1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Vốn và cấu trúc vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo pháp luật việt nam (tt)

22 167 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 495,92 KB

Nội dung

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VỐN VÀ CẤU TRÚC VỐN CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY.... Theo số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và đầu tư tại Cổng thông tin đ

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

BÙI NGUYÊN NAM

VỐN VÀ CẤU TRÚC VỐN CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN

THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật Kinh tế

Mã số: 838 0107

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

THỪA THIÊN HUẾ, năm 2017

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại:

Trường Đại học Luật, Đại học Huế

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3

4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

5 Phương pháp nghiên cứu của đề tài 4

6 Những đóng góp mới của đề tài 4

7 Kết cấu của Luận văn 4

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VỐN VÀ CẤU TRÚC VỐN CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY 6

1.1 Khái quát chung về vốn và cấu trúc vốn trong Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 6

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản 6

1.1.1.1 Khái niệm Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 6

1.1.1.2 Khái niệm về vốn và cấu trúc vốn trong Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 6

1.1.2 Một số vấn đề lý luận về vốn và cấu trúc vốn trong Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 7

1.1.2.1 Vốn điều lệ của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 7

1.1.2.2 Chủ thể đầu tư vốn và nguồn hình thành vốn của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 7

1.2 Chuyển nhượng, thu lợi nhuận, tăng giảm, thu hồi vốn trong Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 7

1.2.1 Vấn đề chuyển nhượng (bán), xử lý khoản lợi nhuận thu được trong Công ty TNHH một thành viên 7

1.2.2 Tăng, giảm vốn Điều lệ trong Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 7

1.2.3 Các hợp đồng giao dịch của Công ty với người liên quan 8

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN VỀ VỐN VÀ CẤU TRÚC VỐN TRONG CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN 9

2.1 Pháp luật về vốn và cấu trúc vốn trong thành lập và hoạt động của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 9

2.1.1 Quy định của pháp luật liên quan đến vốn và cấu trúc vốn trong Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 9

2.1.2 Ưu điểm 9

2.1.3 Hạn chế 9

2.2 Thực tiễn về cấu trúc vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 10

2.2.1 Vấn đề chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn trong Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 10

2.2.1.1 Quan niệm về hành vi "góp vốn" vào công ty 10

2.2.1.2 Các loại tài sản góp vốn và vấn đề định giá tài sản góp vốn 10

Trang 4

2.2.2 Các giao dịch ảnh hưởng đến vốn và cấu trúc vốn công ty và một số vấn đề kiểm soát, bảo đảm vốn công ty trong các giao dịch 10 2.2.2.1 Việc hoàn trả vốn cho chủ sở hữu 10 2.2.2.2 Ký hợp đồng với các bên liên quan và gian lận trong việc chuyển

nhượng tài sản 11 2.2.2.3 Một số vấn đề kiểm soát các giao dịch tư lợi nhằm bảo đảm vốn công

ty trong các giao dịch 11

CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ VỐN VÀ CẤU TRÚC VỐN TRONG CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN 12

3.1 Định hướng hoàn thiện quy định pháp luật liên quan đến vốn và cấu

trúc vốn trong Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 12 3.2 Các giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về vốn và cấu trúc vốn

trong Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 13 3.2.1 Các giải pháp về mặt pháp luật 13

KẾT LUẬN 14 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 6

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Xuất phát từ thực tiễn thị trường kinh tế Việt Nam hiện nay cho thấy: Tại thời điểm kinh doanh ban đầu, khi mô hình kinh doanh còn nhỏ, cần tiết kiệm chi phí

và chủ sở hữu có nhu cầu quản lý hoàn toàn công việc kinh doanh của doanh

nghiệp thì việc lựa chọn mô hình kinh doanh DNTN hoặc Công ty TNHH một thành viên là xu thế tất yếu Do DNTN không có tư cách pháp nhân và chủ sở hữu chịu trách nhiệm vô hạn nên nhằm để tránh được rủi ro, rõ ràng việc lựa chọn mô hình Công ty TNHH một thành viên là sự lựa chọn thông minh Đây là thực tiễn đang diễn ra trong môi trường kinh doanh hiện nay Theo số liệu thống kê của Bộ

Kế hoạch và đầu tư tại Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia cho thấy, trong tháng 1 năm 2017 có đến 8.990 doanh nghiệp mới được thành lập tại Việt Nam, trong đó Công ty TNHH một thành viên chiếm đến 5.042 doanh nghiệp và

mô hình DNTN chỉ chiếm 298 doanh nghiệp.13

Chính thực tiễn sôi động này đã đặt ra nhu cầu cấp thiết về việc nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống nhất về mô hình Công ty TNHH một thành viên, đặc biệt là chế độ về cấu trúc vốn trong công ty Điều này nhằm góp phần cho các nhà đầu tư thuận lợi hơn trong việc tiếp cận khung pháp lý để lựa chọn hướng đi đúng đắn cho mình Sự phát triển của một doanh nghiệp bền vững là bước tạo đà lớn cho sự bền vững và đi lên của nền kinh tế nước nhà

Bên cạnh đó, xuất phát từ tâm lý của các nhà kinh doanh Việt Nam: muốn tận dụng tối đa mọi nguồn vốn để đầu tư kinh doanh Cho nên việc tìm hiểu kỹ chế độ pháp lý về vốn nói chung cũng như cấu trúc vốn nói riêng là điều vô cùng cần thiết Thông qua đó, nhà đầu tư có thể đưa ra các chiến lược kinh doanh cụ thể liên quan đến vấn đề sử dụng và huy động vốn cho kinh doanh

Ngoài nhu cầu về thực tiễn, hiện nay chúng ta thấy rằng hệ thống pháp luật doanh nghiệp tại Việt Nam liên quan đến cấu trúc vốn trong Công ty TNHH một thành viên được hình thành, phát triển và không ngừng hoàn thiện Điều này được thể hiện qua Luật Doanh nghiệp 1999, Luật Doanh nghiệp 2005 và hiện nay là Luật Doanh nghiệp 2014 có hiệu lực thi hành vào ngày 1/7/2015 Sự ra đời của Luật Doanh nghiệp hiện hành đã đánh dấu một bước phát triển rất lớn về những cải cách liên quan đến chế độ vốn trong Công ty TNHH một thành viên Ngoài việc quy định cụ thể các điều kiện về vốn để thành lập công ty pháp luật doanh nghiệp còn quan tâm chú ý đến cách thức huy động vốn, tăng giảm vốn trong công ty Mặc dù có nhiều quy định mới hoàn thiện hơn nhưng bên cạnh đó quá trình tổ chức thực thi Luật doanh nghiệp 2014 cũng tồn tại nhiều vấn đề vướng mắc, mâu thuẫn trong các quy định về vốn và cấu trúc vốn của Công ty TNHH một thành viên như tình trạng khai khống vốn khi đăng ký kinh doanh hay vấn đề chuyển nhượng vốn

13 nghiệp-tháng-01-năm-2017.aspx, xem lần cuối vào 6h08phút ngày 27/2/2017

Trang 7

2 Tình hình nghiên cứu của đề tài

Pháp luật về vốn và cấu trúc vốn trong Công ty TNHH một thành viên đã được rất nhiều nhà nghiên cứu khai thác Trong thời gian qua, đã có rất nhiều bài viết liên quan đến vấn đề này nhằm trao đổi về các quy định về vốn trong Công ty, phân tích các đặc điểm về cơ chế vốn góp, cách thức góp vốn, các loại tài sản góp vốn trong Công ty TNHH một thành viên Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu này chỉ đi vào tìm hiểu về mô hình thành lập, chế độ vốn trong Công ty TNHH một thành viên hay vấn đề chuyển đổi từ DNNN sang hoạt động theo loại hình này mà chưa

có công trình nghiên cứu chính thức nào đi sâu tìm hiểu một cách cặn kẽ về nghĩa

vụ của người quản lý trong Công ty TNHH một thành viên để có cái nhìn khái quát liên quan đến chế độ pháp lý về vốn và cấu trúc vốn trong mô hình công ty Tình hình thực hiện cũng như tuân thủ quy định về vốn và cấu trúc vốn trong Công ty TNHH một thành viên Đặc biệt liên quan đến cơ chế điều tiết vốn trong mô hình

mà Nhà Nước sở hữu 100% vốn điều lệ Có thể kể đến một số công trình như sau:

- Luật Thương mại – Phần chung và thương nhân của PGS.TS Ngô Huy

Cương, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015

- Chuyên khảo luật kinh tế của PGS.TS Phạm Duy Nghĩa, Nhà xuất bản Công

an nhân dân, 2011;

- Chuyên khảo Pháp luật về doanh nghiệp các vấn đề pháp lý cơ bản của

Luật sư Trương Nhật Quang, 2016; Cuốn sách chuyên khảo này đã đề cập về cách thức góp vốn trong Công ty TNHH nói chung

- “Chế độ pháp lý về quản lý nội bộ của công ty TNHH theo Luật doanh nghiệp” của tác giả Lương Thị Thu Hà;

- “Pháp luật về chuyển đổi DNNN thành Công ty TNHH một thành viên” của

tác giả Nguyễn Thị Huế

Ngoài ra, vấn đề chế độ pháp lý về vốn và cấu trúc vốn cũng được đề cập tại

một số bài nghiên cứu trên các tạp chí chuyên ngành như: Một số vấn đề pháp lý và thực tiễn về các loại hình doanh nghiệp của Thạc sỹ Đồng Ngọc Ba; Pháp luật về hợp đồng thành lập công ty của Tiến sĩ Nguyễn Thị Dung; Quyền thành lập Công

ty TNHH của người chưa thành niên theo quy định của pháp luật Pháp của Thạc

sỹ Lê Vệ Quốc; Hoàn thiện quy định của pháp luật Việt Nam về Công ty TNHH của Thạc sỹ Trần Quỳnh Anh; Thực trạng pháp luật về góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp Việt Nam của Tiến sĩ Doãn Hồng

Nhung… Đây là các bài nghiên cứu về Công ty TNHH một thành viên nhưng thường nghiên cứu các vấn đề liên quan đến chuyển đổi công ty Nhà Nước thành Công ty TNHH một thành viên hoặc tổng thể các quy định pháp luật Nhà Nước về

Trang 8

Mục đích mà tác giả hướng tới khi thực hiện luận văn là làm rõ những vấn đề

lý luận chung nhất về cấu trúc vốn trong Công ty TNHH một thành viên và thực trạng pháp luật hiện hành về vấn đề này, thực tiễn thực hiện pháp luật về vốn và cấu trúc vốn trong công ty từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật

về cấu trúc vốn trong Công ty TNHH một thành viên Cụ thể:

Một là, hệ thống hóa, xây dựng một số vấn đề lý luận về Công ty TNHH một thành viên Thông qua quy định pháp luật về mô hình Công ty TNHH một thành viên để làm cấu trúc vốn trong Công ty TNHH một thành viên, bao gồm khái niệm, đặc điểm, phân loại cấu trúc vốn Vai trò của cấu trúc vốn trong quá trình hình thành và hoạt động của công ty, nguồn hình thành vốn cũng như quá trình thay đổi cấu trúc vốn đối với mô hình Công ty TNHH một thành viên

Hai là, phân tích các quy định của pháp luật hiện hành về cấu trúc vốn trong Công ty TNHH một thành viên, đánh giá các ưu điểm, các hạn chế của quy định về cấu trúc vốn trong công ty

Ba là, từ cơ sở lý luận về Công ty TNHH, chế độ pháp lý về vốn và cấu trúc vốn trong công ty cũng như hiện trạng pháp luật về vấn đề này, luận văn đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về cấu trúc vốn đối với công ty TNHH trong bối cảnh hội nhập quốc tế phù hợp điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Với mục đích như trên nhiệm vụ nghiên cứu được đặt ra là tập trung nghiên cứu dưới hai khía cạnh lý luận và thực tiễn, cụ thể:

- Trước hết đi sâu nghiên cứu vấn đề lý luận về cấu trúc vốn trong Công ty TNHH một thành viên

- Đánh giá tình hình thực hiện các quy định của pháp luật về cấu trúc vốn trong Công ty TNHH một thành viên

- Nghiên cứu, phân tích, bình luận thực trạng quy định của pháp luật về cấu trúc vốn trong Công ty TNHH một thành viên, từ đó đưa ra định hướng và đề xuất các kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam liên quan đến chế định này

4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là các quy định của pháp luật về vốn và cấu trúc vốn trong Công ty TNHH một thành viên theo Luật Doanh nghiệp 2014 và thực tiễn thực hiện pháp luật về cấu trúc vốn

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của luận văn gồm:

Trang 9

4

- Về thời gian: luận văn nghiên cứu quá trình phát triển hệ thống pháp luật về

cấu trúc vốn trong Công ty TNHH một thành viên qua các thời kỳ ở Việt Nam, có

sơ lược một số mô hình cấu trúc vốn ở một số nước trên thế giới, luận văn đặt trọng tâm nghiên cứu pháp luật về cấu trúc vốn của Công ty TNHH một thành viên

trong giai đoạn pháp luật Việt Nam hiện hành

- Về không gian: luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu chế độ pháp lý về cấu

trúc vốn theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, có so sánh với quy định của một số nước trên thế giới

5 Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Luận văn được xây dựng trên cở sở phương pháp luận của duy vật biện chứng

và phương pháp duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – LêNin làm cơ sở lý luận và phương pháp luận

Bên cạnh đó còn sử dụng những phương pháp nghiên cứu chuyên ngành như phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, diễn giải, suy luận logic để đánh giá các vấn đề trên cơ sở làm sáng tỏ những khía cạnh lý luận, cũng như thực tiễn về cấu trúc vốn trong Công ty TNHH một thành viên Cụ thể:

+ Phương pháp phân tích, hệ thống hóa: Phương pháp này nhằm hệ thống hóa các quy định của pháp luật về cấu trúc vốn trong Công ty TNHH một thành viên để

từ đó phân tích, hệ thống hóa ở góc độ lý luận các nguồn hình thành vốn trong công ty Phân tích, chỉ rõ khái niệm, đặc điểm của từng loại vốn Phương pháp này được sử dụng ở chương 1 và 2

+ Phương pháp phân tích luật viết : Nhằm phân tích ý nghĩa của một số quy phạm có liên quan đến cấu trúc vốn trong công ty từ đó so sánh đối chiếu với thực tiễn các quy định về vốn tại các Công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam hiện nay Sử dụng chủ yếu ở chương 2 và 3 khi đề cập đến thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện

+ Phương pháp thống kê: Nhằm thống kê số lượng Công ty TNHH một thành viên được thành lập qua từng năm, thống kê đối tượng có quyền thành lập công ty theo mô hình này, thống kê chủ thể, thống kê nội dung của cấu trúc vốn theo quy định pháp luật Việt Nam Phương pháp này được sử dụng ở chương 1 và chương 2

6 Những đóng góp mới của đề tài

Luận văn là kết quả của việc nghiên cứu một cách khoa học và có hệ thống về cấu trúc vốn trong Công ty TNHH một thành viên, có thể là tài liệu tham khảo cho các cơ quan nghiên cứu pháp luật trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này, là tài liệu tham khảo cho các sinh viên tại các trường Đại học chuyên ngành Luật, và các cá nhân tổ chức muốn tìm hiểu về việc thành lập Công ty TNHH một thành viên Ngoài ra, các cơ quan bảo vệ pháp luật có thể tham khảo khi vận dụng những quy định của pháp luật về Công ty TNHH một thành viên và cấu trúc vốn trong công ty để áp dụng giải quyết các vụ việc trong thực tế

7 Kết cấu của Luận văn

Trang 10

Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn về vốn và cấu trúc vốn trong Công

ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Chương 3: Định hướng, giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về vốn và cấu trúc vốn trong Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hiện nay

Trang 11

6

CHƯƠNG 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VỐN VÀ CẤU TRÚC VỐN CỦA CÔNG

TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN TẠI VIỆT NAM

HIỆN NAY

1.1 Khái quát chung về vốn và cấu trúc vốn trong Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1.1 Khái niệm Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Hiện nay, theo LDN năm 2014 có hiệu lực từ ngày 1/7/2015 vẫn kế thừa quy định của LDN năm 2005 khi định nghĩa về loại hình công ty này Theo đó: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.14

Đặc điểm của mô hình Công ty TNHH một thành viên

Thứ nhất, thành viên công ty là một cá nhân hoặc một tổ chức Cá nhân hoặc

tổ chức là chủ sở hữu công ty

Thứ hai, Công ty TNHH một thành viên có tư cách pháp nhân

Thứ ba, chủ sở hữu Công ty TNHH một thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn

về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty

Thứ tư, Công ty TNHH một thành viên không được phát hành cổ phần để công khai huy động vốn LDN 2014 quy định: "Công ty TNHH một thành viên không được phát hành cổ phần" (khoản 3 Điều 73)

1.1.1.2 Khái niệm về vốn và cấu trúc vốn trong Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

1.1.1.2.1 Khái niệm về vốn trong Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

* Quan niệm về vốn trong Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên qua các thời kỳ theo pháp luật Việt Nam

Dưới góc độ pháp lý, pháp luật nói chung và LDN 2014 nói riêng không đưa

ra khái niệm chung về vốn mà chỉ đưa ra những khái niệm cụ thể như vốn có

quyền biểu quyết, vốn điều lệ Theo đó: Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần (khoản 29, Điều 4 Luật doanh nghiệp 2014)

14

Xem tại Điều 73, Luật Doanh nghiệp 2014

Ngày đăng: 30/03/2018, 09:03

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Chính phủ, (2010), Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 về đăng ký doanh nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 về đăng ký doanh nghiệp
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2010
2. Chính phủ, (2015), Nghị định số 96/2015/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2015 Quy định chi tiết một số Điều của Luật Doanh nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 96/2015/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2015 Quy định chi tiết một số Điều của Luật Doanh nghiệp
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2015
3. Chính phủ, (2016), Nghị định số 50/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2016, Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tƣ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 50/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2016, Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tƣ
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2016
4. Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1990), Luật công ty, Nxb sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật công ty
Tác giả: Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nhà XB: Nxb sự thật
Năm: 1990
5. Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1999), Luật doanh nghiệp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật doanh nghiệp
Tác giả: Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1999
6. Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Bộ Luật Dân sự, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Dân sự
Tác giả: Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2005
7. Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật doanh nghiệp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật doanh nghiệp
Tác giả: Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2005
8. Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật doanh nghiệp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật doanh nghiệp
Tác giả: Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2014
9. Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Bộ luật dân sự, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.B. Danh mục các tài liệu tham khảo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ luật dân sự
Tác giả: Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2015
1. Ts Dương Anh Sơn (2006), Cần thiết phải có cơ chế giám sát vốn điều lệ trong Luật doanh nghiệp, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp- Văn phòng Quốc hội, (số 10/ 2006), tr. 56-59,62 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ts Dương Anh Sơn (2006), "Cần thiết phải có cơ chế giám sát vốn điều lệ trong Luật doanh nghiệp
Tác giả: Ts Dương Anh Sơn
Năm: 2006
2. Đại học Luật Hà Nội (2015), Giáo trình Luật thương mại, Tập 1, NXB Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại học Luật Hà Nội (2015), "Giáo trình Luật thương mại
Tác giả: Đại học Luật Hà Nội
Nhà XB: NXB Công an nhân dân
Năm: 2015
3. Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật dân sự, NXB Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại học Luật Hà Nội (2008), "Giáo trình Luật dân sự
Tác giả: Đại học Luật Hà Nội
Nhà XB: NXB Công an nhân dân
Năm: 2008
4. Đại học Luật Hà Nội (2001), Từ điển giải thích thuật ngữ luật học, NXB Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại học Luật Hà Nội (2001), "Từ điển giải thích thuật ngữ luật học
Tác giả: Đại học Luật Hà Nội
Nhà XB: NXB Công an nhân dân
Năm: 2001
5. Đại Dương , Người chết vẫn... làm giám đốc doanh nghiệp! http://vietbao.vn/vi/Kinh-te/Nguoi-chet-van-lam-giam-doc-doanh-nghiep/70090156/87/, ngày 30 - 6 - 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại Dương , "Người chết vẫn... làm giám đốc doanh nghiệp
6. Đinh Thị An (2004), Luận văn Thạc sĩ luật học Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật Cộng hòa Pháp, Người hướng dẫn: TS Nguyễn Minh Mẫn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đinh Thị An (2004), Luận văn Thạc sĩ luật học " Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật Cộng hòa Pháp
Tác giả: Đinh Thị An
Năm: 2004
7. Huy Thắng, Chuyển đổi DN Nhà nước: Không làm kiểu "bình mới rƣợu cũ" http://webkinhte.com/forum/archive/index.php/t=4135.html ngày 7/7/2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: bình mới rƣợu cũ
8. PGS.TS. Hoàng Thế Liên (2013), Bình luận khoa học Bộ luật dân sự năm 2005, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: PGS.TS. Hoàng Thế Liên (2013), "Bình luận khoa học Bộ luật dân sự năm 2005
Tác giả: PGS.TS. Hoàng Thế Liên
Nhà XB: Nhà xuất bản chính trị quốc gia
Năm: 2013
9. Lê Thị Tú Hồng (2006), Luận văn Thạc sĩ luật học Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo Luật doanh nghiệp 2005 – Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Người hướng dẫn: Ts Nguyễn Viết Tý Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Thị Tú Hồng (2006), Luận văn Thạc sĩ luật học "Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo Luật doanh nghiệp 2005 – Những vấn đề lý luận và thực tiễn
Tác giả: Lê Thị Tú Hồng
Năm: 2006
10. Thạc sỹ Lê Đình Vinh (2004), Kiểm soát các giao dịch tƣ lợi trong công ty theo Luật doanh nghiệp”, Tạp chí luật học, số 1/2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thạc sỹ Lê Đình Vinh (2004), Kiểm soát các giao dịch tƣ lợi trong công ty theo Luật doanh nghiệp”, "Tạp chí luật học
Tác giả: Thạc sỹ Lê Đình Vinh
Năm: 2004
11. Nguyễn Thị Khế (2007), Pháp luật về tổ chức các hình thức doanh nghiệp, NXB Tƣ pháp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thị Khế (2007), "Pháp luật về tổ chức các hình thức doanh nghiệp
Tác giả: Nguyễn Thị Khế
Nhà XB: NXB Tƣ pháp
Năm: 2007

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w