Phân tích cơ cấu nguồn vốn và tài sản

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần thương mại HTC (Trang 31 - 34)

II Nguồn tài trợ tạm thờ

2.2.3. Phân tích cơ cấu nguồn vốn và tài sản

Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát toàn bộ tài sản hiện có và nguồn hình thành nên tài sản của doanh nghiệp. Dựa vào đó ta có thể biết được toàn bộ tài sản hiện có, hình thái vật chất, cơ cấu tài sản, nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp.

Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính phản ánh tổng quát tình hình tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định dưới hình thái tiền tệ theo giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản. Về bản chất bảng cân đối kế toán là một bảng cân đối tổng hợp giữa tài sản với vốn chủ sở hữu và công nợ phải trả. Các chỉ tiêu tăng giảm của bảng cân đối kế toán phản ánh khá trung thực tình hình tăng giảm tài sản, nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp.

Về mặt kinh tế qua việc xem xét phần tài sản cho phép đánh giá tổng quát năng lực và trình độ sử dụng tài sản. Về mặt pháp lí phần tài sản thể hiện tiềm lực mà doanh nghiệp có quyền quản lí và sử dụng lâu dài gắn với mục đích thu được các khoản lợi ích trong tương lai.

Khi xem xét phần "nguồn vốn", về mặt kinh tế người sử dụng thấy được thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Về mặt pháp lí người sử dụng bảng thấy được trách nhiệm của doanh nghiệp về tổng số vốn đã đăng kí kinh doanh với nhà nước, về số tài sản đã hình thành bằng vốn vay ngân hàng và vốn vay đối tượng khác cũng như trách nhiệm phải thanh toán những khoản nợ với người lao động, với nhà cung cấp, với ngân sách nhà nước....vv.

Qua kết quả của bảng cân đối kế toán ( bảng 2.2) có thể thấy tổng số tài sản cuối năm 2011 tăng thêm 34.925.197.469 đồng so với cuối năm 2010. Như vậy Công ty đã có nhiều cố gắng trong việc huy động vốn trong kỳ tạo điều kiện cho việc mở rộng quy mô sản xuất.

Để phân tích tình hình biến động các khoản mục trọng bảng cân đối kế toán ta tiến hành phân tích sự biến động tài sản và nguồn vốn.

- Tổng tài sản của Công ty cuối năm tăng so với đầu năm là 34.925.197.469 đồng tương ứng với mức tăng 4,99%.

Trong đó tài sản ngắn hạn tăng 60.764.361.621 đ tương ứng với mức tăng 18,25%, tỷ trọng tăng từ 47,56% lên thành 53,57%, là do các nguyên nhân sau:

- Tiền và các khoản tương đương tiền giảm 90.511.569.972 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 93,41%, tỷ trọng giảm từ 13,84% xuống còn 0,87%. Các khoản tương đương giảm đi làm tăng áp lực trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, đồng thời làm giảm tính thanh khoản của Công ty cũng như làm tăng rủi ro về mặt tài chính.

- Các khoản phải thu tăng 87.297.230.582đồng tương ứng với mức tăng 57,93%, tỷ trọng tăng từ 21,52% lên thành 32,37%, như vậy Công ty đang bị khách hàng chiếm dụng vốn. Điều này gây nhiều bất lợi cho Công ty, vì các khoản này nếu được thu hồi tốt Công ty sẽ có cơ hội đầu tư và các lĩnh vực khác mang lại nhiều lợi nhuận hơn.

- Hàng tồn kho tăng 63.106.632.895 đồng tương ứng với mức tăng 73,84%, tỷ trọng lại tăng từ 12,2% lên thành 20,21% là do trong cuối năm 2011 Công ty thực hiện việc tích trữ vật tư phục vụ cho sản xuất kinh doanh và do công tác tiêu thụ gặp nhiều khó khăn làm tăng giá trị hàng tồn kho. Việc dự trữ vật tư phục vụ cho SXKD là cần thiết và giúp Công ty ổn định giá vật tư, tuy nhiên việc dự trữ quá nhiều vật tư dẫn tới làm tăng chi phí lưu kho, giảm hiệu quả sử dụng vốn, mặt khác thành phẩm tồn kho nhiều chứng tỏ Công ty đang gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ, điều này đòi hỏi Công ty phải tích cực tìm kiếm mở rộng thị trường mới giảm được hàng tồn kho, từ đó mới giảm được chi phí lưu kho.

- Tài sản ngắn hạn khác tăng 872.068.116 đồng, chủ yếu là thuế GTGT được khấu trừ, tăng 100% so với cuối năm 2010.

- Tài sản dài hạn của Công ty giảm 25.839.164.152 đồng tương ứng với mức giảm 7,04% , điều này chứng tỏ trong năm 2011 Công không đầu tư thêm tài sản, giá trị tài sản giảm chủ yếu ở khoản mục TSCĐ, khoản mục này cuối năm 2011 giảm 18.579.114.152 đồng so với cuối năm 2010, tương ứng với tỷ lệ giảm 5,17%, tỷ trọng giảm từ 51,29% xuống còn 46,33%, khoản mục TSCĐ giảm chủ yếu ở mục chi phí xây dựng cơ bản dở dang, do trong năm 2011 Công ty hoàn thành và đưa vào sử dụng công trình do đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành. Các khoản mục tài sản khác như TSCĐHH và TSCĐ vô hình cũng có xu hướng giảm nhẹ.

Nhìn chung việc giá trị tổng tài sản cuối năm 2011 tăng so với cuối năm 2010 là không tốt vì trong khi giá trị TSCĐ phục vụ cho công tác sản xuất có xu hướng giảm xuống thì giá trị các khoản phải thu của khách hàng và giá trị hàng tồn kho lại tăng lên. Nguyên nhân là do Công ty thực hiện không tốt công tác thu hồi công nợ, mặt khác khâu lập kế hoạch dự trữ vật tư cũng kém dẫn tới giá trị hàng tồn kho tăng mạnh.

* Nguồn vốn

- Tài sản tăng là do nguồn vốn tăng, trong đó lại chủ yếu tập trung vào công nợ, trong khi nguồn vốn chủ sở hữu giảm xuống thì các chỉ tiêu như vay dài hạn, nợ ngắn hạn lại tănglên rất nhiều, như vậy có thể thấy Công ty không có sự đảm bảo về nguồn vốn, xu hướng tăng về nguồn vốn như vậy chưa phải là giải pháp tốt nhất cho Công ty.

Đi sâu vào phân tích chi tiết các khoản mục, ta thấy:

Nợ phải trả của Công ty tăng 4.585.207.265 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 0,95%.

Nợ phải trả của Công ty chủ yếu là nợ ngắn hạn, tuy nhiên chỉ tiêu này cuối năm 2011 giảm 3.646.040.919 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 1,08%, trong đó các khoản vay ngắn hạn có xu hướng giảm xuống, trong khi đó các khoản chiếm dụng bất hợp pháp như phải trả người bán, phải trả phải nộp khác...trong đó các khoản phải trả người bán cuối năm 2011 tăng mạnh so với cuối năm 2010, tăng 23,74%; các khoản người mua trả tiền trước cũng tăng mạnh, tăng 11.938.789.116 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 197,49%. Như vậy có thể thấy các khoản đi chiếm dụng bất hợp pháp tăng mạnh, điều này cho thấy để đảm bảo nhu cầu vốn cho hoạt động SXKD Công ty phải đi chiếm dụng từ các nhà cung cấp, khách hàng.

Các khoản vay và nợ dài hạn cũng chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng nguồn vốn, cuối năm 2010 chiếm 21,11%, cuối năm 2011 chiếm 21,23%. Các khoản vay và nợ dài hạn cuối năm 2011 tăng 8.231.248.184 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 5,57%, điều này cho thấy để đáp ứng đủ vốn nhu cầu SXKD Công ty phải đi vay dài hạn, tuy nhiên các khoản vay dài hạn có ưu điểm giúp Công ty tránh được áp lực thanh toán trong ngắn hạn, nhưng lại có nhược điểm là chi phí đi vay cao, do vậy sẽ ảnh hưởng không tốt tới hiệu quả SXKD của Công ty.

Vốn chủ sở hữu của Công ty cuối năm 2011 tăng mạnh so với cuối năm 2010, tăng 30.339.990.204 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 14,1%. Tỷ trọng vốn chủ

sở hữu tăng từ 30,73% lên thành 33,4%. Vốn chủ sở hữu tăng chứng tỏ tình hình tài chính của Công ty đã được cải thiện rõ rệt, giúp Công ty giảm bớt được rủi ro tài chính gặp phải trong quá trình SXKD.

Nhìn chung cơ cấu nguồn vốn của Công ty ngày càng biến động theo chiều hướng tích cực: Tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu, giảm tỷ trọng vốn đi vay, điều này cho thấy khả năng tài chính của Công ty ngày càng tốt hơn, độc lập hơn.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần thương mại HTC (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w