Những kiến nghị về văn bản pháp luật

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp (Trang 79)

III. Những kiến nghị điều kiện thực thi giải pháp

1.Những kiến nghị về văn bản pháp luật

Để tháo gỡ một số vướng mắc trong quá trình thực hiện thuế TNDN cho phù hợp với tình hình thực tiễn thì cần có một số những thay đổi liên quan đến các vấn đề sau:

- Về chi phí hợp lý hợp lệ được khấu trừ để tính thu nhập chịu thuế - Về đối tượng nộp thuế TNDN

- Về thuế TNDN bổ sung - Về mức thuế suất

- Về các khoản thu nhập chịu thuế khác - Về quy trình quản lý thu thuế

- Về sự thống nhất giữa các văn bản pháp luật

Cụ thể là:

- Đối với vấn đề trích khấu hao tài sản cố định có liên quan đến tính chất sửa chữa lớn. Hiện nay, trong Thông tư số 166 do Bộ tài chính ban hành có định nghĩa về sửa chữa lớn mang tính chất nâng cấp và phục hồi. Trên thực tế cho thấy sự tách biệt giữa hai tính chất này chỉ là tương đối vì sửa chữa để phục hồi chức năng họat động của tài sản có thể làm tăng giá trị của tài sản và ngược lại phải nâng cấp tài sản để phục hồi tính năng hoạt động của tài sản. Sở dĩ Nhà nước có quy định về phục hồi và nâng cấp vì khoản chi cho nâng cấp tài sản thường lớn hơn nên doanh nghiệp phải trích khấu hao phân bổ vào chi phí. Tuy nhiên nhiều trường hợp số tiền chi phục hồi lớn hơn số tiền chi nâng cấp và độ lớn còn tuỳ thuộc vào giá trị của các tài sản khác nhau. Các doanh nghiệp thường tuỳ cơ ứng biến, không phân biệt tính chất các khoản chi nào giá thành chịu được thì đưa vào chi phí. Rõ ràng có quy định về tính chất sửa chữa lớn nhưng tính thực thi và linh hoạt không cao: doanh nghiệp vừa không thực hiện đúng và cán bộ thuế lại khó kiểm tra xác định được. Như vậy, cần có quy định rõ ràng từng trường hợp cụ thể, đối với các loại tài sản khác nhau như : nhà cửa, thiết bị, máy móc cần đưa ra các khung, cấp về giá trị và xác định tỷ lệ phần trăm theo nguyên giá để giúp các doanh nghiệp hạch toán thống nhất.

- Tại điểm 4, mục III, phần B Thông tư số 18/2002/TT-BTC quy định: “ Chi phí nghiên cứu khoa học, công nghệ trừ phần kinh phí do Nhà nước hoặc cơ quan quản lý cấp trên hỗ trợ; chi sáng kiến cải tiến; chi bảo vệ môi trường; chi phí cho giáo dục, đào tạo, y tế trong nội bộ doanh nghiệp theo số thực chi nhưng không vượt quá 1,3 lần so với các khoản chi có định mức của Nhà nước…”. Tuy nhiên cần phải quy định cụ thể các khoản chi định mức của Nhà nước là bao nhiêu để các doanh nghiệp có thể áp dụng một cách chính xác và đúng nhất.

- Tại điểm 5b, mục III, phần B Thông tư 18/2002/TT-BTC quy định: “Đối với khoản chi phí thuê sửa chữa lớn tài sản cố định nhằm khôi phục năng lực của tài sản được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong năm. Nếu chi sửa chữa phát sinh một lần quá lớn thì được phân bổ cho năm sau…”. Vậy cần phải quy định rõ chi sửa chữa lớn một lần quá lớn là bao nhiêu thì được phân bổ cho năm sau.

Bổ sung đối tượng nộp thuế TNDN là các công ty thường trú và các công ty không thường trú có thu nhập phát sinh tại Việt Nam. Nên chuyển đối tượng nộp thuế TNDN là cá nhân kinh doanh sang nộp thuế thu nhập cá nhân.

* Về thuế TNDN bổ sung

Theo quy định của Luật thuế thì cơ sở kinh doanh có lợi thế khách quan, nếu thu nhập còn lại sau khi đã tính thuế theo thuế suất cơ bản 32% mà vượt quá 20% vốn chủ sở hữu thì phải nộp thuế TNDN bổ sung với thuế suất 25%. Trong thực tiễn vì khó xác định được thế nào là lợi thế khách quan, nên mọi đối tượng có thu nhập cao đều phải nộp thuế TNDN bổ sung.

Về lâu dài nên bỏ thuế TNDN bổ sung, trong lúc chưa bỏ thuế thu nhập bổ sung thì nên chọn ra tiêu thức làm cơ sở để tính thuế thu nhập bổ sung. Nên chăng nếu xác định tỷ lệ số được trích các quỹ xí nghiệp ở một mức nào đó trên cơ sở tổng quỹ tiền lương? Hoặc xác định thu nhập chịu thuế thu nhập bổ sung nhưng tăng nguồn cho 3 quỹ để giảm phần thuế điều tiết.

* Về mức thuế suất

Cùng với kiến nghị bãi bỏ thuế TNDN bổ sung là giảm mức động viên tiến tới mức thuế suất phổ thông cho tất cả các loại doanh nghiệp, mức đó có thể là 20%. Chỉ nên miễn giảm đối với miền núi, miền sâu miền xa. Như vậy để tránh các thủ tục miễn giảm thuế cho quá nhiều trường hợp như hiện nay đồng thời triệt để bao quát nguồn thu và tạo sân chơi bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp.

* Về các khoản thu nhập chịu thuế khác

Tại điểm 14, mục IV, phần B Thông tư số 18/2002/TT-BTC quy định: “Cơ sở kinh doanh có thu nhập được chia do góp vốn cổ phần, liên doanh, liên kết trong nước mà đơn vị nhận phần vốn góp đã nộp thuế TNDN thì không phải nộp thuế TNDN theo thuế suất ổn định, nhưng phải gộp vào phần thu nhập sau thuế để xác định thuế TNDN bổ sung(nếu có)”.

Trong Thông tư 99 cũ có nói rõ rằng: “ Đối với cơ sở kinh doanh sử dụng vốn Nhà nước, được Nhà nước cho phép mang vốn, tài sản của Nhà nước đi góp vốn cổ phần, liên doanh, liên kết kinh tế với tổ chức cá nhân nước ngoài thì thu nhập nhận dược

do góp vốn cổ phần, liên doanh, liên kết kinh tế phải nộp tiền thu sử dụng vốn ngân sách Nhà nước…”. Nhưng đến Thông tư số 18/2002/TT-BTc thid không nói rõ. Như vậy cần phải quy định rõ ràng rằng thu nhập được chia này có phải nộp tiền thu sử dụng vốn ngân sách Nhà nước hay không?

* Về quy trình quản lý thu thuế

Tại điểm 1, mục II, phần C Thông tư số 18/2002/TT-BTC quy định rõ :

“ Cơ sở kinh doanh có trách nhiệm kê khai và nộp tờ khai thuế TNDN theo mẫu số 1a quy định tại thông tư này cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý, chậm nhất vào ngày 25 tháng 1 hàng năm”.

Mặt khác tại điểm 3, mục IV, phần C trong Thông tư số 18/2002/TT-BTC còn quy định: “ Cơ sở kinh doanh phải nộp báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán thuế cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính”. Kết thúc năm tài chính được quy định vào ngày 31/12 hàng năm.

Như vậy, một thực tế xảy ra trong thời hạn nộp tờ khai thuế đến ngày 25/1 thì nhiều doanh nghiệp chưa có quyết toán thuế của năm trước đồng thời phải ước xây dựng cho năm nay. Vì không có số liệu thực nên doanh nghiệp xây dựng kế hoạch không có căn cứ. Vì vậy nên chuyển thời hạn nộp tờ khai dài thêm 1 tháng( có thể đến ngày 25/2) tương đương với thời hạn phải nộp các báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán thuế để đảm bảo tính sát thực của các nội dung trong tờ khai và nâng cao ý thức của các doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, chương trình tính thuế hiện nay trong quy trình thông báo thuế tỏ ra có nhiều sai sót như in sai thông báo thuế, ra thông báo thuế chưa đúng hạn và thậm chí chưa phản ánh đúng số thuế phải nộp với số đã nộp của các đơn vị khi có những thay đổi nhỏ. Như vậy, cần có sự hoàn thiện chương trình tính thuế để nâng cao tính linh hoạt mà vẫn đảm bảo chính xác cũng như tiết kiệm được thời gian trong công tác quản lý.

* Về sự thống nhất giữa các văn bản pháp luật

Thông qua quyết toán thuế năm 2000, 2001 cho thấy một số các quy định không thống nhất giữa các văn bản pháp luật : các thông tư hướng dẫn ngay trong ngành tài

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chính gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc áp dụng cũng như các cán bộ thuế trong công tác thanh tra kiểm tra.

Cụ thể là việc quy định những khoản tiền phạt vi phạm hợp đồng.

Tại điểm 15c, mục III, phần B Thông tư số 18/2002/TT-BTC ngày 20/2/2002 hướng dẫn thi hành Nghị định số 26/2001/NĐ-CP quy định về các khoản chi phí không được tính vào chi phí hợp lý, hợp lệ: “ Đối với khoản phạt vi phạm hợp đồng kinh tế sau khi bù trừ giữa số thu phạt, nếu còn được đưa vào thu nhập chịu thuế, ngược lại phải hạch toán vào thu nhập sau thuế”.

Trong khi đó tại điểm 3.2 phần B Thông tư số 63/1999/TT-BTC ngày 7/6/1999 hướng dẫn việc quản lý doanh thu, chi phí, giá thành sản phẩm dịch vụ tại các doanh nghiệp Nhà nước quy định các khoản được tính vào chi bất thường cho phép doanh nghiệp được hạch toán vào chi phí khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế. Việc quy định khác nhau giữa hai thông tư nói trên dẫn đến hiện tượng mâu thuẫn là: các doanh nghiệp sẽ làm theo quy định nào có lợi cho doanh nghiệp hơn còn các cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế sẽ đứng trên quan điểm Luật. Tất nhiên, trong những trường hợp tương tự như vậy thì văn bản pháp lý nào có giá trị pháp lý cao hơn sẽ được thực hiện theo nhưng ở đây 2 thông tư đều do Bộ tài chính ban hành. Mặt khác cần chỉnh sửa để có sự thống nhất giữa các văn bản pháp luật đảm bảo tính thực thi của luật thuế TNDN.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp (Trang 79)