Đánh giá thực trạng của từng công tác quản lý

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp (Trang 41)

III. Đánh giá tình hình quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh

2. Những tồn tại và nguyên nhân

2.2. Đánh giá thực trạng của từng công tác quản lý

2.2.1. Thực trạng công tác quản lý đối tượng kê khai nộp thuế TNDN

Dựa vào các quy định của luật đề ra và thông tư số 18/2002/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định số 26/2001/NĐ-CP ngày 4/6/2001 và Nghị định số 30/1998/NĐ-CP ngày 13/5/1998 của Chính phủ thì nhiệm vụ đặt ra của ĐTNT và cơ quan thuế là : - Cơ sở kinh doanh phải có trách nhiệm kê khai và nộp tờ khai thuế tạm nộp cả năm theo mẫu quy định tại Thông tư này cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý chậm nhất vào ngày 25 tháng 1 hàng năm. Căn cứ để kê khai là kết quả sản xuất, kinh doanh dịch vụ của năm trước và khả năng kinh doanh của năm tiếp theo.

Sau khi nhận được tờ khai, cơ quan thuế kiểm tra, xác định số thuế tạm nộp cả năm và chia ra từng quý để thông báo cho cơ sở kinh doanh tạm nộp thuế hàng quý.

- Đối với cơ sở kinh doanh chưa thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ, số thuế phải nộp hàng tháng được tính theo chế độ khoán doanh thu và tỷ lệ thu nhập chịu thuế phù hợp với từng ngành, nghề do cơ quan thuế ấn định.

- Cơ sở kinh doanh có trách nhiệm tạm nộp số thuế hàng quý theo thông báo chậm nhất không quá ngày cuối quý. Đối với cơ sở kinh doanh theo quy định nộp thuế hàng tháng thì thời hạn chậm nhất không quá ngày 25 của tháng tiếp theo.

- Cơ sở kinh doanh phải thực hiện quyết toán thuế hàng năm với cơ quan thuế . Trong thời hạn 60 ngày kể từ khi kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính, cơ sở kinh doanh phải nộp báo cáo quyết toán thuế cho cơ quan thuế và phải nộp đầy đủ số thuế còn thiếu vào ngân sách Nhà nước trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nộp báo cáo quyết toán; nếu nộp thừa được trừ vào số thuế phải nộp của kỳ tiếp theo.

Trong trường hợp sát nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, cơ sở kinh doanh phải thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế và gửi báo cáo quyết toán thuế trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày có quyết định sát nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản…

Trước khi đi vào đánh giá thực trạng của công tác quản lý ĐTNT chúng ta sẽ đi tìm hiểu khái quát kết quả quản lý ĐTNT đối với các doanh nghiệp công nghiệp tại địa bàn Hà Nội .

Từ khi luật thuế GTGT và thuế TNDN có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/1999 cùng với chính sách thuế ưu đãi nhằm khuyến khích sản xuất, số doanh nghiệp làm ăn thua lỗ giảm so với trước đây. Theo số liệu tổng kết năm 1998, trong số khoảng 320 doanh nghiệp công nghiệp thì có 240 doanh nghiệp có lãi ( chiếm 75%). Cho đến thời điểm hiện nay, số doanh nghiệp công nghiệp làm ăn thua lỗ đã giảm đi ( số doanh nghiệp có lãi chiếm 86% ). Khi luật thuế TNDN mới được áp dụng, các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ chủ yếu thuộc khối cơ khí cũ. Nguyên nhân chính là do một số mặt hàng chuyển đổi thuế suất 1-2% ( áp dụng với thuế doanh thu trước đây) thành 10% VAT hoặc 5% VAT đầu ra ( áp dụng với thuế GTGT hiện nay thay thế cho thuế doanh thu trước đây). Sau khi thực hiện việc giải quyết giảm VAT, số doanh nghiệp làm ăn thua

lỗ đã giảm xuống còn 14%. Ngoài ra có một số đơn vị do áp dụng VAT nên lãi giảm so với áp dụng thuế doanh thu trước đây.

Trong Luật thuế TNDN quy định, ĐTNT tự khai thuế và nộp tờ khai cho cơ quan thuế chậm nhất vào nhày 25 tháng 1 hàng năm nhằm nâng cao ý thức chủ động và tự giác của ĐTNT.

Sau đây là tình hình thực tế về việc thực hiện tự khai thuế và nộp tờ khai của ĐTNT qua 3 năm.

Biểu 4 : Tình hình nộp tờ khai của các doanh nghiệp qua các năm

Năm Tỷ lệ % doanh nghiệp nộp tờ khai đúng hạn

1999 20%

2000 50%

2001 80%

Năm 1999 do luật thuế TNDN mới áp dụng nên các doanh nghiệp chưa kịp thời nắm bắt được những quy định trong Luật cũng như việc thực hiện cũng có nhiều vướng mắc. Việc thực hiện tờ khai đúng Luật chủ yếu là các đơn vị lớn có lợi tức phát sinh biết được. Cho đến năm 2002, do ý thức chấp hành của các đơn vị được nâng cao cùng với sự đôn đốc nhắc nhở của các cán bộ thuế nên đa phần các doanh nghiệp nộp tờ khai đúng hạn. Bên cạnh đó, việc chấp hành luật thuế của các ĐTNT còn có một số những tồn tại sau :

- Đối với các cơ sở mới thành lập :

Theo quy định thì mọi doanh nghiệp sau khi được cấp giấy phép kinh doanh và giấy phép thành lập doanh nghiệp thì phải đến cơ quan thuế để tiến hành đăng ký nộp thuế. Hầu hết các doanh nghiệp đều chấp hành đúng quy định, song vẫn còn một số các doanh nghiệp nhỏ đăng ký nộp thuế còn chậm so với quy định. Hiện tượng các doanh nghiệp cố tình chậm đăng ký nộp thuế so với quy định sễ gây khó khăn cho cơ quan thuế trong việc quản lý ĐTNT, từ đó ảnh hưởng tới toàn bộ các công tác sau của quy trình quản lý thu thuế. Ngoài tác động tiêu cực trên đây thì hiện tượng đăng ký

nộp thuế chậm so với quy định còn là biểu hiện của hiện tượng trốn thuế nếu trong thời điểm các doanh nghiệp chưa đăng ký thuế nhưng vẫn tiến hành sản xuất kinh doanh và có lợi nhuận.

- Đối với cơ sở kinh doanh đã tiến hành đăng ký thuế với cơ quan thuế :

Nhìn chung các đơn vị này đều chấp hành việc nộp tờ khai thuế đúng hạn, tuy nhiên vẫn còn tình trạng nộp chậm tờ khai thuế . Do đó đã gây khó khăn cho các cán bộ thuế trong tất cả các công tác tiếp theo trong quy trình quản lý thu thuế như công tác ra thông báo thuế, công tác đôn đốc nộp thuế, công tác kiểm tra thanh tra thuế. Ngoài ra, chất lượng và nội dung tờ khai qua sự kiểm tra cũng phát hiện các chỉ tiêu kê khai còn nhiều thiếu sót chủ yếu là đối với các đơn vị nhỏ.

Sau khi nhận được tờ khai của ĐTNT, cán bộ thuế phải thực hiện công việc tiếp theo trong quy trình quản lý thu thuế đó là kiểm tra tờ khai căn cứ vào quyết toán của năm trước mà đơn vị đã giải trình để thông báo cho ĐTNT số thuế tạm nộp từng quý (được tính bằng số thuế tạm nộp cả năm chia đều cho 4 quý). Căn cứ vào báo cáo kết quả kinh doanh hàng quý của đơn vị mà cơ quan thuế có thể ra thông báo cho đơn vị nộp tờ khai thuế TNDN bổ sung để nộp bổ sung thuế.

Bên cạnh đó, chỉ tiêu kê khai thu nhập khác của doanh nghiệp chủ yếu là tiền lãi cho vay hoặc tiền gửi ngân hàng còn các thu nhập khác như thu nợ khó đòi, thu phạt vi phạm hợp đồng kinh tế, các khoản nợ phải trả không còn chủ, thu nhập bỏ sót các năm trước do phát sinh ngẫu nhiên nên hầu như không dự tính được. Ngoài ra, doanh nghiệp còn gặp phải khó khăn trong việc kê khai thuế TNDN bổ sung do doanh nghiệp không tự tính được thuế TNDN bổ sung nhất là vào năm 1999 (khi luật thuế TNDN và luật thuế GTGT mới đưa vào áp dụng ở Việt Nam ) như Tổng công ty điện lực, Công ty bia Hà Nội,…Chủ yếu là do năm đầu thực hiện luật thuế TNDN nên các doanh nghiệp này không biết họ có thuộc đối tượng nộp thuế TNDN bổ sung hay không. Tuy nhiên, sang các năm sau như năm 2000, 2001, 2002, các doanh nghiệp này đã tự tính được thuế TNDN bổ sung.

- Các đơn vị đang còn coi nhẹ việc tạm tính thuế TNDN. Các đơn vị cố tình khai giảm thuế TNDN trong kê khai thuế đầu năm. Điều này sẽ gây cản trở cho công tác

quản lý thuế TNDN của cơ quan thuế vì chỉ kết thúc năm tài chính có quyết toán năm các doanh nghiệp mới thực hiện tính tổng cộng số thuế chính thức phải nộp gây nên hiện tượng chiếm dụng vốn ngân sách.Với một khối lượng công việc nhiều( mỗi cán bộ thuế phải quản lý hồ sơ hơn 10 doanh nghiệp) và theo quy trình quản lý thu thuế mới thì hàng tháng cán bộ thuế sẽ không có điều kiện đi sâu vào kiểm tra số liệu chi tiết về doanh thu, chi phí thực tế phát sinh từng tháng của các doanh nghiệp mà chỉ thanh tra kiểm tra chứng từ hạch toán kế toán của các doanh nghiệp vào dịp quyết toán thuế. Do vậy, sẽ không thể kịp thời uốn nắn nhắc nhở các đơn vị ngay được. Ngoài ra, còn có thể gây hiện tượng thất thoát hoá đơn chứng từ là nguyên nhân dẫn đến các biểu hiện tiêu cực của doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp có các chi nhánh thực hiện hạch toán phụ thuộc thì chi nhánh đó không phải nộp thuế TNDN ở địa bàn hoạt động mà nộp thuế TNDN ở công ty mẹ. Một số các doanh nghiệp do phòng Công Nghiệp quản lý có một số các chi nhánh hạch toán phụ thuộc ở các địa phương khác như: Chi nhánh công ty kim khí Hà Nội thuộc công ty kim khí Hà Nội đóng ở thành phố Hồ Chí Minh, các chi nhánh của công ty cơ khí năng lượng và mỏ ở các tỉnh, các công ty điện lực ở các tỉnh hạch toán trực thuộc Tổng công ty điện lực Việt Nam …Theo quy định thì các chi nhánh đơn vị trực thuộc của các công ty trên sẽ tiến hành nộp thuế GTGT ở các tỉnh nơi các chi nhánh này đặt địa điểm nhưng phần kê khai về chi phí của các chi nhánh này phải gửi về công ty mẹ ở Hà Nội. Do các chi nhánh này nằm ở các địa phương xa Hà Nội, vì thế cán bộ thuế sẽ không có điều kiện để đi sâu đi sát kiểm tra tính trung thực của các số liệu được kê khai. Việc quản lý các chi nhánh thực hiện hạch toán phụ thuộc theo phương pháp trên đã ảnh huởng trực tiếp tới công tác quản lý ĐTNT của cơ quan thuế, ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập chịu thuế.

Qua một số thực trạng trên đối với công tác quản lý đối tượng kê khai nộp thuế TNDN ta có thể thấy bắt nguồn từ các nguyên nhân sau:

- Việc nộp chậm tờ khai tính thuế cho cơ quan thuế là do nguyên nhân từ phía doanh nghiệp, sự thiếu trách nhiệm của cán bộ tài chính của các doanh nghiệp làm ảnh hưởng trực tiếp tới các công tác quản lý thu thuế tiếp theo.

- Nguyên nhân của việc kê khai giảm thuế TNDN tạm nộp cả năm là do ý thức chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp còn hạn chế. Hơn thế nữa là do các doanh nghiệp cố tình chiếm dụng vốn ngân sách khi chưa đến thời điểm quyết toán thuế. Đây là một trong những hiện tượng tiêu cực của công tác chấp hành luật thuế TNDN đối với các doanh nghiệp đòi hỏi phải tìm ra những biện pháp khắc phục kịp thời. Cơ quan thuế cần phải có biện pháp kiên quyết xử lý những đơn vị kê khai thiếu trung thực không sát với tình hình thực tế như có thể phạt hành chính với các đơn vị đó. Trên đây là thực trạng và các nguyên nhân của thực trạng công tác quản lý đối tượng nộp thuế TNDN. Để thực hiện tốt hơn nữa công tác quản lý thu thuế TNDN, ngoài việc quản lý tốt các ĐTNT chúng ta cũng cần phải quản lý tốt doanh thu để tính thu nhập chịu thuế.

2.2.2. Thực trạng công tác quản lý doanh thu đối với các đối tượng nộp thuế TNDN

Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn Hà Nội đang từng bước hoạt động có hiệu quả, khai thác được những thế mạnh vốn có của mình, có nhiều biện pháp trong việc mở rộng sản xuất, mở rộng quy mô đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm…Do đó, các doanh nghiệp này ngày càng có khả năng cạnh tranh và uy tín cao, doanh thu tiêu thụ sản phẩm tăng đều qua các năm. Đây là một thực tế rất đáng mừng, tuy nhiên nó lại đặt ra những nhiệm vụ nặng nề cho công tác quản lý thu thuế TNDN. Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế TNDN là một nhân tố quan trọng cấu thành nên thu nhập chịu thuế. Chỉ có quản lý chặt chẽ được doanh thu để tính thu nhập chịu thuế thì kết quả tính thuế TNDN mới chính xác được. Như vậy việc tăng cường quản lý doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là hết sức quan trọng đối với công tác quản lý thu thuế TNDN.

Căn cứ vào Nghị định số 26/2001/NĐ-CP ngày 4/6/2001 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 30/1998/NĐ-CP và Thông tư số 18/2002/TT- BTC ngày 20/2/2002 hướng dẫn thi hành Nghị định trên quy định chi tiết thi hành Luật thuế TNDN, doanh thu để tính thu nhập chịu thuế TNDN là toàn bộ tiền bán hàng, tiền cung ứng dịch vụ( không có thuế GTGT) bao gồm cả trợ giá, phụ thu, phụ

trội mà cơ sở sản xuất, kinh doanh được hưởng. Nếu cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng, doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là giá bên mua thực thanh toán có cả thuế GTGT.

Theo quy trình quản lý thu thuế TNDN hiện nay, khi lập tờ khai thuế TNDN, ĐTNT ước tính tổng doanh thu thực hiện trong năm, các khoản giảm trừ doanh thu và kê khai theo mẫu. Kết thúc năm tài chính, ĐTNT lập báo cáo quyết toán thuế TNDN kèm tờ khai chi tiết doanh thu, chi phí, thu nhập trên cơ sở hoạt động thực tế trong năm gửi tới cơ quan thuế.

Xét trên một góc độ nào đó thì việc để ĐTNT tự kê khai sẽ có tác dụng đề cao ý thức tự giác của ĐTNT vì ĐTNT phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của báo cáo quyết toán thuế. Tuy nhiên về phía cơ quan thuế, để quản lý tốt doanh thu tính thuế không thể chỉ đơn thuần dựa trên số liệu kê khai của đơn vị mà cơ quan thuế phải lập kế hoạch và tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra quyết toán thuế tại cơ sở. Căn cứ để kiểm tra doanh thu tính thuế là: báo cáo quyết toán thuế, báo cáo tài chính năm, các hoá đơn chứng từ và sổ sách kế toán…Trong quá trình kiểm tra, cán bộ thuế tiến hành đối chiếu giữa số trên hoá đơn bán hàng và số báo cáo quyết toán năm, số dư trên các tài khoản kế toán để xem có sự phù hợp, ăn khớp không. Từ đó sẽ phát hiện những khoản hạch toán sai, bỏ sót, những khoản để ngoài doanh thu… Thực tế công tác kiểm tra quyết toán thuế TNDN do phòng công nghiệp thực hiện vào năm 2000 và 2001 cho thấy: Kiểm tra 130 đơn vị đã phát hiện số doanh thu năm 1999 báo cáo giảm so với kiểm tra là 45.367 triệu đồng. Kiểm tra 179 đơn vị phát hiện số doanh thu năm 2000 báo cáo giảm so với kiểm tra là 6.780 triệu đồng.

Như vậy, với số liệu trên cho thấy càng ngày ý thức chấp hành Luật thuế của các doanh nghiệp đã tốt hơn rất nhiều. Tuy nhiên, hiện tượng các doanh nghiệp tổng hợp doanh thu chưa đầy đủ và kê khai thiếu doanh thu tính thuế TDNT vẫn còn xảy ra. Sau đây ta có thể đưa ra một số các doanh nghiệp điển hình trong việc tổng hợp doanh thu chưa đầy đủ và kê khai thiếu doanh thu tính thuế TNDN.

Biểu 5: Một số các doanh nghiệp công nghiệp thực hiện tập hợp doanh thu chưa đầy đủ và kê khai thiếu doanh thu điển hình trong năm 2000 tại Hà Nội

Đơn vị : Triệu đồng

Tên đơn vị Số doanh thu báo

cáo theo quyết toán

Số doanh thu kiểm tra xác

định lại

Chênh lệch

1- Viện nghiên cứu cơ khí 16.847,1 19.641,3 2.794,2

2-Công ty may Đức Giang 130.433,9 130.913,6 479,7

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)