Đề án môn học Ngành Luật Pháp luật về hoạt động nhượng quyền thương mạichuyện ngành luật học, đề tài; báo cáoTại Việt Nam hoạt động NQTM còn khá mới mẻ. Tuy nhiên, NQTM đang tỏ ra thích nghi rất tốt với điều kiện kinh tế xã hội tại Việt Nam. Bên cạnh những tín hiệu tích cực chúng ta không thể phủ nhận thực tế là đa số người dân và thậm chí các thương nhân không có được những kiến thức cơ bản về hoạt động này. Đồng thời trên khía cạnh pháp lý, những quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động NQTM còn nhiều bất cập, chưa theo kịp được đòi hỏi của thực tiễn kinh doanh.Bởi vậy quan hệ NQTM luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro cũng như các tranh chấp giữa các chủ thể. Việc hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động này sẽ là một động lực to lớn tạo điều kiện cho NQTM đóng góp nhiều hơn vào sự phát triển kinh tế Việt Nam trong giai đoạn sắp tới. Chính vì thế, việc nghiên cứu “Pháp luật về hoạt động nhượng quyền thương mại và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam” vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có giá trị thực tiễn trong hoạt động thương mại tại Việt Nam.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA LUẬT
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
Đề tài: “Pháp luật về hoạt động nhượng quyền thương mại
và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam’’
Sinh viên thực hiện :
Lớp :
Giảng viên hướng dẫn:
Đắk Lắk, tháng11 năm 2017
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iii
LỜI NÓI ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài 1
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài 1
3.2 Phạm vi nghiên cứu đề tài 2
CHƯƠNG 1. 4
1.1 Khái quát chung về NQTM 4
1.1.1 Theo pháp luật trên thế giới 4
1.1.2 Theo pháp luật Việt Nam 6
1.2 Một số quy định của pháp luật hiện hành về nhượng quyền thương mại ở Việt Nam 7
1.2.1 Quy định về đối tượng của hợp đồng NQTM: 7
1.2.2 Quy định pháp luật về quyền thương mại cơ bản: 7
1.2.3 Hợp đồng NQTM: 8
1.2.4 Đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại 10
1.2.5 Bồi thường thiệt hại cho khách hàng và nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước trong hoạt động NQTM 11
CHƯƠNG 2 THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM 12
2.1 Thực tiễn áp dụng pháp luật trong hoạt động NQTM của một số doanh nghiệp Việt Nam 12
2.1.1 Cà phê Trung Nguyên 12
2.1.2 Phở 24 12
2.2 Các bất cập trong quy định của pháp luật Việt Nam về NQTM 13
2.3 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về NQTM 14
Trang 3KẾT LUẬN 15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
Trang 5LỜI NÓI ĐẦU
1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Nếu nói thương trường là “chiến trường” thì hoạt động NQTM là mộttrong những “chiến lược” tất yếu nhằm giảm thiểu sự mất mát hy sinh và đemlại sự thành công trên mặt trận kinh doanh
NQTM là một hoạt động thương mại có lịch sử lâu đời Những hình thức
sơ khai của NQTM xuất hiện từ thế kỉ XVII - XVIII tại một số nước châu Âu vàtới nay hoạt động này đã phát triển rộng khắp trên phạm vi toàn thế giới NQTM
đã có mặt ở đa số các quốc gia và đây cũng là phương thức kinh doanh được cáctập đoàn lớn trên thế giới, đặc biệt trong lĩnh vực phân phối, dịch vụ sử dụng
Tại Việt Nam hoạt động NQTM còn khá mới mẻ Tuy nhiên, NQTMđang tỏ ra thích nghi rất tốt với điều kiện kinh tế - xã hội tại Việt Nam Bên cạnhnhững tín hiệu tích cực chúng ta không thể phủ nhận thực tế là đa số người dân
và thậm chí các thương nhân không có được những kiến thức cơ bản về hoạtđộng này Đồng thời trên khía cạnh pháp lý, những quy định pháp luật điềuchỉnh hoạt động NQTM còn nhiều bất cập, chưa theo kịp được đòi hỏi của thựctiễn kinh doanh
Bởi vậy quan hệ NQTM luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro cũng như các tranhchấp giữa các chủ thể Việc hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động này sẽ
là một động lực to lớn tạo điều kiện cho NQTM đóng góp nhiều hơn vào sự pháttriển kinh tế Việt Nam trong giai đoạn sắp tới Chính vì thế, việc nghiên cứu
“Pháp luật về hoạt động nhượng quyền thương mại và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam” vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có giá trị thực tiễn trong hoạt động
thương mại tại Việt Nam
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
NQTM là một nội dung khá quan trọng trong pháp luật thương mại củaViệt Nam Các công trình nghiên cứu về NQTM có thể phân loại theo khía cạnhkinh tế và pháp lý
Xét về mặt kinh tế, có các công trình nghiên cứu về NQTM điển hình như
“Franchise bí quyết thành công bằng mô hình nhượng quyền kinh doanh” NXB Trẻ, Hà Nội, năm 2005 và “Mua Franchise cơ hội mới cho các doanhnghiệp Việt Nam” - Nxb trẻ 2006 của tác giả Lý Quý Trung Bên cạnh đó, còn
-có các bài viết trên các báo và tạp chí như “Thâm nhập thị trường thế giới bằng
Trang 6hoạt động nhượng quyền kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam” của PGS.TSNguyễn Đông Phong và ThS Nguyễn Hữu Huy Nhựt đăng trên tạp chí phát triểnkinh tế số 208 tháng 2 năm 2008 Những nghiên cứu trên chủ yếu phân tích xuhướng phát triển của hoạt động NQTM tại Việt Nam, đồng thời giới thiệu cácđặc điểm của mô hình hoạt động mới mẻ này cùng những kinh nghiệm của cácchủ thể khi tham gia NQTM.
Xét về khía cạnh pháp lý, cũng có nhiều tác phẩm sách, báo, tạp chíchuyên ngành, luận án Tiến sĩ, luận văn Thạc sĩ và các khóa luận cử nhânnghiên cứu về NQTM Trong đó có thể kể đến các công trình nghiên cứu tiêubiểu: Luận án Tiến sĩ của Vũ Đặng Hải Yến với đề tài “Những vấn đề lý luận vàthực tiễn về pháp luật điều chỉnh nhượng quyền thương mại trong nền kinh tế thịtrường ở Việt Nam”, “Bản giới thiệu nhượng quyền thương mại theo quy địnhcủa pháp luật Việt Nam” của ThS Nguyễn Bá Bình (tạp chí Nghiên cứu lập pháp
số 2 (163) tháng 1/2010) “Các điều khoản độc quyền trong hợp đồng nhượngquyền thương mại” của Bùi Ngọc Cường (tạp chí nhà nước và pháp luật số 7năm 2007), “Nhượng quyền thương mại dưới góc độ pháp luật cạnh tranh” củaNguyễn Thanh Tú (tạp chí Nghiên cứu lập pháp 03 năm 2007) Các nghiên cứu
đã tập trung phân tích về các khía cạnh pháp lý của quan hệ NQTM như: tư cáchchủ thể của các bên, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng, vấn đề bảo
hộ quyền sở hữu trí tuệ…
3 Mục đích và phạm vi nghiên cứu đề tài
3.1 Mục đích nghiên cứu đề tài
Đề tài nghiên cứu những nội dung pháp lý cơ bản của hoạt động NQTMtrong hệ thống pháp luật Việt Nam Đồng thời, kết hợp với việc tìm hiểu thựctiễn áp dụng các quy phạm pháp luật về NQTM trong thực tế Từ đó, kiến nghịmột số giải pháp nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý về hoạt động NQTM tạiViệt Nam
3.2 Phạm vi nghiên cứu đề tài
NQTM là hoạt động thương mại phức tạp có nội dung liên quan tới nhiềulĩnh vực khác nhau Do đó, các quy phạm điều chỉnh hoạt động NQTM cũngnằm rải rác ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật Bởi vậy, khi nghiên cứu nộidung về hoạt động NQTM và thực tiễn áp dụng, ngoài việc phân tích các vấn đềpháp lý được đề cập trong Luật Thương mại 2005 và các văn bản hướng dẫn thihành, đề tài liên hệ với các quy phạm điều chỉnh NQTM trong một số văn bản
Trang 7pháp luật khác có liên quan như: Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Chuyển giao côngnghệ, Bộ luật Dân sự, Luật Thuế thu nhập cá nhân
4 Kết cấu đề tài
Ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và danh mục các
từ viết tắt, đề tài gồm 2 chương:
- Chương 1 Khái quát chung về NQTM và một số quy định của pháp luậthiện hành về NQTM tại Việt Nam
- Chương 2 Thực tiễn áp dụng và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện phápluật về NQTM tại Việt Nam
Trang 8CHƯƠNG 1.
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI
VÀ MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ NHƯỢNG
QUYỀN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM 1.1 Khái quát chung về NQTM
1.1.1 Theo pháp luật trên thế giới
NQTM là một hoạt động đang ngày càng trở nên phổ biến ở hầu hết cácnước trên thế giới Tuy nhiên, khái niệm NQTM trong pháp luật các nước khácnhau là không hoàn toàn đồng nhất với nhau Theo đó, khái niệm NQTM đượcđưa ra bởi một số tổ chức quốc tế hay pháp luật một số quốc gia đó là:
- Theo Hiệp hội NQTM Quốc tế (The International Franchise
Association, viết tắt là IFA): “NQTM là mối quan hệ theo hợp đồng giữa bên
giao quyền và BNHQ, theo đó bên giao quyền đề xuất hoặc phải duy trì sự quan tâm liên tục tới doanh nghiệp của BNHQ trên các khía cạnh như bí quyết kinh doanh, đào tạo nhân viên BNHQ hoạt động dưới nhãn hiệu hàng hóa, phương thức phương pháp kinh doanh do bên giao quyền sở hữu hoặc kiểm soát vì BNHQ đang hoặc sẽ tiến hành đầu tư đáng kể vốn vào doanh nghiệp bằng nguồn lực của mình” 1.
- Theo Uỷ ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (The US Federal Trade
Commission - FTC): “Hợp đồng NQTM là hợp đồng hay một thỏa thuận giữa ít
nhất 2 người trong đó người mua franchise được cấp quyền bán hay phân phối sản phẩm, dịch vụ theo cùng một kế hoạch hay hệ thống tiếp thị của người chủ thương hiệu Hoạt động kinh doanh của người mua franchise phải triệt để tuân theo kế hoạch hay hệ thống tiếp thị này gắn liền với nhãn hiệu, thương hiệu, biểu tượng, khẩu hiệu, tiêu chí, quảng cáo và những biểu tượng thương mại khác của chủ thương hiệu Người mua franchise phải trả một khoản phí, trực tiếp hay gián tiếp, gọi là phí franchise” 2
Như vậy, NQTM được người Mỹ khởi xướng và định nghĩa như một sựliên kết, một hợp đồng giữa phía chuyển giao (nhà sản xuất hoặc tổ chức dịchvụ) với người nhận chuyển giao (người kinh doanh độc lập) Định nghĩa nàyđược xem là khá đầy đủ phản ánh được những vấn đề cơ bản của hoạt độngNQTM như các đối tượng thường xuất hiện trong quan hệ này, vấn đề phí
1 http://www.saga.vn/view.aspx?id=1579
2 TS Lý Quý Trung (2005), “francise bí quyết thành công bằng mô hình NQTM”, Nxb Trẻ
Trang 9nhượng quyền Và quan trọng hơn nữa là tính liên tục cũng như mối quan hệmật thiết giữa các bên trong hợp đồng NQTM cũng được đề cập thông qua việcquy định hoạt động kinh doanh của BNHQ phải tuân thủ triệt để kế hoạch hay
hệ thống tiếp thị của BNQ
- Theo Cộng đồng chung Châu Âu EC (nay là liên minh Châu Âu EU).Khái niệm NQTM không được định nghĩa trực tiếp mà được tiếp cận gián tiếpthông qua khái niệm “quyền thương mại” Quyền thương mại là một "tập hợpnhững quyền sở hữu công nghiệp và sở hữu trí tuệ liên quan tới nhãn hiệu hànghóa, tên thương mại, biển hiệu cửa hàng, giải pháp hữu ích, kiểu dáng, bảnquyền tác giả, bí quyết, hoặc sáng chế sẽ được khai thác để bán sản phẩm, hoặccung cấp dịch vụ tới người sử dụng cuối cùng"3
- Theo Bộ luật dân sự Nga khái niệm bản chất pháp lý của NQTM được
thể hiện như sau: "Theo hợp đồng NQTM, một bên (bên có quyền) phải cấp cho
bên kia (bên sử dụng) với một khoản thù lao, theo một thời hạn, hay không thời hạn, quyền được sử dụng trong các hoạt động kinh doanh của bên sử dụng một tập hợp các quyền độc quyền của bên có quyền bao gồm, quyền đối với dấu hiệu, chỉ dẫn thương mại, quyền đối với bí mật kinh doanh, và các quyền độc quyền theo hợp đồng đối với các đối tượng khác như nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu” 4
Về khái niệm NQTM trong pháp luật Nga cũng giống như của Cộng đồngchung Châu Âu EC, khái niệm này cho rằng NQTM là một quan hệ hai chiềumột mặt bên nhượng chuyển giao cho bên kia quyền sử dụng một số yếu tốthuộc quyền sở hữu cả họ và nhận một khoản tiền từ phía bên kia Tuy nhiên,khái niệm này vẫn không thể hiện được cụ thể tính liên tục và mối quan hệ mậtthiết giữa các bên trong suốt quá trình kinh doanh theo phương thức NQTM.Đây là một điểm thiếu sót của những khái niệm này khi so sánh với khái niệmcủa Hội đồng thương mại Hoa Kỳ
Như vậy, với các hệ thống pháp luật khác nhau có những khái niệm khônggiống nhau về NQTM, sự khác nhau đó dựa trên cơ sở hướng tiếp cận vấn đề
Có những nước tiếp cận trên cơ sở các chủ thể và quyền nghĩa vụ của họ trongquan hệ NQTM, có những quốc gia lại tiếp cận trên cơ sở khái niệm về quyềnthương mại Tuy nhiên, về cơ bản trong hệ thống pháp luật một số quốc gia và
3 khai-niem-nhuong-quyen-thuong-mai-tren-the-gioi
http://www.sohuutritue.dazpro.com/tieu-diem/kien-thuc-ve-nhuong-quyen-thuong-mai -franchise/mot-so-4 thuong-mai-tren-the-gioi
Trang 10http://www.vietnambranding.com/kien-thuc/tong-quan-thuong-hieu/5401/Mot-so-khai-niem-nhuong-quyen-tổ chức quốc tế có sự thống nhất về bản chất của quan hệ NQTM ở một số điểmnhư sau:
- Quan hệ NQTM luôn có sự tồn tại của BNQ và bên BNHQ trong đóBNQ là chủ sở hữu hoặc là chủ thể kiểm soát các quyền sở hữu trí tuệ vàphương thức kinh doanh
- Các bên cùng kinh doanh trên cơ sở sử dụng chung các yếu tố như nhãnhiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểutượng kinh doanh, quảng cáo của BNQ và cách thức tổ chức kinh doanh doBNQ quy định
- Giữa BNQ và BNHQ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau BNQ có quyềnkiểm tra giám sát đồng thời có nghĩa vụ hỗ trợ hướng dẫn đối với BNHQ
1.1.2 Theo pháp luật Việt Nam
Trước đây, hoạt động NQTM được điều chỉnh bởi pháp luật dân sự vàpháp luật chuyển giao công nghệ với tên gọi “cấp phép đặc quyền kinh doanh”.Luật Thương mại 2005 ra đời đánh dấu một bước tiến quan trọng trong các quyđịnh về NQTM trong pháp luật Việt Nam khi lần đầu tiên đưa ra định nghĩa vềhoạt động NQTM trong một văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao,
theo đó: “NQTM là hoạt động thương mại, theo đó BNQ cho phép và yêu cầu
BNHQ tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
- Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do BNQ quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của BNQ;
- BNQ có quyền kiểm soát và trợ giúp cho BNHQ trong việc điều hành công việc kinh doanh” 5
Khái niệm về NQTM ở Việt Nam có sự kế thừa các quy định về NQTMtrong pháp luật của một số nước Khái niệm này đã cơ bản thể hiện được bảnchất của hoạt động NQTM tuy nhiên chưa làm rõ nghĩa vụ tài chính (nghĩa vụthanh toán phí nhượng quyền) giữa các bên Quan hệ NQTM đầu tiên phải nóitới nó là một quan hệ thương mại trong đó có sự trao đổi ngang bằng giữa cácbên tham gia quan hệ Một mặt pháp luật Việt Nam quy định khá nhiều các
5 Điều 284 Luật thương mại 2005
Trang 11quyền, nghĩa vụ của BNQ đối với BNHQ thì lại quên đi nghĩa vụ cơ bản nhấtcủa BNHQ đối với BNQ trong quan hệ NQTM đó là trả phí nhượng quyền.
Từ các khái niệm trên, ta có thể hiểu NQTM là một mối quan hệ theo hợpđồng giữa BNQ và BNHQ Theo đó, BNQ cấp cho BNHQ quyền tiến hành hoạtđộng kinh doanh hàng hoá, hoặc dịch vụ gắn với nhãn hiệu, và yếu tố sở hữu trítuệ của BNQ trong một thời gian nhất định, tại một lãnh thổ xác định để đổi lấymột khoản phí trực tiếp hoặc gián tiếp từ BNHQ
1.2 Một số quy định của pháp luật hiện hành về nhượng quyền thương mại ở Việt Nam
1.2.1 Quy định về đối tượng của hợp đồng NQTM:
Hoạt động NQTM có ở Việt Nam từ những 1990 nhưng đến năm 2005,hoạt động thương mại này mới chính thức được luật hoá tại Luật Thương mại
2005 Ngày 31/3/2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định 35/2006/NĐ-CP quyđịnh chi tiết hoạt động nhượng quyền thương mại bao gồm một, một số hoặctoàn bộ các quyền sau đây:
- Quyền được BNQ cho phép và yêu cầu BNHQ tự mình tiến hành côngviệc kinh doanh cung cấp hàng hoá hoặc dịch vụ theo một hệ thống do BNQ quyđịnh và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu kinhdoanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của BNQ;
- Quyền được BNQ cấp cho BNHQ sơ cấp quyền thương mại chung;
- Quyền được BNQ thứ cấp cấp lại cho BNHQ thứ cấp theo hợp đồngNQTM chung;
- Quyền được BNQ cấp cho BNHQ quyền thương mại theo hợp đồng pháttriển quyền thương mại.6
Theo đó, quyền thương mại có nội dung khác nhau trong từng hợp đồngnhượng quyền Sự khác nhau này tuỳ thuộc vào sự thoả thuận của các bên Dựavào sự thoả thuận này sẽ cho phép BNHQ được sử dụng quyền thương mại đếnđâu
1.2.2 Quy định pháp luật về quyền thương mại cơ bản:
Quyền thương mại đầu tiên được đề cập là quyền được tiến hành hoạtđộng kinh doanh sản phẩm hoặc dịch vụ theo một hệ thống do BNQ quyết định
và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh
6 Khoản 6 Điều 3 Nghị định 35/2006/NĐ-CP ngày 31/3/2006.
Trang 12doanh, tên thương mại của BNQ Đây là quyền cơ bản cần có trong mọi hợpđồng NQTM.
Như vậy, ta có thể thấy xu hướng thống nhất của các nhà làm luật về bảnchất của hoạt động NQTM NQTM không còn được xem là một bộ phận củachuyển giao công nghệ nữa mà là một hoạt động thương mại độc lập và đượcđiều chỉnh bởi hệ thống quy phạm pháp luật riêng Ở đây, đã có sự thay đổi nhậnthức cơ bản về hoạt động NQTM chứ không đơn thuần chỉ là việc thay đổi têngọi từ cấp phép đặc quyền kinh doanh sang NQTM
Sự thay đổi của pháp luật Việt Nam trong giai đoạn này là thực sự cầnthiết bởi vì cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường thì hoạt động NQTMngày càng trở nên phổ biến, đóng góp một phần quan trọng vào sự phát triểnkinh tế và xã hội Đồng thời những quy định cũ của pháp luật Việt Nam về hoạtđộng cấp phép đặc quyền kinh doanh trong khuôn khổ của hoạt động chuyểngiao công nghệ đã bộc lộ những hạn chế và không còn phù hợp để điều chỉnhcác quan hệ NQTM
1.2.3 Hợp đồng NQTM:
Hợp đồng NQTM là văn bản được ký kết bởi các bên trong quan hệnhượng quyền, quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên khi tiến hành nhượngquyền Trong hợp đồng NQTM, điều khoản cực kỳ quan trọng là điều khoản vềđối tượng của hợp đồng, trong đó quy định mục đích hướng tới của các bên khitham gia ký kết hợp đồng nhượng quyền
Luật Thương mại 2005 lần đầu tiên quy định về NQTM đã tạo cơ sở pháp
lý để các chủ thể tiến hành kinh doanh theo phương thức này Điều 285 Luậtthương mại 2005 quy định hợp đồng NQTM phải được lập bằng văn bản hoặchình thức khác có giá trị pháp lý tương đương Các hình thức tương đương vớivăn bản hiện nay là telex, fax, điện báo, thông điệp dữ liệu…
Thực tế tại Việt Nam, NQTM là một hoạt động còn khá mới mẻ và phápluật điều chỉnh về hoạt động này cũng ra đời chưa lâu Do đó, đây vẫn được xem
là một lĩnh vực chứa đựng nhiều rủi ro có thể dẫn tới tranh chấp giữa các chủ thểcủa hợp đồng
Hợp đồng NQTM là sự thể hiện rõ nhất ý chí, quyền và nghĩa vụ cụ thểcủa các bên trong quan hệ hợp đồng vì thế nó có giá trị pháp lý cao trong việcgiải quyết các tranh chấp một cách nhanh chóng và đúng đắn Do đó pháp luật