- Bằng độc quyền sáng chế patent là một văn bằng do quốc gia cấp dựa trên cơ sở đơn yêu cầu bảo hộ, trong đó mô tả một sáng chế và thiết lập một điều kiện pháp lý mà theo đó sáng chế đã
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thái Mai
HÀ NỘI - 2014
Trang 2Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã luôn động viên, cổ
vũ, quan tâm, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả
Vũ Thị Hồng Nhung
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Nguyễn Thái Mai Luận văn có tham khảo các bài viết, công trình nghiên cứu có liên quan của các tác giả khác, có dẫn nguồn cụ thể Các số liệu trích dẫn trong Luận văn hoàn toàn chính xác, trung thực và có chỉ
rõ nguồn
Luận văn là công trình do tôi tự mình nghiên cứu, tìm hiểu, tổng hợp và hoàn thiện, không sao chép Kết quả nghiên cứu trong Luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác
Người cam đoan
Vũ Thị Hồng Nhung
Trang 4MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ SÁNG CHẾ VÀ ĐĂNG KÝ BẢO HỘ SÁNG CHẾ Ở NƯỚC NGOÀI 5
1.1 KHÁI NIỆM SÁNG CHẾ VÀ BẢO HỘ SÁNG CHẾ 5
1.1.1 Khái niệm sáng chế, bằng sáng chế 5
1.1.2 Bảo hộ sáng chế 8
1.2 ĐĂNG KÝ BẢO HỘ SÁNG CHẾ Ở NƯỚC NGOÀI 18
1.2.1 Sự cần thiết phải đăng ký bảo hộ sáng chế ở nước ngoài 18
1.2.2 Cơ sở pháp lý để đăng ký bảo hộ sáng chế ở nước ngoài 20
Kết luận Chương 1 25
Chương 2 QUY TRÌNH TỔ CHỨC, CÁ NHÂN VIỆT NAM ĐĂNG KÝ BẢO HỘ SÁNG CHẾ TẠI HOA KỲ 27
2.1 ĐĂNG KÝ THEO PCT 27
2.1.1 Giai đoạn quốc tế 27
2.1.2 Vào giai đoạn quốc gia (Hoa Kỳ) 34
2.2 ĐĂNG KÝ TRỰC TIẾP THEO LUẬT HOA KỲ 36
2.2.1 Nộp đơn đăng ký bảo hộ sáng chế tại USPTO 37
2.2.2 Thẩm định đơn 41
2.2.3 Các loại bằng sáng chế 44
2.2.4 Hiệu lực của bằng sáng chế 45
Trang 52.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG 45
Kết luận Chương 2 47
Chương 3 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐĂNG KÝ BẢO HỘ SÁNG CHẾ TẠI HOA KỲ CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN VIỆT NAM 48
3.1 THỰC TRẠNG ĐĂNG KÝ BẢO HỘ SÁNG CHẾ TẠI HOA KỲ CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN VIỆT NAM 48
3.1.1 Đơn đăng ký sáng chế, GPHI của tổ chức, cá nhân Việt Nam nộp theo PCT có chỉ định Hoa Kỳ
3.1.2 Bằng sáng chế, GPHI của tổ chức, cá nhân Việt Nam và một số nước được cấp tại Hoa Kỳ
48 50 3.1.3 Thuận lợi, khó khăn khi đăng ký bảo hộ sáng chế tại Hoa Kỳ của tổ chức, cá nhân Việt Nam 55
3.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐĂNG KÝ BẢO HỘ SÁNG CHẾ TẠI HOA KỲ CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN VIỆT NAM 59
3.2.1 Nguyên nhân tổ chức, cá nhân Việt Nam có ít đơn đăng ký sáng chế nộp tại Hoa Kỳ 59
3.2.2 Các giải pháp cụ thể 60
Kết luận Chương 3 66
KẾT LUẬN 68
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
PHỤ LỤC 3
Trang 6DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN: Association of South – East Asian
Property (of Vietnam)
Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam
PCT: Patent Cooperation Treaty Hiệp ước Hợp tác sáng chế
USPTO: United States Patent and
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ
1 Danh mục bảng
Bảng 3.1 Số lượng đơn đăng ký sáng chế, GPHI của tổ chức, cá nhân Việt
Nam nộp theo PCT có chỉ định Hoa Kỳ (các năm 2009-2013) 49 Bảng 3.2 Số lượng bằng sáng chế, GPHI của tổ chức, cá nhân một số nước
phát triển và Việt Nam được cấp tại Hoa Kỳ (tính đến hết năm
2013
50
Bảng 3.3 Số lượng bằng sáng chế, GPHI của tổ chức, cá nhân một số nước
Đông Nam Á được cấp tại Hoa Kỳ (tính đến hết năm 2013) 52 Bảng 3.4 Số lượng bằng sáng chế, GPHI của tổ chức, cá nhân Việt Nam
Bảng 3.5 Số lượng bằng sáng chế, GPHI của tổ chức, cá nhân Việt Nam
được cấp tại Hoa Kỳ và Việt Nam (các năm 2000-2013) 54
2 Danh mục sơ đồ, biểu đồ
Sơ đồ 2.1 Quy trình nộp đơn đăng ký sáng chế theo PCT 36 Biểu đồ
3.1
Biểu đồ tỉ lệ đơn đăng ký sáng chế, GPHI của tổ chức, cá nhân
Việt Nam nộp theo PCT có chỉ định Hoa Kỳ (các năm 2009-2013) 49 Biểu đồ
Biểu đồ số lượng bằng sáng chế, GPHI của tổ chức, cá nhân một
số nước Đông Nam Á được cấp tại Hoa Kỳ (tính đến hết năm
2013)
52
Biểu đồ
3.4
Biểu đồ về sự gia tăng số lượng bằng sáng chế, GPHI của tổ chức,
cá nhân Việt Nam được cấp tại Hoa Kỳ và Việt Nam (các năm
2000-2013)
55
Trang 8LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật trên thế giới, con người quan tâm đến các nhân tố sở hữu trí tuệ (SHTT) ngày một lớn và sâu sắc hơn Trong các giao dịch thương mại quốc tế, các bên đã xem xét nhiều hơn đến hàm lượng SHTT trong từng đơn vị hàng hóa Do vậy, đăng ký bảo hộ quyền SHTT, đặc biệt là quyền sở hữu công nghiệp (SHCN) là một tất yếu khách quan của mỗi tổ chức, cá nhân trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay
Tuy nhiên, việc bảo hộ quyền SHCN nói chung và bảo hộ sáng chế nói riêng mang tính lãnh thổ, nghĩa là giá trị của văn bằng được cấp chỉ có hiệu lực tại nước cấp Vì vậy, thực tế đặt ra là, nếu muốn bảo hộ sáng chế tại quốc gia nào, chủ sở hữu sáng chế cần phải đăng ký bảo hộ độc quyền sáng chế của mình tại quốc gia đó
Và thị trường Hoa Kỳ là một trong những thị trường tiềm năng mà các nhà kinh doanh của Việt Nam hướng đến
Thị trường Hoa Kỳ là thị trường có tính cạnh tranh gay gắt, khắt khe và nhạy cảm hay nói như một số nhà nghiên cứu là ―thị trường khó tính‖ Tuy nhiên lại là thị trường có sức mua cao, tạo nhiều cơ hội kinh doanh cho các nhà đầu tư Do đó, có thể nói, khẳng định được vị thế của nhà đầu tư tại thị trường Hoa Kỳ là một trong những bước tiến quan trọng cho quá trình mở rộng thị trường đầu tư trên quy mô toàn cầu Bên cạnh những khó khăn (nắm bắt nhu cầu của thị trường, đa dạng sản phẩm, các chính sách của Chính phủ Hoa Kỳ đối với các nhà đầu tư Việt Nam (hàng rào kỹ thuật và an toàn thực phẩm cao, đôi khi quá mức cần thiết …), pháp luật bảo hộ người tiêu dùng chặt chẽ, các biện pháp chống khủng bố từ sau sự kiện ngày 11/09/2001) đã, đang và sẽ vấp phải khi tiếp cận thị trường Hoa Kỳ, các nhà đầu tư Việt Nam cũng đã nhận thấy tiềm năng đầu tư lớn từ thị trường Hoa Kỳ: theo báo Đầu tư, hiện tại, kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam; năm 2013, Việt Nam xuất siêu sang Hoa Kỳ đạt giá trị khoảng 20 tỷ USD; năm 2014, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường lớn và quan
Trang 9trọng của Việt Nam, dự kiến kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này sẽ tăng trưởng khoảng 10%.1 Một trong những việc làm ưu tiên hàng đầu đối với các nhà đầu tư Việt Nam khi tiếp cận thị trường Hoa Kỳ phức tạp, khó tính, đắt đỏ nhưng cũng vô cùng hấp dẫn đó là đăng ký bảo hộ quyền SHTT tại Hoa Kỳ, trong đó có sáng chế, bởi lẽ đăng ký sáng chế ở Hoa Kỳ được xem là tấm giấy thông hành quan trọng, là
lá khiên bảo vệ khi chủ sáng chế bước ra thế giới
Xuất phát từ thực tế trên, là học viên cao học chuyên ngành Luật Quốc tế, học viên đã lựa chọn đề tài ―ĐĂNG KÝ BẢO HỘ SÁNG CHẾ CỦA TỔ CHỨC,
CÁ NHÂN VIỆT NAM TẠI HOA KỲ - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP‖ cho Luận văn tốt nghiệp, với mong muốn làm rõ các quy trình, thủ tục để tổ chức, cá nhân Việt Nam đăng ký sáng chế tại Hoa Kỳ, tìm ra nguyên nhân khiến cho số lượng đơn đăng ký sáng chế hàng năm của tổ chức, cá nhân Việt Nam tại Hoa Kỳ rất ít; đề xuất giải pháp để tổ chức, cá nhân Việt Nam có thể đăng ký sáng chế tại Hoa Kỳ nhanh nhất và hiệu quả nhất
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Đăng ký bảo hộ quyền SHTT là một lĩnh vực không mới đối với thế giới; trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, vấn đề này càng được chú trọng, quan tâm Luật pháp các nước đã từng bước xây dựng cho mình một hệ thống bảo hộ quyền SHTT ngày một đầy đủ và chi tiết hơn, đặc biệt là sáng chế Hoa Kỳ là một trong số những quốc gia có luật sáng chế xuất hiện đầu tiên trên thế giới, từ những năm cuối của thế kỷ XVIII Đó là một bộ luật đồ sộ (so với các nước), cộng thêm các quy tắc điều chỉnh (rules) còn quy mô hơn, và các án lệ không thể thiếu của hệ thống Common Law là một vấn đề gây đau đầu cho không ít chuyên gia nghiên cứu
Về vấn đề đăng ký bảo hộ sáng chế của tổ chức, cá nhân Việt Nam tại Hoa
Kỳ, hiện nay có một số bài viết liên quan như: bài viết ―Việt Nam có bao nhiêu bằng sáng chế Mỹ công nhận‖ của TS Lê Văn Út; bài viết ―Việt Nam không có bằng sáng chế nào đăng ký ở Mỹ trong năm 2011‖ của TS Lê Văn Út & TS Thái Lâm Toàn; bài nghiên cứu ―Vì sao Việt Nam ít đăng ký sáng chế?‖ của Uyên Na;
1
http://baodautu.vn/don-song-tpp-doanh-nghiep-hoa-ky-tap-nap-den-viet-nam.html
Trang 10bài nghiên cứu ―Sáng chế Việt Nam đăng ký quốc tế quá ít‖ của Trúc Thịnh; Ngoài
ra, có một số bài dịch, bài nghiên cứu ít nhiều liên quan đến sáng chế tại Hoa Kỳ như: tác phẩm dịch ―Hiến pháp Hoa Kỳ và quyền sở hữu trí tuệ‖ của Th.S Nguyễn Bích Thảo, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội…
So với các bài viết trên, Luận văn của tác giả là một công trình nghiên cứu có quy mô và toàn diện nhất về vấn đề đăng ký bảo hộ sáng chế tại Hoa Kỳ Do vậy, vấn đề nghiên cứu này không trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác
đã được công bố
3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu đề tài
3.1 Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu vấn đề đăng ký bảo hộ
quyền SHTT đối với sáng chế (được viết một cách ngắn gọn là đăng ký bảo hộ sáng chế) của tổ chức, cá nhân Việt Nam tại Hoa Kỳ Qua đó nêu ra các khó khăn, thuận lợi khi tổ chức, cá nhân Việt Nam đăng ký sáng chế tại Hoa Kỳ
3.2 Phạm vi nghiên cứu: Trong tầm hiểu biết của mình và với giới hạn của
Luận văn thạc sĩ, đề tài sẽ tập trung nghiên cứu một cách cơ bản nhất về quy trình, thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế tại Hoa Kỳ theo quy định của Hiệp ước Hợp tác sáng chế (Patent Cooperation Treaty - PCT) năm 1970, cũng như các quy định hiện hành của pháp luật Hoa Kỳ về bảo hộ sáng chế (Luật Liên bang)
4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu trong Luận văn được thực hiện trên nền tảng phương pháp luận của Chủ nghĩa Duy vật biện chứng, Chủ nghĩa Duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lê nin; trên cơ sở các quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam
Luận văn kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học: phương pháp lịch sử, phương pháp logic tập trung ở Chương 1; phương pháp tổng hợp, phân tích, chứng minh được thể hiện trong các Chương 1, Chương 2 và Chương 3; phương pháp thống kê tập trung ở Chương 3; phương pháp so sánh tập trung ở Chương 2
và Chương 3; phương pháp kết hợp nghiên cứu lý luận với thực tiễn tập trung ở Chương 3, …
Trang 115 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn tổng hợp, phân tích khái niệm về sáng chế, bằng sáng chế và sự cần thiết phải đăng ký bảo hộ sáng chế tại nước ngoài Trên cơ sở đó, Luận văn tổng hợp, phân tích quy trình, thủ tục đăng ký sáng chế tại Hoa Kỳ đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam
Qua việc tìm hiểu thực trạng đăng ký bảo hộ sáng chế tại Hoa Kỳ, Luận văn
đi tìm nguyên nhân tại sao đơn đăng ký sáng chế của tổ chức, cá nhân Việt Nam tại Hoa Kỳ lại rất khiêm tốn trong thời gian qua Từ đó, Luận văn đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả đăng ký bảo hộ sáng chế tại Hoa Kỳ đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam
6 Những kết quả nghiên cứu mới
Luận văn tìm hiểu, phân tích, đánh giá và nhận xét một cách cơ bản nhất việc đăng ký sáng chế ở Hoa Kỳ theo PCT, và các quy định hiện hành của pháp luật Hoa
Kỳ về bảo hộ sáng chế
Luận văn tìm hiểu thực trạng và tổng hợp các số liệu về thực tiễn đăng ký sáng chế của tổ chức, cá nhân Việt Nam tại Hoa Kỳ, đánh giá về những thuận lợi và khó khăn khi đăng ký sáng chế tại Hoa Kỳ; đưa ra một số nguyên nhân khiến cho việc đăng ký sáng chế của tổ chức, cá nhân Việt Nam tại Hoa Kỳ rất ít; đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy việc nộp đơn đăng ký bảo hộ sáng chế của tổ chức, cá nhân Việt Nam tại Hoa Kỳ
7 Cơ cấu luận văn
Luận văn gồm phần Mở đầu, Nội dung, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo Nội dung Luận văn được bố cục thành 3 chương cụ thể như sau:
- Chương 1 Lý luận chung về sáng chế và đăng ký bảo hộ sáng chế ở nước ngoài
- Chương 2 Quy trình tổ chức, cá nhân Việt Nam đăng ký bảo hộ sáng chế tại Hoa Kỳ
- Chương 3 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả đăng ký bảo hộ sáng chế tại Hoa Kỳ của tổ chức, cá nhân Việt Nam
Trang 12Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ SÁNG CHẾ VÀ ĐĂNG KÝ BẢO HỘ SÁNG CHẾ Ở NƯỚC NGOÀI
Lịch sử thế giới không thể phủ nhận vai trò quan trọng của sáng chế đối với đời sống nhân loại Sáng chế ra đời từ những nhu cầu bức thiết của con người, nơi
có những khối óc và bàn tay không ngừng tìm kiếm sáng tạo cái mới từ những gì sẵn có, nơi mà thiên nhiên kém ưu đãi; khi mà mong ước giải phóng sức lao động của con người, mong ước chữa bệnh, và bất kỳ mong ước nào khác không ngừng thôi thúc Sự xuất hiện của sáng chế, về cơ bản, không phải vì mục đích để được bảo hộ mà để phục vụ những nhu cầu bức thiết đó của con người Khi đời sống con người nâng cao, nhu cầu của con người tăng lên, thúc đẩy số lượng sáng chế tăng theo và khoa học kỹ thuật theo đó cũng ngày càng phát triển, quay trở lại phục vụ chính cuộc sống của con người
1.1 KHÁI NIỆM SÁNG CHẾ VÀ BẢO HỘ SÁNG CHẾ
1.1.1 Khái niệm sáng chế, bằng sáng chế
―Sáng chế‖ từ tương ứng tiếng Anh là ―Invention‖, ―bằng sáng chế‖ tương ứng là ―Patent‖ Theo giải thích của một số từ điển trực tuyến thì:
Từ điển Cambridge trực tuyến, (tiếng Anh-Anh) giải thích: ―Sáng chế‖ là
điều chưa bao giờ được tạo ra hoặc quy trình sáng tạo ra điều mà chưa bao giờ được tạo ra trước đó; ―Bằng sáng chế‖ là quyền pháp lý chính thức trong việc tạo ra hoặc bán một sáng chế trong một số năm nhất định.1
Từ điển Oxford trực tuyến diễn giải: ―Sáng chế‖ là hoạt động sáng tạo ra cái
gì đó, thường là một quy trình hay một thiết bị ―Bằng sáng chế‖ là thẩm quyền hoặc cấp phép của chính phủ mang lại quyền hoặc danh hiệu trong một giai đoạn
Trang 13nhất định, đặc biệt là quyền ngăn người khác từ việc làm, sử dụng hoặc bán một sáng chế.1
Công ước Paris 1883 về Bảo hộ SHCN (từ đây gọi tắt là Công ước Paris)
không định nghĩa chính xác sáng chế là gì, tuy nhiên, trong nội dung của Công ước
Paris cũng đã hàm nghĩa điều đó: Việc cấp bằng sáng chế sẽ không bị từ chối và một bằng độc quyền sáng chế sẽ không bị vô hiệu vì lý do việc bán sản phẩm được cấp bằng sáng chế hay một sản phẩm thu được bằng phương tiện của một quy trình được cấp bằng sáng chế bị hạn chế hoặc thiếu sót do pháp luật trong nước.2
Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (World Intellectual Property Organization WIPO) đưa ra khái niệm:
―Sáng chế‖ nghĩa là một giải pháp cho một vấn đề cụ thể trong lĩnh vực công nghệ.Sáng chế có thể liên quan tới một sản phẩm hay một quy trình.Việc bảo
hộ bằng độc quyền sáng chế bị giới hạn về mặt thời gian (thường là 20 năm)‖
- Bằng độc quyền sáng chế (patent) là một văn bằng do quốc gia cấp dựa trên
cơ sở đơn yêu cầu bảo hộ, trong đó mô tả một sáng chế và thiết lập một điều kiện pháp lý mà theo đó sáng chế đã được cấp bằng độc quyền chỉ có thể được khai thác một cách bình thường (sản xuất, sử dụng, bán, nhập khẩu) với sự cho phép của chủ
sở hữu bằng độc quyền sáng chế.3
Khái niệm sáng chế, bằng sáng chế cũng được quy định trong pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới:
Luật Sáng chế Hoa Kỳ không đưa ra định nghĩa về sáng chế mà chỉ giải
thích: Bất kỳ người nào sáng tạo hoặc khám phá ra quy trình, công nghệ, sản xuất
1 Nguyên văn tiếng Anh: ―Invention: The action of inventing something, typically a process or device‖,
―Patent: A government authority or licence conferring a right or title for a set period, especially the sole right
to exclude others from making, using, or selling an invention.‖, nguồn: http://www.oxforddictionaries.com/
2 Nguyên văn tiếng Anh: ―The grant of a patent shall not be refused and a patent shall not be invalidated on the ground that the sale of the patented product or of a product obtained by means of a patented process is
subject to restrictions or limitations resulting from the domestic law‖, Paris Convention for the Protection of
Industrial Property, Article 4
3 NOIP (sách dịch, 2008), Cẩm nang về sở hữu trí tuệ: chính sách, pháp luật và áp dụng, tr.17;
Trang 14hoặc cấu thành vật chất mới và hữu ích, hoặc bất cứ cải tiến mới và hữu ích của chúng, có thể được cấp bằng sáng chế, nếu nó thoả mãn các điều kiện và yêu cầu về việc cấp bằng sáng chế.1
Luật SHCN Mêhicô quy định: Bất kỳ sáng tạo nào của con người cho phép
vật chất hoặc năng lượng tồn tại trong tự nhiên chuyển hoá để con người sử dụng thỏa mãn nhu cầu đặc biệt của mình sẽ được coi là sáng chế.2
Theo Luật Sáng chế Nhật Bản: ―Sáng chế‖ trong Luật này có nghĩa là sự
sáng tạo vượt bậc của những ý tưởng hữu ích sử dụng các quy luật của tự nhiên Sáng chế được cấp bằng trong Luật này có nghĩa là một sáng chế mà bằng sáng chế
đã được cấp.3
Luật SHTT Việt Nam cũng đưa ra khái niệm: ―Sáng chế là giải pháp kỹ thuật
dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên‖; ―Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp bằng độc quyền sáng chế…‖;―Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết hai mươi năm kể từ ngày nộp đơn‖.4
Như vậy, về cơ bản, sáng chế được hiểu là kết quả của quá trình sáng tạo của
con người (phải mang đặc tính kỹ thuật, theo nghĩa rộng nhất, bao gồm cả lĩnh vực nông nghiệp), tạo ra sản phẩm, hoặc quy trình mới từ những sự vật, hiện tượng đã
có trong tự nhiên, nhằm phục vụ đời sống đại đa số con người Bằng sáng chế là tài
liệu do cơ quan có thẩm quyền (có thể là quốc gia, khu vực) cấp, ghi nhận vai trò sở hữu sáng chế của người đăng ký, nhờ đó họ có quyền khai thác, cho phép hoặc ngăn
1 Nguyên văn tiếng Anh: ―Whoever invents or discovers any new and useful process, machine, manufacture,
or composition of matter, or any new and useful improvement thereof, may obtain a patent therefor, subject
to the conditions and requirements of this title, inventions patentable‖, nguồn: 35 U.S.C 101;
2 Nguyên văn tiếng Anh: ―Any human creation that allows matter or energy existing in nature to be transformed for use by man for the satisfaction of his specific needs shall be considered an invention‖,
nguồn: Mexico Industrial Property Law (1991, amended on 2010), Article 15
Trang 15cấm người khác khai thác sáng chế của mình Thời hạn có hiệu lực của bằng sáng chế hiện nay thường là hai mươi năm tính từ ngày nộp đơn với điều kiện là phí duy trì hiệu lực phải được nộp đúng thời hạn và không có đơn yêu cầu chấm dứt hoặc huỷ bỏ hiệu lực được thực hiện thành công trong thời hạn này Hết thời hạn bảo hộ, sáng chế sẽ trở thành tài sản của cộng đồng, có nghĩa là bất kỳ ai cũng có thể sử dụng mà không cần xin phép
1.1.2 Bảo hộ sáng chế
Sáng chế là một trong các đối tượng truyền thống của quyền SHCN Công ước Paris quy định rõ đối tượng của quyền SHCN bao gồm: ―patent, mẫu hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu dịch vụ, tên thương mại, chỉ dẫn nguồn gốc hoặc tên gọi xuất xứ, và chống cạnh tranh không lành mạnh‖.1
Bảo hộ quyền SHCN đối với sáng chế (hay nói một cách ngắn gọn là bảo hộ sáng chế) được hiểu một cách khái quát là việc nhà nước thông các quy định của pháp luật xác lập, duy trì quyền cho các tổ chức và cá nhân đối với sáng chế và bảo
vệ quyền đó chống lại sự xâm phạm từ các chủ thể khác
Tiếp cận dưới góc độ quyền của chủ sở hữu, bảo hộ sáng chế là việc cơ quan
có thẩm quyền trao cho chủ sở hữu sáng chế được độc quyền chế tạo, sử dụng, mua bán… và ngăn cản hay cho phép tổ chức, cá nhân khác chế tạo sử dụng, mua bán,… sáng chế đã được cấp bằng độc quyền
1.1.2.1 Xác lập quyền đối với sáng chế
Đối với quyền tác giả, việc đăng ký bảo hộ không phải là yêu cầu bắt buộc, bởi lẽ theo ―Nguyên tắc bảo hộ tự động‖ quyền tác giả phát sinh ngay từ khi tác phẩm định hình dưới dạng vật chất nhất định không phụ thuộc vào bất kỳ thủ tục nào như đăng ký, cấp giấy chứng nhận, nộp lưu chiểu,… Đối với quyền SHCN, việc đăng ký bảo hộ là yêu cầu bắt buộc (trừ một số trường hợp ngoại lệ) Cụ thể, để được pháp luật bảo hộ thì chủ sở hữu sáng chế (tổ chức, cá nhân) bắt buộc thực hiện
1 Nguyên văn tiếng Anh: ―… patents, utility models, industrial designs, trademarks, service marks, trade
names, indications of source or appellations of origin, and the repression of unfair competition‖, nguồn: Paris
Convention for the Protection of Industrial Property, Article 1.
Trang 16những thủ tục pháp lý để đăng ký bảo hộ sáng chế tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và quyền SHCN đối với sáng chế của các chủ thể chỉ phát sinh khi được cấp văn bằng bảo hộ Sở dĩ có sự khác biệt như vậy là do quyền tác giả xuất phát từ tính duy nhất hay tính nguyên gốc của tác phẩm văn học, nghệ thuật, các tác phẩm văn học, nghệ thuật được cảm thụ thông qua sự thể hiện tác phẩm Hơn nữa các tác phẩm văn học nghệ thuật thường gắn với cảm xúc của của tác giả và thường không thể lặp lại một cách y hệt ở người khác Bảo hộ quyền tác giả là bảo hộ sự sáng tạo của cá nhân, tổ chức về hình thức thể hiện ý tưởng mà không cần quan tâm đến nội dung của tác phẩm văn học nghệ thuật đó Khác với quyền tác giả, bảo hộ quyền SHCN (bao gồm cả sáng chế) là bảo hộ nội dung của ý tưởng Theo đó các đối tượng SHCN muốn được cấp văn bằng bảo hộ phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện do pháp luật quy định Bảo hộ quyền SHCN chống lại việc sử dụng các đối tượng SHCN mà không được chủ sở hữu cho phép, với mục đích bù đắp chi phí cho chủ
sở hữu các đối tượng SHCN và đảm bảo cho chủ thể đó có thể độc quyền sử dụng đối tượng SHCN trong một thời gian nhất định
Tóm lại, để phát sinh quyền SHCN đối với sáng chế, để được bảo hộ, chủ sở hữu sáng chế phải làm các thủ tục đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền Một cách khác, đăng ký bảo hộ sáng chế là yêu cầu bắt buộc để chủ sở hữu được cấp văn bằng bảo hộ độc quyền đối với sáng chế
1.1.2.2 Điều kiện để được cấp bằng độc quyền sáng chế
Cũng như các đối tượng SHCN khác, để được bảo hộ, sáng chế phải đáp ứng các điều kiện do pháp luật quy định Ba tiêu chuẩn bắt buộc mà hầu hết các nước trên thế giới đều phải tuân theo khi cấp bằng độc quyền sáng chế là: tính mới, trình
độ sáng tạo (tính không hiển nhiên), khả năng áp dụng công nghiệp (tính hữu ích)
- Tính mới: Đây là một trong số những điều kiện đầu tiên quan trọng nhất để
đánh giá một sản phẩm/quy trình đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ sáng chế hay không Sáng chế được coi là mới nếu không là một phần của tình trạng kỹ thuật đã biết; nghĩa là, không đề cập đến tri thức kỹ thuật liên quan được bộc lộ công khai ở bất
kỳ nơi nào trên thế giới trước ngày nộp đơn hoặc ngày hưởng quyền ưu tiên theo
Trang 17yêu cầu của chủ đơn đăng ký sáng chế liên quan Bộc lộ công khai ở đây có nghĩa là các thông tin về sản phẩm/quy trình đang xin bảo hộ không còn là bí mật đối với công chúng Pháp luật các nước quy định ngày bộc lộ công khai không hoàn toàn giống nhau nhưng về cơ bản là ngày mà thông tin về sản phẩm/quy trình đang xin đăng ký ấy đã được xuất hiện dưới bất kỳ hình thức nào (bằng văn bản, lời nói, hoặc
trưng bày hoặc thông qua sử dụng) trên thế giới một cách chi tiết và đầy đủ
Luật Sáng chế Hoa Kỳ quy định điều kiện về tính mới: Một người được cấp
bằng sáng chế trừ phi sáng chế đã được cấp bằng hoặc mô tả trong ấn phẩm đã được xuất bản, hoặc sử dụng công khai, hoặc bán, hoặc hiển thị khác cho công chúng trước ngày nộp đơn có hiệu lực của sáng chế được yêu cầu bảo hộ hoặc; trước ngày nộp đơn có hiệu lực của sáng chế được yêu cầu bảo hộ, nó đã được mô
tả trong một bằng sáng chế đã được phát hành, hoặc trong một đơn đăng ký bảo hộ sáng chế đã được công bố hoặc như đã được công bố mà tác giả của những sáng chế đó là người khác 1
Tính mới đối với sáng chế là tính mới tuyệt đối, tuy nhiên, Công ước Paris cũng như pháp luật hầu hết các nước đều cho phép chủ sở hữu sáng chế một khoảng thời gian nhất định để đăng ký từ ngày sản phẩm/quy trình đó bị bộc lộ công khai tại triển lãm quốc tế nhất định mà không bị mất tính mới Đối với pháp luật Hoa Kỳ thời hạn được bộc lộ công khai dành cho sáng chế là mười hai tháng.2
Một vấn đề cần lưu ý nữa là việc xác định ngày ngày ưu tiên đối với sáng chế Trước năm 2011, có sự khác nhau giữa hai trường phái luật của Hoa Kỳ và luật của các nước khác trong việc xác định ngày ưu tiên theo ngày sáng tạo đầu tiên
1 Nguyên văn tiếng Anh: ―A person shall be entitled to a patent unless the claimed invention was patented, described in a printed publication, or in public use, on sale, or otherwise available to the public before the effective filing date of the claimed invention; or‖ ―the claimed invention was described in a patent issued …,
or in an application for patent published or deemed published …, in which the patent or application, as the case may be, names another inventor and was effectively filed before the effective filing date of the claimed invention …‖ nguồn: 35 U.S.C 102(a)
2 Paris Convention for the Protection of Industrial Property, Article 11; 35 U.S.C 102
Trang 18(first to invent) hay nộp đơn đầu tiên (first to file).1 Việc xác định ngày ưu tiên theo ngày sáng tạo đầu tiên là cần thiết và hợp lý, nên trước năm 2011, Hoa Kỳ vẫn duy trì nguyên tắc này Tuy nhiên, từ sau khi Luật Sáng chế Hoa Kỳ (American Invention Act- AIA) năm 2011 ra đời, Hoa Kỳ chuyển dần sang nguyên tắc nộp đơn đầu tiên cho phù hợp với xu thế chung của thế giới
- Trình độ sáng tạo (inventive step): Sáng chế được coi là có trình độ sáng
tạo (hoặc không hiển nhiên) nếu xem xét trên các tình trạng kỹ thuật đã biết, sáng chế không hiển nhiên với người có trình độ trong lĩnh vực kỹ thuật liên quan Điều kiện về không hiển nhiên này phải đảm bảo được hai đặc tính: là kết quả của quá trình sáng tạo mang tính đột phá ở một trình độ cao có thể dễ dàng nhận thấy; sự sáng tạo này phải có ý nghĩa quan trọng và có tính căn bản đối với sự phát triển của khoa học kỹ thuật Điều kiện về không hiển nhiên có ý nghĩa đảm bảo rằng bằng độc quyền sáng chế chỉ được cấp cho những thành quả sáng tạo và đổi mới thực sự, không cấp cho những tiến bộ mà người có trình độ trung bình trong lĩnh vực kỹ thuật có thể dễ dàng suy luận ra từ những gì đã tồn tại Theo WIPO, để đánh giá trình độ sáng tạo cần dựa trên ba khía cạnh: vấn đề cần giải quyết, giải pháp cho vấn
đề đó, và các ưu điểm của giải pháp kỹ thuật đó so với tình trạng kỹ thuật đã biết trước Nếu vấn đề đã được biết đến hay đã là hiển nhiên, việc xét nghiệm sẽ xem xét tính độc đáo của giải pháp được yêu cầu bảo hộ, nếu không đáp ứng được điều đó, giải pháp đó coi như thiếu trình độ sáng tạo.2 Toà án một số nước có những quyết định về sáng chế không đáp ứng điều kiện trình độ sáng tạo nếu chỉ đơn thuần là sự thay đổi kích cỡ, làm cho sản phẩm có thể di chuyển được, đảo ngược các bộ phận, thay đổi vật liệu, hoặc chỉ đơn thuần là sự thay đổi bởi một bộ phận hoặc chức năng tương ứng.3 Tương ứng với điều kiện này, Luật Sáng chế của Hoa Kỳ quy định tính
không hiển nhiên (non-obvious): Bằng độc quyền sáng chế cho một sáng chế được
yêu cầu bảo hộ có thể không được cấp nếu sự cải thiện giữa sáng chế được yêu
1 Lê Nết (2006), Quyền sở hữu trí tuệ, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tr.137
2 NOIP (sách dịch, 2008), Cẩm nang về sở hữu trí tuệ: chính sách, pháp luật và áp dụng, tr.18
3 NOIP (sách dịch, 2008), Sáng tạo tương lai, tr.12
Trang 19cầu bảo hộ và công nghệ trước đó như là sáng chế được yêu cầu bảo hộ được hiển nhiên hoàn toàn trước ngày nộp đơn có hiệu lực của sáng chế được yêu cầu bảo hộ đối với một người có trình độ trung bình trong lĩnh vực mà sáng chế được yêu cầu
trạng kỹ thuật của sáng chế đó không hiển nhiên với người có trình độ trung bình trong lĩnh vực liên quan
- Khả năng áp dụng công nghiệp (tính hữu ích): Một sáng chế có khả năng
được cấp bằng phải là một sáng chế có khả năng áp dụng cho các mục đích sử dụng trên thực tế chứ không phải chỉ thuần tuý dựa trên lý thuyết Để thỏa mãn điều kiện này, các thông tin về bản chất của sáng chế cùng với các chỉ dẫn về điều kiện kỹ thuật cần thiết phải được trình bày một cách rõ ràng đầy đủ đến mức cho phépngười
có trình độ hiểu biết trung bình trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng có thể sản xuất ra sản phẩm, có thể sử dụng, khai thác sản phẩm/quy trình đó nhiều lần với kết quả như nhau và giống với kết quả nêu trong đơn đăng ký sáng chế Thuật ngữ ―công nghiệp‖ ở đây được dùng theo nghĩa rộng nhất bao gồm các lĩnh vực khác nhau kể
cả nông nghiệp; việc áp dụng (sản xuất, sử dụng, khai thác) sáng chế đó cũng phải được tiến hành trên một quy mô nhất định (phụ thuộc vào quy định của luật pháp từng nước) Hoa Kỳ không quy định điều kiện này trong một điều luật rõ ràng nào, nhưng rải rác trong Luật Sáng chế của Hoa Kỳ thể hiện tầm quan trọng của tính hữu ích đối với bằng sáng chế.2
Ngoài ra, để được bảo hộ là sáng chế, sản phẩm hay quy trình đó phải thuộc đối tượng được bảo hộ sáng chế và việc bộc lộ sáng chế trong đơn xin cấp bằng độc quyền sáng chế phải đáp ứng những chuẩn mực nhất định theo pháp luật của từng quốc gia Tại Hoa Kỳ, sáng chế có khả năng được cấp bằng còn có thể là phần mềm máy tính, phương pháp điều trị, phương pháp kinh doanh, giống thực vật
1 Nguyên văn tiếng Anh ―A patent for a claimed invention may not be obtained, … , if the differences between the claimed invention and the prior art are such that the claimed invention as a whole would have been obvious before the effective filing date of the claimed invention to a person having ordinary skill in the art to which the claimed invention pertains.‖, nguồn: 35 U.S.C 103
2 Consolidated Patent Laws – United States Code Title 35 – Patent, 2013
Trang 201.1.2.3 Các đối tượng không được bảo hộ là sáng chế
Theo pháp luật sáng chế của hầu hết các quốc gia và khu vực, cũng như quy định của điều ước quốc tế, đối tượng được bảo hộ sáng chế được xác định theo phương pháp loại trừ, nghĩa là những đối tượng được bảo hộ phải nằm ngoài danh mục đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa là sáng chế
Cụ thể, theo quy định của PCT thì các lĩnh vực có thể bị loại trừ khỏi phạm
vi đối tượng được bảo hộ sáng chế (tương ứng với các lĩnh vực không thuộc phạm
vi tra cứu quốc tế), ví dụ như lý thuyết khoa học và toán học, giống cây trồng, giống động vật hoặc quy trình sinh học cơ bản để tạo ra giống cây trồng và động vật, trừ quy trình vi sinh và các sản phẩm của quy trình đó, các chương trình, quy tắc hay các phương pháp kinh doanh, thực hiện hành vi thuần tuý tinh thần hoặc chơi trò chơi, các phương pháp chữa bệnh cho người hoặc động vật bằng phẫu thuật hoặc điều trị, phương pháp chẩn đoán bệnh cho người, động vật, hoặc chỉ là sự trình bày thông tin, …1
Tương tự như vậy, Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền SHTT (Hiệp định TRIPS 1994) quy định rõ các quốc gia thành viên có thể loại trừ không bảo hộ đối với những sáng chế mà việc khai thác thương mại sẽ trái đạo đức xã hội hoặc trật tự công cộng.2
Tại Việt Nam, pháp luật quy định cụ thể các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế: (1) Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học; (2) Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính; (3) Cách thức thể hiện thông tin; (4) Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ; (5) Giống thực vật, giống động vật; (6) Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh; (7) Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật.3
1 PCT Rule 39
2 Hiệp định TRIPS 1994, Điều 27
3 Quốc hội, Luật SHTT (Việt Nam), Điều 59
Trang 211.1.2.4 Vai trò của việc bảo hộ sáng chế
Sáng chế là một trong những tài sản trí tuệ vô cùng có giá trị của chủ sở hữu Những lợi ích mà việc bảo hộ sáng chế mang lại được thể hiện rõ qua các điểm sau:
a Bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho chủ sở hữu sáng chế
- Việc bảo hộ sáng chế tạo cho chủ sở hữu vị thế vững mạnh trên thị trường
và lợi thế cạnh tranh Bằng độc quyền sáng chế trao cho chủ sở hữu quyền ngăn
cấm tổ chức, cá nhân khác thương mại hoá sáng chế của mình nếu chưa được sự cho phép, qua đó giảm sự bất ổn, rủi ro và sự cạnh tranh đối với những kẻ chiếm đoạt, bắt chước
- Làm giảm các nguy cơ bị xâm phạm đối với sáng chế: Bằng việc được cấp
bằng sáng chế, chủ sở hữu có quyền ngăn cấm hay yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền xử lý các đối tượng sử dụng trái phép sáng chế của mình, điều mà họ không thể có được nếu sáng chế đó không được đăng ký bảo hộ
Ngoài ra, việc được bảo hộ sáng chế còn là biện pháp hữu hiệu để tăng thu nhập cho chủ sở hữu từ cơ hội chuyển giao quyền sử dụng hoặc chuyển giao quyền
sở hữu (hay còn gọi là chuyển nhượng) đối với sáng chế
b Khuyến khích và thu hút các nhà đầu tư nước ngoài
- Huy động vốn và thu hút các nhà đầu tư tiềm năng, tăng cường sức mạnh
trong đàm phán: Vì các nhà đầu tư nhận thấy giá trị của bằng sáng chế trong việc
phát triển thị trường và bằng sáng chế sẽ là một số rào cản nhất định trong việc nhập khẩu của đối thủ cạnh tranh
- Nâng cao khả năng nhận được tài trợ và/hoặc tạo quỹ với tỷ lệ lãi suất
hợp lý: Có thể thấy trong một số lĩnh vực (ví dụ như lĩnh vực công nghệ sinh
học), thường cần có một sự đầu tư tốn kém cho sáng chế để thu hút các nhà đầu
tư mạo hiểm
c Đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh trong thương mại
- Một công cụ hữu hiệu để chống lại những kẻ bắt chước và chiếm đoạt:
Việc sở hữu độc quyền bằng sáng chế nâng cao đáng kể khả năng thắng kiện chống
Trang 22lại những kẻ sao chép hoặc bắt chước sáng chế đã được bảo hộ, đồng thời cũng quảng bá được sáng chế trên thị trường
- Tạo hình ảnh tích cực về doanh nghiệp: Bằng sáng chế là sự thể hiện rõ
ràng nhất những khả năng về tri thức, chuyên môn, và công nghệ ở trình độ cao của người sử dụng nó Do đó, nó sẽ có những hiệu quả nhất định trong việc tạo quỹ, tìm kiếm đối tác kinh doanh và làm tăng hình ảnh và giá trị thị trường của doanh nghiệp
- Tiếp cận công nghệ thông qua chuyển giao quyền sử dụng chéo: Hai hay
nhiều chủ sở hữu bằng sáng chế có quyền đàm phán, thoả thuận nhau về việc nhất trí cho phép nhau sử dụng một hoặc nhiều sáng chế tương ứng của mình thông qua các điều kiện quy định trong thoả thuận
d Thúc đẩy sự phát triển của khoa học và công nghệ
Sáng chế là sản phẩm của khoa học, công nghệ; nên khoa học và công nghệ càng phát triển, càng tạo điều kiện cho sự ra đời và gia tăng các sáng chế mới bắt nhịp với sự phát triển đó; và ngược lại, khi sáng chế được bảo hộ sẽ tạo một nền móng vững chắc cho các nhà khoa học tập trung nghiên cứu và sáng tạo ra những công nghệ mới thay thế những công nghệ đã không còn phù hợp với hoàn cảnh mới
1.1.2.5 Lịch sử bảo hộ sáng chế trên thế giới
Luật Sáng chế đầu tiên trên thế giới ban hành ngày 19-3-1474 ở Venice (ngày nay là một thành phố miền đông bắc nước Italia) quy định người nào tạo ra được thiết bị mới thì được độc quyền chế tạo thiết bị đó trong 10 năm,1 liên quan đến sản xuất sản phẩm lụa2
Tới thế kỷ thứ XVII, tại nước Anh, đại diện chính phủ đã quy định các chi phí đặc quyền cá nhân của người có bằng sáng chế, Quốc hội đã thông qua một đạo luật độc quyền vào năm 1624 nhằm hạn chế các hành động tùy tiện như của James I
1 http://en wikipedia.org/wiki/ History_of_United_States_patent_law
2 http://www.ladas.com/Patents/USPatent History.html
Trang 23và Charles I1 Sự độc quyền này chỉ dành cho những nhà sáng chế đầu tiên của quy trình sản xuất mới, để những người tiên phong như nhà vua có thể được cấp bằng sáng chế độc quyền của mình trong thời gian giới hạn 14 năm.2
Thế kỷ XVIII đánh dấu với sự ra đời của Luật Sáng chế đầu tiên của Hoa Kỳ năm 1790 sau khi việc bảo hộ quyền SHTT được ghi nhận trong Hiến pháp năm
1787 Thời hạn bảo hộ sáng chế được quy định trong luật này là 14 năm.3 Tiếp sau
Hoa Kỳ là Luật Sáng chế của Pháp được thiết lập năm 1791 quy định rõ: Tất cả
những khám phá mới là tài sản của tác giả, tác giả được quyền hưởng thụ tạm thời
Một số bằng sáng chế nổi bật của thời kỳ này như: bình chữa cháy của C Hopffer, người Pháp, năm 1722, máy điện báo của Georges Louis Lesage năm 1774, đồng hồ
tự động lên dây cót do cử động cổ tay người đeo của Benjamin Hanks năm 1783.5
Thế kỷ XIX xuất hiện Luật Sáng chế của Đức (1877), Luật Sáng chế của Thổ Nhĩ Kỳ (1879), Luật Sáng chế độc quyền của Nhật Bản (1885) 6
Trong giai đoạn này, quan trọng nhất là sự ra đời của Công ước Paris về Bảo hộ SHCN năm 1883 Theo quy định của Công ước Paris, sáng chế là đối tượng bắt buộc mà các quốc gia thành viên của Công ước Paris phải bảo hộ
Các văn bản trên là cơ sở pháp lý để bảo hộ một loạt các sáng chế quan trọng
đã được bảo hộ trong giai đoạn này Ví dụ, ngày 05/05/1809, Mary Kies trở thành người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ được cấp bằng sáng chế với phương
1 James I và Charles I là hai vua ở Anh, những người đề cao sức mạnh của quân chủ, đối chọi gay gắt với Quốc hội, nguồn: https://www.royal.gov.uk/HistoryoftheMonarchy/KingsandQueensoftheUnitedKingdom/ TheStuarts/TheStuarts.aspx
2 http://www.guten berg.org/files/30162/ 30162-h/30162-h.htm
3
http://en wikipedia.org/wiki/ History_of_United_States_patent_law
4 Nguyên văn tiếng Anh ―All new discoveries are the property of the author; to assure the inventor the property and temporary enjoyment of his discovery, there shall be delivered to him a patent for five, ten or fifteen years‖ nguồn: http://www.ladas.com/Patents/USPatent History.html
5 http://inventors.about.com/od/timelines/a/Eighteenth _2.htm
6 https://www.jpo.go.jp/cgi/linke.cgi?url=/seido_e/rekishi_e/ rekisie.htm
Trang 24pháp dệt nón từ rơm và lụa;1 Bằng sáng chế về xe đạp đầu tiên được cấp năm 1818 tại Pháp cho một người Đức có tên là Draisine;2 và bằng sáng chế cho tiền thân của
xe máy đầu tiên được cấp cho Hildebrand & Wolfmueller tại Munich năm 1894;3
năm 1896 tại Anh, bằng sáng chế đầu tiên về điện báo không dây được cấp cho Guglielmo Marconi, nhà vật lý người Italia;4
Đến những năm cuối của thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, cùng với sự biến đổi không ngừng của khoa học công nghệ, hàng loạt các sáng chế đã làm thay đổi đời sống của con người, làm cho cuộc sống của con người trở nên văn minh hơn, hiện đại hơn đã được ra đời như điện thoại không dây5, hệ thống định vị toàn cầu, ti vi màn hình phẳng Trước thách thức của hội nhập kinh tế toàn cầu, cũng như lợi ích thiết thực của mỗi quốc gia, các nước không thể không quy định trong pháp luật nước mình các quy định về bảo hộ sáng chế Tiêu biểu như Luật Sáng chế của Italia (1939); Luật sáng chế Nhật Bản (1959), Luật Sáng chế Thuỵ Điển (1967), Luật sáng chế Anh (1977), Luật Sáng chế Trung Quốc (1984), Luật Sáng chế Ôxtrâylia (1990), Luật Sáng chế Achentina(1995), Luật Sáng chế Thái Lan (1999), Luật Sáng chế Inđônêxia (2001), Luật Sáng chế Malaixia (2002); Luật Sáng chế Ấn Độ (2005), Luật Sáng chế Canađa (2005); Luật Sáng chế Hàn Quốc (2009)
Bên cạnh các quốc gia ban hành các đạo luật riêng về sáng chế, nhiều quốc gia thực hiện bảo hộ sáng chế cùng với các đối tượng SHTT khác trong một văn bản pháp luật chung như Luật SHCN Kênia (1990), Luật SHCN Mêhicô (1991), Luật SHCN Braxin (1996), Luật SHCN Butan (2001), Luật SHCN Libêria (2003), Luật SHTT Việt Nam (2005), Luật SHCN Bồ Đào Nha (2008), Luật SHTT Lào (2008)…; Cá biệt có những nước quy định về bảo hộ sáng chế của mình kết hợp
Trang 25trong Bộ luật Thương mại hay, trong Bộ luật Dân sự bên cạnh việc ban hành một luật riêng về SHTT…1
Trong giai đoạn này, nhiều điều ước quốc tế quan trọng đã được ký kết giữa các quốc gia để bảo hộ sáng chế và đơn giản hoá quy trình thủ tục đăng ký quốc tế đối với sáng chế, tiêu biểu như Hiệp ước Hợp tác sáng chế 1970 (PCT)
Qua việc tìm hiểu về lịch sử bảo hộ sáng chế của các quốc gia trên thế giới,
có thể thấy đa số các quốc gia phát triển ban hành luật về bảo hộ sáng chế sớm hơn
so với các quốc gia đang và chậm phát triển, các quốc gia khu vực châu Âu có luật
về sáng chế sớm hơn các quốc gia khu vực châu Á, châu Phi và châu Mỹ, việc bảo
hộ sáng chế được quy định trong văn bản luật chung hay một văn bản pháp luật riêng cũng có sự phân hoá rõ rệt Đa số các quốc gia phát triển hay các quốc gia ở khu vực châu Âu sớm có quy định việc bảo hộ sáng chế trong một đạo luật riêng về sáng chế trong khi các quốc gia khác quy định việc bảo hộ sáng chế trong một đạo luật chung về bảo hộ quyền SHTT, quyền SHCN, hoặc trong các đạo luật về thương mại hay dân sự
1.2 ĐĂNG KÝ BẢO HỘ SÁNG CHẾ Ở NƯỚC NGOÀI
1.2.1 Sự cần thiết phải đăng ký bảo hộ sáng chế ở nước ngoài
Quyền SHTT đối với sáng chế chỉ phát sinh trên cơ sở bằng sáng chế do cơ quan có thẩm quyền (quốc gia hoặc khu vực) cấp Bằng sáng chế đó chỉ có hiệu lực trên lãnh quốc gia, khu vực đã cấp và trong một thời hạn nhất định (thường là 20 năm) nếu chủ sở hữu nộp đúng hạn và đầy đủ phí duy trì hiệu lực Do đó, có thể nói quyền SHTT đối với bằng sáng chế là ―quyền có tính lãnh thổ‖
Vì vậy, để sáng chế của mình được bảo hộ ở quốc gia nào, chủ sở hữu sáng chế phải nộp đơn yêu cầu cấp bằng cho sáng chế ở quốc gia đó Việc đăng ký bảo
hộ sáng chế ở nước ngoài nhằm đạt được một số mục tiêu sau:
1 Kiều Thị Thanh (2013), Hội nhập quốc tế về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam, Nxb Chính trị-Hành
chính, tr.54, tr.56
Trang 26Thứ nhất là đảm bảo cho việc xuất khẩu hàng hoá trên cơ sở sáng chế đó
Nếu không được bảo hộ đầy đủ sẽ có nguy cơ bị đối thủ cạnh tranh khai thác tuỳ tiện hoặc chiếm đoạt công nghệ
Thứ hai là nhằm chuyển giao quyền sử dụng sáng chế đã được tạo ra hoặc chuyển giao quyền sở hữu đối với sáng chế đó cho tổ chức, cá nhân nước ngoài
Thứ ba là nhằm thăm dò, chiếm lĩnh, củng cố và mở rộng thị trường: Đây là
một trong những chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp lớn, đi trước đón đầu, xây dựng nền móng vững chắc cho việc phát triển của doanh nghiệp tại thị trường mới, bắt đầu với việc đăng ký bảo hộ đối với sáng chế tại thị trường đó Việc không đăng ký bảo hộ sáng chế tại nước ngoài có thể dẫn tới việc mất thị trường đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu
Thứ tư là nhằm mục đích bảo vệ các sáng chế đã được tạo ra và sử dụng trong các sản phẩm trưng bày tại triển lãm và hội chợ ở nước ngoài
Bên cạnh các lợi ích nói trên, chủ sở hữu cũng cần cân nhắc cẩn thận trước khi nộp đơn đăng ký bảo hộ sáng chế ở nước ngoài bởi việc đăng ký này khá tốn kém, ngoài các chi phí nộp đơn theo quy định còn các phí dịch vụ, phí duy trì hiệu lực… Người nộp đơn cần xem xét, lựa chọn cách thức đăng ký bảo hộ thích hợp cho sáng chế của mình
Việc đăng ký bảo hộ sáng chế ở nước ngoài có thể được tiến hành theo nhiều cách thức khác nhau:
Theo kênh quốc gia: Đối với cách thức này, chủ sở hữu sẽ nộp đơn đăng ký
sáng chế trực tiếp tại những nước mà mình muốn bảo hộ theo ngôn ngữ yêu cầu và nộp phí theo quy định Nếu có nhu cầu nộp nhiều nước thì phải làm nhiều đơn khác nhau và phải nộp cùng một thời điểm Cách thức này khá phức tạp và tốn kém
Cũng có thể coi việc nộp đơn theo Công ước Paris là đăng ký bảo hộ sáng chế theo kênh quốc gia Theo đó chủ đơn có thể nộp đơn sáng chế ở một nước là thành viên của Công ước Paris, và sau đó nộp các đơn sáng chế riêng lẻ ở các nước thành viên khác của Công ước trong vòng 12 tháng kể từ ngày nộp đơn lần đầu tiên (ngày ưu tiên)
Trang 27Theo kênh khu vực: Nếu một số nước mà chủ đơn muốn nộp đơn là thành
viên của một hệ thống sáng chế khu vực, người nộp đơn có thể yêu cầu bảo hộ, với hiệu lực trên lãnh thổ của toàn bộ hoặc một số thành viên, bằng cách nộp đơn tại cơ quan khu vực liên quan
Theo kênh quốc tế: Chủ đơn có thể nộp một đơn theo Hệ thống PCT, và có
quyền quyết định vào giai đoạn quốc gia hay không trong vòng 30 tháng kể từ ngày nộp đơn Cách thức nộp đơn này đơn giản hơn và đỡ tốn kém hơn các cách thức nộp đơn trên.1
1.2.2 Cơ sở pháp lý để đăng ký bảo hộ sáng chế ở nước ngoài
1.2.2.1 Đăng ký bảo hộ sáng chế ở nước ngoài theo quy định của điều ước quốc tế
a Công ước Paris về Bảo hộ SHCN (1883)
- Lịch sử ra đời của Công ước Paris: Trước khi các điều ước quốc tế về
SHCN ra đời, chủ sở hữu sáng chế gặp rất nhiều khó khăn trong việc nộp đơn xin đăng ký bảo hộ độc quyền sáng chế của mình ở các quốc gia khác nhau; không chỉ
vì luật pháp các nước có các quy định khác nhau, mà còn vì thời gian thẩm định và công bố sáng chế không giống nhau dẫn đến đơn sẽ bị từ chối ở nhiều nước, vì bị mất tính mới tại thời điểm công bố đầu tiên Điều này gây thiệt hại không nhỏ cho các chủ sở hữu sáng chế trong việc bảo hộ sáng chế của mình ở nước ngoài cũng như việc mở rộng được thị trường đầu tư
Ý tưởng về việc bảo hộ sáng chế trên phạm vi quốc tế đã manh nha từ năm
1873 tại triển lãm quốc tế về sáng chế được tổ chức tại Viên (Áo) Công ước Paris (tên đầy đủ là: Công ước Paris về Bảo hộ SHCN) chính thức được thông qua và có hiệu lực năm 1883, trong một Hội nghị ngoại giao được nhóm họp tại Paris Tính đến thời điểm hiện tại, Công ước Paris có 175 thành viên, Hoa Kỳ và Việt Nam đều
là thành viên của Công ước Paris.2
1 http://www.iphandbook.org/handbook/ch10/p06/
2 http://www.wipo.int/export/sites/www/pct/en/texts/pdf/pct_paris_wto.pd
Trang 28- Mục đích ra đời của Công ước Paris là tạo điều kiện thuận lợi cho việc cấp
văn bằng bảo hộ đối với các đối tượng của quyền SHCN của công dân nước thành
viên này trên lãnh thổ của nước thành viên khác Đối với việc bảo hộ sáng chế,
Công ước Paris là văn bản quốc tế đầu tiên, quy định về việc bảo hộ độc quyền đối với sáng chế, là cơ sở đầu tiên và quan trọng cho các nước tham khảo và xây dựng những quy định về bảo hộ sáng chế trong pháp luật nước mình Công ước Paris cùng với PCT sau này tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc nộp đơn đăng ký bảo hộ độc quyền đối với sáng chế ở nước ngoài của chủ sở hữu sáng chế
- Ưu điểm của Công ước Paris đối với việc đăng ký bảo hộ sáng chế ở nước ngoài:
Nghiên cứu các quy định của Công ước Paris có thể thấy một số ưu điểm nổi bật của Công ước Paris trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng ký bảo hộ sáng chế ở nước ngoài như sau: (1) Công ước Paris đã giải quyết được vấn đề bức thiết của chủ sở hữu sáng chế đó là quyền ưu tiên nộp đơn Theo đó, chủ sở hữu sáng chế có thời gian 12 tháng từ lúc nộp đơn ở nước gốc để chuẩn bị kinh phí và tìm hiểu thị trường đầu tư trước khi nộp đơn vào nước kế tiếp mà không bị mất tính mới do có ngày ưu tiên ghi nhận trong dữ liệu của hồ sơ đăng ký (Điều 4); (2) sáng chế cũng không bị mất tính mới nếu người sở hữu sáng chế nộp đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế trong vòng 6 tháng kể từ ngày sáng chế của họ được trưng bày tại triển lãm quốc tế chính thức tổ chức tại nước thành viên (Điều 11); (3) chế độ đối xử quốc gia tại mỗi nước thành viên Công ước Paris được đề cao, tạo điều kiện cho công dân của quốc gia thành viên này dễ dàng đăng ký bảo hộ sáng chế tại nước thành viên khác; (4) việc nộp phí duy trì hiệu lực bằng sáng chế được ân hạn, tối thiểu là 6 tháng hoặc hơn tuỳ theo pháp luật của từng nước (Điều 5bis);1
Tuy nhiên, khi hội nhập kinh tế ngày càng phát triển, chủ sở hữu sáng chế muốn nộp đơn ở nhiều nước hơn, kinh phí ít tốn kém hơn và thời gian ưu tiên dài hơn, thì những quy định trong Công ước Paris không còn đủ thoả mãn mong muốn của họ
1
Paris Convention for the Protection of Industrial Property
Trang 29b Hiệp ước Hợp tác sáng chế 1970 (Patent Cooperation Treaty – PCT)
- Lịch sử và mục đích ra đời của PCT: PCT bắt đầu manh nha từ năm 1966
khi Ban điều hành Công ước Paris kêu gọi việc cần phải nghiên cứu để tìm cách giảm bớt những gánh nặng có liên quan tới việc lập hồ sơ và cấp bằng cho cùng một sáng chế ở các quốc gia khác nhau với những người đăng ký và cơ quan cấp bằng sáng chế Năm 1970, PCT ra đời và có hiệu lực năm 1978
Theo thông tin cập nhật trên trang web của WIPO, số thành viên của PCT tính đến ngày 22/02/2014, là 148 thành viên Hoa Kỳ và Việt Nam đều là thành viên của Hiệp ước này.1
- Vai trò của Hệ thống PCT: PCT đã xây dựng một hệ thống nộp đơn đăng ký
quốc tế đối với sáng chế, cũng như sự hợp tác giữa các quốc gia đối với việc tra cứu và xét nghiệm sáng chế Theo đó tổ chức, cá nhân (đáp ứng những điều kiện nhất định) chỉ cần nộp một đơn đăng ký bảo hộ độc quyền duy nhất (theo quy định của PCT), đơn của họ sẽ tự động được gửi tới tất cả các thành viên tham gia PCT mà người nộp đơn yêu cầu Quy trình cụ thể của việc đăng ký quốc tế theo PCT, cũng như những ưu điểm
mà PCT mang lại sẽ được phân tích cụ thể tại Chương 2 của Luận văn
1.2.2.2 Đăng ký bảo hộ sáng chế theo pháp luật khu vực
So với Công ước Paris, PCT, đăng ký bảo hộ sáng chế theo pháp luật khu vực là một lĩnh vực mới, xuất phát từ nhu cầu thực tế của mỗi khu vực nhằm mục đích giảm bớt các gánh nặng thủ tục đối với việc đăng ký bảo hộ sáng chế của tổ chức, cá nhân và cơ quan SHTT về sáng chế của các nước trong khu vực đó
Có thể thấy một số hệ thống bảo hộ sáng chế được xây dựng ở một số khu vực như: Cơ quan Sáng chế châu Âu (EPO); Tổ chức Sở hữu trí tuệ châu Phi (OAPI) và Tổ chức Sở hữu công nghiệp khu vực châu Phi (ARIPO); Tổ chức Sáng chế Á - Âu (EAPO); Cơ quan Sáng chế của Hội đồng hợp tác vùng Vịnh;2
1 http://www.wipo.int/export/sites/www/pct/en/list_states.pdf
2 NOIP (sách dịch, 2008), Sáng tạo tương lai, tr.31; Chi tiết tham khảo: www.epo.org, www.oapi.wipo.net,
www.aripo.wipo.net, www.eapo.org, www.gulf-patent-office.org.sa
Trang 30Trong Luận văn này, người viết chỉ xin giới thiệu khái quát về việc bảo hộ sáng chế tại Cơ quan Sáng chế châu Âu (European Patent Office - EPO), một tổ chức bảo hộ sáng chế khu vực tiêu biểu
EPO là một trong hai cơ quan của Tổ chức Sáng chế châu Âu (European Patent Organisaton) – một tổ chức liên chính phủ được thành lập ngày 7 tháng 10 năm 1977 trên cơ sở Công ước Sáng chế Châu Âu (EPC) đã được ký tại một Hội nghị tổ chức ở Munich (Đức) năm 1973; Công ước Sáng chế châu Âu là Công ước
về việc lập bằng sáng chế do EPO thực hiện chung cho các nước châu Âu tham gia
ký Công ước này; Bằng sáng chế được cấp ở EPO sẽ có hiệu lực giống như được cấp tại chính cơ quan sáng chế của từng nước thành viên Để được cấp bằng, sáng chế phải thoả mãn các điều kiện về tính mới, trình độ sáng tạo, khả năng áp dụng công nghiệp, thuộc đối tượng được bảo hộ sáng chế Hiệu lực của bằng sáng chế cấp tại EPO là 20 năm tính từ ngày nộp đơn và không được gia hạn Mọi cá nhân, pháp nhân bất kể quốc tịch và nơi cư trú đều có quyền nộp đơn tại EPO Người đăng ký phải tuân thủ các quy định của EPO về người nộp đơn, chỉ định các nước thành viên muốn bảo hộ sáng chế, ngôn ngữ của đơn (ba ngôn ngữ chính thức: tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức), nộp phí theo quy định Bằng sáng chế được cấp tại EPO chỉ có hiệu lực kể từ ngày Công bố thông báo về việc cấp bằng sáng chế này
Về cơ bản, trình tự thủ tục thẩm định đơn, thời gian, tài liệu cần có đều tuân thủ theo PCT.1
Một khu vực nữa cũng cần nói đến đó là Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) Khu vực ASEAN hiện tại chưa có chương trình chung cũng như một cơ quan chung cho việc nộp đơn như ở Châu Âu; ASEAN mới đưa ra và đang thực hiện chương trình ―Hợp tác thẩm định sáng chế ASEAN (ASPEC)‖ (khởi động thử nghiệm từ 14/6/2009), tuy nhiên chưa thu được kết quả như mong muốn, và lợi ích
1 Hiện tại (3/2014) EPO có 38 thành viên, nguồn:
http://www.epo.org/about-us/organisation/member-states.html#extention, chi tiết về đăng ký sáng chế tại EPO: http://www.epo.org/ và European Patent
Convention (EPC)
Trang 31chủ yếu dành cho cơ quan xử lý hơn là cho chủ đơn ASEAN cũng hi vọng tương lai sẽ xây dựng được một cơ quan sáng chế giống như EPO.1
1.2.2.3 Đăng ký bảo hộ sáng chế theo pháp luật quốc gia
Như đã nói ở trên, hầu hết các nước đều đã có luật về bảo hộ sáng chế trong pháp luật nước mình Ở đây, người viết chỉ xin giới thiệu pháp luật bảo hộ sáng chế của một số nước được xem là thị trường phổ biến nhất đối với các doanh nghiệp Việt Nam:
Hoa Kỳ: Là quốc gia có 50 bang, với hệ thống pháp luật bang và Liên bang
hết sức phức tạp.2 Luật Sáng chế đầu tiên của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ ra đời năm
1790, đã được sửa đổi bổ sung nhiều lần, gần đây nhất là năm 2013 Luật Sáng chế Hoa Kỳ bảo hộ các đối tượng là sáng chế, giải pháp hữu ích (GPHI), kiểu dáng công nghiệp với thời hạn bảo hộ của sáng chế thông thường là 20 năm tính từ ngày nộp đơn Để bảo hộ sáng chế tại Hoa Kỳ, người nộp đơn phải tuân thủ một số điều kiện nhất định, về cơ bản giống như các nước khác trên thế giới như: tính mới, tính không hiển nhiên, tính hữu ích, đối tượng loại trừ,…; tuy nhiên, có một số điểm khác biệt (sẽ được trình bày tại Chương 2, Chương 3 của Luận văn) Hơn nữa, Hoa
Kỳ theo hệ thống Common Law, nên ngoài được bảo hộ theo pháp luật, sáng chế còn được bảo hộ theo hệ thống án lệ
Án lệ là một nguồn luật không thể thiếu đối với pháp luật Hoa Kỳ, trong đó
có pháp luật về bảo hộ sáng chế Theo thông tin cập nhật trên Wikipedia mở tiếng Anh, ta có thể thấy, có 87 án lệ cho việc bảo hộ sáng chế tại Hoa Kỳ, trong đó từ năm 2010 trở lại đây có 07 án lệ, mới nhất là án lệ từ vụ kiện giữa Alice Corp và CLS Bank International sẽ được quyết định năm 2014, liên quan đến máy tính.3
Nhật Bản: Sáng chế được bảo hộ tại Nhật Bản theo Luật Sáng chế số 121
ban hành ngày 13 tháng 4 năm 1959, được sửa đổi nhiều lần, gần đây nhất là năm
2011, có hiệu lực ngày 1 tháng 4 năm 2012 Cơ quan có thẩm quyền cấp Bằng sáng
1 Chi tiết tham khảo tại http://noip.gov.vn
2 http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/doc_uslegalsystem.html
3 http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_United_States_patent_law_cases
Trang 32chế tại Nhật Bản là Cơ quan Sáng chế Nhật Bản (Japanese Patent Office - JPO) Luật Sáng chế Nhật Bản quy định việc bảo hộ đối với sáng chế, GPHI Các sáng chế có khả năng được cấp bằng phải thoả mãn các điều kiện nhất định trong đó có các đối tượng được bảo hộ là sáng chế, chủ sở hữu bằng sáng chế phải nộp phí duy trì hiệu lực hàng năm Bằng sáng chế có thể được gia hạn theo yêu cầu của chủ bằng với thời gian không quá 5 năm và phù hợp với quy định của pháp luật
Để có thể được cấp bằng sáng chế tại Nhật Bản, chủ sở hữu sáng chế cần phải nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ sáng chế tại Cơ quan sáng chế Nhật Bản, đảm bảo các yêu cầu về: người người nộp đơn, đại diện, ngôn ngữ, lệ phí và các tài liệu cần thiết theo quy định của Luật Sáng chế Nhật Bản.1
Pháp: Văn bản pháp luật đầu tiên của Cộng hoà Pháp quy định về bảo hộ
định bằng độc quyền sáng chế được cấp cho người yêu cầu mà không cần phải xét nghiệm; khi có tranh chấp xảy ra thì Tòa án sẽ là cơ quan có trách nhiệm đánh giá tiêu chuẩn bảo hộ của sáng chế làm căn cứ giải quyết tranh chấp Luật Sáng chế của Pháp đã được ban hành mới và sửa đổi bổ sung nhiều lần Hiện tại, có hiệu lực là Luật SHTT số 2006-236 ngày 1 tháng 3 năm 2006 Điều kiện bảo hộ với sáng chế của Pháp về cơ bản cũng giống các nước trên thế giới, tuy nhiên, đối tượng bảo hộ rộng hơn Luật Sáng chế Pháp cũng quy định chi tiết đối với người có quyền nộp đơn, nguyên tắc nộp đơn đầu tiên, các thủ tục tài liệu cần thiết, việc xét nghiệm… Luật Sáng chế Pháp bảo hộ cho Sáng chế và GPHI Thời hạn bảo hộ sáng chế tối đa
là 20 năm, tuy nhiên có thể ngắn hơn đối với lĩnh vực dược phẩm.2
1 NOIP (sách dịch), Bảo hộ sáng chế cẩm nang dành cho doanh nhân, tr.110; http://www.jpo.go.jp
2 Điêu Ngọc Tuấn (2004), Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế theo pháp luật Việt Nam và
Cộng hoà Pháp, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội
Trang 33của thế kỷ XV Cùng với sự biến đổi không ngừng của lịch sử, những đòi hỏi bức thiết của việc bảo hộ sáng chế trong giai đoạn mới, nhu cầu bảo hộ sáng chế tại thị trường nước ngoài, đã tạo tiền đề cho sự ra đời của các công ước quốc tế về đăng ký
và bảo hộ sáng chế như Công ước Paris và, tiếp theo là PCT - Đây là những văn kiện pháp lý quốc tế quan trọng, tạo thuận lợi cho người nộp đơn và cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện quyền lợi hay nghĩa vụ của mình để bảo hộ độc quyền sáng chế tại nước ngoài
Thời kỳ nở rộ của pháp luật các nước về bảo hộ sáng chế là vào những năm cuối của thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, cùng với sự ra đời của WTO, cho thấy sự tác động mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật mới và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế
Mặc dù pháp luật quốc tế đã có các quy định chung đối với việc đăng ký quốc tế sáng chế, nhưng các quốc gia cũng có những quy định riêng phù hợp với điều kiện kinh tế chính trị xã hội của quốc gia đó, và Hoa Kỳ cũng không nằm ngoài
xu hướng ấy Tổ chức, cá nhân Việt Nam đăng ký bảo hộ sáng chế tại Hoa Kỳ là một tất yếu khách quan trong xu thế hội nhập hiện nay, do vậy, việc tìm hiểu về quy trình đăng ký tại đây là một nhu cầu thiết thực Nội dung này sẽ được tác giả trình bày cụ thể tại Chương 2
Trang 34Chương 2 QUY TRÌNH TỔ CHỨC, CÁ NHÂN VIỆT NAM
ĐĂNG KÝ BẢO HỘ SÁNG CHẾ TẠI HOA KỲ
Đăng ký bảo hộ sáng chế tại nước ngoài, nhất là tại Hoa Kỳ là quá trình phức tạp và tốn kém, tìm hiểu quy trình đăng ký sáng chế tại Hoa Kỳ cần thiết tạo tiền đề đầu tiên và quan trọng cho việc bảo hộ sáng chế của tổ chức, cá nhân Việt Nam tại đất nước đứng hàng đầu thế giới về khoa học kỹ thuật Trong phạm vi của Chương
2, tác giả tập trung phân tích 2 quy trình được áp dụng một cách phổ biến để tổ chức, cá nhân Việt Nam đăng ký bảo hộ sáng chế tại Hoa Kỳ, đó là:
- Đăng ký bảo hộ sáng chế tại Hoa Kỳ theo kênh quốc tế dựa trên các quy định của Hiệp ước Hợp tác sáng chế 1970 (dưới đây gọi tắt là đăng ký theo PCT) Đối với nội dung này, tác giả giới hạn áp dụng đối với nước gốc nộp đơn
là Việt Nam và Cơ quan nhận đơn quốc tế là cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam Hay nói cách khác, Luận văn trình bày những nội dung cơ bản của việc nộp đơn PCT nguồn gốc Việt Nam tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam, có chỉ định và/hoặc chọn Hoa Kỳ
- Đăng ký bảo hộ tại Hoa Kỳ theo kênh quốc gia, thông qua việc nộp đơn trực tiếp tại Hoa Kỳ theo các quy định của pháp luật Liên bang Hoa Kỳ
2.1.1 Giai đoạn quốc tế
2.1.1.1 Nộp đơn quốc tế
a Chủ thể có quyền nộp đơn và cách thức nộp đơn
Việt Nam là thành viên của cả Công ước Paris và PCT nên theo quy định của PCT, Công dân hoặc cư dân cũng như pháp nhân của Việt Nam có quyền nộp đơn
Trang 35PCT (đơn quốc tế); Đơn quốc tế cũng có thể được nộp trong trường hợp có hai người nộp đơn trở lên và có ít nhất một trong số họ là công dân, cư dân hoặc pháp nhân của Việt Nam, từ đây gọi chung là người nộp đơn
Người nộp đơn có thể nộp đơn trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ (National Office of Intellectual Property - NOIP) Việt Nam, là Cơ quan có thẩm quyền nhận đơn quốc tế về sáng chế tại Việt Nam hoặc nộp qua đường bưu điện tới NOIP Người nộp đơn có thể tự mình nộp đơn hoặc thông qua đại diện SHCN hoặc bất kỳ người nào có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật quốc tế và Việt Nam.1
b Thành phần, số lượng hồ sơ
Người nộp đơn cần nộp một bộ hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền với các thành phần: - Tờ khai đơn PCT có nguồn gốc Việt Nam được làm bằng tiếng Anh (03 bản) (theo mẫu PCT PCT/RO/101); - Bản mô tả (03 bản, bao gồm cả hình vẽ, nếu có); - Yêu cầu bảo hộ (03 bản); - Các tài liệu liên quan (nếu có); - Chứng từ nộp phí, lệ phí.2
c Ngôn ngữ nộp đơn và các khoản phí
Ngôn ngữ của đơn được quy định trong Quy tắc kèm theo PCT Theo đó, người nộp đơn có thể nộp đơn quốc tế bằng ngôn ngữ chính thức của Cơ quan nhận đơn và trong thời hạn 01 tháng phải dịch đơn đó ra một trong số ngôn ngữ chính thức của PCT Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật Việt Nam, đơn PCT có nguồn gốc Việt Nam nộp cho NOIP phải được làm bằng tiếng Anh.3
Người nộp đơn sẽ phải nộp các khoản phí: (1) phí gửi đơn quốc tế (nộp cho NOIP); (2) phí nộp đơn quốc tế (chuyển cho Văn phòng quốc tế của
1 PCT Article 49; Quốc hội, Luật SHTT Việt Nam, Điều 89
2 http://www.noip.gov.vn/noip/resource.nsf/vwResourceList/8A421512B2631F6E4725768000118D0D/
$FILE/Thutuc2%20DK%20SCPCT%20gocVN.pdf & Bộ Khoa học công nghệ, Thông tư
01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007, tài liệu đã dẫn, Điểm 27.2; PCT Article 5, PCT Article 6, PCT Article 7; mẫu
PCT PCT/RO/101 xem Phụ lục 1
3 PCT Rule 12.1(a); Bộ Khoa học và công nghệ, Thông tư 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 hướng dẫn
thi hành Nghị định 103/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT về SHCN, Điểm 27.2
Trang 36WIPO_từ đây gọi tắt là Văn phòng quốc tế); (3) phí tra cứu (chuyển cho cơ quan tra cứu); (4) lệ phí thẩm định sơ bộ quốc tế (chuyển cho cơ quan thẩm định sơ bộ quốc tế); và các khoản phí, lệ phí khác theo từng trường hợp cụ thể.1 Các khoản phí (1),(2),(3) phải được nộp trước khi hết thời hạn 12 tháng tính từ ngày nộp đơn đầu tiên đối với đơn PCT có nguồn gốc Việt Nam, trong đó, phần phí (1) hiện tại là 500.000 VNĐ2, phần phí (4), người nộp đơn chỉ phải nộp ở giai đoạn thẩm định sơ bộ quốc tế nếu có yêu cầu
Việt Nam là một trong số những nước có thu nhập dưới 3.000 USD, nên theo quy định của WIPO, lệ phí nộp đơn, phí thực hiện tra cứu bổ sung, phí xử lý hồ sơ đối với người nộp đơn là cá nhân được giảm 90%, các khoản phí, lệ phí khác được giảm tuỳ theo từng cơ quan tra cứu và trong từng trường hợp cụ thể.3
2.1.1.2 Xử lý đơn tại Cơ quan nhận đơn
Chức năng của Cơ quan nhận đơn (ở đây là NOIP): Nhận đơn quốc tế có
nguồn gốc Việt Nam; Kiểm tra đối tượng yêu cầu bảo hộ sáng chế có thuộc diện bí mật hay không theo quy định của pháp luật Việt Nam; Thu phí gửi đơn quốc tế và thông báo các khoản lệ phí theo quy định để người nộp đơn chuyển cho Văn phòng quốc tế và Cơ quan tra cứu quốc tế theo quy định của PCT; Kiểm tra xem lệ phí PCT có được nộp đúng thời hạn không; Kiểm tra và xử lý đơn quốc tế nguồn gốc Việt Nam theo quy định của PCT; gửi một bản của đơn quốc tế nguồn gốc Việt Nam cho Văn phòng quốc tế và một bản cho cơ quan tra cứu quốc tế; gửi và tiếp nhận tài liệu từ người nộp đơn và từ các cơ quan quốc tế.4
Khi nhận đơn, NOIP ghi nhận tạm thời số đơn và ngày nộp đơn quốc tế Ngay sau khi nhận đơn, NOIP kiểm tra xem sáng chế nêu trong đơn có thuộc diện
4 PCT, Regulations under the PCT; Bộ Khoa học công nghệ, Thông tư 01/2007/TT-BKHCN ngày
14/02/2007, tài liệu đã dẫn, Điểm 27.1
Trang 37sáng chế bí mật hay không theo quy định của pháp luật Việt Nam Nếu sáng chế này thuộc diện bí mật thì thông báo cho người nộp đơn rằng đơn đó không được nộp theo PCT, các khoản lệ phí sẽ được hoàn trả cho người nộp đơn, trừ lệ phí gửi và lệ phí sao đơn quốc tế Nếu không, đơn được xử lý như sau:
NOIP sẽ kiểm tra xem có thể ghi nhận ngày nộp đơn là ngày nộp đơn quốc tế hay không theo quy định của PCT về các điều kiện để được ghi nhận ngày nộp đơn quốc tế và các quy định về mặt hình thức của đơn Ngày nộp đơn quốc tế là ngày
mà NOIP nhận được tài liệu sửa đổi, bổ sung, khắc phục (đã khắc phục các thiếu sót được chỉ ra) Nếu các thiếu sót đó không được khắc phục thì đơn đã nộp không được coi là đơn hợp lệ và coi như bị rút bỏ.1
Tiếp đến, NOIP gửi ―bản sao xác nhận‖ (record copy) của đơn cho Văn phòng quốc tế, ―bản sao tra cứu‖ (search copy) cho Cơ quan tra cứu quốc tế và giữ lại bản thứ ba-―bản sao gốc‖ (home copy) Việc gửi cho Văn phòng quốc tế và cho
Cơ quan tra cứu quốc tế phải được thực hiện không muộn hơn 5 ngày trước khi kết thúc tháng 13 kể từ ngày ưu tiên.2
2.1.1.3 Tra cứu quốc tế
Giai đoạn tra cứu quốc tế được tiến hành tại các cơ quan tra cứu có thẩm quyền (cơ quan sáng chế quốc gia hoặc khu vực đáp ứng các yêu cầu do PCT đặt
ra và được chỉ định bởi Đại hội đồng PCT) NOIP phải thông báo cho Văn phòng quốc tế về việc cơ quan tra cứu quốc tế có thẩm quyền nào sẽ thực hiện việc tra cứu quốc tế cho đơn mà NOIP đã tiếp nhận Đối với các đơn quốc tế có nguồn gốc Việt Nam, các cơ quan tra cứu quốc tế có thẩm quyền là các cơ quan sáng chế, cơ quan SHCN hoặc SHTT của Áo, Ôxtrâylia, Liên Bang Nga, Thuỵ Điển, Hàn Quốc, Nhật Bản, EPO.3
1 PCT Artcle 11, PCT Article 14
2 PCT Artcle 12; PCT Rule 22.1(a)
3 PCT Artcle 16(3)(a),(c), PCT Rule 36, http://www.wipo.int/export/sites/www/pct/ en/fees.pdf
Trang 38Việc tra cứu được thực hiện theo quy định của PCT.1 Nếu Cơ quan tra cứu quốc tế thấy rằng đơn được trình bày khó hiểu hoặc sáng chế rơi vào các đối tượng loại trừ tra cứu theo quy định của PCTnên không thể tiến hành việc tra cứu theo quy định được thì cần nói rõ điều đó và không lập báo cáo tra cứu.2
Trong trường hợp đơn không đáp ứng quy định về tính thống nhất theo PCT,
Cơ quan tra cứu quốc tế yêu cầu người nộp đơn nộp lệ phí tra cứu bổ sung Báo cáo tra cứu chỉ được lập (theo mẫu PCT/ISA/210) cho những đối tượng đã được nộp lệ phí tra cứu, kể cả lệ phí tra cứu bổ sung (nếu xét nghiệm viên kịp tra cứu cho các đối tượng đã được nộp lệ phí tra cứu bổ sung) Báo cáo tra cứu quốc tế cũng chỉ ra các đối tượng của đơn mà lệ phí tra cứu bổ sung chưa được nộp do đó không được tra cứu.3
Cơ quan tra cứu quốc tế lập báo cáo tra cứu quốc tế và gửi các bản sao của báo cáo tra cứu cho người nộp đơn và Văn phòng quốc tế Cùng với báo cáo này, người nộp đơn còn nhận được tài liệu dẫn ra trong đó Văn phòng quốc tế sẽ gửi đơn quốc tế, báo cáo tra cứu quốc tế hoặc tuyên bố về việc không lập báo cáo tra cứu cho Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ (United States Patent and Trademark Office - USPTO) trừ khi USPTO từ bỏ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu đó.4
Khi nhận được báo cáo, người nộp đơn có thể nộp tài liệu sửa đổi theo quy định của PCT.5 Tuy nhiên, phải lưu ý những điểm sau:
- Chỉ được sửa đổi yêu cầu bảo hộ và chỉ được sửa đổi một lần duy nhất;
- Chỉ được sửa đổi trong thời hạn 2 tháng tính từ ngày nhận được báo cáo hoặc 16 tháng từ ngày ưu tiên;
- Phải được gửi trực tiếp cho Văn phòng quốc tế mà không gửi cho Cơ quan tra cứu quốc tế hoặc Cơ quan nhận đơn (ở đây là NOIP);
1 PCT Artcle 15(2),(3), PCT Rule 33.3
2 Các trường hợp Cơ quan tra cứu quốc tế không tra cứu: PCT Rule 39
3 PCT Rule 13, PCT Artcle 17(3)(a), PCT Rule 43.7, mẫu PCT/ISA/210 tải tại http://www.wipo.int
4 PCT Artcle 18, PCT Article 20(1)(a)
5 PCT Artcle 19, PCT Rule 46
Trang 39- Chỉ sửa đổi để xác định phạm vi bảo hộ tạm thời một cách tốt hơn, nếu có quy định;
- Không cần nộp sửa đổi nếu nộp yêu cầu thẩm định sơ bộ quốc tế
2.1.1.4 Công bố đơn
Đơn PCT có nguồn gốc Việt Nam được công bố trên Công báo của PCT (PCT Gazette) Việc công bố đơn là trách nhiệm của Văn phòng quốc tế và được tiến hành sau 18 tháng tính từ ngày ưu tiên hoặc có thể sớm hơn theo yêu cầu của người nộp đơn
Đối với đơn đăng ký sáng chế quốc tế chỉ định Hoa Kỳ thì việc công bố đơn không được thực hiện; tuy nhiên, nếu người nộp đơn yêu cầu thì Văn phòng quốc tế
sẽ công bố đơn.1
Thông tin công bố là toàn bộ nội dung đơn, trong đó có yếu tố thư mục sẽ
thay thế cho các nội dung ghi trong tờ khai và kèm theo báo cáo tra cứu quốc tế hoặc tuyên bố rằng báo cáo này không được lập, yêu cầu bảo hộ sửa đổi và bản giải thích cho việc sửa đổi đó.2
Ngôn ngữ công bố đơn: được quy định chi tiết trong Quy tắc ban hành kèm
theo PCT Theo đó, ngôn ngữ dùng để công bố đơn là ngôn ngữ sử dụng khi nộp đơn nếu nó là một trong các tiếng: Ả Rập, Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc,
Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Nga, Trung Quốc Như vậy, Đơn PCT nguồn gốc Việt Nam sẽ được công bố bằng tiếng Anh
Hiệu lực của việc công bố đơn tại Hoa Kỳ (nước chỉ định), theo quy định của
pháp luật về bảo hộ sáng chế của Hoa Kỳ.Người nộp đơn có thể rút đơn để tránh việc công bố đơn và có thể rút yêu cầu quyền ưu tiên để trì hoãn việc công bố đơn.3
1 PCT Artcle 21, PCT Article 64(3)(b)(c), và WIPO, http://www.wipo.int/pct/en/texts/reservations/res_ incomp.html, 35 U.S.C 374
2 PCT Artcle 21, PCT Rule 48.2(a)
3 PCT, Rule 48.3, Article 29(1), PCT Rule 90bis.1(c), PCT Rule 90bis.3
Trang 402.1.1.5 Thẩm định sơ bộ quốc tế
Việc thẩm định sơ bộ quốc tế nhằm mục đích đưa ra ý kiến sơ bộ, không ràng buộc về sáng chế yêu cầu bảo hộ trong đơn có đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ hay không, nhằm giúp cho người nộp đơn có cơ hội đánh giá lại một lần nữa khả năng cấp bằng cho sáng chế của mình, trước khi chi các khoản tiền cần thiết cho việc nộp đơn
Việc thẩm định sơ bộ quốc tế được tiến hành tại Cơ quan thẩm định sơ bộ quốc tế có thẩm quyền Các cơ quan thẩm định này đối với các đơn quốc tế có nguồn gốc Việt Nam tương tự như Cơ quan tra cứu quốc tế.1
Để đơn được thẩm định sơ bộ quốc tế, người nộp đơn phải nộp ―yêu cầu‖ (demand) được làm theo mẫu PCT/IPEA/401 Yêu cầu này là tuỳ chọn và được thực hiện riêng biệt với đơn Trong trường hợp đơn PCT nguồn gốc Việt Nam xin bảo hộ tại Hoa Kỳ, có yêu cầu thẩm định sơ bộ quốc tế, người nộp đơn phải chỉ rõ Hoa Kỳ là quốc gia mà họ dự định sử dụng kết quả thẩm định sơbộ quốc tế (gọi là
―nước được chọn‖), với điều kiện Hoa Kỳ phải là quốc gia đã được chỉ định trước
đó Người nộp đơn phải nộp lệ phí thẩm định sơ bộ quốc tế theo quy định trong thời gian quy định.2
Sau khi nhận được yêu cầu này, Cơ quan thẩm định sơ bộ quốc tế kiểm tra các nội dung trong yêu cầu theo quy định của PCT, nếu không đáp ứng, người nộp đơn được khắc phục Cơ quan này gửi yêu cầu gốc cho Văn phòng quốc tế, Văn phòng quốc tế thông báo việc đó cho USPTO, cho người nộp đơn và công bố trên Công báo WIPO theo quy định.3
Người nộp đơn đã nộp yêu cầu có thể sửa yêu cầu bảo hộ, bản mô tả, hình vẽ tại thời điểm nộp yêu cầu này theo cách thức quy định và trong thời hạn quy định, trước khi báo cáo thẩm định sơ bộ quốc tế được lập, việc sửa đổi này không được