Các công trình nghiên cứu về vấn đề này ở các cấp độ khác nhau, từ các công trình khoa học ở bậc đại học đến các công trình khoa học ở bậc sau đại học và các đề tài nghiên cứu khoa học c
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
QUYỀN CỦA NHÓM LGBT – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN
MÃ SỐ: LH – 2015 – 406/ĐHL-HN
Chủ nhiệm đề tài: TS NGUYỄN THỊ LAN
Thư ký đề tài : TS NGUYỄN PHƯƠNG LAN
HÀ NỘI - 2015
Trang 2BẢNG TỪ VIẾT TẮT
HN&GĐ Hôn nhân và gia đình
LGBT Lesbian, gay, bisexual, trangender
(người đồng tính nữ, người đồng tính nam, người song tính, người chuyển giới)
Trang 3DANH SÁCH CỘNG TÁC VIÊN THAM GIA ĐỀ TÀI
Trường đại học Luật Hà Nội Chuyên đề 8
ĐINH HỒNG HẠNH
Trung tâm bảo vệ và thúc đẩy quyền của ngừoi LGBT tại Việt Nam (ICS)
Chuyên đề 10
Trang 4MỤC LỤC
Trang
1.1.1 Khái niệm chung về nhóm LGBT và quyền của nhóm
LGBT
6
1.1.2 Sơ lược tìm hiểu nguyên nhân và quá trình bộ lộ xu hướng
tính dục của những người thuộc nhóm LGBT
1.2.1 Thực trạng pháp luật về quyền của nhóm LGBT trong lĩnh
vực dân sự, hôn nhân và gia đình
52
1.2.2 Thực trạng pháp luật về quyên của nhóm LGBT trong lĩnh
vực lao động và an sinh xã hội
1.3.2 Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm đảm bảo
quyền của nhóm LGBT và nâng cao nhận thức xã hội về nhóm LGBT
100
Phần thứ hai NỘI DUNG CÁC CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 114
Chuyên đề 1 Khái quát chung về nhóm LGBT và quyền con người của
nhóm LGBT
114
Trang 5Chuyên đề 2 Pháp luật quốc tế về quyền của nhóm LGBT 127
Chuyên đề 3 Quyền của nhóm LGBT trong pháp luật một số quốc gia
trên thế giới
165
Chuyên đề 4 Quyền của nhóm LGBT trong các quan hệ dân sự 175
Chuyên đề 5 Quyền kết hôn, chung sống với nhau như vợ chồng của
những người thuộc nhóm LGBT và những vấn đề phát sinh
192
Chuyên đề 6 Quyền làm cha, mẹ của những người thuộc nhóm LGBT 208
Chuyên đề 7 Quyền của nhóm LGBT trong các quan hệ giữa cha mẹ và
con, quan hệ giữa các thành viên trong gia đình
Trang 61
PHẦN MỞ ĐẦU
1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong xã hội hiện đại ngày nay, vấn đề nhân quyền ngày càng được quan tâm và đảm bảo hơn bao giờ hết Trong bối cảnh đó, Việt Nam luôn quan tâm và bảo vệ quyền con người nói chung và quyền của nhóm yếu thế trong xã hội nói riêng, trong đó có nhóm đồng tính, song tính, chuyển giới (gọi tắt là LGBT) Hệ th1ống pháp luật Việt Nam bao quát các lĩnh vực của đời sống xã hội mà cao nhất là Hiến pháp, đã xây dựng được một hành lang pháp lý tương đối toàn diện về quyền và thực hiện quyền của nhóm người yếu thế trong các mối quan hệ xã hội nói chung, của nhóm LGBT nói riêng Trong từng giai đoạn pháp triển của lịch sử, dựa trên các quan điểm lập pháp cũng như các yếu tố về phong tục, tập quán, đạo đức, truyền thống, điều kiện kinh tế xã hội mà quyền của nhóm LGBT trong xã hội được tôn trọng và bảo vệ ở các cấp độ khác nhau Đặc biệt, trong điều kiện kinh tế xã hội hiện nay, khi mà Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào đời sống quốc tế, với
sự giao thoa giữa các nền kinh tế trong khu vực và trên toàn thế giới, với sự giao lưu giữa các nền văn hoá, các phong tục, tập quán của các quốc gia trên thế giới, pháp luật Việt Nam đã có những bước chuyển biến kịp thời, nhằm đảm bảo tối ưu nhất quyền của nhóm LGBT trong xã hội, nhằm đáp ứng kịp thời xu thế của thời đại Mặt khác, trong pháp luật quốc tế đã có nhiều văn kiện, điều ước quốc tế về nhân quyền đặc biệt quan tâm và đề cập tương đối cụ thể đến quyền của họ trong
xã hội Có thể nói, dưới góc độ về quyền cơ bản thì nhóm LGBT trong xã hội đã được thể hiện khá cụ thể và tương đối toàn diện trong các văn bản pháp luật ở mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, tuy nhiên, vẫn có những hạn chế nhất định, đặc biệt, nhưng dưới góc độ thực thi pháp luật thì trong thực tế còn gặp nhiều vướng mắc, bất cập không chỉ trong việc áp dụng pháp luật mà còn trong thái độ, cách ứng xử của những người thực thi pháp luật, làm ảnh hưởng không nhỏ đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ Chính điều này đã có tác động đến hiệu quả điều chỉnh của pháp luật trong các quan hệ có nhóm LGBT tham gia Vì vậy, việc đặt vấn đề nghiên cứu một cách tổng thể quyền của nhóm LGBT trong bối cảnh xã hội hiện nay là rất cần thiết Việc nghiên cứu này không loại trừ tham vọng có thể góp phần xây dựng nên
1 LGBT là từ viết tắt của lesbian, gay, bisexual, trangender
Trang 72
một khung pháp lý mới, tương đối toàn diện, bao quát được và thực thi có hiệu quả quyền của nhóm LGBT trong xã hội
Với tất cả các lý do trên, chúng tôi cho rằng việc lựa chọn đề tài “quyền của nhóm
LGBT - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” để nghiên cứu trong giai đoạn hiện
nay là thiết thực, có ý nghĩa cả về mặt khoa học và thực tiễn
2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây, nhóm LGBT trở thành đề tài nóng trong các diễn đàn xã hội Đặc biệt, trong thời gian xây dựng Hiến pháp 2013, Luật HN&GĐ năm 2014,
Bộ luật Dân sự năm 2005 đang được sửa đổi, đã tạo ra một hiệu ứng khá mạnh mẽ trong và ngoài giới chuyên gia Luật nghiên cứu về nhóm LGBT ở nhiều góc độ khác nhau Dưới góc độ pháp lý, các học giả, chuyên gia pháp lý cũng dành nhiều thời gian nghiên cứu về thực trạng pháp luật và thực trạng áp dụng pháp luật về quyền của nhóm LGBT trong các lĩnh vực của đời sống xã hội Các công trình nghiên cứu về vấn đề này ở các cấp độ khác nhau, từ các công trình khoa học ở bậc đại học đến các công trình khoa học ở bậc sau đại học và các đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường Tuy nhiên, các công trình khoa học này chỉ mới dừng lại nghiên cứu ở các mức độ: (i) Nghiên cứu về quyền của nhóm LGBT trong từng quan hệ xã hội hoặc trong một lĩnh vực của đời sống xã hôi (Bài viết cho hội thảo
cấ trường “Quyền làm mẹ của nhóm LGBT” của tác giả Nguyễn Thị Lan, 2013, khoá luận tốt nghiệp “Quyền của nhóm LGBT trong quan hệ hôn nhân và gia đình” của tác giả Đặng Thị Ngọc Huyền; 2014, ; (ii) Nghiên cứu về một trong những nhóm LGBT (Khát vọng được là chính mình, người chuyển giới – những vấn đề thực tiễn và pháp lý của nhóm tác giả phạm Quỳnh Phương, Lê Quang Bình, Mai Thanh Tú thuộc viện nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường, 2012,); (iii) Nghiên cứu theo từng mảng pháp luật cụ thể về quyền nhóm người người yếu thế, nhóm người dễ bị tổn thương nói chung, trong đó có nhóm LGBT (đề tài “Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương” do thạc sĩ Đỗ Hồng Thơm làm chủ nhiệm (2011)… Trong một phạm vi nhất định, dưới các góc độ khác nhau, từng đề tài nêu trên cũng đã phần nào đề cập đến từng quyền cụ thể của những người thuộc nhóm LGBT, hoặc trên cơ sở nghiên cứu một mảng pháp luật cụ thể về quyền của nhóm người dễ bị tổn thương nói chung cũng như quyền của nhóm LGBT nói riêng như đề tài của thạc sĩ Đỗ Hồng Thơm đề cập về những vấn đề lý luận và cơ chế pháp lý về bảo vệ và thúc đẩy quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương, hoặc đề tài “Khát vọng được là chính mình, người chuyển giới – những vấn đề thực tiễn và
Trang 83
pháp lý” của nhóm tác giả phạm Quỳnh Phương, Lê Quang Bình, Mai Thanh Tú tập trung vào tìm hiểu nhóm người chuyển giới ở Việt Nam, trong đó, tìm hiểu đặc thù của hai nhóm chuyển giới từ nam sang nữ, từ nữ sang nam và những vấn đề mà
họ phải đối mặt, từ đó, xây dựng những giải pháp về mặt xã hội và pháp lý nhằm đáp ứng nhu cầu của người chuyển giới cũng như thay đổi nhận thức về người chuyển giới Như vậy, chưa có đề tài nào nghiên cứu toàn diện về quyền của nhóm LGBT trong các nhóm quan hệ cụ thể và cơ bản của đời sống xã hội Có thể khẳng định rằng, cho đến nay, trong điều kiện kinh tế xã hội ngày càng có nhiều sự thay đổi và phát triển, quyền con người nói chung ngày càng được coi trọng và bảo vệ hơn bao giờ hết Tuy nhiên, xét về mặt pháp lý, chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này nhằm để tạo ra một cơ chế pháp lý hoàn chỉnh, điều chỉnh có hiệu quả các mối quan hệ xã hội vốn rất đa dạng và phức tạp đan xen giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội trong việc ghi nhận quyền và bảo vệ quyền của nhóm nhóm LGBT trong các lĩnh vực của đời sống xã hội Vì vậy, đề
tài nghiên cứu khoa học, với tiêu đề “Quyền của nhóm LGBT - Một số vấn đề lý
luận và thực tiễn” không có sự trùng lặp với các đề tài nghiên cứu khoa học khác
3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu đề tài là chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của học thuyết Mác – Lê Nin Đề tài được nghiên cứu trên
cơ sở gắn liền giữa lý luận và thực tiễn để làm sáng tỏ vấn đề
Phương pháp nghiên cứu đề tài bao gồm một số phương pháp như phương pháp phân tích, tổng hợp, lịch sử, so sánh, thống kê
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp vừa mang lại cho đề tài một cái nhìn tổng quát vấn đề cần nghiên cứu, vừa làm cho luận án có chiều sâu hơn
+ Phương pháp lịch sử, so sánh luôn được sử dụng song hành trong việc nghiên cứu
đề tài Bởi vì, khi đặt pháp luật HN&GĐ trong mối liên hệ với lịch sử lập pháp, đối chiếu với pháp luật chuyên ngành khác, cũng như với pháp luật các nước thì đề tài mới giải quyết được triệt để vấn đề cần nghiên cứu Từ đó, đề tài có được những bình luận, đánh giá chính xác về những ưu điểm và nhược điểm của vấn đề nghiên cứu Bên cạnh đó, đề tài có sự kế thừa các kết quả nghiên cứu về nhóm LGBT của các tác giả khác ở các góc độ khác nhau để có cái nhìn toàn diện hơn khi nghiên cứu quyền của nhóm LGBT và việc thực hiện, bảo vệ quyền của nhóm LGBT được tốt nhất có thể
Trang 94
4 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
+ Cung cấp nguồn tài liệu đảm bảo chất lượng tốt, phục vụ cho nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của các tổ chức, cơ quan, trường đại học và đặc biệt là cho sinh viên Luật đang theo học loại hình đào tạo tín chỉ hiện nay
+ Nâng cao nhận thức xã hội về nhóm LGBT trong điều kiện kinh tế xã hội hiện nay
+ Phát hiện và tháo gỡ được những điểm vướng mắc, bất cập về mặt pháp lý trong quá trình điều chỉnh các quan hệ pháp luật có nhóm LGBT
+ Góp phần xây dựng được những giải pháp hoàn thiện các văn bản pháp luật quy định về quyền của nhóm LGBT nhằm đảm bảo sự bình đẳng giữa họ với các nhóm chủ thể khác trong xã hội Từ đó, đảm bảo lợi chung của xã hội
5 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Đối tượng của việc nghiên cứu đề tài là một số văn bản pháp luật quốc tế, pháp luật các quốc gia, pháp luật Việt Nam trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến quyền của nhóm LGBT và có mối liên hệ với thực trạng thực hiện và bảo đảm quyền của nhóm LGBT trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm đạt được tính toàn diện và sâu sắc của đề tài nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là đề tài là nghiên cứu quyền của người đồng tính, người song tính, người chuyển giới trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội mang tính điển hình như quan hệ hôn nhân, gia đình, dân sự, hình sự, lao động và
an sinh xã hội Đề tài sẽ nghiên cứu tương đối toàn diện cả về lý luận và thực tiễn việc điều chỉnh của pháp luật đối với các quan hệ có nhóm LGBT là chủ thể trong các quan hệ xã hội thuộc các lĩnh vực của đời sống xã hội
6 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Đề tài tập trung nghiên cứu pháp luật quốc tế, pháp luật một số nước trên thế giới, pháp luật Việt Nam về quyền của nhóm LGBT, cụ thể như sau:
+ Phân tích và đánh giá hiệu quả điều chỉnh của các văn bản pháp luật về quyền của nhóm LGBT trong bối cảnh xã hội hiện nay
+ Nghiên cứu một số nhóm quan hệ pháp luật đặc trưng có sự tham gia của nhóm LGBT như quan hệ hôn nhân và gia đình, dân sự, hình sự, lao động, an sinh xã hội được các văn bản pháp luật chuyên ngành điều chỉnh
Trang 105
+ Tổng hợp những vướng mắc, bất cập về mặt pháp lý trong quá trình điều chỉnh các quan hệ pháp luật đó trong mối liên hệ với thực tiễn áp dụng và thực thi pháp luật Từ đó, xây dựng được những giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền và bảo
vệ quyền của nhóm LGBT, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của họ trong mối liên hệ với các nhóm chủ thể khác có liên quan
Trang 116
PHẦN THỨ NHẤT BÁO CÁO TỔNG THUẬT
1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHÓM LGBT
1.1.1 Khái niệm chung về nhóm LGBT và quyền của nhóm LGBT
1.1.1.1 Khái ni ệm chung về nhóm LGBT
* LGBT: lả từ viết tắt tiếng anh của người đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính
và chuyển giới (Lesbian, gay, bisexual, trangender)
* Tính dục: Đây là một khái niệm bao gồm giới tính sinh học (có cơ thể là nam
hay nữ), bản dạng giới (cảm nhận mình là nam hay nữ), xu hướng tính dục (yêu người c ng giới hay khác giới) và thể hiện giới (thể hiện nam tính hay nữ tính), vân vân Tính dục khác với tình dục
* Xu hướng tính dục: Là sự hấp dẫn tình cảm và thể chất hướng tới người cùng
giới, khác giới hoặc cả hai Từ đó có các xu hướng như đồng tính, dị tính hoặc song tính…
* Bản dạng giới: Là cảm nhận về giới tính mong muốn của một người Do đó, bản
dạng giới không đương nhiên tr ng với giới tính sinh học Bản dạng giới độc lập với xu hướng tính dục Tức là bản dạng giới liên quan đến việc một người nghĩ mình thuộc giới tính nào, còn xu hướng tính dục liên quan đến việc một người cảm thấy hấp dẫn với ai
* Người dị tính: là người cảm thấy hấp dẫn về tình cảm, thể chất với người khác
giới
* Người đồng tính: là người cảm thấy hấp dẫn về tình cảm, thể chất với người
cùng giới Lesbian là thuật ngữ d ng để chỉ người đồng tính nữ; Gay là thuật ngữ
d ng để chỉ người đồng tính nam Vậy, người đồng tính nữ, giới tính sinh học của
họ là nữ, họ nghĩ mình là nữ nhưng họ lại yêu người cùng giới tính của mình là nữ giới Tương tự như vậy, người đồng tính nam, giới tính sinh học của họ là nam, họ nghĩ mình là nam nhưng họ lại yêu cùng giới tính của mình là nam giới
* Người chuyển giới: là người có giới tính bẩm sinh không trùng với giới tính
mong muốn của họ (chẳng hạn, một người có cơ thể là nam nhưng lại nghĩ mình là
nữ, hoặc ngược lại) Thuật ngữ Transgender được d ng để chỉ người chuyển giới
Người chuyển giới không nhất thiết phải trải qua phẫu thuật chuyển đối giới tính Người chuyển giới, giới tính sinh học của họ là nam thì họ lại nghĩ mình là nữ, do
Trang 12đó, người đồng tính lại liên quan đến việc người đó yêu ai
* Người song tính: là người cảm thấy hấp dẫn về tình cảm, thể chất với cả người
cùng giới và khác giới hoặc không phân biệt giới của họ Thuật ngữ Bisexual được
d ng để chỉ người song tính
* Người liên giới tính: Là người có giới tính sinh học không xác định rõ là nam
hay nữ Thuật ngữ ỉntersex được d ng để chỉ người liên giới tính Đây là tình trạng phát triển không điển hình của các đặc điểm giới tính và sinh lý trên cơ thể Những trạng thái này có thể liên quan đến những đặc điểm bất thường của các bộ phận sinh dục bên ngoài, các cơ quan sinh sản bên trong, nhiễm sắc thể giới tính, hoặc các hoóc-môn giới tính
Cần phân biệt người đã hoàn thiện về giới tính nhưng là người chuyển giới với người có khuyết tật bẩm sinh về giới tính (biểu hiện ở các dạng như nữ lưỡng giới giả nam, nam lưỡng giới giả nữ hoặc lưỡng giới thật) hoặc giới tính chưa được định hình chính xác (chưa thể phân biệt được một người là nam hay nữ xét cả bộ phận sinh dục và nhiễm sắc thể giới tính) và muốn xác định lại giới tính2
Người chuyển giới là người dễ nhận biết đối với người xung quanh, nhưng
người đồng tính là người không dễ nhận biết trừ khi họ công khai về mình (coming
out: là quá trình tiết lộ về xu hướng tính dục hoặc bản dạng giới của mình cho
người khác biết)
Nhóm LGBT được coi một trong những nhóm yếu thế trong xã hội Do đó,
họ không chỉ xứng đáng được đối xử bình đẳng với các nhóm xã hội khác mà còn xứng đáng được nhận sự quan tâm, ưu ái của nhà nước và xã hội
1.1.1.2 Khái ni ệm quyền của nhóm LGBT và bảo vệ quyền của nhóm LGBT
Quyền của nhóm LGBT được bắt nguồn từ quyền con người nói chung Theo từ điển xã hội học3: Quyền con người là những lợi ích mà con người được hưởng vì là con người Về cơ bản, quyền con người bao gồm: Quyền được sống (không bị giết chết và không bị xâm phạm thân thể); Quyền được tự do (tự do nói
Trang 138
chung và tự do ngôn luận, tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng, tự do lập hội…; Quyền
có sở hữu; Quyền công dân (quốc tịch, các quyền dân chủ); Quyền buộc các chính phủ tôn trọng luật pháp, hiến pháp, công lý, (không được bắt bớ tùy tiện, được xét
xử công minh ); Quyền được hưởng phúc lợi xã hội, kinh tế, văn hóa, (quyền được giáo dục, quyền có việc làm, quyền được an ninh về mặt xã hội, quyền nghỉ ngơi, giải trí, quyền về sức khỏe) Các nhóm quyền cơ bản đó được áp dụng bình đẳng cho mọi cá nhân, không có sự phân biệt đối xử, hạn chế quyền của bất cứ nhóm người nào Các quyền cơ bản đó đều có vị trí ngang nhau, không có sự tuyết đối hoá quyền nào với nhóm người nào Hay nói cách khác, không thể coi trọng quyền của nhóm người này mà coi nhẹ quyền của nhóm người khác Các nhóm quyền cơ bản đó có mối liên hệ qua lại, tác động và gây ảnh hưởng lẫn nhau Do
đó, việc coi trọng hay xem nhẹ quyền này so với quyền kia hay quyền của nhóm người này với nhóm người kia sẽ dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực đến việc thực hiện các quyền khác, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ
Quyền con người tồn tại như một thực tế khách quan, nhưng việc đảm bảo quyền con người ở các quốc gia là khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện kinh tế xã hội, phong tục tập quán, quan điểm lập pháp, đảng phái, tôn giáo… Tuy vậy, quyền con người là một vấn đề luôn được nhắc tới, được hưởng ứng rộng rãi trong một xã hội hiện đại, tiến bộ
Quyền con người gắn liền với bản chất con người, có những đặc quyền riêng, khi bị xâm hại tức là xâm hại đến bản chất của con người Quyền con người luôn tồn tại môt cách khách quan, thể hiện sự đòi hỏi được thỏa mãn những nhu cầu của bản thân mỗi cá nhân trong đời sống xã hội để duy trì, tồn tại và phát triển Khi quyền con người được điều chỉnh bằng pháp luật thì quyền con người là quyền công dân Hay nói cách khác, quyền công dân là một bộ phận của quyền con người được nhà nước qui định và bảo vệ chống lại mọi sự xâm hại có thể khẳng định rằng, vai trò của nhà nước là rất to lớn đối với quyền con người Nhà nước phải có nghĩa vụ tôn trọng quyền con người, tức là nhà nước không đươc tuỳ tiện tước bỏ, hạn chế, can thiệp một cách gián tiếp, trực tiếp đến việc thụ hưởng quyền con người Tất nhiên trong những trường hợp nhất định theo quy định của pháp luật, dể đảm bảo trật tự xã hội cũng như thúc đẩy lợi ích chung của cộng đồng thì nhà nước
có thể hạn chế quyền con người nhưng không được làm tổn hại đến khả năng của các cá nhân trong việc thụ hưởng các quyền đó; Nhà nước phải có nghĩa vụ đưa ra
Trang 149
các biện pháp nhằm giúp cho công dân thực hiện tốt quyền con người; Nhà nước phải có các biện pháp ngăn chặn các chủ thể có hành vi vi phạm quyền con người Như vậy, Quyền công dân được bảo vệ hết sức chặt chẽ Quyền công dân được bảo
vệ ở hai khía cạnh:
+ Thứ nhất, pháp luật cho phép một thực thể cá nhân tồn tại trong một xã hội được thực hiện những hành vi hay không được thực hiện những hành vi nhằm thỏa mãn những nhu cầu của họ, bảo vệ lợi ích của họ đồng thời đảm bảo lợi ích chung của
có thể là lợi ích vât chất hoặc lợi ích tinh thần Quyền của nhóm LGBT không được phép có sự khác biệt, riêng biệt gì so với nhóm người khác trong xã hội Quyền của nhóm LGBT là quyền của cá nhân xuất phát từ vị trí của cá nhân đó trong gia đình
và ngoài xã hội Khi xã hội ngày càng phát triển thì quyền con người nói chung, quyền của nhóm LGBT nói riêng ngày càng được đảm bảo tốt hơn
Nhóm LGBT có thể là trẻ em có thể là người lớn Do đó, các quyền cơ bản của mọi người, của công dân được áp dụng chung cho nhóm LGBT, trong đó, các quyền cơ bản của trẻ em cũng dược dành riêng cho nhóm LGBT là trẻ em Với những người thuộc nhóm LGBT là trẻ em, với tư cách là trẻ em, ở mỗi độ tuổi khác nhau sẽ được hưởng quyền và gánh vác những nghĩa vụ khác nhau Trẻ em về cơ bản là chủ thể được hưởng quyền, trong những trường hợp nhất định thì có thể gánh vác những nghĩa vụ nhất định phù hợp với lứa tuổi Quyền của nhóm LGBT với tư cách là trẻ em thường được thực hiện hiện thông qua người lớn với tư cách là những chủ thể có những mối liên hệ gia đình với trẻ em thuộc nhóm LGBT; Hoặc với tư cách là những chủ thể gánh vác những trọng trách của xã hội liên quan đến quyền trẻ em, hoặc thậm chí không có mối liên hệ gì với trẻ em nhưng là những thành viên trong xã hội; Hoặc bằng chính hành vi của trẻ em Việc xem xét, qui định và thực hiện quyền trẻ em thuộc nhóm LGBT phải xuất phát từ quan điểm của trẻ em Cần phải tôn trọng việc trẻ em được quyền tự xác định địa vị, vai trò của mình trong xã hội Khi quyền trẻ em bị xâm hại, nhà nước, xã hội và gia đình sẽ áp dụng các biện pháp nhất định do pháp luật qui định để bảo vệ quyền trẻ em
Trang 151.1.2 Sơ lược tìm hiểu nguyên nhân và quá trình bộc lộ xu hướng tính dục của những người thuộc nhóm LGBT
1.1.2.1 Tìm hi ểu nguyên nhân của xu hướng tính dục đồng tính
Phải khẳng định rằng, hiện nay chưa có sự thống nhất trong nghiên cứu về nguyên nhân dẫn đến sự hình thành và phát triển xu hướng tính dục của một người Nhiều nhà khoa học trên thế giới khi nghiên cứu về vấn đề này đã có chung quan điểm rằng, nguyên nhân dẫn đến sự hình thành và phát triển xu hướng tính dục bao gồm cả yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội Đó là sự kết hợp của di truyền, nội tiết tố giai đoạn thai nhi và môi trường xã hội4 Tuy nhiên, cũng chưa có bằng chứng nào cho thấy cách giáo dục của gia đình có ảnh hưởng đến việc hình thành xu hướng tình dục của một người, đặc biệt là xu hướng tình dục đồng tính Theo một tài liệu cho thấy: “Một nghiên cứu lớn tiến hành trên 3.826 cặp sinh đôi c ng giới (7.652
cá nhân) ở Thuỵ Điển đã cho thấy, những yếu tố thuộc về bẩm sinh như yếu tố di truyền và môi trường xung quanh sự hình thành và phát triển của bào thai (môi trường tử cung sớm) trước khi đứa trẻ ra đời (trong đó bao gồm quá trình sinh học như tiếp xúc hormone khác nhau trong bụng mẹ) chiếm chủ yếu trong việc hình thành thiên hướng tình dục đồng giới Trong khi đó, các tác nhân như môi trường gia đình, xã hội, giáo dục con cái không ảnh hưởng hoặc hoặc ảnh hưởng không đáng kể tới sự hình thành thiên hướng tình dục đồng tính Nghiên cứu này đưa ra các số liệu: yếu tố gen di truyền có ảnh hưởng khoảng 35% ở nam và 18% ở nữ, yếu tố môi trường phát triển thai nhi trong bụng mẹ (môi trường không chia sẻ) chiếm tỷ lệ chủ yếu tới 64% ở cả nam và nữ Trong khi đó, yếu tố môi trường gia đình, xã hội, giáo dục (môi trường chia sẻ) chỉ giải thích 16% trong sự hình thành
xu hướng tình dục đồng tính nữ và không có ảnh hưởng (phương sai ảnh hưởng 0%) tới sự hình thành xu hướng tình dục đồng tính nam”5
4 Bài viết về đồng tính luyến ái theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
5 Bài viết về đồng tính luyến ái theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trang 1611
Tất cả các tổ chức y tế chuyên nghiệp lớn đều khẳng định rằng xu hướng tính dục đồng tính không phải là một bệnh hay rối loạn tâm thần6
* Những giải thuyết về các yếu tố hình thành xu hướng tính dục đồng tính:
+ Kiểu gen, môi trường sống: Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng xu hướng tính dục đồng tính là do bẩm sinh và do gen quyết định Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu của trường Đại học Columbia và Đại học Yale (Peter Bearman và Hannah Bruckner), cho biết xác suất cả 2 người trong cặp song sinh đều là đồng tính chỉ là 6,7% với nam và 5,3% với nữ Từ đó họ cho rằng kiểu gen chỉ là một trong những nguồn gốc của đồng tính luyến ái, những nguyên nhân khác như ảnh hưởng từ văn hóa, xã hội và gia đình với trẻ em đóng vai trò quan trọng hơn7 Theo một nghiên cứu về yếu tố môi trường tác động đến thiên hướng tính dục đã nghiên cứu đối với
275 người nam trong quân đội Đài Loan, các tác giả Shu và Lung đã kết luận rằng
"sự ít bảo bọc của người cha và sự quan tâm của người mẹ là nhân tố chính hình thành sự đồng tính ở nam giới" Những yếu tố chính hình thành đồng tính luyến ái
là "sự ít gắn bó với người cha, cuộc sống nội tâm và đặc thù thần kinh" Một nghiên cứu khác báo cáo rằng người đồng tính nam sớm thân thiết với mẹ hơn những người đồng tính nữ Một nghiên cứu khác năm 2000 đối với các cặp sinh đôi người
Mỹ cho thấy yếu tố gia đình, ít nhất là một phần của kiểu gen, ảnh hưởng đến thiên hướng tình dục8
+ Chấn thương tâm lý: Một nghiên cứu trong Tạp chí Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ phát
hiện ra rằng "vị thành niên bị lạm dụng tình dục, đặc biệt là nam giới, có khả năng
tự nhận mình là người đồng tính hay song tính cao gấp 7 lần so với những người không bị lạm dụng" Một nghiên cứu khác cho thấy rằng "46% nam đồng tính so với 7% của nam dị tính báo cáo rằng đã bị lạm dụng tình dục Con số này tương ứng là 20% trong số đồng tính nữ so với 1% ở nữ dị tính"."9
+ Hoóc môn trong giai đoạn còn là bào thai: Các chuyên gia của Viện Toán và
Tổng hợp sinh học quốc gia (Mỹ) cho rằng đồng tính luyến ái có liên hệ với "ngoại
6 Năm 1973, Hội đồng Quản trị của Hiệp hội tâm thần học Hoa Kỳ (American Psychiatric Association) - tổ chức nghiên cứu về lĩnh vực tâm thần học lớn nhất thế giới đã loại bỏ đồng tính luyến ái ra khỏi danh sách bệnh tâm thần; T ổ chức Y tế thế giới WHO đã loại bỏ đồng tính luyến ái trong danh mục bệnh từ ngày 17 tháng 5 năm 1990 Ngày 17 th áng 5 hàng năm đã được chọn là " Ngày quốc tế chống
kỳ thị, phân biệt đối xử với người đồng tính, song tính và chuyển giới (T iếng Anh: International Day Against Homophobia and
Transphobia, viết tắt: IDAHO); Hiệp hội Tâm thần Trung Quốc thì không xếp đồng tính luyến ái trong phân loại rối loạn tâm thần vào năm 2001 sau 5 năm nghiên cứu
7
Bài viết về đồng tính luyến ái theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
8 Bài viết về yếu tố môi trường trong thiên hướng tình dục theo bách khoa toàn tư mở Wikipedia
9 Bài viết về đồng tính luyến ái theo Bách khoa toàn thư m ở Wikipedia
Trang 1712
tố di truyền học", gọi là epi-mark Epi-mark về giới tính được sản sinh trong giai
đoạn đầu bào thai, nhằm bảo vệ giới tính không bị testosterone ảnh hưởng, ngăn bào thai nữ phát triển theo hướng nam tính và ngược lại Tuy nhiên trong một số trường hợp, những epi-mark đó được truyền từ cha sang con gái hoặc từ mẹ sang con trai, gây hiệu ứng đảo nghịch về sự hấp dẫn giới tính10
Như vậy, mỗi nghiên cứu đều đưa ra kết luận của mình về nguyên nhân dẫn đến xu hướng tính dục đồng tính, nhưng không ai dám khẳng định kết luận của mình là duy nhất hay mang tính chất quyết định Bên cạnh đó, nhiều nhà nghiên cứu khác lại khẳng định rằng nguyên nhân dẫn đến xu hướng tính dục đồng tính là tổng hợp tất cả các yếu tố trên: Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (American Academy of Pediatrics) khẳng định rằng "Thiên hướng tình dục được quyết định bởi sự tổng hợp của kiểu gen, hoocmon và ảnh hưởng môi trường"; Hai nhà nghiên cứu Bearman và Bruckner (năm 2002) đã nghiên cứu 289 cặp song sinh giống hệt nhau (song sinh cùng trứng) và 495 cặp cặp song sinh khác trứng và tìm thấy rằng chỉ có 7,7% cặp song sinh cùng trứng nam và 5,3% cặp song sinh cùng trứng nữ đều là
đồng tính, một kết quả giúp họ đưa ra kết luận "không có cơ sở cho thấy ảnh hưởng của di truyền là độc lập với ảnh hưởng từ bối cảnh xã hội11
Năm 2006, Hội tâm lý học Hoa kỳ, hội thần kinh học Hoa kỳ, hiệp hội những người công tác xã hội đã đưa ra một số nhận định rằng: “Hiện không có sự đồng thuận nào về khoa học liên quan tới những nhân tố cụ thể khiến một người thích quan hệ với người khác giới, quan hệ tình dục đồng tính, lưỡng tính – bao gồm cả xu hướng tính dục của phụ huynh có thể có về sinh học, tâm lý hay xã hội”;
“Tuy nhiên, những bằng chứng cho thấy tuyệt đại đa số những người đồng tính nam và đồng tính nữ đều được các bậc phụ huynh khác giới nuôi nấng, và tuyệt đại
đa số trẻ em được nuôi dưỡng bởi phụ huynh là đồng tính nam và đồng tính nữ khi trưởng thành cuối c ng đều là những người bình thường” Thêm vào đó, trường đại học Thần kinh (Royal College of Psychiatrists) đã có kết luận rằng “Mặc d đã
có những phỏng đoán về tâm lý và phân tâm học gần một thế kỷ qua, vẫn không có bằng chứng cụ thể để chứng minh cho nhận định việc nuôi dạy hoặc những trải nghiệm thời thơ ấu có tác động đến việc hình thành xu hướng tính dục bình thường hay đồng tính của mỗi người”; “Dường như xu hướng tính dục mang tính chất sinh
10 Bài viết về đồng tính luyến ái theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
11 Bài viết về đồng tính luyến ái theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trang 18bố rằng "một số người tin rằng thiên hướng tình dục là bẩm sinh và cố định; Tuy nhiên, thực tế khuynh hướng tình dục luôn phát triển trong suốt cả một đời người 13
Năm 2006, Tiến sĩ Jeffrey Satinover cho biết: đã tồn tại các bằng chứng vững chắc dịch tễ học, được xác nhận và khẳng định rộng rãi, rằng đồng tính luyến ái thể hiện thường xuyên nhất ở tuổi vị thành niên Đối với một số vị thành niên, khuynh hướng đồng tính sẽ duy trì mãi về sau, nhưng với số còn lại, nó sẽ giảm một cách tự
nhiên theo sự trưởng thành, và cuối cùng sẽ biến mất, trừ khi nó được "hỗ trợ và khuyến khích" Ông cũng ghi nhận rằng các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự phát
triển giới tính của những người trẻ tuổi là bối cảnh xã hội và gia đình14
Hiệp hội Tâm thần học Mỹ cho rằng "những người khác nhau nhận ra tại các điểm khác nhau trong cuộc đời rằng họ là dị tính, đồng tính nam, đồng tính nữ, hay song tính 15 Một nghiên cứu khác ở Canada năm 2004 cho biết: với những
người thuộc nhóm trên 65 tuổi, tỷ lệ tự nhận mình là đồng tính hoặc song tính là 0,37%, thấp hơn gần 6 lần so với tỷ lệ 1,96% ở nhóm 18-34 tuổi Nghiên cứu 7.500 người ở Úc năm 2003 cho thấy: ở độ tuổi 20-24, tỷ lệ đồng tính nam là 2,8% và đồng tính nữ là 4,6%, nhưng đến độ tuổi 50-54, tỷ lệ tương ứng đã tụt xuống còn 1,9% và 1% Nghiên cứu về thanh niên trong độ tuổi 21-26 ở New Zealand cho thấy: 1,9% nam giới từ đồng tính trở thành bình thường, trong khi 1% từ bình thường trở thành đồng tính (con số tương ứng ở nữ là 9,5% và 1,3%); hấp dẫn đồng tính là không ổn định ở tuổi dậy thì, đặc biệt là ở nữ16
12 T heo tài liệu T entative Agenda For NGO T raining từ ngày 12 đến 14 tháng 11 năm 2012 tại Hà Nội
13 Bài viết về đồng tính luyến ái theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia.
14 Bài viết về đồng tính luyến ái theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
15 Bài viết về đồng tính luyến ái theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia.
16 Bài viết về đồng tính luyến ái theo Bách k hoa toàn thư mở Wikipedia
Trang 1914
Theo tài liệu nghiên cứu của trung tâm ICS (Tổ chức bảo vệ và thúc đẩy quyền của người LGBT tại Việt Nam) đã đưa ra lý thuyết khoa học về công khai17như sau:
* Mô hình nhận diện của Cass:
Mô hình Nhận diện của Cass là một trong những lý thuyết nền tảng về quá trình
nhận diện bản thân của người đồng tính nam và nữ, do Vivienne Cass đưa ra vào năm 1979 Cass mô tả một quá trình gồm 6 giai đoạn khi một người đồng tính nhận diện mình là đồng tính và hòa nhập với xã hội xung quanh Các giai đoạn này về mặt lý thuyết là nối tiếp nhau nhưng trên thực tế không phải cá nhân nào cũng sẽ trải qua theo thứ tự các giai đoạn đó trong cuộc đời Họ có thể bỏ qua một giai đoạn nào đó hoặc dừng lại ở một giai đoạn nào đó
+ Giai đoạn bối rối: Đây là giai đoạn đầu tiên của mỗi cá nhân cảm thấy lúng túng khi nhận ra những suy nghĩ, hành vi của mình hướng tới người cùng giới tính, họ tự hỏi liệu mình có phải là người đồng tính hay không?
+ Giai đoạn so sánh: Đây là giai đoạn cá nhân đó xác định được việc mình có những khác biệt đối với người cùng giới tính với mình Có thể chấp nhận hành vi đồng tính của mình, nhưng tìm cách hạn chế những hành vi đó Có thể không thích gọi mình là đồng tính
+ Giai đoạn chấp nhận: Đây là giai đoạn cá nhận đó chấp nhận việc mình là người đồng tính Có nhu cầu tìm kiếm, gặp gỡ những người đồng tính khác Bắt đầu có ý thức về một cộng đồng người đồng tính Có thể có thái độ tiêu cực khi thấy mình không đáp ứng được những mong đợi của xã hội và gia đình
+ Giai đoạn thừa nhận: Đây là giai đoạn cá nhân đó hoàn toàn chấp nhận mình là người đồng tính, kết nối nhiều hơn với cộng đồng đồng tính, ít tiếp xúc hơn với người dị tính; Có phản ứng mạnh mẽ hơn với những thái độ phân biệt đối xử với người đồng tính; Giải quyết những khúc mắc về tính dục của bản thân
+ Giai đoạn tự hào: Đây là giai đoạn công khai với gia đình bạn bè, đồng nghiệp
Họ tham gia nhiệt tình với các hoạt động trong cộng đồng đồng tính Ít tiếp xúc với người dị tính
17 Nói về mình – những gợi ý về quá trình công khai của người đồng tính
Trang 2015
+ Giai đoạn hoà nhập: Đây là giai đoạn cá nhân đó xem đồng tính là một khía cạnh trong nhiều khía cạnh khác của bản thân họ Đồng tính không phải là duy nhất trong các mối quan hệ xã hội Họ nhận ra có nhiều người dị tính là bạn đồng minh của họ
Sau mô hình Cass, các nhà nghiên cứu về LGBT có sử dụng một mô hình rút gọn gồm ba giai đoạn:
- Giai đoạn nhìn nhận bản thân: Đây là giai đoạn khởi đầu khi cá nhân đó băn khoăn về bản thân mình, tiến dần tới bước công nhận bản thân và cân nhắc nên hay không nên công khai với những người xung quanh
- Giai đoạn công khai: Đây là giai đoạn cá nhân đó công khai về xu hướng tính dục, bản dạng giới của mình với những người thân trong gia đình, bạn
bè, đồng nghiệp
- Giai đoạn sống cởi mở: Đây là giai đoạn cá nhân đó chủ động hơn trong việc tâm sự và chia sẻ về cuộc sống đời thường của những người thuộc nhóm LGBT
Theo kết quả sơ bộ về khảo sát trực tuyến tình hình LGBT Việt Nam giai đoạn
2008 – 2013 của trung tâm ICS cho thấy:
- Quá trình khám phá, tìm hiểu bản thân: Độ tuổi nhận ra mình thuộc nhóm LGBT:
10 -15 tuổi chiếm 39%; 16-20 tuổi chiếm 35% Trong đó, độ tuổi để chắc chắn mình thuộc nhóm LGBT là 15 – 22 tuổi (72%) Họ có lo lắng khi nhận ra mình thuộc nhóm LGBT: 33% đồng tính nữ, 36% đồng tính nam, 21% song tính nữ, 32% song tính nam, 36% chuyển giới nữ, 37% chuyển giới nam Trong quá trình khám phá bản thân họ gặp nhiều khó khăn như áp lực gia đình (52%), áp lực trường học (36%), áp lực nơi làm việc (15%), bạn bè (35%), khó tìm nơi tư vấn tin cậy (32%), khó tìm thông tin khoa học (25%) Khoảng thời gian để họ có đủ tự tin rằng mình là LGBT tuỳ thuộc vào từng cá nhân, trong đó mất dưới 1 năm chiếm 56%, mất từ 1 đến 2 năm chiếm 25%, mất từ 3 đến 4 năm chiếm 11%, mất trên 5 năm chiếm 8%
Lý do khiến họ không cảm thấy tự tin là vì họ phải sống che dấu bản thân và cảm thấy không thoải mái (70%), do nhận thức xã hội còn kém (70%), do thấy mình không đáp ứng được sự kỳ vọng của gia đình (52%), Do gia đình và bạn bè có sự
kỳ thị (40%)
- Quá trình công khai bản thân: Bản thân những người LGBT có ý định công khai
Trang 2116
vì cảm thấy ngột ngạt khi phải sống che giấu về bản thân mình (34%) Trong những người công khai họ cho rằng họ công khai vì họ muốn được chia sẻ (66%), vì họ muốn thành thật (66%), vì họ hy vọng có được sự ủng hộ (60%), vì họ muốn mọi người hiểu đúng về LGBT (45%) Người biết đầu tiên tình trạng của họ là bạn bè (có thể là người thuộc nhóm LGBT hoặc không thuộc nhóm LGBT), mẹ, anh chị
em ruột Những người thuộc nhóm LGBT muốn công khai tuỳ thuộc vào từng môi trường, trong đó 9.8% công khai hoàn toàn với gia đình, 16.9% công khai hoàn toàn trong trường học, 12% công khai hoàn toàn ở nơi làm việc, 15% công khai hoàn toàn trong xã hội với tất cả mọi người 48% còn giữ bí mật với gia đình, 25% còn giữ bí mật trong trường học, 38% còn giữ bí mật tại nơi làm việc Trong đó,
75% đánh giá việc nói với gia đình là khó khăn nhiều cho đến vô cùng khó
1.1.3 Một số yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật điều chỉnh quyền của nhóm LGBT
lý (Catechism) của Giáo hội Công giáo cho rằng hành vi đồng tính là "suy đồi nghiêm trọng, về bản chất là rối loạn và trái với luật tự nhiên" Giáo hội Mặc môn
thì tỏ ra khoan dung hơn, họ lên án bạo hành với người đồng tính và chính thức tuyên bố "giang tay đón nhận bằng sự thấu hiểu và tôn trọng" vì Thiên Chúa đã dạy phải khoan dung với mọi người Tuy vậy, họ cũng nói thêm là sẽ kiên quyết phản đối hôn nhân đồng tính vì nó sẽ dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng cho mỗi gia
đình và trẻ em, rằng "hôn nhân đồng tính sẽ dẫn đến sự kết thúc của tự do tôn giáo
và các tiêu chuẩn đạo đức xã hội” Các giáo hội khác đã thay đổi học thuyết để
thích nghi với mối quan hệ đồng giới Do Thái giáo cấp tiến, nhánh lớn nhất của
18 Bài viết đồng tính và luyến ái và tôn giáo theo bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trang 2217
đạo Do Thái ngoài Israel, đã tạo điều kiện cho các đám cưới đồng giới trong giáo đường Mặt khác, Anh giáo gặp phải sự bất đồng giữa một bên là các giáo hội Anh giáo tại châu Phi (trừ vùng Nam Phi) và tại châu Á và một bên là các giáo hội Anh giáo tại Bắc Mỹ khi giáo hội Mỹ và Canada chấp nhận các giáo sĩ đồng tính và bắt đầu ủng hộ kết hợp dân sự đồng giới Thái độ của Tòa thánh Vatican chống lại hôn nhân đồng tính ngày càng kiên quyết Giáo hoàng Benedict XVI, bậc lãnh đạo của
2 tỷ tín đồ Thiên Chúa giáo trên toàn cầu, tiếp tục quan điểm này khi cho rằng, hôn nhân đồng tính cấu thành hành vi chống lại sự thật bản chất của con người”
Đối với phật giáo, đạo phật là từ bi cứu khổ, bình đẳng không có sự phân biệt đối xử về giới tính Phật giáo theo nguyên tắc thương yêu tất cả chúng sinh, phật giáo không đặt ra sự phán xét hay chỉ trích một ai đó chỉ dựa trên xu hướng tính dục của người đó Đối với quan hệ đồng tính, trong kinh phật không hề có sự cấm đoán hay khuyên nhủ gì đối với hôn nhân đồng tính Kinh phật là hướng đạo, định hướng cho chúng sinh làm những điều tốt, từ bi, không tham sân si… để đi tới bến bờ hạnh phúc, cực lạc Bài viết “đồng tính luyến ái có được phật giáo chấp nhận không”19 đã dẫn chứng về quan điểm của Phật giáo về quan hệ đồng tính
Chẳng hạn, Sư Thanissaro trích dẫn kinh điển nguyên thủy nói rằng: “Khi đức Phật vạch ra ranh giới giữa quan hệ chăn gối hợp pháp và bất hợp pháp, ngài không hề
đề cập đến bất cứ một điều gì về hương vị của quan hệ tình dục hoặc sở thích về giới tính Dường như đức Phật chú trọng hơn đến việc không xâm phạm các đòi hỏi hợp pháp mà người khác có thể có đối với người hôn phối của bạn”20 Tuy nhiên, khi đề cập đến vấn đề đồng tính vào ngày 11 tháng 6 năm 1997 tại San Francisco,
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã “xác nhận nhân phẩm và quyền của những người đồng tính, nhưng Ngài cũng cho rằng, sự thủ dâm hay giao hợp đường miệng, hậu môn
là không thích hợp và người tu Phật cần phải tránh Ngài cho biết mục đích của tính dục như quan điểm người Ấn, là để sinh con, và cũng là điều để giải thích tại sao tất cả những hoạt động tình dục khác không đưa đến sinh con thì đều bị bài trừ”21
Theo đạo Phật, mọi vật trên thế gian là vô thường, cuộc sống nhân sinh cũng
19
Đăng trên trang thu viện hoa sen (ngày 7/9/2010)
20 According to Thanissaro Bhikkhu, abbot of the Metta Forest Monastery in southern California, the Buddha never forbade gay sex for lay people as far as we know "When he drew the line between licit and illicit sex, it had nothing to do with sexual tastes o r preferences," he says, citing early texts "He seemed more concerned with not violating the legitimate claims that other people might have on your sexual partner."
21 http://www.shambhalasun.com/index.php?option=com
Trang 2318
có những chuyển dịch biến hoá không ngừng và tuỳ theo nghiệp của mỗi chúng sinh, giới tính có thể thay đổi từ giới này sang giới khác như người nam trở thành người nữ hay ngược lại và chuyển dịch từ đời này sang đời khác22 Theo đó, mỗi người trong chúng ta thương yêu ai, d c ng giới tính hay khác giới tính đều là có duyên nợ với người đó ở kiếp trước Đó là quan hệ nhân quả
Theo Luật Hồi giáo, quan hệ tình dục đồng tính có thể bị tử hình Các thẩm phán đạo Hồi đưa các quan điểm khác nhau về vấn đề này, theo đó họ cân nhắc có nên trừng phạt tương tự như tội ngoại tình hoặc tình dục trước hôn nhân, hay cả hai đối tác đều chủ động và bị xử như nhau Tức là họ có thể bị ném đá cho đến chết nếu là hành vi ngoại tình hoặc bị đánh đòn roi nếu chưa kết hôn
Ở Việt Nam, tôn giáo mà chủ yếu là Phật giáo không có những ảnh hưởng lớn theo chiều hướng tiêu cực về nhóm LGBT cũng như quyền cơ bản cuả họ Về
cơ bản, xã hội Việt Nam không có nhiều sự kỳ thị và phân biệt đối xử với nhớm LGBT dựa trên cơ sở tôn giáo
Chính những quan điểm khác nhau về kết hôn giữa những đồng tính trong tôn giáo đã có ảnh hưởng khá sâu sắc đến quan điểm lập pháp của các quốc gia khi đặt ra vấn đề nên hay không nên thừa nhận hôn nhân đồng tính, cũng như những hệ quả pháp lý mà hôn nhân đồng tính mang lại
Trong các mối quan hệ khác mà người đồng tính, song tính, chuyển giới tham gia thì vai trò của tôn giáo đóng vai trò mờ nhật hơn Do đó, các nhà lập pháp không phải chịu nhiều áp lực trong việc điều chỉnh các quyền của nhóm LGBT trong các lĩnh vực của đời sống xã hội
1.1.3.2 Phong tục, tập quán, quan ni ệm truyền thống
Trong xã hội truyền thống Việt Nam, trước hết, hôn nhân luôn gắn liền với việc bảo tồn lâu dài nòi giống gia đình, sinh con đẻ cái Truyền thống gia đình có ảnh hưởng sâu sắc tới mỗi thành viên trong gia đình từ nhân cách, phẩm giá, cách ứng xử, Chính vì vậy, việc kết hôn phải là sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ Do đó, theo quan niệm truyền thống, khó có thể chấp nhận hôn nhân đồng giới Thậm chí, xuất phát từ quan niệm truyền thống, nhiều gia đình còn có sự cấm đoán con cháu có các mối quan hệ xã hội với những người đồng tính, song tính
22 T rong kinh Phật có kể lại mẫu chuyện ông Soreyya từ nam biến thành nữ và từ nữ biến thành nam, mỗi lần như vậy đều có gia đìn h
và có con, sau đó xuất gia chứng đắc đạo quả Đọc báo chí chúng ta cũng thấy nhiều trường hợp nam biến thành nữ và nữ biến thành nam T hậm chí một số quốc gia đã giải phẩu nam thành nữ v.v… http://thuvienhoasen.org/a21256/nam-hoa-nu-nu-hoa-nam
Trang 2419
và chuyển giới khi biết rõ, hay đang mơ hồ về xu hướng tính dục của họ Bên cạnh
đó, theo quan điểm truyền thống thì người sinh ra đứa trẻ phải là mẹ của đứa trẻ đó
mà không thể là bố của đứa trẻ được Hoặc một đứa trẻ không thể có hai người bố hoặc hai người mẹ Điều này đã có tác động không nhỏ đến tư tưởng lập pháp của những nhà làm luật Viêt Nam khi đặt ra vấn đề nên thừa nhận hôn nhân đồng giới hay không? Nên thừa nhận việc chuyển đổi giới tính hay không? (chuyển đổi khi nào trước hay cả sau khi đã kết hôn)
Phong tục, tập quán có ảnh hưởng nhất định tới nhận thức của con người Đôi khi người ta còn coi trọng phong tục, tập quán hơn cả pháp luật Phong tục, tập quán không chỉ thể hiện bản sắc văn hoá riêng của mỗi dân tộc mà nó còn chi phối, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, cách ứng xử của mỗi cá nhân trong các quan hệ xã hội Ngoài ra, theo phong tục, tập quán và truyền thống, trong mỗi gia đình phải có người nối dõi tông đường, phải có con trai Điều này đã có tác động nhất định tới việc điều chỉnh pháp luật về quyền của nhóm LGBT Xét ở góc độ khác, phong tục, tập quán và đạo đức truyền thống của người Việt Nam luôn thể hiện bản sắc văn hoá tốt đẹp của người Việt là yêu thương đ m bọc lẫn nhau Điều đó đã hạn chế sự phân biệt đối xử, kỳ thị đối với người thuộc nhóm LGBT trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội Đây là yếu tố tác động một cách tích cực tới pháp luật điều chỉnh quyền của nhóm LGBT trong các mối quan hệ của đời sống xã hội
1.1.3.3 Nhận thức xã hội
Nhận thức xã hội là một quá trình Trải qua các giai đoạn phát triển của xã hội thì việc nhìn nhận về nhóm LGBT có nhiều thay đổi nhất định
Năm 1869, bác sĩ người Đức là Karl Westphal (1833-1890) đã có bài báo
mô tả các trường hợp nam giới có hình thức và điệu bộ nữ tính giống phụ nữ, phụ
nữ có hình thức và điệu bộ mạnh mẽ như nam giới lại thu hút người cùng giới và gọi đó là “cảm xúc tình dục trái ngược” và đó là bẩm sinh Do đó, cần phải điều trị tâm lý chứ không nên truy cứu trách nhiệm pháp lý Còn bác sĩ kiêm nhà tình dục người Đức tên là Magnus Hirschfeld đã đứng lên bảo vệ nhóm thiểu số, trong đó có nhóm LGBT Ông đã thành lập uỷ ban khoa học nhân đạo được gọi là đợt vận động đầu tiên vì quyền của người đồng giới và chuyển giới, đây là thư viện và viện nghiên cứu tình dục học ở Berline
Một số nhà phân tâm học khi nghiên cứu về vấn đề này đã đưa ra quan điểm
cụ thể về quan hệ đồng giới như sau:
Trang 25Một nhà nghiên cứu khác về phân tâm học cũng đưa ra quan điểm của mình
về tình dục đồng tính “quan hệ tình dục đồng tính không phải là bệnh, đơn giản đó chỉ là một cách sống khác và không khiến ta thấp hèn hơn bât kỳ người nào khác”;
“Quan hệ tình dục đồng tính không thể là mối quan ngại của cơ quan pháp luật… nếu không có sự kỳ thị của xã hội, quan hệ tình dục đồng tính tự nó không làm giảm giá trị của mỗi con người với tư cách là hạt nhân của xã hội, những đạo luật coi quan hệ đồng tính là tội hình sự cũng vô nghĩa, vô nhân đạo và trên thực tế đã
cổ vũ cho tội phạm như tống tiền”(Carl Jung)23 Các nhà phân tâm học giữa thế kỷ
20 đã coi quan hệ tình dục đồng tính là một loại bệnh có thể chữa khỏi được
Ở Anh, vào thập niên 60 của thế kỷ 20 đã bỏ tù hàng nghìn nam giới có quan
hệ tình dục đồng tính Cũng trong thời gian này, uỷ ban Wolfenden đã được thành lập với sự tham gia của nhiều chuyên gia thuộc các lĩnh vực khác nhau như thẩm phán, bác sĩ tâm thần, đa số trong số họ đã có kết luận rằng Luật hình sự không thể can thiệp vào đời sống tình dục riêng tư của những cá nhân đã trưởng thành khi họ hoàn toàn tự nguyện và ở những nơi riêng tư của họ
Năm 1973, hội Thần kinh học Hoa kỳ (APA) đã loại bỏ quan hệ tình dục đồng tính khỏi Sổ tay chẩn đoán và thống kê rối loạn thần kinh chính thức của họ (DSM II) Năm 1992, WHO đã loại bỏ quan hệ tình dục đồng tính ra khỏi Băng phân loại quốc tế về bệnh tật và các vấn đề liên quan đến sức khoẻ24 (ICD-10) Việt Nam đã dịch và thông qua ICD-10 năm 1993 (Viện sức khoẻ tâm thần, HMU) Từ năm
Trang 2621
1995, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc cũng đã thông qua ICD -10 và đưa quan
hệ tình dục đồng tính ra khỏi băng phân loại25
Ở Việt Nam hiện nay, sự nhận thức về nhóm LGBT là không đồng đều trong các xã hội Sự nhận thức này không phụ thuộc vào trình độ học vấn và sự khác biệt vùng miền Một nghiên cứu26 của iSEE về thái độ, quan điểm của người dân về người đồng tính cho thấy 73,5% người tham gia nghiên cứu có định khuôn về hình ảnh bên ngoài của người đồng tính nam, đó là sự điệu đà, trang điểm, đeo đồ trang sức, ăn mặc như nữ giới Tương tự, 56% cho rằng người đồng tính nữ có hình ảnh như người đàn ông Điều này cho thấy đa số người dân trong xã hội đang nhầm lẫn giữa người đồng tính và người chuyển giới
Nhiều người vẫn cho rằng đồng tính là một loại bệnh, người chuyển giới là một sự phát triển lệch lạc Tuy nhiên, bên cạnh đó, nhiều người khác đã hiểu và chia sẻ đối với người đồng tính, song tính và chuyển giới Họ ủng hộ việc đảm bảo quyền của người đồng tính, song tính và chuyển giới trong mọi mối quan hệ xã hội Phỏng vấn sâu cho thấy vẫn tồn tại các quan niệm như người đồng tính không đáp ứng được các chức năng đối với xã hội như đe dọa thiết chế hôn nhân truyền thống, không đảm bảo chức năng gia đình vì các cặp đồng tính không sinh con được, người đồng tính gây ra các tệ nạn xã hội như mại dâm, quan hệ tình dục bừa bãi Chính vì những hiểu lầm này, 77% số người được hỏi cho biết họ sẽ thất vọng nếu con mình là người đồng tính và 58% nói rằng họ sẽ ngăn cản con chơi với người đồng tính
Một nghiên cứu của trung tâm ISEE về kết quả trưng cầu ý kiến người dân về hôn nhân cùng giới đã cho kết quả như sau:
- 90% người dân biết về hiện tượng đồng tính qua các kênh khác nhau như truyền thông, nghe nói từ người khác, trực tiếp từ người đồng tính Tuy nhiên, theo kết quả điều tra, chỉ có 30,4% người được hỏi có quen biết người đồng tính Tỉ lệ này khá khác nhau theo v ng miền, độ tuổi và ngành nghề
- Tỉ lệ người dân ở miền Nam quen biết người đồng tính cao hơn so với người dân miền Bắc, miền Trung, điều này dễ lý giải là ở miền Nam, có nhiều người đồng tính và chuyển giới công khai nhất
- Độ tuổi từ 18 đến 29 quen biết với người đồng tính nhiều hơn so với những người
25 T heo tài liệu T entative Agenda For NGO T raining từ ngày 12 đến 14 tháng 11 năm 2012 tại Hà Nội
26
2012, iSEE Khảo sát thái độ xã hội đối với người đồng tính
Trang 2722
ở độ tuổi lớn hơn Điều này phản ánh xu hướng xã hội là những người trẻ tuổi là đồng tính công khai với bạn bè mình nhiều hơn và những người trẻ dễ dàng chấp nhận sự đa dạng tính dục hơn
- Xét về ngành nghề thì công nhân, sinh viên, học sinh quen biết với những người đồng tính, song tính, chuyển giới nhiều hơn là những người về hưu, nông dân
- Xét về khu vực sinh sống thì người dân ở thành thị biết về tình trạng hai người cùng giới tính chung sống với nhau nhiều hơn là ở nông thôn, miền núi Người Kinh biết về hiện tượng này cao hơn gấp đối so với người đồng bào dân tộc thiểu
số Người có trình độ học vấn cao cũng biết về tình trạng này cao hơn so với những người có trình độ học vấn thấp
- Những người trẻ tuổi cho rằng hợp pháp hóa hôn nhân c ng giới có tác dụng tích cực lên cộng đồng xã hội cao hơn hẳn so với những người trong nhóm trung niên
và lớn tuổi
- 72,7% người dân cho rằng việc hợp pháp hoá hôn nhân cùng giới không có ảnh hưởng gì đến gia đình họ; 20,2% cho rằng có ảnh hưởng tiêu cực; 63,2% người dân cho rằng hợp pháp hóa hôn nhân c ng giới không ảnh hưởng đến cá nhân họ, 18,9% người được hỏi cho biết họ cảm giác bất an, 13% cho rằng hôn nhân c ng giới không ph hợp với niềm tin tôn giáo của họ Có 7,2% người dân cho biết nếu nhà nước hợp pháp hóa hôn nhân c ng giới thì họ tin tưởng hơn vào sự công bằng của pháp luật
Một vấn đề quan trọng là người dân ngày càng biết nhiều hơn về nhóm LGBT và các quan hệ xã hội mà họ tham gia, điển hình là việc chung sống cùng giới tính Điều này cho thấy nhận thức xã hội ngày càng phát triển hơn về vấn đề này Trong đó là thái độ cởi mở, dễ chấp nhận tính đa dạng của xu hướng tình dục trong xã hội
Trong xã hội, nhiều người cho rằng việc thừa nhận hôn nhân cùng giới không làm ảnh hưởng gì đến sự phát triển chung của xã hội mà còn có thể tạo ra những hiệu ứng tốt đối với xã hội và gia đình Chẳng hạn, người đồng tính, song tính và chuyển giới sống thật với mình hơn, giảm sự kỳ thị và phân biệt đối xử, giảm thiểu việc kết hôn do lừa dối, cưỡng ép Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có nhiều người lo ngại rằng việc thừa nhận hôn nhân cùng giới sẽ tạo ra một trào lưu sống
Trang 2823
chung cùng giới tính, không duỳ trì đuọc nòi giống, làm tăng tỷ lệ đồng tính Đây là những đánh giá không có đấy đủ căn cứ khoa học Ví dụ: “tỉ lệ tăng dân số của các nước Bắc u (Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển) không hề giảm cho d họ đã hợp pháp hóa việc sống chung của các cặp c ng giới hàng chục năm, hoặc tỉ lệ người đồng tính luôn duy trì trong khoảng 3-5% trong dân số chứ không phụ thuộc vào việc hợp pháp hóa hôn nhân c ng giới hay không, nhưng các thông tin này cho thấy còn có nhiều việc phải làm về truyền thông liên quan đến xu hướng tính dục
và bản dạng giới ở Việt Nam”27
1.1.3.4 Điều kiện kinh tế xã hội trong xu thế toàn cầu hoá
Đảng và nhà nước ta đã chủ trương xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần phát triển theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy nhanh công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn trong từng thời kỳ nhất định, không ngừng tiếp thu và phát triển khoa học kỹ thuật hiện đại Bên cạnh đó là khoa học kỹ thuật hiện đại ngày nay đã có những bước tiến dài, đặc biệt là về y sinh học Tất cả những yếu tố này đã có tác động rất lớn đến sự công khai về xu hướng tính dục và bản dạng giới của những người thuộc nhóm LGBT Khi bản thân mỗi cá nhân có sự chủ động về kinh tế, có
sự trợ giúp của xã hội, họ có thể tự tin sống thật với mình Do đó, họ không còn ngần ngại sống với đúng con người thật của mình, chia sẻ và mong muốn gia đình,
xã hội thừa nhận sự tồn tại của họ là một thực tế khách quan, họ hoàn toàn chính đáng được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Vì vậy, khi xây dựng và ban hành pháp luật, nhà nước cần phải đảm bảo sự dung hoà lợi ích chung và lợi ích riêng nhằm đảm bảo tối đa quyền vả lợi
ích hợp pháp của họ
1.1.4 Văn bản pháp lý quốc tế và pháp luật một số quốc gia về quyền của nhóm LGBT
1.1.4.1 Văn bản pháp lý quốc tế về quyền của nhóm LGBT
Trong suốt quá trình phát triển của thế giới, chúng tôi tổng kết được rất nhiều văn bản pháp lý quốc tế về quyền con người trong đó có nhóm LGBT, bao gồm:
+ Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền (thông qua và tuyên bố theo Nghị quyết số 217A (III) ngày 10 tháng 12 năm 1948 của Đại hội đồng Liên Hiệp quốc)
27 Nghiên cứu của trung tâm ISEE về kết quả trưng cầu ý kiến người dân về hôn nhân c ng giới
Trang 29ký kết, phê chuẩn hay gia nhập theo Nghị quyết số 260A (III) ngày 9 tháng 12 năm
1948 của Đại hội đồng liên Hiệp quốc Có hiệu lực ngày 12 tháng 1 năm 1951) + Công ước quốc tế về loại trừ các hình thức hình thức phân biệt chủng tộc (Thông qua và để ngỏ cho các nước ký kết, phê chuẩn theo Nghị quyết số 2106A (XX) ngày 21 tháng 12 năm 1965 của Đại hội đồng Liên hợp quốc Có hiệu lực ngày 4 tháng 1 năm 1969)
+ Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (Thông qua và đề ngỏ cho các nước ký kết, phê chuẩn và gia nhập theo nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc số 2200 (XXI) ngày 16 tháng 12 năm 1966 Có hiệu lực ngày 23 tháng 3 năm 1976)
+ Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (Thông qua và đề ngỏ cho các nước ký kết, phê chuẩn và gia nhập theo Nghị quyết của Đại hội đồng liên Liên Hợp quốc số 2200 (XXI) ngày 16 tháng 12 năm 1986 Có hiệu lực ngày 3 tháng 1 năm 1976)
+ Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (Thông qua và để ngỏ cho các nước ký kết, phê chuẩn và gia nhập theo Nghị quyết số 34/180 ngày 18 tháng 12 năm 1979 của Đại hội đồng Liên hợp quốc, có hiệu lực ngày 3 tháng 9 năm 1981)
+ Tuyên ngôn của Liên hợp quốc về các nguyên tắc xã hội và pháp lý liên quan đến việc bảo vệ và phúc lợi trẻ em, đặc biệt là bảo trợ, nuôi con nuôi trong nước và nước ngoài (Thông qua ngày 3 tháng 12 năm 1986)
+ Công ước quốc tế về quyền trẻ em (Thông qua và để ngỏ cho các nước ký kết và gia nhập theo Nghị quyết số 44/25 ngày 20 tháng 11 năm 1989, có hiệu lực ngày 2 tháng 9 năm 1990)
Trang 3025
+ Công ước La hay số 33 về bảo vệ và hợp tác giữa các nước về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài (thông qua ngày 29 tháng 5 năm 1993, có hiệu lực ngày 1 tháng
5 năm 1995)
+ Tuyên bố nhân quyền ASEAN
Tựu chung, các văn bản pháp lý quốc tế đề trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến các quyền con người của nhóm LGBT, cụ thể như sau:
Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền đã ghi nhận tại lời nói đầu rằng “Xét vì
việc thừa nhận phẩm giá vốn có và các quyền bình đẳng và bất di bất dịch của mọi thành viên gia đình nhân loại là nền tảng của tự do, công bằng và hòa bình trên thế giới… Xét vì các dân tộc thuộc Liên hợp quốc đã khẳng định lại trong Hiến chương niềm tin của mình vào các quyền cơ bản của con người, vào nhân phẩm và giá trị của mỗi con người, vào các quyền bình đẳng giữa nam và nữ và đã quyết định thúc đẩy sự tiến bộ xã hội và xây dựng các điều kiện sống tốt hơn trong tự do rộng rãi hơn…” Đây được coi như một nguyên tắc cơ bản đảm bảo quyền con người trong
đó có quyền của nhóm LGBT
Tuyên bố Têhêran cũng khuyến khích các thành viên trong cộng đồng quốc
tế tôn trọng đối với các quyền và tự do cơ bản của tất cả mọi người, không có bất
kỳ sự phân biệt nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến hoặc những quan điểm khác (điểm 1)
Tuyên bố về quyền phát triển đã nhấn mạnh con người là trung tâm của sự
phát triển và phải là người tham gia chính, được lợi của quyền phát triển (Điều 2); Các quốc gia phải bằng mọi biện pháp cần thiết để thực hiện quyền phát triển và sẽ đảm bảo sự bình đẳng về cơ hội cho tất cả mọi người được tiếp cận nguồn lực, nền giáo dục, dịch vụ y tế, lương thực, nhà ở, việc làm Cần tiếp cận các biện pháp có hiệu quả nhằm đảm bảo rằng phụ nữ có một vai trò tích cực trong tiến trình phát triển (Điều 8)
Tuyên bố Viên và chương trình hành động cũng khẳng định “mặc dù phải
lưu ý tới tầm quan trọng của tính đặc thù của các quốc gia và khu vực cũng như bối cảnh lịch sử, văn hoá và tôn giáo khác nhau, song nghĩa vụ của các Quốc gia, bất
kể hệ thống chính trị, kinh tế và văn hoá, là phải bảo vệ và phát huy tất cả các quyền con người và quyền tự do cơ bản” (điểm 5)
Công ước về ngăn chặn và trừng trị tội diệt chủng đã nêu rõ diệt chủng là
một tội ác vi phạm luật pháp quốc tế Trong đó có nhắc đến hành vi các hành vi cấu thành tội diệt chủng như có ý định áp đặt những biện pháp để ngăn chặn sự sinh đẻ
Trang 3126
trong nhóm người nào đó; cưỡng bức chuyển giao trẻ em của nhóm này sang một nhóm khác (điểm d, e Điều 2) đây là những hành vi xâm phạm quyền sống con của con người nói chung
Công ước quốc tế vẻ loại trừ các hình thức phân biệt chủng tộc đã được các
quốc gia tham gia thống nhất và cam kết sẽ cấm và loại trừ nạn phân biệt chủng tộc dưới mọi hình thức và đảm bảo quyền bình đẳng trước pháp luật của mỗi người, không phân biệt chủng tộc, màu da, dân tộc hay nguồn gốc dân tộc, và được thừa hưởng những quyền cơ bản của con người như quyền bình đẳng trước pháp luật, quyền an ninh cá nhân, quyền chính trị, quyền dân sự…
Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đã ghi nhận quyền con người một cách đầy đủ trên
hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó nhấn mạnh đến một số quyền cơ bản của con người như quyền được sống, quyền tự do và an ninh cá nhân, quyền tự
do tư tưởng, tự do tín ngưỡng, quyền học tập, quyền được chăm sóc sức khỏe…Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội đã khẳng định rằng “ Các quốc gia thành viên của Công ước này cam kết bảo đảm rằng các quyền được nêu trong công ước này sẽ được thực thi không có sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến hoặc xã hội, tài sản, dòng dõi hay các địa vị khác” (Điều 2) Uỷ ban về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá đã nhận xét rằng “địa vị khác” bao gồm xu hướng tính dục “các quốc gia thành viên cần đảm bảo xu hướng tính dục của một cá nhân không phải là rào cản trở ngại việc thực hiện các quyền trong Công ước, khi tiếp cận các quyền hưu trí Ngoài ra, bản dạng giới được ghi nhận là một trong những lý do bị cấm không được áp dụng
để phân biệt đối xử”28 Quy định này đã có cơ sở để đảm bảo quyền của mọi cá nhân nói chung và quyền của nhóm LGBT nói riêng trong điều kiện xã hội hiện nay khi mà những người ở giới tính thứ ba (những người đồng tính nam, đồng tính nữ, song tính và chuyển giới gọi tắt là nhóm “LGBT”) đang tồn tại như một thực tế khách quan, họ cũng cần được bảo vệ được hưởng thụ những quyền cơ bản của con người nói chung như những người khác… Đặc biệt, trong Công ước quốc tế vể các quyền dân sự và chính trị cũng tiếp tục nhấn mạnh “Mọi trẻ em, không phân biệt chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản hoặc dòng dõi đều có quyền được hưởng những biện pháp bảo hộ của gia đình,
28 E/C.12/GC/20 Đoạn 32 (Theo tài liệu T entative Agenda For NGO T raining từ ngày 12 đến 14 tháng 11 năm 2012 tại Hà Nội)
Trang 3227
xã hội và nhà nước theo quy chế đối với vị thành niên; Mọi trẻ em đều phải được khai sau khi ra đời và phải có một tên gọi; Mọi trẻ em đều có quyền có quốc tịch” (Điều 24) Đây được coi là cơ sở quan trọng để bảo vệ trẻ em thuộc nhóm LGBT, tránh sự phân biệt đối xử về giới như hiện nay
Có thể nói các công ước trên đã đề cập đến hầu hết các quyền cơ bản của con người trong đó bao gồm cả nhóm LGBT Đây là cơ sở pháp lý quốc tế quan trọng để các quốc gia nội luật hóa trong các văn bản pháp luật của mình, nhằm đảm bảo quyền công dân nói chung và các quyền cơ bản của nhóm LGBT nói riêng
Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ ghi nhận
nguyên tắc không thừa nhận sự phân biệt đối xử và tuyên bố rằng mọi người sinh
ra đều tự do và bình đẳng về nhân phẩm và các quyền
Công ước quốc tế về quyền trẻ em là văn bản pháp luật quốc tế quy định một
cách toàn diện nhất về quyền trẻ em và bảo vệ quyền trẻ em Ngay lời nói đầu của Công ước đã cho rằng trẻ em “do còn non nớt về thể chất và trí tuệ, trẻ em cần được bảo vệ và chăm sóc, kể cả sự bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý cũng như sau khi ra đời”; “để phát triển đầy đủ và hài hòa nhân cách của mình, trẻ em cần được trưởng thành trong môi trường gia đình, trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và thông cảm” “Các quốc gia thành viên Công ước phải tôn trọng và bảo đảm các quyền được nêu ra tại Công ước đối với mọi trẻ em thuộc quyền tài phán của mình mà không có bất cứ sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính, tôn giáo, chính kiến hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hay xã hội, tài sản, tình trạng khuyết tật, thành phần xuất thân hay địa vị khác của trẻ em, cha mẹ hay người giám hộ hợp pháp của trẻ em đó” (Điều 2) Đây là một quy định hết sức toàn diện, bao quát được tất cả trẻ em trên toàn thế giới (trong đó có trẻ em thuộc nhóm LGBT) được đảm bảo một cách bình đẳng về toàn bộ quyền cơ bản của mình Có thể khẳng định, Công ước quốc tể về quyền trẻ em đã ghi nhận những quyền cơ bản của con người mà trẻ em được hưởng, đặc biệt, công ước đã chỉ ra được những đặc th cơ bản của trẻ em dựa trên độ tuổi và khả năng nhận thức để được ưu tiên hơn trong việc thực hiện các quyền cơ bản của mình Đây là cơ sở pháp lý quốc tế quan trọng để pháp luật quốc gia trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội quy định chi tiết các quyền cơ bản của trẻ em Đặc biệt là trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình
Công ước La hay số 33 về bảo vệ và hợp tác giữa các nước về nuôi con nuôi
có yếu tố nước ngoài Đây là Công ước quốc tế đề cập một cách sâu sắc nhất về
Trang 3328
quyền được nhận làm con nuôi của trẻ em cũng như những nguyên tắc nhằm đảm bảo quyền của trẻ em khi không thể sống trong gia đình gốc, quốc gia gốc của mình
Tuyên bố nhân quyền ASEAN đã đưa ra các nguyên tắc chung, trong đó có nguyên
tắc “mọi cá nhân đều có các quyền và tự do được nêu ở đây, không phân biệt đối
xử được mọi hình thức, về chủng tộc, giới tính, độ tuổi, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, tình trạng kinh
tế, thành phần xuất thân, khuyết tật hoặc tình trạng khác; Các quyền của phụ nữ, trẻ
em, người già, người tàn tật, lao động di cư và các nhóm dễ bị tổn thưởng và các nhóm bị gạt ra ngoài lề xã hội là một phần bất di bất dịch, không thể thiếu và không thể chia tách của nhân quyền và các quyền tự do cơ bản” (Nguyên tắc chung 2, 4) Như vậy, nhóm LGBT có thể được xác định tương tự như các cá nhân ở trong tình trạng khác, là một trong những nhóm dễ bị tổn thương, họ hoàn toàn xứng đáng được hưởng và được bảo vệ các quyền cơ bản của con người
Bộ nguyên tắc Yogyakarta là một bộ nguyên tắc quốc tế về xu hướng tính
dục và bản dạng giới (năm 2006 tại Indonexia) được xây dựng bởi các chuyên gia hang đầu về luật và quyền con người từ khắp các nơi trên thế giới trong đó là những nguyên tắc cơ bản về quyền con người, bao gồm các nguyên tắc cơ bản sau:
uyền được thụ hưởng mọi quyền con người trên toàn cầu: Mọi người được sinh ra
tự do và bình đẳng về quyền và phẩm giá Mọi người, bất kể khuynh hướng tính
dục hay bản dạng giới đều được hưởng đầy đủ các quyền con người; Các quyền về bình đ ng và không phân biệt đối xử: Mọi người đều có quyền được thụ hưởng mọi
quyền con người mà không bị phân biệt đối xử vì khuynh hướng tính dụng hay bản
dạng giới của họ; uyền được công nhận trước pháp luật: Mọi người ở mọi nơi
đều có quyền được công nhận là một cá nhân trước pháp luật Những cá nhân thuộc các nhóm khuynh hướng tính dục và bản dạng giới khác nhau đều được hưởng năng lực pháp luật trong mọi lĩnh vực của đời sống Khuynh hướng tính dục và bản dạng giới của riêng mỗi người là một phần không thể tách rời với nhân cách của họ
và là một trong những bộ phận cơ bản nhất của sự quyết tâm cá nhân, phẩm giá và
tự do; uyền được sống: Mọi người đều có quyền được sống Không ai có thể bị
tước đoạt quyền sống một cách tùy tiện, kể cả dựa trên các lý do khuynh hướng tính dục hoặc bản dạng giới Không ai có thể bị xử tử hình vì các hành vi tình dục
tự nguyện giữa các cá nhân trên tuổi tự nguyện hoặc vì khuynh hướng tính dục và
bản dạng giới của họ; uyền an toàn cá nhân: Mọi người, bất kể thuộc khuynh
Trang 3429
hướng tính dục hay bản dạn giới nào, đều có quyền an toàn cá nhân và được nhà nước bảo vệ trước bạo lực và những tổn hại cơ thể gây ra bởi công chức chính phủ,
cá nhân hay nhóm; uyền riêng tư: Mọi người, bất kể thuộc khuynh hướng giới
tính hay bản dạng giới nào, đều có quyền được hưởng sự riêng tư mà không bị can thiệp tùy tiện và trái pháp luật đối với gia đình, nhà ở hoặc thư tín của họ, cũng như được bảo vệ khỏi những sự tấn công trái pháp luật đối với danh dự và danh tiếng
của họ; uyền tự do và không bị t y tiện tước bỏ tự do: Không ai có thể bị bắt giữ
và giam cầm một cách tùy tiện Việc bắt giữ hoặc giam cầm dựa trên lý do khuynh hướng tính dục hay bản dạng giới, d có tuân theo lệnh của tòa hoặc nguyên nhân
khác, đều là t y tiện; uyền được x t xử công bằng; uyền được đối xử nhân đạo trong l c bị giam giữ: Mọi người khi bị tước đoạt tự do đều được đối xử nhân đạo
và được tôn trọng phẩm giá cố hữu của con người Khuynh hướng tính dục và bản
dạng giới là một bộ phận không thể tách rời của phẩm giá của mỗi cá nhân; uyền không phải chịu tra tấn và sự đối xử và trừng phạt đ ộc ác, vô nhân đạo và mang tính lăng nhục: Mọi người đều có quyền không phải chịu tra tấn và không phải chịu
sự đối xử, trừng phạt độc ác, vô nhân đạo và mang tính lăng nhục, bao gồm do các
lý do liên quan đến khuynh hướng tính dục và bản dạng giới; uyền được bảo vệ khỏi mọi hình thức bóc lột và buôn bán con người: Mọi người đều có quyền được
bảo vệ khỏi nạn buôn bán người và mọi hình thức bóc lột, bao gồm nhưng không chỉ giới hạn trong phạm vi bóc lột tình dục, trên cơ sở khuynh hướng tính dục và
bản dạng giới thực tế hoặc qua thông qua nhận thức; uyền lao động: Mọi người
đều có quyền được làm các công việc chính đáng và hữu ích, được làm việc trong các điều kiện làm việc công bằng và thuận lợi, được bảo vệ khỏi sự thất nghiệp mà không bị phân biệt đối xử vì lý do khuynh hướng tính dục hoặc bản dạng giới;
uyền được hưởng an sinh xã hội và các biện pháp bảo trợ xã hội khác: Mọi người đều có quyền được hưởng an sinh xã hội và các biện pháp bảo trợ xã hội khác mà
không bị phân biệt đối xử vì lý do khuynh hướng tính dục hoặc bản dạng giới;
Quyền được hưởng một tiêu chuẩn sống đầy đủ; uyền được có nơi ở đầy đủ: Mọi
người đều có quyền có nơi ở đầy đủ mà không bị phân biệt đối xử vì lý do khuynh
hướng tính dục và bản dạng giới; uyền được giáo dục: Mọi người đều có quyền
được giáo dục mà không bị phân biệt đối xử hay chiếu cố vì lý do khuynh hướng
tính dục và bản dạng giới; uyền được hưởng sự chăm sóc y tế tốt nhất có thể: Mọi
người đều có quyền được chăm sóc sức khỏe về tinh thần và thể chất một cách tốt nhất mà không bị phân biệt đối xử nào dựa trên khuynh hướng tính dục và bản
Trang 3530
dạng giới của cá nhân đó Sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản là một bộ phận
cơ bản của quyền này; uyền được bảo vệ khỏi sự lạm dụng y tế: Không một cá
nhân nào bị buộc trải qua bất kỳ hình thức điều trị, phương pháp hay sự kiểm tra về
y tế lẫn tâm lý hay bị hạn chế tiếp cận các cơ sở y tế vì lý do khuynh hướng tính dục và bản dạng giới Bất kể sự phân loại nào, khuynh hướng tính dục và bản dạng giới của cá nhân không phải là căn bệnh y học, và sẽ không được xử lý, điều trị
hoặc che giấu; uyền tự do kiến và tự do biểu đạt: Mọi người đều có quyền tự do
ý kiến và tự do biểu đạt, bất kể họ thuộc khuynh hướng tính dục và bản dạng giới
nào; uyền tự do hội họp và liên kết một cách hòa bình: Mọi người đều có quyền
tự do hội họp và liên kết một cách hoà bình, bao gồm nhằm mục đích biểu tình hoà
bình, bất kể họ thuộc khuynh hướng tính dục và bản dạng giới nào; uyền tự do về
tư tưởng, lương tâm và tôn giáo: Mọi người đều có quyền tự do về tư tưởng, lương
tâm và tôn giáo bất kể họ thuộc khuynh hướng tính dục và bản dạng giới nào;
uyền tự do di chuyển: Mọi người đều có quyền tự do di chuyển và cư ngụ hợp
pháp trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia, bất kể khuynh hướng tính dục và bản
dạng giới của họ; uyền được xin tị nạn: Mọi người đều có quyền được tị nạn tại
các quốc gia khác nhằm tránh khỏi sự ngược đãi, bao gồm những sự ngược đãi liên
quan đến khuynh hướng tính dục và bản dạng giới; uyền được lập gia đình: Mọi
người đều có quyền được lập gia đình, bất kể khuynh hướng tính dục và bản dạng giới của họ Gia đình tồn tại ở nhiều hình thức khác nhau Không có gia đình nào phải chịu sự phân biệt đối xử trên cơ sở khuynh hướng tính dục và bản dạng giới
của bất kỳ thành viên nào tronggia đình đó; uyền được tham gia vào đời sống công cộng: Mọi công dân đều có quyền được tham gia vào việc quản lý công vụ,
bao gồm quyền được ứng cử, được tham gia xây dựng các chính sách có ảnh hưởng đến phúc lợi xã hội của họ, và có quyền được tiếp cận bình đẳng tới mọi cấp độ của các dịch vụ công cộng và được làm việc trong các cơ quan công quyền, bao gồm việc phục vụ trong quân đội và cảnh sát, mà không chịu sự phân biệt đối xử về
khuynh hướng tính dục và bản dạng giới; uyền được tham gia vào đời sống văn hóa: Mọi người đều có quyền tự do tham gia vào đời sống văn hóa, bất kể khuynh
hướng tính dục và bản dạng giới của họ, và quyền tự do thể hiện, thông qua đời sống văn hóa, sự đa dạng của khuynh hướng tính dục và bản dạng giới của mình;
uyền ph biến nhân quyền; uyền được hưởng sự khắc phục và bồi thường hi ệu quả: Mọi nạn nhân của việc xâm phạm quyền con người, bao gồm những quyền
liên quan đến khuynh hướng tính dục và bản dạng giới, đều có quyền được khắc
Trang 3631
phục và bồi thường một cách đầy đủ và thích đáng Những biện pháp được d ng nhằm cung cấp sự chuẩn bị cần thiết cho các cá nhân có sự đa dạng về khuynh hướng tính dục và bản dạng giới là những biện pháp không thể thiếu trong nguyên
tắc này
Vừa qua, vào tháng 9/2015, 12 tổ chức Liên Hợp Quốc vừa ra khuyến nghị kêu gọi 193 quốc gia thành viên c ng hành động để bảo vệ quyền của những người LGBTI: Bản khuyến nghị mở đầu bằng việc nhắc lại rằng tất cả mọi người đều có
quyền bình đẳng, được sống một cuộc sống không bị bạo hành, kỳ thị, phân biệt đối
xử Luật Nhân quyền quốc tế được tạo ra nhằm đảm bảo rằng mọi con người đều được hưởng những quyền lợi nói trên và pháp luật của các quốc gia thành viên không được đi ngược lại các nguyên tắc của bộ luật này Trong lúc nỗ lực bảo vệ quyền của cộng đồng LGBTI đang ngày càng tăng ở nhiều quốc gia, hàng triệu người LGBTI và gia đình của họ vẫn đang phải chịu sự vi phạm nghiêm trọng về nhân quyền Bản khuyến nghị bao gồm 3 nội dung chính, kêu gọi các quốc gia thành viên: Xây dựng luật bảo vệ những người LGBTI trước nạn bạo hành Bãi bỏ các điều luật phân biệt đối xử với người LGBTI, trong đó bao gồm các luật bắt giữ,
xử phạt, phân biệt đối xử với con người dựa trên xu hướng tính dục và thể hiện giới của họ Bảo vệ những người LGBTI trước nạn phân biệt đối xử trong mọi ngữ cảnh, đảm bảo cho những người LGBTI được tham gia bình đẳng trên mọi phương diện của cuộc sống Liên Hợp Quốc cho biết sẽ sẵn sàng hỗ trợ và giúp đỡ các quốc gia thành viên trong việc giải quyết những thách thức trong quá trình thực hiện bản khuyến nghị, bao gồm cả việc thông qua những thay đổi về luật pháp, chính sách, tăng cường thể chế quốc gia, giáo dục, đào tạo và các sáng kiến nhằm tôn trọng, bảo vệ, thúc đẩy và thực hiện đầy đủ nhân quyền của tất cả những người LGBTI29
Như vậy, các quy định pháp lý quốc tế đã khẳng định tất cả mọi người, bao gồm người đồng tính nam, đồng tính nữ, song tính và chuyển giới đều được bảo vệ như theo những quy định trong các văn bản pháp lý về quyền con người, bao gồm tôn trọng quyền được sống, an toàn cá nhân và riêng tư, quyền không bị tra tấn, bắt giữa tuỳ tiện, quyền không bị phân biệt đối xử, quyền tự do biểu đạt, lập hội và tụ tập hoà bình
Các văn bản pháp lý quốc tế đã nhấn mạnh nguyên tắc không phân biệt đối
xử là một nguyên tắc cốt lõi để đảm bảo quyền con người, các quốc gia thành viên
29 T heo chuyên đề về quyền của nhóm LGBT trong pháp luật quốc tế của T hs Lê Hồng Quang
Trang 3732
phải đảm bảo các chính sách, pháp luật và chương trình không mang tính chất phân biệt đối xử Xu hướng tính dục và bản dạng giới không được nêu trực tiếp trong các Công ước quốc tế nhưng nó cũng tương tự như khuyết tật, tuổi tác, sức khoẻ Năm
1994, theo vụ Toonen kiện Australia, uỷ ban Nhân quyền đã cho rằng các Quốc gia
có nghĩa vụ bảo vệ các cá nhân trước tình trạng phân biệt đối xử vì lý do xu hướng tính dục của họ30 Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc đã bày tỏ mối quan ngại khi phát biểu nhân Ngày quyền con người vào năm 2010 như sau: “Là người có lương tri, chúng ta bác bỏ hành vi kỳ thị nói chung, kỳ thị trên cơ sở xu hướng tính dục và bản dạng giới nói riêng… ở đâu có sự căng thẳng giữa quan niệm văn hoá với quyền phổ quát của con người thì ở đấy quyền phải thắng thế Chúng ta cùng nhau bãi bỏ các đạo luật hình sự hoá quan hệ tình dục đồng tính vốn cho phép phân biệt trên cơ sở xu hướng tính dục hoặc bản dạng giới, khuyến khích bạo lực”
Các cơ quan Liên hiệp quốc (Văn phòng cao uỷ Liên hợp quốc về quyền con người, Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP), quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF), tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá Liên hiệp quốc (UNESCO), văn phòng Cao uỷ Liên hiệp quốc về người tị nạn (UNHCR), Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Tổ chức y tế thế giới (WHO), Quỹ dân số Liên hiệp quốc (UNFPA), Chương trình phối hợp của Liên hiệp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) đã lồng ghép các vấn đề về xu hướng tính dục và bản dạng giới vào hoạt động của họ như Liên hiệp quốc lên tiếng: “Chấm dứt phân biệt đối xử vì lý do xu hướng tính dục và bản dạng giới”, OHCHR, WHO, UNAIDS, tháng 4/2011; Tuyên bố của Cao
uỷ Liên hiệp quốc về quyền con người bên lề phiên họp lần thứ 15 của Hội đồng nhân quyền, với chủ đề “Chấm dứt bạo lực và chế tài hình sự trên cơ sở xu hướng tính dục và bản dạng giới”, ngày 17/9/2010; Phát biểu tại phiên bế mạc đối thoại với Cao uỷ Liên hiệp quốc tại phiên họp 16 của Hội đồng nhân quyền, ngày 3/3/2011; “Môi trường pháp lý, quyền con người và các ứng phó của HIV của những người đồng tính nam và chuyển giới ở châu Á – Thái Bình Dương: Chương trình hành động”,UNDP, tháng 7/2010; “Bảo vệ trẻ em trước bạo lực trong thể thao; đánh giá tập trung vào các nước công nghiệp hoá’ UNICEF, tháng 7/2010;
“Hướng dẫn kỹ thuật quốc tế về giáo dục giới tính” UNESCO với UNAIDS,UNFPA, UNICEF và WHO, tháng 12/2009; Hướng dẫn chi tiết về xử lý thông tin của người tị nạn liên quan tới xu hướng tính dục và bản dạng giới, UNHCR, tháng 11/2008; Báo cáo của tổng giám đốc: Bình đẳng ở nơi làm việc,
30 T ooner kiện Australia, báo cáo số 448/1992 (CCPR/C/50/D/448/1992)
Trang 38Các vi phạm liên quan đến xu hướng tính dục và bản dạng giới là những vấn đề mà các quốc gia có nghĩa vụ phải giải quyết thông qua việc nội luật hoá cũng như xây dựng các chương trình hành động
cụ thể nhằm đảm bảo các quyền cơ bản của nhóm LGBT
Trên cơ sở các văn bản pháp lý quốc tế về quyền con người, xác định nghĩa
vụ của các quốc gia trong việc phòng chống bạo lực và phân biệt đối xử trên cơ sở
xu hướng tính dục và bản dạng giới Bao gồm:
* Bảo vệ quyền được sống, tự do và an toàn của cá nhân bất kể xu hướng tính dục
và bản dạng giới:
Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người đã quy định: “tất cả mọi người đều
có quyền được sống tự do và an toàn cá nhân” (Điều 3); Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị khẳng định: “Tất cả mọi người đều có quyền được sống Quyền này được pháp luật bảo vệ Không người nào bị tước đoạt cuộc sống của mình một cách tuỳ tiện” (Điều 6) Trong nghị quyết 65/208, đại hôi đồng đã kêu gọi tất cả các quốc gia đảm bảo bảo vệ có hiệu quả quyền được sống của tất cả mọi người trong phạm vi quyền tài phán của họ và điều tra ngay lập tức và chi tiết tất cả các vụ giết người, bao gồm các vụ nhằm vào các nhóm cụ thể, giết người vì lý do
xu hướng tính dục của họ32
Công ước về quyền của người tị nạn quy định các quốc gia thành viên có nghĩa vụ không được trục xuất hay trả lại một người tị nạn về nơi cuộc sống hoặc quyền tự do của họ có thể bị đe doạ vì lý do chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, thành viên của một nhóm xã hội hay quan điểm chính trị cụ thể nào đó (Điều 33) Văn phòng Cao uỷ Liên hiệp quốc về người tị nạn đã xác định, các cá nhân sợ bị đối xử dã man vì lý do xu hướng tính dục hoặc bản dạng giới có thể được coi là thành viên của “nhóm xã hội” nào đó33
* Phòng chống tra tấn và các hành vi đối xử dã man, vô nhân đạo, hèn hạ vì lý do
xu hướng tính dục hoặc bản dạng giới:
31
T heo tài liệu T entative Agenda For NGO T raining từ ngày 12 đến 14 tháng 11 năm 2012 tại Hà Nội
32 T heo tài liệu T entative Agenda For NGO T raining từ ngày 12 đến 14 tháng 11 năm 2012 tại Hà Nội
33 T heo tài liệu T entative Agenda For NGO T raining từ ngày 12 đến 14 tháng 11 năm 2012 tại Hà Nội
Trang 3934
Tuyên ngôn nhân quyền và Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị
đã quy định: “Không một người nào bị bắt buộc tra tấn hay bị trừng phạt hoặc đối
xử dã man, vô nhân đạo hay hèn hạ” (Điều 5 Tuyên ngôn nhân quyền và Điều 7 Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị)
* Bảo vệ quyền riêng tư và không bị giam giữ tuỳ tiện trên cơ sở xu hướng tinh dục hay bản dạng giới:
Tuyên ngôn nhân quyền và Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị
đã khẳng định không ai bị can thiệp tuỳ tiện hay phi pháp về quyền riêng tư, gia đình, nhà cửa hay thư tín, không bị bắt giữ tuỳ tiện Uỷ ban nhân quyền cho rằng các đạo luật được sử dụng để hình sự hoá mối quan hệ tình dục đồng tính có thoả thuận giữa những người đã trưởng thành một cách riêng tư là vi phạm quyền riêng
tư và quyền không bị phân biệt đối xử, việc hình sự hoá hành vi tình dục đồng tính
là không cần thiết và không phù hợp Các uỷ ban của Liên hiệp quốc đã hối thúc các quốc gia sửa đổi luật hoặc tốt hơn là bãi bỏ luật liên quan đến vấn đề này
“Nhóm công tác về giam giữ tuỳ tiện cho rằng việc giam giữ ai đó vì lý do xu hướng tính dục chính là giam giữ tuỳ tiện và vi phạm Điều 9 Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị”34
* Bảo vệ quyền không bị phân bị phân biệt đối xử vì l do xu hướng tính dục và bản dạng giới:
Đây là quyền cơ bản được quy định trong các văn bản pháp lý quốc tế Các
cơ quan phụ trách điều ước quốc tế về quyền con người khẳng định các quốc gia có nghĩa vụ bảo vệ tất cả mọi người không bị phân biệt đối xử do xu hướng tính dục hay bản dạng giới Những người thuộc nhóm LGBT không bị hạn chế việc hưởng đẩy đủ các quyền con người35
Uỷ ban nhân quyền kêu gọi các quốc gia thành viên phải đảm bảo quyền bình đẳng của mọi người bất kể xu hướng tính dục của họ và hoan nghênh những văn bản luật của các quốc gia đưa xu hướng tính dục vào nhóm những lý do bị cấm sử dụng để phân biệt đối xử Uỷ ban về quyền kinh tế, xã hội
và văn hoá đã khẳng định nguyên tắc không phân biệt đối xử trên cơ sở xu hướng tính dục khi nói về quyền việc làm, quyền được hưởng bảo hiểm xã hội và các tiêu chuẩn cao nhất về sức khoẻ36
* Bảo vệ quyền tự do biểu đạt, lập hội và tụ tập không bị phân biệt đối xử:
34 T heo tài liệu T entative Agenda For NGO T raining từ ngày 12 đến 14 tháng 11 năm 2012 tại Hà Nội
35 T heo tài liệu T entative Agenda For NGO T raining từ ngày 12 đến 14 tháng 11 năm 2012 tại Hà Nội
36 T heo tài liệu T entative Agenda For NGO T raining từ ngày 12 đến 14 tháng 11 năm 2012 tại Hà Nội
Trang 4035
Tuyên ngôn nhân quyền, các công ước quốc tế đều ghi nhận quyền tự do tư tưởng
và biểu đạt, bao gồm quyền tự do có quan điểm mà không bị can thiệp, quyền tìm kiếm, tiếp nhận và chuyển tải thông tin, ý tưởng; quyền tự do tụ tập và lập hội hoà bình37 Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị cũng cho phép hạn chế quyền này khi có lý do chính đáng, ph hợp
Có thể nói Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc đã có nhiều nỗ lực trong việc bảo vệ quyền cơ bản của nhóm LGBT Văn phòng Cao uỷ, Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc đã thông qua các nghị quyết và báo cáo nhằm đảm bảo quyền của nhóm LGBT Bao gồm: Bản tuyên bố chung về chấm dứt bạo lực và các vi phạm nhân quyền dựa trên xu hướng tính dục và bản dạng giới (Joint Statement on ending acts of violence and related human rights violations based on sexual orientation and gender identity) (được 85 quốc gia và v ng lãnh thổ ký kết tháng 3/2011) Trong đó khuyến khích các cơ chế luật nhân quyền quốc tế quan tâm đến các vấn đề nhân quyền liên quan đến xu hướng tính dục và bản dạng giới trong khuôn khổ của đánh giá định kỳ phổ quát; Hoan nghênh những phát triển tích cực
về vấn đề quyền của con người liên quan đến xu hướng tính dục và bản dạng giới ở các vùng khác nhau; Ghi nhận rằng Hội đồng Nhân quyền LHQ phải đóng một vai trò phù hợp với sự ủy thác trong việc "thúc đẩy một sự tôn trọng toàn cầu về việc bảo vệ tất cả các quyền của con người và tự do cơ bản cho tất cả, không cho phép bất kỳ sự phân biệt đối xử nào, với một thái độ công bằng và bình đẳng" (GA 60/251, OP2); Khuyến khích Văn phòng Cao ủy nhân quyền LHQ tiếp tục đưa ra vấn đề vi phạm nhân quyền dựa trên xu hướng tính dục và bản dạng giới, tiếp tục
mở rộng cơ hội cho các cuộc đối thoại hữu ích nhằm tăng cường việc hiểu biết và nhận thức về những vấn đề này trong khuôn khổ quyền con người Kêu gọi các nhà nước hành động chống lại bạo lực, việc cho phép tội phạm và những vi phạm nhân quyền tới các cá nhân vì xu hướng tính dục và bản dạng giới của họ Nghị quyết 17/19 (Resolution 17/19, A/HRC/17/L.9/Rev.1 Tháng 6/2011) Đây là nghị quyết đầu tiên của Liên hiệp quốc về quyền con người, xu hướng tính dục và bản dạng giới Trong
đó có nội dung: văn bản hoá các luật phân biệt đối xử, thực hành và hành vi bạo lực chống lại các cá nhân dựa trên xu hướng tính dục và bản dạng giới ở các quốc gia trên thế giới và xem xét các phương thức dể chấm dứt hành vi bạo lực và các hành
vi vi phạm nhân quyền dựa trên xu hướng tính dục và bản dạng giới; Báo cáo của
37 Điều 19, 20 T uyên ngôn nhân quyền, Điều 19, 21, 22 Công ước quóc tế về quyền dân sự và chính trị