1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luật áp dụng trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế tại trung tâm trọng tài thương mại quốc tế ở việt nam

88 285 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 2,01 MB

Nội dung

Luận văn không chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về luật áp dụng trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế tại trung tâm trọng tài thương

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ

CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ

LUẬT ÁP DỤNG TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯOOVG M ẠI QUỐC TẾ TẠI TRUNG TÂM TRỌNG TÀI THƯOOVG M ẠI QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM

N G U Y Ễ N T H Ị T H U H Ư Ơ N G

H À N Ộ I - 2016

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ

LUẬT ÁP DỤNG TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI QUỐC TÉ TẠI TRƯNG TÂM TRỌNG TÀI

THƯƠNG MẠI Q ư ò c TÉ Ở VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ THƯ HƯƠNG

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là của riêng tôi và chưa từng được công bố trước đây Mọi số liệu, thông tin sử dụng đều trung thực Những nội dung tham khảo đều được tr ích dẫn nguồn đầy đủ theo đúng quy định

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của luận văn

Học viên

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn và lòng biết ơn sâu sắc nhất tới Tiến sĩ Trần Minh Ngọc đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá tr inh thực hiện Luận văn thạc sỹ luật học Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy, cô Viện Đại học Mở Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi có thể học tập, nghiên cứu cũng như hoàn thành luận văn này

Cuối cùng, tôi muốn gửi lời cảm ơn vô hạn tới gia đình và bạn bè, những người thân yêu luôn bên cạnh và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện Luận văn thạc sỹ

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Học viên

Trang 5

DANH MỤC CÁC TỪ VIÉT TẮT

ICC International Chamber of Commerce

Phòng Thương mại Quốc tếLCIA London Court of International Arbitration

Toà án Trọng tài Quốc tế Luân ĐônSIAC Singapore International Arbitration Centre

Trung tâm Trọng tài Quốc tế SingaporeUNCITRAL United Nations Commission on International Trade Law

Uỷ ban về Luật Thương mại Quốc tế của Liên Họp QuốcUNIDROIT International Institute for the Unification of Private Law

Viện Quốc tế về thống nhất Luật tưVIAC Vietnam International Arbitration Centre

Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt NamWIPO The World Intellectual Property Organization

Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giớiWTO World Trade Organization

Tổ chức Thương mại Thế giớiBLDS Bộ Luật Dân sự

BLTTDS Bộ Luật Tố tụng Dân sự

TAND Toà án nhân dân

TTTM Trọng tài Thưong mại

TTTMQT Trọng tài Thưong mại Quốc tế

Trang 6

MỤC LỤC

Trang

Trang bìa phụ

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục từ viết tắt

M Ở ĐẦU 1

Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VÈ LUẬT ÁP DỤNG TRONG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 6 1.1 Khái quát chung về trọng tài thương mại quốc tế 6

1.1 ỉ.Khái niệm trọng tài thương mại quốc tế 6

1.1.2 Đặc điểm của Trọng tài thương mại quốc tế 12

1.1.3 Các hình thức trọng tài thương mại quốc tế 14

1.2 L uật áp dụng trong trọng tài thương mại quốc tế 18

1.2 ỉ.Nội dung của luật áp dụng trong trọng tài thương mại quốc tế 18

1.2.2 Vai trò của luật áp dụng trong trọng tài thương mại quốc tế 23

Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VÈ LUẬT ÁP DỤNG TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TẠI TRUNG TÂM TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM 26 2.1 L uật áp dụng cho tố tụng trọng tà i 26

2.2 L uật áp dụng cho nội dung tranh chấp 34

2.3 VỒ luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tà i 47

Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÈ LUẬT ÁP DỤNG TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TẠI TRUNG TÂM TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM 57 3.1.Thực trạng giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế tại các trung tâm trọng tài thương mại ở Việt N am 57

Trang 7

3.2.Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về luật áp dụng trong giải quyết

tranh chấp thưo*ng mại quốc tế tại trung tâm trọng tài thưomg mại quốc tế ở

Việt N am 61

3.3 Những yêu cầu CO’ bản đối với việc hoàn thiện pháp luật về luật áp dụng trong giải quyết tranh chấp thưomg mại quốc tế tại trung tâm trọng tài thưomg mại quốc tế ở Việt N am 64

3.4 MỘÍ số giải pháp hoàn thiện pháp luật về luật áp dụng trong giải quyết tranh chấp thưo*ng mại quốc tế tại trung tâm trọng tài thưomg mại quốc tế ở Việt N am 67

3.4.1 về luật áp dụng cho tổ tụng trọng tài 67

3.4.2 về luật áp dụng cho nội dung tranh chấp 68

3.4.3 về luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài 70

3.4.4 MỘÍ sổ kiến nghị khác 72

K ẾT LUẬN 75

Trang 8

M Ở ĐẦUl.T ính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Ở bất kỳ nền kinh tế thị trường nào, tranh chấp thưong mại nói chung, tranh chấp thưong mại quốc tế nói riêng được xem là một thuộc tính tất yếu Để giải quyết các tranh chấp đó, các bên tranh chấp có thể sử dụng nhiều phưong pháp như: thưong lượng, trung gian, hòa giải, trọng tài, tòa án v.v và ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, việc giải quyết các tranh chấp thưong mại quốc tế dưới hình thức trọng tài đã trở nên hết sức phổ biến do các ưu điểm vượt trội của phương thức giải quyết tranh chấp này Trọng tài thưong mại quốc tế là phương thức tối ưu để giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế mà các bên tranh chấp không thể tự giải quyết được

Trọng tài thương mại quốc tế là một phương thức giải quyết tranh chấp xuất hiện từ lâu trên thế giới Kể từ khi xuất hiện, phương thức này không ngừng được hoàn thiện, khắc phục những hạn chế của chính nó nhằm tạo dựng một phương thức giải quyết tranh chấp có hiệu quả trong thương mại quốc tế Tại Việt Nam, trọng tài thương mại quốc tế đã xuất hiện khá sớm với hình thức đầu tiên là Hội đồng Trọng tài ngoại thương vào năm 1963 Các quy định pháp luật về trọng tài thương mại quốc tế cũng được xây dựng và hoàn thiện qua từng thời kỳ, mà gần đây nhất là Luật Trọng tài thương mại 2010 Luật Trọng tài thương mại 2010 ra đời chứa đựng nhiều nội dung tiến bộ, khắc phục được những lỗ hổng từ trước tới nay trong pháp luật Việt Nam về trọng tài nói chung cũng như luật áp dụng trong trọng tài thương mại quốc tế nói riêng, đồng thời đảm bảo sự tương thích giữa pháp luật trọng tài Việt Nam với pháp luật trọng tài của một số quốc gia trên thế giới Tuy nhiên, việc

bổ sung nhiều quy định mới tiên tiến cũng không đồng nghĩa với việc Luật Trọng tài thương mại đã thực sự cụ thể, chi tiết và đầy đủ Luật áp dụng trong trọng tài thương mại quốc tế là một vấn đề có ảnh hưởng lớn tới quá trình trọng tài cũng như hiệu lực của phán quyết trọng tài nhưng nó vẫn chưa được quan tâm đúng mức Các quy định liên quan đến vấn đề này còn mang tính chất chung chung, chưa rõ ràng,

Trang 9

gây khó khăn vướng mắc trong quá trình giải quyết tranh chấp thưong mại quốc tế tại các trung tâm trọng tài thưong mại quốc tế ở Việt Nam Thị trường trọng tài ở Việt Nam được đánh giá là thị trường mới, chưa thực sự sôi động, chưa nhận được nhiều sự quan tâm của giới kinh doanh Các trung tâm trọng tài thương mại quốc tế

ở Việt Nam chưa đạt tới đẳng cấp cao trong khu vực cũng như trên thế giới Mặc dù

có nhiều trung tâm trọng tài tại Việt Nam, song phần lớn các tranh chấp thương mại quốc tế đều tập trung giải quyết tại trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) bên cạnh phòng thưong mại và công nghiệp Việt Nam Có nhiều nguyên nhân dẫn tới thực trạng này, trong đó sự hạn chế của pháp luật, bao gồm vấn đề luật áp dụng trong trọng tài thương mại quốc tế, và hạn chế từ tổ chức, hoạt động của các trung tâm trọng tài thưong mại quốc tế ở Việt Nam là những nguyên nhân then chốt.Với quá trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới như hiện nay thì các tranh chấp thưong mại quốc tế tại Việt Nam sẽ ngày càng nhiều và phức tạp Xu hướng của các bên thường là tìm kiếm cho mình một phương thức giải quyết tranh chấp sao cho có hiệu quả nhất, nhanh chóng nhất, bảo vệ được các quyền và lợi ích họp pháp của các bên, đảm bảo cho các quan hệ kinh tế được ổn định, thông suốt và phát triển Với những yêu cầu đó, trọng tài thương mại quốc tế tại Việt Nam sẽ là một

sự lựa chọn hoàn hảo Tuy nhiên, để thu hút được sự quan tâm lớn từ xã hội nói chung, giới kinh doanh nói riêng đối với phương thức trọng tài thì việc khắc phục những tồn tại cản trở sự phát triển của thị trường trọng tài ở Việt Nam là rất cấp thiết

Chính vì những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Luậí áp dụng trong giải quyết tranh chấp thương m ại quốc tế tại trung tâm trọng tài thương mại quốc tế

ở Việt Nam ” làm đề tài nghiên cứu của mình Luận văn không chỉ dừng lại ở việc

nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về luật áp dụng trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế tại trung tâm trọng tài thương mại quốc tế

ở Việt Nam mà còn có sự đánh giá, so sánh với những quy định tương tự trong luật trọng tài của một số quốc gia trên thế giới, từ đó đưa ra một số giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề này

Trang 10

2.Tình hình nghiên cứu đề tài

Luật áp dụng trong trọng tài thương mại quốc tế là vấn đề pháp lý đã được nghiên cứu trong một thời gian dài và được đề cập trong một số công trình nghiên cứu khoa học Trước khi Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003 ra đời, đã có bài viết

“Luật áp dụng trong xét xử của trọng tài thương mại quốc tế” của Nông Quốc Bình

đăng trên Tạp chí Luật học số 4 năm 1999 nghiên cứu về vấn đề này Sau khi Pháp lệnh Trọng tài Thương mại 2003 ra đời, nhiều công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến Luật áp dụng trong trọng tài Thương mại quốc tế được công bố như: Bài

viết: “Những vấn đề cơ bản của Luật Trọng tà r của Đào Trí ú c đăng trong tài liệu hội thảo “Góp ỷ dự thảo Luật Trọng tài” do Hội Luật gia Việt Nam phối họp với

Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức tháng 11/2008 tại Hà Nội;

Luận án Tiến sỹ Luật học “Hoàn thiện pháp luật về trọng tài thương mại của Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tể” của Nguyễn Đình Thơ năm 2007; Luận án Tiến sỹ Luật học “Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tể” của Trần Minh Ngọc năm 2009; Bài viết “Luật áp dụng đối với nội dung tranh chấp từ hợp đồng trong Trọng tài Thương mại quốc tế” của TS.Trần Minh Ngọc trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật

số 1 năm 2009; Bài viết “Luật áp dụng đối với thỏa thuận trọng tài trong trọng tài thương mại quốc tế” của TS.Trần Minh Ngọc trên Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số

1 năm 2009; Luận văn thạc sỹ Luật học “Luật trọng tài thương mại Việt Nam 2010 - bước phát triển mới của pháp luật trọng tài thương mại Việt Nam” của Nguyễn Thị Hồng Hạnh năm 2010; Khóa luận tốt nghiệp “Luật áp dụng trong trọng tài thương mại quốc tế theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành” của Vương Thị Ngọc

Bích năm 2011 v.v

Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu của các tác giả nêu trên hoặc là đề cập tới từng khía cạnh riêng lẻ của trọng tài thương mại quốc tế, trong đó có khía cạnh luật áp dụng trong trọng tài thương mại quốc tế hoặc là đề cập tới toàn bộ trình

tự giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài Mặc dù đã có một số

công trình nghiên cứu về luật áp dụng trong trọng tài thương mại quốc tế song chưa

Trang 11

có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện về Luật áp dụng trong giải quyết tranh chấp thuong mại quốc tế tại trung tâm trọng tài thuong mại

quốc tế ở Việt Nam Vì vậy, tác giả đã mạnh dạn lụa chọn đề tài “Luậí áp dụng trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế tại trung tâm trọng tài thương mại quốc tế ở Việt Nam ” làm đề tài luận văn của mình.

3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

• Luận văn tập trung nghiên cứu các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về luật áp dụng trong giải quyết tranh chấp thuơng mại quốc tế tại trung tâm

trọng tài thuơng mại quốc tế ở Việt Nam, bao gồm: Luật áp dụng cho tố tụng trọng tài, Luật áp dụng cho nội dung tranh chấp và Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài tại trung tâm trọng tài quốc tế ở Việt Nam Luận văn đề xuất một số giải pháp

then chốt nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về luật áp dụng trong giải quyết tranh chấp thuơng mại quốc tế tại trung tâm trọng tài thuong mại quốc tế ở Việt Nam

4 Phưo*ng pháp nghiên cứu đề tài

Luận văn đuợc nghiên cứu trên cơ sở phuong pháp luận biện chứng duy vật của Chủ nghĩa Mac - Lenin, tu tuởng Hồ Chí Minh về nhà nuớc và pháp luật, quán triệt đuờng lối, chủ truong, chính sách của Đảng và Nhà nuớc ta về hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế Các phuơng pháp nghiên cứu cụ thể bao gồm: Phuơng pháp thu thập, tổng họp tài liệu; phuong pháp diễn giải, quy nạp; phuơng pháp so sánh; phuơng pháp phân tích, tổng họp

5 Mục đích của việc nghiên cứu đề tài

Việc nghiên cứu đề tài huớng tới những mục đích sau:

- Thứ nhất, nghiên cứu vấn đề lý luận về luật áp dụng trong trọng tài thuong

mại quốc tế

- Thứ hai, phân tích và làm rõ hon những quy định của pháp luật Việt Nam

về luật áp dụng trong giải quyết tranh chấp thuong mại quốc tế tại trung tâm trọng

Trang 12

tài thương mại quốc tế ở Việt Nam được thể hiện chủ yếu ở các văn bản: Luật Trọng tài thương mại 2010, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004, Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015.

- Thứ ba, chỉ ra những bất cập, hạn chế trong các quy định của pháp luật Việt

Nam cũng như thực tiễn áp dụng về luật áp dụng trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế tại trung tâm trọng tài thương mại quốc tế ở Việt Nam

- Thứ tư, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về

luật áp dụng trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế tại trung tâm trọng tài thương mại quốc tế ở Việt Nam

ó.Những kết quả nghiên cứu mói của luận văn

- Thứ nhất, luận văn đã góp phần làm sáng tỏ hơn những vấn đề lý luận về

luật áp dụng trong trọng tài thương mại quốc tế

- Thứ hai, phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật Việt Nam hiện

hành về luật áp dụng trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế tại trung tâm trọng tài thương mại quốc tế ở Việt Nam và có sự so sánh, đối chiếu với các quy định pháp luật tương tự của một số quốc gia trên thế giới Từ đó rút ra những hạn chế, bất cập của pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực này

- Thứ ba, đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về luật áp

dụng h ong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế tại trung tâm trọng tài thương mại quốc tế ở Việt Nam

7.BỐ cục của luận văn

Ngoài Phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn được kết cấu thành 3 chương:

Chương 1: Lý luận chung về luật áp dụng trong trọng tài thương mại quốc tếChương 2: Quy định của pháp luật về luật áp dụng trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế tại trung tâm trọng tài thương mại quốc tế ở Việt Nam

Trang 13

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về luật áp dụng trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế tại trung tâm trọng tài thương mại quốc tế

ở Việt Nam

Chương 1

LÝ LUẬN CHUNG VÈ LUẬT ÁP DỤNG TRONG TRỌNG TÀI THƯƠNG

MẠI QUỐC TẾ1.1 Khái quát chung về trọng tài thương mại quốc tế

1.1.1 Khái niệm trọng tài thương mại quốc tế

Trọng tài thương mại quốc tế là một trong những hình thức giải quyết tranh chấp phổ biến hiện nay trên thế giới Muốn tìm hiểu thế nào là trọng tài thương mại quốc tế, trước tiên cần tìm hiểu trọng tài là gì?

Hiện nay trên thế giới có nhiều cách tiếp cận khác nhau về khái niệm trọng

tài Theo cuốn Đại từ điển Kinh tế thị trường: “Trọng tài là một phương thức giải quyết một cách hòa bình các vụ tranh chấp Là chỉ đôi bên đương sự tự nguyện đem những việc, những vấn đề tranh chấp giao cho người thứ ba có tư cách công bằng, chính trực xét xử, phán quyết do người này đưa ra có hiệu lực ràng buộc với cả hai bên”[8 , tr.5] Hiệp hội Trọng tài Hoa Kỳ lại cho rằng: “Trọng tài là cách thức giải quyết tranh chấp bằng cách đệ trình vụ tranh chấp cho một hoặc một sổ người xem xét, giải quyết và họ sẽ đưa ra quyết định cuối cùng có giá trị bắt buộc các bên tranh chấp thỉ hành”[8 , tr.5] Còn theo OKEZIE CHUKWUMERIJE: “Trọng tài là một

cơ chế giải quyết tranh chấp giữa các bên với nhau, được thực hiện thông qua một

cá nhãn do các bên lựa chọn hoặc bởi việc dựa trên những thủ tục hay những tổ chức nhất định được lựa chọn bởi chính các bên ”[9, tr.2] Với một quan điểm

tương tự như vậy, JAMES và NICHOLAS cho rằng, trọng tài được coi như một tiến trình tư được mở ra theo sự thỏa thuận của các bên nhằm giải quyết một tranh chấp đang tồn tại hoặc có thể sẽ phát sinh bởi một Hội đồng trọng tài gồm một hoặc

Trang 14

nhiều Trọng tài viên Hội đồng trọng tài này là kết quả của sự lựa chọn của chính các bên tranh chấp hoặc thông qua những đại diện của họ, và chính các bên cũng sẽ

là những người thiết lập nên các thủ tục mà Hội đồng Trọng tài phải áp dụng để giải quyết tranh chấp [9, tr.3]

Mặc dù các học giả nhìn nhận trọng tài theo quan điểm riêng của mình, tuy nhiên có thể hiểu rằng trọng tài là một phương thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của một bên thứ ba trung lập do các bên thỏa thuận chọn ra để giải quyết tranh chấp giữa họ và quyết định của bên thứ ba này có giá trị bắt buộc thi hành Trọng tài có một số đặc điểm cơ bản như: quá trình trọng tài diễn ra trên cơ sở thỏa thuận trọng tài được các bên tranh chấp xây dựng; thành phần hội đồng trọng tài và thủ tục trọng tài được xác định bởi các bên; quyết định của trọng tài về vụ tranh chấp buộc các bên phải thực hiện

Vậy với tư cách là một hình thức trọng tài thì trọng tài thưong mại quốc tế làgì?

Trước tiên, Trọng tài thương mại quốc tế với vai trò là một phương thức giải quyết tranh chấp thì chắc chắn phải là một trọng tài, nó luôn mang những đặc điểm chung của một trọng tài Bên cạnh những đặc điểm chung của trọng tài, nó còn có

những đặc trưng riêng, đó là tính “thương mại ” và tính “quốc tế ”.

• Tính thương mại

Yếu tố thương mại là yếu tố quan trọng khi tìm hiểu về khái niệm trọng tài thương mại quốc tế bởi lẽ trọng tài thương mại quốc tế chỉ giải quyết các tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại Trên bình diện quốc tế, cho đến nay không tồn tại khái niệm thương mại nào được các quốc gia cùng chấp nhận Mặc dù Công ước New York 1958 về công nhận và thi hành quyết định trọng tài nước ngoài đã nỗ lực ghi nhận một sự giải thích về thuật ngữ “thương mại” nhưng lại dành cho các nước thành viên quyền bảo lưu đối với khái niệm này Luật Mầu của Liên họp quốc

1985 (Luật Mầu UNCITRAL) tại phần chú thích của Điều 1(1) có đưa ra một cách giải thích về thuật ngữ thương mại rất rộng nhưng nó chỉ được các quốc gia sử dụng

Trang 15

như một tài liệu tham khảo cho việc xây dựng khái niệm thưong mại trong pháp luật nước mình Bên cạnh đó, các quốc gia cũng có những định nghĩa khác nhau về

“thưong mại” Bộ luật thương mại Cộng hòa Pháp hiện hành không đưa ra bất kì định nghĩa nào về “thưong mại” nhưng tại Điều LI 10-1 đã liệt kê khá nhiều hành vi thưong mại được thể hiện bởi các thương nhân, bao gồm: mua bán hàng hóa để bán lại, mua bán bất động sản để bán lại, mọi hoạt động trung gian về mua, thuê hoặc bán các công trình xây dựng, cho thuê tài sản, Bộ luật Thưong mại số 48 của Nhật Bản năm 1899 quy định thuật ngữ thưong mại được dùng để chỉ những hoạt động mua bán nhằm mục đích lợi nhuận và hầu hết các dịch vụ trên thị trường như dịch vụ vận tải, cung ứng điện hay khí đốt, ủy thác, bảo hiểm, ngân hàng Luật

Thưong mại năm 2005 của Việt Nam giải thích hoạt động thương mại là “ hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu

tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác ” (khoản 1

Điều 3) Nhìn chung, dưới góc độ lý luận, các học giả có thể đưa ra những khái niệm thưong mại khá toàn diện và được giải thích chi tiết mà điểm chung của nó là những giao dịch kinh doanh giữa các thương nhân với nhau và mục đích chính của

họ là lợi nhuận Khái niệm này dùng để phân biệt các vụ trọng tài quốc tế hên quan đến tranh chấp kinh doanh hoặc thương mại với các vụ trọng tài quốc tế giữa các quốc gia về các vấn đề tranh chấp biên giới và vấn đề chính trị khác Nó cũng dùng

để phân biệt các vụ trọng tài quốc tế liên quan đến tranh chấp kinh doanh hoặc thưong mại với các vụ trọng tài liên quan đến các vấn đề như chiếm hữu tài sản, lao động và vấn đề tài sản trong quan hệ hôn nhân gia đình [1, ừ 8],

Hiện nay, ngày càng có nhiều quốc gia mở rộng phạm vi giải quyết của trọng tài không chỉ đối với các tranh chấp thương mại mà còn đối với các quan hệ có tính chất dân sự Một số quốc gia như Anh, Mỹ, Đức, Nhật, Thụy Điển, Trung Quốc khi ban hành đạo luật trọng tài mới đã mở rộng thẩm quyền của trọng tài, theo đó trọng tài không chỉ giải quyết các tranh chấp thương mại truyền thống mà còn có thể giải quyết các tranh chấp về lao động và dân sự khác trừ các tranh chấp bắt nguồn từ những quan hệ liên quan tới lợi ích công và trật tự công hoặc đối với các

Trang 16

tranh chấp thuộc các lĩnh vực khác như: hôn nhân gia đình (chẳng hạn chia tài sản

vợ chồng), sở hữu trí tuệ (không liên quan tới tài sản), tranh chấp trong lĩnh vực cạnh tranh, tranh chấp lao động thì nhà nước thường can thiệp trực tiếp bằng việc bắt buộc giải quyết tại Tòa án hoặc một cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhất định

vì chúng được coi là vấn đề thuộc chính sách công [9, tr.28]

• Tính quốc tế

Tính quốc tế tạo nên nét đặc trưng của trọng tài thưcmg mại quốc tế Thuật ngữ “quốc tế” được sử dụng để phân biệt sự khác nhau giữa các vụ trọng tài thuần túy quốc gia hoặc trong nước với các vụ trọng tài, ở một phương diện nào đó, vượt qua biên giới quốc gia và được gọi là quốc tế hoặc, theo thuật ngữ được dùng bởi

thẩm phán Jessup, “vượtphạm vi quốc gia” [10, tr.14] Các trọng tài nội địa thường

bắt buộc phải tuân theo những quy định về trọng tài của quốc gia đó như: tố tụng trọng tài, luật điều chỉnh nội dung tranh chấp, ngôn ngữ trọng tài Nhưng trọng tài thưcmg mại quốc tế có thể tiến hành phiên xử và đưa ra phán quyết ở nước ngoài trên cơ sở một trình tự tố tụng, ngôn ngữ và luật áp dụng cho tranh chấp do chính các bên thỏa thuận ra

Tùy thuộc mức độ phát triển của mỗi quốc gia, và cách mà mỗi quốc gia đánh giá năng lực của trọng tài mà pháp luật mỗi nước lại có những quy định giới hạn riêng về tính quốc tế Hiện nay, học lý cũng như thực tiễn trọng tài thường đề cập tới hai tiêu chí chủ yếu được sử dụng, hoặc riêng biệt hoặc kết họp, để định nghĩa thuật ngữ quốc tế trong bối cảnh của Trọng tài thưcmg mại quốc tế [10, tr.16]

Tiêu chí thứ nhất tập trung phân tích tỉnh chất của tranh chấp trong khi tiêu chí thứ hai nhấn mạnh vào chủ thể của vụ tranh chấp.

Đây là tiêu chí quan trọng để xác định tính quốc tế của vụ tranh chấp Hiện nay, Tòa án trọng tài quốc tế ICC (ICC) cũng như một số quốc gia đã đưa ra sự giải thích về tính “quốc tế ” của quan hệ sẽ được giải quyết bằng trọng tài trong các sách hướng dẫn về trọng tài được xuất bản bởi ICC, theo đó, tính chất quốc tế của trọng

Trang 17

tài không có nghĩa là buộc các bên nhất định phải có quốc tịch khác nhau Họp đồng vẫn có thể mở rộng phạm vi ra khỏi biên giới quốc gia, ví dụ như, một họp đồng được ký kết giữa các chủ thể có cùng quốc tịch nhưng việc thực hiện họp đồng lại ở một nước khác, hoặc trong trường họp họp đồng được ký kết giữa một nhà nước và một chi nhánh của một công ty nước ngoài kinh doanh trên lãnh thổ đó [9, tr 19], Như vậy, có thể hiểu rằng ICC quan niệm một tranh chấp thưong mại sẽ được coi là

có tính quốc tế nếu nó có liên quan tới bất kỳ yếu tố nước ngoài nào như: nơi giao kết họp đồng ở nước ngoài, nơi thực hiện họp đồng ở nước ngoài, các bên tham gia họp đồng ở các nước khác nhau

Sự giải thích rộng rãi như vậy cũng được tìm thấy trong Bộ luật Tố tụng dân sự

Cộng hòa Pháp 1981 Điều 1492 Bộ Luật này quy dinh: “Một trọng tài sẽ được coi là trọng tài quốc tế nếu nó giải quyết các tranh chấp quyền lợi trong thương mại quốc

tế \ Tuy nhiên, điều khoản này đã không định nghĩa “tranh chấp quyền lợi trong thương mại quốc tế ’ là gì Việc giải thích cụm từ này lại được thực hiện bởi Tòa án

thượng thẩm Pháp trong những phán quyết của mình Theo đó, tính chất quốc tế của một tranh chấp được quy định rất rộng rãi với nhiều căn cứ khác nhau như nơi giao kết họp đồng ở nước ngoài, noi thực hiện họp đồng ở nước ngoài, hàng hóa di chuyển quan biên giới, các bên tham gia họp đồng không cùng quốc tịch, việc thanh toán họp đồng hên quan tới hon một quốc gia

Cách tiếp cận này xem xét đến quốc tịch, nơi thường trú hay trụ sở thưong mại của các bên trong thỏa thuận trọng tài Trong trường họp tranh chấp phát sinh

từ thương mại quốc tế giữa các cá nhân hoặc pháp nhân có nơi cư trú thường xuyên hoặc trụ sở ở các nước kí kết khác nhau nếu có thỏa thuận trọng tài thì sẽ được trọng tài thương mại quốc tế thụ lý giải quyết

Với vai trò là văn bản được xây dựng chuyên áp dụng đối với Trọng tài thưong mại quốc tế, việc định nghĩa về thuật ngữ “quốc tế” có ý nghĩa quan trọng

Trang 18

trong Luật Mầu UNCITRAL Điều 1.3 Luật Mầu UNCITRAL định nghĩa một vụ trọng tài là quốc tế nếu:

• Các bên tham gia thỏa thuận trọng tài, tại thời điểm ký kết thỏa thuận trọng tài đó, có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau; hoặc

• Một trong những địa điểm sau đây được đặt ở ngoài quốc gia nơi các bên

Bên cạnh đó, Một số các Công ước quốc tế về trọng tài thương mại quốc tế hay tư pháp quốc tế của một số quốc gia cũng thừa nhận điều này Điều 1.1(a) Công

ước Châu Âu 1961 về Trọng tài thưong mại quốc tế quy định: “Cổng ước này sẽ được áp dụng với: Thỏa thuận trọng tài được kỷ kết với mục đích giải quyết tranh chấp phát sinh từ thương mại quốc tế giữa các cá nhân hoặc pháp nhân có nơi cư trú thường xuyên hoặc trụ sở ở các nước ký kết khác n h a ứ \ Tương tự, Điều 176

(1) Đạo Luật Tư pháp Quốc tế của Liên bang Thụy Sĩ giới hạn việc áp dụng Chưong 12 của Đạo Luật (Chương về trọng tài quốc tế) đối với những vụ việc mà

Trang 19

địa điểm trọng tài ở Thụy Sỹ vào thời điểm ký kết thỏa thuận trọng tài, ít nhất một bên chủ thể không cư trú ở Thụy Sỹ.

Tất nhiên, trên đây chỉ là sự tìm hiểu những góc độ tiếp cận khác nhau của thuật ngữ “quốc tế” Còn, để xác định một vụ trọng tài cụ thể nào đó có phải là “quốc tế” hay không lại phụ thuộc vào pháp luật của quốc gia liên quan

Tóm lại, Trọng tài thưong mại quốc tế là một phương thức giải quyết tranh chấp mà sự bắt đầu của nó dựa trên sự thỏa thuận của các bên tham gia tranh chấp nhằm giải quyết các tranh chấp thưong mại có yếu tố quốc tế (hay yếu tố nước ngoài) bởi một Hội đồng Trọng tài (gồm một hay nhiều Trọng tài viên) trên cơ sở trình tự thủ tục do các bên tranh chấp thỏa thuận chọn ra và nó kết thúc với một phán quyết có hiệu lực pháp lí bắt buộc đối với các bên Tính quốc tế của trọng tài được quyết định dựa trên hai yếu tố, hoặc được sử dụng riêng rẽ hoặc được kết họp với nhau, đó là: tính chất quốc tế của tranh chấp và đặc điểm của chủ thể tham gia tranh chấp

1.1.2.Đặc điểm của Trọng tài thương m ại quốc tế

Trọng tài thương mại quốc tế đã và đang là một phương thức giải quyết tranh chấp được đặc biệt ưa chuộng trong kinh doanh quốc tế Sở dĩ Trọng tài thưong mại quốc tế trở thành một công cụ pháp lý quan trọng trong giải quyết các tranh chấp thưong mại quốc tế là vì phưong thức này có những lợi thế vượt trội sau đây:

• Tỉnh nhanh chóng

Trong suốt thời gian dài trong quá khứ cũng như hiện nay, trọng tài được coi như một phưong thức giải quyết tranh chấp có tính nhanh chóng [9, tr.45] Quá trình trọng tài có thể diễn ra rất nhanh trong vòng vài tuần hay vài tháng tùy thuộc vào các bên tranh chấp - điều được coi là ưu thế hơn so với việc giải quyết tranh chấp bằng tòa án Các thủ tục tư pháp tại tòa án thường kéo dài bởi hệ thống tòa án được tổ chức theo các cấp xét xử, vì vậy việc kiện tụng có thể kéo dài từ cấp sơ thẩm tới cấp tòa án cuối cùng Ngoài ra, sự kiện tụng này còn có thể bị kéo dài do ảnh hưởng của những thủ tục tư pháp phức tạp, cứng nhắc và tiêu tốn rất nhiều thời

Trang 20

gian Điều này tạo thuận lợi cho giới kinh doanh khi đối với họ thời gian là rất quan trọng, nếu vụ tranh chấp cứ dai dẳng nhiều năm thì công việc làm ăn của họ có thể bị đình trệ, chậm phát triển.

• Tỉnh trung lập

Trong nhiều trường họp, các bên tham gia tranh chấp đến từ các quốc gia khác nhau và họ sẽ phải cân nhắc về việc đưa vụ việc ra trước một tòa án quốc gia Các bên thường có tâm lý thiếu tự tin khi phải đối mặt với những thủ tục tư pháp nghiêm khắc, cứng nhắc và các thẩm phán - những người có thể sẽ có những định kiến hoặc bị chi phối bởi tình cảm dân tộc khi đưa ra phán quyết Và như thế, sẽ chỉ làm lợi cho một bên là những người có cùng quốc tịch với thẩm phán Trong bối cảnh đó, trọng tài có thể giúp cho các bên tranh chấp tự do và bình đẳng để lựa chọn địa điểm xét xử trọng tài, ngôn ngữ sử dụng trong quá trình trọng tài, các quy tắc tố tụng, quốc tịch của các Trọng tài viên và người đại diện, về điểm này không thể phủ nhận vị trí ưu thế của trọng tài so với tòa án

• Tỉnh bỉ mật

Các nhà kinh doanh tham gia vào tranh chấp luôn e ngại rằng, h anh chấp liên quan tới bí mật thưong mại cũng như công việc kinh doanh của họ nếu bị xét xử dưới sự theo dõi của công luận sẽ ảnh hưởng tới công việc trong tưong lai Với yêu cầu công việc như vậy, lựa chọn trọng tài để giải quyết tranh chấp là một lựa chọn phù họp bởi hội đồng trọng tài được thành lập theo yêu cầu của các bên và thực hiện theo phưong thức xét xử kín tách rời khỏi sự chú ý của công luận Phiên tòa xét xử chỉ tiến hành với sự có mặt của các bên, thậm chí việc xét xử phải dựa trên những tài liệu, chứng cứ được cung cấp bởi các bên mà không nhất thiết phải mở một phiên tòa trọng tài Phán quyết trọng tài cũng sẽ chỉ được trao cho các bên nếu

họ không có thỏa thuận khác, về điểm này, tòa án không phải là phưong án tối ưu bởi tòa án sẽ chỉ dựa vào trình tự tố tụng đã được quy định trong pháp luật quốc gia, xét xử và đưa phán quyết về vụ việc một cách công khai Do vậy, khi lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp là trọng tài, các vụ tranh chấp hên quan tới bí mật

Trang 21

kinh doanh, khiếm khuyết của hàng hóa, sự kém chất lượng của sản phẩm sẽ được bảo đảm giữ bí mật.

• Tính chuyên nghiệp

Các lĩnh vực tranh chấp thường rất rộng lớn, ở các lĩnh vực, các ngành nghề khác nhau Trong khi không phải tất cả các thẩm phán đều là những chuyên gia có trình độ cao trong tất cả các lĩnh vực của thương mại quốc tế thì các trọng tài viên thường là những chuyên gia có trình độ cao về từng lĩnh vực xét xử Họ có thể là những luật sư chuyên sâu về lĩnh vực đầu tư, hàng hải, cũng có thể là những kỹ sư xuất sắc trong lĩnh vực xây dựng, chế tạo máy hoặc là những chuyên gia làm việc lâu năm và rất có kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng Chính yếu tố chuyên môn đó đã góp phần đảm bảo cho phán quyết trọng tài thường có độ chính xác cao và mang tính khách quan hon so với phán quyết của tòa án trong lĩnh vực thưong mại quốc tế

• Tính chung thẩm

Trọng tài thưong mại quốc tế là phưong thức giải quyết tranh chấp tư, việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài không nhân danh quyền lực nhà nước mà nhân danh ý chí của các bên đương sự Tuy nhiên, không phải vì thế mà quyết định trọng tài không có giá trị ràng buộc đối với các bên Khi phán quyết trọng tài được Hội đồng trọng tài đưa ra, về nguyên tắc, phán quyết trọng tài là chung thẩm, buộc các bên phải thi hành Tòa án không thể xét xử lại vụ tranh chấp nếu đã có phán quyết của trọng tài mà chỉ có thể hủy phán quyết của trọng tài trên cơ sở xem xét các thủ tục tố tụng trọng tài có được chấp hành đầy đủ hay không Trong khi đó, các quyết định của tòa án thường bị kháng cáo lên nhiều cấp xét xử và hậu quả có thể là, phán quyết mới của tòa án cấp cao hơn khác với nội dung phán quyết ban đầu được đưa ra

1.1.3.Các hình thức trọng tài thương mại quốc tế

Trang 22

Hiện nay, pháp luật nhiều nước trên thế giới công nhận Trọng tài thương mại quốc tế có hai loại chủ yếu: trọng tài thường trực (trọng tài quy chế) và trọng tài vụ việc (trọng tài Ad-hoc)[16, tr.54] Mỗi hình thức trọng tài đều có những ưu điểm và hạn chế của nó, vì vậy các bên tranh chấp phải tự cân nhắc, lựa chọn cho phù họp.

• Trọng tài thường trực (Institutional Arbitration)

Trọng tài thường trực là một giải pháp trọng tài được quản lý bởi một tổ chức trọng tài nhất định và tuân theo những quy tắc trọng tài của tổ chức trọng tài đó [10, tr.44] Tùy theo phạm vi hoạt động và năng lực chuyên môn cũng như khả năng thu hút khách hàng mà mỗi tổ chức trọng tài được cơ cấu bởi nhiều hay ít cơ quan nhưng thông thường bao gồm, cơ quan phụ trách về tài chính có nhiệm vụ thu chi tài chính cho tổ chức trọng tài, ban thư ký có nhiệm vụ giúp việc trực tiếp cho Hội đồng trọng tài trong suốt quá trình trọng tài như chuẩn bị hồ sơ vụ tranh chấp, tống đạt giấy tờ, thuê địa điểm xét xử khi cần thiết

Mỗi tổ chức trọng tài đề đưa ra một bản quy tắc tố tụng riêng cũng như danh sách trọng tài viên của riêng mình và đây là nguồn quan trọng để các bên tranh chấp lựa chọn trọng tài viên khi thành lập Hội đồng trọng tài Các trọng tài viên tham gia các tổ chức này là các luật sư, các chuyên gia giỏi giàu kinh nghiệm trong các lĩnh vực tư pháp, thương mại, bảo hiểm, đầu tư , Nhìn vào danh sách Trọng tài viên có thể xác định đẳng cấp của tổ chức trọng tài đó bởi chỉ những tổ chức trọng tài uy tín mới có khả năng có được sự cộng tác từ những Trọng tài viên ưu tú

Để đi tới quyết định lựa chọn hay không lựa chọn Trọng tài thường trực,

ngoài việc căn cứ vào mức độ, tính chất của tranh chấp, khả năng tài chỉnh, quốc

tịch của các bên, vấn đề thi hành quyết định trọng tài, danh tiếng của tổ chức trọng

tà i , các bên cần nắm rõ những ưu điểm và nhược điểm của trọng tài này

+ Ưu điểm của trong tài thường true

Thứ nhất, với hình thức trọng tài này, quá trình tố tụng trọng tài diễn ra sẽ luôn được đảm bảo thông suốt, theo một quy trình được xác định trước trong bản quy tắc trọng tài đã được đề ra Trong những trường họp không lường trước được

Trang 23

xảy ra như: nếu bị đơn đột ngột từ chối lựa chọn Trọng tài viên cho mình hay trong trường họp bị đơn hoặc nguyên đơn vắng mặt tại phiên tòa trọng tài thì bộ quy tắc giúp phiên họp giải quyết tranh chấp vẫn có thể tiến hành một cách bình thường.Thứ hai, hầu hết các tổ chức trọng tài thường trực đều có đội ngũ trọng tài viên theo danh sách trọng tài viên của tổ chức trọng tài và nhân viên hành chính giám sát và quản lý trọng tài Những nhân viên này được đào tạo chuyên nghiệp, có trình độ chuyên môn cao, sẽ trợ giúp trong toàn bộ quá trình trọng tài, giúp cho quá trình trọng tài có thể vận hành trơn tru, hạn chế tới mức thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra về mặt này, rõ ràng trọng tài thường trực đã tỏ ra vượt trội so với trọng tài vụ việc về tính chuyên nghiệp và có tổ chức.

+ Hạn chế của Trọng tài thường trực

Ngoài những ưu điểm trên, Trọng tài thường trực có một số nhược điểm sau:Thứ nhất, chi phí cho các quá trình trọng tài này thường khá cao Thông thường, các bên phải trả trước một khoản chi phí cho tổ chức và hội đồng trọng tài - được ấn định trên cơ sở giá trị vụ việc Mỗi tổ chức trọng tài có mức phí riêng nhưng thường tương đương mức phí do ICC thu (không kể những tổ chức trọng tài kém chất lượng và không có tiếng tăm) Một vụ kiện trị giá 50.000 USD được giải quyết bởi Trọng tài viên duy nhất của ICC, phí trọng tài ứng trước khoảng 12.800 USD (tức 25% giá trị tranh chấp) Đối với các vụ kiện trị giá 1.000.000$ được giải quyết bởi ba Trọng tài viên, phí trọng tài trả trước cho ICC là 128.400$ (tương đương 13% giá trị tranh chấp và mỗi bên trả 6.5%) Bên cạnh đó, tổng chi phí cho mỗi bên còn phải tính thêm chi phí thuê luật sự, đi lại cho mình và nhân chứng Trong phán quyết cuối cùng của mình, trọng tài sẽ ấn định mức chi phí mỗi bên tranh chấp phải trả, và không loại trừ trường họp một bên phải trả toàn bộ chi phí trọng tài Với những mức chi phí đưa ra như vậy, hẳn các bên sẽ phải suy nghĩ rất

kỹ càng khi muốn lựa chọn giải quyết tranh chấp theo hình thức trọng tài này.Thứ hai, các thủ tục hành chính đôi khi tiêu tốn một khoảng thời gian đáng

kể và điều này là không phù họp với những vụ việc yêu cầu xét xử nhanh Hội đồng

Trang 24

Trọng tài phải tiến hành các thủ tục xét xử một cách tuần tự mà không thể tự ý cắt đứt những công đoạn kéo dài thời gian xét xử dù đôi khi những thủ tục này có thể không thật sự cần thiết trong một giai đoạn xét xử nào đó Sự cứng nhắc này có thể làm ảnh hưởng tới tốc độ trọng tài (nếu so với Trọng tài vụ việc), tuy nhiên, các bên tranh chấp vẫn phải tuân theo nếu đã chọn tổ chức trọng tài đó và áp dụng quy tắc tố tụng của nó.

• Trong tài vu viẽc (trong tài ad-hoc)

Trọng tài vụ việc là một phương thức trọng tài được thành lập để giải quyết một vụ tranh chấp cụ thể, gồm các trọng tài viên do các bên lựa chọn mà không bị giới hạn bởi một danh sách trọng tài viên có sẵn Sau khi giải quyết xong tranh chấp thì ủy ban trọng tài này tự giải thể Đây là tổ chức trọng tài không tồn tại thường xuyên nên không có điều kiện và quy chế hoạt động riêng, cũng như không có quy tắc tố tụng cụ thể Đối với hình thức trọng tài này, các bên được tự do thỏa thuận về các quy tắc tố tụng cũng như có quyền thỏa thuận về cách thức bổ nhiệm trọng tài viên, địa điểm trọng tài, luật điều chỉnh quá trình trọng tài, ngôn ngữ trọng tài, Cũng giống như Trọng tài thường trực, sở dĩ Trọng tài vụ việc có thể diễn ra

là vì trước đó các bên tham gia trọng tài đã có một thỏa thuận chọn loại trọng tài này để giải quyết tranh chấp Trọng tài vụ việc có những ưu điểm và nhược điểm riêng biệt của nó, mà các bên tham gia giao dịch cần xem xét kĩ trước khi quyết định có lựa chọn nó hay không

+ Ưu điểm của Trọng tài vụ việc

Một trong những ưu điểm nổi bật của hình thức trọng tài này là tính linh hoạt và

tổ chức đon giản Tính linh hoạt của nó thể hiện qua việccác bên tranh chấp hoàn toàn

có quyền tự do lựa chọn h ọng tài viên, tự do lựa chọn về các quy tắc tố tụng mà không phải tuân theo bất kì một bộ quy tắc trọng tài nào Điều này đáp ứng được yêu cầu của các bên và phù họp với thực tế của một vụ h anh chấp cụ thể

Tính đon giản, gọn nhẹ trong tổ chức và quy tắc tố tụng cũng giúp tiết kiệm tiền bạc và rút ngắn thời gian cho các bên, ví dụ có thể thay đổi các thủ tục tố tụng

Trang 25

(thường là rút ngắn các thủ tục tố tụng), không phải thanh toán các chi phí cho dịch

vụ hành chính Nhìn chung, những ưu điểm của Trọng tài vụ việc đã giải quyết được những hạn chế của Trọng tài thường trực

+ Hạn chế của Trọng tài vụ việc

Thứ nhất, việc không có trước quy tắc tố tụng riêng nên việc thỏa thuận giữa các trọng tài viên để xây dựng quy tắc tố tụng cũng có những phiền hà nhất định Bên cạnh đó, trong quá trình xét xử, nếu các bên không thể họp tác với nhau hoặc một bên thiếu thiện chí có thể khiến thủ tục trọng tài bị trì hoãn, bởi các bên không bắt buộc phải tuân theo một bộ quy tắc tố tụng trọng tài nào

Thứ hai, vì không có biểu phí cố định như Trọng tài thường trực, các bên phải thỏa thuận trực tiếp vấn đề phí với Trọng tài viên, các bên có thể thỏa thuận trả thù lao theo giờ, hay theo ngày làm việc, và kết quả là tổng chi phí cuối cùng có thể cao hcm chi phí mà các bên phải trả nếu đưa tranh chấp tới một tổ chức trọng tài.Thứ ba, do tự thiết lập thủ tục tố tụng trọng tài và không có cơ quan nào giám sát quá trình trọng tài cũng như các Trọng tài viên, nên kết quả giải quyết tranh chấp phụ thuộc hoàn toàn vào trình độ và sự điều khiển của Hội đồng Trọng tài Vì vậy, bất kỳ sơ suất nào liên quan tới thủ tục trọng tài đều có thể dẫn tới nguy

cơ vô hiệu của phán quyết trọng tài

Tóm lại, Trọng tài vụ việc và Trọng tài thường trực là hai hình thức trọng tài

cơ bản được sử dụng rộng rãi bởi các bên tham gia tranh chấp thương mại quốc tế

có thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài Mỗi loại trọng tài đều có những

ưu điểm và nhược điểm riêng vốn bắt nguồn từ bản chất của nó Tùy từng vụ việc

cụ thể, các bên tham gia tranh chấp sẽ quyết định hình thức trọng tài nào là phù họp hcm với tranh chấp thực tế đang tồn tại Điều đáng lưu ý hơn là, dù chọn hình thức trọng tài nào thì các bên cũng phải lập một thỏa thuận trọng tài rõ ràng và đầy đủ, bởi nếu không, nguy cơ thỏa thuận trọng tài vô hiệu là điều hoàn toàn có thể xảy ra.1.2.Luật áp dụng trong trọng tài thưong mại quốc tế

Trang 26

1.2.1.Nội dung của luật áp dụng trong trọng tài thương mại quốc tế

Luật áp dụng trong trọng tài thưong mại quốc tế là vấn đề hết sức phức tạp

và là một khâu cực kỳ quan trọng trong toàn bộ tiến trình trọng tài, cần phải đuợc các bên tham gia trọng tài, các Trọng tài viên suy xét kỹ luỡng truớc và trong tố tụng trọng tài Luật áp dụng trong trọng tài thuơng mại quốc tế cần đuợc xem xét cẩn trọng trong ba phạm vi: luật áp dụng đối với tố tụng trọng tài, luật áp dụng đối với nội dung tranh chấp, luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài Mỗi phạm vi có những nguyên tắc áp dụng riêng và không thể có sự nhầm lẫn hay thay thế cho nhau Bất kì sự sai sót nào trong việc lựa chọn luật áp dụng đều dẫn đến những hậu quả nguy hiểm đó là phán quyết trọng tài cuối cùng có nguy cơ bị hủy bỏ hay không đuợc công nhận và thi hành ở nuớc ngoài

• Luât áp dung cho tố tung trong tài

Luật áp dụng cho tố tụng trọng tài quy định các thủ tục tố tụng trọng tài nhu quy trình gửi các văn bản, chứng cứ của các bên, của nhân chứng, ngôn ngữ trọng tài,v.v Bên cạnh đó, luật này còn cung cấp chỉ dẫn về quy tắc thành lập Hội đồng trọng tài, thay thế trọng tài viên, trung cầu giám định, khiếu nại về quyết định của trọng tà i Từ đó có thể thấy, luật áp dụng cho tố tụng trọng tài không chỉ là luật thủ tục quy định nội tại của tố tụng trọng tài mà nó còn có vai trò định huống các bên thông qua việc cung cấp các huớng dẫn về cách thức tiến hành trọng tà i Việc xác định luật áp dụng trong tố tụng trọng tài thuong mại quốc tế bị chi phối bởi nguyên tắc tụ do thỏa thuận của các bên và nguyên tắc nơi tọa lạc của trọng tài [3, tr.5]

Thứ nhất, nguyên tắc tự do thỏa thuận của các bên

Trên cơ sở nguyên tắc tôn trọng sự thỏa thuận của các bên tranh chấp, trọng tài của đa số các nuớc đều dành quyền lựa chọn luật điều chỉnh tố tụng trọng tài cho các bên tranh chấp Quy định này dựa trên nguyên tắc đuợc ghi nhận trong Luật Mầu UNICITRAL, tôn trọng sự thỏa thuận của các bên tranh chấp Điều 19.1 Luật

Mầu quy định: “Theo quy định của luật này, các bên được tự do thỏa thuận về tố

Trang 27

tụng mà hội đồng trọng tài phải thực hiện khi tiến hành tổ tụng” Bởi, nguyên tắc

thỏa thuận của các bên chủ thể trong họp đồng thưong mại quốc tế không những được hiểu là sự thỏa thuận trong việc chọn luật đề điều chỉnh nghĩa vụ của các bên trong quá trình thực hiện họp đồng mà nguyên tắc này còn ảnh hưởng đến việc thành lập hội đồng trọng tài, trong đó bao gồm cả việc đưa ra các nguyên tắc xét xử hoặc chọn luật tố tụng cho quá trình xét xử của trọng tài [3, tr.5] Chỉ khi không có

sự thỏa thuận lựa chọn luật của các bên, hội đồng trọng tài mới có thẩm quyền xác định luật áp dụng cho quá trình trọng tài

Thứ hai, nguyên tắc luật của nước tiến hành trọng tài.

Việc xác định luật áp dụng cho tố tụng trọng tài còn chịu ảnh hưởng của nguyên tắc pháp luật của nước nơi tiến hành trọng tài Khái niệm tố tụng trọng tài được điều chỉnh bởi luật của nước nơi tiến hành trọng tài được đề cập đến trong cả

lý thuyết và thực tiễn của trọng tài quốc tế Nghị định thư Geneva về Thỏa thuận trọng tài 1923 trước đây quy định, thủ tục tố tụng trọng tài, bao gồm cả việc thành lập hội đồng trọng tài, sẽ được điều chỉnh bởi ý chí của các bên và bởi luật quốc gia nơi tiến hành trọng tài (Điều 2) Điều 5 Công ước New York 1958 về công nhận và cho thi hành các quyết định của trọng tài nước ngoài cũng gián tiếp thừa nhận nguyên tắc này thông qua quy định việc công nhận và thi hành quyết định có thể bị

từ chối nếu “ thành phần trọng tài xét xử hoặc thủ tục xét xử trọng tài không phù hợp với thỏa thuận của các bên; hoặc nếu không có thỏa thuận đó, không phù hợp với luật của nước tiến hành trọng tài” Tố tụng trọng tài hiện đại công nhận quyền

tự chủ của các bên trong phạm vi khá rộng đối với cách thức tiến hành tố tụng trọng tài Tuy nhiên, sự ảnh hưởng của luật nơi tiến hành trọng tài tới quá trình trọng tài là điều không thể phủ nhận Các bên có quyền lựa chọn pháp luật mà tố tụng trọng tài phải tuân theo nhưng, sự thỏa thuận này không để dẫn đến tố tụng trọng tài nằm ngoài, hay nói cách khác, là đi ngược lại với pháp luật của quốc gia nơi tiến hành trọng tài

Trang 28

Bên cạnh đó, tố tụng trọng tài còn bị chi phối bởi sự can thiệp của Tòa án quốc gia nơi tiến hành trọng tài Mặc dù với việc các bên thỏa thuận về một điều khoản trọng tài nhằm loại trừ thẩm quyền của tòa án quốc gia, khả năng vụ việc của

họ bị đưa ra trước một cơ quan nhà nước có thẩm quyền như vậy vẫn có thể xảy ra

Sự can thiệp của Tòa án vào tố tụng trọng tài có thể xảy ra trước khi phán quyết trọng tài được ban hành, hoặc thậm chí, trong khi đang tiến hành tố tụng trọng tài

Sự can thiệp dễ nhận thấy nhất là khi một bên tham gia trọng tài cố tình lợi dụng quyền lực tư pháp của Tòa án nhằm làm chậm tiến độ hoặc gây khó khăn cho quá trình trọng tài với mục đích phục vụ lợi ích của mình Ngoài ra, Tòa án địa phương còn can thiệp trong trường họp các bên yêu cầu tòa án hỗ trợ thu thập chứng cứ, thay đổi Trọng tài viên,

• Lưât áp dưng cho nôi dưng tranh chấp

Trong trọng tài thương mại quốc tế, vấn đề luật áp dụng đối với nội dung tranh chấp là rất quan trọng bởi phán quyết trọng tài ngoài việc dựa trên chính những điều khoản của họp đồng còn phải căn cứ vào những quy định của luật nội dung điều chỉnh các tranh chấp Nội dung tranh chấp chính là quyền và nghĩa vụ của các bên bị xâm hại trong quá trình thực hiện các giao dịch thương mại quốc tế.Luật áp dụng cho nội dung tranh chấp (hay thường được biết đến như là luật nội dung, “luật điều chỉnh” của họp đồng) xác định quyền và nghĩa vụ của các bên, quy định việc giải thích và hiệu lực của họp đồng, cách thức thực hiện và hệ quả của việc vi phạm họp đồng [10,

ừ 113] Bên cạnh việc xác định hiệu lực về nội dung của họp đồng, luật này còn bổ sung những nguyên tắc điều chỉnh họp đồng mà các điều khoản trong họp đồng chưa

đề cập tới Đây là cơ sở pháp lý ràng buộc quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể của họp đồng đối với nhau trong quá tr inh thực hiện họp đồng và đồng thời còn là cơ sở pháp lý để cơ quan xét xử áp dụng nhằm xác định trách nhiệm của các bên nếu sau này họp đồng bị vi phạm

Nguyên tắc để xác định luật áp dụng cho nội dung tranh chấp là nguyên tắc

“ý chí của các bên”, nguyên tắc được Luật Mầu UNCITRAL và hầu hết pháp luật

Trang 29

các nước trên thế giới thừa nhận Còn nếu các bên không có thỏa thuận thì sẽ tuân

theo nguyên tắc “luật dohội đồng trọng tài lựa chọn” Với trường họp này, không

có một nguyên tắc thống nhất cho việc quyết định pháp luật của quốc gia nào sẽ được áp dụng mà tùy thuộc từng vụ việc cũng như tùy từng hội đồng trọng tài mà việc xác định quy tắc áp dụng luật là khác nhau Ngoài ra, trong mọi trường họp, Hội đồng trọng tài cũng phải xem xét đến tập quán thưong mại quốc tế cho dù đã có sự thỏa thuận về luật áp dụng hay chưa

Mặc dù được trao quyền lựa chọn luật đa dạng như vậy nhưng vẫn có sự giới hạn trong việc sử dụng quyền năng này đối với các bên Có một số hạn chế được đưa ra, nhằm đảm bảo việc chọn luật áp dụng là không gian dối và không trái với chính sách công Ví dụ, các bên không thể thỏa thuận lựa chọn trọng tài nhằm thông qua đó thực hiện các họp đồng để trả tiền hối lộ, thực hiện hành vi phạm pháp, hoặc tham gia các liên minh bị cấm hay các hành vi cạnh tranh không lành mạnh tưong

bỏ qua không chỉ những quy định không bắt buộc mà cả những quy định bắt buộc của luật áp dụng, miễn là họ vẫn tôn trọng trật tự công cộng quốc tế [14, tr.2].Xác định luật áp dụng cho nội dung vụ tranh chấp là vấn đề quan trọng, ảnh hưởng lớn đến quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể Sẽ đon giản hơn nhiều nếu các bên tự thực hiện việc xác định luật áp dụng bởi nếu họ không sử dụng quyền

Trang 30

này thì hội đồng trọng tài sẽ làm việc đó và pháp luật do hội đồng trọng tài lựa chọn

có thể khác hẳn với dự tính của các bên, đồng thời làm thay đổi kết quả của vụ việc

• Luât áp dung cho thỏa thuân trong tài

Một thỏa thuận trọng tài có thể tồn tại dưới một điều khoản trọng tài trong họp đồng hoặc dưới dạng một thỏa thuận đưa tranh chấp ra trọng tài Luật áp dụng đối với thỏa thuận trọng tài kiểm soát các vấn đề liên quan tới thỏa thuận trọng tài như sự lựa chọn hội đồng trọng tài, phạm vi thẩm quyền của hội đồng trọng tài cũng như luật mà theo đó hội đồng trọng tài phải tuân theo Pháp luật được lựa chọn ở đây chính là luật

sẽ được áp dụng để giải quyết nội dung vụ việc Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa rằng khi nảy sinh tranh chấp về chính thỏa thuận trọng tài, các quy định của luật này luôn luôn được áp dụng Trong trường họp đó, các vấn đề liên quan tới hiệu lực hay phạm vi thỏa thuận trọng tài cũng như việc giải thích thỏa thuận trọng tài (bao gồm cả vấn đề phạm vi thẩm quyền của trọng tài) sẽ được giải quyết theo luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài

Hiện nay, pháp luật trọng tài các nước thường không đưa ra các quy định trực tiếp điều chỉnh vấn đề luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài v ấ n đề này được thể hiện thông qua thực tiễn xét xử của các tổ chức trọng tài trên cơ sở các quy định chung của pháp luật và lập luận của Hội đồng trọng tài Khi nảy sinh vấn đề lựa chọn luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài, về cơ bản, nguyên tắc tôn trọng luật do các bên lựa chọn điều chỉnh thỏa thuận trọng tài được thừa nhận bởi thực tế, thỏa thuận trọng tài cũng như là một nội dung giao dịch giữa các bên Tuy nhiên, nếu các bên không có sự lựa chọn luật điều chỉnh thỏa thuận trọng tài và trong quá trình giải quyết vụ việc nảy sinh tranh chấp liên quan đến thỏa thuận trọng tài (như vấn đề thẩm quyền của hội đồng trọng tài), ai sẽ là người xác định luật áp dụng trong tình huống này và luật nào sẽ là luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài?

Thực tiễn trọng tài thương mại quốc tế cho thấy, yêu cầu chọn luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài thường phát sinh vào hai thời điểm

Trang 31

Trường hợp 1, phát sinh vẩn đề hiệu lực của thỏa thuận trọng tài khi bắt đầu trọng tài Đây là trường họp một bên yêu cầu khước từ đưa tranh chấp ra giải quyết

bằng trọng tài với lý do thỏa thuận trọng tài không có hiệu lực Có ba hướng chính

để giải quyết như sau: Thỏa thuận trọng tài sẽ được điều chỉnh bởi luật của nước ncũ tiến hành trọng tài; thỏa thuận trọng tài sẽ được điều chỉnh bởi luật áp dụng đối với nội dung tranh chấp; thỏa thuận trọng tài được điều chỉnh bởi các quy tắc trọng tài của tổ chức trọng tài mà các bên đã lựa chọn để giải quyết tranh chấp

Trường hợp 2, phát sinh vấn đề hiệu lực của thỏa thuận trọng tài khi kết thúc trọng tài Vào thời điểm này, vấn đề hiệu lực của thỏa thuận trọng tài nảy sinh do bên

thua kiện kiện ra tòa án quốc gia nhằm khước từ phán quyết và hủy phán quyết trọng tài hoặc kiện chống lại việc công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài đó ở nước ngoài Sẽ có hai luồng ý kiến đối lập: trong khi bên thua kiện cố gắng không thừa nhận hiệu lực của thỏa thuận trọng tài thì bên thắng kiện sẽ cố gắng chứng minh sự tồn tại của một thỏa thuận có hiệu lực Lúc này, nguyên tắc luật của nước nơi phán quyết trọng tài được tuyên sẽ có giá trị điều chỉnh

1.2.2 Vai trò của luật áp dụng trong trọng tài thương mại quốc tế

Luật áp dụng là một trong những nội dung quan trọng của trọng tài thương mại quốc tế Vai trò của luật áp dụng trong trọng tài thương mại quốc tế được thể hiện qua việc làm cơ sở pháp lý điều chỉnh quan hệ giữa các bên tham gia vào quá trình trọng tài, bao gồm các bên trong vụ tranh chấp và hội đồng trọng tài, đồng thời xác định các quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ đó

Việc lựa chọn luật áp dụng chỉnh xác có ảnh hưởng rất lớn đến việc giải

quyết tranh chấp của Hội đồng trọng tài, tới quá trình trọng tài Quá trình trọng tài

có được tiến hành trơn tru hay không phụ thuộc rất lớn vào việc có xác định đúng luật áp dụng cho trọng tài không Ngoài ra, nguồn luật được chọn sẽ được dùng để điều chỉnh trình tự thủ tục giải quyết vụ tranh chấp và nội dung vụ tranh chấp, nếu nguồn luật được lựa chọn phù họp thì vụ h anh chấp sẽ được giải quyết một cách thuận lợi, khách quan, công bằng, lợi ích chính đáng của các bên sẽ được bảo đảm

Trang 32

Luật áp dụng gồm ba nội dung: luật áp dụng cho tố tụng trọng tài, luật áp dụng cho nội dung tranh chấp, luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài, mỗi nội dung

đó của luật áp dụng có vai trò riêng trong quá trình trọng tài:

• Luật áp dụng cho tố tụng trọng tài chứa đựng những quy định mang tính định huớng các bên trong quá trình tố tụng trọng tài thông qua việc cung cấp các huớng dẫn về cách thức tiến hành trọng tài cũng nhu các vấn đề mà các bên cần quan tâm để đảm bảo quá trình trọng tài đuợc tiến hành thông suốt Từ việc chỉ định trọng tài viên cho đến khả năng có hiệu lực của một phán quyết trọng tài cũng đuợc

dự liệu trong luật này

• Luật áp dụng cho nội dung tranh chấp có vai trò quan trọng trong việc quy định phạm vi trách nhiệm tuong ứng của mỗi bên trong vụ tranh chấp và sẽ bổ sung những thiếu sót trong các điều khoản của họp đồng Phán quyết trọng tài về nội dung vụ tranh chấp sẽ dựa trên luật áp dụng do hội đồng trọng tài xác định Nếu tranh chấp phát sinh mà chua lựa chọn luật thì sẽ rất khó khăn trong việc xác định đúng các quyền và nghĩa vụ của các bên bởi vì không có một khung pháp luật nào điều chỉnh việc này

• Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lại có vai trò quan trọng trong việc xác định hiệu lực của một thỏa thuận trọng tài, là cơ sở để cơ sở để xác định thẩm quyền của trọng tài cũng nhu quyết định tố tụng trọng tài sẽ tiếp tục hay dừng lại Trọng tài thuơng mại quốc tế luôn tồn tại trong sự đan xen của các hệ thống pháp luật khác nhau mà các quy định trong mỗi hệ thống pháp luật lại có thể có mâu thuẫn với nhau Một thỏa thuận trọng tài, theo quy định pháp luật của quốc gia này

là họp pháp nhung lại có thể vô hiệu nếu căn cứ theo luật của quốc gia khác Chính

vì vậy, điều quan trọng là cần xác định đúng luật nào là luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài đó

Tóm lại, các bên tranh chấp cũng nhu hội đồng trọng tài cần có sự cân nhắc, cẩn trọng kỹ luỡng khi lựa chọn luật áp dụng trong trọng tài thuơng mại quốc tế bởi đây là một trong những khâu cực kỳ quan trọng trong toàn bộ tiến trình trọng tài

Trang 33

Tại bất kỳ thời điểm nào của quá trình trọng tài mà câu hỏi về luật áp dụng được đặt

ra, trọng tài viên có trách nhiệm xác định đúng đắn pháp luật áp dụng cũng như nội dung của nó bởi điều này là cần thiết để giải quyết tranh chấp [16, tr3 2]

Như vậy, Chuông 1 đã làm rõ hon một số vấn đề lý luận cơ bản về trọng tài thưong mại quốc tế và luật áp dụng trong trọng tài thương mại quốc tế Việc nghiên cứu luật áp dụng trong trọng tài thương mại quốc tế là rất cần thiết bởi nó đóng vai trò quan trọng trong tố tụng trọng tài mà các thương nhân trước khi đưa tranh chấp

ra trọng tài đều phải tìm hiểu kỹ càng Nội dung của luật áp dụng trong trọng tài thưong mại quốc tế sẽ được trình bày cụ thể ở chương sau

Chưong 2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT

VÈ LUẬT ÁP DỤNG TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TẠI TRUNG TÂM TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ Ở

VIỆT NAM

Qua những phân tích tại chuông 1, tại mục 1.2 đã cho thấy luật áp dụng cho trọng tài thưong mại quốc tế quy định rất nhiều vấn đề, không chỉ là những quy định mang tính thủ tục mà còn quy định hiệu lực của thỏa thuận trọng tài, luật điều chỉnh nội dung tranh chấp Trong chương 2 này, luận văn sẽ tập trung phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam về luật áp dụng trong giải quyết tranh chấp thưong mại quốc tế tại trung tâm trọng tài thương mại quốc tế ở Việt Nam, bên cạnh

đó có sự đối chiếu so sánh với pháp luật trọng tài của một số nước điển hình trên thế giới và Luật Mầu UNCITRAL Từ đó, tìm ra những điểm tương đồng, khác biệt giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài cũng như đưa ra những đánh giá, nhận xét về các quy định pháp luật và thực tiễn về luật áp dụng trong trọng tài thưong mại quốc tế ở nước ta

2.1.Luật áp dụng cho tố tụng trọng tài

Trang 34

Tố tụng trọng tài, trước tiên chịu sự điều chỉnh của các quy tắc thủ tục đã được chấp nhận hay thông qua bởi các bên hoặc hội đồng trọng tài; thứ hai, là pháp luật của nước ncũ tiến hành trọng tài.

Thứ nhất, quy tắc do các bên hoặc Hội đồng trọng tài lựa chọn

Đây là nguyên tắc được thừa nhận của pháp luật nhiều nước trên thế giới Nội dung chính của nguyên tắc này là tôn trọng ý định của các bên và cho phép các bên tự do lựa chọn luật điều chỉnh tố tụng trọng tài Trong trường họp không có sự thỏa thuận chọn luật của các bên thì Hội đồng trọng tài sẽ có thẩm quyền xác định luật phù họp

Điều 182 Luật Tư pháp quốc tế Thụy Sỹ 1987 quy định: “Các bên cỏ thể trực tiếp hoặc dựa vào quy tắc trọng tài xác định thủ tục trọng tài; thủ tục tổ tụng trọng tài cũng có thể tuân theo một luật tổ tụng theo sự lựa chọn của các bên” Và

nếu các bên không có sự thỏa thuận lựa chọn, tố tụng trọng tài sẽ được xác định bởi

Hội đồng trọng tài “ bằng cách sử dụng trực tiếp hoặc tham chiếu một luật tổ tụng hoặc quy tắc trọng tài” Điều 1042 (4) Luật Trọng tài Đức 1998 cũng quy định:

“new không có một thỏa thuận giữa các bên, và không có những quy định trong luật này, hội đồng trọng tài sẽ tiến hành trọng tài theo cách thức mà hội đồng cho là phù họp” Các quy định tương tự có thể được tìm thấy trong Bộ luật Tố tụng dân sự

Pháp 1981 Điều 1494 hay Điều 1036 Bộ luật Tố tụng dân sự Hà Lan

Nếu các bên lựa chọn đưa tranh chấp của mình ra trước một tổ chức trọng tài thì quyền lựa chọn luật thủ tục cho quá trình trọng tài của các bên có sự hạn chế Mỗi tổ chức trọng tài đều có một bản quy tắc tố tụng riêng và việc các bên lựa chọn

tổ chức trọng tài này được hiểu là các bên đồng thời chấp nhận quy tắc tố tụng của

tổ chức đó Nhiều tổ chức trọng tài lớn trên thế giới bắt buộc áp dụng quy tắc của tổ chức mình như Trọng tài quốc tế ICDR (Điều 1), Hiệp hội trọng tài thưong mại Nhật Bản JCAA (Quy tắc 3), Điều 1 Quy tắc tố tụng trọng tài quốc tế ICDR xác

định: “khi các bên đã có thỏa thuận bằng văn bản về việc đưa ra trọng tài giải quyết các tranh chấp theo quy tắc tổ tụng trọng tài giải quyết tranh chấp quốc tế

Trang 35

hay Hiệp hội trọng tài Hoa Kỳ mà không chỉ rõ quy tắc cụ thể nào thì quá trình tổ tụng trọng tài sẽ được tiến hành theo quy tắc này Điều 1 quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm trọng tài quốc tế VIAC tại Việt Nam cũng quy định: “ Quy tắc sẽ được áp dụng để giải quyết vụ tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại khi: các bên có thỏa thuận chọn Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam để giải quyết tranh chấp ; hoặc các bên có thỏa thuận chọn Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam để giải quyết tranh chấp nhimg không có thỏa thuận chọn quy tắc tổ tụng trọng tài khác” Tuy nhiên, cũng có một số ngoại lệ nhu trong ICC (Điều 15 Quy

tắc tố tụng trọng tài của ICC) hoặc trọng tài London (Điều 14 Quy tắc tố tụng trọng tài của Tòa án trọng tài Quốc tế London) cho phép áp dụng quy tắc của tổ chức trọng tài khác nhung vẫn uu tiên áp dụng quy tắc tố tụng của tổ chức mình

Ví dụ nhu vụ tranh chấp giữa nguyên đơn - Nhà thầu Đan Mạch và bị đơn - Nhà thầu lại Ai Cập Nguyên đon kiện bị đơn ra trọng tài ICC tại Zurich, Thuỵ Sỹ đòi bồi thuờng vì Bị đon tri hoãn thực hiện công việc Trong họp đồng các bên không thỏa thuận luật điều chỉnh cũng nhu luật áp dụng cho tố tụng trọng tài Đổ giải quyết vụ việc, ICC chỉ định một trọng tài viên duy nhất Trọng tài viên này xác định Zurich là nơi tiến hành tố tụng trọng tài nên quá trình tố tụng đuợc điều chỉnh bởi Quy tắc tố tụng ICC và Quy tắc tố tụng dân sự Thụy Sỹ

Còn nếu các bên chọn trọng tài vụ việc để giải quyết tranh chấp thì trình tụ, thủ tục mà trọng tài tiến hành giải quyết tranh chấp sẽ do các bên quyết định Trong truờng họp các bên không có sự thỏa thuận quá trình trọng tài, hội đồng trọng tài sẽ

có thẩm quyền xác định luật áp dụng cho tố tụng trọng tài Tuy nhiên, cả trong quy định của pháp luật cũng nhu các bản quy tắc của các tổ chức trọng tài đều không chỉ

ra cách thức cụ thể làm cơ sở cho trọng tài viên tìm kiếm luật áp dụng mà chỉ đua ra định huớng là các trọng tài viên có thể tham chiếu đến một luật tố tụng hoặc một quy tắc trọng tài, còn việc tiến hành tố tụng trọng tài theo cách thức nào hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của hội đồng trọng tài

Thứ hai, pháp luật của nước nơi tiến hành trọng tài

Trang 36

Việc xác định luật áp dụng cho tố tụng trọng tài không chỉ dựa trên sự thỏa thuận của các bên mà còn chịu ảnh huởng của pháp luật quốc gia noi tiến hành trọng tài Các bên có quyền tụ chủ đối với cách thức tiến hành tố tụng trọng tài nhung cũng phải xem xét đến pháp luật quốc gia nơi các bên có ý định chọn làm địa điểm tiến hành trọng tài, hay nói cách khác là các bên có quyền thỏa thuận về pháp luật mà tố tụng trọng tài phải tuân theo song sự thỏa thuận này không đuợc trái với pháp luật của quốc gia nơi tiến hành trọng tài Sự vi phạm các quy định bắt buộc mang tính chất trật tụ công trong pháp luật quốc gia nơi tiến hành trọng tài có thể khiến quyết định trọng tài không đuợc công nhận hiệu lực pháp lý.

Pháp luật các nuớc trên thế giới cũng có những quy định bắt buộc mà khi tiến hành tố tụng trọng tài nuớc đó thì các bên buộc phải tuân theo Tùy thuộc quan điểm của mỗi quốc gia mà các quy định mang tính bắt buộc đối với tố tụng trọng tài

ở từng nuớc có sự khác nhau Điều 33 Luật trọng tài Thụy Điển quy định: “một

phán quyết trọng tài không có hiệu lực nếu phán quyết trọng tài đó không đáp ứng các yêu cầu về hình thức bằng văn bản và chữ ký theo quy định của Điều 31 Theo Quy tắc thực hiện Quy chế Trọng tài của Ả Rập Xê-Út, đối với vụ kiện ở Ả Rập Xê-

út, ngôn ngữ chính thức đuợc sử dụng truớc Hội đồng trọng tài hay trong thu từ trao đổi phải là tiếng Ả Rập; Điều 31 Luật Trọng tài Singapore 2001 yêu cầu phán quyết trọng tài phải đuợc lập thành văn bản và có chữ ký của trọng tài viên,

Bên cạnh đó, pháp luật một số nuớc trên thế giới cho phép sự can thiệp khá lớn của Tòa án vào tố tụng trọng tài Pháp luật của nuớc Adu Dhabi quy định các bên sẽ phải dựa vào Tòa án địa phuơng để đăng ký điều khoản trọng tài và để tố tụng trọng tài đuợc phép thi hành tại đây [16, tr.140] Một số quốc gia khác lại hạn chế sự tham gia của Tòa án vào tố tụng trọng tài nhu ở Pháp Tòa án Pháp chỉ can thiệp trong hai truờng họp: một là hỗ trợ cho trọng tài khi đuợc đề nghị; hai là sự can thiệp với tu cách kiểm tra phán quyết trọng tài nếu Tòa án đuợc yêu cầu kiểm tra tính họp thức của phán quyết trọng tài (tuy nhiên, thẩm phán không có thẩm quyền sửa đổi phán quyết về mặt nội dung) trong truờng họp có yêu cầu hủy phán quyết do không tuân thủ các quy định của pháp luật về hình thức [14, tr.6]

Trang 37

Hiện nay, trong pháp luật Việt Nam mà cụ thể là trong Luật Trọng tài thưong mại 2010 (Luật TTTM 2010) không có quy định trực tiếp về luật điều chỉnh cho tố

tụng trọng tài Tuy nhiên, căn cứ vào quy định tại khoản 6, khoản 7 Điều 3: “ố Trọng tài quy chế là hình thức giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm trọng tài theo quy định của Luật này và quy tắc tổ tụng của Trung tâm trọng tài đó.

7 Trọng tài vụ việc là hình thức giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật này và trình tự, thủ tục do các bên thoả thuận’’’ và khoản 4 Điều 55 quy định:

“Trình tự, thủ tục tiến hành phiên họp giải quyết tranh chấp do quy tắc tổ tụng trọng tài của Trung tâm trọng tài quy định; đối với Trọng tài vụ việc do các bên thỏa thuận ” thì có thể hiểu, đối với vụ tranh chấp đưa ra giải quyết tại tổ chức

trọng tài, tố tụng trọng tài sẽ theo quy tắc tố tụng của tổ chức trọng tài đó, còn đối với trọng tài vụ việc thì các bên có quyền lựa chọn luật điều chỉnh cho tố tụng trọng tài Đây là quy định tiến bộ hon so với quy định trong Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003 (Pháp lệnh TTTM 2003) Pháp lệnh quy định, đối với vụ tranh chấp có yếu tố nước ngoài, các bên có quyền thỏa thuận quy tắc tố tụng mà Hội đồng trọng tài phải tuân theo khi tiến hành giải quyết tranh chấp (khoản 2 Điều 49) Quy định

đó của Pháp lệnh đã dẫn tới sự mâu thuẫn với các quy tắc của các tổ chức trọng tài Việt Nam Trong khi khoản 1 và khoản 2 Điều 49 Pháp lệnh trọng tài thương mại cho phép đối với tranh chấp có yêu tố nước ngoài, hội đồng trọng tài được áp dụng các quy tắc tố tụng do các bên thỏa thuận chọn ra thì Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm trọng tài quốc tế Á Châu và Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) lại buộc các bên phải giải quyết tranh chấp theo quy tắc tố tụng của Trung tâm (Điều 1 Quy tắc tố tụng trọng tài của VIAC, Điều 1 Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm trọng tài thưong mại quốc tế Á Châu) Trong nhiều trường họp, các bên thỏa thuận đưa tranh chấp của mình ra trước VIAC nhưng lại chọn Quy tắc tố tụng của ICC Thực tiễn trọng tài cho thấy VIAC luôn từ chối thụ lý giải quyết [9, tr.107], đẩy các bên vào tình trạng vụ việc không thể giải quyết bằng trọng tài mà cũng không thể đưa ra Tòa án bởi lý do đã có thỏa thuận trọng tài có hiệu lực pháp

lý Chính vì vậy, sự bổ sung quy định về tố tụng trọng tài trong Luật TTTM 2010 đã

Trang 38

tạo ra sự thống nhất trong quy định của pháp luật và thực tiễn trọng tài thương mại của các bên trong việc xác định quy tắc tố tụng cho vụ việc trọng tài của mình, không còn giới hạn trong các vụ tranh chấp có yếu tố nước ngoài như trước đây nữa.

Pháp luật Việt Nam tôn trọng quyền thỏa thuận lựa chọn thủ tục cho quá trình trọng tài của các bên khi các bên đưa tranh chấp ra giải quyết tại Trung tâm

trọng tài Điều 32 Luật TTTM 2010 quy định: “Nếu các bên không có thỏa thuận khác hoặc quy tắc tổ tụng của Trung tâm trọng tài không có quy định khác, trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, các tài liệu kèm theo và chứng từ nộp tạm ứng p h í trọng tài, Trung tâm trọng tài gửi cho bị đơn bản sao đơn khởi kiện của nguyên đơn và những tài liệu theo quy định tại khoản 3 Điều 30 Luật này” Hay Điều 35 Luật TTTM 2010 quy định: “Đổi với tranh chấp được giải quyết tại Trung tâm trọng tài, nếu các bên không có thỏa thuận khác hoặc quy tắc tổ tụng trọng tài không có quy định khác, thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo, bị đơn phải gửi cho Trung tâm trọng tài bản

tự bảo vệ ”

Còn đối với trọng tài vụ việc, các bên có quyền tự chủ trong việc quyết định

về tố tụng, các bên sẽ được tự do lựa chọn luật điều chỉnh cho tố tụng trọng tài Trong trường họp không có sự thỏa thuận của các bên chọn luật áp dụng thì Hội đồng trọng tài sẽ tự xác định luật phù họp Nhiều quy định trong Luật TTTM 2010 thể hiện sự tự do thỏa thuận, thể hiện sự tôn trọng quyền tự định đoạt của các bên như: Các vấn đề về lựa chọn trọng tài viên (Điều 39), nộp đơn khởi kiện, ngôn ngữ trọng tài,

Điều 39 chỉ rõ: “ 1 Thành phần Hội đồng trọng tài có thể bao gồm một hoặc nhiều Trọng tài viên theo sự thỏa thuận của các bên; 2 Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận về sổ lượng Trọng tài viên thì Hội đồng trọng tài bao gồm ba Trọng tài viên

Trang 39

Ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài là ngôn ngữ do các bên thỏa thuận, trong trường họp không có thỏa thuận thì sẽ do Hội đồng trọng tài quyết định Điều

10 quy định như sau: “2 Đổi với tranh chấp có yếu tổ nước ngoài, tranh chấp mà ít nhất một bên là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài do các bên thỏa thuận Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận thì ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài do Hội đồng trọng tài quyết định

Các bên có quyền lựa chọn pháp luật mà tố tụng trọng tài phải tuân theo nhưng, sự thỏa thuận này không thể dẫn đến tình trạng tố tụng trọng tài nằm ngoài hay đi ngược lại pháp luật của quốc gia nơi tiến hành trọng tài Pháp luật Việt Nam

về trọng tài cũng ghi nhận điều này, Luật TTTM 2010 cũng có những quy định bắt buộc mà các bên cần lưu ý khi tiến hành tố tụng trọng tài ở Việt Nam như: thỏa thuận trọng tài phải được xác lập dưới dạng văn bản, thời hiệu khởi kiện giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, đăng ký phán quyết trọng tài đối với trọng tài vụ việc, hoặc việc thành phần Hội đồng trọng tài, tố tụng trọng tài trái với quy định của pháp luật sẽ là căn cứ để Tòa án xem xét hủy phán quyết trọng tài Dưới đây là một số quy định cụ thể:

Khoản 2 Điều 16 Luật TTTM 2010 quy định: “2 Thỏa thuận trọng tài phải được xác lập dưới dạng văn bản Các hình thức thỏa thuận sau đây cũng được coi

là xác lập dưới dạng văn bản Các hình thức tương đưong với văn bản như

telegram, fax, telex, cũng được Pháp luật Việt Nam ghi nhận là “được thiết lập dưới dạng văn bad'.

Nhằm đảm bảo vụ tranh chấp được giải quyết nhanh chóng, pháp luật Việt Nam đã quy định về thời hiệu khởi kiện, Tại Điều 33 Luật này quy định về thời hiệu

khởi kiện: “Trừ trường hợp luật chuyên ngành có thỏa thuận khác, thời hiệu khởi kiện là hai năm kể từ thời điểm quyền và lợi ích bị xâm phạm Đây là quy định bắt buộc theo pháp luật Việt Nam, nếu không tuân thủ thời hiệu này, rất có thể vụ tranh chấp sẽ không được giải quyết

Trang 40

Tuy nhiên, khi các bên không lựa chọn quy tắc tố tụng cụ thể thì việc tố tụng trọng tài sẽ đuợc điều chỉnh bởi luật nào lại không đuợc quy định trong luật Lúc này, hội đồng trọng tài sẽ áp dụng quy định của Pháp luật Việt Nam hay tụ mình xây dựng quy tắc tố tụng cho vụ việc?

Đề cập đến vấn đề này, chúng ta sẽ thấy rõ sự khác biệt giữa quy định của Pháp luật Việt Nam và pháp luật trọng tài một số nuớc trên thế giới Pháp luật trọng tài của các nuớc đều xác định một thứ tụ áp dụng pháp luật rõ ràng, đầu tiên là dựa trên thỏa thuận của các bên và khi không tìm thấy sự chỉ dẫn về sự lựa chọn này, Hội đồng trọng tài sẽ quyết định chọn luật áp dụng cho tố tụng trọng tài Luật trọng tài Đức 1998, Luật trọng tài Anh 1996 đều ghi nhận điều này Điều 1042 (4) Luật

trọng tài Đức 1998 quy định “nếu không có một thỏa thuận giữa các bên, và không

có những quy định trong luật này, Hội đồng trọng tài sẽ tiến hành trọng tài theo cách thức mà Hội đồng cho là phù hợp Điều 1494(1) Bộ luật Tố tụng dân sự Pháp

1981, Điều 1036 Bộ luật tố tụng dân sự Hà Lan 1986 cũng có quy định tuơng tụ Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam hiện nay vẫn chua có quy định cụ thể trong truờng họp các bên không lựa chọn quy tắc tố tụng để giải quyết tranh chấp của mình Điều này dẫn tới khó khăn cho Hội đồng trọng tài bởi họ không biết liệu mình có quyền quyết định luật áp dụng cho tố tụng trọng tài hay không và nếu có thì dựa vào phucmg pháp nào để lựa chọn luật áp dụng, sẽ áp dụng pháp luật Việt Nam hay tụ mình xây dựng quy tắc tố tụng cho vụ việc? Sẽ là an toàn nếu hội đồng trọng tài áp dụng các quy định của Luật trọng tài thuơng mại để tiến hành trọng tài nhằm đảm bảo rằng phán quyết trọng tài sẽ không bị hủy vì lí do tố tụng trọng tài vi phạm quy định của pháp luật

Bên cạnh đó, pháp luật Việt Nam về luật áp dụng cho tố tụng trọng tài còn quy định về sự can thiệp của Tòa án Tòa án có thể tham gia vào quá trình trọng tài khi bắt đầu trọng tài, trong quá trình trọng tài hay khi kết thúc trọng tà i Điều 44 Luật TTTM 2010 thể hiện việc Tòa án có thể tham gia vào quá trình trọng tài khi

bắt đầu trọng tài: “Trong trường hợp không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng tài quy định tại Điều 43 Luật này, trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày

Ngày đăng: 22/03/2018, 18:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w