TÀI LIỆU ÔN THI THAM KHẢO CHUẨN CÓ CHỈNH SỬA CỦA NHÀ TRƯỜNG, THAM KHẢO CÁC BẢN TRƯỚC ĐÓ, ÁP DỤNG CHO CÁC BẠN THEO HỌC NGÀNH MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC BẠN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG HNCÁC CÂU HỎI ĐÃ ĐƯỢC XÁC MINH,CHỈNH SỬA PHÙ HỢP VỚI YÊU CẦU ÔN THI
Trang 1ĐỀ CƯƠNG ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
(áp dụng cho đề cương các lớp khối M học kì II năm 2017-2018)- Probocfessor
1 Tóm tắt các cơ sở pháp lý liên quan đến việc thực hiện ĐTM hiện nay (Tên văn bản, Tổ chức
ban hành, thời hạn hiệu lực, phạm vi áp dụng, đối tượng, tổng hợp khái quát các điều khoản quy định )
2 Phân biệt các cấp độ Đánh giá môi trường ( ĐM ) cơ bản hiện nay (Cơ sở pháp lý, Định
nghĩa, mục đích, đối tượng áp dụng, quy mô, tóm tắt tiến trình thực hiện )
3 Tóm tắt quy trình ĐTM Phân tích nội dung cơ bản các bước thực hiện ĐTM: Lược duyệt,
Lập đề cương, Phân tích, đánh giá tác động môi trường; áp dụng phân tích các nội dung trên trong một trường hợp nghiên cứu cụ thể
4 Trình bày tóm tắt hệ thống các phương pháp sử dụng trong ĐTM Phân tích nội dung cơ bản
các phương pháp: liệt kê số liệu, danh mục, ma trận môi trường, sơ đồ mạng lưới, chập bản đồ (Mục đích, cách thực hiện, phạm vi áp dụng, ưu nhược điểm); phân tích các ví dụ trong những trường hợp nghiên cứu cụ thể
5 Tóm tắt cấu trúc của báo cáo DTM(theo chương, mục, nội dung cơ bản của từng chương)
6 Nhận dạng các nguồn gây tác động mạnh nhất (3 hoạt động), và các yếu tố môi trường bị tác
động mạnh nhất (3 yếu tố) trong 1 kiểu dự án cụ thể ?
-Khái niệm:
ĐTM là gì?- theo luật BVMT năm 2014 nói rõ: “Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích,
dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó.”
Nhận xét:
- DTM là một công cụ dự báo: là một trong những công cụ quản lý môi trường, cụ thể ở đây là công cụ luật pháp
- Dự báo các tác động xấu đến môi trường của dự án từ khi chuẩn bị đi vào thực hiện cho đến lúc vận hành và đóng cửa(một số dự án)
- Phải thực hiện song song đến hết vòng đời dự án
Trang 2Câu 1: cơ sở pháp lý liên quan đến DTM
Chung: hiện hành, có hệ thống
STT CSPL Tên văn bản Cơ quan, tổ chức ban
hành
Thời gian hiệu lực Tóm tắt nội dung Ghi chú
1 Luật Luật BVMT số55/2014/QH13 Quốc hộinước
CHXHCNVN
Ngày 01 tháng 01 năm 2015
Trong chương II – Mục 3:Đánh giá tác động môi trường (DTM)
Điều 18-28
2 Nghị định
18/2015/NĐ-CP:
QUY ĐỊNH VỀ QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
VÀ KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Chính phủ Ngày 01/04/2015
Trong chương IV:
Đánh giá tác động môi trường
Điều 12-17
3 Thông tư
27/2015/TT-BTNMT: VỀ ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
VÀ KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
BỘ TÀI NGUYÊN
VÀ MÔI TRƯỜNG
ngày 15/7/2015
Trong chương III:
Đánh giá tác động môi trường
Điều 6-11 Điều 18-31
4 Quy định - QCVN- TCVN
- TCCS
Riêng: cho từng dự án cụ thể
Trang 3Câu 2: Phân biệt các cấp độ Đánh giá môi trường ( ĐM ) cơ bản hiện nay (Cơ sở pháp lý, Định nghĩa, mục đích, đối tượng áp dụng, quy mô, tóm tắt tiến trình thực hiện )
Khái
niệm
là việc phân tích, dự báo tác động đến môi trường của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển để đưa ra giải pháp giảm thiểu tác động bất lợi đến môi trường, làm nền tảng và được tích hợp trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nhằm bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững.(khoản 22, điều 3, chương I, Luật BVMT 2014)
là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự
án đầu tư cụ thể để đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó.(khoản 23, điều 3, chương I, Luật BVMT 2014)
là một hồ sơ pháp lý ràng buộc trách nhiệm giữa doanh nghiệp đối với cơ quan môi trường và là một quá trình phân tích, đánh giá và dự báo các ảnh hưởng đến môi trường của
dự án trong giai đoạn thực hiện và hoạt động của dự
án Từ đó đề xuất các giải pháp thích hợp để bảo vệ môi trường trong từng giai đoạn hoạt động cũng như thi công các công trình
Theo Luật BVMT 2014
Cơ sở
pháp lí
Đều có chung cơ sở pháp lý là:
- Luật bảo vệ môi trường 2014;
- NĐ 18/2015/NĐ-CP quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường
- Thông tư 27/2015/TT-BTNMT quy định và hướng dẫn về đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường
Nhưng khác nhau về điều khoản cụ thể chi tiết:
+Luật bảo vệ môi trường 2014 chương
II, mục 2 +Quy định tại chương III, NĐ 18/2015/NĐ-CP
27/2015/TT-BTNMT tại chương
II và chương V
+Luật bảo vệ môi trường 2014 chương
II, mục 3 +Quy định tại chương IV, NĐ 18/2015/NĐ-CP
27/2015/TT- tại chương III và chương V
+Luật bảo vệ môi trường
2014 chương II, mục 4 +Quy định tại chương V,
NĐ 18/2015/NĐ-CP +Thông tư 27/2015/TT-BTNMT tại chương VI
Đối
tượng: + Chiến lược (C),quy hoạch (Q), kế
hoạch (K) + Các dự án quy định tại phụ lục I,
NĐ 18/2015/NĐ-CP
+ Các dự án đầu tư phát triển KT-XH,
dự án công trình trọng điểm quốc gia + Các dự án quy định tại phụ lục II,
NĐ 18/2015/NĐ-CP
+Còn lại (Quy định tại điều , Luật BVMT 2014) phụ lục I, II,NĐ
18/2015/NĐ-CP
Trang 4+ Quy định tại điều
13, Luật BVMT 2014
+ Quy định tại điều
18, Luật BVMT 2014
Mức độ
cụ thể Mang tính tổng hợp,khái quát Mang tính cụ thể vàchi tiết Mang tính đơn giản
Ý nghĩa
Đưa ra các đề xuất
có tính định hướng phát triển, điều chỉnh hoạch định, lồng ghép các mục tiêu môi trường vào chương trình phát triển KT – XH, đề xuất chiến lược quy hoạch BVMT để đảm bảo phát triển bền vững về mặt môi trường
- ĐTM là công cụ quản lý môi trường quan trọng
- Góp phần nâng cao trách nhiệm của các
cơ quan quản lý, của chủ dự án đến việc bảo vệ môi trường
- Góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững
- Giúp cho Nhà nước, các cơ sở và cộng đồng có mối liên hệ chặt chẽ hơn
- Giúp kết hợp các công tác bảo vệ môi trường trong thời gian dài
Buộc chủ dự án thực hiện các cam kết bảo vệ môi trường, nâng cao ý thức bảo
vệ môi trường
Câu 3: Tóm tắt quy trình ĐTM Phân tích nội dung cơ bản các bước thực hiện ĐTM: Lược duyệt, Lập đề cương, Phân tích, đánh giá tác động môi trường; áp dụng phân tích các nội dung trên trong một trường hợp nghiên cứu cụ thể.
Tóm tắt quy trình ĐTM:
Bước 1: Lược duyệt (là bước nhận dự án có phải trả lời ĐTM hay không?)
Bước 2: ĐTM sơ bộ (chỉ ra những tác động MT quan trọng nhất của dự án)
Bước 3: lập báo cáo đánh giá tác động môi trường chi tiết (chuẩn bị tài liệu và lập đề cương; lập báo cáo)
Bước 4: Tham vấn cộng đồng (lấy ý kiến đóng góp của cộng đồng dự án)
Bước 5: Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
Bước 6: Quản lý và giám sát (đảm bào ĐTM thực hiện song song hết vòng đời còn lại)
Phân tích nội dung cơ bản thực hiện ĐTM:
1 Lược duyệt (là bước đầu của quá trình ĐTM, nằm giữa giai đoạn hình thành ý tưởng và dự án tiền khả thi)
Mục đích ý nghĩa : xem có phải lập ĐTM hay không
+ Nếu phải lập DTM thì sẽ chuyển sang bước 2 trong quy trình DTM là DTM sơ bộ Đối chiếu danh mục các dự án phải lập DTM trong phụ lục II,NĐ18/2015/NĐ-CP
+Nếu k phải lập DTM thì dự án có thể không được thực hiện, được miễn DTM hoặc lập kế hoạch BVMT
=> có thể tiết kiệm được một khoản kinh phí đáng kể
Cơ sở lược duyệt
Trang 5- Đối chiếu danh mục các dự án phải lập DTM trong phụ lục II thuộc NDD18/2015/NĐ-CP.
- Đối chiếu về ngưỡng: quy mô, kích thước và sản lượng có thể được lập đối với các loại dự án phát triển Các dự án vượt ngưỡng sẽ là đối tượng của DTM
- Mức nhạy cảm của nơi đặt dự án các dự án này cần phải thực hiện đánh giá tác động
+ Môi trường tự nhiên: những vị trí nhạy cảm là khu bảo tồn thiên nhiên được thế giới hoặc Việt Nam công nhận, kỳ quan thế giới, di sản, khu bảo tồn đất ngập nước, khu bảo tồn thiên nhiên… Nếu 1 dự án rơi vào vùng đệm thì dù quy mô nhỏ cũng phải lập DTM và phải thẩm định ở mức cao nhất
+ Môi trường xã hội: những vị trí nhạy cảm là khu vực được thế giới công nhận là di sản văn hóa,
di tích lịch sử…
- Căn cứ trong trường hợp dự án có phát sinh chất thải nguy hại thì phải lập báo cáo DTM và thẩm định ở mức cao nhất
- Xem xét bản chất của dự án để ra quyết định có phải lập DTM hay không
- Quy trình lược duyệt:
Bc 1: Chuẩn bị DA
Bc 2: Ktra danh mục DA
Bc 3: Ktra vị trí đặt DA
Bc 4: Tham khảo sách hướng dẫn ĐTM
Bc 5: Thu thập thông tin cần thiết
Bc 6: Lập danh mục câu hỏi lược duyệt
Bc 7: Lập văn bản lược duyệt
- Cơ quan tham gia quá trình lược duyệt: Chủ DA và cơ quan quản lý MT
2 ĐTM sơ bộ/Xác định mức độ phạm vi đánh giá (Bc 2 của quá trình chung khi lập ĐTM, nằm giữa giai đoạn dự án tiền khả thi đến khi thiết kế quy trình, công nghệ)
- Mđích ý nghĩa : để xác định những mức tác động chính của các hoạt động dự án gây ra cho môi trường
- Nội dung
+ Chỉ ra những tác động môi trường của một kiểu dự án
+ Lược bỏ những tác động môi trường không đáng kể hoặc ít tác động
- Mục đích
+ Rút ngắn tài liệu báo cáo DTM
+ Tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí cho DTM
- Cách thực hiện
+ Xem xét tài liệu hướng dẫn DTM
+ Tham khảo những báo cáo tương tự về kiểu dự án đã được phê duyệt
+ Tham vấn các chuyên gia
3 ĐTM chi tiết & đầy đủ
a Lập đề cương
- Mđích, ý nghĩa: xây dựng 1 kế hoạch thực hiện báo cáo ĐTM
+ Giới hạn lại ndung thực hiện trong báo cáo
+ Giúp cho quá trình ĐTM theo 1 tiến độ thời gian và có 1 hệ thống nhất định
+ Đưa ra những vấn đề mt quan trọng nhất cần nghiên cứu và đặt ĐTM trong mqh vs chính sách pháp luật nhà nc
- Nội dung trong đề cg:
+ Cơ sở pháp lý thực hiện báo cáo ĐTM (những văn bản còn hiệu lực: Luật, NĐ, TT, TC,…)
+ Xây dựng kế hoạch điều tra, khảo sát cho mt cơ sở (mt nền) (điều tra những thông số j? ở đâu?, kinh phí, sử dụng phương pháp nào?, tần suất lặp lại,…)
+ Xây dựng kế hoạch thực hiện và phân công trách nhiệm
+ Lập khung phân tích logic và dự toán kinh phí thực hiện
- Người t.gia lập đề cương: Chủ DA, Cơ quan tư vấn, mời cơ quan q.lý tgia
b Phân tích, đánh giá ĐTM
- Mđích, ý nghĩa: lấy tư liệu để viết C4 trong cấu trúc
- Chỉ ra đc DA gồm những hđ nào và hđ này ảnh hưởng đến mt ntn
Trang 6Giai đoạn chuẩn bị và giải phóng mặt bằng (sẽ mô tả các hoạt động diễn ra trong giai đoạn sau đó mô tả các chất thải tạo ra tương ứng với các hoạt động), một số hoạt động có thể gây tác động đến môi trường:
rà phá bom mìn; đền bù giải phóng mặt bằng, phá hủy các công trình trong khu vực;… Ngoài ra còn có các nguồn tác động không lien quan đến chất thải: thu hồi đất cho dự án, tiếng ồn ảnh hưởng đến thu nhập của người dân có quyền lợi liên quan đến dự án,…
• Giai đoạn xây dưng:
Các nguồn tác động liên quan đến chất thải: san lấp mặt bằng, xây dựng các công trình nhà xưởng, hệ thống đường giao thông nội bộ, sinh hoạt của công nhân tại công trường,…
Các nguồn tác động không liên quan đến chất thải: ảnh hưởng đến cảnh quan và sử dụng đất, xói mòn đất,
cá nguồn tác động khác tới KT, VH-XH,…
• Giai đoạn vận hành dự án: việc đánh giá các tác động đến môi trường phụ thuộc vào từng dự án Ở những dự án cụ thể, tác động xảy ra ở các quá trình hcinhs sau: nhập năng lượng, nguyên liệu dầu vào; quá trình sản xuất; tiêu thụ sản phẩm
- Xác định các tai biến môi trường: Các nguồn gây tác động nêu trên sẽ là nguyên nhân dẫn tới những thay đổi môi trường, kể cả môi trường tự nhiên và môi trường xã hội trên địa bàn hoạt động của dự
án Khi thưc hiện ĐTM cần xác định các tai biến có thể xảy ra
- Phân tích, dự báo các tác động cụ thể: ở phần trên mới chỉ đề cập đến tiềm năng, khả năng gây tác động của dự án đến môi trường Bước này chúng ta sẽ xem xét chi tiết hơn các tác động cụ thể, dự báo diễn biến của nó cũng như tác hại mà nó có thể gây ra cho môi trường
- Phương pháp nhận dạng tác động: thường được sử dụng khác nhau đối với các dự án, phụ thuộc
và kiểu dự án, điều kiện vùng triển khai dự án Các phương pháp thường được sử dụng: danh mục, ma trận, mô hình,…
- Dự báo quy mô và cường độ tác động: sau khi đã nhận dạng và phân tích thì phải dự báo cá tác động chình Người ta sử dụng nhiều phương pháo để dự báo: phán đoán của chuyên gia, mô hình định lượng toán học, mô hình thực nghiệm, mô hình vật lý
- Tài liệu:
+ Thông tin DA (báo cáo KT-KT) nắm quy trình công nghệ, nguyên nhiên liệu
+ Các VB liên quan (Quy hoạch, kế hoạch của địa phương, TC, QC,…)
+ Báo cáo ĐTM tương tự (quy mô, loại hình, vị trí,…)
+ Đk TN-KT-XH của khu vực đặt DA
c Đề xuất biện pháp giảm thiểu
- Mđích, ý nghĩa:
+ Đảm bảo cho DA vẫn duy trì những giá trị và tránh cho mt, cộng đồng, doanh nghiệp những tác động k đáng có
+ Tìm kiếm các phương thức tiến hành nhằm loại bỏ hoặc tối thiểu hóa các tác động, phát huy sử dụng những tác động có lợi
- Nguyên tắc khi đưa các biện pháp giảm thiểu
+ vs mỗi 1 nguồn tác động phải có 1 giải pháp hoặc biện pháp giảm thiểu tương ứng
+ Biện pháp giảm thiểu phải có tính khả thi thực tế và phù hợp vs tài chính, KH-KT-CN, Vị trí, tgian
- Nội dung của biện pháp giảm thiểu:
+ Xem xét, lực chọn phương án (dựa vào quy mô, công suất, quy trình, địa điểm của DA)
+ Đề xuất biện pháp giảm thiểu cụ thể
d Lập báo cáo ĐTM (theo phụ lục 2.5 của thông tư 26)
1.Mô tả tóm tắt dự án Tài liệu từ chủ DA, báo cáo hồ sơ KT-XH
2.Đk MT TN-KT-XH của nơi thực
hiện DA Từ UBND nơi đặt DA, phòng TNMT, Chi cục thống kê,báo cáo hàng năm
Trang 73.Đánh giá tác động môi trường Sử dụng QT-CN của DA, báo cáo ĐTM tương tự, VB
hướng dẫn, áp dụng các công cụ (các phương pháp) 4.Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu
tác động xấu và phòng ngừa sự cố mt Kế thừa từ C3
5.Chương trình quản lý và giám sát
mt Sử dụng mạng lưới điều tra, kiểm soát mt cơ sở để xdchương trình quản lý giám sát 6.Tham vấn ý kiến cộng đồng Chưa viết đc
4 Tham vấn cộng động
Là bước để lấy ý kiến đóng góp của cộng đồng cho vội dung bản cáo cáo DTM
5 Thẩm định
Là bước thực hiện để xem xét,phê duyệt báo cáo DTM của cơ quan QLMT có thẩm quyền Nội dung:
- Tổ chức hội đồng( 9 người, ít nhất có người có bằng cấp chuyên môn vê môi trường) 1 chủ tịch, 1 thư ký, 2 phản biện, 5 ủy viên
- Bỏ phiếu kín thông qua, thông qua có chỉnh sửa, không thông qua
Có 3 công việc chính
- Khảo sát thực địa
- Họp hội đồng để quyết định
- Nghiệm thu công trình môi trường trước khi dự án đi vào hoạt động
6 Lập kế hoạch quản lý và giám sát môi trường
Kế hoạch quản lý, giám sát khi thực hiện dự án từ khi chuẩn bị dự án, xây dựng cho đến vận hành
Câu 4:Hệ thống các phương pháp sử dụng trong ĐTM: Phương pháp liệt kê số liệu, danh mục, ma trận môi trường, sơ đồ mạng lưới, chồng ghép bản đồ.
1 Phương pháp liệt kê số liệu
Khái niệm: là phương pháp lập bảng thống kê các thông tin môi trường vào 1 cột sau đó bổ sung thông tin mô tả dưới dạng số liệu để mô tả các thuộc tính của đối tượng ở các cột tiếp theo đồng thời làm rõ cho đối tượng nhằm giúp nhà quản lý đưa ra quyết định lựa chọn dự án, phương án
Các dạng liệt kê:
- Liệt kê các môi trường (sinh học, lý học, XH – KT …), dạng này chỉ cần nêu tất cả các vấn đề môi trường có thể bị tác động của dự án mà chưa cần xem xét đến mức độ tác động
do dự án mà chưa cần xem xét đến mức độ
- Liệt kê các hành động của dự án có thể tác động đến môi trường, dạng này có thêm phần xác định mức độ tác động
- Liệt kê các yếu tố hoặc câu hỏi nhằm mục đích xác định vùng và thông số có khả năng ảnh hưởng
Mục đích: phân tích các hoạt động phát triển, chọn ra một số thông số liên quan đến môi trường, liệt kê ra và cho các số liệu liên quan đến thông số đó nhằm giúp nhà quản lý ra quyết định chọn dự án, phương án đó hay không
Trang 8 Cách thực hiện: Thống kê các thông số, nhân tố môi trường vào một cột Sau đó, điền thông tin dưới dạng số liệu ở các cột tiếp theo để làm rõ cho thông số hoặc nhân tố môi trường đó
Phạm vi áp dụng: Thường được áp dụng trong bước đánh giá sơ bộ về tác động đến môi trường hoặc trong hoàn cảnh không đủ điều kiện về chuyên gia, số liệu hoặc kinh phí đẻ thực hiện về ĐTM một cách đầy đủ
Ưu điểm:
- Đơn giản , sơ lược, dễ thực hiện, không cần chuyên môn cao
- Rõ dàng, dễ hiểu, minh bạch
- Không đòi hỏi chuyên môn của sâu về môi trường
Nhược điểm
- Nhiều khi, các số liệu của phương án không đủ, do vậy sẽ bỏ sót các thông số, tác đông môi trường quan trọng
- Còn mang tính chủ quan của người đánh giá
- Không phân tích được các tác động môi trường
- Một số thông tin môi trường khó có thể trình bày dưới dạng số liệu
- Không phân tích được mối quan hệ nhân quả của giữa nguồn gây tác động và nguồn bị tác động
Ví dụ: DA xây dựng đường giao thông
STT Thông số MT PA0 PA1 (đi qua khu dân cư)PA2 (không đi qua khu dân cư)
2 Phương pháp danh mục:
- Khái niệm: là phương pháp tương tự như phương pháp liệt kê số liệu nhưng có bổ sung thêm thông tin chi tiết, giải thích, diễn giải thể hiện các thuộc tính của đối tượng tiếp theo
- Mục đích: đánh giá sơ bộ về tác động môi trường để từ đó ra quyết định lựa chọn dự án, phương
án tối ưu
- Cách thức thực hiện: liệt kê thành 1 danh mục tất cả các nhân tố môi trường liên quan đến các hoạt động phát triển được đem ra đánh giá
Có 3 dạng danh mục:
Trang 9- Danh mục mô tả: ngoài liệt kê các nhân tố môi trường còn có thể cung cấp thêm thông tin và hướng dẫn đánh giá tác động môi trường, nhưng chưa đưa ra được tầm quan trọng của các tác động
- Danh mục câu hỏi: gồm nhiều câu hỏi liên quan tới những khía cạnh môi trường cần được đánh giá Trong phương pháp danh mục câu hỏi thường được sử dụng với 3 dạng câu hỏi: câu hỏi mở, câu hỏi đóng và câu hỏi định lượng
+Câu hỏi mở: là dạng câu hỏi chưa biết đáp án trả lời thường được sử dụng đầu tiên trong bảng hỏi hoặc cuộc điều tra phỏng vấn nhằm tạo sự cởi mở giữa người điều tra và đối tượng cung cấp thông tin
+Câu hỏi đóng: là câu hỏi có sẵn đáp án trả lời, người được hỏi lựa chọn các đáp án có sẵn
+Câu hỏi định lượng: là dạng câu hỏi kết thúc với “bao nhiêu”, “như thế nào” đòi hỏi người được hỏi phải cung cấp thông tin dạng số liệu hoặc xác định mức độ và tầm quan trọng của vấn
đề được hỏi
- Danh mục định lượng (gắn trọng số)
Lập bảng, sau đó liệt kê các thông số MT vào 1 cột, cung cấp thêm thông tin để mô tả cho đối tượng ở cột tiếp theo, nhưng gắn thêm trọng số để đánh giá mức độ t/đ của đối tượng
+ Gắn trọng số theo thang điểm: 1 đến 10
+ Dùng ký hiệu: +;+; +; ; ;
-+ Chữ viết tắt: NH, DH, L, BT
- Ưu điểm:
+Rõ ràng, dễ hiểu
+Nếu người đánh giá am hiểu về nội dung các hoạt động PT,ĐKTN, XH tại nơi thực hiện DA đó thì phương pháp này có thể đưa ra những co sở tốt cho việc quyết định
+Là một công cụ nhắc nhở hữu ích về phạm vi cũng như dạng các tác động
- Nhược điểm:
+Chứa đựng nhiều nhân tố chủ quan của người đánh giá
+Phụ thuộc vào những quy ước có tính chất cảm tính về tầm quan trọng, các cấp, điểm số quy định cho từng thông số
+Hạn chế trong việc tổng hợp tất cả các tác động, đối chiếu, so sánh các phương án khác nhau +Các danh mục hoặc quá chung chung hoặc không đầy đủ
+Một số tác động dễ lặp lại, do đó được tính toán hai hoặc nhiều lần trong việc tổng hợp thành tổng tác động
+Không chỉ ra được môi liên hệ giữa nguyên nhân và hậu quả của các tác động
Ví dụ: Danh mục định lượng:
Trang 10VD: Lập bảng danh mục định lượng để xếp hạng ưu tiên các vấn đề MT cần quan tâm ở địa phương
Trọng số: 1 10 (1 min- 10 max)
3 Phương pháp ma trận :
- Khái niệm: là phương pháp lập bảng để phân tích các tác động môi trường bằng cách xác định mói quan hệ nhân quả giữa nguồn gây tác động và môi trường bị tác động
- Cách thực hiện: lập bảng liệt kê có hệ thống các hoạt động của dự án đóng vai trò là nguồn gây tác động vào một cột, đồng thời liệt kê các nhân tố môi trường bị tác động vào một hàng (hoặc ngược lại) Trong các ô tương ứng giữa hàng và cột sẽ thể hiện mối quan hệ giữa nguồn gây tác động tương ứng và từng thành phần môi trường bị tác động
- Phân loại:
+ Ma trận đơn giản: Trong ma trận này, trục hoành liệt kê các nhân tố môi trường còn trục tung liệt kê các hoạt động của dự án Hoạt động nào tác động đến nhân tố nào sẽ được đánh dấu vào ô tương ứng Ma trận loại này mới chỉ ra những thành phần môi trường chịu tác động do hoạt động nào, nhưng chưa nêu rõ mức độ tác động
+ Ma trận định lượng- ma trận theo cấp: Trong các ô của ma trận định lượng không chỉ đánh dấu khả năng tác động mà còn chỉ ra mức độ tác động Thường mỗi ô trong ma trận định lượng chỉ ra mức độ tác động và tầm quan trọng của các tác động Gắn trọng số theo thang điểm.Tổng theo hàng giúp nhìn nhận tác động tổng hợp của các hoạt động phát triển lên một nhân tố môi trường
và mức độ chịu tác động của các nhân tố môi trường
- Ưu điểm:
+Rất có giá trị cho việc xác định tác động của dự án và đưa ra được hình thức thông tin tóm tắt đánh giá tác động
+Là phương pháp đơn giản, dễ sử dụng, không đòi hỏi nhiều số liệu môi trường nhưng lại có thể phân tích tường minh được nhiều hạnh động khác nhau lên cùng một nhân tố
+ Mối quan hệ giữa phát triển và môi trường được thể hiện rõ ràng
+ Có thể đánh giá sơ bộ mức độ tác động
Nhược điểm:
- Không giải thích được các ảnh hưởng thứ cấp và các ảnh hưởng tiếp theo, ngoại trừ ma trận theo bước