Cùng với các hoạt động trung gian thương mại, hoạt động MGTM giúp thương nhân thực hiện phân phối hàng hóa, dịch vụ trên phạm vi rộng, tiết kiệm được chi phí giao dịch, cải thiện môi trư
Trang 11
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
VƯƠNG ANH ĐÀO
HỢP ĐỒNG MÔI GIỚI THƯƠNG MẠI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 838 0107
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
THỪA THIÊN HUẾ, năm 2017
Trang 2Công trình được hoàn thành tại:
Trường Đại học Luật, Đại học Huế
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 5
1 Tính cấp thiết của đề tài 5
2 Tình hình nghiên cứu 6
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 7
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
5 Phương pháp nghiên cứu 8
6 Những điểm mới của luận văn 8
7 Kết cấu của luận văn 8
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG MÔI GIỚI THƯƠNG MẠI 9
1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của môi giới thương mại 9
1.1.1 Khái niệm môi giới thương mại 9
1.1.2 Đặc điểm của môi giới thương mại 9
1.2 Khái niệm, đặc điểm hợp đồng môi giới thương mại 12
1.2.1 Khái niệm hợp đồng môi giới thương mại 12
1.2.2 Đặc điểm của hợp đồng môi giới thương mại 13
1.3 Khái quát pháp luật về hợp đồng môi giới thương mại 14
1.3.1 Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng môi giới thương mại 14
1.3.2 Nội dung pháp luật về hợp đồng môi giới thương mại 15
Chương 2.THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HỢP ĐỒNG MÔI GIỚI THƯƠNG MẠI 16
2.1 Thực trạng pháp luật quy định về các bên tham gia của hợp đồng môi giới thương mại 16
2.1.1 Bên môi giới 16
2.1.2 Bên được môi giới 17
2.2 Thực trạng pháp luật quy định về đối tượng của hợp đồng môi giới
Trang 42.6 Thực trạng pháp luật quy định chấm dứt hợp đồng môi giới thương mại
Chương 3 ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG MÔI GIỚI THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM 23
3.1 Định hướng hoàn thiện pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật về hợp đồng môi giới thương mại ở Việt Nam 23
3.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về hợp đồng môi giới thương mại ở Việt Nam 23
3.3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về hợp đồng môi giới thương mại 23
KẾT LUẬN 25
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Môi giới thương mại (MGTM) là một trong những hoạt động có vai trò và ý nghĩa rất lớn trong tiêu thụ và phân phối hàng hóa, dịch vụ trên thị trường Cùng với các hoạt động trung gian thương mại, hoạt động MGTM giúp thương nhân thực hiện phân phối hàng hóa, dịch vụ trên phạm vi rộng, tiết kiệm được chi phí giao dịch, cải thiện môi trường kinh doanh mang lại hiệu quả đáng kể trong đầu tư
so với các hình thức phân phối trực tiếp Việc sử dụng hoạt động MGTM có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh doanh của thương nhân cũng như nền kinh tế quốc dân, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay
Ở nhiều nước trên thế giới, ngoài hoạt động đại diện thương mại, ủy thác thương mại thì hoạt động MGTM đã xuất hiện từ khá sớm, hoạt động này càng chuyên nghiệp, hiệu quả và thực sự trở thành một kênh phân phối hàng hóa, dịch
vụ quan trọng của thương nhân Ở Việt Nam, hoạt động MGTM mặc dù đã ra đời
từ lâu nhưng chỉ chính thức được ghi nhận trong Luật thương mại năm 1997 (LTM năm 1997) và tiếp tục được quy định trong Luật thương mại năm 2005 (LTM năm 2005) Trên cơ sở đó, các văn bản pháp luật chuyên ngành đã quy định về từng hoạt động môi giới cụ thể, trong đó có một số hoạt động môi giới đặc thù như: môi giới bất động sản, môi giới chứng khoán, môi giới bảo hiểm, môi giới hàng
hải…Hệ thống các văn bản pháp luật này đã tạo ra khuôn khổ pháp lý cho việc thực hiện các hoạt động MGTM ở Việt Nam Theo đó, các chủ thể thực hiện hoạt động MGTM trên cơ sở hợp đồng môi giới thương mại (HĐMGTM)
Hoạt động MGTM là cơ sở pháp lý quan trọng để thương nhân thực hiện cung ứng dịch vụ MGTM cho khách hàng LTM năm 2005 đã quy định những nguyên tắc chung cho việc thực hiện hoạt động MGTM và giao kết HĐMGTM Trong từng lĩnh vực môi giới, pháp luật đã điều chỉnh tương đối cụ thể các vấn đề như: chủ thể của hợp đồng, nội dung của hợp đồng, quyền và nghĩa vụ cụ thể của các bên tham gia giao kết hợp đồng, hình thức của hợp đồng….Nhìn chung, những quy định này đã tạo điều kiện cho các bên trong việc xác lập và thực hiện các
HĐMGTM trong từng lĩnh vực cụ thể
Tuy nhiên, quá trình triển khai áp dụng các quy định của pháp luật hiện hành về HĐMGTM cho thấy các quy định về HĐMGTM vẫn chưa đầy đủ, bộc lộ nhiều mâu thuẫn, chồng chéo, nhiều quy định còn chưa cụ thể dẫn đến khó khăn cho việc áp dụng và ảnh hưởng đến sự phát triển của hoạt động MGTM nói chung và việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia HĐMGTM nói riêng Cụ thể như:
BLDS 2015 xác định một số căn cứ để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại gồm: có hành vi vi phạm, có lỗi của bên vi phạm, có thiệt hại thực tế xảy ra, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại Trong khi đó, Luật
Thương mại 2005 không xác định lỗi là một căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH BLDS 2015 quy định hai căn cứ để miễn trách nhiệm là: sự kiện bất khả
kháng và lỗi của bên bị vi phạm (còn lại là trường hợp miễn trách nhiệm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng) và thỏa thuận của các bên chủ thể trong hợp đồng còn Luật Thương mại 2005 lại quy định bốn căn cứ để miễn trách nhiệm bao gồm: các trường hợp miễn trách nhiệm do các bên thỏa thuận, sự kiện bất khả kháng,
Trang 6hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia và hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng
BLDS 2015 quy định, mức phạt vi phạm hợp đồng do các bên tự thỏa thuận Tuy nhiên, Luật Thương mại lại quy định về mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm Như vậy, cùng điều chỉnh về một vấn đề nhưng rõ ràng có sự khác biệt giữa các Luật Không ít quy định trong Luật Thương mại năm 2005 có sự trùng lắp không cần thiết so với các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, như các quy định về hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng đại diện, hợp đồng thuê hàng hóa …Các quy định này trùng lặp nhưng lại không có sự thống nhất, gây khó khăn khi áp dụng Ví dụ, mức phạt vi phạm và mối liên hệ giữa phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại được quy định tại Điều 418 Bộ luật Dân sự 2015 và tại các Điều 301 và
307 Luật Thương mại 2005 là không có sự thống nhất Điều 418 đoạn cuối khoản
3 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Trường hợp các bên có thoả thuận về phạt
vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm” Trong khi
đó, khoản 2 Điều 307 Luật Thương mại quy định: “trường hợp các bên có thoả thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp Luật này có quy định khác”
Điều 423, 424, 425, 426 Bộ luật dân sự quy định một bên trong hợp đồng có thể đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng khi bên kia vi phạm hợp đồng, trong khi Điều 308, 310 và 312 Luật Thương mại quy định một bên trong hợp đồng thương mại có thể tạm ngừng hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng khi bên kia vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng (Vi phạm cơ bản là sự vi phạm hợp đồng của một bên đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng – Khoản 13 Điều 3 Luật Thương mại 2005) Trong trường hợp một trong hai bên thay đổi ý định không muốn tiếp tục thực hiện hợp đồng, ví dụ như không muốn mua nữa nên không giao đủ tiền hoặc không chịu bán nên không giao tài sản, khi bên bị vi phạm khởi kiện ra tòa án thì tòa thường xử hủy hợp đồng và giải quyết hậu quả của việc hủy hợp đồng, kết quả là bên bị vi phạm nếu đã thực hiện nghĩa vụ của mình thì sẽ bị thiệt hại Đây cũng là điểm mâu thuẫn giữa quy định của luật dân sự và luật thương mại Quy định của Luật Thương mại trong trường hợp này vừa phù hợp với thực tiễn, vừa phù hợp với thông lệ quốc tế
Trước yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và thực trạng pháp luật điều chỉnh về HĐMGTM ở Việt Nam hiện nay, việc nghiên cứu các quy định chung của pháp luật Việt Nam hiện hành về HĐMGTM trên cơ sở phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật chuyên ngành về một số HĐMGTM
cụ thể là rất cần thiết và có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn
2 Tình hình nghiên cứu
Trong khoa học pháp lý, pháp luật điều chỉnh HĐMGTM chưa được nghiên cứu nhiều Các vấn đề pháp lý về HĐMGTM mới chỉ được đề cập trong giáo trình
Trang 7Luật Thương mại của một số cơ sở đào tạo luật như: Trường Đại học Luật Hà Nội, khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội Tuy nhiên, những tài liệu này chỉ mới dừng lại ở việc nghiên cứu các quy định chung nhất của pháp luật về hoạt động MGTM, trong đó có đề cập đến nội dung về HĐMGTM, chưa có sự nghiên cứu sâu sắc về mặt lý luận cũng như những bất cập của pháp luật hiện hành về vấn đề này,
Ở các cấp độ và phạm vi nghiên cứu khác nhau, có thể kể đến luận án tiến sỹ
Luật học “Pháp luật điều chỉnh hoạt động trung gian thương mại ở Việt Nam” của
Nguyễn Thị Vân Anh (Trường Đại học Luật Hà Nội) Trong công trình này, tác giả
đã tập trung phân tích các nội dung cơ bản của pháp luật về hoạt động trung gian thương mại theo LTM năm 2005 và một số đạo luật chuyên ngành khác có quy định về hoạt động trung gian thương mại, trong đó có đề cập đến các quy định chung về HĐMGTM Ngoài ra, còn một số công trình khác nghiên cứu về một số
hoạt động MGTM đặc thù, cụ thể như: Luận văn thạc sỹ Luật học “Pháp luật về môi giới bất động sản” của tác giả Phạm Thị Trang (Trường Đại học Luật Hà Nội), Luận văn thạc sỹ “Hoạt động môi giới thuê tàu tại công ty Vietfrancht” của
tác giả Hoàng Thị Tuyết (Trường Đại học Ngoại thương) và một số bài viết đăng
trên các tạp chí chuyên ngành về các hoạt động môi giới thương mại như: “Dịch vụ môi giới bất động sản: Kinh nghiệm quốc tế, thực tiễn và định hướng phát triển của Việt Nam” của tác giả Lưu Đức Hải, Hà Huy Ngọc đăng trên tạp chí Quản lý
kinh tế số 24 năm 2009… Trong những công trình này, các tác giả chỉ mới tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật về từng dịch vụ MGTM cụ thể, trong
đó các quy định về HĐMGTM chưa được tập trung phân tích và làm rõ
Qua việc đánh giá tình hình nghiên cứu về HĐMGTM, có thể nhận thấy, chưa
có một công trình nào nghiên cứu một cách sâu sắc những vấn đề lý luận và thực tiễn về HĐMGTM cũng như pháp luật điều chỉnh về HĐMGTM Trên cơ sở kế thừa những thành tựu nghiên cứu của các công trình khoa học đã được công bố, có
thể khẳng định luận văn thạc sỹ: “Hợp đồng môi giới thương mại theo pháp luật Việt Nam hiện hành” là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách tổng quát các vấn
đề lý luận và thực tiễn về pháp luật điều chỉnh HĐMGTM theo quy định của pháp luật hiện hành
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về HĐMGTM, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về HĐMGTM Với mục đích nêu trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Làm rõ khái niệm, đặc điểm, vai trò của HĐMGTM; tìm hiểu khái niệm, đặc điểm về HĐMGTM và pháp luật điều chỉnh HĐMGTM
- Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật điều chỉnh HĐMGTM, bao gồm cả phân tích, làm rõ các quy định của pháp luật và thực tiến thi hành pháp luật về HĐMGTM tại Việt Nam;
- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về HĐMGTM và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về HĐMGTM ở Việt Nam trong thời gian tới
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trang 8Để đạt được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, luận văn nghiên cứu các quy định của pháp luật về HĐMGTM trong LTM năm 2005 như khái niệm, đặc điểm, vai trò MGTM, HĐMGTM và một số văn bản pháp luật chuyên ngành
về HĐMGTM trong từng lĩnh vực cụ thể, đồng thời có tham khảo và so sánh quy định về HĐMGTM của một số nước trên thế giới
LTM năm 2005 đã mở rộng phạm vi MGTM, bao gồm tất cả các hoạt động môi giới nhằm mục đích sinh lợi như: Môi giới bất động sản, môi giới chứng khoán, môi giới bảo hiểm, môi giới mua bán hàng hóa, môi giới hàng hải… Vì vậy pháp luật điều chỉnh HĐMGTM rộng và được quy định trong nhiều văn bản pháp luật chuyên ngành Trong phạm vi luận văn thạc sỹ Luật học, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu những nội dung cơ bản của pháp luật về HĐMGTM theo LTM năm
2005 và một số Luật chuyên ngành khác có điều chỉnh về các HĐMGTM đặc thù như: Luật kinh doanh bất động sản, luật kinh doanh bảo hiểm, luật chứng khoán,
bộ luật hàng hải
5 Phương pháp nghiên cứu
Để làm sáng tỏ các vấn đề nghiên cứu trên, luận văn đã sử dụng phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin; đồng thời, luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp lịch sử, phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp thống kê, phương pháp đánh giá, phương pháp dẫn giải, phương pháp so và đối chiếu
6 Những điểm mới của luận văn
Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đây về HĐMGTM, luận văn
có những điểm mới sau:
- Luận văn đã phân tích một cách cụ thể những vấn đề pháp lý về HĐMGTM, qua đó, luận văn đã chỉ ra những điểm bất cập, hạn chế của pháp luật hiện hành quy định về HĐMGTM;
- Trên cơ sở thực trạng pháp luật điều chỉnh về HĐMGTM và thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về HĐMGTM, luận văn đã đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về HĐMGTM nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của hoạt động MGTM trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về hợp đồng môi giới thương mại
Chương 2: Thực trạng pháp luật điều chỉnh hợp đồng môi giới thương mại
Chương 3: Định ướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật và tổ chức thực hiện hợp đồng môi giới thương mại
Trang 9Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG
MÔI GIỚI THƯƠNG MẠI
1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của môi giới thương mại
1.1.1 Khái niệm môi giới thương mại
Luật thương mại năm 2005 định nghĩa: “Môi giới thương mại là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân làm trung gian (gọi là bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (gọi là bên được môi giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng, mua bán hàng hóa, dịch vụ và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới” (Điều 150)
Pháp luật Việt Nam không đưa ra khái niệm “thương mại” nhưng đưa ra khái
niệm “hoạt động thương mại” theo đó: “hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác” (Khoản 11 Điều 3
Hoạt động MGTM là hoạt động kinh doanh nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận từ các hợp đồng môi giới
1.1.2 Đặc điểm của môi giới thương mại
Thứ nhất, MGTM là việc thực hiện hành vi trung gian nhằm kết nối các bên
tiếp xúc, đàm phán và xác lập các giao dịch
Cũng giống như các hình thức trung gian thương mại khác, MGTM là hành vi cung ứng dịch vụ thương mại theo phương thức trung gian Người môi giới được thuê để thực hiện các hoạt động giúp các bên được môi giới giao kết hợp đồng với nhau
Hoạt động MGTM trước tiên là một hoạt động cung ứng dịch vụ thương mại,
vì vậy chủ thể của hoạt động này cũng bao gồm hai bên là bên thực hiện dịch vụ (bên môi giới) và bên có nhu cầu sử dụng dịch vụ (bên được môi giới) Cũng giống như các hoạt động trung gian thương mại khác, trong hoạt động môi giới thương mại có sự xuất hiện của bên thứ ba nhưng bên môi giới chỉ có chức năng kết nối giữa bên được môi giới với bên thứ ba trong việc đàm phán, ký kết hợp đồng chứ
Trang 10không trực tiếp tham gia vào việc giao kết và thực hiện hợp đồng với bên thứ ba
Thứ hai, hoạt động MGTM có nội dung và phạm vi rộng
Hoạt động MGTM là hoạt động thương mại của thương nhân nhằm mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành cũng như pháp luật của nhiều nước trên thế giới, khái niệm thương mại được hiểu theo nghĩa rộng (như đã phân tích ở mục 1.1.1) Vì vậy nội dung và phạm vi của hoạt động MGTM theo quy định của pháp luật hiện hành cũng rộng và phong phú Nếu Luật Thương mại năm 1997 quy định thương nhân chỉ thực hiện hoạt động môi giới trong lĩnh vực mua bán hàng hóa hoặc có liên quan đến mua bán hàng hóa thì LTM
2005 đã mở rộng phạm vi MGTM sang tất cả các lĩnh vực thương mại bao gồm mua bán hàng hóa, các dịch vụ thương mại như: môi giới trong lĩnh vực bảo hiểm, bất động sản, chứng khoán…
Thứ ba, trong hoạt động MGTM, bên môi giới phải có tư cách pháp lý độc
lập với bên được môi giới và bên thứ ba
Tuy giữ vai trò kết nối giữa bên môi giới và bên thứ ba nhưng bên môi giới có
tư cách pháp lý độc lập Theo pháp luật hiện hành, bên môi giới phải là thương nhân độc lập và có đăng ký kinh doanh để thực hiện hoạt động môi giới một cách chuyên nghiệp Điều này cũng cho thấy hoạt động MGTM được coi là một nghề kinh doanh, chuyên cung ứng các dịch vụ môi giới trong các lĩnh vực thương mại
cụ thể Đặc điểm này giúp phân biệt hoạt động MGTM với các hoạt động môi giới
tự phát khác
Trong khi đó, bên được môi giới và bên thứ ba không nhất thiết phải là
thương nhân
Thứ tư, khi thực hiện hoạt động MGTM, thông thường bên môi giới chỉ có
quan hệ với bên được môi giới mà không có quan hệ với bên thứ ba (trừ trường hợp bên môi giới cũng ký hợp đồng môi giới với bên thứ ba)
Khi thực hiện MGTM, bên môi giới không phải là dại diện cho các bên được môi giới và cũng không nhân danh bên được môi giới để giao dịch cũng như thực hiện bất kỳ giao dịch nào với bên thứ ba
Bên môi giới chỉ làm các công việc giúp bên được môi giới và bên thứ ba tiếp xúc với nhau và tạo điều kiện cho các bên đi đến ký kết hợp đồng Đặc điểm này của hoạt động môi giới thương mại khác với các hoạt động trung gian thương mại khác Ví dụ, trong hoạt động đại diện cho thương nhân, bên đại diện sẽ thay mặt, nhân danh bên giao đại diện để thực hiện hoạt động thương mại với bên thứ ba để hưởng thù lao đại lý Có thể nói, với đặc điểm này, MGTM được coi là “hoạt động trung gian thương mại điển hình”
Thứ năm, hoạt động MGTM được thực hiện bởi những người có năng lực,
trình độ và kinh nghiệm liên quan đến lĩnh vực môi giới
Pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật các nước trên thế giới đều quy định điều kiện của thương nhân kinh doanh dịch vụ MGTM Trong đó, điều kiện được xem là quan trọng và quyết định đến kết quả của hoạt động môi giới là điều kiện về đội ngũ nhân viên thực hiện hoạt động môi giới Để hoạt động môi giới mang tính chuyên nghiệp và hiệu quả, đa số các lĩnh vực môi giới có tính chất phức tạp, pháp luật đều quy định người thực hiện hoạt động môi giới phải có chứng chỉ hành nghề môi giới Điều đó có nghĩa là chủ thể thực hiện hoạt động môi giới phải đạt được
Trang 11những yêu cầu nhất định về trình độ, năng lực và hiểu biết liên quan đến lĩnh vực được môi giới Chính vì thế, hoạt động MGTM đã dần trở thành một nghề mang tính chuyên môn cao trong xã hội
1.1.3 Vai trò của hoạt động môi giới thương mại
Thứ nhất, hoạt động MGTM giúp các thương nhân trong việc phân phối, tiêu
thụ hàng hóa, dịch vụ một cách có hiệu quả
Việc sử dụng phương thức phân phối, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ thông qua các nhà môi giới chuyên nghiệp mang lại hiệu quả cao vì những lý do sau:
Một là, nhà MGTM là những người thực hiện hoạt động MGTM một cách
chuyên nghiệp, có hiểu biết, kinh nghiệm và kiến thức sâu trong lĩnh vực môi giới,
vì vậy, họ có thể giúp nhà sản xuất phân phối hàng hóa, cung ứng dịch vụ một cách tốt nhất Hơn nữa, không phải lúc nào người bán cũng tìm được người mua, người cung ứng dịch vụ cũng tìm được người sử dụng dịch vụ và ngược lại, vì thế, với việc nắm bắt nhanh nhạy các điều kiện về thị trường, sở thích, thị hiếu của người tiêu dùng, xu hướng của thị trường… người môi giới sẽ đóng vai trò là cầu nối giúp cho các bên tìm đến nhau nhanh hơn và dễ dàng trong việc thương lượng, ký kết hợp đồng Đặc biệt, những người môi giới cũng là những người am hiểu biết sâu pháp luật, tập quán và các đối tác, vì vậy, họ có khả năng đẩy mạnh việc giao lưu buôn bán trên phạm vi rộng
Hai là, sử dụng dịch vụ MGTM sẽ tiết kiệm đáng kể chi phí giao dịch cho nhà
sản xuất trong phân phối và cung ứng dịch vụ trên thị trường Như trên đã nói, người MGTM thực hiện hoạt động môi giới một cách chuyên nghiệp, vì vậy, họ có các mối quan hệ khách hàng rộng, có sẵn các điều kiện cần thiết cho việc thực hiện các nghiệp vụ môi giới, họ thực hiện phân phối hàng hóa, dịch vụ cho nhiều nhà sản xuất nên hoạt động phân phối, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ của họ sẽ nhanh chóng, hiệu quả và ít tốn kém hơn việc từng nhà sản xuất thực hiện
Ba là, sử dụng dịch vụ môi giới thương mại góp phần đẩy mạnh quá trình
chuyên môn hóa lao động và tăng hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh Khi sử dụng dịch vụ môi giới, các nhà sản xuất sẽ tập trung vào hoạt động sản xuất, kinh doanh mà không bị phân tán các nguồn lực cho khâu cung ứng và phân phối dịch
vụ trên thị trường, do vậy, hiệu quả sản xuất, kinh doanh sẽ được nâng cao hơn
Thứ hai, hoạt động MGTM tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng được tiếp
cận với hàng hóa, dịch vụ trên thị trường một cách tốt nhất
Những nhà môi giới chuyên nghiệp sẽ giới thiệu đến người tiêu dùng các hàng hóa, dịch vụ phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của người tiêu dùng, đặc biệt là trong nhũng lĩnh vực mà đại đa số hiểu biết của người tiêu dùng còn hạn chế (chứng khoán, bất động sản…) Người môi giới sẽ tư vấn cho khách hàng những điều tốt nhất trong lĩnh vực phân phối hàng hóa, dịch vụ Ví dụ, trong lĩnh vực bất động sản, các thông tin về thị trường bất động sản được người môi giới cung cấp một cách chính xác, trung thực và đầy đủ sẽ giúp khách hàng phòng tránh được rủi ro và đảm bảo an toàn về mặt pháp lý khi tham gia xác lập giao dịch về bất động sản, nhất là khi đối tượng của các giao dịch liên quan đến bất động sản thường là các tài sản có giá trị lớn, hay trong lĩnh vực môi giới bảo hiểm, người môi giới sẽ tư vấn giúp khách hàng đánh giá những rủi ro của khách hàng, phân tích những rủi ro cần phải bảo hiểm, giúp khách hàng lựa chọn các doanh nghiệp
Trang 12bảo hiểm có đầy đủ khả năng cung cấp những sản phẩm bảo hiểm, những dịch vụ bảo hiểm phù hợp theo yêu cầu của khách hàng Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cũng đồng thời giúp người tham gia thực hiện đàm phán với các doanh nghiệp bảo hiểm để có thể thu xếp được những điều kiện, điều khoản, mức phí bảo hiểm đáp ứng được yêu cầu của khách hàng Trong hoạt động môi giới chứng khoán, người môi giới chứng khoán giúp các nhà đầu tư chứng khoán tiếp cận thông tin về thị trường chứng khoán một cách dễ dàng, khả năng lệnh đã đặt được thực hiện ở mức cao và tiết kiệm các chi phí cho việc đi lại, giao dịch…
Thứ ba, hoạt động MGTM giúp Nhà nước xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế
thị trường công khai, minh bạch
Thông qua các công cụ quản lý kinh tế của nhà nước, các hoạt động MGTM hoạt động nề nếp, chuyên nghiệp sẽ khiến cho nền kinh tế hoạt động ổn định, lành mạnh, tránh được các hiện tượng đầu cơ, lũng đoạn về giá gây tâm lý hoang mang cho người dân, đồng thời dần thay đổi thói quen kinh doanh thông qua các phương thức giao dịch trực tiếp của người dân và hình thành thói quen giao dịch gián tiếp thông qua phương thức trung gian nói chung và thông qua hình thức môi giới nói riêng
Bên cạnh những tác động tích cực nêu trên, phương thức kinh doanh qua MGTM cũng có những hạn chế nhất định, đặc biệt là bên được môi giới không liên
hệ trực tiếp với thị trường mà thông qua bên môi giới Vì vậy, việc thực hiện hợp đồng được xác lập giữa bên được môi giới với bên thứ ba phụ thuộc nhiều vào năng lực, phẩm chất của bên môi giới Thực tế có nhiều tranh chấp phát sinh từ hoạt động MGTM do bên môi giới tư vấn thiếu trách nhiêm, không có năng lực, kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn dẫn đến thiệt thòi cho khách hàng trong quá trình thực hiện hợp đồng với bên thứ ba
1.2 Khái niệm, đặc điểm hợp đồng môi giới thương mại
1.2.1 Khái niệm hợp đồng môi giới thương mại
Chúng ta có thể đi từ những đặc tính cơ bản của hợp đồng môi giới để làm sáng tỏ khái niệm HĐMG
Một là, HĐMGTM trước hết là hợp đồng thương mại Hợp đồng là một khái
niệm xuất hiện khá lâu và cũng có khá nhiều khái niệm về hợp đồng Ví dụ, Bộ
Luật Thương mại thống nhất của Hoa Kỳ quy định “Hợp đồng là sự tổng hợp các nghĩa vụ pháp lý phát sinh từ sự thỏa thuận của các bên”, Luật Hợp đồng năm
1999 của Trung Quốc quy định “Hợp đồng là sự thỏa thuận về việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự giữa các chủ thể bình đẳng, tự nhiên của các
tổ chức”
Hai là, HĐMGTM là hợp đồng cung ứng dịch vụ Nếu như đối tượng của hợp
đồng mua bán hàng hóa là hàng hóa các sản phẩm hữu hình thì đối tượng của hợp
đồng cung ứng dịch vụ là dịch vụ các sản phẩm vô hình, “là những thứ mà khi đem bán không thể rơi vào chân bạn”
LTM năm 2005 định nghĩa cung ứng dịch vụ tại khoản 9 Điều 3 “Cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại theo đó một bên (sau đây gọi là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên
sử dụng dịch vụ (sau đây gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung