1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Pháp luật hiện hành về chủ thể tham gia quan hệ mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa

76 306 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 574,78 KB

Nội dung

Để thực hiện được mục đích trên, đề tài đặt ra các nhiệm vụ cụ thể sau: - Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, về chủ thể tham

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

PHẠM BẢO YẾN

PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ CHỦ THỂ THAM GIA QUAN HỆ MUA BÁN HÀNG HOÁ

QUA SỞ GIAO DỊCH HÀNG HOÁ

Chuyên ngành:Luật kinh tế

Mã số: 60.38.01.07

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS Nguyễn Thị Yến

HÀ NỘI - 2014

Trang 2

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo TS Nguyễn Thị Yến đã hướng dẫn tận tình và giúp đỡ em hoàn thành luận văn này

Qua đây, em xin chân thành cảm ơn thầy cô khoa Sau Đại học cùng toàn thể thầy, cô giáo trường Đại học Luật Hà Nội – những người đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường

Em cũng xin được gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn ủng hộ

em trong suốt thời gian em thực hiện luận văn này

Hà Nội, ngày 30 tháng 5 năm 2014

Học viên

Phạm Bảo Yến

Trang 3

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực và chính xác Các kết quả trình bày trong luận văn được tổng hợp sau quá trình nghiên cứu của tác giả chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Hà Nội, ngày 30 tháng 5 năm 2014

Tác giả

Phạm Bảo Yến

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ MUA BÁN HÀNG HÓA QUA SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA VÀ CÁC CHỦ THỂ THAM GIA QUAN HỆ MUA BÁN HÀNG HÓA QUA SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA 5

1.1 Khái quát về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa 5

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm 5

1.1.2 Quy trình giao dịch mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa 10

1.1.3 Vai trò của hoạt động mua bán hàng hóa qua SGDHH 11

1.2 Khái quát về các chủ thể tham gia quan hệ mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa 13

1.2.1 Sở giao dịch hàng hóa 14

1.2.2 Thành viên kinh doanh 16

1.2.3 Thành viên môi giới 17

1.2.4 Khách hàng 18

1.3 Khái quát pháp luật về các chủ thể tham gia quan hệ mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa 20

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CÁC CHỦ THỂ THAM GIA QUAN HỆ MUA BÁN HÀNG HÓA QUA SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA Ở VIỆT NAM 23

2.1 Quy định về Sở giao dịch hàng hóa 23

2.1.1 Địa vị pháp lý của SGDHH 23

2.1.2 Nguyên tắc tổ chức hoạt động 24

2.1.3 Cơ cấu tổ chức 26

2.1.4 Chức năng hoạt động 32

2.1.5 Điều kiện thành lập và chấm dứt hoạt động 34

2.2 Quy định về thành viên của Sở giao dịch hàng hóa 36

2.2.1 Các loại thành viên của SGDHH 36

2.2.2 Điều kiện trở thành thành viên của SGDHH 38

2.2.3 Quyền và nghĩa vụ của các thành viên 40

2.2.4 Chấm dứt tư cách thành viên 45

2.3 Quy định về khách hàng tham gia quan hệ mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa 46

Trang 5

2.3.2 Điều kiện trở thành khách hàng trong quan hệ mua bán hàng hóa qua Sở

giao dịch hàng hóa 49

2.3.3 Quyền và nghĩa vụ của khách hàng khi tham gia quan hệ mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa 51

2.3.4 Chấm dứt tư cách khách hàng 53

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ CHỦ THỂ THAM GIA QUAN HỆ MUA BÁN HÀNG HÓA QUA SỞ GIAO DỊCH HÀNG HOÁ 54

3.1 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về chủ thể tham gia quan hệ mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa 54

3.1.1 Hoàn thiện quy định về Sở giao dịch hàng hóa 54

3.1.2 Hoàn thiện quy định về khách hàng 56

3.1.3 Hoàn thiện quy định về thành viên kinh doanh và thành viên môi giới 58

3.2 Kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các chủ thể trong quan hệ mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa 59

3.2.1 Mở rộng và phát triển hoạt động MBHH qua SGDHH 59

3.2.2 Nâng cao trình độ, kỹ năng của các chủ thể tham gia vào hoạt động MBHH qua SGDHH 64

KẾT LUẬN 67

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài

Hoạt động mua bán hàng hoá (MBHH) qua Sở giao dịch hàng hoá (SGDHH) ngày càng phát triển trên thế giới, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế, tăng cường hội nhập, giao lưu thương mại giữa các nước Nhận định được tầm quan trọng của hoạt động MBHH qua SGDHH, Việt Nam đã đưa hoạt động này vào điều chỉnh trong Luật thương mại 2005 tạo cơ

sở pháp lý cho hoạt động này hình thành và phát triển trong nước Tuy nhiên, thời gian vừa qua hoạt động MBHH qua SGDHH diễn ra hạn chế, không đạt được kỳ vọng của các nhà làm luật và hoạch định chính sách Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân như quy định của pháp luật còn chưa đầy đủ, chặt chẽ; các nhà sản xuất kinh doanh nhiều hạn chế trong nhận thức về hoạt động thương mại mới mẻ này Để thúc đẩy sự phát triển của MBHH qua Sở giao dịch cần các giải pháp chiến lược, đồng bộ, hiệu quả Một trong những động lực thúc đẩy sự phát triển chính là yếu tố con người Để có được sự phát triển bền vững, hiệu quả cần tập trung đầu tư phát triển con người hay chính là các chủ thể tham gia quan hệ MBHH qua SGDHH Do đó, tác giả lựa chọn vấn đề

“Pháp luật hiện hành về chủ thể tham gia quan hệ MBHH qua SGDHH”

làm đề tài luận văn của mình, với mong muốn tìm hiểu một cách toàn diện về các chủ thể tham gia quan hệ MBHH qua SGDHH trong các quy định của pháp luật hiện hành và trong hoạt động thực tiễn, qua đó có định hướng nâng cao số lượng, chất lượng các chủ thể của quan hệ, góp phần phát triển hoạt động MBHH qua SGDHH

2 Tình hình nghiên cứu

Trong những năm gần đây, đã có một số công trình nghiên cứu về hoạt động MBHH qua SGDHH, song phần lớn các công trình này nghiên cứu dưới góc độ kinh tế Ngoài ra còn một số các nghiên cứu dưới góc độ pháp lý về hoạt động MBHH qua Sở giao dịch tập trung ở các vấn đề pháp lý về SGDHH; hợp đồng MBHH qua SGDHH Có thể kể đến một số công trình như:

Trang 7

- Đề tài khoa học: “Thị trường hàng hóa giao sau và việc triển khai xây

dựng ở Việt Nam” của PGS.TS Nguyễn Văn Nam, Viện Nghiên cứu Thương

mại, Bộ Thương mại, mã số 99-78-159;

- Đề tài khoa học: “Định hướng xây dựng khung pháp lý cho hợp đồng

giao sau trong thị trường giao sau tại Việt Nam” (2004) của tác giả Lê Hoàng

Nhi, trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh;

- Đề tài khoa học: “Định hướng và các giải pháp phát triển thị trường

hàng hóa tập trung tại thành phố Hồ Chí Minh” (2004) do thạc sĩ Vũ Thị

Minh Nguyệt, Viện Nghiên cứu Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh là chủ nhiệm;

- Luận án tiến sĩ luật học: “Pháp luật điều chỉnh hoạt động MBHH qua

SGDHH ở Việt Nam” (2012) của Nguyễn Thị Yến, Trường Đại học Luật Hà

Nội

- Luận văn thạc sĩ luật học: “Pháp luật hiện hành về SGDHH” (2012)

của Đinh Văn Liêm, Trường Đại học Luật Hà Nội;

- Bài viết “Quan niệm về thị trường hàng hóa giao sau và mua bán

hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa” của PGS.TS Nguyễn Viết Tý, Tạp chí

Luật học số 1/2010; bài viết: “Các chủ thể tham gia giao dịch trên SGDHH”

của Th.S Nguyễn Thị Yến, Tạp chí Luật học sos 7/2009; và một số bài viết liên quan đến vấn đề này được đăng tải trên các website

Từ việc xem xét tình hình nghiên cứu vấn đề liên quan đến nội dung MBHH qua SGDHH trong nước thời gian qua, có thể thấy hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, hệ thống các chủ thể tham gia quan hệ MBHH qua SGDHH mà mới chỉ để cập đến một vài chủ thể trong quan hệ MBHH qua Sở hoặc tìm hiểu nội dung chủ thể như là một bộ phận của SGDHH

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ thể tham gia quan hệ mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch

Trang 8

hàng hóa, các quy định pháp luật về các chủ thể; qua đó tìm giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về chủ thể tham gia qua hệ MBHH qua SGDHH

Để thực hiện được mục đích trên, đề tài đặt ra các nhiệm vụ cụ thể sau:

- Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, về chủ thể tham gia qua hệ MBHH qua Sở gia dịch hàng hoá;

- Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật quy định về chủ thể tham gia quan hệ mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam;

- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về chủ thể tham gia quan hệ mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa

4 Phạm vi nghiên cứu

Trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ, đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về chủ thể tham gia quan hệ MBHH qua SGDHH; pháp luật thực định về các chủ thể trong quan hệ như quy định về SGDHH và các thành viên của Sở giao dịch, khách hàng tham gia giao dịch Các quy định pháp luật thực định này sẽ được phân tích và so sánh với pháp luật một số nước trên thế giới cũng như đánh giá tình hình áp dụng trên thực tiễn trong nước

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mac – Lenin, vận dụng tổng hợp các phương pháp luận duy vật lịch sử và duy vật biện chứng

Các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phân tích, tổng hợp và so sánh luật học được sử dụng nhằm phân tích thực trạng pháp luật Việt Nam quy định về các chủ thể tham gia quan hệ mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa Phương pháp thống kê, tổng kết thực tiễn được sử dụng để làm rõ tình hình thực tiễn thi hành các quy định pháp luật Phương pháp diễn giải, quy nạp được sử dụng chủ yếu để đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật trong vấn đề này

Trang 9

6 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Khái quát về MBHH qua SGDHH và các chủ thể tham gia quan hệ MBHH qua SGDHH

Chương 2: Thực trạng pháp luật về các chủ thể tham gia quan hệ

MBHH qua Sở giao dịch ở Việt Nam

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về chủ thể tham gia quan hệ MBHH qua SGDHH

Trang 10

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ MUA BÁN HÀNG HÓA QUA SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA VÀ CÁC CHỦ THỂ THAM GIA QUAN HỆ MUA BÁN HÀNG HÓA

QUA SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA 1.1 Khái quát về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm

1.1.1.1 Khái niệm

MBHH qua Sở giao dịch là một trong những hình thức phát triển của nền kinh tế hướng đến một thị trường hàng hoá quy mô tập trung Trên thế giới hoạt động MBHH qua SGDHH hình thành từ rất sớm tại các nước tư bản Hoạt động này ra đời và phát triển từ hoạt động MBHH nông sản của các nước có nền nông nghiệp phát triển nhằm khắc phục những hạn chế trong phân phối, tiêu thụ hàng nông sản, xuất phát từ đặc tính của sản xuất nông nghiệp là tính thời vụ, khó khăn trong kiểm soát về giá thành sản phẩm khi đến vụ thu hoạch Bên cạnh đó việc vận chuyển nông sản từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ mất nhiều thời gian và chi phí cũng tạo ra nhiều rủi ro cho người sản xuất Do đó để giảm thiểu rủi ro những người nông dân, các nhà sản xuất

đã thoả thuận với các thương nhân, những người tiêu thụ sản phẩm để bán trước sản phẩm của mình Họ thoả thuận về số lượng, phẩm cấp, giá cả của sản phẩm, thời gian, địa điểm giao hàng và nhận tiền Dần dần các giao dịch mang tính tự phát đơn lẻ trở nên phổ biến trong thị trường hình thành một loại hình giao dịch mới đó là giao dịch hàng hoá giao sau MBHH giao sau có thể

là giao dịch có tổ chức hoặc giao dịch không tổ chức; có thể là giao dịch kỳ hạn hoặc giao dịch quyền chọn Ngày nay, tại các SGDHH lớn trên thế giới các giao dịch không chỉ đơn thuần là MBHH thực mà đã trở thành công cụ tài chính để bảo vệ các loại hàng hoá truyền thống và cũng là công cụ đầu tư tài chính hiệu quả

MBHH qua SGDHH ngày nay là một hình thức có tổ chức, quy mô và tập trung của MBHH tương lai Mọi giao dịch MBHH được thực hiện tập

Trang 11

trung tại SGDHH Các giao dịch diễn ra không gắn liền với việc hiện hữu hay

di chuyển thực tế của hàng hoá mà chỉ mua bán quyền sở hữu hàng hoá

MBHH qua SGDHH có thể được hiểu như là một phương thức MBHH qua trung gian là SGDHH Thông qua phương thức giao dịch này thì bên mua

và bên bán không trực tiếp gặp nhau mà do SGDHH tiến hành và tuân theo các quy định, nguyên tắc giao dịch của SGDHH Do đó SGDHH không chỉ là chủ thể trung gian cung cấp dịch vụ môi giới cho bên bán và bên mua mà còn

có vai trò tổ chức và điều hành hoạt động mua bán

Việt Nam là một nước đang phát triển, nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp Nhiều mặt hàng nông sản có khối lượng sản xuất lớn đưa nước ta trở thành nước xuất khẩu hàng đầu như gạo, cà phê, tiêu, cao su, chè, Bên cạnh vấn đề sản xuất thì vấn đề đầu ra cho sản phẩm, ổn định giá thành sản phẩm là điều vô cùng quan trọng Tuy nhiên hiện nay nước ta chưa làm tốt vấn đề ổn định giá cả nông sản trong nước Khắc phục tình trạng đó, Nhà nước không chỉ ghi nhận quy định về SGDHH trong pháp luật, mà còn có chủ trương thành lập và xây dựng nhiều chợ đầu mối, trung tâm giao dịch hay sàn giao dịch hàng hoá nhằm ổn định thị trường cho hàng nông sản Việt Nam Có thể nói quy định về SGDHH là một trong những bước phát triển về lập pháp ở Việt Nam, thể hiện rõ vai trò định hướng của pháp luật Các nhà làm luật đã ghi nhận và từng bước hoàn thiện các quy định tạo điều kiện thuận lợi để thực thi hiệu quả trên thực tế khi mà hoạt động MBHH qua SGDHH ở nước ta còn chưa phát triển

Theo quy định tại khoản 1 Điều 63 Luật Thương mại 2005, MBHH qua SGDHH là hoạt động thương mại, theo đó các bên thoả thuận thực hiện việc mua bán một lượng nhất định của một loại hàng hoá nhất định qua SGDHH với giá được thoả thuận tại thời điểm giao kết hợp đồng và thời gian giao hàng được xác định tại một thời điểm trong tương lai Từ quy định trên cho thấy luật đã ghi nhận hoạt động MBHH qua SGDHH là một bộ phận của hoạt động MBHH tương lai

Trang 12

1.1.1.2 Đặc điểm

Thứ nhất: MBHH qua SGDHH là hoạt động MBHH tương lai

MBHH tương lai là việc giao dịch, ký kết các hợp đồng về hàng hoá

mà việc giao hàng và nhận tiền được diễn ra vào thời gian ấn định trong tương lai Vào thời điểm giao kết hợp đồng, người bán hay người mua chưa phải thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng MBHH Việc chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá và thanh toán giá trị hàng hoá chỉ diễn ra khi hợp đồng đến hạn và các bên thực sự giao nhận hàng Tuy nhiên trong khoảng thời gian từ khi giao kết hợp đồng đến thời điểm thực hiện hợp đồng được ấn định trước tức là trước khi hợp đồng đến hạn các bên trong hợp đồng có thể chuyển giao hợp đồng cho chủ thể khác thông qua việc mua bán qua lại hợp đồng Đây được coi là một hình thức đầu cơ trên cơ sở biến động giá cả hàng hoá và nó khiến cho thị trường hàng hoá tương lai có tính chất của thị trường tài chính

MBHH qua SGDHH gồm giao dịch kỳ hạn và giao dịch quyền chọn Giao dịch kỳ hạn là hoạt động MBHH thông qua việc ký kết hợp đồng giữa người mua và người bán qua SGDHH mà việc giao hàng và thanh toán diễn ra vào một thời điểm được ấn định trong tương lai Giao dịch quyền chọn là hoạt động giữa người bán và người mua thoả thuận về việc người mua mua quyền mua hoặc quyền bán một loại hàng hoá nào đó với mức giá ấn định trước và trả một khoản tiền đề mua quyền này; người mua quyền có quyền thực hiện hay không thực hiện việc MBHH đó nếu thấy giá cả của hàng hoá đó bất lợi cho mình trong một thời hạn nhất định

Thứ hai: MBHH qua SGDHH là hoạt động MBHH qua trung gian

Bên bán và bên mua trong hoạt động MBHH qua SGDHH không trực tiếp giao dịch với nhau Thoả thuận MBHH của các bên phải được thực hiện thông qua chủ thể thứ ba là SGDHH Bên mua hay bên bán chỉ cần đưa ra đề nghị bán hoặc đề nghị mua với SGDHH và thực hiện nghĩa vụ ký quỹ đảm bảo cho đề nghị của mình với SGDHH mà không cần biết đối tác SGDHH sẽ

tự động kết nối các lệnh mua và lệnh bán tương thích khi đó hợp đồng mua

Trang 13

bán được hình thành Kể cả khi hợp đồng được hình thành, việc thực hiện hợp đồng như chuyển hàng và chuyển tiền đều được các bên thực hiện với SGDHH

SGDHH đóng vai trò trung gian, kết nối quan hệ MBHH của các bên MBHH, đồng thời đóng vai trò đảm bảo giao dịch cho các bên SGDHH chi phối nguyên tắc, trình tự, thủ tục của hoạt động MBHH Sở giao dịch đặt ra những điều kiện nhất định đối với khách hàng muốn tham gia giao dịch như điều kiện tài chính, các nội dung trong hợp đồng, vấn đề thanh toán của khách hàng khi chấm dứt hợp đồng trước thời hạn Những quy định này chi tiết hoá các quy định của pháp luật nhằm đảm bảo lợi ích cho các bên tham gia giao dịch, lợi ích của SGDHH và các chủ thể khác có liên quan

Là chủ thể trung gian kết nối giao dịch cũng như tổ chức thực hiện giao dịch SGDHH sẽ chịu mọi trách nhiệm về các dịch vụ mà mình cung cấp SGDHH có trách nhiệm bảo đảm thực hiện giao dịch của một bên chủ thể đối với bên chủ thể còn lại của hợp đồng Trong trường hợp phát sinh tranh chấp các bên trong quan hệ hợp đồng không giải quyết trực tiếp với nhau mà thông qua SGDHH tiến hành

Thứ ba: Đối tượng hàng hoá được mua bán qua SGDHH phải đáp ứng

các tiêu chuẩn nhất định do pháp luật và SGDHH quy định

Không phải tất cả hàng hoá trên thị trường đều được đưa vào giao dịch tại SGDHH mà chỉ những loại hàng hóa thực thỏa mãn các điều kiện giao dịch qua Sở mới được phép giao dịch Hàng hoá tương lai mua bán qua SGDHH trên thực tế thường là những loại hàng hoá có lượng cung cầu lớn và thường xuyên có biến động về giá Vì vậy hàng hoá được đưa vào tham gia thị trường tương lai để tự bảo hiểm tức chuyển rủi ro về giá sang các nhà nắm rủi ro chuyên nghiệp và cho phép có một cơ chế giá phục hồi Hiện nay có thể thống kê gần 100 loại hàng hoá được mua bán trên các SGDHH, tập trung vào một số nhóm ngành hàng chính là hàng nông sản (ngũ cốc, chè, cà phê, tiêu), kim loại, năng lượng (dầu mỏ, than đá, khí đốt),

Trang 14

Theo quy định ở Việt Nam hiện nay hàng hoá giao dịch tại SGDHH phải thuộc danh mục hàng hoá được phép giao dịch tại SGDHH do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định Đồng thời tại mỗi Sở giao dịch đều có những quy định riêng về hàng hoá giao dịch của mình như điều kiện

về tính chất vật lý, hoá học, khối lượng giao dịch, giá cả tuân theo quy luật thị trường,…Một lô hàng giao dịch đều phải qua giám định đạt những tiêu chuẩn chung của Sở giao dịch gọi là định chuẩn chất lượng.[23]

Thứ tư: Giá cả hàng hoá do các bên mua bán thoả thuận là giá của hàng

hoá đó tại thời điểm giao kết hợp đồng và thời gian giao hàng được xác định tại một thời điểm trong tương lai

Giá cả giao dịch được xác định theo nguyên tắc đấu giá công khai (đấu giá mua và đấu giá bán) Tại sàn giao dịch yêu cầu nhiều người bán báo giá

để chọn mức giá bán thấp nhất và yêu cầu nhiều người mua cho giá để chọn mức giá mua cao nhất Nếu là đấu giá bán, chủ hàng đưa ra giá khởi điểm là giá sàn, khách hàng mua sẽ chỉ được trả trên mức giá này Nếu là đấu giá mua, người muốn mua hàng đưa ra giá khởi điểm là giá trần, người có hàng muốn bán sẽ chỉ được ra giá dưới mức giá này.[19, tr 79]

Mức giá được quyết định sau mỗi phiên giao dịch được tính toán gần giống với giá giao trong tương lai trên cơ sở có dự liệu rủi ro trong tương lai với cả người mua và người bán

Trong hợp đồng quyền chọn các bên cũng ấn định trước với nhau về giá cả một loại hàng hoá sẽ được chuyển giao quyền sở hữu trong tương lai nhưng giá thanh toán của hợp đồng không phải là giá trị lô hàng mà là giá của quyền thực hiện việc mua hay bán hàng hoá đó trong tương lai

Thứ năm: Hình thức MBHH qua SGDHH là hợp đồng

Hợp đồng MBHH là kết quả của quá trình giao dịch tại SGDHH sau khi các bên tiến hành đặt lệnh và được khớp lệnh thông qua Sở giao dịch Hình thức của hợp đồng MBHH sẽ tương ứng với hình thức giao dịch mà các bên lực chọn là hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn

Trang 15

Hợp đồng kỳ hạn là thoả thuận theo đó bên bán cam kết giao hàng và bên mua cam kết nhận hàng tại một thời điểm hay trong khoảng thời hạn ở tương lai Hợp đồng quyền chọn là thoả thuận theo đó bên mua quyền có quyền được mua hoặc được bán một hàng hoá xác định với mức giá định trước và phải trả một khoản tiền nhất định để mua quyền này Bên mua quyền

có quyền chọn thực hiện hay không thực hiện việc mua hay bán hàng hoá đó

Mặt khác MBHH qua SGDHH là hoạt động mua bán qua trung gian Trong quan hệ MBHH qua SGDHH còn phát sinh các mối quan hệ giữa người mua và người bán với các bên trung gian Do đó bên cạnh các hợp đồng mua bán để tiến hành các giao dịch còn có các hợp đồng giữa các chủ thể trong quan hệ MBHH qua SGDHH như hợp đồng môi giới hay hợp đồng uỷ thác

1.1.2 Quy trình giao dịch mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa

Tại SGDHH của các nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam, quy trình MBHH qua Sở giao dịch được thực hiện theo các bước:

Khách hàng (những người có nhu cầu mua, bán hàng hoá) uỷ thác cho người môi giới của SGDHH đặt mua hoặc bán một lượng hàng hoá theo tiêu chuẩn phù hợp với các quy định của SGDHH Để tham gia vào giao dịch khách hàng phải nộp một khoản tiền ký quỹ theo quy định với người môi giới;

Người môi giới sẽ chuyển lệnh của khách hàng về SGDHH, tại SGDHH sẽ có các nhân viên nghiệp vụ nhận lệnh và tiến hành khớp lệnh mua

và lệnh bán theo nguyên tắc đấu giá công khai tại sàn giao dịch Người môi giới sẽ phải nộp phí cho Trung tâm thanh toán của Sở giao dịch cho các giao dịch của mình Sau khi hoàn tất việc mua bán, người môi giới gửi xác nhận bằng văn bản về giao dịch cho khách hàng;

Trước khi đến hạn thanh lý hợp đồng, khách hàng có thể uỷ thác cho người môi giới thanh lý hợp đồng bằng cách bán lại hợp đồng đã mua trước

đó hoặc mua lại hợp đồng đã bán Nếu giá hàng hoá biến động theo hướng có lợi như giá tăng lên so với giá ấn định trong giao dịch mua hoặc giá thực tế giảm so với giá ấn định trong giao dịch bán, khách hàng sẽ nhận được khoản

Trang 16

tiền lợi nhuận từ Trung tâm thanh toán của SGDHH Trong trường hợp giá cả biến động theo hướng ngước lại, khách hàng gặp rủi ro, khoản tiền thua lỗ sẽ được trừ trực tiếp vào tài khoản kỹ quỹ của khách hàng; khi tài khoản ký quỹ không đủ để thực hiện giao dịch khách hàng phải nộp bổ sung tiền vào tài khoản ký quỹ cho Trung tâm thanh toán của SGDHH;

Trong trường hợp hợp đồng đến hạn, khách hàng vẫn giữ các hợp đồng của mình thì sẽ tiến hành thực hiện hợp đồng (giao hàng, nhận tiền) với SGDHH

Phương thức giao dịch tại SGDHH là khớp lệnh tập trung và công khai Mọi lệnh mua và lệnh bán của khách hàng sẽ được người môi giới chuyển đến sàn giao dịch để khớp lệnh Việc khớp lệnh sẽ được thực hiện theo các nguyên tắc ưu tiên về giá, về thời gian và về khối lượng Cùng một thời điểm

có nhiều lệnh mua, lệnh bán được chuyển lên Sở giao dịch nhưng chỉ một số các lệnh đó được khớp tức hình thành hợp đồng MBHH qua SGDHH Trừ các lệnh đặc biệt có giá trị trong thời hạn nhất định thì các lệnh thông thường nếu không được khớp sẽ hết hiệu lực khi kết thúc phiên giao dịch Người bán và người mua nếu muốn tiếp tục giao dịch sẽ phải đặt lệnh mới cho phiên giao dịch tiếp theo

1.1.3 Vai trò của hoạt động mua bán hàng hóa qua SGDHH

Thứ nhất: Đối với các chủ thể giam gia

Một là: MBHH qua SGDHH giúp các nhà sản xuất, kinh doanh phòng

ngừa rủi ro

MBHH qua SGDHH cho phép các nhà sản xuất, nhà chế biến, người kinh doanh xuất nhập khẩu, người sở hữu hàng hoá tự bảo hiểm, tức chuyển rủi ro về giá sang các nhà đầu cơ và cho phép có một cơ chế để giá phục hồi [31] Việc thực hiện các hợp đồng tương lai với các mức giá được định sẵn, các nhà kinh doanh không còn lo ngại về sự thay đổi giá cả trong tương lai, qua đó có thể lên kế hoạch sản xuất, kinh doanh ổn định trong một khoảng thời gian nhất định Bên cạnh hoạt động kinh doanh với hàng thực, các nhà

Trang 17

kinh doanh sử dụng các hợp đồng tương lai đối ứng với các hợp đồng hàng thực để bảo hiểm Chênh lệch lỗ lãi giữa hợp đồng trên thị trường hàng thực và hợp đồng tương lai giúp họ ổn định hoạt động kinh doanh, cũng như giá cả hàng hoá của mình trong thời gian dài

Việc tham gia MBHH qua SGDHH khách hàng cũng được đảm bảo về chất lượng hàng hoá, số lượng hàng hoá giao nhận cũng như việc vi phạm hợp đồng Bởi việc thực hiện hợp đồng đều được SGDHH hỗ trợ thực hiện và đảm bảo Những tranh chấp phát sinh giữa người mua và người bán được giải quyết qua SGDHH với tư cách chủ thể trung gian

Hai là: các nhà đầu tư tham gia vào hoạt động MBHH qua SGDHH

như một cách thức đề đầu tư

Các nhà đầu tư sử dụng các hợp đồng trên thị trường của SGDHH như một công cụ đầu cơ kiếm lời nhờ đó mà thị trường mới hoạt động liên tục, nhộn nhịp và hiệu quả Nếu các nhà đầu tư dự đoán thành công xu hướng giá diễn ra trong các giao dịch trên thị trường, nó sẽ mang lại lợi nhuận lớn cho

họ Nếu họ dự kiến giá sẽ tăng cao trong tương lai thì họ sẽ mua các hợp đồng như hợp đồng kỳ hạn và họ sẽ bán ra nếu dự đoán ngược lại Tuy nhiên, công

cụ đầu cơ này là một con dao hai lưỡi, các nhà đầu tư luôn phải đối mặt với các rủi ro thua lỗ nếu dự đoán không chính xác

Ba là: việc MBHH qua SGDHH với giá cả dự kiến tương lai giúp cho

thị trường tự điều chỉnh giá

Giá cả hàng hoá được xác định thông qua hoạt động MBHH qua SGDHH phản ánh một cách tương đối chính xác quan hệ cung cầu trên thị trường Giá cả được hình thành một cách công khai và được cập nhật hàng ngày là cơ sở để các nhà kinh doanh tham khảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như đầu tư trên thị trường của mình Các công cụ thông tin trên thị trường tương lai góp phần ổn định giá cả của hàng hoá trên thị trường giao ngay đồng thời trong trường hợp thị trường có nhiều diễn biến phức tạp thì bằng những thông tin có được trên thị trường tương lai mà nhà sản xuất kinh

Trang 18

doanh có thể điều tiết sản xuất, tự cân bằng cung cầu Ngoài ra, việc niêm yết giá cả công khai trên thị trường giúp cho các nhà kinh doanh không lo việc mua bán không đúng giá, ép giá

Thứ hai: Đối với vai trò quản lý nhà nước

Giao dịch tập trung tại SGDHH giúp cho diễn biến giá cả trên thị trường phản ánh được quan hệ cung cầu, dự kiến được giá cả trong tương lai gần Điều này giúp cho nhà nước nắm bắt được quan hệ cung cầu trên thị trường và giá cả từ đó có hướng chỉ đạo quản lý kinh tế vĩ mô

Những tiêu chuẩn hàng hoá, tiêu chuẩn kinh doanh được xác lập trên SGDHH giúp Nhà nước tiêu chuẩn hoá và thống nhất chất lượng hàng hoá phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời nâng cao quy mô sản xuất để tiến tới một nền sản xuất công nghiệp, có định hướng

Thứ ba: Đối với nền kinh tế

Hoạt động mua bán tại SGDHH diễn ra hiệu quả sẽ thúc đẩy cho quá trình định hướng sản xuất Những thông tin trên thị trường giúp các nhà sản xuất kinh doanh có liên quan chủ động điều tiết hoạt động của mình để điều chỉnh giá cả Các nhà sản xuất có thể ổn định trong kế hoạch sản xuất, huy động vốn, mở rộng diện tích sản xuất, áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm Điều này rất có ý nghĩa với người nông dân Việt Nam hiện nay

Những thay đổi về giá trên thị trường giúp cân bằng sản xuất và tiêu thụ, tránh được các khủng hoảng về thừa, thiếu hàng hoá

MBHH qua SGDHH càng phát triển, càng tập trung thì giá cả hàng hoá càng công bằng và phù hợp với điều kiện thực tế

1.2 Khái quát về các chủ thể tham gia quan hệ mua bán hàng hóa qua

Sở giao dịch hàng hóa

Trong quan hệ MBHH qua SGDHH có các quan hệ về mua bán giữa người bán và người mua; quan hệ môi giới giữa người bán hoặc người mua với người môi giới và quan hệ uỷ thác MBHH giữa người bán hoặc người

Trang 19

mua với thành viên kinh doanh của SGDHH Các quan hệ này có mỗi liên hệ chặt chẽ và hỗ trợ nhau đảm bảo cho việc giao dịch thành công Do đó một thể nhân hay pháp nhân tham gia vào thị trường tại SGDHH có thể đóng nhiều vai trò khác nhau

Chủ thể tham gia vào quan hệ MBHH qua SGDHH có thể là thể nhân hay pháp nhân tham gia vào một mối quan hệ hoặc tham gia vào tất cả các mối quan hệ trên

Chủ thể trong quan hệ MBHH qua SGDHH trước hết phải thoả mãn các điều kiện về năng lực chủ thể đó là năng lực hành vi và năng lực pháp luật Ngoài ra với từng quan hệ riêng biệt, chủ thể tham gia phải thoả mãn các điều kiện riêng biệt phù hợp với quan hệ đó

Hiện nay có nhiều quan điểm về việc xác định các chủ thể tham gia vào quan hệ MBHH qua SGDHH Việc xác định chính xác các chủ thể tham gia vào qua hệ MBHH qua Sở giao dịch không chỉ giúp đánh giá vai trò của các chủ thể từ đó có những chính sách hợp lý điều tiết thị trường thông qua việc điều chỉnh hoạt động của các chủ thể tham gia

Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay, các chủ thể tham gia quan hệ MBHH qua SGDHH gồm Sở giao dịch hàng hóa, thành viên kinh doanh, thành viên môi giới, khách hàng Cụ thể:

1.2.1 Sở giao dịch hàng hóa

Trong quan hệ MBHH qua SGDHH có thể nói SGDHH đóng vai trò trung tâm trong việc hình thành và tổ chức thực hiện giao dịch Chính hoạt động của SGDHH đã tạo ra khác biệt cho quan hệ MBHH thông thường với MBHH qua SGDHH

Theo Từ điển bách khoa toàn thư định nghĩa: SGDHH là hình thức thị

trường đặc biệt, thực hiện việc mua bán quy mô lớn, theo mẫu và quy cách hàng hoá SGDHH có đặc điểm: ở đó không có hàng hoá bán ra, mà chỉ MBHH theo mẫu và quy cách; đối tượng giao dịch không phải là những hàng hoá khác nhau nhiều, mà thường là những hàng hoá cùng chất lượng, quy

Trang 20

cách Việc giao dịch ở SGDHH được thực hiện chủ yếu theo giao dịch kì hạn, sau khi thành giá, qua một thời gian nhất định mới giao hàng cho người mua

Ở SGDHH, việc mua bán thường không gắn liền với việc di chuyển thực tế của hàng hoá, mà chỉ là mua bán quyền sở hữu hàng hoá Do đó, SGDHH mở rộng và đẩy mạnh hoạt động của thị trường, đồng thời tạo điều kiện cho hoạt động đầu cơ của các nhà tư bản Ở những SGDHH lớn trong các nước tư bản chủ nghĩa, thường tập trung cung cầu của nhiều nước, thậm chí của cả thị trường tư bản chủ nghĩa thế giới Trong thời kì đế quốc chủ nghĩa, trên thực

tế, SGDHH hoạt động dưới sự kiểm soát của các tổ chức độc quyền

[27,tr.803]

Như vậy SGDHH là một thị trường tập trung tại đó người ta bán hàng hoá với giá cả được thoả thuận tại thời điểm hiện tại nhưng giao hàng và thanh toán trong tương lai SGDHH là một thị trường đặc biệt ở chỗ được tổ chức cố định hoặc thông qua hệ thống công nghệ thông tin để tập trung các chủ thể là cá nhân, tổ chức có nhu cầu về giao dịch hàng hoá Tại đó những người bán cạnh tranh với nhau, những người mua cạnh tranh với nhau và cạnh tranh giữa những người bán và người mua để đi đến một giá cả hợp lý cho hàng hoá trong tương lai Trên thị trường đặc biệt này ít khi có sự xuất hiện

và luân chuyển hàng hoá mà chủ yếu là sự luân chuyển về tiền tệ và quyền sở hữu hàng hoá

Mặt khác SGDHH cũng được hiểu là một chủ thể trung gian trong quan

hệ MBHH qua SGDHH SGDHH không chỉ đóng vai trò kết nối giữa bên bán

và bên mua mà còn cung cấp cơ sở vật chất tiến hành các giao dịch và thực hiện giao dịch

Hiện nay Luật thương mại 2005 không có định nghĩa cụ thể về SGDHH Nghị định số 158/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động MBHH qua SGDHH mới chỉ có quy định về địa vị pháp lý của SGDHH (Điều 6) mà cũng chưa có định nghĩa thể hiện bản chất, đặc điểm của SGDHH Đây là một trong những hạn chế của pháp luật cần

Trang 21

được bổ sung, hoàn thiện Tuy nhiên từ thực tế ghi nhận từ hoạt động của SGDHH Việt Nam VNX có thể thấy tổ chức hoạt động của SGDHH được thành lập ở Việt Nam mang đầy đủ đặc điểm, chức năng của các Sở giao dịch trên thế giới

Khác với Việt Nam, một số nước trên thế giới có định nghĩa cụ thể về

SGDHH như: Luật MBHH tương lai Singapore 2001 quy định: “Sàn giao

dịch hàng hoá tương lai là một tổ chức cung cấp hoặc sẽ cung cấp các phương tiện kỹ thuật cần thiết cho hoạt động MBHH tương lai và duy trí hoặc

sẽ duy trì một trung tâm MBHH tương lai được hội đồng phê chuẩn” hay Luật

hàng hoá tương lai hiện đại Mỹ 2000 quy định: “Sở giao dịch có tổ chức

nghĩa là một cơ sở giao dịch mà cho phép việc giao dịch từ phía một người hoặc đại diện cho một người mà không có đủ năng lực tham gia hợp đồng; hoặc những người không trên cơ sở từ người uỷ thác; hoặc ban hành (trực tiếp hoặc thông qua một tổ chức phi chính phủ khác) các quy tắc mà quản lý việc tiến hành giao dịch của các thành viên chứ không phải những nguyên tắc việc trình lệnh hoặc thi hành giao dịch trên trên cơ sở giao dịch; và bao gồm các chế tài nhưng không phải là ngăn cản các thành viên tham gia vào việc giao dịch” Theo đó SGDHH được ghi nhận là thị trường hàng hóa đặc biệt, là

nơi kết nối các giao dịch MBHH tương lai một cách công khai, tập trung Sở giao dịch hàng hóa có thể được tổ chức dưới hình thức là một công ty cung cấp các dịch vụ giao dịch hàng hóa tương lai để thu lợi nhuận hoặc cũng có thể

là tổ chức phi lợi nhuận do Nhà nước hay các tổ chức nghiệp đoàn thành lập

1.2.2 Thành viên kinh doanh

Theo quy định của Nghị định 158/2006/NĐ-CP, thành viên kinh doanh của SGDHH là doanh nghiệp được thành lập theo Luật Doanh nghiệp, phải thoả mãn các quy định của pháp luật và có quyền nhận uỷ thác MBHH qua SGDHH cho khách hàng cũng như hoạt động tự doanh

Trang 22

Như vậy thành viên kinh doanh của SGDHH được xác định là pháp nhân hoạt động tại SGDHH vừa có thể nhận uỷ thác của khách hàng vừa có thể trực tiếp tham gia giao dịch tại SGDHH

Khi hoạt động tại SGDHH, thành viên kinh doanh vừa có thể hoạt động trung gian thực hiện giao dịch cho khách hàng vừa có thể hoạt động tự doanh tức thực hiện giao dịch mua bán cho chính mình

Khái niệm thành viên kinh doanh theo pháp luật Việt Nam không tương đồng với khái niệm thành viên SGDHH của các nước trên thế giới Xét về nội hàm của khái niệm thì thành viên kinh doanh theo pháp luật Việt Nam tương ứng với nhà môi giới trên Sở giao dịch của các SGDHH trên thế giới Nhà môi giới (broker) trên các SGDHH thế giới có thể là nhà môi giới của khách hàng hoặc nhà môi giới trên Sở Nhà môi giới của khách hàng ghi nhận các lệnh mua hoặc lệnh bán của khách hàng và chuyển lệnh đến thành viên môi giới của SGDHH để hưởng thù lao dịch vụ từ phía khách hàng Nhà môi giới trên Sở giao dịch là tổ chức hoạt động môi giới trên SGDHH tiến hành nhận lệnh mua, lệnh bán từ khách hàng hoặc người môi giới của khách hàng để khớp lệnh Họ phải trả phí để có vị trí tại sàn giao dịch Nhà môi giới trên SGDHH ngoài hoạt động nhận lệnh giao dịch còn có thể hoạt động tự doanh tức tham gia giao dịch với vai trò khách hàng để tìm kiếm lợi nhuận.[33]

1.2.3 Thành viên môi giới

Thành viên môi giới là một trong hai loại thành viên của SGDHH và tại

Sở giao dịch chỉ các thành viên môi giới mới được thực hiện các hoạt động môi giới MBHH qua SGDHH Thành viên môi giới là chủ thể hoạt động chuyên nghiệp làm trung gian cho các bên chủ thể trong quan hệ MBHH qua SGDHH giao kết hợp đồng

Thành viên môi giới phải là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp 2005 và phải thoả mãn các điều kiện theo quy định của pháp luật và điều lệ hoạt động của SGDHH

Trang 23

Về mặt thuật ngữ thành viên môi giới của Việt Nam cũng giống như người môi giới trên SGDHH các nước Tuy nhiên về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của thành viên môi giới Việt Nam hạn chế hơn nhiều so với người môi giới theo quy định của quốc tế Ở các nước trên thế giới, người môi giới (broker) là bộ phận nòng cốt của thị trường [21] Có thể ví họ như những con thoi của khung cửi kết nối hai bên khách hàng với nhau và như vậy trên thị trường MBHH qua SGDHH những người môi giới phải hoạt động nhiều nhất, thường xuyên và liên tục Những người môi giới không chỉ làm trung gian thực hiện các giao dịch theo yêu cầu mà còn có thể là người tư vấn có trách nhiệm bảo lãnh kết quả tư vấn của mình đối với khách hàng phụ thuộc vào giới hạn phạm vi dịch vụ mà họ cung cấp Đặc biệt đối với những người môi giới của SGDHH họ còn có trách nhiệm kiểm tra năng lực thanh toán của những người tham gia giao dịch Người môi giới có thể là thể nhân hoặc pháp nhân hoạt động chuyên nghiệp và phải chịu trách nhiệm vật chất về hoạt động của mình đối với khách hàng.[20]

Với khái niệm được xác định như ở Việt Nam hiện nay, thành viên môi giới chỉ có vai trò kết nối khách hàng với nhau hoặc kết nối khách hàng với thành viên kinh doanh của SGDHH [33] Việc xác định những người môi giới hoạt động trên SGDHH như hiện nay không phát huy được hết vai trò của những người môi giới

1.2.4 Khách hàng

Khách hàng là những người có nhu cầu mua, bán hàng hoá qua SGDHH nhưng không trực tiếp giao dịch mà phải thông qua người môi giới hoặc thành viên kinh doanh của Sở giao dịch để thực hiện hoạt động mua bán của mình

Theo cách hiểu hiện nay, khách hàng trong quy định của pháp luật Việt Nam có thể là người bảo hộ về giá hoặc người đầu cơ theo quy định của các nước trên thế giới Trên thế giới người bảo hiểm về giá là những người đến với SGDHH để giao kết các hợp đồng tương lai nhằm ổn định mức giá mà họ

Trang 24

muốn mua hay bán hàng hóa Trong khi đó, những nhà đầu cơ tham gia thị trường không nhằm mục đích kinh doanh hay hỗ trợ hoạt động kinh doanh hàng thực mà nhằm tìm kiếm lợi nhuận khi tiến hành mua bán các hợp đồng tương lai trước khi đến hạn [33]

Ở đây khách hàng tìm đến với thị trường hàng hoá tại SGDHH cũng nhằm mục đích bảo hiểm hay tìm kiếm lợi nhuận trước những rủi ro về biến động giá cả, sự thay đổi về tỷ giá hối đoái, sự thay đổi về lãi xuất Họ có thể

là những người nông dân, những thương lái, những nhà sản xuất, những người kinh doanh xuất nhập khẩu cần ổn định giá hàng hoá đầu ra hoặc đầu vào để tránh những thiệt hại trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Hay đơn giản họ là những người tham gia thị trường để tìm kiếm lợi nhuận mặc dù trên thực tế họ không có nhu cầu hay bị ảnh hưởng bởi hàng hoá thực

Việt Nam không phân loại đối tượng khách hàng tham gia vào qua hệ MBHH vào SGDHH thành nhóm đối tượng tự bảo hiểm và đầu cơ như xu hướng thế giới Điều này tạo ra sự bình đẳng giữa các chủ thể tham gia vào thị trường từ đó khuyến khích nhiều thành phần tham gia Tuy nhiên việc phân biệt nhóm đối tượng tham gia mua bán qua Sở giao dịch cũng không phải là không có ý nghĩa Những người tự bảo hiểm tham gia nhằm đảm bảo

an toàn cho hoạt động kinh doanh của mình cũng như giá cả hàng hoá Một phần trong số họ hướng tới mục đích giao nhận hàng hoá Với mục đích bảo

hộ như vậy, nhóm người này cần được sự ưu đãi của Nhà nước giúp cho hoạt động của họ được thực hiện thuận tiện, hiệu quả

Về phía nhà đầu cơ, họ là thành phần không thể thiếu của thị trường tuy nhiên cũng cần có những hạn chế nhất định trong hoạt động đầu cơ để tránh tình trạng lũng đoạn có thể gây sụp đổ thị trường Mặt khác phân biệt nhóm đối tượng khách hàng tham gia thị trường còn tạo điều kiện thi hành hợp đồng được thuận tiện Nhà đầu cơ tham gia vào quan hệ MBHH qua Sở giao dịch nhưng không hướng đến mục tiêu giao nhận hàng hoá thực nên Sở giao dịch quy định cho họ một thời hạn nhất định để rút khỏi vị thế trong hợp đồng Đó

Trang 25

là ngày mà tất cả các bên trong hợp đồng phải gửi thông báo về việc thi hành hợp đồng của họ Đến gần ngày đó mà nhà đầu cơ không thanh lý hợp đồng thì trung tâm thanh toán của Sở giao dịch sẽ tự động thanh lý hợp đồng đó bằng nghiệp vụ thanh toán bù trừ Sự can thiệp này của Sở giao dịch đảm bảo trật tự chung cho cả thị trường, bảo vệ các chủ thể cùng tham gia trong giao dịch, hạn chế tranh chấp do vi phạm nghĩa vụ thực hiện hợp đồng hướng tới một thị trường ổn định Ngược lại, những người tự bảo vệ khi tham gia giao dịch sẽ có cam kết thực hiện hợp đồng Khi đến hạn xác nhận thi hành hợp đồng hoặc muộn hơn (có sự ưu tiên so với nhà đầu cơ), nhà bảo hiểm cũng phải thông báo cho Sở giao dịch về việc thực hiện nghĩa vụ của mình, nếu không họ sẽ bị cưỡng chế thanh lý hợp đồng

1.3 Khái quát pháp luật về các chủ thể tham gia quan hệ mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa

Pháp luật về các chủ thể tham gia quan hệ MBHH qua SGDHH chỉ là một chế định pháp luật nằm trong nội dung pháp luật điều chỉnh hoạt động MBHH qua SGDHH một trong những nhóm hoạt động thương mại do pháp luật thương mại điều chỉnh Tuy nhiên nội dung pháp luật về các chủ thể tham gia quan hệ MBHH qua SGDHH không chỉ chịu sự chi phối của pháp luật thương mại mà còn chịu sự chi phối của pháp luật dân sự Bởi pháp luật thương mại không quy định lại những vấn đề pháp lý liên quan đến chủ thể trong các giao dịch như năng lực chủ thể, những điều cấm,… đã được pháp luật dân sự quy định

Các chủ thể MBHH qua SGDHH được pháp luật quy định gồm: SGDHH và các bộ phận hỗ trợ giao dịch (trung tâm thanh toán, trung tâm giao nhận hàng), các thành viên của SGDHH (thành viên môi giới và thành viên kinh doanh), khách hàng (người mua, người bán)

Tuy chỉ là một nội dung trong chế định pháp luật về MBHH qua SGDHH, nhưng quy định về các chủ thể trong quan hệ MBHH đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh hoạt động của các chủ thể và cách thức vận

Trang 26

hành hoạt động trên thị trường Đồng thời các quy định về chủ thể nói riêng, quy định về hoạt động MBHH qua SGDHH nói chung đã tạo định hướng cho

sự phát triển một thị trường hàng hoá tập trung ở Việt Nam, tạo động lực cho các đối tượng trong xã hội hiểu, tham gia, đóng vai trò chính trong việc vận hành thị trường

Thứ nhất: quy định về SGDHH

Trong các văn bản pháp luật, các quy định về SGDHH được trình bày thành một chế định riêng biệt với các chủ thể khác xuất phát từ vai trò quan trọng của nó Sở giao dịch là chủ thể trung tâm trong mọi giao dịch MBHH qua SGDHH

Quy định về SGDHH gồm: quy định về địa vị pháp lý của SGDHH; về

tổ chức hoạt động của SGDHH; về điều kiện thành lập, chấm dứt hoạt động của SGDHH

Thứ hai: quy định về thành viên SGDHH

Quy định về thành viên kinh doanh gồm quy định về điều kiện trở thành thành viên kinh doanh; về quyền và nghĩa vụ của thành viên kinh doanh; về chấm dứt tư cách thành viên

Quy định về thành viên môi giới gồm quy định về điều kiện trở thành thành viên môi giới; quyền và nghĩa vụ của thành viên môi giới; chấm dứt tư cách thành viên

Thứ ba: quy định về khách hàng

Quy định về khách hàng gồm: quy định về điều kiện trở thành chủ thể trong giao dịch; về quyền và nghĩa vụ của khách hàng khi tham gia giao dịch;

về chấm dứt tư cách chủ thể

Tóm lại: Qua những phân tích trên có thể thấy mua bán hàng hóa qua

Sở giao dịch hàng hóa là hoạt động MBHH tương lai qua trung gian; chịu sự chi phối của pháp luật và các quy tắc hoạt động của SGDHH

Tham gia vào hoạt động này có các chủ thể trung gian cung cấp dịch vụ mua bán hàng hóa là Sở giao dịch hàng hóa, các thành viên của Sở giao dịch

và chủ thể có nhu cầu mua bán hàng hóa là khách hàng

Trang 27

Pháp luật điều chỉnh các chủ thể tham gia quan hệ MBHH qua SGDHH

là một nội dung trong chế định pháp luật về MBHH qua SGDHH Các quy định về quyền, nghĩa vụ của các chủ thể; điều kiện trở của chủ thể tham gia giao dịch; chấm dứt tư cách chủ thể là một phần không thể thiếu trong chế định về MBHH qua SGDHH, giúp định hướng hoạt động cho các chủ thể trong quan hệ từ đó ổn định hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch

Trang 28

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CÁC CHỦ THỂ THAM GIA QUAN HỆ MUA BÁN HÀNG HÓA QUA SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA

Ở VIỆT NAM 2.1 Quy định về Sở giao dịch hàng hóa

2.1.1 Địa vị pháp lý của Sở giao dịch hàng hoá

Địa vị pháp lý của SGDHH được quy đinh tại Điều 6 nghị định

158/2006/NĐ-CP: “SGDHH là pháp nhân được thành lập và hoạt động dưới

hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần theo quy định của Luật doanh nghiệp và quy định của nghị định này” Quy định trên đã xác định

tư cách pháp nhân và hình thức tồn tại của SGDHH Quy định này phù hợp với tính chất, chức năng hoạt động của SGDHH

Pháp luật Việt Nam xác định, SGDHH không phải là cơ quan Nhà nước, không hoạt động bằng nguồn ngân sách Nhà nước và không tổ chức như các đơn vị hành chính nhà nước SGDHH là pháp nhân độc lập, có tài sản độc lập và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình, được tổ chức dưới mô hình doanh nghiệp và hoạt động nhằm tìm kiếm lợi nhuận từ việc thu phí thực hiện các giao dịch hàng hoá tương lai

Với tư cách là một pháp nhân hoạt động độc lập SGDHH dễ dàng tổ chức thực hiện các giao dịch theo những tiêu chuẩn riêng, chủ động thiết lập những quy chế giao dịch phù hợp với thực tiễn và tập quán quốc tế, cũng như việc quản lý hoạt động kinh doanh của chính mình Đồng thời Sở giao dịch cũng linh hoạt, chủ động thực hiện và thực hiện các nghĩa vụ pháp lý bằng chính tài sản của mình

Trên thế giới có hai xu hướng xác định tư cách pháp lý của SGDHH:

Một là: xác định SGDHH có tư cách pháp nhân, độc lập với Nhà nước;

đa số các nước đi theo xu hướng này như Luật hàng hoá tương lai hiện đại

2000 của Mỹ quy định SGDHH là một tổ chức có tư cách pháp nhân Điều 4, Điều 5 Luật MBHH tương lai Hàn Quốc 1995, sửa đổi bổ sung năm 2004 quy

Trang 29

định “SGDHH là pháp nhân được thành lập bởi các thành viên”; “SGDHH

mở và điều hành thị trường hàng hoá tương lai vì mục đích riêng của mình”

Việt Nam cũng là một trong những quốc gia theo xu hướng này Tại Việt Nam năm 2008 Bộ Công thương đã cấp phép để SGDHH Việt Nam VNX đi vào hoạt động và tháng 10/2013 SGDHH Đại Dương Infomex cũng được Bộ Công thương cấp phép hoạt động và đang tổ chức cơ sở vật chất để chính thức đi vào hoạt động vào năm 2014

Hai là: xác định SGDHH là pháp nhân hoạt động phi lợi nhuận do Nhà

nước hay tổ chức nghề nghiệp là chủ sở hữu như ở Trung Quốc, Nhật Bản hay Canada SGDHH ở các nước này thuộc sở hữu nhà nước nhưng không phải là cơ quan nhà nước mà hoạt động độc lập với mục tiêu là mở ra và duy trì một thị trường hàng hoá tương lai tập trung, được hỗ trợ các phương tiện hiện đại để các thương nhân tiến hành giao dịch Sở giao dịch ngũ cốc Tokyo TGE là một ví dụ cho mô hình này được thành lập dưới sự quản lý của bộ Nông, Lâm, Ngư nghiệp Nhật Bản Ngoài ra còn có Sàn giao dịch hợp đồng tương lai Thượng Hải; Sàn giao dịch hàng hoá Đại Liên của Trung Quốc hay SGDHH tương lai Toronto của Canada đều được tổ chức theo cách thức này.[35]

2.1.2 Nguyên tắc tổ chức hoạt động

Một là: nguyên tắc trung gian

MBHH qua SGDHH đặc biệt so với hoạt động MBHH thông thường ở chỗ đây là hình thức mua bán được tiến hành qua trung gian Hai bên chủ thể trong giao dịch MBHH không trực tiếp đàm phán, ký kết hợp đồng mà các bước từ khi đặt lệnh mua hoặc bán đến khi thực hiện hợp đồng đều thông qua các chủ thể trung gian là SGDHH và các thành viên của SGDHH

Nội dung nguyên tắc được quy định tại khoản 13 Điều 3 nghị định số 158/2006/ NĐ-CP theo đó khách hàng muốn MBHH qua Sở giao dịch không được trực tiếp giao dịch với nhau mà phải uỷ thác cho thành viên kinh doanh của Sở giao dịch

Trang 30

Việc áp dụng nguyên tắc này là cần thiết xuất phát từ đặc điểm của thị trường hàng hoá tương lai tập trung nhiều chủ thể tham gia, chứa đựng nhiều rủi ro SGDHH với vai trò trung gian không chỉ hỗ trợ thực hiện giao dịch mà còn đứng ra đảm bảo cho việc thực hiện giao dịch của các khách hàng

Hai là: nguyên tắc công khai

Để đảm bảo giao dịch diễn ra công bằng, minh bạch giữa các chủ thể tham gia giao dịch trên thị trường, một nguyên tắc phải được thực hiện đó là nguyên tắc công khai Công khai ở đây là công khai thông tin trên thị trường MBHH SGDHH là chủ thể trung gian của toàn bộ quá trình MBHH qua SGDHH do đó SGDHH là chủ thể quan trọng nhất trong việc thực hiện nguyên tắc công khai này Ngoài ra các thành viên của Sở giao dịch cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc này

Nguyên tắc công khai trong hoạt động MBHH qua Sở giao dịch được quy định tại Điều 38 nghị định số 158/2006/NĐ-CP theo đó SGDHH phải công bố các thông tin gồm chỉ số giá giao dịch trên tổng lượng hàng hoá giao dịch trong từng ngày, bao gồm giá mở cửa, giá đóng cửa, mức giá cao nhất, mức giá thấp nhất và các mức giá được khớp đối với từng loại hàng hoá được giao dịch qua SGDHH; công bố các kết quả giao dịch theo phương thức khớp lệnh, nội dung khớp lệnh bao gồm loại hàng hoá, số lượng hàng hoá khớp lệnh bán với lệnh mua và các nội dung khác theo quy định của Điều lệ hoạt động và các thông tin khác được quy định trong Điều lệ hoạt động của SGDHH

Nguyên tắc này đảm bảo cho các nhà đầu tư có đầy đủ thông tin để đưa

ra quyết định khi tham gia vào quan hệ MBHH qua SGDHH Đồng thời nguyên tắc này cũng tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng, bảo vệ lợi ích của khách hàng, phòng chống lừa đảo trên thị trường

Ba là: nguyên tắc đấu giá

Giá cả hàng hoá trên thị trường tương lai được xác định thông qua việc đầu giá giữa các lệnh mua và các lệnh bán Pháp luật quy định SGDHH tổ

Trang 31

chức giao dịch theo phương thức khớp lệnh tập trung tức khớp các lệnh mua

và lệnh bán theo nguyên tắc xác định giá là mức giá thực hiện đạt được khối lượng giao dịch lớn nhất và theo các thứ tự ưu tiên theo mức giá; thời gian đặt lệnh và khối lượng giao dịch (Điều 36; Điều 37 NĐ 158/2006/NĐ-CP)

Với nguyên tắc này, tại các phiên giao dịch thông qua cơ chế đấu giá công khai giá cả được xác định một cách công khai, tuân theo quy luật cung cầu của thị trường Nguyên tắc đấu giá giúp cho thị trường hoạt động công khai, minh bạch, tránh tình trạng ép giá, bán phá giá hàng hoá; bảo vệ lợi ích của các nhà sản xuất kinh doanh và các nhà đầu tư

Trong trường hợp SGDHH được tổ chức dưới hình thức CTCP, tổ chức quản lý của SGDHH sẽ gồm Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Ban kiểm soát nếu có Ở nước ta có SGDHH Việt Nam VNX (hiện đang tạm dừng hoạt động) và SGDHH Info Infocomex (chưa

đi vào hoạt động chính thức) đều được tổ chức theo mô hình công ty cổ phần

Trường hợp SGDHH tổ chức dưới hình thức CT TNHH hai thành viên trở lên, bộ máy quản lý điều hành sẽ gồm Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Ban kiểm soát nếu số thành viên từ 11 người trở lên hoặc theo nhu cầu của công ty

Trang 32

Trường hợp SGDHH là CT TNHH một thành viên thì cơ cấu bao gồm Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; Kiểm soát viên

Theo quy định tại Nghị định 158/2006/NĐ-CP, ngoài các bộ phận quản

lý như các công ty thông thường, SGDHH còn gồm hai trung tâm là Trung tâm thanh toán và Trung tâm giao nhận hàng hoá do SGDHH thành lập hoặc

uỷ thác cho tổ chức khác thực hiện nhưng vẫn đại diện cho Sở giao dịch

Trên thế giới mô hình của các SGDHH có thể không hoàn toàn giống

nhau nhưng nhìn chung các SGDHH đều có các bộ phận chính: Một là: Ban giám đốc là cơ quan quản lý chung, điều hành hoạt động của SGDHH Hai là:

Sàn giao dịch là khu vực tập trung các chủ thể để tiến hành việc đấu giá, mua

bán, giao dịch, ký kết hợp đồng Ba là: Phòng thanh toán được thành lập để

quản lý các tài khoản ký quỹ; tài khoản giao dịch; giám sát sự minh bạch tài

chính; giao nhận hàng hoá Bốn là: Trung tâm thông tin là nơi cập nhật và công bố các tin tức, số liệu cần thiết Năm là: Phòng môi giới là bộ phận quản

lý các nhà môi giới hoạt động tại Sở giao dịch Sáu là: Ban niêm yết giá là cơ

quan thường xuyên niêm yết các hợp đồng MBHH và giá niêm yết của các hàng hoá tiến hành đấu giá.[17]

Ngoài ra tại một số nước, mô hình quản lý điều hành của SGDHH được quy định cụ thể trong luật như: Điều 19, Điều 20 Luật MBHH tương lai Hàn Quốc 2002, quy định Đại hội đồng cổ đông và Ban giám đốc của SGDHH quyết định các hoạt động của Sở giao dịch; Sở giao dịch phải có một chủ tịch được Đại hội đồng cổ đông lựa chọn và được Bộ trưởng tài chính và kinh tế chấp thuận, có ít nhất hai giám đốc và ít nhất một kế toán làm cán bộ điều hành theo các điều kiện quy định tại Bản thoả thuận thành lập và hoạt động Tại Nhật Bản, SGDHH phải có ít nhất 10 thành viên thành lập ban đầu và được phép hoạt động của bộ trưởng chủ quản Cơ quan quyết sách cao nhất của Sở giao dịch là Hội đồng quản trị gồm các thành viên của Sở giao dịch ngoài ra còn có những đại diện của cơ quan hữu quan của nhà nước đại diện cho công chúng, những chủ thể tham gia vào thị trường.[24, tr.1278]

Trang 33

Từ quy định pháp luật đến thực tiễn hoạt động có thể thấy cơ cấu tổ chức của SGDHH ở Việt Nam tương đối tương đồng với thế giới Tuy nhiên vẫn còn một số nội dung về các bộ phận đặc thù như Sàn giao dịch; Trung tâm thông tin; Ban niêm yết giá, chưa được luật hoá cần có sự quy định cụ thể để đảm bảo sự chặt chẽ và quy củ, tăng tính an toàn trong mô hình hoạt động của SGDHH

2.1.3.2 Trung tâm thanh toán

Các nội dung pháp lý về Trung tâm thanh toán được quy định tương đối đầy đủ trong Nghị định 158/2006/NĐ-CP Cụ thể trung tâm thanh toán là tổ chức thực hiện chức năng cung cấp dịch vụ thanh toán trong hoạt động MBHH qua Sở giao dịch Trung tâm thanh toán có thể do Sở giao dịch thành lập hoặc uỷ quyền cho một tổ chức tín dụng thực hiện chức năng của trung tâm Trung tâm thanh toán phải hoạt động độc lập với các thành viên của Sở giao dịch; có các quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 27, Điều 28 của nghị định

Luật thương mại 2005 không đề cập đến địa vị pháp lý của trung tâm thanh toán còn Nghị định 158/2006/NĐ-CP xác định trung tâm thanh toán như một dạng thanh toán bù trừ Tuy nhiên thực tế chức năng, vai trò của trung tâm thanh toán thực hiện lớn hơn so với pháp luật xác định

Trung tâm thanh toán có chức năng là một bên trung gian và bảo lãnh cho mọi giao dịch Nếu không có Trung tâm thanh toán thì mỗi bên trong hợp đồng phải tự chịu trách nhiệm với nhau trong trường hợp một bên không đảm bảo thực hiện nghĩa vụ và việc khiếu nại và giải quyết tranh chấp với đối tác trong hợp đồng là tương đối khó khăn Trung tâm thanh toán đóng vai trò trung gian trong giao dịch bằng cách đứng ra đảm bảo với người mua và người bán rằng bên kia có khả năng thực hiện cam kết và sẽ thực hiện cam kết Mỗi người mua và người bán phải đảm bảo với Trung tâm thanh toán bằng tài khoản ký quỹ của mình

Trang 34

Chức năng thứ hai của Trung tâm thanh toán là giám sát, theo dõi việc mua bán các hợp đồng thông qua việc thu tiền và trả tiền hàng ngày giữa các quỹ cho các bên tham gia hợp đồng Hàng ngày Trung tâm thanh toán đưa vào hệ thống dữ liệu máy tính lãi lỗ ròng của mỗi vị thế kỳ hạn tuỳ theo sự biến động giá trong ngày Sau đó thu thập số tiền lỗ ròng của các thành viên

bị lỗ và trả tiền cho các thành viên có lãi trong ngày Thông qua hoạt động thanh khoản hàng ngày Trung tâm thanh toán đã thực hiện được chức năng của mình

Việc tính lỗ lãi theo ngày sẽ tránh được tình trạng thua lỗ kéo dài cho khách hàng bởi nếu giá hàng hoá biến động quá nhanh vượt quá mức an toàn của khoản tiền ký quỹ thì khách hàng phải lập tức ký quỹ bổ sung để thực hiện giao dịch Nếu khách hàng không thực hiện nghĩa vụ kỹ quỹ bổ sung này thì Trung tâm thanh toán sẽ tự động tất toán hợp đồng để thành viên kinh doanh thoát khỏi vị thế của hợp đồng nhằm tránh thua lỗ cho khách hàng đồng thời giúp họ đảm bảo khả năng thanh toán Trường hợp thông thường khi đặt lệnh đối ứng để thoát khỏi vị thế (tức thành viên kinh doanh đang ở vị thế mua đặt một lệnh bán tương ứng với lượng hàng hoá mà họ đang có quyền mua và đặt lệnh mua đối ứng với người đang ở vị thế bán), Trung tâm thanh toán sẽ tính lãi lỗ cho thành viên sau khi trừ đi các chi phí giao dịch Thành viên kinh doanh hoặc khách hàng của họ sẽ được hưởng lợi hoặc chịu rủi ro đối với các giao dịch trên cơ sở sự biến động giá cả hàng hoá trên thị trường

mà không xuất phát từ việc giao nhận hàng hoá thực qua Sở.[31, tr.22]

Hầu hết Trung tâm thanh toán của các SGDHH Việt Nam đều được SGDHH uỷ thác cho các ngân hàng thực hiện nghiệp vụ này Ngân hàng Techcombank đảm bảo vai trò là ngân hàng uỷ thác thanh toán cho hoạt động giao dịch tại Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Mê Thuột BCEC [29] hay ngân hàng Đại Dương Ocean Bank - một thành viên sáng lập chịu trách nhiệm cho hoạt động thanh toán của SGDHH Info

Trang 35

Hiện nay quy chế hoạt động của Trung tâm thanh toán tại các Sở giao dịch đều phụ thuộc vào hoạt động nghiệp vụ của các ngân hàng theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước và theo tập quán quốc tế Song vẫn chưa có văn bản hướng dẫn chế độ thanh toán trong hoạt động MBHH qua SGDHH cũng như quy định cụ thể về điều kiện thành lập và hoạt động của Trung tâm thanh toán; đồng thời chưa có văn bản nào hướng dẫn chế độ phí, lệ phí, quy định

về hạch toán kế toán đối với các nhà đầu tư khi tham gia hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa Trong thời gian tới, cần có quy định đề cập một cách toàn diện chức năng, vai trò của Trung tâm thanh toán từ đó cụ thể hoá quy chế hoạt động thanh toán trong MBHH qua SGDHH

2.1.3.3 Trung tâm giao nhận hàng hoá

Theo quy định tại Điều 29 nghị đinh 158/2006/NĐ-CP, Trung tâm giao nhận hàng hoá được xác định là một tổ chức thực hiện chức năng lưu trữ, bảo quản và giao nhận hàng hoá cho các hoạt động MBHH qua SGDHH Trung tâm giao nhận hàng hoá có thể do SGDHH thành lập hoặc uỷ quyền cho tổ chức khác thực hiện chức năng của Trung tâm giao nhận hàng hoá Quyền và nghĩa vụ của Trung tâm giao nhận hàng hoá được quy định tại Điều 30 và Điều 31 Nghị định 158/2006/NĐ-CP

Trung tâm thanh toán đóng vai trò trung gian cho bên mua và bên bán trong việc hoạt động giao nhận hàng hoá Khi hợp đồng MBHH qua SGDHH được thực hiện, bên bán và bên mua sẽ không trực tiếp thực hiện việc chuyển quyền sở hữu hàng hoá với nhau mà thông qua Trung tâm giao nhận hàng hoá của Sở giao dịch Bên bán sẽ đưa hàng đến hệ thống kho bãi của Trung tâm giao nhận hàng Tại đây hàng hoá của bên bán sẽ được Trung tâm kiểm định chất lượng, chủng loại, phẩm cấp,…theo đúng tiêu chuẩn của Sở giao dịch cũng như kiểm tra số lượng hàng hoá giao dịch Bên mua sẽ đến nhận hàng tại kho bãi của Trung tâm giao nhận hàng hoá Bên mua sẽ được Trung tâm giao nhận đảm bảo về chất lượng, số lượng hàng hoá đúng như giao kết trong hợp đồng Việc giao nhận hàng hoá được Trung tâm giao nhận phối hợp với Trung

Trang 36

tâm thanh toán của SGDHH Bên mua chỉ được nhận hàng sau khi đã thanh toán giá trị hàng hoá theo hợp đồng tại Trung tâm thanh toán và có giấy tờ xác nhận của Trung tâm thanh toán về việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán của bên mua Bên bán sau khi giao hàng sẽ được xác nhận của Trung tâm giao nhận hàng hoá làm căn cứ để được Trung tâm thanh toán trả tiền cho hàng hoá của mình

Trung tâm giao nhận đại diện cho SGDHH trong hoạt động lưu giữ, bảo quản và giao nhận hàng, là chủ thể chịu trách nhiệm trước khách hàng về mọi vấn đề về hàng hoá cũng như vi phạm trong hoạt động giao nhận hàng hoá

Thực tế không phải hợp đồng nào cũng được thực hiện khi đến ngày đáo hạn mà đa số các hợp đồng được thực hiện trước ngày đến hạn hợp đồng thông qua thủ tục thanh toán bù trừ Do đó hoạt động của Trung tâm giao nhận hàng hóa không phải là thường xuyên Hoạt động giao nhận hàng thực qua SGDHH so với số lượng giao dịch được hình thành là rất thấp Theo thống kê tỷ lệ hàng thật được giao dịch với lượng giao dịch trên hợp đồng trên thị trường của SGDHH tương lai New York NYBOT đối với mặt hàng cà phê arabica năm 2007 là 6%; năm 2008 chỉ là 5% Tại Sàn LIFFE NYSE tỷ lệ số lượng hàng thật giao dịch so với lượng giao dịch trên hợp đồng đối với mặt hàng cà phê robusta trong ba năm 2007, 2008, 2009 lần lượt là 11%; 12% và 10% [7] Tại Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Mê Thuột BCEC của Việt Nam lượng giao dịch thực lại càng ít Theo thông kê của BCEC năm 2011, trong ba tháng đầu tiên triển khai thí điểm giao dịch kỳ hạn tổng giá trị giao dịch đạt gần 250 tỷ đồng, trung bình 5 tỷ/phiên Tổng số lượng khớp lệnh trên sàn là 1.274 lô (mỗi lô tương ứng 2 tấn) Trong 45 phiên giao dịch đầu tiên, trung bình mỗi phiên giao dịch chỉ có 56,5 tấn cà phê được giao dịch qua sàn.[18, tr.34]

Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Mê Thuột khi mới thành lập đã đầu

tư hệ thống kho bãi để lưa trữ hàng hoá rộng rãi và hiện đại với diện tích tổng kho trên 8.000m2 có sức chứa khoảng 15.000 tấn cà phê nhân cùng lúc, bên

Trang 37

cạnh đó là một xưởng chế biến có diện tích khoảng 5.000m2 với tổng công suất tương dương 150.000 tấn/năm đặt ngay tại Trung tâm; tập đoàn cà phê Thái Hoà là công ty đảm nhận vai trò quản lý kho hàng, tổ chức vận hành hệ thống kho và nhà máy chế biến cà phê thô cho người gửi [29] Tuy nhiên việc đầu tư quá nhiều vào một địa điểm kho bãi tập trung là không cần thiết Bởi SGDHH hoàn toàn có quyền chỉ định địa điểm giao nhận hàng của các bên Tuỳ thuộc hợp đồng cũng như địa chỉ của các bên chủ thể, Sở giao dịch sẽ xác định địa điểm giao nhận tại kho bãi mà Sở giao dịch uỷ quyền mà tại đó thuận lợi cho các bên tiến hành giao nhận hàng hoá mà không cần thiết bắt các bên chỉ được đến một địa điểm kho bãi của Sở giao dịch Thực trạng hệ thống kho bãi của BCEC đã chứng minh điều đó Mặc dù tốn rất nhiều tiền đầu tư ban đầu xong hệ thống kho bãi này hoạt động không hiệu quả, thường xuyên trong tình trạng bỏ trống không chỉ bởi lượng giao dịch ít, mà các bên chủ thể thường đề nghị những địa điểm giao nhận hàng thuận tiện hơn [25]

Các SGDHH trên thế giới không tốn quá nhiều tiền đầu tư mặt bằng kho bãi riêng của mình tại địa điểm đặt Sàn giao dịch mà họ lựa chọn nhiều địa điểm khác nhau thường là những nơi thuận lợi cho giao thông để đặt các trung tâm giao nhận hàng hoá SGDHH chỉ định địa điểm giao nhận hàng hoá cho các bên thực hiện sao cho thuận tiện và địa điểm đó không nhất thiết phải gần Sở giao dịch Như Sở giao dịch kim loại London có hơn 20 địa điểm giao nhận hàng hoá, trong đó tập trung ở Anh, châu Âu và Singapore [24, tr.1277]

Vì vậy, trong tương lai khi xây dựng các SGDHH, Việt Nam cần học tập kinh nghiệm các nước nghiên cứu kỹ tình hình thị trường để có kế hoạch đầu tư cho Trung tâm giao nhận hàng hoá một cách hợp lý, hiệu quả

2.1.4 Chức năng hoạt động

Pháp luật Việt Nam không có quy định trực tiếp về các giao dịch mà SGDHH được phép thực hiện Tuy nhiên với quy định tại Điều 64 Luật thương mại 2005 về hợp đồng MBHH qua SGDHH gồm hợp đồng kỳ hạn và

Trang 38

hợp đồng quyền chọn có thể hiểu các giao dịch được thực hiện tại SGDHH gồm giao dịch kỳ hạn và giao dịch quyền chọn

Điều 67 Luật thương mại 2005 quy định SGDHH có các chức năng: + Cung cấp các điều kiện vật chất - kỹ thuật cần thiết để giao dịch MBHH;

+ SGDHH điều hành các hoạt động giao dịch;

+ SGDHH niêm yết mức giá cụ thể hình thành trên thị trường giao dịch tại từng thời điểm;

Với các chức năng được quy định trên của SGDHH tại Luật thương mại, nghị định 158/2006/NĐ-CP cụ thể hoá thành các quy định về quyền và trách nhiệm của SGDHH tại Điều 15 và Điều 16 Theo đó SGDHH có quyền trong việc lựa chọn hàng hoá giao dịch trong danh mục hàng hoá được phép giao dịch theo quy định của Bộ Công Thương; có các quyền trong tổ chức, điều hành, quản lý hoạt động giao dịch diễn ra tại Sở; quản lý các thành viên của Sở giao dịch SGDHH cũng có trách nhiệm tổ chức hoạt động MBHH một cách công bằng, trật tự, hiệu quả, tuân thủ đúng quy định của pháp luật; công

bố các thông tin về Điều lệ hoạt động, giấy phép thành lập, danh sách thành viên, các thông tin về giao dịch và báo cáo định kỳ với cơ quan có thẩm quyền

Có thể thấy các quy định về chức năng của SGDHH như trên của Luật thương mại chưa thể hiện đầy đủ chức năng, vai trò của SGDHH Theo quy định hiện nay của luật SGDHH mới chỉ có nhiệm vụ cung cấp cơ sở vật chật

và tổ chức quản lý hoạt động giao dịch diễn ra tại Sở mà chưa phản ánh vai trò quan trọng của SGDHH là trung gian trong các giao dịch hàng hoá tương lai SGDHH tham gia vào tất cả các giao dịch tại Sở với tư cách chủ thể cung cấp dịch vụ từ nhận lệnh, khớp lệnh, thanh toán, giao nhận hàng hoá Sở giao dịch chịu trách nhiệm với các bên chủ thể trong hợp đồng mua bán không phải với vai trò là người trung gian giải quyết tranh chấp mà là chủ thể chịu trách nhiệm với bên mua hoặc bên bán trong bất cứ vấn đề liên quan đến giao

Ngày đăng: 25/03/2018, 20:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Hà Anh (2013), “Sở giao dịch hàng hoá nước ngoài bàn đạp cho xuất khẩu”, Báo Nhân dân,http://www.nhandan.com.vn/kinhte/chuyen-lam-an/item/21134802.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sở giao dịch hàng hoá nước ngoài bàn đạp cho xuất khẩu”, "Báo Nhân dân
Tác giả: Hà Anh
Năm: 2013
6. Bộ Công Thương, Đề án Tăng cường hoạt động quản lý Nhà nước đối với Sở giao dịch hàng hóa ban hành kèm theo Quyết định số 4248/QĐ-BCT ngày 11/8/2010 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc phê duyệt đề án Tăng cường hoạt động quản lý Nhà nước đối với Sở giao dịch hàng hóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tăng cường hoạt động quản lý Nhà nước đối với Sở giao dịch hàng hóa
7. Nguyễn Quang Bình (2011), “Siết giao dich với sàn hàng hoá nước ngoài, nên hay không?”, báo Thời báo kinh tế Sài Gòn,http://www.thesaigontimes.vn/Home/nongsan/tintucthitruong/68631/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Siết giao dich với sàn hàng hoá nước ngoài, nên hay không?”, báo "Thời báo kinh tế Sài Gòn
Tác giả: Nguyễn Quang Bình
Năm: 2011
8. Nguyễn Quang Bình (2013), “Sàn hàng hoá – có đó mất đó”, báo Thời báo kinh tế Sài Gòn,http://www.thesaigontimes.vn/Home/diendan/blogdoanhnhan/101158/San-hang-hoa-%E2%80%93-Co-do-mat-do.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sàn hàng hoá – có đó mất đó”, báo "Thời báo kinh tế Sài Gòn
Tác giả: Nguyễn Quang Bình
Năm: 2013
10. Nguyễn Thị Dung, Một số bình luận về thực thi pháp luật mua bán hàng hoá qua sở giao dịch hàng hoá, T/chí Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Số 1/2011, tr.12 – 18 Sách, tạp chí
Tiêu đề: T/chí Luật học
11. “Giao dịch hàng hoá phái sinh thực trạng và hướng giải quyết” http://vfa.vn/vfavn/entryDetails.jsp?entryid=77 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giao dịch hàng hoá phái sinh thực trạng và hướng giải quyết
12. “Gỡ khó cho kinh doanh qua Sở giao dịch hàng hoá nước ngoài” (2013),http://www.baomoi.com/Go-kho-cho-kinh-doanh-qua-so-giao-dich-hang-hoa-nuoc-ngoai/45/11843196.epi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gỡ khó cho kinh doanh qua Sở giao dịch hàng hoá nước ngoài
Tác giả: “Gỡ khó cho kinh doanh qua Sở giao dịch hàng hoá nước ngoài”
Năm: 2013
13. Th.S Lê Huy Khôi, Nghiên cứu các Sàn giao dịch nông sản trên thế giới và kiến nghị điều kiện áp dụng vào Việt Nam, (2012), Đề tài nghiên cứu khoa học, Viện nghiên cứu thương mại Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu các Sàn giao dịch nông sản trên thế giới và kiến nghị điều kiện áp dụng vào Việt Nam
Tác giả: Th.S Lê Huy Khôi, Nghiên cứu các Sàn giao dịch nông sản trên thế giới và kiến nghị điều kiện áp dụng vào Việt Nam
Năm: 2012
14. Thái Hằng (2011), “Sàn giao dịch hàng hoá: Tiềm ẩn nhiều rủi ro”, báo Thời báo kinh tế Sài Gòn,http://www.thesaigontimes.vn/Home/nongsan/cho-sieuthi/47072/Ky-2-San-giao-dich-hang-hoa-Tiem-an-nhieu-rui-ro.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sàn giao dịch hàng hoá: Tiềm ẩn nhiều rủi ro”, báo "Thời báo kinh tế Sài Gòn
Tác giả: Thái Hằng
Năm: 2011
15. Thái Hằng (2011), “Siết giao dịch với các sàn hàng hoá nước ngoài”, báo Thời báo kinh tế Sài Gòn,http://www.thesaigontimes.vn/Home/nongsan/tintucthitruong/68307/Se-siet-giao-dich-voi-cac-san-hang-hoa-nuoc-ngoai.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Siết giao dịch với các sàn hàng hoá nước ngoài”, báo "Thời báo kinh tế Sài Gòn
Tác giả: Thái Hằng
Năm: 2011
16. Đinh Văn Liêm (2012), Pháp luật hiện hành về Sở giao dịch hàng hóa, luận văn thạc sĩ luật học, trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pháp luật hiện hành về Sở giao dịch hàng hóa
Tác giả: Đinh Văn Liêm
Năm: 2012
17. Phạm Duy Liên, Điều kiện xây dựng và phát triển Sở giao dịch hàng hóa tại Việt nam, www.http//ftu.edu.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều kiện xây dựng và phát triển Sở giao dịch hàng hóa tại Việt nam
18. Mai Nguyệt Minh (2012), Sở giao dịch hàng hóa theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, khoá luận tốt nghiệp, Trường đại học Luật Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sở giao dịch hàng hóa theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành
Tác giả: Mai Nguyệt Minh
Năm: 2012
19. Lê Hoàng Nhi (2004), Định hướng xây dựng khung pháp lý cho hợp đồng giao sau trong thị trường giao sau tại Việt Nam, Đề tài khoa học cấp trường, trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, Tp.Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Định hướng xây dựng khung pháp lý cho hợp đồng giao sau trong thị trường giao sau tại Việt Nam
Tác giả: Lê Hoàng Nhi
Năm: 2004
20. Vũ Thị Minh Nguyệt (chủ nhiệm) (2004), Định hướng và các giải pháp phát triển thị trường hàng hóa tập trung tại thành phố Hồ Chí Minh, Đề tài khoa học cấp thành phố, thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Định hướng và các giải pháp phát triển thị trường hàng hóa tập trung tại thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Vũ Thị Minh Nguyệt (chủ nhiệm)
Năm: 2004
21. Paul Latimer, Company Lawyer, 1993, Article: Australia: Futures contract and Gaming Laws, Copyright (c) 1993 Sweet & Maxwell Limited and Contributors Sách, tạp chí
Tiêu đề: Australia: Futures contract and Gaming Laws
22. Nguyên Quân (2010), “Sàn giao dịch hàng hóa: Sân chơi chuyên nghiệp quá tầm”, báo Tổ quốchttp://klvn.vn/home/kinh-te-viet-nam/22675-san-giao-dich-hang-hoa-san-choi-chuyen-nghiep-qua-tam.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sàn giao dịch hàng hóa: Sân chơi chuyên nghiệp quá tầm”, báo "Tổ quốc
Tác giả: Nguyên Quân
Năm: 2010
24. Nguyễn Hữu Quỳnh (1998), Đại Từ điển Kinh tế thị trường, Viện Nghiên cứu và Phổ biến tri thức bách khoa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại Từ điển Kinh tế thị trường
Tác giả: Nguyễn Hữu Quỳnh
Năm: 1998
25. Anh Thư (2011), “Bao giờ nông dân bán nông sản qua sàn giao dịch?”, Thời báo Kinh tế tế Sài Gòn,http://www.thesaigontimes.vn/Home/nongsan/tintucthitruong/46965/Bao-gio-nong-dan-ban-nong-san-qua-san-giao-dich?.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bao giờ nông dân bán nông sản qua sàn giao dịch?”, "Thời báo Kinh tế tế Sài Gòn
Tác giả: Anh Thư
Năm: 2011
26. Phạm Đình Thưởng (2008), “Tìm hiểu các khái niệm cơ bản và ý nghĩa của hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Pháp luật về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Trường Đại học Luật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu các khái niệm cơ bản và ý nghĩa của hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học "Pháp luật về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Tác giả: Phạm Đình Thưởng
Năm: 2008

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w