Nhân vật tha hóa bởi chính bản thân

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới (Trang 63 - 72)

Nếu con người bị tha hóa bởi hoàn cảnh ít nhiều gợi nên sự đáng thương thì những nhân vật bị biến chất bởi chính những nhu cầu của bản thân lại mang đến sự khinh ghét và căm phẫn. Những nhân vật này xuất hiện trong thời mở cửa và tiếp tục tồn tại đến ngày nay.

Khởi đầu của thời kì đổi mới, nền kinh tế thị trường thật sự hấp dẫn với nhiều người. Tiền trở thành một thước đo trong xã hội. Không ít “con người vì cái lợi vật chất đang hèn đi, tầm thường đi” (Ma Văn Kháng). Với giọng văn mềm mại, hiền lành, nhưng quyết liệt, Ma Văn Kháng viết về những mặt trái của xã hội nhằm nhấn mạnh ma lực của đồng tiền đã làm hoại suy ý chí, tình cảm và nhân cách của con người một cách mạnh mẽ. Ma Văn Kháng khẳng định: “Lối sống thực dụng chạy

theo đồng tiền là một hoàn cảnh lắm vi trùng làm cho con người ta bị nhiễm một thứ bệnh mất nhân tính” (Mùa lá rụng trong vườn).

Mùa lá rụng trong vườn (Ma Văn Kháng) đề cập một thực trạng đáng báo động nữa của xã hội buổi giao thời: không ít người có lối sống ích kỷ, chỉ biết chạy theo dục vọng cá nhân, chạy theo đồng tiền, thoát ly truyền thống, phá vỡ mọi chuẩn mực đạo đức xã hội... Tất cả những điều đó đang hàng ngày, hàng giờ làm băng hoại mọi mối quan hệ gia đình. Trong gia đình ông Bằng xuất hiện hai con người nổi loạn muốn tung hê tất cả, phủ định sạch trơn mọi chuẩn mực đạo đức truyền thống là Cừ và Lý. Cừ vốn là kẻ “trong người đã có sẵn cái mầm hư hỏng”. Mọi lời khuyên bảo, dạy dỗ của ba mẹ đối với Cừ chỉ là hành động “đạo đức giả”. Trong thâm tâm Cừ “coi đạo đức là con số không vô nghĩa”, nên dù bị chửi mắng, đánh đập, dọa nạt đủ điều Cừ vẫn chứng nào tật nấy. Đi bộ đội, Cừ luôn viết thư về nhà kêu khổ để “tróc” cho được nhiều tiền của ba mẹ. Cừ lại coi việc hệ trọng “trăm năm” chỉ là “chuyện sinh hoạt vặt vãnh”. Hơn thế, sau khi để lại cho một cô gái nhẹ dạ hai đứa con, Cừ rũ bỏ trách nhiệm làm chồng, làm cha rồi rủ rê một người đàn bà khác trốn chồng cùng mình vượt biên. Kết cục của Cừ là chết nơi đất khách quê người và nỗi ân hận muộn màng. Ngoài nhân vật Cừ, trong tác phẩm, Lý là nhân vật phức tạp, có cá tính, có đời sống nội tâm phong phú được tác giả khắc họa một cách đậm nét. Nhà nghiên cứu Vân Thanh đã có những đánh giá về Lý như sau: “Nhân vật này mang nhiều nét đổi mới trong bút pháp tác giả. Đó là một phụ nữ đẹp, sắc sảo, tháo vát nhưng ít học. Khi còn trẻ, là một thiếu nữ mơ mộng, chị đã lấy một anh bộ đội hiền lành. Tự hào về sự anh dũng chiến đấu của chồng, chị đã chung thủy với chồng suốt những năm kháng chiến chống Mỹ ác liệt, đã một mình nuôi con thành người. Nhưng chị lại là một con người thích quyền hành muốn sai khiến người khác, dám đứng mũi chịu sào, tự coi mình hơn người, chị lại thích ăn diện, thích theo đòi cuộc sống xa hoa” [62, tr. 159]. Sự chiều nịnh khéo léo cùng sự sành điệu trong các ngón ăn chơi của tay trưởng phòng vật tư thoái hóa, lẳng lơ, lắm tiền nhiều mưu kế đã đẩy Lý từ chỗ không làm chủ được cám dỗ vật chất đến sa ngã, hư hỏng. Bản tính Lý là người thích quyền hành, thèm sai khiến người khác, tự coi

mình là quan trọng, là hơn người. Từ ngày có Phượng chuyển về, vai trò của Lý trong gia đình giảm dần. Tệ hại hơn, sự tin cậy của mọi người đối với chị cũng không được như xưa. Chị như kẻ cùng đường, xù lông xù cánh chống trả: “Đối đáp bốp chát, ăn miếng trả miếng, chửi vỗ mặt nhau đanh đá hàng tôm hàng cá, thơn thớt dựng chuyện, vu khống đê tiện một cách nanh ác”. Những nét thô kệch, phàm tục do thiếu văn hóa căn bản (ngày nhỏ mồ côi, không được học hành) trong Lý bộc phát ra hết, vì thế lúc này con người chị chỉ rặt những nét trâng tráo, vô liêm sỉ, bản năng và hoang dã. Đặc biệt nguy hiểm hơn, đồng tiền đã len lỏi vào suy nghĩ của các em nhỏ, kéo theo sự đổ vỡ nhân cách của những mầm non của xã hội. Đó là trường hợp của Kim Phú, Nam Giang; chị em Vàng Anh - Vành Khuyên trong Côi cút giữa cảnh đời. Chúng bắt chước người lớn cậy tiền, cậy thế của bố mẹ để bắt nạt bạn bè chửi bậy, đánh nhau, đốt nhà, cãi lại bố mẹ và hỗn láo với những người thân trong gia đình và những người hàng xóm xung quanh. Chúng ta hãy nghe chúng đối thoại với bà hàng xóm: “Bà tôi đang xới luống rau muống cuối mùa, thấy vậy, liền ngẩng lên ôn tồn bảo đứa lớn :

- Cháu Vàng Anh ơi, đừng nên nói thế. Các bác ấy là người có công có việc. Con lớn ngừng chân nhảy, vênh mặt: cái bà này, bận gì đến bà nhỉ ?

Bà tôi lắc đầu :

- Đừng cua nhà nọ rọ nhà kia thế cháu. Dẫu sao bố cháu cũng là nhân viên nhà nước.

Con bé cong mỏ :

- Phải rồi, chúng tôi đâu phải con phò ? - Phò nào ?

- Phò nên mới theo giai, bỏ nhà bỏ cửa theo giai. Bà tôi gài tóc lên vành tai, nén giận :

- Đừng ăn hơn nói kém phải tội, các cháu ạ”

Là trẻ con, nhưng những đứa trẻ bị nhiễm những nét xấu ấy đều hành động lỗ mãng và có những lời nói bậy bạ, chua chát ghê gớm. Chúng thờ ơ với nỗi đau vất vả của bà cháu Duy, thóc mách và động chạm vào những nỗi lòng sâu kín của ba bà

cháu nghèo khổ khốn khó. Ma Văn Kháng là một trong những nhà văn tiên phong trong thời kì đổi mới sớm băn khoăn, trăn trở về vấn đề tha hóa của con người trong cuộc sống mới. Tác phẩm của ông là sự cảnh tỉnh cho con người trước những nhu cầu của chính bản thân về tiền bạc.

Nhân vật chú Năm và Ba Sương trong Ăn mày dĩ vãng (Chu Lai) cũng là những con người tự đẩy mình vào con đường tha hóa. Chú Năm là Bí thư chi bộ một xã vùng ven khó khăn ác liệt. Từng là một Bí thư chi bộ có nhiều thành tích, người cán bộ lãnh đạo của Đảng ở một xã ấy đã không kiên trung đi trọn con đường cách mạng cùng đồng đội. Bom đạn, thử thách khốc liệt và sự hi sinh của đồng chí đồng đội đã khiến chú Năm trở thành con người hèn nhát, bạc nhược. Chú Năm đã bỏ đội ngũ về cứ Bù Chao của những người trốn lính - những con người chẳng theo địch cũng chẳng theo ta, chỉ lo kiếm ăn và bảo toàn mạng sống của mình. Sự đào ngũ ấy tuy chưa trở thành phản bội nhưng cũng cần phải lên án.

Nhân vật Ba Sương (Ăn mày dĩ vãng) từng trở thành huyền thoại của những cánh rừng hậu cứ. Với vẻ đẹp đầy nữ tính làm dịu mềm những đau thương của chiến tranh, với lòng dũng cảm và những chiến công, Ba Sương từng là nhân vật chính diện mang tính lí tưởng. Nhưng rồi từ một tình huống éo le, trớ trêu của chiến tranh, Ba Sương tưởng chết rồi đã sống lại cùng cái tên mới Tư Lan. Nhưng đó chỉ là sự sống lại của thể xác, nhân cách của một Ba Sương ngày trước đã chết thật rồi. Vinh quang giả tạo, quyền lực và cuộc sống phồn hoa cùng với sự tác động, quyến rũ của Địch, Ba Sương đã thay đổi để chối bỏ chính mình, chối bỏ cả một quá khứ bi hùng, tiếp tay cho kẻ xấu làm chuyện phi pháp, tổn hại lớn cho nhân dân, cho đất nước.

Đám cưới không có giấy giá thú (Ma Văn Kháng) phản ánh sâu sắc về những con người bị cơn lốc ham muốn vật chất cuốn đi trong nền kinh tế thị trường. Bên cạnh các nhân vật trí thức bị tha hóa còn có lớp người lãnh đạo quan liêu bao cấp. Nhân vật Xuyến, Trình, Quỳnh, Thảnh, thầy Thuật đã bị đồng tiền mua chuộc. Họ dùng đồng tiền để đánh đổi tình cảm. Sống trong dục vọng, dần dần họ trở nên bị tha hóa nhân cách. Cẩm, Dương, Lại là ba nhân vật “kì khôi” trong tác phẩm này. Hãy nghe bài giảng của Cẩm để ta thấy hắn là người như thế nào.

“Học trò: Thưa thầy, tại sao Nguyễn Du viết “vầng trăng ai xẻ làm đôi”? Thầy Cẩm: Thế mới hay chứ!

Học trò: Thế thưa thầy vì sao lại “nửa in gối chiếc”? Thầy Cẩm: Thế thì mới gọi là thơ chứ!

Học trò: Thế còn “nửa soi dặm trường” là thế nào ạ?

Thầy Cẩm: Cái cậu này dốt bỏ mẹ! Thế thì mới gọi là đại thi hào Nguyễn Du chứ [33, tr. 123].

Sự ngu dốt cùng thói ham quyền vụ lợi khiến Cẩm ngày càng trượt dài trên con đường tha hóa. Cẩm vu oan hãm hại Tự, ông Thống khiến người bị suy nhược, người phải bị tâm thần. Sự tha hóa của Cẩm đi từ sự ngu dốt đến thói đố kị với những con người có tài năng và cuối cùng dồn đẩy người hiền lành vào kết cục bi thảm.

Cùng với Cẩm, Dương giữ chức Bí thư Chi bộ suốt 15 năm với 30 năm tuổi Đảng, luôn tự hào mình là đỉnh cao thường hay nói về chủ nghĩa Mác – Lênin nhưng không hiểu Lênin là ai, là một người hay hai người. Dương nhìn cuộc đời, nhìn con người, nhìn mọi việc rất vô lối và khắt khe nghiệt ngã, luôn nói câu cửa miệng: “Theo quan điểm toàn diện”, “xét theo quan điểm toàn diện”, … quen thuộc như một “bửu bối vạn năng trong lý luận” để phê phán người khác “Dương tự coi mình là vị lãnh tụ anh minh của tập thể”. Thực tế thì “Dương bị chức trách của mình lừa mình. Ông đồng hóa ông với chức vụ và càng thâm niên đảm nhiệm chức vụ đó, ông càng xa cách con người bình thường tự nhiên. Hay quan trọng hóa là đặc điểm của người ít học. Lên mặt, cường điệu vai trò của mình là thói tật của kẻ kém phát triển trí tuệ. Kém phát triển trí tuệ, thiếu chiều rộng, chiều sâu hiểu biết, nên trên thực tế, Dương lại phản lại ý định của mình: ông thực thi công tác đảng một cách vô cùng thông tục tầm thường” [34, tr. 159 ]. Con người Dương được Ma Văn Kháng lật xới tới tận cùng bản chất: “Tính nguyên tắc và thói máy móc, tệ giáo điều. Niềm tin vào chủ nghĩa duy tín mù quáng, ổn định và trí tuệ. Kiên trì và cố chấp, bảo thủ, đối lập nhau, tiếc thay lại cùng chung sống, núp bóng nhau, đan xen hình ảnh lẫn lộn vào nhau, ở Dương” [34, tr. 158]. Điển hình cho con người ngu dốt

nhưng thích mắng người khác, ưa giáo dục người khác là Bí thư Thị uỷ Lại. Hắn là một nét vẽ khôi hài, nguệch ngoạc về một kiểu cán bộ dốt nát, bất tài, vô học, thô lỗ, háo danh, luôn có ác cảm, đố kị với trí thức tài năng. Một lần nhân dịp lễ khai giảng, hắn cao giọng biến buổi khai giảng thành buổi huấn thị nghe thật khôi hài: “Hôm nay, thị xã ta khai giảng trường cấp ba. Rồi đây chúng ta sẽ mở trường cấp bốn, cấp năm, cấp sáu. Cũng như hiện tỉnh ta đã có giống lợn Mường Khương nhiều mỡ, rồi đây ta sẽ có giống lợn lai kinh tế, nhiều nạc, tăng trọng nhanh” [34, tr. 107]. Quay sang phía các thầy đang ngồi trên hàng ghế danh dự, hắn cũng dọa nạt, phỉ báng với ngôn ngữ bất lịch sự: “… Các anh giáo! Xin nói để các anh biết. Tầng lớp trí thức tiểu tư sản các anh chẳng qua chỉ là các cái sinh thực khí, tức là cái của thằng đàn ông, có nghĩa là xung trận, được kích thích thì nó cương cứng lên. Rồi sau đó thì cứ xìu xuống như thằng chó chết trôi…” [34, tr. 109]. Cậy thế vào Lại, những kẻ giúp việc cho hắn như công an, ban tổ chức thị ủy đã vi phạm nhân quyền mà ra sức tung hoành, phá phách. Bài dạy của Tự đã bị chúng bóp méo, xuyên tạc còn trường cấp 3 bị chúng coi là nơi làm loạn. Sách vở, nhà cửa của Tự bị lục tung, bọn chúng vu khống cho Tự là kẻ đốt trường, bị xích tay như tội phạm và bị đập bàn, đập ghế dọa nạt khiến thầy Tự nhiều khi không chịu nổi thói đê mạt, đểu giả của Cẩm, Dương và lại những kẻ bị tha hóa đến mất cả nhân tính.

Không chỉ có những kẻ ngu dốt, không được giáo dục mới tha hóa bởi quyền lực và tiền bạc, người trí thức cũng là đối tượng nằm trong nguy cơ bị tha hóa. Nhân vật trí thức đã từng xuất hiện trong văn học. Tuy nhiên, người trí thức thường xuất hiện với những bi kịch tinh thần, mâu thuẫn giữa nhân cách, lí tưởng và gánh nặng cuộc sống. Trong hai cuộc chiến, nhân vật trí thức gần như không xuất hiện. Thông thường họ xuất hiện trong vai trò của một người lính, vai trò của một công dân. Thời hậu chiến, trở về với cuộc sống đời thường, nhân vật trí thức mới được nhận diện một cách rõ ràng với những biểu hiện đầy đủ. Sự xuất hiện của kiểu nhân vật trí thức bị tha hóa càng khắc sâu thêm những bi kịch của xã hội: Những con người tưởng chừng là cứu cánh của xã hội nhưng thực tế lại đốn mạt hơn cả những kẻ thường dân. Nó còn nói lên một thực tế: đáng sợ biết bao khi những kẻ tha hóa lại là

trí thức và những kẻ có địa vị xã hội. Nhân vật trí thức tha hóa thường có học hàm, học vị, có địa vị xã hội. Tiến sĩ N trong Đi tìm nhân vật (Tạ Duy Anh) vì muốn bảo vệ lí lịch trong sáng của mình, muốn giữ cái địa vị mà mình đang có nên đã để mặc đứa em trai của mình bị chết trong thê thảm. N đã bị ám ảnh bởi cái chết của đứa em trai, nên đã tìm ra chiến trường để tìm kiếm một cái chết nhưng đây là hành động mang tính chất vụ lợi. Tiến sĩ N càng dằn vặt lương tâm thì hắn càng muốn xung trận để được chết nhưng “éo le” thay, mọi người lại nghĩ đó là hành động dũng cảm và con người này cần được nêu gương. May cho N, hắn đã không phải ra trận mà còn được cử đi học ở nước ngoài. Dường như đó cũng là một hình phạt dành cho hắn, N đã phải sống từ giả dối này kéo theo giả dối khác, và giả dối đã được đẩy lên thành cực điểm trong mối quan hệ với vợ mình. Hình phạt dành cho hắn là sự dằn vặt, hành hạ của lương tâm đến mức phát điên và đã dẫn N tới hành động: giết vợ và tự sát.

Cõi người rung chuông tận thế (Hồ Anh Thái) phản ánh sâu sắc về một cõi người tha hóa. Con người sống trong cái ác và sự trả thù. Yên Thanh là một nhân vật trở đi trở lại trong tác phẩm với một gương mặt xinh đẹp của một hoa khôi nhưng tấm lòng thì xảo quyệt, luôn chạy theo ham muốn vật chất, ham muốn đầy nhục dục mà quên đi đạo lý của con người. Do chạy theo những ham hố dục vọng cá nhân, con người trở nên thác loạn và sống trong vết trượt dài về tha hóa nhân cách.

Trong Cơ hội của Chúa, nhân vật đa phần là những kẻ ham hố. Sự “nhố nhố nhăng nhăng” của thời cuộc quả là cơ hội lớn cho những trí thức tha hóa toàn diện và “khốn nạn có gien” như Lâm, Trần Bình, Sáng. Con đường lập thân của Lâm là con đường của một kẻ “nghèo khổ từ ấu thơ, lập cập bước vào đời đã chịu nhiều gian nan khắc nghiệt” và “đã tìm thấy lối thoát trong việc học hành, phương tiện thích hợp để “thăng hoa” ra khỏi sự bần hàn”[21].Thủ đoạn tiến thân của Lâm là sự lừa dối. Để có hộ chiếu đi Hà Lan, Lâm hứa sẽ là con rể của một gia đình trọc phú... và hệ quả tất yếu là phải đá Nhã, người tình đã có mang ba tháng với Lâm. Bằng sự lừa gạt, dần dà Lâm có tất cả, trừ hạnh phúc. Khác với Lâm, “Sáng là con

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới (Trang 63 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)