1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHMT BỔ SUNG MỎ ĐÁ LÈN BẠC

63 421 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 4,13 MB

Nội dung

MỤC LỤC Chương 1. KHÁI QUÁT CHUNG 3 1.1. Tên phương án: 3 1.2. Tổ chức, cá nhân: 3 1.3. Căn cứ và mục tiêu đặt ra đối với phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung. 3 1.3.1. Các văn bản pháp luật 3 1.3.2. Mục tiêu đặt ra đối với phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung 4 1.4. Đặc điểm khai thác khoáng sản, hiện trạng môi trường 6 1.4.1. Vị trí địa lý 9 1.4.2. Công tác khai thác khoáng sản 9 1.4.3. Hiện trạng môi trường 26 1.4.4. Điều kiện kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng khu vực dự án 34 Chương 2. CÁC GIẢI PHÁP CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG 37 2.1. Những thay đổi về nội dung phương án: 37 2.2. Các hạng mục cải tạo, phục hồi môi trường 37 2.2.1 Khối lượng, các hạng mục cải tạo, phục hồi môi trường 37 2.2.2.Nội dung cải tạo, phục hồi môi trường 42 Chương .3DỰ TOÁN CHI PHÍ CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG 46 3.1. Kinh phí cải tạo phục hồi môi trường và trình tự ký quỹ 46 3.1.1 Căn cứ lập dự toán 46 3.1.2. Nội dung dự toán 46 3.1.3. Tính toán khoản tiền ký quỹ và thời điểm ký quỹ 52 3.2. Kế hoạch thực hiện 53 3.2.1. Chương trình quản lý 53 3.2.2. Chương trình giám sát môi trường 55 Chương 4. CAM KẾT THỰC HIỆN VÀ KẾT LUẬN 57 4.1. Cam kết của Công ty 57 4.2. Kết luận 57 MỞ ĐẦU Dự án Khai thác mỏ đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường tại Lèn Bạc, xã Sơn Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình với công suất khai thác 120.000m3năm của Công ty Cổ phần đầu tư phát triển Cosevco khi đi vào hoạt động sẽ mang lại các lợi ích thiết thực về mặt kinh tế xã hội như: Cung cấp vật liệu xây dựng ổn định và đảm bảo chất lượng cho các công trình xây dựng dân dụng, thúc đẩy kinh tế khu vực phát triển, tạo thêm nguồn ngân sách cho địa phương thông qua việc nộp các loại thuế, phí về tài nguyên, môi trường, khai thác hiệu quả tiềm năng sẵn có của địa phương, phát triển cơ sở hạ tầng cho khu vực dự án. Bên cạnh những lợi ích mà Dự án mang lại thì trong suốt quá trình khai thác có sử dụng vật liệu nổ trong công nghiệp sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với môi trường khu vực như: gây ra các sự cố trượt lở đá, thay đổi cấu trúc địa hình và cảnh quan khu vực,... gây ảnh hưởng tiêu cực đến các thành phần môi trường khu vực, đặc biệt là chất lượng môi trường không khí. Vì vậy, để đảm bảo sự hài hòa giữa các lợi ích về kinh tế và đảm bảo được các lợi ích về môi trường thì cần phải thực hiện những biện pháp bảo vệ, cải tạo, phục hồi môi trường hữu hiệu hạn chế đến mức thấp nhất những tác động bất lợi đến các yếu tố môi trường, sức khỏe của cộng đồng dân cư khu vực từ quá trình khai thác đá của Công ty gây ra. Xuất phát từ những yêu cầu trên, Phương án cải tạo, phục hồi môi trường được lập nhằm xây dựng các giải pháp, biện pháp cụ thể trong việc phục hồi môi trường sau khi đóng cửa mỏ nhằm đưa môi trường của khu vực trở về tương tự như khi chưa diễn ra các hoạt động của dự án, không để xảy ra các sự cố, rủi ro về môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe con người cũng như cải tạo tốt bề mặt địa hình. Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG 1.1. Tên phương án: Phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung dự án Khai thác mỏ đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường Lèn Bạc, xã Sơn Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình 1.2. Tổ chức, cá nhân: Chủ Phương án: Công ty Cổ phần đầu tư phát triển Cosevco Địa chỉ: 110 Quang Trung, Tp Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình Người đại diện: Ông Lê Quang Trung Chức vụ: Giám đốc Điện thoại: 03233822086 Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tài nguyên và Môi trường Minh Hoàng + Đại diện: Bà Trần Thị Ngọc Bé Chức vụ: Giám đốc + Địa chỉ: TDP10, phường Bắc Lý, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. + Điện thoại: 0123.622.0123, 0917722332; Danh sách thành viên tham gia thực hiện: TT Họ và tên Chức danh I THÀNH VIÊN CƠ QUAN CHỦ DỰ ÁN 1 Lê Quang Trung Giám đốc II THÀNH VIÊN ĐƠN VỊ TƯ VẤN LẬP BÁO CÁO 1 Trần Thị Ngọc Bé Giám đốc 2 Hoàng Anh Vũ Thành viên 3 Lê Anh Tuấn Thành viên 4 Trương Văn Dũng Thành viên Hình thức đầu tư và quản lý Phương án + Hình thức đầu tư: Dự án “Khai thác mỏ đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường Lèn Bạc, xã Sơn Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình” được Công ty Cổ phần đầu tư phát triển Cosevco đầu tư bằng vốn Công ty và vốn vay Ngân hàng để xây dựng dự án và chịu toàn bộ trách nhiệm về hiệu quả đầu tư cũng như hoàn trả vốn vay Ngân hàng. + Vốn đầu tư cho Phương án cải tạo, phục hồi môi trường được trích từ tổng chi phí đầu tư và lợi nhuận thu được từ quá trình khai thác mỏ đá của Dự án. + Hình thức quản lý Phương án: Công ty Cổ phần đầu tư phát triển Cosevco trực tiếp quản lý. 1.3. Căn cứ và mục tiêu đặt ra đối với phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung. 1.3.1. Các văn bản pháp luật Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam số 552014QH13 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 2362014, có hiệu lực từ ngày 01012015; Luật khoáng sản số 602010QH12 của QH nước CHXHCNVN khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 17112010; Nghị định số 192015QĐTTg ngày 14022012 của Thủ tướng Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường. Nghị định số 1032014NĐCP ngày 11 tháng 11 năm 2014 quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức cá nhân có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động. Thông tư 382015TTBTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường về cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản; Quyết định số 382005QĐBNN, ngày 0672005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc ban hành định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng và bảo vệ rừng; Quyết định số 276QĐUBND, ngày 1022011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình về việc công bố bảng giá ca máy và thiết bị thi công trên địa bàn tỉnh; Quy chế bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Bình được ban hành kèm theo Quyết định số 122012QĐUBND tỉnh Quảng Bình; Quyết định số 2359QĐUB ngày 08102012 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc điều chỉnh một số đơn giá khảo sát xây dựng và một số đơn giá ca máy, thiết bị thi công tỉnh Quảng Bình; Quyết định số 731QĐUBND ngày 23032015 của UBND tỉnh về việc Quy định tiêu chuẩn kỹ thuật và đơn giá cây giống xuất vườn của một số loài cây trồng rừng chủ yếu trên địa bàn tỉnh năm 2015; Công văn số 1776BXDVP ngày 1682007 của Bộ Xây dựng về việc Công bố định mức Dự toán xây dựng công trình Phần xây dựng; Quyết định số 362014QĐUBND ngày 22122014 của UBND tỉnh Quảng Bình; Quyết định số 1738QĐUBND ngày 25 tháng 7 năm 2011 của UBND tỉnh Quảng Bình Phê duyệt trữ lượng đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường Lèn Bạc, xã Sơn Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Quyết định số 2707QĐUBND ngày 02 tháng 10 năm 2015 của UBND tỉnh Quảng Bình Phê duyệt trữ lượng đá vôi trong “Báo cáo kết quả thăm dò mỏ đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường Lèn Bạc, xã Sơn Thủy, huyện Lệ Thủy” của Công ty Cổ phần đầu tư phát triển Cosevco. Quyết định số 345QĐUBND ngày 23022012 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc cấp giấy phép khai thác đá vôi làm VLXDTT cho Công ty Cổ phần đầu tư phát triển Cosevco. Quyết định số 1794QĐUBND ngày 07 tháng 8 năm 2012 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc cho Công ty Cổ phần đầu tư phát triển Cosevco thuê đất để khai thác đá xây dựng và làm bãi chế biến tại xã Sơn Thủy, huyện Lệ Thủy. Quyết định số 3692QĐUBND ngày 18122014 về việc cho phép Công ty Cổ phần đầu tư phát triển Cosevco trả lại một phần diện tích mỏ đá làm VLXDTT tai lèn Am, xã Sơn Thủy, huyện Lệ Thủy. Quyết định số 3468QĐUBND ngày 03122015 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc phê duyệt Chủ trương đầu tư dự án đầu tư: Khai thác đá vôi làm VLXDTT của Công ty Cổ phần ĐTPT COSEVCO. Quyết định số 357QĐUBND ngày 17022016 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc Phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường và phương án cải tạo phục hồi môi trường của dự án: Khai thác đá vôi làm VLXDTT tại Lèn Bạc, xã Sơn Thủy, huyện Lệ Thủy của Công ty Cổ phần đầu tư phát triển Cosevco. Quyết định số 3492QĐUBND ngày 04102017 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Khai thác đá vôi làm VLXDTT của Công ty Cổ phần ĐTPT COSEVCO. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mã số dự án 3234717647 ngày 23012017 của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Bình về việc chứng nhận đầu tư dự án: Xây dựng nhà máy sản xuất gạch không nung xi măng cốt liệu công suất thiết kế 50 triệu viên sản phẩmnăm. Công văn số 777UBNDXDCB ngày 2352016 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc Công bố mức lương cơ sở đầu vào để xác định đơn giá nhân công theo Thông tư số 052016TTBXD ngày 1032016 của Bộ Xây dựng; Thông tư của Bộ Xây dựng số 062010TTBXD ngày 26 tháng 05 năm 2010 Hướng dẫn phương pháp xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng công trình; Thông tư số 042010TT BXD ngày 26 tháng 5 năm 2010 của Bộ Xây dựng về việc Hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; Quyết định số 382005QĐBNN ngày 06 tháng 7 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Ban hành định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng và bảo vệ rừng; Quyết định số 731QĐ UBND ngày 23 tháng 3 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình Vv Quy định tiêu chuẩn kỹ thuật và đơn giá cây giống xuất vườn của một số loài cây trồng rừng chủ yếu trên địa bàn tỉnh năm 2015; Thông tư liên tịch số 112005TTLTBNVBLĐTBXHBTCUBDT ngày 5 tháng 1 năm 2005 của Bộ Nội vụ Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Bộ Tài chính và Uỷ ban dân tộc về việc Hướng dẫn chế độ phụ cấp khu vực; Công văn số 1776BXDVP ngày 16 tháng 8 năm 2007 của Bộ Xây dựng về việc Công bố định mức dự toán xây dựng dự án Phần xây dựng; Quyết định số 2112QĐUBND, ngày 15 tháng 6 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình về việc công bố bảng giá ca máy và thiết bị thi công tỉnh Quảng Bình; Quyết định số 79QĐBXD ngày 15022017 của Bộ Xây dựng về việc Công bố định mức quản lý chi phí dự án và tư vấn đầu tư xây dựng; Công bố số 4463aCBLN XD TC ngày 24 tháng 11 năm 2017 về điều chỉnh giá gốc vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình tháng 11 năm 2017; Quyết định số 732010QĐTTg ngày 16112010 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành Quy chế quản lý đầu tư xây dựng công trình lâm sinh; Thông tư số 692011TTBNNPTNT ngày 21102011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Hướng dẫn thực hiện một số nội dung Quy chế quản lý đầu tư xây dựng công trình lâm sinh ban hành kèm theo Quyết định số 732010QĐTTg ngày 16112010 của Thủ tướng Chính phủ; 1.3.2. Mục tiêu đặt ra đối với phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung Mục tiêu chung nhằm trồng cây tạo cảnh quan phủ xanh khu vực khai thác, khu bãi chế biến và nhà xưởng sản xuất gạch không nung, đồng thời khôi phục lại diện tích rừng của khu vực, giảm thiểu các sự cố thiên tai xảy ra... cụ thể như sau: Đảm bảo việc thay đổi địa hình do hoạt động khai thác là nhỏ nhất; Đảm bảo không gây ô nhiễm nguồn nước ngầm; San gạt đất đá dư thừa tạo lớp đất màu, san lấp hố lắng, tháo dỡ các công trình dân dụng và công nghiệp phục vụ hoạt động dự án để trả lại mặt bằng khu vực dự án. Để các mục tiêu trên được thực hiện tốt, chúng tôi thực hiện các công tác như sau: Tháo dỡ công trình phụ trợ (Nhà điều hành+ nhà ăn, kho mìn, nhà để xe và thiết bị, tháo dỡ các giàn nghiền sàng, tháo dỡ nhà xưởng sản xuất gạch không nung...), san gạt bề mặt tạo lớp đất màu trồng cây, trồng cây phủ xanh diện tích khu vực khai thác và khu phụ trợ. 1.4. Đặc điểm khai thác khoáng sản, hiện trạng môi trường 1.4.1. Vị trí địa lý. Khu vực dự án có diện tích 7,46ha (bao gồm cả khu vực mới và khu vực mỏ củ liền kề), chiều dài trung bình 515m, chiều rộng; nơi rộng nhất 200m, nơi hẹp nhất 100m, thuộc Lèn Bạc, xã Sơn Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình. Phía Đông ở phần thấp giáp với mỏ của công ty đã khai thác, nộp lưu trữ năm 2012, phía Tây Bắc cách 150m là mỏ của Công ty cổ phần sản xuất vật liệu và xây dựng công trình 405. Được giới hạn bởi các điểm góc có toạ độ như sau: Bảng 1.1: Tọa độ các điểm góc Thuộc tờ bản đồ địa chính có thể hiện nền địa hình tỷ lệ 1:10000 xã Sơn Thủy có số hiệu (10908570), hệ toạ độ, độ cao quốc gia VN2000, kinh tuyến trục 106, múi chiếu 3o. Tọa độ địa lý trung tâm: 17°1153 độ vĩ bắc; 106°4136 độ kinh đông. Mỏ cách đường Hồ Chí Minh khoảng 3 km về phía Tây; Cách ga Mỹ Đức khoảng 3,5 km về phía Tây Nam; cách hồ Cẩm Ly khoảng 3 km về phía Đông. Cách thị trấn Kiến Giang khoảng 14 km về phía Tây, khu công nghiệp xi măng Áng Sơn khoảng 5 km và thị trấn Nông trường Lệ Ninh khoảng 3 km về phía Tây Nam. Trong khu vực khai thác không có dân cư sinh sống, cách khu mỏ gần nhất 1,2 km về phía Đông Bắc có khu dân cư thôn Trung Tín, xã Sơn Thủy sinh sống (Tọa độ: N 17°12’23,9; E 106°42’05,75”), các hộ dân này sinh sống bằng nghề trồng rừng, chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp, đã có điện lấy từ lưới điện của khu vực để sử dụng. Khu vực khai thác chiếm một phần nhỏ diện tích núi đá Lèn Bạc, đỉnh cao nhất 158,5 m ở phía Tây Bắc dãy núi. Mỏ đá Lèn Bạc đang được Công ty Cổ phần đầu tư phát triển Cosevco khai thác, trên bề mặt chủ yếu là đất, đá tập trung ở moong khai thác; Phần còn lại là thảm thực vật thưa thớt, chủ yếu là cây dại và dạng dây leo. Cách khu mỏ 150m về phía Đông, Đông Nam là diện tích trồng cây cao su của các hộ dân trong khu vực, cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt. Cách khu mỏ của dự án 150m về phía Tây Bắc là mỏ đá của Công ty Cổ phần sản xuất vật liệu và xây dựng công trình 405 đang khai thác. Cách khu mỏ dự án 1,5 km về phía Tây Bắc là kho mìn của Công ty cổ phần sản xuất vật liệu và xây dựng công trình 405. Cách ranh giới khu mỏ 250m về phía Tây Bắc là trạm nghiền sàng của Công ty cổ phần sản xuất vật liệu và xây dựng công trình 405. Khu vực mỏ có các phía tiếp giáp như sau: Phía Đông Bắc giáp bãi bốc xúc dưới chân núi hiện có. Phía Đông Nam giáp núi đá và đất hoang hóa. Phía Tây Bắc giáp núi đá vôi. Phía Tây Nam giáp núi đá vôi. Tiếp giáp với khu mỏ về phía Đông Bắc là bãi chế biến, nhà xưởng sản xuất gạch không nung và khu phụ trợ của dự án đã được xây dựng hoàn chỉnh, cách khu dân cư gần nhất thôn Trung Tín 800m về phía Tây Nam. Bãi chế biến đã được Công ty hợp đồng thuê đất với Sở TNMT Quảng Bình theo hợp đồng số 62HĐTĐ ký ngày 1982012. Tổng diện tích thuê là 202.618m2. Trong đó: Khu vực khai thác 41.800m2 (khu vực lèn Am: 2.200m2, khu vực lèn Bạc: 29.600m2), khu vực bãi chế biến: 160.818m2 (khu vực lèn Am: 75.830m2, khu vực lèn Bạc: 84.988m2). Tuy nhiên, khu vực lèn Am đã được trả lại cho cơ quan nhà nước quản lý. Khu vực bãi chế biến, nhà xưởng sản xuất gạch không nung và khu phụ trợ với diện tích 84.988m2 có các phía tiếp giáp như sau: Phía Đông Nam giáp đất hoang hóa. Phía Tây Bắc giáp đường giao thông nội mỏ. Phía Đông Bắc giáp tuyến đường ra vào kho mìn. Phía Tây Nam giáp khu mỏ. Trong đó: Có 02 hệ thống giàn nghiền sàng: + Hệ thống giàn nghiền sàng 1 ( Đã xây dựng với công suất 150 tấnh, Tọa độ: N 17°11’58,43; E 106°41’49,24”) đặt cách khu vực mỏ 150m về phía Đông Bắc, cách nhà điều hành 160m về phía Tây Nam, cách kho mìn 150m về phía Tây Bắc, cách nhà xưởng sản xuất gạch không nung 440m về phía Tây Nam, cách hệ thống nghiền sàng 2 (công 75 tấnh) 250m về phía Tây Nam, cách hệ thống nghiền sàng của Công ty 405 350m về phía Đông, cách khu vực mỏ của Công ty 405 380m về phía Đông. Cách diện tích trồng cao su của người dân 170m về phía Tây Bắc. + Hệ thống nghiền sàng 2 (Đã xây dựng với công suất 75 tấnh, Tọa độ: N 17°12’03,36; E 106°41’56,84”) đặt cách khu vực mỏ 460m về phía Đông Bắc, các nhà điều hành và nhà ăn 140m về phía Bắc, cách kho mìn 260m về phía Bắc, cách nhà xưởng sản xuất gạch không nung 190m về phía Tây Nam, cách hệ thống nghiền sàng 1250m về phía Đông Bắc, cách hệ thống nghiền sàng của Công ty 405 560m về phía Đông, cách khu vực mỏ của Công ty 405 610m về phía Đông Bắc. Cách diện tích trồng cao su của người dân 100m về phía Tây. Nhà điều hành + nhà ăn (Đã xây dựng, Tọa độ: N 17°11’59,15; E 106°41’54,90”): Nhà điều hành và nhà ăn cách khu mỏ 340 về phía Đông Bắc, cách kho mìn 110m về phía Bắc, cách nhà xưởng sản xuất gạch không nung 300m về phía Tây Nam, cách khu mỏ của Công ty 405 560m về phía Đông Bắc, cách trạm nghiền sàng của Công ty 405 500m về phía Đông. Nhà để xe và thiết bị (Đã xây dựng, Tọa độ: N 17°11’57,52; E 106°41’53,11”): Nhà để xe và thiết bị đặt cách khu mỏ 235m về phía Đông Bắc, cách nhà điều hành 80m về phía Tây Nam, cách kho mìn 63m về phía Bắc, cách nhà xưởng sản xuất gạch không nung 380m về phía Tây Nam, cách khu mỏ của Công ty 405 500m về phía Đông Bắc, cách trạm nghiền sàng của Công ty 405 460m về phía Đông. Tiếp giáp phía Đông Bác nhà để xe và thiết bị là kho đựng chất thải nguy hại. Nhà xưởng sản xuất gạch không nung cốt liệu (Tọa độ: N 17°12’06,64; E 106°42’01,91”): Xây dựng ở phía Đông Bắc khu bãi chế biến. Cách khu vực mỏ 640m về phía Đông Bắc, cách giàn nghiền sàng 1 440m về phía Đông Bắc, cách giàn nghiền sàng 2 190m về phía Đông Bắc, cách nhà điều hành 300m về phía Đông Bắc, cách kho mìn 410m về phía Đông Bắc. Kho mìn (Đã xây dựng, Tọa độ: N 17°11’55,30; E 106°41’53,51”): Kho mìn có diện tích 100m2, được xây dựng cách khu mỏ 280m về phía Đông Bắc, cách nhà điều hành, nhà ăn 110m về phía Nam, cách nhà để xe và thiết bị 63m về phía Nam, cách tuyến đường vào mỏ 500m về phía Tây Nam, cách khu dân cư gần nhất thôn Trung Tín, xã Sơn Thủy 900m về phía Tây Nam, cách diện tích trồng cao su 50 m là diện tích đất trồng cao su của người dân. Cách phía Bắc kho mìn 5m đã bố trí ụ đất cao 3m ngăn giữa kho mìn và khu vực nhà xưởng, nhà điều hành. Khu vực kho mìn có các phía tiếp giáp như sau: Phía Bắc giáp đường vào kho mìn và đất trống; Phía Nam giáp đất trồng cây của công ty; Phía Tây giáp bãi đất trống và cây xanh; Phía Đông giáp bãi đất trống và cây xanh. 1.4.2. Công tác khai thác khoáng sản 1.4.2.1. Đặc điểm địa hình, địa mạo của khu vực khai thác khoáng sản (a). Đặc điểm địa hình: Khu vực mỏ phân bố ở phía Đông Nam khối đá vôi Lèn Bạc có địa hình sườn núi dốc từ 35 40o. Được hình thành bởi các trầm tích đá vôi thuộc hệ tầng CoBai, địa hình đặc trưng là vách núi đá vôi dốc đứng, đỉnh nhọn, tai mèo, gồm nhiều chỏm đá vôi kế tiếp nhau. Cao độ địa hình khu mỏ thay đổi từ +20m đến +158,5m, cao dần từ Đông Bắc đến Tây Nam. Trên bề mặt địa hình chủ yếu là cây dại, dây leo. Hiện tại khu mỏ đang được khai thác ở sườn phía Đông Bắc, địa hình đã thay đổi, hiện đã có moong khai thác. Do vậy, phương án khai thác sẽ tận dụng lại moong khai thác đã có sẵn và tiến hành khai thác theo hướng Đông Bắc – Tây Nam. Khu vực mỏ có đỉnh núi cao nhất 158,5m ở phía Nam. Khu vực mỏ hiện có độ dốc 50o 55o, dễ xảy ra sự cố sạt lỡ nếu không có phương án xử lý các tảng đá treo, hàm ếch. Ở khu vực mỏ, vào mùa mưa nước mưa chảy tràn thoát theo rãnh thoát nước hiện có ở phía Đông khu mỏ rồi thoát ra khe nước cách khu mỏ 100m về phía Đông. Phía Đông Bắc khu vực xin khai thác dưới chân núi là địa hình thung lũng khá bằng phẳng thuộc loại đất trồng cây lâu năm của nhân dân trong vùng. Các khu vực này đã được Công ty thuê đất làm bãi khai thác và chế biến khoáng sản từ trước đến nay rất thuận tiện. Vào mùa mưa, nước mưa chảy tràn của khu vực bãi chế biến, khu nhà điều hành, nhà xưởng sản xuất gạch không nung thoát theo hướng nghiêng địa hình ra các rãnh thoát nước xung quanh bãi chế biến rồi thoát ra khe Phú Kỳ. (b). Đặc điểm địa tầng: Địa tầng khu vực. Khu vực xin khai thác có mặt các phân vị địa tầng có tuổi địa chất liên quan và tiếp giáp với mỏ đá gồm các phân vị sau: Hệ tầng Long Đại Tập 4 (O3 S1lđ4): Các trầm tích hệ tầng Long Đại phân bố phía Nam diện tích thăm dò, tạo thành dải hẹp kéo dài theo hướng đông – tây. Thành phần gồm: đá phiến sét, cát kết, đá phiến sét clorit. Dày 500m. Hệ Devon thống hạ trung, hệ tầng Tân Lâm (D12tl). Trầm tích hệ tầng Tân Lâm phủ chỉnh hợp lên đất đá của hệ tầng Long Đại và Đại Giang, phân bố ở phía Nam và Đông nam gồm 2 tập: Tập 1 (D12tl1): Thành phần gồm: sét kết, bột kết, sét vôi màu hồng. Dày 150200m. Tập 2 (D12tl2): Thành phần gồm: cuội kết, cát kết, sạn kết, đá phiến sét màu hồng. Chiều dày 300m. Hệ Devon thống trung thượng, hệ tầng Co Bai (D23cb). Các trầm tích Hệ tầng Co Bai phân bố ở trung tâm khu vực dự án. Thành phần gồm: đá vôi, vôi dolomite hóa, sét vôi màu xám đen, xám trắng loang lỗ. Chiều dày từ 500 đến 600m. Hệ Đệ tứ (Q) Trầm tích Pleistocen thượng – Hệ tầng Phú Xuân (amQ12px): Trầm tích sông biển: Phân bố bao quanh khu vực dự án, dọc theo các thung lũng trước núi. Thành phần gồm sét, bột lẫn cát màu xám nâu, xám vàng xỉn loang lỗ. Chiều dày 8 12m. Kết quả đo vẽ bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1: 2.000 trong giai đoạn thăm dò đã phân chia, khoanh vẽ chi tiết theo đặc điểm thành phần thạch học, nguồn gốc thành tạo. Toàn bộ diện tích dự án là đá vôi lộ thiên có chiều dài trung bình 315 m, rộng trung bình 100 200m, nổi cao hơn bề mặt địa hình hiện tại từ 20 đến 158,5m; Kết quả nghiên cứu cho thấy đá vôi tại Lèn Bạc đá có màu xám đen, xám trắng loang lỗ, bị ép và hoa hóa yếu, gắn kết chặt. Đá có kiến trúc hạt nhỏ mịn, gắn kết chặt. Cấu tạo phân lớp dày đến dang khối. Thế nằm cắm về Tây Tây Bắc với góc dốc từ 5560o, thuộc trầm tích Hệ tầng Cobai (D23cb). Do đá vôi tại khu vực dự án chịu ảnh hưởng của các đứt gãy nên các đá ở đây có độ nguyên khối kém. Mặc dù tính chất cơ lý, thành phần hóa học của đá vôi khá đồng đều, khá ổn định cả theo đường phương và hướng cắm. Khoáng sản. Khoáng sản trên diện tích dự án là đá vôi hạt nhỏ mịn màu xám đen, gắn kết chặt, cấu tạo phân lớp dày đến dạng khối. Tại khu vực dự án đã lấy các loại mẫu thạch học, mẫu hóa cơ bản, mẫu cơ lý. Kết quả phân tích như sau: Theo kết quả phân tích 3 mẫu thạch học trong quá trình thăm dò mỏ cho kết quả như sau: Thành phần khoáng vật: Đá có thành phần chủ yếu là calcit vi hạt, hạt mịn kích thước

Ngày đăng: 07/04/2018, 10:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w