1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

đề cương động vật hoang dã

12 1,8K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 29,27 KB

Nội dung

Tổng quát về cách ước tính liều thuốc sử dụng cho một số loài động vật hoang dã: Thú họ mèo Felidae như các loài beo, mèo rừng v.v... Tuy nhiên khi sử dụng thuốc ta phải lưu ý đến đường

Trang 1

Câu 1: Thuốc sử dụng cho các động vật hoang dã có khác với thuốc

dng cho gia súc? Tổng quát về cách ước tính liều thuốc sử dụng cho một số loài động vật hoang dã: Thú họ mèo (Felidae) như các loài beo, mèo rừng v.v Thú họ heo (Suidae): heo rừng Thú họ chó (Canidae): các loài chó sói Thú móng guốc: các loài hươu, nai, trâu rừng, bò rừng Thú linh trưởng (Primates): các loài khỉ, vượn, voọc.Các loài chim hoang dã: các loài công trĩ

* thuốc sử dụng cho các động vật hoang dã nhìn chung không có gì khác so với thuốc dùng cho gia súc Khi động vật hoang dã bị bệnh ta có thể dùng thuốc điều trị cho gia súc để điều trị cho chúng Tuy nhiên khi sử dụng thuốc ta phải lưu ý đến đường cấp thuốc, xác định và tính liều thuốc cho chúng vì các cơ chế sinh lý của gia súc và động vật hoang dã có thể không giống nhau

* ước tính liều thuốc cho động vật hoang dã là cách giúp tính liều thuốc cho một loài mà chúng ta không có thông tin về cách sử dụng liều thuốc trên động vật đó Để tính toán liều thuốc cũng như số lần cấp thuốc trong ngày cho 1 động vật hoang dã phải dựa vào liều, số lần cấp thuốc trong ngày của loại thuốc đã biết được nhà sản xuất khuyến cáo dùng cho người hay một loài gia súc nào đó Tuy nhiên việc ngoại suy liều thuốc và thời gian giữa 2 lần cấp thuốc phải dựa vào trao đổi chất cơ bản vì trao đổi chất cơ bản ảnh hưởng đến sự hấp thu, vận chuyển và bài tiết của thuốc cũng như các dưỡng chất

Thú họ mèo liều thuốc tương tự như mèo nhà

Thú họ heo: heo rừng liều tương tự heo nhà

Thú họ chó liều như chó nhà

Thú móng guốc liều tương tự trâu bò

Thú linh trưởng liều tương tự như ở người (trẻ em)

Các loài chim hoang dã liều tương tự như ở gia cầm (trừ đà điểu)

Câu 2: Tại VN có mấy giống gấu, cách phân biệt qua hình dạng bên

ngoài, tổng quát về liều thuốc sử dụng cho gấu, cách cấp thuốc, vị trí chích? Loài ký sinh trùng nào thường gây chết gấu ?

* Tại VN có 2 loài gấu:

- Gấu chó: ngực có miếng vá lông giống hình chữ U, nhỏ hơn gấu ngựa

- Gấu ngựa: ngực có miếng vá lông giống hình chữ V

* Liều thuốc sử dụng cho gấu giông liều của chó nhà

* có thể cấp thuốc bằng cách cho thuốc vào mật ong cho gấu ăn hoặc dùng gậy chích, ống tiêm thổi để chích vào cơ

Tiêm bắp ở vai là vị trí tốt nhất

* Bị nhiễm giun móc có thể làm gấu nuôi chết

Câu 3: Một số việc cần lưu ý khi nuôi thú sơ sinh họ mèo (Felidae:

mèo nhà, mèo rừng, cọp v.v ) khi không có thú mẹ hay thú mẹ không có sữa nuôi con (sữa nuôi, cách chăm sóc), bệnh thường xảy ra với thú sơ sinh, biện pháp phòng ngừa?

Trang 2

* khi nuôi thú sơ sinh họ mèo cần chú ý:

- hàm lượng đạm trong sữa khoảng 33%

- cho thú bú sữa 12 giờ sau khi sinh ra

- cho uống cách quãng 2-3 giờ/lần

- hàng ngày thay động tác liếm của thú mẹ bằng cách dùng khăn mềm nhúng nước ấm, vắt thật khô rồi thoa nhẹ nhàng toàn thân thú sơ sinh đặc biệt là vùng bụng và hậu môn

* bệnh thường xảy ra ở thú sơ sinh là bệnh hô hấp và tiêu chảy vì vậy cần chú ý giữ ấm cho thú sơ sinh và vệ sinh sạch sẻ bình cho thú sơ sinh bú cũng như chỗ ở của thú

Câu 4: Các thông tin cần thu thập khi chẩn đoán bệnh ?

- động vật bị bệnh ở cơ quan nào?

- cần xem xét lý lịch bao gồm loài, tuổi, tính biệt?

- động vật có nguồn gốc từ đâu và đã sống trong môi trường hiện tại được bao lâu?

- chuồng trại có phù hợp ko và chất sát trùng đã sử dụng?

- nhiệt độ, độ ẩm và thời gian chiếu sáng

- đối với động vật sống trong nước: nguồn nước cung cấp, thay nước bao lâu 1 lần, hóa chất có trong nước, nơi cho ăn?

- thức ăn cho ăn là loại j, cho ăn bao nhiêu lần mỗi tuần, đã ăn được bao nhiêu, nguồn cung cấp thức phẩm và được bảo quản như thế nào?

- nước uống được thay bao lâu 1 lần, động vật có vào nơi đựng nước uống ko?

- màu và tình trạng của phân? Động vật đi phân bao lâu 1 lần, phân được xét nghiệm kst chưa?

- nhốt chung với các động vật khác ntn? Tập tính động vật hiện nay ra sao?

- lưu ý chu kỳ lột da (trăn ko ăn)

- bệnh sử của động vật trước đây, người điều trị, các động vật nuôi chung có bị bệnh chết, nếu chết đã chẩn đoán bệnh j?

- trong khi thu thập thông tin, quan sát động vật nuôi và nơi nuôi

Câu 5: Điều trị đói và mất nước ở các loài bò sát ?

Nhiều loài bò sát bị mất nước sẽ tự hấp thu nước nếu cho vào môi trường được cải thiện về nhiệt độ, độ ẩm, thời gian chiếu sáng

Ngoại trừ cá sấu, các loài bò sát ko có cơ hoành vì thế ko có xoang bụng hay nói đúng hơn là chỉ có xoang cơ thể là kết hợp giữa xoang ngực và xoang bụng khi đưa thuốc hay 1 dd qua phúc mạc sẽ tác hại đến phổi vì thế chỉ có thể đưa các dd vào cơ thể qua đường tiêu hóa

- dd Lactate ringers có thể cấp qua đường tiêu hóa bằng ống thông dạ dày hoặc cho uống, số lượng khoảng 1-2% trọng lượng cơ thể

- nhiều loài sau khi hấp thu 1 lượng nước sẽ ăn trở lại nếu đưa thức ăn vào miệng

Trang 3

- dùng các loại thức ăn dành cho chó, mèo hoặc chim bị suy dinh dưỡng trộn thành dung dịch gồm: 1/3 thức ăn + 2/3 nước, cho ăn 5ml/kg thể trọng/tuần cho ăn quá nhiều sẽ làm các vsv phát triển bất thường trong đường tiêu hóa, sau khi hồi phục cho ăn trở lại

Câu 6: Cách phân biệt trăn đất ( Python molorus), trăn mắc võng

( Python reticulatus), cá sấu nước ngọt ( Crocodylus siamensis) và cá sấu nước lợ (Crocodylus porosus) Cách cấp thuốc, vị trí chích thuốc ?

- trăn đất: môi trên mỗi bên có 2 lỗ cảm nhận nhiệt

- trăn mắt võng: môi trên mỗi bên có 24 lỗ cảm nhận nhiệt

- cá sấu nước ngọt: có 1-2 đôi tấm sau chẩm

- cá sấu nước lợ: ko có tấm sau chẩm

* cách cấp thuốc và vị trí chích thuốc:

- có thể cấp thuốc bằng cách cho thuốc vào khẩu phần ăn, dùng gậy chích hoặc ống tiêm thổi để chích thuốc vào cơ

- vị trí chích:

+ cá sấu: 2 chân sau và các cơ 2 bên đuôi

+ trăn: chích thịt 2 bên cơ chạy dọc 2 bên cột sống

Câu 7: Khi điều trị bệnh cho một động vật hoang dã, các yếu tố nào

cần quan tâm để tránh bệnh tái phát cho động vật điều trị ? Cho ví dụ

1 môi trường nuôi ddvhd:

Tạo môi trường nuôi giống với tự nhiên và phù hợp với con vật nuôi nhất Giữ vệ sinh chuồng nuôi

Tránh các tiếng động lớn, hoặc các hành vi hù dọa đvhd

Chú ý đến ánh sang, nhiệt độ, độ ẩm

2 chăm sóc quản lý

Người nuôi thường xuyên kiểm tra chuồng nuôi, theo dõi để kịp thời phát hiện bệnh

Quản lý đàn hợp lý, tách những con bị bệnh, loại thải những con vật bị quá nặng, tách đàn nếu đàn quá đông, hoặc bổ sung đàn nếu đàn quá ít

3 thức ăn

Cho ăn đúng loại thức ăn, liều lượng phù hợp với từng loài

Ko cho ăn những loại thức ăn nấm mốc lên men, ôi thiu

4 thuốc điều trị bệnh

Đúng đường cấp thuốc

Đúng liều

Đúng thời gian tác dụng thuốc

5 đối với động vật

Xác định tình trạng đv để đưa vào môi trường hợp lý

Xác định đúng loại bệnh để điều trị hợp lý

Trang 4

Câu 8: Mô tả cách phân loại đơn giản môt số loài thú linh trưởng: Khỉ

đuôi dài (Macaca fascicularis), khỉ mặt đỏ (Macaca arctoides), khỉ đuôi lợn (Macaca nemestrina), Vượn ( Hylobates spp.) , Voọc (Pygathrix spp.)? Vị trí chích thịt (IM), chích tĩnh mạch (IọV), chích trong da ( thử tuberculin) (IC ), liều thuốc ?

* mô tả đơn giản:

- khỉ đuôi dài: đuôi dài bằng hoặc hơn chiều dài đầu và thân khỉ

- khỉ mặt đỏ: mặt màu đỏ, đuôi ngắn nhỏ dần từ gốc đuôi

- khỉ đuôi lợn: đuôi nhỏ và cuộn lại giống đuôi lợn

- vượn: con đực có lông màu đen, hai bên má có đốm lông vàng, con cái có bộ lông màu vàng sẫm

- Vooc: gồm vooc vá chân đen và chân nâu có hình dáng tương tự nhau Vooc vá chân đen lưng có màu sẫm, thân trước và tay có màu xám bạc, chân màu đen; mặt màu xanh, xung quanh mắt có viền tròn mầu kem, trán có mầu xám đen và đuôi trắng vooc vá chân nâu có lông ở lưng màu xám, phần chân đen, từ đầu gối trở xuống màu nâu

* vị trí

Chích thịt: cơ chi trước và cơ chi sau

Chích tĩnh mạch: chi trước và chi sau

Chích trong da (thử tuberculin): da mí mắt

Liều thuốc giống liều của trẻ em

Câu 10: Một mèo rừng ( Felis bengalensis) bị một vết thương, trình bày

các loại thuốc sử dụng trước và sau khi khâu (may) vết thương ( thuốc gây

mê, kháng sinh, liều so với thú nhà) và cách cấp thuốc ?

- thuốc gây mê: có thể sử dụng Ketamine HCl hoặc Zoletil

- kháng sinh: gentamycin, amoxcyciline

- liều lượng giống như liều của mèo nhà

- có thể cấp thuốc bằng cách trộn thuốc vào thức ăn cho con vật ăn hoặc dùng ống tiêm thổi, gậy chích để chích thịt

Câu 11: Một số đặc điểm sinh học của lớp bò sát?

Cơ thể được bao phủ 1 lớp vảy sừng để chống mất nước giữa 2 vảy sừng có khớp nối da khô ít tuyến

Tim 3 ngăn trừ cá xấu tim 4 ngăn, thở bằng phổi

Ko có cơ hoành nẻn chỉ có 1 xoang duy nhất là xoang cơ thể

Là động vật biến nhiệt, nhiệt độ cơ thể thay đổi theo môi trường sống Khả năng đề kháng bệnh phụ thuộc vào môi trường bên ngoài

Tĩnh mạch chân sau chạy qua thận rồi mới lên tim

Chỉ có 1 lỗ bài tiết và sinh dục gọi là lỗ huyệt

Trang 5

Câu 12: Các trường hợp cấp cứu trong khi gây mê - Suy hô hấp hay

ngừng thở , thân nhiệt tăng cao (hyperthermia), sốc (shock), Ói mửa, co giật, ngừng tim (cardiac arrest)

Suy hô hấp hay ngừng thở:

Nguyên nhân: thuốc mê làm suy yếu trung tâm hô hấp

Triệu chứng: khó thở, da xanh tím

Điều trị: ngừng cấp thuốc mê, tiêm tĩnh mạch doxapram

Thân nhiệt tang cao:

Nguyên nhân: thú vận động nhiều trước khi bị gây mê, thuốc gây mê làm biến đổi trung tâm điều hòa thân nhiệt

Triệu chứng : thân nhiệt tăng

Điều trị: làm mát cơ thể, truyền đ lactated ringer

Sốc: thuốc quá liều, quá sợ hãi.

Triệu chứng: tim đập nhanh, thở nhanh gấp

Điều trị: ngừng cấp thuốc, đưa thú đến nơi thông thoáng, truyền dd lactated ringer, dexamethasone

Ói mửa: tác dụng phụ của thuốc, bị stress or kik động

Triệu chứng: ngạt thở do có ngoại vật ở khí quản or phế quản, da xanh tái

Điều trị: ngừng cấp thuốc, tiêm tĩnh mạch doxapram, cấp kháng sinh để ngừa viêm phổi

Co giật: tác dụng phụ của thuốc, giảm glucose huyết

Triệu chứng: co giật toàn thân, tứ chi giãn dài co cứng, há miệng

Điều trị : cấp diazepamIV

Ngừng tim: do tác dụng của thuốc, suy hô hấp, hạ thân nhiệt

Triệu chứng : giãn đồng tử, da lạnh, mất ý thức, tang nhịp tim or ngừng thở

Điều trị: ngừng cấp thuốc mê, xoa bóp ngoài tim, đè và thả 60-100 lần/phút, tiêm calcium chloride

Câu 13: Cefazolin (Reflin) được dùng để ngừa nhiễm trùng sau phẫu

thuật, nhiễm trùng đường hô hấp, tiết niệu, nhiễm trùng huyết

Liều cho heo nặng 50 kg: 1.000mg/ lần, 2 lần / ngày, Tính liều cho: Chim: đà điểu nặng: 50 kg Biết rằng: 500,75 = 18,8

Giải:

Trao đổi chất cơ bản của heo:

Q = 70 * 500,75 = 70 * 18,8 = 1316 kcal

Liều thuốc cho 1 kcal trao đổi chất cơ bản ở heo:

1000mg/1316 = 0,76 mg/kcal

Trao đổi chất cơ bản của đà điểu:

Q = 78 * 500,75 = 78 *18,8 = 1466,4 kcal

Liều điều trị ở đà điểu:

0.76 * 1466.4 = 1114.464 mg/lần điều trị

Trao đổi chất cơ bản của 1kg trọng lượng của heo

1316/50 = 26.32 kcal/kg thể trọng

Trang 6

Trao đổi chất cơ bản của 1 kg trọng lượng của đà điểu

1466.4/50 = 29.33 kcal/kg thể trọng

Áp dụng qui tắc tam xuất để tính số lần cấp thuốc cho đà điểu:

26.32 kcal/kg  cấp thuốc 2 lần/ngày

29.33 kcal/kg  X lần

X = 29.33*2/26.32 = 2.23 lần/ngày (ngày cấp 2 lần)

Điều chỉnh liều:

1114.464 mg/lần điều trị * 2.23 lần / 2 = 1242,625 mg/lần

Câu 14: Enrofloxacin có phổ khuẩn rộng điều trị các bệnh do vi khuẩu

gram- và gram+ mẫn cảm với enrofloxacin như: E.coli, Salmonella spp, Bordetella spp, Haemophilus spp và Staphylococci, Enrofloxacin cũng có tác động chống lại Mycoplasma Liều cho heo nặng 50 kg: 2,5 mg/ kg thể trọng/ ngày (IM) Tính liều cho cá sấu, trăn nặng 15 kg Biết rằng: 150,75=7,6

500,75=18,8?

Giải:

Trao đổi chất cơ bản của heo:

Q = 70 * 500,75 = 70 * 18,8 = 1316 kcal

Liều thuốc cho 1 kcal trao đổi chất cơ bản ở heo:

2,5mg * 50 /1316 = 0,095 mg/kcal

Trao đổi chất cơ bản của cá sấu:

Q = 10 *150,75 = 10 * 7,6 = 76 kcal

Liều điều trị ở cá sấu:

0.095 * 76 = 7,22 mg/lần điều trị

Trao đổi chất cơ bản của 1kg trọng lượng của heo

1316/50 = 26.32 kcal/kg thể trọng

Trao đổi chất cơ bản của 1 kg trọng lượng của cá sấu

76/15 = 5,067 kcal/kg thể trọng

Áp dụng qui tắc tam xuất để tính số lần cấp thuốc cho đà điểu:

26.32 kcal/kg  cấp thuốc 1 lần/ngày

5,067 kcal/kg  X lần

X = 5,067*1/26.32 = 0,19 lần/ngày (6 ngày cấp 1 lần)

Điều chỉnh liều:

7,22 mg/lần điều trị * 0,19 lần * 6 = 8,23 mg/lần

Số lần điều trị : 6 ngày cấp thuốc 1 lần

Câu 15: Thuốc thú y gồm 2 loại khánh sinh, ví dụ Navet-Penstrep

Thành phần trong 100 ml Procain penicillin G: 20.000.000 IU Dihydrostreptomycin sulfate: 20.000 mg

Trong 1ml: Procain penicillin 200.000 IU và Dihydrostreptomycin sulfate 200 mg

Công dụng: Điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn mẫn cảm với penicillin và streptomycin ở các loài gia súc Đặc biệt đối với bệnh viêm phổi, viêm khớp, nhiễm trùng máu Cách dùng và liều thuốc: Tiêm bắp thịt Liều điều trị: Trâu, bò: 1ml/ 20kg thể trọng, điều trị 3 ngày Bê, nghé, dê,

Trang 7

cừu, heo: 1ml/ 10kg thể trọng, điều trị 3 ngày Tính liều thuốc cho cá sấu hoặc trăn nặng 500 gram?

Giải:

Trao đổi chất cơ bản của heo:

Q = 70 * 100,75 = 393,64 kcal

Liều thuốc cho 1 kcal trao đổi chất cơ bản ở heo:

200mg/393,64 = 0,508 mg/kcal

Trao đổi chất cơ bản của trăn:

Q = 10 * 0,50,75 = 5,946 kcal

Liều điều trị ở trăn:

5,946 * 0,508 = 3,02 mg/lần điều trị

Số ml trong 1 lần điều trị là:

3,02 / 200 = 0,015 ml/lần điều trị

Câu 16: Tại sao ở kỳ đà (Varanus spp) chỉ chích ở phần cổ và 2 chi

trước? Vị trí chích thịt của các loài chim hoang?

Baytril dạng dung dịch chứa 2,27% enrofloxacin, liều ở heo nhà l7,5 mg/kg.Heo rừng nặng 30 kg cần bao nhiêu ml?

* vì ở kỳ đà 2 chi sau và đuôi có hệ tĩnh mạch cửa thận, nếu chích thuốc vào đuôi hoặc 2 chi sau thì sẽ bài tiết qua thận gây độc thận, đối với con đực sẽ ảnh hưởng đến dương vật ở đuôi và ko đủ nồng độ thuốc ở các phần khác trong cơ thể

Vị trí chích thịt của các loài chim là ức

*Baytril dạng dung dịch chứa 2,27% enrofloxacin trong 1ml Baytril chứa 2,27 x 10= 22,7 mg enrofloxacin

Liều heo rừng tính như heo nhà nên liều cấp thuốc là hàm lượng thuốc

có trong dd:

= =23,13 ml

Câu 17: Sự khác biệt giữa sừng trâu,bò sừng (gạc) nai, chu kỳ phát

triển của sừng (gạc) nai Phương pháp cắt nhung nai (thuốc mê, dụng cụ, kháng sinh ngừa nhiễm trùng v.v )

* Sự khác biệt giữa sừng trâu bò và sừng (gạc) nai

- mọc sừng ở con cái và đực

- sừng mọc vĩnh viên ko thay

- sừng rỗng

- ko phân nhánh

Chỉ mọc ở con đực Con đực thay sừng vào mùa mưa Sừng đặc

Sừng Phân nhánh

Chu kỳ phát triển của sừng(gạc) nai: hưu nai đực khi được 12 tháng tuổi bắt đầu có cặp gạc đầu tiên, gạc này chưa phân nhánh mà mọc nhô lên như 2 sừng thẳng đứng sau 1 năm cặp gạc này rụng đi và bắt đầu mọc gạc mới đủ

3 nhánh.trước khi rụng gạc vài ngày, phần cổ gạc và chốt gạc có các khe nứt, vết nứt ngày càng lớn nai dung đâu cọ vào cành cây để rụng gạc sau khi

Trang 8

rụng gạc gạc non mới mọc gọi là nhung Trong tự nhiên, nai mọc nhung vào các thagns mùa mưa từ thagns 5-10

• Phương pháp cắt nhung nai:

Sau 45-60 ngày gạc non đã mọc đủ : gồm các mô xốp chứa mạch máu,

có thể cắt nhung trong giai đoạn này

Để cắt nhung cần gây mê, có thể dùng zoletin liều 3-5mg/kg thể trọng Các dụng cụ cần chuẩn bị khi cắt nhung:

- Cưa sắt để cưa nhung

- Dây cột quanh gốc gạc để cầm máu

- Thuốc kháng sinh ( penicilin, streptomycin): dung chích, rắc lên vết thương sau khi cắt nhung

- Vitamin K

- Atropin

- Vải gạc để băng bó vết thương

Lưu ý:

Ko bắt nai vào lúc thời tiết nóng

Ko để những người ko liên quan tại nơi bắt

Khi bắt nai phải tiến hành từ từ

Câu 18: Biên độ nhiệt độ thuận lợi (preferred optimum temperature

zone, POTZ) đối với các loài bò sát là gì, cho một số ví dụ về POTZ đối với một số loài bò sát hiện đang nuôi vì mục đích kinh tế như: cá sấu, trăn, ba ba

* Bò sát là loài động vật biến nhiệt, sử dụng nhiệt độ của môi trường để

tự điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể biên độ nhiệt là khoảng nhiệt độ trong 1 phạm vi nhất định

Biên độ nhiệt thuận lợi đối với các loài bò sát là khoảng nhiệt độ mà loài đó sinh sản và phát triển, nếu vượt qua khoảng nhiệt độ đó thì có thể ngừng sinh sản và phát triển, trong thời gian dài có thể gây tử vong

Nhiệt độ thuận lợi đối với

Cá sấu 25-35

Ba ba: 22-32

Trăn: 25-35

Câu 19: Tại một trại nuôi cá sấu, một số con chết có triệu chứng nhiễm

trùng không rõ nguyên nhân, đã sử dụng amikacine nhưng không hiệu quả,

cá sấu tiếp tục chết Thức ăn nuôi cá sấu: đầu, cổ gà, nhiệt độ chuồng nuôi: 380C Cá sấu nuôi gồm 2 loại: loại 4 kg/ con và loại 200 g/con Gởi mẫu bệnh phẩm đến phòng xét nghiệm, kết quả tìm thấy vi trùng gây Pseudomonas spp., kháng sinh đồ cho thấy vi trùng nhạy với kháng sinh: Imipenene Liều Imipenene ở người nặng 50 kg: 1.000 mg/ lần, ngày 2 lần 19.1 Cách lấy mẫu gởi phòng thí nghiệm làm kháng sinh đồ trường hợp

mổ khám tử và trường hợp không có cá sấu chết (chỉ có cá sấu bệnh)

19.2.Tính liều thuốc điều trị cá sấu ( 4kg và 200 g) cho kháng sinh trên 19.3 Giải thích tại sao trọng lượng càng nhỏ liều thuốc càng cao

Trang 9

19.4 Để điều trị cá sấu có hiệu quả, cần quan tâm cải thiện các yếu tố nào đối với trại trên?

Giải:

19.1

Trường hợp mổ khám tử :

Lấy mẫu tất cả các cơ quan chính và các vùng bất thường bảo quản mẫu trong dung dịch đệm 10% , chiều của mẫu không lớn hơn 1cm Mẫu giữ trong điều kiện vô trùng, vật chứa đóng gói kín, giữ lạnh

Đối với máu, mủ, vùng áp xe, các nốt các chất chứa ở ruột, lấy mẫu ở gần vùng rìa của mô bị nhiễm (nơi có nhiều tác nhân gây bệnh)

Trường hợp không có cá sấu chết (chỉ có cá sấu bệnh) thi xem xét trên toàn bộ cơ thể xem có vết loét nào không, nếu có thì cắt lấy 1 ít tại chỗ vết loét bảo quản rồi đưa đến phòng thí nghiệm nếu trên cơ thể không có biểu hiện gì thì ta lấy máu của con vật bệnh cho vào ống nghiệm vô trùng bảo quản và giữ lạnh khi gởi đi

19.2 tính liều cho 1 lần cấp thuốc

Trao đổi chất cơ bản của cơ thể người/ ngày

Q=K(BW)0.75 =70x500.75=1316kcalo

Liều cấp thuốc cho 1 kcalo trao đổi chất cơ bản ở người:

1000/1316=0.76 mg/kcalo

Trao đổi chất cơ bản cho cá sấu loại 4kg/con và 200g/con lần lượt là:

Q1=10 x 40.75 = 28.28 kcalo

Q2=10 x 0.20.75 = 2,99 kcalo

Liều điều trị ở cá sấu 4kg và 200g lần lượt là:

0.76 x 28.28 = 21.49 mg/lần điều trị

0.76 x 2,99 = 2.27 mg/lần triều trị

Trao đổi chất cơ bản trên 1kg thể trọng của người:

1316/50 = 26,32 kcal/kg

Trao đổi chất cơ bản trên 1kg thể trọng của cá sấu 4kg/con và 200g/con lần lượt là:

28,28/4 = 7,07 kcal/kg

2,99/0,2 = 11,45 kcal/kg

Áp dụng quy tắc tam xuất tính liều cho cá sấu 4kg/con

26,32 kcal/kg  2 lần/ngày

7,07 kcal/kg  X1 lần/ ngày

X1 = 7,07 x 2 / 26,31 = 0,54 lần/ngày (2 ngày tiêm 1 lần)

Điều chỉnh liều cho cá sấu loại 4kg/con:

21,49 x 0,54 x 2 = 23,2 mg/lần

Số lần điều trị 2 ngày tiêm 1 lần

Áp dựng quy tắc tam xuất tính liều cho cá sấu loại 200g/con

26,32 kcal/kg  2 lần/ngày

11,45 kcal/kg  X2 lần/ngày

X2 = 11,45 x 2 / 26,31 = 0,87 lần/ngày (1 ngày tiêm 1 lần)

Điều chỉnh liều cho cá sấu loại 200g/con

2,27 x 0,87 = 1,97 mg/lần, 1 ngày tiêm 1 lần

Trang 10

19.3 trọng lượng càng nhỏ liều tiêm càng lớn do trọng lượng càng nhở

thì trao đổi chất cơ bản trên 1kg thể trọng càng lớn

19.4 để điều trị hiệu quả cần tạo môi trường sống thuận lợi cho cá sấu,

nhiệt độ chuồng nuôi hiện tại là 38oC khá cao so với ngưỡng phát triển bình thường của cá sấu vì vậy cần phải tạo bóng mát như các lùm cây bụi rậm, ao nước trể cá sấu tránh nóng

Câu 20: Tại sao phải mỗ khám tử động vật, cách lấy mẫu bệnh phẩm

gởi phòng thí nghiệm Giải thích kết quả tron kháng sinh đồ: kháng (resistant), trung gian (intermediate) và nhạy (susceptible

- Trong điều kiện nuôi, mật độ đông, chuồng nuôi không thích hợp nguy

cơ dịch bệnh xảy ra tăng Việc lây truyền giữa động vật hoang dã và động vật nuôi cũng dễ xảy ra hơn

Để xác định bệnh xảy ra, cần nhận biết nguyên nhân gây bệnh và tỷ lệ tử vong Đánh giá quá trình sinh bệnh hiện tại và trước đây Nhiều dịch bệnh động vật hoang dã và gia súc không tìm ra nguyên nhân gây bệnh do không gữi mẫu đi xét nghiệm chẩn đoán Nguyên nhân gây bệnh của hầu hết các trường hợp có thể xác định nếu lấy mẫu xét nghiệm đúng phương pháp Việc đưa đông vật chết đến phòng thí nghiệm lấy mẫu là khó thực hiện, do

đó các nhân viên thú y thường lấy mẫu để gữi đến phòng xét nghiệm

- Cách lấy mẫu bệnh phẩm:

Lưu ý các bệnh có thể lây sang người trong quá trình mổ khám Vệ sinh, sát trùng thật kỹ trước và sau quá trình mổ khám Cắt dọc đường trắng từ hầu đến hết chiều dài cơ thể, quan sát vết cắt thấy cơ quan bộ phận nào trước thì lấy mẫu ở cơ quan, bệnh phẩm có bệnh tích đó ngay

+ lấy mẫu cho nghiên cứu mô: lấy tất cả các cơ quan chính và vùng bất thường, bảo quản mẫu trong dd Formalin đệm 10% có thể tích 10 lần thể tích mẫu Chiều dày mẫu không quá 1cm

+ vi trùng và vi rút: lấy mẫu bằng dụng cụ đã được khử trùng, Các mẫu lấy máu, mủ, các vùng bị áp xe, các nốt, các chất thừa ở ruột, lấy mẫu ở gần vùng rìa của vùng mô bị nhiễm Nếu không thấy bệnh tích ở cơ quan nào thì lấy mẫu ở phổi, gan, thận, amidam và ruột Mẫu được giữ trong điều kiện vô trùng, vật chứa được gói kín và giữ lạnh

+ huyết thanh học: cho vào ống nghiệm vô trùng bảo quản và giữ lạnh khi gởi đi

chất độc: cho mẫu vào túi nilon và gữi đến phòng thí nghiệm

+ ký sinh trùng: làm ít nhất 3 lam máu trên lam sạch Cố định 2g phân trong dung dịch 70% ethyl alcohol hay formalin

- Giải thích kết quả trong kháng sinh đồ:

+ nhạy: kháng sinh đã ức chế sinh trưởng hoặc tiêu diệt vi trùng Điều này có nghĩa là loại kháng sinh này dặc trị hữu hiệu vi trùng gây bệnh + trung gian: không phải tất cả vi trùng trong đĩa kháng sinh bị tiêu diệt, chỉ một số vi trùng bị tiêu diệt và một số khác kháng sinh không có tác

Ngày đăng: 20/03/2018, 10:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w