1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản trị lợi nhuận khi có sự thay đổi thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp bằng chứng từ giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2016

149 341 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 149
Dung lượng 6,62 MB

Nội dung

BCTC Báo cáo tài chínhBCLCTT Báo cáo lưu chuyển tiền tệ BCKQHĐKD Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh DA Viết tắc của cụm từ “Discretionary Accruals”, nghĩa là Biến kế toán dồn

Trang 1

NGUYỄN THỊ HỒNG

QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN KHI CÓ SỰ THAY ĐỔI THUẾ SUẤT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP: BẰNG CHỨNG TỪ GIẢM THUẾ SUẤT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP NĂM 2016

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

Trang 2

NGUYỄN THỊ HỒNG

QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN KHI CÓ SỰ THAY ĐỔI THUẾ SUẤT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP: BẰNG CHỨNG TỪ GIẢM THUẾ SUẤT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP NĂM 2016

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

Mã số: 60.34.03.01

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS NGUYỄN CÔNG PHƯƠNG

Đà Nẵng - Năm 2017

Trang 3

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả

NGUYỄN THỊ HỒNG

Trang 4

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu của đề tài 3

3 Câu hỏi nghiên cứu 3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

5 Phương pháp nghiên cứu 3

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 4

7 Bố cục đề tài 4

8 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 4

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN VÀ BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU 11

1.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN 11

1.1.1 Khái niệm quản trị lợi nhuận 11

1.1.2 Quản trị lợi nhuận thông qua vận dụng chính sách kế toán 14

1.1.3 Động cơ của quản trị lợi nhuận 16

1.1.4 Các mô hình nghiên cứu quản trị lợi nhuận 18

1.2 BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU 25

1.2.1 Mối liên hệ giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế tại Việt Nam 26

1.2.2 Động cơ quản trị lợi nhuận nhằm tiết kiệm thuế 29

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 31

CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 32

2.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU 32

2.2 GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 34

2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35

Trang 5

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 43

3.1 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 43

3.1.1 Thống kê mô tả 43

3.1.2 Kết quả nghiên cứu 45

3.2 NHẬN XÉT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 57

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 62

CHƯƠNG 4 HÀM Ý CHÍNH SÁCH 63

4.1 ĐẾ XUẤT ĐỐI VỚI TRƯỜNG HỢP CÁC CÔNG TY THỰC HIỆN QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN NHẰM TIẾT KIỆM THUẾ 63

4.1.1 Đối với các công ty cổ phần 63

4.1.2 Đề xuất liên quan đến Cơ quan thuế 64

4.1.3 Đề xuất liên quan đến UBCK nhà nước 65

4.2 ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI TRƯỜNG HỢP CÁC CÔNG TY KHÔNG CÓ QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN NHẰM TIẾT KIỆM THUẾ 65

4.2.1 Đề xuất liên quan đến nhà đầu tư 66

4.2.2 Đối với các Ủy ban chứng khoán nhà nước 69

4.2.3 Đối với các Công ty kiểm toán độc lập 72

4.2.4 Đối với Bộ Tài chính 72

4.3 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 76

4.3.1 Hạn chế của đề tài 76

4.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo 76

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 78

KẾT LUẬN 79 PHỤ LỤC

Trang 6

BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ LUẬN VĂN THẠC SĨ

NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN 1

NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN 2

BÁO CÁO GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN

Trang 7

BCTC Báo cáo tài chính

BCLCTT Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

BCKQHĐKD Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

DA Viết tắc của cụm từ “Discretionary Accruals”, nghĩa là

Biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh

EM Viết tắc của cụm từ “Earning Management”, nghĩa là quản

trị lợi nhuậnHĐKD Hoạt động kinh doanh

HOSE Sàn giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh

HNX Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội

HĐQT Hội đồng quản trị

KTV Kiểm toán viên

NQT Nhà quản trị

NDA Viết tắc của cụm từ “Non Discretionary Accruals”, nghĩa là

Biến kế toán dồn tích không thể điều chỉnhREM Viết tắc của cụm từ “Real Earning Management”, nghĩa là

Điều chỉnh lợi nhuận bằng các giao dịch thựcSXKD Sản xuất kinh doanh

TNHH Trách nhiệm hữu hạn

Trang 9

1.1 Liên kết giữa kế toán và thuế ở Việt Nam 272.1 Dữ liệu và nguồn dữ liệu để phân tích 38

3.1 công ty trong mẫu nghiên cứuThống kê mô tả các chỉ tiêu tài chính cơ bản của các 44

3.2 Danh sách 20 công ty cùng ngành với Công ty Cổ Phần

3.3 Số liệu thu thập từ báo cáo tài chính ngành Xây dựng &

3.5 Kết quả tính toán biến dồn tích có thể điều chỉnh (DA) 52

Trang 10

2.1 Quy trình nghiên cứu 32

Trang 11

3.1 Kết quả thống kê mẫu theo nhóm ngành 43

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là thuế trực thu được xác định dựatrên kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Đối tượngnộp thuế TNDN là tất cả các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa,dịch vụ có thu nhập đều phải nộp thuế TNDN Vì chi phí thuế TNDN là mộttrong những chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí của các doanhnghiệp nên chi phí thuế TNDN luôn là một mối quan tâm hàng đầu của doanhnghiệp

Thông thường, các doanh nghiệp luôn muốn tối thiếu hóa thuế TNDNphải nộp Theo đó, có ba cách thức để vận dụng là: Trốn thuế, tránh thuế, vàlập kế hoạch thuế Trốn thuế là việc thực hiện các phương thức mà pháp luậtkhông cho phép để giảm số thuế TNDN phải nộp Tránh thuế là việc sử dụngcác phương thức trong khuôn khổ của pháp luật để giảm thiểu chi phí thuế,hoặc áp dụng các khoảng trống của pháp luật để thực hiện các giao dịch Lập

kế hoạch thuế là việc tối ưu hoá số thuế phải nộp trong khuôn khổ pháp luật

Có nghĩa là làm sao đó để mức giảm thuế là tương đối so với việc giảm thunhập hoặc gia tăng các chi phí khác Nói cách khác là hoàn toàn có thể chấpnhận tăng mức thuế phải nộp nếu tốc độ tăng của thuế thấp hơn tốc độ tăngcủa thu nhập Trong ba phương thức trên, phương thức tránh thuế thuộc phạmtrù quản trị lợi nhuận, và là phương thức phổ biến được các doanh nghiệp lựachọn

Quản trị lợi nhuận hiểu rộng hơn, đó là việc làm thay đổi số liệu lợinhuận, được thực hiện thông qua vận dụng linh hoạt các chính sách kế toánđược phép Người quản lý thực hiện điều chỉnh doanh thu và chi phí theo chủ

ý của nhà quản lý, và việc này nằm trong khuôn khổ của chuẩn mực, chế độ

kế toán Tùy thuộc vào từng quy định kế toán được ban hành, quản trị lợi

Trang 13

nhuận có thể ngăn chặn hoặc mở ra một cách mới để nhà quản trị đạt đượcmục tiêu lợi nhuận

Đối với các công ty niêm yết trên TTCK, việc làm đẹp bức tranh tàichính, thổi phồng chỉ tiêu lợi nhuận là mục tiêu ưu tiên nhằm tăng giá trị thịtrường của công ty, tăng giá cổ phiếu, thu hút đầu tư Điều này đã được trìnhbày và kiểm chứng qua các nghiên cứu ban đầu của các tác giả như Teoh,Welch & Wong [49], Nguyễn Công Phương [10], Huỳnh Thị Vân [17],Nguyễn Thị Uyên Phương [13], Phan Thị Thùy Dương [4] Kết quả từ cácnghiên cứu này cho thấy, hầu hết các công ty cổ phần tăng lợi nhuận trongnăm đầu niêm yết hoặc phát hành thêm cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Bên cạnh, những trường hợp quản trị lợi nhuận theo hướng tăng, đã cómột số nghiên cứu cho kết quả ngược lại Nhiều công ty có hành động điềuchỉnh giảm lợi nhuận khi có sự thay đổi của thuế suất thuế TNDN Cụ thể,nghiên cứu của các tác giả David A Guenther [23], Nguyễn Công Phương[11], Đặng Ngọc Hùng [5], Nguyễn Thị Minh Trang [14], Nguyễn ThịPhương Thảo [15], Dennis Sundvik [30]

Các nghiên cứu trên đã đưa ra những bằng chứng ban đầu về hành viquản trị lợi nhuận nhằm đạt được lợi nhuận mục tiêu, trong đó có hành độngquản trị lợi nhuận trong bối cảnh thay đổi thuế suất thuế TNDN Tuy nhiên,các nghiên cứu này có một hạn chế chung là sử dụng mô hình Friedlan [33],

mô hình còn nhiều khiếm khuyết khi tìm kiếm bằng chứng về biến dồn tích

Từ đó cần kiểm chứng lại các kết quả của các nghiên cứu này theo cách tiếpcận mới với mô hình tối ưu hơn, đó là phiên bản cải tiến của mô hình Jones[25] và trong bối cảnh mới, đó là thay đổi thuế suất thuế TNDN năm 2016.Các công ty niêm yết có nhiều mục tiêu canh tranh trong việc quản trị lợinhuận Hai kịch bản đối nghịch là quản trị lợi nhuận tăng nhằm thu hút vốn vàquản trị lợi nhuận giảm nhằm giảm thiểu chi phí thuế TNDN Tùy từng

Trang 14

trường hợp, bối cảnh và doanh nghiệp khác nhau mà hai động cơ này có thểthay đổi vị trí ưu tiên Những bằng chứng thực nghiệm nêu trên đã minhchứng cho lập luận này Để kiểm chứng thêm khi xuất hiện cơ hội giảm thuếTNDN, liệu các công ty niêm yết có hành động quản trị lợi nhuận giảm? Đề

tài: " Quản trị lợi nhuận khi có sự thay đổi thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp: Bằng chứng từ giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2016" sẽ tìm kiếm bằng chứng cho giả thuyết đặt ra này.

2 Mục tiêu của đề tài

Đề tài nhằm tìm kiếm bằng chứng về quản trị lợi nhuận với mục tiêu tiếtkiệm chi phí thuế của các công ty cổ phần niêm yết trên Sở giao dịch chứngkhoán Thành phố Hồ Chí Minh khi có sự thay đổi thuế suất thuế thu nhậpdoanh nghiệp vào năm 2016

3 Câu hỏi nghiên cứu

Có hay không hành động điều chỉnh giảm lợi nhuận ở các công ty cổphần niêm yết khi thuế suất thuế TNDN giảm vào năm 2016?

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quản trị lợi nhuận của các công ty.Quản trị lợi nhuận ở đây được hiểu theo nghĩa thông thường như được đề cậptrong lý thuyết, đó là hành động của người quản lý nhằm đạt được lợi nhuậnmục tiêu thông qua vận dụng linh hoạt các chính sách kế toán

Về mặt phạm vi nghiên cứu, đề tài nghiên cứu ở các công ty niêm yếttrên Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM Việc lựa chọn các công ty niêm yết

là do nguồn số liệu sẵn có, và cũng xem xét liệu động cơ thuế có chi phốiđộng cơ khác hay không trong việc quản trị lợi nhuận Số liệu thu thập đểkiểm chứng là báo cáo tài chính của các công ty nghiên cứu trong năm 2015

5 Phương pháp nghiên cứu

- Luận văn vận dụng cách tiếp cận chứng thực, nghiên cứu sự kiện,

Trang 15

phương pháp nghiên cứu định lượng.

- Thu thập số liệu từ Báo cáo tài chính năm 2015 đã được kiểm toán củacác công ty có liên quan để kiểm định giả thuyết về hành động quản trị lợinhuận của các công ty niêm yết

- Áp dụng mô hình cải biên của mô hình Jones (còn được gọi làModified Jones model, 1995) để kiểm định

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

- Về mặt khoa học: Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp thêm bằng chứng vềviệc sử dụng biến kế toán dồn tích của mô hình cải biên của mô hình Jonestrong việc nghiên cứu quản trị lợi nhuận ở bối cảnh Việt Nam Qua đó hiệuchỉnh lại các cách tiếp cận trước đây Thực hiện đề tài cũng giúp bản thân amhiểu hơn lý thuyết, bối cảnh nghiên cứu về quản trị lợi nhuận và sẽ là tiền đềcho những nghiên cứu tiếp theo trong tương lai

- Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp bằng chứng về hành viquản trị lợi nhuận nhằm tiết kiệm thuế, qua đó giúp cho các nhà đầu tư cóđánh giá thận trọng hơn với lợi nhuận công bố, giúp cho cơ quan quản lý nhànước có cái nhìn sát thực hơn về tính trung thực của chỉ tiêu lợi nhuận trênBCTC Từ đó sẽ hoàn thiện hơn hệ thống chuẩn mực và chính sách kế toáncủa nước ta

8 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Quản trị lợi nhuận là “hành động của nhà quản trị trong việc lựa chọn

Trang 16

các chính sách kế toán để mang lại lợi ích cho họ hoặc làm gia tăng giá trị thịtrường của công ty” Scott, 19971 Một số bối cảnh được công ty tận dụng đểthực hiện điều chỉnh lợi nhuận như lần đầu phát hành cổ phiếu ra công chúng,hoặc phát hành thêm cổ phiếu; chính sách thuế thay đổi, chế độ thù lao dànhcho người quản lý, công ty đang bị thanh tra, kiểm tra; bị tác động của nềnkinh tế Ở nước ta, động cơ thúc đẩy hành động quản trị lợi nhuận có thể làtạo hình ảnh và bức tranh tài chính tốt đẹp cho công ty nhằm thu hút đầu tưbên ngoài, giảm thiểu tối đa chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, tối

đa mức lương thưởng cho nhà quản lý, … Như vậy khi có cơ hội, các nhàquản trị sẽ điều chỉnh lợi nhuận theo ý muốn chủ quan hướng đến mục tiêucủa họ

Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về quản trị lợi nhuận vàcác giả thuyết đã được chứng minh bằng nhiều mô hình nghiên cứu thựcnghiệm như các nghiên cứu của Healy [37], DeAngelo [24], Jones [39],Dechow và Sloan [31], Friedlan [33], Điều chỉnh của Jones [25], …

Tồn tại một số nghiên cứu lý thuyết về quản trị lợi nhuận ở trong nước

- Các nghiên cứu của Nguyễn Công Phương như:

Nghiên cứu “Các mô hình nghiên cứu lợi nhuận ở các nước phát triển cóphù hợp với bối cảnh Việt Nam? Phân tích lý thuyết” đã chỉ ra các động cơđiều chỉnh lợi nhuận [9], tổng hợp các mô hình quản trị lợi nhuận đã đượckiểm nghiệm trên thế giới, phân tích ưu nhược điểm của từng mô hình, nghiêncứu này giúp cho các nghiên cứu trong nước có thể lựa chọn mô hình thíchhợp để vận dụng vào từng trường hợp nghiên cứu thực chứng

Nghiên cứu “Về tính trung thực của chỉ tiêu lợi nhuận”, bài viết đề cậpđến tính minh bạch của chỉ tiêu lợi nhuận công bố bởi các công ty niêm yếttrên TTCK, phân tích khả năng điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản trị và đề

Trang 17

xuất vận dụng cơ chế chặc chẽ hơn về trình bày và công bố BCTC để thôngtin tài chính phản ánh trung thực, khách quan hơn [10].

Nghiên cứu “Kế toán theo cơ sở dồn tích và hành vi quản trị lợi nhuậncủa doanh nghiệp”, bài viết đã cung cấp một bức tranh tài chính khái quát vềmối quan hệ giữa hai cơ sở kế toán cơ bản với hành động quản trị lợi nhuậncủa doanh nghiệp [11]

Nghiên cứu “Liên kết giữa kế toán và thuế ở Việt Nam”, bài viết đã chỉ

ra ở nước ta có sự gắn kết chặt chẽ giữa kế toán và thuế [12]

- Một số nghiên cứu lý thuyết về quản trị lợi nhuận của các tác giả khácnhư:

Tác giả Đường Nguyễn Hưng đã nghiên cứu về “Hành vi quản trị lợinhuận đối với thông tin lợi nhuận công bố trên báo cáo tài chính” một lần nữakhái quát lên hành vi, mục đích và các hướng điều chỉnh lợi nhuận [7]

Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Trí Tri “Những nhân tố ảnh hưởng đếnhành vi chi phối thu nhập trên báo cáo tài chính”, nghiên cứu đã hệ thống một

số kết quả nghiên cứu quan trọng, qua đó nêu ra một số kiến nghị về chínhsách nhằm góp phần ngăn ngừa và giảm thiểu hành động điều chỉnh lợi nhuận[16]

Tuy nhiên, tất cả các nghiên cứu trên phần lớn tập trung phân tích lýthuyết, hoặc nghiên cứu thực nghiệm nhưng chưa vận dụng đầy đủ phiên bảncải tiến của mô hình Jones để đánh giá hành vi quản trị lợi nhuận của doanhnghiệp

Liên quan đến nghiên cứu điều chỉnh lợi nhuận trong bối cảnh có sự thayđổi thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, có một số nghiên cứu sau

Nghiên cứu “Book-Tax Conformity và Earnings Management inResponse to Tax Rate Cuts” của Dennis Sundvik, đã tìm hiểu - mối liên hệgiữa quản trị lợi nhuận và sự gắn kết giữa kế toán và thuế Mẫu khảo sát được

Trang 18

thực hiện là 32.472 công ty ở các quốc gia thuộc Châu Âu, những vùng giảmthuế TNDN trong 10 năm qua Kết quả cho thấy những thay đổi trong thuếsuất theo luật định sẽ ảnh hưởng lớn đến các công ty có sự gắn kết chặt chẽgiữa kế toán và thuế, và ngược lại những công ty có sự gắn kết giữa kế toán

và thuế thấp thì ít ảnh hưởng Như vậy, với những vùng sự gắn kết giữa kếtoán và thuế chặt chẽ thì khi thuế thay đỗi sẽ dễ dấn đến hành động quản trịlợi nhuận [30]

Năm 2013, các tác giả Martin Surya Mulyadi, Yunita Anwar và LiliYanny thực hiện nghiên cứu “Analysis of Corporate Income Tax RateChanges và Earnings Management” Nghiên cứu này tập trung vào sự kiệnthuế suất thuế TNDN thay đổi tác động đến quản trị lợi nhuận của các công tyniêm yết tại thị trường chứng khoán Indonesia Các tác giả đã xây dựng môhình giả thuyết với 5 nhân tố tác động đến quản trị lợi nhuận: Thay đổi mứcthuế thu nhập doanh nghiệp; lập kế hoạch thuế; áp lực thu nhập; tỷ lệ nợ trênvốn chủ sở hữu; quy mô công ty Kết quả phân tích cho thấy, nhân tố tác độngmạnh mẽ nhất tới hành vi quản trị lợi nhuận là mức thuế TNDN thay đổi [44]

Đề tài “Lựa chọn chính sách kế toán trong bối cảnh thay đổi thuế suất thuếthu nhập doanh nghiệp” của tác giả Nguyễn Thị Minh Trang [14], đã cho thấykhi thuế suất thuế TNDN giảm từ 28% năm 2008 xuống còn 25% năm 2009, có

ba loại hình doanh nghiệp điều chỉnh giảm lợi nhuận đó là: Doanh nghiệp nhànước, doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH Riêng đối với CTCP không điềuchỉnh giảm mà ngược lại, điều chỉnh tăng lợi nhuận nhằm thu hút vốn đầu tư từbên ngoài Như vậy, động cơ điều chỉnh lợi nhuận nhằm mục tiêu thuế ở cácCTCP không phải lúc nào cũng được ưu tiên Về mặt phương pháp, đề tài sửdụng phương pháp nghiên cứu kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, thu thập số liệu,vận dụng các mô hình DeAnglo và Friedlan để kiểm chứng số liệu và đưa ra kếtluận Với kết quả nghiên cứu phần nào đó làm rõ hơn chất lượng hoạt động

Trang 19

SXKD của doanh nghiệp, giúp cho các đối tượng sử dụng thông tin có cái nhìnkhách quan hơn, từ đó đưa ra quyết định đúng đắn Đề tài còn một số hạn chếnhư cỡ mẫu nhỏ, chỉ có 20 công ty và được chia thành 4 loại hình doanh nghiệp,không đủ đại diện cho tổng thể các doanh nghiệp ở Việt Nam 20 công ty đượcchọn đều là các công ty lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trựctiếp Tuy nhiên việc lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếphay gián tiếp cũng sẽ ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu Mặt khác mô hìnhDeAnglo và Friedlan còn nhiều hạn chế trong việc dự đoán hành vi điều chỉnhlợi nhuận.

Đề tài “Ảnh hưởng của sự thay đổi tỷ suất thuế TNDN đến việc điều chỉnhlợi nhuận: Trường hợp các công ty cổ phần niêm yết tại sở giao dịch chứngkhoán TP Hồ Chí Minh” của tác giả Nguyễn Thị Phương Thảo đã nghiên cứutrong bối cảnh thay đổi thuế suất thuế TNDN [15] Nghiên cứu đã cho thấy hơn

50 % các công ty có hành động quản trị lợi nhuận giảm ở năm trước năm thuếsuất mới có hiệu lực Hạn chế của đề tài này là dùng mô hình Friedlan, 1994 đểkiểm chứng biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh

Nghiên cứu “Xu hướng quản trị lợi nhuận do thay đổi thuế suất thuế thunhập doanh nghiệp của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán ViệtNam”, của tác giả Đặng Ngọc Hùng [5], đã cho thấy khi thuế suất thuế TNDNgiảm từ 25% năm 2013 xuống 22% năm 2014, trong 193 mẫu được chọn năm

2013 có 87 công ty điều chỉnh tăng lợi nhuận chiếm tỷ lệ 45,1%, trong khi đó

106 công ty còn lại điều chỉnh giảm lợi nhuận chiếm tỷ lệ 54,9% Để thực hiệnnghiên cứu tác giả sử dụng phương pháp định lượng, dữ liệu được thu thập từBCTC đã được kiểm toán của 193 công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam giaiđoạn 2011-2014 Nghiên cứu sử dụng mô hình đánh giá quản trị lợi nhuận củaFriedlan - 1994, số liệu ban đầu được xử lý bằng Excel, phân tích và kiểm địnhthông qua phần mềm SPSS và công cụ thống kê toán Kết quả cho thấy năm

Trang 20

2013 một số các công ty điều chỉnh giảm lợi nhuận với mục đích tiết kiệm thuế,các năm trước và sau 2013 điều chỉnh tăng lợi nhuận Hạn chế của nghiên cứu là

sử dụng mô hình quản trị lợi nhuận của Friedlan - 1994 nên kết quả nghiên cứucòn chưa thuyết phục

Đề tài: “Sử dụng mô hình Jones để nhận diện điều chỉnh lợi nhuận: Trườnghợp các công ty niêm yết ở HOSE phát hành thêm cổ phiếu năm 2013” của tácgiả Phan Thị Thùy Dương đã cho thấy phần đa các công ty niêm yết điều chỉnhtăng lợi nhuận trước khi phát cổ phiếu [4] Đề tài sử dụng phương pháp địnhlượng, sử dụng mô hình quản trị lợi nhuận phiên bản cải tiến của mô hình Jonesvới kỳ nghiên cứu là quý để kiểm định giả thuyết Song song với vận dụng môhình tác giả kết hợp vận dụng các công cụ thống kê toán Ưu điểm của đề tài này

là sử dụng phiên bản cải tiến của mô hình Jones để kiểm định các giả thuyết, từ

đó cho kết quả thuyết phục hơn

Đề tài: “Nghiên cứu hành động quản trị lợi nhuận khi phát hành cổ phiếulần đầu ra công chúng (IPO): trường hợp Tổng công ty Hàng không Việt Nam”của tác giả Phan Việt Hùng đã cho kết quả Tổng công ty Hàng không Việt Nam

có điều chỉnh tăng lợi nhuận khi lần đầu phát hành cổ phiếu ra công chúng Đềtài sử dụng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm (Empirical Study) dựa vàobằng chứng thu thập trực tiếp tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam Sử dụng

mô hình biến dồn tích (accrual model) phiên bản cải tiến của mô hình Jones đểnhận diện hành động quản trị lợi nhuận [6]

Tóm lại, trong các nghiên cứu trên có hai nghiên cứu vận dụng phiên bảncải tiến của mô hình Jones Tuy nhiên cả hai đều tập trung nghiên cứu trườnghợp phát hành cổ phiếu Các nghiên cứu trong bối cảnh thuế suất thuế thu nhậpdoanh nghiệp thay đổi đều sử dụng mô hình DeAngelo và Friedlan Cả 2 môhình đều có hạn chế nhất định và không còn sử dụng trong nghiên cứu do khảnăng tìm kiếm bằng chứng quản trị lợi nhuận rất hạn chế

Trang 21

Kế thừa những nghiên cứu trên, nghiên cứu này sử dụng phiên bản cải tiếncủa mô hình Jones để tìm kiếm bằng chứng về hành động quản trị lợi nhuận ởcác công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM trong trường hợpthuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thay đổi Để khắc phục nhược điểm của

mô hình, ước tính các tham số của mô hình được thực hiện với dữ liệu chéo

Trang 22

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN VÀ BỐI

CẢNH NGHIÊN CỨU1.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN

1.1.1 Khái niệm quản trị lợi nhuận

Hoạt động trong cơ chế thị trường, để tồn tại và phát triển, doanh nghiệpphải sản xuất kinh doanh có hiệu quả Một trong những tiêu chí quan trọngnhất để đánh giá hiệu quả hoạtđộng và triển vọng của một doanh nghiệp là lợinhuận kế toán Ngoài ý nghĩa quan trọng đối với nhà đầu tư, lợi nhuận cònđóng vaitrò then chốt trong việc đo lường khả năngquản trị của nhà quản lý

Dễ dàng nhận thấy điều này qua việc nhiều công ty, đặc biệt là các doanhnghiệp niêm yết sử dụng chỉ tiêu này để tính toán mức thù lao, lợi ích mà nhàquản lýđược hưởng

Một trong những vấn đề được quan tâm bởi cả nhà đầu tư và nhà quản lý

là độ đáng tin cậy của chỉ tiêu lợi nhuận Trong khi nhà đầu tư là người sửdụng và chịu ảnh hưởng chủ yếu từ những thông tin trên BCTC thì nhữngthông tin này lại được lập và trình bày bởi nhà quản lý Điều này đã dẫn đếnmột vấn đề khá phổ biến trong kinh tế học là quan hệ ông chủ và người đạiđiện (principal - agent relationship) Trong đó, người sử dụng thông tinBCTC, cụ thể là nhà đầu tư đóng vai trò ông chủ (principal) và theo nguyêntắc, nhà quản lý ở vị trí người đại diện (agent) phải ra quyết định và hànhđộng dựa trên lợi ích của ông chủ Nhưng thực tế, ngoài lợi ích của nhà đầu

tư, nhà quản lý còn quan tâm và tìm cách tối ưu hóa lợi ích bản thân Sự bấtcân xứng thông tin trong mối quan hệ trên đã tạo điều kiện và cơ hội cho nhàquản lý hành động theo lợi ích cá nhân, ví dụ như quản trị, điều chỉnh lợinhuận của doanh nghiệp để tăng mức thù lao được hưởng

Thuật ngữ quản trị lợi nhuận xuất hiện từ khá sớm Trong bài nghiên cứu

Trang 23

của Schipper (1989) : “Quản trị lợi nhuận là một sự can thiệp có tính toántrong quá trình cung cấp thông tin tài chính nhằm đạt được những mục đíchcá nhân” Quản trị lợi nhuận phản ánh hành động của ban giám đốc trong việclựa chọn các phương pháp kế toán để mang lại lợi ích cho họ hoặc làm giatăng giá trị thị trường của công ty (Scott 1997)3

Trong khi đó, Healy và Whalen, 1999 cho rằng, quản trị lợi nhuận xảy rakhi ban giám đốc sử dụng các ước tính kế toán hoặc giao dịch nội bộ để nhằmthay đổi BCTC, đánh lạc hướng người sử dụng thông tin trên BCTC về tìnhhình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty hoặc làm ảnh hưởng đến kếtquả của các hợp đồng mà phụ thuộc vào số liệu kế toán trên BCTC (ví dụ:hợp đồng tín dụng với ngân hàng, hợp đồng thù lao giữa ban giám đốc vàcông ty…) [35]

Ronen và Yaari đã tổng hợp lại các nghiên cứu trước đó và đưa ra mộtđịnh nghĩa và phân loại quản trị lợi nhuận như sau: “Quản trị lợi nhuận làhành vi của ban giám đốc sử dụng việc ghi nhận trên cơ sở dồn tích thông quamột số tài khoản để làm thay đổi lợi nhuận sau thuế theo các mục tiêu công

bố thông tin của họ” [45]

Trong nghiên cứu của Ronen và Yaari, tùy thuộc vào động cơ mà quảntrị lợi nhuận có thể được phân làm 3 nhóm:

- Quản trị lợi nhuận trắng (White Earnings Management): Ban giám đốcdựa trên lợi thế về quyền lực để lựa chọn các chính sách kế toán một cách linhhoạt nhằm thông báo tín hiệu cá nhân của họ về dòng tiền của DN trongtương lai (Demski, Patell, và Wolfson [29]; Demski [28]; Beneish [20] Loạinày được xem là có lợi và làm gia tăng chất lượng BCTC Mục đích của bangiám đốc là muốn công bố nhiều thông tin với chất lượng tốt hơn đến người

sử dụng, giúp các các nhà đầu tư khám phá ra các mong đợi của họ về các

Trang 24

dòng tiền mà DN sẽ mang lại trong tương lai [20].

- Quản trị lợi nhuận xám (Grey Earnings Management): Các ban giámđốc lựa chọn các chính sách kế toán trong hoặc ngoài các giới hạn cho phépnhằm làm gia tăng giá trị của DN hoặc vì vụ lợi của họ [32] Điều chỉnh lợinhuận đen (Black Earnings Management): Là hành vi sử dụng các thủ thuậtcủa ban giám đốc để làm sai lệch hoặc giảm sự minh bạch của các BCTC(Schipper [47]; Healy và Wahlen [35]; Chtourou, Bédard, và Courteau [22].Theo Joosten, lợi nhuận bao gồm dòng tiền từ hoạt động và dòng tiền tích lũy,ban giám đốc công ty có 2 phương thức để điều chỉnh lợi nhuận [40]:

+ Quản trị lợi nhuận bằng các giao dịch thực (Real earningmanagement): Công ty có thể điều chỉnh lợi nhuận thông qua những chỉnhsửa từ hoạt động kinh doanh bình thường, vì vậy dòng tiền từ hoạt động kinhdoanh có thể bị ảnh hưởng Những chỉnh sửa từ hoạt động kinh doanh bìnhthường để điều chỉnh BCKQHĐKD này được gọi là điều chỉnh lợi nhuậnbằng các giao dịch thực (REM) [46]

+ Quản trị lợi nhuận bằng các ước tính kế toán (Accrual-based earningmanagement): Công ty có thể thay đổi mức độ dồn tích để có được lợi nhuậnnhư mong muốn Việc ban giám đốc sử dụng các ước tính để lập BCTC đượcgọi là điều chỉnh lợi nhuận trên cơ sở ước tính (AEM) [35]

Ở Việt Nam, thuật ngữ Earning Management (EM) được dịch ra vớinhiều cách khác nhau như quản trị lợi nhuận, quản trị thu nhập, điều chỉnh lợinhuận… Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là những nghiên cứu của Việt Nam

về EM thường đi theo hướng tiêu cực như những phương pháp để “làm đẹp”BCTC hay “những thủ thuật phù phép BCTC”

Theo Nguyễn Công Phương “Quản trị lợi nhuận là hành động điều chỉnhlợi nhuận kế toán của nhà quản trị doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêuthông qua công cụ kế toán” [11]

Trang 25

Theo Đường Nguyễn Hưng “Quản trị lợi nhuận là việc người quản lý sửdụng các đánh giá chủ quan của mình trong quá trình lập và công bố BCTC

và quá trình thực hiện các nghiệp vụ kinh tế để thay đổi BCTC nhằm đánh lừacác bên có liên quan nhất định, hoặc nhằm thay đổi các kết quả của các hợpđồng mà có điều khoản ràng buộc dựa trên số liệu kế toán” [7]

Mặt dù có nhiều quan điểm khác nhau về quản trị lợi nhuận nhưng tựuchung quản trị lợi nhuận là việc các nhà quản trị sử dụng các phương pháp,chính sách kế toán để điều chỉnh doanh thu, chi phí nhằm điều chỉnh lợinhuận theo mục tiêu đã định Các hành động này sẽ “bóp méo” số liệu lợinhuận so với thực tế

1.1.2 Quản trị lợi nhuận thông qua vận dụng chính sách kế toán

Một trong những nghiên cứu đầu tiên đề cập đến hành vi quản trị lợinhuận (earnings management - EM) là nghiên cứu của Hepworth [38] Ông đãthực hiện khảo sát và chỉ ra hành vi và cách thức mà nhà quản trị sử dụng đểsan bằng lợi nhuận (income smoothing) giữa các năm nhằm giảm mức độđánh giá rủi ro của nhà đầu tư đối với doanh nghiệp Tuy không chỉ ra đượccách thức cụ thể để nhận diện hành vi san bằng lợi nhuận nhưng Hepworth đãđặt một nền mống quan trọng cho những nghiên cứu sau này

Cùng với đó, định nghĩa của quản trị lợi nhuận dựa trên cơ sở dồn tích(AEM) cũng được hình thành Gordon định nghĩa đây là hành vi điều chỉnhlợi nhuận thông qua sự linh hoạt trong việc lựa chọn các chính sách và ướctính kế toán được chấp nhận bởi các quy định về kế toán [34]

Việc lựa chọn phương pháp kế toán áp dụng để thực hiện điều chỉnh lợinhuận nằm trong khuôn khổ của chuẩn mực kế toán Việt Nam Vì vậy ngườiviết trình bày tóm tắt thêm các chính sách kế toán ở Việt Nam có liên quanchứa đựng các ước tính kế toán, cụ thể như sau:

- Chính sách kế toán đối với hàng tồn kho: lựa chọn phương pháp tính

Trang 26

giá thành sản phẩm và phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang có thể làmthay đổi giá thành sản phẩm, từ đó có thể điều chỉnh giá vốn hàng bán; lựachọn phương pháp tính giá hàng xuất kho có thể làm thay đổi giá vốn hàngbán trong kỳ; thay đổi giá bán và chi phí ước tính để thay đổi mức lập dựphòng, điều chỉnh chi phí trong kỳ;

- Chính sách lập dự phòng phải thu khó đòi: có thể điều chỉnh chi phí vàlợi nhuận thông qua việc dự kiến mức độ tổn thất có thể xảy ra đối với nhữngkhoản nợ chưa đến hạn thanh toán, hoặc tuổi nợ quá hạn của các khoản nợ;điều chỉnh mức lập dự phòng phải thu khó đòi;

- Chính sách lập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính: có thể trích lập dựphòng ít hơn mức cần thiết để giảm bớt mức thua lỗ ghi nhận trong Báo cáokết quả hoạt động kinh doanh hoặc tăng mức trích lập dự phòng hơn mức cầnthiết để điều chỉnh chi phí và lợi nhuận Trường hợp các công ty muốn báocáo giảm kết quả kinh doanh để tiết kiệm chi phí thuế TNDN, có thể tăngmức trích lập dự phòng hơn mức cần thiết

- Chính sách về kế toán tài sản cố định: dựa vào tiêu chuẩn ghi nhận tàisản để điều chỉnh việc ghi nhận là tài sản hay một khoản chi phí; lựa chọnphương pháp khấu hao hoặc ước tính thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đểđiều chỉnh chi phí; Lựa chọn quy mô, tính chất sửa chữa và số kỳ trích trướchoặc phân bổ để điều chỉnh chi phí; lựa chọn thời điểm mua hay thanh lý tàisản để điều chỉnh doanh thu, chi phí;

- Chính sách về phân bổ chi phí trả trước: lựa chọn số kỳ phân bổ sẽ chủđộng điều chỉnh chi phí của từng kỳ;

- Ghi nhận chi phí phải trả, dự phòng phải trả, quỹ dự phòng trợ cấp mấtviệc làm: lựa chọn về mức trích lập, hoàn nhập thông qua các giá trị ước tính

từ đó có thể làm điều chỉnh chi phí của công ty

- Ước tính phần trăm (%) công việc hoàn thành trong ghi nhận doanh

Trang 27

thu: Ước tính phần trăm công việc hoàn thành phụ thuộc nhiều vào nhận định,kinh nghiệm và thực tế tiến độ hoàn thành công việc Mặc dù, dựa trên nềntản cơ sở pháp lý nhưng việc ước lượng này vẫn mang tính chủ quan Nhưvậy, khi có mong muốn điều chỉnh lợi nhuận, ước lượng phần trăm công việchoàn thành là một trong những lựa chọn phổ biến của nhà quản trị

1.1.3 Động cơ của quản trị lợi nhuận

Quản trị lợi nhuận là hành động làm thay đổi lợi nhuận kế toán nhằm đạtđược mục tiêu lợi nhuận Tồn tại một số động cơ quản trị lợi nhuận của ngườiquản trị như tăng giá trị cổ phiếu, giảm số thuế TNDN phải nộp, muốn đượcnhận mức lương, thưởng cao, hưởng lợi ích tối đa từ việc được ưu đãi thuế,tránh vi phạm hợp đồng …Tùy theo thời điểm, nhà quản trị sẽ lựa chọn mụctiêu được ưu tiên Theo nghiên cứu của Nguyễn Công Phương, tồn tại một sốđộng cơ quản trị lợi nhuận sau đây

a.Chế độ lương thưởng dành cho nhà quản trị

Lương và thưởng là một trong những lý do khiến nhà quản trị thực hiệnđiều chỉnh lợi nhuận nhằm đạt được lợi ích của chính họ Ở các nước pháttriển việc thuê giám đốc và trả lương, thưởng đã tồn tại từ lâu Chế độ lương,thưởng dựa vào kết quả đã tạo nên một động cơ thúc đẩy nhà quản trị điềuchỉnh lợi nhuận nhằm mang lại thu nhập có lợi nhất cho họ Nhiều nghiên cứu

đã chứng minh giả thuyết này (Healy [37]; Watts và Zimmerman [50] …) Đaphần các nghiên cứu này đều có kết luận rằng, khi lợi nhuận thực tế lớn hơngiới hạn trên của mức lợi nhuận để nhận tiền thưởng, nhà quản trị sử dụng cácphương pháp kế toán để điều chỉnh lợi nhuận giảm xuống nhưng vẫn nằmtrong mức lợi nhuận được nhận thưởng Việc làm này nhằm dịch chuyển phầnlợi nhuận không làm tăng thêm tiền thưởng vào năm sau Ngược lại, khi lợinhuận thực tế nhỏ hơn nhiều giới hạn dưới của mức đạt tiền thưởng, nhà quảntrị sẽ điều chỉnh lợi nhuận giảm đi để dịch chuyển phần lợi nhuận này vào

Trang 28

năm sau vì dù sao họ vẵn không thể đạt được tiền thưởng của năm nay.

b.Thu hút nguồn tài trợ bên ngoài

Một giả thuyết được đặt ra trong bối cảnh lần đầu tiên các công ty niêmyết cổ phiếu hoặc phát hành thêm cổ phiếu là thông tin của BCTC có tác độngđến giá của các cổ phiếu Từ đó, bằng việc điều chỉnh lợi nhuận tăng lên,công ty có thể cung cấp một “bức tranh” tốt hơn về tình hình tài chính để gópphần thu hút nhà đầu tư trên thị trường Hành động này làm giảm chi phí củaviệc huy động vốn mới [33] Giả thuyết này đã được minh chứng bằng nhiềunghiên cứu kinh nghiệm (Friedlan [33]; Teoh, Welch và Wong [49]; …) Cácnghiên cứu này dựa trên giả thuyết rằng, các nhà đầu tư sử dụng thông tinBCTC để định giá các cổ phiếu phát hành Như vậy, tồn tại một mối liên hệthuận chiều giữa lợi nhuận và giá của cổ phiếu phát hành, các nhà quản trịdoanh nghiệp phát hành cổ phiếu niêm yết thực hiện hành động quản trị lợinhuận theo hướng tăng lên trong năm phát hành

c Tối thiểu hóa chi phí thuế thu nhập doanh nhiệp

Mức thuế là một trong các lĩnh vực của chi phí chính trị Ở những nước

mà lợi nhuận kế toán và lợi nhuận chịu thuế không có sự khác biệt lớn nhưnước ta [12], mong muốn giảm thuế TNDN tạo nên một động cơ mạnh mẽthúc đẩy nhà quản trị thực hiện điều chỉnh lợi nhuận thấp hơn mức bìnhthường Ở những nước mà lợi nhuận chịu thuế thu nhập được xác định tươngđối độc lập với lợi nhuận kế toán (như Mỹ, Canada), các nhà quản trị khôngxem đây là cơ hội để điều chỉnh lợi nhuận vì việc điều chỉnh lợi nhuận thấphơn có ảnh hưởng không đáng kể đến chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.Với những nghiên cứu liên quan đến quản trị lợi nhuận dưới tác động củathuế TNDN đặt ra giả thuyết rằng, các doanh nghiệp chọn các phương pháp

kế toán nhằm giảm chi phí thuế Giả thuyết này biểu hiện rõ nhất ở Việt Nam

vì thuế được xem là một nhân tố có ảnh hưởng lớn đối với hành vi của nhà

Trang 29

quản trị doanh nghiệp.

Khi thuế suất thuế TNDN thay đổi, tùy vào sự thay đổi như thế nào công

ty sẽ lựa chọn điều chỉnh tăng hay giảm lợi nhuận Nếu công ty được hưởngcác ưu đãi miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, trong giai đoạn đượchưởng ưu đãi các công ty thường có xu hướng điều chỉnh tăng lợi nhuận đểđược hưởng lợi tối đa từ việc ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp

1.1.4 Các mô hình nghiên cứu quản trị lợi nhuận

Để đo lường quản trị lợi nhuận thông qua biến kế toán dồn tích, có 3phương pháp tiếp cận sau

- Phương pháp thứ nhất là đo lường biến dồn tích không thể điều chỉnhđược (non discretionary accruals) dựa vào mối quan hệ giữa tổng biến dồntích (total accruals) và giả thuyết giải thích các yếu tố Mô hình sử dụng cáchtiếp cận được gọi là mô hình tổng dồn tích, ví dụ như mô hình của Healy [37]

và Jones [39]; Dechow [26]; DeAngelo [24] Có khá nhiều mô hình nghiêncứu nổi tiếng dựa trên phương pháp thứ nhất như mô hình của Jones [39];Dechow [26]; Kasznik [42]; Kothari [43]

- Phương pháp thứ hai là sử dụng một mô hình dồn tích cụ thể Trongnghiên cứu thực nhiệm sử dụng mô hình dồn tích cụ thể, trọng tâm thường làmột ngành công nghiệp cụ thể nơi có mức dồn tích lớn hoặc các biến dồn tíchđơn lẻ Chẳng hạn như nghiên cứu của Beaver và Engel [19]

- Phương pháp thứ ba: quan sát mức dồn tích trong một khoảng thời gian

cụ thể Cách tiếp cận này xem xét tính chất thống kê của lợi nhuận để xácđịnh hành vi đó ảnh hưởng đến lợi nhuận Chẳng hạn như các nghiên cứu củaBurgstahler và Dichev [21], Degeorge và cộng sự [27]

Trong những nghiên cứu này, công thức tính tổng dồn tích được xácđịnh dựa trên hai cơ sở kế toán cơ bản: cơ sở dồn tích và cơ sở tiền Kế toántheo cơ sở dồn tích là kế toán dựa trên cơ sở dự thu – dự chi VAS 01 nêu rõ

Trang 30

cơ sở kế toán dồn tích như sau: “Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của công ty liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu và chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh giao dịch, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặc tương đương tiền”

Kế toán theo cơ sở tiền là cơ sở kế toán dựa vào thực thu – thực chi tiền

Kế toán theo cơ sở tiền chỉ cho phép ghi nhận các giao dịch khi các giao dịchnày phát sinh bằng tiền

BCKQHĐKD phải được ghi nhận theo cơ sở dồn tích Điều này mang lại

cơ hội cho ban giám đốc thực hiện hành động quản trị lợi nhuận thông quacác giao dịch không bằng tiền nhằm đạt được một mục tiêu nào đó Trong khi

đó, kế toán theo cơ sở tiền được sử dụng để lập báo cáo lưu chuyển tiền tệdựa trên cơ sở thực thu, thực chi tiền nên ban giám đốc không thể thực hiệnquản trị lợi nhuận thông qua vận dụng các chính sách kế toán Từ đó chênhlệch giữa lợi nhuận trên BCKQHĐKD và dòng tiền trên BCLCTT tạo ra biến

kế toán gọi là dồn tích (Accruals) Vì vậy, công thức tính tổng dồn tích (total

accrual) được xác định như công thức 1.1 sau:

Tổng biến kế toán dồn

tích(Total Accruals – TA)

=

Lợinhuận sau thuế

-Lưu chuyển tiềnthuần từ hoạtđộng kinh doanh

(1.1)

Total Accruals gồm hai phần: Biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh(Discretionary Accruals – DA) và biến kế toán dồn tích không thể điều chỉnh(Non Discretionary Accruals – NDA), được thể hiện qua công thức 1.2 sau:Tổng biến

+

Biến kế toán dồntích không có thểđiều chỉnh được (NonDiscretionary

Accruals – NDA)

(1.2)

Theo đó, biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh chính là khoảng trống

để các nhà quản trị điều chỉnh lợi nhuận theo ý muốn chủ quan của mình

Trang 31

thông qua việc lựa chọn các chính sách kế toán.

Nghiên cứu này lược khảo các phương pháp xác định các biến kế toánkhông thể điều chỉnh được nhiều nhà nghiên cứu đã nghiên cứu thực nghiệmgồm các mô hình: Mô hình tổng biến kế toán dồn tích trung bình của Healy[37]; Mô hình của DeAnglo [24]; Mô hình dãy thời gian của Jones [39]; Môhình ngành của Dechow và Sloan [25]; Mô hình Friedlan [33]; Mô hìnhModified Jones [25] Mô hình Kothari và các cộng sự [43] Mỗi mô hình đều

có ưu điểm, nhược điểm và điều kiện vận dụng riêng

Dưới đây là tóm tắc các mô hình đo lường biến lợi nhuận được tổng hợpbởi Nguyễn Công Phương [9]

a Mô hình tổng biến kế toán dồn tích trung bình của Healy , 1985

Theo cách tiếp cận của Healy, biến kế toán dồn tích không thể điều chỉnhchính là tổng biến kế toán dồn tích trung bình của các năm trước

n A

TA NDA t it

it it

NDAit: Biến kế toán dồn tích không thể điều chỉnh vào năm t của công ty i

DAit: Biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh vào năm t của công ty i

TAit: Tổng biến kế toán dồn tích năm t của công ty i

Ait: Tổng tài sản năm t của công ty i

n: số năm trong kỳ ước tính

t: năm sự kiện (năm nghiên cứu hành động điều chỉnh lợi nhuận)

Theo Healy, phần NDA năm t chính là TA của năm t-1 Điều này chothấy, NDA không thay đổi từ năm này qua năm khác Đồng thời mô hình củaHealy cũng cho thấy rằng tổng DA trong một khoảng thời gian sẽ bằng 0 [37].Điều này cho thấy nhà quản trị không thể điều chỉnh lợi nhuận trong một thời

Trang 32

gian vô tận Bởi vì việc điều chỉnh lợi nhuận được thực hiện chủ yếu bằngviệc lựa chọn các phương pháp kế toán, nếu lợi nhuận được điều chỉnh tăngtrong một vài năm thì qua các năm kế tiếp lợi nhuận phải giảm đi.

Ưu điểm của mô hình Healy là đơn giản về tính toán Tuy nhiên, nhượcđiểm của mô hình nằm ở chổ cho rằng NDA không thay đổi theo thời gian.Thực tế, NDA liên qua đến mức hoạt động của doanh nghiệp, khi mức hoạtđộng thay đổi, phần NDA sẽ thay đổi Vì vậy, cách tiếp cận này không thểkiểm soát được những thay đổi về mức độ hoạt động làm biến động phầnNDA, như tăng trưởng về hoạt động, thay đổi tình trạng kinh tế Việc khôngkiểm soát được các biến này làm cho phần NDA tính được không chính xác

và từ đó, đo lường phần DA bị sai lệch

b Mô hình DeAngelo, 1986

Theo DeAngelo, biến kế toán dồn tích không thể điều chỉnhcủa công ty ivào năm sự kiện t là:

2 1

A

TA NDA (1.5)Biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh của công ty i năm sự kiện t:

- DNA không đổi qua các năm

Mô hình này được xem như là một trường hợp đặc biệt của mô hìnhHealy [37] Điểm khác biệt ở đây là kỳ ước tính NDA là năm trước, thay vìmột giai đoạn trong mô hình của Healy Điểm chung cho cả hai cách tiếp cận

là việc sử dụng TA của kỳ ước tính như một tính toán gần đúng phần NDAcủa kỳ nghiên cứu Ước tính NDA trong mô hình của DeAngelo, 1986 thật sựchính xác nếu NDA không thay đổi theo thời gian và trung bình DA bằng 0 ở

Trang 33

kỳ ước tính Tuy nhiên, như trình bày ở trên, NDA thường phụ thuộc vào mức

độ hoạt động Như vậy mô hình của DeAngelo cũng có nhược điểm của môhình Healy đó là không đo lường chính xác phần NDA

c Mô hình dãy thời gian của Jones, 1991

Để khắc phục nhược điểm của hai mô hình trên, Jones - 1991 thử kiểmsoát sự ảnh hưởng của những thay đổi về mức độ hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp đến NDA Theo Jones, phần NDA phụ thuộc vào doanh thu, qui

mô của tài sản Vì vậy, Jones sử dụng các mức biến động về doanh thu thuần

và nguyên giá TSCĐ giữa năm t-1 và năm t để dự đoán phần NDA Mô hìnhcủa Jones được trình bày như sau:

2 1

1 1

1

it

it it

it it

it

it

A

PPE A

REV A

∆REV: Doanh thu thuần kỳ t – Doanh thu thuần kỳ t-1

PPEt: Nguyên giá TSCĐ hữu hình, nguyên giá TSCĐ thuê tài chính,nguyên giá BĐS đầu tư, chi phí xây dựng cơ bản dở dang cuối kỳ t

Ait-1: Tổng tài sản cuối kỳ t-1

α1, α2, α3: là các tham số của từng công ty

t: kỳ t cần nghiên cứu hành động điều chỉnh lợi nhuận

i: công ty i cần nghiên cứu hành động điều chỉnh lợi nhuận

Các tham số α1, α2, α3 ở mô hình trên được tính bằng ước lượng OLS của

a1, a2, a3 trong mô hình sau:

2 1 - it

it it

it

A

PPE a A

REV a

a A

Trang 34

trên thông qua loại bỏ giả thuyết phần NDA không thay đổi qua các năm Tuynhiên, mô hình vẫn tồn tại nhược điểm là, cho rằng doanh thu là NDA Trongthực tế, các nhà quản trị có thể điều chỉnh lợi nhuận thông qua doanh thu bằngcách đẩy nhanh hoặc làm chậm lại các giao dịch kinh tế khi ghi nhận doanhthu trong một kỳ nào đó.

d Mô hình của Friedlan, 1994

Để khắc phục nhược điểm của Healy, 1985 và DeAngelo 1986, Friedlan,

1994 đã cải tiến mô hình bằng việc kiểm soát phần NDA thay đổi do thay đổimức độ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Việc kiểm soát này được xácđịnh như sau:

it it

DNA Sales

A

TA

Trong đó:

Salesit: Doanh thu năm t của công ty i

Với cách xác định trên, Friedlan - 1994 đã khắc phục được nhược điểmcủa hai mô hình Healy và DeAngelo, đã kiểm soát được sự thay đổi mức độhoạt động Như vậy Friedlan - 1994 đo lường phần NDA chính xác hơn hai

mô hình Healy, 1985 và DeAngelo, 1986

e Mô hình cải tiến của mô hình Jones, 1995

Để khắc phục hạn chế của mô hình Jones, Dechow và các cộng sự đã đềxuất một phiên bản sửa đổi của mô hình Jones bằng việc thay thế biến độngdoanh thu bằng một biến khác gọi là biến động doanh thu bằng tiền Biếnđộng doanh thu bằng tiền [25]

1

3 1

2 1

1 1

it it

it it

it

A

PPE a

REC REV

A A

Trang 35

Các biến còn lại tương tự như mô hình Jones, 1991.

Phiên bản cải tiến của mô hình Jones đã khắc phục được những hạn chếcủa mô hình chính năm 1991 Mô hình đã bác bỏ giả thuyết cho rằng toàn bộdoanh thu là phần NDA, vì cho rằng doanh thu chưa thu tiền trong tổng doanhthu là phần có thể điều chỉnh được và sẽ được điều chỉnh theo ý muốn chủquan của nhà quản trị Những khoản điều chỉnh doanh thu được thay đổi phụthuộc vào các khoản phải thu khách hàng

Tuy nhiên, mô hình vẫn tồn tại hạn chế đó là, số liệu nghiên cứu đòi hỏiphải thu thập một dãy số liệu theo thời gian trong quá khứ của doanh nghiệp.Đây thực sự là một khó khăn khi không tồn tại một cơ sở dữ liệu có sẵn

f Mô hình ngành của Dechow và Sloan, 1991

Mô hình ngành loại bỏ giả thuyết về tính ổn định của biến kế toán dồntích không thể điều chỉnh NDA theo thời gian Mô hình này cho rằng phầnNDA là chung cho các doanh nghiệp cùng ngành Từ đó, NDA được xác địnhthông qua nghiên cứu thực tế hoạt động của ngành Mô hình ngành như sau: (1.11)

1

it

it j it

A

TA median

Trong đó: β1, β2: ước tính qua OLS trong kỳ ước tính

Về sau, chính tác giả đã phát hiện những hạn chế trong mô hình củamình Theo Dechow, mô hình ngành đã loại bỏ những biến động đến từ tìnhtrạng cụ thể của mỗi doanh nghiệp Nếu phân NDA của các doanh nghiệp cónhững thay đổi lớn do thay đổi mức độ hoạt động kinh doanh thì mô hìnhngành không đo lường chính xác phần NDA Mặt khác, mô hình này chỉ hợp

lý nếu biến dồn tích và mục tiêu lợi nhuận của các doanh nghiệp trong cùngngành có sự tương quan rất chặt chẽ sau khi kiểm soát các biến tiềm tàngkhác [25]

Ngoài các mô hình được tác giả Nguyễn Công Phương lược khảo trên,

Trang 36

vào năm 2005, Kothari cùng các cộng sự cho ra một kết quả nghiên cứu khác,

đó là

Mô hình của Kothari và cộng sự, 2005

Với nghiên cứu này Kothari, Leone and Wasley đã tiếp tục phát triển môhình của Jones [39] và Dechow, Sloan and Sweeney [25] trên cơ sở xem xétbiến thêm biến kết quả hoạt động Với mong muốn là nghiên cứu mối quan hệtuyến tính giữa biến dồn tích và kết quả hoạt động

Mô hình tuyến tính có xem xét kết quả hoạt động của Kothari, Leone andWasley [43] như sau:

3 1

2 1

1 1

1

t t

t t

t t

t t

A

PPE A

REC REV

A A

NDA

(1.12)Trong đó : ROA t 1: Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản của năm t-1

Trong các mô hình trên thì mô hình Modified Jones (1995) là mô hình đượcáp dụng rộng rãi trong các nghiên cứu do những ưu việt đã được kiểm chứng

1.2 BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu này được đặt ra trong bối cảnh thay đổi thuế suất thuếTNDN từ năm 2016 Trước năm 2016, thuế suất thuế TNDN là 22 % Kể từnăm 2016, thuế suất thuế TNDN giảm còn 20 % Thay đổi thuế suất tạo ra cơhội cho người quản lý dịch chuyển lợi nhuận kế toán (có liên quan đến thunhập chịu thuế) trong năm 2015 qua năm 2016 để giảm số thuế phải nộp.Điều kiện để đặt ra giả thuyết (động cơ) này là thu nhập chịu thuế và lợinhuận kế toán phải có mối liên hệ gắn kết Nội dung tiếp theo sẽ làm rõ mốiliên hệ này

1.2.1 Mối liên hệ giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế tại Việt Nam.

Ở một số các quốc gia trên thế giới như Mỹ, Canada, thu nhập chịu thuế

Trang 37

được xác định tương đối độc lập với lợi nhuận kế toán Khi đó các nhà quảntrị hầu như không xem đây là cơ hội để điều chỉnh lợi nhuận kế toán để tiếtkiệm thuế vì thay đổi lợi nhuận kế toán cũng không có hoặc ít có ảnh hưởngđến thu nhập chịu thuế và từ đó số thuế phải nộp .

Tuy nhiên, đối với Việt Nam là một quốc gia mà chính sách kế toán vàchính sách thuế có mối liên hệ tương đối chặt chẽ với nhau, thì hành vi điềuchỉnh lợi nhuận kế toán nhằm giảm thiểu chi phí thuế phải nộp trong nămhoàn toàn có khả năng xảy ra Để tìm hiểu mối quan hệ giữa kế toán và thuế,nội dung tiếp theo sẽ phân tích cách đo lường lợi nhuận kế toán và thu nhậpchịu thuế tại Việt Nam, qua đó làm rõ mối liên hệ giữa hai công cụ này

a Đo lường lợi nhuận kế toán

Lợi nhuận kế toán là lợi nhuận hoặc lỗ của một kỳ, trước khi trừ thuếTNDN, được xác định theo quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán [2].Theo đó, lợi nhuận kế toán được xác định theo công thức 1.13 sau

-Chi phí theoquy định của

kế toán

(1.13)

Lợi nhuận kế toán phụ thuộc nhiều vào các chính sách kế toán mà công

ty lựa chọn như: chính sách khấu hao; chính sách phân bổ tài sản đã xuấtdùng; chính sách ghi nhận doanh thu; chính sách và phương pháp tập hợp chiphí, tính giá thành

b Đo lường thu nhập chịu thuế

Thu nhập chịu thuế là thu nhập chịu thuế TNDN của một kỳ, được xácđịnh theo qui định của Luật thuế TNDN hiện hành và là cơ sở để tính thuếTNDN phải nộp [2] Theo đó, thu nhập chịu thuế và thuế TNDN phải nộpđược xác định theo công thức 1.14 và 1.15 sau

Trang 38

TNDN của thuế thuế

Thuế

TNDN phải

nộp

= Thu nhập chịuthuế TNDN X

Thuế suất thuếTNDN hiệnhành (%)

(1.15)

c Mối quan hệ giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế

Tuy lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế có phương pháp đo lường,nguyên tắc ghi nhận khác nhau nhưng chúng có mối quan hệ chặt chẽ vớinhau, đó là đều được xác định dựa trên doanh thu và chi phí của doanhnghiệp Với mối quan hệ trên, một sự thay đổi trong chính sách kế toán sẽ tácđộng đến doanh thu, chi phí kéo theo sự thay đổi của lợi nhuận, thu nhập chịuthuế và số thuế phải nộp

Theo Nguyễn Công Phương, một số đối tượng và giao dịch điển hình thểhiện sự gắn kết giữa đo lường lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế ở ViệtNam [12]

Bảng 1.1 Liên kết giữa kế toán và thuế ở Việt Nam

1 Xác định giá của TSCĐ - Thuế và kế toán có sự tương đồng

2 Phân loại thuê tài sản - Thuế dựa vào kế toán

3 Khấu hao TSCĐ - Chế ngự của thuế và tương đồng

4 Dự phòng - Tương đồng và chế ngự của thuế

5 Chi phí nghiên cứu và triển

khai

- Thuế dựa vào kế toán

6 Xác định giá của hàng tồn kho - Thuế và kế toán có sự tương đồng

7 Chi phí lãi vay

7.1 Vốn hóa

7.2 Tính vào chi phí SXKD

-Thuế và kế toán có sự tương đồng

- Thuế và kế toán vừa độc lập vừa tươngđồng

8 Giao dịch bằng ngoại tệ

8.1 Phát sinh trong kỳ

8.2 Xử lý cuối kỳ

- Thuế và kế toán có sự tương đồng

- Xử lý tương đồng trong kế toán và thuế

9 Lợi thế thương mại do hợp - Độc lập giữa kế toán và thuế

Trang 39

Nội dung Hướng liên kết

và đối tượng nộp thuế

- Độc lập giữa kế toán và thuế

12 Tiền phát và tiền bồi thường,

ủng hộ

- Độc lập giữa kế toán và thuế

13 Ghi nhận doanh thu bán

13.3 Doanh thu theo tiến độ

13.4 Doanh thu bán hàng đại

lý, ủy thác

- Thuế và kế toán có sự tương đồng

- Thuế dựa vào kế toán

- Độc lập giữa kế toán và thuế

- Chế ngự của thuế

14 Chi phí trích trước, chi phí

phân bổ

- Kế toán dựa vào thuế

Nguồn: Nguyễn Công Phương [12]

Qua kết quả phân tích ở Bảng 1.2 ta thấy, trong 19 giao dịch điển hình,

có 5 giao dịch rơi kế toán độc lập với thuế, 14 giao dịch còn lại giữa kế toán

và thuế có mối liên hệ với nhau Điều này thể hiện tính phụ thuộc giữa kếtoán và thuế Kết quả này là hợp lý, vì ở nước ta cả thuế và kế toán đều đượcxem là công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước Hiện tại ở các doanh nghiệp kếtoán chịu sự chi phối mạnh mẽ của thuế Tạo điều kiện thuận lợi cho việc vậndụng chính sách kế toán để điều chỉnh doanh thu và chi phí nhắm đến thunhập chịu thuế, nhằm giảm thiểu tối đa số thuế phải nộp của đơn vị

Trang 40

Mặc dù kế toán có xu hướng tách biệt với thuế trong thời gian gần đây(từ khi có chế độ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014của Bộ tài chính), sự tách rời này vẫn còn chưa đủ độc lập Nhiều nguyên tắc,phương pháp đo lường lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế vẫn còn giốngnhau như khấu hao, tính giá hàng xuất kho, phần lớn ghi nhận doanh thu,

1.2.2 Động cơ quản trị lợi nhuận nhằm tiết kiệm thuế

Ở Việt Nam, tồn tại mối liên hệ chặt chẽ giữa chính sách kế toán và thuế,

từ lâu, các luật thuế can thiệp mạnh mẽ vào các lĩnh vực kế toán để quy địnhcác nguyên tắc đánh giá, lập và trình bày báo cáo tài chính Các nguyên tắc kếtoán bị áp đặt để xác định thu nhập chịu thuế Và như vậy, phương pháp sửdụng xác định lợi nhuận kế toán cũng là phương pháp được dùng để xác địnhthu nhập chịu thuế Điều này cho thấy, kế toán phụ thuộc rất nhiều vào thuếtrong việc đo lường và lập BCTC [12]

Chính vì mối liên hệ chặt chẽ này, nên khi có cơ hội nhà quản trị có thểthực hiện hành động quản trị lợi nhuận để điều chỉnh lợi nhuận theo ý muốnchủ quan của họ Cụ thể khi thuế suất thuế TNDN giảm, nhà quản trị sẽ tậndụng với mục tiêu giảm chi phí thuế TNDN Do đó, khi có giảm thuế suấtthuế TNDN từ năm 2016 (22% năm 2015 xuống 20% năm 2016) thì đây cóthể là cơ hội để các nhà quản trị thúc đẩy các hành vi quản trị lợi nhuận nhằmtiết kiệm thuế

Qua việc nghiên cứu bối cảnh thực tế tại Việt Nam về chính sách kếtoán, chính sách thuế, cũng như thời điểm có sự thay đổi thuế suất thuếTNDN, có thể thấy rằng, bối cảnh này hoàn toàn phù hợp để tiến hành quảntrị lợi nhuận nhằm tiết kiệm thuế Tuy nhiên, để đi đến kết luận chính xácnhằm trả lời cho câu hỏi có hay không hoạt động quản trị lợi nhuận vào thờiđiểm trên, cần tiến hành nghiên cứu, kiểm định bằng số liệu thực tế ở chươngtiếp theo

Ngày đăng: 14/03/2018, 21:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w