1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN MỸ THUẬT 2019

14 3,6K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 444 KB
File đính kèm Sáng kiến kinh nghiệm môn mỹ thuật 2018.rar (105 KB)

Nội dung

PHẦN MỞ ĐẦUBối cảnh của việc thực hiện sáng kiến:Trong bối cảnh toàn ngành giáo dục nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong hoạt động học tập thì phương pháp dạy học được xem như là cách thức hoạt động của giáo viên trong việc chỉ đạo tổ chức các hoạt động học tập giúp học sinh chủ động đạt các mục tiêu dạy học. Nhà trường ngày nay ngoài việc truyền thụ kiến thức khoa học kỹ thuật, còn phải chú ý đến giáo dục thẩm mĩ, nhằm đào tạo học sinh trở thành những con người phát triển, toàn diện để xây dựng đất nướcMôn mỹ thuật là một môn học có vai trò quan trọng trong chương trình giáo dục trung học cơ sở. Với môn học học sinh biết cách cảm nhận cái đẹp, yêu cái đẹp từ đó biết cách rèn luyện đôi bàn tay trí óc của mình để tạo ra cái đẹp qua việc phát huy óc sáng tạo, tính độc lập của mình. Môn mỹ thuật đã góp phần cùng với các môn học khác giáo dục học sinh phát triển toàn diện về Đức Trí Thể Mỹ.

Trang 1

UBND HUYỆN SÔNG MÃ TRƯỜNG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN MỸ THUẬT

Họ và tên:

Chức vụ: Giáo viên Đơn vị:

Năm 2018

Trang 2

PHẦN MỞ ĐẦU Bối cảnh của việc thực hiện sáng kiến:

Trong bối cảnh toàn ngành giáo dục nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong hoạt động học tập thì phương pháp dạy học được xem như là cách thức hoạt động của giáo viên trong việc chỉ đạo tổ chức các hoạt động học tập giúp học sinh chủ động đạt các mục tiêu dạy học Nhà trường ngày nay ngoài việc truyền thụ kiến thức khoa học kỹ thuật, còn phải chú ý đến giáo dục thẩm mĩ, nhằm đào tạo học sinh trở thành những con người phát triển, toàn diện để xây dựng đất nước

Môn mỹ thuật là một môn học có vai trò quan trọng trong chương trình giáo dục trung học cơ sở Với môn học học sinh biết cách cảm nhận cái đẹp, yêu cái đẹp từ đó biết cách rèn luyện đôi bàn tay trí óc của mình để tạo ra cái đẹp qua việc phát huy óc sáng tạo, tính độc lập của mình Môn mỹ thuật đã góp phần cùng với các môn học khác giáo dục học sinh phát triển toàn diện về Đức Trí -Thể - Mỹ

Lý do chọn, thực hiện sáng kiến:

Mĩ thuật là một trong những môn nghệ thuật Nếu dạy học là khó thì dạy nghệ thuật càng khó, cần phải mang tính nghệ thuật cao hơn Vì học mĩ thuật đem lại niềm vui cho mọi người, làm cho mọi người nhìn ra cái đẹp, thấy cái đẹp có ở trong mình, xung quanh mình, gần gũi và đáng yêu

Đáp ứng yêu cầu thẩm mĩ ngày càng cao và càng phức tạp của xã hội, con người đã phát huy óc sáng tạo đem lại sự phong phú đa dạng cho nhiều hình thức và nhiều thể loại trang trí Trang trí là thể hiện cái đẹp của sự trình bày bằng nghệ thuật sắp xếp, đường nét, màu sắc, hình mảng Trang trí là làm đẹp hơn cái vốn có ban đầu, học trang trí ta sẽ biết làm đẹp cuộc sống xung quanh, làm đẹp cho gia đình và làm đẹp cho chính mình Trang trí được sử dụng một cách rộng rãi trong đời sống, bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau, hầu như ta đều thấy vai trò của nó trong đời sống hàng ngày Tất cả mọi người chúng ta nói chung và học sinh THCS nói riêng tiếp xúc hàng ngày với nghệ thuật trang trí, nếu biết kết hợp, áp dụng những kiến thức học tập được, chắc chắn sẽ tìm thấy nhiều bài học bổ ích góp phần làm cho đời sống thêm sinh động tươi đẹp

Bản thân là giáo viên giảng dạy môn mĩ thuật qua các năm học vừa qua, Tôi thấy các em học chưa tốt phân môn trang trí Các em không phác thảo bố cục trước khi vẽ, chưa biết cách tìm hình mảng thường rời rạc, lỏng lẻo, họa tiết đơn điệu, khô cứng và màu vẽ chưa có hòa sắc sao cho phù hợp trong bài vẽ

Chính vì những lí do trên nên tôi đã chọn đề tài “Một số kinh nghiệm giúp học

sinh lớp 6 trường THCS Chiềng Khương học tốt phân môn trang trí mĩ thuật” nhằm giúp các em học tốt môn mĩ thuật nhất là phân môn trang trí ở

trường trung học cơ sở

Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:

Trang 3

Phạm vi áp dụng: : Các tiết học trang trí trong chương trình Mĩ thuật 6 Đối tượng: Học sinh lớp 6A2 trường THCS Chiềng Khương

- Tiết 18: Trang trí hình vuông - Mĩ thuật lớp 6

Mục đích của sáng kiến:

Qua quá trình công tác giảng dạy tại trường THCS Chiềng Khương đã nhiều năm tôi được phân công giảng dạy môn Mĩ thuật lớp 6 Tôi nhận thấy nếu các em biết cách tìm mảng, tìm họa tiết và biết lựa chọn hòa sắc sao cho phù hợp, thì bài vẽ trang trí sẽ đẹp hơn, tốt hơn, các em sẽ cảm thấy ham thích học phân môn trang trí và từ đó có thể vận dụng kiến thức trang trí vào trang trí ứng dụng trong đời sống sinh hoạt hàng ngày

Từ những cơ sở, nhận thức nêu trên cộng thêm những kinh nghiệm nhỏ

mà bản thân đã tích luỹ được trong những năm học qua Tôi mạnh dạn viết sáng

kiến: “Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 6 trường THCS Chiềng

Khương học tốt phân môn trang trí mĩ thuật” của mình vào trong thực tế

giảng dạy ở lớp cho thấy có hiệu quả đáng khả quan để đi đến áp dụng cho tất cả giáo viên chuyên môn Mĩ thuật trong nhà trường có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn rất lớn

PHẦN NỘI DUNG

I Thực trạng của nội dung

Qua nhiều năm giảng dạy tôi thấy nội dung cơ bản trong trang trí ở THCS bao giờ cũng bắt nguồn từ tính vừa sức, HS tiếp thu được một cách thoải mái phù hợp với khả năng nhận thức của các em Vì vậy tôi phải nắm vững đối tượng để truyền thụ kiến thức phù hợp với khả năng nhận thức của HS Biết định mức kiến thức cơ bản, truyền thụ có trọng tâm, coi trọng khâu thực hành đã đem lại kết quả tốt đẹp

Tuy biện pháp trên đã mang lại những hiệu quả nhất định trong công tác giảng dạy và kết quả học tập của học sinh, xong khi thực hiện còn gặp một số khó khăn đối với yêu cầu của người học

- Yêu cầu đối với người học:

Phải có phương tiện để học và thể hiện làm bài trang trí như: bút chì, tẩy, thước kẻ, compa, màu bút dạ, màu sáp, giấy … Nắm được nội dung vẽ trang trí khác với vẽ theo mẫu Mỗi bài học vẽ trang trí đều có sự khác nhau về mức độ

yêu cầu cần đạt Qua thực tế trên tôi thấy khi thực hiện giảng dạy chương trình

mĩ thuật nhất là với phân môn vẽ trang trí có một số thuận lợi và khó khăn sau:

* Thuận lợi

- Trường Trung học cơ sở Chiềng Khương là trường trung tâm, trường đạt chuẩn của xã Các bậc cha mẹ học sinh nhiệt tình, tích cực hỗ trợ về tinh thần, vật chất, phối hợp cùng nhà trường làm tốt công tác giáo dục học sinh Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể về chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ giáo viên trong nhà trường

- Bản thân là một giáo viên có tinh thần trách nhiệm cao, tâm huyết với

Trang 4

nghề, tận tình với công việc, có ý thức tự học tự rèn luyện và luôn học hỏi đồng nghiệp Có nhiều kinh nghiệm khi tổ chức các hoạt động dạy học, chuyên môn đạt giáo viên giỏi cấp huyện, nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ Học sinh trong lớp ngoan tích cực tham gia hoạt động học tập

- Các bậc cha mẹ học sinh thường xuyên quan tâm đến công tác chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục ở trường lớp Trao đổi với cô giáo về tình hình học tập của con em mình

- Lớp 6A2 do tôi phụ trách giảng dạy gồm có 40 học sinh ở độ tuổi 11 Đại đa số học sinh trong lớp nhận thức tốt, ngoan ngoãn, thông minh, nhanh nhẹn, thích học vẽ Thích được trang trí những đồ dùng cá nhân như nhãn vở, bìa sổ, góc học tập

- Lớp học rộng rãi, thoáng mát, cơ sở vật chất phục vụ công tác dạy và học tương đối tốt, đúng quy cách thuận tiện cho cô và trò

* Khó khăn

- Về phía nhà trường

Là một môn học độc lập trong chương trình THCS Dạy và học nghiêm túc, có kiểm tra, thi đánh giá cuối năm và kết quả là một trong những tiêu chuẩn

để xét lên lớp hay tốt nghiệp bậc học Song thực tế hiện nay nhà trường chưa có phòng dạy mĩ thuật riêng Các loại mẫu (hình khối, biểu bảng, tranh ảnh…) còn thiếu

- Về phía học sinh

Đối với học sinh trường THCS Chiềng Khương khi học phân môn trang trí nói chung và thể loại trang trí cơ bản nói riêng các em thường:

+ Bài vẽ không thể hiện rõ là trang trí cơ bản hay trang trí ứng dụng do chưa phân biệt được giữa trang trí ứng dụng và trang trí cơ bản

+ Bố cục, hình mảng trong bài thường chưa hài hòa, thuận mắt do trước khi vẽ họa tiết các em thường không chịu tìm phác thảo bố cục mà cứ thế vẽ ngay nên bố cục bị lệch, họa tiết không đều nhau, không cân đối

+ Họa tiết vẽ chưa có mảng chính, mảng phụ do khi vẽ họa tiết các em thấy chỗ nào còn trống là vẽ họa tiết vào không cần mảng chính, mảng phụ, không cần mảng họa tiết to, mảng họa tiết nhỏ Họa tiết thiếu tính sáng tạo, khô cứng, đơn điệu

+ Khi vẽ màu các em chưa vẽ theo hòa sắc mà cứ tiện màu nào là vẽ màu

đó Không có đậm nhạt mà chỉ vẽ kín màu trong bài vẽ

+ Không đủ đồ dùng học tập do cho đây là môn học phụ

Trong năm học 2014 - 2015 bản thân tôi được nhà trường phân công giảng dạy môn Mĩ thuật 6 Trước khi áp dụng sáng kiến tôi đã thực hiện dạy bài: Bài 14: Vẽ trang trí đường diềm để tiến hành khảo sát kết quả học tập của

40 học sinh lớp 6A2 mà tôi đang giảng dạy và thu được kết quả như sau: Trong

Trang 5

bài vẽ các em sắp xếp bố cục chưa hợp lí, họa tiết nghèo nàn, khô cứng, màu sắc đậm nhạt không rõ ràng

Kết quả cụ thể như sau:

Qua bài khảo sát của học sinh chất lượng đạt thấp, tôi đã áp dụng một số phương pháp để nhằm khắc phục những thực trạng nêu trên, cũng như để nâng cao chất lượng học phân môn trang trí nói riêng và bộ môn Mĩ thuật nói chung ở trường THCS Chiềng Khương

II Nội dung của sáng kiến:

Bản chất giải pháp mới:

1 Phương pháp giảng dạy trang trí cơ bản.

* Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài trang trí

- Nhằm phân biệt bài trang trí thuộc loại nào: trang trí cơ bản hay trang trí ứng dụng, nếu là trang trí cơ bản thì bố cục, hoạ tiết, màu sắc luôn có sự tìm tòi

để có một bài vẽ trang trí có bố cục đẹp, hài hoà Còn nếu là bài trang trí ứng dụng thì phải lưu ý đến tính thực tiễn khi sử dụng như: hoạ tiết, màu sắc, bố cục phù hợp với nội dung yêu cầu sử dụng Mỗi nội dung bài trang trí đều có những kiến thức chủ yếu, thông qua giảng dạy những kiến thức chủ yếu này giúp học sinh hiểu được lí thuyết, nắm được cách làm

- Ví dụ

Trong bài Trang trí lọ hoa ( trang trí ứng dụng ) chỉ yêu cầu học sinh tìm họa tiết, sắp xếp và vẽ màu trang trí trên các lọ hoa sao cho đẹp Còn phần tạo mẫu dáng lọ hoa, yêu cầu học sinh tìm kiểu lọ, sao cho có được những kiểu lọ mới, lạ và đẹp

Còn trong bài Trang trí hình vuông ( trang trí cơ bản ) thì yêu cầu HS phải tìm được bố cục hợp lí, họa tiết phù hợp với bố cục, màu sắc cần phải có hòa sắc

- HS phân biệt được trang trí ứng dụng và trang trí cơ bản Biết cách tìm

bố cục, họa tiết, màu sắc phù hợp với thể loại trang trí

* Hướng dẫn HS tìm phác thảo:

- Tạo thói quen cho HS suy nghĩ trước khi vẽ phải tìm phác thảo Khi tìm phác thảo thì bước đầu phải tìm bằng các đường, nét, hình mảng kỉ hà nhằm tạo nên một bố cục hợp lí Không vẽ ngay chi tiết bằng những nét cong

- Ví dụ:

Trang 6

Những phác thảo bố cục trên phải được hướng dẫn cụ thể ở phần lí thuyết: cách tìm bố cục, tìm hoạ tiết, tìm hình mảng và vận dụng các thể thức trang trí…

Sau khi tìm bố cục bằng các hình kỉ hà, hướng dẫn các em có thể tìm phác thảo đen trắng để tìm đậm nhạt Yêu cầu vẽ đen trắng để tránh được bố cục không cân đối như: Bố cục nặng nề (mảng đen quá to ) hoặc bố cục lỏng lẻo (các mảng rời rạc…)

- Hướng dẫn học sinh sử dụng hình mảng, đường nét: Phải dứt khoát mới tạo nên bố cục chặt chẽ Ví dụ:

- Cần tránh những bố cục lỏng lẻo hoặc nặng nề do cách sắp xếp hình mảng không hợp lí

Những bố cục cần tránh

Trang 7

Những bố cục nên làm

- Bài vẽ của học sinh có bố cục cân đối, hợp lí, chặt chẽ tránh được những lỗi bố cục bị lệch, rời rạc, lỏng lẻo, nặng nề

* Hướng dẫn học sinh tìm họa tiết

- Hoạ tiết phải phù hợp với nội dung yêu cầu sử dụng và mang tính dân tộc Họa tiết trang trí là những hình ảnh chọn lọc từ hoa, lá, tôm, cá, mây, nước , hoạ tiết đã được đơn giản, cách điệu, tránh vẽ nét viền khô cứng

Trên cơ sở các hình bố cục kỉ hà, có thể tìm các hoạ tiết phù hợp với các mảng đó

Ví dụ:

Sử dụng các hoạ tiết cho phù hợp với các mảng kỉ hà phải là những hoạ tiết đơn giản và cách điệu Ví dụ:

- Biết chọn họa tiết sao cho phù hợp với bố cục mảng hình đã phác

* Hướng dẫn học sinh biết cách sử dụng màu.

Trang 8

Cần phải hướng dẫn học sinh biết cách sử dụng màu sắc sao cho hợp lí và hài hoà Có thể sử dụng hoà sắc nóng hay hoà sắc lạnh, sử dụng các gam màu trầm hay các gam màu sáng

Trong mỗi bài vẽ trang trí hướng dẫn các em phải tìm màu chủ đạo Từ màu chủ đạo tìm các màu khác đặt vào cho hợp lí và cân nhắc đặt các màu cạnh nhau cho hài hoà

Quá trình vẽ một bài trang trí là quá trình tìm tòi, suy nghĩ để quyết định dùng màu nào cho hợp lí, dùng loại hòa sắc nào, nhẹ nhàng hoặc gay gắt tươi vui hay trầm lặng muốn vậy phải hướng dẫn học sinh biết cách pha màu, đó là

cơ sở để khám phá, tìm ra các màu mới, tạo nên các hoà sắc đẹp thuận mắt và ưa nhìn Để học sinh biết tìm ra màu mới thì trước hết giáo viên phải cho HS biết

về bảng màu thông qua bài Màu sắc với những câu hỏi gợi ý

Ví dụ: - Có mấy màu cơ bản? Đó là những màu nào

- Như thế nào gọi là màu nhị hợp?

- Màu vàng pha với đỏ thành màu gì?

- Màu nào thuộc gam màu nóng?

- Màu nào thuộc gam màu

- Từ những cách thức trên chất lượng bài vẽ của các em đã được nâng lên Các em đã có những bài vẽ chặt chẽ về bố cục, họa tiết sáng tạo phù hợp với bố cục mảng hình trang trí, bài vẽ đã có đậm nhạt, hòa sắc nóng lạnh

2 Phương pháp giảng dạy lí thuyết trang trí.

- Trong chương trình dạy phân môn trang trí các lớp 6 - 7 - 8 - 9 không có bài lí thuyết dành riêng cho một tiết, thường lí thuyết được giảng trước khi HS làm bài Thời gian này chỉ chiếm khoảng 15 đến 17 phút Do đó những kiến thức

cơ bản giáo viên phải chắt lọc có trọng tâm để truyền thụ cho học sinh

Căn cứ vào yêu cầu của bài để giảng cho học sinh, có bài rất cần nhiều thời gian như: phương pháp bố cục, phương pháp và cách dùng màu trong trang trí, phương pháp sáng tác tranh cổ động…Dù thời gian dài hay ngắn thì bài lí thuyết dạy trang trí cũng phải lưu ý:

Cần xây dựng nội dung trọng tâm bài trang trí: Tìm hiểu khái niệm cơ bản,

sử dụng những dẫn chứng thực tế, hình ảnh, đồ vật cụ thể có tác dụng và sức thuyết phục cao để minh hoạ cho khái niệm cơ bản

Mở rộng nội dung cơ bản bằng những dẫn chứng cụ thể như: cho HS quan sát tranh, ảnh, đồ vật, bài làm đúng, sai Giáo viên phân tích và rút ra kết luận Sự liên hệ với đời sống thực tế rất cần cho bài học lí thuyết, giáo viên nên

có nhiều liên hệ thực tế để làm rõ hơn những khái niệm vừa được trình bày Trong chương trình trang trí hầu hết các bài đều có sự liên hệ đến thực tế

- Ví dụ: Các bài trang trí cơ bản như hình vuông, hình tròn, đường diềm, hình chữ nhật…hoặc các bài trang trí ứng dụng như: Kẻ chữ, Trang trí đầu báo

Trang 9

tường,Trang trí biểu trưng, Trang trí quạt giấy, Trang trí lọ hoa, Trang trí đĩa

tròn, Trang trí hộp mứt, Trang trí trại hè, Trang trí thời trang…

Giáo viên có thể sử dụng các bài học cũ của học sinh lớp trước để phân tích và cũng nên tìm tòi chọn một vài đồ vật như: tờ bích báo, lọ hoa bằng gốm, hộp mứt các loại…nhằm giúp học sinh mở rộng thêm kiến thức học trang trí gắn liền với đời sống

- Phần lí thuyết chỉ giúp học sinh nắm vững những khái niệm cơ bản, những dự định sẽ làm và những kiến thức tạo cơ sở ban đầu cho sự hình thành sáng tạo, tìm tòi để học sinh vận dụng trong bài trang trí cụ thể, vì vậy bài lí thuyết phải có trọng tâm, Giáo viên giảng giải vừa sức với khả năng nhận thức của học sinh và có nhiều liên hệ thực tế để học sinh dễ hiểu và dễ làm bài Khi giảng lí thuyết cơ bản, giáo viên nên đặt nhiều câu hỏi, giúp các em nắm chắc hơn bài học và làm cho tiết dạy thêm sinh động

Lí thuyết cơ bản không chỉ dừng ở phần giảng cho toàn lớp mà giáo viên cần sử dụng nó khi hướng dẫn góp ý cho từng em Thông qua bài làm của học sinh, giáo viên có thể biết ngay những phần lí thuyết các em có nắm chắc hay không và trên cơ sở đó góp ý, nhắc lại những phần lí thuyết đã dạy, giúp các em sửa chữa, tìm cách giải quyết mới trong bài làm trang trí

Đưa phương pháp dạy trang trí nêu trên vào giảng dạy cho HS trường THCS Chiềng Khương qua một bài dạy cụ thể và xin được trích dẫn một hoạt động của bài như sau:

Tiết 18 – Mĩ thuật 6:

Vẽ trang trí: Trang trí hình vuông

Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan

sát và nhận xét

GV giới thiệu tranh với các hình

vuông có cách sắp xếp bố cục, họa

tiết, màu sắc khác nhau đã chuẩn bị

yêu cầu HS quan sát và nhận xét để

HS có thể tự tìm ra những điểm cần

lưu ý khi vẽ một bài trang trí hình

vuông

Sau khi HS quan sát giáo viên đưa ra

câu hỏi vấn đáp

? Các họa tiết trong hình vuông được

vẽ như thế nào ?

? Có thể sử dụng những họa tiết gì để

vẽ trang trí hình vuông ?

1 Quan sát và nhận xét (5’)

HS quan sát và nhận xét

- Các họa tiết thường vẽ đối xứng, đăng đối

- Họa tiết hoa, lá, hình kỉ hà

Trang 10

? Em hãy nhận xét về cách sắp xếp

bố cục, hình mảng của bài trang trí

hình vuông?

? Nhận xét về màu sắc trong trang trí

hình vuông

- Có nhiều cách sắp xếp bố cục, hình mảng, nhóm chính trong mảng hình tròn, hình thoi nhóm phụ trong mảng hình tam giác

- Trong cùng một họa tiết vẽ cùng một màu, ở vị trí đăng đối các họa tiết được vẽ màu giống nhau Bài vẽ nào cũng có hòa sắc chung nóng hoặc lạnh, trầm có đậm nhạt trong bài vẽ

Kết luận: Trang trí hình vuông cơ

bản cần kẻ trục đối xứng để vẽ họa

tiết và vẽ màu cho đều

* Ưu, nhược điểm của giải pháp mới:

Ưu điểm:

- Việc áp dụng sáng kiến “Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 6

trường THCS Chiềng Khương học tốt phân môn trang trí mĩ thuật” vào

giảng dạy đã giúp các em biết phân biệt giữa trang trí ứng dụng và trang trí cơ bản, biết cách tìm mảng, tìm họa tiết và biết lựa chọn hòa sắc sao cho phù hợp với bài vẽ trang trí cũng như ứng dụng vào thực tế cuộc sống hàng ngày

- Qua các câu hỏi gợi mở giáo viên định hướng cho học sinh những kiến thức kĩ năng cần đạt được qua mỗi bài học

Nhược điểm:

- Một số ít học sinh không đủ màu vẽ nên việc hoàn thiện bài ở bước vẽ màu chưa được hoàn chỉnh hoặc vẫn còn lúng túng trong việc chọn màu để bài

vẽ có hòa sắc chung

III Khả năng áp dụng của sáng kiến:

- Sáng kiến “Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 6 trường THCS

Chiềng Khương học tốt phân môn trang trí mĩ thuật” đã được áp dụng vào

giảng dạy thực nghiệm ở lớp 6A1 trường THCS Chiềng Khương

- Lĩnh vực mà sáng kiến áp dụng : Trong giáo dục

- Điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:

+ Đầy đủ trang thiết bị dạy học phục vụ cho bài dạy ( Máy chiếu, giá vẽ, giấy, màu vẽ, )

- Phạm vi có thể áp dụng sáng kiến: Áp dụng ở các khối lớp môn Mĩ thuật với phân môn trang trí

IV Hiệu quả dự kiến có thể thu được khi áp dụng sáng kiến

Qua nghiên cứu và áp dụng đề tài này vào giảng dạy một cách thường xuyên và vận dụng cho mỗi tiết học, tôi nhận thấy:

Ngày đăng: 20/03/2018, 08:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w