Dự án được triển khai thực biện từ tháng 9/2002 đến tháng 9/2004 với mục đích: “Xây dựng 2 mô hình làng nghề trồng nấm trên cơ sở hoàn thiện các quy trình công nghệ sản xuất, chế biến và
Trang 1
BO NONG NGHIEP & PTNT TRUNG TAM CONG NGHE SINH HOC THUC VAT
(VIEN DI TRUYEN NONG NGHIEP)
DIA CHI: DUONG PHẠM VĂN ĐỒNG - TỪ LIÊM - HÀ NỘI
BAO CAO TONG KET KHOA HOC
VA KY THUAT DUAN SXTN
“Hoàn thiện công nghệ sản xuất, chế biến và tiêu thu
nấm hàng hoá, theo mô hình làng nghề”
Trang 2BAI TOM TAT
BÁO CÁO TỔNG KẾT KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT DỰ ÁN SXTN - MÃ SỐ KC07- DA02
“Hoàn thiện công nghệ sản xuất, chế biến và tiêu thụ nấm hàng
hoá, theo mô hình làng nghề”
Dự án sản xuất thử nghiệm (SXTN) mã số KC07- DA02 tham gia đăng ký và
được tuyển chọn, phê duyệt theo quyết định số 60/QĐ-BKH-CN ngày 10/9/2002 của
Bộ Khoa học và Công nghệ thuộc chương trình KCO7 “Khoa học công nghệ phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn” Dự án được triển khai thực biện từ tháng 9/2002 đến tháng 9/2004 với mục đích: “Xây dựng 2 mô hình làng nghề trồng nấm trên cơ sở hoàn thiện các quy trình công nghệ sản xuất, chế biến và tiêu thụ nấm hàng hoá có hiệu quả, góp phần chuyển dịch cơ cấu sẵn xuất, đa dạng hoá sản phẩm, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và bảo vệ môi trường nông thôn”
- Dự án SXTN là dự án có thu hồi kinh phí 60%
Tổng kinh phí để triển khai dự án là: 9.504,2 triệu đồng (Chín tỉ năm trăm linh
bốn triệu, hai trăm ngàn đông chấn) trong đó kinh phí từ Ngân sách SNKH là 2.500
triệu đồng (thu hồi 60%)
- Xuất phát từ kết quả nghiên cứu để tài khoa học độc lập cấp nhà nước “Wghiên cứu chọn tạo các loại giống nấm ăn và nấm dược liệu quý ở Việt Nam ” từ kết quả của dự
án “Phát triển nuôi trồng nấm ăn- nấm được liệu phục vụ nội tiêu và xuất khẩu ” (1996- 1998) Hiện nay phong trào trồng nấm đã phát triển mạnh ở các vùng nông thôn, miền núi của trên 40 tỉnh thành trong cả nước, hình thành một số trang trại, nhóm
hộ gia đình trồng nấm Để phát triển bên vững và có hiệu quả kinh tế cao đối với nghề trồng nấm thích hợp với các vùng nông thôn có sắn nguồn nguyên liệu, diện tích nhà xưởng và lao động nông nhàn, mô hình làng nghề trồng nấm khép kín từ khâu sản xuất giống nấm, sản xuất nấm thịt đến khâu chế biến và tiêu thụ sản phẩm, bảo vệ môi trường là một đòi hỏi có tính cấp thiết Dự án SXTN KCO7- DA02 đã được triển khai tại 2 xã là: Xã Thanh Lãng (huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc) và xã Khánh An (huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình ) Hai xã được lựa chọn có tính đặc trưng cho vùng trung du có nghề phụ (xã Thanh Lãng) và vùng đồng bằng thuần nông (xã Khánh An)
của Châu thổ sông Hồng
Trang 3- Quá trình thực hiện dự án đã áp dụng các giải pháp về tổ chức thực hiện kết hợp với chính quyền địa phương và các giải pháp khoa học công nghệ hoàn thiện các quy trình
kỹ thuật Trong dự án đã tiến hành các phương pháp như:
+ Chuyển giao công nghệ nuôi trồng nấm qua các lớp tập huấn kỹ thuật
+ Lựa chọn các hộ gia đình sản xuất nấm tập trung ngoài đồng so sánh với các
hộ gia đình sản xuất nhỏ lẻ
+ Trình diễn kỹ thuật nuôi trồng từng loại nấm trước mỗi mùa vụ sản xuất
+ Theo dõi, kiểm tra, chỉ đạo kỹ thuật tới từng hộ gia đình, từng đợt sản xuất nấm
+ Chuyên gia kỹ thuật bám sát địa bàn chỉ đạo ghi chép, thống kê kết quả sản xuất tại làng nghề
Với các giải pháp đã thực hiện sau 24 tháng dự án đã đạt được các nội dung và đúng tiến độ với một số kết quả cụ thể:
1 Hình thành mô hình 2 làng nghề trồng nấm khép kín từ khâu sản xuất giống nấm, sản xuất nấm đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm với quy mô trên 150 hộ gia đình trồng nấm (xã Thanh Lãng: 270 gia đình, xã Khánh An: 163 gia đình) mỗi năm sử dụng hơn 1.200 tấn nguyên liệu để trồng nấm tạo ra trên 500 tấn nấm hàng hoá Giải quyết lao động cho 565 lao động thường xuyên trồng nấm và hàng ngàn lao động trồng nấm theo thời vụ
2 Trong sản xuất nấm của làng nghề đã hoàn thiện và áp dụng:
- Ø2 quy trình công nghệ sản xuất và cung ứng giống nấm
~ 05 quy trình công nghệ sản xuất nấm thương phẩm
- 02 quy trình công nghệ chế biến nấm và 3 phương án tiêu thụ sản phẩm nấm hàng hoá
- 01 quy trình công nghệ xử lý bã thải nấm thành phân hữu cơ
- Lựa chọn thiết bị và cơ giới hoá trong các công đoạn sản xuất giống nấm, sản xuất bịch nấm, băm rơm, tưới nấm, chế biến nấm sấy, nấm đóng lọ, đóng hộp nấm
- Quá trình thực hiện dự án KC07- DA02 đạt được một số kết quả về đào tạo và thông tin tuyên truyền:
+ Lầm cơ sở tổng kết và hướng dẫn cho 2 học viên cao học- Trường Đại học Nông nghiệp Ï hoàn thành luận văn Thạc sĩ kinh tế nông nghiệp về nghề nấm
Trang 4+ Hướng dẫn 01 cử nhân khoa học trồng trọt- Đại học Nông lâm Thái Nguyên
hoàn thành luận văn kỹ sư nông nghiệp về “Giống nấm mỡ và kỹ thuật nuôi trồng tại làng nghề"
+ 5 bài báo trên các báo Nhân dân, Nông thôn ngày nay, Tạp chí Khuyến nông, Kinh tế nông thôn đã viết về phong trào và kết quả trồng nấm tại làng nghề cũng như tại địa phương có làng nghề trồng nấm
Kết quả xây dựng mô hình làng nghề trắng nấm tại 2 địa phương đã khẳng định
1 Nghề trồng nấm rất thích hợp với các vùng sản xuất nông nghiệp, nông thôn, tận dụng nguồn nguyên liệu rơm rạ sẵn có, lao động nông nhàn, tạo ra sản phẩm nấm hàng hoá đem lại thu nhập cho nông dân
2 Đầu tư cho nghẻ trồng nấm chỉ cần từ 8- 10 triệu đồng sẽ tạo việc làm cho | lao động chuyên làm nấm có thu nhập từ 500- 700 ngàn đồng/ I tháng Khi sản xuất nấm
phát triển thành trang trại hoặc làng nghẻ thì hiệu quả sản xuất còn cao hơn
3 Để phát triển sản xuất quy mô làng nghề trồng nấm cần có sự chỉ đạo của các cấp,
các ngành, cần có những hỗ trợ ban đầu của nhà nước về tập huấn kỹ thuật áp dụng khoa học kỹ thuật và 1 phần cơ sở hạ tầng (lam lan trại) Lãnh đạo địa phương có chính sách hỗ trợ về chuyển đổi đất đai làm lán trại trồng nấm, chính sách đào tạo và sử dựng nhân lực trẻ để tiếp thu khoa học kỹ thuật của nghề nấm
4 Quá trình hình thành một làng nghề truyền thống đòi hỏi thời gian cũng như sự tích
tụ kinh nghiệm sản xuất Dự án KC07- DA02 là bước khởi đầu, thí điểm cho một mô hình làng nghề mới là nghề trồng nấm ăn và nấm dược liệu ở nông thôn nước ta Các
cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan khoa học công nghệ cần có sự quan tâm và chính
sách hợp lý tạo nên sự phát triển rộng và bền vững của làng nghề
Trang 5MUC LUC
Mé dau:
Phần A: Những thông tin cơ bản của dự án
A: - Tóm tắt thuyết minh Dự án SXTN KC0? - DA02
B: - Tóm tắt hợp đồng thực hiện dự án
Phần I: Tổng quan tình hình sản xuất, tiêu thụ và nghiên cứu về nấm
ăn - nấm được liệu ở nước ngoài và ở Việt Nam
1- Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm trên thế giới
2- Tình hình sản xuất nấm trong nước
Phần H:
T- Lựa chọn đối tượng thực hiện Dự án
Phương pháp triển khai dự án và phương án tổ chức SXTN
T- Phương án tổ chức SX và phương án tài chính
Phan III: Nội dung, phương pháp và kết quả thực hiện
Dự án KC07 - DA02
Chương I: Kết quả xây dựng mô hình làng nghề trồng nấm
Chương H: Kết quả hoàn thiện quy trình công nghệ
sản xuất và cung ứng các loại giống nấm ăn và nấm
dược liệu (2 quy trình)
Chương HI: Kết quả hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất
nấm theo quy mô làng nghề (05 quy trình)
I: - Đặt vấn đề:
H: - Kết quả hoàn thiện công nghệ trồng nấm rơm
TH: - Kết quả hoàn thiện công nghệ trồng nấm sò
IV: - Kết quả hoàn thiện công nghệ sản xuất trồng nấm mỡ
V: - Kết quả hoàn thiện công nghệ sản xuất trồng nấm mộc nhĩ
VI: - Kết quả hoàn thiện công nghệ trồng nấm Linh chi
Chương IV: Kết quả hoàn thiện quy trình công nghệ chế biến nấm quy
mô làng nghề (2 quy trình)
I: - Dat van dé:
Il: - Kết quả hoàn thiện quy trình công nghệ chế biến các
loại nấm sấy khô 1H: - Kết quả hoàn thiện quy trình chế các loại nấm muối
Chương VY: Kết quả về các phương án tiêu thụ sản phẩm
theo mô hình làng nghề I: - Dat van dé:
Tt: Phương ấn thứ nhất - Tiêu thụ nấm tươi TH: Phương án tiêu thụ sản phẩm thứ 2
IV: - Phuong án tiêu thụ thứ 3 Chương VI: Kết quả áp dụng và hoàn thiện quy trình
công nghệ xử lý phế loại bã nấm thành phân hữu cơ
I: - Đặt vấn để
II: Quy trình xử lý bã nấm bằng cách ủ đống thông thường II: Quy trình công nghệ xử lý bã nấm thành phân bón hữu cơ hỗn hợp
Trang 6sản xuất giống, nuôi trồng và chế biến nấm 64 Chương VI: Tổng quát và đánh giá kết quả dự án KC07 - DA02 67
Trang 7đáp ứng và thể hiện thành làng nghẻ trồng nấm Dự án SXTN cấp nhà nước- Mã số
KCO7- DA02: “ Hoàn thiện công nghệ sản xuất, chế biến và tiêu thụ nấm hàng hoá, theo mô hình làng nghề ” với phạm vi thực hiện tại 2 xã vùng nông thôn thuần nông là
xã Khánh An và xã vùng trung du là xã Thanh Lãng có nghề mộc và nghẻ trồng lúa,
màu Đây là 2 xã tương đối điển hình của vùng Đồng bằng sông Hồng Với mục đích
phát triển thành làng nghề trồng nấm, áp dụng các kỹ thuật trồng nấm được hoàn thiện, trồng nhiều loại nấm khác nhau đưa cây nấm vào trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp,
đa dạng hoá sản phẩm, giải quyết việc làm cho lao động nhàn rỗi, nâng cao thu nhập,
dự án đã được Bộ Khoa học và Công nghệ tuyển chọn và phê duyệt cho thực hiện từ tháng 9/2002 đến tháng 9/2004 Dự án được ký kết thực hiện giữa Bộ Khoa học và Công nghệ, Ban chủ nhiệm chương trình KCO7 với cơ quan chủ trì dự án: Trung tam công nghệ sinh học thực vật; Chủ nhiệm dự án: Cử nhân Thân Đức Nhã bằng hợp đồng KHCN: DA02/2002/HĐ-DACT-KC0Ø?7 Gồm các thông tin tóm tắt như sau:
PHAN A NHUNG THONG TIN CO BAN CUA DỰ ÁN
A TOM TAT THUYET MINH DƯ ÁN SXTN KC07- ĐA02:
I THONG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN:
1 Tên dự án: “Hoàn thiện công nghệ sản xuất, chế biến và tiêu thụ nấm hàng hoá, theo mô hình làng nghề”
2 Thuộc chương trình: “Khoa học công nghệ phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn” Mã số: KC.07
3 Thời gian thực hiện: 24 tháng (Từ tháng 9/2002 đến tháng 9/2004)
4 Kinh phí thực hiện: 9.504,2 triệu đồng (Chín tỷ, năm trăm linh bón triệu, hai trăm
Trang 8ngan déng chdn./.)
5 Thu hồi:
Kinh phí thu hồi: 1.494 triệu đồng (60% kinh phí hỗ trợ từ NSKH)
6 Tổ chức đăng ký chủ trì thực hiện dự án:
Trung tâm Công nghệ Sinh học Thực vật `
Địa chỉ: Đường Phạm Văn Đồng - Từ liêm - Hà Nội
Điện thoai:(04)8364296 - (04)8386632 - Fax: (0477541159
7 Cá nhân đăng ký chủ nhiệm dự án: Thân Đức Nhã
Học vị: Cử nhân sinh học
Chức vụ: Trưởng phòng Nghiên cứu và chuyển giao công nghệ
II XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN:
- Từ kết quả nghiên cứu các đề tài chọn tạo giống nấm, nuôi trồng, sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu trên toàn quốc được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp kinh phí
- Từ kết quả nghiên cứu đề tài “Chọn tạo các giống nấm ăn- nấm dược liệu quý hiếm
ở Việt Nam ” của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (2001- 2003)
- Từ những kết quả thực tế của Trung tâm Công nghệ Sinh học Thực vật tổ chức, triển khai các hoạt động phát triển nuôi trồng các loại nấm ăn và nấm được liệu từ năm 1996 đến nay đã đạt được nhiều kết quả khả quan Được tặng giải thưởng khuyến khích VIFOTEC năm 1997 được đánh gía là đơn vị áp dụng xuất sắc những công trình sáng tạo khoa học công nghệ 5 năm (1995- 2000) của Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam và Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
- Căn cứ nhu cầu phát triển nuôi trồng nấm ở các vùng nông thôn đồng bằng và trung
du Bắc Bọ Hình thành mô hình làng nghề trồng nấm khép kín từ khâu sản xuất giống
nấm, nuôi trồng, chế biến và tổ chức tiêu thụ các sản phẩm nấm
- Dự án được đăng ký và tuyển chọn tháng 7/2002 trong chương trình KHCN trọng điểm cấp Nhà nước 2000- 2005 “Khoa học và công nghệ phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn” Mã số KCƠ?T
IH MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN:
Hoàn thiện công nghệ, thiết bị và quy trình sản xuất, chế biến, tiêu thụ nấm hàng hoá, có hiệu quả, theo quy mô làng nghề, góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất,
đa dạng hoá sản phẩm, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và bảo vệ môi trường ở nông thôn.
Trang 9IV NOI DUNG VA PHUONG AN TRIEN KHAI DU AN:
Xây dựng 2 mô hình làng nghề tại xã Khánh An và xã Thanh Lãng với các nội dung cụ thể như sau:
1 Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất và cung ứng các loại giống nấm ăn và nấm
được liệu (nấm sò, nấm rơm, nấm mỡ, mộc nhĩ, Linh chỉ, ) đạt năng suất và giá thành
4 Xây dựng quy trình công nghệ xử lý phế loại sau thu hoạch nấm thành nguồn phân
bón hữu cơ có chất lượng để cải tạo đông ruộng
5 Lựa chọn và cải tiến một số thiết bị phục vụ sản xuất và chế biến nấm như: Máy băm rơm rạ, thiết bị đảo- trộn nguyên liệu, nồi khử trùng nguyên liệu bằng hơi nước, lò sấy nấm
V HIEU QUA KINH TE XA HOI CUA MO HINH LANG NGHE:
1 Mỗi làng nghề có 150 hộ gia đình trồng nấm, giải quyết cho khoảng 500 lao động, nâng cao thu nhập cho lao động nông nhàn (400.000đ/tháng)
2 Mỗi làng nghẻ sử dụng 1.200 tấn rơm rạ, mùn cưa, bông phế thải để trồng nấm tạo
B TOM TAT HOP DONG:
Trang 10về việc phê duyệt chủ nhiệm cơ quan chủ trì và kinh phí các đề tài dự án sản xuất
thử nghiệm thực hiện năm 2002 thuộc chương trình KH&CN trọng điểm cấp nhà
nước giai đoạn 2001-2005: “Khoa học và công nghệ phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn”, mã số KC0?
Dai dién g6m cé:
1 Bén giao (Bén A):
a BO Khoa hoc va Công nghệ
b Ban chủ nhiệm chương trình KHCN trọng điểm cấp Nhà nước KC07
Thuyết minh Dự án KC07- DA02 và Phụ lục kèm theo trong Hợp đồng là bộ phận của Hợp đồng
Điều 2: Thời gian thực hiện Dự án là 24 tháng, từ tháng 9/2002 đến tháng 9/2004 Điều 3: Bên A sẽ đánh giá và nghiệm thu kết quả thực hiện Dự án theo các yêu cầu, chỉ tiêu nêu trong Thuyết minh Dự án và Phụ lục kèm theo trong Hợp đồng
11 Tài chính của hop déng
Điều 4:
a Tổng kinh phí để thực hiện dự án: 9.504,2 triệu đồng
b Kinh phí hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước cho Dự án là: 2.500triệu đồng
(Bằng chữ: Hai tỉ, năm trăm triệu đồng)
Kinh phí được cấp theo tiến độ của hợp đồng và có sự kiểm tra, giám sát của
bên A Sau mỗi đợt kiểm tra, nghiệm thu khối lượng công việc
HI Trinh tu giao nhân sản phẩm:
Điều 9: Khi kết thúc dự án, Bên B phải chuyển cho Bên A những tài liệu và chuẩn bị
đây đủ các mẫu sản phẩm nêu trong Thuyết minh Dự án và Phụ lục kèm theo trong
Trang 11Hợp đồng, báo cáo quyết toán phần kinh phí hỗ trợ từ Ngân sách Nhà nước cho Dự án
để đánh giá và nghiệm thu
Điều 10: Trong thời gian 15 ngày sau khi bên B đã thực hiện xong nội dung nêu ở điều 9, Bên A sẽ tiến hành đánh giá và nghiệm thu Dự án Sau khi bên B hoàn thành
việc hoàn trả kinh phi thu hồi ghi ở điều 8, bên A sẽ tiến hành thanh lý hợp đồng
Điều 11: Bên B được hưởng quyên tác giả và các quyền lợi khác theo chế độ hiện hành liên quan tới quyền tác giả
Mọi việc chuyển giao kết quả của Dự án cho Bên thứ 3 phải được sự thoả thuận của cả hai Bên
Cả 2 bên đã ký kết ngày 22/10/2002
Có các phụ lục hợp đồng kèm theo (Phụ lục 1, Phụ lục 2).
Trang 12Phu luc 1
(kèm theo Hợp đồng số: 02/2002/HĐ - DACT — KC07)
DANH MỤC TÀI LIỆU
LUONG Báo cáo định kỳ tình hình thực hiện Ol z
Báo cáo tổng kết khoa học và công nghệ 01 Theo Biểu mầu DA8-BCTK
theo thuyết minh dự án
Quy trình kỹ thuật sản xuất cung 02 ~ Dê áp dụng
ứng giống nấm, nuôi trồng, chăm sóc - Có hiệu quả cao
nấm cho làng nghề
Quy trình công nghệ sản xuất nấm 05 ~ Chi tiết, dé hiểu
thương phẩm theo quy mô làng - Được áp dụng rộng rãi cho
Quy trình công nghệ chế biến nấm 02 - Đạt tiêu chuẩn nấm hàng
quy mô làng nghề hóa xuất khẩu và tiêu thụ
nội địa
- Dễ áp dụng, phổ biến cho
Qui trình công nghệ xử lý phế loại Ol Dat tiéu chudn phan vi sinh
bã nấm thành phân hữu cơ theo qui
mô làng nghề
Lựa chọn một số thiết bị nhằm cơ 01 ~ Máy băm rơm
giới hóa phục vụ sản xuất giống, ~- Lò sấy nấm 2 tấn nấm
- Thiết bị thanh trùng đóng
lọ nấm, Các phương án tiêu thụ sản phẩm 03 ~ Nấm tươi tiêu thụ nội địa:
Trang 13
Phu luc 2
(kèm theo Hop déng sé: 02/2002/HD - DACT ~ KC07)
BANG 3
NOI DUNG VA KET QUA NAM 2002
TT | CÁC NỘI DUNG, CÔNG VIỆC CỤ THỂ | SAN PHAM PHAIDAT GHI CHÚ
1 | Đào tạo, tập huấn công nghệ 8 lớp tập huấn, 400 người
2 | Xây dựng lần trại mẫu 500m? lan trại nấm
3 | Lap đặt thiết bị xử lý nước Nước mềm dùng cho sản
xuất và chế biến nấm
4 | Giống nấm và vật tư nguyên liệu đủ |- 500 tấn nguyên liệu
để hoàn thiện công nghệ sản xuất, | trồng nấm
chế biến tại 2 làng nghề - 100 tấn nấm tươi
BANG 4
NOI DUNG VÀ KET QUA NAM 2003
TT | CAC NOI DUNG, CONG VIEC CU THE SAN PHAM PHAI DAT GHI CHU
1 | Đào tạo, tập huấn công nghệ 4 lốp tập huấn, 200 người
2 | Xây dựng lán trại trồng nấm, cải | 1500m” lán trại nấm
tạo sửa chữa nhà xưởng chế biến 200m” nhà xưởng
3 | Mua sắm thiết bị, máy móc phục vụ | - Máy băm rơm
sản xuất, chế biến nấm ~ Lò sấy nấm
- Thiết bị thanh trùng,
đóng lọ nấm
4 | Hoàn thiện công nghệ sản xuất, thu |- Quy trình công nghệ
hái, chế biến nấm được sản xuất chấp nhận
Trang 14
BANG 5
NOI DUNG VA KET QUA NAM 2004
CAC NOI DUNG, CONG VIEC CU THE SAN PHAM PHAI DAT
Xây dựng mô hình 2 làng nghề trồng
~- Quy mô tổ chức sản xuất: - 200 tấn nấm tươi
+ Tập trung - chuyên canh
+ Phân tán
Hoàn thiện quy trình sản xuất, chung ứng
giống nấm cho sản xuất tại 2 làng nghề - Quy trình sản xuất đảm bảo
cung ứng giống đúng chủng loại, chất lượng cao
- 15 tấn giống nấm theo thời vụ, theo từng chủng loại nấm
Hoan thiện quy trình nuôi trồng, chăm
sóc nấm theo quy mô làng nghề năng suất, chất lượng - Quy trình sản xuất đảm bảo
~ Đạt năng suất nấm tươi 10% - 60% nguyên liệu khô (tùy loại nấm)
Hoàn thiện quy trình thu hái chế biến
nấm, tiêu thụ nấm theo quy mô làng nghề nấm: Quy trình đảm bảo chất lượng
- 20 tấn nấm muốt
- 10 tấn nấm khô các loại "HH
Xây dựng quy trình công nghệ xử lý bã
nấm thành phân hữu cơ Quy trình đảm bảo vệ sinh môi trường:
~ Công suất 1000 tấn một năm
~ Đạt tiêu chuẩn phân vi sinh
Lựa chọn và cải tiến, mua sắm một số
chủng loại máy móc, thiết bị, sử dựng có
hiệu quả cho nghề trồng nấm, phục vụ chế
biến và bảo quản nấm theo quy mô làng
nghề - Lồ sấy nấm: 2 tấn nấm
tươi/ngày
- Dây chuyển sản xuất giống nấm đủ trồng 200 tấn nguyên liệu/1 ngày
- Máy băm rơm công suất 100kg/giờ
- Hệ thống xử lý nước mềm
Trang 15PHAN |
TONG QUAN TINH HINH SAN XUAT TIÊU THU VA NGHIEN CỨU
VỀ NẤM ĂN- NẤM DƯỢC LIỆU Ở NƯỚC NGOÀI VÀ Ở VIỆT NAM
_1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm trên thế giới và một điển hình về mô hình phát triển sản xuất nấm ở tỉnh Phúc Kiến- Trung Quốc
a Sản lượng và thị trường tiêu thu nấm trên thế giới:
Năm 1990, tổng sản lượng nấm ăn toàn thế giới là 3.763.000 tấn, trong đó nấm
mỡ 1.424.000 tấn, nấm hương 393.000 tấn Năm 1994, tống sản lượng nấm thế giới lên 4.909.000 tấn, trong đó nấm mỡ 1.846.000 tấn (37.6%), nấm hương 826.200 tấn (16,8%), nấm rơm 798.800 tấn (6,1%), nấm kim vàng 229.800 tấn (4,7%), mộc nhĩ trắng 156.200 tấn (3,2%), nấm chân cơ 54.800 tấn (1,1 %), nấm trơn 27.000 tấn (0,6%), nấm hoa cây xám 14.200 tấn (0,3%), các loài nấm ăn khác 238.800 tấn (4,8
%)
So sánh năm 1994/1990 thì nấm mỡ, nấm hương, nấm rơm, nấm kim vàng, nấm hoa cây xám đều tăng mạnh Các nước sản xuất nấm chủ yếu năm 1994 là: Trung Quốc 2.850.000 tấn (trong đó Đài Loan 71.800 tấn ), chiếm 53,79% tổng sản lượng, Hoa Kỳ 393.400 tấn (7,61%), Nhật Bản 260.100 tấn (7,34%), Pháp 185.000 tấn, Hà Lan 88.500 tấn, Ý 71.000 tấn, Canada 46.000, Anh 28.500 tấn, Indonesia 118.800 tấn, Hàn Quốc 92.000 tấn Sản lượng nấm của cíc nước chủ yếu là nấm mỡ, còn nấm hương thì do Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn, Cuốc sản xuất là chính
Hiện tại Trung Quốc là nước sản xuất nhiều nấm nhất thế giới Năm 1995, sản lượng của Trung Quốc là 5.000.000 tấn, chiếm 60% tổng sản lượng thế giới, riêng
Phúc Kiến 800.000 tấn, chiếm 26,67% cả nước, 6,4% toàn thế giới
Thập kỷ 80 của thế kỷ 20, tổng khối lượng nấm ãn giao dịch trên thị trường thế giới là 300.000 đến 350.000 tấn Bình quân mỗi người dân Âu Mỹ tiêu dùng 2-3Kg, người Nhật và người Đức tiêu thụ 4 Kg; tính bình quân lượng tiêu thu nấm ăn theo đầu người toàn thế giới tăng trưởng 3,5% Thị trường châu Âu chủ yếu là nấm mỡ, giá ốn định ở 4mác/kg Gần đây, nhu cầu nấm mỡ giảm đi nhưng nấm rơm đã chiếm lĩnh thị trường với mức trên 10% Hàng ngày ở thị trường Niu-ooc, bình quân tiêu thụ 200-300 tấn nấm rơm, nấm hương tươi, mộc nhĩ tươi, đứng hàng thứ hai sau rau Mỗi năm, Phúc Kiến xuất sang Mỹ 23.000- 26.000 tấn nấm mỡ đóng hộp Hồng Kông là nơi tập
Trang 16trung chuyển nấm hương khô cho toàn cầu, năm 1995 tới 10.643 tấn, chủ yếu là nấm
hoa (một loại nấm hương), nấm rơm tươi 3.000- 4.200 tấn Nhật Bản là một trong số nước sản xuất và tiêu thụ nấm lớn trên thế giới; năm 1994 nhập khẩu 7.804 tấn nấm hương khô và hàng năm tiêu thụ 25.000- 30.000 tấn nấm mỡ, phần lớn nhập của Trung Quốc Phúc Kiến hàng năm bán sang Nhật 11.000- 12.000 tấn nấm mỡ đóng hộp, tri giá 15.000.000 USD
b_Tình hình sản xuất nấm của tính Phúc Kiến - Trung Quốc:
Phúc Kiến là tỉnh nằm ở phía Đông Trung Quốc, cách Đài Loan khoảng 250km mặt biển, có số đân gần 35 triệu người, diện tích đất gấp 1,5 lần so với Việt Nam, là
tỉnh có lịch sử nuôi trồng nấm ăn lâu đời, kể từ thời giữa nhà Minh và nhà Thanh
Chủng loại nấm phong phú, hiện đã nuôi trồng tới 45 chủng nấm ăn và có độ 100 chủng nấm dại có giá trị kinh tế rõ rệt Lực lượng kỹ thuật làm nấm rất hùng hậu với
khoảng hơn 20 cơ quan nghiên cứu triển khai về nấm ăn, gần 100 cán bộ kỹ thuật cao
cấp, hơn 500 cán bộ trung cấp chuyên về làm nấm và rất nhiều kỹ thuật viên làm nấm trong nông dân kinh nghiệm nuôi trồng nấm của Phúc Kiến rất đồi dào, bà con làm nấm lâu ngày tích luỹ nhiều kinh nghiệm thực tế, lại rất coi trọng khoa học kỹ thuật, mạnh đạn sáng tạo, không ngừng đúc kết nên những kỹ thuật và kinh nghiệm nuôi trồng nấm ăn phù hợp với điều kiện của Phúc Kiên
Công cuộc mở cửa tạo điều kiện thuận lợi cho nghề trồng nấm ăn của Phúc Kiến phát triển nhanh chóng Sản xuất nấm ăn của tỉnh được coi là một trong 9 nghề sản xuất lớn trong nông nghiệp, đứng thứ 4 sau các ngành lương thực rau, quả Tổng sản lượng nấm tươi từ 40.000 tấn năm 1978 tăng vọt lên 999.000 tấn năm 1998 Mấy
năm gần đây, tổng sản lượng nấm ăn toàn tỉnh đạt 1/4- 1/3 tổng sản lượng cả nước,
lượng xuất khẩu cũng chiếm quá nửa, tổng giá trị nấm ăn toàn tỉnh từ 80 triệu nhân dân tệ năm 1978 tăng lên 3,3 tỷ ND tệ năm 1998 (Khoảng trên 4OOtriệu USD), chiếm
8% tổng giá trị nông sản, trở thành chỗ dựa vững chắc cho kinh tế nông thôn, nguồn
thu quan trọng của nông dân Sản xuất nấm ăn đã chấn hưng kinh tế nông thôn Phúc Kiến, tăng thu nhập cho nông dân và góp phần to lớn cho công cuộc xuất khẩu thu
ngoại tệ Nghề trồng nấm ở Phúc Kiến phát triển vượt bực đã thể hiện đầy đủ khả năng
sáng tạo to lớn của quần chúng, là thành quả mỹ mãn của 20 năm cải cách mở cửa, là
điển hình cực kỳ tốt đẹp của sự chuyển hoá kỹ thuật thành sức sản xuất Nghề trông nấm ăn phát triển đã mở rộng phạm vị sản xuất thực phẩm cho con người từ lĩnh vực
Trang 17trồng trọt và chăn nuôi sang lĩnh vực vị sinh vật Nghề trồng nấm ăn còn giúp cho con người chuyển hoá, lợi dụng lẫn nhau giữa thực vật, động vật và vi sinh vật thông qua vòng tuần hoàn an lành mà tìm ra con đường mới Trong tương lai, tiên đồ phát triển của nghẻ nấm ăn vô cùng rộng lớn
Nghề trồng nấm ở Phúc Kiến đã phát triển trong toàn tỉnh, trong đó mô hình kiểu trang trại trong một xã, một huyện rất phát triển Sản xuất tập trung tạo ra nguồn sản phẩm tập
trung, hạ giá thành, có sức cạnh tranh lớn
Ví du; Toàn vùng có tới 8.000 nhà trồng nấm mỡ, mỗi nhà diện tich 100m? (Wang;
1992b) có hộ gia đình như ông Y.H.Fang có tới 135 nhà trồng nấm, trong một vụ thu hoạch
160 tấn nấm tươi, năng suất vào khoảng 9kg/1m, cao hơn gần 50% so với cách trồng nấm
ở nhà tận dụng
*, Loi ich của nghề trắng nấm
1) Tăng nhanh thu nhập cho nông đân, trở thành một ngành kinh tế lớn trong nông thôn Phúc kiến có nhiều đồi núi, ít ruộng, nhưng tài nguyên nấm lại lớn, nên
phát triển nghẻ nấm trở thành ngành trọng điểm ở nông thôn, mở ra con đường thoát
nghèo, vươn lên làm giàu cho nông dân Thọ ninh là huyện nghèo trọng điểm của Phúc kiến, mấy năm gần đây hàng năm sản xuất 100 triệu túi nấm, giá trị sản lượng tới
48 triệu USD, chiếm 47,8% tổng giá trị sản lượng nông nghiệp Chỉ riêng nấm đã đảm bảo thu nhập cho mỗi người dân trong huyện là 60 USD/ năm Tại nhiều huyện, thu nhập từ nấm ăn chiếm 20-30% thu nhập của nông dân Có huyện giá trị sản xuất chiếm tới 30% giá trị sản lượng nông nghiệp Nguồn thu thuế từ nấm chiếm khoảng 20% tổng thu ngân sách huyện, trở thành chỗ dựa quan trọng của kinh tế nông thôn 2) Kim ngạch xuất khẩu lớn, là chủ lực thu ngoại tệ của nông sản Nấm ăn của Phúc kiến nổi tiếng trong và ngoài nước, loại nấm nào cũng có mặt hàng xuất ra các nước Âu Mỹ, Đông Nam Á, kim ngạch xuất khẩu tăng liên tục, năm 1996, đạt 320 triệu USD, đứng đầu kim ngạch xuất khẩu nông sản của Phúc kiến, chiếm 60% kim
ngạch xuất khẩu nấm của Trung quốc
3) Nghề nấm đã thúc đẩy nhiều ngành nghẻ khác phát triển , nhất là các ngành
dịch vụ xoay quanh trước, trong và sau sản xuất nấm, nghiên cứu khoa học và sản xuất gắn thành một sợi chỉ đỏ và đa nguyên hoá, thể chế phục vụ xã hội hoá , từ đó thúc
đẩy các ngành thương mại, vận tải, bưu điện, tiền tệ, chế biến thực phẩm, an uống cùng phát triển
Trang 184) Tạo nhiều công ăn việc làm cho nông thôn Nghề làm nấm ở Phúc kiến đã
tạo ra hơn 3 triệu việc làm các loại, chiếm 32,7% lao động nông thôn ở Phúc Kiến; ở một số vùng trọng điểm nấm, số người chuyên làm nấm hoặc kiêm nghẻ nấm lên tới 70% số lao động nông nghiệp
5) Xúc tiến quá trình trần hoàn hữu ích trong nông nghiệp Nguyên liệu làm nấm là các phụ phế phẩm nông nghiệp như rơm, rạ, bã mía,vỏ hạt bông, mùn cưa được tái sử dụng; đồng thời bã nấm lại có thể chế biến thành phân hữu cơ rất tốt cho cây trồng
*, Công tác nghiên cứu khoa hoc:
1) Để phát triển nấm ăn, Phúc Kiến đã bỏ ra hơn 30 triệu USD nhập các loại công
nghệ, thiết bị: máy hàn, thái lát, rút chân không gắn nắp, đóng túi, sấy khô .v v của Nhật, Đức, Mỹ, Thuy Sĩ, Thuy Điển đồng thời đi tham quan, khảo sát học tập kinh nghiệm và
kỹ thuật tiên tiến của nhiều nước trên thế giới
2) Đặc điểm của nghiên cứu khoa học về nấm ăn ở Phúc Kiến là có sự kết hợp chặt chẽ giữa cơ quan nghiên cứu chuyên trách và cơ quan nghiên cứu dân lập, giữa nghiên cứu
và đào tạo, giữa nghiên cứu và sản xuất, thành quả nghiên cứu mau chóng chuyển thành sản xuất thương phẩm Năm 1962, Uỷ ban khoa học tỉnh quyết định thành lập Viện nghiên cứu nấm Tam Minh; năm 1981, Sở công nghiệp nhẹ quyết định thành lập Trạm nghiên cứu và phổ biến chủng nấm Đồng thời các Trường đại học tổng hợp, sư phạm, khoa học nông nghiệp, lâm nghiệp, đều có trạm, trại hoặc phòng nghiên cứu chuyên về nấm Ngoài ra, các huyện/thị còn có khá nhiều Viện, trạm, trại, nghiên cứu nấm dân lập
* Kết quả nghiên cứu khoa học
Vào những năm 50 của thế kỷ 20, các Trường đại học sư phạm và đại học nông nghiệp đi đầu điều tra nghiên cứu tài nguyên chủng nấm và kỹ thuật nuôi trồng nấm rơm
Vào những năm 60, sau khi thành lập, Viện nghiên cứu nấm Tam minh di sau nghiên cứu phân lập thuần chủng và kỹ thuật nuôi cấy nấm hương, mộc nhĩ trắng, phục linh, nấm rơm, rồi sau đó triển khai sản xuất và chế biến chiều sâu, đưa nấm ăn thành một nghề quan trọng ở nông thôn
Vào những năm 70, các cơ quan khoa học kỹ thuật hữu quan ở Phúc Kiến tiếp tục điều tra nguyên chủng nấm, đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền về nấm ăn và nấm làm thuốc, triển khai qui trình nuôi trồng năng suất cao xoay quanh 3 nấm (mỡ, hương, rơm), 2 nhĩ (mộc nhĩ trắng, mộc nhĩ đen) và phục linh; cải tiến nuôi trồng trên bình thành nuôi trồng
Trang 19trên túi; tiếp đó thí nghiệm thành công phương pháp lai đơn bào nấm hương, nấm mỡ dé
chọn lọc chủng giống chất lượng cao
Vào những năm 80, sáng tạo công nghệ nuôi cấy nấm hương với chủng tốt và túi đựng cơ chất thay gỗ khúc và áp dụng cơ giới hoá làm cho qui mô sản xuất và sản lượng vọt tiến, chiếm được vị trí “Vương quốc nấm hương" của Nhật Bản Đông thời, nghiên cứu khoa học và sản xuất còn tập trung vào 5 nấm (mỡ, hương, rơm, phượng vĩ, kim vàng), 2 nhĩ
(mộc nhĩ trắng, mộc nhĩ đen, mộc nhĩ lông), phục linh và trúc tôn, đưa sản lượng nấm an lên
cao, trở thành vùng sản xuất chủ yếu của cả nước, thật sự giúp cho nông dân thoát khỏi đói nghèo, vươn lên làm giàu
Vào những năm 90, phát triển toàn diện và tập trung qui mô nghiên cứu về sinh vật
học, di truyền học, kỹ thuật nuôi cấy cho năng suất cao, phòng trị sâu bệnh hại, chế dược phẩm từ nấm, xây dựng rừng nuôi cấy nấm, sản xuất cơ chất cho đối tượng 20 loài nấm thông thường, đồng thời chú trọng nghiên cứu khai thác một số loài nấm ăn quý hiếm đã tạo
nên bước phát triển vượt bậc vẻ trồng nấm ở Phúc Kiến hiện nay
2 Tình hình sản xuất nấm trong nước:
Tổng sản lượng các loại nấm ăn và nấm dược liệu của Việt Nam hiện nay đạt trên 120.000 tấn/năm Kim ngạch xuất khẩu khoảng 40 triệu USD/năm Chúng ta đang nuôi trồng 6 loại nấm phổ biến ở các địa phương:
Nấm rơm trồng tập trung ở các tỉnh miền tây Nam Bộ (Đồng tháp, Sóc Trăng, Trà Vinh, Cần Thơ ) chiếm 90% sản lượng nấm rơm cả nước
Mộc nhĩ trồng tập trung ở các tỉnh miền Đông Nam bộ (Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Phước ) chiếm 70% sản lượng mộc nhĩ trong nước
Nấm mỡ, nấm sò, nấm hương chủ yếu trồng ở các tỉnh miền Bắc, sản lượng mỗi năm đạt khoảng 15.000 tấn
Nấm được liệu: linh chỉ, vân chỉ, đầu khỉ mới được nuôi trồng ở một số tỉnh,
thành phố (Thành phố Hà Nội, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Tp Hồ Chí Minh, Đà
Lạt ) sản lượng mỗi năm đạt khoảng 100 tấn
Một số loại nấm khác như: trân châu, kim châm đang nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm , sản lượng chưa đáng kể
Việc nuôi trồng các loại nấm ăn và nấm dược liệu nói chung hiện nay rất phù hợp với người nông dân Việt Nam bởi vì :
1) Nguyên liệu trồng nấm rất sẵn có như: rơm rạ, mùn cưa, thân cây gỗ, thân
Trang 20lõi ngô, bông phế loại ở các nhà máy dệt, bã mía ở các nhà máy đường ƯỐc tính cả nước có khoảng 40 triệu tấn nguyên liệu nói trên, chỉ cần sử dụng khoảng 10-15% số nguyên liệu này đem nuôi trồng nấm đã tạo ra trên 1 triệu tấn nấm/năm và hàng 100 ngàn tấn phân hữu cơ/năm
2) Trong những năm gần đây nhiều đơn vị nghiên cứu ở các viện, trường, trung
tâm đã chọn tạo được một số loại giống nấm ăn, nấm dược liệu có khả năng thích ứng với điều kiện môi trường ở Việt Nam, cho năng suất khá Các tiến bộ kỹ thuật về nuôi trồng , chăm sóc, bảo quản, chế biến nấm ngày càng được hoàn thiện Kinh nghiệm sản xuất nấm của người nông dân được nâng cao Năng suất trung bình các loại nấm
ăn đang nuôi trồng hiện nay cao gấp 1,5-2 lần so với !O nãm về trước
_3) Vốn đầu tư để trồng nấm so với các ngành sản xuất khác không lớn vì đầu
vào chủ yếu là công lao động nông nghiệp (chiếm khoảng 30-40% giá thành I đơn vị sản phẩm) trong khi đó Việt Nam đang dư thừa hàng triệu lao động ở các vùng nông
thôn Nếu tính trung bình để giải quyết việc làm cho 1 người lao động chuyên trồng
nấm ở nông thôn hiện nay có mức thu nhập 500.000đ-700.000đ/tháng Chỉ cần một số vốn đầu tư ban đầu khoảng 5 triệu đồng và 100 mỶ diện tích đất để làm lán trại Nếu so với các ngành công nghiệp khác phải xây dựng nhà máy, xí nghiệp, chúng ta phải đầu
tư trên 100 triệu đồng/1 người công nhân mới có việc làm
4) Thị trường tiêu thụ các loại nấm ăn và nấm dược liệu ngày càng mở rộng Giá bán nấm tươi ở các tỉnh, thành phố lớn như, Hà Nội, Hải phòng, Quảng Ninh cao gấp 2-3 lần giá thành sản xuất (Nấm mỡ: 20.000đ/kg, nấm sò: I0.000đ/kg, nấm rơm: 25.000đ/ kg) Riêng thành phố Hà Nội trung bình mỗi ngày tiêu thụ khoảng 40 tấn nấm tươi các loại Nhu cầu ăn nấm của nhân dân trong nước ngày càng tăng do nhiều người đã hiểu được giá trị dinh dưỡng và làm thuốc của nấm Trong tình hình giá cả các loại thực phẩm thông dụng hiện nay như thịt, cá, rau có biến động tăng vọt về giá thì nấm ăn là nguồn thực phẩm càng được người tiêu dùng chú trọng Thị trường xuất khẩu nấm mỡ, nấm rơm, muối, sấy khô, đóng hộp của Việt Nam ra nước ngoài, có thể nói: chúng ta chưa đáp ứng đủ Nếu chúng ta sản xuất được 1 triệu tấn nấm mỡ, nấm rơm để chế biến xuất khẩu/năm thì riêng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đã đạt trên I tỷ USD/năm, mang lại nguồn thu lớn cho đất nước mà không phải bỏ l đồng ngoại tệ nào để nhập khẩu nguyên liệu, thiết bị như các ngành sản xuất, xuất khẩu khác
Trang 215) Phát triển nghề sản xuất nấm ăn - nấm được liệu còn có ý nghĩa góp phần giải quyết vấn đẻ ô nhiễm môi trường , môi sinh Phần lớn lượng rơm ra sau khi thu hoạch
lúa ở một số địa phương đều bị đốt bỏ ngoài đồng ruộng hoặc ném xuống kênh rạch , sông ngồi gây tắc nghẽn dòng chảy Đây là nguồn tài nguyên rất lớn nhưng chưa được
sử dụng, nếu đem trồng nấm không những tạo ra loại sản phẩm có giá trị cao mà phế liệu sau khi thu hoạch nấm chuyển sang làm phân bón hữu cơ tạo thêm độ phì cho đất Trong thực tế, nhiều cơ sở trồng nấm hiện nay sử dụng phế loại sau thu hoạch nấm làm phân bón cho lúa, rau đã tăng năng suất cao hơn từ 15-20% so với tập quán canh tác cũ Một số nước trên thế giới như Hà Lan, Đài Loan đã chế biến và xuất khẩu loại
“phân hữu cơ từ bã nấm” sang nước khác
Tóm lại, hiệu quả kinh tế và xã hội nghề sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu - ở Việt Nam là rất rõ, đặc biệt có ý nghĩa đối với nhiều vùng nông nghiệp, nông thôn hiện nay đang thiếu việc làm và thu nhập thấp
- Phong trào trồng nấm và phát triển nghề nấm đã có ở hơn 40 tỉnh thành phố trong cả
nước Ở miễn Nam các tỉnh trồng nhiều nấm rơm như Hậu Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng đã tận dụng tốt nguồn rơm rạ tạo ra hàng trăm ngàn tấn nấm rơm xuất khẩu Các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu, Long Khánh có hàng trăm trang trại trồng mộc nhĩ bang min cua cao su mỗi năm sản xuất hàng ngàn tấn mộc nhĩ khô tiêu thụ tại thị
trường trong nước và xuất khẩu Ở miền Bắc phong trào trồng nấm đã phát triển ở một
số tỉnh đồng bằng và trung du tận dụng rơm rạ, mùn cưa trồng các loại nấm mỡ, nấm
sò về mùa lạnh; nấm rơm, mộc nhĩ, Linh chi vào mùa hè như các tỉnh Bắc Giang, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, và có xu hướng phát triển thành quy mô trang trại hoặc làng nghề
- Là một nghề sản xuất nông nghiệp, tận dụng phế phụ liệu của nông lâm nghiệp, có
thể sản xuất ở nhiều vùng nông thôn khác nhau, nghề trồng nấm có xu hướng phát triển thành làng nghề Mô hình làng nghẻ trồng nấm được khép kín từ khâu sản xuất cung
ứng giống nấm đến sản xuất nấm, chế biến, tiêu thụ nấm hàng hoá là một mô hình mới,
đặc trưng ở miền Bắc nước ta Cũng như các làng nghề khác như nghề gốm sứ, nghề
mộc, nghé mây tre đan, làng nghề trồng nấm sẽ có hàng trăm hộ gia đình trồng nhiều loại nấm ăn, nấm dược liệu Thời gian trồng nấm khép kín trong cả năm, thường xuyên có sản phẩm nấm tươi, nấm khô hàng hoá Một đặc điểm rất mới và sáng tạo là
việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất, với các diện tích đất được chuyển đổi sang làm lán
Trang 22trại trồng nấm, hiệu quả kinh tế sẽ cao hơn nhiều so với trồng lúa hoặc một số cây màu khác áp dụng cát công nghệ nuôi trồng nấm được hoàn thiện tại các lán trại trồng nấm ngoài đồng tạo ra năng suất nấm cao và hiệu quả cao hơn khi sử dụng các diện tích cơi nới trong nhà Giá trị ngày công lao động trồng nấm cao gấp rưỡi thậm chí gấp đôi công lao động trồng lứa hoặc nuôi tằm (Tài liệu tổng kết chương trình Nông nghiệp sạch tỉnh Vĩnh Phúc 1999- 2003)
Nhằm thực hiện mục tiêu của Dự án và triển khai các nội dung và giải pháp thực hiện xây dựng mô hình làng nghề trồng nấm, dự án KCO7- DAO2 da được tiến hành trong 24 tháng (Từ tháng 9/2002 đến tháng 9/2004) tại 2 xã: Xã Khánh An (Ninh Bình) và xã Thanh Lãng (Vĩnh Phúc) đã đạt được tiến độ và một số kết quả yêu cầu và các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật của thuyết minh dự én
2 xã của trung du và đồng bằng sông Hồng là xã Thanh Lãng (Vĩnh Phúc) và xã Khánh
An (Ninh Bình) làm mô hình làng nghề với những đặc điểm chung và đặc trung riêng như sau:
1 Các đặc điểm chung của hai địa phương:
(Theo tài liệu khảo sát và báo cáo của lãnh đạo địa phương)
1.1 Hai xã đều nằm trên vùng Châu thổ sông Hồng có nghề chính là trồng lúa nước, nguyên liệu rơm rạ tại chỗ thường xuyên đốt bỏ hoặc để mục nát Ngoài ra các nguyên liệu khác như mùn cưa, thân lõi ngô nghiền đều dễ kiếm và tiện vận chuyển, lưu thông 1.2 Hai xã đều có lực lượng lao động nông nhàn tới 30- 40% quỹ thời gian Ngoài lao động trồng lúa và một số cây màu, nông dân (nhất là lao động nữ) có thời gian nhàn rỗi
và cần có thu nhập bằng lao động tại chỗ không phải xa quê hương như các nghề khác
1.3 Lãnh đạo địa phương như UBND xã, HĐND xã và các ban ngành, đoàn thể trong
xã rất ủng hộ nghề trồng nấm Lãnh đạo địa phương có sự quan tâm, chỉ đạo và nhiệt tình tham gia đưa nghề mới trong việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất tại địa phương Có
Trang 23su chi đạo về chính sách chuyển đổi đất đai để làm lán trại trồng nấm
1.4 Hai địa phương đêu gần đường giao thông thuận tiện cho việc giao lưu hàng hoá,
nguyên vật liệu và phát triển nghề trồng nấm với các địa phương lân cận
2 Mi số nét đặc trưng riêng của hai xã làng nghề
2.1 Xã Thanh Lãng huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc thuộc vùng Trung du, cách Hà Nội dưới 50km Diện tích tự nhiên toàn xã là 948,2ha Diện tích đất canh tác 620ha Toàn xã có 2468 hộ gia đình với 12.585 nhân khẩu Thu nhập chính của nhân dân địa phương là nghề nông và nghề mộc Năm 2001 thu nhập bình quân 3,2 triệu đồng/ 1 lao động nghề trồng nấm đã giải quyết thu hút gần 1000 lao động, diện tích đất canh tác dưới 360m?/ 1 lao động Lao động nam giới chủ yếu làm nghề mộc, một số đi buôn bán cung cấp thực phẩm cho các chợ ở Hà Nội, điểu này thuận lợi cho việc tiêu thụ
nấm tươi và cung ứng giống nấm cho làng nghề Diện tích đất ở không có vườn, sản
xuất nấm phần lớn làm lán trại ở ngoài đồng hoặc các khu đất tận dụng ở gần nhà Lao động trồng nấm chủ yếu là lao động nữ Nghẻ trồng nấm tận dụng nguồn nguyên liệu rơm rạ, lao động tại địa phương và tạo được nguồn thu, góp phần tăng thu nhập cho các hộ gia đình
- Sản xuất nấm tại Thanh Lãng chủ yếu trồng tại lán ngoài đồng, đưa nghề nấm như
một nghề sản xuất trong nông nghiệp, phải chuyển đổi đất nông nghiệp làm lán để
trồng nấm Đây chính là nét mới và độc đáo trong dự án SXTN
2.2 Xã Khánh An thuộc huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình cách Hà Nội trên 100km
~ Đây là một xã thuần nông, diện tích đất tự nhiên 715,26 ha, đất nông nghiệp 51 1,6 ha bình quân dưới 400m”/ người, không có nghề phụ gì khác Đời sống gặp nhiều khó khăn
- Đất ở tương đối rộng, toàn xã có 45 ha đất vườn, ao quanh nhà nên các hộ gia đình phần lớn đều làm lần trồng nấm trên đất vườn Diện tích từ 100- 200 mỂ lan/ 1 ho
- Cự ly xã Khánh An (Ninh Bình) ở xa cơ sở sản xuất giống nấm là Trung tâm Công nghệ Sinh học Thực vật, tại làng nghề dự án tổ chức sản xuất giống nấm và chế biến nấm muối, nấm sấy khô là chủ yếu
- Nguồn nguyên liệu rơm rạ tại địa phương rất phong phú Sản xuất nấm tại địa phương được lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo huyện quan tâm sâu sát và có thể phát triển ra cac
xã trong toàn huyện, trở thành Trung tâm sản xuất giống nấm và chế biến các loại nấm
Trang 24tại Doanh nghiệp Hương Nam đóng trên địa bàn của xã
Với những đặc trưng riêng của 2 xã trong quá trình triển khai dự án và thực hiện công tác chỉ đạo kỹ thuật, hoàn thiện công nghệ sản xuất, chế biến và tiêu thụ nấm hàng hoá mỗi làng nghề có những phương án và giải pháp thực hiện khác nhau trong quy trình sản xuất hoặc cung ứng giống nấm, trong phương án tiêu thụ nấm tươi hoặc nấm chế biến thành nấm muối hoặc nấm sấy khô
II PHƯỢNG PHÁP TRIỂN KHAI DỰ ÁN PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC, PHƯƠNG ÁN TAL CHINH VA TIEU THU SAN PHAM
1 Phương pháp triển khai dư án SXTN và phương án tổ chức:
1.1 Từ những nét đặc trưng chung và riêng của hai địa phương dự án SXTN có thể thực hiện các giải pháp khoa học công nghệ để so sánh về các nội dung như:
1 Tổ chức sản xuất giống nấm tại làng nghề hoặc cung ứng giống nấm cho làng nghề đạt hiệu quả nhất
2 Giải pháp hỗ trợ đầu tư làm lán trại ngoài đồng và trong vườn cùng với các công nghệ được hoàn thiện trong chỉ đạo sản xuất nấm thích hợp
3 Áp dụng các quy trình công nghệ về chế biến sản phẩm nấm ở một địa phương xa thị trường tiêu thụ nấm tươi (xã Khánh An) và một địa phương có thể tiêu thụ tới 90% nấm tươi (xã Thanh Lãng)
4 So sánh hiệu quả kinh tế về các phương án tiêu thụ sản phẩm nấm tươi và các loại nấm chế biến
- Sử dụng phương pháp thống kê, theo dõi và chỉ đạo kỹ thuật, chuyên gia kỹ thuật là người trực tiếp kết hợp với Ban chỉ đạo dự án nấm của xã thực hiện các nội dung của
dự án
1.2 Phương án tổ chức SXTN:
~- Dự án SXTN là dự án xây dựng mô hình làng nghề, đối tượng là nông dân và kết quả
là làng nghề trồng nấm yêu cầu phải có nhiều hộ gia đình biết trồng nấm đạt năng suất
và hiệu quả cao Chúng tôi đã đưa ra phương án tổ chức sản xuất thử nghiệm gồm các nội dung:
1.2.1 Ký hợp đồng trách nhiệm giữa cơ quan chủ trì dự án và lãnh đạo địa phương 2 xã nêu đầy đủ nội dung và trách nhiệm của hai bên Yêu cầu xã thành lập Ban chỉ đạo dự
án nấm của xã do 1 đồng chí Phó Chủ tịch làm trưởng ban và giao nhiệm vụ cho I tổ
Trang 25chức ngành nghề cụ thể của địa phương thực hiện dự án nhu: HTX nông nghiệp (xã Khánh An) hoặc HTX nấm (xã Thanh Lãng) Trong thành phần Ban chỉ đạo dự án nấm
của xã cần tập hợp được đại diện các Ban ngành, tổ chức xã hội khác nhau: Đoàn thanh
niên, Hội phụ nữ, Hội nông dân, để tạo nên sự chỉ đạo chặt chẽ và thống nhất từ cơ quan chủ trì dự án tới địa phương và trực tiếp là người nông dân trồng nấm
1.2.2 Thuê chuyên gia kỹ thuật chỉ đạo và bám sát địa bàn sản xuất, thực hiện các nội dung dự án:
- §o với nghề trồng lúa và cây nông nghiệp khác nghề trồng nấm là một nghề mới thuộc lĩnh vực vi sinh, vì vậy cần cán bộ kỹ thuật giỏi tay nghề cả lý thuyết lẫn thực hành, thường xuyên theo sát chỉ đạo về kỹ thuật
- Dự án chọn cán bộ kỹ thuật giỏi và sẵn sàng đền bù thiệt hại cho nông dân nếu thất thu đo lỗi kỹ thuật, giúp nông dân nhanh chóng nắm được kỹ thuật và chủ động sản xuất Với thực tế và điều kiện mỗi vùng, mỗi hộ gia đình có khác nhau nhưng người nông dân trồng nấm trong làng nghề được cán bộ kỹ thuật của dự án phân tích cặn kẽ, giảng giải dễ hiểu, dễ thực hiện với phương châm: “Người dân được mùa nấm thì phấn khỏi, nếu hỏng cũng phải biết tại sao bị hồng để nâng cao trình độ tiếp thu kỹ thuật"
1.2.3 Phương án tổ chức SXTN: lựa chọn hộ gia đình tham gia dự án:
- Đối với người nông dân trình độ còn hạn chế với công việc mới, nghề mới, họ còn bán tín bán nghi Vì vậy việc chọn hộ gia đình có đủ điều kiện, có nhiệt tình, tự nguyện
tham gia chuyển đổi cơ cấu sản xuất, tổ chức sản xuất trình diễn đảm bảo về năng suất,
hiệu quả cao sẽ có tính thuyết phục và phát triển mạnh nghề nấm tới các gia đình trong thôn xóm, trong đội sản xuất
1.2.4 Mở lớp tập huấn kỹ thuật trước các mùa vụ nấm và tổ chức hội nghị sơ kết tổng
kết thường kỳ khi hết vụ và cuối năm
- Công tác tập huấn kỹ thuật gắn liền giữa giảng lý thuyết và thực hành tại chỗ tạo điều kiện cho người trồng nấm dễ hiểu, dễ áp dụng
- Tổ chức các hội nghị sơ kết, tổng kết vào đầu các vụ sản xuất và cuối năm là diễn đàn
để các hộ gia đình trồng nấm trao đổi kinh nghiệm sản xuất, giới thiệu những điển hình
về sản xuất và gặp mặt giữa lãnh đạo với các hộ gia đình trồng nấm
Trang 261.3 Phương án tài chính và phương án tiêu thụ sản phẩm
- Du án KC07- DAO2 có nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách sự nghiệp khoa học với mức thu hồi 60% Cùng với nguồn kinh phí hỗ trợ các hộ gia đình tham gia dự án đã có nguồn vốn đối ứng là nguyên vật liệu rơm rạ tại chỗ, đất đai nhà xưởng, lán trại làm nơi sản xuất và đóng góp hàng vạn ngày công Hạch toán kinh tế trong nghề trồng nấm
đã cho thấy từ 40- 50% giá thành là giá trị công lao động nếu bỏ một đồng vốn sản xuất nấm sẽ thu được I- ¡,5 đồng tiền lãi và có giá trị ngày công từ 20.000- 30.000 đồng/ 1 công lao động Cùng một diện tích đất nếu sử dụng trồng nấm sẽ có doanh thu cao hơn 2- 3 lần trồng lúa (Xem phần phụ lục)
Trang 27PHAN Il
NOI DUNG, PHUONG PHAP VA KET QUA THUC HIEN
DỰ ÁN KCO7-DA02 CHƯƠNG I: KẾT QUẢ XÂY DỰNG MÔ HÌNH LÀNG NGHỀ TRỒNG NẤM
L Đối tượng của Dự án sản xuất thử nghiệm KC07- DA(2: - Mô hình làng nghề trồng nấm
1._Tính cân thiết xây dưng mô hình làng nghề trộng nấm,
Trong lịch sử phát triển các ngành nghẻ sản xuất của nước ta đã cho thấy mỗi
địa phương, mỗi làng xã khi có sự phát triển mạnh mẽ về một sản phẩm nào đó có uy
tín, có tiếng trên thị trường, mỗi khi sử dụng hoặc buôn bán các sản phẩm đó người ta nghĩ ngay tới địa danh đã sản xuất ra nó như: làng gốm Bát Tràng, làng dệt lụa Vạn Phúc,v.v đó là những làng nghề đã được hình thành và phát triển từ lâu đời ở nước ta Cũng như những nghề khác, nghề trồng nấm ở nước ta đã được hình thành và phát triển
từ những năm 70 của thế kỷ trước Trải qua những thăng trầm, vất vả nhưng nghề nấm vẫn tồn tại hơn 30 năm qua và cho đến hôm nay nghề trồng nấm có xu hướng phát triển
lớn, phù hợp với sản xuất nông nghiệp ở nông thôn nước ta, có nhiều hộ gia đình đã
phát triển trồng nấm như một nghề chính Với định hướng của Nhà nước vẻ phát triển ngành nghề nông thôn, chuyển dịch cơ cấu cây trồng nông nghiệp và khuyến khích phát triển hệ thống làng nghề truyền thống, Bộ Khoa học và Công nghệ đã cho đăng ký
và tuyển chọn Dự án sản xuất thử nghiệm: Xây dựng mô hình làng nghề trồng nấm,
khẳng định sự phát triển bên vững của một nghề sản xuất mới ở nông thôn và khả
năng phát triển nhân rộng cho nhiều vùng, nhiều địa phương khác
2 Điều kiện và tiêu chí hình thành làng nghề:
- Ngoại trừ nghẻ trồng lúa ở nước ta đã có từ lâu đời, chiếm tới 70% dân số, các nghề khác đều có lịch sử, điều kiện hình thành và phát triển đó là có người được coi là ông
tổ của nghề, khai sinh ra nghệ và qua nhiều đời tạo nên các nghệ nhân của nghề Đây
là những chuyên gia có tay nghề cao và còn nắm vững cả những bí quyết nghề nghiệp, mỗi dòng tộc đều có những người giỏi giữ nghề và truyền lại cho con chau Tuy nhiên nghề trồng nấm lại hình thành từ việc di nhập công nghệ và cải tiến công nghệ từ nước ngoài vào nước ta Công nghệ trồng nấm được phổ biến, tập huấn và in ấn cùng các băng hình, các tài liệu tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng Người
Trang 28hiểu biết về nấm ăn và người trồng nấm ngày càng đông đảo để tạo nên một làng nghề trồng nấm có những người trồng nấm như những nghệ nhân đòi hỏi cần phát triển
thành mô hình làng nghề trồng nấm có tình đặc trưng và bền vững của một nghề sản xuất nông nghiệp Dự án KC07- DA02 đã kết hợp những kết quả nghiên cứu đã đạt được, tiến hành triển khai, hoàn thiện các quy trình công nghệ trồng nấm đã được áp
dụng ở nhiều nơi khác tại 2 mô hình làng nghề của Dự án:
Với sự hỗ trợ kinh phí từ Ngân sách sự nghiệp khoa học của Dự án cho việc đào tạo, tập huấn kỹ thuật trồng nấm và hỗ trợ kinh phí làm lán trại mẫu để trồng nấm ban đầu,
hỗ trợ xây dựng cơ sở cung cấp giống nấm và chế biến, tiêu thụ sản phẩm nấm hàng hoá tại chỗ, dự án KC07- DA02 đã chọn 2 xã điển hình về điều kiện tự nhiên, xã hội để thực hiện nội dung của dự án với mục tiêu góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất đa dạng hoá sản phẩm, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và bảo vệ môi trường ở nông thôn
II Phương pháp triển khai và thực hiện sản xuất thử nghiệm mô hình làng nghề sản xuất, chế biến và tiêu thụ nấm hàng hoá:
1 Kết hợp với lãnh đao, chính quyên các bạn ngành đoàn thể tại địa phương để thực hiện các nội dung của dự án:
- Ký hợp đồng trách nhiệm giữa ƯBND xã và cơ quan chủ trì dự án để thực hiện dự án + Dự án xây dựng mô hình làng nghề trồng nấm đem lại nghề mới và thu nhập kinh tế cho người nông dân, ngoài sự hỗ trợ về khoa học công nghệ của ngân sách, địa phương cũng phải có những đối ứng đó là sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền, các đoàn thể và công sức lao động nguyên vật liệu sản xuất sẵn có của địa phương
+ Thành lập Ban chỉ đạo dự án nấm, thành phần có lãnh đạo địa phương đủ
thấm quyền và trưởng một số Ban, ngành đoàn thể giải quyết công việc Đây chính là những cán bộ tiếp sức cho công tác triển khai dự án
+ Tổ chức các Hội nghị triển khai, sơ kết, tổng kết kịp thời theo nhu cầu nội
dung của dự án và mùa vụ sản xuất, là diễn đàn để người sản xuất tiếp xúc với lãnh đạo
và các cơ quan chuyên môn, chuyện gia kỹ thuật Đánh giá và tổng kết kinh nghiệm, thực tiễn của dự án
+ Hai xã Khánh An và Thanh Lãng đều có Ban chỉ đạo dự án nấm
Trang 292 Thuê chuyên gia kỹ thuật chỉ đao và bám sát địa bàn sản xuất, thực hiên các nội dung dự án:
- Nghề nấm là một nghề mới, cần có những chuyên gia kỹ thuật giỏi về lý thuyết và thực hành hướng dẫn trực tiếp cho người nông dân Thực tế người nông dân tiếp thu công nghệ qua tập huấn, thực hành là tốt nhất, và khi người nông dân trồng nấm ở nhà
có chuyên gia kỹ thuật hướng dẫn kèm cặp về kỹ thuật, kiểm tra và phân tích đúc rút kinh nghiệm
- Chuyên gia kỹ thuật có trách nhiệm mở lớp tập huấn kỹ thuật, lên lịch thời vụ, kế hoạch sản xuất và theo đõi, ghi chép, hướng dẫn kỹ thuật tới từng hộ gia đình: đảm bảo cho người nông dân nắm chắc được công nghệ, tự tổ chức sản xuất nấm đạt năng suất
và chất lượng của sản phẩm
- Trong dự án đã thuê 4 chuyên gia kỹ thuật, mỗi làng nấm 2 chuyên gia giỏi chịu trách nhiệm
toàn bộ tới sản phẩm cuối cùng là nấm hàng hoá đảm bảo tiêu chuẩn nội tiêu và xuất khẩu
3 Công tác lưa chon hộ gia đình thạm gia sản xuất trong mô hình làng nghề
Có đường lối chỉ đạo, có công nghệ tốt nhưng cũng phải có những gia đình tự nguyện, nhiệt tình với nghề mới Xác định xây dựng mô hình làng nghề trồng nấm là sản xuất kinh tế không phải phong trào Dự án đã tiến hành lựa chọn các hộ gia đình có đủ điều
kiện và nhiệt tình với nghề trồng nấm làm hạt nhân, nòng cốt để phát triển rộng
- Trong kế hoạch tập huấn kỹ thuật đã có hàng nghìn lượt người tham gia, trong đó có nhiều người nhiều hộ gia đình đã phát triển thành mô hình trang trại mỗi năm sử dụng
từ 30-50 tấn rơm rạ để trồng nấm, đemlại hiệu quả kinh tế cao và đảm bảo tính bền vững của làng nghề
- Cách tổ chức, lựa chọn hộ gia đình sản xuất nấm hiệu quả như những điểm sáng và
hình mẫu để các hộ gia đình khác đến trao đổi kinh nghiệm và học tập có tác dụng như
những chỉ tiêu để các gia đình khác phấn đấu và làm theo
- Tổ chức sản xuất nấm theo mô hình làng nghề có tính tập thể, độc đáo và sáng tạo rất
cao Theo cơ chế thị trường, người nông dân năng động hạch toán rất nhanh Các hộ gia đình học tập nhau và trao đổi kinh nghiệm từng mẻ trồng nấm, từng vụ nấm tất
nhanh, vì vậy cũng đòi hỏi chuyên gia kỹ thuật phải nhanh, nhạy nắm bắt tình huống
để xử lý kịp thời những cái sai, chưa đúng để ổn định sản xuất: Ví dụ: Người dân xử lý
nguyên liệu trồng nấm không triệt để, bỏ bớt công đoạn kỹ thuật hoặc mua giống nấm
rẻ, không đảm bảo chất lượng dẫn tới năng suất thấp Đòi hỏi phải có hướng dẫn, phân tích và ngăn chặn kịp thời để không xảy ra phản ứng và hiệu quả dây truyền gây ra thất thu cho bà con nông dân
Trang 301H Kết quả xây dựng mô hình làng nghề:
- Thực hiện nội dung của dự án KCƠ7- DA02 áp dụng các phương pháp triển khai thực hiện, lựa chọn đối tượng là người nông dân sản xuất trong 24 tháng dự án đã có một số kết quả
1 Hình thành 2 làng nghề sản xuất nấm có số hộ gia đình tham gia trông nấm:
- Xã Thanh Lãng (Vĩnh Phúc): 270 hộ gia đình
- Xã Khánh An (Ninh Bình ): 163 hộ gia đình
Trong đó: 27 hộ gia đình trồng nấm quy mô trên 20 tấn nguyên liệu/1 năm
+ 135 hộ gia đình trồng nấm quy mô 2-5 tấn nguyên liệu/ | năm
+ 108 hộ gia đình sử dụng 1-2 tấn nguyên liệu/ l năm
2 Sản lượng nấm cdc loai đại trên 200 tấn nấm hàng hoá các loại !Ì năm Sảẩh xuất Š loại nấm ăn và nấm dược liêu khép kín thời vụ trong cả năm
2.1 Làng nghề xã Thanh Lãng tổ chức sản xuất nấm vụ xuân hè: 2003
+ Doanh thu: 998,0 triệu đồng
Tổng cộng trong 1 năm sản xuất nấm tại làng nghề Thanh Lãng (Từ tháng 3/2003 đến tháng 3/2004)
- Sử dụng: 809,9 tấn nguyên liệu trồng nấm
- Đạt sản lượng: 135,6 tấn nấm các loại
- Doanh thu: 1.650,0 triệu đồng
2.2 Làng nghề trồng nấm xã Khánh An có số hộ gia đình trồng nấm là 163 hộ đã sử dụng trên 431 tấn nguyên liệu trồng nấm
+ Sản lượng 180 tấn nấm
+ Doanh thu đạt hơn 940 triệu đồng
- Giải quyết lao động cho 265 lao động
- Giá trị ngày công lao động trồng nấm đạt từ 20- 25 ngàn đồng/1 công (theo báo cáo
tổng kết của địa phương)
Trang 313 Kết hợp giữa sự hỗ trợ kinh phí của Ngân sách SNKH và vốn đóng góp của các hộ gia đình đóng sóp về đất đai chuyển đổi, dự án đã hỗ trợ xây dưng cải tạo, sửa chữa được:
- Trên 2.000m? lán trại trồng nấm tập trung ngoài đồng tại Thanh Lãng và trong vườn gia đình tại xã Khánh An (Ninh Binh)
- Sửa chữa, cải tạo hơn 300m? nhà xưởng, phòng nuôi giống tại 2 xã Thanh Lãng và Khánh An làm cơ sở chế biến sản phẩm nấm và sản xuất, cụng ứng giống nấm cho làng nghề mỗi năm trên 15 tấn giống nấm các loại và chế biến gần 40 tấn nấm khô nấm muối các loại
- Kết quả đạt được của mô hình làng nghề là: Người dân đã chủ động tự hạch toán trong sản xuất nấm hàng hoá, tự chủ về thời vụ sản xuất nấm và lựa chọn nuôi trồng loại nấm, nắm chắc quy trình kỹ thuật đạt năng suất cao, chủ động chế biến sản phẩm
và tiêu thụ sản phẩm nấm hàng hoá theo một vòng khép kín Trong đó cần nhà nước có
sự quan tâm, hỗ trợ một phần kinh phí ban đầu về cơ sở hạ tầng, về tập huấn công nghệ, và có thông tin tuyên truyền thường xuyên với người sản xuất
Trang 32CHƯƠNG II:
KẾT QUẢ HOÀN THIỆN QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT
VÀ CUNG ỨNG CÁC LOẠI GIỐNG NẤM ĂN VÀ NẤM DƯỢC LIỆU
(2 QUY TRÌNH)
1 Đạt vấn đề:
~ Sản xuất nấm tại làng nghề là sản xuất thường xuyên, khép kín trong cả năm, luôn luôn cần có nguồn giống nấm cho các hộ gia đình sản xuất
- Để đảm bảo nguồn giống nấm có chất lượng và phẩm chất tốt, không phải vận chuyển
đi quá xa (>50km) dự án đã xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất giống nấm và quy trình kỹ thuật cung ứng giống nấm cho làng nghề
~ Giống nấm là yếu tố quyết định đầu tiên tới việc tổ chức trồng nấm và năng suất, chất lượng của sản phẩm nấm Khác với một số loại giống cây trồng khác là hạt, củ, giống nấm nuôi trồng ở nước ta chủ yếu là hệ sợi nấm được cấy trên môi trường rắn là hạt thóc luộc Vì vậy giống nấm luôn luôn đòi hỏi phải có chất lượng tốt, sợi nấm khoẻ Thời hạn sử dụng giống nấm có giới hạn, giống nấm tốt nhất là giống nấm vừa đến tuổi sử dụng tuỳ theo loại nấm có những loại giống nấm tuổi giống từ 45- 50 ngày (như giống nấm hương), có những loại giống nấm thời gian nuôi giống chỉ từ 9-
13 ngày (như giống nấm rơm) sau đó nếu sử dụng chậm l ngày năng suất sẽ giảm ít
nhất 10%: Để đáp ứng tốt nhất cho sản xuất có tính thời vụ cao, có yêu cầu nghiêm
ngặt của chất lượng giống nấm, đòi hỏi các cơ sở sản xuất giống nấm phải có tính kế
hoạch mềm dẻo rất cao, có kinh nghiệm lâu năm trong tổ chức sản xuất Bởi vì để sản
xuất được giống nấm cấp 3, đưa ra nuôi trồng phải nhân giống nấm qua các cấp |, cap
2 đòi hỏi thời gian tương ứng như thời gian nuôi giống cấp 3 Ngoài ra còn phải dự tính, dự báo về số lượng giống cấp 3 cần sản xuất không thừa nhiều và nhất định là không để thiếu giống nấm Vì sản xuất của nông dân phần lớn thiếu tính kế hoạch hoặc không đăng ký trước vẻ số lượng giống nấm Trong dự án SXTN đã hoàn thiện quy trình sản xuất giống nấm tại làng nghẻ và quy trình cung ứng giống nấm cho làng nghề Cần tính toán về hiệu quả kinh tế trong sản xuất giống nấm tại một làng nghề so sánh giữa việc mua giống nấm ở nơi chuyên sản xuất giống và tổ chức sản xuất giống nấm với công suất lượng giống nấm từ 12-15 tấn giống nấm/năm (đáp ứng cho nhu cầu
sử dụng 1200 tấn nguyên liệu rơm rạ để trồng các loại nấm)
- Một vấn đề cần quan tâm đầu tiên về sản xuất giống nấm tại làng nghề là năng lực
Trang 33chuyên môn, kỹ thuật và tổ chức sản xuất Ở Trung Quốc các hộ gia đình đã có thể sản xuất giống nấm cấp 3 cho sản xuất nấm Các cơ sở này chỉ mua giống gốc hoặc giống cấp I, cấp 2, sau đó họ tự nhân giống nấm cấp 3 tại chỗ Điều kiện ở nước ta nghề nấm còn mới và hạn chế vẻ vốn đầu tư, về chuyên môn do vậy dự án KCƠ7- DA02 chỉ thử nghiệm 2 quy trình về sản xuất và cung ứng giống nấm
2 Hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất giống nấm cho làng nghề:
2.2 Quy trình thực hiện:
- Các cơ sở khoa học, sản xuất giống nấm cụ thể là Trung tâm CNSH Thực vật thường xuyên nghiên cứu chọn tạo giống nấm có phẩm chất tốt, năng suất cao Cung cấp giống nấm đầu dòng, giống nấm cấp l, giống nấm cấp 2 cho cơ sở sản xuất giống nấm cấp 3
tại địa phương làng nghề
Tuỳ theo thời vụ, theo nhu cầu của thị trường Khâu thứ 1 có tác dụng định hướng, điều tiết việc sản xuất của các khâu tiếp theo như:
+ Định hướng sản xuất loại nấm gì đáp ứng cho thị trường
+ Điều tiết cơ cấu sản xuất nấm để tiêu thụ tươi và chế biến
2.2.2 Kháu thứ 2:
- Địa phương thành lập tổ chức kinh tế để sản xuất giống nấm như: HTX, Doanh
- Địa phương có sự đầu tư hạ tầng cơ sở, nhà xưởng thiết bị
- Địa phương đầu tư đào tạo người có trình độ tiếp thu công nghệ sản xuất giống nấm
Đầu tư nguyên liệu, vật tư để sản xuất giống nấm
Trang 34- Tiến hành sản xuất giống nấm qua các công đoạn:
* Chú ý: Khâu thứ 2 đòi hỏi tổ chức rất chặt chẽ và đạt các yêu cầu:
1 Là một tổ chức làm kinh tế được hỗ trợ một phần kinh phí hoạt động hoặc tự hạch toán càng tốt
2 Có đủ năng lực, trình độ tiếp thu kỹ thuật sản xuất giống nấm và tổ chức sản xuất có hiệu quả đảm bảo tính đặc thù của nghề nấm
3 Sản xuất được giống nấm đạt tiêu chuẩn chất lượng Giống nấm sau khi sản xuất được bán cho các hộ gia đình trồng nấm trong làng nghề và các vùng lân cận
2.2.3 Khâu thứ 3:
- Làng nghề sản xuất nấm là địa bàn tiêu thụ và sử dụng giống nấm cấp 3 của các cơ quan sản xuất giống nấm Nuôi trồng nấm đạt năng suất ổn định và phát triển tạo ra thị trường tiêu thụ giống nấm và đem lại hiệu quả kinh tế cho người sản xuất
- Vì vậy đòi hỏi khâu thứ 3 là các hộ gia đình trồng nấm phải nắm vững quy trình kỹ thuật, tuân thủ đúng các quy định, hướng dẫn vẻ phương pháp sử dụng, bảo quản giống nấm, biện pháp vệ sinh môi trường trồng nấm Có theo dõi, tổng kết rút kinh nghiệm với các khâu thứ 2, khâu thứ 1
Trang 353 Hoàn thiện quy trình kỹ thuật cung ứng giống nấm cho làng nghề
Người tiếp thị thu Có cơ sở bảo quản, cung
Khâu thứ 2 cung ứng giống nấm xuyên cho người sản xuất
cho chân hầm, xuất, tạo c ang san trong làng nghề Kho giống 15 5 phẩm nấm tươi nấm tại làng nghề
Khâu thứ 3 Các hộ gia đình trồng nấm trong làng nghề,
+ Rất chủ động trong sản xuất giống nấm
+ Có đầy đủ trang thiết bị hiện đại, công nghiệp đảm bảo nhu cầu về chất lượng
và số lượng giống nấm cho làng nghề
+ Có đội ngũ cán bộ kỹ thuật có tay nghề cao và năng lực giỏi trong hoạt động chuyên môn
3.2.2 Khâu thứ2: Có 2 cách cung ứng giống:
- Cách thứ ]:
+ Tại làng nghề hàng ngày có những người thu gom nấm tươi đi bán tại Hà Nội trong buổi sáng Khi về họ mua giống nấm và cung ứng cho các hộ gia đình đã bán sản
Trang 36phẩm cho ho: Day là mối quan hệ họ hàng, quan hệ chủ hàng và chân hàng, quan hệ giữa người sản xuất và người lưu thông hàng hoá
+ Cung ứng giống nấm theo cách thứ ¡ đã hình thành từ khí bắt đầu có nghề nấm Rất cần được động viên, ủng hộ và khuyến khích bằng vật chất hoặc chế độ, chính sách
- Cách thứ 2:
+ Tại làng nghề có đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị đạt tiêu chuẩn kho giống
nấm: giàn giá, điều hoà nhiệt độ,.v.v
+ Thành lập tổ chức kinh tế sử dụng và vận hành kho giống như: Hợp tác xã,
Doanh nghiệp, Tổ hợp tác hoặc cá nhân có uy tín là đầu mối tiếp nhận giống nấm và cung ứng cho người sản xuất trong làng nghè
+ Tổ chức tự hạch toán trên cơ sở dịch vụ lấy thu bù chỉ
3.2.3 Khau thứ 3: Làng nghề trồng nấm có tổ chức như tiêu chí của quy trình trước
4 Kết quả cụ thể thực hiện sẵn xuất và cung ứng giống nấm trong thời gian từ 9/2002 đến tháng 9/2004
4.1 Sản xuất và cung ứng giống nấm cho làng nghề Khánh An và cơ sở sản xuất giống
nấm Hương Nam- Ninh Bình: Tổng số L5 tấn giống nấm các loại
- 1.000 ống (tube) giống nấm cấp 1 các loại: Nấm mỡ, nấm sò, Nấm mộc nhĩ
(Nhân được 1.000- 1.500 chai giống cấp II và sản xuất được 10.000kg giống nấm cấp 3)
Trang 375 Một số nhận xét, đề xuất và kiến nghị trong quá trình áp dụng quy trình công nghệ sản xuất và cung ứng giống nấm cho làng nghề:
5.1 Tổ chức sản xuất giống nấm tại làng nghề cho phép chủ động trong việc cung ứng giống nấm cho người sản xuất, người sản xuất không phải đi xa để mua giống nấm,
chất lượng giống nấm đảm bảo về: tuổi giống, phẩm chất Đối với làng nghề Thanh
Lãng có hệ thống người đi thu mua sản phẩm sau đó cung ứng giống nấm cho người sản xuất đảm bảo thời vụ, tuổi giống nấm và chất lượng Tuỳ theo điều kiện các làng nghề có cự ly so với Trung tâm sản xuất giống nấm ở các địa phương thì ta có thể đầu
tư xây dựng cơ sở sản xuất giống hoặc cơ sở cung cấp giống cho hợp lý và đạt hiệu quả cao nhất
5.2 Làng nghề trồng nấm là thị trường tiêu thụ giống nấm, quyết định lớn tới năng suất
và hiệu quả kinh tế Những nguồn giống nấm tiêu thụ tại làng nghề phải được kiểm soát chặt chế chống lại những cơ sở mạo danh làm giống kém chất lượng đem tiêu thụ tại làng nghề Đề nghị các chính quyền cơ sở, cơ quan quản lý các cấp xử lý nghiêm theo pháp lệnh giống đối với những người sản xuất và cung ứng giống nấm kém chất lượng, mạo danh làm hàng “nhái” thu lợi bất chính
5.3 Làng nghề trồng nấm nói riêng và sản xuất nấm trên toàn quốc nói chung là một nghề mới tận dụng phế phụ liệu nông nghiệp, sản xuất ra hàng hoá có ý nghĩa kinh tế-
xã hội rất lớn Để nghị Nhà nước, các cấp các ngành có chính sách hỗ trợ tới các khâu sản xuất trong quy trình, gắn với chương trình khuyến nông, chương trình tạo việc làm
hoặc các chương trình quốc gia khác để phát triển nghề trồng nấm trên toàn quốc
5.4 Chất lượng giống nấm sản xuất tại làng nghề dé đảm bảo chất lượng, cần đào tạo,
bồi dưỡng con người có trình độ, nắm được kỹ thuật chuyên môn Công suất của cơ sở sản xuất giống phải đạt từ 40- 50 tấn giống nấm /năm mới có thể đảm bảo chỉ phí vào hoạt động thường xuyên của xưởng sản xuất giống nấm
Trang 38CHUGNG TI:
KET QUA HOAN THIEN QUY TRINH CONG NGHE SAN XUAT NAM
THEO QUY MO LANG NGHE (05 quy trinh)
I Dat van dé:
- Dự án SXTN: KC07- DA0O2 với mục đích cuối cùng là mô hình làng nghẻ sản xuất các loại nấm ăn và nấm được liệu với sản phẩm nấm tươi, nấm chế biến sấy khô hoặc nấm muối Trong quá trình sản xuất nấm phải sử dụng các quy trình công nghệ được hoàn thiện từng bước áp dụng cho làng nghề Mỗi loại nấm có quy trình nuôi trồng riêng từ khâu xử lý nguyên liệu tới khâu chăm sóc, thu hái và chế biến sản phẩm Có nhiều kiểu nhà lán trại ở ngoài đồng hoặc trong vườn, đòi hỏi các quy trình phải có sự điều chỉnh cho phù hợp đưa lại kết quả đạt năng suất và chất lượng Các công đoạn cần hoàn thiện đều là những yếu tố kỹ thuật quan trọng đảm bảo về vấn để vệ sinh môi trường trồng nấm Các yếu tố về xử lý nguyên liệu nuôi trồng nấm Các biện pháp kỹ thuật trong quá trình chăm sóc, nuôi sợi nấm và chăm sóc ra quả thể nấm Hoàn thiện
kỹ thuật thu hái nấm đâm bảo tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm cao nhất có bởi vì trước
đây người sản xuất thường để nấm quá già (như nấm sò) nấm xoè ô nứt bao (như nấm
mỡ, nấm rơm) làm giảm phẩm chất nấm và mất thị trường tiêu thụ nấm tươi cũng như
không đạt tiêu chuẩn nấm chế biến Dự án KC07- DA02 thực hiện tai 2 làng nghề đã hoàn thiện 05 quy trình công nghệ sản xuất và thu hái 5 loại nấm là: Nấm rơm, Nấm
sò, Nấm mỡ, Nấm mộc nhĩ, Nấm Linh chi Năm loại nấm được nuôi trồng phổ biến ở nước ta hiện nay Các quy trình công nghệ được hoàn thiện đều thể hiện chỉ tiết, dễ hiểu, có sự so sánh với các quy trình thường dùng trước đây trong đó nhấn mạnh các yếu tố kỹ thuật phải hoàn thiện Áp dụng các quy trình công nghệ được hoàn thiện trong sản xuất đảm bảo hiệu quả cao và có thể được áp dụng rộng rãi cho các vùng nông thôn khác
- Sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu phát triển theo quy mô làng nghề đã áp dụng các quy trình sản xuất nấm được nghiên cứu từ trước Khi sử dụng trong mô hình làng nghề dự án có hoàn thiện những công đoạn nuôi trồng, chăm sóc, thu hái để phù hợp với diéu kiện nuôi trồng nấm tập trung và thường xuyên, liên tục Sản phẩm nấm được
thu hái và chế biến mang tính hàng hoá cao, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu và đăng ký chất lượng theo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm
Trang 39II Kết quả hoàn thiện công nghệ sản xuất, chăm sóc và thu hái nấm rơm:
1 Các vấn để cần hoàn thiên công nghệ
- Nấm rơm có muà vụ nuôi trồng từ tháng 5 đến tháng 10 ở miền Bắc và nuôi trồng
quanh năm ở miền Nam Chu kỳ một mẻ nuôi trồng rất ngắn từ khi xử lý nguyên liệu
đến khi kết thúc thu hái khoảng 30 ngày Trong đó gồm: 3 công đoạn chính cần đặc biệt chú ý:
- Công đoạn xử lý nguyên liệu: Thời gian từ 6-8 ngày đảm bảo rơm rạ được lên men
hiếu khí, khử trùng tốt, có độ ẩm thật chuẩn từ 70- 72% Đống ủ đúng kích thước, đúng
- Các vấn đề cần hoàn thiện công nghệ được thể hiện trên sơ đồ:
2 Sơ đồ tóm tắt công nghệ được hoàn thiện:
Theo dõi nhiệt độ >75°C la 3 ngày
Vệ sinh nhà Đảo đống ủ rơm ra, xưởng trước chỉnh độ ẩm
Day nilon có chế Vào khuôn,
độ điểu chỉnh |—> cấy giống nấm
nhiệt độ mô nấm (15kg giống/1 tấn rơm ra)
Chế độ tưới và giữ Chăm sóc,
nhiệtlánnấmở | yị thu hái sản phẩm
ngoài đồng (Nấm chưa nứt bao, nở ô) (chênh lệch <10°C)
QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ ĐÃ SỬ DỤNG QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ ĐÃ HOÀN THIỆN
Trang 402 Qua trinh thuc hién:
- Ném rom là loại nấm ăn được nuôi trồng trên rơm rạ trong mùa hè, nhiệt độ không
khí từ 25%C — 35°C thích hợp với điều kiện nóng ẩm ở nước ta
- Tập quán sản xuất đa số là quảng canh, trồng ngoài trời hoặc trong nhà tận dụng, năng suất thấp ,
+ Hoàn thiện quy trình công nghệ trồng nấm rơm trong dự án làng nghề chú ý tới các yếu tố
1 Đặc biệt coi trọng công tác vệ sinh nhà xưởng lán trại trồng nấm: khử trùng bằng nước vôi đặc, vôi bột hoặc dung dịch foocmol toàn bộ lán trại sau mỗi lứa nấm hoặc vụ nấm
2 Sử dụng nilon mỏng che, đậy các mô nấm theo chế độ điều tiết nhiệt độ giữa
mô nấm và không khí chênh lệch không quá 10°C và giữ ẩm đều trong nhà trồng nấm
3 Lần trại trồng nấm đều ở ngoài đồng, phải có các biện pháp kỹ thuật:
- Chống gió lùa nhưng vẫn đảm bảo độ thông thoáng không khí trong lán trồng nấm
- Chống tăng nhiệt độ > 372C giữa buổi trưa và chống giảm nhiệt do < 25°C vao ban
đêm (Bằng chế độ tưới nước tạo sương mù, tưới ướt nền, mái vào ban ngày và đậy nilon
nhiều lớp vào ban đêm để giữ nhiệt)
3 Kết quả hoàn thiên công nghệ:
- Áp dụng công nghệ trồng nấm rơm được hoàn thiện trong dự án làng nghề, tại 2 xã
Khánh An (Ninh Bình) và Thanh Lãng (Vĩnh Phúc) Trong thời vụ từ tháng 5 đến
tháng 9 hàng năm 300 hộ trồng nấm đã sử dụng
+ 600 tấn rơm nguyên liệu để trồng nấm
+ Tăng hiệu suất sử dụng mặt bằng từ 30 ngày/1 lứa trồng nấm rút xuống 20 ngày (Do nấm ra tập trung, đều và đồng loạt thu hái trong 5 đến 7 ngày chuyển sang đợt mới)
+ Năng suất nấm ổn định đạt 12- 15% nấm tươi/ nguyên liệu khô
+ 8o sánh các gia đình trồng nguyên liệu trên 10 tấn/năm: năng suất ổn định tổ chức sản xuất về thời vụ, bố trí nhân lực, nhà xưởng đạt hiệu quả kinh tế cao hơn các
hộ gia đình sản xuất theo tính chất tận dụng nhà xưởng, nguyên liệu
- Áp dụng công nghệ trồng nấm rơm hoàn thiện theo quy mô làng nghề, nhiều hộ gia đình sản xuất liên tục từ tháng 6- tháng I0 hàng năm sử dụng 40- 5Otấn rơm/vụ Điển hình như: