- Người Việt có lối tư duy cảm tính, duy tình, (khác với Ấn Độ là duy linh, Trung Hoa duy chí, Phương Tây duy lý), tổng hợp biện chứng nhưng đơn giản, thiếu đầu óc tư duy phân tích, thiếu tầm nhìn xa mang tính chiến lược. Vì vậy trong văn hóa Việt Nam cổ truyền không có các phát minh khoa học lớn, các trường phái triết học, nhà triết học. Bù lại, người Việt có một nền văn học dân gian với số lượng ca dao, tục ngữ rất phong phú, đúc kết những kinh nghiệm của con người trong quan sát tự nhiên, trong sản xuất, sinh hoạt và ứng xử xã hội.
+ Kinh nghiệm nhận biết các hiện tượng tự nhiên: “Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa”, “Được mùa lúa úa mùa cau, được mùa cau đau mùa lúa”, “Ong về mần nhiều, liệu chiều kiếm củi”, “Ong vàng làm thấp, bão sấp bão ngửa”(trung du, miền núi)
+ Kinh nghiệm sản xuất: trồng trọt (“Chiêm cập cợi, mùa đợi nhau”, “Một gầu nước tát không bằng một bát nước mưa”, “Phân gio không bằng no nước”,
“Công bón phân là công bỏ, công làm cỏ là công ăn”...); kinh nghiệm chăn nuôi (vd chọn trâu “Mắt bánh rán, trán bánh chưng, lưng tôm càng”, “Chó giống cha, gà giống mẹ”, “Lợn thả, gà nhốt” “Trâu gầy cũng tày bò giống”, “Đuốm đầu, đượm đuôi, không nuôi cũng nậy (lớn). “Lông thưa, môi thừa, nuôi vừa cũng tốt”, “Heo đực, chuộng phệ, heo sề chuộng chỗm”. (Chọn giống lợn)
“Trâu năm sáu tuổi còn nhanh, Bò năm sáu tuổi đã tranh về già,
Đồng chiêm xin chớ nuôi bò, Mùa đông tháng giá, bò dò làm sao!”
“Nuôi gà phải chọn giống gà, Gà ri bé giống nhưng mà đẻ mau
Nhất to là giống gà nâu, Lông dày thịt béo về sau đẻ nhiều”
“Chó khôn tứ túc huyền đề.
Tai hơi cúp, đuôi thì hơi cong.
Giống nào mõm nhọn đít vồng, Ăn càn cắn bậy ấy không ra gì”
“Giàu nuôi lợn nái, lụi bại nuôi bồ câu”.
“Lợn đói một năm không bằng tằm đói một bữa”.
“Làm ruộng có năm, nuôi tằm có lứa”
“Dâu non ngon miệng tằm”…
Kinh nghiệm đánh bắt thủy sản: (Vd “Tôm chạng vạng, cá rạng đông”) + Ứng xử xã hội: kinh nghiệm nhận biết con người “Nhìn mặt mà bắt hình dong/Con lợn có béo cỗ lòng mới ngon”; nhận biết các mối quan hệ xã hội: “Rút dây động rừng”…
- Tư duy ứng xử duy tình dẫn đến hệ quả giải quyết mâu thuẫn không triệt để, tâm lý “bằng mặt không bằng lòng”.
Văn hóa phương Đông thường hàm chứa một tư duy tổng hợp, cầu tính, duy linh, một hệ giá trị thiên về tinh thần, đạo đức, tình nghĩa, mang tính truyền thống cộng đồng, trong đó con người hòa đồng với tự nhiên, xã hội và tâm linh.
Điểm mạnh của văn hóa phương Đông là cái nhìn toàn cục, minh triết, không máy móc. Điểm yếu của nó là tính tĩnh tại, không ưa thay đổi, nệ cổ và thủ cựu.
Trong khi đó, văn hóa phương Tây thiên về lối tư duy phân tích, tuyến tính, duy lý, một hệ giá trị đề cao sự tiến bộ, phát triển kinh tế vật chất, một con người cá nhân có ý thức đấu tranh cho tự do và sự giải phóng. Điểm mạnh của văn hóa phương Tây là tính khoa học, tinh thần thực chứng năng động. Điểm yếu của nó là tính cứng nhắc, có phần máy móc trong lối tư duy cũng như trong quan hệ ứng xử, chủ nghĩa cá nhân cực đoan dễ biến thành tính ích kỷ vụ lợi. (Nguyễn
Thừa Hỷ - Văn hóa Việt Nam một góc nhìn, Nxb Thông tin và truyền thông, HN, 2012, tr 16 - 17)
2.4.2. Đặc điểm về tâm linh
2.4.2.1. Tính đa dạng trong đời sống tâm linh
Người Việt Nam có một đời sống tâm linh hết sức đa dạng, phong phú, có nhiều tín ngưỡng khác nhau và thờ nhiều vị thần khác nhau - tín ngưỡng đa thần. Một trong những nguyên nhân xuất hiện nhiều tín ngưỡng và các vị thần linh là do con người chịu tác động của nhiều hiện tượng tự nhiên và phải đối phó với các hiện tượng tự nhiên đó dẫn đến sự sùng bái tự nhiên. Mặt khác, Việt Nam là một quốc gia đa tộc người, mỗi tộc người lại thờ những vị thần linh khác nhau. Trong quá trình giao lưu văn hóa, Việt Nam cũng tiếp thu được nhiều tín ngưỡng, tôn giáo có nguồn gốc từ bên ngoài. Điều đó làm cho bức tranh tâm linh của Việt Nam rất đa dạng phong phú.
2.4.2.2 Các tín ngưỡng dân gian tiêu biểu
* Tín ngưỡng là một niềm tin có hệ thống mà con người tin vào để giải thích thế giới và để mang lại sự bình yên cho bản thân và mọi người trong cộng đồng. Tín ngưỡng dân gian là niềm tin của con người vào các lực lượng siêu nhiên, coi vạn vật hữu thần, thần thánh có sức mạnh siêu phàm, thống trị cuộc sống con người, có liên quan đến tôn giáo nguyên thủy nhưng không phải là tôn giáo.
Tín ngưỡng mang tính dân tộc, dân gian, tín ngưỡng có tổ chức không chặt chẽ như tôn giáo. Khi nói đến tín ngưỡng người ta thường nói đến tín ngưỡng của một dân tộc hay một số dân tộc có một số đặc điểm chung còn tôn giáo thì thường là không mang tính dân gian. Tín ngưỡng không có một hệ thống điều hành và tổ chức như tôn giáo, nếu có thì hệ thống đó cũng lẻ tẻ và rời rạc. Tín ngưỡng nếu phát triển đến một mức độ nào đó thì có thể thành tôn giáo.
Cơ sở của mọi tôn giáo, tín ngưỡng là niềm tin, sự ngưỡng vọng của con người vào những cái “siêu nhiên” hay gọi là “cái thiêng” cái đối lập với cái “trần tục”, cái hiện hữu mà con người có thể sờ mó, quan sát được. Niềm tin vào “cái
thiêng” thuộc về bản chất con người, nó ra đời và tồn tại, phát triển cùng với con người và loài người, nó là nhân tố cơ bản tạo nên đời sống tâm linh của con người, cũng giống như đời sống vật chất, đời sống xã hội tinh thần, tư tưởng, đời sống tình cảm...
* Các tín ngưỡng dân gian tiêu biểu của người Việt
- Tín ngưỡng phồn thực: (phồn = nhiều; thực = nảy nở). Bản chất của tín ngưỡng phồn thực là khát vọng cầu mong về sự sinh sôi nảy nở của con người và tạo vật, một đặc trưng văn hóa của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước. Biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực:
+ Thờ cơ quan sinh dục nam nữ được gọi là thờ sinh thực khí. Đây là hình thái đơn giản của tín ngưỡng phồn thực, nó phổ biến ở các nền văn hóa nông nghiệp. Ví dụ: tượng đá với bộ phận sinh dục phóng to có niên đại hàng nghìn năm trước Công nguyên được tìm thấy ở Văn Điển (Hà Nội), ở thung lũng Sa Pa (Lào Cai). Ở Phú Thọ, Hà Tĩnh và nhiều nơi khác có tục thờ cúng nõ nường. Hội làng Đồng Kỵ (Bắc Ninh) xưa có tục rước sinh thực khí bằng gỗ, tan hội chúng được đốt và tro chia cho mọi người mang rắc ra ngoài ruộng. Nhiều nơi thuộc Phú Thọ, Bắc Ninh, Hà Nội... trước đây vào dịp hội làng, người ta rước tới 18 bộ sinh thực khí, và khi đám rước kết thúc, mọi người tranh cướp nhau vì tin rằng chúng sẽ đem lại may mắn, no đủ cho cả năm. (Ca dao có câu: Ba mươi sáu cái nõ nường/Cái để đầu gường cái để gối tay)
+Thờ hành vi giao phối: Hình 4 đôi nam nữ giao phối trên nắp thạp đồng Đào Thịnh (Yên Bái). Hình chim, thú, cóc giao phối được tìm thấy ở khắp nơi.
Trong nghệ thuật tranh dân gian có hai bức tranh phảng phất hình bóng của tín ngưỡng phồn thực là bức hứng dừa và bức đánh nghen. Điêu khắc đình làng của một số ngôi đình như đình Đông Viên (Ba Vì, Hà Nội), đình Phùng (Đan Phượng, Hà Nội), đình Thổ Tang (Phú Thọ), đình Đệ Tứ (Nam Định) còn chạm hình nam nữ đùa giỡn nhau khi tắm ở hồ sen, hay đùa giỡn nhau với cơ thể trần, đầy gợi cảm. Ngoài ra còn có thể kể đến các nghi thức và lễ hội mang tính chất phồn thực: điệu múa “tùng dí” ở, trò bắt trạch trong chum, trò múa phủ gà ở làng Văn Trưng (Vĩnh Phúc), trò đánh đu, tục giã cối đón dâu v.v...
Ngày nay, qua biến thiên của lịch sử, tín ngưỡng phồn thực đã trở thành thứ trầm tích văn hóa trong văn hóa Việt Nam.
- Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên - Tín ngưỡng thờ Mẫu
- Tín ngưỡng thờ thành hoàng làng - Tín ngưỡng thờ tổ nghề
Thờ tổ nghề chính là thờ người có công mang nghề mới đầu tiên về dạy cho cộng đồng cư dân. Đến nay, trên địa bàn nội thành thành phố Hà Nội còn nhiều ngôi đình thờ tổ nghề nổi tiếng vẫn còn giữ được như đình Hàng Quạt (thờ tổ nghề quạt), đình Lò Rèn (thờ tổ nghề rèn), đình Kim Ngân (thờ tổ nghề vàng bạc), đình Hoa Lộc Thị (thờ tổ nghề nhuộm vải), đình Hà Vĩ (thờ tổ nghề sơn), đình Tú Thị (thờ tổ nghề thêu), đình Trang Lâu (thờ tổ nghề mộc), đình Hàng Thiếc (thờ tổ nghề thiếc), đình Kiếm Hồ (thờ tổ nghề vôi), đình Phả Trúc Lâm (thờ tổ nghề da), đình Hài Tượng (thờ tổ nghề giấy), đình Nhị Khê (thờ tổ nghề tiện)...
2.4.2.3 Các tôn giáo du nhập
- Định nghĩa: Tôn giáo là niềm tin vào các lực lượng siêu nhiên, vô hình, mang tính thiêng liêng, được chấp nhận một cách trực giác và tác động qua lại một cách hư ảo, nhằm lý giải những vấn đề trên trần thế cũng như ở thế giới bên kia. Niềm tin đó được biểu hiện rất đa dạng, tuỳ thuộc vào những thời kỳ lịch sử, hoàn cảnh địa lý - văn hóa khác nhau, phụ thuộc vào nội dung từng tôn giáo, được vận hành bằng những nghi lễ, những hành vi tôn giáo khác nhau của từng cộng đồng xã hội tôn giáo khác nhau.(xem bảng so sánh tín ngưỡng và tôn giáo)
- Trong quá trình giao lưu với các nền văn hóa trên thế giới, VHVN còn tiếp thu nhiều tôn giáo: Phật giáo và Bàlamôn(Hinđu), tiếp thu Đạo giáo, Cơ đốc giáo. Trên nền tảng tín ngưỡng dân gian và các tôn giáo du nhập, người Việt còn sáng tạo ra những tôn giáo mới: Cao Đài, Hòa Hảo (Tây Ninh)
Yêu cầu sinh viên trình bày hiểu biết khái quát về các tôn giáo ở Việt Nam (con đường du nhập, giáo lý, những đóng góp của tôn giáo với dân tộc, giá trị văn hóa của các tôn giáo...)
Ở Việt Nam hiện có 6 tôn giáo lớn: Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Hồi giáo, Cao Đài, Hoà Hảo.
Phật giáo: Đạo Phật được truyền vào Việt Nam từ những năm đầu Công nguyên. Từ thế kỷ X đến thế kỷ XV, Phật giáo Việt Nam có bước phát triển mới cùng với nền độc lập của dân tộc. Thời Lý-Trần (từ đầu thế kỷ XI đến cuối thế kỷ XIV) là thời kỳ cực thịnh của Phật giáo ở Việt Nam. Vua Trần Nhân Tông là người sáng lập ra Thiền phái Trúc lâm Yên tử mang bản sắc Việt Nam với tinh thần sáng tạo, dung hợp và nhập thế. Phật giáo Nam Tông truyền vào phía nam của Việt Nam từ thế kỷ IV sau Công nguyên. Tín đồ Phật giáo Nam Tông chủ yếu là đồng bào Khơ-me, tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long nên gọi là Phật giáo Nam Tông Khơ-me. Phật giáo hiện nay ở Việt Nam có khoảng 10 triệu tín đồ, gần 17.000 cơ sở thờ tự, khoảng 40.000 tăng ni và 36 trường đào tạo các chức sắc tôn giáo.
Công giáo: Nhiều nhà nghiên cứu sử học Công giáo lấy năm 1533 là thời mốc đánh dấu việc truyền đạo Công giáo vào Việt Nam. Từ năm 1533 đến năm 1614, chủ yếu là các giáo sĩ dòng Phan-xi-cô thuộc Bồ Đào Nha và dòng Đa minh thuộc Tây Ban Nha đi theo những thuyền buôn vào Việt Nam. Từ năm 1615 đến năm 1665, các giáo sĩ dòng Tên thuộc Bồ Đào Nha từ Ma-cao (Macau, Trung Quốc) vào Việt Nam hoạt động ở cả Đàng Trong (nam sông Gianh), Đàng Ngoài (bắc sông Gianh). Đến nay, Giáo hội Công giáo ở Việt Nam có 26 giáo phận, khoảng 6 triệu tín đồ, 6.270 cơ sở thờ tự, 19.000 chức sắc, 06 Đại chủng viện và 02 cơ sở II đào tạo các chức sắc tôn giáo.
Tin Lành: Đạo Tin lành có mặt tại Việt Nam muộn hơn so với các tôn giáo du nhập từ bên ngoài, vào khoảng cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, do tổ chức Liên hiệp Phúc âm Truyền giáo (The Christian and Missionary Alliance- CMA) truyền vào. Năm 1911 được xem là thời mốc xác nhận việc truyền đạo
Tin lành vào Việt Nam. Hiện đạo Tin Lành có trên 1 triệu tín đồ, 500 chức sắc, 300 cơ sở thờ tự, 01 Viện Thánh kinh thần học.
Đạo Hồi: Ở Việt Nam, tín đồ đạo Hồi chủ yếu là người Chăm. Theo tư liệu lịch sử, người Chăm đã biết đến đạo Hồi từ thế kỷ X-XI. Có hai khối người Chăm theo đạo Hồi: một là, khối người Chăm theo đạo Hồi ở Ninh Thuận, Bình Thuận là khối Hồi giáo cũ hay còn gọi là Chăm Bà-ni; hai là, khối người Chăm theo đạo Hồi ở Châu Đốc (An Giang), thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Đồng Nai là khối đạo Hồi mới hay còn gọi là Chăm Islam. Hiện nay Đạo Hồi ở Việt Nam có khoảng 72.000 tín đồ, 79 cơ sở thờ tự, 700 vị chức sắc.
Đạo Cao Đài: Là một tôn giáo bản địa. Giữa tháng 11/1926 (ngày 15/10 năm Bính Dần), những chức sắc đầu tiên của đạo Cao đài tổ chức lễ khai đạo tại chùa Gò Kén-Tây Ninh chính thức cho ra mắt đạo Cao Đài. Hiện nay, đạo Cao Đài có khoảng 2,4 triệu tín đồ, 31.700 chức sắc, hơn 100 cơ sở thờ tự.
Phật giáo Hòa Hảo: Là một tôn giáo bản địa do ông Huỳnh Phú Sổ làm lễ khai đạo vào ngày 18/5 năm Kỷ Mão (ngày 4/7/1939) tại làng Hòa Hảo, tỉnh An Giang. Hiện nay Phật giáo Hòa Hảo có khoảng 1,3 triệu tín đồ, hơn 1.700 chức sắc, 1.200 cơ sở thờ tự.
BẢNG SO SÁNH TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO
TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO
* Chưa có hệ thống giáo lý, chỉ có thần tích, huyền thoại, truyền thuyết.
Có hệ thống giáo lý kinh điển, thể hiện quan niệm về vũ trụ và nhân sinh, truyền thụ qua học tập ở các tu viện, thánh đường, trường học của giáo hội.
* Chưa thành hệ thống thần điện, còn mang tính chất đa thần, tản mạn.
Thần điện đã thành hệ thống dưới dạng đa thần hay nhất thần giáo.
* Còn có sự hòa nhập nhất định giữa thế giới thần linh và con người. Chưa mang tính cứu thế.
Tách biệt thế giới thần linh và con người, xuất hiện hình thức “cứu thế”, giải thoát.
* Gắn cá nhân và cộng đồng làng xã, chưa thành giáo hội.
Tổ chức giáo hội, hội đoàn khá chặt chẽ, hình thành hệ thống giáo chức.
* Nơi thờ cúng và nghi lễ còn phân tán và chưa thành quy ước chặt chẽ.
Nơi thờ cúng riêng, nghi lễ thờ cúng chặt chẽ (chùa, nhà thờ, thánh đường).
* Mang tính chất dân gian, sinh hoạt của dân gian, gắn với đời sống nông dân.
Không mang tính dân gian, có chăng chỉ là sự biến dạng theo kiểu dân gian hóa, như Phật giáo dân gian.
(Nguồn: Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng - Ngô Đức Thịnh) Bảng 2:
TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO
* Không có đầy đủ bốn yếu tố cấu thành: giáo chủ, giáo lý, giáo luật và tín đồ
* Có đầy đủ bốn yếu tố cấu thành: giáo chủ, giáo lý, giáo luật và tín đồ
* Một người dân trong một thời điểm cụ thể có thể đồng thời tham gia sinh hoạt nhiều tín ngưỡng khác nhau. Ví dụ thờ cũng tổ tiên, đi chùa lễ Phật, ra đình lễ Thành hoàng…
* Một tín đồ trong một thời điểm cụ thể chỉ có thể tham gia sinh hoạt một tôn giáo mình theo.
* Không có hệ thống giáo lý kinh điển, chỉ có một số một số bài văn tế (tín ngưỡng thờ thành hoàng làng), văn khấn (tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên)…
* Có hệ thống giáo lý kinh điển (Ví dụ kinh, luật, luận rất đồ sộ của Phật giáo;
Kinh thánh và Giáo luật của đạo Công giáo; kinh “Qur’an” của Hồi giáo…)
* Không có giáo sĩ làm việc này một cách chuyên nghiệp và theo nghề suốt đời
* Có các giáo sĩ hành đạo chuyên nghiệp và theo nghề suốt đời.
Bảng 3: SỰ KHÁC NHAU GIỮA TÍN NGƯỠNG VÀ MÊ TÍN DỊ ĐOAN
* Mục đích chính của hoạt động tín ngưỡng là thể hiện nhu cầu của đời sống tinh thần, đời sống tâm linh.
* Mục đích chính của những người hành nghề mê tín dị đoan là kiếm tiền.
* Không có ai làm việc chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp.
* Những người hoạt động mê tín dị đoan hầu hết là hoạt động bán chuyên nghiệp hoặc chuyên nghiệp.
* Sinh hoạt tín ngưỡng có cơ sở thờ tự riêng (đình, từ đường, miếu,…)
* Những người hoạt động mê tín dị đoan thường phải lợi dụng một không gian nào đó của những cơ sở thờ tự của tín ngưỡng dân gian để hành nghề hoặc hành nghề tại tư gia.
* Những người có sinh hoạt tín ngưỡng thường sinh hoạt định kỳ tại cơ sở thờ tự (ngày mùng Một, ngày Rằm âm lịch hàng tháng ra đình làm lễ Thánh; hàng năm đến ngày giỗ bố mẹ ông bà, phải làm giỗ,…)
* Những người hoạt động mê tín dị đoan hoạt động không định kỳ mà theo
“nhu cầu” của “khách hàng”.
* Được pháp luật bảo vệ, xã hội thừa nhận.
* Bị Pháp luật nghiêm cấm, xã hội lên án.