Trong mọi xã hội, mọi giai đoạn lịch sử, vấn đề nhân đạo luôn được xem là vấn đề con người vì nhân đạo là một phạm trù của đạo đức, là giá trị chung của xã hội loài người. Nhà nước ta là Nhà nước xã hội chủ nghĩa, vì vậy mà thuộc tính nhân đạo được xem là thuộc tính thể hiện bản chất của Nhà nước; thể hiện mức độ văn minh, tiến bộ của một xã hội. Nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa là một trong những quan điểm cơ bản trước tiên được xem xét, thể hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước ta từ trước đến nay, đặc biệt nhất là trong chính sách hình sự thể hiện rất rõ nguyên tắc này.Có thể thấy rằng, nguyên tắc nhân đạo được thể hiện xuyên suốt trong các quy định của Bộ luật Hình sự 2015 như các quy định về đường lối xử lý hình sự, về trách nhiệm hình sự, về hình phạt và các trường hợp miễn, giảm trách nhiệm hình sự cũng như các vấn đề khác liên quan đến trách nhiệm hình sự và hình phạt. Chính vì vậy, việc nghiên cứu nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa trong Luật hình sự năm 2015 cũng sẽ giúp ích cho nhiều sinh viên Luật trong quá trình tìm hiểu Luật hình sự Việt Nam.Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài: “Nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa trong Bộ luật Hình sự năm 2015” để làm đề án môn học.
Trang 1MỤC LỤC
- -Trang MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu đề tài 1
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài 2
4 Phương pháp nghiên cứu đề tài 2
5 Bố cục đề tài 2
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 3
PHẦN NỘI DUNG 4
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NGUYÊN TẮC NHÂN ĐẠO XHCN TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 4
1.1 Nhận thức chung về nguyên tắc cơ bản trong Luật hình sự Việt Nam 4
1.2 Khái niệm và ý nghĩa của nguyên tắc nhân đạo XHCN 4
1.2.1 Khái niệm nhân đạo 5
1.2.2 Khái niệm nguyên tắc nhân đạo XHCN trong Luật hình sự Việt Nam .5 1.2.3 Ý nghĩa của nguyên tắc nhân đạo XHCN 6
Chương 2 NHỮNG THỂ HIỆN CỤ THỂ CỦA NGUYÊN TẮC NHÂN ĐẠO XHCN TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 7
2.1 Những thể hiện cụ thể của nguyên tắc nhân đạo XHCN trong Bộ luật Hình sự năm 2015 2.1.1 Thể hiện của nguyên tắc nhân đạo XHCN trong chính sách tội phạm và đường lối xử lý hình sự 7
2.1.2 Thể hiện của nguyên tắc nhân đạo XHCN trong chế định tội phạm 10
2.1.3 Thể hiện của nguyên tắc nhân đạo XHCN trong chế định hình phạt 14
2.1.4 Thể hiện của nguyên tắc nhân đạo XHCN trong các quy định về hệ thống miễn giảm trách nhiệm hình sự 16
2.2 Những kết quả đạt được 19
2.3 Định hướng cần tiếp tục mở rộng và phát triển nhằm hoàn thiện nguyên tắc nhân đạo XHCN trong Luật hình sự Việt Nam ……….20
KẾT LUẬN 21
Trang 2DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 23
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong mọi xã hội, mọi giai đoạn lịch sử, vấn đề nhân đạo luôn được xem là vấn đềcon người vì nhân đạo là một phạm trù của đạo đức, là giá trị chung của xã hội loài người.Nhà nước ta là Nhà nước xã hội chủ nghĩa, vì vậy mà thuộc tính nhân đạo được xem làthuộc tính thể hiện bản chất của Nhà nước; thể hiện mức độ văn minh, tiến bộ của một xãhội Nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa là một trong những quan điểm cơ bản trước tiênđược xem xét, thể hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhànước ta từ trước đến nay, đặc biệt nhất là trong chính sách hình sự thể hiện rất rõ nguyên tắcnày
Có thể thấy rằng, nguyên tắc nhân đạo được thể hiện xuyên suốt trong các quy địnhcủa Bộ luật Hình sự 2015 như các quy định về đường lối xử lý hình sự, về trách nhiệm hình
sự, về hình phạt và các trường hợp miễn, giảm trách nhiệm hình sự cũng như các vấn đềkhác liên quan đến trách nhiệm hình sự và hình phạt Chính vì vậy, việc nghiên cứu nguyêntắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa trong Luật hình sự năm 2015 cũng sẽ giúp ích cho nhiều sinhviên Luật trong quá trình tìm hiểu Luật hình sự Việt Nam
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài: “Nguyên tắc nhân đạo xã hội
chủ nghĩa trong Bộ luật Hình sự năm 2015” để làm đề án môn học.
2 Mục đích nghiên cứu đề tài
- Tìm hiểu cơ sở lý luận về nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa trong Luật hình sựViệt Nam và ý nghĩa của nguyên tắc này
- Phân tích những thể hiện cụ thể của nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa trong Bộluật Hình sự năm 2015
- Kiến nghị một số định hướng cần tiếp tục mở rộng và phát triển nhằm hoàn thiệnnguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa trong Luật Hình sự Việt Nam
Trang 43 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về nguyên tắc nhân đạo xã hội chủnghĩa trong Luật hình sự Việt Nam và những thể cụ thể của nguyên tắc này trong Bộ luậtHình sự năm 2015
Trong phạm vi nghiên cứu, đề tài chủ yếu nghiên cứu nguyên tắc này trong Bộ luậtHình sự Việt Nam năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành
4 Phương pháp nghiên cứu đề tài
Để nghiên cứu, đề tài đã vận dụng phương pháp luận về chủ nghĩa duy vật biệnchứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vềNhà nước và pháp luật Đồng thời, đề tài còn sử dụng phối kết hợp các phương pháp nghiêncứu sau: phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phươngpháp chứng minh và phương pháp giải thích
Trang 5Danh mục chữ viết tắt
TNHS : Trách nhiệm hình sự
Trang 6PHẦN NỘI DUNGChương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN
VỀ NGUYÊN TẮC NHÂN ĐẠO XHCN TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1 Nhận thức chung về nguyên tắc cơ bản trong Luật hình sự Việt Nam
Cũng tương tự như các ngành luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam, LuậtHình sự cũng đã định ra các nguyên tắc cơ bản nhằm mục đích chủ động phòng ngừa vàkiên quyết đấu tranh chống tội phạm và thông qua hình phạt để răn đe, giáo dục, cảm hoá,cải tạo người phạm tội trở thành người lương thiện; qua đó, bồi dưỡng cho mọi công dântinh thần, ý thức làm chủ xã hội, ý thức tuân thủ pháp luật, chủ động tham gia phòng ngừa
và chống tội phạm
Trong khoa học pháp lý hình sự nước ta, các nguyên tắc của Luật hình sự được phânthành hai nhóm: Các nguyên tắc cơ bản và các nguyên tắc đặc thù của Luật hình sự Cácnguyên tắc cơ bản vừa có tính độc lập vừa có mối liên hệ chặt chẽ với các nguyên tắc đặcthù, là cơ sở xuất phát điểm, là những tư tưởng chủ đạo xuyên suốt trong việc xây dựng, ápdụng pháp luật hình sự Các nguyên tắc cơ bản của Luật hình sự phản ánh các điều kiệnkhách quan và chủ quan của đời sống xã hội, cùng với các nguyên tắc đặc thù của Luật hình
sự tạo thành hệ thống các tư tưởng chủ đạo làm kim chỉ nam cho hoạt động ban hành cũngnhư áp dụng pháp luật hình sự
Trong Luật hình sự Việt Nam, các nguyên tắc cơ bản bao gồm:
Trang 71.2 Khái niệm và ý nghĩa của nguyên tắc nhân đạo XHCN
1.2.1 Khái niệm nhân đạo
Theo từ điển Tiếng Việt 1994 - Trung tâm từ điển học thì “nhân” là “lòng thươngngười”; “đạo” là “đường lối, nguyên tắc mà con người có bổn phận phải giữ gìn và tuân theo trong đời sống xã hội”; “nhân đạo” là “đạo đức thể hiện sự thương yêu, quý trọng vàbảo vệ con người”
Theo từ điển Hán Việt thì “nhân” là “người”, “đạo” là “đường”; “nhân đạo” là “conđường làm người hay đạo lý làm người”
Như vậy, với hai cách diễn giải trên đều đi đến sự thống nhất chung: Nhân đạo là mộtphạm trù cơ bản của đạo đức, là hệ thống các chuẩn mực xã hội điều chỉnh hành vi của conngười trong quan hệ với người khác và với cộng đồng Những chuẩn mực này là các tiêuchuẩn đánh giá hành vi của con người dưới các góc độ: thiện, ác, xấu, cao thượng, thấp hèn,công bằng hoặc không công bằng… Sự hình thành và phát triển của tư tưởng nhân đạo trởthành Chủ nghĩa nhân đạo là một quá trình đấu tranh dai dẳng giữa cái thiện và cái ác, giữalợi ích cá nhân và xã hội… Dưới góc độ pháp lý - chính trị, đó là quá trình đấu tranh vìquyền con người, vì sự nghiệp giải phóng con người khỏi áp bức, bóc lột, bất công trong xãhội, là đối tượng của các cuộc đấu tranh giai cấp khốc liệt trong lịch sử nhân loại
1.2.2 Khái niệm nguyên tắc nhân đạo XHCN trong Luật hình sự Việt Nam
Với tư cách là một ngành Luật nằm trong hệ thống pháp luật của Nhà nước Việt NamXHCN, Luật hình sự không thể không hàm chứa các nội dung của nguyên tắc nhân đạotrong pháp luật Tuy nhiên, trong Luật hình sự nguyên tắc nhân đạo có những biểu hiện đặcthù được quyết định bởi chức năng, nhiệm vụ của Luật hình sự, bởi đặc trưng về đối tượngđiều chỉnh, phương pháp điều chỉnh của Luật hình sự
Cần khẳng định rằng, nhân đạo trước hết là nhân đạo với người phạm tội - đối tượngphải chịu TNHS Điều này đồng nghĩa với việc mục đích của việc truy cứu TNHS khôngphải là để trả thù người phạm tội mà là tạo điều kiện có thể được để người phạm tội cải tạotốt, trở lại làm ăn lương thiện Hình phạt cũng như các biện pháp tác động khác của Luậthình sự chỉ được áp dụng đến mức độ cần cho sự cải tạo và giáo dục chứ không nhằm mụcđích khác Nguyên tắc nhân đạo XHCN được thể hiện khi quyết định hình phạt và các biệnpháp tác động khác của cơ quan có thẩm quyền, trong quá trình cải tạo giáo dục người phạmtội và khi họ đã chấp hành xong hình phạt Hình phạt cũng như các biện pháp tác động pháp
lý hình sự khác không nhằm gây đau đớn về thể xác, không nhằm hạ thấp phẩm giá của conngười và chỉ được áp dụng đến mức độ cần thiết tối thiểu cho sự cải tạo và giáo dục
Trang 8Có thể thấy, tinh thần của nguyên tắc nhân đạo XHCN trong BLHS 2015 thể hiệnqua các phương diện sau:
- Bên cạnh hệ thống hình phạt, BLHS 2015 quy định hệ thống các biện pháp miễn,giảm TNHS nhằm cụ thể hóa chính sách nhân đạo của Nhà nước trong xử lý tội phạm làtrừng trị kết hợp khoan hồng; cưỡng chế đi liền với giáo dục, thuyết phục
- Mục đích của hình phạt là nhằm để cải tạo, giáo dục người phạm tội và phòng ngừatội phạm chứ không nhằm mục đích là để đày đọa hay trả thù người phạm tội Định hướngcho mọi hoạt động của quá trình xử lý người phạm tội là phải nhắm đến mục đích cuối cùng
là giáo dục cải tạo người phạm tội để hoàn trả cho xã hội người lương thiện
- Hệ thống hình phạt nước ta có tính nhân đạo sâu sắc Điều này thể hiện ở chỗ, trong
hệ thống hình phạt nước ta quy định nhiều hình phạt không tước tự do (chiếm đa số: 4/7 loạihình phạt) Mặt khác, hệ thống hình phạt không quy định loại hình phạt nào mà nội dungcủa nó khi được áp dụng có thể gây đau đớn về thể xác hoặc hạ thấp phẩm giá của conngười
- Trong quyết định hình phạt, Tòa án cân nhắc đến một số tình tiết giảm nhẹ TNHS
vì lý do nhân đạo: Người phạm tội là người già yếu, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi connhỏ dưới 36 tháng tuổi, trẻ em, người có nhược điểm về thể chất hoặc tinh thần
1.2.3 Ý nghĩa của nguyên tắc nhân đạo XHCN
- Trong hoạt động xây dựng pháp luật hình sự: nếu thiếu sự hiểu biết, nhận thức về
các nguyên tắc của Luật hình sự thì khó mà quy định được một BLHS ưu việt, đáp ứngđược yêu cầu của thực tiễn đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm Vì vậy, các nguyên tắccủa Luật hình sự là một trong những nội dung quan trọng nhất thể hiện bản chất của chínhsách hình sự làm cơ sở cho việc ban hành, sửa đổi và hoàn thiện pháp luật hình sự
Nguyên tắc nhân đạo, với tính chất là sự khoan dung, độ lượng, tôn trọng các giá trịcủa con người, coi con người là vốn quý nhất của xã hội cho nên các nguyên tắc này có vaitrò định hướng cho việc xây dựng một BLHS mang tính nhân văn cao cả, phản ánh các giátrị nhân bản của con người, cùng với các tư tưởng tiến bộ về pháp chế, dân chủ, công bằngxây dựng Luật hình sự vừa đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm vừaphản ánh bản chất nhân văn, nhân đạo và tính ưu việt của Nhà nước Việt Nam XHCN
- Trong thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự: tư tưởng nhân đạo giúp cho các cơ quan
tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng định hướng trong hoạt động của mình Những
Trang 9người tiến hành tố tụng cần phải ý thức được rằng quá trình xử lý tội phạm tương tự nhưmột “quá trình sản xuất”, mà đầu vào của nó là người phạm tội - người nguy hiểm cần phảicải tạo, giáo dục, còn đầu ra phải là người lương thiện - người đã được cải tạo, giáo dục.Kiên định quan điểm đó giúp cho người áp dụng pháp luật có những hành xử đúng mựctrong quá trình xử lý tội phạm Vì vậy, trong thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự đòi hỏinhững người áp dụng phải nhận thức một cách đầy đủ những nội dung, những yêu cầu củanguyên tắc nhân đạo, bởi có như vậy mới truyền tải được tinh thần của nguyên tắc nhân đạo,mới thực hiện hóa được giá trị nhân đạo vào thực tiễn đấu tranh phòng ngừa và chống tộiphạm.
Ngày nay, khi xã hội càng phát triển, nhân loại ngày một hưởng thụ nhiều hơn giá trịcủa những tư tưởng văn minh, tiến bộ thì thực tế cho thấy rằng con người xích lại gần vớicác giá trị nhân bản Đối xử nhân văn, nhân đạo, tôn trọng phẩm giá của con người đã trởthành phương châm trong mọi hành xử trong cuộc sống Trong đấu tranh phòng ngừa vàchống tội phạm, có lẽ đã đến lúc chúng ta cần nghiêm túc đánh giá về vai trò, ý nghĩa của tưtưởng nhân đạo trong việc cảm hóa tội phạm
Chương 2 NHỮNG THỂ HIỆN CỤ THỂ CỦA NGUYÊN TẮC
NHÂN ĐẠO XHCN TRONG BLHS NĂM 2015 VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP
Nguyên tắc nhân đạo trong chính sách tội phạm và đường lối xử lý hình sự được thể
hiện ở những nội dung sau đây:
Thứ nhất, đề cao vai trò của yếu tố phòng ngừa tội phạm.
Có thể thấy rằng, phương châm chiến lược hàng đầu mà BLHS 2015 hướng đến để
đấu tranh với tội phạm không còn là xử lý tội phạm mà là phòng ngừa tội phạm Ngay tại
Điều 1 BLHS 2015 đã quy định nhiệm vụ của BLHS không còn là “đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm” như đã quy định tại điều luật tương ứng của BLHS 1999 mà là
“phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm” Quan điểm có tính nguyên tắc về ưu tiên phòng
Trang 10ngừa tội phạm tiếp tục được ghi nhận tại Điều 4 BLHS 2015, theo đó: Các cơ quan Công an,Kiểm sát, Tòa án, Tư pháp, Thanh tra và cơ quan hữu quan khác có trách nhiệm thi hànhđầy đủ chức năng, nhiệm vụ của mình, đồng thời hướng dẫn, giúp đỡ các cơ quan khác củaNhà nước, tổ chức, công dân phòng ngừa và chống tội phạm, giám sát và giáo dục ngườiphạm tội tại cộng đồng Các cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ giáo dục những người thuộcthẩm quyền quản lý của mình nâng cao cảnh giác, ý thức bảo vệ pháp luật và tuân theo phápluật, tôn trọng các quy tắc của cuộc sống XHCN; kịp thời có biện pháp loại trừ nguyên nhân
và điều kiện gây ra tội phạm trong cơ quan, tổ chức của mình Mọi công dân có nghĩa vụtích cực tham gia đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm
Từ quy định tại Điều 1 và Điều 4 có thể thấy rằng tính nhân đạo của BLHS thể hiện ởchỗ, một mặt, khẳng định việc đấu tranh với tội phạm là nhiệm vụ lâu dài của toàn xã hội,của Nhà nước và của mọi công dân, mặt khác khẳng định tầm quan trọng của tất cả các giảipháp bảo đảm cho cuộc đấu tranh đó như kinh tế, xã hội, tư tưởng, tổ chức, kỹ thuật, phápluật… được huy động để đấu tranh với tội phạm, mặt khác, chúng khẳng định sự cần thiếtphải kết hợp hài hòa trong một tổng thể các giải pháp phòng chống tội phạm, song ưu tiêncho các giải pháp phòng ngừa tội phạm bởi có như vậy mới có thể hạn chế ngăn ngừa, giảmbớt tội phạm, mới có thể làm cho tình hình tội phạm ổn định dần dần loại trừ nó ra khỏi đờisống xã hội
Thứ hai, đặc biệt quan tâm đến đấu tranh chống tội phạm
Ở khía cạnh này, tư tưởng nhân đạo được thể hiện ở những điều sau:
- Trong đấu tranh chống tội phạm, quan điểm xử lý được thể hiện trước hết trong quy
định về cơ sở của TNHS được ghi nhận tại Điều 2 BLHS 2015: “Chỉ người nào phạm một tội được quy định trong BLHS mới phải chịu trách nhiệm hình sự” Quy định này không chỉ
thể hiện tư tưởng cốt lõi của nguyên tắc pháp chế trong Luật hình sự mà thể hiện giá trịnhân đạo, bình đẳng, công bằng trong chính sách xử lý tội phạm, bởi đối với người phạm tộithì lý do phải chịu trách nhiệm trước hết là do việc thực hiện hành vi bị Luật hình sự cấm
- Bên cạnh quy định cơ sở của TNHS, BLHS cũng có quy định rõ ràng về chính sách
hình sự trong xử lý tội phạm tại Điều 3 BLHS 2015 Cụ thể, Nhà nước ta nhất quán về
nguyên tắc xử lý tội phạm đó là: Nghiêm trị kết hợp với khoan hồng, cưỡng chế đi liền vớigiáo dục thuyết phục, trường hợp nào cần phải trừng trị, chúng ta có các biện pháp nghiêmkhắc để áp dụng, trường hợp nào cần phải khoan hồng chúng ta có các biện pháp khoanhồng Quan điểm xử lý như vậy phản ánh nguyên tắc nhân đạo ở chỗ vừa bảo vệ được lợi
Trang 11ích chung của cộng đồng xã hội vừa tiết kiệm được nội dung cưỡng chế ở mức độ cao nhấtkhi áp dụng các biện pháp TNHS đối với người phạm tội.
- Để cụ thể hóa chính sách nhân đạo trong xử lý tội phạm, điểm đ, e, f, g Điều 3
BLHS 2015 quy định: “Đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng, đã hối cải thì có thể áp dụng hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù, giao họ cho cơ quan, tổ chức hoặc gia đình giám sát, giáo dục”; “Đối với người bị áp dụng hình phạt tù thì buộc họ phải chấp hành hình phạt tại các cơ sở giam giữ, phải lao động, học tập để trở thành người có ích cho xã hội; nếu họ có nhiều tiến bộ thì xét để giảm chấp hành hình phạ tha tù trước thời hạn”;
“Người đã chấp hành xong hình phạt được tạo điều kiện làm ăn sinh sống lương thiện, hòa nhập với cộng đồng, khi có đủ điều kiện theo luật định thì được xóa án tích”.
Thứ ba, quy định hiệu lực về thời gian có lợi cho người phạm tội
Khoản 1 Điều 7 BLHS quy định: “Điều luật được áp dụng đối với một hành vi phạm tội là điều luật đang có hiệu lực tại thời điểm mà hành vi phạm tội đó được thực hiện” Luật
hình sự khẳng định không áp dụng nguyên tắc hồi tố trong xử lý tội phạm, ngay cả các quyđịnh khác không có tính chất buộc tội cũng được áp dụng theo nguyên tắc này nếu việc ápdụng đem lại bất lợi cho người bị áp dụng Tuy nhiên, xuất phát từ lý do nhân đạo, Luậthình sự cho phép có thể áp dụng các quy định của BLHS đối với trường hợp những hành viđược thực hiện trước khi các quy định đó có hiệu lực thi hành Cụ thể, khoản 3 Điều 7 ghi
nhận: “Điều luật xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng, quy định một hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới hoặc mở rộng phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự,loại trừ trách nhiệm hình sự miễn hình phạt, giảm hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện, xóa án tích và các quy định khác có lợi cho người phạm tội thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội được thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành”.
Thứ tư, quy định chính sách khoan hồng đối với các đối tượng đặc biệt
- Các đối tượng đặc biệt đó là: người chưa thành niên phạm tội, phụ nữ có thai, ngườigià Đối với người chưa thành niên phạm tội, xuất phát từ đặc điểm chưa phát triển đầy đủ
về thể chất cũng như tâm sinh lý, nên người chưa thành niên phạm tội là đối tượng còn hạnchế khả năng nhận thức cũng như kinh nghiệm sống - đây là đối tượng đang trong quá trìnhhình thành nhân cách, chính kiến chưa định hình ổn định nên rất dễ bị lôi kéo, dụ dỗ đểphạm tội nhưng cũng rất dễ tác động để cảm hóa, cải tạo, giáo dục Vì vậy, chính sách xử lýđối với người chưa thành niên phạm tội chủ yếu là giáo dục họ ý thức tôn trọng pháp luật vàcác quy tắc của cuộc sống XHCN, giúp họ nhanh chóng sửa chữa lỗi lầm, phát triển lành
Trang 12mạnh, trở thành người có ích cho xã hội (nguyên tắc xử lý này được quy định cụ thể tạiĐiều 91 BLHS 2015).
- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu TNHS với phạm tội rất nghiêmtrọng quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật này, trừ tội phạm quy định tại các Điều 123,
134, 141, 142, 144, 150, 151, 168, 171, 248, 249, 250, 251 và Điều 252 của Bộ luật này
- Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người chưa thành niên phạm tội Theo
nhiệm hình sự Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của người này và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh
Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ đặc điểm về nhân thân của họ, tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm.
Khi xét xử, tòa án chỉ áp dụng hình phạt nếu xét thấy việc miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện pháp giáo dục, cải tạo tại trường giáo dưỡng không bảo đảm hiệu quả giáo dục, phòng ngừa.
Tòa án không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình với người dưới 18 tuổi Ở mức án có thời hạn, người dưới 18 tuổi phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức
án áp dụng đối với người đủ 18 tuổi trở lên phạm tội tương ứng và không áp dụng hình phạt bổ sung.
Án đã tuyên với người chưa đủ 16 tuổi phạm tội thì không tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm.
- Đối với người già, phụ nữ có thai được quy định là một tình tiết giảm nhẹ tại Điều
51 BLHS Riêng phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng là trường hợp khôngđược áp dụng hình phạt tử hình khi phạm tội hoặc khi xét xử; trước khi thi hành án tử hìnhnếu phát hiện người phạm tội có thai thì bản án tử hình chuyển thành tù chung thân Ngượclại, nếu phạm tội đối với người già, phụ nữ có thai là trường hợp tăng nặng TNHS được quyđịnh tại Điều 52 BLHS 2015
2.1.2 Thể hiện của nguyên tắc nhân đạo XHCN trong chế định tội phạm
Trong pháp luật hình sự nước ta, nguyên tắc nhân đạo được thể hiện tương đối rõ néttrong các chế định về tội phạm, cụ thể, tư tưởng nhân đạo được thể hiện qua các quy định vềkhái niệm tội phạm; phân loại tội phạm; quy định về chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt;quy định khái niệm đồng phạm và các loại người đồng phạm cũng như quy định về các tìnhtiết loại trừ tính chất phạm tội của hành vi