MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu: Ngày nay, khi nền kinh tế thị trường phát triển, nguồn lực của các cơ quan, đơn vị, tổ chức không chỉ nằm ở cơ sở vật chất, máy móc, thiết bị… mà quan trọng hơn cả đó chính là nhân tố con người. Đi đôi với sử dụng lao động là việc đảm bảo quyền lợi về sức khỏe, tiền lương, chế độ… cho người lao động. Và yếu tố thiết yếu nhất đó chính là tiền lương. Đây được coi là sự bù đắp cho những hao phí sức lao động của cán bộ công nhân viên. Bên cạnh đó, tiền lương cũng là công cụ hữu hiệu của nhà quản lý để kích thích người lao động phát huy hết khả năng, sự nghiêm túc và nhiệt tình với công việc được giao. Từ đó, nâng cao hiệu quả và năng suất lao động để rồi thúc đấy cho sự phát triển của các cơ quan, đơn vị, tổ chức. Tuy nhiên, tổ chức công tác kế toán tiền lương hiện nay tại Xưởng X260 vẫn còn gặp phải những khó khăn, hạn chế. Từ thực tế này, đòi hỏi nhu cầu cần có sự hoàn thiện cả về lý luận và thực tiễn để nâng cao hơn hiệu quả , năng suất lao động của cán bộ công nhân viên. Với tầm quan trọng của vấn đề tổ chức công tác kế toán tiền lương của đơn vị, trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại Xưởng X260, tôi đã nghiên cứu và đi đến sự lựa chọn mảng kế toán tiền lương với đề tài: “Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Xưởng X260” để thực hiện báo cáo thực tập tốt nghiệp. Bài báo cáo gồm có 03 nội dung chính: Phần I: Tổng quan về tổ chức công tác kế toán tiền lương trong đơn vị hành chính sự nghiệp. Phần II: Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Xưởng X260, Cục Quân khí, Tổng cục Kỹ thuật. Phần III: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Xưởng X260, Cục Quân khí, Tổng cục Kỹ thuật. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài luận văn: Trên cơ sở lý luận chung về kế toán tiền lương trong đơn vị hành chính sự nghiệp, luận văn đi sâu vào phân tích những điểm đã đạt được cũng như những điểm còn hạn chế của công tác kế toán tiền lương tại Xưởng X260. Từ đó, đưa ra giải pháp để hoàn thiện hơn công tác kế toán tiền lương tại đơn vị. Qua đó đảm bảo về chế độ cho cán bộ công nhân viên và cũng đảm bảo cho việc sử dụng ngân sách được đúng với quy định pháp luật của Nhà nước. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài luận văn: Đối tượng nghiên cứu: kế toán tiền lương. Bao gồm: tiền lương, các khoản trích nộp theo lương và thu nhập tăng thêm. Phạm vi nghiên cứu: + Nội dung nghiên cứu: Công tác kế toán các quỹ như Quỹ tiền lương, các khoản trích theo lương, thu nhập tăng thêm. + Không gian: Xưởng X260, Cục Quân khí, Tổng cục Kỹ thuật. + Thời gian: số liệu được sử dụng là của tháng 3 năm 2017 và giải pháp cho các tháng tiếp sau năm 2017 cũng như các năm tiếp theo. 4. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thu thập, ghi chép số liệu. Phương pháp nghiên cứu tài liệu. Phương pháp đối chiếu so sánh. Phương pháp phân tích tổng hợp. 5. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn gồm 03 chương: Chương 1: Tổng quan về tổ chức công tác kế toán tiền lương trong đơn vị hành chính sự nghiệp. Chương 2: Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Xưởng X260, Cục Quân khí, Tổng cục Kỹ thuật. Chương 3: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Xưởng X260, Cục Quân khí, Tổng cục Kỹ thuật. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG TRONG ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP 1.1. Tổng quan về đơn vị hành chính sự nghiệp: 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của đơn vị hành chính sự nghiệp: Đơn vị hành chính sự nghiệp là các cơ quan, đơn vị, tổ chức hoạt động bằng nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp hoặc cấp trên cấp phát hoặc bằng nguồn kinh phí khác như học phí, hội phí, viện phí… Đơn vị hành chính sự nghiệp bao gồm: các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước và tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước. Cụ thể: Cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, bao gồm: Các cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước các cấp; Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Chủ tịch nước; Văn phòng Chính phủ; Tòa án nhân dân các cấp; Viện kiểm sát nhân dân các cấp; Các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân; Các đơn vị quản lý quỹ dự trữ của Nhà nước, quỹ dự trữ của các ngành, các cấp, quỹ tài chính khác của Nhà nước; Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp; Các tổ chức chính trị, chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, xã hôi nghề nghiệp có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước; Các đơn vị sự nghiệp được Nhà nước đảm bảo một phần hoặc toàn bộ kinh phí hoạt động; Các tổ chức quản lý tài sản quốc gia; Ban Quản lý dự án đầu tư có nguồn kinh phí ngân sách nhà nước; Các Hội, Liên hiệp hội, Tổng hội, các tổ chức khác được Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí hoạt động. Đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, bao gồm: Đơn vị sự nghiệp tự cân đối thu, chi; Đơn vị sự nghiệp ngoài công lập; Tổ chức phi chính phủ; Các Hội, Liên hiệp hội, Tổng hội tự cân đối thu chi; Các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp tự thu, tự chi; Các tổ chức khác không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước. Đặc điểm nổi bật của các đơn vị hành chính sự nghiệp là chủ yếu không sản xuất kinh doanh hay hoạt động vì mục đích lợi nhuận, mà tập trung thực hiện các chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu của Nhà nước. 1.1.2. Cơ chế quản lý tài chính tại đơn vị hành chính sự nghiệp: Tại các đơn vị hành chính sư nghiệp, cơ chế quản lý tài chính được chia thành 03 loại: Các đơn vị hành chính sự nghiệp thuần túy không thực hiện cơ chế khoán biên chế và kinh phí quản lý tài chính. Các đơn vị hành chính sự nghiệp thuần túy hoạt động theo cơ chế khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính. Các đơn vị sự nghiệp hoạt động theo cơ chế quản lý tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu.
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi,các số liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trungthực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập
Tác giả luận văn tốt
nghiệp
Hoàng Nguyễn Minh
Thư
Trang 2MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT v
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC CÁC HÌNH vii
MỞ ĐẦU viii
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG TRONG ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP 1
1.1 Tổng quan về đơn vị hành chính sự nghiệp: 1
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của đơn vị hành chính sự nghiệp: 1
1.1.2 Cơ chế quản lý tài chính tại đơn vị hành chính sự nghiệp: 2
1.2 Những vấn đề chung về tiền lương và các khoản trích theo lương: 3
1.2.1 Khái niệm và bản chất của tiền lương và các khoản trích theo lương: 3
1.2.2 Ý nghĩa và vai trò của tiền lương và các khoản trích theo lương: 4
1.2.3 Các hình thức trả lương: 6
1.2.4 Quỹ tiền lương, các khoản trích theo lương và thu nhập tăng thêm: 7
1.3 Tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong đơn vị hành chính sự nghiệp : 10
1.3.1 Nguyên tắc kế toán tiền lương : 10
1.3.2 Chứng từ kế toán sử dụng : 11
1.3.3 Tài khoản kế toán và sổ kế toán sử dụng trong kế toán tiền lương: 12
1.3.4 Phương pháp kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: 14
1.3.5 Thông tin về tiền lương và các khoản trích theo lương được trình bày trên Báo cáo kế toán: 16
1.4 Tổ chức công tác kế toán chi trả thu nhập tăng thêm trong đơn vị hành chính sự nghiệp: 17
Trang 31.4.1 Khái niệm và nguyên tắc chi trả thu nhập tăng thêm: 17
1.4.2 Căn cứ xác định mức thu nhập tăng thêm và nguồn chi trả: 17
1.4.3 Phương pháp hạch toán kế toán chi trả thu nhập tăng thêm : 18
1.5 Hình thức kế toán và đặc điểm kế toán trên máy vi tính: 19
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI XƯỞNG X260, CỤC QUÂN KHÍ, TỔNG CỤC KỸ THUẬT 20
2.1 Khái quát chung về Xưởng X260, Cục Quân khí, Tổng cục Kỹ thuật: .20
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Xưởng X260: 20
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Xưởng X260: 21
2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại Xưởng X260: 24
2.1.4 Các chính sách tài chính - kế toán áp dụng tai Xưởng X260: 25
2.2 Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Xưởng X260: 27
2.2.1 Đặc điểm, tình hình tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Xưởng X260: 27
2.2.2 Tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Xưởng X260: 33
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI XƯỞNG X260, CỤC QUÂN KHÍ, TỔNG CỤC KỸ THUẬT 61
3.1 Đánh giá thực trạng kế toán tiền lương tại Xưởng X260: 61
3.1.1 Điểm mạnh: 61
3.1.3 Nguyên nhân: 63
3.2 Phương hướng, mục tiêu của vấn đề nghiên cứu: 64
3.3 Một số ý kiến nhằm hoàn thiên tổ chức công tác kế toán tiền lương tại Xưởng X260: 65
Trang 43.2.1 Sự cần thiết của việc hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tiền lương tại
Xưởng X260: 65
3.2.2 Một số đề xuất nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tiền lương tại Xưởng X260: 66
3.4 Điều kiện thực hiện giải pháp: 67
KẾT LUẬN 69
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
Trang 5DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
BHTN: Bảo hiểm thất nghiệpBHXH: Bảo hiểm xã hội
BHYT: Bảo hiểm y tếCBCNV: Cán bộ công nhân viênHCSN: Hành chính sự nghiệpKPCĐ: Kinh phí công đoànTNTT: thu nhập tăng thêmTK: Tài khoản
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Bảng chấm công tháng 03 năm 2017 Ban Vật tư 35
Bảng 2.2: Bảng thanh toán tiền lương tháng 03 năm 2017 của sĩ quan 36
Bảng 2.3: Bảng thanh toán tiền lương tháng 03 năm 2017 của quân nhân chuyên nghiệp 43
Bảng 2.4: Bảng thanh toán tiền lương tháng 03 năm 2017 của công nhân quốc phòng 46
Bảng 2.5: Bảng thanh toán lương tổng hợp tháng 03 năm 2017 48
Bảng 2.6 : Sổ chi tiết tài khoản 334 - Phải trả công chức, viên chức 54
Bảng 2.7 : Sổ chi tiết tài khoản 332 – Các khoản phải nộp theo lương 56
Bảng 2.8 : Sổ Nhật ký Sổ cái 57
Trang 7DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Sơ đồ hạch toán lương và các khoản phải nộp theo lương 14
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Xưởng X260 23
Hình 2.2: Hình thức kế toán Nhật ký- Sổ cái 25
Hình 2.3: Mẫu sổ chi tiết các tài khoản 26
Hình 2.4: Bảng lương quân nhân chuyên nghiệp và chuyên môn kỹ thuật cơ yếu 44
Hình 2.5: Chứng từ Ủy nhiệm chi 50
Hình 2.6: Chứng từ Thông tri 52
Hình 2.7 : Mẫu Giấy nhờ chi 53
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu:
Ngày nay, khi nền kinh tế thị trường phát triển, nguồnlực của các cơ quan, đơn vị, tổ chức không chỉ nằm ở cơ sởvật chất, máy móc, thiết bị… mà quan trọng hơn cả đó chính
là nhân tố con người Đi đôi với sử dụng lao động là việc đảmbảo quyền lợi về sức khỏe, tiền lương, chế độ… cho người laođộng Và yếu tố thiết yếu nhất đó chính là tiền lương Đâyđược coi là sự bù đắp cho những hao phí sức lao động của cán
bộ công nhân viên Bên cạnh đó, tiền lương cũng là công cụhữu hiệu của nhà quản lý để kích thích người lao động pháthuy hết khả năng, sự nghiêm túc và nhiệt tình với công việcđược giao Từ đó, nâng cao hiệu quả và năng suất lao động đểrồi thúc đấy cho sự phát triển của các cơ quan, đơn vị, tổchức
Tuy nhiên, tổ chức công tác kế toán tiền lương hiện naytại Xưởng X260 vẫn còn gặp phải những khó khăn, hạn chế
Từ thực tế này, đòi hỏi nhu cầu cần có sự hoàn thiện cả về lýluận và thực tiễn để nâng cao hơn hiệu quả , năng suất laođộng của cán bộ công nhân viên
Với tầm quan trọng của vấn đề tổ chức công tác kế toántiền lương của đơn vị, trong thời gian thực tập tốt nghiệp tạiXưởng X260, tôi đã nghiên cứu và đi đến sự lựa chọn mảng kế
toán tiền lương với đề tài: “Hoàn thiện tổ chức công tác
kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Xưởng X260” để thực hiện báo cáo thực tập tốt nghiệp.
Trang 9Bài báo cáo gồm có 03 nội dung chính:
Phần I: Tổng quan về tổ chức công tác kế toán tiền lương trong đơn vị hành chính sự nghiệp.
Phần II: Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Xưởng X260, Cục Quân khí, Tổng cục Kỹ thuật.
Phần III: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Xưởng X260, Cục Quân khí, Tổng cục Kỹ thuật.
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài luận văn:
Trên cơ sở lý luận chung về kế toán tiền lương trong đơn
vị hành chính sự nghiệp, luận văn đi sâu vào phân tích nhữngđiểm đã đạt được cũng như những điểm còn hạn chế của côngtác kế toán tiền lương tại Xưởng X260 Từ đó, đưa ra giải pháp
để hoàn thiện hơn công tác kế toán tiền lương tại đơn vị Qua
đó đảm bảo về chế độ cho cán bộ công nhân viên và cũngđảm bảo cho việc sử dụng ngân sách được đúng với quy địnhpháp luật của Nhà nước
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài luận văn:
- Đối tượng nghiên cứu: kế toán tiền lương Bao gồm: tiền lương, các khoản trích nộp theo lương và thu nhập tăng thêm
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Nội dung nghiên cứu: Công tác kế toán các quỹ như Quỹ tiền lương, các khoản trích theo lương, thu nhập tăng thêm
Trang 10+ Không gian: Xưởng X260, Cục Quân khí, Tổng cục Kỹ thuật.+ Thời gian: số liệu được sử dụng là của tháng 3 năm 2017 vàgiải pháp cho các tháng tiếp sau năm 2017 cũng như các nămtiếp theo.
4 Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập, ghi chép số liệu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp đối chiếu- so sánh
- Phương pháp phân tích tổng hợp
5 Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn gồm
Chương 3: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Xưởng X260, Cục Quân khí, Tổng cục Kỹ thuật.
Trang 11CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG TRONG ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ
NGHIỆP 1.1 Tổng quan về đơn vị hành chính sự nghiệp:
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của đơn vị hành chính sự nghiệp:
Đơn vị hành chính sự nghiệp là các cơ quan, đơn vị, tổ chứchoạt động bằng nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấphoặc cấp trên cấp phát hoặc bằng nguồn kinh phí khác nhưhọc phí, hội phí, viện phí…
Đơn vị hành chính sự nghiệp bao gồm: các cơ quan Nhà nước,đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhànước và tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước
- Tòa án nhân dân các cấp;
- Viện kiểm sát nhân dân các cấp;
- Các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân;
Trang 12- Các đơn vị quản lý quỹ dự trữ của Nhà nước, quỹ dự trữcủa các ngành, các cấp, quỹ tài chính khác của Nhànước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Hộiđồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp;
- Các tổ chức chính trị, chính trị xã hội, tổ chức chính trị
-xã hội nghề nghiệp, tổ chức -xã hội, -xã hôi - nghề nghiệp
có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước;
- Các đơn vị sự nghiệp được Nhà nước đảm bảo một phầnhoặc toàn bộ kinh phí hoạt động;
- Các tổ chức quản lý tài sản quốc gia;
- Ban Quản lý dự án đầu tư có nguồn kinh phí ngân sáchnhà nước;
- Các Hội, Liên hiệp hội, Tổng hội, các tổ chức khác đượcNhà nước hỗ trợ một phần kinh phí hoạt động
Đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, bao gồm:
- Đơn vị sự nghiệp tự cân đối thu, chi;
- Đơn vị sự nghiệp ngoài công lập;
- Tổ chức phi chính phủ;
- Các Hội, Liên hiệp hội, Tổng hội tự cân đối thu chi;
- Các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp tự thu,
tự chi;
Trang 13- Các tổ chức khác không sử dụng kinh phí ngân sách nhànước.
Đặc điểm nổi bật của các đơn vị hành chính sự nghiệp là chủyếu không sản xuất kinh doanh hay hoạt động vì mục đích lợinhuận, mà tập trung thực hiện các chức năng, nhiệm vụ vàmục tiêu của Nhà nước
1.1.2 Cơ chế quản lý tài chính tại đơn vị hành chính sự nghiệp:
Tại các đơn vị hành chính sư nghiệp, cơ chế quản lý tài chínhđược chia thành 03 loại:
- Các đơn vị hành chính sự nghiệp thuần túy không thựchiện cơ chế khoán biên chế và kinh phí quản lý tài chính
- Các đơn vị hành chính sự nghiệp thuần túy hoạt độngtheo cơ chế khoán biên chế và kinh phí quản lý hànhchính
- Các đơn vị sự nghiệp hoạt động theo cơ chế quản lý tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu
Phụ thuộc vào đặc điểm và cơ chế quản lý tài chính áp dụngcủa từng loại đơn vị mà khi tổ chức công tác kế toán trong cácđơn vị cần phải có sự lựa chọn, áp dụng hệ thống chứng từ, sổ
kế toán và hệ thống báo cáo tài chính cho phù hợp
1.2 Những vấn đề chung về tiền lương và các khoản trích theo lương:
1.2.1 Khái niệm và bản chất của tiền lương và các khoản trích theo lương:
Trang 14Tiền lương (hay tiền công) là sự trả công hoặc thu nhập
mà có thể biểu hiện bằng tiền và được ấn định bằng thỏathuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, hoặcbằng pháp luật, pháp quy Quốc gia, do người sử dụng laođộng phải trả cho người lao động theo hợp đồng lao động chomột công việc đã thực hiện hay sẽ phải thực hiện, hoặc nhữngdịch vụ đã làm hoặc sẽ phải làm
Tiền lương thường được xác định dựa trên cơ sở số lượng
và chất lượng lao động mà người lao động đã hoặc sẽ đónggóp Ở các ngành nghề khác nhau, mức tiền lương cũng khácnhau do người lao động cung cấp các giá trị lao động là khácnhau Bên cạnh đó, tiền lương cũng bị tác động bởi các yếu tốnhư địa điểm thuê lao động, nhu cầu lao động, cán cân cungcầu lao động…
Về bản chất, tiền lương là sự bù đắp cho lượng hao phí sức lao động của người lao động trong quá trình làm việc tại đơn vị, tổ chức,… nhằm tái sản xuất sức lao động
Gắn chặt với tiền lương là các khoản trích theo lươnggồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp,…Đây là các quỹ xã hội để thể hiện sự quan tâm của xã hội đốivới người lao động Trong trường hợp người lao động tạm thờihoặc vĩnh viễn mất sức lao động, ốm đau, thai sản,… sẽ đượchưởng khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội nhằm giảm bớt sự khókhăn trong cuộc sống Nhằm xã hội hóa việc khám chữa bệnh,người lao động được hưởng chế độ khám chữa bệnh với chiphí thấp hơn chi phí thực tế về các khoản chi như viện phí,
Trang 15thuốc men,… Điều kiện là người lao động phải tham gia đóngbảo hiểm y tế Đây là chế độ chăm sóc sức khỏe cho người laođộng Bảo hiểm thất nghiệp được trích lập nhằm đảm bảo một
số quyền lợi nhất định cho người lao động khi họ không cóviệc làm Bên cạnh đó, để phục vụ cho hoạt động của tổ chứccông đoàn được thành lập theo Luật Công đoàn, đơn vị sửdụng lao động sẽ phải trích kinh phí theo tỷ lệ quy định trêntiền lương phải trả người lao động Kinh phí công đoàn làkhoản trích nộp sử dụng với mục đích cho hoạt động của tổchức công đoàn đảm bảo quyền lợi chính đáng của người laođộng
1.2.2 Ý nghĩa và vai trò của tiền lương và các khoản trích theo lương:
- Ý nghĩa của tiền lương và các khoản trích theo lương:+ Tiền lương là yếu tố cơ bản để quyết định thu nhậptăng hay giảm của người lao động, quyết định đến mức sốngvật chất của người lao động làm công ăn lương Để xác địnhmức lương hợp lý cho người lao động, bên sử dụng lao độngphải đảm bảo các yêu cầu như: thực hiện đúng với chế độ tiềnlương của Nhà nước; gắn chặt với quản lý lao động Qua đó,đảm bảo quyền lợi cho người lao động thì mới tạo ra sự kíchthích, sự quan tâm đúng đắn của họ đến kết quả của cơ quan,đơn vị… Để từ đó tác động đến ý thức cũng như hành vi củangười lao động, giúp họ có mong muốn nâng cao tay nghề,nâng cao ý thức kỷ luật, thi đua lao động,…
Trang 16+ Ngoài tiền lương, người lao động còn được hưởng cáckhoản phụ cấp, trợ cấp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảohiểm thất nghiệp… các khoản này cũng góp phần hỗ trợ vàtăng thêm thu nhập cho người lao động Là sự giúp đỡ với họtrong các trường hợp khó khăn hay xấu hơn là tạm thời hoặcvĩnh viễn mất sức lao động.
+ Mặt khác, tiền lương là một trong những chi phí lớncủa cơ quan, đơn vị,… Mục tiêu của mọi tổ chức, cơ quan,…luôn là tối thiểu chi phí cũng như tối đa hóa lợi nhuận songbên cạnh đó vẫn luôn cần chú ý đến quyền lợi của người laođộng Do đó bên sử dụng lao động luôn mong muốn tìm ragiải pháp để vừa đảm bảo quyền lợi cho người lao động vừađảm bảo quyền lợi cho họ Vì vậy hạch toán tiền lương và cáckhoản trích theo lương là một công cụ đắc lực hỗ trợ các nhàquản lý sử dụng quỹ tiền lương hiệu quả Cung cấp đầy đủ vàchính xác thông tin về quỹ tiền lương còn giúp các nhà quảntrị có những điều chỉnh và kế hoạch hợp lý cho các kì kế toántiếp theo
- Vai trò của tiền lương và các khoản trích theo lương:+ Về mặt kinh tế: Tiền lương và các khoản trích theolương đóng vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định việc ổnđịnh và phát triển kinh tế gia đình Nếu tiền không đủ trangtrải, mức sống của người lao động bị giảm sút có thể ảnhhưởng đến kết quả làm việc Ngược lại nếu trả người lao độnglớn hơn hoặc bằng mức lương tối thiểu thì họ mới yên tâm,dồn hết khả năng và sức lực của mình cho công việc vì lợi ích
Trang 17chung cũng như lợi ích riêng, có như vậy dân mới giàu, nướcmới mạnh.
+ Về chính trị xã hội: Nếu tiền lương và các khoản tríchtheo lương không gắn chặt với chất lượng, hiệu quả công tác,không theo giá trị sức lao động thì sẽ không đủ để đảm bảotái sản xuất sức lao động, không khuyến khích người lao độngphát triển Vì vậy, tiền lương và các khoản trích theo lươngphải đầy đủ các yếu tố cấu thành nguồn thu nhập, là nguồnsống chủ yếu của người lao động và gia đình Đồng thời, để sửdụng đòn bẩy tiền lương với người lao động cũng đòi hỏicông tác tiền lương trong cơ quan, đơn vị,… phải được đặcbiệt coi trọng Vấn đề này được công bằng và hợp lý sẽ tạo
ra hòa khí cởi mở với người lao động, hình thành nên khốiđoàn kết thống nhất, trên dưới một lòng vì sự phát triểnchung cũng như sự phát triển của bản thân họ
1.2.3 Các hình thức trả lương:
- Hình thức tiền lương thời gian:
+ Là hình thức tiền lương theo thời gian làm việc, cấp bậc kỹthuật và thang lương của người lao động Theo hình thức này,tiền lương thời gian, tiền lương phải trả được tính bằng: Thờigian làm việc thực tế nhân với mức lương thời gian
+ Tiền lương thời gian với đơn giá tiền lương cố định được gọi
là tiền lương thời gian giản đơn
+ Để đáp ứng tả lương theo thời gian, bên sử dụng lao độngphải theo dõi ghi chép thời gian làm việc của người lao động
và mức lương thời gian của họ
Trang 18+ Hạn chế của hình thức trả lương theo thời gian là chưa gắnđược tiền lương với kết quả và chất lượng lao động.
- Hình thức tiền lương theo sản phẩm:
+ Là hình thức tiền lương tính theo số lượng, chất lượng sảnphẩm, công việc đã hoàn thành đảm bảo yêu cầu chất lượng
và đơn giá tiền lương tính cho một đơn vị sản phẩm, công việc
đó Tiền lương sản phẩm phải trả tính bằng: Số lượng hoặckhối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành đủ tiêu chuẩnchất lượng, nhân với đơn giá tiền lương sản phẩm
+ Để xác định tiền lương sản phẩm phải dựa trên cơ sở các tàiliệu về hạch toán kết quả lao động
+ Tiền lương sản phẩm có thể áp dụng đối với lao động trựctiếp sản xuất sản phẩm gọi là tiền lương sản phẩm trực tiếp,hoặc có thể áp dụng đối với người gián tiếp phục vụ sản xuấtsản phẩm gọi là tiền lương sản phẩm gián tiếp
+ Để phù hợp với thực tế cơ quan, đơn vị,… và khuyến khíchngười lao động, nhà quản lý có thể lựa chọn các đơn giá lươngsản phẩm khác nhau như:
Tiền lương sản phẩm tính theo đơn giá tiền lương cốđịnh, gọi là tiền lương sản phẩm giản đơn
Tiền lương sản phẩm giản đơn kết hợp với tiền thưởng vềnăng suất chất lượng sản phẩm, gọi là tiền lương sảnphẩm có thưởng
Tiền lương sản phẩm tính theo đơn giá lương sản phẩmtang dần áp dụng theo mức độ hoàn thành vượt mức
Trang 19khối lượng sản phẩm, gọi là tiền lương sản phẩm lũytiến.
+ Ưu điểm của hình thức tiền lương sản phẩm là đảm bảonguyên tắc phân phối theo số lượng, chất lượng lao động;khuyến khích người lao động quan tâm đến kết quả và chấtlượng sản phẩm
- Hình thức tiền lương sản phẩm khoán:
+ (Thực chất là một dạng của tiền lương sản phẩm) Là hìnhthức trả lương khi người lao động hoàn thành một khố lượngcông việc nhất định theo đúng chất yêu cầu được giao
+ Hình thức này có thể khoán việc, khoán khối lượng, khoánsản phẩm cuối cùng, khoán quỹ lương
1.2.4 Quỹ tiền lương, các khoản trích theo lương và thu nhập tăng thêm:
Quỹ tiền lương là toàn bộ tiền lương tính theo người lao động do chính cơ quan, tổ chức, đơn vị, … quản lý và chi trả.Quỹ tiền lương bao gồm:
- Tiền lương trả theo thời gian, trả theo sản phẩm, lương
khoán
- Các loại phụ cấp làm đêm, them giờ và phụ cấp độc hại,…
- Tiền lương trả cho người lao động sản xuất ra sản phẩmhỏng trong phạm vi chế độ quy định
Trang 20- Tiền lương trả cho người lao động ngừng sản xuất do nguyênnhân khách quan như: đi học, tập quân sự, hội nghị, nghỉphép năm,…
Phụ cấp theo lương: là các khoản phụ cấp lương để bùđắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp côngviệc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mứclương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đếnhoặc tính chưa đầy đủ; các khoản phụ cấp lương gắn với quátrình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người laođộng Các khoản phụ cấp này bao gồm:
Các khoản trích theo lương gồm có:
- Quỹ bảo hiểm xã hội:
+ Được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định trêntổng số quỹ lương cơ bản và các khoản phụ cấp khác củangười lao động thực tế phát sinh trong tháng
+ Thực hiện theo Quyết định 959/QĐ-BHXH, tỷ lệ trích bảohiểm xã hội hiện hành là 26%, trong đó 18% do đơn vị hoặc
Trang 21chủ sử dụng lao động nộp, được tính vào chi phí, 8% còn lại
do người lao động đóng góp và được tính trừ vào thu nhậpcủa họ
+ Quỹ bảo hiểm xã hội sẽ được sử dụng trong các trường hợpnhư ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp,hưu trí, tử tuất; quỹ do cơ quan bảo hiểm xã hội quản lý
- Quỹ bảo hiểm y tế:
+ Được sử dụng để thanh toán các khoản tiền khám chữabệnh, thuốc chữa bệnh, viện phí,… cho người lao động trongthời gian ốm đau, sinh đẻ,… Quỹ được hình thành bằng cáchtrích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương và các khoảnphụ cấp của người lao động thực tế phát sinh trong tháng.+ Theo Quyết định 959/QĐ-BHXH, tỷ lệ trích bảo hiểm y tếhiện hành là 4,5%, trong đó 3,0% tính vào chi phí, 1,5% trừvào thu nhập của người lao động
- Quỹ bảo hiểm thất nghiệp :
+ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp sử dụng để chi cho người laođộng thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểmthất nghiệp
+ Theo Quyết định 959/QĐ-BHXH, tỷ lệ trích bảo hiểm thấtnghiệp hiện hành là 2%, trong đó 1% tính vào chi phí và 1%trừ vào thu nhập của người lao động
- Kinh phí công đoàn :
Trang 22+ Hình thành do việc trích lập theo tỷ lệ quy định trên tổng sốtiền lương thực tế phải trả cho người lao động thực tế phátsinh trong tháng, tính vào chi phí của cơ quan.
+ Theo Quyết định 959/QĐ-BHXH, tỷ lệ trích kinh phí côngđoàn là 2% Số kinh phí này một phần nộp lên cơ quan quản
lý công đoàn cấp trên, một phần để lại cho chi tiêu cho hoạtđộng công đoàn tại cơ quan
Ngoài chế độ tiền lương và các khoản trích lập theo lương, cơquan cũng cần xây dựng chế độ tiền thưởng và thu nhập tăngthêm cho phù hợp với tình hình thực tế cũng như thực hiệnđúng theo các quy định của pháp luật
1.3 Tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong đơn vị hành chính sự nghiệp : 1.3.1 Nguyên tắc kế toán tiền lương :
Trong đơn vị hành chính sự nghiệp, nguyên tắc kế toántiền lương hay còn thường được gọi là nguyên tắc kế toán cáckhoản thanh toán với công nhân viên chức như sau :
Các khoản thanh toán với công nhân viên chức baogồm : Các khoản chi trả lương, phụ cấp, thưởng, chi về bảohiểm xã hội, bảo hiểm y tế, các khoản chi về phúc lợi tập thể
Kế toán các khoản thanh toán với công nhân viên chứccần thực hiện các quy định sau :
- Phải tính toán, phản ánh kịp thời, chính xác tình hìnhchi trả các khoản thanh toán với công nhân viên chức trongđơn vị
Trang 23- Phải thực hiện đầy đủ các nguyên tắc về quản lý quỹtiền lương, các quy định đảm bảo thu nhập cho người laođộng theo các chế độ quản lý tài chính, quy chế chi tiêu nội
- Bảng chấm công : Mẫu C01a-HD
- Bảng chấm công làm thêm giờ: Mẫu C01b-HD
- Giấy báo làm thêm giờ: Mẫu C01c-HD
- Bảng thanh toán tiền lương: Mẫu C02a-HD
- Bảng thanh toán thu nhập tăng thêm: Mẫu C02b-HD
- Bảng thanh toán tiền thưởng: Mẫu C04-HD
- Bảng thanh toán phụ cấp: Mẫu C05-HD
- Giấy đi đường: Mẫu C06-HD
- Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ: Mẫu C07-HD
- Hợp đồng giao khoán công việc, sản phẩm: Mẫu C08-HD
- Bảng thanh toán tiền thuê ngoài: Mẫu C09-HD
- Biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán: Mẫu C10-HD
- Bảng kê trích nộp các khoản theo lương: Mẫu C11-HD
Trang 24- Bảng kê thanh toán công tác phí: Mẫu C12-HD
Ngoài ra còn sử dụng một số chứng từ khác như: Phiếu chi, Giấy đề nghị tạm ứng, Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng
1.3.3 Tài khoản kế toán và sổ kế toán sử dụng trong
kế toán tiền lương:
1.3.3.1 Tài khoản kế toán:
Tài khoản 334 - Phải trả công chức, viên chức: Tài
khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán giữa đơn vịhành chính sự nghiệp với cán bộ công chức, viên chức vàngười lao động về tiền lương, tiền công và các khoản phải trảkhác
Kết cấu tài khoản:
Bên Nợ:
- Tiền lương tiền công và các khoản khác đã trả cho cán bộ công chức, viên chức và người lao động
- Các khoản đã khấu trừ vào lương, tiền công của cán bộ,
công chức, viên chức và người lao động
Bên Có:
- Tiền lương, tiền công và các khoản khác phải trả cho cán bộ công chức, viên chức và người lao động
Số dư bên Có:
Trang 25- Các khoản còn phải trả cho cán bộ công chức, viên chức và người lao động.
Tài khoản 332 – Các khoản phải nộp theo lương: Tài
khoản này phản ánh tình hình trích, nộp và thanh toán BHXH,BHYT, KPCĐ, BHTN của đơn vị HCSN với cơ quan bảo hiểm xãhội và cơ quan công đoàn
Kết cấu tài khoản:
- Số tiền bảo hiểm xã hội được cơ quan bảo hiểm xã hội thanhtoán về số bảo hiểm xã hội đơn vị đã chi trả cho các đối tượnghưởng chế độ bảo hiểm của đơn vị
- Số lãi phải nộp về phạt nộp chậm số tiền bảo hiểm xã hội
Số dư bến Có:
Trang 26- Số bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảohiểm thất nghiệp còn phải nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội
và cơ quan công đoàn
Số dư bên Nợ:
- Phản ánh số bảo hiểm xã hội đã chi chưa được cơ quan bảohiểm thanh toán
Tài khoản 332 có các tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 3321 - Bảo hiểm xã hội
- Tài khoản 3322 - Bảo hiểm y tế
- Tài khoản 3323 - Kinh phí công đoàn
- Tài khoản 3324 - Bảo hiểm thất nghiệp
Các tài khoản liên quan như: TK 111, TK 112, TK 312,…
1.3.3.2 Sổ kế toán:
- Sổ chi tiết: Sổ chi tiết các tài khoản (Mẫu S33-H)
- Sổ tổng hợp: Nhật ký - Sổ cái (Mẫu S01-H) hoặc Chứng từ ghi
sổ (Mẫu S02s-H), Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ (Mẫu S02b-H) và
Sổ Cái (Mẫu S02c-H) dùng cho hình thức kế toán Chứng từ ghi
sổ hoặc Sổ Cái (Mẫu S03-H),… tùy thuộc vào hình thức kếtoán được áp dụng
1.3.4 Phương pháp kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương:
Hình 1.1: Sơ đồ hạch toán lương và các khoản phải nộp
theo lương.
Trang 27Có TK 311 – Các khoản phải thu
- Thanh toán tiền lương cho cán bộ công chức, viên chức:
Trang 28Nợ TK 334 - Phải trả công chức, viên chức
Có TK 112 - Tiền gửi ngân hang, kho bạc
Có TK 461 - Nguồn kinh phí hoạt động
- Khi chi trả bảo hiểm xã hội cho viên chức trong đơn vị:
Nợ TK 334 - Phải trả công chức, viên chức
Có TK 111 - Tiền mặt
- Khấu trừ thuế thu nhập cá nhân phải nộp vào lương:
Nợ TK 334 - Phải trả công chức, viên chức
Có TK 333 - Các khoản phải nộp Nhà nước
- Khi thanh toán tiền thưởng cho công chức viên chức:
Nợ TK 334 - Phải trả công chức, viên chức
Có TK 111 - Tiền mặt
(4) Tùy vào các nghiệp vụ thực tế phát sinh, tài khoản liên quan tới TK 332 sẽ thay đổi như sau:
- Khi đơn vị chuyển tiền nộp BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN:
Nợ TK 332 – Các khoản phải nộp theo lương
Có TK 111 - Tiền mặt
Có TK 112 - Tiền gửi ngân hang, kho bạc
Có TK 461 - Nguồn kinh phí hoạt động
Bên cạnh đó có một số nghiệp vụ phát sinh liên quan đến TK 332 như:
Trang 29- Khi nhận được tiền cơ quan bảo hiểm xã hội cấp cho đơn
vị để chi trả cho các đối tượng hưởng bảo hiểm xã hội:
Nợ TK 111 - Tiền mặt
Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hang, kho bạc
Có TK 332 - Các khoản phải nộp theo lương
- Khi nhận giấy nộp chậm số tiền bảo hiểm xã hội:
Nợ TK 631 – Chi hoạt động sản xuất kinh doanh
Có TK 332 - Các khoản phải nộp theo lương
1.3.5 Thông tin về tiền lương và các khoản trích theo lương được trình bày trên Báo cáo kế toán:
Tiền lương và các khoản trích theo lương được trình bày trên Bảng cân đối tài khoản (Mẫu B01/DT) thông qua các tài khoảnchi tiết là TK 334 và TK 332
Trang 30- Đối với đơn vị do Nhà nước đảm bảo toàn bộ chi phíhoạt động, căn cứ vào kết quả tài chính để xác định số kinhphí tiết kiệm được, tổng mức chi trả TNTT của đơn vị trongnăm tối đa không quá 2 lần quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ
do Nhà nước quy định
- Đối với đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phíhoạt động, đơn vị được quyết định tổng mức TNTT trong nămnhưng tối đa không quá 3 ần quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ
Trang 31trong năm sau khi đã thực hiện trích lập Quỹ phát triển hoạtđộng sự nghiệp theo quy định.
- Đối với đơn vị tự bảo đảm chi phí hoạt động, đơn vịđược quyết định tổng mức chi trả TNTT trong năm theo quychế chi tiêu nội bộ của đơn vị sau khi đã thực hiện trích lậpQuỹ phát triển hoạt động sự nghiệp theo quy định của Nhànước
Việc chi trả TNTT cho cán bộ công nhân viên trong đơn vịđược dựa trên nguyên tắc: người nào đóng góp nhiều chotăng thu, hoặc tiết kiệm được nhiều chi phí,… thì sẽ đượchưởng nhiều và ngược lại
1.4.2 Căn cứ xác định mức thu nhập tăng thêm và nguồn chi trả:
Như đã đề cập ở trên, nguồn kinh phia chi trả cho thunhập tăng thêm chỉ được trong phạm vi nguồn kinh phí tiếtkiệm được của đơn vị
Trên cơ sở tổng kinh phí được phép chi này, cơ quan thựchiện chế độ tự chủ quyết định phương án chi trả thu nhậptăng thêm cho từng cán bộ, công chức và người lao động(hoặc cho từng bộ phận trực thuộc) gắn với hiệu quả, kết quảcông việc tương ứng Người nào, bộ phận nào có thành tíchđóng góp để tiết kiệm chi, có hiệu suất công tác cao thì đượctrả thu nhập tăng thêm cao hơn; không thực hiện chia thunhập tăng thêm cào bằng bình quân hoặc chia theo hệ sốlương Mức chi trả cụ thể do Thủ trưởng cơ quan quyết địnhsau khi thống nhất ý kiến với tổ chức công đoàn cơ quan
Trang 32Công thức xác định quỹ tiền lương để chi trả thu nhậptăng thêm một năm là:
1.4.3 Phương pháp hạch toán kế toán chi trả thu nhập tăng thêm :
Đối với khoản kinh phí tiết kiệm được, sau khi thực hiệntrích lập và phân bổ theo quy định của pháp luật, thu nhậptăng thêm sẽ được chi trả cho người lao động theo bút toán:
Nợ TK 4313 - Quỹ ổn đinh thu nhập
Có TK 334 - Phải trả công chức, viên chức
1.5 Hình thức kế toán và đặc điểm kế toán trên máy vi tính:
Trang 33Hình thức kế toán trên máy vi tính là công việc kế toánđược thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trênmáy vi tính Có nhiều chương trình phần mềm kế toán khácnhau về tính năng kỹ thuật cũng như tiêu chuẩn, điều kiện ápdụng
Việc thực hiện tổ chức công tác kế toán trên máy vi tínhphải đảm bảo tuân thủ theo đúng các chuẩn mực, nguyên tắc
kế toán Đồng thời, phải phù hợp với đặc điểm, quy mổ, phạm
vi hoạt động,… của đơn vị
Phần mềm kế toán tuy không hiển thị đầy đủ quy trìnhghi sổ kế toán nhưng phải đảm bảo in được đầy đủ sổ kếtoán và báo cáo tài chính theo quy định
Khi thực hiện ghi sổ kế toán trên máy vi tính, đơn vị cóthể lựa chọn giữa mua hoặc tự xây dựng phần mềm kế toánphù hợp, hoặc sử dụng các phần mềm kế toán do cơ quan cấptrên cung cấp theo đặc thù của từng cơ quan
Trang 34CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI XƯỞNG X260, CỤC
Thông tin đơn vị:
Tên đơn vị: Xưởng X260, Cục Quân khí, Tổng cục Kỹ thuật
Địa chỉ: xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng, thành phố Hà NộiĐiện thoại: 04 33886643
Trước yêu cầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước,đầu năm 1960, theo đề nghị của Cục Quân giới, Tổng cục Hậucần cho chuyển kho X260 về địa điểm mới là huyện ĐanPhượng, tỉnh Hà Tây (Xưởng X260, Hà Nội ngày nay) để thuậnlợi, kịp thời cho việc cấp phát vũ khí tài, đạn dược, vật phẩm
Trang 35quân khí cho các chiến trường, các lực lượng vũ trang bảo vệthành phố Hà Nội.
Đến ngày 05 tháng 06 năm 1962, đồng chí Đại tá TrầnThọ, Phó Chủ nhiệm, Tham mưu trưởng Tổng cục Hậu cần kýQuyết định số 974/CC5, quyết định chính thức về biên chế, tổchức và nhiệm vụ Kho X260 (nay là Xưởng X260, Cục Quânkhí, Tổng cục Kỹ thuật)
Ngày 11 tháng 01 năm 2000, đồng chí Thiếu tướngHoàng Anh Tuấn, Phó Chủ nhiệm về chính trị Tổng cục Kỹthuật ký Quyết định số 13/KT công nhận ngày 05 tháng 06năm 1962 là ngày truyền thống của Xưởng
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Xưởng X260:
Cơ cấu tổ chức của Xưởng X260 gồm có 154 người trong biên chế
Trong đó:
+ 01 Giám đốc: Đại tá Trần Sỹ Đức
Chức năng: Giám đốc Xưởng X260 chịu trách nhiệmtrước pháp luật toàn bộ hoạt động của Xưởng
+ 01 Chính trị viên: Thượng tá Bùi Kim Minh
Chức năng: Chính trị viên chịu trách nhiệm trước cơ quanĐảng về các hoạt động công tác Đảng, công tác chính trị liênquan đến chính sách pháp luật của Đảng tại Xưởng
+ 02 Phó Giám đốc:
Phó Giám đốc kỹ thuật: Thượng tá Ngô Minh Tuấn
Trang 36Chức năng: Phó Giám đốc kỹ thuật Xưởng X260 là ngườigiúp Giám đốc Xưởng, phụ trách các vấn đề về mặt kỹ thuật,chịu trách nhiệm trước Giám đốc Xưởng và trước pháp luật vềnhiệm vụ được phân công.
Phó Giám đốc hậu cần: Thiếu tá Phạm Văn Triêu
Chức năng: Phó Giám đốc hậu cần Xưởng X260 là ngườigiúp Giám đốc Xưởng, phụ trách các vấn đề hậu cần, chịutrách nhiệm trước Giám đốc Xưởng và trước pháp luật vềnhiệm vụ được phân công
+ 06 Ban bao gồm:
Ban tham mưu - kế hoạch: 41 người
Chức năng: Theo dõi các hoạt động chung, điều phốinhân lực của đơn vị; theo dõi kết quả sản xuất kinh doanh,theo dõi giờ công, lập định mức và giá thành; quản lý an toàntình hình chung
Ban kỹ thuật: 07 người
Chức năng: là cơ quan nghiệp vụ về công tác kỹ thuậtnhư: thiết kế bản vẽ sản phẩm, lập định mức sản xuất; giamsát, bảo đảm về kỹ thuật của thành phẩm
Ban vật tư: 06 người
Chức năng: Bảo đảm các yếu tố sản xuất; quản lý, bảoquản vật tư; mua vật tư đầu vào theo dự toán đã được phêduyệt
Ban chính trị: 04 người
Chức năng: Thực hiện công tác Đảng, công tác chính trị;hướng dẫn nghiệp vụ cho các chi bộ thực hiện công tác Đảng,
Trang 37công tác chính trị; Tham mưu cho Chính trị viên về công tácĐảng và công tác chính trị.
Ban hậu cần: 07 người
Chức năng: Đảm bảo chế độ quân lương, quân trang chocán bộ công nhân viên của đơn vị; phụ trách bếp ăn tập thểtheo tiêu chuẩn định lượng
Ban tài chính: 05 người
Chức năng: Quản lý tiền, tài sản của đơn vị; theo dõihoạt động mua sắm đảm bảo đúng quy trình luật đấu thầu,luật thương mại; đảm bảo chế độ, tiền lương cho công nhânviên chức theo đúng với quy định tiêu chuẩn chế độ
+ 05 Phân xưởng bao gồm:
Phân xưởng cơ khí, cơ điện: 32 người
Phân xưởng ống giấy vật liệu mới: 11 người
Phân xưởng may trang cụ: 17 người
Phân xưởng chất dẻo: 11 người
Phân xưởng hòm hộp: 11 người
01 Đội vệ binh
Chức năng của các phân xưởng: sản xuất theo dự toán đã được phê duyệt
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Xưởng X260.
SVTH: Hoàng Nguyễn Minh Thư 27
BAN VẬT TƯ
BAN TÀI CHÍNH
BAN CHÍNH TRỊ
BAN HẬU CẦN
PGĐHC
Trang 382.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại Xưởng X260:
Ban Tài chính tại Xưởng X260 hiện nay có 5 kế toán:
+ 01 Kế toán trưởng: quản lý chung
Trang 39+ 01 Kế toán theo dõi tiền lương
+ 01 Kế toán theo dõi sản xuất
+ 01 Thủ quỹ
+ 01 Trợ lý kế toán
Chức năng của Ban Tài chính:
- Xây dựng kế hoạch từng tháng của Xưởng; tổ chức sơ kết,tổng kết đánh giá kết quả rút kinh nghiệm việc thực hiện các
kế hoạch đó
- Quản lý và nhập xuất vật tư phục vụ sản xuất theo dự toán
đã được phê duyệt, chịu trách nhiệm thanh quyết toán theoquy định
- Theo dõi hoạt động sản xuất của đơn vị
- Thanh toán theo các tiêu chuẩn chế độ cho các đối tượngđược hưởng tương ứng
- Tổng hợp các mặt hoạt động của đơn vị, thu thập thông tin,phân tích số liệu, thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quyđịnh
2.1.4 Các chính sách tài chính - kế toán áp dụng tai Xưởng X260:
Chế độ kế toán: áp dụng chế độ kế toán đơn vị dự toánQuân đội theo Quyết định 1754/QĐ-CTC ngày 17 tháng 07năm 2006 của Cục Tài chính, Bộ Quốc phòng và một số sửađổi theo quyết định 597/QĐ-CTC ngày 28 tháng 03 năm 2011
Trang 40Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12.
Kỳ kế toán: Năm
Đơn vị tiền tệ sử dụng: Việt Nam Đồng
Hình thức kế toán: Nhật ký - Sổ cái có sử dụng phần mềm kế toán máy
- Hệ thống tài khoản: 48 tài khoản