Chính vì vậy, bảo đảm cho việc định đoạt tài sản đặc biệt là QSDĐ phù hợp với ý chí của người để lại di sản đồng thời đảm bảo được lợi ích của những người liên quan và lợi ích toàn xã hộ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
TRẦN HUY NAM
THỪA KẾ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - NĂM 2016
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
TRẦN HUY NAM
THỪA KẾ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Dân sự và tố tụng dân sự
Mã số: 60380103
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Thị Huệ
HÀ NỘI - NĂM 2016
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình của riêng tôi Các số liệu, ví dụ trong luận văn là trung thực Những kết luận trong luận văn chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác
Tác giả luận văn
Trang 5MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Danh mục viết tắt
Mục lục
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỪA KẾ VÀ THỪA KẾ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT 1.1 Khái niệm thừa kế và thừa kế quyền sử dụng đất 6
1.1.1 Khái niệm thừa kế, quyền thừa kế 6
1.1.1.1 Thừa kế 6
1.1.1.2 Quyền thừa kế 7
1.1.1.3 Quyền thừa kế trong mối quan hệ với quyền sở hữu 8
1.1.2 Khái niệm về thừa kế quyền sử dụng đất 8
1.1.2.1 Khái niệm quyền sử dụng đất 8
1.1.2.2 Đặc điểm của quyền sử dụng đất 11
1.1.2.3 Khái niệm thừa kế quyền sử dụng đất 12
1.2 Đặc điểm của thừa kế quyền sử dụng đất 13
1.2.1 Đặc điểm chung 13
1.2.2 Đặc điểm riêng của thừa kế quyền sử dụng đất 14
1.3 Di sản thừa kế là quyền sử dụng đất 17
1.4 Ý nghĩa của quy định về thừa kế quyền sử dụng đất……….20
1.5 Lược sử quy định của pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất 21
1.5.1 Thời kỳ trước Luật Đất đai năm 1993 21
1.5.1.1 Giai đoạn phong kiến và chế độ thực dân 21
1.5.1.2 Giai đoạn sau cách mạng tháng 8 đến trước Luật Đất đai năm 1993 22
1.5.2 Thời kỳ sau Luật Đất đai năm 1993 đến trước Luật Đất đai năm 2003 24
1.5.3 Thời kỳ sau Luật Đất đai năm 2003 đến trước Luật Đất đai năm 2013 24
1.5.4 Thời kỳ sau Luật Đất đai năm 2013 cho đến nay 26
Trang 6Chương 2: Thực trạng quy định của pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất
tại Việt Nam……….28
2.1 Chủ thể để lại di sản thừa kế là quyền sử dụng đất 28
2.1.1 Cá nhân 28
2.1.2 Hộ gia đình 29
2.2 Chủ thể hưởng thừa kế quyền sử dụng đất 32
2.3 Các loại quyền sử dụng đất là di sản thừa kế 37
2.4 Thừa kế quyền sử dụng đất theo di chúc 46
2.5 Thừa kế quyền sử dụng đất theo pháp luật 52
2.5.1 Những trường hợp thừa kế theo pháp luật 53
2.5.2 Diện và hàng thừa kế theo pháp luật 54
2.5.2.1 Diện thừa kế 54
2.5.2.2 Hàng thừa kế 54
2.5.3 Thừa kế thế vị 55
2.6 Các quy định riêng về thừa kế quyền sử dụng đất của người Việt Nam định cư ở nước ngoài 57
2.7 Trình tự thủ tục đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất 60
Chương 3: Thực tiễn giải quyết tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất và kiến nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất ……… 65
3.1 Thực tiễn giải quyết tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất 65
3.1.1 Các nguyên nhân cơ bản dẫn đến tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất 65 3.1.1.1 Kinh tế - xã hội 65
3.1.1.2 Cơ sở pháp luật 66
3.1.1.3 Nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của người dân 67
3.1.2 Một số vụ án về thừa kế quyền sử dụng đất 68
3.1.2.1 Vụ án thứ nhất: 68
3.1.2.2 Vụ án thứ hai: 73
3.2 Kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất 80
3.2.1 Về hộ gia đình sử dụng đất và thành viên hộ gia đình có quyền sử dụng đất 81 3.2.2 Về xác định đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong trường hợp thừa kế theo Điều 168 Luật Đất đai năm 2013 82
Trang 73.2.3 Về hình thức của di chúc 83
3.2.4 Về vấn đề di chúc chung vợ chồng 83
3.2.5 Về năng lực chủ thể của người để lại di sản thừa kế 84
3.2.6 Về vấn đề di sản dùng vào việc thờ cúng, di tặng 84
3.2.7 Về vấn đề từ chối nhận di sản thừa kế 85
3.2.8 Về nhân suất để tính 2/3 suất của người thừa kế theo pháp luật cho những người hưởng di sản thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc 85
3.2.9 Về vấn đề ghi tên một người trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất 86
3.2.10 Về quy định người thừa kế tại Điều 635 87
3.2.11 Về quyền sử dụng đất thuê trả tiền hàng năm 87
3.3 Những giải pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất 88
3.3.1 Xây dựng hệ thống pháp luật phù hợp, đầy đủ và đồng bộ 88
3.3.2 Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao ý thức pháp luật 88
3.3.3 Tập huấn, đào tạo nâng cao trình độ và năng lực đội ngũ cán bộ hành chính và tư pháp 89
KẾT LUẬN 91 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trong quan hệ pháp luật dân sự mọi chủ thể đều có quyền để lại tài sản thừa
kế và đều có quyền nhận thừa kế tài sản mà người khác để lại Quyền thừa kế chính
là một trong những quyền thể hiện đặc trưng của quan hệ pháp luật dân sự về tự do
ý chí và định đoạt đối với tài sản Chính vì vậy, kể từ khi có luật pháp quyền thừa
kế đã được ghi nhận là một trong những quyền cơ bản trong pháp luật các quốc gia
Đất đai được coi là tài sản, dù ở bất kỳ quốc gia nào theo chế độ công hữu hay tư hữu thì đất đai được coi là một trong những loại tài sản đặc biệt Chính vì ý nghĩa đặc biệt của đất đai đối với chính trị, kinh tế, xã hội mà đất đai luôn có một chế độ pháp lý riêng biệt trong hệ thống pháp luật mỗi quốc gia Đất đai là loại tài sản có liên quan đến mọi chủ thể từ cá nhân đến pháp nhân, tồn tại lâu hơn rất nhiều
so với sự tồn tại của mỗi cá nhân và pháp nhân Chính vì vậy, bảo đảm cho việc định đoạt tài sản (đặc biệt là QSDĐ) phù hợp với ý chí của người để lại di sản đồng thời đảm bảo được lợi ích của những người liên quan và lợi ích toàn xã hội là vấn
đề quan trọng và phức tạp đối với mỗi hệ thống pháp luật do chính sách đất đai ở mỗi quốc gia, thậm chí trong một quốc gia nhưng ở các thời kỳ là khác nhau
Ở nước ta, có thể nhận thấy rất rõ sự khác biệt về chính sách đất đai kể từ khi giành được chính quyền (1945) cho đến nay Thông qua các bản Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992 và Hiến pháp 2013 có thể nhận thấy sự thay đổi rõ rệt này Tuy nhiên, dù có sự biến động nhưng từ Hiến pháp cho đến nhưng quy định
cụ thể của BLDS và LĐĐ đều khẳng định quyền thừa kế của các chủ thể trong quan
hệ pháp luật dân sự Đất nước ta đang bước vào giai đoạn đổi mới sâu sắc và toàn diện so với lần đổi mới 30 năm trước đây (1986), chúng ta đã và đang tham gia vào các diễn đàn kinh tế lớn của thế giới Với những biến chuyển mạnh mẽ của nền kinh
tế thị trường, đất đai đã trở thành một loại hàng hóa Sự chuyển biến này đã ngày càng làm cho tính chất phức tạp của các quan hệ pháp luật có liên quan đến QSDĐ Thực tế từ hoạt động tư pháp và hành chính đều cho thấy có quá nhiều những vụ việc tranh chấp về đất đai trong đó có tranh chấp về thừa kế đất đai ở hầu hết các địa phương trong cả nước Việc giải quyết các tranh chấp này không hề dễ dàng vì
Trang 9ngoài yếu tố pháp luật (đạt lý) thì phải đảm bảo được các mối quan hệ giữa những người có liên quan (thấu tình) vì tranh chấp của họ đa phần là giữa những chủ thể
có mối quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng với nhau Vì vậy, có thể nói nghiên cứu về thừa kế nói chung và TKQSDĐ nói riêng là vấn đề cần thiết trong giai đoạn hiện nay
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Thừa kế là một vấn đề không mới nhưng những đề tài, những công trình nghiên cứu về thừa kế luôn là vấn đề được bàn luận sôi động Cho đến nay cũng đã
có nhiều công trình nghiên cứu ở các mức độ khác nhau về thừa kế nói chung và TKQSDĐ nói riêng Một số các công trình như: Chế định thừa kế theo di chúc, Luận án tiến sĩ Luật học của Phạm Văn Tuyết, 2005; Tìm hiểu các quy định của pháp luật về thừa kế, Dương Bạch Long và Nguyễn Xuân Anh, Nxb Chính trị Quốc gia, 2005; Cơ sở lý luận và thực tiễn của những quy định chung về thừa kế trong BLDS, Luận án Tiến sĩ Luật học của Nguyễn Minh Tuấn, 2007; Thừa kế theo quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng, TS Phạm Văn Tuyết, Nxb Chính trị Quốc gia, 2007; Di sản thừa kế trong pháp luật dân sự Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học của Trần Thị Huệ, 2007; Luật thừa kế Việt Nam, TS.Phùng Trung Tập, Nxb Hà Nội, 2008 Đây là những công trình tiêu biểu về thừa kế nhưng lại tập trung chủ yếu
về những quy định chung về thừa kế hoặc một số vấn đề cụ thể như thừa kế theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật hay về di sản thừa kế
Ở một mức độ thấp hơn là các khóa luận tốt nghiệp của trường Đại học Luật
Hà Nội, khoa luật Đại học Quốc Gia hoặc các bài viết dưới dạng chuyên đề trên một
số tạp chí nhưng cũng chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu hoặc đưa ra những nội dung mang tính chất gợi mở vấn đề
Nói như vậy, để nói rằng việc nghiên cứu một cách chuyên sâu và có hệ thống về TKQSDĐ là việc làm hết sức cần thiết Do vậy, học viên đã lựa chọn đề tài “Thừa kế quyền sử dụng đất theo pháp luật Việt Nam” để làm luận văn cao học luật của mình nhằm đưa ra cái nhìn tổng quát và toàn diện, bổ sung những vấn đề lý luận và thực tiễn về TKQSDĐ ở nước ta
Trang 103 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của luận văn
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quy định về TKQSDĐ trong hệ thống pháp luật nước ta Dựa vào tính chất đặc thù của loại di sản này là QSDĐ, nên quan hệ TKQSDĐ vừa có những đặc điểm của một quan hệ thừa kế thông thường lại vừa mang những nét đặc biệt riêng
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn tập trung vào các vấn đề sau:
- Các vấn đề lí luận chung về thừa kế, TKQSDĐ theo quy định của pháp luật Việt Nam, đặc điểm riêng của QSDĐ và tính đặc thù của TKQSDĐ
- Phân tích và đánh giá các quy định của pháp luật Việt Nam về TKQSDĐ, đặc biệt là các quy định của BLDS 2005, LĐĐ 2013 và BLDS 2015 mới được ban hành cùng với các văn bản hướng dẫn liên quan
- Tìm hiểu thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật Việt Nam về TKQSDĐ Từ thực tiễn áp dụng, lí giải nguyên nhân dẫn đến các tranh chấp TKQSDĐ, đánh giá những thành tựu và chỉ ra những hạn chế yếu kém còn tồn tại,
để từ đó đưa ra ý kiến, giải pháp hoàn thiện pháp luật nước ta về TKQSDĐ
4 Mục tiêu nghiên cứu của luận văn
Các quy định của pháp luật nói chung và quy định về TKQSDĐ nói riêng luôn thay đổi theo sự vận động và phát triển của xã hội Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là để làm rõ vấn để TKQSDĐ (tài sản đặc biệt) trong hệ thống pháp luật nước ta Thông qua các phân tích và đánh giá về các quy định của pháp luật để làm sáng tỏ hơn các vấn đề về lý luận và thực tiễn các quy định của pháp luật về TKQSDĐ Kết quả của quá trình nghiên cứu cũng là đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về TKQSDĐ ở nước ta
5 Câu hỏi nghiên cứu của luận văn
Việc thực hiện luận văn nhằm trả lời những câu hỏi sau:
Trang 11Thế nào là TKQSDĐ?
TKQSDĐ được quy định như thế nào trong hệ thống pháp luật nước ta? Hạn chế của những quy định về TKQSDĐ và định hướng hoàn thiện?
6 Các phương pháp nghiên cứu áp dụng để thực hiện luận văn
Để thực hiện luận văn này, tác giả đã sử dụng các phương pháp: phương pháp thống kê, tổng hợp; phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp; phương pháp so sánh, phương pháp lịch sử
Ngoài ra, một số những vấn đề khoa học đã được các tác giả, nhà nghiên cứu trước đó thực hiện được tác giả sử dụng tham khảo Bên cạnh đó tác giả cũng sử dụng một số nghiên cứu về phong tục tập quán ở Việt Nam có liên quan đến TKQSDĐ để làm phong phú cho luận văn của mình
7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Nghiên cứu, tìn hiểu các quy định của pháp luật Việt Nam về TKQSDĐ có ý nghĩa cả về mặt khoa học và thực tiễn
Về mặt khoa học: Luận văn nghiên cứu, phân tích và đánh giá các quy định của pháp luật; bổ sung lí thuyết cho bộ môn khoa học; làm rõ hơn một số lí thuyết còn vướng mắc đang tồn tại; hoàn thiện hơn những quy định của pháp luật để dễ dàng áp dụng trong thực tế
Về mặt thực tiễn: Luận văn là kết quả nghiên cứu khoa học và thực tiễn mang tính tổng hợp, thể hiện sự hiểu biết của người nghiên cứu Bởi vậy, luận văn chỉ ra được những những nguyên nhân, những vướng mắc khi áp dụng pháp luật để
từ đó có sự hoàn thiện hơn, giải quyết những “lỗ hổng” của pháp luật, có sự tác động qua lại về mặt khoa học
8 Bố cục của luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, bố cục của luận văn được chia làm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về thừa kế và thừa kế quyền sử dụng đất
Trang 12Chương 2 Thực trạng quy định của pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất tại Việt Nam
Chương 3 Thực tiễn giải quyết tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất và kiến nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất
Trang 13Ph.Ăngghen đã viết: “Theo chế độ mẫu quyền, nghĩa là chừng nào mà huyết tộc chỉ
kể về bên mẹ và theo tập tục thừa kế nguyên thủy trong thị tộc mới được thừa kế những người trong thị tộc chết Tài sản phải để lại trong thị tộc, vì tài sản để lại không có giá trị lớn, nên lâu nay trong thực tiễn có lẽ người ta vẫn trao tài sản đó cho những bà con thân thích nhất, nghĩa là trao cho những người cùng huyết tộc với người mẹ”.1
Trong thời kỳ thị tộc, dù chỉ là nền sản xuất giản đơn dựa vào săn bắn và hái
lượm quan hệ sở hữu đã tồn tại Như C.Mác đã chỉ ra: “Bất cứ một nền sản xuất nào cũng là việc con người chiếm hữu những đối tượng của tự nhiên trong phạm vi một hình thái xã hội nhất định và thông qua hình thức đó” Và: “Nơi nào không có một hình thái sở hữu nào cả thì nơi đó không thể có sản xuất và do đó cũng không
có một xã hội nào cả” Vì vậy, có thể khẳng định rằng: thừa kế và sở hữu đã xuất
hiện với tư cách là những yếu tố khách quan cùng với sự ra đời và phát triển của xã hội loài người
Khi xã hội loài người có sự phân hóa mạnh mẽ để tạo tiền đề cho sự ra đời của Nhà nước và pháp luật thì cũng là lúc quan hệ thừa kế xuất hiện với tư cách là một quan hệ pháp luật Thông qua pháp luật, quan hệ thừa kế được cụ thể hóa trên
1
Ph.Ăng ghen (1961), Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và Nhà nước, Nxb Sự thật, Hà Nội, tr.179
Trang 14cơ sở các quy phạm pháp luật trong đó chỉ rõ các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể cũng như trình tự dịch chuyển tài sản từ người chết sang người còn sống và được đảm bảo thực hiện bằng chính pháp luật Thừa kế từ một phạm trù mang tính khách quan đã trở thành một phạm trù mang tính chủ quan chịu ảnh hưởng của những điều kiện về kinh tế, chính trị, xã hội ở các quốc gia Thừa kế trở thành công cụ để chuyển giao quyền lực, tiếp tục xác lập quyền thống trị của giai cấp thống trị trong
xã hội Quyền thừa kế xuất hiện và phát triển cùng với sự phát triển của quyền sở hữu trong sự phát triển của xã hội loài người
1.1.1.2 Quyền thừa kế
Quyền thừa kế xuất hiện khi xã hội có Nhà nước và giai cấp, là một bộ phận của chế định thừa kế trong hệ thống pháp luật mỗi quốc gia
Quyền thừa kế hiểu theo nghĩa khách quan là một phạm trù pháp lý bao gồm
các quy phạm pháp luật quy định trình tự, điều kiện, hình thức dịch chuyển tài sản
từ người chết sang người còn sống đồng thời bảo vệ quyền của người để lại di sản
và người hưởng di sản thừa kế hay quyền thừa kế là pháp luật về thừa kế Trong ý
nghĩa này: “Thừa kế là một chế định pháp luật dân sự, là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc chuyển dịch tài sản của người chết cho người khác theo di chúc hoặc theo một trình tự nhất định đồng thời quy định phạm vi quyền, nghĩa vụ
và phương thức bảo vệ các quyền và nghĩa vụ của người thừa kế” 2 BLDS năm
2005 và BLDS năm 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2017 tới đây) vẫn để thừa kế là một phần trong kết cấu của nó
Quyền thừa kế hiểu theo nghĩa chủ quan là các quyền năng dân sự cụ thể của
người để lại di sản và người nhận di sản được pháp luật bảo vệ Các quyền năng được ghi nhận và bảo đảm thực hiện theo các quy định của pháp luật trong đó có pháp luật về thừa kế Hiểu theo nghĩa này, các chủ thể của quyền thừa kế có những quyền và nghĩa vụ nhất định: người có tài sản có thể định đoạt tài sản của mình cho người khác, người có quyền nhận di sản có thể nhận hoặc từ chối nhận di sản thừa
kế của người có tài sản để lại và mỗi người đều có quyền ngang nhau đối với các quyền và nghĩa vụ đó
2
Trường Đại học Luật Hà Nội (2013), Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, tập một, Nxb Công an nhân dân,
Hà Nội, tr.288-289
Trang 15Xét một cách tổng quát, dù hiểu theo nghĩa khách quan hay chủ quan quyền thừa kế chỉ phát sinh khi người chết có di sản để lại cho những người có quyền hưởng di sản theo quy định của pháp luật
1.1.1.3 Quyền thừa kế trong mối quan hệ với quyền sở hữu
Quyền thừa kế và quyền sở hữu là những phạm trù pháp lý, chúng tồn tại song song với nhau trong các giai đoạn phát triển của lịch sử loài người Quyền sở hữu chính là tiền đề của quyền thừa kế bởi pháp luật quy định cho con người có quyền sở hữu tài sản thì con người mới có thể định đoạt được tài sản mà mình sở hữu theo quy định về thừa kế Ở chiều ngược lại quyền thừa kế được coi như là cách thức để bảo về quyền sở hữu của mỗi cá nhân Thông qua việc được tự do định đoạt tài sản của mình cho người khác mà không phụ thuộc vào ý chí của người khác tài sản thuộc sở hữu của mỗi cá nhân được bảo vệ tuyệt đối Quyền thừa kế luôn có mối quan hệ mật thiết và gắn bó chặt chẽ với quyền sở hữu dù ở trong bất kỳ một hình thái kinh tế - xã hội nào
Trong các hình thái kinh tế - xã hội có giai cấp thống trị, thừa kế chịu ảnh hưởng bởi ý chí của giai cấp cầm quyền Thừa kế là biện pháp để củng cố mạnh mẽ chế độ sở hữu tư nhân nhằm duy trì sự bóc lột và địa vị xã hội cho những người thừa kế Trong chế độ xã hội chủ nghĩa, khi không còn giai cấp thống trị và bị trị, thừa kế trở thành phương tiện để củng cố và bảo vệ quyền sở hữu của mỗi công dân, đảm bảo cho mọi người đều được bình đẳng trước pháp luật Mọi công dân đều có quyền để lại thừa kế những tài sản thuộc sở hữu của mình cho người khác Nhà nước không những không hạn chế về quyền thừa kế mà còn bảo vệ tuyệt đối quyền thừa kế của mỗi công dân (các trường hợp truất quyền hưởng di sản thừa kế, không được hưởng di sản thừa kế )
1.1.2 Khái niệm thừa kế quyền sử dụng đất
1.1.2.1 Khái niệm quyền sử dụng đất
Chế độ sở hữu đất đai ở các nước theo con đường tư bản chủ nghĩa là đa sở hữu trong đó có cả sở hữu tư nhân và sở hữu nhà nước Do vậy, tài sản là đất đai thuộc sở hữu tư nhân không khác so với những tài sản khác Tuy nhiên, ở Việt Nam
mô hình xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng dựa trên chế độ công hữu về
Trang 16tư liệu sản xuất Theo đó Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
2013 quy định: “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý” Do vậy, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, các chủ thể sử dụng đất
được Nhà nước (đại diện cho toàn dân) trao cho một số quyền để sử dụng và khai
thác lợi ích từ đất BLDS năm 2005 xác định: “Người không phải chủ sở hữu chỉ có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản không thuộc quyền sở hữu của mình theo thỏa thuận với chủ sở hữu tài sản đó hoặc theo quy định của pháp luật” và
“Các quyền của người không phải là chủ sở hữu đối với tài sản bao gồm: QSDĐ .” Vì vậy, các chủ thể sử dụng đất chỉ có QSDĐ chứ không có quyền sở hữu đất
QSDĐ được hiểu là quyền của chủ thể trong việc sử dụng và khai thác các công dụng đối với đất Cách hiểu này không hẳn là chính xác nhưng xét trong hệ thống pháp luật Việt Nam từ khi giành độc lập cho đến nay, mặc dù đã trải qua nhiều lần ban hành, sửa đổi hệ thống pháp luật dân sự nói chung và đất đai nói riêng, khái niệm này vẫn chưa được xây dựng và luật hóa để có thể sử dụng một cách chuẩn xác
Thực tế hiện nay, QSDĐ đang được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau Dưới góc độ khoa học pháp lý, QSDĐ là một quyền năng của các chủ thể Về góc độ này,
“QSDĐ là quyền khai thác các thuộc tính có ích của đất đai để phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước”3 Khái niệm này gần giống với khái niệm quyền sử dụng đất đai của Nhà nước trong Từ điển giải thích thuật ngữ luật
học: “Quyền khai thác các thuộc tính có ích từ đất để phục vụ cho các mục đích phát triển kinh tế và đời sống xã hội” bên cạnh khái niệm QSDĐ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân: “quyền khai thác các thuộc tính có ích từ đất nhằm thỏa mãn nhu cầu của người sử dụng đất trong thời hạn sử dụng đất” Có ý kiến cho rằng khái
niệm về QSDĐ như vậy là không đầy đủ khi không bao hàm cả nhu cầu của người
sử dụng đất Tuy nhiên, xét một cách toàn diện có thể nhận thấy rằng Nhà nước với
tư cách đại diện chủ sở hữu đất đai, không phải là đối tượng trực tiếp sử dụng đất
3
Trường Đại học Luật Hà Nội (2013), Giáo trình Luật Đất đai, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr.92
Trang 17Thông qua quyền năng của chủ sở hữu, Nhà nước trao lại QSDĐ cho các tổ chức,
cá nhân, hộ gia đình sử dụng theo kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất của Nhà nước
đã xây dựng và ban hành Và giá trị cốt lõi cuối cùng là các chủ thể sử dụng đất đều được thỏa mãn nhu cầu cũng như đem lại cho họ những lợi ích vật chất cụ thể từ sự phát triển kinh tế xã hội chung của đất nước
Dưới góc độ kinh tế, QSDĐ được coi là hàng hóa, một loại hàng hóa đặc biệt Với chế độ pháp lý về đất đai là thuộc sở hữu toàn dân, mỗi chủ thể có QSDĐ khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất không phải là chủ sở hữu đất Vậy làm thế nào để dịch chuyển QSDĐ, coi đất là một loại hàng hóa trong nền kinh tế Thực tiễn cho thấy khi đất đai được đưa vào lưu thông dân sự thì các chủ thể tham gia quan tâm tới nó không phải là nó thuộc sở hữu của Nhà nước hay của cá nhân nào mà chính là quyền khai thác, sử dụng và thực hiện các giao dịch đối với nó như thế nào
Đó mới là những nội dung quyết định đến giá trị sử dụng và giá cả của đất đai trên thị trường về QSDĐ QSDĐ với tư cách là một loại hàng hóa được lưu thông trong thị trường này Việc dịch chuyển QSDĐ giữa các chủ thể trên thị trường xét cho đến cùng là nhằm mục đích đem lại lợi ích vật chất cho các chủ thể tham gia và thông qua đó đóng góp những lợi ích gián tiếp cho Nhà nước, xã hội
Dưới góc độ thực tiễn pháp lý, QSDĐ là một chế định quan trọng của hệ thống pháp luật đất đai, là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ
xã hội phát sinh trong quá trình sử dụng đất như: căn cứ phát sinh; cách thức thực hiện hiện quyền, nghĩa vụ; tranh chấp và giải quyết tranh chấp
Tại Điều 192 BLDS năm 2005 đưa ra khái niệm về quyền sử dụng: “Quyền
sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi ích từ tài sản” LĐĐ năm
2013 cũng không đưa ra định nghĩa cụ thể về QSDĐ BLDS năm 2015 (có hiệu lực
ngày 01/01/2017 tới đây) khi quy định về quyền tài sản: “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, QSDĐ và các quyền tài sản khác” đã ghi nhận QSDĐ là một loại quyền tài sản hay
nói cách khác QSDĐ là quyền có thể trị giá được bằng tiền LĐĐ năm 2013 hiện hành cũng không đưa ra khái niệm về QSDĐ mà chỉ định nghĩa về một số thuật ngữ liên quan tại Điều 3 như: chuyển QSDĐ, giá trị QSDĐ … Ví dụ giá trị QSDĐ được
Trang 18hiểu là: “giá trị bằng tiền của QSDĐ đối với một diện tích đất xác định trong thời hạn sử dụng đất xác định” Như vậy, quyền sử dụng đất có thể được hiểu là: quyền
tài sản của chủ thể sử dụng đất thể hiện quyền năng đối với đất đai có thể trị giá bằng tiền và được lưu thông dân sự
1.1.2.2 Đặc điểm của quyền sử dụng đất
Nhà nước ta với bản chất là nhà nước của dân, do dân, vì dân nên đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý Việc Nhà nước đứng ra làm đại diện cho chủ sở hữu đất đai sẽ tạo điều kiện thực hiện công bằng xã hội, tránh đầu cơ tích trữ đất đai và tình trạng người bóc lột người Nhà nước thực hiện các quyền của chủ sở hữu thông qua các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt Tuy nhiên, Nhà nước không thể tự mình thực hiện quyền năng này mà giao QSDĐ cho người dân sử dụng lâu dài, ổn định Bởi vậy, QSDĐ có những đặc điểm rất riêng biệt, cụ thể:
QSDĐ là một tài sản Bản chất của thừa kế là việc dịch chuyển tài sản thuộc sở
hữu của người hết sang cho người còn sống theo di chúc hoặc theo pháp luật Theo quy
định tại Điều 163 BLDS năm 2005: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản” Như vậy, QSDĐ là một quyền tài sản cho nên người được giao đất có
quyền lập di chúc cho người khác hưởng TKQSDĐ của mình hoặc để lại thừa kế theo pháp luật cho những người thừa kế QSDĐ là một loại tài sản đặc biệt, bởi nó là tài sản của một chủ thể duy nhất được quyền sở hữu, đó là Nhà nước Người sử dụng đất, tuy không phải là chủ sở hữu nhưng lại có gần như đầy đủ các quyền tương tự như các quyền của một chủ sở hữu tài sản Chính vì thế, TKQSDĐ không hoàn toàn giống như thừa kế các tài sản khác thuộc sở hữu của cá nhân
QSDĐ là một quyền năng phái sinh trên cơ sở quyền sở hữu Trong mối
quan hệ với quyền sở hữu đất đai thì QSDĐ thực chất là một hình thức thực hiện quyền sở hữu toàn dân đối với đất đai Nhà nước là đại diện của nhân dân, thay mặt nhân dân thực hiện quyền năng của chủ sở hữu thông qua việc giao đất, cho thuê đất đối với chủ sử dụng QSDĐ đối với Nhà nước là quyền năng của chủ sở hữu, còn đối với các cá nhân, hộ gia đình được Nhà nước giao đất cho thuê đất là quyền sở hữu QSDĐ
Trang 19QSDĐ là một quyền dân sự đặc thù QSDĐ là quyền khai thác những giá trị
sử dụng của đất đai nhằm thỏa mãn những nhu cầu về sinh hoạt vật chất hoặc tinh thần cho bản thân mình trong phạm vi pháp luật cho phép Con người dựa vào tính năng của đất đai mà khai thác nó phục vụ cho những nhu cầu trong sản xuất, kinh doanh Nói QSDĐ là một quyền dân sự đặc thù vì đó là quyền tài sản gắn liền với một tài sản không phải của chủ sở hữu tài sản; Quyền năng của chủ thể bị hạn chế ở một phạm vi nhất định và hình thức, thủ tục thực hiện các quyền năng của người sử dụng đất được pháp luật quy định rất chặt chẽ
QSDĐ là di sản thừa kế thể hiện dưới dạng quyền Theo quy định tại Điều
634 BLDS năm 2005 thì: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản trong khối tài sản chung với người khác” Như đã phân tích ở trên QSDĐ là tài
sản nên nó thuộc di sản thừa kế theo quy định của BLDS Tuy nhiên QSDĐ không giống với các di sản bình thường khác:
Thứ nhất, di sản QSDĐ thuộc đối tượng điều chỉnh đồng thời bởi BLDS và
LĐĐ Để thừa kế di sản là QSDĐ cần tuân theo những quy định chung về thừa kế của BLDS: các nguyên tắc thừa kế; các quy định để di chúc được coi là hợp pháp hoặc những quy định về hàng thừa kế, thừa kế thế vị…Đồng thời, phải tuân thủ những quy định theo phương pháp hành chính mệnh lệnh phục tùng của LĐĐ như phải có giấy chứng nhận, đất không có tranh chấp trong thời hạn sử dụng đất, điều kiện đối với người thừa kế theo di chúc và theo pháp luật…
Thứ hai, không phải mọi QSDĐ đều có thể trở thành di sản thừa kế và không
phải mọi chủ thể đều có quyền để lại di sản mà phải tuân theo những điều kiện đối với chủ thể, loại đất, điều kiện trình tự, thủ tục để thừa kế nên pháp luật đã đặt ra những quy định rất chặt chẽ so với tài sản thông thường khác
1.1.2.3 Khái niệm thừa kế quyền sử dụng đất
Theo quy định của pháp luật dân sự, đất đai (QSDĐ) là một loại tài sản mà đối tượng của quyền thừa kế chính là tài sản nên khi người có QSDĐ chết đi thì những người thừa kế của họ có quyền nhận thừa kế theo quy định của pháp luật về thừa kế Khái niệm TKQSDĐ được luật hóa đầu tiên trong BLDS năm 1995:
“TKQSDĐ là việc chuyển QSDĐ của người chết sang cho người thừa kế theo di
Trang 20chúc hoặc theo pháp luật phù hợp với quy định của Bộ luật này và pháp luật đất đai” BLDS năm 2005 ra đời và khái niệm về TKQSDĐ vẫn được giữ nguyên nghĩa trước đó: “TKQSDĐ là việc chuyển QSDĐ của người chết sang cho người thừa kế theo quy định của BLDS và pháp luật đất đai” Tuy nhiên, về mặt nội hàm
của khái niệm thì không hoàn toàn giống nhau Trước đây, BLDS năm 1995, LĐĐ năm 1993 quy định việc dịch chuyển QSDĐ chặt chẽ hơn so với việc thừa kế các
loại tài sản thông thường khác “Tính chặt chẽ này thể hiện ở các điểm sau đây:
- Không phải cá nhân hay tổ chức nào cũng được TKQSDĐ
- Không phải ai có QSDĐ đều có quyền để lại thừa kế
- Việc định đoạt QSDĐ thông qua việc để lại thừa kế không hoàn toàn theo ý chí của người “có đất”
(Điều 740-744 BLDS năm 1995 và Điều 76 LĐĐ năm 1993)
Hiện nay, những quy định của pháp luật đất đai cũng như BLDS năm 2005 đều mở rộng thêm quyền cho các chủ thể trong quan hệ thừa kế, đồng thời mở rộng thêm đối tượng được hưởng di sản thừa kế là QSDĐ” 4 Do vậy, khái niệm mặc dù tương tự nhau nhưng cách thức quy định theo từng Bộ luật là khác hẳn nhau
Tóm lại, TKQSDĐ là việc dịch chuyển QSDĐ của người chết cho người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật, theo đó người thừa kế trở thành chủ sử dụng QSDĐ do được thừa kế và có các quyền và nghĩa vụ của chủ sử dụng QSDĐ
1.2 Đặc điểm của thừa kế quyền sử dụng đất
TKQSDĐ về mặt bản chất là quan hệ thừa kế tài sản, chỉ khác với thừa kế các tài sản khác về đối tượng là QSDĐ (loại tài sản đặc biệt) Chính vì vậy, TKQSDĐ vừa mang những đặc điểm chung về thừa kế tài sản lại vừa có những đặc điểm riêng của nó
1.2.1 Đặc điểm chung
TKQSDĐ mang những đặc điểm chung của thừa kế tài sản như:
Hình thức thừa kế gồm: thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật
4
Trường Đại học Luật Hà Nội (2013), Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, tập hai, Nxb Công an nhân dân, Hà
Nội, tr.371-372
Trang 21Người để lại di sản thừa kế là người có tài sản sau khi chết để lại cho người
còn sống theo ý chí của họ Người để lại di sản chỉ có thể là cá nhân không phân biệt bất cứ điều kiện nào (thành phần xã hội, mức độ năng lực hành vi )
Người thừa kế là người được hưởng di sản thừa kế theo di chúc mà người để
lại di sản thừa kế chỉ định hoặc hưởng di sản thừa kế theo pháp luật Người thừa kế
là cá nhân phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế, người đã thành thai vào thời điểm mở thừa kế và sinh ra mà còn sống Đối với pháp nhân thì phải còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế
Quyền và nghĩa vụ của người thừa kế Mọi cá nhân đều có quyền hưởng di
sản thừa kế Pháp luật cũng cho phép người thừa kế từ chối quyền nhận di sản thừa
kế, trừ trường hợp trốn tránh thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại với người khác Bên cạnh việc có các quyền thì người nhận thừa kế cũng phải thực hiện các nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác Cá nhân hay pháp nhân khi hưởng di sản do người chết để lại đều
phải thực hiện nghĩa vụ tài sản kể cả là Nhà nước
Thời điểm và địa điểm mở thừa kế “Thời điểm mở thừa kế là thời điểm phát sinh quan hệ thừa kế” Đó chính là mốc thời gian mà kể từ thời điểm đó phát sinh quyền và
nghĩa vụ của những người thừa kế do người chết để lại Theo quy định tại Điều 633 của
BLDS năm 2005 thì thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết
Địa điểm mở thừa kế được xác định là nơi cư trú cuối cùng của người để lại
di sản theo đơn vị hành chính cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn) Trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản, thì địa điểm mở thừa kế
là nơi có toàn bộ di sản Trường hợp di sản ở nhiều nơi thì nơi nào có phần lớn tài sản nơi đó được xác định là nơi mở thừa kế
1.2.2 Đặc điểm riêng của thừa kế quyền sử dụng đất
QSDĐ là một loại tài sản đặc thù (do tính chất đặc thù của đất đai) nên việc TKQSDĐ cũng có những đặc thù riêng:
Thứ nhất, TKQSDĐ chịu sự điều chỉnh của pháp luật dân sự nói chung và pháp luật đất đai nói riêng
Trang 22Như tác giả đã phân tích ở phần trên thì QSDĐ là di sản thừa kế dưới dạng quyền là đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự và pháp luật đất đai Nếu chỉ căn
cứ vào pháp luật dân sự hoặc pháp luật đất đai thì sẽ không thể thực hiện được việc TKQSDĐ Pháp luật đất đai ở mỗi quốc gia là khác nhau và trong một quốc gia ở mỗi một giai đoạn lại có những quy định khác nhau về chính sách đất đai Chính vì vậy, TKQSDĐ phụ thuộc rất nhiều vào chính sách đất đai của mỗi quốc gia
Thứ hai, di sản TKQSDĐ có giá trị đặc biệt
Đất đai không thuộc sở hữu của từng chủ thể sử dụng đất mà thuộc sở hữu của toàn dân Mặc dù vậy khi được Nhà nước trao cho quyền sử dụng ổn định và lâu dài thì đất đai đã trở thành một loại tài sản có giá trị đặc biệt và có ý nghĩa rất lớn trong cuộc sống của mỗi người Con người không thể tự tạo cho mình đất đai
mà chỉ có được do chính sách đất đai của Nhà nước Sự thay đổi các quy định của pháp luật đất đai theo hướng ngày càng ghi nhận giá trị của đất đai càng làm cho giá trị của QSDĐ tăng lên Chính vì vậy mà thừa kế di sản là QSDĐ của ông cha mình
để lại là một vấn đề luôn tiềm ẩn những tranh chấp khó lường
Thứ ba, di sản thừa kế là QSDĐ không phải tồn tại vĩnh viễn
Các loại tài sản thông thường có thể truyền từ đời này sang đời khác nhưng QSDĐ là loại tài sản có thể bị giới hạn bởi thời hạn sử dụng Các chính sách pháp luật đất đai chia đất đai ra làm nhiều loại và mỗi loại lại có thời hạn sử dụng khác nhau Và do có sự giới hạn về thời hạn sử dụng đất mà di sản thừa kế là QSDĐ không thể tồn tại vĩnh viễn Người TKQSDĐ có thời hạn chỉ được sử dụng đất trong thời hạn còn lại của thời hạn sử dụng đất mà Nhà nước cho phép
Thứ tư, không phải ai cũng có thể trở thành người TKQSDĐ
Việc TKQSDĐ có sự hạn chế nhất định đối với trường hợp người thừa kế là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài Bởi những đối tượng này có hạn chế nhất định trong việc sử dụng đất so với các chủ thể khác Do vậy không thể đảm bảo cho việc thực hiện các chính sách đất đai của Nhà nước một cách hiệu quả, không thể phát huy tối đã nguồn lực đất đai đối với việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước Đối với các trường hợp như người Việt Nam định cư ở
Trang 23nước ngoài muốn nhận thừa kế tài sản là QSDĐ ở Việt Nam phải đáp ứng những điều kiện nhất định theo pháp luật Việt Nam
Thứ năm, hạn chế quyền tự định đoạt của người để lại di sản thừa kế
Đối với các tài sản thông thường việc người để lại di sản thừa kế định đoạt cho người thừa kế bất kỳ là quyền tối cao của họ Tuy nhiên, đối với di sản thừa kế
là QSDĐ thì quyền tự định đoạt bị hạn chế Đặc điểm này cũng do đặc điểm thứ tư
ở trên bởi người thừa kế phải có đủ các điều kiện để nhận thừa kế về QSDĐ mới được nhận thừa kế Trường hợp không đủ điều kiện chỉ được nhận phần giá trị của QSDĐ mà thôi
Thứ sáu, TKQSDĐ bắt buộc phải đăng ký
Đất đai là tài sản thuộc sở hữu toàn dân và được chủ thể sở hữu là Nhà nước trao cho các chủ thể sử dụng đất Đăng ký QSDĐ là cách thức xác nhận QSDĐ của các chủ thể sử dụng đất TKQSDĐ là việc chuyển dịch QSDĐ từ người chết sang người còn sống do đó việc đăng ký tài sản thừa kế khi thực hiện nhận di sản TKQSDĐ là bắt buộc đối với người thừa kế Nếu không thực hiện việc đăng ký thì không phát sinh quyền của người thừa kế đối với di sản thừa kế là QSDĐ
Thứ bảy, thủ tục giải quyết tranh chấp TKQSDĐ
Việc giải quyết các tranh chấp về thừa kế tài sản thông thường được thực hiện theo thủ tục giải quyết tranh chấp tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền Đối với các tranh chấp về TKQSDĐ, Nhà nước khuyến khích các bên tự hòa giải, trường hợp không hòa giải được thì gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất để hòa giải Sau khi đã được hòa giải tại UBND cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
1 Trường hợp có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của LĐĐ năm 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì
do Tòa án nhân dân giải quyết;
2 Trường hợp không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của LĐĐ năm 2013 thì chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết theo quy định sau đây:
Trang 24a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết theo quy định của pháp luật tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền;
b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật
về tố tụng dân sự;
1.3 Di sản thừa kế là quyền sử dụng đất
1.3.1 Khái niệm di sản thừa kế
Di sản thừa kế là tài sản của người chết để lại cho những người thừa kế Di sản thừa kế bao gồm toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu của người chết Tuy nhiên, cách hiểu về di sản thừa kế theo pháp luật của mỗi quốc gia là khác nhau, thậm chí
ở cùng một quốc gia thì tùy theo các giai đoạn khác nhau mà cách hiểu cũng khác
nhau “Điều đó chứng tỏ rằng việc quy định về di sản thừa kế phụ thuộc nhiều vào
sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước Xã hội càng phát triển, số lượng, chủng loại và phạm vi của cải thuộc sở hữu của cá nhân càng tăng thì phạm vi di sản càng lớn và càng phong phú, phức tạp Tuy nhiên, ở bất kỳ quốc gia nào và trong bất kỳ giai đoạn nào của một quốc gia thì khi nói đến di sản thừa kế đều phải nói đến các tài sản thuộc quyền sở hữu mà cá nhân đã để lại sau khi chết”5
Di sản thừa kế theo quan điểm của PGS.TS Trần Thị Huệ được xây dựng trên các phương diện:
“- Xét trên phương diện đạo đức – xã hội: Di sản thừa kế là của cải vật chất (tài sản), là phương tiện thực hiện bổn phận tiếp theo của người chết nhằm gây dựng và chăm lo cho tương lai đối với những người hưởng thừa kế
- Xét trên phương diện kinh tế: Di sản thừa kế là của cải vật chất (tài sản) của người chết để lại cho những người khác còn sốn để dùng vào mục đích sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt và tiêu dùng
- Xét trên phương diện khoa học luật dân sự: Di sản thừa kế là toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của người chết để lại, là đối tượng của quan hệ dịch chuyển tài sản của người đó sang cho những người hưởng thừa kế, được Nhà nước thừa nhận và bảo
5
Phạm Văn Tuyết (2007), Thừa kế quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội, tr.61-62
Trang 25đảm thực hiện”6 Chúng tôi nhất trí quan điểm trên bởi dù xem xét ở góc độ nào thì di sản thừa kế cũng được hiểu là tài sản của người chết để lại cho người còn sống
Pháp luật Việt Nam hiện nay chưa có văn bản nào đưa ra khái niệm di sản thừa kế mà chỉ quy định về thành phần của di sản thừa kế Điều 634 BLDS năm
2005 quy định: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết và phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác” Tài sản riêng hay phần tài sản
chung với người khác đều là tài sản mà theo quy định tại Điều 163 BLDS năm 2005
thì tài sản bao gồm: “vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản” Quy định như
vậy xác định đã xác định cụ thể những loại vật thể và quyền tài sản được coi là tài sản nhưng khái niệm chung nhất về tài sản thì chưa được pháp luật quy định Theo quan điểm của chúng tôi, tài sản là toàn bộ của cải vật chất do con người chiếm hữu
và chịu sự chi phối của con người, được con người khai thác nhằm tạo ra những giá
trị vật chất hoặc tinh thần phục vụ cho đời sống của con người Và “tài sản của một người thành ra di sản khi người đó chết”
1.3.2 Di sản thừa kế là quyền sử dụng đất
Trước Hiến pháp năm 1980, công dân có quyền sở hữu đất đai và được pháp luật bảo hộ Từ sau Hiến pháp năm 1980 đến nay, nhằm phục vụ cho mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội, chế độ sở hữu đất đai đã thay đổi: đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý Nhà nước là đại diện chủ sở hữu đất đai và giao lại cho các cá nhân, hộ gia đình và những chủ thể sử dụng đất khác QSDĐ Khi các chủ thể này chết thì QSDĐ được dịch chuyển cho những người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật QSDĐ lần đầu tiên được coi là di sản thừa kế theo quy định của pháp luật dân sự khi Nhà nước ban hành BLDS năm 1995 Tại Điều 637
quy định: “QSDĐ cũng là di sản thừa kế” Hiện nay, theo quy định của BLDS năm
2005 và BLDS năm 2015 có hiệu lực vào ngày 01/01/2017 tới đây, QSDĐ được xác định là một loại quyền tài sản (tài sản) nên QSDĐ cũng thuộc di sản thừa kế và được để lại thừa kế
QSDĐ là tài sản riêng của người chết
6
Trần Thị Huệ (2007), Di sản thừa kế trong pháp luật dân sự Việt Nam, Luận án tiến sỹ luật học, Trường
Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, tr.42
Trang 26“Tài sản riêng của người chết là tài sản do người đó tạo ra bằng thu nhập hợp pháp (như tiền lương, tiền được trả công lao động, tiền thưởng, tiền nhuận bút, tiền trung thưởng xổ số ) tài sản được tặng cho, được thừa kế, tư liệu sinh hoạt riêng (quần áo, giường tủ, xe máy, ô tô, vô tuyến ) nhà ở, tư liệu sản xuất các loại, vốn dùng để sản xuất kinh doanh.”
QSDĐ có thể là tài sản riêng của người chết Trong trường hợp người sử dụng đất chưa kết hôn thì GCNQSDĐ ghi một mình tên của người sử dụng đất thì QSDĐ đó là tài sản riêng của người đó Trong trường hợp người sử dụng đất đã kết hôn thì QSDĐ được xác định là tài sản riêng của một bên vợ hoặc chồng căn cứ vào việc người đó nhận thừa kế riêng hoặc tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân hoặc được chia riêng cho vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân Như vậy, căn cứ vào nguồn gốc tạo lập QSDĐ để xác định QSDĐ là tài sản riêng của mỗi người
QSDĐ là phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác
Phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác là phần tài sản do việc đóng góp hoặc tạo ra cùng với nhiều người khác (đồng sở hữu) đối với một khối tài sản nhất định Và phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung đó được coi là di sản của người chết để lại
Tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung hợp nhất không phân chia Vợ chồng cùng nhau tạo lập và có quyền như nhau đối với khối tài sản chung đó Lẽ đương nhiên, trong trường hợp vợ hoặc chồng chết thì một nửa tài sản của vợ hoặc chồng trong khối tài sản chung đó sẽ là di sản thừa kế để lại
QSDĐ mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng QSDĐ mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thỏa thuận QSDĐ chung của vợ chồng khi một bên vợ hoặc chồng chết thì một nửa QSDĐ đó là tài sản của người chết và là di sản thừa kế
QSDĐ để trở thành di sản thừa kế đương nhiên phải là tài sản hợp pháp của người để lại di sản Pháp luật đất đai quy định các căn cứ để xác lập QSDĐ cho các chủ thể sử dụng đất thông qua giao đất, cho thuê đất, công nhận QSDĐ, nhận chuyển nhượng, chuyển đổi đất, nhận thừa kế, tặng cho đất … Tuy nhiên, cũng phải
Trang 27nói rằng chính sách đất đai của Nhà nước sẽ quyết định rằng QSDĐ hợp pháp đó có phải là di sản thừa kế hay không Ở nước ta vào thời điểm sau Hiến pháp năm 1980
ra đời, QSDĐ không được coi là tài sản được để lại thừa kế dù hợp pháp hay không
1.4 Ý nghĩa của quy định về thừa kế quyền sử dụng đất
Đất đai là tư liệu sản xuất có giá trị đặc biệt quan trọng trong đời sống dân
cư Nhờ có đất đai mà mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh tạo ra của cải vật chất của con người được thực hiện một cách dễ dàng, Chính vì lẽ đó, người có quyền sở hữu hay sử dụng đất đều luôn mong muốn rằng, sau khi mình chết đi tài sản đó lại được chuyển cho các thế hệ con cháu Nếu pháp luật không thừa nhận sự chuyển dịch đó, không bảo vệ quyền để lại thừa kế và quyền nhận thừa kế của họ thì chính
là pháp luật đã đi ngược lại với sự vận động và phát triển của xã hội Bởi vậy, việc đưa ra các quy định về TKQSDĐ để bảo vệ quyền và lợi ích của người để lại di sản thừa kế và người nhận thừa kế mang ý nghĩa vô cùng to lớn
Dưới góc độ kinh tế, đất đai chính là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của con người và nền văn minh nhân loại Từ thuở còn sơ khai, loài người đã biết sống dựa vào đất, tìm ra những vùng đất tốt để an cư và lập nghiệp Những nền văn minh
cổ đại như Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Hoa đều gắn với những vùng đất màu mỡ bên những dòng sông trĩu nặng phù sa Cuộc sống của con người không thể không có đất Ở Việt Nam cho đến hiện nay, nền kinh tế tiểu nông tự cung tự cấp với những
mô hình sản xuất nhỏ là các hộ gia đình đã tồn tại hàng nghìn năm Truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ xưa đến nay vẫn là điền sản ông cha để lại truyển từ đời này sang đời khác cho con cháu để sử dụng khai thác những lợi ích mà đất đai mang lại Mặc dù hiện nay, đất đai thuộc chế độ sở hữu toàn dân nhưng việc Nhà nước cho phép các cá nhân, hộ gia đình được sử dụng đất ổn định, lâu dài và cho phép để lại thừa kế và nhận thừa kế đối với QSDĐ đã tạo ra sự yên tâm trong nhân dân, khuyến khích họ đầu tư cải tạo đất đai phát triển kinh tế, làm giàu cho quê hương, đất nước
Dưới góc độ xã hội, việc TKQSDĐ không chỉ mang lại những giá trị vật chất
mà còn giúp cho người Việt Nam duy trì những giá trị về mặt tinh thần và tình cảm
Đó chính là sợi dây gắn kết tình cảm giữa các thành viên trong gia đình, dòng tộc Mảnh đất ông cha nuôi dưỡng tâm hồn con cháu để khi ông cha mình mất đi, di sản
Trang 28để lại vừa là niềm an ủi vật chất vừa là nơi giữ gìn đạo hiếu, giúp cho những thế hệ mai sau nhớ về nguồn cội, tổ tiên, hướng về nơi mình sinh ra, lớn lên và trưởng thành Đó là truyền thống quý báu “uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây” hàng bao đời nay của dân tộc Việt Nam
Dưới góc độ pháp luật, chế định TKQSDĐ là một trong những cách thức để Nhà nước khẳng định và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong quan hệ TKQSDĐ Các quy định về TKQSDĐ không chỉ giúp cho các chủ thể thực hiện quyền của người sử dụng đất mà còn là cơ sở để giải quyết các tranh chấp về TKQSDĐ một cách công bằng Ở Việt Nam, khi mà pháp luật vẫn còn chưa đi vào tận cùng các vùng miền, đi sâu vào trong tiềm thức của người dân đặc biệt là ở những vùng sâu, vùng xa, biên giới thì các tranh chấp vẫn sẽ rất phổ biến
1.5 Lược sử quy định của pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất
1.5.1 Thời kỳ trước Luật Đất đai năm 1993
1.5.1.1 Giai đoạn phong kiến và chế độ thực dân
Dưới chế độ phong kiến với sự thống trị của Nho giáo trong hệ tư tưởng, quan hệ thừa kế chính là để củng cố địa vị của giai cấp địa chủ phong kiến Nhìn lại các bộ luật của các triều đại phong kiến như Quốc triều hình luật thời Lê, Hoàng triều luật lệ thời Nguyễn có thể thấy các quy định của các vương triều này về thừa
kế đã xuất hiện Ở mỗi thời kỳ các quy định cũng có những thay đổi, không hoàn toàn giống nhau nhưng căn bản đều ghi nhận quyền thừa kế giữa cha mẹ và con cái Tuy vậy, các quy định về thừa kế còn rất hạn chế hoặc chưa đầy đủ hoặc thiếu hợp
lý nằm tản mạn, rải rác ở nhiều điều không theo chương mục nên khó tìm hiểu Đặc biệt tư tưởng trọng nam khinh nữ cũng làm cho các quy định về thừa kế thiếu sự bình đẳng giữa vợ và chồng, giữa con trai với con gái Mặc dù còn nhiều hạn chế song những quy định về thừa kế trong pháp luật thời phong kiến cũng chính là tiền
đề để chúng ta xây dựng pháp luật về thừa kế sau này: hình thức thừa kế có chúc thư và không có chúc thư; v.v
Trong giai đoạn chế độ thực dân nửa thuộc địa, thực dân Pháp cai trị dân tộc
ta thông qua các Bộ luật như: Bộ Dân luật Bắc Kỳ năm 1931, Bộ Dân luật Trung
Trang 29Kỳ năm 1936, Bộ Dân luật giản yếu Nam Kỳ 1883 Tuy nhiên, về mặt nội dung không có gì là tiến bộ là khai hóa cho thuộc địa Chế độ thực dân dùng chính những
hủ tục phong kiến áp đặt và cai trị Do đó, những tư tưởng cũ, những quy định dưới chế độ phong kiến vẫn được áp dụng trong đó có cả những quy định về thừa kế
Nhìn chung ở trong thời kỳ phong kiến và thực dân, chế định thừa kế đã hình thành và ngày càng được quy định cụ thể hơn về hình thức thừa kế, di sản thừa kế Thời kỳ này, chế độ tư hữu về đất đai được áp dụng nên di sản thừa kế được nói đến chủ yếu là đất đai (điền sản) Đó cũng là cách để duy trì sự áp bức bóc lột và thống trị của giai cấp địa chủ phong kiến đối với nông dân và các tầng lớp lao động khác Tuy nhiên, nó cũng chính là sự chuẩn hóa trong ứng xử, đạo đức, tập quán của người Việt để làm tiền đề cho việc hình thành chế định thừa kế của pháp luật giai đoạn sau này
1.5.1.2 Giai đoạn sau cách mạng tháng 8 đến trước Luật Đất đai năm 1993
Sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và bản Hiến pháp đầu tiên
đã tạo ra nền tảng và định hướng xây dựng hệ thống pháp luật mới ở nước ta Hiến pháp ghi nhận và bảo hộ quyền tư hữu về tài sản của công dân; thực hiện chế độ bình đẳng nam nữ Quyền thừa kế không được quy định cụ thể trong Hiến pháp
mà chỉ là gián tiếp thông qua các quy định về sở hữu
Sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng và đi lên xây dựng chủ nghĩa
xã hội, nhận thấy Hiến pháp năm 1946 đã không còn phù hợp với điều kiện hoàn cảnh lịch sử của đất nước, Hiến pháp năm 1959 đã ra đời Hiến pháp năm 1959 đã ghi nhận chế độ đa sở hữu ở nước ta vào thời kỳ đó: sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu cá nhân v.v Đặc biệt, lần đầu tiên Hiến pháp năm 1959 tại Điều 19
thừa nhận và bảo hộ quyền thừa kế: “Nhà nước chiếu theo pháp luật bảo hộ quyền thừa kế tài sản tư hữu của công dân” Tuy nhiên, Hiến pháp chỉ nhắc đến thừa kế
đối với tài sản tư hữu chứ không nhắc đến thừa kế đất đai Mặc dù vậy, với tư cách
là tư liệu sản xuất của nhà nước xã hội chủ nghĩa đất đai được xem là tài sản của Nhà nước và công dân không có quyền thừa kế quyền sở hữu đất đai
Sau chiến thắng lịch sử mùa xuân năm 1975, đất nước hoàn toàn độc lập, cả nước chung tay xây dựng đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội Hiến pháp năm 1959 đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của nó và cần phải thay thế để phù hợp với hoàn cảnh
Trang 30Bởi lẽ đó, Hiến pháp năm 1980 ra đời nhằm xóa bỏ hoàn toàn chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, xây dựng chế độ công hữu dưới hình thức chủ yếu là sở hữu toàn dân
và sở hữu tập thể Điều 19 Hiến pháp năm 1980 quy định như sau: “Đất đai, rừng núi, sông hồ, hầm mỏ, tài nguyên thiên nhiên trong lòng đất, ở vùng biển và thềm lục địa, các xí nghiệp công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thương nghiệp quốc doanh; ngân hàng và tổ chức bảo hiểm; công trình phục vụ lợi ích công cộng; hệ thống đường sắt, đường bộ, đường sông, đường biển, đường không;
đê điều và công trình thuỷ lợi quan trọng; cơ sở phục vụ quốc phòng; hệ thống thông tin liên lạc, phát thanh, truyền hình, điện ảnh; cơ sở nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, cơ sở văn hoá và xã hội cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước - đều thuộc sở hữu toàn dân” Hiến pháp năm 1980 cũng vẫn bảo hộ
quyền thừa kế tài sản của công dân Nhưng pháp luật lại không có quy định nào về QSDĐ hợp pháp là di sản thừa kế của công dân
Sự phát triển kinh tế, xã hội đặc biệt từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI năm
1986 đã tạo ra những yêu cầu mới về các chính sách pháp luật, trong đó có thừa
kế Trước yêu cầu của lịch sử, Pháp lệnh về thừa kế năm 1990 đã được nhà nước ban hành trở thành văn bản có giá trị pháp lý cao nhất, đầy đủ và hoàn chỉnh nhất về thừa kế của nước ta từ trước đến nay Mặc dù vậy, quy định về TKQSDĐ vẫn chưa được đề cập đến Yêu cầu về sửa đổi Hiến pháp một lần nữa được đặt ra
Ngày 15/4/1992 Hiến pháp năm 1992 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua, chính thức đánh dấu thời kỳ phát triển mới của lịch
sử dân tộc Hiến pháp năm 1992 ghi nhận sự thay đổi từ nền kinh tế kế hoạch, tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều thành phần kinh tế Nhà nước khuyến khích cho các thành phần kinh tế thuộc sở hữu tư nhân phát triển bằng việc thừa nhận quyền tự do kinh doanh cũng như quyền
sở hữu về tư liệu sản xuất của công dân
Nhìn chung trong giai đoạn này, mặc dù đã có những bước tiến đáng kể trong kỹ thuật lập pháp, song với mục tiêu xác lập chế độ công hữu về đất đai khiến cho việc TKQSDĐ vẫn chưa được thừa nhận
Trang 311.5.2 Thời kỳ sau Luật Đất đai năm 1993 đến trước Luật Đất đai năm 2003
Hiến pháp năm 1992 được ban hành đã tạo cơ sở để nhà nước xây dựng và ban hành LĐĐ năm 1993 Đây là văn bản chính thức ghi nhận quyền thừa kế đối với QSDĐ của công dân Tất nhiên, với tư cách là văn bản pháp luật đầu tiên thừa nhận việc chuyển dịch QSDĐ nên LĐĐ năm 1993 cũng không thể tránh khỏi hạn chế của nó
Sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội đã làm cho các quan hệ xã hội ngày càng phát triển và cần thiết được pháp luật điều chỉnh Trên cơ sở đó, BLDS năm 1995 đã được Quốc hội thông qua ngày 28/10/1995 Ngoài Phần thứ 4 quy định chung về thừa kế, trong phần chuyển QSDĐ BLDS năm 1995 cũng dành một chương quy định về TKQSDĐ Tài sản thuộc sở hữu tư nhân phong phú, đa dạng,
không bị hạn chế về số lượng và được để lại thừa kế "QSDĐ cũng thuộc di sản thừa kế " Việc TKQSDĐ được quy định chặt chẽ hơn so với thừa kế những tài sản
khác Cũng trong phần thừa kế, vấn đề di tặng lần đầu tiên được quy định
Tiếp theo các quy định về dân sự và đất đai, Luật Hôn nhân gia đình năm
2000 đã một lần nữa khẳng định chắc chắn về di sản thừa kế là QSDĐ khi xác định
“QSDĐ mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng …”
Như vậy, ở thời kỳ này chế định về thừa kế nói chung và TKQSDĐ nói riêng
đã phát triển lên một mức độ nhất định so với giai đoạn trước Việc chính thức thừa nhận QSDĐ cũng như cho phép chuyển dịch QSDĐ thông qua thừa kế là bước tiến đáng kể trong kỹ thuật lập pháp ở giai đoạn này LĐĐ năm 1993, BLDS năm 1995
và Luật Hôn nhân gia đình năm 2000 chính là cơ sở để hình thành LĐĐ năm 2003
và BLDS năm 2005 sau này
1.5.3 Thời kỳ sau Luật Đất đai năm 2003 đến trước Luật Đất đai năm 2013
Chế định TKQSDĐ trong BLDS năm 1995 có thể xem là chế định tiến bộ nhất về quyền thừa kế của công dân so trong hệ thống pháp luật dân sự của nước ta
từ sau khi giành được độc lập cho đến khi có Bộ luật này Mặc dù vậy, sau nhiều năm thực thi BLDS năm 1995 nói chung và chế định TKQSDĐ nói riêng đã bộc lộ rất nhiều nhiều điểm bất cập như: hạn chế quyền thừa kế của cá nhân về QSDĐ (không phải ai có QSDĐ đều có quyền để lại thừa kế mà chỉ đối với mỗi loại đất nhất định); người được hưởng TKQSDĐ cũng cần phải có những điều kiện nhất
Trang 32định mới được hưởng di sản thừa kế là QSDĐ … Điều đó có nghĩa là, nếu các hàng thừa kế của người để lại di sản thừa kế là QSDĐ mà không đáp ứng đủ các điều kiện trên đương nhiên không được hưởng TKQSDĐ
Để khắc phục những bất cập trên, ngày 26/11/2003 Quốc hội đã thông qua Luật số 13/2003/QH11 về đất đai với những thay đổi to lớn về quản lý đất đai nói chung và TKQSDĐ nói riêng Theo quy định tại khoản 5 Điều 113 LĐĐ năm 2003
thì “Cá nhân có quyền để TKQSDĐ của mình theo di chúc hoặc theo pháp luật Hộ gia đình được Nhà nước giao đất, nếu trong hộ có thành viên chết thì QSDĐ của thành viên đó được để thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật” So với LĐĐ năm
1993, LĐĐ năm 2003 đã không còn phân biệt loại đất được để lại thừa kế mà dựa vào hình thức để có QSDĐ của cá nhân để lại di sản: được giao, được nhà nước cho thuê hoặc do nhận chuyển quyền… và đất được nhà nước giao cho hộ gia đình Tiếp đến, ngày 29/4/2004 Chính phủ ban hành Nghị định số 181/2004/NĐ-CP về việc thi hành LĐĐ năm 2003 đã có những quy định cụ thể về TKQSDĐ Bên cạnh đó, các điều kiện để người thừa kế nhận di sản thừa kế là QSDĐ cũng được mở rộng và dễ dàng hơn trước
Năm 2005 đánh dấu một cột mốc mới trong lịch sử lập pháp của nước ta với
sự ra đời của BLDS năm 2005 BLDS năm 2005 đã bổ sung, sửa đổi nhiều quy định
về thừa kế so với BLDS năm 1995: thực hiện nghĩa vụ do người chết để lại; thừa kế của những người chết cùng thời điểm; quyền từ chối nhận di sản; thời hiệu khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản; người lập di chúc; di chúc miệng, di chúc hợp pháp; hiệu lực di chúc chung của vợ chồng; bổ sung hàng thừa
kế thứ hai, thứ ba, thừa kế thế vị; hạn chế phân chia di sản Về TKQSDĐ, BLDS
2005 đi theo hướng giữ nguyên các quy định về TKQSDĐ đã được LĐĐ năm 2003 quy định trước đó
Sự biến đổi theo chiều hướng tích cực trong đời sống chính trị kinh tế, xã hội đã đặt ra yêu cầu đổi mới đổi với đất nước Hiến pháp năm 2013 ra đời để đáp ứng yêu cầu đó Một lần nữa, Hiến pháp năm 2013 tại Điều 32 khẳng định bảo hộ
quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế: “Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ” Tại Điều 54 Hiến pháp năm 2013 cũng ghi nhận: “Tổ
Trang 33chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận QSDĐ Người sử dụng đất được chuyển QSDĐ, thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật Quyển sử dụng đất được pháp luật bảo hộ”
Nhìn lại thời kỳ này, pháp luật đất đai nói chung và TKQSDĐ nói riêng đã
có nhiều thay đổi tích cực, đem lại những thay đổi mạnh mẽ trong đời sống kinh tế -
xã hội Việc đảm bảo quyền thừa kế đối với di sản là QSDĐ của công dân đã tạo điều kiện cho QSDĐ được đưa vào lưu thông dân sự, tạo ra những giá trị đột phá, kích thích sự đầu tư vào thị trường bất động sản Tuy nhiên, LĐĐ năm 2003 và BLDS năm 2005 vẫn tồn tại nhiều vấn đề phải sửa đổi cho phù hợp
1.5.4 Thời kỳ sau Luật Đất đai năm 2013 cho đến nay
Thực tiễn cho thấy nhiều quy định của LĐĐ năm 2003 trong việc bảo đảm quyền thừa kế của công dân vẫn còn nhiều điểm bất cập: Việc cấp GCNQSDĐ có liên quan đến TKQSDĐ; trình tự thủ tục về TKQSDĐ Cùng với những bất cập và hạn chế khác trong quản lý đất đai: chế độ sở hữu đất đai đã đặt ra yêu cầu phải sửa đổi pháp luật về đất đai cho phù hợp
Hiện thực hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013 về QSDĐ, LĐĐ năm
2013 đã được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2013 LĐĐ mới đã góp phần giải quyết được vấn đề điều kiện thực hiện quyền thừa kế trong trường hợp chưa đủ điều kiện về GCNQSDĐ, cải thiện trình tự thủ tục TKQSDĐ Mặc dù vậy, theo đánh giá chung, LĐĐ năm 2013 sau một thời gian thực thi vẫn có những điểm hạn chế nhất định về quản lý đất đai nói chung và TKQSDĐ nói riêng
BLDS năm 2015 đã bỏ chương TKQSDĐ trong quy định của BLDS năm
2005 Việc điều chỉnh các quy định về TKQSDĐ được thực hiện theo quy định của LĐĐ năm 2013
Tiểu kết chương 1
Trang 34Đi vào những vấn đề lí luận chung về TKQSDĐ, có thể thấy vấn đề thừa kế nói riêng và TKQSDĐ nói chung đã xuất hiện và tồn tại từ rất lâu Tại Chương 1, tác giả đã tìm hiểu và làm rõ:
Các khái niệm về thừa kế, quyền thừa kế, QSDĐ, TKQSDĐ, di sản thừa kế
và những đặc điểm của QSDĐ và TKQSDĐ Đồng thời làm rõ các nội dung có liên quan đến di sản thừa kế là QSDĐ
Bên cạnh đó, luận văn cũng đi vào tìm hiểu một cách khái quát về tiến trình phát triển của pháp luật Việt Nam trong vấn đề về TKQSDĐ Qua đó, thấy vị trí quan trọng của thừa kế, đặc biệt là TKQSDĐ trong đời sống kinh tế xã hội và việc ghi nhận chế định TKQSDĐ mang nhiều ý nghĩa to lớn cả về mặt pháp luật, kinh tế
và xã hội
Trang 35Chương 2 THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ QUYỀN SỬ
DỤNG ĐẤT TẠI VIỆT NAM 2.1 Chủ thể để lại di sản thừa kế là quyền sử dụng đất
2.1.1 Cá nhân
Cá nhân theo quy định tại Điều 5 của LĐĐ năm 2013 là chủ thể sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận QSDĐ, nhận chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật Khẳng định chủ thể để lại di sản thừa kế là cá nhân cũng để thấy tổ chức là một chủ thể trong quan hệ pháp luật thừa kế nhưng không thể là chủ thể để lại di sản thừa kế Điều này do chính đặc thù của quan hệ thừa kế mà tổ chức không thể đáp ứng được Trong quan hệ này, sự dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người còn sống được phát sinh khi người để lại tài sản chết và những người còn sống phải có mối quan hệ nhất định với người chết: quan
hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống … mới có thể nhận di sản của người chết để lại
Và những mối quan hệ này chỉ phát sinh giữa các cá nhân với nhau mà giữa tổ chức với cá nhân hoặc các chủ thể khác không tồn tại quan hệ này
Cá nhân theo quy định của pháp luật đất đai là cá nhân trong nước nghĩa là là người Việt Nam, sinh sống tại Việt Nam đang trực tiếp quản lý sử dụng đất tại Việt Nam Quy định như vậy để phân biệt với cá nhân là người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc người nước ngoài đang sinh sống, làm việc ở Việt Nam
Cá nhân được Nhà nước trao cho QSDĐ dưới các hình thức và phải chịu trách nhiệm đối với Nhà nước trước những hành vi của mình khi tham gia vào quan
hệ pháp luật đất đai Cá nhân sử dụng đất là chủ thể của quan hệ pháp luật đất đai, được tự mình, nhân danh chính mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đồng thời chịu mọi hậu quả pháp lý do việc thực hiện các quyền và nghĩa
vụ của mình
Cá nhân theo quy định của pháp luật dân sự là người có năng lực pháp luật
và năng lực hành vi dân sự, có quyền thừa kế và để lại thừa kế Với tư cách là chủ thể sử dụng đất, pháp luật đất đai cho phép cá nhân có quyền TKQSDĐ Quyền
Trang 36thừa kế được Hiến pháp ghi nhận và bảo hộ được pháp luật đất đai cụ thể hóa đối với thừa kế tài sản là QSDĐ BLDS năm 2005 quy định quyền thừa kế đối với cá
nhân tại Điều 631: “Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình, để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật, hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật” Riêng với việc để lại thừa kế của cá nhân có QSDĐ, Điều 734 BLDS năm 2005 quy định về cá nhân để TKQSDĐ như sau: “Cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, nhận chuyển QSDĐ có quyền để TKQSDĐ theo quy định tại Phần thứ tư của Bộ luật này và pháp luật về đất đai” Theo quy định này,
mọi cá nhân được nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc nhận chuyển QSDĐ đều có quyền để lại di sản thừa kế là QSDĐ
LĐĐ năm 2013 quy định về quyền để TKQSDĐ của cá nhân theo hướng chỉ
rõ các hình thức sử dụng đất của cá nhân: sử dụng đất nông nghiệp được giao trong hạn mức; đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, được Nhà nước công nhận QSDĐ; đất nhận chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận thừa kế; đất thuê lại trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất trả tiền một lần So với quy định của BLDS năm 2005 các hình thức sử dụng đất của cá nhân đã được mở rộng hơn,
cụ thể hơn Sự tiến bộ trong các quy định của LĐĐ năm 2013 chính là cơ sở để Nhà nước bỏ quy định về TKQSDĐ trong BLDS năm 2015 (có hiệu lực vào ngày 01/01/2017 tới đây) Theo quan điểm của chúng tôi, quy định như vậy là hợp lý nhằm cụ thể các trường hợp sử dụng đất được phép để lại TKQSDĐ, bởi đất đai vốn
là loại tài sản đặc biệt thuộc sở hữu của toàn dân và do Nhà nước thống nhất quản
lý Do đó, không phải mọi loại đất đều có thể trở thành di sản thừa kế và không phải
ai cũng có thể để lại di sản thừa kế là QSDĐ
2.1.2 Hộ gia đình
Hộ gia đình theo quy định của pháp luật dân sự là chủ thể trong giao lưu dân
sự Điều 106 BLDS năm 2005 quy định: “Hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định là chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự thuộc các lĩnh vực này” Theo quy định
Trang 37này, các thành viên trong hộ gia đình cần đáp ứng hai điều kiện, đó là các thành viên đều có tài sản chung và đều hoạt động kinh tế chung Tài sản chung của hộ gia đình có thể có rất nhiều loại, nhưng thường có một loại tài sản chung phổ biến đó là QSDĐ Theo quy định tại Điều 5 của LĐĐ năm 2013, hộ gia đình cũng là chủ thể
sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận QSDĐ, nhận chuyển nhượng QSDĐ Do vậy, tài sản chung mà được nhắc đến nhiều nhất và có ý nghĩa lớn nhất đối với hoạt động kinh tế chung của hộ gia đình chính là QSDĐ
Các thành viên hộ gia đình là những cá nhân có QSDĐ chung trong hộ gia đình Các hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hoạt đống sống khác của các cá nhân đó đều được thực hiện trên đất là tài sản chung của cả hộ gia đình Chính vì vậy, đối với thành viên hộ gia đình thì di sản thừa kế của họ là một phần quan trọng trong khối tài sản chung của hộ gia đình
Thừa kế đối với QSDĐ của thành viên hộ gia đình được quy định từ khi có
LĐĐ năm 1993 tại khoản 3 Điều 76: “Cá nhân, thành viên của hộ gia đình được giao đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở, sau khi chết, QSDĐ của họ được để lại cho những người thừa kế theo quy định của pháp luật thừa kế” BLDS năm 2005 cũng ghi nhận việc thừa kế của thành viên hộ gia đình đối với QSDĐ như sau: “Hộ gia đình được Nhà nước giao đất nếu trong
hộ có thành viên chết thì QSDĐ của thành viên đó được để lại cho những người thừa kế theo quy định tại Phần thứ tư của Bộ luật này và pháp luật về đất đai”(Điều
735) LĐĐ năm 2013 vẫn tiếp tục ghi nhận quyền thừa kế đối với QSDĐ của thành
viên hộ gia đình: “Hộ gia đình được Nhà nước giao đất, nếu trong hộ có thành viên chết thì QSDĐ của thành viên đó được để thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật” Những quy định trên có một điểm chung giống nhau đó là thành viên hộ gia
đình có QSDĐ không phân biệt hình thức nào có quyền để lại thừa kế cho người khác đối với QSDĐ của mình theo quy định của pháp luật
Đây là một trong những điểm tiến bộ của pháp luật TKQSDĐ ở nước ta So với LĐĐ năm 1993, ở thời điểm đó Nhà nước không công nhận quyền thừa kế đối với thành viên hộ gia đình trong trường hợp được Nhà nước giao đất để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản mà chỉ ghi nhận quyền tiếp tục sử dụng đất của các
Trang 38thành viên hộ gia đình được giao đất (Điều 744 LĐĐ năm 1993) Quan điểm này theo chúng tôi là hoàn toàn phù hợp bởi đất trồng cây hàng năm hay nuôi trồng thủy sản khi được Nhà nước giao đất mặc dù có thời hạn (không được sử dụng lâu dài)
và việc sử dụng đất có thể không ổn định như một số loại đất khác nhưng đó mảnh đất mà các thành viên hộ gia đình cùng nhau lao động, sản xuất tạo ra của cải vật chất, là thành quả chung của cả hộ gia đình và trong điều kiện hiện nay cũng không nhất thiết phải giữ gìn diện tích đất sản xuất nông nghiệp như trước đây
Thành viên hộ gia đình xét cho đến cùng thì họ cũng là một cá nhân trong hộ gia đình Sự khác nhau giữa cá nhân và cá nhân là thành viên hộ gia đình chính là yếu tố cốt lõi để quy định về thừa kế của cá nhân và thừa kế của thành viên hộ gia đình Trở lại với quy định của BLDS năm 2005, được xem là hộ gia đình thì các thành viên phải có tài sản chung và cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định Tài sản của thành viên hộ gia đình là tài sản chung của hộ gia đình QSDĐ là tài sản của hộ gia đình, các cá nhân là thành viên của hộ gia đình có quyền đối với tài sản đó Nguồn gốc hình thành tài sản là QSDĐ của cá nhân và cá nhân là thành viên hộ gia đình là khác nhau Thành viên hộ gia đình có QSDĐ vì họ là thành viên hộ gia đình hưởng quyền từ việc hộ gia đình đó
có quyền đối với QSDĐ mà họ có Thành viên hộ gia đình có quyền để thừa kế đối với QSDĐ nhưng là phần QSDĐ của họ trong khối QSDĐ chung của hộ gia đình
Trong thực tiễn có nhiều trường hợp, một thành viên hộ gia đình nhưng lại không có quan hệ huyết thống, hôn nhân hay nuôi dưỡng nhưng có tên trong sổ hộ khẩu gia đình vẫn được coi là thành viên của hộ gia đình đã dẫn đến những tranh chấp về di sản đối với những người trong hộ gia đình đang sử dụng đất
Chính vì vậy, khi LĐĐ năm 2013 ra đời đã đưa ra khái niệm về hộ gia
đình sử dụng đất tại Khoản 29 Điều 3 như sau: “Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có QSDĐ chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận QSDĐ; nhận chuyển QSDĐ” Quy định như vậy đã phần nào khắc phục được hạn chế của luật trước
Trang 39đó về trường hợp người không có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng nhưng vẫn được coi là thành viên hộ gia đình và đương nhiên họ có quyền đối với QSDĐ chung của hộ gia đình
Tuy nhiên, quy định như vậy vẫn chưa chặt chẽ bởi có những trường hợp có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng nhưng họ về lý không thể được coi
là thành viên hộ gia đình có QSDĐ chung Ví dụ như trường hợp con nuôi, con riêng cùng có tên trong sổ hộ khẩu gia đình tại thời điểm được Nhà nước cấp GCNQSDĐ Nhưng thực tế người con nuôi, con riêng đó không có đóng góp gì để tạo ra tài sản là QSDĐ Do đó, mặc dù là thành viên hộ gia đình (theo hộ khẩu) nhưng thành viên đó không được có quyền đối với QSDĐ chung được Vì vậy, theo quan điểm của chúng tôi cần phải có quy định hợp lý và rõ ràng hơn trong trường hợp này
Thứ nữa là điều kiện về “đang sống chung” cũng phải xác định rõ thời điểm nào là thời điểm đang sống chung Giả sử hộ gia đình được giao đất vào năm 1995, đến năm 2003 thì được cấp GCNQSDĐ nhưng năm 2002 cô con gái trong gia đình
đó đi lấy chồng và chuyển khẩu về nhà chồng thì có được coi là thành viên hộ gia đình đang sống chung hay không? Cô con gái đó có được quyền có QSDĐ chung với hộ gia đình hay không? Và như vậy có nhất thiết phải có điều kiện đang sống chung trong hộ gia đình sử dụng đất hay không? Nếu có thì nên quy định như thế nào để chặt chẽ và phù hợp hơn
2.2 Chủ thể hưởng thừa kế quyền sử dụng đất
Chủ thể hưởng TKQSDĐ là chủ thể được thừa hưởng các quyền và phải thực hiện các nghĩa vụ của người để lại di sản thừa kế là QSDĐ Pháp luật đất đai không quy định cụ thể thế nào là người TKQSDĐ Mặc dù vậy, căn cứ vào các quy định của pháp luật dân sự và pháp luật đất đai như quy định về người sử dụng đất của LĐĐ năm 2013 thì có thể thấy các chủ thể sử dụng đất, có quyền đứng tên trên GCNQSDĐ có thể là chủ thể hưởng TKQSDĐ Cụ thể:
“Tổ chức trong nước gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội -
Trang 40nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp công lập và tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự (sau đây gọi chung là tổ chức)” Tổ chức
“Hộ gia đình, cá nhân trong nước (sau đây gọi chung là hộ gia đình, cá nhân)”
“Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ”
“Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo”
“Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ”
“Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch”
“Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư”
Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp các chủ thể này đều có quyền hưởng TKQSDĐ bởi đất đai vốn là một loại tài sản đặc biệt Do vậy, để hưởng TKQSDĐ các chủ thể phải đáp ứng được các điều kiện của pháp luật thừa kế và pháp luật đất đai
Theo quy định của LĐĐ năm 1993 và BLDS năm 1995, khi TKQSDĐ nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản, người thừa kế ngoài việc phải thỏa mãn điều kiện về hàng thừa kế; thừa kế thế vị còn phải có đủ điều kiện về nhu cầu
sử dụng đất, có điều kiện trực tiếp sử dụng đất đúng mục đích và chưa có đất hoặc