LỜI MỞ ĐẦU Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, con người luôn là yếu tố quan trọng cho sự phát triển và sự thịnh vượng. Con người đã cống hiến những sản phẩm vật chất và tinh thần của mình để góp phần cho sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Như vậy, để duy trì và khai thác có hiệu quả nguồn lực này, doanh nghiệp cần phải quan tâm , đối đãi và tạo động lực cho NLĐ một cách tối ưu nhất. Đối với NLĐ, khi cống hiến sức lao động của mình cho một tổ chức, doanh nghiệp nào đó thì thứ họ mong muốn nhận được sẽ đáp ứng được nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống mưu sinh của họ. Có thể nói, bên cạnh tiền lương, chế độ đãi ngộ, môi trường làm việc… thì thi đua khen thưởng luôn là hoạt động thúc đẩy tinh thần làm việc của NLĐ. Để tạo nên một môi trường làm việc có sự cạnh tranh thi đua giữa các cá nhân, tập thể với nhau thì việc xây dựng quy chế thi đua khen thưởng là điều rất cần thiết. Quy chế thi đua khen thưởng là bộ khái niệm, quy tắc, quy trình thực hiện và các biểu mẫu của tổ chức nhằm quản lý các chương trình thi đua khen thưởng của người lao động để các hoạt động tổ chức thi đua khen thưởng được hiệu quả cao, công bằng trong tổ chức
Trang 1MỤC LỤCDANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1.2 Vai trò của thi đua khen thưởng
1.3 Quy trình tổ chức chưởng trình thi đua, khen thưởng
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THI ĐUA KHEN THƯỞNG CỦA VIỆN KIỂM SOÁT NHÂN DÂN HAI CẤP THÀNH PHỐ
2.2.3 Về bình xét các danh hiệu thi đua và đề nghị khen thưởng
2.2.4 Kết quả thực hiện công tác thi đua khen thưởng
2.3 Đánh giá chung
2.3.1 Những mặt tích cực
2.3.2 Những mặt hạn chế và tồn tại
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỔ CHỨC HOẠT
ĐỘNG THI ĐUA KHEN THƯỞNG CỦA VIỆN KIỂM SOÁT NHÂN DÂN HAI CẤP THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
3.1 Về công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành
3.2 Về công tác phát động, triển khai và tổng kết các phong trào thi đua
Trang 23.3 Đảm bảo nguyên tắc công bằng, dân chủ trong xét, duyệt các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng
3.4 Nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức làm công tác thi đua, khen thưởng
3.5 Xây dựng hệ thống chỉ tiêu thi đua bám sát hệ thống chỉ tiêu nghiệp vụ theo quy định của Ngành
3.6 Tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra trong công tác thi đua khen thưởng
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Thi đua khen thưởng : TĐKT
Viện kiểm soát nhân dân: VKSND
Thành phố Đà Nẵng: TP ĐN
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Nhấn mạnh vai trò quan trọng của công tác Thi đua khen thưởng, Bác Hồ
từngnói: “Thi đua là gieo trồng, khen thưởng là thu hoạch” Các chính sách nhân sựtrong một tổ chức, doanh nghiệp nói chung cũng như chính sách thi đua
khenthưởng nói riêng phần nào thể hiện quan điểm của lãnh đạo công ty, văn hóa côngty, góp phần quan trọng trong việc tuyển dụng, tuyển mộ nhân tài cho tổ chức.Quychế Thi đua khen thưởng là văn bản đảm bảo cho sự hoạt động của công tác thiđuakhen thưởng, các chương trình, hoạt động thi đua khen thưởng diễn ra theo những nguyên tắc, mục tiêu nhất định và đem lại hiệu quả cao cho tổ chức
Với những yêu cầu mới, thách thức mới của việc thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao trong giai đoạn cả nước đang bước nhanh, bước mạnh, bước vững chắc vào thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, tiến tới hội nhập sâu rộng hơnvào nền kinh tế khu vực và thế giới thì vai trò, nhiệm vụ của cho các cấp, các ngành ngày càng mở rộng Luật Thi đua Khen thưởng 2003 (được sửa đổi, bổ sung năm 2005 và 2013) và các nghị định, thông tư hướng dẫn các tiêu chí thi đua, danh hiệu thi đua đã được cụ thể hóa làm cơ sở triển khai thực hiện các phong trào thi đua, khen thưởng và tạo chuyển biến tích cực, tạo động lực cho các cấp, các ngành thực hiện phong trào trong những năm qua Công tác thi đua, khen thưởng
có vai trò quan trọng, vừa là mục đích vừa là động lực góp phần hoàn thành tốt nhiệm của Ngành Trong những năm qua công tác này luôn được lãnh đạo Viện quan tâm Hàng năm, sau khi có Chỉ thị về công tác thi đua của Viện trưởng
VKSND tối cao, VKSND thành phố đều kịp thời xây dựng Kế hoạch, phương hướng, nhiệm vụ công tác thi đua, bám sát Chỉ thị, Kế hoạch công tác thi đua của Ngành, đơn vị; phát động, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra hướng dẫn, tổng hợp và thông báo tiến độ, kết quả thi đua của VKSND hai cấp thành phố Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác thi đua, khen thưởng vẫn còn một số tồn tại nhất định… cần có các giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác này tại VKSND haicấp thành phố trong thời gian tới
Đó là những lý do mà em chọn đề tài “ Giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động thi đua khen thưởng của viện kiểm soát nhân dân hai cấp Thành Phố Đà Nẵng” làm đề tài tiểu luận cho học phần “xây dựng quy chế thi đua khen
thưởng” của mình
Trang 4NỘI DUNGCHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC PHONG TRÀO THI ĐUA
KHEN THƯỞNG 1.1 Một số khái niệm
Thi đua
Trong luật thi đua khen thưởng cũng đã chỉ rõ: “ Thi đua là hoạt động có tổ chứcvới sự tham gia tự nguyện của cá nhân, tập thể nhằm phấn đấu đạ được thành tích tốt nhất trong xây dựng và bảo về tổ quốc”
Khen thưởng
Theo luật thi đua khen thưởng: “ Khen thưởng là việc ghi nhận, biểu dương, tôn vinh công trạng và khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thể có thành tích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”
Thi đua khen thưởng
Thi đua khen thưởng là hoạt động nhằm thúc đẩy sự nỗ lực trong thực hiện côngviệc của người lao động
Tổ chức phong trào thi đua khen thưởng
Tổ chức phong trào thi đua khen thưởng là một quá trình gồm nhiều bước, được xây dựng bởi sáng kiến của người lao động cùng với sự củng cố, giám sát của lãnh đạo, công đoàn trên cơ sở một cách khoa học, hợp lý
1.2 Vai trò của thi đua khen thưởng
Đối với người lao động
- Thi đua, khen thưởng có vai trò kích thích, thúc đẩy người lao động phát huynăng lực, tư duy sáng tạo và làm việc khoa học
- Người lao động có cơ hội nâng cao thu nhập và giá trị bản thân, có cuộc sống gia đình ấm no, hạnh phúc
- Có cơ hội nâng cao giá trị bản thân, được mọi người tôn trọng
- Người lao động họ sẽ tự tin hơn, có tâm lý tốt hơn khi thực hiện công việc vì
họ luôn tự xem xét chính mình, luôn chú ý cải sửa chính mình
- Được tổ chức tín nhiệm, cơ hội thăng tiến sẽ cao, tài năng sẽ được công nhận và phát triển
- Có cơ gội gắn bó với tổ chức, yêu công việc
Đối với tổ chức
- Thi đua khen thưởng là biện pháp tuyên truyền, giáo dục tích cực để động viên ý chí sáng tạo, ý chí quyết tâm, năng lực hoạt động thực tiễn của tập thể lao động thực hiện thắng lợi nhiệm vụ mà cấp trên giao
Trang 5- Là phương tiện thu hút rộng rãi những nghười lao động tham gia vào quá trình sản xuất.
- Tạo ra tinh thần doàn kết nhất trí trong tập thể lao động, giúp tổ chức giữ chân nhân viên
- Nâng cao năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh của tổ chức, doanh nghiệp
- Giảm chi phí đào tạo, tuyển dụng, cho tổ chức
- Năng cao chất lượng nguồn nhân lực
- Nâng cao uy tín của tổ chức
- Góp phần xây dựng quan hệ lao động, văn hóa tổ chức
- Giúp tổ chức thực thi quy định của pháp luật
1.3 Quy trình tổ chức chưởng trình thi đua, khen thưởng
Quy trình tổ chức chưởng trình thi đua, khen thưởng gồm 3 bước:
Bước 1 Chuẩn bị
- Xác dịnh mục tiêu của TĐKT
- Thành lập hội đồng TĐKT
- Xác định hình thức, nội dung TĐKT
- Xây dựng tiêu chí đánh giá
- Xác định thời gian, địa điểm, chi phí
- Nhân lực tham gia
- Lựa chọn tổ chức cung cấp dịch vụ
- Xây dựng văn bản, giấy tờ cần thiết, công cụ sử dụng
Bước 2 Thực hiện
- Tuyên truyền, phổ biến về cuộc thi
- Thu hút, lựa chọn đối tượng dự thi
- Theo dõi, đánh giá trong quá trình thi đua
- Phối hợp các cấp và có điều chỉnh cần thiết
- Tổng kết, trao giải
Bước 3 Đánh giá hiệu quả chương trình TĐKT
Chỉ tiêu đánh giá
- Tỷ lệ hoàn thành mục tiêu
- Số lượng lao động tham gia/ kế hoạch
- Các danh hiệu đạt được
- Kết quả/ chi phí
- Thay đổi về quan hệ lao động, môi trường làm việc
- Thay đổi về kết quả thực hiện công việc
Đánh giá hiệu quả
Trang 6- Mức độ hài lòng của người lao động
- Tính chính xác, khách quan trong đánh giá
- Mức độ phù hợp về thời gian, địa điểm
- Sự phối hợp các cấp trong quá trình tổ chức
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THI ĐUA KHEN THƯỞNG CỦA VIỆN KIỂM SOÁT NHÂN DÂN HAI CẤP THÀNH
Thi hành chủ trương của Trung ương và Khu uỷ Khu V về việc nhập tỉnh để đápứng yêu cầu xây dựng kinh tế, phát triển văn hoá, củng cố quốc phòng, xây dựng đất nước; căn cứ Quyết định số 119/QĐ ngày 04 tháng 10 năm 1975 của Uỷ ban
Trang 7nhân dân cách mạng Khu Trung Trung bộ về việc sáp nhập tỉnh Quảng Nam, tỉnh Quảng Đà, giải thể Uỷ ban nhân dân cách mạng hai tỉnh và thành lập Uỷ ban nhân dân cách mạng tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng Trên cơ sở đó, ngày 10 tháng 10 năm
1975 Uỷ ban nhân dân cách mạng Khu Trung Trung bộ ra Quyết định số 133/QĐ
về việc sáp nhập các Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Nam và tỉnh Quảng Đà thành Viện kiểm sát tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng; đồng thời bổ nhiệm đồng chí Hoàng Thị Kim Thành giữ chức vụ Viện trưởng, đồng chí Phan Chất nguyên Phó Viện trưởng Viện kiểm sát Nam Hà giữ chức vụ Phó Viện trưởng
Chiếu theo điều 10, 17 và điều 20 Sắc lệnh số 01 - SL/76 ngày 15 tháng 3 năm
1976 của Hội đồng Chính phủ cách mạng lâm thời quy định tổ chức Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân các cấp; để đảm bảo pháp chế được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất ở các tỉnh Miền Nam sau giải phóng, ngày 23 tháng 4 năm 1976 Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Nghị định số 09 - BTP/NĐ về việc thành lập các Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong
đó có Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, sau này được chia tách thành: tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng
Thẩm quyền và nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh được quy định trong Sắc lệnh số 01 - SL/76 ngày 15 tháng 3 năm 1976 của Hội đồng Chính phủ cách mạng lâm thời Nói về hệ thống kiểm sát, nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểmsát nhân dân các tỉnh, thành phía Nam, đồng chí Nguyễn Văn Đức, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao viết:
“ tháng 6 năm 1976, Quốc hội quyết định thống nhất về mặt nhà nước và từ đấy các Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh, thành phía Nam được tổ chức và hoạt động thống nhất theo Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân chung cho cả nước Lúc này, các Viện kiểm sát nhân dân địa phương từng bước thực hiện chức năng kiểm sát, trước tiên vẫn tập trung làm công tác kiểm sát hình sự: Kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử, giữ quyền công tố trước phiên toà xét xử các vụ án hình
sự Còn về chức năng giám sát thi hành pháp luật qua phương thức kiểm sát chung cũng được thực hiện từng bước, phát hiện những vi phạm pháp luật trong một số
cơ quan quản lý kinh tế, kiến nghị khắc phục sửa chữa
Trong thời kỳ này, hệ thống kiểm sát cũng được hình thành đến cấp huyện, kể cảnhững huyện xa, các huyện miền núi ” (Trích trong Tạp chí kiểm sát kỷ niệm 35 năm thành lập ngành)
Căn cứ Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân được công bố ngày 26 tháng 7 năm 1960, chức năng cơ bản của ngành là: Kiểm sát việc tuân theo pháp luật, thực hành quyền công tố, đảm bảo cho pháp luật được chấp hành một cách nghiêm chỉnh và thống nhất, pháp chế dân chủ nhân dân được giữ vững
Trang 8Điều 3, Luật ghi rõ: Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân địa phương các cấp thi hành nhiệm vụ trên bằng cách:
a) Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong các nghị quyết, quyết định, thông tư, chỉ thị và biện pháp của các cơ quan thuộc Hội đồng Chính phủ và cơ quan Nhà nước địa phương; kiểm sát việc tuân theo pháp luật của nhân viên cơ quan Nhà nước và của công dân
b) Điều tra những việc phạm pháp về hình sự và truy tố trước Toà án nhân dân những người phạm pháp về hình sự
c) Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra của cơ quan Công an và của cơ quan điều tra khác;
d) Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử của các Toà án nhân dân
và trong việc chấp hành các bản án;
e) Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giam giữ của các trại giam;
g) Khởi tố, hoặc tham gia tố tụng trong những vụ án dân sự quan trọng liên quanđến lợi ích của Nhà nước và của nhân dân
Từ khi sáp nhập hai Viện kiểm sát (năm 1975) và thành lập mới (năm 1976), trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân theo luật định và hướng dẫn của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh QuảngNam - Đà Nẵng đã tiếp tục hoạt động cho đến hết năm 1996
Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội khoá IX ngày 06 tháng 11 năm 1996 về việcchia tách tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng thành hai tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng, ngày 28 tháng 12 năm 1996 Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã ban hành Quyết định số 15/QĐ-TC về việc thành lập Viện kiểm sát nhân dân thànhphố Đà Nẵng
Viện kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng bắt đầu hoạt động từ ngày 01 tháng
01 năm 1997
1.2 Tổ chức bộ máy
Viện kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng được thành lập vào năm 1997 trên
cơ sở chia tách từ Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Nam- Đà nẵng Viện kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng hiện nay có 11 phòng và 07 Viện kiểm sát nhân dân quận, huyện, gồm:
LÃNH ĐẠO VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TP ĐÀ NẴNG
- Viện trưởng: Đồng chí Trần Thanh Vân, Thành uỷ viên, Bí thư Ban cán sự
- Các phó Viện trưởng gồm các đồng chí : Phan Trường Sơn, Nguyễn Hữu Linh
Trang 9- Phòng Thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm
- Phòng Kiểm sát giải quyết án dân sự, ( phòng 5)
- Phòng Kiểm sát giải quyết đơn khiếu nại tố cáo ( phòng 7 )
- Phòng Tổ chức - cán bộ ( phòng 9 )
- Phòng Kiểm sát thi hành án ( phòng 10)
- Văn phòng tổng hợp
- Phòng Thống kê tội phạm và Công nghệ thông tin
- Phòng phòng Kiểm sát giải quyết các vụ án hành chính, kinh tế, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật (phòng 12 )
CÁC VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN QUẬN, HUYỆN TRỰC
THUỘC
- VKSND quận Hải Châu
- VKSND quận Thanh Khê
- VKSND quận Liên Chiểu
- VKSND quận Sơn Trà
- VKSND quận Ngũ Hành Sơn
- VKSND quận Cẩm Lệ
- VKSND huyện Hoà Vang
2 Thực trạng tổ chức hoạt động thi đua khen thưởng tại viện kiểm soát nhân dân hai cấp Thành Phố Đà Nẵng”
Công tác thi đua khen thưởng tại VKSNDTP Đà Nẵng đã có nhiều chuyển biến tích cực
2.1 Chú trọng công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành trong thi đua khen thưởng
Trong những năm qua, công tác quản lý, chỉ đạo điều hành nói chung và trong công tác thi đua khen thưởng nói riêng được Lãnh đạo Viện duy trì thường xuyên Thông qua các cuộc họp giao ban hàng tuần, hàng quý để rút kinh nghiệm công tác, đánh giá những kết quả đã đạt được, những tồn tại và nguyên nhân cũng như
Trang 10đề ra những biện pháp, giải pháp khắc phục Lãnh đạo Viện phụ trách địa bàn xuống họp với VKSND quận, huyện hàng tháng để nghe những khó khăn vướng mắc của cơ sở, có chỉ đạo kịp thời.
Ngay từ đầu năm công tác, VKSND thành phố đã phát động phong trào xây dựng các đề tài, sáng kiến về giải pháp công tác, sáng kiến về cải tiến phương pháplàm việc để nâng cao hiệu quả công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp cũng các hoạt động thực hiện nhiệm vụ khác Trong 03 năm 2014-
2016, Hội đồng Sáng kiến đã xét duyệt và công nhận 117 sáng kiến và đăng trên Trang tin điện tử VKSND thành phố để cán bộ, công chức trong Ngành tham khảo,vận dụng vào thực tiễn công việc
Để nâng cao hiệu quả hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ngành, VKSND thành phố đã cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý,chỉ đạo điều hành Các văn bản quản lý, chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn về công tác thi đua khen thưởng của Đảng, Nhà nước, VKSND Tối cao và VKSND thành phố đều được đăng tải công khai trên trang tin điện tử tại địa chỉ vksdanang.gov.vnhoặc mạng nội bộ của hai cấp Kiểm sát
Lãnh đạo VKS hai cấp đã tổ chức nhiều buổi sinh hoạt đơn vị, trao đổi những kiến thức về lý luận kiến thức nghiệp vụ; đánh giá tình hình của đơn vị, tình hình
vi phạm, tội phạm trên địa bàn… để quán triệt tinh thần rèn luyện cho toàn thể cán
bộ, Kiểm sát viên phải không ngừng rèn luyện nâng cao phẩm chất chính trị, nâng cao hiệu quả công tác, xây dựng hình ảnh người cán bộ Kiểm sát theo lời Bác Hồ dạy “Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn”
Bên cạnh việc bình xét thi đua và khen thưởng định kỳ 06 tháng, năm theo quy định chung của Ngành, để động viên kịp thời và khích lệ tinh thần làm việc của cán
bộ công chức trong Ngành, Lãnh đạo VKSND thành phố còn chú trọng thực hiện khen thưởng đột xuất cho những đơn vị và cá nhân có thành tích xuất sắc trong những đợt thi đua ngắn hạn hoặc gắn với từng khâu công tác cụ thể như: Khen thưởng tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác tuyên truyền; Khen thưởng cho tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong dịp kỷ niệm thành lập Ngành…
2.2.Về phát động, tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá công tác thi đua khen thưởng.
Lãnh đạo VKSND thành phố tiếp tục xác định công tác thi đua, khen thưởng là một trong những công tác quan trọng, là trách nhiệm của toàn Ngành trong việc tổ
Trang 11chức, triển khai xây dựng đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên đạt chất lượng cao nhất, phục vụ tốt nhất việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ngành và nhiệm vụ chínhtrị địa phương, gắn liền với triển khai thực hiện kịp thời và đạt hiệu quả cao Nghị quyết của Quốc hội, Luật tổ chức VKSND năm 2014; tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trật tự nội vụ theo các Chỉ thị của VKSND tối cao và của Ban Thường vụ Thành ủy.
Hàng năm, ngay sau khi nhận được Chỉ thị công tác thi đua, khen thưởng của VKSND Tối cao, Lãnh đạo VKSND thành đã tổ chức quán triệt đến thủ trưởng cácđơn vị trực thuộc và toàn thể cán bộ, Kiểm sát viên hai cấp kiểm sát Trên cơ sở
đó, VKSND thành phố đã xây dựng Kế hoạch công tác thi đua, khen thưởng hàng năm, trong đó xác định các nhiệm vụ trọng tâm, các chỉ tiêu cần đạt và đề ra các biện pháp, giải pháp công tác để thực hiện Các đơn vị trực thuộc cũng xây dựng các Chương trình công tác thi đua của đơn vị mình để cụ thể hóa Chỉ thị công tác thi đua, khen thưởng của VKSND Tối cao và Kế hoạch công tác thi đua, khen thưởng của VKSND thành phố phù hợp với và theo quy định của Ngành và điều kiện thực tế tại đơn vị
Đồng thời, tổ chức cho 100% cán bộ, Kiểm sát viên 2 cấp đăng ký thi đua định
kỳ hàng năm, tổ chức ký giao ước thi đua giữa các đơn vị Cùng với đăng ký thực hiện thi đua theo những nội dung tiêu chí của các phong trào thi đua, các đợt thi đua; cán bộ, Kiểm sát viên trong đơn vị còn tích cực gắn thi đua với việc thực hiện
có hiệu quả “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) và thực hiện các chỉ tiêu cơ bản, nhiệm
vụ, giải pháp trọng tâm được xác định trong các Nghị quyết của Quốc Hội, Chỉ thị công tác hàng năm của Viện trưởng VKSND tối cao; Kế hoạch công tác của Viện trưởng VKSND thành phố
Công tác hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các phong trào thi đua củatừng cán bộ, Kiểm sát viên được thực hiện thường xuyên; qua đó, kịp thời biểu dương, khen thưởng những nhân tố điển hình, những tấm gương tiêu biểu; chấn chỉnh, khắc phục những thiếu sót, hạn chế trong việc các phong trào thi đua
Bên cạnh thực hiện các phong trào thi đua, khen thưởng do VKSND Tối cao và UBND thành phố phát động, VKSND thành phố còn tổ chức nhiều hoạt động thi đua tiêu biểu như:Thi tìm hiểu về Luật Tổ chức VKSND năm 2014; Thi “Chúng tôi là Kiểm sát viên”; Tổ chức Hội nghị điển hình tiên tiến giai đoạn 2011-2015;
Tổ chức giải bóng đá mini, cầu lông, cờ vua, cờ tướng trong các dịp kỷ niệm thành lập Ngành, các ngày lễ lớn của đất nước và thành phố Đà Nẵng … và các hoạt