Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài - Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là tìm hiểu một số vấn đề lý luận về BLGĐ đối với trẻ em, các quy định của pháp luật về PCBLGĐ đối với trẻ em,
Trang 2Trước hết, tôi xin dành lời cảm ơn trân trọng nhất tới các thầy, cô giáo khoa Luật Dân sự, khoa Sau Đại học, trường Đại học Luật Hà Nội đã tận tình dạy bảo, truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập tại trường
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới Tiến sĩ Nguyễn Phương Lan, người đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu, giúp tôi hoàn thành luận văn
Đồng thời, tôi cũng xin được cảm ơn cha mẹ, người thân và các bạn học viên
đã luôn ở bên, động viên, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập cũng như nghiên cứu
Mặc dù tôi đã cố gắng để hoàn thiện luận văn, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô và các bạn
Trang 3Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu trong luận văn là trung thực Các kết luận khoa học trong luận văn chưa từng
cứu của mình
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thu Na
Trang 4CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI
VỚI TRẺ EM 6
1.1 Khái niệm trẻ em 6
1.2 Khái niệm và đặc điểm của hành vi BLGĐ đối với trẻ em 8
1.2.1 Khái niệm BLGĐ đối với trẻ em 8
1.2.2 Đặc điểm của hành vi BLGD đối với trẻ em 9
1.3 Các hình thức BLGĐ đối với trẻ em 13
1.3.1 Bạo lực về thể chất 13
1.3.2 Bạo lực về tinh thần 13
1.3.3 Bạo lực về kinh tế 14
1.3.4 Bạo lực về tình dục 14
1.4 Hậu quả của hành vi BLGĐ đối với trẻ em 15
1.5 Sự cần thiết phải điều chỉnh pháp luật đối với việc PCBLGĐ đối với trẻ em 18 1.6 Một số quy định của pháp luật quốc tế về BLGĐ đối với trẻ em 20
CHƯƠNG 2: NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH ĐIỀU CHỈNH HÀNH VI BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI TRẺ EM … 22
2.1 Các nguyên tắc PCBLGĐ đối với trẻ em 22
2.2 Quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể liên quan đến hành vi BLGĐ đối với trẻ em…… 25
2.2.1 Quyền, nghĩa vụ của trẻ em là nạn nhân BLGĐ 25
2.2.2 Quyền và nghĩa vụ của người có hành vi BLGĐ 27
2.3 Các biện pháp phòng ngừa BLGĐ đối với trẻ em 30
2.4 Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em bị BLGĐ 33
2.4.1 Các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ trẻ em bị BLGĐ 33
2.4.2 Các biện pháp trợ giúp về vật chất và tinh thần 37
2.5 Trách nhiệm của các chủ thể trong PCBLGĐ đối với trẻ em 38
2.5.1 Trách nhiệm của cá nhân, gia đình 38
2.5.2 Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức 40
Trang 52.6 Xử lý hành vi bạo lực đối với trẻ em trong gia đình 41
2.6.1 Xử lý vi phạm kỷ luật người có hành vi BLGĐ đối với trẻ em 42
2.6.2 Xử lý theo luật hành chính 43
2.6.3 Xử lý theo pháp luật dân sự 44
2.6.4 Xử lý theo pháp luật hình sự 46
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI TRẺ EM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI TRẺ EM 50
3.1 Thực trạng BLGĐ đối với trẻ em 50
3.2 Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng BLGĐ đối với trẻ em 55
3.2.1 Nhận thức chưa đúng, chưa đầy đủ của người lớn về trách nhiệm giáo dục, chăm sóc trẻ em 55
3.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 57
3.2.3.Vấn đề áp dụng pháp luật, xử lý hành vi BLGĐ đối với trẻ em chưa đạt được hiệu quả mong muốn 58
3.3 Một số giải pháp nhằm hạn chế tình trạng BLGĐ đối với trẻ em 64
3.3.1 Giải pháp hoàn thiện pháp luật 64
3.3.2 Tăng tính hiệu quả của công tác PCBLGĐ đối với trẻ em 66
3.3.3 Một số biện pháp khác nhằm hạn chế tình trạng BLGĐ đối với trẻ em 69
KẾT LUẬN 72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
Trang 6Nghị định 167/2013/NĐ-CP Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của
Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; Phòng, chống bạo lực gia đình
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng chống bạo lực gia đình
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời luôn dành tình cảm và sự quan tâm đặc biệt cho trẻ em Sự quan tâm đó không chỉ bắt nguồn từ tình yêu thương vô hạn đối với trẻ em, mà còn bắt nguồn từ tầm nhìn xa trông rộng của chiến lược
“vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” Đặc biệt, sự quan tâm đó còn được thể hiện từ việc nhận thức vị trí, vai trò của trẻ em: “Ngày
nay các cháu là nhi đồng Ngày mai các cháu là người chủ của nước nhà, của thế giới, khi các cháu đoàn kết thì thế giới hoà bình và dân chủ, sẽ không có chiến tranh”
Tốc độ phát triển kinh tế xã hội trong những năm qua đã phần nào tạo ra
áp lực mới với các gia đình Việt Nam Không phải mọi thay đổi đồng hành với quá trình phát triển kinh tế nhanh đều mang tính tích cực và khi sự phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn thì càng nhiều người dân di cư ra thành phố cũng như khắp nơi trong nước để tìm việc làm Hệ quả của sự gia tăng chênh lệnh về kinh tế, nạn thất nghiệp, tốc độ đô thị hóa nhanh, tình trạng di cư, gia đình tan vỡ và xói mòn các giá trị truyền thống là tỷ lệ trẻ em bị bỏ rơi, quên lãng, bị lạm dụng và
bị bóc lột ngày càng cao
Về mặt lý luận, trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã dành nhiều
sự quan tâm tới việc phòng, chống bạo lực gia đình (PCBLGĐ) và đã ban hành nhiều đạo luật trực tiếp và gián tiếp như: Hiến pháp, Luật Hôn nhân và gia đình (Luật HN&GĐ), Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em (Luật BVCS&GDTE), Bộ luật Dân sự (BLDS), Luật Hình sự và đặc biệt là Luật PCBLGĐ Những văn bản này đã tạo ra nhiều chuyển biến tích cực trong đời sống xã hội trong lĩnh vực PCBLGĐ Nhưng đánh giá một cách khách quan thì các quy phạm pháp luật này chưa thực sự đi vào cuộc sống Sự quan tâm và hiểu biết của người dân về lĩnh vực này chưa đi vào chiều sâu, tình trạng bạo lực gia đình (BLGĐ) chưa có nhiều thay đổi, chuyển biến tích cực và hơn thế nữa
Trang 8BLGĐ đang có những diễn biến phức tạp, với tính chất, mức độ, hành vi có tính
dã man, tàn bạo, xâm phạm nghiêm trọng đến trẻ em
Trong thực tiễn, gia đình là cái nôi nuôi dưỡng những giá trị tinh thần và vật chất đối với các thành viên trong gia đình Đối với trẻ em, đây là nơi nương tựa vững chắc nhất trong những năm đầu đời Trẻ em là mầm non, là tương lai của đất nước, được sống trong tình yêu thương, chăm sóc và giáo dục đầy đủ của người thân là quyền lợi của mỗi đứa trẻ Nhưng không phải đứa trẻ nào cũng được sống trong môi trường như vậy Trong nhiều hoàn cảnh, những mâu thuẫn trong gia đình đã biến thành ung nhọt, gây ra những tổn thương về thể chất cũng như tinh thần đối với trẻ Có rất nhiều trẻ em đã phải chứng kiến, nghe thấy hoặc chính là nạn nhân chịu đòn roi từ cha mẹ, người thân trong gia đình Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trẻ em bị bạo lực và những hành vi BLGĐ đó có ảnh hưởng như thế nào đối với trẻ, để tìm hiểu những vấn đề này tôi đã chọn đề tài:
“Bạo lực gia đình đối với trẻ em – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” để có
những nhận thức rõ hơn về tình trạng bạo lực này
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Từ khi Luật PCBLGĐ ra đời, những nghiên cứu pháp lý về vấn đề bạo lực đối với trẻ em trong gia đình đã xuất hiện nhiều trên báo chí và các công trình nghiên cứu của các học giả bởi tính thời sự của nó Có thể kể đến một vài công trình như:
- Nguyễn Thị Bình (2010), “Tìm hiểu hành vi BLGĐ - Nguyên nhân,
giải pháp hạn chế”; khóa luận tốt nghiệp; TS Nguyễn Phương Lan hướng
dẫn, Hà Nội;
- Đinh Thị Hồng Minh (2011), “Một số vấn đề pháp lý về BLGĐ ởViệt
Nam hiện nay”, Luận văn thạc sĩ luật học; TS Nguyễn Thị Lan hướng dẫn,
Hà Nội;
- Phùng Thị Vân Anh (2012), “BLGĐ đối với người cao tuổi ở Việt Nam
hiện nay”, Khoá luận tốt nghiệp, TS Ngô Thị Hường hướng dẫn, Hà Nội
Trang 9- Nguyễn Vương Thuỳ Dương (2013), “Trẻ em bị xâm hại tình dục trong
gia đình - Thực trạng và giải pháp”, Luận văn thạc sĩ, TS Nguyễn Phương Lan
hướng dẫn, Hà Nội;
- Vũ Lê Thu Trang (2014), “Những vấn đề pháp lý của việc PCBLGĐ
giữa vợ và chồng ở Việt Nam hiện nay”, Luận văn thạc sĩ luật học; PGS.TS Hà
Thị Mai Hiên hướng dẫn, Hà Nội;
Có thể thấy những công trình này nghiên cứu một cách toàn diện và tổng quát về các quy định của pháp luật về vấn đề BLGĐ, nêu ra được thực trạng và những giải pháp để hạn chế tình trạng BLGĐ Tuy nhiên, đối tượng mà các công trình hướng đến là bạo lực giữa vợ và chồng, vấn đề bạo lực với người cao tuổi trong gia đình chứ chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề BLGĐ đối với trẻ em Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu về BLGĐ đối với trẻ em từ góc độ luận văn thạc sỹ luật học
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
- Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là tìm hiểu một số vấn đề lý luận về BLGĐ đối với trẻ em, các quy định của pháp luật về PCBLGĐ đối với trẻ em, thực trạng BLGĐ đối với trẻ em, tìm ra một số giải pháp nhằm hạn chế vấn đề bạo lực đối với trẻ em trong gia đình ở nước ta hiện nay
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đảm bảo mục đích nên trên, luận văn xác định các nhiệm vụ sau:
+ Nghiên cứu làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về hành vi BLGĐ đối với trẻ em, các đặc điểm của hành vi BLGĐ đối với trẻ em
+ Đánh giá thực trạng pháp luật về PCBLGĐ đối với trẻ em, làm rõ tình hình BLGĐ đối với trẻ em trong những năm qua, từ đó phân tích các nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên làm cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế tình trạng BLGĐ đối với trẻ em
+ Nghiên cứu đưa ra các giải pháp hợp lý, toàn diện và mang tính khả thi trong PCBLGĐ đối với trẻ em, góp phần giảm thiểu hành vi bạo lực tiến tới xóa
bỏ hiện tượng bạo lực đối với trẻ em trong gia đình
Trang 104 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: các hành vi bạo lực đối với trẻ em trong gia đình, các quy định của pháp luật việc phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi BLGĐ đối với là trẻ em
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
+ Hành vi BLGĐ đối với trẻ em trong phạm vi nghiên cứu của luận văn là hành vi của những thành viên trong gia đình gây ra đối với trẻ em
+ Để phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi BLGĐ đối với trẻ
em cũng như xử lý hậu quả thì cần nghiên cứu các quy định trong pháp luật PCBLGĐ Do đó, trong phạm vi luận văn, tác giả nghiên cứu Luật PCBLGĐ là chủ yếu, bên cạnh đó, tác giả còn nghiên cứu các quy phạm pháp luật khác có liên quan như Luật HN&GĐ, BLHS, Luật xử lý vi phạm hành chính, Luật BVCS&GDTE
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu bằng sự kết hợp nhiều phương pháp như: phân tích, đánh giá, tổng hợp, thống kê, so sánh, logic, lịch sử…trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật, Chủ nghĩa Mác – Lênin nhằm xem xét vấn đề một cách toàn diện, kết hợp cả lý luận và thực tiễn
6 Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn
Luận văn là công trình nghiên cứu đầy đủ và toàn diện về vấn đề bạo lực đối với trẻ em trong gia đìnhở Việt Nam hiện nay Trong quá trình nghiên cứu, Luận văn đã đạt được các điểm mới sau:
- Bổ sung khái niệm về BLGĐ đối với trẻ em
- Phân tích, đánh giá các quy định pháp luật hiện hành về PCBLGĐ đối với trẻ em và thực tiễn áp dụng pháp luật xử lý hành vi BLGĐ đối với trẻ em
- Làm sáng tỏ những vướng mắc làm ảnh hưởng đến hiệu quả của việc áp dụng pháp luật về PCBLGĐ đối với trẻ em trong thời gian qua
Trang 117 Kết cấu của luận văn
Luận văn được kết cấu thành ba phần chính: phần mở đầu, kết luận, phần nội dung gồm có 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về BLGĐ đối với trẻ em
Chương 2: Những quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành điều chỉnh hành vi BLGĐ đối với trẻ em
Chương 3: Thực trạng BLGĐ đối với trẻ em và một số giải pháp nhằm hạn chế BLGĐ đối với trẻ em
Trang 12CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
VỀ BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI TRẺ EM 1.1 Khái niệm trẻ em
Trong thực tế có nhiều cách hiểu và vận dụng khác nhau khi xem xét, giải quyết những vấn đề liên quan đến quyền và bổn phận của trẻ em Người ta thường
sử dụng cụm từ “trẻ em”, “trẻ con” hay “trẻ thơ” để chỉ những người ở một độ
tuổi nhất định trong giai đoạn đầu của con người Dưới góc độ pháp lý, khái niệm trẻ em thường được tiếp cận theo độ tuổi Điều này có nghĩa là một cá nhân có thể được coi là người lớn hay trẻ em phụ thuộc vào độ tuổi của người đó tại thời điểm phát sinh sự kiện
Theo CƯQTE: “Trong phạm vi của Công ước này, trẻ em có nghĩa là những
người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em có qui định tuổi thành niên sớm hơn”
Điều 1 Luật BVCS&GDTE quy định: “Trẻ em là công dân Việt Nam dưới
16 tuổi” Pháp luật Việt Nam chưa có quy định thống nhất về trẻ em trong từng
ngành luật cụ thể
Về mặt dân sự, Bộ luật dân sự (BLDS) quy định: “Người từ đủ 18 tuổi trở
lên là người thành niên Người chưa đủ 18 tuổi là người chưa thành niên” Người
chưa thành niên khi xác lập giao dịch dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật Tuy nhiên, cũng tại BLDS lại có quy định, trong trường hợp người
từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác
Về mặt hình sự, Bộ luật Hình sự (BLHS) quy định, người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng
do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng Người có hành vi giao cấu với trẻ em
từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi thì phạm tội giao cấu với trẻ em Giao cấu với người
Trang 13từ đủ 16 tuổi trở lên mà thuận tình thì pháp luật không điều chỉnh Mọi trường hợp giao cấu với trẻ em chưa đủ 13 tuổi đều phạm tội hiếp dâm trẻ em
Khoản 1 Điều 3 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định: “Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động” Tại khoản 1 Điều 164 Bộ luật Lao động quy định về sử dụng lao động là trẻ em dưới 15 tuổi như sau: Người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi làm các công việc nhẹ theo danh mục do Bộ lao động thương binh - xã hội quy định Cụ thể, Bộ LĐTBXH cũng đã ban hành Thông tư số 11/2013/TT-BLĐTBXH quy định về danh mục công việc nhẹ được sử dụng người dưới 15 tuổi làm việc Công ước 182 - Công ước nghiêm cấm và hành động khẩn cấp xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất (1999) mà Việt Nam đã tham gia thì thuật ngữ
“trẻ em” áp dụng cho tất cả những người dưới 18 tuổi
Sự phân biệt này không có hàm ý quy định về độ tuổi của trẻ em mà căn cứ vào từng độ tuổi khác nhau để xác định mức độ nhận thức, khả năng tự chịu trách nhiệm về hành vi của trẻ em trong mỗi lĩnh vực, mỗi hành vi phù hợp với đối tượng điều chỉnh của mỗi ngành luật Luật BVCS&GDTE quy định trực tiếp về các quyền
cơ bản, bổn phận của trẻ em; quy định về những đối tượng xã hội liên quan đến trẻ
em, đó là trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và xã hội trong việc bảo vệ, chăm sóc
và giáo dục trẻ em Đây là cơ sở pháp lý xác đáng để xác định độ tuổi trẻ em, được coi là chuẩn để xác định độ tuổi công dân Việt Nam được gọi là trẻ em Với tuổi đó, trẻ em được thực hiện những quyền gì? Có những quy chế nào để đảm bảo thực hiện? Trẻ em là người được hưởng quyền, các em có thể tự thực hiện quyền hoặc thực hiện quyền của mình phụ thuộc vào người lớn hoặc các cơ quan có thẩm
quyền Vì vậy, có thể hiểu: “Trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi, còn non nớt
về thể chất lẫn tinh thần, có những quyền và nghĩa vụ được pháp luật quy định và được đảm bảo thực hiện trong thực tế”
Trang 141.2 Khái niệm và đặc điểm của hành vi BLGĐ đối với trẻ em
1.2.1 Khái niệm BLGĐ đối với trẻ em
Trong tiếng Việt, bạo lực được hiểu là “sức mạnh dùng để cưỡng bức, trấn
áp hoặc lật đổ” [34] Với nghĩa chung đó, bạo lực có thể được sử dụng cả với nghĩa
tiêu cực (bạo lực với trẻ em, BLGĐ, bạo lực giới…) hoặc tích cực (bạo lực cách mạng, dùng bạo lực để trấn áp kẻ phạm tội…) Tính tiêu cực hay tích cực của bạo lực phụ thuộc vào mục đích sử dụng bạo lực Trong quan hệ gia đình, về nguyên tắc
là không được sử dụng bạo lực vì bất cứ mục đích gì Bởi BLGĐ thường gây ra những hậu quả tiêu cực trong quan hệ gia đình, làm tổn thương thể chất lẫn tinh thần đối với nạn nhân BLGĐ, làm sứt mẻ tình cảm gắn bó giữa các thành viên gia đình Ngoài ra, BLGĐ còn gây mất trật tự xã hội, làm ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của gia đình cũng như sự phát triển của xã hội
Theo Luật mẫu về BLGĐ của Ủy ban nhân quyền của Liên hợp quốc ngày
02/02/1996 thì: “BLGĐ là tất cả hành vi lạm dụng thể chất, tinh thần, tình dục dựa
trên cơ sở giới đối với một thành viên, một người phụ nữ trong gia đình, từ hành vi đánh đập giản đơn đến gây thương tích nặng, bắt cóc, đe dọa, dọa dẫm, cưỡng bức, quấy rối, lăng nhục bằng lời nói, dùng vũ lực để vào nhà trái pháp luật, phóng hỏa, hủy hoại tài sản, bạo lực tình dục, hiếp dâm trong hôn nhân, bạo lực liên quan đến thách cưới hoặc của hồi môn,…”
Khoản 2 Điều 1 Luật PCBLGĐ quy định “BLGĐ là hành vi cố ý của thành
viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh
tế đối với các thành viên khác trong gia đình” Có thể hiểu BLGĐ là hiện tượng
một hay nhiều thành viên dùng quyền lực để thực hiện hành vi làm cho thành viên khác trong gia đình đau đớn về thể xác, bị khủng hoảng về tinh thần Mặt khác, BLGĐ là hành vi cố ý Mục đích của nó là để thiết lập và duy trì quyền lực và sự kiểm soát đối với người khác Bạo lực được dùng để đe dọa, hạ nhục hoặc khiến nạn nhân sợ hãi, chịu sự khống chế của người thực hiện hành vi BLGĐ
Nếu như đối với các thành viên khác, việc sử dụng bạo lực đã gây ra những tổn hại rất lớn thì với trẻ em càng bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn Nó không chỉ
Trang 15dừng lại ở những vết thương thể chất mà còn phải chịu những chấn thương tinh thần khó chữa khỏi Đa số các gia đình Việt Nam vẫn sử dụng những hình phạt trẻ
em khi các em gặp phải lỗi lầm như bị đánh, bị mắng hay bị phạt với những mức độ khác nhau Ở một chừng mực nào đó, những hành vi bạo lực với trẻ em ở một số địa phương vẫn được chấp nhận Những người thực hiện hành vi bạo lực lại chính
là những thành viên trong gia đình của các em – là ông bà, anh chị em, cô, dì, chú, bác hay thậm chí là bố mẹ các em, những người sinh thành, chăm lo cho các em từ bữa ăn, giấc ngủ Chỉ khi hành động bạo lực đó có ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ thể chất và tinh thần của trẻ em thì hành vi BLGĐ đối với trẻ em mới nhận được sự quan tâm, sự can thiệp của xã hội
Từ đó có thể khái quát BLGĐ đối với trẻ em là hành vi vi phạm pháp luật, vi
phạm đạo đức xã hội một cách cố ý của một hoặc một số người là thành viên gia đình, dùng sức mạnh gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế đối với trẻ em trong gia đình
1.2.2 Đặc điểm của hành vi BLGD đối với trẻ em
Gia đình là nơi trú ngụ của hạnh phúc, cái nôi nuôi dưỡng và giáo dục trẻ thơ, nơi trở về sau mỗi lần vấp ngã đối với mỗi con người Nhưng trong nhiều trường hợp, bạo lực đang trở thành một trong những nguy cơ biến gia đình thành
“địa ngục trần gian” Dù ở bất cứ nơi đâu, trong bất cứ hoàn cảnh nào, BLGĐ không chỉ để lại hậu quả về thể chất, tinh thần mà còn ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội BLGĐ làm xói mòn các giá trị, chuẩn mực, truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc, phá vỡ sự bền vững của gia đình Trẻ em có những đặc điểm tâm sinh lý khá đặc thù do chưa phát triển đầy đủ về thể chất và trí tuệ, dễ tổn thương, hiếu động và rất thiếu kiên nhẫn Trẻ có xu hướng muốn tự khẳng định, được đánh giá, được tôn trọng; nhiều hoài bão và nhìn chung còn thiếu thực tế, thiếu kinh nghiệm
Từ khái niệm BLGĐ đối với trẻ em đã trình bày ở trên, có thể rút ra một số đặc điểm của BLGĐ đối với trẻ em như sau:
Trang 16* Về chủ thể thực hiện
BLGĐ đối với trẻ em là hành vi mang tính bạo lực của các thành viên trong gia đình đối với trẻ em Những thành viên trong gia đình là những người có quan hệ huyết thống hoặc nuôi dưỡng làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền theo quy định
của Luật HN&GĐ đối với trẻ em Khoản 16 Điều 3 luật HN&GĐ quy định: “Thành
viên gia đình bao gồm vợ, chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế, cha
mẹ vợ, cha mẹ chồng; con đẻ, con nuôi, con riêng của vợ hoặc chồng, con dâu, con rể; anh, chị, em cùng cha mẹ, anh, chị, em cùng cha khác mẹ, anh, chị, em cùng mẹ khác cha, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; ông bà nội, ông bà ngoại; cháu nội, cháu ngoại; cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột”…
Để xác định một hành vi là hành vi BLGĐ đối với trẻ em, phải căn cứ vào
hai điều kiện: Một là, yếu tố lỗi Lỗi ở đây là lỗi cố ý của thành viên gia đình sử
dụng bạo lực trong việc dạy dỗ trẻ em; người gây ra bạo lức nhận thức được hành vi của mình và thấy trước được hậu quả do hành vi bạo lực của mình sẽ gây ra đối với
trẻ em Hai là, chủ thể thực hiện hành vi bạo lực là những thành viên trong gia đình,
đó là những người có quan hệ do huyết thống hoặc do nuôi dưỡng làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật HN&GĐ đối với trẻ em
Các hành vi BLGĐ đối với trẻ em được định tại Điều 2 Luật PCBLGĐ bao gồm các hành vi: lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm hay cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý cho trẻ em; hành vi trái pháp luật buộc các em ra khỏi chỗ ở; hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng trẻ; hành vi cưỡng ép các em lao động quá sức, bắt trẻ đi ăn xin; hành vi cưỡng ép trẻ em quan hệ tình dục
Trẻ em là lứa tuổi đang trong giai đoạn hình thành và phát triển nhân cách với những đặc điểm tính cách riêng, chưa sáng suốt trong hành động và nhận thức, trẻ em thường dễ dàng mắc lỗi (nhất là khi so sánh với chuẩn mực của người lớn) Lỗi của các em có thể là lười học, ham chơi, chểnh mảng việc nhà, hỗn với người lớn, hành động thiếu suy nghĩ Tuy nhiên, đôi khi các em cũng chỉ là nạn nhân của
Trang 17những mâu thuẫn gia đình, của sự ích kỷ do những người lớn gây ra Tồn tại rất nhiều những trẻ em phải bỏ nhà lang thang chỉ vì có người cha, người mẹ quá tàn nhẫn luôn sẵn sàng trút lên các em đòn roi, mắng chửi khi họ bế tắc trong công việc,
trong sự mưu sinh hoặc chỉ vì những nóng giận bất thường
* Trẻ em là nạn nhân BLGĐ phụ thuộc về tình cảm, sự nuôi dưỡng đối với người thực hiện hành vi bạo lực
Trẻ em thường tin tưởng, yêu thương và nghe lời người lớn trong gia đình Khi người thực hiện hành vi bạo lực là ông bà, cha mẹ, cô dì chú bác dùng bạo lực
để dạy dỗ trẻ em thì các em nghĩ đó là điều đúng đắn, là lẽ tự nhiên khi các em có lỗi Trẻ em sẽ phải chịu những lời trách mắng, đòn roi do hành vi của mình gây ra
mà không phản kháng lại hành vi bạo lực từ các thành viên khác trong gia đình Bên cạnh đó, trẻ em không tự chăm sóc được bản thân, thường phụ thuộc vào người lớn
Vì vậy, khi các thành viên trong gia đình có hành vi đánh đập, các em thường im lặng, chịu đựng vì sợ sẽ không có ai nuôi dưỡng, chăm sóc mình
Với các thành viên trong gia đình, tâm lý “kính già yêu trẻ”, “kính trên nhường dưới” luôn được đề cao Tuy nhiên, do ảnh hưởng của nhiều yếu tố văn hóa, sự áp đặt của những thành viên lớn tuổi đối với các thành viên nhỏ hơn trong gia đình là khá phổ biến và thường xuyên Nhưng vì các em là người phụ thuộc vào người lớn bị ràng buộc bởi tình cảm, sự nuôi dưỡng cho đến kinh tế, nên nếu có xảy
ra tình trạng bạo lực thì các em thường chọn cách giữ im lặng, không dám tiết lộ với người khác hoặc với các cơ quan chức năng Các em cũng không có khả năng phản kháng, chống đỡ do sự phụ thuộc về tình cảm, vật chất trong cuộc sống hàng ngày
Vì thế, để phát hiện hành vi bạo lực đối với trẻ em trong gia đình là một vấn đề rất khó khăn
* Hành vi BLGĐ đối với trẻ em thể hiện quyền của người lớn trong gia đình
Các ông bố bà mẹ luôn dành tất cả tình cảm, sự kỳ vọng của người làm cha làm mẹ đối với con cái của mình Có những lúc lời nói không nghe thì phải dùng đến roi vọt, điều đó là khó tránh khỏi Mặt khác, Việt Nam là một nước Á Đông với
tư tưởng gia trưởng còn nặng nề, điều này có ảnh hưởng rất lớn tới vấn đề BLGĐ
Trang 18đối với trẻ em ở nước ta hiện nay Tính gia trưởng được chấp nhận trong gia đình và ngoài xã hội đã tạo ra một vị trí đặc biệt cho những người đàn ông trong gia đình:
họ có quyền quyết định những vấn đề quan trọng, quyết định thái độ ứng xử với các thành viên khác, họ có quyền “dạy dỗ” con theo ý mình Những vụ bạo hành liên tiếp được báo chí phát hiện và phản ánh gây xôn xao dư luận xã hội, khiến người ta
lo sợ về tính chất thô bạo mà người lớn đang ứng xử với các em Với lối biện minh
“con hư thì cha mẹ phải dạy”, hay “con tôi sinh ra tôi có quyền đánh”, nhiều bậc làm cha, làm mẹ đã tự cho mình cái quyền được dạy dỗ con cái bằng bạo lực Họ xem việc đánh đập, đối xử tàn bạo với con là chuyện hết sức bình thường, không có
gì đáng phải nói Điều này không chỉ gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe mà còn làm tổn thương tinh thần lâu dài gây sang chấn tâm lý đối với các em
* Hành vi BLGĐ đối với trẻ em dễ lặp đi lặp lại, tái phát và rất khó phát hiện
Vì xảy ra trong gia đình, BLGĐ đối với trẻ em thường xảy ra trong những quan hệ riêng tư, có tính chất liên tục, dễ tái diễn, lặp lại trong tương lai nhưng lại bị che giấu, người ngoài không phát hiện được Tình trạng BLGĐ đối với trẻ em vẫn diễn ra nhưng vì thị phi, sợ tai tiếng xã hội nên một số thành viên gia đình vẫn không dám lên tiếng để ngăn chặn hoặc để các cơ quan chức năng can thiệp Đi cùng với đó là tư tưởng “đèn nhà ai nhà nấy rạng”, nên những việc trong gia đình thì những người khác thường không muốn can thiệp vào Đây là những yếu tố gây khó khăn rất lớn trong công tác PCBLGĐ hiện nay Bản thân các em là nạn nhân của bạo lực cũng muốn giấu diếm, che đậy hành vi bạo lực vì những hành vi thường
do chính người thân của các em gây ra Điều đó còn do tâm lý của các em không muốn trình báo vì lo sợ bị bố mẹ mắng, đánh đập, bị đe dọa Vì vậy việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý những hành vi BLGĐ rất khó khăn
* Hành vi BLGĐ thường để lại hậu quả nặng nề đối với trẻ em
Trẻ em là nạn nhân BLGĐ chịu nhiều tác động tiêu cực do hành vi BLGĐ gây ra BLGĐ đối với trẻ em có thể diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau và để lại những tổn thương rất lớn cả về thể chất lẫn tinh thần Chẳng hạn như buồn bã, rối loạn tâm lý, thiếu động cơ học tập, tách mình ra khỏi bạn bè, ít nói, nếu tình
Trang 19trạng đó kéo dài có thể dẫn đến mắc bệnh trầm cảm Nhiều trường hợp người lớn trong gia đình quá mệt mỏi, sức khỏe giảm sút không đủ điều kiện chăm sóc cho con, hay trẻ bị đuổi khỏi nhà khiến những đứa trẻ không được chăm sóc đầy đủ cũng làm cho chúng bị suy dinh dưỡng, ăn uống kém, cơ thể yếu là điều kiện để vi khẩn xâm nhập và mắc nhiều loại bệnh nguy hiểm, gây ảnh hưởng tới sức khỏe
Nghiêm trọng hơn, khi trẻ em bị bạo lực ngay trong gia đình, chúng có thể sao chép những hành vi của bố, mẹ từ đó hình thành nên những thói xấu, thậm chí cha mẹ không thể giáo dục con cái khi chúng trưởng thành BLGĐ đối với trẻ em sẽ dẫn tới sự bế tắc trong suy nghĩ và hành vi của các em Ngoài ra, BLGĐ còn làm tổn thương sâu sắc đến mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình khi có hành
vi bạo lực đối với trẻ em
1.3 Các hình thức BLGĐ đối với trẻ em
1.3.1 Bạo lực về thể chất
Đó là các hành vi xâm hại trực tiếp đến tính mạng, sức khoẻ trẻ em như: đánh đập, ngược đãi, hành hạ về mặt thể xác, làm tổn hại đến sức khỏe, thậm chí tước đoạt tính mạng của trẻ em… Những hành vi này thường khiến cho trẻ em đau đớn, gây thương tích ở các mức độ khác nhau, thậm chí dẫn đến tử vong Mặc dù chưa có thống kê chính thức nhưng ngày càng nhiều vụ việc thương tâm xảy ra với các bé So với các hình thức bạo lực khác, bạo lực về thể chất rất nguy hiểm, dễ nhận biết và dễ xác định cụ thể hậu quả đối với các em
1.3.2 Bạo lực về tinh thần
Hình thức bạo lực tinh thần cũng tương đối phổ biến nhưng thường không biểu hiện rõ nét và dễ nhận biết như hình thức bạo lực về thể chất Bản thân các hành vi bạo lực về thể chất, bạo lực về tình dục cũng gây ra những tổn thương tinh thần vô cùng mạnh mẽ Bạo lực về tinh thần còn là những hành vi lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, làm nhục, buộc làm những việc trái đạo đức, thường xuyên tạo áp lực về tâm lý, gây tổn thương về tinh thần dưới những hình thức như đe dọa bằng lời nói, thư, tin nhắn khủng bố… Những hành vi trên tác động sâu sắc đến tâm lý các em, khiến các em cảm thấy xấu hổ, tủi nhục và bị cô
Trang 20lập Nhiều nghiên cứu đã kết luận rằng trẻ em sống trong gia đình có tình trạng bạo lực, bị lạm dụng tình dục và bị đối xử tồi tệ thường bị sang chấn tâm lý, học kém, thụ động, tinh thần sa sút và có nguy cơ lặp lại chính những hành vi bạo lực
mà mình đã chứng kiến
1.3.3 Bạo lực về kinh tế
Việc dùng sức mạnh để cưỡng bức, bóc lột sức lao động, buộc trẻ làm việc trong môi trường độc hại, bắt trẻ làm để trả nợ, kiểm soát thu nhập, chiếm đoạt, hủy hoại tài sản… được coi là bạo lực kinh tế Điển hình về bạo lực kinh tế đối với trẻ
em là các trường hợp bố mẹ bắt con cái đi làm kiếm tiền vượt quá sức khoẻ, khả năng của trẻ em để dùng tiền đó vào việc rượu chè, cờ bạc; phong toả kinh tế, kiểm soát thu nhập để bắt trẻ em hoặc người khác phải ở thế phụ thuộc về tài chính; bắt trẻ em đi ăn xin, kiếm tiền bằng mọi cách để nộp đủ định mức; hành hạ và bóc lột lao động trẻ em, buộc trẻ em phải làm thêm giờ Điều này rất phổ biến ở những vùng nông thôn, miền núi nơi tư tưởng gia trưởng và lạc hậu còn ngự trị trong các gia đình hoặc ở thành thị, nơi các em nhỏ lang thang kiếm sống hoặc trong những hoàn cảnh đặc biệt như các em nhỏ bị mồ côi, bị bỏ rơi, người lao động khó kiếm việc làm… rất dễ trở thành nạn nhân của bạo lực về kinh tế
1.3.4 Bạo lực về tình dục
Ngoài những hành vi nói trên, vấn đề nổi cộm, gây nhức nhối dư luận trong thời gian gần đây là tình trạng bạo lực tình dục Việc thừa nhận đó là hình thức bạo lực độc lập hay không cũng còn nhiều ý kiến trái ngược nhau Tuy nhiên, do mức
độ nghiêm trọng cũng như tính nhân văn, pháp luật vẫn đề cập hành vi này, trên cả bình diện luật quốc tế và luật quốc gia, coi đó là một dạng của bạo lực Trẻ em là những người chưa phát triển đầy đủ và toàn diện về mặt thể chất và trí tuệ Do đó sẽ
bị tổn hại về tinh thần và thể chất, ảnh hưởng đến quá trình phát triển toàn diện nếu chúng bị xâm hại tình dục, không những thế những tác động này còn ảnh hưởng lâu dài, trở thành nổi ám ảnh trong đầu trẻ đến cả khi trưởng thành
Bạo lực tình dục thường thể hiện dưới dạng: cưỡng ép quan hệ tình dục, hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu với trẻ em, quấy rối tình dục, ép buộc sử dụng văn hoá
Trang 21phẩm đồi trụy để thỏa mãn nhu cầu tình dục… Thực tế, hình thức bạo lực này không còn là quá mới mẻ Hậu quả của hành vi này ở mức độ nhẹ là gây bức xúc tâm lý cho các nạn nhân trẻ em, ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình và tương lai của
họ, đồng thời gây ra thương tật ở các mức độ khác nhau cả về thể chất và tinh thần đối với trẻ em như: trầm cảm, thậm chí tử vong hoặc tự tử
1.4 Hậu quả của hành vi BLGĐ đối với trẻ em
Những năm gần đây, tình trạng bạo lực đối với trẻ em có diễn biến phức tạp, nhiều vụ bạo hành đối với trẻ em có những kết cục thật đau lòng Điều đáng lo ngại
là BLGĐ đối với trẻ em phần lớn là các hành vi của cha mẹ đối với con, thể hiện ở nhiều khía cạnh như chửi mắng, đánh đập gây thương tích, lăng mạ, làm nhục con cái hoặc cưỡng ép con lao động quá sức, hay làm những công việc trái pháp luật, trái với đạo đức xã hội Đặc biệt, xu hướng ly hôn gia tăng cũng kéo theo hệ lụy là nhiều trẻ phải chịu BLGĐ hết sức thương tâm Chính vì vậy, BLGĐ đối với trẻ em
để lại những hậu quả hết sức nặng nề đối với các em, nó không chỉ xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em mà nó còn hằn lên trong nhân cách trẻ em những nét tiêu cực trong tính cách, tình cảm, nhận thức
BLGĐ làm tổn thương đến thể chất của trẻ Bạo lực về thể chất (hành vi
đánh đập, tra tấn, ngược đãi về thể xác) sẽ làm tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí là tước đoạt đi cả tính mạng của các em Những hành vi này khiến trẻ em đau đớn, bị thương tật với các mức độ khác nhau Cơ thể trẻ đang phát triển, mọi hành vi bạo lực đối với các em đều ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự phát triển thể chất của trẻ Bên cạnh đó hành vi bạo lực làm cho tinh thần trẻ sa sút cũng là nguyên nhân làm cản trở sự phát triển thể chất ở trẻ Trẻ em phải chứng kiến cảnh BLGĐ làm tâm lý trẻ lo sợ, buồn chán không muốn ăn uống, vận động, mọi sinh hoạt của trẻ bị ảnh hưởng Đồng thời sự căng thẳng tinh thần làm cho các cơ quan trên cơ thể trẻ cũng có những rối loạn trong hoạt động như vậy ảnh hưởng lớn đến
sự phát triển thể chất ở trẻ Hành vi bạo lực không chỉ để lại cho trẻ em hậu quả trực tiếp tại thời điểm gây bạo lực mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ em trong tương lai đối với việc học tập và hoạt động của các em Trẻ bị thương tật do hành vi
Trang 22BLGĐ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của trẻ như bị gãy tay, gãy chân, có thể để lại di chứng suốt đời trong vận động của trẻ, mà những di chứng đó không thể khắc phục được
BLGĐ làm tổn thương tâm lý của trẻ Trẻ em là độ tuổi gắn bó nhiều nhất
với gia đình, chưa phải chịu nhiều sự va vấp của cuộc đời Do vậy, những lời nói nặng nề, hành vi đánh đập… thường làm tổn thương tinh thần của các em rất sâu sắc Các em dễ có xu hướng trở nên tự ti, mặc cảm, sống thu mình lại với môi trường xung quanh hoặc cũng có thể cục cằn, thô lỗ trong cách ứng xử Bạo lực tinh thần với trẻ em sẽ khiến tâm hồn các em chai sạn, có biểu hiện trầm cảm, khó hòa nhập với xã hội Nếu cha mẹ có phương pháp giáo dục tế nhị, hiểu, tin tưởng và thông cảm, môi trường gia đình êm ấm lành mạnh sẽ giúp trẻ em trang bị đầy đủ kiến thức khi gia nhập vào đời sống xã hội
BLGĐ ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của trẻ Thật vậy, gia
đình là nơi cá nhân được sinh ra và nuôi dưỡng Trẻ em như một tờ giấy trắng
và những nét chữ đầu tiên có tính chất định hướng cả cuộc đời được viết nên từ
tổ ấm gia đình Những khuôn mẫu hành vi trong gia đình sẽ quy định cách xử
sự, tính cách của đứa trẻ sau này Khi trưởng thành, trẻ em là nạn nhân BLGĐ khó hoà nhập với cuộc sống, dễ bị căng thẳng thần kinh, dễ bị kích động bạo lực hoặc có tư tưởng trầm uất Các hành vi bạo lực ấy sẽ được đứa trẻ tiếp nhận một cách tự nhiên, ăn sâu trong tiềm thức của trẻ và dần hình thành trong nhân cách trẻ em sự ứng xử bạo lực Những bé trai dần dần sẽ hình thành nhận thức rằng làm đàn ông có quyền đánh đập phụ nữ và rồi khi trở thành chồng cũng có cách ứng xử bạo lực như vậy đối với vợ, với những người xung quanh Với các
bé gái, chứng kiến cảnh mẹ bị cha mắng chửi, đánh đập thì có thể sau này sẽ cam chịu cảnh bạo lực hoặc ác cảm với đàn ông
BLGĐ đối với trẻ em sẽ dẫn tới sự bế tắc trong suy nghĩ và hành vi của các
em BLGĐ đẩy trẻ em tới chỗ tự tìm đường giải thoát hoặc dễ sa ngã vào các tệ nạn
xã hội Trẻ em trong những gia đình thường xảy ra bạo lực không tìm được sự bình yên trong tâm hồn, khó hòa nhập với cuộc sống cộng đồng trong tương lai, cũng
Trang 23như không khắc phục được tư tưởng trầm uất triền miên trong cuộc sống riêng tư Trong sự bế tắc, chán nản, hoang mang trẻ có thể có các hành vi xử sự tiêu cực như: tìm đến cái chết, hoặc kết bạn với ma túy, một số khác lại chọn con đường bỏ nhà đi lang thang, rơi vào cảnh màn trời, chiếu đất dẫn đến bị lợi dụng, lạc vào con đường tội lỗi Thực tế đã cho thấy hiện nay vẫn còn khá nhiều bố mẹ không hiểu được rằng việc dùng bạo lực với con cái cũng có nghĩa là tập cho chúng quen dần với việc dùng bạo lực với người khác Gần đây, báo chí đã nói nhiều đến những tội phạm
“nhí”, mà hành động cũng khủng khiếp không thua kém gì người lớn, cũng dao găm và mã tấu, cũng đâm chém và giết người Phần lớn các em đều lớn lên từ những gia đình không hòa thuận và phải quen nhìn thấy những cảnh bạo lực không chỉ trong phim ảnh mà trong chính gia đình của chúng Vì thế, hành vi BLGĐ đối với trẻ em là tội ác, cần phải được ngăn chặn kịp thời bởi suy rộng ra nó còn gây nguy hại cho cả xã hội
BLGĐ làm tổn thương sâu sắc đến mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình khi có hành vi bạo lực đối với trẻ em Phản ứng thường thấy ở những đứa
trẻ phải sống trong môi trường gia đình luôn có bạo lực là lảng tránh tất cả Các em mất hết lòng tin vào những người lớn trong gia đình, mất đi chỗ dựa vững chắc khi gặp phải khó khăn Hành vi BLGĐ của các thành viên gia đình đối với trẻ em làm trẻ em mất đi lòng kính trọng đối với người lớn tuổi, cha mẹ, cô chú, trong gia đình Quan hệ tình cảm giữa những người thân trong gia đình với trẻ em bị bạo lực do đó
bị tổn thương sâu sắc, khó hàn gắn Hơn nữa BLGĐ đối với trẻ em còn hủy hoại tình cảm thiêng liêng mà các thành viên trong gia đình dành cho nhau Ban đầu các
em xa lánh những cuộc cãi vãi, gây lộn thường xuyên và gần như vô bổ của cha mẹ Khi những cuộc cãi vã và gây lộn ngày càng nhiều lên và nặng nề tới mức không thể chịu đựng nổi thì chúng sẽ lảng tránh cả cuộc sống gia đình Từ sự xa lánh cuộc sống gia đình đến tâm lý không tôn trọng gia đình, coi thường các mối quan hệ gia đình thường không có một ranh giới nào thật rõ rệt Khi mà khuôn mẫu về cuộc sống gia đình chỉ là những lời qua tiếng lại, những nắm đấm và roi vọt thì niềm vui, hạnh phúc phải là một chỗ nào khác chứ không thể ở trong
Trang 24chính gia đình Cuộc sống không cần có sự nâng đỡ và niềm an ủi từ phía gia đình cũng dẫn người ta đến chỗ có thói quen quay lưng lại với gia đình, quay lưng lại với tất cả các mối quan hệ gia đình
1.5 Sự cần thiết phải điều chỉnh pháp luật đối với việc PCBLGĐ đối với trẻ em
Việc ban hành văn bản pháp luật về PCBLGĐ của các quốc gia trên thế giới thể hiện thái độ quan tâm, sự đồng cảm, chia sẻ của Nhà nước đối với nạn nhân của bạo lực Văn bản pháp luật này nhằm mục đích đáp ứng một cách có hiệu quả các nhu cầu của trẻ em bị bạo lực, đưa ra các biện pháp bảo vệ và hỗ trợ cho các em Việc bảo vệ trẻ em là nạn nhân của bạo lực cũng như hỗ trợ các em điều kiện cần thiết về vật chất, tinh thần, chỗ ở, giải quyết các hậu quả của bạo lực là vấn đề có
ý nghĩa thiết thực nhằm ngăn chặn, hạn chế bạo lực và hậu quả của bạo lực Các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc PCBLGĐ đối với trẻ em là cần thiết nhằm phát hiện, ngăn chặn kịp thời hành vi bạo lực, hạn chế các hậu quả của BLGĐ đối với trẻ
em Cụ thể:
- Xác định rõ các hành vi BLGĐ đối với trẻ em không phải là “quyền đặc thù”, riêng biệt của cha mẹ, ông bà, cô dì, chú bác,… những người thân thích của các em trong việc giáo dục trẻ Con cái thường học theo tấm gương của người lớn trong gia đình Muốn giáo dục trẻ thì cha mẹ phải luôn là tấm gương sáng về phẩm chất và hành vi với trẻ, những hành vi sai trái, những hành động bạo lực hay những lời mắng chửi thậm tệ đều có ảnh hưởng lớn đến việc giáo dục trẻ Trẻ có thể học theo những hành vi đó của cha mẹ hoặc cha mẹ đã làm mất uy tín của mình với trẻ khi trẻ chứng kiến hành vi bạo lực của cha mẹ Thực hiện việc giáo dục trẻ bằng các hành vi BLGĐ là xâm phạm nghiêm trọng đến các quyền cơ bản của trẻ em được pháp luật quy định và bảo vệ
- Việc phát hiện, ngăn chặn hành vi BLGĐ đối với trẻ em là trách nhiệm chung của mỗi cá nhân trong gia đình cũng như ngoài xã hội, của các cơ quan, tổ chức đoàn thể Bằng sự quy định của pháp luật, các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm không thể thờ ơ, không hành động, xử lý đối với hành vi BLGĐ đối với trẻ em
Trang 25- Là cơ sở để thực hiện các biện pháp chăm sóc, bảo vệ, hỗ trợ, phục hồi cho trẻ em bị BLGĐ Thành lập các cơ sở hỗ trợ nạn nhân BLGĐ là trẻ em; tư vấn tâm
lý, pháp lý, chữa bệnh cho trẻ em bị bạo lực Đây là một mục đích điều chỉnh quan trong chỉ có trong pháp luật về PCBLGĐ mà không có trong các ngành luật khác Luật hành chính, luật hình sự chỉ xử lý hành vi bạo lực đối với trẻ em khi đã xảy ra hành vi bạo lực mà không quan tâm đến công tác phòng ngừa và khắc phục hậu quả; vấn đề bảo vệ trẻ em là nạn nhân của BLGĐ chỉ đặt ra khi đã có hành vi vi phạm của người thực hiện hành vi bạo lựcvới mức độ nghiêm trọng nhất định Còn đối với Luật PCBLGĐ thường chú trọng đến công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả BLGĐ như tư vấn tâm lý, chữa trị các vết thương thể chất cho trẻ; vấn đề bảo
vệ trẻ em bị BLGĐ được thực hiện một cách liên tục, thường xuyên; đặt ra từ lúc
trước, trong và sau khi có hành vi bạo lực xảy ra “Việc bảo vệ nạn nhân của bạo
lực cũng như hỗ trợ các em các điều kiện cần thiết về vật chất, tinh thần, chỗ ở, giải quyết các hậu quả của bạo lực là vấn đề có ý nghĩa thiết thực nhằm ngăn chặn, hạn chế bạo lực và hậu quả của bạo lực Đây là điểm có ý nghĩa khác biệt giữa Luật PCBLGĐ với các văn bản pháp luật hành chính, hình sự Các văn bản pháp luật hành chính, hình sự chủ yếu tập trung vào việc xử lý hành vi bạo lực, xử lý người gây ra bạo lực Trong khi đó, Luật PCBLGĐ có tính chất “thân thiện” với nạn nhân, đứng về phía nạn nhân và trên cơ sở đó đưa ra các quyết định để bảo vệ nạn nhân khỏi BLGĐ có thể tiếp diễn trong tương lai” [14]
- Là cơ sở pháp lý để xử lý các hành vi BLGĐ đối với trẻ em Có thể nói Luật PCBLGĐ mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc Trong gia đình, do mối liên hệ tình cảm, đạo đức chi phối là chủ yếu, nên khác với những biện pháp quyết liệt, mang nặng tính hình sự như ở Luật Phòng, chống tham nhũng; Luật Phòng, chống ma tuý Còn các biện pháp PCBLGĐ quan tâm đến tuyên truyền, giáo dục, tư vấn, hoà giải phù hợp với truyền thống văn hoá, phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam Bên cạnh đó, Luật PCBLGĐ vẫn có các biện pháp kiên quyết, cứng rắn
để ngăn chặn và xử lý kịp thời hành vi BLGĐ (biện pháp cấm tiếp xúc)
Trang 261.6 Một số quy định của pháp luật quốc tế về BLGĐ đối với trẻ em
Công ước quyền trẻ em (CƯQTE) là văn kiện quốc tế cơ bản và toàn diện nhất về quyền trẻ em hiện nay và là một văn kiện trong hệ thống điều ước quốc tế
về quyền con người, đề cập riêng đến quyền con người của trẻ em, được áp dụng tại các quốc gia trên toàn thế giới, không phân biệt về chính trị, kinh tế, truyền thống văn hóa, phong tục tập quán Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn CƯQTE vào ngày 20 tháng 2 năm 1990 CƯQTE 1989 đã đưa ra những quyền đảm bảo cho trẻ em được hưởng, được bảo vệ, được chăm sóc
và được phát triển toàn diện về mọi mặt; nghĩa vụ của các quốc gia đã phê chuẩn hoặc gia nhập công ước này phải thực hiện Trong CƯQTE đã ghi rõ: trẻ em có quyền được sống và phát triển, không ai được xâm phạm tính mạng của trẻ trẻ em được quyền sống với cha, mẹ, được đoàn tụ với gia đình (Điều 6) Điều 19 Công
ước cũng ghi rõ: “trẻ em có quyền được Nhà nước bảo vệ khỏi các hình thức bạo
lực về thể chất, xúc phạm danh dự, bị lạm dụng (kể cả bị lạm dụng tình dục), bị bỏ mặc hoặc sao nhãng sự chăm sóc, bị ngược đãi hoặc bóc lột trong khi trẻ em đang sống với cha mẹ hay đang sống với một trong hai người, với người giám hộ hay bất
kỳ người nào khác được giao việc chăm sóc trẻ em” Đồng thời, Công ước cũng quy
định cả việc xử lý vi phạm, các chương trình xã hội hỗ trợ trẻ em bị xâm phạm, quyền được bảo vệ khỏi sự bóc lột (như không làm những công việc nguy hiểm, có hại cho sức khỏe, khỏi sự lạm dụng tình dục, quyền không bị tra tấn, tước đoạt tự
do, quyền được pháp luật đối xử công bằng…)
Khi các em là nạn nhân của bạo lực, các quốc gia thành viên cần có biện
pháp để các em được tái hoà nhập cộng đồng Điều 39 CƯQTE quy định: “Các
quốc gia thành viên phải thực hiện mọi biện pháp thích hợp để thúc đẩy sự phục hồi
về thể chất, tâm lý và tái hoà nhập xã hội của trẻ em…” Các quốc gia thành viên
phải bảo đảm không có trẻ em nào phải chịu sự tra tấn, đối xử, trừng phạt độc ác, vô nhân đạo hay làm mất phẩm giá
Vấn đề chống bạo lực về tình dục đối với trẻ em là một trong các nội dung
mà Công ước đặc biệt quan tâm Công ước quy định các quốc gia thành viên cam
Trang 27kết bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức bóc lột cũng như lạm dụng về tình dục Để thực hiện mục đích này, Điều 34 CƯQTE cho phép các quốc gia được áp dụng mọi biện pháp để ngăn ngừa, đó là:
- Việc xúi giục hay ép buộc trẻ em tham gia bất kì hành vi tình dục bất hợp pháp;
- Việc bóc lột mại dâm trẻ em hay các hành vi tình dục bất hợp pháp;
- Việc bóc lột trẻ em trong các cuộc biểu diễn hay sách báo có tính chất khiêu dâm
Việt Nam đã phê chuẩn hoặc gia nhập một số Công ước liên quan đến quyền con người của trẻ em như: Nghị định thư không bắt buộc bổ sung CƯQTE, liên quan đến trẻ em trong xung đột vũ trang năm 2000; Nghị định thư không bắt buộc
bổ sung CƯQTE liên quan đến buôn bán trẻ em, mại dâm trẻ em và văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em năm 2000; Công ước số 182 Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) về cấm và hành động ngay lập tức để xóa bỏ các hình thức bóc lột trẻ em tồi tệ nhất năm 1999
Từ sau khi phê chuẩn Công ước, Nhà nước Việt Nam có rất nhiều nỗ lực trong việc thực hiện Công ước, như nâng cao nhận thức về quyền trẻ em; làm hài hoà giữa CƯQTE và luật pháp quốc gia; đẩy mạnh quản lý nhà nước về trẻ em; tăng cường nguồn lực đầu tư cho trẻ em và đặc biệt là ngày càng quan tâm đến vai trò của chính trẻ em và người chưa thành niên Để tiếp tục thực hiện hiệu quả hơn CƯQTE em tại Việt Nam trong thời gian tới, cần tiếp tục duy trì và thực hiện tốt hơn các quyền được sống; quyền được phát triển với chất lượng ngày càng cao của trẻ em Mặt khác, tiếp tục thực hiện quyền được bảo vệ, được an toàn, thúc đẩy các quyền được tham gia để mọi trẻ em đều có cơ hội tiếp cận các dịch vụ, phúc lợi xã hội, phát huy tối đa các cơ hội để trưởng thành, được sống trong môi trường gia đình hạnh phúc Như vậy, Việt Nam phê chuẩn CƯQTE đã tạo cơ sở pháp lý quốc
tế cho việc bảo vệ quyền trẻ em ở Việt Nam đồng thời làm thay đổi nhiều hoạt động
có hiệu quả để bảo đảm quyền của trẻ em
Trang 28CHƯƠNG 2 NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH ĐIỀU CHỈNH HÀNH VI BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI TRẺ EM
Hành vi BLGĐ đối với trẻ em là những hành vi xâm phạm nghiêm trọng đến các quyền cơ bản của trẻ em, gây tổn hại nặng nề về thể chất, tinh thần của trẻ Mặt khác, những hành vi BLGĐ đối với trẻ em còn gây ra sự khủng hoảng, đổ vỡ trong các mối quan hệ gia đình, mất trật tự kỷ cương trong gia đình cũng như trật tự trị an
xã hội Vì vậy, pháp luật Việt Nam hiện hành đã có những quy định điều chỉnh hành vi BLGĐ nói chung và BLGĐ đối với trẻ em nói riêng nhằm phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời hành vi BLGĐ đối với trẻ em cũng như giải quyết, khắc phục những hậu quả do hành vi BLGĐ đối với trẻ em gây ra Việc điều chỉnh của pháp luật về hành vi BLGĐ đối với trẻ em thể hiện ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau như luật hành chính, luật hình sự, nhưng tập trung và đặc thù nhất là trong Luật PCBLGĐ Các quy định này nhằm mục đích phòng chống, ngăn chặn hành vi BLGĐ đối với trẻ em, cụ thể về các vấn đề sau:
2.1 Các nguyên tắc PCBLGĐ đối với trẻ em
Điều 3 Luật PCBLGĐ quy định về nguyên tắc của PCBLGĐ Cụ thể:
Thứ nhất, kết hợp và thực hiện đồng bộ các biện pháp PCBLGĐ, lấy phòng ngừa là chính, chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục về gia đình, tư vấn, hoà giải phù hợp với truyền thống văn hoá, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam
Đây là nguyên tắc chủ đạo trong PCBLGĐ bởi nhiều lý do Pháp luật luôn hướng tới việc ngăn chặn các hành vi phạm tội trước khi xảy ra để giữ gìn trật tự, tránh những tổn thất cho cộng đồng và xã hội Hành vi bạo lực nếu xảy ra thì ít nhiều đã gây ra những tổn thương nhất định cho các thành viên trong gia đình, làm xấu đi mối liên kết và tình cảm gia đình; nếu hành vi bị phát hiện và xử ký theo pháp luật thì quan hệ gia đình có thể sẽ chuyển biến xấu hơn nữa Vì vậy, cần lấy phòng ngừa là chính trong hoạt động PCBLGĐ
Mặt khác, xuất phát từ thực tế quan hệ trong gia đình thường mang tính chất khép kín, với các thành viên gia đình cũng như những người xung quanh, việc trong
Trang 29gia đình thì người ngoài ít có cơ hội xen vào Vì thế, những vụ việc bạo hành gia đình thường khó phát hiện, khi bị phát hiện cũng khó xử lý bởi tâm lý e ngại của các bé và cả những người biết chuyện Các quy định pháp luật khó vươn tới từng gia đình, bởi nhận thức của người dân về vấn đề này còn hạn chế Chính vì vậy, công tác tuyên truyền, giáo dục về gia đình, tư vấn, hoà giải trong vấn đề này là rất quan trọng, góp phần định hướng hành vi của mỗi thành viên Trẻ em là nạn nhân BLGĐ được trang bị kiến thức để tự bảo vệ; ngườithực hiện hành vi bạo lực thì nhận thức được tính chất, hậu quả của hành vi để tự kiềm chế tốt hơn; những người xung quanh biết được trách nhiệm tham gia PCBLGĐ và có ứng xử phù hợp Cần chú trọng công tác tuyên truyền trách nhiệm của cha mẹ trong việc giáo dục các con, phương pháp giáo dục con, giúp trẻ tránh xa các tệ nạn xã hội, trở trành những công dân có ích cho xã hội
Việc tuyên truyền giáo dục nếu kết hợp với truyền thống văn hoá, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc thì sẽ càng được phát huy tốt hơn nữa, bởi vì người Việt Nam thường chịu tác động khá lớn từ các tư tưởng truyền thống Đặc biệt, ở những nơi mà quan niệm “phép vua thua lệ làng”, trình độ dân trí thấp thì việc giáo dục người dân thông qua các phong tục, tập quán mới có thể phát huy hiệu quả tốt nhất
Thứ hai, hành vi BLGĐ được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật
Đây là một trong những nguyên tắc chung của pháp luật Việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi BLGĐ có ý nghĩa rất quan trọng đối với trẻ
em là nạn nhân BLGĐ Một là, khi phát hiện kịp thời hành vi BLGĐ sẽ đảm bảo an toàn tính mạng của trẻ em Hai là, ngăn chặn hậu quả xấu, nguy hiểm do hành vi BLGĐ đối với trẻ em có thể xảy ra Ba là, trẻ em trong gia đình là người bị phụ
thuộc, các em không có khả năng phản kháng, tự bảo vệ đối với người gây bạo lực
là cha mẹ, ông bà, anh, chị… nên việc phát hiện, ngăn chặn kịp thời càng quan trọng BLGĐ đối với trẻ em có thể trở thành thói quen cho những người thực hiện hành vi BLGĐ và những người xung quanh Thực tế cho thấy: nếp sống, nếp nghĩ
Trang 30của người Việt Nam nói chung vẫn cho rằng những hành vi BLGĐ trong việc giáo dục trẻ là bình thường, thậm chí đôi khi là cần thiết Vì vậy, để ngăn ngừa, giải quyết kịp thời và thỏa đáng tình trạng BLGĐ đối với trẻ em trong cuộc sống hiện nay đòi hỏi phải có sự quan tâm của xã hội, mà quan trọng hơn là nhận thức của chính người có hành vi bạo lực và trẻ em là nạn nhân BLGĐ
Thứ ba, nạn nhân BLGĐ được bảo vệ, giúp đỡ kịp thời phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của họ và điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước; ưu tiên bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, người cao tuổi, người tàn tật và phụ nữ
Giúp đỡ các em, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của trẻ là điều cần thiết và đã được pháp luật ghi nhận như một nguyên tắc quan trọng, mọi người đều phải tuân theo Một đứa trẻ bị lạm dụng sẽ sống trong nỗi sợ hãi và đau đớn liên tục Những vết thương trên thân xác có thể được chữa lành, nhưng những vết thương tâm hồn
sẽ kéo dài suốt cuộc đời các em Khi biết một đứa trẻ bị lạm dụng thì chúng ta cần phải tìm cách giúp đỡ các em kịp thời Nếu không, khi lớn lên đứa trẻ sẽ dễ trở thành một người luôn dùng bạo lực Điều kiện hoàn cảnh của mỗi trẻ bị BLGĐ là khác nhau; vì thế pháp luật quy định tùy khả năng, điều kiện kinh tế - xã hội mà đưa
mẹ dễ tái diễn hành vi bạo lực đối với con cái mình BLGĐ từ lâu đã không còn là vấn đề của mỗi gia đình mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất ổn định xã hội, do
đó việc PCBLGĐ là trách nhiệm chung của cộng đồng chứ không chỉ là của nhà
Trang 31nước và những người có liên quan Tuy nhiên, hiện nay không có nhiều chủ thể tích cực tham gia công tác này do nhận thức không đúng tầm quan trọng, ý nghĩa của
nó Để đảm bảo trẻ em được sống trong môi trường không bạo lực và đảm bảo cho trẻ thực hiện quyền của mình, cần phải cố gắng nhiều hơn trong việc phối kết hợp giữa các cơ quan Chính phủ, các tổ chức tư nhân, cũng như của toàn xã hội chung tay giải quyết BLGĐ Việc quy định nguyên tắc này một lần nữa khẳng định tầm quan trọng cũng như sự cần thiết của việc phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ quan, tổ chức trong PCBLGĐ
2.2 Quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể liên quan đến hành vi BLGĐ đối với trẻ em
2.2.1 Quyền, nghĩa vụ của trẻ em là nạn nhân BLGĐ
Quyền và nghĩa vụ của trẻ em là nạn nhân BLGĐ được quy định cụ thể tại Điều 5 Luật PCBLGĐ, bao gồm:
“1 Nạn nhân BLGĐ có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình;
b) Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo
vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của Luật này;
c) Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật;
d) Được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác theo quy định của Luật này;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật
2 Nạn nhân BLGĐ có nghĩa vụ cung cấp thông tin liên quan đến BLGĐ cho
cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền khi có yêu cầu.”
Trước tiên, cần phải hiểu rằng, trẻ em là đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương trong gia đình, các em không có khả năng bảo vệ mình, khả năng nhận thức còn non kém Bởi thế, để thực hiện được các quyền quy định tại Khoản 1 Điều 5 Luật PCBLGĐ các em có thể tự mình thực hiện hoặc phải thông qua người giám hộ của mình, các cơ quan chức năng Thông qua người giám hộ, trẻ em là nạn nhân BLGĐ
Trang 32có quyền tố giác hành vi BLGĐ với Công an; yêu cầu áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc đối với người thực hiện hành vi; quyền yêu cầu được cung cấp các dịch vụ y tế;
bố trí nơi tạm lánh… Khi trẻ em bị người thân của mình gây ra những thương tổn nhất định, rất cần sự giúp đỡ của các cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền để bảo
vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của mình Khi hành
vi bạo lực xảy ra trong gia đình, những thành viên khác trong gia đình vì những mối liên hệ với người thực hiện hành vi bạo lực sẽ rất khó có sự can thiệp mạnh mẽ, dứt khoát cần thiết để bảo vệ các em Ví dụ các bà vợ thường giấu chuyện chồng đánh đập con, không tố giác với các cơ quan chức năng bởi tâm lý “xấu chàng hổ ai”, không muốn cho người khác biết chuyện gia đình mình…Trẻ em thường chịu đựng
vì tâm lý lo sợ, thái độ đó của các em đã gây trở ngại cho việc phát hiện, xác định mức độ thiệt hại của bạo lực cũng như sự can thiệp kịp thời của cơ quan chức năng
Vì thế, khi phát hiện hành vi BLGĐ cần báo ngay cho cơ quan công an địa phương hoặc báo chính quyền địa phương và chính quyền đoàn thể Ngoài ra,có một biện pháp rất quan trọng và hữu hiệu khi có hành vi BLGĐ đối với trẻ em, đó là biện pháp cấm tiếp xúc Trẻ em khi được sự đồng ý của người giám hộ có quyền làm đơn yêu cầu Chủ tịch UBND xã, phường hoặc tòa án thực hiện biện pháp cấm tiếp xúc
Trong rất nhiều trường hợp, trẻ em bị BLGĐ cần được giúp đỡ về y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật Những tổn thương về thể chất có thể được chữa lành bằng sự chăm sóc y tế; nhưng với tổn thương về tâm lý thì không dễ dàng vượt qua được Những sợ hãi, hoang mang, khủng hoảng, tự ti sẽ theo các em đến suốt cuộc đời, khiến chúng không thể lấy lại sự cân bằng trong cuộc sống, nên rất cần được tư vấn tâm lý để vượt qua những nỗi ám ảnh này
Ngoài ra, trẻ em cũng cần có một nơi để tạm lánh để có thời gian cách ly nhất định với người thực hiện hành vi bạo lực Điều này có tác dụng làm cho cả hai bên có cơ hội để nhìn nhận sự việc một cách rõ ràng hơn, bình tĩnh hơn Với những
kẻ thực hiện hành vi bạo lực một cách côn đồ, hung hãn, không có điểm dừng thì nơi tạm lánh này còn là biện pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ các em Đã có rất nhiều
Trang 33trường hợp khi hành vi bạo lực bị phát hiện, trẻ em đã được áp dụng một số biện pháp chăm sóc, bảo vệ; người thực hiện hành vi được thông tin về những sai phạm của mình, nhưng vẫn tiếp tục có những hành vi bạo lực, ngày càng nặng nề và nguy hiểm hơn Trong khi những người xung quanh, kể cả những người có trách nhiệm
do sợ bị trả thù, vạ lây, bị phiền phức nên đã không dám can thiệp để bảo vệ trẻ em
Tuy nhiên, bên cạnh những quyền lợi như vậy, trẻ em là nạn nhân BLGĐ cũng phải thực hiện nghĩa vụ nhất định, đó là: cung cấp thông tin liên quan đến BLGĐ cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền khi có yêu cầu Do tính chất rất nhạy cảm của hành vi BLGĐ cũng như mối quan hệ đặc biệt của các chủ thể, pháp luật không đặt ra nghĩa vụ của các em trong việc PCBLGĐ hay tố giác người có hành vi bạo lực – điều này hoàn toàn hợp lý Bởi vì hành vi bạo lực dù diễn ra trong gia đình nhưng lại ảnh hưởng tới sự phát triển chung của toàn xã hội, do đó cần phải được xử lý kịp thời; trẻ em là nạn nhân của bạo lực cần được bảo vệ, nhưng các em cũng cần tự bảo vệ mình trong giới hạn nhất định Trong khi đó, rất nhiều em đã không nhận thức được điều này, nên khi hành vi bạo lực xảy ra đã chọn cách im lặng, lảng tránh Từ đó, chính các em đã gây khó khăn cho việc giải quyết hành vi
vi phạm, tạo điều kiện cho BLGĐ tái diễn [17; tr 30]
Một điểm đáng lưu ý là khi lấy lời khai của các em thì phải có mặt người giám hộ của trẻ Bởi vì, trẻ em là người chưa phát triển đầy đủ về thể chất, tinh thần, chưa có khả năng nhận thức, kiểm soát được suy nghĩ, hành vi của mình Các
em dễ bị chi phối bởi tác động bên ngoài và thực hiện các hành vi thiếu suy nghĩ chín chắn Từ đặc điểm về độ tuổi, các đặc thù của trẻ, pháp luật Việt Nam có quy định cần phải có mặt người giám hộ khi lấy lời khai là để bảo vệ, phòng ngừa các hành vi xâm phạm đến trẻ em như hành vi ép cung, dọa nạt làm cho các em hoảng
sợ để lấy lời khai
2.2.2 Quyền và nghĩa vụ của người có hành vi BLGĐ
Người có hành vi BLGĐ là người đã gây ra những tổn hại hoặc có khả năng gâytổn hại cho trẻ em trong gia đình bằng việc thực hiện các hành vi bạo lực Trong lĩnh vực PCBLGĐ, nghĩa vụ của họ được ghi nhận ở Điều 4 Luật PCBLGĐ:
Trang 34“1 Tôn trọng sự can thiệp hợp pháp của cộng đồng; chấm dứt ngay hành vi bạo lực
2 Chấp hành quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
3 Kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu, điều trị; chăm sóc nạn nhân BLGĐ, trừ trường hợp nạn nhân từ chối
4 Bồi thường thiệt hại cho nạn nhân BLGĐ khi có yêu cầu và theo quy định của pháp luật.”
Trước hết, khi thực hiện hành vi bạo lực và bị phát hiện, người có hành vi BLGĐ phải tôn trọng sự can thiệp hợp pháp của cộng đồng; chấm dứt ngay hành vi
bạo lực Cộng đồng ở đây là chỉ chung những người biết được về hành vi, có thể là
thành viên khác trong gia đình, hàng xóm, tổ dân phố, người chứng kiến… Sự can thiệp ở đây phải là can thiệp hợp pháp, tức là chỉ được thực hiện những điều pháp luật cho phép (buộc chấm dứt hành vi, cấp cứu nạn nhân…) Mọi sự can thiệp trái pháp luật (sử dụng vũ lực với người có hành vi BLGĐ, tiếp tay cho hành vi bạo lực…) đều
sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật Người có hành vi BLGĐ không chỉ là thực hiện nghĩa vụ theo yêu cầu của cộng đồng mà còn phải tôn trọng sự can thiệp đó, nghĩa là bản thân họ phải phần nào nhận biết được tính đúng đắn của việc can thiệp, cũng như phải có thái độ đúng mực với những người can thiệp Điều này rất quan trọng vì trong nhiều trường hợp, người có hành vi vi phạm không nhận thấy sai lầm của mình mà thậm chí còn trút giận sang những người can thiệp, do đó đã làm hạn chế sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động PCBLGĐ Ngược lại, những sự can thiệp bất hợp pháp, điển hình là việc dùng vũ lực để ngăn chặn hành vi bạo lực một cách không cần thiết cũng sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng: vừa không ngăn chặn có hiệu quả hành vi BLGĐ, vừa tăng nguy cơ phát sinh tội phạm khác
Chấp hành quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cũng là nghĩa vụ của người có hành vi BLGĐ Trong lĩnh vực PCBLGĐ, những chủ thể có thẩm quyền có thể đưa ra những chế tài như: góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư; cấm tiếp xúc; áp dụng các biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn… Việc bị xử
lý hành vi BLGĐ vốn không quen thuộc với người Việt Nam, vì rất nhiều người
Trang 35vẫn nghĩ đó là quyền của họ Do đó, quy định người có hành vi bạo lực có nghĩa vụ chấp hành quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền là cần thiết để tạo ra cơ
sở pháp lý mạnh mẽ, buộc chủ thể phải thực hiện, đảm bảo hiệu quả của công tác PCBLGĐ
Với những trường hợp trẻ em bị tổn thương về thể chất hoặc tinh thần, cần tới sự can thiệp của y tế thì người thực hiện hành bạo lực phải kịp thời đưa các em
đi cấp cứu, điều trị; trừ trường hợp trẻ em từ chối Thành viên trong gia đình khi đã
có hành vi BLGĐ đối với trẻ em thì thường không thương xót, không lo lắng cho trẻ để đưa các em đi chữa trị, chăm sóc; hoặc đôi khi hành vi BLGĐ đối với trẻ em chỉ là bột phát, nhận thấy sai lầm của mình nhưng do sợ bị phát hiện, sợ phải gánh trách nhiệm nên không dám đưa trẻ tới cơ sở chữa trị Chính vì vậy, pháp luật cần quy định đây là nghĩa vụ, bắt buộc họ phải thực hiện để đảm bảo quyền lợi về sức khỏe cho các em Trong trường hợp trẻ em từ chối sự chăm sóc của người đã gây tổn thương cho mình – điều này là hoàn toàn phù hợp về tâm lý - thì người có hành
vi bạo lực cũng phải tôn trọng và thực hiện điều đó
Luật PCBLGĐ không nhắc tới quyền mà chỉ quy định nghĩa vụ của người có hành vi BLGĐ Điều này trước hết có lẽ bởi vì những người này đã thực hiện hành
vi vi phạm pháp luật, nên họ phải chịu những trách nhiệm nhất định và không được hưởng sự bảo vệ của pháp luật trong lĩnh vực này Tuy nhiên, nếu nhìn nhận theo một khía cạnh khác thì chúng ta có thể thấy, nghĩa vụ mà Luật PCBLGĐ quy định cũng đã hàm chứa một số quyền của họ: quyền được nhận sự can thiệp hợp pháp, quyền được thực hiện các hành động nhằm khắc phục hậu quả do hành vi của mình gây ra Nếu nhìn nhận một cách tổng quát, chúng ta có thể thấy rằng những hành vi BLGĐ xuất phát từ sự nhẫn tâm, tàn ác, đê hèn không nhiều mà chủ yếu do những quan niệm sai lầm, do thiếu hiểu biết, do không được trang bị kỹ năng giải quyết tranh chấp hoặc do nóng giận gây nên Do đó, pháp luật cũng cần phải cho họ những cơ hội để giác ngộ, sửa chữa sai lầm, cũng là tạo cơ hội cho gia đình của họ được hàn gắn
Trang 362.3 Các biện pháp phòng ngừa BLGĐ đối với trẻ em
Các biện pháp phòng ngừa BLGĐ được quy định tại Chương 2, gồm 5 điều (từ Điều 12 đến Điều 15) Phòng ngừa BLGĐ đối với trẻ em là những biện pháp, cách thức được các cơ quan nhà nước, các tổ chức, gia đình và cá nhân thực hiện nhằm loại trừ nguyên nhân và điều kiện phát sinh hành vi BLGĐ Phòng ngừa BLGĐ có mục đích loại bỏ, ngăn chặn hành vi BLGĐ có thể xảy ra cũng như giảm thiểu những hậu quả, thiệt hại có thể xảy ra khi có hành vi BLGĐ đối với trẻ em Để phòng ngừa BLGĐ, cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
- Thông tin, tuyên truyền về PCBLGĐ: Biện pháp này nhằm mục đích thay
đổi nhận thức, hành vi về BLGĐ, góp phần xóa bỏ BLGĐ đối với trẻ em, nâng cao nhận thức về truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ em
Việc thông tin, tuyên truyền phải đảm bảo chính xác, rõ ràng, đơn giản, thiết thực; phù hợp với từng đối tượng, trình độ, lứa tuổi, giới tính, truyền thống, văn hóa, bản sắc dân tộc, tôn giáo Việc tuyên truyền không làm ảnh hưởng đến bình đẳng giới, danh dự, nhân phẩm của trẻ em là nạn nhân BLGĐ và các thành viên khác trong gia đình Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm xóa bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu trong HN&GĐ; phòng chống các tệ nạn xã hội, bạo hành trong gia đình.Nội dung thông tin, tuyên truyền cần tập trung vào chính sách, pháp luật về PCBLGĐ, bình đẳng giới; truyền thống tốt đẹp của con người, gia đình Việt Nam; tác hại của BLGĐ; biện pháp, mô hình, kinh nghiệm trong PCBLGĐ; kỹ năng ứng
xử của các em nhằm bảo vệ bản thân và ứng phó với các hành vi BLGĐ
Thực hiện thông tin, tuyên truyền giúp trẻ em và các thành viên trong gia đình thay đổi nhận thức về BLGĐ bằng nhiều hình thức như: tuyên truyền trực tiếp tại trường học thông qua các buổi sinh hoạt lớp; lồng ghép trong việc giảng dạy, học tập tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc gia; thông qua các hoạt động văn học, nghệ thuật, sinh hoạt cộng đồng và các loại hình văn hóa quần chúng khác Đặc biệt cần giải thích để các em hiểu rõ và có sự chia sẻ khi bị BLGĐ để mọi người có thể kịp thời can thiệp, ngăn chặn hành vi BLGĐ
Trang 37- Hòa giải các mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình
Hoà giải mâu thuẫn và tranh chấp chính là hạn chế nguyên nhân phát sinh BLGĐ Xã hội càng phát triển nhanh thì mâu thuẫn, rắc rối giữa cha mẹ và con cái càng dễ phát sinh Nguyên nhân gây ra mâu thuẫn, rắc rối đầu tiên là do khoảng cách thế hệ, tức sự khác biệt về ý thức hệ, về quan điểm, tư tưởng, sở thích, và thậm chí là khác biệt về nhận thức, tầm hiểu biết… Chính những khác biệt này đã làm chất xúc tác cho những mâu thuẫn, bất hòa, rắc rối nảy sinh trong quan hệ giữa cha
mẹ và con cái Để bảo đảm tính chất của hoạt động hoà giải là “tự giải quyết” các mâu thuẫn, tranh chấp, tránh sự can thiệp trực tiếp của các cơ quan nhà nước Luật PCBLGĐ quy định công tác hoà giải hiện nay được thực hiện trước hết và chủ yếu
ở gia đình, dòng họ hay các tổ chức hoà giải ở cơ sở Vai trò của người lớn tuổi trong gia đình, dòng họ cũng có ý nghĩa to lớn trong việc hòa giải mâu thuẫn giữa người thực hiện hành vi BLGĐ và trẻ em
Tuy nhiên, để bảo đảm có thể giải quyết triệt để những mâu thuẫn, tranh
chấp bằng nhiều cách thức khác nhau, Điều 14 Luật PCBLGĐ quy định: "Cơ quan,
tổ chức có trách nhiệm hoà giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa người thuộc cơ quan,
tổ chức mình với thành viên gia đình họ khi có yêu cầu của thành viên gia đình"
Như vậy trách nhiệm hoà giải mâu thuẫn, tranh chấp của các cơ quan nhà nước cũng không mặc nhiên phát sinh, các cơ quan nhà nước chỉ tham gia hoà giải khi mâu thuẫn, tranh chấp có liên quan đến cán bộ, công chức hoặc những người đang làm việc cho cơ quan và chỉ hoà giải khi thành viên gia đình họ có yêu cầu Nhưng khi đã có yêu cầu của thành viên gia đình về việc cơ quan tham gia hoà giải thì các
cơ quan nhà nước phải xác định đây là trách nhiệm pháp lý của mình, không thể thờ
ơ, bàng quang mà không có biện pháp can thiệp, giải quyết thỏa đáng
Trong công tác hoà giải tranh chấp, mâu thuẫn, phòng, chống bạo lực gia đình, UBND cấp xã có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban Mặt trận tổ quốc và các tổ chức thành viên hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện cho các tổ chức hoà giải ở cơ sở thực hiện hoà giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình UBND cấp
Trang 38xã cũng có thể tham gia hoà giải khi được yêu cầu của cơ quan, tổ chức để hoà giải tranh chấp, mâu thuẫn giữa cán bộ, công chức với gia đình họ
- Tư vấn, góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư về PCBLGĐ
Trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương nhất, ở lứa tuổi này, trẻ có thể hiểu ở mức độ nhất định những sự việc xảy ra liên quan tới các em, nhưng do còn quá nhỏ
và yếu đuối nên trẻ không thể chống cự hành vị BLGĐ do người lớn gây ra Khi trưởng thành, các em dễ bị căng thẳng thần kinh, tính tình thô lỗ, cục cằn hoặc dễ mắc bệnh tật hơn những đứa trẻ lớn lên trong một gia đình yên ổn Do vậy, tư vấn
về tâm sinh lý cho trẻ là hoạt động rất cần thiết Một mặt, tư vấn để hướng dẫn cho các em kỹ năng ứng xử trong gia đình; kỹ năng ứng xử khi có mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình giúp các em trang bị đủ kiến thức phòng, tránh khi có BLGĐ Mặt khác, khi trẻ em là nạn nhân của BLGĐ, hoạt động tư vấn giúp trẻ vượt qua tâm lý sợ hãi, giúp cho các em quay trở lại và hòa nhập với cộng đồng Bên cạnh đó, cần tư vấn về trách nhiệm giáo dục, nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ, phương pháp giáo dục con cái của cha mẹ, người lớn trong gia đình; tư vấn về các quyền của trẻ em Nhà nước tạo điều kiện và khuyến khích các tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt động tư vấn về gia đình ở cơ sở cho các thành viên trong cộng đồng dân cư
Việc góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư nhằm làm chuyển biến nhận thức của người có hành vi BLGĐ đối với trẻ em để họ chấm dứt hành vi bạo lực UBND xã có trách nhiệm giúp đỡ, tạo điều kiện cho người đứng đầu cộng đồng dân
cư tổ chức việc góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư đối với người có hành vi bạo lực trẻ em Do sự nhạy cảm và phức tạp của các mối quan hệ gia đình, theo tôi, việc sử dụng các biện pháp để phòng ngừa hành vi BLGĐ trước khi nó xảy ra và để lại những hậu quả đáng tiếc là rất cần thiết và quan trọng Tuy nhiên, việc này lại đòi hỏi một quá trình khó khăn và phức tạp cần được nghiên cứu và áp dụng vào thực tiễn
Trang 392.4 Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em bị BLGĐ
Mặc dù hoạt động bảo vệ và hỗ trợ trẻ em BLGĐ chỉ hạn chế được phần nào BLGĐ nhưng công việc này đã góp phần làm giảm hậu quả của BLGĐ, giúp cho trẻ là nạn nhân của bạo lực đã phải chịu nhiều tổn hại về sức khỏe, tinh thần không
bị thêm những hậu quả khác hoặc giúp các em nhanh chóng phục hồi sau BLGĐ
2.4.1 Các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ trẻ em bị BLGĐ
Các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ được áp dụng để bảo vệ trẻ em bị BLGĐ,
chấm dứt hành vi BLGĐ, giảm thiểu hậu quả hành vi BLGĐ gây ra
- Phát hiện, báo tin về BLGĐ (Khoản 1 Điều18 Luật PCBLGĐ)
BLGĐ đối với trẻ em làm ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần nặng
nề cho trẻ, có thể gây sang chấn tâm lý nghiêm trọng suốt đời đối với trẻ Vì vậy, hành động bạo lực đối với trẻ em cần được thông báo, can thiệp ngay khi phát hiện
để kịp thời ngăn chặn, giáo dục trừng phạt nghiêm minh người có hành vi bạo hành
để bảo vệ trẻ em dưới mọi hình thức, làm giảm thiểu tối đa những hậu quả xấu đối với trẻ em bị BLGĐ
Người phát hiện BLGĐ phải kịp thời báo tin cho cơ quan công an nơi gần nhất hoặc UBND cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra bạo lực Trong một số trường hợp hoặc với một số đối tượng cần phải giữ bí mật thông tin
về bạo lực thì trách nhiệm này sẽ không đặt ra đối với người phát hiện bạo lực Nhưng nếu phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan, tổ chức, cá nhân phát hiện bạo lực vẫn phải báo ngay cho cơ quan công an nơi gần nhất giải quyết
Báo tin về bạo lực khi phát hiện có bạo lực vừa thể hiện tình cảm, vừa thể hiện trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với những người sống, làm việc xung quanh mình và đối với cộng đồng xã hội Việc làm này có thể ngăn chặn hành vi bạo lực và xúc tiến các biện pháp bảo vệ, trợ giúp cho trẻ em bị bạo lực một cách kịp thời
* Buộc chấm dứt hành vi bạo lực và cấp cứu trẻ em là nạn nhân BLGĐ
Việc chấm dứt hành vi và đưa nạn nhân đi cấp cứu là nghĩa vụ của người có hành vi bạo lực gia đình Tuy nhiên, trách nhiệm buộc người có hành vi chấm dứt
Trang 40hành vi bạo lực gia đình và cấp cứu nạn nhân được đề cập ở đây thuộc về người có mặt tại nơi xảy ra bạo lực Buộc chấm dứt hành vi bạo lực là hành động hướng tới người có hành vi bạo lực gia đình, yêu cầu họ thực hiện nghĩa vụ của mình để giải thoát nạn nhân khỏi tình trạng bạo lực Đây là nguyên tắc không thể thay đổi để bảo
vệ các em, bởi vì trẻ em là những đối tượng yếu thế, thể trạng của các bé còn non yếu chưa có sự phát triển đầy đủ, chưa có khả năng chống cự lại các hành vi bạo lực của người lớn Trình độ nhận thức của các em còn nhiều hạn chế, còn thiếu kiến thức về
xã hội và kiến thức về pháp luật, kiến thức về giới tính nên khi xảy ra tình trạng BLGĐ các em chưa biết cách xử lý Chấm dứt ngay hành vi bạo lực sẽ ngăn chặn và giảm bớt thiệt hại về vật chất và tinh thần do hành vi bạo lực gây ra cho trẻ em
Trong xã hội hiện nay cũng không ít người chứng kiến cảnh bạo lực, có khả năng và điều kiện để thực hiện trách nhiệm buộc chấm dứt ngay hành vi bạo lực nhưng họ lại thực hiện phương châm “tránh voi chẳng xấu mặt nào” theo chiều hướng tiêu cực Những trường hợp này, nếu họ thực hiện trách nhiệm báo tin cho các cơ quan có trách nhiệm thì hành vi bạo lực vẫn có thể được ngăn chặn và xử lý
Có rất nhiều lý do để giải thích cho điều này, chẳng hạn, người chứng kiến bạo lực sức khoẻ yếu hơn người có hành vi bạo lực hoặc là con, cháu, người lệ thuộc vào người đang có hành vi bạo lực đối với trẻ em Chỉ khi những hành động bạo lực quá
dã man, gây ra quá nhiều bức xúc thì mới có người can thiệp
Cấp cứu trẻ em là nạn nhân BLGĐ là việc rất cần thiết khi mà các em đang lâm vào tình trạng sức khỏe nguy kịch do hành vi bạo lực gây nên Tuy nhiên, người thực hiện hành vi cũng rất ít khi thực hiện nghĩa vụ này; còn những người xung quanh nếu không phải có quan hệ thân thiết với trẻ em thì không có lý do gì can thiệp vào “chuyện gia đình” người khác, họ không đưa trẻ em đi cấp cứu Dù đó
là việc làm tốt thì họ cũng sẽ phải gánh chịu những lời dị nghị của dư luận xã hội, gặp phải sự phản đối của gia đình các em cũng như gia đình mình, thậm chí có thể chính người thực hiện hành vi bạo lực ngăn chặn, trả thù