1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Người không được quyền hưởng di sản – một số vấn đề lý luận và thực tiễn

22 635 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 130,5 KB

Nội dung

Chế định về quyền thừa kế là một trong những chế định quan trọng của bộ luật dân sự Việt Nam 2005

Trang 1

A ĐẶT VẤN ĐỀ

Chế định về quyền thừa kế là một trong những chế định quan trọng của

bộ luật dân sự Việt Nam 2005 nói riêng và luật dân sự Việt Nam nói chung.Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, những vấn đề tranh chấp về thừa kế xảy rangày càng nhiều, đòi hỏi sự phát triển sâu và rộng của chế định về quyền thừa

kế Việc nghiên cứu về quyền thừa kế có ý nghĩa quan trọng đối với cả lý luậnlẫn thực tiễn Đặc biệt, là để giải quyết các vấn đề tranh chấp về thừa kế, cầnxác định được đâu là đối tượng có quyền hưởng thừa kế, đâu là đối tượngkhông được quyền hưởng thừa kế Để hiểu rõ hơn về vấn đề thừa kế nói chung,

và vấn đề đối tượng được hưởng hay không được hưởng quyền thừa kế nói

riêng, cùng tìm hiểu về đề tài Người không được quyền hưởng di sản – một số

vấn đề lý luận và thực tiễn.

I Lý luận chung về thừa kế

1 Di sản

Theo quy định của điều 634 BLDS thì : “Di sản bao gồm tài sản riêng của

người chết, phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác”.

Di sản thừa kế là tài sản thuộc quyền sở hữu của người để lại di sản khi

còn sống Điều 163 BLDS quy định: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá

và các quyền tài sản” Như vậy, thành phần di sản bao gồm các loại tài sản

khác nhau và không bị hạn chết về số lượng, giá trị

2 Thừa kế theo pháp luật.

Như đã biết, pháp luật thừa kế của nhiều nước trong đó có Việt Nam đều quyđịnh hai hình thức thừa kế đó là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật

Thừa kế theo di chúc có thể được hiểu là sự dịch chuyển tài sản củangười chết cho những người còn sống theo ý chí của người chết Tuy nhiêntrên thực tế không phải lúc nào người để lại di sản chết cũng để lại di chúchoặc di chúc người này lập ra là hợp pháp

Trang 2

Còn thừa kế theo pháp luật, điều 674 BLDS đã quy định: “Thừa kế theo

pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định”.

II.Lý luận về người không được quyền hưởng di sản và ví dụ minh họa

Người không được quyền hưởng di sản là người không xứng đáng đượcthừa kế vì đã có những hành vi phạm tội, hành vi trái đạo đức xã hội đối vớingười để lại di sản, người thừa kế khác hoặc trong việc thừa kế

1 Lịch sử về điều khoản quy định người không được quyền hưởng

di sản

Pháp luật của thực dân phong kiến, trước năm 1945, đã dự liệu được vấn

đề này và đã có những quy định cụ thể về người không được quyền hưởng disản (trong những văn bản này gọi là người thừa kế bất xứng) Vấn đề này đượcquy định tại điêu 313 Dân luật Bắc Kỳ và điều 306 Dân luật Trung Kỳ, theo đóthì những người sau đây sẽ không có quyền được hưởng di sản:

- Người bị người để lại di sản tuyên bố không xứng đáng được hưởng

vợ, chồng,người thân thuộc với người thừa kế thì người đó sẽ không bị coi là

có lỗi vì đã không tố giác tội phạm)

- Người có hành vi vu khống người để lại di sản hay vu khống ông, bà,cha, mẹ của người đó, và người bị vu khống đã bị phạt về trọng tội hoặcthường tội

1 Chính phạm là kẻ chủ mưu, tác giả tinh thần, ý đồ, tạo ý, đầu nậu, khởi xướng

Trang 3

Cũng trong thời kỳ này, án lệ ở Miền Nam cũng có quy định về nhữngtrường hợp người vợ góa không được hưởng di sản của chồng:

- Vợ góa không để tang chồng

- Vợ góa sống thiếu đạo đức, công khai gây tai tiếng cho gia đình nhàchồng

- Vợ góa đã có tình nhân hoặc đã lạm dụng quyền hưởng di sản màkhông có biên bản kê khai

Trong những trường hợp nêu trên thì người vợ góa đó được xem là bấtxứng, vì vậy họ không có quyền được hưởng di sản của chồng Phần di sản này

sẽ được thừa kế cho con hoặc cho cháu của người để lại di sản hưởng

Sau năm 1945, Việt Nam tuyên bố độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dânchủ Cộng hòa, chủ tịch chính phủ lâm thời đã ban hành sắc lệnh ngày 10/10/1945,theo chương II – Luật hộ của sắc lệnh này thì ở nước ta trong giai đoạn từ năm

1945 đến năm 1959 vẫn áp dụng những quy định của pháp luật phong kiến về thừa

kê, trừ những quy định trái với nguyên tắc cơ bản của hiến pháp 1946

Trong giai đoạn tiếp theo, từ năm 1959 đến năm 1981, đã có một sốthông tư của ngành tòa án hướng dẫn giải quyết tranh chấp về quyền thừa kế,tuy nhiên không có bất cứ quy định nào về người thừa kế không có quyền

hưởng di sản Chính điều này đã tạo lỗ hổng lớn, làm cho pháp luật không giải

quyết được thỏa đáng tranh chấp về thừa kế liên quan tới người thừa kế cóhành vi trái pháp luật, trái đạo đức xã hội hoặc xâm phạm đến người để lại dichúc,… Có thể nói, trong giai đoạn này, pháp luật đã không dự liệu được hếtnhững tình huống về thừa kế có thể xảy ra trên thực tế dẫn tới việc chưa có quyđịnh điều chỉnh cũng như chưa có chế tài hợp lý cho những trường hợp này

Cơ sở pháp lý cho vấn đề này (người không được quyền hưởng di sản)bắt đầu từ Thông tư 81/TANDTC ngày 24/7/1981 hướng dẫn giải quyết cáctranh chấp về thừa kế do tòa án nhân dân tối cao ban hành, thông tư 81 quyđịnh, người bị tước quyền thừa kế do đã bị kết án về một trong những hành vi:

Trang 4

- Giết hoặc đối xử quá tàn tệ với người để lại thừa kế

- Giết người thừa kế cùng hàng hòng chiếm đoạt toàn bộ di sản hoặc đểtăng kỷ phần thì sẽ không được hưởng thừa kế của hai người đó

Tuy nhiên, có thể thấy, tại thông tư này chưa dự liệu được hết các trườnghợp không xứng đáng được hưởng di sản như người bị kết án về hành vi ngượcđãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản; người vi phạm nghiêm trọngnghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản; người có hành vi lừa dối, cưỡng ép,ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc,…

Đến pháp lệnh thừa kế năm 1990 và sau đó là bộ luật dân sự năm 1995,

và bộ luật dân sự năm 2005 đã khắc phục những hạn chế này Quy định cụ thểnhư sau:

Điều 643: Người không được quyền hưởng di sản

1 Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:

a Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc

về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

b Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

c Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

d Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản

2 Những người quy định tại khoản 1 điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc

2 Người không được quyền hưởng di sản – Điều 643 BLDS 2005

Trang 5

Người không được quyền hưởng di sản được quy định tại điều 643 Bộluật Dân sự 2005 Về vấn đề ngày có hai điểm cần được xem xét đó là: nhữngtrường hợp không có quyền hưởng di sản và hiệu lực tình trạng không cóquyền hưởng di sản

II.1 Những trường hợp không có quyền hưởng di sản

II.1.1 Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc

về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó (điểm a khoản 1 điều 643)

Điều kiện chính được đặt ra trong trường hợp này đó là phải có một bản

án có hiệu lực của pháp luật Vì vậy, người không bị truy cứu trách nhiệm hình

sự hoặc không bị kết án3 thì sẽ không bị ràng buộc bởi điều này Mặt khác, nếumột người đã bị kết án, sau đó được xóa án tích thì vẫn không được quyềnhưởng di sản theo quy định tại điều này

- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe củangười để lại di sản: người có hành vi cố ý giết người để lại di sản và đã bị kết

án về hành vi đó thì không có quyền thừa kế di sản của người để lại di sản

Điều cần lưu ý ở đây đó là hành vi này phải là cố ý hòng tước đoạt sinh mạng của người để lại di sản, và hành vi này phải là hành vi trái pháp luật Điều đó

khẳng định rằng, nếu hành vi tước đoạt tính mạng của người để lại di sản làhành vi không trái pháp luật (người thực hiện hành vi không có lỗi hoặc đangthi hành án tử hình) thì họ vẫn được quyền hưởng di sản Trong trường hợp,người thừa kế bị kết án về hành vi vô ý làm chết người để lại di sản (lỗi ở đây

là lỗi vô ý) thì người thừa kế vẫn được hưởng di sản theo pháp luật của người

để lại di sản (mà người thừa kế vô ý làm chết)

3 Các trường hợp không bị truy cứu trách nhiệm hình sư hoặc không bị kết án dù đã có hành vi phạm pháp được quy định tại điều 89 BLHS 1999:

- Người thực hiện hành vi chưa đến tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự

- Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật

- Hành vi phạm tội đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự

- Tội phạm đã được đại xá

- Người thực hiện hành vi đã chết

Trang 6

- Người đã có hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại dichúc và đã bị kết án về tội danh này thì cũng sẽ không được quyền hưởngquyền thừa kế của người đã bị ngược đãi, hành hạ sau khi người đó chết Đây

có thể xem là những hành vi trái với pháp luật, đồng thời trái với đạo đức xãhội, bởi lẽ đó, những người này không thể có quyền hưởng di sản của người

mà họ đã thực hiện những hành vi sai trái đó

- Người có hành vi cố ý xâm phạm đến nhân phẩm danh dự của người

để lại di sản và bị kết án về hành vi đó cũng không có quyền hưởng di sản thừa

kế do người bị xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm để lại

Cần lưu ý ở đây, đó là, đây buộc phải là lỗi cố ý, khi hành vi được thựchiện do lỗi vô ý và đã bị kết án với cùng tội danh nhưng là hành vi vô ý, thìngười đó vẫn không bị mất quyền hưởng di sản

II.1.2 Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản (Điểm b khoản 1 điều 643)

Quan hệ nuôi dưỡng trong điều khoản này đề cập tới đó là quan hệ nuôidưỡng giữa người thừa kế theo pháp luật và người để lại di sản khi người để lại

di sản còn sống Nghĩa vụ nuôi dưỡng ở đây phải được pháp luật quy định mộtcách chính thức (nghĩa vụ pháp lý) chứ không phải là nghĩa vụ đạo đức thuầntúy Nghĩa vụ nuôi dưỡng ở đây có thể được hiểu rộng ra là: nghĩa vụ nuôidưỡng, chăm sóc người để lại di sản khi còn sống và nghĩa vụ cấp dưỡngngười để lại di sản khi còn sống Nghĩa vụ nuôi dưỡng phát sinh trong cácquan hệ sau: cha mẹ - con, anh chị em ruột với nhau, ông bà nội, ngoại – cháu,

vợ - chồng,… trong trường hợp một bên cần nuôi dưỡng

Người thừa kế phải có nghĩa vụ nuôi dưỡng và cấp dưỡng đối với người

để lại di sản trong những trường hợp sau:

- Người để lại di sản là cha mẹ hoặc con của người đó

Nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa cha mẹ con là một trong những đạo đức củangười Việt Nam, không chỉ vậy, nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa cha mẹ con còn

Trang 7

được pháp luật quy định và cụ thể hóa trong Luật Hôn nhân và Gia đình 2000(sau đây gọi là Luật Hôn nhân và Gia đình) (điều 36) và có chế tài nghiêmkhắc nếu vi phạm được quy định tại điều 151 BLHS 1999

Điều 36: Nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng

1 Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân

sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

2 Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ ốm đau, già yếu, tàn tật; trong trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ

Theo quy định tại điều khoản này thì cha mẹ có nghĩa vụ chăm sóc, nuôidưỡng con trong hai trường hợp:

+ Con chưa thành niên

+ Con đã thành niên nhưng bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự,không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình

Con có quyền lập di chúc để lại thừa kế trong ba trường hợp:

+ Con đã thành niên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự

+ Con chưa thành niên trên mười lăm tuổi, có tài sản riêng

+ Con đã thành niên nhưng bị tàn tật, tuy nhiên không mất năng lực hành

vi dân sự

Có thể thấy, trong ba trường hợp này, cha mẹ chỉ có nghĩa vụ nuôidưỡng con trong hai trường hợp sau Mặt khác, cha mẹ là người đương nhiênđược hưởng di sản thừa kế của con bất kể có được con để lại di sản theo dichúc hay không (người thừa kế không phụ thuộc vào nôi dung của di chúc –điều 669) nhưng nếu cha mẹ không thực hiện quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡngcon trong khi con thuộc trường hợp thứ hai và thứ ba thì cha mẹ cũng sẽ khôngđược hưởng bất kỳ tài sản nào từ di sản thừa kế của con

Trang 8

Trong khi chỉ có một số trường hợp cha mẹ mới buộc phải nuôi dưỡngcon, thì nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ của con là trong mọitrường hợp, bất luận tình trạng sức khỏe của cha mẹ ra sao, tình hình kinh tếcủa cha mẹ như thế nào!

- Người để lại di sản là anh chị em của người đó

Nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa các anh chị em cũng được quy định trong điều

48 Luật Hôn nhân và Gia đình 2000, theo đó thì anh, chị em có nghĩa vụ nuôidưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điềukiện trông nom, chăm sóc giáo dục con

Như vậy nghĩa vụ nuôi dưỡng của anh, chị, em (người thừa kế theo dichúc) đối với người để lại thừa kế khi người này nằm trong tình trạng trên,đồng thời họ là người chưa thành niên (tròn mười lăm nhưng chưa đủ mườitám tuổi) hoặc là người bị tàn tật nhưng không bị mất năng lực hành vi

- Người để lại di sản là ông bà của người đó hoặc là cháu của người

đó

Theo khoản 1 điều 47 Luật Hôn nhân và Gia đình: Ông, bà nội, ngoại cónghĩa vụ nuôi dưỡng cháu trong trường hợp cháu chưa thành niên hoặc đãthành niên nhưng bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả nănglao động và không có tài sản để tự nuôi dưỡng mình, đồng thời cũng không cócha, mẹ, anh, chị, em có thể nuôi dưỡng được

Theo khoản 2 điều 47 Luật Hôn nhân và Gia đình cũng đã xác định rằngcháu có nghĩa vụ phải phụng dưỡng ông bà

Bởi vậy nếu người thừa kế và người để lại di chúc thuộc một trong haitrường hợp này mà người thừa kế lại không thực hiện nghĩa vụ chăm sóc nuôidưỡng người để lại di sản thì người thừa kế cũng không được hưởng di sảnthừa kế theo quy định của điều luật này

Trong điều khoản này có quy định rằng người vi phạm nghiêm trọng nghĩa

vụ nuôi dưỡng với người để lại di sản thì không được quyền hưởng di sản Vậy

Trang 9

như thế nào là nghiêm trọng và căn cứ vào đâu để xác định mức độ nghiêmtrọng? Thực chất, tính chất nghiêm trọng này hoàn toàn phụ thuộc vào quyết địnhcủa thẩm phán Vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng ở đây được hiểu là,

có khả năng thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng mà không thực hiện làm cho ngườicần được nuôi dưỡng lâm vào tình trạng khổ sở hoặc nguy hiểm tới tính mạng

Tuy nhiên, điều khoản này được cho là mang nhiều tính chất đạo đức,bởi lẽ, nếu một người đã không có khả năng tự nuôi bản thân, phụ thuộc hoàntoàn vào sự nuôi dưỡng của người khác, và nếu thiếu sự nuôi dưỡng đó họ sẽlâm vào tình trạng khổ sở hoặc nguy hiểm tới tính mạng thì không thể có tàisản để để lại thừa kế

2.1.3 Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa

kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó

có quyền hưởng (điểm c khoản 1 điều 643)

Người thừa kế do mưu đồ muốn chiếm đoạt một phần hoặc toàn bộ disản thừa kế mà người thừa kế khác có quyền được hưởng nên đã có hành vi cố

ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác (giết người thừa kế khác) Ngườithừa kế khác ở đây có thể hiểu theo hai hướng:

- Thứ nhất, người thừa kế cùng hàng

- Thứ hai, người thừa kế không cùng hàng – trong trường hợp này buộc

phải là người thừa kế hàng phía trên Vì không có lý do gì giết người ở hàngthừa kế phía sau với mục đích chiếm đoạt một phần hoặc toàn bộ di sản thừa

kế mà người thừa kế đó được hưởng được

Tuy nhiên cần phải phân biệt ba trường hợp xâm phạm đến tính mạngcủa người thừa kế khác như sau:

- Cố ý xâm phạm tính mạng của người thừa kế khác – giết người thừa

kế khác với mục đích chiếm đoạt một phần hoặc toàn bộ di sản mà người thừa

kế đó được hưởng: trong trường hợp này, người thừa kế thực hiện hành vi đó

sẽ không được quyền hưởng di sản thừa kế

Trang 10

- Cố ý xâm phạm tính mạng của người thừa kế khác – giết người thừa

kế khác nhưng không phải với mục đích chiếm đoạt một phần hoặc toàn bộ disản mà người thừa kế đó được hưởng Trong trường hợp này, người thừa kếthực hiện hành vi giết người thừa kế khác không bị tước quyền hưởng di sản

- Vô ý làm chết người thừa kế khác: dĩ nhiên trong trường hợp này làlỗi vô ý, hoàn toàn không thuộc trường hợp bị tước quyền thừa kế, nên ngườithực hiện hành vi này vẫn có quyền hưởng di sản

Điều đáng lưu ý ở đây, cũng giống như ở trường hợp không được quyềnhưởng di sản đầu tiên, phải có một bản án có hiệu lực của pháp luật thì ngườithực hiện hành vi giết người thừa kế khác đó mới bị tước quyền thừa kế

Ngoài ra, việc áp dụng quy tắc này cũng còn tùy thuộc vào việc có minhchứng được hay không động cơ phạm tội của người thừa kế: hành vi đó cónhằm mục đích để chiếm đoạt một phần hoặc toàn bộ di sản mà người thừa kế

có tính mạng bị xâm phạm được hưởng nếu còn sống hay không?

Có hai điều chú ý sau đây:

- Thứ nhất, hành vi phạm pháp phải xảy ra trước thời điểm mở thừa kế.

Tại sao lại phải xảy ra trước thời điểm mở thừa kế? Bởi lẽ, nếu sau thời điểm

mở thừa kế, mỗi người thừa kế đã trở thành chủ sở hữu thực sự phần thừa kếcủa mình Nếu người thừa kế đó chết thì phần được thừa kế được để lại chonhững người thừa kế của họ chứ không phải là kẻ giết người

Ví dụ: A và B kết hôn hợp pháp có con chung là C, D, E C có vợ là M

A chết không để lại di chúc Sau khi A chết, D giết C Nhưng thực tế, thờiđiểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết Tại thời điểm đó, phần disản của C được hưởng đã được gộp vào phần tài sản riêng của C Và ngườithừa kế của C sau khi C chết là M và B chứ không phải D Bởi vậy, trongtrường hợp này không thể xem hành vi giết người thừa kế cùng hàng của D lànhằm chiếm đoạt một phần di sản của A được

Trang 11

Trường hợp khác, giả sử, kẻ giết người cũng là một người có quyềnhưởng thừa kế của người bị giết, thì các quy tắc thiết lập tại điểm a khoản 1điều 643 sẽ được áp dụng.

Ví dụ: A và B kết hôn hợp pháp, có ba người con chung là C, D, E.Tháng 7/2010 A chết Tháng 8/2010, C giết B Trong trường hợp này có thểthấy, C là người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của B Nhưng C đã có hành vigiết B, nên theo điểm a khoản 1 điều 643, C sẽ không được quyền hưởng disản của B Tuy nhiên, C hoàn toàn không ở tình trạng không có quyền hưởng

di sản của A

Người thừa kế thực hiện hành vi xâm phạm tính mạng của người thừa kếkhác với mong muốn làm tăng phần thừa kế mình được hưởng một cách trựctiếp trong di sản của người mà họ và người có tính mạng bị xâm hại đượchưởng chung Sự mong muốn ấy phải có cơ sở trên thực tế

Nếu như trường hợp như ví dụ sau đây thì có thể xem là mục đích làmtăng thêm phần của mình được hưởng là không có căn cứ:

Ví dụ: A và B kết hôn hợp pháp, có ba người con chung là anh C, anh D

và chị E Anh C kết hôn hợp pháp với chị M và có con chung là cháu K vàcháu H Tháng 5/2009 ông A chết mà không để lại di chúc Trong trường hợpnày, di sản của ông sẽ được chia đều cho bốn người thuộc hàng thừa kế thứnhất đó là bà B (vợ ông A) và ba người con: anh C, anh D và chị E Trongtrường hợp này, giả sử trước khi ông A chết, anh D có hành vi giết anh C Tuynhiên, do anh C có người thế vị, nên dù D có giết C cũng không thể tăng thêmphần di sản mình được hưởng được, mà phần di sản (đáng lý được để lại choC) thì hai cháu K và H sẽ được hưởng theo nguyên tắc thế vị

Trái lại, trong trường hợp nếu A có để lại di chúc thì phần tài sản để lạicho anh C sẽ bị vô hiệu và sẽ được đem ra chia theo pháp luật và kẻ giết người– anh D sẽ được hưởng một phần trong đó

Ngày đăng: 10/04/2013, 15:44

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, tập 1, Nxb. Công an nhân dân, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Công an nhân dân
2. Ts. Lê Đình Nghị (Chủ biên), Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, tập 1, Nxb. Giáo dục Việt Nam, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Giáo dục Việt Nam
6. Ts. Phùng Trung Tập, Luật thừa kế Việt Nam, Nxb. Hà Nội, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật thừa kế Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Hà Nội
8. Ts. Phùng Trung Tập, Thừa kế theo pháp luật của công dân Việt Nam từ 1945 đến nay, Nxb. Tư pháp Hà Nội, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thừa kế theo pháp luật của công dân Việt Nam từ 1945 đến nay
Nhà XB: Nxb. Tư pháp Hà Nội
9. Ts. Nguyễn Ngọc Điện, Một số suy nghĩ về thừa kế trong Luật dân sự Việt Nam, Nxb. Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số suy nghĩ về thừa kế trong Luật dân sự Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w