1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng văn hóa doanh nghiệp trong kinh doanh nhà hàng khách sạn tại Việt Nam

40 708 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 249 KB

Nội dung

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 1 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 1 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1 5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài 2 6. Kết cấu của đề tài 2 Chương 1. Một số vấn đề chung về văn hóa doanh nghiệp 3 1.1. Văn hóa doanh nghiệp là gì? 3 1.2. Những yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp 4 1.3. Vai trò của văn hóa doanh nghiệp trong kinh doanh 7 1.4. Yêu cầu về văn hóa doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh khách sạn nhà hàng 8 1.4. Vài nét về văn hóa doanh nghiệp trong kinh doanh nhà hàng khách sạn trên thế giới ( học tập kinh nghiệm của Nhật Bản) 11 Chương 2. Thực trạng văn hóa doanh nghiệp trong kinh doanh nhà hàng khách sạn tại Việt Nam 13 2.1. Thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam 13 2.2. Thực trạng văn hóa doanh nghiệp trong kinh doanh nhà hàng khách sạn tại Việt Nam 14 2.3 Văn hóa kinh doanh là điều kiện đẩy mạnh kinh doanh quốc tế 20 2.4 Thực trạng văn hóa kinh doanh tại các khách sạn nhà hàng hiện nay 21 2.4.1 Văn hoá doanh nghiệp Hàn Quốc 21 2.4.2 Văn hóa doanh nghiệp của Honda Việt Nam 24 2.4.3 Văn Hóa doanh nghiệp của FPT 25 2.5 Đánh giá về dịch vụ mua sắm phục vụ du khách ở Hà Nội 26 2.6 Đề xuất nhằm nâng cao văn hóa doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh nhà hàng khách sạn tại Việt Nam 27 Chương 3. Xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam 29 3.1. Các giải pháp từ phía Nhà nước 29 3.2 Các giải pháp từ phía doanh nghiệp 30 3.3 Văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh 32 3.4 Văn hóa doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập 33 3.5 Thay đổi văn hóa doanh nghiệp 33 3.6 Văn hóa ứng xử trong lễ tiệc 34 Kết luận 37 Tài liệu tham khảo 38

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 1

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 1

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1

5 Phương pháp nghiên cứu của đề tài 2

6 Kết cấu của đề tài 2

Chương 1 Một số vấn đề chung về văn hóa doanh nghiệp 3

1.1 Văn hóa doanh nghiệp là gì? 3

1.2 Những yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp 4

1.3 Vai trò của văn hóa doanh nghiệp trong kinh doanh 7

1.4 Yêu cầu về văn hóa doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh khách sạn nhà hàng 8

1.4 Vài nét về văn hóa doanh nghiệp trong kinh doanh nhà hàng khách sạn trên thế giới ( học tập kinh nghiệm của Nhật Bản) 11

Chương 2 Thực trạng văn hóa doanh nghiệp trong kinh doanh nhà hàng khách sạn tại Việt Nam 13

2.1 Thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam 13

2.2 Thực trạng văn hóa doanh nghiệp trong kinh doanh nhà hàng khách sạn tại Việt Nam 14

2.3 Văn hóa kinh doanh là điều kiện đẩy mạnh kinh doanh quốc tế 20

2.4 Thực trạng văn hóa kinh doanh tại các khách sạn nhà hàng hiện nay 21

2.4.1 Văn hoá doanh nghiệp Hàn Quốc 21

2.4.2 Văn hóa doanh nghiệp của Honda Việt Nam 24

2.4.3 Văn Hóa doanh nghiệp của FPT 25

2.5 Đánh giá về dịch vụ mua sắm phục vụ du khách ở Hà Nội 26

2.6 Đề xuất nhằm nâng cao văn hóa doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh nhà hàng khách sạn tại Việt Nam 27

Trang 2

Chương 3 Xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam 29

3.1 Các giải pháp từ phía Nhà nước 29

3.2 Các giải pháp từ phía doanh nghiệp 30

3.3 Văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh 32

3.4 Văn hóa doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập 33

3.5 Thay đổi văn hóa doanh nghiệp 33

3.6 Văn hóa ứng xử trong lễ tiệc 34

Kết luận 37

Tài liệu tham khảo 38

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, nguy cơ đồng hóa về văn hóa làkhông hề nhỏ Để tránh thế giới biến thành một thể thống nhất về văn hóa, mỗidân tộc, mỗi người đều luôn luôn giữ gìn, phát huy nền văn hóa đậm đà bản sắcdân tộc Văn hóa là một phạm trù rất rộng trong đó có chứa đựng văn hóa doanhnghiệp Cùng với xu thế phát triển hội nhập vào kinh tế khu vực và trên thế giới,văn hóa doanh nghiệp là một yếu tố nền tảng góp phần tạo thành công và tạo sựphát triển bền vững cho doanh nghiệp.Em đã chọn đề tài “ Văn hóa doanhnghiệp” để giới thiệu và cung cấp cho các bạn những kiến thức cơ bản nhất cũngnhư những kỹ năng liên quan đến công tác nâng cao văn hóa doanh nghiệp, đặcbiệt là văn hóa doann nghiệp trong kinh doanh nhà hang – khách sạn ở ViệtNam hiện nay

2 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Văn hóa doanh nghiệp có vai trò quan trọng không chỉ đối với việc nângcao hiệu quả hoạt động toàn diện của doanh nghiệp mà còn là một giải phápquan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Văn hóa doanhnghiệp là tài sản tinh thần của doanh nghiệp, là một nguồn lực quan trọng thúcđẩy doanh nghiệp phát triển bền vững

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

- Về mặt lý luận: Nghiên cứu, hệ thống hóa và góp phần hoàn thiện một

số vấn đề cơ sở lý luận về Văn hóa doanh nghiệp Cụ thể nghiên cứu trả lời câuhỏi: Văn hóa và văn hóa doanh nghiệp là gì? Biểu hiện của Văn hóa doanhnghiệp; Quan điểm và quy trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp

- Về mặt thực tiễn: Đánh giá đúng thực trạng Văn hóa doanh nghiệp trongkinh doanh nhà hang khách sạn, trên cơ sở đó nghiên cứu đề xuất một số giảipháp mang tính hệ thống và khả thi nhằm duy trì và phát triển Văn hóa doanhnghiệp của một số doanh nghiệp để phát triển bền vững và hội nhập quốc tế

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu hệ thống Văn hóa doanh nghiệp được hình thành trong quá

Trang 4

trình hoạt động, phát triển của Doanh nghiệp Giới hạn, phạm vi không gian: Địabàn hoạt động trong lãnh thổ Việt Nam.

5 Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, Luận văn sử dụng tổnghợp nhiều phương pháp khác nhau trong quá trình nghiên cứu:

- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử

- Phương pháp liên ngành giữa văn hóa học và quản trị

- Phương pháp phân tích, so sánh, đối chứng để đánh giá thực trạng Vănhóa doanh nghiệp

6 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được kết cấu thành 3 chương:

- Chương 1: Một số vấn đề chung về văn hóa doanh nghiệp

- Chương 2: Thực trạng văn hóa doanh nghiệp trong kinh doanh nhà hàngkhách sạn tại Việt Nam

- Chương 3: Xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam

Trang 5

Chương 1 Một số vấn đề chung về văn hóa doanh nghiệp

1.1 Văn hóa doanh nghiệp là gì?

Truớc tiên ta cần tìm hiểu thế nào là một doanh nghiệp ?

Theo cách hiểu đơn giản và thông thường nhất thì doanh nghiệp là mộtpháp nhân hay một tổ chức chủ yếu tham gia vào các hoạt động sản xuất kinhdoanh nhằm mục đích thu được lợi nhuận Một tổ chức kinh doanh bao giờ cũngđược hình thành và điều hành bởi một nhóm các cá nhân Khi hợp tác với nhau,các cá nhân này thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo luật Nhưng các cá nhânnày cũng có những trình độ văn hóa khác nhau và vì thế đã nảy sinh mâu thuẫnhay còn gọi là xung đột về văn hóa

Bên cạnh hoạt động làm việc vì mục đích phục vụ cho lợi ích doanhnghiệp các thành viên trong doanh nghiệp thường xuyên phải giao tiếp, trao đổi

và cùng nhau thực hiện các mục tiêu chung tại công sở, thông thường là 8 tiếngmột ngày và 5 ngày một tuần Như vậy, đa số các thành viên trong một doanhnghiệp đều ít nhiều có quan hệ gắn bó với nhau trong công việc trong một thờigian dài Chính vì vậy, giữa những thành viên này đã xuất hiện những quy ước

về cách ăn mặc, giao tiếp, học tập, rèn luyện, làm việc…Các quy ước thành văn

và không thành văn này dần dần đã trở thành các chuẩn mực làm việc tại nơicông sở và được gọi là văn hóa doanh nghiệp

Văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hoá được gây dựng nêntrong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các giátrị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanhnghiệp ấy và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi

Văn hoá doanh nghiệp là sản phẩm của những người cùng làm trong mộtdoanh nghiệp và đáp ứng nhu cầu giá trị bền vững

Văn hóa doanh nghiệp xác lập một hệ thống các giá trị được mọi ngườilàm trong doanh nghiệp chia sẻ, chấp nhận, đề cao và ứng xử theo các giá trị đó

Văn hoá doanh nghiệp còn góp phần tạo nên sự khác biệt giữa cácdoanh nghiệp và được coi là truyền thống của riêng mỗi doanh nghiệp

Khách sạn, nhà hàng cũng là những doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh

Trang 6

vực dịch vụ Có thể coi khách sạn, nhà hàng là loại hình doanh nghiệp đặc biệt

vì khách hàng của những doanh nghiệp này không thuộc duy nhất một nhóm nàotrong xã hội Vì vậy phải chăng văn hoá doanh nghiệp trong hoạt động kinhdoanh của các nhà hàng khách sạn lại càng có vai trò quan trọng?

1.2 Những yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp

Trình độ văn hóa doanh nghiệp là tổng hợp các nhóm yếu tố nền tảng,các hoạt động văn hóa và các giá trị văn hóa do các thành viên trong doanhnghiệp xây dựng và phát triển, đã được chính các thành viên trong doanh nghiệp

và các khách hàng chấp nhận là phù hợp với các chuẩn mực của văn hóa xã hội

Các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp có thể được chia theo cácnhóm

Các yếu tố hữu hình

Trong nhóm các yếu tố nền tảng của trình độ văn hóa doanh nghiệp,người ta có thể dễ dàng nhận ra các yếu tố hữu hình của văn hóa như: kiến trúctrụ sở, văn phòng, biển hiệu, tên gọi, khẩu hiệu, trang phục cán bộ nhân viên,ngôn ngữ sử dụng… Đây chính là hình thức thể hiện bên ngoài của văn hóa Tớithăm một doanh nghiệp có trụ sở to đẹp, biển hiệu rõ ràng, có bảo vệ mặc đồngphục đứng túc trực, thấy nhiều người ra vào ăn mặc lịch sự, thái độ làm việcchuyên nghiệp… nhiều người có thể có thiện cảm và bước đầu đánh giá văn hóadoanh nghiệp này có thể ở mức cao

Chất lượng ban lãnh đạo và nhân viên

Hình thức là một yếu tố quan trọng, nhưng nội dung mới là cái quyếtđịnh văn hóa Điều này thể hiện qua việc có thể doanh nghiệp không có trụ sở

to, quảng cáo chưa chuyên nghiệp, nhưng đội ngũ lãnh đạo và đa số nhân viênlại có nhiều phẩm chất tốt đẹp, đa số sống và làm việc theo pháp luật, theo nộiquy và các chuẩn mực của văn hóa Việt Nam Vì văn hóa doanh nghiệp đượcxây dựng bởi đa số các cá nhân trong doanh nghiệp nên chất lượng ban lãnh đạodoanh nghiệp và các nhân viên chủ chốt đóng vai trò quan trọng nhất trong việcđịnh hướng và quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và văn hóadoanh nghiệp nói riêng Nếu một thành viên trong ban lãnh đạo như chủ tịch hay

Trang 7

tổng giám đốc là người thiếu các phẩm chất của nhà lãnh đạo như thiếu hiểubiết, thiếu đạo đức, thiếu kỹ năng, có hành vi ứng xử thiếu văn hóa… thì rất khó

có thể lãnh đạo doanh nghiệp xây dựng được một nền văn hóa tiên tiến

Ngày nay, phần lớn các quan hệ lao động trên thế giới đều bình đẳng vềquyền và nghĩa vụ Câu nói này là một triết lý vì nó phản ánh mức độ tác độngnhất định của văn hóa nhà quản lý tới văn hóa của các nhân viên trong cùng mộtdoanh nghiệp

Các quy định về văn hóa

Bất kỳ doanh nghiệp nào (đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động tronglĩnh vực nhà hang, khách sạn) cũng có các yếu tố văn hóa doanh nghiệp mộtcách tự nhiên ở các mức độ khác nhau Chắc chắn ban lãnh đạo doanh nghiệpnào cũng đều quan tâm tới văn phòng, nhà máy và không gian làm việc cho mọinhân viên Tất cả các doanh nghiệp đều có điều lệ, các quy định, nội quy… banhành bằng văn bản, phổ biến cho các phòng ban thực thi Đây là đòi hỏi bắtbuộc của xã hội cũng như của luật pháp đối với hoạt động của doanh nghiệp, đểđảm bảo rằng doanh nghiệp kiếm được lợi nhuận nhưng cũng phải thực hiện cácnghĩa vụ như nộp thuế, đóng góp bảo vệ môi trường, tôn trọng thuần phong mỹtục quốc gia…Hay nói cách khác là thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đốivới xã hội

Đạo đức kinh doanh

Đạo đức trong kinh doanh được hiểu là khuôn khổ sản xuất của doanhnghiệp chỉ cho phép sản xuất ra các sản phẩm, dịch vụ an toàn cho con người vàmôi trường, không vi phạm đạo đức xã hội

Dù muốn hay không thì đạo đức kinh doanh là tiêu chí mà hầu hết các kháchhàng hay đối tác liên quan đến doanh nghiệp đều quan tâm Nếu một doanhnghiệp vi phạm đạo đức kinh doanh thì doanh nghiệp đó đã chưa thực hiện tráchnhiệm xã hội hay thậm chí vi phạm luật pháp Văn hóa của doanh nghiệp nàycũng vì thế mà bị đánh giá thấp Có thể một vài lãnh đạo và cán bộ kỹ thuật cốtình vi phạm để giảm chi phí và tăng lợi nhuận, nhưng rõ ràng đa số cổ đông vànhân viên thông qua bộ máy quản lý doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm một

Trang 8

phần vì các hành vi làm hủy hoại uy tín, niềm tin của khách hàng Như vậy, cácyếu tố luật pháp, trách nhiệm xã hội và đạo đức đan xen nhau trong văn hóadoanh nghiệp Chấp hành tốt pháp luật là tiêu chí quan trọng thể hiện đạo đứckinh doanh và trách nhiệm xã hội.

Nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy, trong vòng 11 năm, những công

ty "đạo đức cao" đã nâng được thu nhập của mình lên tới 682% (trong khi nhữngcông ty đối thủ thường thường bậc trung về chuẩn mực đạo đức chỉ đạt được36%) Giá trị cổ phiếu của những công ty "đạo đức cao" trên thị trường chứngkhoán tăng tới 901% (còn ở các đối thủ khác chỉ số này chỉ là 74%)

Như vậy, đầu tư vào cơ sở hạ tầng đạo đức trong tổ chức sẽ mang lại cơ

sở cho tất cả các hoạt động kinh doanh quan trọng của tổ chức cần thiết để thànhcông Có nhiều minh chứng cho thấy việc phát triển các chương trình đạo đức cóhiệu quả trong kinh doanh không chỉ giúp ngăn chặn các hành vi sai trái mà cònmang lại những lợi thế kinh tế Mặc dù các hành vi đạo đức trong một tổ chức làrất quan trọng xét theo quan điểm xã hội và quan điểm cá nhân, những khía cạnhkinh tế cũng là một nhân tố cũng quan trọng không kém Một trong những khókhăn trong việc dành được sự ủng hộ cho các ý tưởng đạo đức trong tổ chức làchi phí cho các chương trình đạo đức không chỉ tốn kém mà còn chẳng mang lạilợi lộc gì cho tổ chức Chỉ riêng đạo đức không thôi, sẽ không thể mang lạinhững thành công về tài chính, nhưng đạo đức sẽ giúp hình thành và phát triểnbền vững văn hóa tổ chức, phục vụ cho tất cả các cổ đông

Giá trị theo đuổi của doanh nghiệp

Thông thường doanh nghiệp nào cũng có tuyên bố về sứ mệnh và chiếnlược (thể hiện thông qua các slogan) Đọc các slogan này, có thể hiểu doanhnghiệp theo đuổi các giá trị gì, ví dụ sáng tạo các sản phẩm mới mang lại giá trịcho khách hàng, phấn đấu làm hài lòng khách hàng bằng chất lượng tốt và giá cảhợp lý hoặc nhấn mạnh lý do tồn tại và mục tiêu chiến lược lâu dài là cung cấpcho khách hàng các dịch vụ tốt nhất Những giá trị tốt đẹp mà doanh nghiệp camkết theo đuổi là tiêu chí quan trọng trong nhóm các yếu tố nền tảng của văn hóadoanh nghiệp

Trang 9

Trong các giá trị doanh nghiệp theo đuổi, nhiều doanh nghiệp và nhân viên đãnhận thức tầm quan trọng của các giá trị gia tăng trong quá trình hợp tác cùnglàm việc như: văn hóa hợp tác, văn hóa chia sẻ thông tin, kiến thức, kinhnghiệm, quan hệ cộng đồng…

Một số doanh nghiệp hướng đến mục tiêu lợi nhuận bằng bất cứ giá nào.Nhưng giá trị vật chất mà doanh nghiệp theo đuổi này không bao gồm sự thịnhvuợng về tinh thần và văn hóa

Niềm tin

Các thành viên của một doanh nghiệp cần có niềm tin vào sứ mệnh, chiếnlược và cam kết của ban lãnh đạo để phấn đấu, chấp nhận thách thức và xâydựng doanh nghiệp mặc dù cũng có nhóm người có xu thế coi làm việc chodoanh nghiệp đơn thuần là công việc với mục đích kinh tế Trên thực tế với một

số doanh nghiệp mới thành lập đã có nhiều minh chứng đầy ý nghĩa về sứcmạnh của niềm tin: chẳng hạn khi gặp thời điểm lạm phát và khủng hoảng nhiềudoanh nghiệp không thể trả lương cho công nhân vài tháng liền, nhưng đại đa sốcông nhân viên vẫn thể hiện quyết tâm cùng với ban lãnh đạo vượt qua khókhăn, cùng doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu đến cùng

Không có niềm tin chung vào sứ mệnh theo đuổi, doanh nghiệp khó cóthể tập hợp được lực lượng Vậy đối với các doanh nghiệp văn hóa doanhnghiệp doanh nghiệp là yếu tố quan trọng trong nội hàm khả năng cạnh tranh,nhưng bên cạnh nó còn có các yếu tố quan trọng khác là năng lực tài chính,năng lực công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực, năng lực marketing… Tất cảđều quan trọng và cùng tồn tại trong mối quan hệ tượng tác lẫn nhau

1.3 Vai trò của văn hóa doanh nghiệp trong kinh doanh

Với một môi trường hiện đại và tích cực, văn hóa doanh nghiệp có vai tròtạo ra những lợi thế cạnh tranh như chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng,tác động đến hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào yếu tố văn hoá doanh nghiệp Nói cách khácvăn hóa doanh nghiệp:

ảnh hưởng trực tiếp to lớn đến việc hình thành mục tiêu, chiến lược và

Trang 10

chính sách, nó tạo ra tính định hướng có tính chất chiến lược cho bản thân doanhnghiệp, đồng thời cũng tạo thuận lợi cho việc thực hiện thành công chiến lược

đã lựa chọn của doanh nghiệp

tác động quyết định đến tinh thần, thái độ, động cơ lao động của cácthành viên và việc sử dụng đội ngũ lao động và các yếu tố khác, giúp cho doanhnghiệp trở thành một cộng đồng làm việc trên tinh thần hợp tác, tin cậy, gắn bó,thân thiện và tiến thủ Trên cơ sở đó hình thành tâm lý chung và lòng tin vào sựthành công của doanh nghiệp Do đó nó xây dựng một nề nếp văn hoá lànhmạnh tiến bộ trong tổ chức, đảm bảo sự phát triển của mỗi cá nhân trong doanhnghiệp, thu hút nhân tài, tăng cường sự gắn bó người lao động, tạo ra khả năngphát triển bền vững, văn hoá doanh nghiệp là tài sản tinh thần của doanh nghiệp

và phân biệt doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác tạo nên bản sắc (phongthái, sắc thái, nề nếp, tập tục) của doanh nghiệp

bảo tồn cái bản sắc của doanh nghiệp qua nhiều thế hệ thành viên, tạo rakhả năng phát triển bền vững của doanh nghiệp, truyền tải ý thức,giá trị của

tổ chức tới các thành viên trong tổ chức đó, văn hoá tạo nên một cam kết chung

vì mục tiêu và giá trị của tổ chức, nó lớn hơn lợi ích của từng cá nhân trong tổchức đó, văn hoá tạo nên sự ổn định của tổ chức

Có thể nói rằng văn hoá doanh nghiệp như một chất keo kết dính cácthành viên trong tổ chức, để giúp việc quản lý tổ chức bằng cách đưa ra nhữngchuẩn mực để hướng các thành viên nên nói gì và làm gì, văn hoá tạo ranhư một cơ chế khẳng định mục tiêu của tổ chức, hướng dẫn và uốn nắn nhữnghành vi và ứng xử của các thành viên trong tổ chức”

1.4 Yêu cầu về văn hóa doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh khách sạn nhà hàng

Vì nhà hang khách sạn là loại hình doanh nghiệp đặc biệt hoạt động tronglĩnh vực dịch vụ nên văn hóa kinh doanh là một yêu cầu nhất định phải có Vănhóa kinh doanh tại các nhà hàng khách sạn được thể hiện trực tiếp và rõ nét nhấtqua các tiêu chí

Trang 11

Không gian, khung cảnh

Đối với các doanh nghiệp nói chung việc bài trí không gian lịch sự, đẹpmắt là rất quan trọng trong việc giành được thiện cảm từ phía nhân viên, đối tác,khách hàng v v Một khung cảnh, không gian môi trường làm việc đảm bảođược tính thẩm mỹ sẽ kích thích sự hăng say làm việc và mong muốn cống hiếncủa nhân viên Đối với loại hình doanh nghiệp là nhà hàng khách sạn, yếu tốnày lại càng quan trọng hơn bao giờ hết

Nhà hàng, khách sạn là những điểm dừng chân trong hệ thống dịch vụnghri dưỡng giải trí cao cấp, vì vậy yêu cầu về tính thẩm mỹ là rất cao Mỗiđiểm đến không chỉ là những chốn nghỉ dưỡng ấn tượng mà còn mang theonhững nét văn hóa rất riêng thể hiện trong từng đường nét kiến trúc và bài trí.Một vài ví dụ về văn hóa bài trí, lựa chọn kiến trúc cho khách sạn trên thề giới ta

có thể kể đến: khách sạn Hotel de Paris có vị trí đặc biệt (nằm chính tại khuPlace du Casino, sát cạnh khu Casino de Monte Carlo nổi tiếng) mang phongcách thượng lưu, xa hoa nhưng lại có ấu ấn khoáng đạt của miền Địa Trung Hải.Những phòng nghỉ sang trọng, vị trí lí tưởng đã tạo nên danh tiếng cho kháchsạn Tuơng tự như vậy, khung cảnh tuơi đẹp đã mang lại cho khách sạn Villa d’Este nhiều thuận lợi trong việc thu hút nguồn khách đến với mình Cảnh thiênnhiên lãng mạn, xanh mướt của hồ nước và khu công viên đã làm Villa d’Esteluôn nằm trong cẩm nang của không ít khách du lịch khắp nơi trên thế giới Haymột ví dụ về khách sạn tại Trung Quốc: Puli Hotel and Spa tọa lạc tại trung tâmthành phố Thượng Hải Những căn phòng trong khách sạn Puli nhìn ra toàn cảnhthành phố, được trang bị nội thất trang nhã mang thiết kế đương đại kết hợp vớiphong cách phương Đông cổ điển

Thái độ ứng xử của nhân viên

Thường nội quy khách sạn nào cũng có quy định về thái độ ứng xử trongnội bộ khách sạn và với tất cả các bên liên quan Thái độ ứng xử của các kháchsạn, nhà hàng cần phải phù hợp với các chuẩn mực đạo đức của quốc gia, dântộc Một số tiêu chí về thái độ ứng xử được coi là chuẩn mực cho nhiều nền vănhóa chung trên thế giới: luôn vui vẻ khi tới nơi làm việc, nghiêm túc trong công

Trang 12

việc, thân thiện trong cuộc sống, lãnh đạo dân chủ, nhân viên tích cực, không cóthù hằn, nói xấu lẫn nhau … Tất cả các yếu tố này tạo nên không khí làm việc vàhợp tác trong doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp khách sạn nhà hàng nóiriêng Khách sạn Villa d’Este (Italy) nằm trong khu vực vốn dành cho giới quýtộc châu Âu vào thế kỉ 16 Năm 1873, khách sạn chính thức mở cửa đón khách

và nhanh chóng xây dựng thương hiệu của mình như một biểu tượng của sựthanh lịch Các du khách đến đây đều hài lòng với dịch vụ tiêu chuẩn từ cácphòng nghỉ chất lượng hàng đầu thế giới, đầy đủ tiện nghi, và nhất là sự thânthiện của các nhân viên phục vụ

Hành vi giao tiếp của các thành viên trong doanh nghiệp

Lời chào hỏi chân thành, cái bắt tay lịch sự, ánh mắt tôn trọng… là cáchành vi giao tiếp quan trọng thể hiện văn hóa của các cá nhân trong khách sạn,nhà hàng Đối với các doanh nghiệp thông thuờng các điều kiện này đã quantrọng nhưng đối với các doanh nghiệp nhà hang khách sạn thì điều này cònmang yếu tố quyết định Bởi lẽ với các khách sạn nhà hàng thì thái độ phục vụcủa nhân viên là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định việc kháchhàng có quay trở lại hay không Các hành vi giao tiếp này có ý nghĩa quan trọng

vì nó luôn để lại ấn tượng quan trọng về lần gặp đầu tiên và nó thể hiện các hànhđộng mang tính văn hóa của khách sạn hay nhà hàng Vì vậy doanh nghiệp cần

có quy định thống nhất về các hành vi giao tiếp trong nội bộ đặc biệt là cáckhách hàng (khách lẻ hay khách đoàn) Trong quy chế văn hóa công sở củachính phủ có các hành vi bị cấm như: Cấm hút thuốc lá trong phòng làm việc,cấm sử dụng đồ uống có cồn tại công sở trừ các trường hợp ngoại giao, cấmquảng cáo thương mại… Khách sạn nhà hàng cũng là doanh nghiệp, vì vậy cũngcần có nội quy nêu rõ các hành vi bị cấm như trên

Sự tham gia của ban lãnh đạo và nhân viên

Các hoạt động âm nhạc, thể thao, nghệ thuật… thể hiện trình độ hiểubiết và hưởng thụ văn hóa của các thành viên trong doanh nghiệp, nhưng không

vì thế mà đánh giá quá cao chỉ số này trong nhóm yếu tố nội hàm của trình độvăn hóa doanh nghiệp Có nhiều đơn vị không có điều kiện để tổ chức các sự

Trang 13

kiện như thi hát, hội diễn văn nghệ, thi đấu thể thao thường xuyên, không có độibóng lớn… nhưng lại có các giá trị văn hóa rất cao ở các chỉ số khác Có doanhnghiệp tốn nhiều tiền của và thời gian cho các hoạt động nhằm quảng bá văn hóa

và thương hiệu cho doanh nghiệp nhưng lại không nắm chắc các nội dung thểhiện, các quy ước về thuần phong mỹ tục của dân tộc và nhân loại, lại thiếu quản

lý chặt chẽ, cho nên đã để xảy ra các sự cố đáng tiếc, làm tổn hại uy tín củadoanh nghiệp

Ban lãnh đạo tối cao của doanh nghiệp nói chung và nhà hàng khách sạnnói riêng như chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc, giám đốc điều hành.nếu không tham gia dẫn dắt các hoạt động văn hóa trong doanh nghiệp, khônggương mẫu trong cả cuộc sống lẫn công việc, thì khó duy trì và phát triển đượccác giá trị nền tảng của văn hóa tại doanh nghiệp đó

Chẳng hạn tại một số khách sạn lớn, ban quản lý thường thể hiện sựquan tâm của mình đến nhân viên mọi bộ phận bằng cách tổ chức các bữa tiệcsinh nhật theo chủ đề nhân các ngày lễ, kỳ nghỉ hoặc vào dịp sinh nhật của nhânviên Điều này cũng thể hiện rất rõ văn hóa doanh nghiệp tại các nhà hàngkhách sạn, và điều này đặc biệt cần thiết trong xã hội hiện đại ngày nay bởi nó làsợi dây kết nối ban quản lý doanh nghiệp với các nhân viên Điều này chứng tỏvai trò lãnh đạo của chủ doanh nghiệp là rất quan trọng trong mọi vấn đề củaquản trị doanh nghiệp, kể cả việc quản lý văn hóa doanh nghiệp tại nhà hangkhách sạn

1.4 Vài nét về văn hóa doanh nghiệp trong kinh doanh nhà hàng khách sạn trên thế giới ( học tập kinh nghiệm của Nhật Bản)

Trong một xã hội hiện đại phát triển, mà điều đọng lại trong người sửdụng dịch vụ là phong cách phục vụ chuyên nghiệp Khi văn hóa ứng xử truyềnthống được vận dụng khéo léo nhịp sống hiện đại đã tạo nên phong cách phục

vụ của người Nhật: ân cần, nhanh chóng và đúng hẹn Một nụ cười, lời cảm ơn,

sự quan tâm lắng nghe ý kiến và chu đáo đáp ứng yêu cầu của khách đã mangđến cho khách hàng nhiều thiện cảm

Điều này có thể dễ nhận thấy ở hình ảnh vội vã, đôi khi phải chạy thay vì

Trang 14

đi bộ thong thả, để kịp giờ hẹn của nhân viên giao hàng; thối tiền lẻ rất nhanh tạicác tiệm trong nhà ga xe điện để khách kịp đón tàu; thủ tục tại khách sạn nhanhchóng và nhất là không cần kiểm tra lại phòng khi check out mang lại cho kháchcảm giác dễ chịu vì được tin tưởng Cách cúi chào gập người truyền thống NhậtBản: không chỉ trong nghi thức truyền thống như trà đạo mà trong cuộc sốngthường nhật, kiểu chào này vẫn thường được thấy khi chào đón khách hàng, thểhiện sự chân thành và tôn trọng Các nhân viên khách sạn vô cùng than thiện vàchuyên nghiệp trong khi ứng xử và phục vụ khách hàng Tại Nhật Bản cũng cóthể thấy các khách hàng khi đến dung bữa tại các nhà hàng không bao giờ phảiphàn nàn về chất lượng đồ ăn hay thái độ phục vụ của nhân viên Để có đuợc kếtquả này các doanh nghiệp này đều áp dụng tuyệt vời văn hoá doanh nghiệp vớinhững triết lý, văn hoá kinh doanh đuợc các nhân viên thấm nhuần triệt để Cóthể nói, phong cách phục vụ tại các nhà hang khách sạn đã góp phần củng cốthêm “thương hiệu” của đất nước Nhật Bản, vì vậy Nhật Bản đuợc xem là mộttrong những điểm đến du lịch hấp dẫn nhất thế giới

Trang 15

Chương 2 Thực trạng văn hóa doanh nghiệp trong kinh doanh nhà hàng

khách sạn tại Việt Nam 2.1 Thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam

Nhìn nhận một cách tổng quát, chúng ta thấy văn hoá doanh nghiệp ở ViệtNam còn có những hạn chế nhất định: Đó là một nền văn hoá được xây dựngtrên nền tảng dân trí thấp và phức tạp do những yếu tố khác ảnh hưởng tới; môitrường làm việc có nhiều bất cập dẫn tới có cái nhìn ngắn hạn, chưa có quanniệm đúng đắn về cạnh tranh và hợp tác, làm việc chưa có tính chuyên nghiệp,còn bị ảnh hưởng bởi các khuynh hướng cực đoan của nền kinh tế bao cấp, chưa

có sự giao thoa giữa các quan điểm đào tạo nhân sự quản lý do nguồn gốc đàotạo, chưa có cơ chế dùng người, có sự bất cập trong giáo dục đào tạo nên chấtlượng chưa cao Mặt khác văn hoá doanh nghiệp còn bị những yếu tố khác ảnhhưởng tới như: Nền sản xuất nông nghiệp nghèo nàn và ảnh hưởng của tàn dư đếquốc, phong kiến

Văn hoá doanh nghiệp có vị trí và vai trò rất quan trọng trong sự pháttriển của mỗi doanh nghiệp, bởi bất kỳ một doanh nghiệp nào nếu thiếu đi yếu tốvăn hoá, ngôn ngữ, tư liệu, thông tin nói chung được gọi là tri thức thì doanhnghiệp đó khó có thể đứng vững và tồn tại được Trong khuynh hướng xã hộingày nay thì các nguồn lực của một doanh nghiệp là con người mà văn hoádoanh nghiệp là cái liên kết và nhân lên nhiều lần các giá trị của từng nguồn lựcriêng lẻ Do vậy, có thể khẳng định văn hoá doanh nghiệp là tài sản vô hình củamỗi doanh nghiệp Văn hoá của doanh nghiệp được thể hiện ở phong cách lãnhđạo của người lãnh đạo và tác phong làm việc của nhân viên Khi làm việc vớimột doanh nghiệp các đối tác ngoài việc quan tâm tới lợi nhuận của công ty họcòn đánh giá doanh nghiệp qua văn hoá của doanh nghiệp đó

Sự thành công của mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là ở các nước châu Á trong đó cóViệt Nam thường được dựa trên mối quan hệ cá nhân của người lãnh đạo, còncác nước Tây Âu thì thành công của doanh nghiệp lại được dựa trên các yếu tốnhư khả năng quản lý các nguồn lực, năng suất làm việc, tính năng động củanhân viên… Ngoài những yếu tố chủ quan, để xây dựng văn hoá doanh nghiệp

Trang 16

còn phải chú trọng tới những yếu tố khách quan Đó là việc tạo lập thị trường,lợi ích của người tiêu dùng, được thể hiện qua “Các nguyên tắc chỉ đạo để bảo

vệ người tiêu dùng”, là quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới

2.2 Thực trạng văn hóa doanh nghiệp trong kinh doanh nhà hàng khách sạn tại Việt Nam

Là một lĩnh vực kinh doanh tuơng đối mới mẻ tại Việt Nam, hầu hết cácdoanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nhà hang khách sạn đều phải học tậpkinh nghiệm quản lý từ nuớc ngoài, đặc biệt là các từ các quốc gia có phát triểnmạnh về du lịch Hầu hết các khách sạn lớn (có xếp hạng sao) tại Việt Nam hiệnnay đều là các cơ sở có vồn đầu tư nuớc ngoài, vì vậy các doanh nghiệp này đều

có phong cách quản lý theo chuẩn quốc tế, văn hoá doanh nghiệp cũng vì vậy

mà đuợc vận dụng khá thành công

Xem xét việc kinh doanh tại các nhà hàng khách sạn

Tạp chí Travel & Leisure (Mỹ) đã vinh danh 500 khách sạn hàng đầu thếgiới, trong đó có bốn khách sạn của Việt Nam: Sofitel Legend Metropole HàNội, Caravelle Thành phố Hồ Chí Minh, Park Hyatt Sài Gòn và Hilton HanoiOpera Điều này là minh chứng cho việc các khách sạn này đã vận dụng và triểnkhai rất thành công văn hóa doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh của mìnhtuy nhiên đây vẫn là con số quá nhỏ trên tổng số doanh nghiệp đang hoạt độngtrong lĩnh vực kinh doanh khách sạn ở Việt Nam Vậy đâu là lý do của việc cáckhách sạn của Việt Nam chưa tạo dựng đuợc uy tín đối với du khách quốc tế? Ta

có thể kể đến các lý do:

Việc đầu tư của các khách sạn thiếu đồng bộ, chắp vá, chưa khoa học.Trang thiết bị là mắt xích quan trọng mang lại hiệu quả kinh doanh chocác khách sạn nhưng chưa được đầu tư xứng đáng

Quản lý và điều hành khách sạn ở Việt Nam còn thiếu chuyên nghiệplànhận định chung của hầu hết chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực du lịch đưa ratrong Hội thảo quốc tế “Giải pháp toàn diện cho khách sạn và resort Việt Nam”tại Hà Nội

Những năm gần đây, ngành du lịch phát triển kéo theo nhu cầu về lưu trú

Trang 17

tăng lên Để đáp ứng nhu cầu hàng loạt các khách sạn được nâng cấp và xâydựng đã tạo cho du khách có nhiều sự lựa chọn nơi cư trú ngắn hạn cho mình.

Sự phát triển của nền kinh tế làm cho đời sống của con người ngày càng cao Họsẵn sàng bỏ qua những sản phẩm dịch vụ với giá rẻ nhưng chất lượng kém đểlựa chọn những sản phẩm dịch vụ chất lượng cao dù giá cao.hiện đại thì điểmtạo nét khác biệt và tạo ấn tượng thu hút khách chính là chất lượng phục vụkhách Quan tâm đến chất lượng phục vụ và không ngừng nâng cao chất lượngphục vụ là một vấn đề rất cần thiết, đặc biệt trong giai đoạn du lịchViệt Nam hộinhập vào du lịch thế giới và khu vực Kinh doanh lưu trú là lĩnh vực kinh doanhđóng vai trò quan trọng trong kinh doanh khách sạn và chất lượng phục vụphòng là yếu tố quan trọng để tạo nên hình ảnh của khách sạn trong tâm tríkhách hàng Nếu coi cơ sở vật chất của bộ phận kinh doanh lưu trú là phần cứngkhó thay đổi thì chất lượng phục vụ phòng là phần mềm thay đổi được vì nó phụthuộc chủ yếu vào 2 yếu tố: Khách hàng và nhân viên phục vụ Chất lượng phục

vụ phòng là yếu tố quan trọng để tạo nên hình ảnh của khách sạn trong tâm tríkhách hàng, từ việc các khách sạn chỉ chú trọng đến cơ sở vật chất thì bây giờ

họ đã rất quan tâm đến phong cách phục vụ, yêu cầu của khách hàng Có thể nóikhách sạn có được một đội ngũ nhân viên phục vụ với chuyên môn cao là đãgóp phần vào việc tăng uy tín cho khách sạn Việc có đuợc đội ngũ với nhanviên phục vụ chuyên nghiệp truớc tiên yêu cầu các nhân viên phải ý thức đuợc

về công việc của mình và mục tiêu của doanh nghiệp Điều này sẽ đuợc giảiquyết tốt nếu nhà hang khách sạn đó xây dựng và áp dụng thành công văn hoádoanh nghiệp

Cơ sở để xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại khách sạn

Trước hết chúng ta phải có quan điểm cụ thể về vai trò của văn hoádoanh nghiệp Sự thắng thế của bất cứ một doanh nghiệp nào không phải ở chỗ

là có bao nhiêu vốn và sử dụng công nghệ gì mà nó được quyết định bởi việc tổchức những con người như thế nào Xuất phát điểm của doanh nghiệp có thể sẽ

là rất cao nếu như nó được xây dựng trên nền tảng văn hoá Các doanh nghiệpkhi xây dựng đều phải có nhận thức và niềm tin triệt để, lúc đó văn hoá sẽ xuất

Trang 18

hiện Mọi cải cách chỉ thực sự có tính thuyết phục khi nó tách ra khỏi lợi ích cánhân, còn văn hoá doanh nghiệp thì phải bảo vệ cho mọi quyền lợi và lợi ích của

cá nhân

Khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp cần phải có những biện pháp cụ thể.Biện pháp đầu tiên là phải xây dựng một hệ thống định chế của doanh nghiệp,bao gồm: Chính danh, tự kiểm soát, phân tích các công việc, các yêu cầu Sau đóxây dựng các kênh thông tin; xây dựng các thể chế và thiết chế tập trung và dânchủ như: Đa dạng hoá các loại hình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; tiêuchuẩn hoá các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; xây dựng cơ chế kết hợp hàihoà các lợi ích để doanh nghiệp trở thành ngôi nhà chung, là con thuyền vậnmệnh của mọi người

Các hạt nhân văn hóa doanh nghiệp

Đây là cơ sở để hình thành văn hóa doanh nghiệp Các hạt nhân văn hóa

là kết quả của sự tác động qua lại giữa các thành viên trong doanh nghiệp vớinhau Khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt động, nền văn hóa doanh nghiệp xuất hiện,phát triển và tự bảo vệ Văn hóa doanh nghiệp có tính đặc thù nên các hạt nhânvăn hóa được hình thành cũng có tính chất riêng biệt Văn hóa của các tập đoàn

đa quốc gia khác với văn hóa của các doanh nghiệp liên doanh hoặc văn hóa củadoanh nghiệp gia đình Hạt nhân văn hóa doanh nghiệp bao gồm triết lý, niềmtin, các chuẩn mực làm việc và hệ giá trị

Phát triển văn hóa giao lưu của các doanh nghiệp doanh nghiệp thường có

xu hướng liên doanh, liên kết với nhau Để tồn tại trong môi trường kinh doanhphức tạp, đa văn hóa, các doanh nghiệp không thể duy trì văn hóa doanh nghiệpmình giống như những lãnh địa đóng kín của mà phải mở cửa và phát triển giaolưu về văn hóa Việc phát triển văn hóa giao lưu sẽ tạo điều kiện cho các doanhnghiệp học tập, lựa chọn những khía cạnh tốt về văn hóa của các doanh nghiệpkhác nhằm phát triển mạnh nền văn hóa của doanh nghiệp mình và ngược lại

Xây dựng các tiêu chuẩn về văn hóa doanh nghiệp

Để hình thành một nền văn hóa mạnh và có bản sắc riêng, hầu hết các doanhnghiệp thường xây dựng cho mình những tiêu chuẩn về văn hóa và buộc mọi

Trang 19

người khi vào làm việc cho doanh nghiệp phải tuân theo Tuy nhiên, các tiêuchuẩn này có thể thay đổi khi không còn phù hợp hoặc hiệu quả thấp Trongtrường hợp như vậy, việc sáng tạo ra những tiêu chuẩn mới là cần thiết Trong điều kiện toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới và quá trình cạnh tranh quốc tếngày càng gay gắt thì văn hóa doanh nghiệp được chú trọng xây dựng và pháttriển Nó trở thành một loại tài sản vô hình đóng vai trò cực kỳ quan trọng trongkho tài sản doanh nghiệp và là một trong những công cụ cạnh tranh khá sắc bén.Những doanh nghiệp không có nền văn hóa mạnh khó có thể cạnh tranh cao trênthị trường Đồng thời, doanh nghiệp có thể tạo ra và tăng uy tín của mình trênthị trường thông qua việc xây dựng và phát triển một nền văn hóa doanh nghiệpmạnh

Trước hết văn hóa doanh nghiệp trong khách sạn thể hiện ở hệ thống cácquan điểm (hay định hướng) phát triển doanh nghiệp về lâu dài đã thấm sâu vàothực tiễn doanh nghiệp để làm ra các dịch vụ có chất lượng cao Đây là tư tưởngchiến lược, là nền móng văn hóa danh nghiệp mà từ giám đốc đến các nhân viênđều coi là mục tiêu sự nghiệp của mình Ví dụ: Khách sạn Crowne Plaza WestHanoi thể hiện chiến lược phát triển của mình thông qua việc đảm bảo chấtlượng dịch vụ tuyệt đối với khách hàng Khách sạn thể hiện qua câu slogan

“Great hotel, guess love” – “Khách sạn tuyệt vời, khách hàng yêu mến”, hayslogan của khách sạn Hanoi Emotion Hotel là “Your satisfy, our happiness” –

“Các bạn hài lòng, chúng tôi hạnh phúc”

Đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nhà hàng khách sạn

hệ thống các quan điểm kinh doanh có một vai trò quan trọng Hệ thống cácquan điểm này cũng nằm trong văn hoá kinh doanh của doanh nghiệp

Quan điểm tất cả vì sự uy tín và sự tăng trưởng của doanh nghiệp; Quanđiểm đoàn kết cộng đồng; Công việc một người liên quan mật thiết đến nhiềungười; Quan điểm luôn luôn sáng tạo, đổi mới; Tư tưởng hướng về cơ sở, phục

vụ tối đa cho sản xuất kinh doanh; Quan điểm lấy thực tế làm thước đo côngviệc; Tư tưởng công bằng trong phân phối thành quả lao động, sòng phẳng, rõràng về tài chính

Trang 20

Văn hóa doanh nghiệp của các khách sạn nhà hàng còn thể hiện ở thương hiệucủa doanh nghiệp Thương hiệu đó phải được chăm lo xây dựng và quảng bákhông ngừng để in đậm dấu ấn vào tâm trí người tiêu dùng Làm sao cứ nghĩđến dịch vụ đó là người ta nghĩ ngay đến thương hiệu của doanh nghiệp Ví dụnói đến dịch vụ hội nghị hội thảo tại Hà Nội người ta tìm ngay đến khách sạnMelia, bánh ngọt của khách sạn Hilton có một thương hiệu nổi tiếng, các set ănBuffet của Sheraton được nhiều người đánh giá cao.

Cốt lõi của thương hiệu nhà hàng khách sạn là chất lượng hàng hóa vàphải được đăng ký sở hữu bản quyền ở trong nước cũng như nước ngoài Vănhóa doanh nghiệp tại các nhà hàng khách sạn còn thể hiện qua hệ thống các kýhiệu, biểu trưng cho nhà hang khách sạn đó như: Hình ảnh biểu tượng chung củahãng thể hiện ở khắp mọi nơi có liên quan đến doanh nghiệp, ngày truyền thốngdoanh nghiệp Những quy định về áo quần, giày mũ, găng tay, áo mưa…đồngphục giống nhau từ giám đốc đến nhân viên, và giống nhãn hiệu hàng hóa,không ai được phép thay đổi Các khách sạn nhà hàng cũng yêu cầu nhân viêncủa mình đeo biển tên, số hiệu nhân viên, ký hiệu công việc từng người; phong

bì, giấy viết thư hay các ấn phẩm khác buộc phải theo mẫu thương hiệu quy định

và được sử dụng rộng rãi liên tục, không thay đổi, tạo thành ấn tượng xã hội,thành niềm tự hào của các thành viên trong doanh nghiệp và gia đình họ từ đờinày qua đời khác

Văn hóa doanh nghiệp hiện đại hiện nay còn là nghiệp vụ giao dịch đốingoại nhằm xây dựng và nâng cao hình ảnh và tên tuổi của doanh nghiệp trong

xã hội và trên thị trường Nghiệp vụ đối ngoại còn tìm mọi cách để quảng bá sảnphẩm và uy tín của doanh nghiệp, tổ chức tiếp tân, diễn thuyết, tạo lập các thôngcáo báo chí trung thực và có tính chất định hướng để cung cấp cho các nhà báo.Nghiệp vụ này còn rất mới lạ ở Việt Nam, nhưng cũng đã được rất nhiều doanhnghiệp áp dụng

Hệ thống tập tục về thái độ và hành vi ứng xử hàng ngày cho mỗi thànhviên trong khách sạn hoặc nhà hàng là một bộ phận tạo nên văn hóa doanhnghiệp Các nguyên tắc đó gồm:

Ngày đăng: 24/03/2018, 11:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w