MỤC LỤC LỜI CÁM ƠN LỜI CAM ĐOAN BẢNG KÊ CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU 1 1.Lý do chọn đề tài 1 2.Lịch sử nghiên cứu 1 3.Đối tượng nghiên cứu và giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài 1 4.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 1 5.Cơ sở phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu được sử dụng 2 6.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 2 7.Cấu trúc đề tài 2 CHƯƠNG 1.CƠ Sở LÝ LUậN Về CÔNG TÁC HOạCH ĐịNH CHIếN LƯợC 3 1.1.Một số khái niệm cơ bản 3 1.1.1.Hoạch định 3 1.1.2.Chiến lược 3 1.1.3.Hoạch định chiến lược 3 1.1.3.1.Khái niệm 3 1.1.3.2.Chức năng 3 1.1.3.3.Phân loại 4 1.2.Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạch định chiến lược 4 1.2.1.Môi trường vĩ mô 4 1.2.1.1.Yếu tố chính trị - pháp luật 4 1.2.1.2.Yếu tố kinh tế 5 1.2.1.3.Yếu tố văn hóa - xã hội 5 1.2.1.4.Yếu tố tự nhiên 6 1.2.1.5.Yếu tố công nghệ 6 1.2.2.Môi trường vi mô 6 1.2.2.1.Đối thủ cạnh tranh 6 1.2.2.2.Nhà cung ứng 8 1.2.2.3.Khách hàng 8 1.2.3.Môi trường nội bộ doanh nghiệp 9 1.2.3.1.Nguồn nhân lực 9 1.2.3.2.Văn hóa doanh nghiệp 9 1.2.3.3.Phong cách quản trị 10 1.3.Một số mô hình hoạch định chiến lược 10 1.3.1.Mô hình PEST 10 1.3.2.Mô hình 5 áp lực cạnh tranh Michael- Porter 11 1.3.3.Mô hình SWOT 13 Tiểu kết Chương 1: 13 CHƯƠNG 2.THựC TRạNG Về CÔNG TÁC HOạCH ĐịNH CHIếN LƯợC CủA CÔNG TY CP ĐầU TƯ XÂY DựNG Hạ TầNG VÀ GIAO THÔNG (INTRACOM) 14 2.1.Giới thiệu về Công ty CP Đầu tư xây dựng Hạ tầng và Giao thông 14 2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển 14 2.1.2.Lĩnh vực hoạt động 14 2.1.3.Cơ cấutổ chức 14 2.2.Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Đầu tư xây dựng Hạ tầng và Giao thông (INTRACOM) 17 2.2.1.Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 17 2.2.2.Một số chỉ tiêu tài chính căn bản 18 2.3.Thực trạng môi trường kinh doanh của Công ty 19 2.3.1.Môi trường vĩ mô 19 2.3.1.1.Yếu tố Chính trị - pháp luật 19 2.3.1.2.Yếu tố Kinh tế 19 2.3.1.3.Yếu tố Văn hóa – xã hội 19 2.3.1.4.Yếu tố Tự nhiên 19 2.3.1.5.Yếu tố Công nghệ 19 2.3.2.Môi trường vi mô 20 2.3.2.1.Đối thủ cạnh tranh 20 2.3.2.2.Nhà cung ứng 20 2.3.2.3.Khách hàng 20 2.3.3.Môi trường nội bộ 20 2.3.3.1.Nguồn nhân lực 20 2.3.3.2.Văn hóa doanh nghiệp 20 2.3.3.3.Phong cách quản trị 21 2.3.4.Mô hình SWOT của công ty 21 2.3.4.1.Điểm mạnh 21 2.3.4.2.Điểm yếu 21 2.3.4.3.Cơ hội 21 2.3.4.4.Thách thức 21 Tiểu kết chương 2: 22 CHƯƠNG 3.MộT Số GIảI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC HOạCH ĐịNH CHIếN LƯợC TạI CÔNG TY ĐầU TƯ XÂY DựNG Hạ TầNG VÀ GIAO THÔNG (INTRACOM) 23 3.1.Nhận xét, đánh giá 23 3.1.1.Ưu điểm 23 3.1.2.Nhược điểm 23 3.2.Các giải pháp 23 3.2.1.1.Giải pháp về Tài chính, vốn 23 3.2.1.2.Giải pháp về quản lý điều hành 24 3.2.1.3.Giải pháp về nâng cao hiệu quả sản xuất 25 Tiểu kết Chương 3: 26 KẾT LUẬN 27 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 28
Lịch sử nghiên cứu
- Nghị quyết đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X và Kế hoạch 37-
KH/ĐTN, ngày 27/3/2013 của BCH Tỉnh Đoàn.
- Trang thông tin điện tử Huyện đoàn Hương Khê tỉnh Hà Tĩnh.
Cơ sở phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu được sử dụng
sử dụng. Để hoàn thành bài nghiên cứu khoa học tôi đã sử dụng những phương pháp như:
- Phương pháp khảo sát thực tế.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Thu thập và xử lý thông tin.
Cấu trúc của đề tài
Đề tài có 3 phần chính: đó là 3 chương.
KHÁI QUÁT VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HUYỆN ĐOÀN HƯƠNG KHÊ
Lịch sử hình thành
Huyện Hương Khê được thành lập vào cuối năm Đinh Mão (11-1867); bao gồm 5 tông (Quy Hợp, Chu Lê, Phương Điền, Phúc Lộc, Hương Khê) được tách ra từ huyện Hương Sơn Từ tháng 8 năm 2000 thì có 5 xã vùng hạ tách ra sáp nhập với một số xã của Đức Thọ, Hương Sơn thành huyện Vũ Quang Hiện nay, toàn huyện có 21 xã, 1 thị trấn, diện tích tự nhiên 126.273,60 ha, trong đó có đất lâm nghiệp trên 80%; dân số của huyện là 101.657 người (năm 2015).
Tên huyện Hương Khê được đặt theo phong thổ các sản vật thơm, “hữu xạ” cho nên “tự nhiên hương” Hương Khê thành lập được 150 năm ( 1867-
2017) thì trong đó có 108 năm đất nước phải đương đầu với hai thế lực ngoại xâm là Pháp và Mỹ (1867-1975), 15 năm với biên giới phía Tây và phía Bắc. Trải qua 150 năm hình thành và phát triển, nhân dân Hương Khê đã đóng góp sức người, sức của vào sự nghiệp đấu tranh bảo vệ độc lập và xây dựng quê hương đất nước.
Nhìn lại chặng đường đã đi qua, nhân dân Hương Khê càng tự hào về truyền thống lịch sử quê hương mình như: thành Sơn Phòng gắn với nhà vua yêu nước Hàm Nghi, với khu rừng Vũ Quang-căn cứ địa của nghĩa quân Phan Đình Phùng; sự ra đời của Đảng bộ huyện năm 1930, một trong những Đảng bộ huyện được thành lập sớm nhất của Đảng cộng sản Việt Nam Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, trong cao trào cách mạng 1930-1931 nhiều nơi trong huyện Hương Khê đã xuất hiện các làng Xô Viết với các cuộc biểu tình thị uy, trừng trị bọn cường hào gian ác ở các địa phương…tiêu biểu như cuộc biểu tình Ruộc Cồn Từ khi có sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, cán bộ, đảng viên và nhân dân Hương Khê đã vùng lên lật đổ chế độ thực dân, phong kiến Cùng nhân dân trong tỉnh và cả nước làm nên thắng lợi của cuộc cách mạng tháng 8 năm 1945 Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), Hương Khê là huyện căn cứ địa hậu phương trọng yếu thuộc vùng tự do Thanh-Nghệ-Tĩnh; một ATK (an toàn khu) quan trọng của Ủy ban kháng chiến hành chính Trung Bộ và Liên khu IV Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975), Hương Khê là huyện tiền tuyến biên cương của Miền Bắc, hậu phương trực tiếp của chiến trường Miền Nam Từ năm
1975 đến nay, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc,Hương Khê đã ra sức khắc phục khó khăn, yếu kém và phát huy lợi thế về lao động, tài nguyên, nơi có đường sắt Bắc Nam đi qua, đường mòn Hồ Chí Minh chạy dọc tuyến huyện (52km), từng bước vươn lên mọi mặt, vượt lên qua khó khăn thử thách, đẩy mạnh công cuộc đổi mới, tiến lên cùng cả nước theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá; dân giàu nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh Đến năm 2016 huyện Hương Khê đã đạt được những kết quả nổi bật như: tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân trong 5 năm (2010-2015) đạt 14,6%; cơ cấu kinh tế nông–lâm nghiệp, thuỷ sản 41,1%; thương mại-dịch vụ 20,2% Thu nhập bình quân đầu người đạt 30,5 triệu đồng, tăng gần 4 lần so với năm 2010 Tổng sản lượng lương thực đạt trên 33.000 lần.
Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của Huyện đoàn Hương Khê được quy định tại điều lệ đoàn: Điều 5: Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ Nội dung cơ bản của nguyên tắc đó là:
1 Cơ quan lãnh đạo của Huyện đoàn do bầu cử lập ra, thực hiện nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
2 Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Huyện đoàn là Đại hội đại biểu toàn quốc Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo là Ban chấp hành Huyện đoàn do đại hội Đoàn Đại biểu Huyện bầu ra Gi ữa hai kỳ họp Ban chấp hành, cơ quan lãnh đạo là Ban thường vụ do Ban chấp hành Huyện đoàn bầu ra.
3 Ban chấp hành Đoàn Huyện đoàn có trách nhiệm báo cáo về hoạt động của mình với đại hội hoặc hội nghị đại biểu, với Ban chấp hành Tỉnh Đoàn, với cấp uỷ Đảng cùng cấp (Huyện uỷ) và thông báo cho Ban chấp hành Đoàn cấp dưới (Đoàn xã, Thị trấn và đoàn trực thuộc).
4 Nghị quyết của Huyện Đoàn phải được chấp hành nghiem chỉnh, cấp dưới phải phục tùng cấp trên; thiểu số phục tùng đa số, cá nhân phục tùng tổ chức.
5 Trước khi quyết định các công việc và biểu quyết nghị quyết của Huyện Đoàn, các thành viên đều được cung cấp thông tin và phát biểu ý kiến của mình, ý kiến thuộc về thiểu số được quyền bảo lưu, báo cáo lên Đoàn cấp trên cho đến Đại hội đại biểu toàn quốc, song phải nghiêm chỉnh chấp hành nghị quyết hiện hành. Điều 6:
1 Hệ thống tổ chức của Đoàn gồm 4 cấp:
+ Cấp cơ sở( gồm Đoàn cơ sở và chi đoàn cơ sở).
+ Cấp huyện và tương đương.
+ Cấp Tỉnh và Trung ương.
Huyện đoàn Hương Khê thuộc cấp thứ 2.
2 Việc thành lập hoặc giải thể một tổ chức Đoàn xã, Thị trấn, đoàn trực thuộc do Huyện Đoàn trực tiếp quyết định.
Chức năng nhiệm vụ
- Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy, là đội quân xung kích cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, nguồn bổ sung lực lượng ưu tú cho Đảng, Nhà nước và các đoàn thể xã hội.
- Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là trường học XHCN của thanh niên; là môi trường lành mạnh để tập hợp đoàn kết, giáo dục, rèn luyện và phát triển nhân cách toàn diện, định hướng lý tưởng cao đẹp của con người mới xã hội chủ nghĩa, tạo cơ hội, điều kiện cho thanh niên cống hiến trưởng thành.
- Đoàn là người đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của tuổi trẻ; phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh; là lực lượng nòng cốt chính trị trong phòng trào thanh niên và trong các tổ chức thanh niên Việt Nam.
- Nghiên cứu tham mưu với Ban chấp hành, Ban Thường vụ Huyện Đoàn về các chủ trương, nghị quyết, chương trình, kế hoạch công tác của Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi của huyện.
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các Nghị quyết, chỉ thị của Đoàn, các nghị quyết, chương trình, kế hoạch công tác của Ban chấp hành, Ban Thường vụ Huyện Đoàn của các tổ chức Đoàn, Hội, Đội từ Huyện tới cơ sở.
- Tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình hoạt động của Đoàn và phong thanh thiếu nhi; chuẩn bị các báo cáo về công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi, cung cấp kịp thời thông tin phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành của Ban chấp hành, Ban thường vụ Huyện Đoàn.
- Tập hợp, đề xuất với Ban chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn để kiến nghị với cấp uỷ Đảng, chính quyền, các nghành có liên quan về chủ trương, chế độ chính sách đối với thanh thiếu nhi và tổ chức Đoàn, Hội, Đội. Giúp Ban chấp hành, Ban Thường vụ Huyện Đoàn phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức thực hiện các chủ trương công tác, chế độ, tài chính, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với thanh, thiếu nhi và công tác thanh, thiếu nhi của Huyện.
- Xây dựng, quản lý cơ sở vật chất, kỹ thuật đảm bảo điều kiện hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Huyện Đoàn; quản lý tổ chức, biên chế ngân sách, tài sản và công tác thi đua khen thưởng của Đoàn theo quy định chung của các cơ quan Đảng, Nhà nước có liên quan và của Trung ương Đoàn.
Thanh niên là một bộ phận rất quan trọng của xã hội, giữ vị trí và vai trò hàng đầu trông công cuộc dựng nước và giữ nước Thanh niên là lực lượng chủ yếu trên nhiều lĩnh vực, đảm nhận những công việc đòi hỏi hy sinh gian khổ, sức khoẻ và sáng tạo Để phát triển nguồn lực nòng cốt này trong xã hội thì công tác Đoàn Thanh niên chính là môi trường rèn luyện và phát triển tốt nhất cho thế hệ tương lai Huyện đoàn Hương Khê cũng chính là một điểm nút để cho thế hệ tương lai phát triển và góp phần vào công cuộc xây dựng nước nhà.
CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC TẠI HUYỆN ĐOÀN HƯƠNG KHÊ
Các loại hoạch định chiến lược của Huyện đoàn Hương Khê
2.1.1.1 Những yêu cầu chung về công tác quy hoạch cán bộ
Quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý là công tác phát hiện sớm nguồn cán bộ trẻ có đức, có tài, có triển vọng về khả năng lãnh đạo, quản lý, đưa vào quy hoạch để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn các chức danh lãnh đạo, quản lý, đáp ứng nhiệm vụ chính trị trước mắt và lâu dài của từng địa phương, cơ quan, đơn vị và của đất nước. Đề án quy hoạch cán bộ là kế hoạch tổng thể, dài hạn về đội ngũ cán bộ có triển vọng đảm nhiệm các chức danh lãnh đạo, quản lý và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, sử dụng số cán bộ đó theo quy hoạch.
Quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý phải xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ chính trị và thực tế đội ngũ cán bộ; phải gắn với các khâu khác trong công tác cán bộ, bảo đảm sự liên thông quy hoạch của cả đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị:
- Để quy hoạch cán bộ sát với thực tiễn và có tính khả thi, phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ chính trị của từng thời kỳ để xác định tiêu chuẩn, cơ cấu đội ngũ cán bộ trong quy hoạch (trình độ, ngành nghề, lĩnh vực công tác, độ tuổi, nam, nữ, dân tộc ); phải nắm chắc đội ngũ cán bộ hiện có, dự báo được nhu cầu cán bộ trước mắt và lâu dài, trên cơ sở đó mới tiến hành lựa chọn, giới thiệu cán bộ vào quy hoạch, đồng thời xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, sử dụng cán bộ theo quy hoạch.
- Quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý phải được xây dựng trên cơ sở quy hoạch cấp ủy đảng các cấp, lấy quy hoạch cấp dưới làm cơ sở cho quy hoạch ở cấp trên, bảo đảm sự liên thông, gắn kết giữa quy hoạch của các địa phương, ban, bộ, ngành với nhau; giữa quy hoạch cán bộ lãnh đạo các ban, bộ, ngành, địa phương với quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của mỗi địa phương, ban, bộ, ngành, cơ quan,đơn vị và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2.1.1.2 Phải đánh giá đúng cán bộ trước khi đưa vào quy hoạch: Nội dung đánh giá: Căn cứ để lựa chọn, giới thiệu cán bộ vào quy hoạch là tiêu chuẩn chức danh cán bộ, bao gồm tiêu chuẩn chung của cán bộ nêu trong Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VIII) và tiêu chuẩn cụ thể của từng chức danh cán bộ, theo các nội dung cơ bản sau:
- Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống: nhận thức, tư tưởng chính trị; việc chấp hành chủ trương, đường lối, quy chế, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; việc giữ gìn đạo đức, lối sống, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác; tinh thần tự học tập nâng cao trình độ; tính trung thực, công bằng, khách quan, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trong công tác; việc chấp hành chính sách, pháp luật của vợ, chồng, con; mối quan hệ với nhân dân
- Năng lực thực tiễn: thể hiện ở kết quả, hiệu quả công tác; tính chủ động, sáng tạo; mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao; khả năng đoàn kết, tập hợp, quy tụ cán bộ; năng lực điều hành, tổ chức thực hiện; khả năng dự báo tình hình, xử lý những tình huống phức tạp phát sinh trong ngành, lĩnh vực, địa phương công tác.
- Uy tín: thể hiện thông qua việc lấy phiếu tín nhiệm hằng năm và kết quả đánh giá cán bộ.
- Sức khoẻ: bảo đảm sức khoẻ để hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ của chức danh quy hoạch.
- Chiều hướng, triển vọng phát triển: khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ khi được bố trí vào chức vụ cao hơn.
2.1.1.3 Tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đánh giá cán bộ trước khi đưa vào quy hoạch:
- Người đứng đầu tổ chức, cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng cán bộ;
- Tập thể lãnh đạo và cấp ủy cơ sở nơi cán bộ công tác đánh giá (sau khi đã tham khảo ý kiến của chi ủy nơi cán bộ cư trú về bản thân và gia đình cán bộ).
- Cấp có thẩm quyền quy hoạch cán bộ (ban thường vụ cấp ủy, ban cán sự đảng, đảng đoàn hoặc tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị) xem xét đánh giá, kết luận.
Kết luận về đánh giá cán bộ được thể hiện bằng văn bản, công khai trong tập thể ban thường vụ; ban cán sự đảng, đảng đoàn; đảng ủy và lãnh đạo cơ quan, đơn vị (đối với các đơn vị sự nghiệp) hoặc tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị Cấp có thẩm quyền quy hoạch cán bộ quyết định hình thức công khai đánh giá đối với cán bộ.
Kết quả đánh giá cán bộ hằng năm (không quá 6 tháng tới thời điểm xem xét) được sử dụng cho việc lựa chọn, giới thiệu cán bộ vào quy hoạch; trường hợp cán bộ có vấn đề mới phát sinh thì đánh giá, kết luận bổ sung.
2.1.1.4 Quy hoạch cán bộ phải đảm bảo phương châm “mở” và
- Quy hoạch “mở” được hiểu là một chức danh cần quy hoạch một số người và một người có thể quy hoạch vào một số chức danh; giới thiệu cán bộ vào quy hoạch không khép kín trong từng địa phương, cơ quan, đơn vị, không chỉ đưa vào quy hoạch những cán bộ tại chỗ mà cần xem xét, đưa vào quy hoạch cả các đồng chí có đủ tiêu chuẩn, điều kiện và triển vọng đảm nhiệm chức danh quy hoạch ở địa phương, cơ quan, đơn vị khác. Đối với cán bộ có trong quy hoạch ở nơi khác, được đề xuất, giới thiệu vào quy hoạch của địa phương, cơ quan, đơn vị mình, cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ (ban tổ chức tỉnh ủy, thành ủy, vụ (ban) tổ chức cán bộ các ban, bộ, ngành, đoàn thể trung ương) cần liên hệ với cấp ủy, tổ chức đảng và người đứng đầu địa phương, cơ quan, đơn vị nơi cán bộ đang công tác để thẩm định, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định đưa vào quy hoạch, thông báo cho địa phương, cơ quan, đơn vị nơi cán bộ đang công tác và cá nhân cán bộ đó biết, không tổ chức lấy phiếu giới thiệu đối với nhân sự đó (cả nơi cán bộ đang công tác và nơi đưa cán bộ vào quy hoạch).
Cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch có trách nhiệm bổ sung nhân sự từ nơi khác vào quy hoạch của cấp dưới.
- Quy hoạch “ động” là quy hoạch đựợc định kỳ rà soát, bổ sung, điều chỉnh theo sát sự phát triển của cán bộ; kịp thời đưa ra khỏi quy hoạch những cán bộ không còn đủ tiêu chuẩn, điều kiện, không có triển vọng phát triển hoặc uy tín thấp qua lấy phiếu tín nhiệm hằng năm; bổ sung vào quy hoạch những cán bộ có triển vọng phát triển.
2.1.1.5Mối quan hệ giữa quy hoạch cán bộ và bố trí nhân sự:
- Bố trí nhân sự là lựa chọn cán bộ trong quy hoạch để bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử đảm đương ngay vị trí lãnh đạo, quản lý khi có nhu cầu hoặc khi đến kỳ đại hội đảng, bầu cử Quốc hội, hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp
- Quy hoạch cán bộ là tạo nguồn để chủ động chuẩn bị cán bộ cho việc bổ nhiệm, bố trí nhân sự nêu trên.
Cán bộ trong quy hoạch là những đồng chí có triển vọng đảm nhận chức danh quy hoạch, do vậy, ở thời điểm đưa vào quy hoạch không nhất thiết phải đáp ứng đầy đủ điều kiện và tiêu chuẩn của chức danh quy hoạch, mà cần được rèn luyện, thử thách, đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn của chức danh quy hoạch Các điều kiện về kinh nghiệm qua thực tiễn lãnh đạo, quản lý ở cấp dưới, về độ tuổi, về trình độ đào tạo quy định trong Nghị quyết số 42- NQ/TW, ngày 30/11/2004 của Bộ Chính trị (khóa IX) không phải là tiêu chuẩn để đưa cán bộ vào quy hoạch, mà là tiêu chuẩn cần có để được bổ nhiệm hoặc giới thiệu cán bộ ứng cử các chức vụ lãnh đạo, quản lý.
2.1.1.6 Quy hoạch đối với cán bộ đương chức:
Căn cứ hoạch định chiến lược
- Căn cứ Nghị quyết Trung ương 5 (Khoá VII).
- Căn cứ Quyết định số 289QĐ/TW về việc ban hành Quy chế cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản hồ Chí Minh của Ban bí thư Trung ương ngày 28/02/2010.
- Quyết định Số 410-QĐ/UBND ngày 27/1/2014 về việc “Phê duyệt đề án Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt Đoàn cơ sở giai đoạn 2013-2017” và lấy đó làm căn cứ pháp lý trong việc phối hợp với các ban, ngành trong tỉnh tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt Đoàn cơ sở Toàn huyện đã tổ chức gần 150 lớp tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ quy mô cho 13.353 lượt cán bộ Đoàn, đoàn viên tại các cơ sở Đoàn, trong đó tập trung các nội dung: kỹ năng cán bộ Đoàn (kỹ năng tuyên truyền miệng, tổ chức sinh hoạt tập thể, các diễn đàn, đối thoại thanh niên ), tuyên truyền cơ chế, chính sách liên quan đến công tác thanh niên, tuyên truyền phòng chống ma túy, đảm bảo trật tự ATGT
- Quyết định số 61/2005/QĐ- TTg, ngày 24/03/2005 của Thủ tướngChính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ Đoàn thanh niên cộng sản HồChí Minh, Hội sinh viên Việt Nam, Hội LHTN Việt Nam trong các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, Dạy nghề và trung học phổ thông và từ ngày 26/03/2013 thì áp dụng theo Quyết định số 13/2012/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ.
- Chỉ thị số 42 của Ban Bí thư Trung ương Đảng gắn với Cuộc vận động “Xây dựng giá trị hình mẫu thanh niên Việt Nam có tâm trong, trí sáng, hoài bão lớn” bằng tuyên truyền giáo dục trực quan, sinh động, sân khấu hóa các buổi sinh hoạt Đoàn, các Hội thi, cuộc thi trong toàn Đoàn như “Kể chuyện Bác Hồ”, “Bí thư Chi đoàn giỏi”….
- Kết luận số 24-KL/TW ngày 05/06/1012 của Bộ chính trị.
Các mục tiêu chiến lược trong hoạch định
Tăng cường giáo dục, đoàn kết, tập hợp thanh thiếu nhi; xây dựng tổ chức Đoàn vững mạnh; hỗ trợ, đồng hành với thanh niên; đổi mới, hành động, góp phần xây dựng Hương Khê phát triển nhanh, bền vững.
2.3.2 Mục tiêu cụ thể nhiệm kỳ 2017 - 2022:
Nhóm chỉ tiêu 1: Công tác tuyên truyền, giáo dục
100% cán bộ Đoàn, 80% đơn vị thanh niên học tập, quán triệt và thực hiện tốt các Nghị quyết, chủ trương của Đảng, Đoàn, chính sách pháp luật của Nhà nước; 100% cơ sở Đoàn triển khai hiệu quả Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; Chỉ thị 42 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015 - 2030” và cuộc vận động xây dựng giá trị hình mẫu thanh niên thời đại mới Phối hợp tổ chức ít nhất 100 buổi tuyên truyền pháp luật, tặng ít nhất 800 suất quà cho các đối tượng chính sách.
Nhóm chỉ tiêu 2: Phong trào xung kích, tình nguyện tham gia phát triển
KTXH và bảo vệ Tổ quốc
100% cơ sở Đoàn duy trì đội thanh niên tình nguyện tích cực tham gia phong trào của Đoàn gắn với các nhiệm vụ trọng tâm của địa phương, đơn vị;huy động 30.000 lượt ĐVTN tham gia xây dựng nông thôn mới: đảm nhận xây dựng 100 vườn mẫu thanh niên; cải tạo, chỉnh trang 600 vườn tạp; hỗ trợ xây dựng 100 thiết chế văn hóa tại các khu dân cư; xây dựng mới 150 đường điện thanh niên thắp sáng làng quê; xây dựng 30 tuyến đường thanh niên kiểu mẫu
Nhóm chỉ tiêu 3: Phong trào đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp
Hàng năm, phối hợp mở ít nhất 05 lớp giới thiệu, tư vấn, định hướng nghề nghiệp việc làm cho 3.000 đoàn viên, thanh niên; tổ chức diễn đàn hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, hỗ trợ xây dựng mới ít nhất 10 mô hình kinh tế thanh niên có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm 70% Đoàn xã, thị trấn thành lập được ít nhất 01 CLB Thanh niên làm kinh tế giỏi; Huy động nguồn lực tặng 5.000 suất quà; xây dựng 15 nhà nhân ái; khám, cấp phát thuốc miễn phí cho 3.000 đối tượng; Phối hợp tổ chức 10 đợt hiến máu tình nguyện, vận động hiến 1.500 đơn vị máu Tổ chức 08 giải bóng chuyền nam thanh niên và 08 giải bóng đá nam thanh niên toàn huyện.
Nhóm chỉ tiêu 4: Nâng cao chất lượng tổ chức Đoàn, Đội, mở rộng mặt trận đoàn kết thanh thiếu nhi, tham gia xây dựng Đảng, hệ thống chính trị
Hàng năm, tổ chức 03 lớp tập huấn, kỹ năng, nghiệp vụ cho 100% cán bộ Đoàn – Hội – Đội;; 100% Đoàn các trường THPT tổ chức chương trình
“Khi tôi 18” và chương trình “Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Việt Nam” ; phấn đấu 100% đội viên đăng ký và 85% - 90% đội viên hoàn thành chương trình
“Rèn luyện đội viên”; 100% cở sở đoàn tổ chức tốt các hoạt động chăm lo cho thiếu niên nhi đồng Tham mưu tổ chức 03 diễn đàn đối thoại giữa cấp ủy, chính quyền huyện với thanh niên.
Phấn đấu tỷ lệ tập hợp thanh niên đạt từ 75 % trở lên Vận động thành lập ít nhất 03 tổ chức Đoàn trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh; 100% Đoàn xã, thị trấn có mô hình giáo dục cảm hóa thanh niên chậm tiến; Kết nạp đoàn viờn mới, giới thiệu đoàn viờn ươu tỳ tham gia học đối tượng đảng và giới thiệu kết nạp đoàn viên vào Đảng.
Nhóm chỉ tiêu 5: Công tác Đội và phong trào thiếu nhi
100% Liên đội triển khai hiệu quả chương trình rèn luyện đội viên.Trong nhiệm kỳ các cơ sở Đoàn trực thuộc nhận đỡ đầu ít nhất 10 đội viên có hoàn cảnh khó khăn, mỗi Đoàn xã, Thị trấn quan tâm giúp đỡ 10 đội viên yếu thế, chậm tiến.
Các giải pháp cụ thể trong hoạch định chiến lược
2.4.1 Đổi mới nội dung phương thức tuyên truyền giáo dục
Thực hiện hiệu quả việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh, tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 42 của Ban Bí thư Trung ương Đảng gắn với Cuộc vận động “Xây dựng giá trị hình mẫu thanh niên Việt Nam có tâm trong, trí sáng, hoài bão lớn” bằng tuyên truyền giáo dục trực quan, sinh động, sân khấu hóa các buổi sinh hoạt Đoàn, các Hội thi, cuộc thi trong toàn Đoàn như “Kể chuyện Bác Hồ”, “Bí thư Chi đoàn giỏi”….
Phát động phong trào thi đua cao điểm, cuộc thi, tìm hiểu lịch sử như:
“Em yêu lịch sử Việt Nam”, “Tìm hiểu lịch sử 150 năm hình thành và phát triển huyện Hương Khê”, hội thi tuyên truyền ca khúc cách mạng, hành hương về các địa chỉ đỏ
Tham mưu Cấp ủy, Chính quyền định kỳ tham gia sinh hoạt Đoàn, đối thoại với ĐVTN, phối hợp với Hội cựu chiến binh tổ chức sinh hoạt gặp gỡ, nói chuyện với các nhân chứng lịch sử Đồng loạt tổ chức lễ “Thắp nến tri ân” (27/7) và các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”… Tiếp tục phối hợp rà soát, đề xuất giải quyết chế độ, chính sách cho cựu TNXP.
Tổ chức chương trình “Tuổi trẻ sống đẹp, sống có ích”, cuộc vận động
“Cưới văn minh tiết kiệm” triển khai trong ĐVTN khối cơ quan và nhân rộng ra cộsng đồng, Đoàn trường THPT tổ chức tốt chương trình “Đôi bạn cùng tiến”, “Khi tôi 18”, “Nói không với bạo lực học đường”, “Thanh niên nói không với thuốc lá, hạn chế sử dụng bia rượu”… cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư” bằng các hoạt động Đoàn sôi nổi; phối hợp Công an huyện ra quân xử lý ĐVTN vi phạm pháp luật ATGT, nâng cao hiệu quả của các đội thanh niên thắp sáng niềm tin và đồng hành, cảm hóa thanh thiếu nhi chậm tiến.
Tuyên truyền thông tin chính thống kịp thời định hướng thường xuyên hàng ngày, hàng giờ trên các trang mạng xã hội, tăng thời lượng, chất lượng bài viết về các gương Đoàn viên thanh thiếu nhi, có cách viết thu hút góp phần nâng cao hiệu quả tuyên truyền của tổ chức Đoàn.
2.4.2 Phong trào xung kích tình nguyện phát triển KHXH và bảo vệ Tổ quốc
- Phong trào thanh niên tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng
Các cở sở Đoàn vận động mỗi đơn vị ít nhất thành lập 01 CLB, đội hình tình nguyện, tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm của địa phương như: phòng chống, khắc phục thiệt hại bão lũ, thực hiện Đề án bảo tồn và phát triển đồng bào dân tộc Chứt, hiến máu tình nguyện, tặng quà, chương trình đồng hành cùng ngư dân, chương trình tô thắm màu cờ Tổ quốc xây dựng NTM và đô thị văn minh với các cao điểm vào các chiến dịch: Tháng Thanh niên, Thanh niên tình nguyện Hè, Mùa hè xanh, tiếp sức mùa thi, tiếp sức đến trường, ngày về cơ sở
- Phong trào xung kích bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội
Duy trì các đội hình thanh niên xung kích giữ gìn trật tự, an ninh tại địa phương, đơn vị; ĐVTN là lực lượng nòng cốt trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”.
Tăng cường nắm bắt tình hình tư tưởng của thanh niên, tiếp thu thông tin, chia sẻ các kênh thông tin chính thống, những việc làm hay, những tấm gương tốt, bày tỏ quan điểm trước những luận điệu sai trái, những âm mưu của các thế lực thù địch, đặc biệt trước các sự kiện chính trị nhạy cảm trên mạng xã hội thông qua các trang mạng chính thống, các trang mạng của Đoàn thanh niên.
Xây dựng đội báo cáo viên, tổ chức các buổi tuyên truyền trực quan, chiếu phóng sự về hiểm họa tai nạn giao thông, diễn đàn sân khấu hóa, thi tìm hiểu tuyên truyền pháp luật an toàn giao thông cho ĐVTN; xây dựng các tuyến đường thanh niên kiểu mẫu, duy trì “Cổng trường an toàn giao thông”; Hằng năm, vận động ĐVTN trong độ tuổi thực hiện tốt nghĩa vụ quân sự.
- Phong trào xung kích tham gia xây dựng Nông thôn mới, văn minh đô thị Đoàn viên khối Nông thôn chủ động đăng ký đảm nhận các công trình,phần việc Đoạn đường thanh niên kiểu mẫu, đường điện thắp sáng, chỉnh trang vườn hộ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, làm giao thông nông thôn, thuỷ lợi nội đồng, bảo vệ môi trường Hỗ trợ thanh niên xây dựng mô hình kinh tế thành lập HTX, THT, các CLB thanh niên làm kinh tế, thành lập các doanh nghiệp cung ứng vật tư nông nghiệp, liên kết đầu ra sản phẩm nông nghiệp… nhận giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn vươn lên thoát nghèo Đoàn viên khối cơ quan phát huy hiệu quả “Ngày về cơ sở” tuyên truyền chủ trương, chính sách và hỗ trợ nhân dân trong xây dựng NTM, đô thị văn minh Tổ chức Đoàn kịp thời đề xuất biểu dương, tuyên dương những tập thể, cá nhân tiêu biểu để nhân rộng triển khai
2.4.3 Phong trào đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp
- Đồng hành với thanh thiếu nhi trong học tập
Tổ chức thường xuyên các mô hình, các hoạt động bổ trợ học tập, các sân chơi trí tuệ: “Rung chuông vàng”, “Thư viện xanh”, xây dựng môi trường học đường lành mạnh; Phối hợp tổ chức cuộc thi “Người thợ trẻ giỏi”. Tham mưu với các cấp, các ngành liên quan, các tổ chức, cá nhân trao các giải thưởng khuyến học, khuyến tài, tổ chức tôn vinh các tấm gương học sinh, giáo viên trẻ tiêu biểu, nhận đỡ đầu các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
- Đồng hành với thanh niên trong khởi nghiệp
Khảo sát thực trạng nghề nghiệp việc làm của ĐVTN khối Nông thôn, tổ chức tập huấn, cung cấp kiến thức, kỹ năng xây dựng phát triển các mô hình kinh tế, thành lập doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác cho thanh niên Tham mưu, phối hợp với các cấp, các ngành liên quan tạo điều kiện về cơ sở vật chất, quỹ đất đai, nguồn vốn, thông qua các chương trình dự án để thanh niên tiếp cận đầu tư, xây dựng phát triển kinh tế Chủ động nắm bắt nhu cầu lao động của thị trường (khu kinh tế Vũng Áng, các doanh nghiệp, để kịp thời định hướng, tư vấn, hỗ trợ thanh niên học nghề, tìm việc làm) để vận động thanh niên nông thôn lập nghiệp trên quê hương.
- Đồng hành với thanh niên phát triển kỹ năng xã hội, nâng cao thể chất, đời sống văn hóa tinh thần
Các xã, thị trấn, trường học xây dựng các tin bài phát thanh, phát tờ rơi phòng chống tai, tệ nạn xã hội, phòng chống đuối nước, phối hợp tổ chức các lớp dạy bơi, giáo dục Đoàn viên thanh thiếu nhi ý thức tự bảo vệ mình Vào dịp lễ tết, các cơ sở Đoàn tổ chức các hoạt động VHVN - TDTT, ngày hội
“Thanh niên khoẻ”,“Dân vũ”, thành lập các CLB “Hát dân ca ví dặm” trong ĐVTN nhà trường… đề xuất xây dựng Sân bóng chuyền, bóng đá, thư viện, các địa điểm văn hóa tại địa phương, cơ quan, đơn vị, giúp thanh thiếu nhi có điều kiện vui chơi, giải trí lành mạnh Phối hợp Trung tâm dân số, Y tế dự phòng giáo dục giới tính, sức khoẻ sinh sản vị thành niên, tập huấn cách phòng tránh các loại dịch bệnh ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Phối hợp triển khai chương trình “Học kỳ trong quân đội”, “Trải nghiệm sáng tạo”, “Học làm người có ích”, phối hợp với ngành Giáo dục và Đào tạo xây dựng các chương trình bổ trợ kiến thức về kỹ năng hoạt động xã hội, triển khai phù hợp với từng cấp học.
2.4.4 Công tác phụ trách Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng
Các Liên đội có công trình phần việc liên đội thực hiện cuộc vận động
“Thiếu nhi thi đua thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy”, phong trào “Nói lời hay, làm việc tốt”, chương trình “Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Việt Nam”.
NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ
Nhận xét, đánh giá
-Công tác hoạch định chiến lược của Huyện đoàn Hương Khê đã tập trung đề ra được những phương hướng, mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn Chỉ rõ được các nhiệm vụ, công tác cần phải làm trong từng giai đoạn khá cụ thể và rõ ràng.
- Công tác hoạchđịnh chiến lược cũng đã giúp triển khai thực hiện được các nhiệm vụ đề án, dự án phát triển thanh niên Giúp Huyện đoàn Hương Khê chủ động xây dựng kinh phí, bố trí nguồn nhân lực, triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình kế hoạch phát triển thanh niên tại cơ quan Huyện đoàn Hương Khê đã có những hoạch định chiến lược cụ thể để quy hoạch cán bộ theo quy định hiện hành của nhà nước Loại bỏ những cán bộ, đoàn viên thanh niên không đủ tiêu chuẩn, điều kiện phẩm chất và bồi dưỡng đào tạo những cán bộ còn non trẻ.
- Công tác hoạch định chiến lược cũng đã tạo điều kiện định hướng cho các đơn vị đoàn cơ sở có được cái nhìn tổng quan, toàn diện Tạo ra một phong trào công tác đoàn sôi nổi, mạnh mẽ đưa phong trào đoàn huyện nhà phát triển mạnh mẽ Bên cạnh đó các lớp học tập, nghiên cứu, quán triệt, phổ biến, tuyên truyền các nghị quyết Đảng đã được tổ chức và đi vào hoạt động quy củ.Tuyên dương khuyến khích tinh thần học hỏi, vươn lên trong học tập, cuộc sống và phát triển kinh tế của đoàn viên, thanh niên Nêu lên những tấm gương sáng, những mô hình phát triển kinh tế của thanh niên để cho thanh, thiếu niên học hỏi kinh nghiệm và nhân rộng mô hình.
- Tuy nhiên trong hoạt động công tác của cơ quan còn gặp một số hạn chế nhất đinh, Huyện đoàn Hương Khê đã nhanh chóng tìm ra sai sót và đề ra những giải pháp cụ thể để khắc phục những yếu kém.
Bên cạnh những mặt đã đạt được thì công tác hoạch định chiến lược của Huyện đoàn Hương Khê còn tồn tại một số điểm hạn chế như sau: Đối với cá nhân người làm công tác hoạch định chiến lược còn hạn chế về mặt kiến thức chuyên môn nên khi đưa ra các hoạch định còn chung chung, chưa rõ ràng, thiếu hệ thống Chưa đánh giá được tính khả thi của các hoạch định, nên kết quả đạt được không như mong muốn.Thiếu cán bộ chuyên trách làm về công tác hoạch định.
Một số hoạch định chiến lược chưa đi sát với điều kiện thực tế của đơn vị nên khi đưa vào tổ chức thực hiện gặp nhiều khó khăn như về vấn đề kinh phí, thời gian, địa điểm, nguồn lực hỗ trợ Một số hoạch định đưa ra còn thiếu thực tế, chưa có các phương án, giải pháp tình thế Một số chương trình đề ra được thực hiện nhưng chưa đem lại hiệu quả cao cho đoàn viên thanh niên như: Chương trình Thanh niên lập thân lập nghiệp, phong trào xung kích lao động sáng tạo và làm chủ khoa học…
Một số hoạch định đưa ra chưa được thực hiện một cách triệt để từ phía cán bộ làm công tác đoàn Cách thức quản lý, giám sát và đánh giá kết quả của một số chiến lược đưa ra còn lỏng lẻo, thiếu khoa học, chưa có các hình thức khuyến khích, động viên và khen thưởng kịp thời tới các đơn vị, cá nhân thực hiện tốt các mục tiêu đề ra. Đưa ra quá nhiều hoạt động, phong trào thiếu tinh trọng tâm gây nên tình trạng thực hiện với tính chất là để hoàn thành nhiệm vụ, hoàn thành công tác được đề ra, thực hiện theo kiểu đối phó, thành tích Không mang tính thi đua, không mang tính phong trào theo đúng bản chất của công tác đoàn.
Công tác hoạch định chiến lược còn chưa đưa ra được các dự trù về mặt tài chính cũng như các nguồn lực khác liên quan để phục vụ cho công tác tổ chức thực hiện
- Công tác hoạch định chưa đi đôi với công tác truyền thông Nên công tác triển khai của đoàn cơ sở đến một số xóm, xã thuộc vùng sâu vùng xa chưa được phổ biến một cách rộng rãi và cụ thể
- Cán bộ làm công tác hoạchđịnh chiến lược còn hạn chế về kiến thức chuyên môn, thiếu tầm nhìn nên một số hoạchđịnh mang tính chất còn chung chung chưa cụ thể, chưa rõ ràng dẫn đến khi triển khai hiệu quả đạt được còn hạn chế Cán bộ làm công tác hoạch định còn mỏng, thiếu nhân lực, địa bàn rộng, chương trình hoạt động rộng nên không thể điều tra và thu thập được thông tin một cách đầy đủ và sát với thực tế của địa phương, của từng đơn vị. Dẫn đến một số hoạch định thiếu chính xác, thiếu thực tế so với điều kiện của địa phương nên kết quả đạt được không như mong muốn Hoạch định thiếu tính khả thi do chưa khảo sát, tìm hiểu rõ về cácđiều kiện để có cái nhìn toàn diện và chính xác.
Công tác đoàn chưa thực sự được quan tâm nhiều từ phía lãnh đạo huyện nên điều kiện để thực hiện triển khai các kế hoạch còn nhiều hạn chế.