LỜI MỞ ĐẦU Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, con người luôn là yếu tố quan trọng cho sự phát triển và sự thịnh vượng. Con người đã cống hiến những sản phẩm vật chất và tinh thần của mình để góp phần cho sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Như vậy, để duy trì và khai thác có hiệu quả nguồn lực này, doanh nghiệp cần phải quan tâm , đối đãi và tạo động lực cho NLĐ một cách tối ưu nhất. Đối với NLĐ, khi cống hiến sức lao động của mình cho một tổ chức, doanh nghiệp nào đó thì thứ họ mong muốn nhận được sẽ đáp ứng được nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống mưu sinh của họ. Có thể nói, bên cạnh tiền lương, chế độ đãi ngộ, môi trường làm việc… thì thi đua khen thưởng luôn là hoạt động thúc đẩy tinh thần làm việc của NLĐ. Để tạo nên một môi trường làm việc có sự cạnh tranh thi đua giữa các cá nhân, tập thể với nhau thì việc xây dựng quy chế thi đua khen thưởng là điều rất cần thiết. Quy chế thi đua khen thưởng là bộ khái niệm, quy tắc, quy trình thực hiện và các biểu mẫu của tổ chức nhằm quản lý các chương trình thi đua khen thưởng của người lao động để các hoạt động tổ chức thi đua khen thưởng được hiệu quả cao, công bằng trong tổ chức
Trang 1MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG
TRONG TỔ CHỨC 1
1.1Cơ sở lý luận về thi đua – khen thưởng 1
1.1.1 Cơ sở lý luận về thi đua 1
1.1.2 Cơ sở lý luận về khen thưởng 1
1.2 Vai trò của thi đua – khen thưởng 2
1.3 Mối quan hệ giữa công tác thi đua và công tác khen thưởng 2
1.4 Nội dung của công tác thi đua, khen thưởng 3
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác thi đua - khen thưởng 3
1.6 Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác thi đua – khen thưởng – kỷ luật lao động 4
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THI ĐUA KHEN THƯỞNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ XÂY DỰNG VIỆT NAM VINACONEX 5
2.1 Giới thiệu chung về Công ty 5
2.1.1 Những thông tin chung 5
2.1.2 Quá trình hình thành, phát triển và đặc điểm sản xuất kinh doanh 5
2.2 Thực trạng công tác thi đua, khen thưởng tại Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam – Vinaconex 7
2.2.1 Công tác quản lý, chỉ đạo điều hành trong thi đua khen thưởng 7
2.2.2 Phát động, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá trong công tác thi đua khen thưởng 7
2.2.3 Bình xét các danh hiệu thi đua và đề nghị khen thưởng 8
2.2.4 Sơ kết, tổng kết công tác thi đua – khen thưởng 10
2.3 Những phong trào thi đua và thành tích đã đạt được 10
2.4 Đánh giá chung 12
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ XÂY DỰNG VIỆT NAM – VINACONEX 13
3.1 Phương hướng phát triển của Công ty 13
3.2 Một số giải pháp 13
Trang 2CHƯƠNG 1: NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG TRONG TỔ CHỨC.
1.1 Cơ sở lý luận về thi đua – khen thưởng.
1.1.1 Cơ sở lý luận về thi đua.
* Khái niệm thi đua
Thi đua là hoạt động có tổ chức với sự tham gia tự nguyện của cá nhân, tập
thể nhằm phấn đấu đạt được thành tích tốt nhất trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ( Theo điều 3 – Luật Thi đua, Khen thưởng)
* Mục đích
Mục đích của tổ chức thi đua trong các doanh nghiệp là phát huy nhiệt tình
và khả năng lao động sáng tạo của người lao động trong doanh nghiệp, khả năng lao động tiềm tàng của từng đơn vị sản xuất Không ngừng đổi mới cách thức lao động, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực của doanh nghiệp để tăng năng suất lao động, hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất
* Nguyên tắc thi đua:
Tự nguyện, tự giác, công khai, đảm bảo tinh thần đoàn kết, hợp tác và cùng phát triển Việc xét tặng các danh hiệu thi đua phải căn cứ vào kết quả các phong trào thi đua Mọi cá nhân, tập thể tham gia các phong trào thi đua phải đăng ký thi đua; không đăng ký thi đua sẽ không được xét tặng các danh hiệu thi đua
Nguyên tắc kết hợp hài hòa giữa khuyến khích vật chất và khuyến khích tinh thần trong thi đua
Đảm bảo tính linh hoạt trong thi đua
1.1.2 Cơ sở lý luận về khen thưởng.
* Khái niệm khen thưởng
Khen thưởng là việc ghi nhận, biểu dương, tôn vinh công trạng và khuyến
khích bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thể có thành tích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ( Theo điều 3 – Luật Thi đua, Khen thưởng)
* Mục đích
Ghi nhận thành tích của cá nhân, tập thể trong quá trình làm việc cũng như
có sáng kiến đổi mới đóng góp vào sự phát triển của tổ chức, tạo động lực cho
Trang 3NLĐ hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình từ đó thực hiện thắng lợi mục tiêu chung của Tổ chức
* Nguyên tắc khen thưởng
Chính xác, công khai, công bằng, kịp thời Thành tích đến đâu, khen thưởng đến đó; không nhất thiết phải theo trình tự khen thưởng ở mức thấp rồi mới được khen thưởng mức cao hơn Thành tích đạt được trong điều kiện, hoàn cảnh khó khăn và có phạm vi ảnh hưởng rộng thì được xem xét đề nghị khen thưởng ở mức cao hơn; chú trọng khen thưởng cá nhân, tập thể và những người trực tiếp thừa hành nhiệm vụ.Phải linh hoạt trong khen thưởng
1.2 Vai trò của thi đua – khen thưởng.
Thông qua thi đua, khen thưởng mà phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của con người và những thành tựu, kinh nghiệm điển hình, khắc phục những khó khăn, hạn chế, thúc đẩy phong trào phát triển đi lên
Thi đua, khen thưởng là biện pháp tổ chức thực tiễn, một phương pháp tuyên truyền, giáo dục tích cực để động viên ý chí sáng tạo, ý chí quyết tâm, năng lực hoạt động thực tiễn của NLĐ thực hiện thắng lợi nhiệm vụ mà cấp trên giao
Thi đua là một cách rất thiết thực để làm cho mọi người tiến bộ Thi đua giúp cho đoàn kết chặt chẽ thêm và đoàn kết chặt chẽ để thi đua mãi
Công tác thi đua khen thưởng là động lực của sự phát triển tích cực, là công
cụ quản lý quan trọng, xây dựng con người mới, lay động mạnh mẽ đến ý chí, tinh thần, trách nhiệm của NLĐ
Việc khen thưởng chính xác, kịp thời có tác dụng rất lớn, động viên và cổ vũ người lao động trong doanh nghiệp cống hiến hết sức lực của họ thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp
Việc khen thưởng chính xác, kịp thời có tác dụng rất lớn, động viên và cổ vũ người lao động trong doanh nghiệp cống hiến hết sức lực của họ thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp
1.3 Mối quan hệ giữa công tác thi đua và công tác khen thưởng.
Thi đua và khen thưởng là hai hoạt động có mối quan hệ khăng khích và tác động lẫn nhau có thi đua thì sẽ có khen thưởng và ngược lại khen thưởng sẽ phát triển tốt phong trào thi đua
Thứ nhất, Thi đua là cơ sở của khen thưởng.
Trang 4Muốn làm tốt công tác khen thưởng thì phải lãnh đạo tốt phong trào thi đua, khen thưởng phải đúng phong trào thi đua
Lãnh đạo tốt phong trào thi đua, công khai, minh bạch giúp cho việc khen thưởng được chính xác tránh gây ra những lãng phí, những tiêu cực trong khen thưởng
Thứ hai, Khen thưởng là đòn bẩy để khuyến khích phong trào thi đua phát triển.
Khen thưởng sẽ giúp cá nhân tổ chức tích cực tham gia phong trào thi đua, đẩy mạn phong trào thi đua Tuy nhiên không nên hiểu rằng thi đua chỉ vì mục đích khen thưởng mà cần hiểu rằng khen thưởng chỉ là sự khuyến khích, động viên tinh thần đối với những thành tích của cá nhân tập thể qua quá trình phấn đấu lao động và sáng tạo
Thi đua và và khen thưởng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, không tách rời nhau, là hai hoạt động có quan hệ song hành nhưng không độc lập, hoạt động này
bổ trợ cho hoạt động kia
1.4 Nội dung của công tác thi đua, khen thưởng
- Xác định mục tiêu, lập kế hoạch thi đua
- Xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí, nội dung thi đua khen thưởng
- Tuyên truyền và phát động thi đua
- Tổ chức thực hiện thi đua khen thưởng
- Sơ kết, tổng kết và đánh giá thi đua khen thưởng
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác thi đua - khen thưởng.
Các yếu tố thuộc về người lao động,
- Khả năng, năng lực của người lao động
- Sở thích, đặc tính của mỗi cá nhân
Các yếu tố thuộc về tổ chức
- Quan điểm của nhà lãnh đạo
- Khả năng tài chính của tổ chưc
- Văn hóa của tổ chức
Trang 51.6 Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác thi đua – khen thưởng – kỷ luật lao động.
Thưởng phải thỏa mãn nhu cầu cá nhân nhân viên phải tin rằng cố gắng của
họ sẽ được thưởng; Sử dụng hợp lý việc thưởng phạt; Thưởng phải dựa trên kết quả công việc (cá nhân, nhóm và tổ chức); Trao phần thưởng công bằng; Cung cấp loại phần thưởng hợp lý; Mức thưởng xứng đáng; Thưởng đúng thời điểm Để tránh vấn đề bất mãn về thi đua – khen thưởng – kỷ Người lao đông sẽ cảm nhận vai trò quan trọng của mình và trách nhiệm của chính họ, vì vậy họ sẽ cố gắng làm việc tốt hơn
Trang 6CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THI ĐUA KHEN THƯỞNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ XÂY DỰNG VIỆT NAM VINACONEX.
2.1 Giới thiệu chung về Công ty.
2.1.1 Những thông tin chung.
Tên đầy đủ: Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam -Vinaconex
Địa chỉ: Tòa nhà VINACONEX - 34 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
Tel: (84 4) 62849234
Fax: (84 4) 62849208
Email: info@vinaconex.com.vn
Cùng với sự phát triển của đất nước, trải qua quá trình nỗ lực xây dựng và trưởng thành, Vinaconex tự hào khi tên tuổi của mình luôn được gắn với những sản phẩm có chất lượng cao và hoàn hảo nhất
Từ khi thành lập, Vinaconex đã xác định mục tiêu của mình là “Không ngừng
mở rộng, không ngừng vươn xa” để trở thành một tập đoàn kinh tế hàng đầu tại Việt Nam và khu vực trong lĩnh vực xây dựng và đầu tư kinh doanh bất động sản Với tôn chỉ “Xây những giá trị, dựng những ước mơ”, Vinaconex đã xây dựng được một tập thể đoàn kết vững mạnh mà ở đó trí tuệ, sức sáng tạo, sự năng động
và nhiệt huyết của mỗi cá nhân luôn luôn được khơi dậy và phát huy cao độ Do
đó, hoạt động sản xuất kinh doanh của Tông Công ty luôn đạt mức tăng trưởng cao
và ổn định, tổng giá trị sản xuất kinh doanh, doanh thu, lợi nhuận cũng như các khoản nộp ngân sách, và phúc lợi xã hội ngày càng tăng
Vinaconex sẽ nỗ lực hơn nữa để những tiềm năng trên mọi mặt, mọi lĩnh vực sẽ được khơi dậy và phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới, khẳng định vị thế của Vinaconex, một thương hiệu của niềm tin
2.1.2 Quá trình hình thành, phát triển và đặc điểm sản xuất kinh doanh.
27/9/1988: Công ty dịch vụ và xây dựng nước ngoài
Quản lý hơn 13.000 cán bộ, công nhân ngành xây dựng làm việc ở các nước Bungaria, Nga, Tiệp Khắc, Liên Xô cũ, Iraq
10/8/1991: Tổng công ty Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam
Trang 7Hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và xuất khẩu lao động.
20/11/1995: Tổng công ty Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam
Hoạt động đa doanh trong các lĩnh vực như xây lắp (gồm xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, cơ sở hạ tầng, cấp thoát nước và môi trường, v.v.); xuất nhập khẩu máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ ngành xây dựng và các ngành kinh tế khác; đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất xây dựng và các ngành kinh tế khác;
01/12/2006: Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam
Là Tổng công ty nhà nước đầu tiên thí điểm cổ phần hóa theo chủ trương của Chính phủ, hoạt động đa doanh trong lĩnh vực đầu tư và kinh doanh bất động sản, xây lắp, tư vấn đầu tư - thiết kế - khảo sát quy hoạch, kinh doanh xuât nhập khẩu thiết bị, vật tư phục vụ ngành xây dựng và các ngành kinh tế khác, sản xuất công nghiệp và vật liệu xây dựng, xuất khẩu chuyên gia và lao động ra nước ngoài 05/9/2008: Cổ phiếu của Tổng công ty Vinaconex (mã VCG) chính thức niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội
Hiện nay, VINACONEX có trên 40 đơn vị đầu mối trực thuộc, tham gia vào
5 công ty liên doanh và 14 công ty liên kết hoạt động trong nhiều lĩnh vực trên khắp mọi miền của đất nước Đội ngũ cán bộ công nhân viên của Vinaconex lên tới hơn 40.000 người gồm nhiều cán bộ, kỹ sư, chuyên gia, công nhân viên đã được đào tạo và làm việc tại nước ngoài, có kiến thức chuyên sâu và giàu kinh nghiệm
2.2.3 Lĩnh vực hoạt động.
Theo định hướng phát triển kinh doanh dài hạn, Vinaconex sẽ tập trung phát triển trên hai lĩnh vực chính vốn là thế mạnh và có lợi thế cạnh tranh cao của Tổng công ty là xây dựng và đầu tư kinh doanh bất động sản Bên cạnh đó, Vinaconex vẫn tiếp tục cùng với các đơn vị thành viên, công ty liên doanh, liên kết tham gia vào các hoạt động kinh doanh đa dạng như sản xuất công nghiệp và vật liệu xây dựng, tư vấn thiết kế, xuất nhập khẩu và xuất khẩu lao động, thương mại dịch vụ, đầu tư tài chính, giáo dục – đào tạo và nhiều lĩnh vực khác
2.2.4 Sơ đồ tổ chức
( Xem phụ lục 1)
Trang 82.2 Thực trạng công tác thi đua, khen thưởng tại Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam – Vinaconex.
2.2.1 Công tác quản lý, chỉ đạo điều hành trong thi đua khen thưởng.
Trong những năm qua, công tác quản lý, chỉ đạo điều hành nói chung và công tác thi đua khen thưởng nói riêng được các cấp lãnh đạo Công ty thực hiện, duy trì thường xuyên Thông qua các cuộc họp giao ban hàng tuần, hàng quý để rút kinh nghiệm công tác thi đua, đánh giá những kết quả đạt được, những tồn tại và nguyên nhân cũng như đề ra những biện pháp, khắc phục những khó khăn trong quá trình thi đua Cấp lãnh đạo Công ty sẽ trao đổi trực tiếp với trưởng các bộ phận nhằm giải quyết kịp thời những khó khăn và tháo gỡ những khúc mắc của CBCNV
Công ty luôn quan tâm tới công tác thi đua – khen thưởng, coi công tác thi đua – khen thưởng như một phần không thể thiếu trong việc khuyến khích, thúc đẩy NLĐ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao cũng như đạt được mục tiêu chung của tổ chức.Ngay từ đầu năm công ty đã tổ chức tập huấn cán bộ làm công tác thi đua - khen thưởng Trong những năm gần đây các cấp lãnh đạo đã xét duyệt và vận dụng vào thực tiễn công việc một số sáng kiến cải tiến phương pháp làm việc hiệu quả đem lại kết quả thuận lợi
Văn phòng Tổng công ty tiếp nhận và tổng hợp trình Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Tổng công ty xét duyệt, đề nghị khen thưởng các đơn vị theo thời gian đã thống nhất trong quy chế thi đua – khen thưởng
2.2.2 Phát động, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá trong công tác thi đua khen thưởng.
Các cấp quản lý, cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng luôn xác định công tác thi đua khen thưởng là một trong những công tác quan trọng, là trách nhiệm của toàn công ty trong việc tổ chức, triển khai xây dựng đội ngũ cán bộ, công nhân viên đạt chất lượng cao nhất, phục vụ tốt nhất việc thực hiện chức năng của các phòng ban và nhiệm vụ của toàn công ty
Thủ trưởng đơn vị các cấp chủ động phối hợp với đoàn thể cùng cấp tổ chức phát động, duy trì thường xuyên phong trào thi đua, nhân rộng các phong trào thi đua và các điển hình tiên tiến trong đơn vị mình quản lý; Chủ động phát hiện, lựa chọn cá nhân, tập thể có thành tích xứng đáng đề nghị cấp trên khen thưởng kịp thời.Các tổ chức đoàn thể của các đơn vị phối hợp chặt chẽ với thủ trưởng các đơn
Trang 9vị khi phát động, tổ chức phong trào thi đua đảm bảo cho phong trào thi đua đạt hiệu quả cao
Hàng năm, ngay sau khi nhận được chỉ thị công tác thi đua khen thưởng của Công ty các ban quản lý, lãnh đạo đã tổ chức quán triệt đến các phòng ban, đơn vị
và toàn thể công nhân viên Trên cơ sở đó, người làm công tác thi đua khen thưởng
sẽ xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện công tác thi đua khen thưởng hàng năm, trong đó xác định nhiệm vụ quan trọng tâm, các mục tiêu cần đạt được cũng như các tiêu chí đánh giá công tác thi đua, khen thưởng Các phòng ban cũng xây dựng các chương trình thi đua của đơn vị mình để cụ thể hóa chỉ thị công tác thi đua, khen thưởng của Tổng Công ty và kế hoạch công tác thi đua khen thưởng phù hợp với quy định và điều kiện thực tế tại đơn vị
Đồng thời tổ chức cho 100% cán bộ công nhân viên đăng ký thi đua định kỳ hàng năm, tổ chức ký giao ước thi đua giữa các phòng ban Cùng với đăng ký thực hiện thi đua theo những nội dung tiêu chí của các phong trào thi đua, các đợt thi đua;
Công tác hướng dẫn , kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các phong trào thi đua của từng cán bộ, công nhân viên được thực hiện thường xuyên; qua đó kịp thời biểu dương khen thưởng những nhân tố điển hình, nhưng tấm gương tiêu biểu; chấn chỉnh khắc phục thiếu sót, hạn chế trong công tác thi đua khen thưởng
Ban lãnh đạo kiên quyết xử lý nghiêm khắc đối với những cá nhân, tập thể
vi phạm những điều sau trong công tác thi đua khen thưởng:
Tổ chức thi đua, khen thưởng trái với chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của Tổng công ty; lợi dụng thi đua, khen thưởng để vụ lợi;
Cản trở hoặc ép buộc tham gia các phong trào thi đua;
Kê khai gian dối, làm giả hồ sơ, xác nhận, đề nghị sai trong thi đua, khen thưởng;
Lạm dụng chức vụ, quyền hạn để đề nghị, quyết định khen thưởng trái pháp luật, các quy định của Tổng công ty;
Lãng phí tài sản của Tổng công ty và của các đơn vị trong thi đua, khen thưởng
2.2.3 Bình xét các danh hiệu thi đua và đề nghị khen thưởng.
Các cấp lãnh đạo trong công ty đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng các sáng kiến áp dụng trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Công ty, đổi mới trong
Trang 10công tác thi đua khen thưởng… Đa số tập thể, cá nhân được bình xét đều đúng đối tượng, đạt tiêu chuẩn và gủi danh sách đúng thời hạn theo quy định, nhiều đơn vị
đã chú trọng đến bình xét người lao động trong đơn vị, góp phần biểu dương những tập thể, cá nhân tiêu biểu có đóng góp cho sự phát triển của Công ty
Hàng năm Công ty vẫn có các hình thức khen thưởng riêng do Công ty quyết định tao tặng cho các cá nhân, tập thể có thành tích đóng góp vào sự phát triển chung của Công ty như :
Nhà quản lý giỏi Vinaconex tiêu biểu (thường niên): Là hình thức khen thưởng của Tổng công ty dành cho các nhà quản lý của các đơn vị, tổ chức của Tổng công ty có thành tích xuất sắc trong quản lý điều hành các đơn vị thuộc phạm
vi quản lý, đóng góp lớn cho hoạt động của Tổng công ty
Doanh nghiệp Vinaconex tiêu biểu (thường niên): Là hình thức khen thưởng của Tổng công ty dành cho các đơn vị là doanh nghiệp của Tổng công ty có thành tích xuất sắc trong sản xuất kinh doanh trong năm, đóng góp lớn cho hoạt động của Tổng công ty
Đơn vị Vinaconex tiêu biểu (thường niên): Là hình thức khen thưởng của Tổng công ty dành cho các đơn vị không phải là doanh nghiệp có thành tích xuất sắc trong hoạt động, đóng góp lớn cho hoạt động của Tổng công ty
Người lao động Vinaconex tiêu biểu (thường niên):Là hình thức khen thưởng của Tổng công ty dành cho các cá nhân là cán bộ, công nhân viên, người lao động (từ cấp Phó giám đốc Ban chức năng/Ban quản lý điều hành Dự án hoặc tương đương trở xuống) tại các đơn vị công tác có thành tích xuất sắc trong công
tác, tích cực góp phần xây dựng phát triển thương hiệu Vinaconex.
Huy hiệu vì sự nghiệp Vinaconex: Là huy hiệu do Tổng công ty trao tặng cho các cá nhân có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển Vinaconex Quyết định tặng Huy hiệu vì sự nghiệp Vinaconex kèm theo tặng Giấy chứng nhận của Tổng công ty