Theo đó, pháp luật tố tụng dân sự TTDS luôn đề cao vai trò của các bên đương sự trong việc thực hiện nghĩa vụ chứng minh, việc dẫn dắt nêu câu hỏi và tranh luận thuộc về các đương sự và
Trang 1TRỊNH XUÂN TÙNG
TRANH TỤNG TẠI PHIÊN TÒA DÂN SỰ SƠ THẨM QUA THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI TỈNH THANH HÓA
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Mã số: 60.38.01.03
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Triều Dương
HÀ NỘI, NĂM 2016
Trang 2và được sự hướng dẫn tận tình của TS Nguyễn Triều Dương Các nội dung nghiên cứu, số liệu thống kê trong công trình nghiên cứu này là trung thực Các thông tin sử dụng trong luận văn có nguồn gốc, có trích dẫn và chủ thích
rõ ràng Tác giả xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội dung của mình
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Hà Nội, ngày 04/8/2016
Tác giả luận văn
TS Nguyễn Triều Dương Trịnh Xuân Tùng
Trang 39 VKSNDTC: Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Trang 41 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tình hình nghiên cứu đề tài 2
3 Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài 3
4 Phương pháp nghiên cứu đề tài 4
5 Bố cục luận văn 4
PHẦN NỘI DUNG 5
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TRANH TỤNG TẠI PHIÊN TÒA DÂN SỰ SƠ THẨM
5 1.1 Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của tranh tụng trong tố tụng dân sự 5
1.1.1 Khái niệm về tranh tụng tố tụng dân sự 5
1.1.2 Đặc điểm tranh tụng trong tố tụng dân sự 9
1.1.3 Ý nghĩa của tranh tụng trong tố tụng dân sự 11
1.2 Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của tranh tụng tại phiên tòa dân sự sơ thẩm
13 1.2.1 Khái niệm tranh tụng tại phiên tòa dân sự sơ thẩm 13
1.2.2 Đặc điểm của tranh tụng tại phiên tòa dân sự sơ thẩm 14
1.2.3 Ý nghĩa tranh tụng tại phiên tòa dân sự sơ thẩm 17
1.3 Cơ sở tranh tụng tại phiên tòa dân sự sơ thẩm 19
1.3.1 Cơ sở lý luận 19
1.3.2 Cơ sở thực tiễn 21
1.3.3 Cơ sở pháp lý 22
1.4 Các điều kiện bảo đảm thực hiện tranh tụng tại phiên tòa dân sự sơ thẩm
25 1.5 Tranh tụng tại phiên tòa dân sự sơ thẩm theo pháp luật của một số nước trên thế giới
30 1.5.1 Pháp luật Anh - Mỹ 30
1.5.2 Pháp luật Pháp 33
Trang 5KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 38 Chương 2: NỘI DUNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT
NAM VỀ TRANH TỤNG TẠI PHIÊN TÒA DÂN SỰ SƠ THẨM
39 2.1 Sơ lược các quy định pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về tranh tụng trong các giai đoạn
39 2.1.1 Giai đoạn trước năm 1945 39
2.1.2 Giai đoạn 1945 đến 1980 39
2.1.3 Giai đoạn từ 1990 đến 2004 41
2.1.4 Giai đoạn từ 2005 đến trước khi có BLTTDS 2015 42
2.1.5 Giai đoạn từ khi có BLTTDS 2015 43
2.2 Các quy định của BLTTDS 2015 về tranh tụng tại PTDSST 45
2.3 Các quy định của BLTTDS 2015 về bảo đảm tranh tụng tại PTDSST 56
2.3.1 Các đương sự thực hiện quyền tranh tụng tại PTDSST một cách bình đẳng, công khai và đúng pháp luật Các phán quyết của Tòa án đều dựa vào những chứng cứ, căn cứ pháp lý, lý lẽ chứng minh đã được quy định công khai tại phiên tòa
56 2.3.3 Quy định quyền được biết trước yêu cầu của đương sự 57
2.3.4 Quy định về sự có mặt của các đương sự 60
2.4 Các quy định của BLTTDS 2015 về vai trò của Tòa án và người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong việc bảo đảm tranh tụng tại phiên tòa dân sự sơ thẩm
60 2.4.1 Vai trò của Tòa án 60
2.4.2 Vai trò của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự 62
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 65
Chương 3: THỰC TIỄN THỰC HIỆN TRANH TỤNG TẠI PHIÊN TÒA DÂN SỰ SƠ THẨM TẠI TỈNH THANH HÓA VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
66
3.1 Thực tiễn thực hiện tranh tụng tại phiên tòa dân sự sơ thẩm tại tỉnh 66
Trang 6tỉnh Thanh Hóa 3.1.2 Thực tiễn tranh tụng tại phiên tòa dân sự sơ thẩm tại tỉnh Thanh
3.3 Một số kiến nghị nhằm bảo đảm thực hiện tranh tụng và mở rộng
tranh tụng tại phiên tòa dân sự sơ thẩm
76
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 81PHẦN KẾT LUẬN 82DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
Trang 7PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Tranh tụng trong tố tụng dân sự có vai trò rất lớn trong việc giải quyết
vụ án dân sự, tìm ra sự thật khách quan, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa Trong đó tranh tụng tại phiên tòa dân sự có vai trò quan trọng nhất Toàn bộ chứng cứ, tài liệu, các tình tiết của
vụ án được đưa ra xem xét và đánh giá công khai, khách quan và toàn diện cùng với lý lẽ của các chủ thể Xác định được tầm quan trọng của hoạt động tranh tụng trong tố tụng dân sự nói chung và tranh tụng tại phiên tòa dân sự sơ thẩm nói riêng, tại Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị
về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới và Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm
2020 đều nhấn mạnh phán quyết của Tòa án phải căn cứ vào kết quả tranh tụng, việc nâng cao chất lượng tranh tụng dân chủ tại các phiên tòa xét xử được coi là khâu đột phá của hoạt động tư pháp
BLTTDS 2004 được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 15/6/2004, có hiệu lực ngày 01/01/2005 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của BLTTDS năm 2011 bước đầu đã xây dựng được một cơ chế tranh tụng trong tố tụng dân sự tương đối cụ thể, rõ ràng Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng đã bộc lộ nhiều điểm hạn chế, vướng mắc không ít quy định còn bỏ trống hoặc có những vấn
đề quy định còn chung chung, tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau dẫn đến việc
áp dụng pháp luật không thống nhất Chính những điều này đã làm cho hoạt động tranh tụng tại phiên tòa gặp rất nhiều khó khăn, hiệu quả thực hiện trên thực tế chưa cao
Tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII ngày 25/11/2015 Quốc hội đã thông qua Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thay thế cho BLTTDS 2011 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016 Nhằm thể chế hóa quan điểm cải cách tư pháp của Đảng về nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên toà xét xử, coi
đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp, đồng thời cụ thể hóa "Nguyên tắc
Trang 8tranh tụng trong xét xử được bảo đảm" đã được Hiến pháp 2013 quy định, theo tinh thần đó BLTTDS 2015 đã bổ sung nguyên tắc “Bảo đảm tranh tụng trong xét xử” (Điều 24 BLTTDS), đây là một trong những nội dung quan
trọng của BLTTDS
Tuy nhiên, BLTTDS 2015 là Bộ luật mới ra đời, trên cơ sở kế thừa và khắc phục những hạn chế của các quy định trước đó có đạt được hiệu quả hay không vẫn phải dựa vào kết quả thực tiễn áp dụng
Việc nghiên cứu đề tài “Tranh tụng tại phiên tòa dân sự sơ thẩm qua thực tiễn thực hiện tại tỉnh Thanh Hóa” sẽ chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong
quá trình giải quyết, xét xử các vụ án dân sự khi áp dụng BLTTDS 2011 và chỉ ra được những điểm mới của BLTTDS 2015 cũng như việc khắc phục những thiếu sót của BLTTDS 2011
Do đó, việc lựa chọn đề tài “Tranh tụng tại phiên tòa dân sự sơ thẩm qua thực tiễn thực hiện tại tỉnh Thanh Hóa” là cần thiết trong bối cảnh
BLTTDS 2015 vừa có hiệu lực từ ngày 01/7/2016
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Từ trước đến nay, ở nước ta vấn đề tranh tụng trong tố tụng dân sự đã thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu khoa học Một số công trình nghiên cứu của một số tác giả có liên quan như: Luận văn thạc sĩ của tác giả
Nguyễn Thị Thu Hà "Tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn" đã bảo vệ thành công tại trường Đại học Luật Hà Nội năm 2002; “Mở rộng tranh tụng trong tố tụng dân sự Việt Nam” của tác giả
Nguyễn Minh Anh, năm 2003; Khóa luận tốt nghiệp của tác giả Trần Thị Thu
Hà về “Tranh tụng trong tố tụng dân sự trước yêu cầu cải cách tư pháp” năm
2011
Bên cạnh đó, còn có một số bài viết trên các tạp chí khoa học pháp lý như: “Bản chất của tranh tụng tại phiên tòa” của tác giả Trần Văn Độ đăng trên tạp chí khoa học pháp lý số 4/2004; “Bàn về tranh tụng tại phiên tòa trong vụ án dân sự, kinh tế, lao động” của tác giả Phạm Công Bảy đăng trên
Trang 9đặc san Nghề luật số 5/2003; Đề tài nghiên cứu cấp cơ sở “Tranh tụng trong
tố tụng dân sự ở Việt Nam trước yêu cầu cả cách tư pháp” bảo vệ tại trường
Đại học Luật Hà Nội năm 2010
Những công trình nghiên cứu trên đều được thực hiện trước khi có BLTTDS 2015, đến nay nhiều vấn đề pháp lý đã được sửa đổi, bổ sung và cũng có nhiều chuyển biến về tình hình kinh tế, xã hội, chính trị Kế thừa sự phát triển, những công trình nghiên cứu đó là những nguồn tài liệu tham khảo
vô cùng quý giá trong việc nghiên cứu đề tài này của tác giả Bởi lẽ trên kết quả các công trình nghiên cứu đó, việc nghiên cứu đề tài này tìm ra tính mới, không bị trùng lặp với các công trình nghiên cứu trước đó
3 Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài.
- Mục đích nghiên cứu: làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn
thiện các quy định của pháp luật về tranh tụng tại phiên tòa dân sự sơ thẩm theo tinh thần cải cách tư pháp Từ đó giải quyết về mặt lý luận các khái niệm thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài cũng như các vấn đề có liên quan Trên
cơ sở phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật hiện hành, nêu lên thực tiễn việc tranh tụng tại PTDSST trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự Trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa các quy định của pháp luật TTDS về tranh tụng tại PTDSST
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu các quy định của pháp luật tố
tụng dân sự hiện hành về tranh tụng trong TTDS và tranh tụng tại PTDSST và tìm hiểu thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật tố tụng dân sự về tranh tụng tại phiên tòa dân sự sơ thẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa những năm gần đây, chỉ ra những thành tựu đạt được và những vướng mắc, bất cập hiện nay Ngoài ra, còn tiến hành nghiên cứu thêm pháp luật một số nước trên thế giới liên quan đến vấn đề tranh tụng
- Phạm vi nghiên cứu: Trong giới hạn đề tài, luận văn chỉ tập trung
nghiên cứu những vấn đề lý luận về tranh tụng trong TTDS, tranh tụng tại PTDSST và thực tiễn áp dụng tại Tòa án nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh
Trang 10Thanh Hóa; những sửa đổi, bổ sung có liên quan đến tranh tụng trong BLTTDS 2015 so với BLTTDS 2011; định hướng những cải cách, đề ra những phương hướng hoàn thiện quy định của pháp luật liên đến đến tranh tụng tại PTDSST nhằm nâng cao hiệu quả của tranh tụng trong giai đoạn này
Đề tài chỉ nghiên cứu về tranh tụng tại PTDSST, không đề cập đến vấn đề tranh tụng diễn ra tại các giai đoạn, các cấp xét xử khác của tố tụng dân sự
4 Phương pháp nghiên cứu đề tài
Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác
- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật Quá trình nghiên cứu, đề tài sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp lịch sử, phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp thống kê
Trang 11PHẦN NỘI DUNG Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TRANH TỤNG TẠI PHIÊN TÒA DÂN SỰ SƠ THẨM
1.1 Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của tranh tụng trong tố tụng dân sự
1.1.1 Khái niệm về tranh tụng tố tụng dân sự
Hệ thống pháp luật trên thế giới được phân chia thành hai hệ thống pháp luật chủ yếu bao gồm: Hệ thống pháp luật án lệ (common Law) và hệ thống pháp luật dân sự (Civil law) Các nước theo truyền thống án lệ (Common Law) áp dụng loại hình tố tụng tranh tụng Theo đó, pháp luật tố tụng dân sự (TTDS) luôn đề cao vai trò của các bên đương sự trong việc thực hiện nghĩa vụ chứng minh, việc dẫn dắt nêu câu hỏi và tranh luận thuộc về các đương sự và luật sư giữa các bên, còn Thẩm phán chỉ là người thứ ba giữ vai trò trung gian, trọng tài và ra phán quyết Ở các nước theo truyền thống pháp luật dân sự (Civil Law) thì áp dụng loại hình tố tụng xét hỏi Vì vậy, pháp luật TTDS đề cao vai trò chủ động của thẩm phán trong việc chứng minh sự việc
để ban hành phán quyết Thẩm phán trong tố tụng xét hỏi không phải là người trọng tài mà là người điều khiển phiên tòa, bảo đảm phiên tòa được tiến hành theo trình tự và thủ tục do pháp luật quy định
Ngay từ các thời đại xa xưa của lịch sử xã hội loài người khái niệm tranh tụng đã được biết đến Theo các nhà nghiên cứu lịch sử pháp luật thì loai hình tố tụng đầu tiên xuất hiện trong lịch sử là tố tụng tranh tụng Loại tố tụng này được áp dụng tại Hy Lạp cổ đại, sau đó nó được đưa vào La Mã với
tên gọi “Thủ tục hỏi đáp liên tục”3 Trải qua các thời kỳ, tranh tụng tiếp tục kế thừa, phát triển, từng bước được khẳng định và đến nay được áp dụng hầu hết
ở các nước thuộc hệ thống pháp luật lục địa cũng như hệ thống luật án lệ
3Nhà pháp luật Việt Pháp (2002), Một số nội dung về nguyên tắc tố tụng xét hỏi và tranh
tụng Kinh nghiệm của Pháp trong việc tuyển chọn, bồi dưỡng, bổ nhiệm, quản lý Thẩm phán, Hà Nội, tr.2
Trang 12Đến nay, pháp luật nhiều nước trên thế giới đã quy định tranh tụng là một nguyên tắc cơ bản của tố tụng dân sự Chẳng hạn như, Bộ luật tố tụng dân sự Nga đã quy định nguyên tắc tranh tụng tại Điều 12 của Bộ luật này
“1.Việc xét xử được tiến hành theo nguyen tắc tranh tụng và bình đẳng giữa các bên 2 Tòa án điều khiển quá trình tranh tụng một cách độc lập, khách quan, vô tư, giải thích cho những người tham gia tố tụng về quyền và nghĩa
vụ của họ, báo trước về hậu quả pháp lý do thực hiện hoặc không thực hiện hành vi tố tụng, giúp đỡ những người tham gia tố tụng trong việc thực hiện quyền của mình tạo mọi điều kiện để việc nghiên cứu chứng cứ được toàn diện và đầy đủ, xác định sự thật của vụ án và áp dụng đúng đắn những quy định của pháp luật khi giải quyết những vụ án dân sự.”
Ở Việt Nam sau khi có Nghị quyết 08 - NQ/TW ngày 2/1/2002 về Một
số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới của Bộ Chính trị
thì vấn đề tranh tụng được các nhà lý luận và những người làm công tác thực tiễn đặc biệt quan tâm Nhưng đến nay, vẫn đang còn tồn tại cách hiểu và nhận thức chưa thống nhất về tranh tụng
Dưới góc độ ngôn ngữ học, theo Hán Việt từ điển thì tranh tụng có
nghĩa là “cái lẽ, cãi nhau để tranh lẽ phải”4 Còn theo Đại từ điển tiếng Việt
thì tranh tụng có nghĩa là “kiện tụng”5 Theo cách giải thích này, thì tranh tụng chính chính là quá trình giải quyết vụ án dân sự, theo đó các bên đương
sự được tranh luận về các yêu cầu, các chứng cứ và chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình
Khái niệm tranh tụng được ghi nhận trong Từ điển luật học năm 2006:
“Tranh tụng là hoạt động tố tụng được thực hiện bởi các bên tham gia tố
4 Thiều Chửu (1993), Hán - Việt từ điển, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh, tr.621.
5 Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn Hóa - thông tin, Hà Nội, tr.1686.
Trang 13tụng, có quyền bình đẳng với nhau trong việc thu thập, đưa ra chứng cứ để bảo vệ các quan điểm và lợi ích của mình, phản bác lại các quan điểm và lợi ích của phía đối lập”6 Khái niệm này, mặc dù đã thể hiện được một số nội dung cơ bản nhất của tranh tụng, tuy nhiên mới chỉ nhìn nhận tranh tụng là những hoạt động riêng lẻ của các chủ thể là các bên tham gia tố tụng, mặt khác khi xác định tranh tụng là hoạt động được thực hiện bởi các bên tham gia tranh tụng, thiếu đi một chủ thể quan trọng là Tòa án.
Tranh tụng là một thuật ngữ pháp lý được tiếp cận theo nhiều góc độ khác nhau Về lý luận, do khái niệm tranh tụng chưa được chính thức phát điển hóa trong luật nên còn tồn tại nhiều quan điểm vể tranh tụng trong tố tụng dân sự:
Quan điểm thứ nhất: “Tranh tụng là từ khi tố quyền được hành xử cho đến khi có một phán quyết của Tòa án”7
Quan điểm thứ hai cho rằng: “Tranh tụng chỉ là một giai đoạn tập trung trong phiên tòa xét xử, được thể hiện bằng việc đưa ra chứng cứ và tranh luận, đối đáp dựa trên các chứng cứ đó Tòa án ra phán quyết giải quyết vụ án dựa trên kết quả tranh tụng tại phiên tòa” 8
Quan điểm thứ ba cho rằng: “Tranh tụng là việc các bên đương sự đưa
ra các chứng cứ, các căn cứ pháp lý, lập luận,tranh luận, đối đáp với nhau
6Nguyễn Huy Đẩu (1962), Luật tố tụng dân sự Việt Nam, Nxb Khai trí, Sài Gòn,
tr.807-808
7 Nguyễn Mạnh Bách (1996), Luật Tố tụng dân sự Việt Nam giải lược, Nxb Đồng Nai, tr.63
8 Viện Khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp (2004), Một số vấn đề tranh tụng trong tố tụng dân
sự (2), Thông tin khoa học pháp lý, Hà Nội, tr.19
Trang 14nhằm bảo vệ quyền lợi của mình và Tòa án chủ yếu dựa trên kết quả tranh tụng giữa các bên để ra phán quyết giải quyết vụ án, vụ việc dân sự”9.
Từ quá trình nghiên cứu các quan điểm trên, có thể nói nếu tranh tụng được hiểu như quan điểm thứ nhất thì chưa đầy đủ bởi quan điểm này mới chỉ coi tranh tụng là một quá trình bắt đầu từ khi có yêu cầu khởi kiện cho đến khi có bản án, quyết định của Tòa án mà chưa thể hiện được bản chất, ý nghĩa của tranh tụng Nếu tranh tụng được hiểu theo quan điểm thứ hai thì tuy phần nào nói lên được bản chất của tranh tụng nhưng nội hàm của khái niệm này lại quá hẹp Theo đó, tranh tụng trong TTDS chỉ diễn ra ở phiên tòa, tranh tụng trong TTDS đồng nghĩa với tranh tụng tại phiên tòa và chỉ giới hạn trong phần tranh luận của các bên tham gia tố tụng tại phiên tòa là chưa đầy đủ Về ngữ nghĩa, thuật ngữ tranh tụng trong TTDS và tranh tụng tại phiên tòa là khác nhau Thực chất tranh tụng tại phiên tòa chỉ là sự biểu hiện tập trung cao nhất của tranh tụng TTDS Theo quan điểm thứ ba, mặc dù khái niệm đã phản ánh được bản chất của tranh tụng nhưng lại không khái quát được giới hạn của quá trình tranh tụng, cụ thể là hoạt động tranh tụng sẽ được bắt đầu và kết thúc ở thời điểm nào trong quá trình giải quyết vụ án dân sự
Tôi cho rằng, khái niệm tranh tụng dù được nhìn nhận dưới góc độ nào thì cũng là phương thức tố tụng để đương sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước Tòa án đồng thời để Tòa án tìm ra được sự thật khách quan của vụ án Nói cách khác, tranh tụng là quá trình hoạt động của các chủ thể tố tụng được bắt đầu từ khi có yêu cầu khởi kiện và kết thúc khi Tòa án ban hành bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật Trong hoạt động tranh tụng, các chủ thể tranh tụng dưới sự điều khiển của Tòa án được đưa ra chứng cứ,
lý lẽ, căn cứ pháp lý để chứng minh, biện luận để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình theo trình tự, thủ tục do pháp luật tố tụng dân sự quy định và
9 Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2004), Sđd, tr.19
Trang 15Tòa án đưa ra phán quyết vụ án dân sự căn cứ vào kết quả tranh tụng của các chủ thể tranh tụng Vì vây, tranh tụng được coi là một phương thức tố tụng để Tòa án xác định sự thật khách quan của vụ án dân sự và đương sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Qua những phân tích trên, khái niệm tranh tụng trong tố tụng dân sự
cần được hiểu thống nhất như sau: “Tranh tụng trong TTDS là quá trình làm
rõ sự thật khách quan cho vụ án được bắt đầu từ khi có yêu cầu khởi kiện và kết thúc khi bản án hoặc quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật Theo
đó, các chủ thể tranh tụng dưới sự điều khiển của Tòa án được đưa ra chứng
cứ, lý lẽ, căn cứ pháp lý, lập luận để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước Tòa án theo những trình tự, thủ tục do pháp luật tố tụng dân sự quy định”.
1.1.2 Đặc điểm tranh tụng trong tố tụng dân sự
Thứ nhất, tranh tụng bắt đầu từ khi có yêu cầu khởi kiện cho đến khi
có bản án quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án
Nghệ thuật tranh tụng chính là nghệ thuật sử dụng chứng cứ Về bản chất, tranh tụng trong TTDS là việc các bên đương sự cung cấp các chứng cứ, đưa ra các căn cứ pháp lý, tham gia lập luận, đối đáp, tranh luận với nhau để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước Tòa án Tuy nhiên, trong thực tiễn, tranh tụng đôi khi được hiểu đồng nghĩa với tranh luận tại phiên tòa Nếu chỉ thu hẹp việc tranh tụng trong phần tranh luận tại phiên tòa thì không đạt được mục đích của tranh tụng đặt ra Để các bên có thể lập luận, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước Tòa án thì các bên đương sự phải đưa ra lập luận và chứng cứ, tài liệu trước phiên tòa Do đó, tranh tụng trong tố tụng dân sự không đồng nghĩa với tranh luận tại phiên tòa Hoạt động tranh tụng được bắt đầu từ khi có yêu cầu khởi kiện đến khi có bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án có hiệu lực pháp luật của Tòa án
Trang 16Thứ hai, trong quá trình tranh tụng, nghĩa vụ thu thập chứng cứ và
trách nhiệm chứng minh thuộc về các đương sự
Trong vụ án dân sự, các đương sự là chủ thể của quan hệ pháp luật nội dung được Tòa án xem xét giải quyết, họ phải có trách nhiệm làm sáng tỏ vấn
đề, chứng tỏ cho Tòa án và những người tham gia tố tụng khác thấy được sự đúng đắn trong yêu cầu của mình, đồng thời chứng minh rằng bị đơn phải có nghĩa vụ đối với yêu cầu của mình Nguyên tắc tối cao trong TTDS là nguyên tắc quyền tự định đoạt của các đương sự Do đó, pháp luật tố tụng dân sự quy định các đương sự có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, đồng nghĩa với nghĩa vụ chứng minh để làm rõ các tình tiết, sự kiện liên quan đến vụ án, các
cơ sở cho yêu cầu hay phản đối yêu cầu của đương sự phía bên kia là có căn
cứ và hợp pháp Để đảm bảo cho việc giải quyết vụ án dân sự được khách quan, đúng pháp luật, giữa các đương sự phải được bình đẳng về quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự Trong quá trình tranh tụng, các đương sự có quyền trao đổi, được biết những chứng cứ do bên đối phương cung cấp, được quyền đưa ra các căn cứ pháp lý để chứng minh biện luận cho quyền lợi hợp pháp của mình trước Tòa án Trong quá trình tranh tụng, đương sự có nghĩa vụ thu thập chứng cứ, Tòa án không chủ động thu thập chứng cứ mà chỉ thu thập chứng cứ theo quy định của pháp luật tố tụng khi xét thấy cần thiết để đảm bảo ban hành quyết định khách quan, toàn diện, đầy đủ và chính xác Trên cơ
sở những chứng cứ, căn cứ pháp lý và lập luận của các đương sự đưa ra, Tòa
án là người đánh giá, đối chiếu, kiểm tra chứng cứ, lựa chọn quy phạm pháp luật phù hợp để giải quyết vụ án Chính đặc trưng này tạo ra sự khác biệt cơ bản giữa tranh tụng TTDS với tranh tụng tố tụng hình sự.Trong tố tụng hình
sự, nghĩa vụ thu thập chứng cứ, trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng
Thứ ba, trong hoạt động TTDS đương sự giữ vai trò trung tâm Tòa án
tham gia tranh tụng với vai trò như một trọng tài Các phán quyết của Tòa án
Trang 17phải căn cứ vào kết quả tranh tụng của các bên, trên cơ sở xem xét khách quan, toàn diện, đầy đủ, cụ thể tất cả các chứng cứ để Tòa án áp dụng luật ban hành phán quyết.
Thứ tư, các hành vi tố tụng của các chủ thể tham gia vào quá trình tranh
tụng tuân theo trình tự, thủ tục và thời hạn do pháp luật quy định Pháp luật tố tụng dân sự và hoạt động tố tụng dân sự của Tòa án nói chung và các chủ thể tham gia tố tụng dân sự nói riêng là hai mặt không thể tách rời của một quy trình tố tụng Pháp luật tố tụng dân sự là cơ sở pháp lý của hoạt động tố tụng dân sự, vì vậy khi thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình các chủ thể tham gia vào quá trình tranh tụng phải tuân theo đúng hình thức, trình tự, thủ tục và thời hạn do pháp luật quy định Việc tuân thủ đúng trình tự, thủ tục và thời hạn do pháp luật quy định nhằm mục đích để cho việc điều hành công lý được phân minh, có hiệu quả và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân,
tổ chức
1.1.3 Ý nghĩa của tranh tụng trong tố tụng dân sự
Để đảm bảo cho một nền công lý công bằng, trong sạch và trung thực cần phải có tranh tụng trong tố tụng dân sự, do đó tranh tụng không chỉ bảo đảm sự công bằng, bình đẳng về mọi mặt pháp lý cho mọi cá nhân, tổ chức
mà còn tạo điều kiện cho việc đạt được sự bình đẳng, công bằng về thực tế của các cá nhân, tổ chức đó
Thứ nhất, tranh tụng đã tạo cơ hội cho các bên đương sự bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của họ trước Tòa án
Với việc giải quyết vụ án dân sự, khi các đương sự tham gia vào hoạt động tranh tụng, các đương sự có điều kiện trình bày, đưa ra các chứng cứ, lỹ
lẽ, căn cứ pháp lý, lập luận để chứng minh cho quyền lợi và lợi ích hợp pháp của mình Khi tham gia vào tranh tụng, các đương sự phải chủ động, nỗ lực, tích cực hơn trong việc cung cấp, thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ
Trang 18để chứng minh, lập luận bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình Kết quả tranh tụng là cơ sở quan trọng để Tòa án quyết định giải quyết vụ án nên các đương sự phải nỗ lực để thực hiện nghĩa vụ chứng minh, tìm ra căn cứ pháp lý thuyết phục Hội đồng xét xử về yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp, đồng thời nhằm bác bỏ yêu cầu của đương sự phía bên kia.
Thứ hai, tranh tụng góp phần làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án
dân sự giúp cho Tòa án giải quyết vụ án được nhanh chóng, chính xác và đúng pháp luật
Thứ ba, tranh tụng trong tố tụng dân sự thể hiện tính chất dân chủ,
công khai và minh bạch của TTDS
Trong quá trình thực hiện tranh tụng, các đương sự, người đại diện của đương sự và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đều được bình đẳng, chủ động, công khai trong việc đưa ra các chứng cứ, căn cứ pháp
lý và đối đáp với nhau để làm rõ sự thật khách quan của vụ án Tất cả các đương sự đều có cơ hội trình bày yêu cầu, chứng cứ, lỹ lẽ, lập luận của mình
và được biết các yêu cầu, chứng cứ, lý lẽ, lập luận của phía bên kia một cách công khai Tòa án đóng vai trò giám sát quá trình tranh tụng để đảm bảo cho quá trình này được thực hiện đúng theo quy định pháp luật, trên cơ sở đó sử dụng kết quả tranh tụng của các bên để giải quyết vụ án dân sự một cách khách quan, công bằng và đúng pháp luật
Do đó, tranh tụng không những tạo điều kiện cho đương sự thực hiện quyền và nghĩa vụ chứng minh của mình mà qua quá trình tranh tụng, Tòa án xác định được sự thật khách quan của vụ án dân sự Từ cơ sở kết quả tranh tụng, Tòa án giải quyết được các yêu cầu của các đương sự, xác định các quyền và nghĩa vụ của mỗi bên và ban hành phán quyết theo đúng quy định của pháp luật
Trang 191.2 Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của tranh tụng tại phiên tòa dân sự sơ thẩm
1.2.1 Khái niệm tranh tụng tại phiên tòa dân sự sơ thẩm
Phiên tòa dân sự sơ thẩm (PTDSST) thể hiện đầy đủ nhất bản chất của quá trình tranh tụng nói chung và xét xử nói riêng Phiên tòa có sự tham gia đầy đủ của các cơ quan tiến hành tố tụng, những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng với địa vị pháp lý được xác định Thông qua phiên tòa, bằng thủ tục trực tiếp, công khai, qua nghe ý kiến, đánh giá và đề xuất của các bên tham gia tố tụng, Tòa án tiến hành xác định sự thật khách quan của vụ án
và đưa ra các phán quyết giải quyết vụ án một cách đúng đắn, đầy đủ, khách quan và đúng pháp luật
Tranh tụng tại phiên tòa bao gồm việc trình bày chứng cứ, hỏi, đối đáp, trả lời và phát biểu quan điểm, lập luận về đánh giá chứng cứ, tình tiết của vụ án dân sự, quan hệ pháp luật tranh chấp và pháp luật áp dụng để giải quyết yêu cầu của các đương sự trong vụ án Tranh tụng tại PTDSST được tiến hành công khai, bằng lời nói để làm rõ các yêu cầu, căn cứ thực tiễn và pháp lý của các yêu cầu đó cũng như các tình tiết khác liên quan đến việc xác lập lại cho đúng các quan hệ pháp luật dân sự mà các bên tham gia hoặc quan
hệ mà pháp luật điều chỉnh về quyền và nghĩa vụ của các bên khi có sự kiện pháp lý xảy ra theo đó xác định đúng các quyền, nghĩa vụ của mỗi bên theo quy định của pháp luật
Như vậy, tranh tụng tại phiên tòa dân sự sơ thẩm là quá trình làm rõ
sự thật khách quan của vụ án tại phiên tòa giữa các bên có quyền đối lập nhau, phản kháng với nhau bằng các chứng cứ, lý lẽ, lập luận tại phiên tòa nhằm chứng minh rằng những yêu cầu hoặc phản bác yêu cầu của mình đối với bên kia là xác đáng, có căn cứ, cơ sở và đúng pháp luật, ngược lại những yêu cầu hoặc phản bác của bên kia là không có căn cứ và không đúng pháp luật.
Trang 201.2.2 Đặc điểm của tranh tụng tại phiên tòa dân sự sơ thẩm
Thứ nhất, chủ thể của tranh tụng tại PTDSST là các đương sự Họ giữ vai trò chủ động, quyết định kết quả của quá trình tranh tụng
Đương sự tham gia tranh tụng xuất phát từ chính yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích của họ trong vụ án, kết quả tranh tụng ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và lợi ích của bản thân các đương sự Hơn nữa, các vụ án dân sự xuất phát chủ yếu là do có sự tranh chấp về quyền và lợi ích giữa các đương sự Vì vậy, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước Tòa án thì các đương sự có trách nhiệm chứng minh cho Tòa án và những người tham gia tố tụng khác thấy được rằng yêu cầu của mình là đúng đắn và có căn cứ, đồng thời đưa ra được những tài liệu, chứng cứ, lập luận chứng minh rằng đương sự bên kia phải có nghĩa vụ đối với mình Trong suốt quá trình tố tụng, các bên đương sự bình đẳng với nhau và liên tục trao đổi với nhau những chứng cứ, lý
lẽ, căn cứ hợp pháp của mình để chứng minh, biện hộ cho quyền lợi ích hợp pháp của mình trước Tòa án trên cơ sở các quy định của pháp luật
Thứ hai, trong quá trình tranh tụng Tòa án có vai trò quan trọng như
là một Trọng tài giải quyết vụ án
Đương sự là chủ thể của quá trình tranh tụng, nhưng để họ thực hiện được việc này thì vai trò của Tòa án rất quan trọng Để đảm bảo sự công bằng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thì trong quá trình tranh tụng, Tòa án phải thực hiện đúng chức năng của mình là người tài phán công minh, xem xét, đánh giá đầy đủ và toàn diện tất cả các chứng cứ, căn cứ pháp
lý, lí lẽ, lập luận mà các bên đương sự đưa ra trong quá trình tranh tụng Tòa
án phải hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện cho các bên đương sự thực hiện quyền và nghĩa vụ chứng minh của họ Tòa án có vai trò quan trọng trong việc điều khiển quá trình tranh tụng, bảo đảm quá trình tranh tụng diễn ra một cách rõ ràng, trung thực và được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật TTDS Mọi phán quyết của vụ án phải căn cứ vào kết quả của quá trình tranh tụng giữa các bên đương sự
Trang 21Thứ ba, quá trình tranh tụng tại phiên tòa được tiến hành một cách công khai, trực tiếp và bằng lời nói.
Tại phiên tòa, các bên đương sự được trực tiếp trình bày các yêu cầu, đưa ra các chứng cứ, lý lẽ, căn cứ pháp lý bằng lời nói Việc các bên đương sự trực tiếp trình bày, tranh luận bằng lời nói là một yếu tố quan trọng để đảm bảo tính khách quan, trung thực trong lời khai của họ, giúp hội đồng xét xử giải quyết các yêu cầu của đương sự, ra các quyết định chính xác nhất về việc giải quyết vụ án Những chứng cứ, tài liệu nào đó nếu không được trực tiếp thẩm tra công khai tại phiên tòa đều không được dùng làm căn cứ cho các quyết định của Tòa án
Thứ tư, về căn cứ tranh luận tại PTDSST, chủ thể tranh luận thực hiện tranh luận về các chứng cứ và chứng minh để chứng minh cho tất cả các yêu cầu như yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập, ý kiến phản đối của đương sự nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Để có thể phán quyết một bản án, quyết định công minh, làm sáng tỏ được những tình tiết cần chứng minh của vụ án, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự thì các đương sự phải được tranh luận về chứng
cứ, khẳng định giá trị chứng minh của chứng cứ mà mình xuất trình trước hội đồng xét xử, trình bày quan điểm, lập luận của mình về các tình tiết của vụ án nhằm mục đích để hội đồng xét xử giải quyết các yêu cầu của đương sự, ra các quyết định chính xác nhất về việc giải quyết vụ án Các đương sự có trách nhiệm chứng minh cho Tòa án và những người tham gia tố tụng khác thấy được rằng yêu cầu của mình là đúng đắn và có căn cứ, đồng thời đưa ra được những tài liệu, chứng cứ, lập luận chứng minh rằng đương sự bên kia phải có nghĩa vụ đối với mình Trong suốt quá trình tố tụng, các bên đương sự bình đẳng với nhau và liên tục trao đổi với nhau những chứng cứ, lý lẽ, căn cứ hợp pháp của mình để chứng minh, biện hộ cho quyền lợi ích hợp pháp của mình trước Tòa án trên cơ sở các quy định của pháp luật
Trang 22Thứ năm, quá trình tranh tụng tại PTDSST giữa các chủ thể phải tuân thủ theo trình tự, thủ tục thời hạn do pháp luật quy định.
Pháp luật TTDS và hoạt động TTDS của Tòa án nói chung và các chủ thể tham gia TTDS nói chung là hai mặt không thể tách rời của một quy trình
tố tụng Pháp luật TTDS là cơ sở pháp lý của hoạt động TTDS, vì vậy khi thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình các chủ thể tham gia và quá trình tranh tụng phải tuân theo đúng trình tự, thủ tục và thời hạn do pháp luật quy định, nếu không tuân theo thì các quyền và lợi ích dù hợp pháp cũng có thể không được công nhận
Thứ sáu, phạm vi tranh tụng là tất cả các vấn đề mà các bên tham gia tranh tụng phải làm rõ bằng các chứng cứ, căn cứ pháp lý và các lý lẽ, lập luận.
Trong TTDS đương sự có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, được biết và ghi chép, sao chụp các chứng cứ do các đương sự khác xuất trình hoặc do Tòa án thu thập Do đó, đương sự phía bên này nếu chấp nhận yêu cầu và nhận thấy yêu cầu, chứng cứ mà đương sự phía bên kia cung cấp là hoàn toàn đúng đắn,
có cơ sở và họ thừa nhận chứng cứ đó thì sẽ giải phóng đương sự phía bên kia khỏi nghĩa vụ chứng minh Ngược lai, nếu những yêu cầu mà các bên hoặc một bên không chấp nhận và những thông tin, tài liệu mà các bên không đồng
ý hoặc một bên đương sự không đồng ý là chứng cứ thì khi phiên tòa diễn ra chỉ tập trung vào những vấn đề các bên hoặc một bên không công nhận, còn những vấn đề khác các bên không từ chối thì coi như đã giải quyết và những chứng cứ nào các bên đương sự đã thừa nhận thì cũng không tranh luận nữa
Vì vậy, các chủ thể tranh tụng chỉ tranh luận với nhau về những vấn đề mà các bên đương sự còn mâu thuẫn và những chứng cứ, chứng minh không thống nhất
Trang 23Với phạm vi tranh tụng như vậy, PLTTDS cần phải có những quy định đảm bảo cho các bên đương sự có thể biết tất cả các yêu cầu, các chứng cứ, căn cứ pháp lý và lý lẽ, lập luận của đối phương cũng như có đủ thời gian để chuẩn bị các chứng cứ, căn cứ pháp lý, lý lẽ để phản bác yêu cầu, chứng cứ của đương sự phía bên kia.
1.2.3 Ý nghĩa tranh tụng tại phiên tòa dân sự sơ thẩm
Một là, tranh tụng đã tạo ra cơ hội cho các bên đương sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trước Tòa án.
Với việc giải quyết vụ án dân sự theo phương thức tranh tụng, các đương sự có điều kiện trong việc trình bày, đưa ra những chứng cứ, lý lẽ chứng minh cho quyền và lợi ích hợp pháp của mình Hơn nữa, tranh tụng cũng buộc các đương sự phải nỗ lực, tích cực hơn nữa trong việc tham gia tố tụng Kết quả tranh tụng là cơ sở để Tòa án quyết định giải quyết vụ án nên đương sự phải tìm đủ mọi cách để thu thập chứng cứ và tìm ra căn cứ pháp lý
để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ hợp pháp và bác bỏ yêu cầu của đương sự phía bên kia
Hai là, tranh tụng làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án giúp cho Tòa án giải quyết vụ án một cách nhanh chóng, đảm bảo cho bản án, quyết định của Tòa đã tuyên là có căn cứ pháp lý.
Tranh tụng không những tạo điều kiện cho đương sự thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình mà trong quá trình tranh tụng: “Các chủ thể tham gia tố tụng giúp cho Tòa án không những hiểu rõ yêu cầu của các đương sự,
có được những chứng cứ, lý lẽ, căn cứ pháp lý để xác định chân lý khách quan của vụ việc mà còn giải quyết các yêu cầu của đương sự, xác lập lại cho đúng các quan hệ pháp luật dân sự mà các bên tham gia hoặc những quan hệ
mà pháp luật điều chỉnh về quyền và nghĩa vụ các bên khi có sự kiện pháp lý xảy ra, xác định đúng các quyền và nghĩa vụ của mỗi bên theo quy định của
Trang 24pháp luât”10 Sở dĩ như vậy là khi các đương sự được thực hiện đầy đủ các quyền TTDS của mình như quyền đưa ra các yêu cầu để Tòa án bảo vệ, quyền đưa ra chứng cứ, chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, quyền được biết chứng cứ do bên kia cung cấp, quyền áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời, quyền được bảo vệ hoặc nhờ người khác bảo vệ, quyền tranh luận tại phiên tòa,…thì các tình tiết của vụ án được làm sáng tỏ, Tòa án
có đầy đủ các chứng cứ để giải quyết vụ án dân sự một cách chính xác, khách quan, công minh và đúng pháp luật
Ba là, tranh tụng tại PTDSST thể hiện tính chất dân chủ, công khai và minh bạch của TTDS.
Tranh tụng là một phương thức tố tụng thể hiện rõ tính chất dân chủ, công khai và minh bạch của TTDS Trong quá trình thực hiện việc tranh tụng, các đương sự, người đại diện của đương sự và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự đều được bình đẳng, chủ động và công khai đưa
ra các chứng cứ, căn cứ pháp lý và đối đáp nhau để làm rõ sự thật khách quan của vụ án Tòa án là cơ quan tiến hành tố tụng đóng vai trò giám sát quá trình tranh tụng, sử dụng kết quả tranh tụng của các bên để giải quyết vụ án dân sự một cách khách quan, công bằng và đúng pháp luật
Bốn là, hoạt động tranh tụng tại PTDSST góp phần tuyên truyền giáo dục pháp luật, nâng cao hiểu biết pháp luật trong các tầng lớp nhân dân
“Thông qua hoạt động tranh tụng trong TTDS giúp cho công dân hiểu biết thêm về pháp luật, củng cố thêm niềm tin vào chế độ, đường lối, chủ trương, chính sách và pháp luật của Đảng và nhà nước,…góp phần vào việc giáo dục
10 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động năm 1996, tr.22 - tr.23
Trang 25và nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội cho nhân dân, tạo điều kiện cho việc củng cố trật tự pháp luật và pháp chế.”11
1.3 Cơ sở tranh tụng tại phiên tòa dân sự sơ thẩm
Một sự vật hay một hiện tượng trong xã hội đều phải có một cơ sở nhất định mà dựa vào đó để tồn tại và phát triển Đề cấp đến cơ sở của việc quy
định tranh tụng tại PTDSST thì chúng ta cần phải hiểu “cơ sở” là gì? Theo từ điển Tiếng Việt, “cơ sở” là danh tự chỉ cái “nền tảng trong quan hệ với những cái xây dựng trên đó hoặc dựa trên đó mà tồn tại, phát triển” Muốn quy định
và phát triển một sự vật hay một hiện tượng nào trong xã hội đòi hỏi phải có những nền tảng nhất định để dựa vào đó mà phát triển, từ nhỏ thành to, từ yếu thành mạnh, từ hoàn thiện đến hoàn thiện hơn Trong vấn đề tranh tụng cũng vậy, muốn quy định tranh tụng trong TTDS nói chung và trong PTDSST nói riêng thì phải chỉ rõ được cơ sở để hình thành, quy định vấn đề này Xuất phát
từ cơ sở tranh tụng trong TTDS, tranh tụng tại PTDSST được hình thành dựa trên ba cơ sở: Cơ sở lý luận, có sở thực tiễn và cơ sở pháp lý
1.3.1 Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận đầu tiên để tranh tụng trong TTDS cũng như tranh tụng tại PTDSST hình thành và phát triển đó là bảo vệ quyền con người Quyền con người là quyền tự nhiên mà tạo hóa ban cho con người và không thể bị tước bỏ bởi bất kỳ ai và bất kỳ chính thể nào Tôn trọng và thực hiện quyền con người luôn là vấn đề trọng tâm được tất cả các nhà nước, các hình thái xã hội quan tâm, lấy đó làm nên tảng phát triển cũng như đề ra các chính sách, chủ trương Nhà nước ra đời là để đại diện cho nhân dân, để phục vụ nhân dân, do đó dù tồn tại dưới thể chế nào thì hoạt động của Nhà nước cũng phải nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con người Mỗi thể chế chính trị
11 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động năm 1996, tr.23
Trang 26đã đặt ra mỗi bộ máy cũng có quyền dưới nhiều hình thức khác nhau để thực hiện bảo vệ quyền con người như Tòa án, Công an, Viện kiểm sát, Quân đội…Có được sự bảo vệ đó từ phía cơ quan nhà nước là kết quả của sự đấu tranh không ngừng nghỉ của toàn nhân loại.
Cơ sở lý luận thứ hai của việc quy định tranh tụng tại PTDSST là sự bình đẳng và công bằng giữa các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật dân sự Bình đẳng và công bằng là yếu tố quan trọng nhất, là hạt nhân của hoạt động xét xử Theo điều 10 Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền năm 1948 đã
khẳng định “Mọi người đều có quyền trình bày việc của mình một cách vô tư
và công khai với sự bình đẳng hoàn toàn, trước một Tòa án độc lập và không thiên vị, để Tòa án quyết định các quyền và nghĩa vụ của họ”.Điều này đã
được nhắc lại tại Điều 14 Công ước quốc tề về quyền dân sự và chính trị năm
1966 mà Việt Nam cũng là thành viên: “Tất cả mọi người đều bình đẳng trước Tòa án và cơ quan tài phán Bất kỳ người nào đều có quyền đòi hỏi việc xét xử công bằng và công khai do một Tòa án có thẩm quyền, độc lập, không thiên vị và được lập ra trên cơ sở pháp lý” Như vậy, với phương thức tố tụng
bằng Tòa án, bất kỳ cá nhân, tổ chức nào cũng có quyền được yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình và bình đẳng với bên tranh chấp còn lại, dù đó là cá nhân, tổ chức nào trong xã hội
Tranh tụng trong TTDS nói chung và tranh tụng tại PTDSST nói riêng
đã góp phần đáng kể vào việc giải quyết các vấn đề mâu thuẫn trước Tòa án một cách công bằng, bình đẳng Có thể nói rằng, mục đích cuối cùng của tranh tụng nói chung và của TTDS nói riêng là bảo vệ quyền lợi chính đáng của con người và bảo vệ quyền và lợi ích của con người cũng chính là nền tảng lý luận tranh tụng trong tố tụng có thể dựa vào đó mà hình thành và phát triển Tuy nhiên, trong mỗi một vụ án thì ở những lĩnh vực khác nhau, có những tình tiết, diện mạo khác nhau quá trình làm rõ sự thật khách quan của
vụ án nếu chỉ để Thẩm phán tự mình tiến hành thì không tránh khỏi những sai
Trang 27sót, thậm chí là tiêu cực Vì vậy, việc quy định tranh tụng trong TTDS xác định vai trò chủ đạo các bên đương sự, họ thực hiện quyền và nhiệm vụ của mình dưới sự giám sát và hướng dẫn của Thẩm phán, đảm bảo được sự công bằng Điều này là hoàn toàn hợp lý với một ngành luật hình thức đề cao vai trò và nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự Đương sự là người hiểu
rõ vụ án hơn bất kỳ một chủ thể tham gia hay tiến hành tố tụng nào và phán quyết của Tòa án ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ, chính yếu tố lợi ích sẽ dẫn dắt đương sự tích cực hơn, chủ động hơn trong việc đưa ra được những chứng cứ, tài liệu chứng minh được những yêu cầu của mình là có căn cứ, thuyết phục được Tòa án đưa ra được những phán quyết bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình Bản án Tòa án đưa ra sẽ được các bên tuyệt đối tuân thủ trong đó có cả bên bất lợi vì họ đã không chứng minh được
1.3.2 Cơ sở thực tiễn
Thực tiễn luôn là động lực, là đích đến của các cải cách xã hội nói chung và cải cách pháp lý nói riêng và là tiêu chí để kiểm tra tính chân lý, tranh tụng trong TTDS nói chung và tại PTDSST nói riêng đã được quy định dựa trên cơ sở thực tiễn sau:
Trong cuộc sống hàng ngày, con người luôn thực hiện những giao lưu
về văn hóa, kinh tế, … Sự giao lưu đó như là một đòi hỏi cần thiết để con người sống, tồn tại và phát triển Và có quan hệ, có giao lưu tất yếu sẽ không tránh khỏi những mâu thuẫn, tranh chấp và những yêu cầu khác nhau của chủ thể Mâu thuẫn, tranh chấp, yêu cầu khác nhau đó luôn gắn liền đến quyền lợi
và nghĩa vụ của các chủ thể khi tham gia quan hệ Là tổng hòa các mối quan
hệ xã hội giữa con người với con người, do đó các tranh chấp, yêu cầu dân sự xảy ra trong đời sống hàng ngày là một tất yếu khách quan Việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của con người cũng là một tất yếu khách quan
Do đó, trong xã hội có giai cấp, có nhà nước, có pháp luật thì nhà nước đó,
Trang 28pháp luật đó phải có những biện pháp, cách thức giải quyết mâu thuẫn, các tranh chấp bảo vệ quyền và lợi ích của con người nhằm đảm bảo sự ổn định của một trật tự xã hội.
Tranh tụng đòi hỏi nhiều nhất từ phía các đương sự Đương sự phải biết, phải am hiểu pháp luật về mặt pháp luật nói chung và lĩnh vực mình tham gia tranh chấp nói riêng Sự hiểu biết này của đương sự có thể là do đương sự tìm tòi, khám phá, hoặc thông qua các chủ thể am hiểu pháp luật khác như luật sư, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự Để làm được điều này thì yêu cầu trình độ nhận thức của người dân phải cao, về mặt kinh tế cũng phải đảm bảo để đáp ứng được chi phí thuê luật sư, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình Trong quá trình phát triển xã hội
ở nước ta, cùng với sự phát triển về kinh tế, trình độ nhận thức của người dân cũng từ đó mà được nâng lên Nên khi có tranh chấp, việc người dân thực hiện tranh tụng trong TTDS ngày càng phát triển, do đó việc quy định tại PTDSST có một cơ sở thực tiễn khá vững chắc
Tại PTDSST, thực tiễn đã chứng minh kết quả hoạt động tại đây là quyết định kết quả toàn bộ quá trình giải quyết vụ án dân sự Quy định tranh tụng tại PTDSST là xuất phát từ tính khách quan trong hoạt động cơ quan công quyền, cụ thể là Tòa án Tòa án là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chũ nghĩa Việt Nam thực hiện quyền tư pháp (Điều 102, Hiến pháp năm 2013), là cơ quan quyền lực đại diện cho Nhà nước tiến hành hoạt động tố tụng và ra phán quyết giải quyết tranh chấp Mọi phán quyết của Tòa án (bản
án, quyết định) phải đảm bảo tính khách quan, công khai, đúng pháp luật
1.3.3 Cơ sở pháp lý
Cơ sở pháp lý của các quy định về tranh tụng trong TTDS cũng như tranh tụng tại PTDSST là Hiến pháp - Đạo luật tối cao của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Trang 29Bình đẳng trước pháp luật là một trong những nguyên tắc cơ bản, được thể chế hóa trong nhiều văn kiện quốc tế và quốc gia Điều 6 Tuyên ngôn
nhân quyền năm 1948 tuyên bố: "Mọi người đều có quyền được công nhận tư cách là con người trước pháp luật ở mọi nơi" Điều 7 Tuyên ngôn tiếp tục khẳng định: "Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo
vệ một cách bình đẳng mà không có bất cứ sự phân biệt nào".
Hiến pháp 2013 đã quy định quyền con người tại Chương II "Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân" Theo đó, nội dung của nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật được quy định tại Điều 16: "Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội" Do đó, quyền và nghĩa vụ của
công dân trước pháp luật là ngang nhau, mọi người đều được Nhà nước bảo
về quyền và lợi ích hợp pháp của mình, không phân biệt tôn giáo, dân tộc, giới tính Một trong những phương thức Nhà nước trao quyền cho công dân
để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình là quyền khởi kiện yêu cầu Tòa
án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình Ngoài ra, Hiến pháp 2013 có
quy định: “Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được đảm bảo” (khoản 5 Điều
163 Hiến pháp 2013) Đây là nguyên tắc mới của Hiến pháp 2013 so với Hiến pháp 1992 Như vậy, theo quy định nêu trên của Hiến pháp 2013, pháp luật tố tụng nhất thiết phải cụ thể hóa nguyên tắc này trong công tác xét xử của Tòa
án nhân dân
BLTTDS ra đời đã đánh dấu một bước phát triển của các quy định liên quan đến vấn đề tranh tụng trong TTDS nói chung và tranh tụng tại PTDSST nói riêng Nội dung của hoạt động tranh tụng đã được cụ thể hóa và chi tiết với những quy định thủ tục tranh luận tại phiên tòa theo hướng Thẩm phán chủ tọa phiên tòa không được hạn chế thời gian tranh luận của các đương sự
mà phải tạo điều kiện cho những người tham gia tranh luận được trình bày hết
ý kiến của mình đã góp phần cho tranh tụng tại PTDSST được thực hiện
Trang 30Tranh tụng là hoạt động của các bên tham gia xét xử đưa ra các quan điểm của mình và tranh luận lại để bác bỏ một phần hoặc toàn bộ quan điểm của phía bên kia Tranh tụng là cơ sở để Tòa án đánh giá toàn bộ nội dung vụ
án và đưa ra phán quyết cuối cùng đảm bảo tính khách quan, đúng người, đúng pháp luật Theo quy định của pháp luật tố tụng hiện hành nói chung, TTDS nói riêng thì mô hình tố tụng tại phiên tòa dân sự sơ thẩm và phúc thẩm theo hướng xét hỏi kết hợp với tranh luận Trong các quy định đó, chưa xuất hiện cụm từ “tranh tụng” Cụm từ “tranh tụng” được xuất hiện lần đầu tiên trong văn kiện của Đảng, cụ thể là Nghị quyết số 08 - NQ/TW ngày 02/1/2001 của Bộ chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới
Tiếp đó, Nghị quyết 49 - NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 khẳng định:
“Đổi mới việc tổ chức phiên tòa xét xử, xác định rõ hơn vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng theo hướng bảo đảm tính công khai, dân chủ, nghiêm minh; nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp”.
Thể chế hóa quan điểm nêu trên của Đảng, BLTTDS sửa đổi bổ sung các nội dung “tranh tụng” theo định hướng mà Nghị quyết số 08 và 49 của Bộ Chính trị đã xác định; Kết luận số 79-KL/TW; Kết luận số 92-KL/TW của Bộ Chính trị và Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI; hoàn thiện các thủ tục tố tụng
tư pháp, bảo đảm tính đồng bộ, dân chủ, công khai, minh bạch, tôn trọng và
bảo vệ quyền con người; thực hiện mô hình tố tụng “xét hỏi kết hợp với tranh tụng”; xác định rõ hơn vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của người tiến hành tố
tụng và người tham gia tố tụng; thực hiện tốt việc tranh tụng xem đó là khâu đột phá của hoạt động xét xử; tạo điều kiện cho các đương sự chủ động thu thập chứng cứ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; hoàn thiện thủ tục
Trang 31giám đốc thẩm, tái thẩm; xây dựng cơ chế xét xử theo thủ tục rút gọn đối với những vụ án có đủ một số điều kiện nhất định; khuyến khích việc giải quyết một số tranh chấp thông qua thương lượng, hòa giải, trọng tài, Tòa án hỗ trợ bằng quyết định công nhận việc giải quyết đó Tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII ngày 25/11/2015 Quốc hội đã thông qua Bộ luật TTDS 2015 thay thế cho Bộ luật TTDS 2011 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016.
Trong đạo luật này đã có nhiều quy định mới liên quan đến việc bảo đảm tranh tụng tại phiên tòa dân sự sơ thẩm như đương sự trong các vụ việc dân sự có thêm quyền được trực tiếp đưa ra câu hỏi với người khác về vấn đề liên quan đến vụ án hoặc đề xuất với Tòa án những vấn đề cần hỏi người khác; Được đối chất với nhau hoặc với những người làm chứng Đặc biệt Điều 24 của BLTTDS 2015 đã ghi nhận nguyên tắc đảm bảo tranh tụng trong
xét xử: “1 Tòa án có trách nhiệm bảo đảm cho đương sự, người bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện quyền tranh tụng trong xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định của Bộ luật này ”
So với BLTTDS 2011 thì với nguyên tắc hiến định của BLTTDS 2015 đã ghi nhận tại Điều 24 đã thể hiện một bước tiến về nhận thức trong việc xây dựng pháp luật Lần đầu tiên trong tố tụng dân sự, nguyên tắc “Bảo đảm tranh tụng trong xét xử” được quy định
Quy định này đã tạo hành lang pháp lý cho việc thực hiện tranh tụng trong TTDS nói chung và tại phiên tòa dân sự sơ thẩm nói riêng
1.4 Các điều kiện bảo đảm thực hiện tranh tụng tại phiên tòa dân
sự sơ thẩm
Tranh tụng tại PTDSST thể hiện tính chất dân chủ, công khai và minh bạch là phương thức bảo đảm cho các chủ thể tham gia tố tụng quyền bình đẳng, đảm bảo cơ bản cho một nền công lý trong sạch, trung thực và công bằng cả về mặt pháp lý cũng như trên thực tiễn cho mọi cá nhân, tổ chức
Trang 32Để thực hiện tất cả những mục đích đó, thì trong quá trình giải quyết
vụ án dân sự, cần bảo đảm các chủ thể tham gia tố tụng đều bình đẳng trước Tòa án trong việc thực hiện quyền tranh tụng
Quá trình tranh tụng giữa các chủ thể được thực hiện trên cơ sở các quy định của pháp luật nhằm mục đích xác định sự thật khách quan về quyền
và nghĩa vụ của mỗi bên trong các quan hệ đó theo quy định của pháp luật Quá trình này chỉ đạt được mục đích khi các chủ thể tham gia tranh tụng được bình đẳng với nhau trước Tòa án Sự bình đẳng này được hiểu là bình đẳng về quyền và nghĩa vụ TTDS giữa các chủ thể có cùng địa vị pháp lý trong quá trình tố tụng
Điều kiện phía đương sự
Thứ nhất, các đương sự phải được biết về yêu cầu, chứng cứ của đương sự phía đối lập trước khi mở phiên tòa và trình bày ý kiến về những vấn đề mà người khác có yêu cầu đối với mình về quyền và nghĩa vụ dân sự.
Tranh tụng tại PTDSST chỉ thực sự được bảo đảm hiệu quả nếu phía nguyên đơn, bị đơn và những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan biết được những yêu cầu và những tài liệu, chứng cứ mà bên kia đã cung cấp cho Tòa án, những tài liệu, chứng cứ mà Tòa án thu thập Các đương sự phải được biết một cách đầy đủ, chính xác, toàn diện những yêu cầu, chứng cứ, lý lẽ chống lại họ
Các đương sự cung cấp chứng cứ, tài liệu của vụ án phải trong thời hạn do Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án ấn định nhưng không được quá thời hạn chuẩn bị xét xử trừ những trường hợp sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử mà các đương sự mới cung cấp chứng cứ, tài liệu mà Tòa
án đã yêu cầu giao nộp nhưng đương sự không giao nộp được vì có lý do chính đáng thì đương sự phải chứng minh lý do của việc chậm giao nộp tài liệu, chứng cứ đó Đối với tài liệu, chứng cứ mà trước đó Tòa án không yêu
Trang 33cầu đương sự giao nộp hoặc tài liệu, chứng cứ mà đương sự không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ việc theo thủ tục sơ thẩm thì đương sự có quyềngiao nộp, trình bày tại phiên tòa sơ thẩm Việc cung cấp tài liệu, chứng
cứ đúng thời hạn quy định đảm bảo cho vụ án được giải quyết một cách nhanh gọn, dứt điểm, tránh tình trạng án tồn đọng, kéo dài và đặc biệt là loại trừ khả năng đương sự xuất trình chứng cứ tùy tiện trong bất kỳ giai đoạn nào
Thứ hai, các chủ thể tham gia tranh tụng tại phiên tòa đều bình đẳng trước Tòa án trong việc thực hiện quyền tranh tụng.
Quá trình tranh tụng tại PTDSST giữa các chủ thể được thực hiện trên
cơ sở các quy định của pháp luật nhằm mục đích xác định sự thật khách quan
về quyền, nghĩa vụ của mỗi bên trong các quan hệ đó theo quy định của pháp luật Quá trình này chỉ đạt được mục đích khi các chủ thể tham gia tranh tụng trong TTDS nói chung và tranh tụng tại PTDSST nói riêng được bình đẳng với nhau trước Tòa án Sự bình đẳng này được hiểu là bình đẳng về quyền và nghĩa vụ TTDS giữa các chủ thể có cùng địa vị pháp lý trong quá trình tố tụng
Điều kiện từ phía Tòa án
Thứ nhất, Tòa án phải đảm bảo cho các đương sự được thực hiện quyền tranh tụng tại PTDSST nói riêng một cách bình đẳng, công khai và đúng pháp luật.
Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo
vệ chế độ và quyền làm chủ của nhân dân Do đó, trong TTDS nói chung và tại PTDSST nói riêng, Tòa án phải đảm bảo cho các đương sự thực hiện quyền tranh tụng một cách bình đẳng, công khai và đúng pháp luật Thẩm phán chủ tọa phiên tòa cũng như các thành viên khác trong HĐXX không được hạn chế quyền tranh luận của các đương sự tại phiên tòa, phải tôn trọng, không được phân biệt người đưa ra yêu cầu là nguyên đơn hay bị đơn, hay
Trang 34người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan Tòa án không được phép định kiến với bất kỳ đương sự nào vì bất kỳ một lý do gì trong quá trình giải quyết vụ án.
Thứ hai, Tòa án phải kiểm tra, giám sát các đương sự thực hiện những nghĩa vụ liên quan đến việc thực hiện trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của các đương sự, đảm bảo cho PTDSST diễn ra đúng quy định, đảm bảo
quyền tranh luận của nguyên đơn, bị đơn và những người có quyền lợi nghĩa
vụ liên quan thực hiện một cách triệt để, hiệu quả Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải kiểm tra, giám sát xem các đương sự đã cung cấp đầy đủ những chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ án chưa, trong trường hợp nếu có đương
sự giữ những chứng cứ, tài liệu liên quan đến việc giải quyết vụ án mà họ không cung cấp thì Tòa án phải yêu cầu họ cung cấp chứng cứ, nếu đương sự vẫn cố tình che giấu, không cung cấp trong giai đoạn chuẩn bị xét xử mà cung cấp tại PTDSST thì Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền không chấp nhận những chứng cứ, tài liệu đó Ngoài ra, Tòa án phải đảm bảo cho đương sự thời gian cần thiết để thu thập chứng cứ, tìm kiếm người làm chứng; tìm hiểu những tình tiết của vụ án, các chứng cứ, căn cứ pháp lý, lý lẽ chứng minh do đương sự phía bên kia cung cấp
Thứ ba, Tòa án phải đảm bảo cho các đương sự được tham gia tranh tụng tại phiên tòa Mọi đương sự phải được Tòa án triệu tập một cách hợp lệ
để họ có điều kiện thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình Trong trường hợp các đương sự không được triệu tập hợp lệ do Tòa án không thực hiện việc thông báo hoặc có thực hiện nhưng không đúng quy định của pháp luật thì bản án, quyết định của Tòa án sẽ bị coi là vi phạm quyền của đương sự và sẽ
bị hủy bỏ
Thứ tư, phán quyết của Tòa án phải dựa vào những chứng cứ, căn cứ pháp lý, lý lẽ chứng minh đã đươc tranh tụng công khai tại phiên tòa
Trang 35Tranh luận tại phiên tòa là một giai đoạn tố tụng, đảm bảo quyền bình đẳng trước pháp luật của những người tham gia tố tụng Trong đó hội đồng xét xử cần tạo điều kiện để các bên được tự do trình bày ý kiến của mình, chỉ cắt ý kiến khi họ trình bày ngoài phạm vi vụ án Để tạo không khí lành mạnh, dân chủ tại phiên tòa HĐXX phải chú ý đến thái độ, trạng thái tâm lý của các bên tham gia tranh luận, tạo điều kiện cho những bên đang có sự căng thẳng
về tâm lý hoặc có thái độ định kiến với tòa án được trình bày hết lý lẽ và nguyện vọng của họ Nếu không vì lý do eo hẹp thời gian mà cắt xén phần tranh luận, vừa không đúng pháp luật, vừa làm hạn chế sự nghiêm minh của phiên tòa
Điều kiện từ phía những người tham gia tố tụng khác
- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
Vì người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là người giúp cho đương sự thực hiện các quyền và nghĩa vụ của đương sự nên điều kiện để đảm bảo thực hiện tranh tụng tại PTDSST thì phải bảo đảm quyền lợi của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự cũng tương tự như đối với đương sự, họ phải được biết về yêu cầu, chứng cứ của đương sự phía đối lập trước khi mở phiên tòa và trình bày những ý kiến về những vấn đề mà người khác có yêu cầu đối với đương sự mà mình bảo vệ về quyền và nghĩa
vụ dân sự Được bình đẳng trước Tòa án trong việc thực hiện quyền tranh tụng
- Người làm chứng, người giám định, người phiên dịch, người đại diện
Đây là những người có vai trò hết sức quan trọng trong việc tìm ra sự thật khách quan của vụ án, do đó những người này phải được bảo đảm thực hiện các quyền của mình, được tham gia tranh tụng tại PTDSST một cách bình bằng
Trang 36Điều kiện từ phía Viện kiểm sát
Đối với những vụ án do Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ hoặc đối tượng tranh chấp là tài sản công, lợi ích công cộng, quyền sự dụng đất, nhà ở hoặc có đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân
sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc vụ việc dân sự thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự nhưng tại thời điểm vụ việc dân sự đó phát sinh và cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu Tòa án giải quyết chưa có điều luật áp dụng thì để đảm bảo cho việc giải quyết vụ dân sự được chính xác, khách quan và bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong những vụ án đó phải có sự tham gia của đại diện Viện kiểm sát
Qua đây, để việc tranh tụng tại PTDSST thực sự có hiệu quả, thì những điều kiện trên phải được thực hiện một cách triệt để, có như vậy mới phát huy được những ý nghĩa quan trọng của hoạt động tranh tụng trong TTDS nói chung và tranh tụng tại PTDSST nói riêng
1.5 Tranh tụng tại phiên tòa dân sự sơ thẩm theo pháp luật của một số nước trên thế giới
mẽ của hình thức tố tụng tranh tụng (tố tụng đối kháng)
12Nhà pháp luật Việt – Pháp (2002), Một số nội dung về nguyên tắc tố tụng xét hỏi và tranh
tụng Kinh nghiệm của Pháp trong việc tuyển chọn, bồi dưỡng, bổ nhiệm, quản lý Thẩm phán, Hà Nội, tr.2 - tr.3
Trang 37Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự của Anh, phiên tòa dân sự được tiến hành bởi một thẩm phán, không có sự tham gia của Bồi thẩm đoàn, trừ những vụ kiện gian lận và phỉ báng Trình tự của phiên tòa sơ thẩm được tiến hành như sau:
- Tòa án khai mạc phiên tòa và giới thiệu tóm tắt về những nội dung được tranh luận trong phiên tòa này;
- Xác định tư cách của các bên trong phiên tòa: Giai đoạn này được khởi đầu việc luật sư của nguyên đơn sẽ đưa ra những tuyên bố của vụ án, tiếp đó luật sư của bị đơn sẽ ra tuyên bố để xác định tư cách tham gia vụ kiện đó;
- Các bên tiến hành tranh tụng tại phiên tòa: Để chứng minh cho yêu cầu của thân chủ mình, luật sư của nguyên đơn sẽ xuất trình những chứng cứ, tài liệu và nhân chứng của mình trước phiên tòa Các chứng cứ, người làm chứng của nguyên đơn có thể bị kiểm tra hoặc chịu sự chất vấn bởi luật sư của
bị đơn Khi luật sư của nguyên đơn trình bày xong các quan điểm của mình, luật sư của bị đơn cũng đưa ra các quan điểm của bị đơn cùng với các tài liệu, chứng cứ cũng như các nhân chứng của mình ra trước phiên tòa Cũng tương
tự như bên phía nguyên đơn, các chứng cứ, tài liệu, người làm chứng của bị đơn cũng có thể bị kiểm tra hoặc chịu sự chất vấn của luật sư bên nguyên đơn Trong quá trình kiểm tra chéo như vậy, Thẩm phán có quyền bác bỏ yêu cầu của luật sư hoặc buộc người làm chứng phải trả lời các câu hỏi của luật sư bên nguyên đơn và bên bị đơn nếu câu hỏi được chấp nhận (thậm chí những câu hỏi đó không liên quan đến vụ việc được xem xét và được đặt ra nhằm để Thẩm phán đánh giá độ tin cậy của những chứng cứ và người làm chứng) Thẩm phán cũng có thể đối thoại trực tiếp với luật sư của các bên để yêu cầu
họ làm rõ một số vấn đề song không phải là sự thẩm vấn họ
- Nghị án và ban hành bản án
Trang 38Như vậy, qua nghiên cứu luật pháp của Anh về vấn đề tranh tụng tại PTDSST, ta có thể nhận thấy tranh tụng tại phiên tòa dân sự của Anh diễn ra một cách rõ nét, có hiệu quả, nghĩa vụ chứng minh hoàn toàn thuộc về phía các đương sự với hoạt động tranh tụng tích cực của các luật sư.
Ngày nay, bên cạnh Anh thì Mỹ nổi lên như một biểu tượng của tố tụng tranh tụng mà nguyên nhân là trong một thời gian dài Mỹ là thuộc địa của Anh Mỹ là quốc gia theo hình thức tố tụng tranh tụng, tranh tụng đối kháng Quá trình tiếp thu, mở rộng hệ thống đối nghịch kết hợp với sự phát triển vượt bậc về kinh tế, xã hội đã đưa Mỹ trở thành quốc gia phát triển nhất
về mô hình tố tụng tranh tụng
Theo quy định của pháp luật Mỹ, tại phiên tòa, đương sự phải tự chứng minh cho Thẩm phán và các bồi thẩm đoàn về quyền lợi hợp pháp của mình Theo pháp luật của Mỹ, các thẩm phán và bồi thẩm đoàn không hay biết gì về nọi tình của vụ việc, họ chỉ biết tất cả những chứng cứ, lý lẽ tại phiên tòa do các bên cung cấp sau đó sẽ làm rõ thêm những vấn đề cần thiết
để có thể giải quyết được vụ kiện Do vây, các bên phải tiến hành thu thập chứng cứ, tìm kiếm lý lẽ, những quy định của pháp luật, án lệ để có thể đạt được những quyền lợi của mình, phản bác ý kiến của đối phương
Trong phiên tòa, mọi hoạt động tố tụng đều được diễn ra hết sức nhanh chóng, ngắn gọn và thường bằng lời nói Ví dụ như khi luật sư của bên nguyên đang phát biểu, luật sư của bên bị đứng lên phản đối và đưa ra lý do phản đối của mình, Thẩm phán sẽ nghe và ngay lập tức ra quyết định chấp nhận hay không chấp nhận, luật sư của bên nguyên sẽ tiếp tục nói về vấn đề
đó hay dừng lại tùy vào quyết định của Thẩm phán Phiên tòa được ghi lại bằng vi deo nên không có nhiều các văn bản tố tụng Các câu hỏi, lập luận, ý kiến được đưa ra bằng lời nói và cũng quyết định bằng lời nói
Trang 39Qua nghiên cứu trình tự tố tụng tại phiên tòa theo pháp luật Mỹ, ta nhận thấy hoạt động tranh tụng diễn ra tại phiên tòa theo thủ tục tố tụng của
Mỹ thực sự rất sôi nổi Có thể thấy rằng, pháp luật tố tụng của Mỹ luôn đề cao vai trò của các bên đương sự trong việc chứng minh sự việc, họ là các chủ thể tranh tụng giữ vai trò chủ động, quyết định kết quả tranh tụng
Giai đoạn đầu tiên là giai đoạn mở đầu với những thủ tục ngắn gọn như nộp đơn khởi kiện, giao nhận những chứng cứ ban đầu do các bên cung cấp Kết thúc giai đoạn này thẩm phán thụ lý sẽ đưa ra một quyết định điều tra với những vấn đề cần chứng minh, làm rõ, lịch trình điều tra, phân công thẩm phán tiến hành việc điều tra (Điều 225 BLTTDS Cộng hòa Pháp)
Giai đoạn tiếp theo là giai đoạn thu thập chứng cứ được thực hiện bởi
một thẩm phán khác “Đây là một thẩm phán độc lập, không tham gia vào giai đoạn điều tra sơ bộ ban đầu và có nhiệm vụ xác định sự thật của vụ án”13 Kết thúc giai đoạn này, Thẩm phán phụ trách sẽ đưa ra một báo cáo mang tính chất tóm tắt vụ việc Trong giai đoạn này, Thẩm phán sẽ tiến hành các hoạt động thu thập chứng cứ, các hoạt động thẩm cứu “khi không có đầy đủ các yếu tố để xét xử” (Điều 144 BLTTDS Cộng hòa Pháp), tìm hiểu kỹ các sự
13Nhà pháp luật Việt – Pháp (2002), Một số nội dung về nguyên tắc tố tụng xét hỏi và tranh
tụng Kinh nghiệm của Pháp trong việc tuyển chọn, bồi dưỡng, bổ nhiệm, quản lý Thẩm phán, Hà Nội, tr.4
Trang 40việc tranh chấp, tìm hiểu về các bên đương sự hiện có hoặc gọi đến, xác nhận, ước lượng, đánh giá hoặc dựng lại hiện trường khi cần thiết (Điều 179 BLTTDS Cộng hòa Pháp), thẩm vấn các bên đương sự, ấn định địa điểm, ngày giờ điều tra (Điều 180 BLTTDS Cộng hòa Pháp) trực tiếp nghe lời khai của nhân chứng
Giai đoạn thứ ba là giai đoạn xét xử được thực hiện bởi một hoặc một
số Thẩm phán khác, vị Thẩm phán này sẽ nghe các bên trình bày lặp lại lập luận dựa trên những chứng cứ có trong hồ sơ và đưa ra quyết định của mình
Qua các giai đoạn trên, ta có thể nhận thấy vai trò của các bên đương
sự dường như quá mờ nhạt, vấn đề tranh tụng giữa các chủ thể không được đề
ra thay vào đó là sự chủ động của các Thẩm phán Thẩm phán là người chỉ đạo toàn bộ quá trình tranh tụng, có trách nhiệm tìm ra sự thật của vụ án, thậm chí Thẩm phán có quyền rút lại phán quyết của mình khi có đơn kháng
án hoặc khi có đơn xin tái thẩm (Điều 481 BLTTDS Cộng hòa Pháp)
Tại phiên tòa, Thẩm phán là người giữ vai trò tích cực, chủ động Ngoài việc điều khiển phiên tòa, đảm bảo phiên tòa được diễn ra theo trình tự thủ tục do pháp luật quy định, Thẩm phán còn chủ động kiểm tra căn cước của các đương sự, xét hỏi đương sự, người làm chứng về những vấn đề của vụ việc, điều khiển tranh luận tập chung vào những vấn đề đương sự còn mâu thuẫn, tranh chấp
1.5.3 Pháp luật Liên bang Nga
BLTTDS Nga cũng có quy định về nguyên tắc của việc xét xử tại Điều
12 BLTTDS Liên bang Nga với tên gọi là Nguyên tắc tranh tụng và bình đẳng giữa các bên Theo quy định này thì: “Việc xét xử được tiến hành theo nguyên tắc tranh tụng và bình đẳng giữa các bên” Điều luật này cũng quy định về vai trò, trách nhiệm của Tòa án trong việc đảm bảo thực hiện tranh tụng Cụ thể là
“Tòa án điều khiển quá trình tố tụng một cách độc lập, khách quan, vô tư,