 30 50 δz 0,530 0,879 1,182 1,716 2,846 6,347 9,216 300 0,90 0,18 0,34 0,34 0,28 0,19 0,09 0,06 z =2 m Thời gian vận chuyển (ngày) E1 (mgm.s) Nồng độ bụi ở khoảng cách x (m) 1 2 3 5 10 30 50 δz 0,530 0,879 1,182 1,716 2,846 6,347 9,216 300 0,90 0,00 0,05 0,12 0,17 0,16 0,09 0,06 Kết quả tính toán cho thấy, nồng độ bụi phát sinh trên tuyến đường vận chuyển nguyên liệu có một điểm cao hơn so với QCVN 05:2013BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh (0,3 mgm3). Nồng độ bụi ở khoảng cách 1m so với mặt đất cao hơn nồng độ bụi ở khoảng cách 2m so với mặt đất. Nồng độ bụi tập trung cao nhất ở khoảng cách 23m từ nguồn phát thải (bánh xe). Tuy nhiên, các xe sẽ vận chuyển trên các tuyến đường khác nhau, nồng độ bụi tại một vị trí tại mọi khu vực sẽ nhỏ. Theo tính toán cho thấy quá trình vận chuyển nguyên vật liệu sẽ ảnh hưởng đến người dân lưu thông trên các tuyến đường và sống dọc các tuyến đường xe chuyên chở nguyên vật liệu đi qua nếu không có các biện pháp giảm thiểu. Bảng 3.16b. Nồng độ (mgm3) bụi trong không khí trên các tuyến đường vận chuyển sản phẩm (z= 1 m) Thời gian vận chuyển (ngày) E2 (mgm.s) Nồng độ bụi ở khoảng cách x (m) 1 2 3 5 10 30 50 δz 0,530 0,879 1,182 1,716 2,846 6,347 9,216 300 0,98 0,20 0,37 0,37 0,31 0,21 0,10 0,07 z =2 m Thời gian vận chuyển (ngày) E2 (mgm.s) Nồng độ bụi ở khoảng cách x (m) 1 2 3 5 10 30 50 δz 0,530 0,879 1,182 1,716 2,846 6,347 9,216 300 0,98 0,00 0,05 0,13 0,19 0,17 0,09 0,07 Kết quả tính toán cho thấy, nồng độ bụi phát sinh trên tuyến đường vận chuyển sản phẩm có các điểm cao hơn so với QCVN 05:2013BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh (0,3 mgm3). Nồng độ bụi ở khoảng cách 1m so với mặt đất cao hơn nồng độ bụi ở khoảng cách 2m so với mặt đất. Nồng độ bụi tập trung cao nhất ở khoảng cách 25m từ nguồn phát thải (bánh xe). Tuy nhiên, các xe sẽ vận chuyển trên các tuyến đường khác nhau, nồng độ bụi tại một vị trí tại mọi khu vực sẽ nhỏ. Theo tính toán cho thấy quá trình vận chuyển sản phẩm sẽ ảnh hưởng đến người dân lưu thông trên các tuyến đường và sống dọc các tuyến đường xe chuyên chở nguyên vật liệu đi qua nếu không có các biện pháp giảm thiểu. (3) Đối với khí thải sinh ra từ các phương tiện vận chuyển Trong quá trình hoạt động, nguồn phát sinh khí thải chủ yếu gồm: các phương tiện giao thông vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm. Khí thải chủ yếu là sản phẩm từ quá trình đốt cháy nhiên liệu. Hai loại nhiên liệu chính sử dụng đối với các phương tiện này là dầu diezel và xăng. Do đó thành phần khí thải chủ yếu là bụi khói, NOx, SO2, CO, CO2, VOC. Hệ số ô nhiễm khí thải từ các động cơ sử dụng xăng, dầu được trình bày tại bảng sau: Bảng 3.17. Hệ số ô nhiễm khí thải của các động cơ Loại động cơ Đơn vị TSP SO2 NOX CO VOC Động cơ xăng Kg1000 km 0,4 4,5 4,5 70,0 7,0 Kg tấn nhiên liệu 3,5 20,0 20,0 300,0 30,0 Kg1000 lít nhiên liệu 2,7 15,6 15,6 233,3 23,3 Động cơ dầu Kg1000 km 0,9 4,3 11,8 60,0 2,6 Kgtấn nhiên liệu 4,3 20,0 55,0 28,0 12,0 Kg1000 lít nhiên liệu 3,7 17,4 47,9 24,4 10,4 (Nguồn: Assessment of Sources of Air, Water, and Land pollution, WHO 1993) Tại khu vực dự án (xe vào ra, dừng, đỗ) Trên cơ sở hệ số ô nhiễm khí thải của các động cơ theo 1000 lít nhiên liệu, nếu ước tính lượng tiêu thụ nhiên liệu của loại xe theo giờ nổ máy, chúng ta có thể tính được hệ số ô nhiễm khí thải của các loại xe theo thời gian và trình bày ở bảng sau: Bảng 3.18. Hệ số ô nhiễm khí thải của các xe theo thời gian hoạt động Loại xe Định mức tiêu thụ nhiên liệu (lítgiờ) TSP SO2 NOX CO VOC (kggiờ) Ô tô tải xăng 10 tấn 6,0 0,016 0,094 0,094 1,400 0,140 Ô tô tải xăng >10 tấn 7,5 0,020 0,117 0,117 1,750 0,175 Ô tô tải dầu 10 tấn 6,0 0,022 0,104 0,287 0,146 0,062 Ô tô tải dầu > 10 tấn 7,5 0,028 0,131 0,359 0,183 0,078 (Nguồn: Assessment of Sources of Air, Water, and Land pollution, WHO 1993) Trên cơ sở tính toán khối lượng vật tư, nguyên vật liệu và phế thải cần vận chuyển sẽ ước tính được số lượng xe ra vào nhà máy. Dựa trên số xe ra vào nhà máy trong một đơn vị thời gian và thời gian xe hoạt động trên mặt bằng nhà máy để tính toán nồng độ các khí thải trong không khí bằng cách áp dụng mô hình phát thải nguồn mặt và áp dụng công thức: C = Q(uHWt) Với W(m) chiều rộng công trường vuông góc với hướng gió, H(m) chiều cao, u(m) tốc độ gió và t(s) là thời gian vận chuyển. Theo tính toán ở phần trên, khối lượng vật tư, nguyên vật liệu và sản phẩm trong 1 năm = Khối lượng nguyên vật liệu + Khối lượng sản phẩm (bê tông tươi, gạch không nung) = 88.410tấn + 72.000 tấn +20.000 tấn = 180.410tấn. Nếu sử dụng loại xe động cơ dầu tải lượng 10 tấn thì toàn bộ dự án cần huy động khoảng 18.041 lượt xe. Với thời gian ra, vào nhà máy của 1 xe trong ngày khoảng 15 phút (0,25 giờ), dựa vào bảng 3.18 –hệ số ô nhiễm khí thải của các xe ta có thể tính được tổng tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh từ các xe vận chuyển ra, vào nhà máy. Kết quả tính toán tổng tải lượng các chất ô nhiễm từ hoạt động của các phương tiện vận chuyển ra, vào nhà máy trình bày ở bảng sau: Bảng 3.19. Tổng tải lượng các chất ô nhiễm không khí từ các phương tiện vận chuyển ra, vào nhà máy STT Chất ô nhiễm Hệ số ô nhiễm (kggiờ) Tổng tải lượng (kg) 1 TSP 0,022 117,76 2 SO2 0,104 556,69 3 NOx 0,287 1.536,24 4 CO 0,146 781,50 5 VOC 0,062 331,87 Áp dụng công thức: C = Q(uHWt) Với chiều rộng khoảng W=200m, chiều cao chọn H=10m, tốc độ gió u=2,5ms và Q được tính như bảng trên; theo thời gian vận chuyển (giây), nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí phía cuối hướng gió của trạm trộn được trình bày tại bảng sau: Bảng 3.20. Nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí từ hoạt động của xe vận chuyển ra, vào Thời gian vận chuyển (ngày) Nồng độ C (mgm3) TSP SO2 NOx CO VOC 15 0,055 0,258 0,711 0,362 0,154 30 0,027 0,129 0,356 0,181 0,077 QCVN 05:2013BTNMT Trung bình 1 giờ 0,3 0,35 0,2 30 Kết quả tính toán trên cho thấy hầu hết các chất ô nhiễm phát sinh từ phương tiện vận chuyển ra vào Nhà máy nhỏ hơn so với quy chuẩn QCVN 05:2013BTNMT, riêng nồng độ NOx cao hơn quy chuẩn QCVN 05:2013BTNMT. (4) Bụi cát, đá, xi măng trong quá trình nạp nguyên liệu vào bồn trộn. Bụi phát sinh tại giai đoạn cấp liệu bằng máy xúc gầu lật, nguyên vật liệu cát, đá và xỉ than được đổ vào các bonke, xi măng được đưa trực tiếp từ Silo vào bồn trộn: Tại giai đoạn này, các nguyên vật liệu được cấp vào các, bonke, phểu chứa trước khi qua các giai đoạn tiếp theo, bụi dễ dàng phát sinh với khối lượng đáng kể, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe công nhân lao động. Bụi phát sinh từ hoạt động của băng tải: Băng tải vận chuyển nguyên vật liệu lên máy trộn, vận chuyển từ máy trộn vào nhà xưởng sản xuất gạch không nung sẽ phân tán các hạt bụi có kích thước nhỏ vào môi trường không khí, gây ảnh hưởng cho công nhân lao động tại trạm trộn. Bụi tại bãi tập kết nguyên vật liệu: Khi nguyên vật liệu được vận chuyển đến các bãi tập kết nguyên liệu (nằm ở ngoài trời không có mái che) thì hoạt động xúc bóc và lưu trữ nguyên vật liệu sẽ làm phát tán bụi vào môi trường không khí. Bụi phát sinh tại các khu vực này chủ yếu là bột đá, cát với hàm lượng silic cao, có thể sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của công nhân lao động làm việc trực tiếp, đặc biệt vào mùa có gió Tây Nam thì bụi phát sinh từ công đoạn này có thể ảnh hưởng đến hộ gia đình tiếp giáp góc Đông Nam của dự án. Tuy nhiên, do bụi ở đây là bụi lớn nên ít phát tán ra xa, chỉ phát sinh cục bộ tại khu vực này nên chủ dự án sẽ có biện pháp khắc phục. Do dây chuyền trạm trộn bê tông tươi và gạch không nung được điều khiển tự động, bán tự động từ khâu định lượng các nguyên liệu từ các bonke, phễu, silo và bồn chứa, trộn. Đồng thời, hệ thống lọc bụi túi vải đi kèm theo với dây chuyền sản xuất của nhà cung cấp nên các hạt bụi sẽ bị giữ lại và không gây tác động đáng kể đến môi trường không khí xung quanh. Tham khảo kết của Báo cáo giám sát môi trường đợt 1 năm 2017 tại Công ty TNHH Tư vấn và Xây dựng Tiến Phát với công suất 15.000 m3tháng. Kết quả đo đạc như sau: Bảng 3.21: Kết quả chất lượng không khí tại Chi nhánh bê tông thương phẩm và sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn của Công ty TNHH TVXD Tiến Phát TT Vị trí đo ĐVT Kết quả Bụi CO SO2 NO2 1 Tại khu vực nhà kho mgm3 0,07 2 Tại khu vực máy trộn mgm3 0,16 KPH KPH KPH 3 Tại khu vực bãi chứa nguyên vật liệu mgm3 0,19 4,4 0,03 0,02 4 Khu vực văn phòng mgm3

Ngày đăng: 07/04/2018, 09:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w