1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quyền hiến mô, bộ phận cơ thể và hiến xác của cá nhân - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn

206 126 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 206
Dung lượng 22,72 MB

Nội dung

7 Pháp luật của một sô quôc gia trên thê giới qui định vê quyên hiên mô, bộ phận cơ thê và hiên xác của cá nhân 8 Quan hệ cung câu vẽ việc hiên mô, bộ phận cơ thê người và giải pháp khăc

Trang 1

gga

Trang 2

■ — g i - — TỊg

BỘ T ư PHÁP

ĐỂ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

CẤP TRƯỜNG

QUYỂN HIẾN MÔ, BỘ PHẬN c ơ THỂ

VÀ HIẾN XÁC CỦA CÁ NHÂN - MỘT s ố VÂN ĐỂ

LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN

Mã số: HL-2011-12/ĐHL-HN

Chủ nhiệm đề tài: TS Phùng Trung Tập

TRUNG TÂM THÒNG TIN THƯ VIỆ TRƯỜNG OAI HỌC L U Ậ p M NỘ!

P H Ò N G ĐỌC / Ỉ T l

HÀ NỘI - 2011

m

Trang 3

TẬ P T H È T Á C G IẢ

1 TS Phùng Trung Tập Khoa Luật dân sự - Đại học Luật Hà Nội

2 TS Trần Thị Huệ Khoa Luật dân sự - Đại học Luật Hà Nội

3 Th.s Bùi Đức Hiển Viện Nhà Nước và Pháp luật

4 Th.S.Kiều Thị Thùy Linh Khoa Luật dân sự - Đại học Luật Hà Nội

5

_ 1

CN Nguyễn Văn Hợi Khoa Luật dân sự - Đại học Luật Hà Nội

Trang 4

MỤC LỤC

ĐÈ TÀI NGHIÊN c ứ u KHOA HỌC CẢP TRƯỜNG

I Phân thứ nhât: Báo cáo tông quan

1 Cơ sở lý luận vê quyên hiên mô, bộ phân cơ thê và hiên xác

2 Thực trạng pháp luật Việt Nam vê hiên, lây, ghép mô, bộ

phận cơ thể người và hiến, lấy xác

21-44

3 Những giải pháp nhăm hoàn thiện Luật hiên, lây, ghép mô, bộ

phận cơ thể người và hiến, lấy xác 45-50

II Phần thứ hai: Các chuyên đề

1 Lịch sử về việc lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người 51-59

2 Khái quát vê bộ phận cơ thê người và xác của cá nhân 60-71

3 Các điều kiện của chủ thể thực hiện quyền hiến mô, bộ phận

4 Những yểu tố phong tục, tập quán ảnh hưởng đến quyền hiến

mô, bộ phận cơ thể và hiến xác

84-89

5 Sự tác động của tín ngưỡng, tôn giáo đên việc thực hiện

quyền hiến xác, bộ phận cơ thể người 90-103

6 Hiệu quả điêu chỉnh của Luật hiên, lây, ghép mô, bộ phận cơ

thể người và hiến, lấy xác 104-108

7 Pháp luật của một sô quôc gia trên thê giới qui định vê quyên

hiến mô, bộ phận cơ thể và hiến xác của cá nhân 109-130

Trang 5

8 Quan hệ cung câu vê việc hiên mô, bộ phận CO' thê người và

giải pháp khấc phục

131-139

9 Các điêu kiện và hình thức, thủ tục thực hiện quyên hiên mô,

bộ phận cơ thể và hiến xác của cá nhân

140-152

10 Thực trạne áp dụng những qui định của pháp luật hiện hành

về quyền hiến mô, bộ phận cơ thế và hiến xác của cá nhân

153-162

11 Hiển mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác với quan

niệm đạo đức

163-170

12 Phương hướng sửa đôi, bô sung những qui định vê quyên

hiến mô, bộ phận cơ thể và hiến xác của cá nhân trong Luật

hiến, lấy ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác

171-178

13 Một sô vân đê vê chêt não 179-184

14 Trách nhiệm dân sự do xâm phạm thi thê của cá nhân 185-194

Trang 6

ĐẺ T À I N G H IÊ N c ủ u K H O A HỌC CÁP T R Ư Ờ N G

N Ă M 2011

Tên đề tài: QUYÊN HIÉN MÔ, BỘ PHẬN c o THÊ VÀ HIÉN XÁC

CỦA CÁ NHÂN - MỘT SÓ VẤN ĐẺ LÝ LUẬN VÀ THỤC TIẺN.

Chủ nhiệm đề tài : TS Phùng Trung Tập

I TÍNH CÁP THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN c ứ ư ĐÊ TÀI

Tính đến thời điểm trước khi Bộ luật dân sự năm 2005 được banhành, thì ở Việt Nam chưa có một văn bản pháp luật nào qui định về quyềnhiến mô, bộ phận cơ thể và hiến xác của cá nhân Khi Bộ luật dân sự năm

2005 được ban hành, thì quyền hiến bộ phận cơ thể và quyền hiến xác, bộphận cơ thể sau khi chết tại các Điều 33 và Điều 34 Hơn nữa, Luật hiến,lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác được Quốc hội nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỷ họp thứ 10 thông quangày 29 tháng 11 năm 2006 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 07năm 2007, thì quyền hiến mô, bộ phận cơ thể và hiến xác của cá nhân được

t

bảo đảm thực hiện một cách toàn diện và triệt để hơn.• • • • •

Việc nghiên cứu đề tài về "Quyền hiến mô, bộ phận cơ thể và hiến

xác của cả nhân - M ột sổ vẩn đề lý luận và thực tiễn ” là thật sự cần thiết

Bởi vì, tính đến thời điểm hiện nay thì ở Việt Nam chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu có tính hệ thồng và toàn diện về quyền hiến mô,

bộ phận cơ thể và hiến xác của cá nhân Nhung việc nghiên cứu về quyền hiến mô, bộ phận cơ thể và hiến xác của cá nhân cần thiết phải được nghiên cứu có tính toàn diện và hệ thống, để qua đó làm nổi bật những quyền cơ bản của cá nhân trong một loại quan hệ rất mới ở Việt Nam Với lý do trên, việc lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Q uyền hiến mô, bộ phận cơ thể và hiến xác của cá nhân — M ôt số vấn đề lý luân J • thuc tiễn” là thât sư cần thiết• •

và mang tính cấp bách

Trang 7

II TÌNH HÌNH NGHIÊN c ủ u ĐÊ TÀI

Tính đến thời điểm hiện nay, ở Việt Nam chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu hệ thống và toàn diện về quyền hiến mô, bộ phận

cơ thể và hiến xác của cá nhân, mà chỉ có một số luận văn cao học luật và

baị đăng tạp chí chuyên ngành nghiên cứu về những vấn đề cụ thể như: “về

quyền hiến bộ phận cơ thể và hiến xác sau khi chết”, của TS Phùng Trung

Tạp, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 1/2006 Luận văn cao học Luật của Lê Hương Trà về quyền hiến bộ phận cơ thể của cá nhân (Khoa Luật, Đại học Quốc gia, Hà Nội) Vì vậy, việc nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện

về quyền hiến mô, bộ phận cơ thể và hiến xác của eá nhân là nghiên cứu một vấn đề mới, có tính cấp thiết

III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u

Các phương pháp mà nhóm tác giả sử dụng để nghiên cứu đề tài gồm: Phương pháp phân tích, so sánh, lịch sử, hệ thống hóa

IV MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI NGHIÊN c ứ u ĐÈ TÀI

1 Mục đích nghiên cứu đề tài

- Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền hiến mô, bộ phận cơ thể và hiến xác của cá nhân;

- Làm rõ thực trạng qui định của Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ

- Kết quả nghiên cứu đề tài góp phần vào việc sửa đổi, bổ sung những qui định của pháp luật về quyền hiển mô, bộ phận cơ thể và hiến xác của cá nhân trong Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác

2 Phạm vi nghiên cứu đề tài

Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu những qui định của pháp luật về quyền hiến mô, bộ phận cơ thể và hiến xác của cá nhân theo qui định của

Trang 8

Bộ luật dân sự năm 2005 và Luật hiên, lây, ghép mô, bộ phận cơ thê người

và hiến, lấy xác năm 2006

V NỘI DUNG NGHIÊN c ử u

Nghiên cứu đề tài tập trung vào các vấn đề lớn sau đây:

1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quyền hiến mô, bộ phận cơ thể và hiến xác của cá nhân;

2 Nghiên cứu về sự phát triển của pháp luật của một số nước trên thế giới qui định về quyền hiến mô, bộ phận cơ thể và hiến xác của cá nhân;

3 Nghiên cứu các điều kiện của chủ thể thực hiện quyền hiến mô, bộ phận cơ thể và hiến xác của cá nhân;

4 Nghiên cứu về điều kiện, hình thức và thủ tục thực hiện quyền hiến mô, bộ phận cơ thể và hiến xác của cá nhân;

5 Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc sửa đổi, bổ sung những qui định về quyền hiến mô, bộ phận cơ thể và hiến xác của cá nhân trong Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác

VI CÁC CHUYÊN ĐÈ NGHIÊN c ứ u

TT Các chuyên đề

1 Cơ sở lý luận về quyền hiến mô, bộ phận cơ thể và hiến xác của cá nhân

2 Khái quát vê bộ phận cơ thê và xác của cá nhân

3 Các điều kiện của chủ thề thực hiện quyền hiển mô, bộ phận cơ thể và

Trang 9

7 Pháp luật của một sô quôc gia trên thê giới qui định vê quyên hiên mô, bộ phận

cơ thê và hiên xác của cá nhân

8 Quan hệ cung câu vẽ việc hiên mô, bộ phận cơ thê người và giải pháp khăc phục

9 Các điêu kiện và hình thức, thủ tục thực hiện quyên hiên mô, bộ phận cơ thê và hiến xác của cá nhân

10 Thực trạng áp dụng những qui định của pháp luật hiện hành vê quyên hiên mô,

bộ phận cơ thế và hiến xác của cá nhân

11 Hiên mô, bộ phận cơ thê người và hiến, lây xác với quan niệm đạo đức

12 Phương hướng sửa đôi, bô sung những qui định vê quyên hiên mô, bộ phận cơ thể và hiến xác của cá nhân trong Luật hiến, lấy ghép mô, bộ phận cơ thể người

và hiến, lấy xác

13

y -r T — > r

\ # A , A A 4 A /\ 1 A ,

Một sô vân đê vê chêt não

14 Trách nhiệm dân sự do xâm phạm thi thê của cá nhân

v u CỘNG TÁC VIÊN

Cộng tác viên tham gia thực hiện đề tài là các giảng viên có kinh nghiệm

giảng dạy môn Luật Dân sự tại trường Đại học Luật Hà Nội

Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2010

Chủ nhiệm đề tài

I Phùng Trung Tập

Trang 10

I Quyền nhân thân của cá nhân

Quyền nhân thân của cá nhân được pháp luật của chế độ mới dân chủ nhân dân bảo vệ bằng pháp luật Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công ( 1 9 - 8 - 1945) và Nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa được thành lập ngày 2 - 9 - 1945, thì trước hết danh dự của người Việt Nam cũng đã được khẳng định và được bảo đảm

thực hiện Danh dự, nhân phẩm của con người Việt Nam được bảo vệ bằng pháp

luật của một nhà nước cộng hòa non trẻ Thân phận nô lệ của mỗi người Việt Nam

đã được giải phóng dưới ách thực dân - phong kiến Người Việt Nam đã làm chủ vận mệnh của mình trên mọi lĩnh vực và trong tất cả các quan hệ Quyền con người được bảo đảm, được tự bảo vệ và bảo vệ bằng pháp luật tự chủ, tự cường của dân tộc Hiến pháp năm 1946, bản Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước dân chủ nhân dân non trẻ đã được ban hành, các quyền chính trị và quyền dân sự của mọi công dân Việt Nam đều được bảo đảm thực hiện Các quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền bình đẳng nam, nữ và quyền bình đẳng vợ chồng được bảo vệ vô điều kiện Không ai có thể bị bắt nếu chưa có kết luận của cơ quan tư pháp Quyền nhân thân của cá nhân luôn được pháp luật bảo vệ và ngày càng được coi trọng Ngoài Hiến pháp năm 1946, sắc lệnh số 97- SL ngày 22 - 5 - 1950 cũng qui định bảo vệ các quyền tài sản và các

Trang 11

quyền nhàn thân cua côrm dân Các quyền đó được thê hiện ở những nội dune rât

cơ bản cua quyền con người Quyền được bảo vệ về sức khỏe, tính mạng, tên gọi, danh dự, uy tín, nhân phẩm, quyền mang họ tên, quyền thay đổi họ tên, quyền kết hôn, ly hôn, quyền cư trú, quyền tự do báo chí, quyền tư do sáng tạo văn học, nghệ thuật, quyên phát minh, sáng chế, quyền tạo ra các tác phâm văn học, nghệ thuật, khoa học, quyền bí mật đời tư, quyền về hình ảnh Khi Bộ luật dân sự năm 1995

và hiện nay là Bộ luật dân sự năm 2005 được ban hành thì đều có những qui định bảo hộ quyền nhân thân, mở rộng các quyền nhân thân như quyền xác định lại giới tính, quyền hiến xác, mô, bộ phận cơ thể và quyền được nhận mô, bộ phận cơ thể; quyền được hiến mô, bộ phận cơ thể và hiến xác sau khi chết nhàm mục đích chừa bệnh hoặc nghiên cứu khoa học

Các quyền nhân thân của cá nhân được qui định trong các bản Hiến pháp tiếp theo, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 Khi Bộ Luật Bộ luật dân sự năm

2005 được ban hành, thì cá nhân có quyền được bảo đảm về tính mạng, sức khỏe,

thân thể Điều 32 Hiến pháp qui định: “ỉ Cá nhân có quyền được đảm bảo an toàn

về tính mạng, sức khỏe, thân thế 2 Khi phát hiện người bị tai nạn, bệnh tật mà tính mạng bị đe dọa thì người phát hiện có trách nhiệm đưa đến cơ sở y tế; cơ sở y

tế không được từ chổi việc cứu chữa mà phải tận dụng mọi phương tiện, khả năng hiện cỏ để cửu chữa 3 Việc thực hiện phương pháp chữa bệnh mới trên cơ thể người, việc gây mê, mổ, cắt bỏ, cấy ghép bộ phận cơ thể phải được sự đồng ý của người đó; nếu người đó chưa thành niên, mất năng lực,hành vi dân sự hoặc là bệnh nhân bất tỉnh thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, COỈ 1 đã thành niên hoặc người giảm

hộ của người đó đồng ỷ; trong trường hợp có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân mà không chờ được ỷ kiến của những người trên thì phải có quyết định của người đứng đầu cơ sở y tế 4 Việc mổ tư thi được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

a) Cỏ sự đồng ỷ của người quá cổ trước khi người đó chết;

2

Trang 12

b) Có s ự đ ồ n ẹ v cua cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người giám hộ khi không cỏ ý kiên cua người quá cô trước khi người đỏ chêt;

c) Theo quyết định cua tỏ chức V tế, cơ quan nhà nước cỏ thâm quyển trong trường hợp cần thiết".

Điều 32 Bộ luật dân sự năm 2005, được hiểu như một neuyên tẳc trong việc tôn trọng và bảo vệ tính mạng, sức khỏe và thân thê của cá nhân Cá nhân là chủ thê của quan hệ xã hội nói chung và là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự nói riêng được tôn trọng bảo vệ Quyền bất khả xâm phạm thân thể của cá nhân kể cả trong trường hợp cá nhân còn sống, và quyền bất khả xâm phạm thi thể trong trường họp

cá nhân chết Pháp luật tôn trọng quyền tự định đoạt ý chí của cá nhân đối với thân thể của mình Các cơ sở y tế mổ tử thi chỉ trong trường hợp được bổ, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên của người đó đồng ý Ngoài ra, việc thực hiện phương pháp chữa bệnh mới trên cơ thể một người, gây mê, mổ, cắt bỏ, cấy ghép bộ phận

cơ thể phải được sự đồng ý của người đó Trong trường hợp người chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự hoặc là bệnh nhân bất tỉnh thì phải được sự đồng

ý của những người thân thích của người đó như cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên của người đó đồng ý

II Cơ sở lý luận về quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người, hiến xác

Quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và quyền hiến xác hiểu theo nghĩa khách quan là tổng hợp các qui phạm pháp luật qui định về nguyên tắc, điều kiện, hình thức, thủ tục hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiển xác cùng việc yêu cầu bảo

vệ của chủ thể khi có tranh chấp về việc thực hiện quyền hiến mô, bộ phận cơ thể

người và hiến xác

v ề mặt luận, trong một quốc gia nhất định thì quyền của con người được bảo vệ theo qui định của pháp luật Hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật dân

sự nói riêng về bảo vệ quyền dân sự của các chủ thể là cá nhân trong quan hệ dân

sự có thể khác nhau ở giới hạn phạm vi quyền dân sự về tài sản và nhân thân của chủ thể được bảo vệ Nhưng đặc điểm của pháp luật dân sự là các qui định về bảo

3

Trang 13

Ờ Việt Nam, các quyền dân sự của cá nhân về nhân thân là quyên được mang họ tên, quyền thay đôi họ tên, quyền xác định lại giới tính, quyên được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể và quyền tự do nghiên cứu, sáng tạo được pháp luật dân sự qui định mang tính truyền thống Những quyền nhân thân liên quan đến cá nhân như đã viện dần trên đây đã được bảo đảm thực hiện trong chế độ dân chủ nhân dân kể cả khi Việt Nam chưa có Bộ luật dân sự thử nhất vào năm 1995 Khi đó, các quyền nhân thân được bảo vệ theo những nguyên tẳc của các Hiến pháp theo thứ tự từ 1946, 1959, 1980, 1992 và các văn bán dưới luật của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhàm bảo vệ các quyền nhân thân của cá nhân.

Pháp luật của bất kỳ một quổc gia nào khi được xây dựng và ban hành thì đều dựa trên những phương pháp luận căn cứ vào phong tục, tập quán, trình độ phát triển kinh tế - xã hội, tính truyền thống, lịch sử, tín ngưỡng, phong tục tập quán, tôn giáo và những quan hệ xã hội đang tồn tại, phát triển theo một tốc độ và xu hướng nhất định Việc ban hành pháp luật nói chung và Bộ luật dân sư ở Việt Nam nói riêng cũng không nằm ngoài những tiêu chí phổ biến đó

Tuy nhiên, do nhận thức về sự sổng và cái chết ngày càng dựa trên luận thuyết của triết học biện chứng, do vậy phạm vi các quyền nhân thân ngày càng được mở rộng Những điều mà trước đây con người chưa hề nghĩ đến, thậm chí không thể nói ra là hiến bộ phận cơ thể, hiến xác sau khi cá nhân chết Những quan niệm về sự sống và cái chết không những theo quan niệm truyền thống, mà còn bị chi phối bởi tín ngưỡng, tôn giáo và quan điểm nhìn nhận về sự sống và chết của con người Những người theo Thiên Chúa giáo quan niệm là con người được sinh

ra do ý Chúa, do những năng lượng của thánh thần và linh hồn của con người tồn tại vĩnh viễn sau khi phần thể xác của con người không còn tồn tại Quan niệm vẹn toàn về thể xác sau khi chết và nguyên vẹn về thân thể khi cá nhân còn sống một

vệ các q u y ê n n h â n thân và q u y ê n tài s ản c ủ a c h ủ thê t r o n g q u a n hệ p h á p luật dân

Trang 14

mặt đà nânu cao ý thức giữ gìn thân thê của mình, mặt khác còn tôn trọne thân thê

và xác chết của đồniĩ loại đã là một tiêu chí đánh eiá đức hạnh của con rmười Hành

vi xâm phạm đến thân the của con người và bộ phận thân thẻ của con người không nhừng là hành vi vi phạm pháp luật, mà còn là hành vi vi phạm đạo đức xã hội Quan niệm về toàn vẹn thân thể là không ai có quvền định đoạt thân thể của mình, cũng như xâm phạm thân thê của người khác Bảo đảm sự toàn vẹn thân thể của cá nhân, theo tín ngưỡng và tôn giáo cho nên khi cá nhân còn sống bị khiếm khuyết về thể chất như cụt tay, cụt chân khi chết những người thân thích đã “bổ sung■” thêm tay, chân cho người đó để khắc phục sự không toàn vẹn của thi thể người chết bằng những vật liệu đơn giản như sọ dừa, cây chuối và với niềm tin ràng, người chết đã có đầy đủ các bộ phận như đầu, tay, chân , như của người bình thường khác Với những quan niệm của tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người trong một cộng đồng nhất định và theo thời gian hàng ngàn năm đã trở thành chân lý và tất yếu

Trên thực tế, ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, thời kỷ đổi mới và đặc

biệt nền kinh tế thị trường được khuyến khích phát triển Câu thành ngữ “phú quí

sinh lễ nghĩa” đã được coi trọng trong việc thờ cúng tổ tiên và xây dựng mồ mả cho

người đã chết Trên khắp đất nước Việt Nam, bên cạnh sự phát triển của các khu đô thị mới, là các nghĩa trang của nhân dân cũng được chú trọng cải tạo và xây dựng ngày một qui mô, nghiêm trang và có phần bề thế hơn thời kỳ bao cấp và chiến tranh Thậm chí trong một vùng dân cư, có nhiều gia đình và dòng họ đã có sự cạnh tranh ngầm, thậm chí công khai trong việc xây dựng mồ mả cho tổ tiên và theo đó những ngôi mộ được xây sau thường là khang trang và hiện đại hơn những ngôi mộ được xây trước Với quan niệm đã ăn sâu trong tiềm thức nhân dân hàng ngàn đời

nay là: “sổng vì mồ vì mả không ai sống vì cả bát cơm ” đã nhằm giáo dục các thế

hệ con cháu trong một gia đình, trong một dòng họ phải chăm sóc phần mộ của thế

hệ trước với lòng biết ơn và đạo đức của con người cũng được đánh gía theo việc làm đó Thực tế này đã chứng minh một điều là phong tục mai táng người quá cổ

5

Trang 15

khône nhừne vẫn được coi trọng, mà ngày càng được coi trọng hơn Mai táng niiười quá cố không nhừng là phong tục, mà còn thể hiện rõ tính chất của tôn eiáo, tín neưỡng và văn hóa cua những cộng đông dân cư nhát định Tuy răng ở Việt Nam đã có Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác nhưng tâm lý của toàn xã hội không hẳn là đã chấp thuận thực hiện theo những điều kiện khách quan mà pháp luật đã dự liệu Như vậy, trong một chừng mực nhất định thì phong tục, tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng và kế cả quan niệm về đạo đức trong nhân dân đã là những giới mổc vô hình phân biệt giữa người được mai táng toàn thi thể với người không được mai táng toàn thi thể và nhất là đối với người hiến xác sẽ không có mồ mả Khái niệm mồ mả và không có mồ mả của cá nhân là một vấn đề

xã hội không thể hiểu một cách giản đơn trong cộng đồng dân cư vì các yếu tố tâm

lý mang tính chất của tín ngưỡng, phong tục và tôn giáo đã được xem là những chuẩn mực của cá nhân cần phải thực hiện như một bổn phận Một thực tế nữa cũng cho thấy, ở Việt Nam hiện nay có các đài hóa thân người quá cố nhưng không phải người quá cố nào cũng được những người thân thích mang đến đài hóa thân đó Tính đến thời điểm hiện nay thì thi thể của đa phần những người quá cổ đều được mai táng theo phong tục, truyền thổng mà thật ít những trường hợp thi thể người quá cố được những người thân thích mang đến đài hóa thân Do vậy, pháp luật cho phép cá nhân được hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiển xác được hiểu là các quyền dân sự mang tính khách quan, còn quyền đó được mọi cá nhân trong xã hội thực hiện đến đâu là một vấn đề không phụ thuộc vào ý muốn của các nhà lập pháp Tuy nhiên, trong một xã hội hiện đại và một đất nước đang phát triển thì Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác được ban hành là thật sự cần thiết và xem đó như những dự liệu của pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội thuộc lĩnh vực đặc thù liên quan đến việc bảo vệ quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc của mỗi cá nhân trong xã hội hiện đại

Pháp luật về quyền hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác được xem là những qui định mới, mang tính đột phá trong quan niệm về sự sống và

6

Trang 16

cái chêt, cho nên không dề sì trons một thời RÌan tính băng năm đà được tiêp nhận một cách có ý thức troniỉ toàn xã hội, mà ơ đó có nhiều thế hệ, nhiều quan niệm về đạo đức, về sự sổng, chết của con người rất khác nhau Nhưng theo một quan điêm

về lập pháp, Bộ luật dân sự năm 2005 đã có những qui định về quyền hiến bộ phận

cơ thể, quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết và quyền nhận bộ phận cơ thể người tại các Điều 33, Điều 34 và Điều 35

Điều 33 Bộ luật dân sự qui định về quyền hiến bộ phận cơ thể mình của cá nhân khi còn sống vào một trong hai mục đích là chữa bệnh cho người khác và nghiên cứu khoa học Điều 34 qui định về quyền hiến xác, bộ phận cơ thê sau khi chết cũng với hai mục đích là chữa bệnh hoặc nghiên cứu khoa học

Với những qui định tại các Điều 33, Điều 34 Bộ luật dân sự, khi Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác được Quốc hội nước Cộng hòa

xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2006 và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 07 năm 2007 đã qui định tại Điều 5 về Quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác Điều 6 qui định về quyền hiến, nhận tinh trùng, noãn, phôi trong thụ tinh nhân tạo đã là căn cứ pháp lý quan trọng đối với cá nhân có nguyện vọng hiến bộ phận cơ thể nhằm mục đích chữa bệnh cho người khác hoặc để làm đối tượng nghiên cứu khoa học nhằm phục vụ con người Ngoài ra, Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiển, lấy xác còn là cơ

sở pháp lý để những người có ý nguyện hiến, nhận tinh trùng, noãn, phôi trong thụ tinh nhân tạo thực hiện được ý nguyện của mình

Theo qui định tại Điều 5, Luật hiến, lấy mô, bộ phận cơ thể người và hiến,

lấy xác thì: “Người từ đủ mười tám tuổi trở lên, cỏ năng lực hành vi dân sự đầy đủ

cỏ quyền hiển mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sổng, sau khi chết và hiến xác

Pháp luật không qui định rõ về chất lượng của bộ phận cơ thể người dùng vào mục đích chữa bệnh cho người khác và nghiên cứu khoa học Tuy nhiên, bộ phận cơ thể người là một mảnh ghép vào bộ phận cơ thể của người khác cần được

Trang 17

chừa bệnh thì đương nhiên chất lượng cua manh ehép nàv phải là nhữne manh ơhép không mang bệnh và phù hợp với chức năng sinh lý của bộ phận cơ thê cá nhân được 2,hép Vì bộ phận CO' thê người là một phần của cơ thế được hình thành

từ rất nhiều loại mô khác nhau để thực hiện các chức năng sinh lý nhất định, cho nên mảnh shép vào bộ phận cơ thể người phải đáp ứng đầy đủ những tiêu chuấn sinh học của bộ phận cơ thê được ghép trong cơ the của người được chữa bệnh Nhưng đối với bộ phận cơ thể người được sử dụng vào mục đích nghiên cứu, giảng dạy thì không nhất thiết phải là bộ phận cơ thể còn chưa mang mầm bệnh Bởi vì, đổi tượng của nghiên cứu có thể là bộ phận cơ thể chưa mang bệnh, có thể là bộ phận cơ thể người đang mang mầm bệnh hoặc đã bị làm mất chức năng sinh lý do

bị bệnh mà đã được tách ra khỏi cơ thể sống của một cá nhân Mục đích nghiên cứu

bộ phận cơ thể bị nhiễm bệnh để tìm ra nguyên nhân gây bệnh để qua đó có căn cứ chế tạo dược phẩm nhằm ngăn chặn, hạn chế hoặc tiêu diệt những yếu tố gây ra bệnh trong cơ thể người Đồng thời bộ phận cơ thể bị nhiễm bệnh là đổi tượng để người học trong các trường y nhận biết bộ phận cơ thể bị nhiễm bệnh, để có các cơ

sở điều trị bệnh cho con người và có các biện pháp ngăn chặn hữu hiệu các loại bệnh đã từng có trong cơ thể người

v ề quyền hiến bộ phận cơ thể người và hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết được qui định tại Điều 33 và 34 Bộ luật dân sự năm 2005 Điều 33 qui định về

quyền hiến bộ phận cơ thể: “Cả nhân có quyền được hiển bộ phận cơ thể của mình

vì mục đích chữa bệnh cho người khác hoặc nghiên cứu khoa học.

Việc hiến và sử dụng bộ phận cơ thể được thực hiện theo qui định của pháp

lu ậ t”.

Như vậy, lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp ở Việt Nam có qui định về quyền của cá nhân trong việc tự định đoạt ý chí hiến bộ phận cơ thể của bản thân với mục đích chính đáng là nhàm để chữa bệnh cho người khác hoặc nghiên cứu khoa học Quyền tự định đoạt cơ thể của mình xét cho cùng thì con người không thể vì các lý do phong tục, tôn giáo, tín ngưỡng và quan niệm về sự sống, chết của

Trang 18

con người, mà còn vì lòng nhân đạo, ý thức vì cộng đông Nhưng troniỉ thời đại mà khoa học nói chung đã phát triển ở trình độ kv thuật cao, thì việc tách một bộ phận

CO' thế của con neười ra khỏi thân thê của rmười đó k h ô n g còn là vân đẻ quá phức

tạp và không thể không thực hiện được Việc hiến bộ phận cơ thê của một nơười cho một người khác nhàm mục đích chữa bệnh hoặc đế nghiên cứu khoa học là một quan niệm đúng, vấn đề được đặt ra là bộ phận cơ the được hiếu như thế nào? Bộ phận nào được hiến đế nhằm mục đích chữa bệnh cho người khác và bộ phận nào được hiến nhàm để nghiên cứu khoa học?

Theo qui định tại khoản 2 Điều 3 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể

người và hiến, lấy xác thì bộ phận cơ thể người được hiểu là: Một phần của cơ thể

được hình thành từ nhiều loại mô khác nhau đê thực hiện các chức năng sinh lý nhất định Như vậy, bộ phận cơ thể người được hiểu là một thể thống nhất được

hình thành từ các loại mô khác nhau tạo thành một cơ thể sống hoàn chỉnh, mà mỗi một bộ phận cơ thể thực hiện một chức năng trao đổi chất khác nhau Vì rằng, theo học thuyết Pablốp, nhà sinh vật học vĩ đại người Nga thì chết là sự ngừng trao đổi chất, do vậy sống là sự trao đối chất của các bộ phận cơ thể người Cơ chế trao đổi chất của một cơ thể sổng xét về mặt sinh học diễn ra rất phức tạp, mà cho đến nay con người chỉ hiểu về nguyên tắc và qui luật trao đối chất nói chung trong cơ thể sổng của con người, còn những mối liên hệ giữa các bộ phận cơ thể người thực hiện chức năng trao đổi chất phức tạp, con người chưa thể khám phá hết được

Những bộ phận cơ thể người có thể được tách ra khỏi cơ thể của một cá nhân

để ghép vào bộ phận cơ thể của một cá nhân khác nhằm mục đích chữa bệnh Theo qui định tại khoản 7 Điều 3 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác thì lấy mô, bộ phận cơ thể người là việc tách mô, bộ phận cơ thể người hiến khi còn sổng hoặc sau khi chết Việc tách mô, bộ phận cơ thể người phải căn cứ vào sự tự nguyện hiến mô, bộ phận cơ thể người của một cá nhân đã tự nguyện hiến

mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống hoặc sau khi chết Việc hiến, lấy, ghép

9

Trang 19

mô, bệ phận cơ thẻ người và hiến, lấv xác được thực hiện theo nguyên tẳc qui định tại Điều 4 Luật hiến, lấv, ghép mô, bộ phận cơ thê người và hiến, lây xác:

- Người hiến và người được ehép hoàn toàn tự neuyện trong khi minh mần

Những nguyên tắc pháp lý trong việc hiến bộ phận cơ thể được hiểu như tư tưởng chi đạo trong việc điều chỉnh quan hệ hiến và nhận bộ phận cơ thể người Mục đích hiến bộ phận cơ thể phi thương mại và đây là một nguyên tắc nhàm ngăn chặn các hành vi lạm dụng sự hiến bộ phận cơ thể của cá nhân để nhằm thu lợi nhuận từ các giao dịch vận chuyển, lưu thông các bộ phận cơ thể người Bộ phận

cơ thể người không thể được xem như một thứ hàng hóa và không thể được lưu thông như hàng hóa Hơn nữa, nhằm giữ bí mật các thông tin liên quan đến cá nhân hiến và nhận, cho nên nguyên tắc giữa bí mật là nguyên tắc pháp lý quan trọng trong việc cấm làm lộ bí mật đời tư của cá nhân

Bộ phận cơ thể người không phải là thành quả lao động và không phải là hoa lợi, lợi tức cho nên bộ phận cơ thể người không thể được xem như hàng hóa Pháp luật qui định về việc hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác đã loại bỏ hành vi thương mại hóa bộ phận cơ thể người Vì rằng việc hiến hoàn toàn không có đặc điểm đền bù Người hiến được bảo đảm bằng các chế độ ưu tiên về y

tế cho gia đình cụ thể như người hiến được khám chữa bệnh miễn phí tại cơ sở y tế công, duợc ưu tiên ghép mô và bộ phận cơ thể khi mắc bệnh mà cần phải ghép bộ

10

Trang 20

phận cơ thê Thân nhân của người chêt đã hiên mô tạng cũne đưọc hưởníĩ các chê

độ ưu tiên trono, chăm sóc sức khỏe

v ề mặt lý luận, chủ thế trone quan hệ pháp luật nói chune và quan hệ pháp luật dân sự nói riêng theo qui định của pháp luật bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ trong các quan hệ pháp luật dân sự Quyền hiến bộ phận cơ thể khi còn sống và quyền hiển bộ phận cơ thể và hiến xác sau khi cá nhân chết là kha năng khách quan do pháp luật qui định Quyền này hàm chứa hai ý nghĩa, thử nhất là vấn

đề quyền con người, thứ hai là vấn đề quyền dân sự Hai yếu tổ này chứa đựng trong quan hệ cụ thể là quan hệ hiến bộ phận cơ thể khi còn sống và hiến bộ phận

cơ thể và hiến xác sau khi cá nhân chết Như vậy, năng lực pháp luật dân sự của cá nhân được bảo đảm thực hiện trong việc hưởng quyền và thực hiện các nghĩa vụ dân sự, trong đó có một quyền rất đặc biệt là quyền định đoạt hiến bộ phận cơ thể của mình khi còn sổng và hiến bộ phận cơ thể và hiến xác sau khi cá nhân qua đời Tuy nhiên, năng lực pháp luật dân sự khi thực hiện quyền dân sự của cá nhân trong quan hệ hiến bộ phận cơ thể khi còn sống và hiến bộ phận cơ thể và xác sau khi cá nhân chết còn phụ thuộc vào năng lực hành vi dân sự của cá nhân Trong các quan

hệ dân sự thông thường khác, cá nhân có thể có năng lực hành vi dân sự không đầy

đủ nhưng vẫn là chủ thể của quan hệ tài sản nhất định, nhưng trong quan hệ về hiến

bộ phận cơ thể khi còn sổng và hiển bộ phận cơ thể và hiến xác sau khi cá nhân chết thì điều kiện tiên quyết là cá nhân phải là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự mới được thực hiện quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết hoặc quyền hiến bộ phận cơ thể khi còn sống Theo qui định tại Điều 5 Luật Hiến, lấy, ghép

mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác thì: “Người từ đủ mười tám tuổi trở lên,

có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống, sau khi chết và hiến xác

Xét về bản chất của quan hệ pháp luật dân sự, thì quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của cá nhân khi còn sổng, sau khi chết và hiển xác là một quyền dân sự rất đặc biệt, cá nhân không phải định đoạt tài sản của mình mà định đoạt bộ phận cơ thể

Trang 21

m ìn h khi cò n sôn g, đôim thời có q u y ê n đ ịn h đo ạt hiên bộ phận CO' th ê và xác của mình sau khi chết Cá nhân thực hiện quyền định đoạt này khôntỉ phải là định đoạt

sự sốne, và chết của bản thân mình, mà sau khi định đoạt hiẽn bộ phận cơ thê khi còn sông thì cá nhân vẫn bảo đảm và hiêu được ý n^hĩa của việc định đoạt này là

có mục đích dùng để chừa bệnh cho người khác hoặc để phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học Khi cá nhân qua đời, thì việc hiến bộ phận cơ thê của cá nhân và hiến xác sau khi chết được thực hiện bởi những người còn sổng theo ý chí của người có bộ phận cơ thế và xác khi còn sống

Bộ phận cơ thể là một phần của cơ thể được hình thành từ nhiều loại mô khác nhau để thực hiện các chức năng sinh lý nhất định Nhưng Luật hiến, lẩy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác của Việt Nam qui định về việc

hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác, còn việc truyền máu,

ghép tủy không thuộc phạm vi điều chỉnh của Đạo luật này.

Chúng tôi điểm qua một sổ thành tựu của thế giới trong việc cấy ghép tế bào thân tạo máu ở người để nhàm làm nổi bật tính đặc thù của Luật hiến, lấy, ghép mô,

bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác của Việt Nam

Cấy ghép tể bào thân tạo máu được hiểu là lấy tủy xương hoặc tế bào thân tạo máu ở ngoại vi của bản thân người mắc bệnh hoặc của người khác Ngoài ra, cũng có thể lấy tể bào thân tạo máu ở máu nhau thai cấy vào trong cơ thể, có tác dụng tạo máu bao gồm hệ thống hồng cầu, hệ thống bạch cầu, hệ thống tể bào nhân không lồ và chức năng miễn dịch Hiện nay trên thế giới có các trung tâm nghiên cứu về vấn đề cấy ghép tế bào thân tạo máu ở người như: Sở đăng ký cấy ghép tủy xương quốc tế (IBMTR), Nhóm hợp tác cấy ghép tủy xương châu Âu (EBMT) và Nhóm hợp tác cấy ghép tủy xương châu Á Thái Bình Dương (APBMTG) đều dùng chung một tên gọi là cấy ghép tủy xương Trên thực tế, các nhóm này còn cấy ghép

tế bào thân tạo máu khác

Hiện trạng cấy ghép tế bào thân tạo máu: trong khoảng gần ba mươi năm trở lại đây, việc cấy ghép tế bào thân tạo máu được áp dụng rộng rãi trong việc điều trị

Trang 22

nhữníỉ bệnh máu ác tính, bướu thực thế và một sổ bệnh khác có tính chất bâm sinh

và bệnh không do bẩm sinh như bệnh khiếm khuyết chức năng miễn dịch bẩm sinh

và một số bệnh collagen Tính riêng năm 1996, ở châu Âu đã tiến hành cấy ghép máu và tủy xương ở 382 đơn vị của 31 quốc eia với 14.953 ca, trong đó cây ghép tuỷ xương dị thể là 4.393 ca chiếm 30%, cấy ghép tế bào thân tạo máu ở máu ngoại

vi dị thể là 1.141 ca (chiếm 26%)'

Sở đăng ký cấy ghép tủy xương quốc tế (IBMTR), được thành lập vào thập niên 70, thế kỷ XX Tổ chức này có nhiều nhóm nghiên cứu, như họp tác nghiên cứu về ung thư máu cấp tính, thiếu máu do trở ngại tái sinh và bệnh miễn dịch tự thể, bệnh ung thư máu mạn tính ở bạch cầu hạt, tế bào lumpho, và hồi phục miễn dịch Nhóm này tổ chức họp tác với những nguồn cung cấp tế bào thân tạo máu, hợp tác với những nhóm nghiên cứu về ung thư bướu thứ phát và bệnh phát kèm ở thời kỳ cuối, bệnh về chuyển hóa và bệnh về khiếm khuyết miễn dịch và ung bướu

ở trẻ em và cùng các nhóm này tiến hành nghiên cứu sâu hơn về công nghệ cấy ghép tế bào thân tạo máu.2

ở nước láng giềng của Việt Nam là Trung Quốc, cho đến nay, tại Trung Quốc đã tiến hành khoảng hơn 1000 ca điều trị cấy ghép dị thể chủ yếu là ung thư máu cho con người Phạm vi điều chỉnh của Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người của Việt Nam hẹp hơn so với pháp luật của Trung Quốc về cùng một lĩnh vực Tại Trung Quốc vào năm 1959, các nhà khoa học đã nghiên cứu thí nghiệm về cấy tủy xương tự thể Vào năm 1962, ở Trung Quốc các nhà khoa học đã cấy ghép tủy xương khác gen cho ca bệnh ung thư máu đầu tiên Đặc biệt, sau thập niên 80 thế kỷ XX, trên toàn lãnh thổ Trung Quốc đã có khoảng trên 2000 ca cấy ghép tuỷ xương Đặc biệt, kể từ năm 1996, tại Trung Quốc đã tiến hành ca cấy ghép tế bào thân tạo máu ở máu ngoại vi dị thể và đã thành công trong việc điều trị bệnh ung

1 M ã Lương M inh, Chấn đoán phòng trị bệnh ung thư máu, N xb, T ốn g hợp thành phố Hố Chí Minh, 2 0 0 6 , tr 165.

2 Sách đã dẫn, tr 165.

13

Trang 23

thư máu đâu tiên Cùng từ năm 1996 đên nay tại Trung Ọuôc đã thực hiện trẽn 500

ca cấy íỉhép ở máu ngoại vi khác gen.'

Tuy nhiên, Luật hiến, lấy, 2,hép mô, bộ phận cơ thế người và hiến, lấy xác của Việt Nam lại có qui định về quyền hiến, nhận tinh trùne, noãn, phôi trong thụ

tinh nhân tạo Điều 6 Luật này qui định: ‘7 Nam từ đu hai mươi tuôi trở lên, nữ từ

đủ mười tám tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến, nhận tinh trùng, noãn, phôi trong thụ tinh nhân tạo theo qui định của pháp luật 2 Việc hiến, nhận tinh trùng, noãn, phôi trong thụ tinh nhân tạo được thực hiện theo qui định của Chính phủ

Với những qui định của Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác của Việt Nam là dựa trên những tiêu chuẩn về chủ thể, ý chí của chủ thể và các điều kiện, đổi tượng, phương thức hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác được thể hiện ở những khía cạnh sau đây:

a) về chủ thể hiến: Là cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi dân sự (từ mười tám tuổi

trở lên không mắc bệnh tâm thần, không mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình), thì có quyền thể hiện ý chí trong việc hiến

mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống và sau khi chết và hiến xác Như vậy, điều kiện về chủ thể trong việc hiến mô, bộ phận cơ thể của bản thân khi còn sống

và có quyền tự định đoạt hiến mô, bộ phận cơ thể sau khi chết và hiến xác thể hiện hành vi pháp lý đơn phương của chủ thể và là một loại giao dịch dân sự Việc hiến

mô, bộ phận cơ thể của chủ thể khi còn sống và hiến mô, bộ phận cơ thể của mình sau khi chết và hiến xác của cá nhân được pháp luật qui định căn cứ vào mức độ năng lực hành vi dân sự đầy đủ của cá nhân Qui định về điều kiện của chủ thể trong việc hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống, sau khi chết và hiến xác

đã loại trừ những cá nhân không có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, bị mất năng lực hành vi dân sự, có năng lực hành vi dân_six han chệ^không có quyền được hiến

mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống, sau khi chết và hiến xác Qui định về

3 Mã Lương Minh, Chuẩn đoán p hòng trị bệnh ung thư m áu, N x b , T ổ n g hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2 006, tr 169.

Trang 24

điều kiện của chu thế như vậy, đã hoàn toàn dựa vào điều kiện cua chủ thê tham gia vào quan hệ pháp luật dàn sư liên quan đên các siao dịch dân sự Tuy nhiên, nhừng

cá nhân bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo qui định tại Điều 23 Bộ luật dân sự năm 2005, thì không bị hạn chế quyền định đoạt trong việc hiến mô, bộ phận co thê của mình khi còn sống, sau khi chết và hiến xác Điêu 23 Bộ luật dân sự năm 2005 qui định trường hợp cá nhân bị hạn chế năng lực hành vi dân sự trong quan hệ tài

sản thì cần phải có người đại diện hợp pháp: “1 Người nghiện ma túy, nghiện các

chất kích thích khác dẫn đến phá tản tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thê ra quyết đinh tuyên bố là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự 2 Người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện

do Tòa án quyết định Giao dịch liên quan đến tài sản của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ỷ của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày

Như vậy, người bị Tòa án tuyên bố là người bị hạn chế năng lực hành vi dân

sự chỉ bị hạn chế trong giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người này thì phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, giao dịch đó mới có giá trị pháp lý, trừ những giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày Nhưng trong quan hệ hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sổng, sau khi chết và hiến xác thì người bị Tòa án hạn chế năng lực hành vi dân sự theo một bản án có hiệu lực pháp luật vẫn có quyền hiển mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sổng, sau khi chết và hiến xác Sở dĩ có sự khác biệt về điều kiện của chủ thể trong giao dịch dân

sự có đối tượng là tài sản với giao dịch dân sự có đối tượng là mô, bộ phận cơ thể người, xác của cá nhân thì phải tự bản thân người có các đối tượng đó quyết định Quyền định đoạt của chủ thể trong việc hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sổng, sau khi chết và hiến xác thuộc về chủ thể là cá nhân tuyệt đổi Tự bản thân người có mô, bộ phận cơ thể của mình được quyền hiến khi còn sống, sau khi chết

và người hiến xác của mình tự định đoạt khi còn sống Vì quyền này là quyền nhân

15

Trang 25

thân thuộc về ban thân cua neười hiến mà khônu một ai ngoài người có mô, bộ phận cơ thể người khi còn sổng, sau khi chết và hiến xác quyết định Quyền nhân thân của chủ thể trone quan hệ này sắn liền với chủ thể không thể tách dời, khôna thể chuyến giao cho nên không cần có điều kiện phải có người siám hộ Vì việc định đoạt hiến mô, bộ phận cơ thê của mình khi còn sông, sau khi chêt và hiên xác của cá nhân bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo một bản án không xâm phạm lợi ích của một ai và hệ quả của việc định đoạt liên quan đến các đối tượng này không có sự ảnh hưởng xấu nào đến người khác.

Khi xác định tư cách của chủ thể hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác, thì chủ thể là cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và cá nhân bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo một bản án thì đều có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người

và hiến xác nhàm mục đích chữa bệnh hoặc nghiên cứu khoa học cũng cần so sánh với chủ thể hiến, nhận tinh trùng, noãn, phôi trong thụ tinh nhân tạo Theo qui định tại khoản 1 Điều 6 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác

thì: “Nam từ đủ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên, có năng lực

hành vi dân sự đầy đủ cỏ quyển hiến, nhận tinh trùng, noãn, phôi trong thụ tỉnh nhân tạo theo qui định của pháp luật

Điều kiện của chủ thể trong quan hệ hiến, nhận tinh trùng, noãn, phôi trong thụ tinh nhân tạo không những là cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, mà còn phải đạt độ tuổi tối thiểu theo qui định của pháp luật đối với nam từ đủ 20 tuổi,

nữ từ đủ 18 tuổi mới có quyền hiến, nhận tinh trùng, noãn, phôi trong thụ tinh nhân tạo Qui định tại khoản 1 Điều 6 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác là một qui định về chủ thể hoàn toàn độc lập với điều kiện của chủ thể trong quan hệ dân sự và quan hệ hôn nhân, về mặt lý luận, tại Điều 9 Luật Hôn

nhân và gia đình năm 2000 qui định độ tuổi kết hôn thì: â,ỉ Nam từ hai mươi tuổi

trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên ”.

Như vậy, độ tuổi kết hôn tối thiểu đối với nam là từ hai mươi tuổi, nữ từ mười tám tuổi Nhưng đổi với chủ thể có quyền hiến, nhận tinh trùng, noãn, phôi

16

Trang 26

trong thụ tinh nhân tạo đổi với nam phải là người từ đủ hai mươi tuôi, đối với nừ phai từ đu mười tám tuổi Như vậy, nếu theo qui định tại Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì người chồng có quyền sinh con từ hai mươi tuổi, người vợ

có quyền sinh con từ mười tám tuổi Nhưng đối với những cặp vợ chồng không thế

tự mana, thai tự nhiên, có quyền nhận tinh trùng, noãn, phôi trong thụ tinh nhân tạo đổi với người vợ phải là ngưòi từ đủ mười tám tuổi và người hiến tinh trùng là nam giới phải là người từ đủ hai mươi tuổi

Qui định trên không thực tế và về mặt lý luận vì đã không đồng nhất với những qui định về độ tuổi của người phụ nữ có quyền sinh con Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 qui định về độ tuổi tối thiểu của nam và nữ được kết hôn là từ

20 tuổi và từ 18 tuổi Như vậy, sau khi kết hôn họ có quyền làm cha, làm mẹ khi sinh con kể từ độ tuổi họ được kết hôn Còn chủ thể hiến, nhận tinh trùng, noãn, phôi trong thụ tinh nhân tạo lại đạt ở độ thuổi cao hơn so với mức tối thiểu là 364

ngày (theo qui định tại điểm a khoản 1 Điều 151 thì: "Một năm là ba trăm sáu

mươi lăm ngàv” Theo đó, nam từ hai mươi tuổi được tính là Ểéằ + 1 ngày đã từ

hai mươi tuổi; nữ từ 17 tuổi + 1 ngày được hiểu là từ 18 tuổi Theo cách hiểu này thì độ tuổi của người hiến, nhận tinh trùng, noãn, phôi trong thụ tinh nhân tạo phải

là những người đối với nữ là đủ mười tám tuổi, đối với nam phải từ đủ hai mươi tuổi, theo đó mức tối thiểu phải là 364 ngày Qui định này không thực tế và không

có sự độc đáo nào mà còn nặng về tính võ đoán

- Thứ nhất, căn cứ vào độ tuổi kết hôn để xác định việc hiến, nhận tinh trùng,

noãn, phôi trong thụ tinh nhân tạo là phù hợp Biết ràng người hiến tinh trùng, noãn, phôi với người nhận không phải là vợ chồng

- Thứ hai, qui định tại Điều 6 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người

và hiến, lấy xác đã có ngầm ý ràng một cặp vợ chồng đã kết hôn một thời gian, sau

đó nhận thấy rằng một trong hai người không có khả năng sinh sản, khi đó mới tính đến việc thụ tinh nhân tạo để có con Vì vậy, về độ tuổi nhận tinh trùng, noãn, phôi mới được đặt ra Điều luật đã không dự liệu trường hợp một người phụ nữ không

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆ '

17 TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NÕ;

PHÒNG ĐỌC /í f r

Trang 27

kết hôn, vì không có khả năng sinh sản và có ý muôn nhận tinh trùng, noãn, phôi trong thụ tinh nhân tạo để tự mình sinh con? Như vậy, theo qui định tại Điêu 6 Luật hiến, láy, £hép mô, bộ phận cơ thê người và hiến, lấy xác thì cô gái này phái đạt độ tuổi tối thiểu là đủ mười tám tuổi Nhưna nếu cô gái này kết hôn thì chỉ cần đạt độ tuối từ mười tám Có nghĩa là 17 năm + 1 ngày tuối là họp pháp Như vậy, theo quan điẻm của chúng tôi thì Điều 6 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người

và hiến, lấy xác qui định về độ tuổi của các bên hiến và nhận tinh trùng, noãn, phòi trong thụ tinh nhân tạo cũng cần theo nguyên tắc về độ tuổi trong kết hôn sẽ hợp lý hơn và không phá vờ tính chất nhất thể hóa của pháp luật qui định về những quan

hệ có cùng tính chất là độ tuổi sinh con

b) Ỷ chí của chủ thể hiển mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác

Quan hệ về hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác là quan hệ phát luật dân sự cho nên ý chí của chủ thể phải được thể hiện hoàn toàn tự nguyên, tự định đoạt theo ý chí của bản thân mình

Điều 4 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác qui định người hiến và nhận phải tự nguyện và không nhằm mục đích thương mại, mà

vì mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học

Ý chí của chủ thể hiển mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác được thể hiện ở

sự tự nguyện của chính người có mô, bộ phận cơ thể khi còn sống hoặc hiến mô, bộ phận cc thể và xác sau khi qua đời Sự thể hiện ý chí của người hiến được tôn trọng tuyệt đỏi Mọi hành vi lừa dối, dọa nạt, áp đặt ỷ chí đổi với người hiến mô, bộ phận

cơ thể người hoặc hiến mô, bộ phận cơ thể và hiển xác sau khi chết đều là những hành vi trái pháp luật, và việc hiến sẽ không thể được thực hiện Tuy nhiên, ý chí của ngíời hiến mô, bộ phận cơ thể và hiến xác có hai trường hợp bị hạn chế, một trường hợp do luật định và một trường họp phụ thuộc vào ý chí của những người thân thch của người hiến

Trường hợp thứ nhất, ý chí của người hiến bị hạn chế do luật định Theo qui

định tạ điểm c khoản 1 Điều 21 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và

18

Trang 28

hiến, lấy xác thì: “Tronq trường hợp khônẹ cỏ the hiên mô, bộ phận cơ thê người

sau khi chết thì việc lây phai được sự đông V bâng vãn ban của cha, mẹ hoặc người giám Ỉ 1 Ộ cua người đó hoặc vợ, chồng hoặc đại diện các con đã thành niên của người đó Không phụ thuộc vào ý chí của người có xác còn được qui định tại điểm b khoản 2 Điều 22 Luật hiến, lấy, ehép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy

xác: “Trong trường hợp người chết không có thẻ đăng kỷ hiến xác thì phải được sự

đồng ỷ bằng văn bản của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó hoặc vợ, chồng hoặc đại diện các con đã thành niên cùa người đỏ

Trường hợp thứ hai, không phụ thuộc vào ý chí của người h iế n mô, bộ phận

cơ thể và hiến xác Trường họp này khác trường hợp thứ nhất ở chỗ, người chết có thẻ đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể, hiến xác nhưng sau khi người có thẻ chết mà những người thân thích của người này không đồng ý cho người được nhận mô, bộ phận cơ thể nhằm mục đích chữa bệnh hoặc không đồng ý cho cơ quan nghiên cứu lấy mô, bộ phận cơ thể, lấy xác của người chết thì nguyện vọng hiến mô, bộ phận

cơ thể, hiến xác của người sau khi chết sẽ không thể thực hiện được Pháp luật không thể có qui định trong trường hợp những người thân thích của người chết ngăn cản và không thực hiện nguyện vọng của người đó là cho phép người khác lấy

mô, bộ phận cơ thể người, lấy xác nhằm mục đích chữa bệnh hoặc nghiên cứu khoa học, buộc phải thực hiện nguyện vọng của một người trước khi chết Hành vi của những người thân thích của người chết không bị coi là trái pháp luật Bởi vì việc hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay còn phụ thuộc vào phong tục, tập quán, vào tín ngưỡng và tôn giáo cho nên pháp luật về hiển mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác được dự liệu để khuyến khích lòng nhân ái của con người đổi với nhau, mà không thể qui định bất kỳ một trách nhiệm nào đổi với người hiến và những người thân thích của người hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác Hiệu quả của việc lấy các mô, bộ phận cơ thể người

và xác của cá nhân sau khi chết phụ thuộc vào ý chí của những người thân thích hoặc người giám hộ, người đại diện họp pháp của người có mô, bộ phận cơ thể và

19

Trang 29

xác đu'j<c hiến Ban chất của quan hệ hiến mô, bộ phận CO' thê và xác của cá nhân sau khi chết có đặc điểm không đền bù và phi thương mại Mọi hành vi thương mại hóa trcnc quan hệ hiến mô, bộ phận cơ thế neười, hiến xác đều là hành vi trái pháp luật Xéit về bản chất, trong quan hệ xã hội thì con người là chủ thê mà không phải

là đối tượng của quan hệ Do vậy, mô, bộ phận cơ the người và xác của cá nhân sau khi chèt không thế là đối tượng của quan hệ thương mại Mô, bộ phận cơ thê người, xác của cá nhân sau khi chết chỉ là đối tượng của quan hệ hiến theo ý chí của người

có mô, bộ phận cơ thể người và xác khi người hiến còn sổng đã thể hiện ý chí, nguyện vọng hiến Nhưng ý chí này bị hạn chế trong hai trường họp do luật định và

sự thể hiện ý chí của những người thân thích của người chết là đồng ý hay không đồng ý hiến mô, bộ phận cơ thể và hiến xác của người thân thích sau khi chết

Quan hệ về hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác sau khi chết của cá nhân có thực thi được trong cuộc sống hiện thực, có hiệu quả cao hay thấp còn phụ thuộc vào quan niệm về sự sống và cái chết của con người Người Việt Nam vừa rất coi trọng tình cảm, nhưng cũng rất coi trọng phong tục, tập quán hàng ngàn năm

đã ăn sâu vào tiềm thức của mình Cho nên hiệu quả điều chỉnh của Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác trong thời điểm hiện nay là chưa cao Tuy nhiên, bất kỳ một qui định nào mới và khác lạ với nếp nghĩ, quan niệm, phong tục của người dân trong xã hội cũng không thể trong một thời gian ngắn mà

có thể được toàn xã hội chấp nhận Hy vọng rằng Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận

cơ thể người và hiến, lấy xác sẽ được chấp nhận và mọi người sẽ xem đó là quyền dân sự cơ bản của công dân tương tự như các quyền dân sự thông thường khác

20

Trang 30

ChUÌUÌng II:

77/0C T R m c PHÁP L ư m v m T NAM VE H i m , L®Y, GHÉP MÔ, BUI P H m m

TH® N G m i VÀ H i m , m Y X Á C

I Thực trạng và nhu cầu ghép mô, bộ phận CO’ thể ngưòi ỏ’ Việt Nam

Ở Việt Nam v ề nhu cầu ahép mô, bộ phận CO' thê người cũng gặp nhừng khó khăn tương tự như các nước có kỳ thuật ehép thận, bộ phận cơ thế người trên thế giới Những khó khăn nhất không phải là kỳ thuật, trình độ cấy ghép mà là nguồn

mô, bộ phận cơ thể được hiến thật sự khan hiểm vì số lượng người hiến bộ phận cơ thể không nhiều Trên thực tế, các loại thận và gan đều được lấy từ người sống hiến

và chủ yếu những người hiến đều có quan hệ huyết thống với người được hiến Cho đến thời điểm hiện nay, ở Việt Nam chưa có trường hợp nào người hiến tặng là người ngoài huyết thống với người nhận Trong các trường hợp ghép tế bào tạo máu cũng chủ yếu được lấy từ người thân thích cùng huyết thống, chỉ một số rất ít được lấy từ người hiến không cùng huyết thống và từ ngân hàng tế bào gốc Từ khi

có Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người thì số lượng người tình nguyện hiến giác mạc sau khi chết đã ngày một tăng lên4

Ở Việt Nam, nhu cầu được ghép mô, bộ phận cơ thể người và nhu cầu có xác

để phục vụ việc nghiên cứu khoa học, giảng dạy là rất lớn và ngày một gia tăng Tính đến thời điểm hiện nay, cả nước có khoảng từ 5000 đến 6000 người bị suy thận mạn có nhu cầu được ghép thận Ngoài ra, nhu cầu ghép giác mạc cũng rất lớn, theo sổ liệu điều tra năm 2007, thì tỉ lệ mù lòa trong cả nước là 0,59%, tương ứng với 27.000 người mù do có bệnh lý về giác mạc cần phải có giác mạc để ghép Nhưng trên thực tể không có đủ nguồn hiến giác mạc đáp ứng được sổ lượng người cần ghép lớn như vậy Trước thực trạng này, mặc dù Việt Nam đã có Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2007 Khi Đạo Luật này được ban hành, dư luận xã hội đều đồng tình ủng hộ và đánh gía đạo luật như một khuôn khổ pháp lý để mỗi cá nhân có thể thực

4 http://vvvvw.vietduchospital.edu.vn new s detail.asp? ID =2& C 1D = 2& ID N =9533

21

Trang 31

hiện tốt nguyện vọng cua mình Nhưng thực tế mồi người đều có một lý do riêng đè chưa thê thực hiện được đạo lý này Lý do này có thê do quan niệm về phono tục, tập quán, văn hóa, đạo đức, tôn giáo và cả yếu tố tâm lý chi phối mạnh mẽ và những yếu tố này là những rào cản vô hình nhưng hữu hiệu ngăn chặn những hành

vi tích cực của cá nhân muốn hiến bộ phận cơ thể của mình và hiến xác sau khi chết

Những nguyên nhân thì có nhiều, nhưng những nguyên nhân cơ bản phải kể đến là Việt Nam chưa thành lập được Trung tâm điều phối quốc gia về ghép cơ thể người, điều này đã hạn chế đến việc triển khai những qui định của Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác Sự chậm trễ này đã bỏ lờ nhiều cơ hội tiếp nhận những nguồn mô, bộ phận cơ thể người và xác của người có ý nguyện hiến khi còn sống, sau khi qua đời Bên cạnh đó, ngân hàng giác mạc chưa được hoàn chỉnh, chưa có đủ trang thiết bị phù hợp và cần thiết như các loại máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển, bảo quản, sàng lọc, kiểm tra Ngoài ra, nhân lực

về lĩnh vực lấy, ghép giác mạc cũng chưa được đào tạo đầy đủ Đặc biệt kinh nghiệm thành lập và điều hành hoạt động của ngân hàng giác mạc còn thiếu và yếu

Việc hoạt động, tuyên truyền, phổ biến ý nghĩa, mục đích nhân đạo trong việc hiến mô, bộ phận cơ thể người, hiến xác nhằm mục đích chữa bệnh hoặc nghiên cứu khoa học còn rất hạn chế Thời lượng phát sóng, phát hình về chủ đề tuyên truyền pháp luật về hiến mô, bộ phận cơ thể còn ít và nội dung rất sơ sài Báo chí tuyên truyền về vấn đề này cũng không được thường xuyên cho nên nhân dân hiểu biết về việc hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác rất hạn chế và đại đa sổ nhân dân đều chưa biết có đạo luật này Thiết nghĩ, những qui định của pháp luật

về hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác cần phải được phổ biển rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng và thời lượng tuyên truyền trên các phương tiện phát thanh, truyền hình, báo chí cần được tăng lên về thời gian và tần suất phát sóng

22

Trang 32

Thực tế, trons xã hội nước ta hiện nay đà xuất hiện hiện tượng bán thận

trone; cộng đồrm, thậm chí bán sans các nước láns eiềng dưới nhiêu hình thức đi du

lịch, tham quan, chừa bệnh ở nước neoài

Trao đôi với VietNamNet, Tổng thư kv Hội Thận - Niệu học Thành phổ Hồ

Chí Minh (PGS.TS Phạm Văn Bùi) cho biết: “Luật hiến, lấy ghép mô, bộ phận cơ

thê người và hiển, ỉấyxác là một hành lang pháp lý quan trọng tạo điều kiện cho kỹ

thuật ghép tạng ở tmớc ta phát triển đồng thời ngăn chặn nạn mua bản nội tạng

người, nhưng trên thực tế diễn ra rắt phức tạp Nạn nhân mua bán thận nói riêng

và mua bán nội tạng nói chung bắt nguồn từ ti lệ suy thận trên thế giới ngày càng

cao Chỉ tính riêng ở Việt Nam đã cỏ khoảng 80 ngàn người suy thận mạn tính Tỷ

lệ này cao hom ở các nước phát triển nên đã xuất hiện một sổ mạng lưới mafia

buôn bán nội tạng trên thế giới ”5.

II Thực trạng pháp luật về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người hiến,

lấy xác ở Việt Nam

Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác được Quốc

hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỷ họp thứ 10 thông qua

ngày 29 tháng 11 năm 2006, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2007 gồm

có 6 chương, 5 mục với 40 điều

a) Chương Ị, những qui định chung từ Điều 1 đến Điều 11 Chương này qui

định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, điều kiện của chủ thể hiến mô, bộ

phận cơ thể người và hiến xác; chủ thể hiến, nhận tinh trùng, noãn, phôi trong thụ

tinh nhân tạo Trong chương này còn qui định về trách nhiệm quản lý nhà nước về

hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác và những chính sách Nhà nước về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác Các nguyên tắc

trong việc hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác và các hành vi

bị nghiêm cấm cũng được qui định trong chương này

5 h ttp://nguoivietnam m oi.blogspot.com /2009/08/nguoi-ban-than-bi-chan-70-tien-cho-m oi.htm l

23

Trang 33

Chương I, là một chươnu khôníỉ đầy đủ và không đông nhât vê quan điêm lập pháp

ở những điêm sau đảv:

Thứ nhất, tại Điều 6 qui định về quyền hiến, nhận tinh trùnơ, noàn, phôi

trong thụ tinh nhân tạo, nhưng lại không qui định về iìhép tủy, ghép tế bào thân tạo máu Sự thực côrm nahệ cấy shép tế bào thân tạo máu trên thế giới đã được quan

cấy ghép tủy xương quốc tế (IBMTR) được thành lập vào thập niên 70, thế kỷ XX Trên toàn thế giới hiện nay có khoảng 300 trung tâm Tổ chức này có nhiều nhóm nghiên cứu, hợp tác nghiên cứu về ung thư máu cấp tính, thiếu máu do trở ngại tái sinh và bệnh miễn dịch tự thể

Tại Hoa kỳ có Trung tâm nghiên cứu ung bướu (FHCRC) được thành lập vào năm 1990, là trung tâm nghiên cứu về cấy ghép tủy xương lớn nhất Hoa kỳ Mồi năm trung tâm này cấy ghép khoảng 500 ca

Tại Châu Âu, có nhóm hợp tác cấy ghép tủy xương châu Âu (EBMT), được thành lập từ năm 1975 và hiện tại châu Âu có 283 trung tâm, của 31 quốc gia tham gia Nhóm hợp tác cấy ghép tủy xương này

Tại châu Á, có Nhóm hợp tác cấy ghép tủy xương vùng châu Á Thái Bình Dương (APMTG), được thành lập từ năm 1990 tại Bắc Kinh (Trung Quốc), có sự tham gia của không ít quốc gia vùng châu Á Thái Bình Dương Nhóm này có vai trò quan trọng đổi với việc triển khai ghép tủy xương tại vùng châu Á Thái Bình Dương

Tại Trung Quốc, từ năm 1959, các nhà khoa học của nước này đã triển khai nghiên cứu, thí nghiệm về cấy ghép xương tủy cho động vật là loài chó Kết quả cho thấy, chó được cấy ghép tủy xương tự thể thì tuổi thọ được kéo dài thêm Tính

từ năm 1981 đến nay, Trung Quốc đã đã thực hiện khoảng trên 1000 ca cấy ghép dị

24

Trang 34

thê (cha vêu là un« thư máu), ơ Trung Ọuôc, đã có khôniì ít báo cáo vê cây 2,hép tủy xương tự thể ở những cặp song sinh và cấy uhép tế bào thân ở máu nhau thai6.

Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận CO' the người và hiến, lấy xác không có qui

định vẻ ohép tủy và sự thực tại khoản 2 Điều 1 của Đạo luật này đã qui định: “Việc

truyềrt máu, ẹhép tủy không thuộc phạm vi điểu chình của Luật này

Nhưng những đòi hỏi của đời sống thực tế lại không phụ thuộc vào qui định

không đầy đủ như vậy Vào quí II năm 2006, tại Việt Nam, Bệnh viện Nhi Truna,

ương đã thực hiện ghép tủy xương và tế bào gốc cho trẻ em Từ ca ghép tủy xương này, kv thuật ghép tủy xương và tể bào gốc sẽ được thực hiện đối với các loại bệnh máu trấng không còn khả năng đáp ứng với điều trị thuốc hoặc tái phát nhiều lần Mắc bệnh này, bệnh nhân bị rối loạn huyết sắc tổ, tủy bị suy và một sổ dạng ung thư bạch cầu, ung thư dạng u, ung thư nguyên bào thần kinh, u lành phôi

Khác với kỹ thuật ghép tạng, sau khi ghép tủy bệnh nhân phải dùng thuốc chổng thải ghép suốt đời Tính đến thời điểm hiện nay, Bệnh viện Nhi Trung ương

đã trang bị một hệ thống máy móc thực hiện kỹ thuật ghép tủy xương và tế bào gốc của Cộng hòa Liên bang Đức và Hoa kỳ Mồi năm có hàng trăm bệnh nhi cần được ghép tủv xương và tế bào gốc, chủ yếu là bệnh nhân ung thư máu Bệnh viện Nhi Trung ương, dự tính sẽ thực hiện từ thiện việc ghép tủy xương và tế bào gổc mỗi năm khoảng 29 đến 30 ca Ngoài Bệnh viện Nhi Trung ương, tại Việt Nam còn có bệnh viện 108 (Quân đội) và Bệnh viện Trung ương Huế cũng áp dụng phương pháp ghép tủy và tế bào gốc điều trị cho bệnh nhân ung thư máu7,

b) Nhũng qui định tại các chương II, III, IV Luật hiến, lấy mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác đã khuyến khích quyền tự do định đoạt ý chí của người hiến

mô, bộ phận cơ thể và hiến xác, là một Đạo luật rất mới ở Việt Nam không những

về tên gọi, mà còn bởi nội dung của các qui định trong Đạo luật này Sự định đoạt ý

6 Mã Lương M inh, Chân đoán phòng trị bệnh ung thư máu, N xb, T ốn g hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2 006, tr 165 - 169.

7 http://w vvw khoahoc.coni.vn/doisong/vhoc/suc-khoe/3326 G hcp-tuv-xuorm -va-te-bao-goc.

Tham khao: Phạn Kim N g ọ c, Phạm Văn Phúc, Trương Định: C ông nghệ tế bào g ố c, N xb Giáo dục V iệt N am , 2010.

Trang 35

chí cu a nmrời hiên m ô, bộ phận CO' th è và hiên xác có n h ữ n g đặc điêm riêng biệt so với sự định đoạt ý chí cua chủ thê trong các quan hệ pháp luật dân sự thône thườnu khác Việc hiến có được thực hiện đầy đủ hay không còn cần phải thỏa mãn các điều kiện do pháp luật qui định: về chủ thế, về ý chí của chủ thế, về hình thức và thủ tục hiến Hơn nữa, việc hiến này phải thông qua một CO' sở y tế có đầy đủ các điều kiện để thực hiện ý nguyện của người hiến Theo qui định tại khoản 1 Điều 16 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiển, lấy xác qui định về điều

kiện đối với cơ sở y tế lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người: "ỉ C ơ s ở y tế lấy, ghép

bộ phận cơ thê người phải có đủ các điều kiện sau đày: a) Có đủ đội ngũ cản bộ y

tế có năng lực, trình độ chuyên môn về lẩy, ghép bộ phận cơ thể người, gây mẻ, hồi sức sau ghép được cơ sở y tể hoặc cơ sở đào tạo cấp giấy chứng nhận hoặc văn bằng chuyên khoa; b) Có trưởng kíp ghép bộ phận cơ thế người là người đã trực tiếp thực hiện ca ghép trên người; c) c ỏ ít nhất ba phòng liên hoàn khép kín, bố trí một chiều, bảo đảm vô trùng, bao gồm phòng lấy, xử lý và bảo quản bộ phận cơ thể người, phòng ghép và phòng hồi sức sau ghép; d) Có phòng kỹ thuật dành riêng cho việc theo dõi, chăm sóc liên tục người hiến hoặc người được ghép; đ) Có đơn

vị ghép thực nghiệm; e) Có phòng xét nghiệm; g) Có đom vị lọc máu, chạy thận nhân tạo đối với trường hợp ghép thận; h) Có đủ trang thiết bị, dụng cụ y tế về thăm dò chức năng, huyết học, hóa sinh, vi sinh, miễn dịch, giải phẫu bệnh, chẩn đoán hình ảnh, định lượng nồng độ thuốc chống thải ghép để bảo đảm việc chẩn đoán và theo dõi người hiến, người được ghép trước, trong và sau khi ghép; i) Có

đủ cơ số thuốc cần thiết đáp ứng yêu cầu thực hiện quả trình lấy, ghép và phục hồi sau khi ghép

Một khía cạnh pháp lý cần phải được đặt ra phải được xác định trong quan

hệ hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiển xác là:

Hành vi pháp lý đơn phương của người hiến mô, bộ phận cơ thể và hiến xác của mình đã thể hiện ý chí bàng hình thức và thủ tục đăng ký sau khi được cơ sở y

tể có đủ điều kiện theo qui định tại khoản 1 Điều 16 như đã viện dẫn trên đây tư

Trang 36

vấn và người có nguyện vọng hiến phai đănư ký hiên theo mầu đơn và phai được kiêm tra sức khoe Đối với níĩười đăne ký hiến mô, bộ phận cơ thê hiến xác sau khi chết sau khi đăng ký hiến và được câp the và việc đăna ký hiên có hiệu lực pháp luật kể từ khi người đăng ký được cấp thẻ đăng ký hiến Như vậy, hành vi pháp lý đơn phương của người hiến thỏa mãn điều kiện là một giao dịch dân sự Giao dịch này nhằm làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của chủ thể được lấy mô, bộ phận cơ thể, xác sau khi chết của nơười thể hiện ý chí là hiến.

Chủ thể được ghép mô, bộ phận cơ thể người phải thỏa mãn các qui định tại Điều 30 Luật hiến, lấy, ehép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác: “ỉ Có chí

định ghép của cơ sở V tế được ghép mô, bộ phận cơ thế người 2 Có đơn tự nguyện xin ghép Đổi với người dưới mười tám tuổi phải có sự đồng ỷ bằng văn bản của cha, mẹ hoặc người giảm hộ của người đó 3 Đổi với trường hợp ghép bộ phận cơ thể không tái sinh ở người sống phải được sự đồng ý bằng văn bản của Hội đồng tư vắn lấy, ghép bộ phận cơ thể người theo qui định tại Điều 15 của Luật n à y”8.

Theo qui định của Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác thì không có qui định về người có nguyện vọng hiến thể hiện theo di chúc Như vậy, trên thực tế có thể có trường hợp người có nguyện vọng hiến mô, bộ phận cơ thể, xác của mình sau khi chết đã không đăng ký theo mẫu và thủ tục mà Đạo luật này đã qji định, thì có được chấp nhận không? Với câu hỏi đặt ra, chúng tôi có quan điểm như sau:

Thứ nhất, một cá nhân muốn thể hiện ý chí của mình là hiến bộ phận mô, bộ

phận cơ ứiể, hiến xác của bản thân sau khi qua đời nhằm mục đích chữa bệnh cho người khác hoặc nhằm để nghiên cứu khoa học thì việc thể hiện ý chí này của cá nhân có lợp pháp không hay nói cách khác là có được chấp nhận như trường họp người đó đăng ký hiến không? Quan điểm của chúng tôi là Luật hiến, lấy, ghép mô,

8 Đ iều 15 Liật hiến, lấy, ghép m ô, bộ phận cơ thế người và hiến, lấy xác qui định về điều kiện, thủ tục lấy bộ phận

cơ thể khônt tái sinh ớ người sống: ” 1 V iệc lẩy bộ phận c ơ thế không tái sinh ớ người sống phia tuân theo qui định tại Đ iều 14 tùa Luật này và chi được tiến hành sau khi có ý kiến đồng ý bằng văn ban của Hội đồng vtuvv vấn lấy, ghép bộ phậi cơ thế người 2 Hội đồng tư vấn lấy, ghép bộ phận cơ thẻ người do cơ sớ y tế qui định tại Đ iều 16 cùa Luật này thinh lập Thành phần cùa Hội đồng tư vấn lấy, ghép bộ phận cơ thế người phai có ít nhất là năm người, bao gồm cát chuyên gia về y tế, pháp luật và tâm lý”.

27

Trang 37

bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác nên bổ sung qui định vẽ sự kiện này Bơi vì pháp luật dân sự nói chung và Luật vê hiến, lấy, y;hép mô, bộ phận cơ thê người và hiến, lấy xác là hành lane pháp lý cần được mở rộng trorm việc khuyến khích cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi dân sự được thể hiện nguyện vọng của mình Đồng thời cũng là một điều kiện đế làm tăng sổ lượnR mô, bộ phận cơ thể người và xác cho ngân hàng mô, bộ phận cơ thể người và xác của cá nhân thể hiện ý chí hiến theo di chúc Tuy nhiên, khi đề cập vấn đề này thì không nên hiểu một cách đơn giản và theo một nghĩa hẹp là di chúc chỉ định đoạt tài sản, còn mô, bộ phận cơ thê người và xác của cá nhân không phải là tài sản cho nên không the qui định dịch chuyển những đối tượng này theo di chúc được Nếu hiểu như vậy sẽ không thỏa đáng và không toàn diện một quan hệ rất đặc biệt là quan hệ hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác Bởi vì nguyện vọng hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác của cá nhân được thể hiện bàng nhiều hình thức như có đon đăng ký hiến theo mẫu qui định và sự thể hiện ý chí của người có ý nguyện hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác còn có thể theo một hình thức khác là di chúc Tuy nhiên, chủ thể được nhận mô, bộ phận cơ thể người hoặc xác có thể được người lập di chúc chỉ định trong di chúc, nhưng người được chỉ định nhận các đối tượng này có thể không thể nhận do tính chất không tương thích của bộ phận cơ thể, mô nếu được cấy ghép Trường họp này có thể xảy ra không phải là ít do tính tương đồng giữa

bộ phận cơ thể được hiến theo di chúc và cơ thể của người được chỉ định nhận không phù hợp, cho nên việc cấy, ghép không thể thực hiện được Căn cứ của đề xuất trên là dựa trên qui định của tại điểm c khoản 2 Điều 21 Luật hiến, lấy, ghép

mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác đã qui định: “Trường hợp không cỏ thể

hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết thì việc lẩy phải được sự đồng ỷ bằng văn bản của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đỏ hoặc vợ, chồng hoặc đại diện các con dã thành niên của người đó

Một người khi còn sống đã không đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết nhưng mô, bộ phận cơ thể của người này vẫn được hiến sau khi người

28

Trang 38

này qua đời với điều kiện được những người thân thích của người này đông ý băna văn bản và ncười đại diện các con đã thành niên của n<ĩU'ời đó thì việc hiến mô, bộ phận cơ thê vần được thực hiện Trong tường hợp này, việc dùng mô, bộ phận cơ the của người đã chết cho người khác nam ngoài ý chí của người có mô, bộ phận cơ thế đó sau khi chết Việc hiến trong truửng hợp này tùy thuộc vào ý chí được thê hiện dưới hình thức văn bản của người là cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó

hoặc người vợ, người chồng của người có mô, bộ phận CO' thể sau khi chết được

đem hiến cho người khác Như vậy, việc người hiến mô, bộ phận cơ thê của mình sau khi chết cho người khác dưới hình thức di chúc cũng nên được pháp luật qui định cụ thể trong Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiển, lấy xác sẽ điều chỉnh toàn diện hơn và đầy đủ hơn các sự kiện có thể xảy ra trong đời sống xã hội hiện nay

c) Thủ tục hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sống

Hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sống nói chung và ở người đã chết nói riêng đều phải tuân theo những nguyên tắc, thủ tục do pháp luật qui định

v ề thủ tục đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sống theo qui định tại Điều 12 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác qui định:

- Điều kiện thứ nhất: Người hiến là cá nhân từ đủ mười tám tuổi trở lên, có

năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sổng

- Điểu kiện thứ hai: Người có ý định hiển mô, bộ phận cơ thể của mình phải

có đơn đáng ký hiến và đơn đăng ký này phải được nộp đến cơ sở y tế có đủ các điều kiện lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người

Tính đến thời điểm hiện nay, thì ở Việt Nam chưa có được những văn bản chính thức thống kê những cơ sở y tế nào được thưc hiện việc lấy mô, bộ phận cơ thể của Egười hiến Tuy rằng, tại Điều 16 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác có qui định về điều kiện đối với cơ sở y tế lấy, ghép mô, bộ phận cơ ihể người:

29

Trang 39

Cơ sơ y tế này phai có đu đội ngũ cán bộ y tê có năng lực, có trình độ nghiệp

vụ chuvên môn về lấv, íỉhép bộ phận cơ thẻ người, uâv mê, hồi sức sau íỉhép và cơ

sở y tế này phai là cơ sở đào tạo câp giấy chứne nhận hoặc văn bărm chuyên khoa

trong lĩnh vực lấy, lihép mô, bộ phận CO' thê người

Có trưởng kíp ghép bộ phận cơ thế người và là naười đã trực tiếp thực hiện

ca shép trên người

Ngoài ra, cơ sở y tế phải đảm bảo các điều kiện về cơ sở hạ tầng để thực hiện việc lấy, ghép bộ phận cơ thể ngưòi như có ít nhất ba phòng liên hoàn khép kín để lấy, xử lý và bảo quản bộ phận cơ thể người Có phòng kỳ thuật đế theo dõi, chăm sóc người hiến hoặc người được ghép bộ phận cơ thế người Có phòng xét nghiệm, phòng thực nghiệm, có đơn vị lọc máu, chạy thận nhân tạo trong các ca ghép thận;

có các treng thiết bị, dụng cụ y tế về thăm dò chức năng, huyết học, hóa sinh, vi sinh, miễn dịch, giải phẫu bệnh, chẩn đoán hình ảnh, định lượng nồng độ thuốc chổng thái ghép để theo dõi người hiến, người được ghép trước, trong và sau khi ghép Một yếu tố rất quan trọng là cơ sở y tế đó phải có đủ cơ số thuốc cần thiết đáp ứng }êu cầu thực hiện quá trình lấy, ghép và phục hồi sau khi ghép

Cơ sở y tế phải thỏa mãn các điều kiện trong việc lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người được qui định tại Điều 16 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người

và hiến, Éy xác tính đến thời điểm hiện nay (năm 2010), thì những cơ sở này chỉ là những bệnh viện lớn như: Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Nhi trung ương, Bệnh việi 19.8 Bộ Công an, Bệnh viện Việt - Đức (Hà Nội), Bệnh viện Chợ Rầy (Sài Gòn), Viện mắt Trung ương, Bênh Viện 103, Bệnh viện 108, Bệnh viện bạch

M ai

N hr vậy, tính đến thời điểm hiện nay thì cơ sở y tế có đủ điều kiện lấy, ghép

mô, bộ piận cơ thể người ở Việt Nam không nhiều Nguyên nhân trên thì có nhiều, nhưng njuyên nhân chủ yếu mà các cơ sở y tế ở Việt Nam không có trình độ, nghiệp V Ị chuyên môn trong việc lấy, ghép mô, bộ phận cơ the người là do trong những nim trước khi Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy

30

Trang 40

xác được ban hành chưa hoạt độno mang tính chất chính thức Việc hiến, lấy, ahép

mô bộ phận cơ thê naười a Việt Nam tuy đã có ở bệnh viện này hay ở bệnh viện khác nhưng chủ yếu xuất phát từ nhu cầu điều trị bệnh nhân mà không mấy được quan tâm ỏ' diện rộng trên toàn quốc vói nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau

Trước đây, danh từ Ngân hàng mô hay danh từ hiến, lấy, ghép mô, bộ phận

cơ thể người không được phổ biến trong xã hội và khi nói đến vấn đề này, có nhiều

neười còn bỡ ngỡ, ngạc nhiện tại sao lại có một loại ngân hàng như thế? Tuy

nhiên, trong các bệnh viện lớn thì ngân hàng mô đã được thành lập từ rất lâu theo nhu cầu nghiên cứu và chừa bệnh Khi chưa có hành lang pháp lý về vấn đề này thì vấn đề ngân hàng mô khi được sử dụng cũng rất thận trọng và không phổ biến

Bước khởi đầu của danh từ ngân hàng mô ở Việt Nam được gọi dưới danh nghĩa là

Phòng thí nghiệm vật liệu sinh học, mặc dù hoạt động trên thực tế thì phòng này đã

thể hiện đầy đủ chức năng của một ngân hàng mô Ngân hàng mô trên thực tế đã cung cấp cho các đơn vị điều trị ghép các mô xương, mô sụn, màng não cứng, màng tim để chữa trị cho bệnh nhân Nhưng do điều kiện pháp luật trước đây chưa

có qui định, do vậy việc khai thác mô và sử dụng mô trong việc điều trị chưa thật

sự phổ biến và công khai tại các bệnh viện hàng đầu về trình độ chuyên môn trong

việc điều trị bệnh ở nước ta Hiện nay đã có Dự thảo của Nghị định qui định về tổ

chức, hoạt động của Ngân hàng mô và Trung tâm điều phổi quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người (năm 2007) Ngân hàng mô sẽ gồm các loại: Ngân hàng mô trực

thuộc Bộ Y tế, Ngân hàng mô thuộc bệnh viện, trường đại học y, dược thuộc Bộ Y

tế hoặc thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ, Ngân hàng mô trực thuộc Sở Y tể, Ngân hàng mô thuộc bệnh viện trực thuộc Sở Y tế, Ngân hàng mô tư nhân; Ngân hàng

mô thuộc bệnh viện tư nhân, trường đại học y, dược tư thục

d) Những qui định về việc lấy mó bộ phận cơ thể ở người sau khỉ chết, lấy xác

31

Ngày đăng: 28/07/2019, 19:10

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
23.Somerville M.A.(1985), “Procurement vs Donation - Access to Tissues and Organs for Transplantatiơn: Should “Contracting-out” legislation be adopted?”, Transplantation Proceeding 17 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Procurement vs Donation - Access to Tissues and Organs for Transplantatiơn: Should “Contracting-out” legislation be adopted
Tác giả: Somerville M.A
Năm: 1985
25.Trích theo http://eli.warwich.ac.uk/global/04-l/nowesĩein.htmỉ. (15/7/2004) Link
3. Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiển, lấy xác Khác
5. Điều lệ khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng ban hành kèm theo Nghị định của Hội đồng Bộ trưởng sổ 23/HĐBT ngày 24 tháng 1 năm 1991.II. Bài viết, sách tham khảo Khác
3. Mã Lương Minh, Chẩn đoán phòng trị bệnh ung thư máu, NXB Tổng hợp Thành phổ Hồ Chí Minh, 2006, tr. 165-169 Khác
5. Phạm Kim Ngọc, Phạm Văn Phúc, Trương Định: Công nghệ tế bào gổc, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010 Khác
10. PGS.TS.BS. Nguyễn Hoài Nam, Trái tim phiền muộn, NXB Tổng hợp TPHCM, 2010, tr. 121-122 Khác
11. h ttp :// w w w .tin m o i.v n /N u o i- c a y - th a n h - c o n g - g a n - n g u o i- n h a n - ta o -1 120500.html Khác
12.Từ điển Bách khoa Việt Nam, tập 4, NXB Từ điên Bách khoa, Hà Nội, 2005, trang 485 Khác
13.Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nằng, 2009, trang 1277 Khác
27.Tư liệu Bài viết thị trường của những bộ phận cơ thể người - Hoàne Thảo (tổng hợp) Khác
28.Báo An ninh thế giới số 694 ngày 26/6/2006 Khác
29.Kỷ yếu Tọa đàm dự thảo Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể, tài liệu tham khảo lưu hành nội bộ - Bản dịch của Nhà pháp luật Việt P'iáp, Hà Nội, ngày 4,5/4/2006 Khác
30.Luật sổ 16-98 về Cho, lấy và ghép mô, bộ phận cơ thể người của Maroc năm 1998 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w