Những mặt còn yếu kém

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG Ở CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔNG ĐÔ 28 (Trang 27 - 29)

2. Phân theo thành phân kinh tế

2.3.2.Những mặt còn yếu kém

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý rủi ro còn những khó khăn, hạn chế sau:

Việc áp dụng quy trình tín dụng TA2 còn nhiều bất cập: Quy trình tín dụng mới thì khối lượng công việc phát sinh nhiều, luân chuyển qua nhiều bước trung gian ảnh hưởng tới chất lượng công tác tín dụng. Trong quá trình cho vay, hồ sơ giấy tờ phát sinh nhiều hơn, trải qua nhiều bước trung gian hơn khiến cho thời gian xét duyệt một khoản vay bị kéo dài ảnh hưởng đến quỹ thời gian của cán bộ tín dụng

Chưa chú trọng đúng mức đến chất lượng tín dụng: Mục tiêu của chi nhánh là mở rộng tín dụng, chỉ tiêu đặt ra là tổng dư nợ tín dụng tăng 25-26%/

năm. Để đạt được điều này, đôi khi Ngân hàng đã xem nhẹ những tiêu chuẩn cấp tín dụng, chấp nhận rủi ro cao hơn và cho vay đối với khoản vay không đủ tiêu chuẩn an toàn

Đội ngũ cán bộ nhân viên của chi nhánh: Chi nhánh NHĐT Đông Đô mới thành lập nên phần lớn còn rất trẻ, vì kinh nghiệm thực tế còn hạn chế. Mặt khác, họ cũng chưa được đào tạo và trang bị một cách đầy đủ các kiến thức mới về mô hình quản trị rủi ro ở các nước phát triển. Ngân hàng đã quan tâm tới công tác đào tạo nhưng do kinh phí có hạn và tình trạng thiếu chuyên gia giỏi để giảng dạy

Tỷ trọng cho vay có tài sản đảm bảochưa cao:Trong cơ cấu cho vay của chi nhánh NHĐT Đông Đô, tỷ trọng cho vay có tài sản đảm bảo chiếm lớn nhất là 67,8%( năm 2008), tỷ trọng cho vay đối với DNNN chiếm tỷ trọng lớn 41,67% ( trên tổng dư nợ). Các đối tượng khách hàng này vay vốn hầu hết đều không có tài sản đảm bảo, nếu có là tài sản hình thành từ vốn vay. Bên cạnh đó, rất nhiều DNNN hiện nay đang lâm vào tình trạng làm ăn thua lỗ, liên tục bị thua lỗ qua nhiều năm, mà không có phương án khắc phục. Vì vậy làm cho tình trạng nợ quá hạn tại Chi nhánh tăng cao, nhiều khoản nợ có khả năng mất vốn, không thu hồi được

Trang thiết bị công nghệ, thông tin không đầy đủ: Mặc dù trung tâm thông tin CIC ra đời nhưng hiệu quả hoạt động chưa cao, Ngân hàng chưa có được nguồn thông tin chính xác, kịp thời và đầy đủ. Điều này dẫn đến việc Ngân hàng có thể ra những quyết định sai lầm, đây là những tiền đề phát sinh những rủi ro tín dụng

Kiểm tra giám sát khoản vay đạt hiệu quả chưa cao, hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý rủi ro tín dụng:Thực tế cho vay tại Chi nhánh NHĐT Đông Đô hiện nay là cán bộ tín dụng hầu như rất ít đi kiểm tra, giám sát sau khi cho vay. Các cán bộ tín dụng, nhất là cán bộ mới chưa ý thức được tầm quan trọng của việc kiểm tra, giám sát khoản vay. Bên cạnh đó, Phòng kiểm tra nội bộ tại Chi nhánh với số lượng cán bộ hạn chế( chỉ 1 trưởng phòng và 4 cán bộ), không thể bao quát hết toàn bộ hoạt động tín

dụng của Chi nhánh. Vì vậy, chưa phát huy hết vai trò của hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Khâu thẩm định dự án đầu tư còn nhiều hạn chế: Các chỉ tiêu phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp đều ở trạng thái tĩnh, chưa tính đến các biến số động, nên việc xét duyệt các dự án không lường trước được các biến động của thị trường. Hơn nữa việc thẩm định chủ yếu dựa vào yếu tố định lượng, yếu tố định tính chưa được đánh giá cao và sử dụng không nhiều

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG Ở CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔNG ĐÔ 28 (Trang 27 - 29)