GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG Ở CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔNG ĐÔ 28
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Th. S HOÀNG THỊ YẾN LAN CHƯƠNG I RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại. 1.1.1. Khái niệm rủi ro Rủi ro là những bất trắc xảy ra ngoài mong muốn của con người. Trong kinh doanh rủi ro tồn tại khá phổ biến và rất phức tạp bởi vì thực tiễn đã chứng minh rằng bất kỳ hoạt động kinh doanh nào đem lại lợi nhuận đều có rủi ro, lợi nhuận càng lớn rủi ro càng cao. 1.1.2Các lại rủi ro phổ biến trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng Rủi ro trong hoạt động ngân hàng: Cũng như bất kỳ ngành kinh doanh nào khác, ngân hàng có thể gặp rủi ro và có thể mất vốn. Hơn nữa, ngân hàng là một ngành kinh tế nhạy cảm, hoạt động của ngân hàng với bản chất của nó, chịu ảnh hưởng của rất nhiều rủi ro. Bản thân người quản lý ngân và người lập chính sách cần biết và hiểu những rủi ro này để tìm mọi cách hạn chế những đổ vỡ dễ gây thiệt hại, trước hết là đến ngân hàng và sau đó là toàn bộ nền kinh tế. Trên thế giới, người ta phân ra nhiều loại rủi ro trong hoạt động ngân hàng 1.1.2.1 Rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra những tổn thất mà ngân hàng phải chịu do khách hàng vay không trả đúng hạn, hoặc không trả đầy đủ vốn và lãi. Rủi ro tín dụng được xem là rủi ro lớn nhất trong các loại rủi ro mà ngân hàng gặp phải, nó thường xuyên xảy ra và gây hậu quả nặng nề nhất. Rủi ro tín dụng xảy ra có thể làm tê liệt khả năng thanh toán của ngân hàng, thậm chí đưa ngân hàng đến bờ vực phá sản. Vì vậy trong quá trình hoạt động kinh doanh ngân hàng không được xem nhẹ vấn đề rủi ro tín dụng. “Rủi ro tín dụng có thể được hiểu là những tổn thất tiềm năng có thể xẩy ra do các bên đối tác trong hợp đồng tín dụng không có khả năng hoặc không có đủ năng lực thực hiện nghĩa vụ của họ một cách đầy đủ hoặc đúng hạn theo cam kết “ 1.1.2.2. Rủi ro hối đoái SV: LÊ THỊ HƯƠNG TRÀ 1 MSV: 05A13100N LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Th. S HOÀNG THỊ YẾN LAN Rủi ro hối đoái là khả năng xảy ra những tổn thất mà ngân hàng chịu khi tỷ giá hối đoái thay đổi vượt quá thay đổi dự tính. Trong cơ chế thị trường, tỷ giá thường xuyên dao động. Sự thay đổi này cùng với trạng thái hối đoái của ngân hàng tạo ra thu nhập thặng dư hoặc thâm hụt tạm thời. Tuy nhiên có những thay đổi tỷ giá ngoài dự kiến dẫn đến tổn thất cho ngân hàng. Để phòng ngừa rủi ro hối đoái, ngân hàng phải làm cân xứng giữa tài sản có và tài sản nợ đối với mỗi loại ngoại tệ trong bảng cân đối tài sản. 1.1.2.3 Rủi ro lãi suất Rủi ro lãi suất là khả năng thu nhập giảm do chênh lệch lãi suất giảm khi lãi suất thị trường thay đổi ngoài dự kiến gắn với thay đổi nhiều nhân tố khác như cấu trúc và kì hạn của tài sản và nguồn, quy mô và kì hạn của hợp đồng kì hạn… Ngoài ra khi lãi suất thị trường thay đổi ngân hàng còn có thể gặp phải rủi ro giảm giá trị tài sản. Ngân hàng có thể phòng ngừa rủi ro bằng cách làm cho các kỳ hạn của tài sản có và tài sản nợ cân xứng nhau 1.1.2.4. Rủi ro thanh khoản Rủi ro thanh khoản là khả năng xảy ra tổn thất cho ngân hàng khi nhu cầu thanh khoản thực tế vượt quá khả năng thanh khoản dự kiến làm cho ngân hàng mất khả năng thanh toán 1.1.2.5. Rủi ro hoạt động ngoại bảng Hoạt động ngoại bảng là các hoạt động không thuộc bảng cân đối tài sản( nội bảng), bởi vì các hoạt động này không liên quan đến việc nắm giữ các chứng khoán hay giấy nhận nợ sơ cấp hoặc ngân hàng phát hành các chứng khoán hay giấy nhận nợ thứ cấp. Tuy nhiên, các hoạt động ngoại bảng có ảnh hưởng đến trạng thái tương lai của bảng cân đối tài sản nội bảng, bởi vì các hoạt động ngoại bảng có thể tạo ra những tài sản có và tài sản nợ bổ sung cho bảng cân đối. 1.1.2.6. Rủi ro công nghệ Rủi ro công nghệ phát sinh khi những khoản đầu tư cho phát triển công nghệ không tạo ra được khoản tiết kiệm trong chi phí như đã dự tính khi mở rộng quy mô hoạt động. Rủi ro về công nghệ có thể gây nên hậu quả là khả năng cạnh tranh SV: LÊ THỊ HƯƠNG TRÀ 2 MSV: 05A13100N LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Th. S HOÀNG THỊ YẾN LAN của ngân hàng giảm xuống đáng kể và nguyên nhân tiềm ẩn của sự phá sản ngân hàng trong tương lai. 1.1.2.7. Rủi ro quốc gia và rủi ro khác NHTM đã mở rộng đầu tư và mua bán các đồng ngoại tệ mạnh. Nhưng khi các nước đó có biến động về kinh tế- chính trị dẫn tới suy thoái kinh tế sẽ dẫn tới suy thoái quốc gia. Những rủi ro khác bao gồm: thay đổi thuế đột ngột, ảnh hưởng của chiến tranh làm cho các điều kiện trên thị trường tài chính thay đổi đột biến không dự tính trước, sự sụp đổ của thị trường chứng khoán, rủi ro trộm cắp, lừa đảo… 1.2. Rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại 1.2.1. Hoạt động tín dụng của NHTM 1.2.1.1. Khái niện tín dụng ngân hàng Tín dụng ngân hàng là quan hệ vay mượn vốn lẫn nhau giữa một bên là ngân hàng với một bên là các tổ chức kinh tế, cá nhân trong một khoảng thời gian nhất định dựa trên nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi. 1.2.1.2. Các nguyên tắc của tín dụng ngân hàng Một là, cho vay có mục đích, có phương án vay vốn khả thi, hiệu quả Hai là, việc cho vay phải có đảm bảo Ba là, khách hàng phải hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi khi đến hạn 1.2.2. Rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại 1.2.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết. 1.2.2.2. Phân loại rủi ro tín dụng * Căn cứ vào tính chất của rủi ro tín dụng: • Rủi ro sai hẹn: là rủi ro mà người vay không trả được nợ gốc và lãi đúng hẹn trong hợp đồng tín dụng • Rủi ro mất vốn: là rủi ro mà ngân hàng không thu hồi SV: LÊ THỊ HƯƠNG TRÀ 3 MSV: 05A13100N LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Th. S HOÀNG THỊ YẾN LAN * Căn cứ vào phân loại nợ theo quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của NHNN Việt Nam về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc NHNN: • Rủi ro đối với nợ cần chú ý: Đó là những khoản nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày, các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu( đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ gốc lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu) • Rủi ro đối với nợ dưới tiêu chuẩn: là những khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nợ cần chú ý, các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả nợ đầy đủ theo hợp đồng tín dụng. • Rủi ro đối với nợ nghi ngờ: là những khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại lần đầu, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai. • Rủi ro đối với nợ có khả năng mất vốn: là những khoản nợ đã quá hạn trên 360 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần đầu quá 90 ngày trở lên theo thời gian trả nợ được cơ cấu lại lần đầu, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời gian trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai, các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn, các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý. 1.2.2.3.Tác động của rủi ro tín dụng đối với ngân hàng và nền kinh tế • Tác động rủi ro tín dụng đối với ngân hàng - Rủi ro tín dụng làm giảm uy tín của ngân hàng - Rủi ro tín dụng làm giảm khả năng thanh toán của ngân hàng - Rủi ro tín dụng làm giảm lợi nhuận của ngân hàng - Rủi ro tín dụng có thể dẫn tới phá sản ngân hàng •Tác động của rủi ro tín dụng đối với nền kinh tế SV: LÊ THỊ HƯƠNG TRÀ 4 MSV: 05A13100N LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Th. S HOÀNG THỊ YẾN LAN Sự sụp đổ của các ngân hàng sẽ kéo theo sự xáo trộn rất lớn đối với kinh tế- xã hội. Như vậy hậu quả tất yếu là dẫn tới suy thoái kinh tế 1.2.2.4.Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng •Nguyên nhân chủ quan - Chính sách tín dụng của ngân hàng còn nhiều bất cập: chính sách tín dụng đề cao việc tăng dư nợ hơn là chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng, quan tâm đến TSBĐ nhiều hơn là tính hiệu quả của phương án vay vốn… - Quy trình cho vay còn nhiều hạn chế + Thông tin khách hàng không đầy đủ trong quá trình thẩm định hồ sơ vay vốn + Định giá khoản vay chưa phù hợp với mức độ rủi ro của khách hàng + Tâm lý ỷ lại vào tài sản thế chấp + Công tác kiểm tra, giám sát sau khi cho vay chưa chặt chẽ - Trình độ, năng lực của cán bộ tín dụng còn hạn chế +Trình độ nghiệp vụ, năng lực của cán bộ tín dụng hạn chế + Rủi ro đạo đức của cán bộ tín dụng •Nguyên nhân khách quan - Khách hàng + Do năng lực, kinh nghiệm quản lý kinh doanh của khách hàng còn hạn chế + Rủi ro đạo đức từ phía khách hàng - Nền kinh tế, chính trị- xã hội và pháp luật + Môi trường kinh tế- xã hội + Môi trường pháp lý + Môi trường tự nhiên 1.3 Hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại 1.3.1 .Khái niệm hạn chế rủi ro tín dụng Hạn chế rủi ro tín dụng thực chất là một quá trình liên tục bắt đầu từ khâu thẩm định đánh giá trước khi phê duyệt khoản vay; giải ngân; theo dõi khoản vay (bao gồm cả việc đưa ra các dấu hiệu cảnh báo sớm về tình trạng của khách hàng), SV: LÊ THỊ HƯƠNG TRÀ 5 MSV: 05A13100N LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Th. S HOÀNG THỊ YẾN LAN quản lý các khoản nợ có vấn đề (bao gồm cả việc đưa ra các giải pháp, phương án thu hồi nợ nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại cho ngân hàng) cho đến khi thu hồi vốn. Mục tiêu hạn chế rủi ro tín dụng cũng được thể hiện ở trong chiến lược, chính sách tín dụng của các ngân hàng thương mại Hạn chế rủi ro tín dụng là tổ hợp các biện pháp mà ngân hàng áp dụng nhằm giảm thiểu tối đa những rủi ro có thể xẩy ra trong hoạt động tín dụng của ngân hàng 1.3.2 .Chỉ tiêu phản ánh mức độ hạn chế rủi ro tín dụng Tuy rủi ro tín dụng là khách quan, song ngân hàng phải quản lý rủi ro tín dụng nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các tổn thất có thể xảy ra. Từ những nguyên nhân nảy sinh rủi ro tín dụng, ngân hàng cụ thể hoá thành những dấu hiệu phát sinh trong hoạt động tín dụng, phản ánh rủi ro tín dụng: • Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ. Nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn = Tổng dư nợ Chỉ tiêu này phản ánh phần trăm các khoản nợ đến hạn là chưa được thanh toán đã chuyển thành nợ quá hạn. Tỷ lệ này phản ánh trực tiếp chất lượng tín dụng của ngân hàng, tỷ lệ càng cao thì mức độ rủi ro càng lớn. • Tỷ lệ nợ quá hạn và gia hạn nợ trên tổng dư nợ. Nợ quá hạn + Nợ gia hạn Tỷ lệ nợ quá hạn và gia hạn nợ = Tổng dư nợ Về cơ bản chỉ tiêu này cũng gần giống như tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ nhưng với các khoản nợ quá hạn được gia hạn nợ sẽ được ngân hàng quản lý khác với nợ quá hạn bởi đây là các khoản nợ của khách hàng đã được gia tăng thêm thời hạn, khách hàng vẫn được vay thêm một khoảng thời gian mà không phải chịu lãi suất hay hình thức phạt nào cả, điều này tạo điều kiện cho khách hàng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Thông thường tỷ lệ này lớn hơn so với tỷ lệ trên và nó SV: LÊ THỊ HƯƠNG TRÀ 6 MSV: 05A13100N LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Th. S HOÀNG THỊ YẾN LAN cũng trực tiếp phản ánh mức độ rủi ro của các khoản nợ tín dụng nhưng tỷ lệ này phản ánh những rủi ro tiềm ẩn khác mà tỷ lệ trên không phản ánh hết. • Mức độ rủi ro tín dụng Nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn = Tổng tài sản Nợ quá hạn + nợ gia hạn Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ gia hạn = Tổng tài sản Cả hai chỉ tiêu này đều phản ánh mỗi một đồng nợ quá hạn và gia hạn được tài trợ bởi bao nhiêu đồng vốn hiện có của ngân hàng. Tỷ lệ này càng nhỏ thì tình hình kinh doanh của ngân hàng càng được đảm bảo. • Mức đảm bảo rủi ro tín dụng: Mức đảm bảo rủi ro tín dụng là chỉ tiêu có tính thực tiễn cao để đánh giá mức độ phòng ngừa rủi ro của ngân hàng. Chỉ tiêu này được tính theo công thức: Mức đảm bảo Tổng NQH trên 6 tháng - Giá trị TSĐB các khoản nợ rủi ro tín dụng = Quỹ dự phòng rủi ro • Tỷ lệ lãi treo Lãi treo phát sinh Tỷ lệ lãi treo = Tổng thu nhập từ hợp đồng tín dụng Lãi treo là tiền lãi của khoản cho vay mà ngân hàng chưa thu hồi được. Chỉ tiêu này phản ánh mức độ thiệt hại trong thu nhập dự tính của ngân hàng do rủi ro tín dụng. • Tỷ lệ nợ khó đòi Nợ khó đòi Tỷ lệ nợ khó đòi = Tổng dư nợ SV: LÊ THỊ HƯƠNG TRÀ 7 MSV: 05A13100N LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Th. S HOÀNG THỊ YẾN LAN Nợ khó đòi là nợ quá hạn không hoặc rất ít có khả năng thu hồi. Tỷ lệ này phản ánh tổn thất trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. • Tỷ lệ rủi ro theo thời gian Dư nợ có khoản thanh toán quá hạn Tỷ lệ rủi ro theo thời gian = Tổng dư nợ Tỷ lệ này xem xét toàn bộ dư nợ còn lại kể từ khi xuất khoản nợ quá hạn do đó, tỷ lệ này phản ánh trung thực và đầy đủ nhất vấn đề rủi ro đang diễn ra tại ngân hàng. Giúp cho ngân hàng đánh giá được tình hình nợ quá hạn theo thời gian hiện tại đang ở mức độ nào. • Các chỉ tiêu khác - Chấm điểm khách hàng: bằng việc phân tích tình hình tài chính, hiệu quả phương án đi vay, năng lực quản lý của doanh nghiệp…ngân hàng sẽ lập ra hồ sơ khách hàngvà dựa vào những thông số trên để xếp loại và cho điểm - Quan hệ tín dụng giữa khách hàng và ngân hàng - Các khoản vay có TSBĐ và không có TSBĐ 1.4. Nhân tố ảnh hưởng tới hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại 1.4.1. Nhân tố chủ quan 1.4.1.1. Đội ngũ cán bộ ngân hàng Trình độ cán bộ tín dụng thấp, đây là một trở ngại lớn đối với công tác hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng. Đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng cũng là yếu tố không kém phần quan trọng trong việc hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng. Để hạn chế rủi ro tín dụng, bên cạnh việc phải xây dựng các văn bản pháp luật tín dụng, cẩm nang tín dụng một cách hoàn chỉnh và đầy đủ thì ngân hàng cần phải quan tâm tới việc đào tạo đội ngũ cán bộ. 1.4.1.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ thông tin Hoạt động trong ngành ngân hàng, yếu tố thông tin là vô cùng cần thiết. Nhưng hiện nay ở Việt Nam, việc cung cấp thông tin tín dụng còn chậm và đôi khi SV: LÊ THỊ HƯƠNG TRÀ 8 MSV: 05A13100N LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Th. S HOÀNG THỊ YẾN LAN chưa chính xác, chưa đáp ứng được nhu cầu của ngân hàng 1.4.2. Nhân tố khách quan 1.4.2.1. Khách hàng • Ý thức khách hàng là yếu tố khách quan gây nên rủi ro tín dụng, nằm ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng •Năng lực khách hàng là yếu tố quan trọng ngân hàng cần , phải xem xét khi quyết định cho vay. Nhưng để đánh giá đúng năng lực của khách hàng là điều không dễ, đây chính là trở ngại đối với ngân hàng trong việc hạn chế rủi ro tín dụng. 1.4.2.2. Môi trường kinh tế- chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ Bất kì sự thay đổi nào của Chính phủ về chính sách phát triển kinh tế, phát triển ngành nghề, chính sách tài chính- tiền tệ, chính sách thuế… đều có ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp và ngân hàng. Vì vậy, sự thay đổi một cách bất ngờ các chính sách liên quan đến kinh tế của Chính phủ là nhân tố ảnh hưởng tới việc hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng. Hệ thống pháp luật của nhà nước nếu thiếu đồng bộ, không chặt chẽ và rõ ràng sẽ tạo cơ hội cho những kẻ xấu lợi dụng kẽ hở pháp luật để thực hiện những hành vi xấu gây thiệt hại cho ngân hàng. Ngân hàng khó có thể nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng nếu Nhà nước không xây dựng một hệ thống pháp luật ổn định và hoàn thiện. SV: LÊ THỊ HƯƠNG TRÀ 9 MSV: 05A13100N LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Th. S HOÀNG THỊ YẾN LAN CHƯƠNGII THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔNG ĐÔ 2.1. Khái quát về chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đông Đô 2.1.1.Khái quát về Chi nhánh NHĐT Đông Đô 2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển: Chi nhánh BIDV Đông Đô được thành lập trên cơ sở nâng cấp phòng Giao dịch 2 ( 14 Láng Hạ), đi vào hoạt động từ ngày 31/07/2004 theo QĐ số 191/QĐ- HĐQT ngày 05/07/2004 của Hội đồng quản trị BIDV Việt Nam, là một trong những chi nhánh tiên phong đi đầu trong hệ thống BIDV Việt Nam chú trọng triển khai nghiệp vụ Ngân hàng bán lẻ, lấy phát triển dịch vụ và đem lại quy trình nghiệp vụ NH hiện đại và công nghệ tiên tiến, theo đúng dự án hiện đại hóa NH Việt Nam hiện nay. Việc thành lập chi nhánh BIDV Đông Đô phù hợp với tiến trình thực hiện chương trình cơ cấu lại, gắn liền với đổi mới toàn diện và phát triển vững chắc với nhịp độ tăng trưởng cao. Phát huy truyền thống phục vụ đầu tư phát triển, đa dạng hóa khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế, phát triển và năng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng… Qua đó nhằm nâng hiệu quả an toàn hệ thống theo đòi hỏi của cơ chế thị trường và lộ trình hội nhập, làm nòng cốt cho việc xây dựng tập đoàn tài chính đa năng, vững mạnh, hội nhập quốc tế. Nhiệm vụ của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Đông Đô. - Hoạt động huy động vốn: bao gồm hoạt động nhận tiền gửi( huy động tiền gửi các doanh nghiệp, tổ chức và dân cư), phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và các giấy tờ có giá khác để huy động vốn: vay vốn của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, vay vốn của NHNN và các hình thức huy động vốn khác theo quy định của NHNN. - Hoạt động tín dụng: bao gồm cấp tín dụng dưới hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác, bảo lãnh ngân hàng, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định của NHNN. SV: LÊ THỊ HƯƠNG TRÀ 10 MSV: 05A13100N