1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề án môn học Ngành Luật Nguyên tắc bảo đảm quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự Việt Nam

28 667 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 63,89 KB

Nội dung

Bộ luật Tố tụng Dân sự được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, thông qua ngày 25 tháng 11 năm 2015 quy định những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự tại Chương 2 gồm 23 nguyên tắc. Các nguyên tắc này có mối quan hệ mật thiết với nhau, làm nền tảng cho việc xây dựng, thực hiện các quy định của pháp luật tố tụng dân sự.Nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự được xem là một quyền tố tụng đặc biệt quan trọng, chi phối quá trình tố tụng dân sự và tạo nên đặc trưng cơ bản của tố tụng dân sự so với các loại hình tố tụng khác như tố tụng hình sự, tố tụng hành chính. Các mâu thuẫn, tranh chấp trong đời sống dân sự không phải là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, không phải là tội phạm được pháp luật hình sự điều chỉnh, vì vậy pháp luật quy định và bảo đảm cho đương sự có quyền định đoạt trong việc giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp đó. Quyền tự định đoạt của đương sự chính là quyền tự do ý chí của đương sự, trong đó đương sự hoàn toàn có quyền chủ động trong việc giải quyết mâu thuẫn, các tranh chấp và các việc khác liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Bảo đảm quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự là bảo đảm cho đương sự tự quyết định việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trước Tòa án theo quy định của pháp luật. Chính vì vậy, em đã chọn đề tài: “Nguyên tắc bảo đảm quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự Việt Nam” làm đề án môn học

Trang 1

MỤC LỤC

- -MỞ ĐẦU 3

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài 3

2 Mục đích và phạm vi nghiên cứu 3

3 Đối tượng nghiên cứu đề tài 4

4 Phương pháp nghiên cứu đề tài 4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 5

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN TỰ ĐỊNH ĐOẠT CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ 6

1.1 Khái niệm, bản chất và ý nghĩa của quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự 6

1.1.1 Khái niệm 6

1.1.2 Bản chất quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự 6

1.1.3 Ý nghĩa quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự 7

1.1.3.1 Ý nghĩa về mặt xã hội 7

1.1.3.2 Ý nghĩa về mặt pháp lý 7

1.1.3.3 Ý nghĩa về mặt kinh tế 8

1.2 Cơ sở của quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự 8

1.2.1 Cơ sở lý luận của quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự 8

1.2.2 Cơ sở thực tiễn của nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự 9

CHƯƠNG 2 NỘI DUNG NGUYÊN TẮC QUYỀN TỰ ĐỊNH ĐOẠT CỦA ĐƯƠNG SỰ THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ NĂM 2015 11

2.1 Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc đưa ra yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự 11

2.1.1 Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự 11

2.1.1.1 Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc khởi kiện vụ án dân sự 11

2.1.1.2 Về quyền tự định đoạt trong việc yêu cầu giải quyết việc dân sự 12

2.1.2 Quyền tự định đoạt trong việc đưa ra yêu cầu phản tố của bị đơn 13

2.1.3 Quyền tự định đoạt trong việc đưa ra yêu cầu của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan 14

Trang 2

2.2 Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu và

thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự 15

2.2.1 Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc thay đổi, bổ sung và rút yêu cầu 15

2.2.2 Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc thoả thuận giải quyết vụ việc dân sự 16 2.3 Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc lựa chọn người đại diện, người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình và kháng cáo bản án, quyết định của toà án .17 2.3.1 Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc lựa chọn người đại diện, người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình 17

2.3.2 Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc kháng cáo bản án, quyết định của toà án 18

2.4 Một số quyền khác thể hiện quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự 18

2.4.1 Quyền yêu cầu Tòa án quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời 18

2.4.2 Quyền tham gia phiên toà, tham gia phiên họp của đương sự 19

2.4.3 Quyền khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng trái pháp luật 19

2.5 Trách nhiệm của Tòa án trong việc bảo đảm nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự 20

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM BẢO ĐẢM THỰC HIỆN QUYỀN TỰ ĐỊNH ĐOẠT CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM 21

3.1 Thực trạng thực hiện quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự Việt Nam 21

3.2 Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật nhằm bảo đảm thực hiện quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự Việt Nam 22

3.2.1 Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng dân sự về quyền tự định đoạt của đương sự 22

3.2.2 Nâng cao ý thức pháp luật trong nhân dân 25

3.2.3 Nâng cao chất lượng giải quyết vụ việc 25

KẾT LUẬN 27

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 28

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Trong bất cứ ngành luật nào, không thể thiếu các nguyên tắc - những nguyên lý, tưtưởng chỉ đạo, định hướng cho việc xây dựng và thực hiện các quy định của ngành luật

đó Trong xây dựng pháp luật tố tụng dân sự cũng vậy, phải có các nguyên tắc để từ đóxây dựng các quy phạm pháp luật cụ thể phù hợp, tránh được sự mâu thuẫn, chồng chéogiữa các quy phạm hoặc thiếu sự thống nhất, nhất quán giữa các văn bản pháp luật

Bộ luật Tố tụng Dân sự được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa ViệtNam khóa XIII, thông qua ngày 25 tháng 11 năm 2015 quy định những nguyên tắc cơbản trong tố tụng dân sự tại Chương 2 gồm 23 nguyên tắc Các nguyên tắc này có mốiquan hệ mật thiết với nhau, làm nền tảng cho việc xây dựng, thực hiện các quy định củapháp luật tố tụng dân sự Nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự được xem là mộtquyền tố tụng đặc biệt quan trọng, chi phối quá trình tố tụng dân sự và tạo nên đặc trưng

cơ bản của tố tụng dân sự so với các loại hình tố tụng khác như tố tụng hình sự, tố tụnghành chính Các mâu thuẫn, tranh chấp trong đời sống dân sự không phải là những hành

vi nguy hiểm cho xã hội, không phải là tội phạm được pháp luật hình sự điều chỉnh, vìvậy pháp luật quy định và bảo đảm cho đương sự có quyền định đoạt trong việc giảiquyết các mâu thuẫn, tranh chấp đó

Quyền tự định đoạt của đương sự chính là quyền tự do ý chí của đương sự, trong

đó đương sự hoàn toàn có quyền chủ động trong việc giải quyết mâu thuẫn, các tranhchấp và các việc khác liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ Bảo đảm quyền tựđịnh đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự là bảo đảm cho đương sự tự quyết định việcbảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trước Tòa án theo quy định của pháp luật Chính

vì vậy, em đã chọn đề tài: “Nguyên tắc bảo đảm quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự Việt Nam” làm đề án môn học.

Trang 4

Quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự là một vấn đề lớn, có nhiềunội dung khác nhau Trong khuôn khổ của một đề án môn học, việc nghiên cứu đề tài chỉgiới hạn ở phạm vi quyền tự định đoạt của đương sự trong quá trình giải quyết các vụviệc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại và lao động tại Tòa án cấp sơthẩm và Tòa án cấp phúc thẩm theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 vớicác nội dung cụ thể như quyền tự định đoạt của đương sự trong việc khởi kiện, đưa ra yêucầu, thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu; thỏa thuận giải quyết vụ án dân sự, khiếu nại, khángcáo bản án, quyết định của Tòa án.

3 Đối tượng nghiên cứu đề tài

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn lý luận về quyền tự định đoạt củađương sự trong tố tụng dân sự, các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 vềquyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự và thực tiễn thực hiện các quy địnhnày tại Tòa án Ngoài ra, việc nghiên cứu cũng được tiến hành đối với các quy định củapháp luật Việt Nam có liên quan để so sánh, tham khảo

4 Phương pháp nghiên cứu đề tài

Để nghiên cứu, đề tài đã vận dụng phương pháp luận về chủ nghĩa duy vật biệnchứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối của Đảng, Nhànước ta và tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước và pháp luật Đồng thời, đề tàicòn sử dụng phối kết hợp các phương pháp nghiên cứu như phương pháp phân tích, tổnghợp, so sánh, diễn giải, suy diễn logic…

Trang 5

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLTTDS Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015

CHƯƠNG 1

Trang 6

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN TỰ ĐỊNH ĐOẠT CỦA

ĐƯƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ

1.1 Khái niệm, bản chất và ý nghĩa của quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự

1.1.1 Khái niệm

Nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự là một trongnhững nguyên tắc cơ bản, chi phối quá trình tố tụng dân sự Hiện nay nguyên tắc nàyđược quy định tại Điều 41 Hiến pháp năm 2013 và Điều 5 Bộ luật Tố tụng dân sự năm2015

Luật tố tụng dân sự quy định các đương sự có quyền tự định đoạt để bảo vệ quyền

và lợi ích hợp pháp của họ trước Tòa án Điều 5 BLTTDS quy định “Đương sự có quyềnquyết định việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự Tòa

án chỉ thụ lí giải quyết vụ việc dân sự khi có yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trongphạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, cácđương sự có quyền chấm dứt, thay đổi các yêu cầu của mình hoặc thỏa thuận với nhau vềviệc giải quyết vụ việc dân sự một cách tự nguyện, không trái pháp luật và đạo đức xãhội.”

Theo đó, nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự có thểhiểu là đương sự được quyền tự do thể hiện ý chí của mình trong việc lựa chọn thực hiệncác hành vi tố tụng nhằm bảo vệ quyền, lợi ích của mình, quyết định quyền và lợi ích củamình trong quá trinh giải quyết vụ việc dân sự và trách nhiệm của Tòa án trong việc bảođảm cho đương sự thực hiện được quyền tự định đoạt của họ trong tố tụng dân sự

1.1.2 Bản chất quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự

Bản chất quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự thể hiện ở nhữngmặt sau:

- Quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự là các quyền được quyđịnh trong các quy phạm pháp luật hình thức, có nguồn gốc từ các quyền về dân sự (theonghĩa rộng) do pháp luật nội dung quy định

Trang 7

- Quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự thể hiện tính chất cácquan hệ diễn ra trong đời sống dân sự của xã hội nói chung Trong khi đó, bản chất củacác hành vi đó được xác lập trên cơ sở tự do, ý chí, tự nguyện, cam kết, thỏa thuận vàbình đẳng.

- Quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự là một trong nhữngnguyên tắc cơ bản và xuyên suốt trong các giai đoạn của hoạt động tố tụng dân sự

1.1.3 Ý nghĩa quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự

Không chỉ với ý nghĩa là một nguyên tắc cơ bản của pháp luật tố tụng dân sự,quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự còn có ý nghĩa đặc biệt cả về xãhội, pháp lý và kinh tế

1.1.3.1 Ý nghĩa về mặt xã hội

Quyền tự định đoạt trong tố tụng dân sự là sự phản ánh của quyền tự định đoạt củacác chủ thể trong các quan hệ pháp luật dân sự (theo nghĩa rộng) Khi tham gia vào cácquan hệ dân sự, các chủ thể có toàn quyền quyết định tham gia hay không tham gia vàocác quan hệ, quyết định quyền và nghĩa vụ của các bên cũng như phương thức để thựchiện các quyền và nghĩa vụ đó trên cơ sở thể hiện sự tự do ý chí, cam kết thỏa thuận giữacác chủ thể và khi có tranh chấp hoặc vi phạm xảy ra thì họ cũng hoàn toàn có quyềnquyết định việc bảo vệ quyền lợi của mình thông qua việc thương lượng, thỏa thuận vớinhau để giải quyết tranh chấp hoặc quyết định việc có khởi kiện hay không khởi kiện ratrước Tòa án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình Khi yêu cầu Tòa án giảiquyết vụ việc dân sự, các đương sự vẫn có quyền tự mình quyết định về nội dung tranhchấp và được Tòa án tôn trọng thông qua hành vi rút yêu cầu khởi kiện hoặc tự thươnglượng, thỏa thuận để giải quyết tranh chấp Vì vậy, đối với những trường hợp đương sựrút đơn khởi kiện, thỏa thuận với nhau việc giải quyết tranh chấp sẽ không làm mất đinhững quan hệ tình cảm tốt đẹp giữa các đương sự

1.1.3.2 Ý nghĩa về mặt pháp lý

Quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự là quyền được phản ánh vàquy định bởi các quyền nội dung trong các quan hệ dân sự (theo nghĩa rộng) Khi có viphạm hoặc phát sinh tranh chấp thì các chủ thể có quyền tự do lựa chọn nhiều phươngthức khác nhau để giải quyết tranh chấp như tự thương lượng, hòa giải hoặc thông quacác cơ quan tài phán như Tòa án, trọng tài Khi vụ việc đến Tòa án giải quyết đương sự

Trang 8

vẫn có quyền thương lượng, thỏa thuận giải quyết Với việc quy định quyền tự quyết địnhcủa đương sự trong việc lựa chọn phương thức bảo vệ quyền lợi của mình, quyền có thểhòa giải khi đã đưa vụ việc kiện ra Tòa án giải quyết về phương diện pháp lý đã tạo điềukiện cho đương sự có thể tìm cho mình một phương thức để giải quyết tranh chấp mộtcách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

sự thực hiện quyền tự định đoạt của mình đã góp phần làm giảm bớt áp lực giải quyết cáctranh chấp của Toà án, giúp cho việc giải quyết tranh chấp được nhanh chóng, tiết kiệmđược chi phí và thời gian của Tòa án cũng như của đương sự

1.2 Cơ sở của quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự

1.2.1 Cơ sở lý luận của quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự

Quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự luôn gắn liền với quyền tựđịnh đoạt của các chủ thể trong quan hệ pháp luật nội dung Do đó cơ sở để pháp luật tốtụng dân sự quy định đương sự trong tố tụng dân sự được thực hiện quyền tự định đoạtcủa mình chính là các quyền lợi đã được pháp luật dân sự ghi nhận và bảo hộ

Trong các quan hệ dân sự (theo nghĩa rộng) thì chính các chủ thể là người cóquyền, lợi ích cho nên họ được tùy ý lựa chọn cách ứng xử của mình, có thể tự mình làmhoặc giao cho người khác thực hiện, có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ thanh toán mọichi phí, bồi thường thiệt hại Khi có tranh chấp thì các đương sự trong tố tụng dân sự cóthể tự mình quyết định việc tham gia tố tụng để bảo vệ quyền lợi của mình, tự thươnglượng với chủ thể có tranh chấp hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện, nếu không cónăng lực hành vi tố tụng thì việc định đoạt sẽ được thực hiện thông qua người đại diệnhợp pháp được pháp luật quy định

Trang 9

Như vậy, quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự xuất phát và gắnliền với quyền tự định đoạt của các chủ thể trong quan hệ pháp luật nội dung

1.2.2 Cơ sở thực tiễn của nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong

tố tụng dân sự

Ngày nay, trong đời sống xã hội hiện đại các quan hệ dân sự diễn ra ngày càngnhiều và cùng với sự phát triển của nó thì những mâu thuẫn cũng phát sinh đòi hỏi cầnđược giải quyết ngày một nhiều Một trong những phương thức giải quyết tranh chấp khicác bên đương sự không tự thỏa thuận được với nhau là thông qua việc khởi kiện yêu cầuTòa án giải quyết tranh chấp Đây cũng chính là yêu cầu bắt nguồn từ đời sống thực tiễnđòi hỏi pháp luật phải có những quy định cụ thể về thủ tục, trình tự giải quyết tranh chấptại Tòa án để các đương sự thực hiện trong đó có các yêu cầu về bảo đảm quyền tự địnhđoạt của đương sự

Việc ghi nhận và bảo đảm thực hiện quyền tự định đoạt của đương sự trong tốtụng dân sự có ý nghĩa thực tiễn vô cùng quan trọng trong việc bảo đảm cho các đương

sự thực hiện các quyền do pháp luật nội dung quy định

Xuất phát từ bản chất của các quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanhthương mại và lao động nên đương sự có quyền tự quyết định việc bảo vệ quyền, lợi íchhợp pháp của mình bằng việc khởi kiện hoặc yêu cầu Toà án giải quyết vụ việc dân sự.Việc khởi kiện hoặc yêu cầu nêu trên hoàn toàn dựa trên sự tự do ý chí của đương sự.Nếu người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện hoặc các đương sự đã tự thỏa thuậnđược việc giải quyết tranh chấp thì quy trình tố tụng dân sự phải chấm dứt và Tòa án sẽkhông giải quyết những vấn đề mà đương sự trước đây đã yêu cầu nữa Nếu vẫn tiếnhành xét xử khi họ rút đơn khởi kiện hoặc thỏa thuận được với nhau việc giải quyết tranhchấp thì có nghĩa là Tòa án đã ra bản án trái với nguyện vọng của đương sự, không phảnánh đúng ý chí tự nguyện của đương sự

Khi nhận được yêu cầu của đương sự thì Tòa án phải tiến hành xem xét và giảiquyết vụ việc để đảm bảo quyền lợi cho người có quyền và lợi ích bị xâm phạm Tuynhiên, trên thực tế vấn đề này còn rất nhiều bất cập Một mặt, người dân còn hạn chế hiểubiết về pháp luật nên không biết là mình có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết khi nhậnthấy quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm Hoặc có trường hợp có yêu cầu nhưngđương sự lại hiểu sai quy định của pháp luật nên yêu cầu đó là trái pháp luật và đạo đức

Trang 10

xã hội Và còn nhiều trường hợp, đương sự đưa ra yêu cầu không đầy đủ Vì vậy, cầnphải quy định đương sự hoàn toàn có quyền chấm dứt, thay đổi hoặc bổ sung yêu cầu.Mặt khác, bên cạnh đó, từ phía Tòa án cũng còn tồn tại nhiều sai sót Có trường hợp,nhận được yêu cầu của đương sự mà Tòa án vẫn không tiến hành giải quyết hoặc giảiquyết không đúng, vượt quá phạm vi yêu cầu của đương sự Do đó, việc quy định quyền

tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự trong đó ghi nhận trách nhiệm của Tòa ántrong việc bảo đảm quyền tự định đoạt của đương sự là một yêu cầu cấp thiết

Tóm lại, việc pháp luật tố tụng dân sự ghi nhận quyền tự định đoạt của đương sự

là xuất phát từ thực tiễn giải quyết các vụ việc dân sự của Tòa án, góp phần bảo đảmđược tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, tăng cường pháp chế xã hội chủnghĩa

Trang 11

CHƯƠNG 2 NỘI DUNG NGUYÊN TẮC QUYỀN TỰ ĐỊNH ĐOẠT CỦA ĐƯƠNG SỰ THEO

QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ NĂM 2015

2.1 Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc đưa ra yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự

Theo quy định tại Điều 5 Bộ luật Tố tụng dân sự, đương sự có quyền tự định đoạttrong việc đưa ra yêu cầu khởi kiện, yêu cầu giải quyết việc dân sự Điều 72 Bộ luật Tốtụng dân sự quy định bị đơn có quyền định đoạt trong việc đưa ra yêu cầu phản tố Vàtheo Điều 61 Bộ luật Tố tụng dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền tựđịnh đoạt trong việc đưa ra yêu cầu đối với nguyên đơn, bị đơn

2.1.1 Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự

2.1.1.1 Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc khởi kiện vụ án dân sự

Trong các quyền con người được Hiến pháp và pháp luật ghi nhận thì quyền dân

sự có ý nghĩa thiết thực, cơ bản và quan trọng Bộ luật Dân sự quy định quyền dân sự chophép các chủ thể được chủ động thực hiện các biện pháp, cách thức để bảo vệ các quyềndân sự của mình khi bị xâm phạm Trong đó, biện pháp dân sự, thương mại, lao động,hành chính được thực hiện thông qua phương thức khởi kiện tại toà án là các biện pháphữu hiệu và có tính khả thi cao

Quyền khởi kiện vụ án dân sự là quyền tố tụng quan trọng của các chủ thể cóquyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm Theo quy định tại Điều 4 và Điều 5 của Bộ luật tốtụng dân sự, quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự thể hiện cả ở quyền khởikiện vụ án dân sự và quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự Tại Điều 186

BLTTDS quy định: “Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình hoặc thông qua người

đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án dân sự (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại toà

án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình” Và cũng theo

Điều 187 BLTTDS quy định cụ thể về quyền khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền vàlợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước Như vậy,quyền khởi kiện là quyền của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong việc yêu cầu Tòa án bảo vệ

Trang 12

quyền và lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc bảo vệ lợi ích công cộng, lợiích của Nhà nước Do đó, hai chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu là: những chủthể có quyền, lợi ích hợp pháp trực tiếp bị xâm phạm và những chủ thể tuy không cóquyền, lợi ích hợp pháp trực tiếp bị xâm phạm nhưng họ khởi kiện, yêu cầu để bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhànước được pháp luật quy định Tuy nhiên, trên thực tế, thực hiện quyền khởi kiện vụ ándân sự, thương mại, lao động, hành chính thường là những chủ thể có quyền, lợi ích hợppháp trực tiếp bị xâm phạm

2.1.1.2 Về quyền tự định đoạt trong việc yêu cầu giải quyết việc dân sự

Trong các việc dân sự, không có tranh chấp trực tiếp giữa các bên Thông thườngtrong các việc dân sự, một bên công nhận hay bác bỏ một quyền lợi hay thực hiện mộttrách nhiệm dân sự nào đó nên không xuất hiện khái niệm bị đơn và nguyên đơn dân sự

mà được thay thế bằng thuật ngữ người yêu cầu và người bị yêu cầu

Người yêu cầu trong việc dân sự là người tham gia tố tụng đưa ra yêu cầu về giảiquyết việc dân sự Việc tham gia tố tụng của người yêu cầu việc dân sự cũng chủ độngnhư nguyên đơn trong vụ án dân sự Người yêu cầu trong vụ việc dân sự có lợi ích pháp

lý độc lập nên được đưa ra yêu cầu cho Tòa án giải quyết như nguyên đơn trong vụ ándân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình Tuy nhiên yêu cầu của họ chỉ giớihạn trong phạm vi yêu cầu Tòa án công nhận hay không công nhận một sự kiện pháp lýlàm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các quyền, nghĩa vụ của họ hoặc công nhận quyền,nghĩa vụ của họ

Từ các phân tích trên cho thấy quyền khởi kiện vụ án dân sự và quyền yêu cầu giảiquyết việc dân sự là quyền tố tụng quan trọng của các chủ thể Việc thực hiện quyền khởikiện, quyền yêu cầu của các chủ thể này là cơ sở pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật

tố tụng dân sự Không có hành vi khởi kiện, hành vi khởi kiện thì cũng không có quátrình tố tụng dân sự Quy định này xuất phát từ trách nhiệm của Nhà nước và xã hội đốivới việc bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp trong xã hội, thể hiện sự quan tâm của

xã hội đối với cá nhân con người Tuy nhiên, để việc thực hiện trách nhiệm của xã hộikhông làm xâm phạm đến những vấn đề riêng tư mang tính chất cá nhân, chỉ một sốnhững vụ án nhất định thì pháp luật mới quy định những người không phải là cá nhân, cơquan, tổ chức bị xâm phạm hoặc người đại diện hợp pháp của các chủ thể này mới có

Trang 13

quyền khởi kiện Đây là phương thức đặc trưng trong việc thực hiện quyền tự định đoạttrong tố tụng dân sự được thể hiện bằng việc đương sự có thể hành động ngay tức khắc

để tự bảo vệ các quyền dân sự của mình tránh nguy cơ xâm phạm xảy ra như khởi kiệnđòi lại tài sản hoặc khởi kiện yêu cầu chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật…

2.1.2 Quyền tự định đoạt trong việc đưa ra yêu cầu phản tố của bị đơn

Trong tố tụng dân sự, phản tố được hiểu là việc bị đơn khởi kiện ngược lại nguyênđơn về một quan hệ pháp luật khác với quan hệ pháp luật nguyên đơn đã kiện bị đơn,nhưng có liên quan đến quan hệ pháp luật mà nguyên đơn đã khởi kiện Hay nói cáchkhác, nếu như người khởi kiện có quyền quyết định và tự định đoạt quyền khởi kiện, thìngười bị kiện có quyền quyết định và tự định đoạt phản tố đối với nội dung bị khởi kiện.Tuy nhiên, quyền quyết định và tự định đoạt phản tố của người bị kiện đối với nội dung

bị khởi kiện chỉ được thực hiện trong khuôn khổ của pháp luật Nếu yêu cầu của bị đơn làmột việc hoàn toàn mới, không liên quan đến yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn thì bịđơn phải khởi kiện thành vụ án riêng

Quyền phản tố của bị đơn khác quyền phản đối của bị đơn Nếu quyền phản đối làquyền của bị đơn nhằm chứng minh việc mình không xâm hại đến quyền lợi của nguyênđơn như yêu cầu kiện của nguyên đơn thì quyền phản tố là quyền bị đơn đưa ra yêu cầungược lại đối với nguyên đơn về một quan hệ pháp luật độc lập, có liên quan đến yêu cầucủa nguyên đơn Như vậy, xét về bản chất, quyền phản tố là quyền yêu cầu để bù trừnghĩa vụ có liên quan tới yêu cầu của nguyên đơn nên yêu cầu phản tố được giải quyếttrong cùng một vụ án Về quyền yêu cầu phản tố, nếu như nguyên đơn có quyền quyếtđịnh việc khởi kiện và nội dung khởi kiện thì bị đơn cũng có quyền đưa ra yêu cầu phản

tố đối với nguyên đơn

Quyền quyết định và tự định đoạt phản tố của người bị kiện chỉ được thực hiệnkhi có những mối ràng buộc nhất định với yêu cầu khởi kiện của người khởi kiện Mặtkhác, quyền quyết định và tự định đoạt phản tố chỉ được thực hiện tại những thời điểm,những giai đoạn tố tụng nhất định Việc quy định cụ thể các trường hợp được phản tố bảođảm cho người bị kiện thực hiện quyền quyết định và tự định đoạt đưa ra các yêu cầu độclập, phản tố để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình

Với việc quy định cụ thể các trường hợp được xác định là yêu cầu phản tố theoquy định của Bộ luật tố tụng dân sự đã đảm bảo cho bị đơn thực hiện quyền tự định đoạt

Trang 14

của mình trong việc đưa ra các yêu cầu để bảo vệ quyền lợi của mình, bác bỏ các yêu cầucủa nguyên đơn.

2.1.3 Quyền tự định đoạt trong việc đưa ra yêu cầu của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan

Trong tố tụng dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự làngười tham gia tố tụng vào vụ án dân sự đã phát sinh giữa nguyên đơn và bị đơn để bảo

vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình nên cũng có quyền đưa ra yêu cầu của mình hoặcbác bỏ yêu cầu của người khác Việc tham gia tố tụng của họ trong vụ án dân sự là do họ

có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án dân sự

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan gồm người có quyền lợi nghĩa vụ liênquan tham gia tố tụng độc lập và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụngđứng về phía nguyên đơn hoặc bị đơn Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ ántham gia tố tụng do chính họ chủ động hoặc theo yêu cầu của đương sự hoặc theo yêu cầucủa Tòa án Về nguyên tắc, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án có thể bảo

vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình bằng việc khởi kiện một vụ án độc lập, nhưng khi

họ tham gia tố tụng vào vụ kiện giữa người khởi kiện, người bị kiện thì họ có thể bảo vệmình một cách nhanh nhất, kịp thời nhất, hiệu quả nhất là đưa ra yêu cầu độc lập Theoquy định tại Điều 201 BLTTDS, trong trường hợp người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quankhông tham gia tố tụng với bên nguyên đơn hoặc với bên bị đơn thì họ có quyền yêu cầuđộc lập khi có các điều kiện sau: Việc giải quyết vụ án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa

vụ liên của họ; yêu cầu độc lập của họ có liên quan đến vụ án đang được giải quyết vàyêu cầu độc lập của họ được giải quyết trong cùng một vụ án làm cho việc giải quyết vụ

án được chính xác và nhanh hơn Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án thamgia tố tụng có ba dạng: độc lập hoặc đứng về người khởi kiện, hoặc đứng về người bịkiện

Như vậy, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng độc lập là người

có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng độc lập với nguyên đơn, bị đơn hay nóicách khác người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập là người tham giavào vụ kiện đã phát sinh giữa những người khác để bảo vệ quyền, lợi ích độc lập củamình đối với đối tượng tranh chấp mà Tòa án đang xem xét và giải quyết

Ngày đăng: 31/03/2018, 13:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Quốc hội (2013), “Hiến pháp Việt Nam năm 2013”; NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiến pháp Việt Nam năm 2013
Tác giả: Quốc hội
Nhà XB: NXB. Chính trị quốc gia
Năm: 2013
3. Quốc hội (2015), “Bộ luật Dân sự năm 2015”; NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ luật Dân sự năm 2015
Tác giả: Quốc hội
Nhà XB: NXB. Chính trị quốc gia
Năm: 2015
4. Quốc hội (2004), “Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2004”, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2004
Tác giả: Quốc hội
Nhà XB: NXB. Chính trị quốcgia
Năm: 2004
5. Quốc hội, “Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004”, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự năm2004
Nhà XB: NXB. Chính trị quốc gia
6. Quốc hội (2015), “Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015”, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015
Tác giả: Quốc hội
Nhà XB: NXB. Chính trị quốc gia
Năm: 2015
7. Trường Đại học Luật Hà Nội (2016), “Giáo trình Luật Tố tụng Dân sự”, NXB.Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật Tố tụng Dân sự
Tác giả: Trường Đại học Luật Hà Nội
Nhà XB: NXB.Công an nhân dân
Năm: 2016
8. Tác giả Lê Minh Hải - ThS. Trưởng văn phòng Luật sư Royal, “Nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 4/2009 (trang 32-40) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyên tắcquyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự
9. ThS. Nguyễn Thanh Hải (2016), “Quyền tự định đoạt của đương sự trong giải quyết vụ án dân sự ở Việt Nam hiện nay”, Luận văn thạc sĩ Luật học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyền tự định đoạt của đương sự trong giảiquyết vụ án dân sự ở Việt Nam hiện nay
Tác giả: ThS. Nguyễn Thanh Hải
Năm: 2016
10. ThS. Nguyễn Phương Hạnh (2011), “Quyền tự định đoạt của đương sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam năm 2004”, Luận văn thạc sĩ Luật học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyền tự định đoạt của đương sự theoquy định của Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam năm 2004
Tác giả: ThS. Nguyễn Phương Hạnh
Năm: 2011
1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), “Nghị quyết số 49/NQ - TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w