Chương 1VĂN HÓA HỌC VÀ CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM(Tổng số 03 giờ: 03 lý thuyết)1.1. Mục đích và đối tượng môn học1.1.1. Mục đíchCơ sở văn hóa Việt Nam là học phần trình bày những đặc trưng cơ bản cùng các quy luật hình thành và phát triển của một nền văn hóa nói chung và nền văn hóa Việt Nam nói riêng. Đối với sinh viên ngành văn hóa học và quản lý văn hóa, đây là học phần mang tính chất nhập môn; còn đối với sinh viên các ngành khác, nó trang bị những hiểu biết tối thiểu về một nền văn hóa, một dân tộc để sinh viên vận dụng vào quá trình học tập, công tác, có thể tham gia một cách có ý thức vào việc bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc.1.1.2. Đối tượngHọc phần cơ sở văn hóa Việt Nam nghiên cứu quy luật và điều kiện hình thành cùng với diễn trình văn hóa Việt Nam từ khởi thủy cho tới hiện tại và một số vấn đề văn hóa Việt Nam đương đại.1.2. Phương pháp nghiên cứu1.2.1. Phương pháp nghiên cứu liên ngành Liên ngành là một khái niệm nói lên một thực tế diễn ra trong lý luận và nghiên cứu khoa học nói chung cũng như trong văn hóa học nói riêng. Nó được hiểu như là một cách tiếp cận hiện đại trong nghiên cứu khoa học và là một sự phản ứng trước hiện tượng chuyên môn hóa ngày càng cao trong những chuyên ngành khoa học đã mang tính ổn định. Vì vậy, tính đa tầng của các lĩnh vực khoa học đang đặt ra hiện nay ngày càng thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học trên thế giới. Liên ngành còn đóng một vai trò hết sức quan trọng trước sự đòi hỏi cần phải quay về cách tư duy nguyên hợp, tổng hợp trước đây nhưng ở cấp độ cao hơn. Bởi vì, ban đầu con người nhận thức thế giới một cách tổng hợp, tư duy huyền thoại như là một đặc trưng, rồi sau đó, khoa học tự nhiên và khoa học xã hội không phân chia. Sau nhiều thế kỷ, tư duy nhân loại phát triển theo hướng phân tích đã dẫn đến sự ra đời các ngành chuyên môn hẹp càng chuyên sâu và chuyên biệt. Tư duy phân tích đã thể hiện tính ưu việt của nó. Song, thế giới hiện thực dù tự nhiên hay xã hội lại chằng chịt các mối liên hệ biện chứng và mang tính liên ngành, người ta không thể nhận thức thế giới một cách đơn tuyến và siêu hình. Sự liên ngành trong khoa học hiện đại dựa trên nền tảng phát triển cao của các khoa học phân tích đã ra đời. Đó chính là sự nghiên cứu mang tính hợp đề. Chỉ có sự xuyên ngành mới đạt đến chất lượng cao của phương pháp mà ta gọi là phương pháp liên ngành. Đó chính là sự hợp đề (Synthese). Sự liên ngành không chỉ là sự bổ sung của những phương pháp luận, mà còn là một ngành hay một chương trình độc lập đối với việc cải tiến khoa học trong thực tiễn nghiên cứu mới. Liên ngành không phải là sự cộng lại của các ngành khoa học với nhau, mà là sự tổng tích hợp các cách tiếp cận, các phương pháp nghiên cứu của các chuyên ngành vào trong một ngành khoa học mới. Để nghiên cứu các biểu thị văn hóa, bắt buộc người nghiên cứu phải tiếp cận nhiều môn học khác nhau: Xã hội học, Nhân học, Sử học, Khảo cổ học, Ký hiệu học, Tâm lý học v.v... Bởi lẽ, văn hóa là một lĩnh vực rất rộng và hết sức trừu tượng. Muốn hiểu biết về văn hóa cần phải đứng ở nhiều góc độ khác nhau để có thể nhận thức về nó một cách đầy đủ và toàn diện.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA VĂN HÓA THÔNG TIN & XÃ HỘI
GIÁO ÁN HỌC PHẦN
CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
Người soạn: ThS Nghiêm Xuân Mừng
HÀ NỘI - 2015
Trang 2Chương 1 VĂN HÓA HỌC VÀ CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
1.1.2 Đối tượng
Học phần cơ sở văn hóa Việt Nam nghiên cứu quy luật và điều kiện hình thành cùng với diễn trình văn hóa Việt Nam từ khởi thủy cho tới hiện tại và một
số vấn đề văn hóa Việt Nam đương đại.
1.2 Phương pháp nghiên cứu
1.2.1 Phương pháp nghiên cứu liên ngành
Liên ngành là một khái niệm nói lên một thực tế diễn ra trong lý luận vànghiên cứu khoa học nói chung cũng như trong văn hóa học nói riêng Nó đượchiểu như là một cách tiếp cận hiện đại trong nghiên cứu khoa học và là một sựphản ứng trước hiện tượng chuyên môn hóa ngày càng cao trong những chuyênngành khoa học đã mang tính ổn định Vì vậy, tính đa tầng của các lĩnh vực khoahọc đang đặt ra hiện nay ngày càng thu hút sự quan tâm của các nhà khoa họctrên thế giới
Liên ngành còn đóng một vai trò hết sức quan trọng trước sự đòi hỏi cầnphải quay về cách tư duy nguyên hợp, tổng hợp trước đây nhưng ở cấp độ caohơn Bởi vì, ban đầu con người nhận thức thế giới một cách tổng hợp, tư duyhuyền thoại như là một đặc trưng, rồi sau đó, khoa học tự nhiên và khoa học xã
Trang 3hội không phân chia Sau nhiều thế kỷ, tư duy nhân loại phát triển theo hướngphân tích đã dẫn đến sự ra đời các ngành chuyên môn hẹp càng chuyên sâu vàchuyên biệt Tư duy phân tích đã thể hiện tính ưu việt của nó Song, thế giớihiện thực dù tự nhiên hay xã hội lại chằng chịt các mối liên hệ biện chứng vàmang tính liên ngành, người ta không thể nhận thức thế giới một cách đơn tuyến
và siêu hình Sự liên ngành trong khoa học hiện đại dựa trên nền tảng phát triểncao của các khoa học phân tích đã ra đời Đó chính là sự nghiên cứu mang tínhhợp đề Chỉ có sự xuyên ngành mới đạt đến chất lượng cao của phương pháp mà
ta gọi là phương pháp liên ngành Đó chính là sự hợp đề (Synthese) Sự liênngành không chỉ là sự bổ sung của những phương pháp luận, mà còn là mộtngành hay một chương trình độc lập đối với việc cải tiến khoa học trong thựctiễn nghiên cứu mới
Liên ngành không phải là sự cộng lại của các ngành khoa học với nhau, mà
là sự tổng tích hợp các cách tiếp cận, các phương pháp nghiên cứu của các chuyên ngành vào trong một ngành khoa học mới Để nghiên cứu các biểu thị văn hóa, bắt buộc người nghiên cứu phải tiếp cận nhiều môn học khác nhau: Xã hội học, Nhân học, Sử học, Khảo cổ học, Ký hiệu học, Tâm lý học v.v Bởi lẽ, văn hóa là một lĩnh vực rất rộng và hết sức trừu tượng Muốn hiểu biết về văn hóa cần phải đứng ở nhiều góc độ khác nhau để có thể nhận thức về nó một cách đầy đủ và toàn diện.
1.2.2 Phương pháp tiếp cận hệ thống
Văn hóa là một phức thể bao gồm nhiều yếu tố không tách rời nhau.Muốn nghiên cứu một hiện tượng văn hóa nào phải đặt hiện tượng đó trong mốiquan hệ hữu cơ với nhiều hiện tượng khác Từ đó tìm ra những quy luật hìnhthành, những đặc trưng của văn hóa và những mối liên hệ mật thiết giữa các
hiện tượng sự kiện thuộc một nền văn hóa Ví dụ: Văn hóa vật chất gồm ăn, mặc, ở, trong ăn có rất nhiều thành tố khác nhỏ hơn như thức ăn, cách ăn; trong mặc thì có trang phục, mặc gì, chất liệu may mặc, cách mang mặc Văn
Trang 4hóa tinh thần gồm có đạo đức, văn học, nghệ thuật, tôn giáo, trong mỗi thành tố
đó lại bao hàm rất nhiều các thành tố khác nhỏ hơn.
1.3 Văn hóa và đặc trưng cơ bản của nó.
1.3.1 Định nghĩa về văn hóa
1.3.1.1 Nguồn gốc thuật ngữ văn hóa
Trong quá trình phát triển của lịch sử nhân loại, tại cựu lục địa Âu - Á đã hình thành hai vùng văn hóa lớn là “phương Tây” và “phương Đông” Phương Tây là khu vực tây - bắc gồm toàn bộ châu Âu (ví dụ như Hoa
Kỳ, Canada, Australia, New Zealand, Argentina, Brazil) đến dãy Uran ( Dãy núi Ural là dãy núi thuộc Liên bang Nga và Kazakhstan, là ranh giới tự nhiên
phân chia châu Á và châu Âu Dãy núi Ural trải dài 2.500 km từ thảo nguyên Kazak, chạy dọc theo biên giới phía bắc của Kazakhstan đến vùng bờ biển Bắc Băng Dương Đỉnh cao nhất là núi Narodnaya cao 1.895 m.); phương Đông là khu vực đông - nam gồm châu Á và châu Phi Các nền văn hóa cổ đại lớn mà nhân loại từng biết đến đều xuất phát từ phương Đông (Trung Hoa, Ấn
Độ, Lưỡng Hà, Ai Cập) Nền văn hóa phương Tây sớm nhất là Hi - La (Hi Lạp
và La Mã) cũng có nguồn gốc từ phương Đông, nó được hình thành trên cơ sở tiếp thu những thành tựu của các nền văn hóa Ai Cập và Lưỡng Hà Các nền văn hóa phương Đông đều hình thành ở lưu vực các con sông lớn là những nơi
có địa hình và khí hậu rất thuận tiện cho sản xuất nông nghiệp
- Phương Đông: Tại Trung Quốc, thời Xuân Thu (thế kỷ VI trước CN) trong
cuốn Chu Dịch, quẻ Bi đã có từ văn và hóa (Quan hồ nhân văn dĩ hóa thành thiên
hạ/ Xem dáng vẻ con người, lấy đó mà giáo hóa thiên hạ) Cụm từ này với nghĩa
Trang 5đến là Lưu Hướng thời Tây Hán (Năm 77 - 6 TCN) dùng thuật ngữ văn hóa vớinghĩa đối lập với vũ lực (Phàm vì dấy việc võ là vì không phục tùng, dùng văn hóa
mà không sửa đổi, sau đó mới thêm chém giết) Văn hóa ở đây được hiểu là văn trịgiáo hóa, tổ chức, quản lý, cai trị xã hội bằng văn hoá
Bộ sách Chu dịch là do hai bộ sách Kinh dịch và Dịch truyện hợp thành Thời gian hình thành sách khoảng từ nhà Ân, Thương, Tây Chu kéo dài mãi đến Xuân Thu Chiến Quốc, qua mỗi thời kỳ lại được bổ sung và hoàn chỉnh hơn Chu Dịch xuất hiện sớm nhất trong “Tả truyện” Hai bộ sách Kinh dịch và Truyện dịch, về nội dung có sự khác nhau, về hình thức có mối liên hệ rất mật thiết với nhau Kinh dịch ra đời vào giao thời nhà Ân, Thương, Tây Chu Truyện dịch ra đời vào thời Chiến Quốc Bộ “Chu Dịch” nói về lý, tượng số, chiêm Thực chất nói về vấn đề cốt lõi là vận dụng thuyết “một phân làm hai”, phương pháp luận vũ trụ quan đối lập thống nhất và phương pháp duy vật biện chứng, nêu lên những quy luật phát triển và biến hóa của vạn vật, nguyên tắc đối lập thống nhất, vận dụng thế giới quan, vận dụng bát quái để dự đoán các thông tin về các lĩnh vực trong xã hội Chu dịch còn có những tên gọi khác như
“đại số học vũ trụ”, “hòn ngọc của vương miện khoa học” Phương pháp dự đoán theo Chu dịch chia làm hai Phương pháp là theo Bát Quái và theo sáu Hào.
- Phương Tây: từ văn hóa bắt nguồn từ một động từ tiếng La - tinh
“cultus” sau chuyển thành “kultura”, có nghĩa là cày cấy, vun trồng Về sau từ
“kultura” chuyển thành “culture” (tiếng Anh), nghĩa là vun trồng,chăm sóc, bồi
dưỡng tinh thần, trí tuệ cho con người
-> Mặc dù có những điểm khác nhau song “văn hóa” của phương Đônghay “culture” của phương Tây đều có nội hàm chỉ hoạt động khai mở, vun trồngtrí tuệ và tâm hồn cho con người, làm cho con người trở nên tốt đẹp hơn
- Vào thế kỷ XIX, thuật ngữ “văn hóa” được những nhà nhân loại họcphương Tây sử dụng như một danh từ chính Những nhà học giả này cho rằngvăn hóa (văn minh) thế giới có thể phân loại ra từ trình độ thấp nhất đến trình độcao nhất, và văn hóa chiếm vị trí cao nhất Bởi vì họ cho rằng bản chất hướng vềtrí lực và sự vươn lên, sự phát triển tạo thành văn minh Học giả người Anh E.B
Trang 6Taylo là đại diện của họ Ông cho rằng, văn hóa là toàn bộ phức thể bao gồmhiểu biết, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục, những khả năng
và tập quán khác mà con người có được với tư cách là một thành viên của xãhội
- Thế kỷ XX, khái niệm “văn hóa thay đổi theo F.Boa, ý nghĩa văn hóađược quy định do khung giải thích riêng chứ không phải bắt nguồn từ cứ liệucao siêu như “trí lực”, vì thế sự khác nhau về mặt văn hóa từng dân tộc cũngkhông phải theo tiêu chuẩn trí lực Đó cũng là “tương đối luận của văn hóa”.Văn hóa không xét ở mức độ thấp cao mà ở góc độ khác biệt A.L Kroibơ vàC.L Klúchôn quan niệm văn hóa là loại hành vi rõ ràng và ám thị đã được đúc
kết và truyền lại bằng biểu tượng, và nó là thành quả độc đáo của nhân loại khác
với các loại hình khác, trong đó bao gồm cả đồ tạo tác do con người làm ra
- Ở Việt Nam, thuật ngữ văn hóa ra đời muộn hơn (khoảng đầu thế kỷ
XX), trước đó thuật ngữ văn hiến, văn vật được sử dụng như văn hóa
1.3.1.2 Định nghĩa văn hóa
- Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hoá: Năm 1994, giáo sư PhanNgọc, trong cuốn sách “Văn hoá văn nghệ và cách tiếp cận mới”, Nxb Sự thật
Hà Nội, đưa ra con số thống kê có đến 400 định nghĩa về văn hoá Và từ 1994đến nay, thống kê chưa chính xác nhưng người ta ước có hàng ngàn định nghĩa
về văn hoá
Lý do có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa như vậy bởi vì:
+ Văn hóa là một thực thể bao trùm lên mọi lĩnh vực, hoạt động của đờisống xã hội
+ Các ngành khoa học như dân tộc học, khảo cổ học, xã hội học, triết học,văn hoá học… đều lấy văn hoá làm đối tượng nghiên cứu cho nên họ đưa ranhững định nghĩa khác nhau về văn hóa dưới góc độ nghiên cứu của mình Chonên một định nghĩa về văn hoá của một nhà dân tộc học thì không trùng với địnhnghĩa của một nhà triết học hay một nhà khảo cổ học…
Các định nghĩa về văn hóa có thể được chia theo các nhóm sau đây:
Trang 7“Văn hoá là một phức thể bao gồm kiến thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạođức, luật pháp, tập quán, mọi khả năng và thói quen mà mọi con người với tưcách là thành viên của xã hội đạt được” E.B.Tylor.
“Văn hoá là tất cả những gì con người sản xuất ra: Công cụ, biểu trưng,thiết chế, hoạt động, các quan niệm, tín ngưỡng Đó là những sản phẩm nhân tạotruyền từ thế hệ này sang thế hệ khác”
Định nghĩa về văn hoá mang tính kế thừa di sản
“Văn hoá là một phức thể hiện tượng của kế thưà xã hội Phức thể này xácđịnh cuộc sống của chúng ta” (Xepia)
“Văn hoá bao gồm các quá trình kế thừa về kỹ thuật, tu tưởng, tập quán vàgiá trị” (Malinốpxki
Định nghĩa về văn hoá nhấn mạnh nếp sống xã hội, phương thức ứng xử
“Văn hoá là toàn bộ nếp sống được xác định bằng môi trường xã hội vàthông qua các cá nhân với tư cách là thành viên của xã hội ấy” (Kơlinebecgiơ)
“Văn hoá là cách ứng xử mà các thành viên trong xã hội học được” (f Merlin)
“Văn hoá là lối sống mà các thành viên trong xã hội học được chứ khôngphải kế thừa sinh học” (R Benedich)
Định nghĩa về văn hoá nhấn mạnh vào khả năng thích ứng với môi trường
“Văn hoá là toàn bộ sản phẩm do con người làm ra trong quá trình thíchứng với môi trường” (Bơlinmentan)
“Văn hoá là nếp sống, là sự thích ứng đặc biệt của con người với môitrường tự nhiên và các nhu cầu kinh tế”
Định nghĩa về văn hoá nhấn mạnh vào khía cạnh tư tưởng, biểu tượng
“Văn hoá là dòng thác tư tưởng xuyên từ cá nhân này sang cá nhân khác,thông qua những ứng xử biểu trưng, những từ ngữ và qua sự bắt chước”.(Phơrođơ)
Trang 8“Văn hoá là cơ chế của các hiện tượng, vật thể, hành động, tư tưởng, cảmxúc Cơ chế này được tạo ra nhờ việc sử dụng các biểu trưng, hoặc phụ thuộcvào các biểu trưng đó” (I Oaitơ).
Định nghĩa về văn hoá nhấn mạnh vào khía cạnh giá trị và sáng tạo
“Cột trụ của văn hoá là các giá trị” (A.Vebơ)
“Văn hoá là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo trong quá khứcũng như trong hiện tại Qua các thế kỷ hoạt động sáng tạo ấy đã tạo ra một hệthống các giá trị, các truyền thống và các thị hiếu - những yếu tố xác định đặctính riêng của mỗi dân tộc” (F Mayơ - Tổng Giám đốc UNESCO)
Định nghĩa về văn hoá nhấn mạnh vào thể chế xã hội, biểu trưng văn hoá
“Văn hoá là hình thái toàn diện của những thể chế mà con người cùng cóchung trong xã hội” (J.H Phichxơ)
“Văn hoá bao gồm các sáng tạo hoặc những đặc điểm văn hoá, tích hợptrong một hệ thống nhiều cấp độ liên kết khác nhau giữa các bộ phận, những đặcđiểm vật chất hoặc phi vật chất được tổ chức lại nhằm đáp ứng các nhu cầu cơbản của con người Chúng tạo ra các thể chế xã hội hợp thành một mô hình đơnnhất cho mỗi xã hội” (Orơbéc và Nimcốp)
1.3.1.3 Một số định nghĩa về văn hóa
- Định nghĩa văn hóa của Unesco (học liệu 2 tr.23 - 24)
- Định nghĩa văn hóa của Trần Ngọc Thêm (học liệu 1 - tr 10)
1.3.1.4 Một số thuật ngữ văn hóa học: Văn minh, văn hiến, văn vật và phân biệt nội hàm của chúng.
- Văn minh: (văn là vẻ đẹp, minh là sáng), chỉ tia sáng của đạo đức, biểu
hiện ở chính trị, pháp luật, văn học, nghệ thuật Trong tiếng Anh, Pháp, từcivilisation với nội hàm nghĩa văn minh, có nguồn gốc từ tiếng La tinh là civitasnghĩa là đô thị, thành phố và các nghĩa phái sinh: thị dân, công dân Văn minhchỉ trình độ phát triển nhất định của văn hóa về phương diện vật chất, đặc trưngcho một khu vực rộng lớn, một thời đại, hoặc cả nhân loại
Trang 9- Văn hiến: truyền thống văn hóa lâu đời Đào Duy Anh giải thích “là sách
vở và nhân vật tốt trong một đời” Văn hiến thiên về những giá trị tinh thần donhững người có tài đức chuyên tải, thể hiện tính dân tộc, tính lịch sử rõ rệt
- Văn vật: truyền thống văn hóa biểu hiện ở nhiều nhân tài và di tích lịch
sử Ví dụ “Hà Nội nghìn năm văn vật” Văn vật còn là khái niệm hẹp để chỉ
những công trình hiện vật có giá trị nghệ thuật và lịch sử Khái niệm văn vậtcũng thể hiện sâu sắc tính dân tộc và tính lịch sử
BẢNG SO SÁNH KN VĂN VẬT, VĂN HIẾN, VĂN HÓA, VĂN MINH
Thiên về giá trị
vật chất
Thiên về giá trịtinh thần
Chứa cả giá trị vậtchất lẫn tinh thần
Thiên về giá trịvật chất - kỹ thuật
Có bề dày lịch sử
Chỉ trình độ pháttriển
Gắn bó nhiều hơn với phương Đông nông nghiệp
Gắn bó nhiều hơnvới phương Tây
đô thị
1.3.2.Các đặc trưng cơ bản của văn hóa
Theo Trần Ngọc Thêm (Cơ sở văn hóa Việt Nam, học liệu 1, trang
11,12,13) văn hóa có 4 đặc trưng cơ bản: tính nhân sinh, tính lịch sử, tính giá trị
và tính hệ thống Theo Nguyễn Thừa Hỷ (Văn hóa Việt Nam một góc nhìn, Nxb
Thông tin và truyền thông, HN, 2012, tr 16 - 17), văn hóa có 4 đặc trưng cơ bản
là: tính nhân văn xã hội, tính biểu tượng sáng tạo, tính lan truyền lưu truyền; tính phổ quát, đặc thù.
Trang 10- Tính nhân sinh cho phép phân biệt văn hóa như một hiện tượng xã hội
do con người sáng tạo với các giá trị tự nhiên Văn hóa là cái tự nhiên được biến đổi bởi con người Sự tác động của con người vào tự nhiên có thể mang tính vật chất (luyện quặng, đẽo gỗ) hoặc tinh thần (như việc đặt tên, truyền thuyết cho
các cảnh quan thiên nhiên)
hợp với hoàn cảnh mới và điều kiện mới Vì vậy văn hóa còn có tính khả biến.
Tính khả biến của văn hóa được thể hiện ở mọi cấp độ, từ vi mô đến vĩ mô; từchủ thể sáng tạo đến chủ thể nhận thức Tính lịch sử cũng cho phép phân biệtvăn hóa như sản phẩm của một quá trình tích lũy qua nhiều thế hệ với văn minhnhư sản phẩm cuối cùng, chỉ ra sự phát triển của từng giai đoạn
1.3.2.3.Tính giá trị
Văn hóa theo nghĩa đen là “trở thành đẹp, thành có giá trị”, văn hóa phải
là những sản phẩm có giá trị mang lại lợi ích cho con người
- Culture (tiếng Anh): Vun trồng tâm hồn con người
- Văn hóa: “văn” = vẻ đẹp “hóa” = trở thành, biến thành, đem cái đãđược đúc kết ấy hóa thân trở lại cuộc sống, làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn
Tính giá trị cần để phân biệt giá trị với phi giá trị Nó là thước đo mức độ nhân bản của xã hội và con người Các giá trị văn hóa, theo mục đích có thể chia
thành giá trị vật chất (phục vụ cho nhu cầu vật chất) và giá trị tinh thần (phục vụ
cho nhu cầu tinh thần); theo ý nghĩa có thể chia thành giá trị sử dụng, giá trị đạo đức và giá trị thẩm mỹ; theo thời gian có thể phân biệt giá trị vĩnh cửu và giá trị nhất thời Sự phân biệt các giá trị theo thời gian cho phép ta có được cái nhìn
biện chứng và khách quan trong việc đánh giá lại tính giá trị của sự vật hiệntượng, tránh được những xu hướng cực đoan - phủ nhận sạch trơn hoặc tán
Trang 11nhiều hay ít tùy theo góc nhìn, theo bình diện được xem xét Muốn kết luận mộthiện tượng có thuộc phạm trù văn hóa hay không phải xem xét mối tương quangiữa các mức độ giá trị và phi giá trị của nó Về mặt lịch đại, cùng một hiệntượng sẽ có thể có giá trị hay không tùy thuộc vào chuẩn mực văn hóa của từnggiai đoạn lịch sử Ví dụ, việc đánh giá chế độ phong kiến, vai trò của Nho giáo,các triều đại nhà Hồ, nhà Nguyễn ở Việt Nam.
Muốn xác định được giá trị văn hóa còn cần phải dựa vào bộ công cụ là
hệ tọa độ 3 chiều mà trong đó văn hóa tồn tại: Con người - Chủ thể văn hóa;Môi trường tự nhiên và xã hội - Không gian văn hóa; Quá trình hoạt động –Thời gian văn hóa Việc cụ thể hóa 3 thông số này giúp ta định vị được giá trịcủa các nền văn hóa, vùng văn hóa và những biến thể văn hóa khác nhau Trong
hệ tọa độ gốc thì một sản phẩm văn hóa do con người tạo ra chắc chắn có giá trị,nhưng khi dịch chuyển một trong 3 thông số trong hệ tọa độ (C - K - T) thì sảnphẩm văn hóa đó có khi trở thành phi giá trị Do vậy, muốn xác định giá trị củamột hiện tượng văn hóa phải xem xét trong hệ tọa độ C - K - T Ví dụ tục ăn trầu
là nét đẹp của người Việt truyền thống nhưng lại là phi giá trị đối với người châuÂu
(Tham khảo 3 trục để xác định một không gian văn hóa)
- Một là trục nhận thức: tức là trình độ nhận thức và thế giới quan của con người trong cộng đồng ấy Nhận thức là những tri thức được thể hiện qua những kinh nghiệm, những lý thuyết mà con người ở đó đúc kết.
- Hai là trục giá trị: ở đây cần phải nghiên cứu, tìm hiểu và xem xét xem cái gì đã hấp dẫn con người ở đó khiến họ hành động, hướng tới, tiền bạc hay đạo đức, thẩm mĩ v.v
- Ba là hệ điều tiết, được thể hiện qua những mệnh lệnh, luật pháp, chế định khiến con người ở đây phải làm cái này mà không được làm cái khác.
1.3.2.4.Tính hệ thống
Văn hóa là một cấu trúc gồm nhiều thành phần Mọi hiện tượng, sự kiệnthuộc một nền văn hóa đều có liên quan mật thiết với nhau, xâm nhập vào nhau,làm nền tảng, cơ sở cho nhau chứ không phải là sự lắp ghép.Tính hệ thống giúp
Trang 12phát hiện những mối liên hệ mật thiết giữa các hiện tượng, sự kiện thuộc mộtnền văn hóa, phát hiện những đặc trưng, những quy luật hình thành và phát triểncủa nó.
1.3.2.5 Tính nhân văn xã hội
Văn hóa là những ứng xử và hoạt động của con người, chỉ con người mới
có Tính nhân văn, nhân bản của văn hóa thuộc về bản chất đặc biệt của conngười, luôn luôn tiếp cận hướng tới lý tưởng chân - thiện - mỹ, và được coi làmẫu số chung nối kết các nền văn hóa Tác giả Hồ Hữu Tường trong cuốn
“Tương lai văn hóa Việt Nam” (Nxb Minh Đức, Hà Nội, 1946, tr 36) khẳngđịnh: “Tính cách văn hóa phải là tính cách nhân bản Văn hóa phải làm cho conngười ngày càng cao quý đẹp đẽ hơn, phải làm cho con người trở nên Người”
1 3.2.6 Tính biểu tượng, sáng tạo
Văn hóa đến được với tri giác, nhận thức con người là nhờ thông quanhững biểu tượng, đúc rút ra từ vô vàn những sự vật khác nhau, của những cộngđồng khác nhau, được ký hiệu hóa bằng ngôn ngữ văn tự, âm thanh hình ảnh,khái niệm Đó chính là biểu tượng văn hóa Biểu tượng văn hóa thường mangtính ổn định và gắn bó với một cộng đồng người nhất định Những ứng xử, giátrị lâu đời của một dân tộc đã trở thành tập quán, phong tục, điển chương của
dân tộc đó Ví dụ: người Việt có tục ăn trầu, trong khi Trung Quốc và nhiều quốc gia khác không có Màu trắng là biểu tượng tang tóc của người Việt, nhưng biểu tượng tang tóc của người châu Âu lại là màu đen, còn màu trắng biểu trưng cho sự trong trắng, tinh khiết Những biểu tượng và thành tựu văn
hóa tạo nên di sản văn hóa Di sản là một vốn xã hội lâu đời của một dân tộc,
luôn luôn được làm giàu thêm và tự đổi mới bằng tự sáng tạo Ví dụ: xưa kia, một thiếu nữ Việt có hàm răng đen hạt huyền là biểu tượng của sắc đẹp thì ngày nay lại được thay vào là hàm răng trắng muốt Một nền văn hóa khi đã cạn kiệt
sức sáng tạo, chỉ còn biết đi theo những lối mòn là một nền văn hóa trên bướcđường suy tàn Trong quá trình lịch sử, sáng tạo dẫn đến tiến hóa văn hóa
Trang 131.3.2.7 Tính lan truyền, lưu truyền
Văn hóa không tự cô lập và bất động Như một chất khí khuếch tán trongkhí quyển, một nền văn hóa cũng khuếch tán, lan tỏa, truyền bá ảnh hưởng tớinhững không gian văn hóa xã hội khác Có hai dạng thức của lan truyền văn
hóa, một là lan truyền trực tiếp và hai là lan truyền gián tiếp Ví dụ Văn hóa Trung Hoa lan truyền trực tiếp sang văn hóa Việt Nam theo con đường xâm lược, di dân (lan truyền trực tiếp) Văn hóa Việt Nam tiếp thu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ qua văn hóa Chăm Pa (lan truyền gián tiếp) Cùng với lan
truyền qua không gian, văn hóa còn được lưu truyền qua thời gian theo chiềudọc Cơ sở của hình thức lưu truyền này là sự kế thừa, tích lũy di sản văn hóa,
kết tinh thành truyền thống Ví dụ: lòng yêu nước của người Việt Nam là di sản văn hóa tinh thần được đúc kết từ lịch sử hàng ngàn năm chống giặc ngoại xâm.
1.3.2.8 Tính phổ quát, đặc thù
Văn hóa vừa mang tính phổ quát (cái chung của nhân loại), vừa mang tínhđặc thù (cái riêng của từng quốc gia, dân tộc, cộng đồng người) Đó là do vănhóa gắn bó với con người Con người trên trái đất đều có một cấu trúc sinh họctâm sinh lý giống nhau, cùng mang trong người một tố chất chung, được gọi làtính nhân loại, tính nhân bản, trong đó có những quyền sống cơ bản, tức quyềncon người hay nhân quyền Đó là tầng nguyên sinh, mang tính phổ quát, tạothành đặc trưng của văn hóa Tính phổ quát của văn hóa chính là cây cầu ngắnnhất nối liền các cộng đồng, quốc gia dân tộc xa xôi nhất trên thế giới Mặtkhác, văn hóa còn mang tính đặc thù bởi lẽ mọi quốc gia, mọi cộng đồng người,mọi cá nhân đều là những chủ thể văn hóa đặc hữu, không giống nhau và phảimưu sinh trong những điều kiện tự nhiên khác nhau nên văn hóa cũng có nhữngđặc trưng, bản sắc riêng.Tính đặc thù tạo ra sự đa dạng văn hóa của các quốcgia, dân tộc, các cộng đồng người trên thế giới Quan hệ giữa tính phổ quát vàtính đặc thù của văn hóa là quan hệ giữa cái chung và cái riêng, giữa màu (color)
và sắc thái (nuance), không đối lập nhau mà bổ sung cho nhau
1.3.3.Các chức năng cơ bản của văn hóa
1.3.3.1 Chức năng nhận thức
Trang 14Là chức năng đầu tiên, tồn tại trong mọi hoạt động văn hóa Bởi conngười không có nhận thức thì không thể có bất cứ một hoạt động văn hóa nào.Nhưng quá trình nhận thức này của con người trong các hoạt động văn hóa lạiđược thông qua đặc trưng, đặc thù của văn hóa Nâng cao trình độ nhận thức củacon người chính là phát huy những tiềm năng ở con người.
1.3.3.2 Chức năng giáo dục
Là chức năng bao trùm nhất của văn hóa Văn hóa đã góp phần bồi dưỡngcon người, hướng lý tưởng, đạo đức và hành vi của con người vào “điều hay lẽphải, điều khôn, lẽ thiệt”, theo những khuôn mẫu, chuẩn mực mà xã hội quyđịnh
Văn hóa bao giờ cũng hình thành trong một quá trình và được tích lũy quanhiều thế hệ, mang tính lịch sử, tạo cho văn hóa có một bề dày, một chiều sâu,
nó được duy trì bằng truyền thống văn hóa, tức là cơ chế tích lũy và truyền đạtkinh nghiệm trong cộng đồng qua không gian và thời gian Nó là những giá trịtương đối ổn định (những kinh nghiệm tập thể) thể hiện dưới những khuôn mẫu
xã hội được tích lũy và tái tạo trong cộng đồng người và được cố định hóa dướidạng ngôn ngữ, phong tục tập quán, nghi lễ, luật pháp, dư luận Văn hóa đãthông qua các truyền thống, các giá trị (bao gồm cả giá trị đã ổn định, tức truyềnthống, và cả những giá trị đang hình thành) để giáo dục con người, bồi đắp tâmhồn và trí tuệ cho con người, biến con người từ 1 cá thể trở thành một cá nhân
có thể tham gia vào hoạt động xã hội Ví dụ: một đứa trẻ được sống với cha mẹ
sẽ được giáo dục theo truyền thống văn hóa trong gia đình mình được sinh ra;còn nếu bị rơi vào rừng, nếu sống được, đứa trẻ ấy sẽ mang hành vi, tính nết củaloài thú
Bằng chức năng giáo dục, văn hóa tạo cho lịch sử nhân loại và lịch sử mỗidân tộc một sự phát triển liên tục
1.3.3.3 Chức năng điều chỉnh xã hội
Văn hóa là những chuẩn mực do con người sáng tạo ra và từ đó nó trởthành những tiêu chí để con người điều chỉnh, cân bằng, hoàn thiện lối sống
Trang 15cân bằng động, không ngừng tự hoàn thiện và thích ứng với những biến đổi của
môi trường, giúp định hướng các chuẩn mực, làm động lực cho sự phát triển của
xã hội
1.3.3.4 Chức năng tổ chức xã hội
Nhờ có tính hệ thống mà văn hóa với tư cách là một thực thể bao trùm
mọi hoạt động của xã hội thực hiện được chức năng tổ chức xã hội Chính văn
hóa thường xuyên làm tăng độ ổn định của xã hội, cung cấp cho con người mọiphương tiện cần thiết để ứng phó với môi trường tự nhiên và xã hội của mình..
Nó là nền tảng của xã hội (nền văn hóa)
1.3.3.5 Chức năng giao tiếp
Văn hóa luôn gắn với hoạt động thực tiễn của con người nên có chức nănggiao tiếp, là một công cụ giao tiếp quan trọng của con người thông qua ngônngữ Nếu ngôn ngữ là hình thức của giao tiếp thì văn hóa là nội dung của nó.Văn hóa định hướng cách thức và mục đích giao tiếp của con người Điều đóđúng với giao tiếp giữa các cá nhân trong một dân tộc, lại càng đúng với giaotiếp giữa những người thuộc các dân tộc khác nhau và sự giao tiếp giữa các nềnvăn hóa khác nhau Ví dụ ở Việt Nam gật đầu là đồng ý thì ở Bungari gật đầu làphản đối và ngược lại
Thực hiện chức năng giao tiếp, văn hóa trở thành sợi dây nối liền conngười với con người Vì vậy, chỉ có hiểu biết chung về văn hóa giữa các dân tộc,các cộng đồng người thì việc giao tiếp mới thành công
1.3.3.6 Chức năng thẩm mỹ
Cùng với nhu cầu hiểu biết, con người còn có nhu cầu hưởng thụ, hướngtới cái đẹp Con người nhào nặn hiện thực theo quy luật của cái đẹp cho nên vănhóa phải có chức năng này Nói cách khác, văn hóa là sự sáng tạo của con ngườitheo quy luật của cái đẹp, trong đó, văn học nghệ thuật là biểu hiện tập trungnhất sự sáng tạo ấy Với tư cách là khách thể của văn hóa, con người tiếp nhậnchức năng này của văn hóa và tự thanh lọc mình theo hướng vươn tới cái đẹp vàkhắc phục cái xấu trong mỗi con người
1.3.3.7 Chức năng giải trí
Trang 16Trong cuộc sống, ngoài hoạt động lao động và sáng tạo, con người còn cónhu cầu giải trí Các hoạt động văn hóa, câu lạc bộ, bảo tàng lễ hội, ca nhạc sẽđáp ứng được các nhu cầu ấy Như vậy, sự giải trí bằng các hoạt động văn hóa là
bổ ích, cần thiết, góp phần giúp cho con người lao động sáng tạo và hiệu quảhơn và giúp con người phát triển toàn diện
1.4 Cấu trúc văn hóa
Cấu trúc là khái niệm chỉ sự vật hiện tượng mà các yếu tố có quan hệ chặtchẽ cấu thành một chỉnh thể
Cấu trúc văn hóa là hệ thống những thành tố cơ bản làm nên diện mạo củamột nền văn hóa
Cuốn Cơ sở văn hóa Việt Nam do GS Trần Quốc Vượng chủ biên chiacấu trúc văn hóa thành 3 thành tố
- Văn hóa sản xuất
- Văn hóa vũ trang
- Văn hóa sinh hoạt
Cuốn Cơ sở văn hóa Việt Nam của Trần Ngọc Thêm chia văn hóa thành 4thành tố:
- Văn hóa nhận thức, bao gồm 2 vi hệ:
+ Nhận thức về vũ trụ+ Nhận thức về con người
- Văn hóa tổ chức cộng đồng, bao gồm 2 vi hệ:
+ VH tổ chức đời sống tập thể+ VH tổ chức đời sống cá nhân
- Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên, bao gồm 2 vi hệ:
+ VH tận dụng tự nhiên+ VH ứng phó với TN
- Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội, gồm 2 vi hệ:
+ VH tận dụng môi trường xã hội + VH ứng phó với môi trường xã hội
Trang 17Chương 2
CƠ SỞ HÌNH THÀNH NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM CỔ TRUYỀN
(Tổng số 12 giờ: 09 lý thuyết, 03 thảo luận)
Yêu cầu và mục tiêu của chương
- Sinh viên hiểu và phân tích được các điều kiện tự nhiên, lịch sử, xã hội tác động hình thành nền văn hóa Việt Nam cổ truyền.
- Sinh viên hiểu và phân tích được sự khác nhau giữa văn hóa Việt Nam
cổ truyền với một số nền văn hóa trong khu vực với ý nghĩa là bản sắc văn hóa độc đáo.
- Sinh viên vận dụng được kiến thức vào quá trình làm bài tập và quá trình học tập, nghiên cứu văn hóa Việt Nam nói riêng và văn hóa địa phương nói riêng.
2.1 Chủ thể văn hóa Việt Nam
Mối quan hệ giữa con người và văn hóa được bộc lộ ra ở ba khía cạnhquan trọng
- Con người với tư cách là chủ thể sáng tạo của văn hóa
- Con người cũng là sản phẩm của văn hóa
- Con người cũng là đại biểu mang giá trị văn hóa do con người sáng tạo ra.
Như vậy con người vừa là chủ thể, vừa là khách thể của văn hóa
Con người Việt Nam - chủ thể của văn hóa Việt Nam
Khi tìm hiểu chủ thể văn hóa Việt Nam các nhà nghiên cứu đều xác định:
- Chủ thể văn hóa Việt Nam là đặc điểm con người Việt Nam với đặcđiểm khí chất của họ GS Đào Duy Anh trong cuốn Việt Nam văn hóa sử cương
có đưa ra nhận xét (học liệu 2, trang 15)
- Theo GS Trần Quốc Vượng thì chủ thể văn hóa Việt Nam là hằng sốngười nông dân Việt Nam với tất cả những tính chất mạnh yếu của họ
- Ở góc độ chung nhất chủ thể của nền văn hóa Việt Nam là con ngườiViệt Nam bao gồm 54 tộc người khác nhau (Ở nước ta, 1 tộc người được xác
Trang 18đinh bởi 3 yếu tố: ngôn ngữ; văn hóa và ý thức tự giác tộc người) Nhưng có
một tộc người đóng vai trò chủ đạo trong việc liên kết các tộc người còn lại, đóchính là người Kinh, hay còn gọi là người Việt Điều này làm cho Việt Nam cómột nền văn hóa đa dạng vì mỗi tộc người lại có một nền văn hóa riêng Tuy vậyvăn hóa Việt Nam vẫn là một nền văn hóa thống nhất (còn gọi là thống nhấttrong đa dạng)
Có 3 yếu tố đảm bảo tính thống nhất của văn hóa Việt Nam, đó là:
- 54 tộc người đều có ý thức thuộc về 1 quốc gia (QG Việt Nam)
- Chịu sự điều hành của một nhà nước
- Sử dụng một ngôn ngữ chung (tiếng Việt) tạo ra một ý thức cộng đồng
2.2 Điều kiện tự nhiên
2.2.1 Không gian văn hóa Việt Nam
- Văn hoá của một cộng đồng bao giờ cũng sinh ra, tồn tại,vận động vàphát triển trong một không gian, thời gian xác định với tất cả tính thống nhấttrong sự đa dạng, phức tạp của nó Cái không - thời gian ấy chính là môi trường.Chữ môi trường được sử dụng theo nhiều nghĩa khác nhau, với nhiều cấp độkhác nhau Với nghĩa phổ quát nhất, người ta chia môi trường ra làm hai loại:Môi trường tự nhiên và môi trường xã hội Muốn xem xét một thực thể, mộthiện tượng văn hoá phải đặt vào hai toạ độ ấy mới thấy hết được quá trình cũngnhư bản chất, quy luật, đặc điểm, tính chất của chúng
- Không gian văn hóa liên quan đến lãnh thổ nhưng không đồng nhất vớikhông gian lãnh thổ Nó bao quát tất thảy những vùng lãnh thổ mà ở đó dân tộc
đã tồn tại qua các thời đại Do vậy không gian văn hóa bao giờ cũng rộng hơnkhông gian lãnh thổ; không gian văn hóa của hai dân tộc ở cạnh nhau thường có
phần chồng lên nhau, có miền giáp ranh
-Trong phạm vi hẹp, không gian gốc của văn hóa Việt Nam nằm trong khuvực cư trú của người Bách Việt Có thể hình dung nó như một hình tam giác vớicạnh đáy ở sông Dương Tử, và đỉnh là Bắc Trung Bộ Việt Nam Đây là cái nôicủa nghề nông nghiệp trồng lúa nước, của nghệ thuật đúc đồng với những trốngđồng Đông Sơn nổi tiếng Đây cũng là bờ cõi đất nước của họ Hồng Bàng theo
Trang 19truyền thuyết Ở một phạm vi rộng hơn, không gian văn hóa Việt Nam nằmtrong khu vực cư trú của người Indonésien lục địa Có thể hình dung nó như mộttam giác với cạnh đáy vẫn là sông Dương Tử, còn đỉnh là vùng đồng bằng sông
Mê Kông ở phía Nam Đây là khu vực được tạo nên bởi hai con sông lớn cùngbắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng: Dương Tử Giang và Mê Kông Như vậy, xét
từ trong cội nguồn, không gian văn hóa VN vốn được định hình trên nền củakhông gian văn hóa khu vực Đông Nam Á Vì vậy đã tạo nên sự thống nhất cao
độ của vùng văn hóa Đông Nam Á Do vị trí đặc biệt của mình, Việt Nam là nơihội tụ ở mức độ đầy đủ nhất mọi đặc trưng của văn hóa khu vực, được các nhàĐông Nam Á học ví như một Đông Nam Á thu nhỏ
Vùng Đông Nam Á theo cuốn Cơ sở văn hóa Việt Nam (GS Trần Quốc Vượng chủ biên, Nxb Giáo dục, HN, 1998) nó rộng hơn nhiều so với vùng Đông Nam Á theo quan niệm của các nhà địa lý hiện đại Bởi lẽ hiện tại vùng Đông Nam Á có 10 nước: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma, Malaixia, Inđônêxia, Philippin, Brunây, Xinhgapo Nhưng ở vào thời tiền sử, vùng Đông Nam Á là vùng đất có ranh giới phía bắc tới bờ sông Dương Tử (Trung Quốc), phía nam đến tận quần đảo Nam Dương (Inđônêxia), phía tây đến tận quần đảo
Át Xam của Ấn Độ, phía đông là cả một thế giới bán đảo và đảo nằm cạnh châu Đại Dương Dựa vào cứ liệu của các ngành nhân loại học, dân tộc học, ngôn ngữ học, ngành khoa học nhân văn đã xác định được vùng Đông Nam Á có một
cơ tầng văn hóa riêng biệt, phi Hoa, phi Ấn
2.2.2.Vị trí địa lý
Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực ĐNA.Điều này làm cho văn hóa VN mang những nét đặc trưng nhất của văn hóa ĐôngNam Á, một Đông Nam Á thu nhỏ: Nền văn hóa lúa nước, thuần hóa trâu bòlàm sức kéo, giao thông bằng đường thủy với phương tiện chủ yếu là thuyền bè,
ở nhà sàn, ăn cơm, thờ nhiều vị thần (tín ngưỡng đa thần) Đây cũng là vị trígiao điểm của các nền văn hóa lớn, “là ngã tư đường của các cư dân và các nềnvăn minh” (Olov Janse) khiến cho văn hóa VN chịu ảnh hưởng khá sâu sắc củamột số nền văn hóa đứng ở bậc nhất thế giới (Trung Quốc, Ấn Độ)
Trang 202.2.3 Địa hình
Địa hình Việt Nam trải dài (khoảng 15 vĩ độ), đồi núi chiếm 3/4 diện tích.Sông ngòi nhiều và phân bố đều khắp Đồng bằng nhỏ hẹp, chỉ chiếm một tỉ lệkhiêm tốn (chưa đến 1/4 diện tích) Bao quanh hướng Đông và Nam là bờ biểndài (khoảng 3.260km), kéo ra suốt dọc chiều đất nước Có thể khái quát địa hìnhViệt Nam dài Bắc - Nam, hẹp Tây - Đông; đi từ Tây sang Đông có núi - đồi -thung - châu thổ - ven biển - biển và hải đảo Đi từ Bắc vào Nam là các đèo cắtngang Tây Đông
Chính yếu tố địa hình này tạo cho VHVN trở nên rất đa dạng, có đầy đủyếu tố văn hóa của rừng, núi, đồng bằng, sông nước và biển đảo, đồng thời lạiphân thành các tiểu vùng văn hóa, mỗi vùng có những đặc trưng văn hóa riêng
2.2.4 Khí hậu
Việt Nam có lượng bức xạ mặt trời rất lớn với số giờ nắng từ 1.400 3.000 giờ/năm Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.500 đến 2.000 mm Độ ẩmkhông khí trên dưới 80% Do ảnh hưởng gió mùa và sự phức tạp về địa hình nênViệt Nam thường gặp bất lợi về thời tiết như bão, lũ lụt, hạn hán Miền Bắc có 4mùa xuân, hạ, thu, đông Miền Nam có 2 mùa: mùa khô và mùa mưa
-Vì vậy đã tác động mạnh đến văn hóa VN:
- Hình thành và phát triển hệ sinh thái thực vật phồn tạp với số giống loài
và số cá thể rất cao, thực vật phát triển hơn động vật (động vật dễ bị dịch bệnh
do nhiệt ẩm, gió mùa) Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho một nền nông nghiệpnguyên thủy từ rất sớm dẫn đến nền nông nghiệp lúa nước
- Hình thành một chu kỳ sản xuất theo mùa vụ, làm lối sống của ngườidân cũng được thiết kế quay vòng theo chu kỳ này
- Khí hậu của Việt Nam thất thường, thường xuyên xảy ra thiên tai nhưbão lụt, hạn hán tạo cho người Việt Nam tinh thần đoàn kết cao và tính cộng
đồng rất mạnh để phòng chống thiên tai (đắp đê phòng lũ, đào mương dẫn nước
Trang 21những kinh nghiệm ứng phó, quan sát dự báo thời tiết (thể hiện qua nhiều câutục ngữ, ca dao) phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt, mặt khác sớm hình thành tínngưỡng sùng bái tự nhiên, và có tâm lý trông chờ, ỷ lại, phụ thuộc vào tự nhiên.
- Khí hậu còn tác động mạnh đến việc bố trí nhà cửa, ăn, mặc của conngười ở từng vùng khác nhau làm cho con người từng vùng đều có nhữngphương thức ứng xử riêng, tạo ra những đặc trưng văn hóa riêng
2.2.5 Tài nguyên động thực vật và đất đai
- Hệ đất đai đa dạng phong phú cộng với nền khí hậu nhiệt đới ẩm tạo chovăn hóa VN có đặc trưng là văn hóa nông nghiệp thiên về trồng trọt (cốt lõi làcây lúa nước), quy mô nhỏ hẹp với mô hình sản xuất đặc trưng là mô hình gia
đình tiểu nông (Trên đồng cạn, dưới đồng sâu/ Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa - Ca dao).
- Mỗi vùng miền có chất đất, thổ nhưỡng khác nhau tạo cho Việt Nam có
những loài cây đặc trưng cho mỗi vùng khác nhau Ví dụ cây tre ở miền Bắc,cây dừa ở miền Nam, cây nhã lồng ở Hưng Yên, cay vải thiều ở Thanh Hà (HảiDương), cây cà phê, cao su ở các tỉnh Tây Nguyên
* Sự đa dạng của môi trường sinh thái, điều kiện tự nhiên là yếu tố góp phầntạo nên sự đa dạng văn hóa Trong vô vàn yếu tố tác động đến cuộc sống hàng ngàycủa con người từ góc độ tự nhiên, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước hầu như
đều nêu bật hai tính trội của văn hóa Việt Nam truyền thống: sông nước và thực vật Ví dụ mái đình của người Việt có hình dáng cong mềm mại chính là mô phỏng con thuyền úp ngược, hoặc trong đám tang của người Việt có điệu chèo đò đưa linh, một đặc điểm của cư dân sông nước Người Việt giỏi thủy chiến, có những chiến thắng vang dội trên sông nước (chiến thắng Bạch Đằng năm 938 và thời nhà Trần thế kỷ XIII), yếu tố nước còn được thể hiện trong cách ứng xử linh hoạt, mềm dẻo của người Việt; người Việt còn gọi quốc gia của mình là nước Về thực vật được thể hiện rất rõ trong cơ cấu bữa ăn, các nguyên liệu để làm nhà cửa và các vật dụng trong sinh hoạt, sản xuất, chiến đấu, tín ngưỡng thờ cây
* Quy luật tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên: được biểu
qua qua các mặt: tận dụng tự nhiên, ứng phó với tự nhiên, thích nghi và biến đổi tự
Trang 22nhiên, ứng xử với tự nhiên Văn hóa suy cho cùng là sự ứng xử của con người vớimôi trường tự nhiên, là thiên nhiên thứ hai được sáng tạo bởi con người Trướcnhững điều kiện tự nhiên khác nhau, con người đều có những phương thức ứng xửkhác nhau để thích nghi, mưu sinh, tồn tại Chính điều kiện tự nhiên đã làm nên sựkhác biệt giữa các nền văn hóa.
2.3 Điều kiện kinh tế, xã hội, lịch sử
2.3.1 Điều kiện kinh tế
- Nền kinh tế chủ đạo của Việt Nam cổ truyền là nền kinh tế nông nghiệp
tiểu nông (trồng lúa nước) mang tính chất tự cung tự cấp Tính tự cung tự cấp
làm cho nền kinh tế chậm phát triển, kinh tế Việt Nam nghèo tạo ra nếp sốnggiản dị, bữa ăn đạm bạc, cái đói luôn thường trực và ám ảnh người dân, ca daotục ngữ có rất nhiều câu nói đến miếng ăn và cái ăn Nền kinh tế với việc trồngtrọt là chủ yếu cũng đã tạo ra nhịp sống xã hội cổ truyền chậm rãi và những đặc
điểm trong tính cách người Việt: lối sống tùy tiện, tính kỷ luật không cao Ví dụ:
“giờ cao su”, câu tục ngữ phản ánh lối sống “sớm chẳng vừa, trưa chẳng muộn” Việc trồng lúa nước cũng khiến người Việt phải định cư tạo ra văn hóa
làng mang tính đặc thù của Việt Nam Nó cũng tạo ra đặc điểm trong tâm lý củangười Việt: trọng sự ổn định, ngại và chạm, xáo trộn, không thích phiêu lưu,mạo hiểm và một nền văn hóa khép kín, khác với nền kinh tế cổ truyền củaphương Tây có gốc gác là kinh tế du mục với việc chăn nuôi là chủ đạo, cộngvới nền thương mại đường biển sớm phát triển đã tạo ra những trào lưu văn hóa
tư tưởng luôn luôn biến động và mang tính chất mở
- Về sản xuất kinh tế, Việt Nam truyền thống là một xã hội thủy lợi, dựa trênchế độ công hữu ruộng đất, chiếm tỷ lệ cao ở miền Trung và nhạt đi ở miềnNam Trong nhiều thế kỷ, đặc điểm này đã tạo xung lực phát triển cho hai yếu tốvừa nương tựa nhau vừa tương phản nhau: tính tập quyền chuyên chế và tínhcộng đồng tự trị Trong xã hội, ý thức quốc gia dân tộc sớm hình thành và củng
cố, quyền lợi của cộng đồng được đề cao, trong khi ý thức cá nhân phát triểnmuộn màng và có phần mờ nhạt
Trang 232.3.2 Cơ cấu xã hội
Cơ cấu xã hội (tiếng Anh: Social structure) là mối liên hệ vững chắc của
các thành tố trong hệ thống xã hội Các cộng đồng xã hội (dân tộc, giai cấp, nhóm xã hội, ) là những thành tố cơ bản Về phần mình, mỗi cộng đồng xã hội lại có cơ cấu phức tạp với những tầng lớp bên trong và những mối liên hệ giữa chúng Cơ cấu xã hội là một khái niệm rộng không chỉ liên quan tới hành vi xã hội mà còn là mối tương tác giữa các yếu tố khác nhau của hệ thống xã hội Cơ cấu xã hội cũng bao gồm cả các thiết chế gia đình, dòng họ, tôn giáo, kinh
tế, chính trị, văn hóa, hệ thống chuẩn mực giá trị, cũng như hệ thống các vị trí, vai trò xã hội, v.v Xã hội là một tổ chức phức tạp, đa dạng của các mối liên hệ
cá nhân, tổ chức xã hội và xã hội Cơ cấu xã hội có mối quan hệ chặt chẽ, hữu
cơ với các quan hệ xã hội Cơ cấu xã hội là nội dung có tính chất bản thể luận của các quan hệ xã hội, là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của các quan hệ xã hội.
Cơ cấu (phổ hệ) xã hội Việt Nam cổ truyền:
kỷ là thời gian chiến tranh chống giặc ngoại xâm (Giáo sư Trần Quốc Vượng cho rằng người Việt có một đặc điểm nổi bật là dung hòa và chấp nhận mọi yếu
tố văn hóa bên ngoài, hay còn gọi là văn hóa không chối từ, chỉ có từ chối duy nhất việc xâm lược của ngoại bang) Bên cạnh đó còn có nhiều cuộc xung đột,
chiến tranh với Chăm Pa, Ai Lao và Cao Miên Về đối nội, cũng có những cuộcnội chiến phân tranh, đáng kể nhất là những cuộc chiến tranh Lê - Mạc, Trịnh -
Trang 24Nguyễn, Nguyễn Ánh - Tây Sơn Rất nhiều cuộc bạo động và khởi nghĩa nôngdân cũng đã bùng nổ, lớn nhất là phong trào khởi nghĩa nông dân giữa thế kỷXVIII và cuộc khởi nghĩa Tây Sơn Đặc điểm lịch sử đó đã tác động, chi phốimạnh mẽ lên văn hóa Việt Nam trên nhiều khía cạnh văn hóa vật thể và phivật thể:
- Chiến tranh đã làm hao tổn quá nhiều thời gian và sức lực trong các cuộckháng chiến làm cho người Việt có quá ít thời gian tập trung vào việc xây dựnghòa bình, xây dựng kinh tế quốc dân và phát triển xã hội Vì vậy, trong tâm thức,người Việt rất muốn có hòa bình, có tâm lý hiếu hòa và hòa giải xã hội Mặt
khác những cuộc kháng chiến chống xâm lược cũng rèn luyện, hun đúc và hình thành nên lòng yêu nước nồng nàn, tính cộng đồng và tinh thần đoàn kết chặt chẽ bên trong để chống lại kẻ thù bên ngoài Nó cũng rèn luyện cho sự đề kháng văn hóa, tạo nên một bản sắc và bản lĩnh văn hóa mạnh, bất khuất trước mọi thế lực cường quyền
- Trong tiến trình lịch sử và quá trình chống giặc ngoại xâm, người Việt đãhình thành nên nghệ thuật chiến tranh nhân dân và chiến tranh du kích, đó vừa làbài học, là kinh nghiệm lịch sử đồng thời là yếu tố văn hóa quân sự mang tínhbản sắc của Việt Nam, đảm bảo cho sự thắng lợi của các cuộc kháng chiến
- Lịch sử chống giặc ngoại xâm cũng góp phần tạo ra tín ngưỡng thờ anhhùng dân tộc của Việt Nam, những người có công lao đánh đuổi giặc ngoại xâm
Ví dụ Trần Hưng Đạo là danh tướng thời nhà Trần được nhân dân suy tôn là Đức Thánh Trần và được thờ ở rất nhiều nơi.
- Lịch sử của Việt Nam cũng góp phần tạo ra một mảng đề tài chủ đạo củavăn học nghệ thuât: đề tài về chiến tranh và số phận con người trong chiến tranh
Ví dụ truyện Chinh Phụ Ngâm, biểu tượng kiếm và bút lông trên các cuốn thư, bài thơ Nam Quốc Sơn Hà, tác phẩm Hịch tướng sĩ, Bình Ngô Đại Cáo, tục ngữ
ca dao “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh” v.v
2.4 Đặc điểm về tư duy tâm linh
2.4.1.Đặc điểm tư duy
Trang 25- Người Việt có lối tư duy cảm tính, duy tình, (khác với Ấn Độ là duy linh, Trung Hoa duy chí, Phương Tây duy lý), tổng hợp biện chứng nhưng đơn
giản, thiếu đầu óc tư duy phân tích, thiếu tầm nhìn xa mang tính chiến lược Vìvậy trong văn hóa Việt Nam cổ truyền không có các phát minh khoa học lớn, cáctrường phái triết học, nhà triết học Bù lại, người Việt có một nền văn học dângian với số lượng ca dao, tục ngữ rất phong phú, đúc kết những kinh nghiệm củacon người trong quan sát tự nhiên, trong sản xuất, sinh hoạt và ứng xử xã hội
+ Kinh nghiệm nhận biết các hiện tượng tự nhiên: “Chớp đông nhay nháy,
gà gáy thì mưa”, “Được mùa lúa úa mùa cau, được mùa cau đau mùa lúa”, “Ong
về mần nhiều, liệu chiều kiếm củi”, “Ong vàng làm thấp, bão sấp bãongửa”(trung du, miền núi)
+ Kinh nghiệm sản xuất: trồng trọt (“Chiêm cập cợi, mùa đợi nhau”, “Một
gầu nước tát không bằng một bát nước mưa”, “Phân gio không bằng no nước”,
“Công bón phân là công bỏ, công làm cỏ là công ăn” ); kinh nghiệm chăn nuôi(vd chọn trâu “Mắt bánh rán, trán bánh chưng, lưng tôm càng”, “Chó giống cha,
gà giống mẹ”, “Lợn thả, gà nhốt” “Trâu gầy cũng tày bò giống”, “Đuốm đầu,
đượm đuôi, không nuôi cũng nậy (lớn) “Lông thưa, môi thừa, nuôi vừa cũngtốt”, “Heo đực, chuộng phệ, heo sề chuộng chỗm” (Chọn giống lợn)
“Trâu năm sáu tuổi còn nhanh,
Bò năm sáu tuổi đã tranh về già,Đồng chiêm xin chớ nuôi bò,Mùa đông tháng giá, bò dò làm sao!”
“Nuôi gà phải chọn giống gà,
Gà ri bé giống nhưng mà đẻ mauNhất to là giống gà nâu,Lông dày thịt béo về sau đẻ nhiều”
Trang 26“Chó khôn tứ túc huyền đề.
Tai hơi cúp, đuôi thì hơi cong
Giống nào mõm nhọn đít vồng,
Ăn càn cắn bậy ấy không ra gì”
“Giàu nuôi lợn nái, lụi bại nuôi bồ câu”
“Lợn đói một năm không bằng tằm đói một bữa”
“Làm ruộng có năm, nuôi tằm có lứa”
“Dâu non ngon miệng tằm”…
Kinh nghiệm đánh bắt thủy sản: (Vd “Tôm chạng vạng, cá rạng đông”)
+ Ứng xử xã hội: kinh nghiệm nhận biết con người “Nhìn mặt mà bắt hình
dong/Con lợn có béo cỗ lòng mới ngon”; nhận biết các mối quan hệ xã hội: “Rútdây động rừng”…
- Tư duy ứng xử duy tình dẫn đến hệ quả giải quyết mâu thuẫn không triệt để,tâm lý “bằng mặt không bằng lòng”
Văn hóa phương Đông thường hàm chứa một tư duy tổng hợp, cầu tính, duy linh, một hệ giá trị thiên về tinh thần, đạo đức, tình nghĩa, mang tính truyền thống cộng đồng, trong đó con người hòa đồng với tự nhiên, xã hội và tâm linh Điểm mạnh của văn hóa phương Đông là cái nhìn toàn cục, minh triết, không máy móc Điểm yếu của nó là tính tĩnh tại, không ưa thay đổi, nệ cổ và thủ cựu Trong khi đó, văn hóa phương Tây thiên về lối tư duy phân tích, tuyến tính, duy
lý, một hệ giá trị đề cao sự tiến bộ, phát triển kinh tế vật chất, một con người cá nhân có ý thức đấu tranh cho tự do và sự giải phóng Điểm mạnh của văn hóa phương Tây là tính khoa học, tinh thần thực chứng năng động Điểm yếu của nó
là tính cứng nhắc, có phần máy móc trong lối tư duy cũng như trong quan hệ ứng xử, chủ nghĩa cá nhân cực đoan dễ biến thành tính ích kỷ vụ lợi (Nguyễn
Trang 27Thừa Hỷ - Văn hóa Việt Nam một góc nhìn, Nxb Thông tin và truyền thông, HN,
2012, tr 16 - 17)
2.4.2 Đặc điểm về tâm linh
2.4.2.1 Tính đa dạng trong đời sống tâm linh
Người Việt Nam có một đời sống tâm linh hết sức đa dạng, phong phú,
có nhiều tín ngưỡng khác nhau và thờ nhiều vị thần khác nhau - tín ngưỡng đathần Một trong những nguyên nhân xuất hiện nhiều tín ngưỡng và các vị thầnlinh là do con người chịu tác động của nhiều hiện tượng tự nhiên và phải đối phóvới các hiện tượng tự nhiên đó dẫn đến sự sùng bái tự nhiên Mặt khác, ViệtNam là một quốc gia đa tộc người, mỗi tộc người lại thờ những vị thần linh khácnhau Trong quá trình giao lưu văn hóa, Việt Nam cũng tiếp thu được nhiều tínngưỡng, tôn giáo có nguồn gốc từ bên ngoài Điều đó làm cho bức tranh tâmlinh của Việt Nam rất đa dạng phong phú
2.4.2.2 Các tín ngưỡng dân gian tiêu biểu
* Tín ngưỡng là một niềm tin có hệ thống mà con người tin vào để giải
thích thế giới và để mang lại sự bình yên cho bản thân và mọi người trong cộng đồng Tín ngưỡng dân gian là niềm tin của con người vào các lực lượng siêu nhiên, coi vạn vật hữu thần, thần thánh có sức mạnh siêu phàm, thống trị cuộc sống con người, có liên quan đến tôn giáo nguyên thủy nhưng không phải là tôn giáo.
Tín ngưỡng mang tính dân tộc, dân gian, tín ngưỡng có tổ chức khôngchặt chẽ như tôn giáo Khi nói đến tín ngưỡng người ta thường nói đến tínngưỡng của một dân tộc hay một số dân tộc có một số đặc điểm chung còn tôngiáo thì thường là không mang tính dân gian Tín ngưỡng không có một hệthống điều hành và tổ chức như tôn giáo, nếu có thì hệ thống đó cũng lẻ tẻ và rờirạc Tín ngưỡng nếu phát triển đến một mức độ nào đó thì có thể thành tôn giáo
Cơ sở của mọi tôn giáo, tín ngưỡng là niềm tin, sự ngưỡng vọng của conngười vào những cái “siêu nhiên” hay gọi là “cái thiêng” cái đối lập với cái “trầntục”, cái hiện hữu mà con người có thể sờ mó, quan sát được Niềm tin vào “cái
Trang 28thiêng” thuộc về bản chất con người, nó ra đời và tồn tại, phát triển cùng với conngười và loài người, nó là nhân tố cơ bản tạo nên đời sống tâm linh của conngười, cũng giống như đời sống vật chất, đời sống xã hội tinh thần, tư tưởng, đờisống tình cảm
* Các tín ngưỡng dân gian tiêu biểu của người Việt
- Tín ngưỡng phồn thực: (phồn = nhiều; thực = nảy nở) Bản chất của tín
ngưỡng phồn thực là khát vọng cầu mong về sự sinh sôi nảy nở của con người
và tạo vật, một đặc trưng văn hóa của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước Biểuhiện của tín ngưỡng phồn thực:
+ Thờ cơ quan sinh dục nam nữ được gọi là thờ sinh thực khí Đây là hìnhthái đơn giản của tín ngưỡng phồn thực, nó phổ biến ở các nền văn hóa nôngnghiệp Ví dụ: tượng đá với bộ phận sinh dục phóng to có niên đại hàng nghìnnăm trước Công nguyên được tìm thấy ở Văn Điển (Hà Nội), ở thung lũng Sa Pa(Lào Cai) Ở Phú Thọ, Hà Tĩnh và nhiều nơi khác có tục thờ cúng nõ nường Hộilàng Đồng Kỵ (Bắc Ninh) xưa có tục rước sinh thực khí bằng gỗ, tan hội chúngđược đốt và tro chia cho mọi người mang rắc ra ngoài ruộng Nhiều nơi thuộcPhú Thọ, Bắc Ninh, Hà Nội trước đây vào dịp hội làng, người ta rước tới 18
bộ sinh thực khí, và khi đám rước kết thúc, mọi người tranh cướp nhau vì tin
rằng chúng sẽ đem lại may mắn, no đủ cho cả năm (Ca dao có câu: Ba mươi sáu cái nõ nường/Cái để đầu gường cái để gối tay)
+Thờ hành vi giao phối: Hình 4 đôi nam nữ giao phối trên nắp thạp đồngĐào Thịnh (Yên Bái) Hình chim, thú, cóc giao phối được tìm thấy ở khắp nơi.Trong nghệ thuật tranh dân gian có hai bức tranh phảng phất hình bóng của tínngưỡng phồn thực là bức hứng dừa và bức đánh nghen Điêu khắc đình làng củamột số ngôi đình như đình Đông Viên (Ba Vì, Hà Nội), đình Phùng (ĐanPhượng, Hà Nội), đình Thổ Tang (Phú Thọ), đình Đệ Tứ (Nam Định) còn chạmhình nam nữ đùa giỡn nhau khi tắm ở hồ sen, hay đùa giỡn nhau với cơ thể trần,đầy gợi cảm Ngoài ra còn có thể kể đến các nghi thức và lễ hội mang tính chấtphồn thực: điệu múa “tùng dí” ở, trò bắt trạch trong chum, trò múa phủ gà ở làng
Trang 29Ngày nay, qua biến thiên của lịch sử, tín ngưỡng phồn thực đã trở thànhthứ trầm tích văn hóa trong văn hóa Việt Nam.
2.4.2.3 Các tôn giáo du nhập
- Định nghĩa: Tôn giáo là niềm tin vào các lực lượng siêu nhiên, vô hình, mang tính thiêng liêng, được chấp nhận một cách trực giác và tác động qua lại một cách hư ảo, nhằm lý giải những vấn đề trên trần thế cũng như ở thế giới bên kia Niềm tin đó được biểu hiện rất đa dạng, tuỳ thuộc vào những thời kỳ lịch sử, hoàn cảnh địa lý - văn hóa khác nhau, phụ thuộc vào nội dung từng tôn giáo, được vận hành bằng những nghi lễ, những hành vi tôn giáo khác nhau của từng cộng đồng xã hội tôn giáo khác nhau.(xem bảng so sánh tín ngưỡng và tôn giáo)
- Trong quá trình giao lưu với các nền văn hóa trên thế giới, VHVN còntiếp thu nhiều tôn giáo: Phật giáo và Bàlamôn(Hinđu), tiếp thu Đạo giáo, Cơ đốcgiáo Trên nền tảng tín ngưỡng dân gian và các tôn giáo du nhập, người Việt cònsáng tạo ra những tôn giáo mới: Cao Đài, Hòa Hảo (Tây Ninh)
Trang 30Yêu cầu sinh viên trình bày hiểu biết khái quát về các tôn giáo ở Việt Nam (con đường du nhập, giáo lý, những đóng góp của tôn giáo với dân tộc, giá trị văn hóa của các tôn giáo )
Ở Việt Nam hiện có 6 tôn giáo lớn: Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Hồigiáo, Cao Đài, Hoà Hảo
Phật giáo: Đạo Phật được truyền vào Việt Nam từ những năm đầu Công
nguyên Từ thế kỷ X đến thế kỷ XV, Phật giáo Việt Nam có bước phát triển mớicùng với nền độc lập của dân tộc Thời Lý-Trần (từ đầu thế kỷ XI đến cuối thế
kỷ XIV) là thời kỳ cực thịnh của Phật giáo ở Việt Nam Vua Trần Nhân Tông làngười sáng lập ra Thiền phái Trúc lâm Yên tử mang bản sắc Việt Nam với tinhthần sáng tạo, dung hợp và nhập thế Phật giáo Nam Tông truyền vào phía namcủa Việt Nam từ thế kỷ IV sau Công nguyên Tín đồ Phật giáo Nam Tông chủyếu là đồng bào Khơ-me, tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long nên gọi là Phậtgiáo Nam Tông Khơ-me Phật giáo hiện nay ở Việt Nam có khoảng 10 triệu tín
đồ, gần 17.000 cơ sở thờ tự, khoảng 40.000 tăng ni và 36 trường đào tạo cácchức sắc tôn giáo
Công giáo: Nhiều nhà nghiên cứu sử học Công giáo lấy năm 1533 là thời
mốc đánh dấu việc truyền đạo Công giáo vào Việt Nam Từ năm 1533 đến năm
1614, chủ yếu là các giáo sĩ dòng Phan-xi-cô thuộc Bồ Đào Nha và dòng Đaminh thuộc Tây Ban Nha đi theo những thuyền buôn vào Việt Nam Từ năm
1615 đến năm 1665, các giáo sĩ dòng Tên thuộc Bồ Đào Nha từ Ma-cao (Macau,Trung Quốc) vào Việt Nam hoạt động ở cả Đàng Trong (nam sông Gianh), ĐàngNgoài (bắc sông Gianh) Đến nay, Giáo hội Công giáo ở Việt Nam có 26 giáophận, khoảng 6 triệu tín đồ, 6.270 cơ sở thờ tự, 19.000 chức sắc, 06 Đại chủngviện và 02 cơ sở II đào tạo các chức sắc tôn giáo
Tin Lành: Đạo Tin lành có mặt tại Việt Nam muộn hơn so với các tôn
giáo du nhập từ bên ngoài, vào khoảng cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, do tổchức Liên hiệp Phúc âm Truyền giáo (The Christian and Missionary Alliance-CMA) truyền vào Năm 1911 được xem là thời mốc xác nhận việc truyền đạo
Trang 31Tin lành vào Việt Nam Hiện đạo Tin Lành có trên 1 triệu tín đồ, 500 chức sắc,
300 cơ sở thờ tự, 01 Viện Thánh kinh thần học
Đạo Hồi: Ở Việt Nam, tín đồ đạo Hồi chủ yếu là người Chăm Theo tư
liệu lịch sử, người Chăm đã biết đến đạo Hồi từ thế kỷ X-XI Có hai khối ngườiChăm theo đạo Hồi: một là, khối người Chăm theo đạo Hồi ở Ninh Thuận, BìnhThuận là khối Hồi giáo cũ hay còn gọi là Chăm Bà-ni; hai là, khối người Chămtheo đạo Hồi ở Châu Đốc (An Giang), thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, ĐồngNai là khối đạo Hồi mới hay còn gọi là Chăm Islam Hiện nay Đạo Hồi ở ViệtNam có khoảng 72.000 tín đồ, 79 cơ sở thờ tự, 700 vị chức sắc
Đạo Cao Đài: Là một tôn giáo bản địa Giữa tháng 11/1926 (ngày 15/10
năm Bính Dần), những chức sắc đầu tiên của đạo Cao đài tổ chức lễ khai đạo tạichùa Gò Kén-Tây Ninh chính thức cho ra mắt đạo Cao Đài Hiện nay, đạo CaoĐài có khoảng 2,4 triệu tín đồ, 31.700 chức sắc, hơn 100 cơ sở thờ tự
Phật giáo Hòa Hảo: Là một tôn giáo bản địa do ông Huỳnh Phú Sổ làm
lễ khai đạo vào ngày 18/5 năm Kỷ Mão (ngày 4/7/1939) tại làng Hòa Hảo, tỉnh
An Giang Hiện nay Phật giáo Hòa Hảo có khoảng 1,3 triệu tín đồ, hơn 1.700chức sắc, 1.200 cơ sở thờ tự
BẢNG SO SÁNH TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO
* Chưa có hệ thống giáo lý, chỉ có thần
tích, huyền thoại, truyền thuyết
Có hệ thống giáo lý kinh điển, thể hiệnquan niệm về vũ trụ và nhân sinh,truyền thụ qua học tập ở các tu viện,thánh đường, trường học của giáo hội
Trang 32* Gắn cá nhân và cộng đồng làng xã,
chưa thành giáo hội
Tổ chức giáo hội, hội đoàn khá chặtchẽ, hình thành hệ thống giáo chức
* Nơi thờ cúng và nghi lễ còn phân tán
và chưa thành quy ước chặt chẽ
Nơi thờ cúng riêng, nghi lễ thờ cúngchặt chẽ (chùa, nhà thờ, thánh đường)
* Mang tính chất dân gian, sinh hoạt
của dân gian, gắn với đời sống nông
dân
Không mang tính dân gian, có chăngchỉ là sự biến dạng theo kiểu dân gianhóa, như Phật giáo dân gian
(Nguồn: Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng - Ngô Đức Thịnh)
Bảng 2:
* Không có đầy đủ bốn yếu tố cấu
thành: giáo chủ, giáo lý, giáo luật và
tín đồ
* Có đầy đủ bốn yếu tố cấu thành: giáochủ, giáo lý, giáo luật và tín đồ
* Một người dân trong một thời điểm
cụ thể có thể đồng thời tham gia sinh
hoạt nhiều tín ngưỡng khác nhau Ví
dụ thờ cũng tổ tiên, đi chùa lễ Phật, ra
đình lễ Thành hoàng…
* Một tín đồ trong một thời điểm cụthể chỉ có thể tham gia sinh hoạt mộttôn giáo mình theo
* Không có hệ thống giáo lý kinh điển,
* Không có giáo sĩ làm việc này một
cách chuyên nghiệp và theo nghề suốt
Trang 33* Mục đích chính của hoạt động tín
ngưỡng là thể hiện nhu cầu của đời
sống tinh thần, đời sống tâm linh
* Mục đích chính của những ngườihành nghề mê tín dị đoan là kiếm tiền
* Không có ai làm việc chuyên nghiệp
hay bán chuyên nghiệp
* Những người hoạt động mê tín dịđoan hầu hết là hoạt động bán chuyênnghiệp hoặc chuyên nghiệp
* Sinh hoạt tín ngưỡng có cơ sở thờ tự
riêng (đình, từ đường, miếu,…)
* Những người hoạt động mê tín dịđoan thường phải lợi dụng một khônggian nào đó của những cơ sở thờ tự củatín ngưỡng dân gian để hành nghề hoặchành nghề tại tư gia
* Những người có sinh hoạt tín ngưỡng
thường sinh hoạt định kỳ tại cơ sở thờ
tự (ngày mùng Một, ngày Rằm âm lịch
“nhu cầu” của “khách hàng”
* Được pháp luật bảo vệ, xã hội thừa
nhận
* Bị Pháp luật nghiêm cấm, xã hội lênán
Trang 34Chương 3 DIỄN TRÌNH VĂN HÓA VIỆT NAM
(Tổng số 10 giờ: 07 lý thuyết, 03 thảo luận)
Yêu cầu và mục tiêu của chương
- Sinh viên hiểu, phân tích và so sánh được những thành tựu cơ bản của các lớp văn hóa( thời tiền sử, sơ sử, giao lưu với khu vực, giao lưu với phương Tây) Thông qua đó thấy được đặc điểm riêng của từng giai đoạn, những giá trị văn hóa của từng thời kỳ và sự phát triển đi lên của Văn hóa Việt.
- Sinh viên hiểu và phân tích được bản lĩnh của văn hóa Việt Nam trong
sự giao lưu với các nền văn hóa khác Những giá trị văn hóa bên ngoài được người Việt tiếp thu, vận dụng và phát triển.
- Sinh viên vận dụng được những kiến thức đã học vào quá trình làm bài tập, quá trình học tập, nghiên cứu và công tác.
3.1 Lớp văn hóa bản địa (Từ khởi thủy đến 111 trước CN)
Văn hóa bản địa là văn hóa do chính cư dân ở vùng đất đó sáng tạo ratrước khi tiếp xúc giao lưu với các nền văn hóa khác Lớp văn hóa bản địa là lớpvăn hóa cổ nhất tính từ khi con người bắt đầu có mặt trên lãnh thổ Việt Nam màcác nhà khảo cổ học, các nhà nghiên cứu chỉ phục dựng lại được thông qua các
di chỉ khảo cổ Đây là một giai đoạn dài và có tính chất quyết định, là giai đoạn hình thành, phát triển và định vị của văn hóa Việt Nam Giai đoạn này có thể
được chia làm hai thời kỳ; thời tiền sử từ buổi đầu đến cuối thời đại đá mới vàthời sơ sử cách đây khoảng trên dưới 4000 năm
3.1.1 Văn hóa thời tiền sử (tính từ khi con người bắt đầu có mặt trên
lãnh thổ Việt Nam cho tới khoảng thế kỷ I TCN)
- Mở đầu cho giai đoạn tiền sử là văn hóa Núi Đọ (tên di chỉ khảo cổ họcthuộc sơ kỳ thời đại đồ đá cũ đã phát hiện được ở núi Đọ thuộc huyện ThiệuHóa, tỉnh Thanh Hóa) Sau văn hóa Núi Đọ, các nhà khảo cổ học đã phát hiện dichỉ khảo cổ thuộc hậu kỳ đồ đá cũ Sơn Vi (xã Sơn Vi, huyện Lâm Thao, tỉnh PhúThọ) Chủ nhân của nền văn hóa Sơn Vi (từ Lào Cai ở phía Bắc đến Bình Trị
Trang 35sống chủ yếu trên các gò đồi và trong các hang động núi đá vôi của vùng trung duBắc Bộ và Bắc Trung Bộ Qua các di chỉ này cho thấy người nguyên thủy đã biếtlàm ra công cụ bằng đá mặc dù còn rất thô sơ Sang thời kỳ đồ đá mới (cách đâykhoảng 1 vạn năm) kỹ thuật chế tác đá được hoàn thiện và đạt tới đỉnh cao Bêncạnh kỹ thuật ghè và đập còn có kỹ thuật mài, đục, chạm, khắc tạo ra những loạicông cụ khác nhau như rìu, lao Ngoài đồ đá con người đã biết làm đồ gốm thô
sơ, họ biết dùng lửa để sưởi ấm, tránh thú dữ, nướng chín thức ăn và nung đồgốm Họ cũng đã biết thuần dưỡng động vật và cây trồng, bắt đầu sống định cư,dân số gia tăng Tiêu biểu cho giai đoạn này là văn hóa Hòa Bình, kéo dài trongkhoảng từ 12.000 đến 7000 năm cách ngày nay
- Bên cạnh việc sắn bắt (bắn), hái lượm, con người thời kỳ này đã hìnhthành nền kinh tế trồng trọt và bắt đầu hình thành nghề nông nghiệp lúa nước.Gần đây, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy hạt và quả của nhiều loại cây họ rauđậu và họ bầu bí được coi là đã thuần dưỡng trong một số di chỉ văn hóa HòaBình Các di chỉ khảo cổ khác nhau của Việt Nam như Sũng Sàm, Tràng Kênh,
Gò Bông, Đồng Đậu, Gò Mun đã phát hiện được những dấu tích của bào tửlúa, vỏ trấu, gạo cháy, mảnh chõ xôi có niên đại cách ngày nay tới vài nghìnnăm TCN
- Đã phát triển hệ thống từ vựng phong phú và hình thành hệ thống ngữpháp sơ khai
- Đã hình thành quan niệm thẩm mỹ: họ biết dùng trang sức bằng đá đượcmài nhẵn, ngoài ra còn xuất hiện những hình chạm khắc trong hang động, đóchính là hình thức phôi thai của nhệ thuật tạo hình sau này
- Việc chôn người chết trong khu vực cư trú, chôn theo những vật dụnglao động chứng tỏ người tiền sử đã có quan niệm về thế giới bên kia
- Thời kỳ này cũng đã xuất tín ngưỡng nguyên thủy sơ khai, người tiền sử
đã biết thờ thần mưa, thần gió và thần mặt trời, những hiện tượng tự nhiên cóảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp
Trang 36- Chủ nhân của nền văn hóa Hòa Bình và Bắc Sơn đã hình thành tư duy vềthời gian vũ trụ được thể hiện bằng những hoa văn, ký hiệu biểu thị mặt trời:như hình tròn, hình chữ vẽ trên đồ gốm.
3.1.2 Văn hóa thời sơ sử (Từ 4000 năm cách đây - 111 trc CN)
Cách đây khoảng bốn nghìn năm, cư dân Việt Nam, từ lưu vực sông Hồngcho đến lưu vực sông Đồng Nai đã bước vào thời đại kim khí Thời kỳ này trênlãnh thổ Việt Nam tồn tại ba trung tâm văn hóa lớn là Đông Sơn (miền Bắc), SaHuỳnh (miền Trung) và Đồng Nai (miền Nam)
Văn hóa Đông Sơn (cả giai đoạn tiền Đông Sơn) được coi là cốt lõi củangười Việt cổ
Văn hóa Sa Huỳnh (cả giai đoạn tiền Sa Huỳnh) được coi là tiền nhân tốcủa người Chăm và vương quốc Chămpa
Văn hóa Đồng Nai (cả giai đoạn đồng và sắt) lại là một trong những cộinguồn hình thành văn hóa Óc Eo của cư dân thuộc nhóm Mã Lai - Đa Đảo sinhsống vào những thế kỷ sau công nguyên ở vùng Đông và Tây Nam Bộ Hiệnnay, văn hóa Óc Eo thường được gắn với vương quốc Phù Nam, một nhà nướctồn tại từ thế kỷ II đến thế kỷ thứ VII ở châu thổ sông Cửu Long
3.1.2.1 Từ văn hóa tiền Đông Sơn đến văn hóa Đông Sơn
Các nhà nghiên cứu đã thừa nhận rằng chí ít văn hóa Đông Sơn được hìnhthành trực tiếp từ ba nền văn hóa ở lưu vực sông Hồng, sông Mã và sông Cả, đó
là văn hóa Phùng Nguyên - Đồng Đậu - Gò Mun thuộc giai đoạn đồng thau (từkhoảng 2000 đến 700 năm trước công nguyên) Vào khoảng thế kỷ thứ VII trướccông nguyên, các nền văn hóa dần mất đi tính địa phương tiến tới chỗ hòa chungvào một văn hóa thống nhất - văn hóa Đông Sơn Đó là lúc các nhóm bộ lạc liênkết lại trong một quốc gia: nước Văn Lang Tính thống nhất của văn hóa thời kỳnày được thể hiện rất rõ trên một vùng rộng lớn từ biên giới Việt - Trung đến bờsông Gianh (Quảng Bình) Mặc dù còn có những hình dáng địa phương nhưng
có thể khẳng định chưa có một nền văn hóa nào trước đó có phạm vi phân bốrộng như vậy
Trang 37Văn hóa giai đoạn tiền Đông Sơn đến Đông Sơn đã đạt được những bướctiến vượt bậc, đặc trưng:
- Bước tiến quan trọng về công nghệ chế tác dụng cụ lao động: Bên cạnhviệc sử dụng đá, gỗ, tre, nứa, xương, sừng để chế tạo công cụ và vũ khí conngười đã biết sử dụng đồ đồng tạo ra những tác động to lớn đối với kinh tế, xãhội và văn hóa Kỹ nghệ đúc đồng đạt đến kỹ xảo (mũi tên, dao, lao, trốngđồng, muôi đồng ) Đồ gốm đã đạt độ nung cao hơn, dày hơn và cứng hơn.Ngoài đồ đồng, đồ gốm thời kỳ này cũng đã bắt đầu hình thành nghề thủ công
- Đã đình hình được kiểu dáng nhà ở: nhà của cư dân Đông Sơn được tạo
ra bằng các vật liệu dễ bị phá hủy theo thời gian Hình dáng nhà có các loại máicong, mái tròn và nhà sàn
- Phương tiện đi lại của cư dân Đông Sơn chủ yếu là thuyền bè, đườngvận chuyển chủ yếu là đường sông và ven biển Ngoài ra còn có đi bộ, gánhgồng, mang vác trên vai, trên lưng Thời kỳ này con người cũng đã biết thuầndưỡng voi và dùng voi để chuyên chở
- Cư dân Đông Sơn đã có một đời sống tinh thần phong phú Đặc biệt họ
đã làm chủ được nghệ thuật nhịp điệu trong ca múa, biểu hiện tính đối xứng chặtchẽ của các mô típ hoa văn trong trang trí Họ biết tới nhiều dạng đối xứng khác
Trang 38nhau Điều này cho thấy sự phát triển nhận thức hình học và tư duy chính xácnhờ hoạt động sản xuất nông nghiệp và kỹ thuật chế tác đá, đúc đồng Nghệthuật âm nhạc đã khá phát triển với nhạc cụ tiêu biểu là trống đồng và các nhạc
cụ khác thuộc bộ gõ, bộ hơi như sênh, phách, khèn Họ cũng hình thành một hệthống các phong tục, tín ngưỡng, nghi lễ rất đa dạng, phong phú: tục thờ mặttrời, mưa dông, các nghi lễ phồn thực và những nghi lễ nông nghiệp khác nhưhát đối đáp gái trai, tục đua thuyền, tục thả diều v.v Bên cạnh đó còn có rấtnhiều các phong tục tập quán khác như tục nhuộm răng, ăn trầu, xăm mình, ănđất nung non, uống nước bằng mũi, gói bánh chưng, bánh dày, giã cối làm lệnh,tục ma chay, cưới xin Hình thành một nếp sống riêng biệt và độc đáo với các
trang phục đặc trưng: Dựa vào trang trí trên cán dao găm hình người, hoa văn trên trống đồng và thư tịch cổ, các nhà nghiên cứu cho biết cư dân thời kỳ này ít nhất có 4 kiểu để tóc khác nhau Họ ăn mặc theo phương châm giản dị, gọn gàng tới mức tối đa: nam ở trần, đóng khố, đi chân đất Phụ nữ mặc váy thay đóng khố và có một số loại áo, áo cánh dài tay Áo xẻ ngực bên trong có yếm Ngoài ra còn một số trang phục lễ hội như váy lông chim hay lá kết, khố dài thêu Người Đông Sơn ưa thích đồ trang sức, họ đeo đồ trang sức ở tay và cả ở chân Đồ trang sức thường được làm bằng đồng hay thủy tinh.
- Hình thành phát nền văn học dân gian với những huyền thoại, thần thoạithể hiện quan niệm của người Việt cổ, phản ánh nếp sống, sinh hoạt của cư dân,cùng với những tâm tư, tình cảm, khát vọng và ước mơ của họ
- Hình thành tư duy lưỡng phân lưỡng hợp (dualisme) Đó là một loại tưduy phân loại chia đôi đã tòn tại khá lâu có ở nhiều vùng trên thế giới Ở ĐôngNam Á và Việt Nam lối tư duy này tồn tại khá lâu dài tạo thành một đặc điểmkhá nổi bật Người xưa cho rằng thế giới được chia đôi: có đàn ông ắt có đàn bà,
có đực tất có cái, có âm ắt có dương Người Đông Sơn có có tư duy khoa học,điều này thể hiện ở tri thức thiên văn học, khái niệm số đếm, khái niệm lịch pháp
- Nhà nước của người Việt cổ xuất hiện: nước Văn Lang Văn Lang là nhà nướcđầu tiên của Việt Nam trong lịch sử
Trang 39Nhà nước Văn Lang được cai trị bởi các vua Hùng Đứng đầu nhà nước
là Hùng Vương, chia nước làm 15 bộ, vua giữ mọi quyền hành trong nước, tướng văn là là Lạc Hầu, tướng võ là Lạc Tướng Con trai vua là Quan Lang, con gái vua là Mị Nương Các vị vua cai trị nước Văn Lang có tất cả 18 đời vua đều gọi là Hùng Vương.
Vào khoảng thế kỉ VIII-VII TCN, ở vùng đồng bằng ven các sông lớn thuộc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay, đã dần hình thành những bộ lạc lớn, gần gũi nhau về tiếng nói và phương thức hoạt động kinh tế Sản xuất phát triển, trong các chiềng, chạ, một số người giàu lên, được bầu làm người đứng đầu để trông coi mọi việc, một số người nghèo khổ, phải rơi vào cảnh nô tì Xung đột xảy ra không chỉ giữa người Lạc Việt và các tộc khác mà còn giữa các
bộ lạc Lạc Việt với nhau Cần phải giải quyết các xung đột đó để sống yên ổn hơn Lúc bấy giờ, ở vùng Gia Ninh (Phú Thọ), có vị thủ lĩnh dùng tài năng (yêu thuật) khuất phục được các bộ lạc và tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở bạch Hạc (Phú Thọ), đặt tên nước là Văn Lang.
Theo truyền thuyết, Lạc Long Quân và vợ là Âu Cơ sinh được 100 người con trai, 50 người theo mẹ lên núi cùng suy tôn người con cả lên làm vua, hiệu
là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang.
3.1.2.2 Văn hóa Sa Huỳnh
Trung tâm hay đỉnh cao của văn hóa thời đại kim khí Việt Nam ở miềnTrung (từ Đèo Ngang đến Đồng Nai) được gọi tên theo một địa điểm khảo cổ họcven biển tỉnh Quảng Ngãi Đó là văn hóa Sa Huỳnh Văn hóa Sa Huỳnh tồn tại từ
sơ kỳ thời đại đồng thau (hơn 4000 năm cách ngày nay) cho tới sơ kỳ thời đại sắtsớm (thế kỷ 7 - 6 TCN đến thế kỷ 1 - 2 trước và sau CN) Chủ nhân của văn hóa SaHuỳnh là cư dân nói tiếng Nam Đảo hay Malai - Pôlinêdi với nhiều yếu tố Nam Á
Đặc trưng văn hóa
- Người Sa Huỳnh có hình thức mai táng bằng chum rất độc đáo và đặctrưng Trên địa bàn phân bố của văn hóa Sa Huỳnh từ gò đồi phía Tây cho đếnđồng bằng ven biển và hải đảo phía Đông đã phát hiện nhiều khu mộ, những bãi
mộ chum rộng lớn, nhiều tầng lớp với những loại hình vò, chum mai táng hình cầu,
Trang 40hình trứng, hình trụ có kích thước lớn, nắp đậy hình nón cụt hay lồng bàn phân bố
lẻ tẻ hay thành cum Trong và ngoài chum có chứa nhiều đồ tùy táng với các chấtliệu đá, đá quý,thủy tinh, đồng, sắt và gốm
- Ở giai đoạn sớm và giữa, người Sa Huỳnh đã biết dùng đồng thau để chếtác công cụ và vũ khí Sang tới giai đoạn cuối, đồ sắt chiếm lĩnh cả số lượng vàchất lượng Đồ sắt được chế tạo với kỹ thuật chủ yếu là rèn Họ cũng phát triển cácnghề se sợi, dệt vải, chế tạo gốm, làm đồ trang sức Ngoài các chất liệu đá, đồng,
họ còn biết nấu cát làm thủy tinh và dùng thủy tinh để chế tạo đồ trang sức (hạtcườm, hạt chuỗi vòng tay, khuyên tai ba mấu, hai đầu thú ) Từ đây đồ trang sứclan tỏa ra cả phía Bắc và vào phương Nam
- Ngoài kinh tế nông nghiệp (trồng lúa ở những đồng bằng ven biển cồnbàu), người Sa Huỳnh cũng đã biết khai thác những nguồn lợi của biển, của rừng,biết phát triển các nghề thủ công, từng bước đã mở rộng quan hệ trao đổi với các cưdân trong khu vực Đông Nam Á lục địa, hải đạo và rộng hơn với Ấn Độ, TrungHoa Đặc biệt ở giai đoạn cuối, nghề buôn bán bằng đường biển rất phát triển
- Nhà nước Chămpa được hình thành trên cơ sở cốt lõi của văn hóa SaHuỳnh, dưới ảnh hưởng của văn hóa ngoại sinh Trung Hoa và Ấn Độ
3.1.2.3 Văn hóa Đồng Nai
Khoảng hơn 4000 năm cách ngày nay, trên đất Đông Nam Bộ xuất hiện mộtlớp cư dân mới, chủ nhân của nền văn hóa Đồng Nai thuộc thời đại kim khí (đồngthau và sắt sớm) sinh sống ở các tiểu vùng sinh thái khác nhau Qua các di chỉ khảo
cổ cho thấy văn hóa Đồng Nai đã có những thành tựu đặc trưng:
- Công nghệ chế tác đồ đá phát triển Những công cụ bằng đá mang tínhchuyên môn hóa cao Ngoài dụng cụ lao động, con người thời kỳ này còn làm rađược đồ trang sức bằng đá, đàn đá Cùng với đồ đá, đồ gốm đã xuất hiện và nghềdệt đã hình thành
- Nghề trồng lúa ra đời với đặc trưng là trồng lúa cạn không dùng sức kéo;trồng các loại rau đậu, cây có quả, củ cho bột bằng phương pháp đốt đặc thù củanông nghiệp nương rẫy, chăn nuôi, săn bắt