1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tăng cường liên kết kinh tế giữa các cơ sở sản xuất, chế biến và tiêu thụ cà phê ở tỉnh Sơn La

122 697 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 10,73 MB

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài Cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Trong những năm gần đây, sản lượng cà phê Việt Nam luôn đạt mức trên 1 triệu tấn/năm, kim ngạch đạt trên 1,5 triệu USD. Sơn La được đánh giá là nơi có điều kiện khí hậu phù hợp với cây cà phê chè (Arabica); có thể sánh ngang với vùng cà phê nổi tiếng bậc nhất thế giới là Brazil. Phát triển sản xuất cà phê ở Sơn La những năm qua mang tính tự phát, bất cập, người trồng cà phê thu nhập thấp, doanh nghiệp phá sản hàng loạt. Xuất phát từ thực trạng trên, việc đề xuất một hệ thống các giải pháp nhằm gắn kết giữa các cơ sở sản xuất, chế biến và tiêu thụ cà phê ở Sơn La trong thời gian tới là hết sức cần thiết. Mặc dù đã có một số nghiên cứu nhằm giải quyết những vấn đề liên quan đến mối quan hệ gữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nhưng đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện về thực trạng và đưa ra các giải pháp nhằm gắn kết các cơ sở sản xuất, chế biến, tiêu thụ cà phê ở Sơn La. Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài: “Tăng cường liên kết kinh tế giữa các cơ sở sản xuất, chế biến và tiêu thụ cà phê ở tỉnh Sơn La” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ.

Trang 1

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng tôi Các số liệu dẫn ratrong luận văn có nguồn gốc đầy đủ và trung thực, kết quả đóng góp của luận văn làmới và chưa được công bố ở công trình khác.

Tác giả

Đặng Huyền Trang

Trang 2

Để hoàn thành luận văn này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cácthầy, cô giáo trong Khoa Quản trị kinh doanh của Trường Đại học kinh tế Quốcdân, Viện đào tạo sau Đại học Trường Đại học kinh tế Quốc dân, các cơ quan: SởNông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Sơn La, Cục Thống kê Sơn La… Đặcbiệt là sự giúp đỡ hướng dẫn của PGS.TS Lê Công Hoa.

Chắc chắn luận văn không tránh khỏi một số hạn chế và sai sót Tác giả rấtmong nhận được sự góp ý của các thầy, cô giáo, các bạn đồng nghiệp cùng toàn thểbạn đọc để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện

Tác giả

Đặng Huyền Trang

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

TÓM TẮT LUẬN VĂN

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LIÊN KẾT KINH TẾ GIỮA SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP 5

1.1 Tổng quan các kết quả nghiên cứu 5

1.2 Những kết quả đã đạt được 7

1.3 Các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu 14

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LIÊN KẾT KINH TẾ GIỮA SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP 15

2.1 Những vấn đề chung về liên kết kinh tế và chuỗi giá trị gia tăng của ngành hàng sản phẩm 15

2.1.1 Khái niệm và bản chất liên kết kinh tế 15

2.1.2 Phân loại các hoạt động liên kết kinh tế 17

2.1.3 Lợi ích của liên kết kinh tế 21

2.2 Nội dung của liên kết kinh tế giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp 33

2.2.1 Chính sách của Nhà nước về liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp 33

2.2.2 Hoạt động gắn kết thông qua quy hoạch sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp 34

2.2.3 Lựa chọn các hình thức tổ chức sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp 35

Trang 4

2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến liên kết kinh tế giữa sản xuất, chế biến và tiêu

thụ sản phẩm 41

2.3.1 Nhân tố chính sách 41

2.3.2 Nhân tố về điều kiện tự nhiên 41

2.3.3 Nhân tố về thị trường 41

2.3.4 Nhân tố công nghệ 42

2.3.5 Nhân tố tâm lý, tập quán người sản xuất 43

2.3.6 Những nhân tố khác 43

2.4 Kinh nghiệm về liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ cà phê của Việt Nam 44

2.4.1 Những kinh nghiệm trong liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ cà phê 44

2.4.2 Những bài học kinh nghiệm có thể áp dụng 47

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG LIÊN KẾT KINH TẾ GIỮA CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN VÀ TIÊU THỤ CÀ PHÊ Ở TỈNH SƠN LA 49

3.1 Các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Sơn La ảnh hưởng đến liên kết kinh tế giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ cà phê 49

3.2 Khái quát về tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ cà phê ở tỉnh Sơn La 57

3.2.1 Tình hình sản xuất cà phê 57

3.2.2 Tình hình chế biến cà phê 61

3.3 Thực trạng mối liên kết kinh tế giữa các cơ sở sản xuất với các cơ sở chế biến và tiêu thụ cà phê ở tỉnh Sơn La 66

3.3.1 Thực trạng thực hiện chính sách liên kết 66

3.3.2 Thực trạng thực hiện quy hoạch sản xuất, chế biến và tiêu thụ cà phê ở Sơn La 67

3.3.3 Thực trạng lựa chọn các hình thức tổ chức sản xuất 70

3.3.4 Thực trạng hoạt động gắn kết trực tiếp 75

3.3.5 Thực trạng hoạt động của hiệp hội ngành hàng 81 3.4 Những kết quả, hiệu quả đạt được và khó khăn của liên kết kinh tế giữa các cơ

Trang 5

3.4.2 Những khó khăn, thách thức và nguyên nhân 83

CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG LIÊN KẾT KINH TẾ GIỮA SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN VÀ TIÊU THỤ CÀ PHÊ Ở TỈNH SƠN LA 86

4.1 Quan điểm và định hướng phát triển 86

4.1.1 Quan điểm 86

4.1.2 Định hướng 87

4.2 Một số giải pháp nhằm tăng cường mối liên kết kinh tế giữa các cơ sở sản xuất, chê biến và tiêu thụ cà phê ở tỉnh Sơn La 88

4.2.1 Tổ chức tốt sự phân chia lợi ích giữa các bên tham gia liên kết 88

4.2.2 Liên kết giữa các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ với người sản xuất 89

4.2.3 Giải pháp về lựa chọn các hình thức tổ chức sản xuất 90

4.2.4 Phát triển và nâng cao vai trò của các Hiệp hội ngành hàng 93

4.3 Một số kiến nghị nhằm tăng cường mối liên kết kinh tế giữa các cơ sở sản xuất, chê biến và tiêu thụ cà phê ở tỉnh Sơn La 93

4.3.1 Hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy gắn kết giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ Cà phê 93

4.3.2 Quy hoạch và tổ chức thực hiện tốt quy hoạch vùng sản xuất cà phê làm nguyên liệu cho chế biến 96

KẾT LUÂN 100

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 102

Trang 6

Bảng 3.1: Diện tích trồng cà phê phân theo huyện/ thành phố trực thuộc tỉnh Sơn La

58Bảng 3.2: Diện tích cà phê cho thu hoạch của tỉnh Sơn La 59Bảng 3.3: Sản lượng cà phê quả tươi của tỉnh Sơn La (Giai đoạn 2006 - 2011)

60Bảng 3.4: Sản lượng cà phê nhân của tỉnh Sơn La giai đoan 2006 - 2011 64Bảng 3.5: Thông tin về lượng và giá cà phê công ty TNHH sản xuất và thương

mại Cát quế thu mua trên địa bàn tỉnh Sơn La 66Bảng 3.6: Năng suất và thu nhập bình quân tính trên 1ha cà phê cho thu hoạch

của tỉnh Sơn La năm 2011 70Bảng 3.7: Số lượng cơ sở đăng ký kinh doanh cà phê tại tỉnh Sơn La 73Bảng 3.8 Tỷ lệ cơ sở vừa trồng vừa chế biến cà phê tại một số địa phương tỉnh

Sơn La 74Bảng 3.9: Mức độ hỗ trợ của các cơ sở chế biến với nông dân và các cơ sở chế

biến khác trên địa bàn tỉnh Sơn La 80

Trang 7

Hình 2.2: Chuỗi giá trị của ngành hàng Cà phê 31

Hộp 3.1 Sơ đồ quy trình chế biến cà phê nhân 62

Hộp 3.2: Dây chuyền xát cà phê quả tươi 63

Hộp 3.3: Công nghệ chế biến (sơ chế) được các hộ gia đình sử dụng 64

Hộp 3.4: Ví dụ về hoạt động liên kết giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ Cà phê của Công ty TNHH Dịch vụ và Thương Mại 4T 76

Hộp 3.5: Bài học về hoạt động liên kết giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ Cà phê của Công ty cà phê và cây ăn quả Sơn La 77

Hộp 3.6: Ví dụ về hoạt động liên kết giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ Cà phê của DNTN Hinh Miêng 80

Hộp 3.7: Doanh nghiệp tư nhân Thu Thủy hỗ trợ công ty TNHH sản xuất và thương mại 4T trong xuất khẩu cà phê 81

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam Trongnhững năm gần đây, sản lượng cà phê Việt Nam luôn đạt mức trên 1 triệu tấn/năm,kim ngạch đạt trên 1,5 triệu USD

Sơn La được đánh giá là nơi có điều kiện khí hậu phù hợp với cây cà phê chè(Arabica); có thể sánh ngang với vùng cà phê nổi tiếng bậc nhất thế giới là Brazil.Phát triển sản xuất cà phê ở Sơn La những năm qua mang tính tự phát, bất cập,người trồng cà phê thu nhập thấp, doanh nghiệp phá sản hàng loạt

Xuất phát từ thực trạng trên, việc đề xuất một hệ thống các giải pháp nhằm gắnkết giữa các cơ sở sản xuất, chế biến và tiêu thụ cà phê ở Sơn La trong thời gian tới là hếtsức cần thiết Mặc dù đã có một số nghiên cứu nhằm giải quyết những vấn đề liên quanđến mối quan hệ gữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nhưng đếnnay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện về thực trạng và đưa racác giải pháp nhằm gắn kết các cơ sở sản xuất, chế biến, tiêu thụ cà phê ở Sơn La Chính

vì vậy, tác giả chọn đề tài: “Tăng cường liên kết kinh tế giữa các cơ sở sản xuất, chế biến và tiêu thụ cà phê ở tỉnh Sơn La” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ.

2 Mục tiêu của luận văn

Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về liên kết kinh tế giữa sản xuất, chếbiến và tiêu thụ nông sản; Đánh giá thực trạng liên kết kinh tế giữa sản xuất, chếbiến và tiêu thụ cà phê ở tỉnh Sơn La giai đoạn 2007-2011 Trên cơ sở thực trạng,đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường liên kết kinh tế giữa sản xuất, chếbiến và tiêu thụ cà phê ở tỉnh Sơn La có cơ sở khoa học và có tính khả thi

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu mối liên kết kinh tế giữa các cơ sở sản xuấtsản xuất, chế biến và tiêu thụ cà phê trên địa bàn tỉnh Sơn La trên 2 phương diện:Chính sách, yêu cầu của sự liên kết và các nội dung, giải pháp để thực hiện các mốiliên kết đó

Trang 9

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Luận văn nghiên cứu về các mối liên kết kinh tế giữa sản

xuất, chế biến và tiêu thụ cà phê trên địa bàn tỉnh Sơn La, cụ thể bao gồm: huyệnThuận Châu, huyện Mai Sơn và Thành phố Sơn La

- Về thời gian: Luận văn sử dụng số liệu trong giai đoạn 2007 - 2011 và đưa ra

những nhận định, giải pháp cho các năm tiếp theo trong khoảng thời gian 2012-2020

4 Các phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu luận văn bao gồm

- Phương pháp điều tra mẫu và phỏng vấn trực tiếp

-Các số liệu thu thập thông qua các tài liệu thống kê, báo cáo tổng kết, cácnghiên cứu chuyên đề đã được công bố

- Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý dữ liệu

5 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Mục lục, Phụ lục, Danh mục tài liệu thamkhảo, Nội dung luận văn gồm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan các kết quả nghiên cứu liên quan đến liên kết kinh tế

giữa sản suất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Chương 2: Cơ sở lý luận về liên kết kinh tế giữa sản xuất, chế biến và tiêu

thụ sản phẩm nông nghiệp

Chương 3: Thực trạng liên kết kinh tế giữa các cơ sở sản xuất, chế biến và

tiêu thụ cà phê ở Tỉnh Sơn La

Chương 4: Một số giải pháp nhằm tăng cường liên kết kinh tế giữa các cơ sở

sản xuất, chế biến và tiêu thụ cà phê ở tỉnh Sơn La

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LIÊN KẾT KINH TẾ GIỮA SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN VÀ TIÊU THỤ

SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP

Liên kết giữa sản xuất chế biến và tiêu thụ nông sản là vấn đề có tính quyluật, có vai trò quan trọng đối với sản xuất xã hội nói chung, sản xuất nông nghiệpnói riêng Vì vậy, nó đã được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, nhà quản lýtrong và ngoài nước

Trang 10

Đối với trong nước, đã có một số nghiên cứu về vấn đề liên kết kinh tế giữasản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam cũng như một sốnghiên cứu về liên kết kinh tế trong sản xuất và chế biến một số nông sản cụ thể:

- Luận văn Thạc sỹ kinh tế “Các giải pháp gắn kết sản xuất, chế biến vả tiêu thụ cá Tra ở tỉnh An Giang” của tác giả Nguyễn Mạnh Cường.

-“Phân tích chuỗi giá trị và tổ chức quan hệ liên kết kinh tế của các Doanh nghiệp may xuất khẩu ở Việt Nam” của tác giả Đỗ Thị Đông năm 2011.

- “Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến với nông dân” của tác giả Hồ

Quế Hậu

- “Vấn đề liên kết bốn nhà trong phát triển nông nghiệp Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” của tác giả Nguyễn Thị Thủy

và các thành viên, năm 2011

- “Đổi mới tổ chức quản lý các doanh nghiệp nông nghiệp Nhà nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Tác giả Nguyễn Văn Thường và Nguyễn

Thế Nhã, Nhà xuất bản Nông nghiệp năm 2001

Sự phát triển của các công trình nghiên cứu về đề tài liên kết kinh tế giữa sảnxuất, chế biến và tiêu thụ nông sản tương đối đa dạng giúp cho những người nghiêncứu tiếp theo có cơ sở vững chắc để tiếp tục nghiên cứu Tuy nhiên còn nhiềukhoảng chống khoa học có thể phát triển đó là: Đặc điểm của sản xuất, chế biến vàtiêu thụ sản phẩm cà phê chi phối đến mối liên kết kinh tế giữa sản xuất, chế biến vàtiêu thụ trong ngành hàng cà phê; Thực trạng và giải pháp nhằm tăng cường liên kếtkinh tế trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ cà phê tại tỉnh Sơn La

Qua quá trình tìm hiểu tại tỉnh Sơn La, đến thời điểm hiện tại, tác giả cam kếtchưa có đề tài nào nghiên cứu về liên kết kinh tế giữa các cơ sở sản xuất, chế biếnvà tiêu thụ cà phê trên địa bàn Do đó tác giả lựa chọn hướng nghiên cứu liên kếtkinh tế trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ cà phê tại tỉnh Sơn La nhằm tăng cườngmối liên kết này và thúc đẩy ngành hàng cà phê tại Sơn La phát triển mạnh mẽ hơn

Trang 11

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LIÊN KẾT KINH TẾ GIỮA SẢN XUẤT,

CHẾ BIẾN VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP

2.1 Những vấn đề chung về liên kết kinh tế và chuỗi giá trị gia tăng của ngành hàng sản phẩm

Trình bày các vấn đề chung về liên kết kinh tế bao gồm khái niệm, bản chấtphân loại và vao trò của các hoạt động liên kết kinh tế Mặt khác chỉ rõ đặc điểmcủa sản xuất, chế biến và tiêu thụ cà phê mang những đặc điểm khác biệt so với cácsản phẩm nông nghiệp khác và cần thiết phải hình thành các liên kết kinh tế trongchuỗi giá trị gia tăng của ngành hàng cà phê

2.2 Nội dung của liên kết kinh tế giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Liên kết kinh tế giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản bao gồm các nội dung

chủ yếu sau:

- Chính sách của Nhà nước

- Hoạt động gắn kết thông qua quy hoạch

- Lựa chọn các hình thức tổ chức sản xuất, chế biến và tiêu thụ sảnphẩm nông nghiệp

- Hợp đồng thương mại cung ứng nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm

- Tổ chức ngành hàng sản xuất, chế biến và tiêu thụ cà phê

2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến liên kết kinh tế giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm

- Nhân tố chính sách

- Nhân tố về điều kiện tự nhiên

- Nhân tố về thị trường

- Nhân tố công nghệ

- Nhân tố tâm lý, tập quán người sản xuất

- Những nhân tố khác bao gồm vốn, lao động…

2.4 Kinh nghiệm về liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ cà phê của Việt Nam

Trang 12

Qua nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn về liên kết kinh tế trong sản xuất, chếbiến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp nói chung, sản phẩm cà phê nói riêng có thểrút ra một số bài học có thể áp dụng vào thúc đẩy liên kết kinh tế trong sản xuất, chếbiến và tiêu thụ cà phê ở tỉnh Sơn La như sau:

Một là, Liên kết kinh tế được tiến hành theo nhiều hình thức khác nhau

Hai là, thực hiện tốt công tác quy hoạch vùng trồng cà phê, khu vực chế biến

và thực hiện đúng quy hoạch đã được phê duyệt

Ba là, Hỗ trợ nông dân tham gia thực hiện sản xuất theo bộ tiêu chuẩn 4C,

tiêu chuẩn UTZ… để tạo vùng nguyên liệu sạch và bền vững Đồng thời nâng caothu nhập của người sản xuất

Bốn là, Triển khai mô hình vườn mẫu cà phê cho các hộ nông dân

Năm là, Để liên kết kinh tế bền vững cần đảm bảo về mặt quyền lợi và trách

nhiệm giữa các bên tham gia

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG LIÊN KẾT KINH TẾ GIỮA CÁC CƠ SỞ SẢN

XUẤT, CHẾ BIẾN VÀ TIÊU THỤ CÀ PHÊ Ở TỈNH SƠN LA

3.1 Các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Sơn La ảnh hưởng đến liên kết kinh tế giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ cà phê

Trên cơ sở phân tích các đặc điểm về tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Sơn Lacó thể rút ra những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực, những điểm mạnh và điểm yếuđến phát triển cà phê nói chung, liên kết kinh tế giữa trồng, chế biến và tiêu thụ càphê như: Điều kiện thích hợp cho cây cà phê chè sinh trưởng, phát triển và có chấtlượng cao; Các điều kiện về cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi cơ bản tạo điều kiệnthuận lợi cho phát triển sản xuất cà phê; Tuy nhiên, Chỉ một số vùng có điều kiệnthích hợp với điều kiện sinh trưởng và phát triển của cây cà phê nên việc phát triểnvùng nguyên liệu phục vụ chế biến gặp khó khăn Người lao động với trình độ thấpvà thói quen canh tác lạc hậu ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của các mốiliên kết kinh tế trong nông nghiệp

Trang 13

3.2 Khái quát về tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ cà phê ở tỉnh Sơn La

Diện tích, năng suất và sản lượng cà phê tăng lên qua các năm trong đó có 3vùng cà phê trọng điểm là Thuận Châu, Mai Sơn, Thành phố Sơn La

Các cơ sở trồng cà phê chủ yếu là các hộ nông dân với những mặt thuận lợinhư tận dụng được lao động trong gia đình, các thành viên tích cực, chủ động trongsản xuất Tuy nhiên gặp phải hạn chế lớn về quy mô đất canh tác, vốn, trình độngười lao động… cản trở lớn đến sự hình thành và phát triển của các mối liên kết.Cà phê chủ yếu được chế biến trong các hộ kinh doanh cá thể Trên địa bàntỉnh tính đến năm 2011 có 6 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh cà phê Cà phê được

sơ chế thành cà phê thóc hoặc cà phê nhân và bán cho các đơn vị tinh chế hay xuấtkhẩu cà phê ở các tỉnh khác như: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Nội…

3.3 Thực trạng mối liên kết kinh tế giữa các cơ sở sản xuất với các cơ sở chế biến và tiêu thụ cà phê ở tỉnh Sơn La

Bên cạnh các chính sách của Nhà nước, UBND Tỉnh Sơn La ban hành Quyếtđịnh số 2661 - QĐ/UBND ban hành ngày 14 tháng 11 năm 2011 của UBND tỉnh Sơn

La về việc Phê duyệt Quy hoạch “Rà soát, bổ sung quy hoạch vùng trồng Cà phê tậptrung tỉnh Sơn La giai đoạn 2011 - 2020” Phát huy các tiềm năng lợi thế của vùng,phát triển vùng nguyên liệu cà phê tập trung, bền vững gắn với công nghiệp chế biến;

Mối quan hệ giữa các cơ sở chế biến và nông dân thông qua các hợp đồngcung ứng vật tư và tiêu thụ nông sản là mối quan hệ chính được quan tâm nhiềunhất Vai trò của doanh nghiệp trong việc hợp tác thực sự với hộ nông dân, coi họnhư một bộ phận góp phần tạo nên vùng nguyên liệu

Việc ký kết các hợp đồng giữa các doanh nghiệp và nông dân trên địa bàntỉnh Sơn La còn nhiều hạn chế Việc ký kết chủ yếu được thực hiện trên lý thuyếtcòn thực tế áp dụng còn nhiều bất cập Vấn đề về quyền và lợi ích giữa các bêntham gia chưa được quan tâm chú trọng khiến mối liên kết dễ dàng bị phá vỡ

Hình thức liên kết chưa đa dạng chủ yếu chỉ dừng lại ở việc mua/ bánnguyên liệu sản xuất chứ chưa có sự thâm nhập sâu lẫn nhau như hình thành liêndoanh, góp cổ phần để sản xuất, kinh doanh cà phê

Trang 14

3.4 Những kết quả đạt được và khó khăn của liên kết kinh tế giữa các cơ sở sản xuất, chế biến và tiêu thụ cà phê ở Sơn La

*Những kết quả đã đạt được

Liên kết kinh tế giữa các cơ sở sản xuất, chế biến và tiêu thụ ở tỉnh Sơn La dầnđược hình thành thúc đẩy phát triển cà phê Bên cạnh các hợp đồng được ký kếtgiữa nông dân và doanh nghiệp chế biến, các đơn vị chế biến và tiêu thụ cà phê trênđịa bàn tỉnh Sơn La còn tiến hành ký kết các hợp đồng giữa các doanh nghiệp vớinhau trong hỗ trợ vốn, kỹ thuật, thông tin thị trường và tiêu thụ cà phê

*Những khó khăn, thách thức

- Quy hoạch và thực hiện quy hoạch còn hạn chế chưa theo kịp thực tiễn.

- Công tác dự báo thị trường và giải pháp kiểm soát sự gia tăng diện tích và sản

lượng còn nhiều yếu kém, sản xuất tự phát, tùy tiện

- Công tác kiểm tra, giám sát tình hình sản xuất và tiêu thụ cây giống còn nhiều

4.1.1 Quan điểm

Phát triển Cà phê bền vững phù hợp với Quy hoạch phát triển vùng trồng Càphê tập trung của tỉnh Sơn La giai đoạn 2011-2020; Phát triển vùng nguyên liệu càphê tập trung, bền vững gắn với công nghiệp chế biến; Phát triển vùng nguyện liệuCà phê tập trung nhằm thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triểnCà phê trên địa bàn tỉnh

Nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển vùng nguyên liệu Cà phê: Đầu tư tậptrung, tránh dàn trải Tổ chức sản xuất với các hình thức phù hợp, tính cộng đồng

Trang 15

và tương trợ ngày càng cao; có sự chung tay liên kết thực hiện của “bốn nhà; sửdụng hợp lý các nguồn tài nguyên đất, nước và bảo vệ môi trường sinh thái

- Tăng cường vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước, có cơ chế, chínhsách, tổ chức chỉ đạo sản xuất, cung cấp thông tin kinh tế thị trường, kỹ thuật, cảnhbáo môi trường kịp thời để đảm bảo phát triển theo quy hoạch, kế hoạch

- Đầu tư mới, nâng cấp, mở rộng quy mô các cơ sở chế biến phù hợp với quy

mô vùng nguyên liệu tập trung; Phát triển các cơ sở chế biến cà phê theo công nghệchế biến ướt

4.2 Một số giải pháp nhằm tăng cường mối liên kết kinh tế giữa các cơ sở sản xuất, chê biến và tiêu thụ cà phê ở tỉnh Sơn La

4.2.1 Tổ chức tốt sự phân chia lợi ích giữa các bên tham gia liên kết

Quan hệ liên kết giữa các chủ thể tham gia liên kết kinh tế phải đảm bảonguyên tắc tự nguyện, bình đẳng và đôi bên cùng có lợi Trên thực tế tại nhiều nơicho thấy khi nào và ở đâu, lợi ích của một bên tham gia vào mối liên kết không đảmbảo hoặc bị coi nhẹ thì mối liên kết bị lỏng lẻo và dễ rạn nứt

4.2.2 Liên kết giữa các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ với người sản xuất

Để đảm bảo cho ngành hàng Cà phê phát triển bền vững, xứng tầm thì ngườitrồng Cà phê và doanh nghiệp chế biến cần “liên kết thật sự” bằng các hợp đồngkinh tế chặt chẽ trên cơ sở pháp lý, ràng buộc trách nhiệm đôi bên, đảm bảo chongười nông dân luôn bán được sản phẩm, doanh nghiệp không còn đối diện với nỗi

lo thiếu nguyên liệu và khó khăn về nguyên liệu chất lượng tốt

Trang 16

4.2.3 Giải pháp về lựa chọn các hình thức tổ chức sản xuất

Tổ chức lại các hộ trồng Cà phê theo mô hình quản lý cộng đồng (nhóm hộ,Hợp tác xã, Hiệp hội ); sắp xếp lại hệ thống các cơ sở chế biến và tiêu thụ phù hợpvới các vùng sản xuất nguyên liệu Các hộ có quy mô diện tích lớn phấn đấu mởrộng thêm diện tích thành trang trại

4.2.4 Phát triển và nâng cao vai trò của các Hiệp hội ngành hàng

- Các doanh nghiệp xuất khẩu phải có trách nhiệm cung cấp thông tin về hợpđồng mua bán hợp pháp cho các cơ quan có thẩm quyền để giám sát hoạt động xuấtnhập khẩu (thông tin sẽ được giữ bí mật);

-Cung cấp thông tin dự báo trên thông tin đại chúng cho những người sảnxuất kịp thời điều chỉnh;

- Phát huy vai trò của các Hội, Hiệp hội trong việc bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp của hội viên, vừa là cầu nối và nhà tổ chức liên kết giữa các khâu của quátrình sản xuất, giữa các hội viên với các tổ chức và cơ quan quản lý nhà nước

Cần thành lập riêng hiệp hội cà phê của tỉnh Sơn La để hỗ trợ và thúc đẩyngành cà phê phát triển phù hợp với lợi thế của tỉnh

4.3 Một số kiến nghị nhằm tăng cường mối liên kết kinh tế giữa các cơ sở sản xuất, chê biến và tiêu thụ cà phê ở tỉnh Sơn La

4.3.1 Hoàn thiện chính sách nhằm thúc đẩy gắn kết giữa sản xuất với chế biến

và tiêu thụ Cà phê

Nhà nước giữ vai trò đặc biệt trong mối liên kết giữa sản xuất, chế biến vàtiêu thụ sản phẩm nông nghiệp nói chung và phát triển cà phê nói riêng, là ngườicầm cân nảy mực thông qua các chính sách thích hợp như hoàn thiện hệ thống phápluật về hợp đồng; ban hành các chính sách hỗ trợ người sản xuất gặp rủi ro; Đầu tư

cơ sở hạ tầng đúng mức cho các vùng sản xuất tập trung; Các chính sách ưu đãi vềthuế, tín dụng…

4.3.2 Quy hoạch và tổ chức thực hiện tốt quy hoạch vùng sản xuất cà phê làm

nguyên liệu cho chế biến

Giải pháp quy hoạch vùng nguyên liệu bao gồm việc quy hoạch đất đai để bố

Trang 17

trí sản xuất nguyên liệu và quản lý thực hiện quy hoạch Tiến hành rà soát lại cácvùng, kể cả các vùng đã được đầu tư từ trước, không chỉ dừng lại ở mức tổng thểmà phải tiến hành điều tra chi tiết ở từng địa phương, từng vùng để vạch rõ từng nơicó điều kiện thuận lợi cho phát triển cà phê

Tiến hành đồng bộ giữa xây dựng vùng sản xuất nguyên liệu gắn với các cơsở chế biến, đây chính là đầu mối quan trọng trong tiêu thụ sản phẩm đầu ra của sảnxuất nông nghiệp

KẾT LUẬN

Cây cà phê được khẳng định là một trong những cây trồng có lợi thế của tỉnhSơn La, sau một thời gian dài đầu tư phát triển sản xuất cà phê đã có những kết quảnhất định, diện tích và năng suất ngày càng tăng góp phần đáng kể vào giải quyếtviệc làm, tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo trong nông thôn Tuy nhiên còn nhiềuhạn chế như diện tích chưa nhiều, năng suất chưa cao, chất lượng cuộc sống củangười dân trồng cà phê chưa cao do các biện pháp thâm canh sử dụng còn hạn chế,cung ứng vật tư đầu vào cho sản xuất và tổ chức tiêu thụ sản phẩm đầu ra còn gặpnhiều khó khăn

Đặc biệt, những yếu kém trong tổ chức liên kết kinh tế giữa trồng, chế biếnvà tiêu thụ cà phê còn lỏng lẻo, thiếu tính bền vững gây cản trở lớn trong phát triểncà phê của Sơn La Qua nghiên cứu thực trạng mối liên kết kinh tế giữa các tác nhântham gia vào ngành hàng cà phê tại Sơn La cho thấy mối liên kết này còn lỏng lẻo,nặng về hình thức và thiếu tính bền vững đặc biệt việc tiêu thụ nông sản hàng hóachưa theo hợp đồng tiêu thụ mà chủ yếu là việc mua bán thỏa thuận sau khi thuhoạch

Bên cạnh đó, các quy hoạch vùng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biếncủa tỉnh đã được thực hiện song chưa triệt để, việc tăng diện tích trồng cà phê ồ ạtvượt quy hoạch Mặt khác, các doanh nghiệp được tỉnh lựa chọn trong bao tiêu sảnphẩm cà phê tại Sơn La đều lần lượt gặp khó khăn như Công ty cà phê và cây ănquả Sơn La, Công ty cổ phần Thái Hòa Sơn La Trong khi đó các doanh nghiệpđang thực tế sản xuất và chế biến cà phê lớn trên đia bàn tỉnh không được tỉnh ưu

Trang 18

đãi, hỗ trợ trong sản xuất, kinh doanh cà phê Thậm chí gây khó khăn trong việc cấpgiấy phép hoạt động.

Để phát triển cà phê xứng với tiền năng của tỉnh Sơn La cần tăng cường liênkết kinh tế giữa các cở sản xuất, chế biến và tiêu thụ cà phê Mối liên kết này càngbền vững, các tác nhân tham gia ngành hàng càng được đảm bảo sẽ khuyến khíchphát triển cà phê bền vững trong tương lai

Để tăng cường mối liên kết này, trước hết tỉnh cần có chính sách quy hoạchvà quản lý thực hiện quy hoạch một cách hợp lý nhằm phát triển các vùng nguyênliệu chất lượng cao phục vụ công nghiệp chế biến và xuất khẩu Mặt khác, cần đẩymạnh tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng nhằm ổn định đầu ra cho nông dân, ổnđịnh đầu vào cho các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu

Trang 19

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam Trongnhững năm gần đây, sản lượng cà phê Việt Nam luôn đạt mức trên 1 triệu tấn/năm,kim ngạch đạt trên 1,5 triệu USD Với vị thế này, Việt Nam trở thành quốc gia sảnxuất và xuất khẩu cà phê (cà phê chè và cà phê vối) đứng thứ hai thế giới về sảnlượng Cà phê của Việt Nam được xuất khẩu đến hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ

Cây cà phê là một trong những cây đem lại hiệu quả kinh tế cao, với vốn đầu

tư ban đầu cho trồng cà phê không lớn Nhưng, vốn đầu tư cho chế biến và tiêu thụcà phê rất lớn và gặp nhiều rủi ro Nếu giữa khâu sản xuất và chế biến phối hợpkhông tốt, việc chế biến chậm chễ ảnh hưởng lớn đến mùi, vị cà phê Mặt khác, càphê là sản phẩm của nông nghiệp nên bị ảnh hưởng nhiều bởi tính mùa vụ trong sảnxuất ảnh hưởng đến cung cấp nguyên liệu cho chế biến và tiêu thụ, nếu không tổchức mối quan hệ này hiệu quả sử dụng vốn không cao, gây ứ đọng vốn

Sơn La được đánh giá là nơi có điều kiện khí hậu phù hợp với cây cà phê chè(Arabica); có thể sánh ngang với vùng cà phê nổi tiếng bậc nhất thế giới là Brazil.Hiện nay, Sơn La có hơn 3.500 ha cà phê Arabica với sản lượng từ 4.000 - 5.000tấn nhân/năm

Sản lượng thấp là nguyên nhân khiến cà phê Sơn La chưa thể đáp ứng nhucầu lớn của khách hàng và hiệu quả của trồng cà phê chưa cao Trung bình, cà phêSơn La mới đạt 1 tấn nhân/ha, trong khi để có hiệu quả kinh tế phải đạt 1,5-2 tấnnhân/ha Do vậy, tuy có tiềm năng lớn về tự nhiên nhưng cà phê Sơn La vẫn pháttriển chậm và không ổn định Bên cạnh đó, với 100% diện tích được trồng bởi cáchộ nông dân nên hạn chế về vốn đầu tư, kỹ thuật canh tác, chế biến dựa vào thờitiết, ảnh hưởng lớn tới chất lượng cà phê nhân xuất khẩu

Bên cạnh đó, phát triển sản xuất cà phê ở Sơn La những năm qua mang tínhtự phát, bất cập trong công tác quản lý các yếu tố đầu vào và thu mua, chế biến tiêuthụ; tổ chức sản xuất còn yếu kém, mối liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ chưa thựcsự gắn kết; công tác xúc tiến thương mại hiệu quả chưa cao; vai trò của các tổ chức

Trang 20

Hiệp hội trong chuỗi sản xuất còn chưa được thể hiện rõ ràng, dẫn đến việc sản xuấttiêu thụ cà phê gặp rất nhiều khó khăn

Xuất phát từ thực trạng trên, việc đề xuất một hệ thống các giải pháp nhằm gắnkết giữa các cơ sở sản xuất, chế biến và tiêu thụ cà phê ở Sơn La trong thời gian tới làhết sức cần thiết Sự gắn kết sẽ góp phần phát triển cà phê thành sản phẩm xuất khẩuchủ lực của ngành nông nghiệp, khai thác và sử dụng hiệu quả những tiềm năng, lợi thếcủa Tỉnh; bố trí sản xuất hợp lý dựa trên cơ sở khoa học và điều kiện kinh tế - xã hộicủa vùng, giảm các rủi ro về môi trường, thị trường và hạn chế xung đột với hoạt độngcủa các ngành kinh tế khác; đóng góp giá trị kinh tế lớn cho tỉnh và đất nước

Mặc dù đã có một số nghiên cứu nhằm giải quyết những vấn đề liên quan đếnmối quan hệ gữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nhưng đến naychưa có một công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện về thực trạng và đưa ra cácgiải pháp nhằm gắn kết các cơ sở sản xuất, chế biến, tiêu thụ cà phê ở Sơn La Chính vì

vậy, tác giả chọn đề tài: “Tăng cường liên kết kinh tế giữa các cơ sở sản xuất, chế biến và tiêu thụ cà phê ở tỉnh Sơn La” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ.

2 Mục tiêu của luận văn

- Hệ thống hóa và luận giải rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về liên kết kinh tếgiữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản, trong đó có cà phê trên địa bàn tỉnh

- Đánh giá thực trạng liên kết kinh tế giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ càphê ở tỉnh Sơn La giai đoạn 2007-2011; phân tích, chỉ rõ những kết quả, những hạnchế và nguyên nhân và các vấn đề đặt ra cần giải quyết

- Đề xuất các giải pháp chủ yếu tăng cường liên kết kinh tế giữa sản xuất,chế biến và tiêu thụ cà phê ở tỉnh Sơn La có cơ sở khoa học và có tính khả thi

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu mối liên kết kinh tế giữa các cơ sở sản xuấtsản xuất, chế biến và tiêu thụ cà phê trên địa bàn tỉnh Sơn La trên 2 phương diện:Chính sách, yêu cầu của sự liên kết và các nội dung, giải pháp để thực hiện các mốiliên kết đó

Trang 21

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Luận văn nghiên cứu về tình hình sản xuất, chế biến và tiêu

thụ cà phê trong đó tập trung nghiên cứu các mối liên kết kinh tế giữa sản xuất, chếbiến và tiêu thụ cà phê trên địa bàn tỉnh Sơn La, cụ thể là các địa bàn có sản xuất,chế biến và tiêu thụ cà phê bao gồm: huyện Thuận Châu, huyện Mai Sơn và Thànhphố Sơn La

- Về thời gian: Luận văn sử dụng số liệu về liên kết giữa sản xuất, chế biến

và tiêu thụ cà phê tại tỉnh Sơn La trong giai đoạn 2007 - 2011 và đưa ra những nhậnđịnh, giải pháp cho các năm tiếp theo trong khoảng thời gian 2012-2020

4 Các phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu luận văn bao gồm

- Phương pháp điều tra mẫu và phỏng vấn trực tiếp: Phương pháp này được

sử dụng trong việc thu thập và lựa chọn các thông tin sơ cấp có liên quan đến luậnvăn

+ Về điều tra, đề tài đã tiến hành điều tra tại 3 khu vực trồng cà phê gồm:Thành phố Sơn La, huyện Mai Sơn và huyện Thuận Châu Mỗi huyện chọn 2 xã cóhoạt động sản xuất, kinh doanh cà phê

+ Mẫu điều tra, phỏng vấn các cơ sở trồng cà phê: Điều tra theo phươngpháp chọn mẫu, mỗi huyện/ thành phố chọn 2 xã, mỗi xã chọn 10 cơ sở

+ Mẫu điều tra, phỏng vấn các cơ sở chế biến cà phê: mỗi huyện chọn 2 cơsở, tổng số 6 cơ sở

-Các số liệu thống kê được thu thập thông qua các tài liệu thống kê, báo cáotổng kết, các nghiên cứu chuyên đề đã được công bố của tỉnh Sơn La cũng như củaTrung ương và các địa phương khác có liên quan; các trang WEB; các sách, báo vàtạp chí đã xuất bản v.v

- Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý dữ liệu: Thông qua các số liệu

thu thập được để phân tích, đánh giá thực trạng liên kết kinh tế giữa các cơ sở sảnxuất, chế biến và tiêu thụ cà phê Luận văn sử dụng phương pháp phân tích thống kê(phân tổ, đồ thị hóa số liệu); phương pháp so sánh (so sánh hệ số, so sánh số tương

Trang 22

đối, số tuyệt đối, số bình quân; so sánh giữa các thời kỳ, so sánh với các quốc giakhác) được sử dụng thường xuyên nhằm phân tích thực trạng liên kết kinh tế giữasản xuất, chế biến và tiêu thụ cà phê ở Sơn La và một số địa phương để đối chiếu,

so sánh

5 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Mục lục, Phụ lục, Danh mục tài liệu thamkhảo, luận văn gồm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan các kết quả nghiên cứu liên quan đến liên kết kinh tế

giữa sản suất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Chương 2: Cơ sở lý luận về liên kết kinh tế giữa sản xuất, chế biến và tiêu

thụ sản phẩm nông nghiệp

Chương 3: Thực trạng liên kết kinh tế giữa các cơ sở sản xuất, chế biến và

tiêu thụ cà phê ở Tỉnh Sơn La

Chương 4: Một số giải pháp nhằm tăng cường liên kết kinh tế giữa các cơ sở

sản xuất, chế biến và tiêu thụ cà phê ở tỉnh Sơn La

Trang 23

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LIÊN KẾT KINH TẾ GIỮA SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN VÀ TIÊU

THỤ SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP

1.1 Tổng quan các kết quả nghiên cứu

Liên kết giữa sản xuất chế biến và tiêu thụ nông sản là vấn đề có tính quyluật, có vai trò quan trọng đối với sản xuất xã hội nói chung, sản xuất nông nghiệpnói riêng Vì vậy, nó đã được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, nhà quản lýtrong và ngoài nước

Đối với trong nước, đã có một số nghiên cứu về vấn đề liên kết kinh tế giữasản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam cũng như một sốnghiên cứu về liên kết kinh tế trong sản xuất và chế biến một số nông sản cụ thể

Học viên cao học Nguyễn Mạnh Cường trong công trình nghiên cứu luận văn

Thạc sỹ kinh tế “Các giải pháp gắn kết sản xuất, chế biến vả tiêu thụ cá Tra ở tỉnh

An Giang” đã phân tích, hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về gắn kết giữa sản

xuất, chế biến và tiêu thụ thủy sản nói chung và sản xuất, chế biến và tiêu thụ cá Tranói riêng Đồng thời, đánh giá thực trạng vấn đề gắn kết giữa sản xuất, chế biến vàtiêu thụ cá Tra tại tỉnh An Giang và đề xuất định hướng và giải pháp chủ yếu;

Công trình nghiên cứu “Phân tích chuỗi giá trị và tổ chức quan hệ liên kết kinh tế của các Doanh nghiệp may xuất khẩu ở Việt Nam” của tác giả Đỗ Thị Đông

năm 2011 đã nêu bật những đối tượng tham gia vào chuỗi giá trị của ngành may từđó chỉ ra các mối liên kết kinh tế có thể có trong ngành dệt may Đồng thời tác giả

đã đánh giá việc tổ chức liên kết giữa các doanh nghiệp may và các khâu khác trongquá trình tạo ra và đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng bao gồm liên kết dọc vàliên kết ngang giữa các chủ thể trong ngành may

Công trình nghiên cứu về “Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến với nông dân” của tác giả Hồ Quế Hậu đã trình bày bản chất mối liên kết kinh tế và nội

dung của mô hình kiên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến với nông dân Đồng

Trang 24

thời tác giả đã tổng kết kinh nghiệm thực tiễn của các ngành mía đường, điều, thuốclá… trong việc hình thành mô hình liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến vànông dân Bên cạnh đó, tác giả chỉ rõ thực trạng mô hình liên kết giữa doanh nghiệpchế biến và nông dân trồng bông vải ở Việt Nam và đưa ra một số giải pháp nhằmthúc đẩy, hoàn thiện mối liên kết này bao gồm các giải pháp vĩ mô của nhà nước vàcác giải pháp của doanh nghiệp chế biến

Xuất phát từ thực trạng liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp chế biến vànông dân trồng bông, tác giả đề xuất phương hướng và một số giải pháp cơ bản đểhoàn thiện mô hình liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến với nông dân trồngbông vải bao gồm các giải pháp đối với bản thân doanh nghiệp bao gồm phát triển

mô hình mua bán thỏa thuận sau thu hoạch, hợp đồng ràng buộc đầu vụ và tiến tớixây dựng mô hình liên kết thông qua chế độ tham dự cổ phẩn đồng thời cần hoànthiện nội dung của mô hình liên kết theo hướng đa dạng và linh hoạt Xây dựngvùng chuyên canh bông vải tạo động lực thúc đẩy hình thành và phát triển các môhình liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến với nông dân trồng bông vải

Công trình: “Vấn đề liên kết bốn nhà trong phát triển nông nghiệp Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” của tác giả Nguyễn Thị

Thủy và các thành viên, năm 2011: làm rõ tính tất yếu của mối liên kết giữa Nhànông - Nhà nước - Nhà Doanh nghiệp - Nhà khoa học (“Bốn nhà”) trong quá trìnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; Phân tích thực trạng mốiliên kết đó ở Việt Nam qua hơn 20 năm đổi mới trên cơ sở đó đề xuất những giảipháp nhằm tăng cường liên kết bốn nhà trong phát triển nông nghiệp ở Việt Nam

Tác giả Nguyễn Văn Thường và Nguyễn Thế Nhã trong cuốn “Đổi mới tổ chức quản lý các doanh nghiệp nông nghiệp Nhà nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Nhà xuất bản Nông nghiệp năm 2001: trình bày các đặc điểm

có ảnh hưởng đến tổ chức và quản lý các doanh nghiệp Nông nghiệp Nhà nước(DNNNNN) ngành hàng Cà phê và Cao su; Phân tích quá trình hình thành hệ thốngDNNNNN trên địa bàn tỉnh Daklak và tiến trình đổi mới tổ chức, quản lý của cácdoanh nghiệp này trong ngành hàng cà phê và ca cao; Đồng thời cuốn sách đưa ra

Trang 25

những giải pháp chủ yếu về tổ chức và phát triển chế biến, tiêu thụ cà phê trong cácDNNNNN ở tỉnh Daklak cũng như những giải pháp vĩ mô nhằm phát triển ngànhhàng cà phê tại tỉnh Daklak.

Bên cạnh các công trình nghiên cứu trên còn một số bài báo đăng trên các

báo và tại chí của các tác giả như: Trần Tiến Khải, “Liên kết dọc trong chuỗi giá trị nông sản: nhìn từ vụ Bianfishco”, thời báo kinh tế Sài gòn ngày 31-03-2012; Lê

Bền, “bài học từ cây cà phê chè ở Sơn La”, báo Nông nghiệp Việt Nam ngày 2012; …

3-04-1.2 Những kết quả đã đạt được

Tác giả Nguyễn Mạnh Cường trong công trình nghiên cứu luận văn Thạc sỹ

kinh tế “Các giải pháp gắn kết sản xuất, chế biến vả tiêu thụ cá Tra ở tỉnh An Giang” nghiên cứu những vấn đề kinh tế và tổ chức chủ yếu của sản xuất, chế biến

và tiêu thụ cá tra ở An Giang Để phát triển một cách bền vững sản phẩm cá tra đòihỏi phải nghiên cứu một cách toàn diện các vấn đề của sản xuất, chế biến và tiêuthụ, trong đó mối quan hệ giữa 3 khâu: sản xuất, chế biến và tiêu thụ cá Tra tại đồngbằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh An Giang nói riêng Tác giả trình bày cácđặc điểm về sản xuất, chế biến và tiêu thụ Cá Tra ảnh hưởng đến nội dung của gắnkết giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ cá Tra Đồng thời tác giả cũng tổng kết kinhnghiệm của một số nước như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Thái Lan…từ đó rút ra các bàihọc có thể áp dụng với tỉnh An Giang

Công trình phân tích những kết quả và những vấn đề còn tồn tại trong thựchiện gắn kết giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ cá Tra ở tỉnh An Giang như việc tổchức sản xuất theo nông hộ chiếm 30 - 40%, chưa được tổ chức theo hình thứcnhóm, tổ, đội nên cung cấp yếu tố đầu vào khó khăn; Mối liên kết đã có tuy nhiênthiếu bền vững nên việc thiếu nguyên liệu cho chế biến vẫn thường xuyên xảy ra;Vấn đề tham gia của hiệp hội còn nhiều bất cập, chưa có tổ chức phù hợp để điềuphối chung cho sản xuất, chế biến và tiêu thụ cá Tra một cách hiệu quả; Công táckhuyến ngư đã được chú trọng nhưng chất lượng còn thấp, trình độ của cán bộkhuyến ngư còn hạn chế

Trang 26

Xuất phát từ thực trạng tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm gắn kết giữasản xuất, chế biến và tiêu thụ ca Tra tại tỉnh An Giang bao gồm: hoàn thiện cơ chếchính sách, tổ chức tốt công tác quy hoạch, thực hiện các hợp đồng kinh tế trongliên kết, lựa chọn các hình thức tổ chức sản xuất cho phù hợp theo mô hình quản lýcộng đồng và phát triển vai trò của hiệp hội ngành hàng.

Công trình nghiên cứu “Phân tích chuỗi giá trị và tổ chức quan hệ liên kết kinh tế của các Doanh nghiệp may xuất khẩu ở Việt Nam” của tác giả Đỗ Thị Đông

năm 2011:

Tác giả chỉ ra chuỗi giá trị của ngành may xuất khẩu bao gồm năm mắt xíchlà: thiết kế - Sản xuất nguyên phụ kiện - may, xuất khẩu - Marketing và phân phối.Liên kết dọc trong ngành hàng may xuất khẩu giữa các chủ thể dọc theo chuỗi mắtxích là hết sức cần thiết Chẳng hạn, liên kết giữa dệt và may góp phần nâng caochất lượng và đảm bảo số lượng, ổn định nguyên vật liệu cho may, đồng thời giảmbớt chi phí trung gian khi mua nguyên vật liệu ảnh hưởng đến giá thành sản phẩmmay và tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường Liên kết dọc có ýnghĩa hết sức quan trọng góp phần tạo nên sự phát triển của ngành may song liênkết này chưa được thực hiện chặt chẽ và chưa màng hiệu quả như mong muốn.Chẳng hạn, các Doanh nghiệp dệt chưa đủ khả năng đáp ứng các loại vải cho cácdoanh nghiệp may hàng xuất khẩu cả về số lượng và chất lượng nên doanh nghiệpmay phải nhập khẩu nguyên phụ liệu trong khi đó việc tiêu thụ sản phẩm của Doanhnghiệp dệt lại gặp khó khăn…

Bên cạnh mối liên kết dọc giữa doanh nghiệp may xuất khẩu với đơn vị cungcấp nguyên phụ liệu và các đơn vị phân phối, xuất khâu thì sự liện kết giữa cácdoanh nghiệp may xuất khẩu và các doanh nghiệp may xuất khẩu là hết sức cầnthiết vì: việc liên kết đó tạo cơ hội để các doanh nghiệp tăng thêm sức mạnh thôngqua việc chia sẻ thông tin về thị trường, về khách hàng, về đối thủ cạnh tranh…đồng thời việc liên kết này cũng tạo ra cơ hội kinh doanh cho các Doanh nghiệp.Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) thành lập năm 1999 nhằm giúp các doanhnghiệp dệt may trong đó có các doanh nghiệp may xuất khẩu Hiệp hội là đầu mối

Trang 27

thiết lập các kênh và trao đổi thông tin giữa các thành viên, hỗ trợ các doanh nghiệptrong sản xuất, xây dựng chiến lược kinh doanh….Đồng thời Hiệp hội đại diện chocác doanh nghiệp thực hiện nhiều hoạt động nhằm tăng khả năng cạnh tranh củangành Dệt May Việt Nam

Đánh giá về thực trạng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu và quan hệ liên kếtkinh tế của các doanh nghiệp may xuất khẩu ở Việt Nam tác giả đã chỉ rõ: “Cácdoanh nghiệp may xuất khẩu có tham gia vào những mối liên kết dọc và ngang vàngày càng nhận thức được tầm quan trọng của những mối quan hệ này” Hoạt độngcủa Hiệp hội Dệt May Việt Nam, Tập đoàn Dệt May Việt Nam và Hội Dệt MayThêu Đan thành phố Hồ Chí Minh được đánh giá là có hiệu quả, mạng lại lợi íchđáng kể cho các thành viên tham gia Tuy nhiên, quan hệ liên kết kinh tế giữa cácdoanh nghiệp May xuất khẩu với các công ty thời trang, các doanh nghiệp Dệt vàsản xuất nguyên phụ kiện còn yếu Mối quan hệ liên kết xuôi chiều giữa doanhnghiệp May xuất khẩu với các doanh nghiệp thực hiện công đoạn Markting và phânphối sản phẩm gần như không tồn tại

Bên cạnh đó, sự giới hạn về quyền hạn và chưa đầy đủ về những quy địnhhoạt động… khiến các Hiệp hội, tập đoàn, hội còn tồn tại nhiều yếu kém khi doanhnghiệp tham gia liên kết ngang Cụm công nghiệp trong ngành dệt may chỉ mangtính hình thức

“Hoàn thiện mô hình liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến với nông dân trồng bông vải ở Việt Nam”, của Tác giả Hồ Quế Hậu đã nêu lên bản chất của

liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến với nông dân trồng bông vải thực chất làmối quan hệ liên kết giữa công nghiệp và nông nghiệp là hai khâu quan trọng nốitiếp nhau trong quá trình sản xuất và chế biến sản phẩm Liên kết kinh tế giữadoanh nghiệp chế biến với nông dân chịu tác động của nhiều nhân tố kinh tế, kỹthuật, chính trị, xã hội khác nhau Trong đó, các nhân tố về kinh tế có tác độngmạnh mẽ đến sản xuất, chế biến và tiêu thụ bông vải nội địa ở nước ta chủ yếu theohợp đồng ràng buộc đầu vụ và thỏa thuận sau thu hoạch Hình thức pháp lý chủ yếuđể thực hiện quan hệ liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến với nông dân trồng

Trang 28

bông theo mô hình ràng buộc đầu vụ là hợp đồng kinh tế được hai bên ký kết vớinhau bằng văn bản từ đầu vụ sản xuất Tuy có cùng cơ sở pháp lý là hợp đồng kinhtế ký kết từ đầu vụ nhưng hình thức biểu hiện cụ thể có sự khác nhau về nội dung vàthể thức thực hiện với các tên gọi khác nhau như: hợp đồng bao tiêu và bảo hiểmgiá, hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ, hợp đồng đầu tư và mua bán trước sảnphẩm theo khung giá định trước Hợp đồng ràng buộc đầu vụ tạo sự đảm bảo về thịtrường tiêu thụ chắc chắn cho nông dân trồng bông với mức giá định trước giúpnông dân yên tâm sản xuất Mô hình liên kết này phù hợp với đặc điểm của câybông là cây trồng có độ rủi ro cao về năng suất và giá cả Mặt khác, mô hình hợpđồng ràng buộc đầu vụ còn phù hợp với đặc điểm của ngành chế biến bông đó làngành sản xuất hiệu quả của nó phụ thuộc lớn vào khả năng cung ứng nguyên liệuđầu vào khi đó hợp đồng ràng buộc đầu vụ giúp doanh nghiệp đảm bảo nguồnnguyên liệu đầu vào đảm bảo cho sản xuất được tiến hành liên tục.

Ngoài các ưu điểm trên, mô hình liên kết hợp đồng ràng buộc đầu vụ thật sựtạo ra mối quan hệ liên kết lợi ích giữa doanh nghiệp chế biến và nông dân trồngbông nên thúc đẩy doanh nghiệp hỗ trợ vốn, vật tư, kỹ thuật để giúp nông dân sảnxuất ra nguyên liệu có chất lượng cao góp phần tạo nên chất lượng sản phẩm sauchế biến

Song song với các ưu điểm mô hình liên kết hợp đồng đầu vụ gặp phảinhững khó khăn, hạn chế như: thứ nhất, tạo tâm lý ỷ lại trong nông dân, dễ tạo mâuthuẫn nhất là trong khâu thu mua do việc điều hành khó linh hoạt và kịp thời so vớitình hình thực tế và khó quản lý, kiểm soát được hành vi tiêu cực của nhân viên.Xuất hiện hiện tượng nông dân nhận vật tư của doanh nghiệp chế biến nhưng khôngphục vụ cho việc trồng bông nên chất lượng bông không được cải thiện Thậm chícó những hộ nông dân nhận đầu tư của doanh nghiệp chế biến nhưng không bán

nguyên liệu cho doanh nghiệp hay nói cách khác không muốn trả nợ Thứ hai, sự

thiếu linh hoạt khi giá mua không thay đổi khi chất lượng thay đổi, chỉ mua 1 giáhoặc mua theo loại khiến nông dân không quan tâm nhiều đến chất lượng

Trang 29

Bên cạnh mô hình hợp đồng ràng buộc đầu vụ, mô hình mua bán thỏa thuậnsau thu hoạch giữa doanh nghiệp chế biến với nông dân trồng bông thường khôngtrực tiếp mà thông qua vai trò chung gian của các tư thương chuyên thu gomnguyên liệu cho các doanh nghiệp chế biến, hình thức chủ yếu để thực hiện mua bánlà thỏa thuận miệng.

Trong mô hình thỏa thuận sau thu hoạch giá cả được xác định linh hoạt theoquan hệ cung - cầu, theo chi phí sản xuất và lưu thông, theo chất lượng sản phẩm.Thủ tục mua bán đơn giản như bán tại nhà, tại xưởng, trả tiền ngay, mua bán lúcnào cũng được… Sự linh hoạt giá cả và thủ tục mua bán đơn giản phù hợp với tâmlý và trình độ của nông dân Việc mua bán thỏa thuận sau thu hoạch hạn chế đượcsự độc quyền mua do doanh nghiệp chế biến cung ứng vật tư và mua nguyên liệu dễdẫn đến tình trạng ép giá người nông dân khi thu hoạch Tuy nhiên mô hình muabán thỏa thuận sau không tạo ra sự ổn định trong việc tiêu thụ sản phẩm

Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại trong quan hệ liên kết kinh tế giữadoanh nghiệp chế biến và nông dân là do trình độ phát triển của nhành sản xuấtbông còn ở trình độ thấp, quy mô nhỏ bé, phân bố rải rác Mặt khác cơ sở pháp lýcho việc thực hiện các hợp đồng kinh tế chưa thực sự chặt chẽ khiến số lượng hợpđồng được ký kết chưa nhiều và tính bền vững không cao

“Vấn đề liên kết 4 nhà trong phát triển nông nghiệp Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”, đề tài khoa học công nghệ cấp

bộ của của tác giả Nguyễn Thị Thủy (chủ nhiệm đề tài) và các thành viên Nghiêncứu tập trung làm rõ tính tất yếu của mối liên kết giữa Nhà nông - Nhà nước - Nhàdoanh nghiệp và Nhà khoa học (“bốn nhà”) trong quá trình công nghiệp hóa, hiệnđại hóa nông nghiệp, nông thôn, thực trạng của mối liên kết đó ở Việt Nam qua 20năm đổi mới Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường liên kết bốn nhàtrong phát triển nông nghiệp nước ta hiện nay

Đề tài đã làm rõ tính tất yếu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệpnông thôn ở Việt Nam hiện nay đồng thời nhận định rõ tính tất yếu khách quan củaliên kết kinh tế trong phát triển nông nghiệp, nông thôn với sự liên kết của Nhà

Trang 30

nông - Nhà nước - Nhà doanh nghiệp - Nhà khoa học Trong đó, sự liên kết giữaNhà nông và Nhà doanh ngiệp giữ vai trò chủ đạo với sự hỗ trợ đắc lực của nhànước và nhà khoa học nhằm gắn kết giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sảnhàng hóa

Đề tài cũng tổng hợp kinh nghiệm trong liên kết bốn nhà của Trung Quốc vàNhật Bản và tìm ra được một số bài học đối với Việt Nam Nhà nước đóng vai tròquan trọng giúp tạo sợi dây liên kết kinh tế bền vững giữa các chủ thể trong chuỗigiá trị hàng nông sản còn doanh nghiệp chế biến đóng vai trò hạt nhân quyết địnhđến sự thành công của hình thức sản xuất theo hợp đồng và liên kết 4 nhà Bên cạnhđó cần xây dựng các tổ chức của nông dân tạo cầu nối giữa nhà nông với nhà doanhnghiệp, Nhà nước và nhà khoa học Cuối cùng, sự thành công của các mô hình sảnxuất theo hợp đồng và tính bền vững của mối liên kết kinh tế phụ thuộc vào nhữngđiều kiện nhất định và đặc điểm của chủng loại hàng hóa

Bên cạnh việc tổng kết cơ sở lý luận về liên kết bốn nhà, đề tài còn phân tíchthực trạng mối liên kết “bốn nhà” trong phát triển nông nghiệp của Việt Nam thời

kỳ đổi mới Trong đó mối quan hệ giữa các doanh nghiệp với người nông dân thôngqua hợp đồng cung ứng vật tư và tiêu thụ nông sản là mối quan hệ chính được quantâm nhiều nhất Ở nhiều địa phương, một số ngành hàng, một bộ phận doanh nghiệphoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp đã phối hợp với nông dân tạo thành quy trìnhkhép kín từ khâu sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản Đề tài cũng chỉ rõ nhữnghạn chế trong mối liên kết “bốn nhà” đó là các hợp đồng ký kết giữa nông dân vàdoanh nghiệp còn ít và thiếu tính bền vững, việc vi phạm hợp đồng diễn ra phổbiến, hầu hết các địa phương chưa quy hoạch được vùng kinh tế hàng hóa, sản xuấtnhỏ lẻ ảnh hưởng đến tính bền vững của liên kết

Xuất phát từ thực trạng liên kết “bốn nhà” của Việt Nam trong thời kỳ đổimới tập thể tác giả đã nêu một số phương hướng chung và đề xuất một số giải phápnhằm tăng cường liên kết “bốn nhà” trong phát triển nông nghiệp của Việt Nam Cụthể: Tiếp tục tuyên truyền về sự cần thiết, nội dung cũng như mục đích của việcthực hiện liên kết “bốn nhà”; Xác định rõ vai trò của các doanh nghiệp chế biến -

Trang 31

tiêu thụ nông sản và của người nông dân; Tổ chức lại sản xuất của người nông dântheo hướng quản lý cộng đồng phù hợp với điều kiện của Việt Nam; Phát huy vaitrò chủ đạo của Nhà nước nhằm tạo sự liên kết mang tính ổn định và lâu dài; Đổimới phương thức hợp đồng thu mua nguyên liệu giữa nông dân và các nhà doanhnghiệp và tăng cường hiệu lực thực hiện hợp đồng theo đúng quy định của phápluật; Xác định rõ vai trò, trách nhiệm và lợi ích của nhà khoa học khi tham gia liênkết “bốn nhà”.

Trong cuốn “Đổi mới tổ chức quản lý các doanh nghiệp nông nghiệp Nhà nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Nhà xuất bản Nông nghiệp năm

2001: Các tác giả đã chỉ ra cây Cà phê là loại cây trồng có yêu cầu khắt khe về yếutố thời tiết, khí hậu và kết cấu đất, độ dày của đất canh tác Cây cà phê thích hợp vớinhiệt độ 20-250C, độ ẩm trên 70% và rất thích hợp với đất đỏ Bazan Đồng thời, câyCà phê yêu cầu cao về chế độ canh tác, chăm sóc cao, tốn nhiều chi phí tuy nhiên nómang đặc điểm của các cây nông nghiệp khác là mang tính thời vụ cao do đó cần cóhình thức tổ chức và quản lý phù hợp để khắc phục tính thời vụ, gắn sản xuất vớichế biến để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm Mặt khác, Cà phê quả tươisau thu hoạch thường nhanh hỏng nếu chế biến không kịp thời và đảm bảo yêu cầu

kỹ thuật ảnh hưởng lớn đền màu sắc, vùi và vị của cà phê thành phẩm do đó cầnliên kết chặt chẽ giữa trồng và chế biến cà phê để nâng cao giá trị sản phẩm Cà phêcủa Việt Nam chủ yếu dùng để xuất khẩu, tiêu thụ nội địa chiếm khoảng 1% sảnlượng

Hình thức liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp và nông dân trong tỉnh

Daklak phổ biến dưới dạng: Thứ nhất, Doanh nghiệp giao đất cho các hộ liên kết,

các hộ tự bỏ vốn đầu tư, tự chăm sóc… đến vụ hộ giao nộp sản phẩm theo mức

khoán; Thứ hai, hợp đồng hợp tác đầu tư: Người nhận hợp đồng là cán bộ, công

nhân viên của công ty, công ty giao đất, người lao động bỏ vốn đầu tư, góp vốn vàchia tỷ lệ công ty 51%, người lao động 49%

Việc giao khoán đất và vườn cây đã chặn đứng được tình trạng suy thoáivườn cây, củng cố và nâng cao chất lượng vườn cây nên năng suất cà phê tăng lên

Trang 32

nhanh chóng; Lợi ích của nông dân và doanh nghiệp tăng lên, giúp doanh nghiệpbảo toàn và phát triển được vốn Bên cạnh những kết quả đạt được, việc đổi mới tổ

chức và quản lý DNNNNN trong ngành hàng Cà phê còn một số tồn tại như: Thứ nhất, vấn đề phân phối mới chỉ nằm trong sản lượng khoán còn phần vượt khoán

chưa tham gia vào phân phối, hầu hết phần vượt khoán thuộc về người sản xuất;

Thứ hai, sản phẩm cà phê đều dừng lại ở mức độ sơ chế, quản lý chất lượng chế biến làm chưa tốt và đầu tư cho chế biến còn ít Thứ ba, Cà phê xuất khẩu có chất

lượng thấp, việc xuất khẩu thông qua thị trường trung gian và đầu nậu quốc tế nênhiệu quả thấp

Ngoài ra còn có một số đề tài nghiên cứu về mối quan hệ giữa sản xuất, chếbiến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp khác

1.3 Các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

Sự phát triển của các công trình nghiên cứu về đề tài liên kết kinh tế giữa sảnxuất, chế biến và tiêu thụ nông sản tương đối đa dạng giúp cho những người nghiêncứu tiếp theo có cơ sở vững chắc để tiếp tục nghiên cứu Tuy nhiên còn nhiềukhoảng trống khoa học có thể phát triển đó là: Đặc điểm của sản xuất, chế biến vàtiêu thụ sản phẩm cà phê chi phối đến mối liên kết kinh tế giữa sản xuất, chế biến vàtiêu thụ trong ngành hàng cà phê; Thực trạng và giải pháp nhằm tăng cường liên kếtkinh tế trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ cà phê tại tỉnh Sơn La

Qua quá trình tìm hiểu tại tỉnh Sơn La, đến thời điểm hiện tại, tác giả cam kếtchưa có đề tài nào nghiên cứu về liên kết kinh tế giữa các cơ sở sản xuất, chế biếnvà tiêu thụ cà phê trên địa bàn Do đó tác giả lựa chọn hướng nghiên cứu liên kếtkinh tế trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ cà phê tại tỉnh Sơn La nhằm tăng cườngmối liên kết này và thúc đẩy ngành hàng cà phê tại Sơn La phát triển mạnh mẽ hơn

Trang 33

2.1.1 Khái niệm và bản chất liên kết kinh tế

2.1.1.1 Khái niệm về liên kết kinh tế

Liên kết kinh tế là một hiện tượng kinh tế - xã hội khách quan của nền sảnxuất hàng hóa với sự phân công lao động xã hội ngày càng phát triển, là phạm trùphản ánh mối quan hệ phối hợp hoạt động kinh tế giữa các chủ thể kinh tế để thựchiện có hiệu quả những nhiệm vụ sản xuất kinh doanh nhất định

Các chủ thể tham gia hoạt động liên kết kinh tế hết sức đa dạng, đó có thể làchính phủ, các doanh nghiệp thuộc các ngành và thành phần kinh tế, các đơn vịnghiên cứu khoa học và đào tạo, các cá nhân… Tất cả các chủ thể có nhu cầu và cókhả năng đều có thể tham gia quan hệ liên kết kinh tế dưới những hình thức và quy

mô tổ chức khác nhau tương ứng với nhu cầu của các chủ thể tham gia liên kết

Liên kết kinh tế được thực hiện trên cơ sở ba nguyên tắc cơ bản sau:

Một là, nguyên tắc lợi ích kinh tế cao: Các chủ thể kinh tế có thể kinh tế có

quyền lựa chọn nhiều phương thức hoạt động khác nhau để đạt được mục tiêu tối đahóa lợi nhuận

Hai là, nguyên tắc bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các thành viên

tham gia tổ chức liên kết Các thành viên đóng góp nghĩa vụ tài chính và nguồn lựckhác nhau đúng theo thỏa thuận và được hưởng quyền lợi tương ứng với mức độđóng góp

Ba là, nguyên tắc pháp lý độc lập giữa các hoạt động liên kết và các hoạt

động khác tức là các chủ thể có thể tham gia nhiều tổ chức liên kết khác nhau hoặcvừa tham gia liên kết vừa hoạt động độc lập

Trang 34

Những hình thức phổ biến là hiệp hội ngành hàng, nhóm sản xuất… Liên kếtkinh tế được thực hiện với nội dung khá phong phú ở tất cả các khâu của quá trìnhtái sản xuất như chuẩn bị các yếu tố cho sản xuất, sản xuất, thúc đẩy quá trình lưuthông tiêu thụ sản phẩm… Các chủ thể kinh tế có thể cùng tham gia nhiều tổ chứcliên kết kinh tế khác nhau Bên cạnh nội dung liên kết phong phú, thời giam thamliên kết có thể điều chỉnh linh động trong thời gian ngắn hoặc thường xuyên, liêntục trong nhiều năm phụ thuộc vào từng hoạt động cụ thể.

Liên kết kinh tế được thực hiện thông qua hình thức hợp đồng giữa các chủthể kinh tế độc lập hoặc thông qua việc hình thành một loại hình tổ chức mới, làmnhiệm vụ điều phối hoạt động của các bên tham gia Trong đó, liên doanh là mộttrong những biểu hiện cụ thể của hoạt động liên kết kinh tế

Liên kết kinh tế trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp làsự liên kết kinh tế với các chủ thể kinh tế hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nhưdoanh nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp với nông dân là người sảnxuất và cung ứng nông sản, nguyên liệu để sản xuất ra sản phẩm phục vụ nhu cầu xãhội

Bản chất liên kết kinh tế giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản Về mặtkinh tế, đó là mối quan hệ giữa công nghiệp với nông nghiệp, là các khâu nối tiếpnhau trong quá trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp Về mặtchính trị, mối liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ với nông dân là

cơ sở vật chất cho mối quan hệ liên minh công nhân với nông dân Về mặt xã hội,đó là một trong những cơ sở nền tảng của mối quan hệ giữa nông thôn với thành thị.2.1.1.2 Tính tất yếu khách quan và vai trò của liên kết kinh tế giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Sự hình thành và phát triển của các quan hệ liên kết kinh tế là một tất yếukhách quan Tính tất yếu này được minh chứng bởi các lý do chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, do tác động của sự phát triển phân công lao động xã hội và lực

lượng sản xuất, quá trình tái sản xuất - xã hội được phân chia thành nhiều khâu độclập một cách tương đối với nhau Để đảm bảo tính thống nhất đòi hỏi phải kết hợp

Trang 35

các khâu, các chủ thể riêng biệt Có nhiều cách để thực hiện sự kết hợp trên, trongđó sự kết hợp thông qua liên kết kinh tế mang tính chặt chẽ và đảm bảo hiệu quảkinh tế cao.

Thứ hai, liên kết kinh tế giữa các cơ sở sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản

phẩm nông nghiệp để thúc đẩy quá trình tích lũy vốn, tăng khả năng sản xuất sảnphẩm, nâng cao trình độ xã hội hóa của nền sản xuất

Thứ ba, phát triển quan hệ kinh tế giúp tăng cường khả năng cạnh tranh của

các cơ sở sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp Cạnh tranh thúc đẩyliên kết kinh tế, liên kết kinh tế lại làm tăng khả năng cạnh tranh của các chủ thể

Thứ tư, do tác động của quy luật tối đa hóa lợi nhuận và lợi ích Liên kết kinh

tế có thể giúp doanh nghiệp bù đắp chỗ yếu, khai thác điểm mạnh của nhau Mặtkhác, liên kết kinh tế còn cho phép sử dụng, khai thác có hiệu quả Liên kết kinh tếđược tổ chức chặt chẽ từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm do nhiều chủ thểkhác nhau thực hiện sẽ gia tăng lợi ích, tạo ra chuỗi giá trị lớn hơn

Thứ năm, tăng cường liên kết kinh tế để nắm bắt, ứng dụng nhanh các thành

tựu mới của tiến bộ khoa học - công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Thứ sáu, do nhu cầu hội nhập khu vực và quốc tế, liên kết kinh tế giữa các

chủ thể kinh tế trong nước và chủ thể nước ngoài nhằm thu hút vốn đầu tư, nâng caotrình độ trang bị kỹ thuật, khai thác các lợi thế trong nước, tạo thêm việc làm, họctập kỹ năng quản lý và thâm nhập thị trường nước ngoài

2.1.2 Phân loại các hoạt động liên kết kinh tế

Liên kết kinh tế là hoạt động rất phức tạp, ngày càng phát triển phong phú vềnội dung, hình thức tổ chức, đối tác tham gia vào quá trình liên kết Có nhiều cách phânloại hoạt động liên kết kinh tế theo những tiêu thức, mục đích cụ thể khác nhau

- Căn cứ vào nội dung của hoạt động liên kết kinh tế, bao gồm: Liên kết kinhtế để tạo ra các yếu tố đầu vào, ở khâu sản xuất và khâu tiêu thụ sản phẩm

+ Liên kết kinh tế để tạo các yếu tố đầu vào cho sản xuất có:

* Liên kết để tạo nguồn vốn: doanh nghiệp sản xuất có thể tiếp nhận và sửdụng nguồn vốn hỗ trợ của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, thương mại, kèm

Trang 36

theo các điều kiện ràng buộc về yêu cầu sản xuất, tiêu thụ, thanh toán do hai bênthỏa thuận.

* Liên kết kinh tế sản xuất và chế biến nguyên liệu: trong quan hệ này, doanhnghiệp chế biến thường đóng vai trò chủ động, thực hiện việc ứng trước vốn, vật tư,giống và hướng dẫn kỹ thuật cho các cơ sở sản xuất nguyên liệu Nhờ thiết lập quanhệ giữa các cơ sở sản xuất và chế biến nông sản giúp doanh nghiệp chế biến có đủnguyên liệu với chất lượng cao, sử dụng triệt để công suất thiết bị, nâng cao chấtlượng sản phẩm Doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm giữ vai trò “trung tâm” chi phốicòn doanh nghiệp chế biến giữ vai trò “vệ tinh”

* Hoạt động liên kết kinh tế để tạo phụ tùng, thiết bị, máy móc: Để có nguồnthiết bị, phụ tùng cung ứng thường xuyên, đơn vị sử dụng thiết bị có thể thiết lậpquan hệ kinh tế với đơn vị chế tạo thiết bị

* Liên kết kinh tế để đào tạo, bồi dưỡng nhân lực: quan hệ liên kết kinh tếnày được thực hiện dưới các hình thức hợp đồng liên kết bồi dưỡng, đào tạo ngắnhạn và thường xuyên giữa các cơ sở giáo dục, đào tạo và đơn vị sử dụng lao động

* Liên kết kinh tế để đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vàosản xuất: Hình thức liên kết này bảo đảm sự gắn kết chặt chẽ giữa hoạt động của các

cơ sở nghiên cứu khoa học - công nghệ với các đơn vị sử dụng công nghệ

+ Liên kết kinh tế ở khâu sản xuất bao gồm

* Hình thức liên kết - hiệp tác giữa các doanh nghiệp công nghiệp chuyên mônhóa thành phẩm với nhau Trong quan hệ hiệp tác này, một sản phẩm hoàn chỉnh ởmức độ nhất định của doanh nghiệp này được cung cấp cho doanh nghiệp khác

* Hình thức liên kết - hiệp tác giữa các doanh nghiệp chuyên môn hóa bộ phận,chi tiết sản phẩm Sản phẩm cuối cùng đáp ứng nhu cầu thị trường là sự kết tinh phốihợp của nhiều đơn vị, mỗi doanh nghiệp sản xuất một hoặc một số bộ phận

* Hinh thức liên kết - hiệp tác giữa các doanh nghiệp chuyên môn hóa giaiđoạn công nghệ Trong quan hệ liên kết này, sản phẩm của doanh nghiệp chuyênmôn hóa giai đoạn công nghệ này là đầu vào của các doanh nghiệp chuyên môn hóatrong giai đoạn tiếp theo Ví dụ doanh nghiệp chế biến cà phê nhân liên kết - hiệptác với doanh nghiệp chế biến cà phê hòa tan…

Trang 37

* Quan hệ liên kết - hiệp tác giữa các doanh nghiệp chuyên môn hóa hoạtđộng phụ trợ với các doanh nghiệp công nghiệp khác, chẳng hạn doanh nghiệp sảnxuất bao bì liên kết - hiệp tác với doanh nghiệp chế biến nông sản đảm bảo cho cácdoanh nghiệp có nguồn bao bì ổn định, chất lượng cao, mẫu mã đẹp, giá thành hạ…

+ Liên kết kinh tế trong khâu tiêu thụ sản phẩm

Hoạt động liên kết kinh tế thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, đồng thời tạo lập, mởrộng thị trường đầu ra trong đó doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ bao tiêu sản phẩmcho người sản xuất bao gồm những dạng liên kết sau đây:

* Một là, doanh nghiệp sản xuất liên kết với doanh nghiệp thương mại trong

đó doanh nghiệp sản xuất gia công sản phẩm cho doanh nghiệp thương mại hoặcdoang nghiệp thương mại bao tiêu sản phẩm cho doanh nghiệp sản xuất

* Hai là, các doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực (công nghiệp và thương

mại) liên kết với nhau trong chi phối thị trường

* Ba là, doanh nghiệp công nghiệp sử dụng hệ thống đại lý rộng rãi để thúc

đẩy tiêu thụ sản phẩm

- Căn cứ vào sự ràng buộc giữa các bên trong quan hệ liên kết kinh tế: Hoạtđộng liên kết kinh tế giữa các bên thông qua hợp đồng kinh tế giữa các bên đối táckhông thiết lập hình thức tổ chức mới: Hình thức này áp dụng phổ biến trong quanhệ kinh tế phát sinh đột xuất, không thường xuyên, quy mô nhỏ, nội dung liên kếtđơn giản Các bên liên kết chỉ thực hiện phối hợp với nhau từng phần việc đã thỏathuận, còn lại vẫn hoạt động sản xuất kinh doanh độc lập

- Căn cứ vào hình tổ chức liên kết kinh tế: Loại hình tổ chức thể hiện liên kếtkinh tế “lỏng”, các thành viên tham gia vẫn giữ tính độc lập trong kinh doanh, tổchức liên kết chỉ điều hành những quan hệ liên kết mà các thành viên nhất trí phốihợp Hiệp hội là dạng thức điển hình, các thành viên tham gia hiệp hội thường thốngnhất về chiến lược phát triển, chính sách đầu tư, thỏa thuận hạn mức sản xuất… Banđiều hành hiệp hội điều phối sự hoạt động của các thành viên theo chiến lược và cácchính sách trên nhưng không có quyền can thiệp vào công việc kinh doanh của từngthành viên

Trang 38

Loại hình tổ chức thể hiện sự liên kết kinh tế “chặt”, tất cả các thành viên đềusự chỉ huy của một đầu mối (ban quản lý, ban điều hành).

- Căn cứ vào quá trình sản xuất hay cung cấp dịch vụ: Căn cứ vào quá trìnhsản xuất hay cung cấp dịch vụ có liên kết dọc, liên kết ngang và liên kết hỗn hợp

Liên kết dọc bao gồm chuỗi mắt xích nhà cung cấp - tổ chức - khách hàng

hay cụ thể hơn là liên kết giữa người sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm nôngnghiệp với 3 hình thức cơ bản như sau:

Thứ nhất, hình thức liên kết ở mức thấp: là liên kết giữa người sản xuất – nhà

chế biến – tiêu thụ dưới dạng quan hệ thời điểm, không có hợp đồng sản xuất – tiêuthụ, chủ yếu là mua đứt bán đoạn, không bị ràng buộc chặt chẽ trong quan hệ giaodịch

Thứ hai, hình thức liên kết dưới dạng sản xuất theo hợp đồng: có hợp đồng

sản xuất - bao tiêu sản phẩm giữa người sản xuất và nhà chế biến; và giữa nhà chếbiến và nhà bán lẻ Hợp đồng quy định rõ số lượng, chất lượng, quy trình sản xuấtcủa sản phẩm, cơ chế thưởng phạt giữa hai bên

Thứ ba, mô hình sản xuất - chế biến - tiêu thụ mang tính tổng hợp Mô hình

này là mô hình thể hiện sự hội tụ tất cả các hoạt động từ sản xuất đến chế biến vàtiêu thụ sản phẩm trong phạm vi của một doanh nghiệp, thậm chí cả hoạt động sảnxuất nguyên liệu đầu vào cho sản xuất Mô hình này cho phép doanh nghiệp kiểmsoát chặt chẽ chất lượng sản phẩm và thu được toàn bộ lợi nhuận ở tất các các côngđoạn sản xuất - chế biến và thương mại hóa sản phẩm, đồng thời hạn chế được rủi

ro về nguồn nguyên liệu và chủ động được thị trường đầu ra

Liên kết ngang là liên kết của những chủ thể có cùng vị trí với nhau trong

chuỗi cung ứng Chẳng hạn liên kết của các chủ thể sản xuất sản phẩm nông nghiệpnhư hộ gia đình, trang trại… với nhau, liên kết giữa các doanh nghiệp chế biến sảnphẩm nông nghiệp với nhau hay liên kết của những doanh nghiệp phân phối sảnphẩm nông nghiệp với nhau… Mục đích của liên kết ngang là tìm kiếm sự hợp tácgiữa các đơn vị có cùng chức năng để tăng cường công tác nghiên cứu và phát triểnsản phẩm, dịch vụ hoặc tăng cường khả năng phân phối sản phẩm

Trang 39

Liên kết hỗn hợp là sự kết hợp giữa liên kết dọc và liên kết ngang của các

chủ thể

Bên cạnh các cách phân loại trên, nếu căn cứ vào số lượng các chủ thể thamgia liên kết, có thể chia thành liên kết song phương và liên kết đa phương Liên kếtsong phương là việc liên kết hai chủ thể kinh tế nhằm tạo ra hiệu quả hoạt động caohơn Khi có nhiều hơn hai chủ thể tham gia vào hoạt động liên kết ta có liên kết đaphương

2.1.3 Lợi ích của liên kết kinh tế

Khi tham gia vào hoạt động liên kết kinh tế các chủ thể kinh tế thu đượcnhững lợi ích cơ bản sau

2.1.3.1 Khắc phục bất lợi về quy mô

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mỗi doanh nghiệp đều có một hoặcmột số lịnh vực hoạt động chủ đạo, mang tính đặc thù Bên cạnh những hoạt độngđó còn có những hoạt động khác có tác dụng hỗ trợ hoạt động chính và giảm thiểurủi ro trong kinh doanh Tuy nhiên, với nguồn lực có hạn doanh nghiệp khó có thểthực hiện có hiệu quả tất cả các hoạt đông đó cùng lúc do vậy cách tốt nhất là doanhnghiệp thuê những đơn vị khác sản xuất hay cung cấp các dịch vụ hỗ trợ

Thông qua liên kết kinh tế doanh nghiệp có thể phát huy tốt lợi thế của mìnhcũng như tận dụng những lợi thế của đối tác Chẳng hạn, trong quá trình hoạt độngdoanh nghiệp gặp phải cơ hội kinh doanh hay đầu tư vượt quá khả năng nội tại củadoanh nghiệp Khi đó, doanh nghiệp có thể mời các đơn vị khác cùng tham gia, chia

sẻ những bất lợi về quy mô

2.1.3.2 Giúp doanh nghiệp phản ứng nhanh với những thay đổi của thị trường

Bên cạnh việc khắc phục hạn chế về quy mô, liên kết kinh tế còn giúp cácchủ thể phản ứng nhanh với những thay đổi của thị trường

Liên kết kinh tế giúp các doanh nghiệp nắm bắt nhanh các thông tin về nhucầu của khách hàng để đáp ứng nhanh và tốt nhất nhu cầu đó Mặt khác, liên kếtkinh tế còn giúp các doanh nghiệp tiêu thụ nhạnh sản phẩm của mình thông quaviệc liên kết với các đại lý, cửa hàng giới thiệu sản phẩm… góp phần đưa sản phẩm

Trang 40

từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng nhanh chóng, kịp thời.

2.1.3.3 Liên kết kinh tế giúp giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh

Liên kết kinh tế, về bản chất là việc kết hợp hai hay nhiều chủ thể kinh tế đểthực hiện công việc nào đó nhằm tăng hiệu quả hoạt động của các chủ thể này Khiđó mỗi chủ thể sẽ thực hiện những phần việc nhất định với những ràng buộc vềquyền lợi và trách nhiệm giữa các bên tham gia Do đó, liên kết kinh tế giúp giảmthiểu rủi ro trong kinh doanh

2.1.4 Đặc điểm của sản xuất, chế biến và tiêu thụ cà phê

2.1.4.1 Giới thiệu về cà phê

Cà phê là tên một chi thực vật thuộc họ Thiên thảo, họ này bao gồm khoảng

500 chi khác nhau với trên 6.000 loài cây nhiệt đới Chi cà phê bao gồm nhiều loạicây lâu năm khác nhau, Cà phê thế giới có khoảng hơn 70 loại, về mặt kinh tế 2 loạicà phê chiếm tỷ lệ sản lượng cao là Cà phê Arabica (Cà phê chè) và Cà phê Robusta(cà phê vối) Lần đầu tiên cà phê được đưa vào Việt Nam năm 1875, giống Arabicađược người pháp trồng ở phía Bắc sau đó lan vào các tỉnh miền Trung như QuảngTrị, Bố Trạch, năm 1925 lần đầu tiên Cà phê được trồng ở Tây Nguyên

Ngành hàng Cà phê chỉ thực sự phát triển từ sau 1975, đến nay cả nước cótrên 53 nghìn ha cho sản lượng trên 1 triệu tấn Trong số đó, Cà phê Robusta ở TâyNguyên và Đông Nam bộ chiếm 95% sản lượng và Cà phê Arabica ở Tây bắc vàBắc Trung bộ chiếm 5% sản lượng Việt Nam đứng thứ hai thế giới về sản lượng Càphê Robusta xuất khẩu viên vụ 2010/2011 với 18.725 bao tương ứng với 1.123,5tấn, trong đó chủ yếu là Cà phê Robusa, cà Phê Arabia chiếm khoảng 3% về sảnlượng

Quả cà phê gồm: lớp vỏ quả, lớp nhớt, lớp vỏ trấu, lớp vỏ lụa và nhân Vỏquả có màu đỏ có chứa 21,5 - 3% chất khô; vỏ trấu chứa chủ yếu là cellulose, một ítcaffein; Nhân chứa nước 10 - 12%, protein 9 - 11%, Lipit 10 -13%, tinh bột 3%…Thành phần hóa học của nhân quyết định chất lượng cà phê và phụ thuộc vào chủngloài, điều kiện đất, kỹ thuật canh tác, phương pháp chế biến và bảo quản…

Cà phê có lợi cho sức khỏe nếu uống đúng cách Cafein, thành phần cơ bản

Ngày đăng: 21/05/2015, 15:37

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Cục thống kê tỉnh Sơn La (2012), Niên giám thống kê 2011, Sơn La Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê 2011
Tác giả: Cục thống kê tỉnh Sơn La
Năm: 2012
5. Trần Quốc Khánh (2005), Quản trị kinh doanh nông nghiệp, NXB Lao động – xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị kinh doanh nông nghiệp
Tác giả: Trần Quốc Khánh
Nhà XB: NXB Lao động– xã hội
Năm: 2005
6. Trần Tiến Khai (2012), Liên kết dọc trong chuỗi giá trị nông sản: nhìn từ vụ Bianfishco [Trực tuyến], thời báo kinh tế Sài gòn, địa chỉ:http://www.thesaigontimes.vn/Home/nongsan/tintucthitruong/74099/, [Truy cập: 31-03-2012] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Liên kết dọc trong chuỗi giá trị nông sản: nhìn từ vụBianfishco
Tác giả: Trần Tiến Khai
Năm: 2012
7. Nguyễn Đình Phan, Nguyễn Kế Tuấn (2007) Kinh tế và quản lý công nghiệp, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế và quản lý công nghiệp
Nhà XB: NXB Giáo dục
11. Nguyễn Văn Thường và Nguyễn Thế Nhã (2001), Đổi mới tổ chức quản lý các doanh nghiệp nông nghiệp Nhà nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới tổ chức quản lýcác doanh nghiệp nông nghiệp Nhà nước theo hướng công nghiệp hóa, hiệnđại hóa
Tác giả: Nguyễn Văn Thường và Nguyễn Thế Nhã
Năm: 2001
12. Trung tâm khuyến nông Sơn La (2004), Kỹ thuật trồng, chăm sóc thu hoạch, chế biến và bảo quản cà phê chè. NXB Lao động - xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật trồng, chăm sóc thu hoạch,chế biến và bảo quản cà phê chè
Tác giả: Trung tâm khuyến nông Sơn La
Nhà XB: NXB Lao động - xã hội
Năm: 2004
9. Lịch sử phát triển cây Cà phê trên thế giới. Địa chỉ: http://www.haihungthinh.com.vn/?id_pnewsv=296&lg=vn&start=0 [truy cập 09/11/2010] Link
1. Nguyễn Mạnh Cường (2009), Các giải pháp gắn kết sản xuất, chế biến vả tiêu thụ cá Tra ở tỉnh An Giang Khác
3. Đỗ Thị Đông năm (2011), Phân tích chuỗi giá trị và tổ chức quan hệ liên kết kinh tế của các Doanh nghiệp may xuất khẩu ở Việt Nam Khác
4. Hồ Quế Hậu (2007), Hoàn thiện mô hình liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến với nông dân trồng bông vải ở Việt Nam Khác
8. Sở nông nghiệp & PTNT tỉnh Sơn La (2007, 2008, 2009, 2010, 2011), Báo cáo thực trạng phát triển cà phê chè ở Sơn La Khác
10. Nguyễn Thị Thủy, Lê Tuấn Anh, Vũ Thị Quế Anh, Đoàn Văn Khái, Trần Huy Quang (2011), Vấn đề liên kết bốn nhà trong phát triển nông nghiệp Việt Nm thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế Khác
13. Thủ tướng (2012), Quyết định số 124/QĐ-Ttg ban hành ngày 02/2/2012 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất nông nghiệp đến năm 2020 vàtầm nhìn đến năm 2030 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w