Qua việc nghiên cứu đề tài: “Các nhân tố quản trị công ty ảnh hưởng đến điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết trong trường hớp có phát hành thêm cổ phiếu”, tác... Tổng quan tài l
Trang 1ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
PHAN NGUYỄN THUỲ UYÊN
CÁC NHÂN TỐ QUẢN TRỊ CÔNG TY ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐIỀU CHỈNH LỢI NHUẬN CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRONG TRƯỜNG HỢP CÓ PHÁT HÀNH
THÊM CỔ PHIẾU
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Trang 3ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
PHAN NGUYỄN THUỲ UYÊN
CÁC NHÂN TỐ QUẢN TRỊ CÔNG TY ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐIỀU CHỈNH LỢI NHUẬN CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRONG TRƯỜNG HỢP CÓ PHÁT HÀNH
THÊM CỔ PHIẾU
Chuyên ngành: KẾ TOÁN
Mã số: 60.34.03.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Người hướng dẫn khoa học: TS ĐƯỜNG NGUYỄN HƯNG
Đà Nẵng – Năm 2015
Trang 4Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả
Phan Nguyễn Thùy Uyên
Trang 5MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4
6 Cấu trúc của luận văn 4
7 Tổng quan tài liệu 4
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẾN ĐIỀU CHỈNH LỢI NHUẬN CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRONG TRƯỜNG HỢP CÓ PHÁT HÀNH THÊM CỔ PHIẾU 8
1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY (CORPORATE GOVERNANCE) 8
1.1.1 Khái niệm quản trị công ty 8
1.1.2 Vai trò quản trị công ty 10
1.2 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐIỀU CHỈNH LỢI NHUẬN 14
1.2.1 Khái niệm 14
1.2.2 Cơ sở của hành vi điều chỉnh lợi nhuận 15
1.3 MỐI QUAN HỆ GIỮA QUẢN TRỊ CÔNG TY VÀ HÀNH VI ĐIỀU CHỈNH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY NIÊM YẾT CÓ PHÁT HÀNH THÊM CỔ PHIẾU 18
1.3.1 Lý thuyết đại diện về quản trị công ty 18
1.3.2 Mối quan hệ giữa quản trị công ty và hành vi điều chỉnh lợi nhuận của công ty niêm yết có phát hành thêm cổ phiếu 21
Trang 6ĐIỀU CHỈNH LỢI NHUẬN CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT KHI
PHÁT HÀNH THÊM CỔ PHIẾU 23
1.4.1 Hội đồng quản trị 24
1.4.2 Ủy ban kiểm toán 26
1.4.3 Chất lượng kiểm toán 28
1.4.4 Các nhân tố khác ảnh hưởng đến điều chỉnh lợi nhuận của công ty niêm yết có phát hành thêm cổ phiếu 28
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 31
CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ QUẢN TRỊ CÔNG TY ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐIỀU CHỈNH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY NIÊM YẾT CÓ PHÁT HÀNH THÊM CỔ PHIẾU 32
2.1 XÁC ĐỊNH CÁC BIẾN VÀ CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 32
2.1.1 Biến phụ thuộc phản ánh hành vi điều chỉnh lợi nhuận 32
2.1.2 Các nhân tố quản trị công ty ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết có phát hành thêm cổ phiếu 34
2.1.3 Các nhân tố khác ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết có phát hành thêm cổ phiếu 39
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42
2.2.1 Mô hình nghiên cứu 44
2.2.2 Đo lường các biến 45
2.2.3 Chọn mẫu nghiên cứu và thu thập dữ liệu 49
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 52
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ CÁC HÀM Ý TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 53
Trang 7CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT CÓ PHÁT HÀNH THÊM CỔ PHIẾU
TẠI VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2011-2014 53
3.2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 57
3.2.1 Mô tả thống kê các biến trong mô hình nghiên cứu 57
3.2.2 Phân tích mối quan hệ tương quan giữa các biến 59
3.2.3 Kiểm tra độ phù hợp của mô hình nghiên cứu 62
3.2.4 Kết quả ước lượng mô hình nghiên cứu 64
3.2.5 Kiểm định phân phối chuẩn của biến phụ thuộc 69
3.2.6 Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư 69
3.3 HÀM Ý CHÍNH SÁCH VÀ KIẾN NGHỊ 70
3.3.1 Hàm ý từ kết quả nghiên cứu 70
3.3.2 Một số kiến nghị nhằm tăng cường vai trò quản trị công ty trong việc ngăn ngừa và phát hiện hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết có phát hành thêm cổ phiếu 72
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 84
KẾT LUẬN 85 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (bản sao)
PHỤ LỤC
Trang 8Số hiệu
Bảng 2.1
Các chỉ tiêu đo lường nhân tố ảnh hưởng biến dồn tích
có thể điều chỉnh của công ty niêm yết có phát hành thêm cổ phiếu
48
Bảng 2.2 Bảng thống kê các công ty niêm yết phát hành thêm cổ
Bảng 2.3 Bảng thống kê các công ty niêm yết phát hành thêm cổ
Bảng 3.2 Bảng phân tích hệ số tương quan Pearson 60
Trang 9Hình 3.1 bình ngành qua các năm của các công ty niêm yết có
54
Hình 3.3
Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng lợi nhuận qua các năm của một số công ty niêm yết có phát hành thêm cổ phiếu
55
Hình 3.4
Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trung bình ngành qua các năm của các công ty niêm yết không phát hành thêm cổ phiếu
56
Hình 3.5
Biểu đồ thể hiện tỷ lệ các công ty không phát hành thêm cổ phiếu với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận qua các năm nghiên cứu của
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Thị trường chứng khoán và các mã cổ phiếu đang dần trở nên quen thuộcvới đông đảo người dân Việt Nam Đầu tư vào thị trường chứng khoán đã trởnên quan trọng đối với mọi người Theo thời gian và sự phát triển của thịtrường dẫn đến yêu cầu ngày càng cao của nhà đầu tư, các tổ chức kinh doanhchứng khoán đối với các mã cổ phiếu; và cùng với sự phát triển đó, thông tin
và công bố thông tin là một trong các nhân tố tác động mạnh mẽ đến sự ổnđịnh và phát triển của thị trường chứng khoán Thông tin là cơ sở giúp nhữngnhà quản lý điều hành doanh nghiệp, và là cơ sở giúp các nhà đầu tư đưa racác quyết định đúng đắn Thông tin nội bộ hay thông tin được các doanhnghiệp công bố trên các báo cáo tài chính đều rất nhạy cảm đối với thị giá củacác tài sản tài chính được niêm yết trên thị trường chứng khoán
Hiện nay, phát hành thêm cổ phiếu là một trong những hình thức tài trợvốn cho các công ty niêm yết Các nhà đầu tư thường có xu hướng đầu tư vàocác công ty có hiệu quả kinh tế và triển vọng tăng trưởng cao Một trongnhững yếu tố quan trọng thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư là chỉ tiêu lợinhuận, qua đó đánh giá hiệu quả kinh doanh và triển vọng tăng trưởng củacông ty Chính vì vậy, khi phát hành thêm cổ phiếu trên thị trường chứngkhoán, các công ty đặc biệt là các công ty niêm yết có khả năng thổi phồng lợinhuận trong những giai đoạn này là rất cao Đó cũng chính là lý do vì sao cácnhà quản trị công ty luôn tìm mọi cách có thể để chuyển dịch lợi nhuận củacác kì sau hoặc lợi nhuận của kì trước về kỳ chuẩn bị phát hành thêm cổ phiếunhằm thu hút các nhà đầu tư Việc điều chỉnh lợi nhuận làm sai lệch tình hìnhtài chính của doanh nghiệp và dẫn đến hậu quả vô cùng lớn đối với nhà đầu tưthông qua thông tin sai lệch được cung cấp bởi doanh nghiệp Điều đó khiến
Trang 11các nhà đầu tư luôn nghi ngờ chỉ tiêu lợi nhuận trong kỳ phát hành thêm cổphiếu trên báo cáo tài chính có trung thực hay không?
Trong khi đó, quản trị công ty được nhận thức là yếu tố quan trọng trongviệc nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Để nângcao hiệu quả kinh doanh, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn, giảm chi phívốn cũng như tạo dựng lòng tin đối với cổ đông, nhà đầu tư, thực hiện quảntrị công ty tốt là con đường đi tất yếu của tất cả các công ty niêm yết trên thịtrường chứng khoán Một mô hình quản trị công ty tốt sẽ đem lại nhiều lợi íchcho doanh nghiệp Quản trị công ty tốt được cho là sẽ giảm xung đột và chiphí đại diện giữa cổ đông với các đại diện là nhà quản lý, từ đó ngăn ngừahành vi điều chỉnh lợi nhuận Với việc tăng cường giá trị của công ty và quản
lý rủi ro tốt hơn, quản trị công ty tốt góp phần vào việc tăng cường đầu tư vàphát triển bền vững
Theo nhận xét của các chuyên gia quốc tế trong hội nghị tham vấn sángkiến quản trị công ty khu vực Đông Nam Á khai mạc tại Hà Nội diễn ra vàongày 12 tháng 5 năm 2015, chất lượng quản trị công ty tại Việt Nam vẫn cònnhiều thách thức, đặc biệt là trong việc tuân thủ các quy định cũng như việctham gia của cổ đông còn yếu Tình hình quản trị công ty tại các doanhnghiệp vẫn bị đánh giá là chưa tốt,còn thiếu rõ ràng so với các tiêu chuẩn củakhu vực và quốc tế Hơn nữa , tình hình điều chỉnh lợi nhuận của các công tyniêm yết có phát hành thêm cổ phiếu ở Việt Nam còn khá phổ biến, ảnhhưởng đến việc ra quyết định của các nhà đầu tư Câu hỏi cấp thiết được đặt
ra là tình hình quản trị công ty của các công ty niêm yết ở Việt Nam hiện naynhư thế nào và nó có tác động như thế nào đến việc điều chỉnh lợi nhuận củacác công ty niêm yết có phát hành thêm cổ phiếu Qua việc nghiên cứu đề tài:
“Các nhân tố quản trị công ty ảnh hưởng đến điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết trong trường hớp có phát hành thêm cổ phiếu”, tác
Trang 12giả muốn đánh giá khách quan tình hình quản trị công ty của các công ty niêmyết có phát hành thêm cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt nam; từ đórút ra được các giải pháp trong quản trị công ty để ngăn ngừa và phát hiệnhành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết.
2 Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn nhằm hướng đến các mục tiêu sau:
- Làm rõ ảnh hưởng của các yếu tố quản trị công ty đến điều chỉnh lợinhuận của các công ty niêm yết có phát hành thêm cổ phiếu
- Từ kết quả nghiên cứu rút ra được hàm ý và các giải pháp tăng cườngquản trị công ty trong việc ngăn ngừa và phát hiện hành vi điều chỉnh lợinhuận của doanh nghiệp
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về các nhân tố thuộc quản trịcông ty ảnh hưởng đến điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết có pháthành thêm cổ phiếu
- Phạm vi nghiên cứu: Các công ty cổ phần niêm yết trên sở giao dịchchứng khoán Hà Nội, sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh vàsàn UPCOM có phát hành thêm cổ phiếu từ trong giai đoạn 2011-2014
4 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn hệ thống hoá và tổng hợp lý thuyết, phân tích lý thuyết để chỉ
ra các nhân tố quản trị công ty ảnh hưởng đến điều chỉnh lợi nhuận của côngty; phán đoán và đặt giả thuyết nghiên cứu dựa trên cơ sở lập luận logic cácvấn đề liên quan đến đối tượng nghiên cứu; thu thập số liệu kiểm chứng giảthuyết thông qua các mô hình đã lựa chọn Sau đó, dựa trên kết quả kiểmchứng bằng các kĩ thuật thống kê để đưa ra các nhận xét và kiến nghị về đề tài
đã nêu
Trang 135 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu này sẽ cung cấp bằng chứng về ảnh hưởng của cácnhân tố quản trị công ty đến điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết cóphát hành thêm cổ phiếu, từ đó cho thấy ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợinhuận, giúp cho các đối tượng sử dụng thông tin có cái nhìn chính xác hơn vềchỉ tiêu lợi nhuận trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thịtrường chứng khoán Việt Nam
6 Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về ảnh hưởng của quản trị công ty đến điềuchỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết trong trường hợp có phát hành thêm
cổ phiếu
Chương 2: Thiết kế nghiên cứu các nhân tố quản trị công ty ảnh hưởngđến điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết có phát hành thêm cổphiếu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu, các hàm ý từ kết quả nghiên cứu
7 Tổng quan tài liệu
Trong nghiên cứu của Yuyang Zhang, Konari Uchida, Hua Bu (2012)với nguồn dữ liệu báo cáo tài chính tại Trung Quốc, tác giả đã thu thập vàphân tích một tập hợp chứa thông tin chi tiết các đặc điểm quản trị công tycủa 1.252 doanh nghiệp niêm yết Trung Quốc có điều chỉnh lợi nhuận tronggiai đoạn 2003-2009, và đồng thời qua phân tích, tính toán đã đưa ra đượcbằng chứng về sự ảnh hưởng của cấu trúc quản trị công ty đến hành vi điềuchỉnh lợi nhuận của công ty niêm yết
Nghiên cứu của Jesus Sáenz González, Emma García, Meca (2014) chothấy kết quả rằng môi trường doanh nghiệp tại các công ty Mỹ Latin có mức
độ sở hữu của cổ đông cao ảnh hưởng xấu đến chất lượng và tính minh bạch
Trang 14của thông tin tài chính Quyền sở hữu nội bộ mặc dù có sự khác biệt trong hệthống quản trị công ty nhưng nó là một cơ chế có thể hạn chế các hành vi điềuchỉnh lợi nhuận khi tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông nội bộ không phải là rấtcao, chỉ ở mức vừa phải Mặc dù có những hạn chế nhưng nghiên cứu nàyphân tích rõ mối quan hệ giữa cơ cấu sở hữu, ban giám đốc và mở rộng cáchướng nghiên cứu về quản trị lợi nhuận và quản trị doanh nghiệp.
Trong nghiên cứu của Hanen BEN Ayed-KOUBAA (2010) về mối quan
hệ giữa quản trị công ty và quản trị lợi nhuận, tác giả đã tiến hành kiểm trahiệu quả của cơ chế quản trị công ty đối với khả năng điều chỉnh lợi nhuậntrên mẫu gồm 120 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Pháp tronggiai đoạn 2002-2007, các công ty tài chính và các công ty không đủ dữ liệu bịloại khỏi mẫu Dữ liệu có liên quan đến đặc điểm hội đồng quản trị và cơ cấu
sở hữu được tự tác giả thu thập từ báo cáo hằng năm của công ty Kết quảnghiên cứu đã cho thấy mối quan hệ ngược chiều của uỷ ban kiểm toán và tỉ
lệ quyền sở hữu cổ phần đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận Tuy nhiên, nghiêncứu này không cho thấy được mối liên quan giữa tính độc lập của hội đồngquản trị và kích thước của nó đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận
Tại Việt Nam đã có một số nghiên cứu lý thuyết về điều chỉnh lợi nhuậncủa PGS.TS Nguyễn Công Phương như: “Kế toán theo cơ sở dồn tích và hành
vi quản trị lợi nhuận của doanh nghiệp” (2009), “Các mô hình quản trị lợinhuận ở các nước phát triển có phù hợp với bối cảnh Việt Nam: phân tích lýthuyết” (2005) đã cung cấp cơ sở lý thuyết hữu ích cho các nghiên cứu vềhành vi điều chỉnh lợi nhuận theo ý muốn chủ quan của nhà quản trị sau này.Đồng thời, tác giả cũng đưa ra những ưu, nhược điểm của từng mô hìnhnghiên cứu quản trị lợi nhuận để cải tiến phương pháp nhận diện điều chỉnhlợi nhuận của nhà quản trị
Trang 15Bài viết “Hành vi quản trị lợi nhuận đối với thông tin lợi nhuận công bốtrên báo cáo tài chính” của TS Đường Nguyễn Hưng (2013) đã làm rõ bảnchất của hành vi quản trị lợi nhuận, cơ sở và mục đích của hành vi điều chỉnhlợi nhuận của nhà quản trị Tuy nhiên, bài viết này chỉ giới hạn nghiên cứu ởmức lý thuyết chứ chưa đưa ra bằng chứng thực tế về hành vi điều chỉnh lợinhuận của nhà quản trị.
Bên cạnh đó cũng đã có một số nghiên cứu như:
Nghiên cứu của tác giả Huỳnh Thị Vân (2012) về đề tài “Nghiên cứuhành vi điều chỉnh lợi nhuận ở các công ty cổ phần trong năm đầu tiên niêmyết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” Với thời gian nghiên cứu từ năm2008-2010, tác giả sử dụng mô hình DeAnglo và Friedlan đã đưa ra kết luậnphần lớn các công ty niêm yết có điều chỉnh tăng lợi nhuận trong năm đầuniêm yết trên thị trường chứng khoán Tuy nghiên mô hình nghiên cứu của tácgiả còn có hạn chế là đã giả định quy mô doanh nghiệp không thay đổi quahai năm và năm liền trước không có điều chỉnh lợi nhuận Nếu vi phạm giảthuyết thì kết quả nghiên cứu không còn chính xác nữa
Cũng giống đề tài “Nghiên cứu hành vi điều chỉnh lợi nhuận ở các công
ty cổ phần trong năm đầu tiên niêm yết trên thị trường chứng khoán ViệtNam” của tác giả Huỳnh Thị Vân (2012) và kế thừa những hạn chế củanghiên cứu trên, nghiên cứu của tác giả Phan Thị Thuỳ Dương (2015) về đềtài “Sử dụng mô hình Jones để nhận diện điều chỉnh lợi nhuận: Trường hợpcác công ty niêm yết ở Hose phát hành thêm cổ phiếu năm 2013” đã vận dụng
mô hình Modified Jones được coi là mô hình ưu việt hiện nay để nhận diệnhành vi điều chỉnh lợi nhuận trong trường hợp phát hành thêm cổ phiếu củacác công ty niêm yết Với mẫu nghiên cứu cuối cùng gồm 24 công ty có pháthành thêm cổ phiếu trong năm 2013, tác giả đã đưa ra kết luận phần lớn cáccông ty niêm yết có điều chỉnh tăng lợi nhuận Ngoài ra, với nghiên cứu này,
Trang 16tác giả lựa chọn kỳ nghiên cứu là quý đã khắc phục được nhược điểm của cácnghiên cứu trước Vì theo tác giả, quý này có thể điều chỉnh lợi nhuận tănglên để phục vụ cho mục đích chủ quan của nhà quản trị và đương nhiên lợinhuận của những quý sau sẽ giảm xuống và ngược lại, nhưng xét toàn bộ cảnăm thì không thấy hành vi điều chỉnh lợi nhuận.
Nghiên cứu của tác giả Trần Thị Oanh (2015) về đề tài “Các nhân tốquản trị công ty ảnh hưởng đến sai phạm báo cáo tài chính” Với thời giannghiên cứu là năm 2011 đến năm 2013, tác giả đã có những đánh giá kháchquan về tình hình quản trị công ty của các doanh nghiệp niêm yết trên sànchứng khoán Việt Nam thời gian qua, và đồng thời chỉ ra được sự ảnh hưởngcủa từng nhân tố quản trị công ty đến sai phạm báo cáo tài chính
Có thể thấy, đã có nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa quản trị công
ty và hành vi điều chỉnh lợi nhuận tại các quốc gia khác trên thế giới Tuynhiên, Việt Nam đến nay vẫn là một quốc gia ít được nghiên cứu trong cáccông trình quản trị công ty và các nghiên cứu trong nước về các nhân tố quảntrị công ty ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêmyết có phát hành thêm cổ phiếu còn rất hạn chế
Trang 17CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA QUẢN TRỊ CÔNG
TY ĐẾN ĐIỀU CHỈNH LỢI NHUẬN CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRONG TRƯỜNG HỢP CÓ PHÁT HÀNH THÊM
CỔ PHIẾU
1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY (CORPORATE GOVERNANCE)
1.1.1 Khái niệm quản trị công ty
Quản trị công ty (Corporate governance) là thuật ngữ thường được đềcập đến trong hoạt động quản trị doanh nghiệp ở nước ta thời gian gần đây.Ngày càng có nhiều công ty cổ phần quan tâm đến khái niệm này, một phần,
do đòi hỏi của pháp luật doanh nghiệp Việt Nam, phần khác, do đòi hỏi củachính các cổ đông và các bên liên quan khác của doanh nghiệp
Mặc dù pháp luật doanh nghiệp nước ta đã có những quy định điều chỉnhviệc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp, trong đó rấtnhiều điều khoản ràng buộc doanh nghiệp phải hoạt động công khai, minhbạch, tuân thủ pháp luật, đối xử công bằng giữa các cổ đông, đảm bảo quyềnlợi cổ đông nhưng trong thực tiễn vận hành, vẫn còn rất nhiều vấn đề phátsinh mà luật pháp không thể điều chỉnh hết Đó là lý do nhiều cổ đông, nhất làcác cổ đông nhỏ trong các công ty cổ phần, cùng với một số bên liên quan khácthường gây áp lực, buộc công ty phải xây dựng quy chế quản trị công ty riêng.Quy chế quản trị công ty thường được xây dựng trên cơ sở tuân thủ cácquy định của pháp luật hiện hành, đồng thời bổ sung thêm những quy địnhriêng cho phù hợp với đặc thù doanh nghiệp và mong muốn của cổ đông cùngcác bên liên quan
Trang 18Không có một định nghĩa duy nhất về quản trị công ty (corporategovernance) có thể áp dụng cho mọi trường hợp và mọi thể chế Những địnhnghĩa khác nhau về quản trị công ty hiện hữu phần nhiều phụ thuộc vào cáctác giả, thể chế cũng như quốc gia hay truyền thống pháp lý Theo Quyết định
số 12/QĐ-BTC ban hành ngày 13 tháng 3 năm 2007 thì định nghĩa của cụm
từ “quản trị công ty” trong quy chế quản trị công ty như sau: “Quản trị côngty” là hệ thống các quy tắc để đảm bảo cho công ty được định hướng điềuhành và được kiểm soát một cách có hiệu quả vì quyền lợi của cổ đông vànhững người liên quan đến công ty Các nguyên tắc quản trị công ty dựa trên
6 nguyên tắc sau:
- Đảm bảo một cơ cấu quản trị hiệu quả;
- Đảm bảo quyền lợi của cổ đông;
- Đối xử công bằng giữa các cổ đông;
- Đảm bảo vai trò của những người có quyền lợi liên quan đến công ty;
- Minh bạch trong hoạt động của công ty;
- Hội đồng quản trị, ban kiểm soát lãnh đạo và kiểm soát công ty có hiệuquả
Năm 1999, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã xuất bảntài liệu “Các nguyên tắc quản trị công ty” (OECD Principles of CorporateGovernance), trong đó đưa ra một định nghĩa chi tiết hơn về quản trị công ty,đây cũng là định nghĩa được sử dụng chính thức cho nghiên cứu này:
Quản trị công ty là những biện pháp nội bộ để điều hành và kiểm soát công ty, liên quan tới các mối quan hệ giữa ban giám đốc, hội đồng quản trị
và các cổ đông của một công ty với các bên có quyền lợi liên quan Quản trị công ty cũng tạo ra một cơ cấu để đề ra các mục tiêu của công ty, và xác định các phương tiện để đạt được những mục tiêu đó, cũng như để giám sát kết quả hoạt động của công ty Quản trị công ty chỉ được cho là có hiệu quả khi
Trang 19khích lệ được ban giám đốc và hội đồng quản trị theo đuổi các mục tiêu vì lợi ích của công ty và của các cổ đông, cũng như phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc giám sát hoạt động của công ty một cách hiệu quả, từ đó khuyến khích công ty sử dụng các nguồn lực một cách tốt hơn.
Quản trị công ty đề cập đến các cơ cấu và quá trình cho việc định hướng
và kiểm soát các công ty, liên quan đến mối quan hệ giữa ban giám đốc, hộiđồng quản trị, các cổ đông lớn, các cổ đông nhỏ và những bên có quyền lợiliên quan; được đặt trên cơ cở của sự tách biệt giữa quản lý và sở hữu doanhnghiệp Quản trị công ty tốt góp phần vào phát triển kinh tế bền vững do cảithiện được hoạt động của các công ty và nâng cao khả năng tiếp cận cácnguồn vốn bên ngoài của các công ty đó Công ty là của chủ sở hữu (nhà đầu
tư, cổ đông…); nhưng để công ty tồn tại và phát triển phải có sự dẫn dắt củahội đồng quản trị, sự điều hành của ban giám đốc và sự đóng góp của ngườilao động; những người này không phải lúc nào cũng có chung ý chí và quyềnlợi Điều này dẫn đến cần phải có một cơ chế để nhà đầu tư, cổ đông có thểkiểm soát việc điều hành công ty nhằm đem lại hiệu quả cao nhất Quản trịcông ty tập trung xử lý các vấn đề thường phát sinh trong mối quan hệ ủyquyền trong công ty, ngăn ngừa và hạn chế những người quản lý lạm dụngquyền và nhiệm vụ được giao sử dụng tài sản và cơ hội kinh doanh của công
ty phục vụ cho lợi ích riêng của bản thân hoặc của người khác, hoặc làm thấtthoát nguồn lực do công ty kiểm soát
Tóm lại, quản trị công ty là mô hình cân bằng và kiềm chế quyền lựcgiữa các bên liên quan của công ty, nhằm đảm bảo sự phát triển dài hạn vàbền vững của công ty
1.1.2 Vai trò quản trị công ty
Quản trị công ty là một loạt các mối quan hệ giữa ban giám đốc công ty,hội đồng quản trị, các cổ đông và các bên có quyền lợi liên quan tạo nên định
Trang 20hướng và sự kiểm soát công ty Mối quan hệ này được xác định một phần bởiluật pháp, lịch sử, văn hóa của quốc gia nơi công ty đặt trụ sở Đồng thời, quảntrị công ty cũng lập ra các nguyên tắc và quy trình, thủ tục ra quyết định trongcông ty, qua đó ngăn chặn sự lạm dụng quyền lực và chức vụ, giảm thiểunhững rủi ro liên quan đến hoặc có nguồn gốc từ những giao dịch với các bên
có liên quan, những xung đột lợi ích tiềm năng và từ việc không có tiêu chuẩn
rõ ràng hoặc không tuân thủ các quy định về công bố thông tin và không minhbạch Quản trị công ty tốt có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy tăngtrưởng kinh tế lành mạnh, thúc đẩy hoạt động của công ty, tăng cường khảnăng tiếp cận của công ty với các nguồn vốn bên ngoài ở mức chi phí thấp hơn.Với việc tăng cường giá trị của công ty và quản lý rủi ro tốt hơn, quản trị công
ty tốt góp phần vào việc tăng cường đầu tư và phát triển bền vững
Quản trị công ty có hiệu quả đóng một vai trò quan trọng ở nhiều cấp độ
Ở cấp độ công ty, những công ty thực hiện tốt việc quản trị công ty thường cókhả năng tiếp cận dễ dàng hơn tới các nguồn vốn giá rẻ, và thường đạt đượchiệu quả hoạt động cao hơn so với các công ty khác Những công ty kiên trìtheo đuổi các tiêu chuẩn cao trong quản trị công ty sẽ giảm thiểu nhiều rủi roliên quan tới các khoản đầu tư trong công ty Công ty nào muốn tích cực thựchiện các biện pháp quản trị công ty lành mạnh cần phải có một đội ngũ nhânviên chủ chốt, nhiệt tình và có năng lực để xây dựng và thực thi các chínhsách quản trị công ty hiệu quả Những công ty này thường đánh giá cao côngsức của những nhân viên đó và bù đắp xứng đáng cho họ; trái với nhiều công
ty khác, thường không nhận thức rõ hoặc phớt lờ lợi ích của các chính sách vànhững biện pháp quản trị công ty Các công ty thực hiện những biện phápquản trị công ty hiệu quả như vậy thường hấp dẫn hơn trong con mắt của cácnhà đầu tư, những người sẵn sàng cung cấp vốn cho công ty với chi phí thấphơn
Trang 21Thúc đẩy hoạt động và nâng cao hiệu quả kinh doanh
Việc cải tiến các cách thức quản trị công ty sẽ mang lại một hệ thốnggiải trình tốt hơn, giảm thiểu rủi ro liên quan đến các vụ gian lận hoặc cácgiao dịch nhằm mục đích vụ lợi của các cán bộ quản lý Nó cũng sẽ góp phầncải thiện quá trình ra quyết định Chẳng hạn các thành viên ban giám đốc, cácthành viên hội đồng quản trị và các cổ đông sẽ có thể đưa ra những quyết địnhchính xác, kịp thời và có đầy đủ thông tin hơn khi cơ cấu quản trị công ty chophép họ hiểu rõ vai trò và trách nhiệm của mình, cũng như khi các quá trìnhliên lạc được điều chỉnh một cách hiệu quả Điều này sẽ giúp hiệu quả của cáchoạt động tài chính và kinh doanh của công ty được nâng cao một cách đáng
kể ở mọi cấp độ Quản trị công ty có hiệu quả sẽ giúp tổ chức tốt hơn toàn bộcác quy trình kinh doanh của công ty, và điều này sẽ dẫn đến hiệu suất hoạtđộng tăng cao hơn và chi phí vốn thấp hơn sẽ góp phần nâng cao doanh số vàlợi nhuận cùng với sự giảm thiểu trong chi phí và nhu cầu về vốn Hơn nữa,
nó còn tạo điều kiện thuận lợi trong việc giải quyết những xung đột liên quantới công ty, ví dụ xung đột giữa các cổ đông nhỏ lẻ với các cổ đông nắmquyền kiểm soát, giữa các cán bộ quản lý với các cổ đông, và giữa các cổđông với các bên có quyền lợi liên quan
Nâng cao khả năng tiếp cận thị trường vốn
Các cách thức quản trị công ty có thể quyết định việc công ty dễ dàngtiếp cận các nguồn vốn nhiều hay ít Những công ty được quản trị tốt thườnggây được cảm tình với các cổ đông và các nhà đầu tư, tạo dựng được niềm tinlớn hơn của công chúng vào việc công ty có khả năng sinh lời mà không xâmphạm tới quyền lợi của các cổ đông Một xu thế mới xuất hiện gần đây mà ta
có thể quan sát thấy ở các nhà đầu tư là họ đã xem các biện pháp quản trịcông ty như là một tiêu chí quan trọng trong việc đưa ra quyết định đầu tư Cơcấu và các cách thức quản trị công ty càng hiệu quả thì ta càng có thể tin chắc
Trang 22rằng các tài sản của công ty sẽ được sử dụng để phục vụ cho lợi ích của các
cổ đông chứ không phải để phục vụ cho lợi ích riêng của các cán bộ quản lý
Giảm chi phí vốn và tăng giá trị tài sản
Những công ty cam kết áp dụng những tiêu chuẩn cao trong quản trịcông ty thường huy động được những nguồn vốn giá rẻ khi cần nguồn tàichính cho các hoạt động của mình Chi phí vốn phụ thuộc vào mức độ rủi rocủa công ty theo cảm nhận của các nhà đầu tư: rủi ro càng cao thì chi phí vốncàng cao Những rủi ro này bao gồm cả rủi ro liên quan đến việc quyền lợicủa nhà đầu tư bị xâm phạm Nếu quyền lợi của nhà đầu tư được bảo vệ mộtcách thích hợp, cả chi phí vốn chủ sở hữu và chi phí vay đều sẽ giảm Cầnphải lưu ý rằng những nhà đầu tư cung cấp các khoản vay, tức là các chủ nợ,gần đây có xu hướng xem các cách thức quản trị công ty (ví dụ việc minhbạch hóa cơ cấu chủ sở hữu và báo cáo tài chính đầy đủ) như là một tiêu chíquan trọng trong quá trình đưa ra quyết định đầu tư của mình
Mức độ rủi ro và chi phí vốn còn phụ thuộc vào tình hình kinh tế vàchính trị của mỗi quốc gia, khuôn khổ thể chế, và các cơ cấu thực thi phápluật Việc quản trị ở mỗi một công ty có ảnh hưởng khá quan trọng đối vớicác nhà đầu tư trong các thị trường mới nổi, bởi vì các thị trường này thườngkhông có được một hệ thống pháp lý đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư mộtcách có hiệu quả như tại các quốc gia phát triển khác
Trang 23nhiệt thành cho các lợi ích của công chúng đầu tư Kết quả là những công ty
đó dành được niềm tin lớn hơn của công chúng và từ đó nâng cao được giá trịthương hiệu
Đối với những quốc gia có nền kinh tế thị trường mới nổi, việc tăngcường quản trị công ty có thể phục vụ cho rất nhiều các mục đích chính sáchcông quan trọng Quản trị công ty tốt giảm thiểu khả năng tổn thương trướccác khủng hoảng tài chính, củng cố quyền sở hữu, giảm chi phí giao dịch vàchi phí vốn, và dẫn đến việc phát triển thị trường vốn Một khuôn khổ quản trịcông ty yếu kém sẽ làm giảm mức độ tin tưởng của các nhà đầu tư, và khôngkhuyến khích đầu tư từ bên ngoài Ngoài ra, khi các quỹ hưu trí tiếp tục đầu
tư vào các thị trường chứng khoán, quản trị công ty tốt đóng vai trò quantrọng trong việc bảo vệ các khoản tiết kiệm hưu trí Trong vòng vài năm qua,tầm quan trọng của quản trị công ty đã được nhấn mạnh thể hiện ở số lượngcác nghiên cứu ngày càng tăng lên
1.2 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐIỀU CHỈNH LỢI NHUẬN
1.2.1 Khái niệm
Một số nghiên cứu đã đưa ra khái niệm về việc điều chỉnh lợi nhuận.Mỗi nghiên cứu xem xét hành vi điều chỉnh lợi nhuận dưới các góc độ, lĩnhvực khác nhau Theo Scott (1997)1, Điều chỉnh lợi nhuận phản ánh hành độngcủa nhà quản trị trong việc lựa chọn các chính sách kế toán nhằm đạt đượcmục tiêu cá nhân hoặc tăng lên giá trị thị trường của công ty
Theo Schipper (1989)2, Điều chỉnh lợi nhuận là một sự can thiệp có cânnhắc trong quá trình cung cấp thông tin tài chính nhằm đạt được những mụcđích cá nhân
1 Được trích dẫn trong nghiên cứu của PGS.TS Nguyễn Công Phương (Năm 2005)
2 Được trích dẫn trong nghiên cứu của PGS.TS Nguyễn Công Phương (Năm 2005)
Trang 24Theo PGS.TS Nguyễn Công Phương (2009), Điều chỉnh lợi nhuận làhành động điều chỉnh lợi nhuận kế toán của nhà quản trị doanh nghiệp nhằmđạt được lợi nhuận mục tiêu thông qua công cụ kế toán.
Theo Đường Nguyễn Hưng (2013), Điều chỉnh lợi nhuận là việc nhàquản lý sử dụng các đánh giá chủ quan của mình trong quá trình lập và công
bố báo cáo tài chính và quá trình thực hiện các nghiệp vụ kinh tế để thay đổiBCTC nhằm đánh lừa các bên có liên quan nhất định, hoặc nhằm thay đổi cáckết quả của các hợp đồng mà dựa trên số liệu kế toán
Nhà quản lý được quyền vận dụng các xét đoán chủ quan của mình trongviệc lựa chọn chính sách và thực hiện các ước tính để phản ánh một cáchđúng đắn hơn bản chất kinh tế của thực trạng tài chính và kết quả hoạt độngcủa doanh nghiệp Còn hành vi điều chỉnh lợi nhuận được hiểu như là việcvận dụng không phù hợp các chính sách và thực hiện các ước tính kế toán dẫnđến việc phản ánh không trung thực bản chất của thực thể kinh tế của doanhnghiệp Như vậy, khi lựa chọn một phương pháp kế toán cho phép, nhưng ảnhhưởng của lựa chọn đó làm sai lệch lợi nhuận công bố thì cũng thuộc hành viđiều chỉnh lợi nhuận Việc thực hiện hành vi điều chỉnh lợi nhuận nhằm thuđược những lợi ích nhất định cho doanh nghiệp hoặc cho nhà quản lý; và nó
có tác động tiêu cực đến nhà đầu tư và các bên có lợi ích liên quan đến doanhnghiệp
Tóm lại, dù có nhiều khái niệm khác nhau nhưng điều chỉnh lợi nhuậnchính là hành động làm thay đổi lợi nhuận kế toán của nhà quản trị công tybằng cách vận dụng các chính sách kế toán để tác động tới doanh thu và chiphí
1.2.2 Cơ sở của hành vi điều chỉnh lợi nhuận
Cơ sở của hành vi điều chỉnh lợi nhuận chính là kế toán theo cơ sở dồntích Điểm khác nhau mấu chốt giữa kế toán theo cơ sở dồn tích và kế toán
Trang 25theo cơ sở tiền là cách thức doanh thu và chi phí được ghi nhận Kế toán theo
cơ sở dồn tích có nghĩa là mọi giao dịch kinh tế liên quan đến tài sản, nợ phảitrả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu và chi phí được ghi nhận tại thời điểmphát sinh giao dịch, không quan tâm đến thời điểm thực tế thu hoặc chi tiền(VAS 01) Trong khi đó, kế toán theo cơ sở tiền có nghĩa là doanh thu và chiphí được ghi nhận chỉ trên cơ sở tiền thực sự đã thu được hoặc chi phí đã thực
sự chi ra bằng tiền Điểm khác nhau quan trọng nữa là kế toán theo cơ sở dồntích áp dụng theo nguyên tắc ghi nhận doanh thu và nguyên tắc phù hợp trongkhi kế toán theo cơ sở tiền thì không áp dụng các nguyên tắc này Việc thựchiện kế toán theo cơ sở dồn tích dẫn đến thời điểm các khoản doanh thu vàchi phí được ghi nhận khác với kế toán theo cơ sở tiền như sau:
- Doanh thu chưa thu tiền: Doanh thu phát sinh được ghi nhận trước khitiền được thu được
- Chi phí chưa chi tiền: Chi phí phát sinh được ghi nhận trước khi tiềnđược chi ra
- Doanh thu chưa thực hiện: Doanh thu được ghi nhận sau khi tiền đã thuvào
- Chi phí trả trước: Chi phí được ghi nhận sau khi tiền đã chi trả
Từ đó, chênh lệch giữa lợi nhuận trong báo cáo kết quả hoạt động kinhdoanh và dòng tiền trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ hình thành nên biến kếtoán mà các nhà nghiên cứu gọi là biến kế toán dồn tích Hay nói cách khác,biến kế toán dồn tích là phần lợi nhuận kế toán không bằng tiền được trìnhbày trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Biến kế toán dồn tích được
đo lường như sau:
Biến kế toán dồn tích = Lợi nhuận sau thuế - Dòng tiền hoạt động kinh doanhTrong biến kế toán dồn tích bao gồm 2 biến: một biến gọi là biến dồntích không thể điều chỉnh (nondiscretionary accruals), biến còn lại gọi là biến
Trang 26dồn tích có thể được điều chỉnh nếu có hành động điều chỉnh lợi nhuận củanhà quản trị (discretionary accruals ).
+ Biến dồn tích không thể điều chỉnh: là biến gắn liền chặt chẽ với hoạtđộng kinh doanh, với quy mô của doanh nghiệp; phù hợp với đặc điểm hoạtđộng kinh doanh và ngành nghề của doanh nghiệp Dù muốn hay không thìnhà quản lý cũng không hoặc khó có thể thay đổi được các biến này Ví dụ:Chi phí khấu hao, phương pháp tính giá hàng tồn kho,
+ Biến dồn tích có thể điều chỉnh: được sinh ra bởi ý muốn chủ quan, cốtình thực hiện hành vi điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản lý Ví dụ: nhà quản
lý có thể thay đổi chính sách tín dụng để ghi nhận doanh thu kỳ này khi nóchưa đủ điều kiện ghi nhận
Do phản ánh kết quả hoạt động của doanh nghiệp một cách xác thực, kếtoán theo cơ sở dồn tích chính là cơ sở quan trọng chi phối phương pháp ghinhận các đối tượng kế toán trong doanh nghiệp (trừ một số loại hình doanhnghiệp áp dụng kế toán theo cơ sở tiền) Tuy nhiên, do doanh thu và chi phí
có thể được ghi nhận khi tiền chưa được thu hay chi, dẫn đến vấn đề quantrọng luôn cần phải xem xét đó là doanh thu và chi phí đã thực sự phát sinhchưa và nếu đã phát sinh rồi thì đã được ghi nhận chưa Việc ghi nhận doanhthu và chi phí trong trường hợp này có thể chịu ảnh hưởng bởi quyết định chủquan của nhà quản lý Nếu nhà quản lý có động lực muốn thay đổi kết quả lợinhuận, việc điều chỉnh thời điểm ghi nhận doanh thu và chi phí có thể dẫn đếnlợi nhuận công bố thay đổi Đây chính là hành vi điều chỉnh lợi nhuận
Theo đó, hành vi điều chỉnh lợi nhuận được thực hiện dựa trên việc điềuchỉnh thời điểm và mức độ ghi nhận các khoản doanh thu, chi phí và từ đó tácđộng đến lợi nhuận
Trang 271.3 MỐI QUAN HỆ GIỮA QUẢN TRỊ CÔNG TY VÀ HÀNH VI ĐIỀU CHỈNH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY NIÊM YẾT CÓ PHÁT HÀNH THÊM CỔ PHIẾU
1.3.1 Lý thuyết đại diện về quản trị công ty
Sự phát triển của các công ty hiện đại và sự phân tách giữa sở hữu vàquản lý ở các nước tư bản phương Tây đã là tiền đề vật chất cho việc xuấthiện các lý thuyết về mối quan hệ giữa các cổ đông và người quản lý công ty.Trong nửa cuối của thế kỷ 20, nhiều học thuyết về mối quan hệ giữa cổ đông
và người quản lý công ty đã xuất hiện chẳng hạn như lý thuyết đại diện
(agency theory) và lý thuyết quản lý (stewardship theory), song, đáng chú ý
nhất là lý thuyết đại diện
Quản trị công ty (QTCT) được xây dựng và phát triển trên lý thuyếtđược cho là gốc và phổ biến nhất là lý thuyết đại diện Lý thuyết đại diện cónguồn gốc từ lý thuyết kinh tế, được phát triển bởi Alchian và Demsetz năm
1972, sau đó được Jensen và Meckling phát triển thêm vào năm 1976 Theo lýthuyết đại diện, QTCT được định nghĩa là “mối quan hệ giữa những ngườiđứng đầu, chẳng hạn như các cổ đông và các đại diện như các giám đốc điềuhành công ty hay quản lý công ty” Các cổ đông là các chủ sở hữu hoặc ngườiđứng đầu, thuê những người khác thực hiện công việc Những người đứngđầu uỷ quyền hoạt động của công ty cho các giám đốc hoặc những ngườiquản lý, họ là các đại diện cho cổ đông Lý thuyết về đại diện cho rằng nếu cảhai bên trong mối quan hệ này (cổ đông và người quản lý công ty) đều muốntối đa hóa lợi ích của mình, thì có cơ sở để tin rằng người quản lý công ty sẽkhông luôn luôn hành động vì lợi ích tốt nhất cho người chủ, tức các cổ đông
và công ty Với vị trí của mình, người quản lý công ty được cho là luôn có xuhướng tư lợi, không đủ siêng năng, và có thể tìm kiếm các lợi ích cá nhân chomình hay người thứ ba của mình chứ không phải cho công ty (lương, thưởng,
Trang 28phụ cấp, nguồn thu khác dựa trên vị trí công tác), không nhất thiết phải raquyết định vì lợi ích lớn nhất của cổ đông Trong khi đó các cổ đông lý thuyếtđại diện kỳ vọng các đại diện hành động và ra các quyết định vì lợi ích củanhững người đứng đầu, họ quan tâm đến giá trị công ty, giá cổ phiếu (cũng làlợi ích của chính họ) Xung đột lợi ích cũng có thể tồn tại ngay trong mỗi bộphận quản trị, chẳng hạn giữa các cổ đông (đa số và thiểu số, kiểm soát vàkhông kiểm soát, cá nhân và tổ chức) và các thành viên hội đồng quản trị(điều hành và không điều hành, bên trong và bên ngoài, độc lập và phụthuộc).
Các đặc tính tự nhiên của quan hệ đại diện dẫn đến giả thiết rằng, các cổđông cần thường xuyên giám sát hoạt động của người quản lý công ty nhằmđảm bảo lợi ích của mình Lý thuyết đại diện nhấn mạnh rằng, các cổ đông cầnphải sử dụng các cơ chế thích hợp để có thể hạn chế sự phân hóa lợi ích giữa cổđông và người quản lý công ty, bằng cách thiết lập những cơ chế đãi ngộ thíchhợp cho các nhà quản trị, và thiết lập cơ chế giám sát hiệu quả để hạn chếnhững hành vi không bình thường, tư lợi của người quản lý công ty
Theo Nhâm Phong Tuân và Nguyễn Anh Tuấn (2013), Quản trị công
ty-Vấn đề đại diện của các công ty đại chúng Việt Nam, Tạp chí Khoa học
ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh Doanh, 29(1): “Một trong những vấn đề mà lý
thuyết đại diện đặt ra đó là thiết lập cấu trúc hội đồng quản trị nhằm đảm bảolợi ích của các cổ đông, những người chủ sở hữu của công ty” Hội đồng quảntrị có thể được thiết lập theo nhiều cách thức khác nhau nhằm đạt được mụctiêu chung của tổ chức Sự khác nhau trong cấu trúc hội đồng quản trị xuấtphát từ hai quan điểm đối lập Quan điểm thứ nhất cho rằng, hội đồng quản trịđược thiết lập để hỗ trợ sự kiểm soát của đội ngũ quản lý, tạo ra kết quả hoạtđộng vượt trội dựa trên sự hiểu biết tường tận tình hình công ty của ban giámđốc điều hành hơn là của các thành viên hội đồng quản trị độc lập bên ngoài
Trang 29(Berle và Means, 1932; Mace, 1971) Quan điểm thứ hai cho rằng, hội đồngquản trị được thiết lập để tối thiểu hóa các “chi phí đại diện” thông qua cáccấu trúc cho phép thành viên hội đồng quản trị bên ngoài phê chuẩn và giámsát các hành vi của đội ngũ quản lý, vì vậy cũng giảm thiểu được sự khácnhau về mặt lợi ích giữa cổ đông và nhà quản lý (Fama, Eugene F., 1980;Fama và Jensen, 1983).
Theo đó, một cơ chế quan trọng của cấu trúc hội đồng quản trị chính làcấu trúc lãnh đạo, nó phản ánh vị trí, vai trò của chủ tịch hội đồng quản trị vàgiám đốc điều hành Cấu trúc lãnh đạo hợp nhất diễn ra khi giám đốc đảmnhiệm cùng lúc hai vai trò là giám đốc điều hành và chủ tịch hội đồng quảntrị Việc hợp nhất vai trò của giám đốc điều hành với chủ tịch hội đồng quảntrị sẽ tạo ra một giám đốc điều hành có quyền lực tuyệt đối và có thể dẫn tới
sự giám sát kém hiệu quả đội ngũ quản lý của hội đồng quản trị
Một cơ chế quan trọng khác của cấu trúc hội đồng quản trị chính là thànhphần của hội đồng quản trị, đề cập tới thành viên hội đồng quản trị điều hành
và không điều hành trong hội đồng quản trị Hội đồng quản trị với đa số thànhviên không điều hành được củng cố và đề cập nhiều trong lý thuyết đại diện.Theo lý thuyết đại diện, một hội đồng quản trị hiệu quả nên bao gồm đa sốthành viên hội đồng quản trị không điều hành, những người được tin rằng sẽtạo ra kết quả hoạt động vượt trội bởi tính độc lập của họ đối với hoạt độngquản lý của công ty
Các ủy ban trong hội đồng quản trị cũng là cơ chế quan trọng của cấutrúc hội đồng quản trị, cung cấp sự giám sát chuyên môn độc lập cho các hoạtđộng của công ty nhằm bảo vệ lợi ích của các cổ đông Nguyên tắc phân táchchức năng giám sát và thực thi của lý thuyết đại diện được thiết lập cũngnhằm mục đích giám sát các chức năng thực thi như kiểm toán, tiền lương và
bổ nhiệm
Trang 30Năm 1992, Ủy ban Cadbury đã khuyến nghị rằng các hội đồng quản trịnên bổ nhiệm các tiểu ban đảm nhận các chức năng sau:
• Ủy ban kiểm toán có trách nhiệm giám sát quy trình kế toán và kiểmtoán độc lập
• Ủy ban tiền lương quy định chế độ tiền lương cho thành viên hội đồngquản trị, đội ngũ quản lý điều hành công ty
• Ủy ban bổ nhiệm có trách nhiệm giới thiệu, chỉ định thành viên hộiđồng quản trị tới hội đồng quản trị Các ủy ban trên có thể sẽ chỉ mang tínhhình thức chỉ trừ khi chúng độc lập, có khả năng tiếp cận tới thông tin và cácnghiệp vụ chuyên môn, và có các thành viên có nghiệp vụ về tài chính Vìvậy, Ủy ban Cadbury và tổ chức OECD đã khuyến nghị các ủy ban này chỉnên bao gồm các thành viên hội đồng quản trị không điều hành để nâng caokhả năng kiểm soát nội bộ của công ty
1.3.2 Mối quan hệ giữa quản trị công ty và hành vi điều chỉnh lợi nhuận của công ty niêm yết có phát hành thêm cổ phiếu
Theo lý thuyết đại diện, quản trị công ty tốt cho phép giảm thiểu xungđột và chi phí đại diện, do đó ngăn ngừa được hành vi điều chỉnh lợi nhuận.Người ta cho rằng việc tách biệt giữa quyết định quản lý và quyết định kiểmsoát làm giảm chi phí đại diện Trên thực tế, các doanh nghiệp có chất lượngquản trị tốt ít rủi ro hơn và điều đó cũng góp phần làm tăng giá cổ phiếu Vàquản trị công ty tốt được cho là một tín hiệu cho thấy sự vắng mặt của hành viđiều chỉnh lợi nhuận
Theo Đường Nguyễn Hưng (2013), Hành vi quản trị lợi nhuận đối với
thông tin lợi nhuận công bố trên báo cáo tài chính, Tạp chí KT & KiT:
Đối với các doanh nghiệp niêm yết, mối quan hệ giữa cổ đông, nhà quản
lý và nhà đầu tư luôn là mối quan hệ chủ đạo trong hoạt động của doanhnghiệp Đối với cổ đông, nhà quản lý được giao những trách nhiệm phải hoàn
Trang 31thành, cụ thể hoàn thành các chỉ tiêu kinh doanh, trong đó, quan trọng nhất làchỉ tiêu về lợi nhuận tạo ra áp lực lớn mà có thể khiến cho nhà quản lý thựchiện hành vi điều chỉnh lợi nhuận khi lợi nhuận không đạt được như kỳ vọng.Bên cạnh đó, doanh nghiệp một khi đã niêm yết tức là mong muốn có được
cơ hội tiếp cận các nguồn vốn từ thị trường một cách dễ dàng hơn Để có thểthuyết phục được nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư doanh nghiệp phải chứng minhđược triển vọng về lợi nhuận trong tương lai của doanh nghiệp Đây cũng làmột động lực lớn thúc đẩy nhà quản lý doanh nghiệp có hành vi điều chỉnh lợinhuận, xuất phát từ việc điều chỉnh biến dồn tích có thể điều chỉnh nhằm mụctiêu huy động vốn với chi phí vốn thấp hơn
Bên cạnh mối quan hệ với cổ đông, doanh nghiệp cũng có mối quan hệchặt chẽ với các bên có lợi ích liên quan khác, đặc biệt là mối quan hệ với nhàcung cấp tín dụng và thuế Trong mối quan hệ với người cấp tín dụng chodoanh nghiệp như các ngân hàng, các công ty tài chính, doanh nghiệp phải kýkết hợp đồng với nhiều điều khoản ràng buộc dựa trên các chỉ tiêu tài chính.nhà quản lý có thể có các hành vi điều chỉnh lợi nhuận để tránh vi phạm cácđiều khoản Liên quan đến thuế, doanh nghiệp phải đóng thuế thu nhập doanhnghiệp dựa trên lợi nhuận phải chịu thuế Mặc dù ngày nay, kế toán cho mụcđích thuế và kế toán cho mục đích cung cấp thông tin đã có sự tách biệtnhưng nếu muốn giảm thuế, một khả năng xảy ra là doanh nghiệp tránh báocáo lợi nhuận kế toán ở mức cao để hợp lý hóa hành vi điều chỉnh giảm lợinhuận chịu thuế, từ đó giảm số thuế thu nhập phải nộp
Trong mối quan hệ giữa nhà quản lý và doanh nghiệp, nhà quản lý doanhnghiệp có thể điều chỉnh lợi nhuận vì những lợi ích cá nhân, nhà quản lý sẽđược hưởng nhiều quyền lợi khi hoàn thành các chỉ tiêu được giao, chẳng hạnnhư các khoản thưởng, đề bạt, tăng lương, và cả việc giữ được vị trí của mình
Do đó, nếu không hoàn thành các chỉ tiêu lợi nhuận, nhà quản lý có thể điều
Trang 32chỉnh tăng lợi nhuận để đạt được các chỉ tiêu này, hoặc khi đã đạt vượt chỉtiêu lợi nhuận nhưng mức thưởng có giới hạn, nhà quản lý có thể điều chuyểnbớt lợi nhuận sang năm sau Mặt khác, nhà quản lý cũng có thể sở hữu cổphiếu của doanh nghiệp Khi này, nếu muốn bán đi số cổ phiếu nắm giữ vàthu lợi được mức cao, nhà quản lý cũng có thể điều chỉnh lợi nhuận tăng đểtác động vào giá cổ phiếu nhằm thu lợi.
Cuối cùng, doanh nghiệp cũng có thể điều chỉnh lợi nhuận nhằm tránhcông bố các mức lợi nhuận cao, để tránh cơ quan quản lý Nhà nước có nhữnghành động, chính sách điều tiết hoạt động của doanh nghiệp như rút bớt cácchính sách ưu đãi điều tra hành vi được cho là độc quyền của doanh nghiệp vàđang đem lại lợi ích quá cao cho doanh nghiệp
Nếu người sử dụng thông tin không thể trực tiếp tiếp cận sổ sách kế toán
mà chỉ có thông tin về báo cáo tài chính của công ty thì không thể xác địnhđược đâu là biến kế toán không thể điều chỉnh và đâu là biến kế toán có thểđiều chỉnh Hay nói cách khác, nhà quản trị có thể vận dụng biến kế toán dồntích có thể điều chỉnh để điều chỉnh lợi nhuận trong khuôn khổ chuẩn mực kếtoán
Vì vậy, cần xác định được các nhân tố quản trị công ty ảnh hưởng đếnđiều chỉnh lợi nhuận của công ty niêm yết khi phát hành thêm cổ phiếu nhưthế nào để hạn chế hành vi điều chỉnh lợi nhuận
1.4 CÁC NHÂN TỐ QUẢN TRỊ CÔNG TY ẢNH HƯỞNG ĐẾN BIẾN ĐIỀU CHỈNH LỢI NHUẬN CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT KHI PHÁT HÀNH THÊM CỔ PHIẾU
Phần này tác giả tập trung vào việc nhận diện các nhân tố quản trị công
ty ảnh hưởng đến điều chỉnh lợi nhuận của công ty niêm yết có phát hànhthêm cổ phiếu Nội dung này được thực hiện thông qua việc tổng hợp từ cácnghiên cứu trước
Trang 33Theo nghiên cứu của Shehu Usman Hassan, Abubakar Ahmed (2012),hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết có phát hành thêm cổphiếu chịu ảnh hưởng từ các nhân tố quản trị công ty như hội đồng quản trị,
uỷ ban kiểm toán, tỉ lệ sở hữu cổ phần, lương thưởng cho nhà điều hành vàảnh hưởng của nhân tố quy mô doanh nghiệp
Nghiên cứu của Yuyang Zhang, Konari Uchida, Hua Bu (2012) vàHanen BEN AYED-KOUBAA (2010) mô tả các nhân tố quản trị công ty ảnhhưởng đến điều chỉnh lợi nhuận được phân thành ba nhóm: hiệu quả giám sátcủa hội đồng quản trị bao gồm tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị không điềuhành, quy mô của hội đồng quản trị, số lượng cuộc họp hội đồng quản trị; cácnhân tố liên quan đến hiệu quả của uỷ ban kiểm toán bao gồm tỷ lệ thành viênđộc lập trong uỷ ban kiểm toán, tỷ lệ chuyên gia tài chính trong uỷ ban kiểmtoán Nghiên cứu của Hanen BEN AYED-KOUBAA (2010) bổ sung thêmnhân tố liên quan đến chất lượng kiểm toán Ngoài ra còn có các nhân tố khác
mô tả bối cảnh hoạt động của doanh nghiệp như quy mô doanh nghiệp còn có
tỷ lệ nợ, mức độ sinh lời và tốc độ tăng trưởng lợi nhuận Các nhân tố nàyđược trình bày chi tiết dưới đây:
1.4.1 Hội đồng quản trị
Tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị không tham gia điều hành
Trong các công ty cổ phần, luôn tồn tại nguy cơ xung đột về lợi ích giữamột bên là cổ đông với tư cách người sở hữu vốn với một bên là những ngườiquản lý điều hành công ty với tư cách người trực tiếp quản lý sử dụng vốn.Những người quản lý thường không phải là cổ đông nắm giữ phần vốn gópđáng kể nhưng lại là người điều hành mọi hoạt động của công ty và vì vậy cóthể họ sẽ ưu tiên các quyền lợi cá nhân, quyền lợi nhóm hơn là quyền lợi củacác cổ đông Lúc này sẽ phát sinh nhiều nguy cơ tiềm ẩn đối với các cổ đôngcòn lại
Trang 34Hội đồng quản trị là bộ phận quan trọng trong cơ chế quản lý của cáccông ty cổ phần, nó đóng vai trò lớn trong việc giảm thiểu các vấn đề đại diện
có nguồn gốc từ sự mẫu thuẫn lợi ích giữa nhà quản trị và chủ sở hữu doanhnghiệp Hội đồng quản trị đóng vai trò kiểm soát và đưa ra các quyết địnhquan trọng đối với doanh nghiệp Tuy nhiên, nếu thành viên hội đồng quản trịđảm nhận vai trò nhà quản lý thì vai trò này sẽ bị hạn chế Do đó, luật về quảntrị doanh nghiệp của các quốc gia cũng như những quy định của các thịtrường niêm yết thường yêu cầu trong cơ cấu hội đồng quản trị công ty phải
có sự tham gia của các thành viên hội đồng quản trị không điều hành Nghiêncứu của Qiao Liu, Zhou (Joe) Lu (2007) cho rằng giữa tỉ lệ thành viên hộiđồng quản trị không điều hành và hành vi điều chỉnh lợi nhuận có mối quan
hệ ngược chiều
Tuy nhiên những nghiên cứu gần đây của Yuyang Zhang, KonariUchida, Hua Bu (2012), Shehu Usman Hassan, Abubakar Ahmed (2012);Jesus Sáenz González, Emma García, Meca (2014); cho thấy mối quan hệgiữa tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị không điều hành và hành vi điều chỉnhlợi nhuận không có ý nghĩa thống kê
Quy mô hội đồng quản trị
Quy mô hội đồng quản trị được coi là một thuộc tính quan trọng của cơcấu hội đồng quản tri Hội đồng quản trị quy mô lớn có xu hướng chuyên môn
và năng lực kiểm soát mạnh hơn, tránh sự tập trung quyền lực vào một ngườihoặc nhóm người nào đó, có thể giảm khả năng điều chỉnh lợi nhuận và giúpcông ty đảm bảo nguồn lực quan trọng làm tăng khả năng phát hiện các hành
vi sai trái bên trong công ty Điều đó là do: thứ nhất, số lượng thành viêntăng, sự giàu có về kiến thức và khả năng theo dõi hoạt động của doanhnghiệp, đánh giá tình hình sẽ tăng lên; thứ hai, cũng là yếu tố quan trọng nhất,
số lượng thành viên tăng sẽ tránh được sự tập trung quyền lực vào một vài
Trang 35nhân vật then chốt, dẫn đến quyền lợi của cổ đông nhỏ hoặc không có mặttrong hội đồng quản trị được bảo vệ ở mức cao hơn.
Tuy nhiên các nghiên cứu trước đây không tìm thấy bằng chứng về mốiquan hệ có ý nghĩa thống kê giữa quy mô hội đồng quản trị và việc điều chỉnhlợi nhuận
Số lượng các cuộc họp hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị thông qua các quyết định bằng biểu quyết tại cuộchọp, lấy ý kiến bằng văn bản hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty quyđịnh Hội đồng quản trị có thể họp định kỳ hoặc bất thường Cuộc họp định kỳcủa hội đồng quản trị do Chủ tịch triệu tập bất cứ khi nào nếu xét thấy cầnthiết, nhưng mỗi quý phải họp ít nhất một lần.
Với lập luận tần số các cuộc họp cho phép các thành viên hội đồng quảntrị giám sát và hỗ trợ các nhà quản lý trong việc cung cấp thông tin, HanenBEN AYED-KOUBAA (2010) đã đưa ra được bằng chứng chứng minh mốiquan hệ ngược chiều giữa số lượng cuộc họp hội đồng quản trị với khả năngđiều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết
1.4.2 Ủy ban kiểm toán
Uỷ ban kiểm toán tồn tại như một đơn vị độc lập trong doanh nghiệp, báocáo trực tiếp lên hội đồng quản trị Vai trò của ủy ban kiểm toán nên được xemxét trong tổng thể quy trình quản trị nội bộ của doanh nghiệp Trách nhiệm của
họ là kiểm tra, giám sát tính trung thực của các báo cáo tài chính liên quan đếntình hình hoạt động kinh doanh của công ty trước khi trình hội đồng quản trị;kiểm tra, giám sát kế hoạch kiểm toán nội bộ, tính hiệu quả của hoạt động kiểmtoán nội bộ và sự hợp tác giữa kiểm toán nội bộ với tổ chức kiểm toán độc lập
Từ đó, cung cấp cho hội đồng quản trị một sự đảm bảo độc lập (mức độ tin cậy,khách quan) và đưa ra những lời khuyên (tư vấn) về: quản lý rủi ro, kiểm soátnội bộ, kiểm soát và đánh giá tính hiệu lực, độc lập, khách quan của chức năng
Trang 36kiểm toán nội bộ, kiểm toán độc lập và các chức năng khác bao gồm cả những
ý kiến liên quan đến quản trị của hội đồng quản trị nhằm tạo ra những giá trịcho doanh nghiệp cũng như các cổ đông có liên quan
Trong số các ủy ban khác nhau có thể được tạo ra để giám sát các hoạtđộng của ban giám đốc, nhiều nghiên cứu trước đó đã chứng minh ban kiểmtoán giảm thiểu các mưu đồ về quản trị lợi nhuận đặc biệt là khi nó có tínhđộc lập cao Các đặc điểm của uỷ ban kiểm toán được cho là có tác động đếntính hiệu quả của nó bao gồm tính độc lập; năng lực về chuyên môn tài chính
và kế toán; sự chịu trách nhiệm cao; và quy mô
Tỉ lệ thành viên độc lập trong ủy ban kiểm toán
Ủy ban kiểm toán đóng vai trò quan trọng trong việc tăng mức độ tin cậycủa báo cáo tài chính bằng việc hạn chế các sai sót kĩ thuật, hành vi bất hợppháp và nhận biết các dấu hiệu của một báo cáo tài chính sai phạm Thôngthường trong các tổ chức, hội đồng quản trị uỷ quyền giám sát hoạt động cho
uỷ ban kiểm toán, điều này thể hiện vai trò của uỷ ban kiểm toán trong tổchức Tuy nhiên vai trò này chỉ được thực thi hiệu quả khi uỷ ban kiểm toánthực sự độc lập Anis Ben AMAR (2014) đã xem xét các mối quan hệ hiện cógiữa tính độc lập của ủy ban kiểm toán và hành vi điều chỉnh lợi nhuận Nhưmột kết luận nghiên cứu thực nghiệm, họ đã nhấn mạnh thực tế rằng cácthành viên độc lập của ủy ban kiểm toán có mối liên quan chặt chẽ với hành
vi điều chỉnh lợi nhuận
Tỷ lệ các chuyên gia tài chính trong ủy ban kiểm toán
Các chuyên gia có chuyên môn trong uỷ ban kiểm toán thể hiện nănglực, đóng góp đáng kể vào việc thực hiện tốt vai trò giám sát của mình Các
Ủy ban Blue Ribbon về nâng cao hiệu quả của uỷ ban kiểm toán doanhnghiệp (BRC), hợp tác giữa thị trường chứng khoán New York (NYSE) vàHiệp hội các Đại lý Chứng khoán Quốc gia (NASD), khẳng định rằng ủy ban
Trang 37kiểm toán hiệu quả phải được bao gồm ít nhất một thành viên và người này cóliên quan đến chuyên môn kế toán hoặc quản lý tài chính.
Nghiên cứu trước đây của McMullen và Raghunandan (1996) cho thấyrằng các ủy ban kiểm toán có ít nhất một thành viên có chuyên môn về kếtoán hoặc chuyên môn về tài chính thì khả năng điều chỉnh lợi nhuận ít hơn sovới những công ty không có chuyên môn về kế toán và tài chính
1.4.3 Chất lượng kiểm toán
Chất lượng kiểm toán được coi là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến
độ tin cậy của thông tin tài chính Các nghiên cứu trước có liên quan đến vaitrò của kiểm toán viên bên ngoài cho rằng quy mô công ty kiểm toán có tácđộng đến hiệu quả của nó Công ty kiểm toán lớn hơn đã cho thấy việc cungcấp chất lượng dịch vụ kiểm toán và giám sát tốt hơn Theo DeAngelo (1981)phân tích rằng, các công ty kiểm toán lớn (với các thương hiệu quốc tế tức làBig 4) có khả năng cung cấp các cuộc kiểm toán chất lượng cao hơn so vớicác công ty kiểm toán nhỏ (Tức là không thuộc Big 4) Lý thuyết lập luận vàkết quả nghiên cứu cho thấy rằng chất lượng kiểm toán liên hệ mật thiết và cóquan hệ ngược chiều với hành vi điều chỉnh lợi nhuận
1.4.4 Các nhân tố khác ảnh hưởng đến điều chỉnh lợi nhuận của công ty niêm yết có phát hành thêm cổ phiếu
Quy mô doanh nghiệp
Trong các nghiên cứu về ảnh hưởng của quản trị công ty đến hành viđiều chỉnh lợi nhuận trước đây thì quy mô công ty được đo lường thông quachỉ tiêu logarit của tổng tài sản Theo nghiên cứu của Shehu Usman Hassan,Abubakar Ahmed (2012), một công ty có quy mô càng lớn thì mức độ quản lýcàng chặt chẽ và hệ thống thông tin càng tốt, do vậy hạn chế được hành viđiều chỉnh lợi nhuận trên báo cáo tài chính Tuy nhiên, giả thuyết của Watts
và Zimmerman (1986) thừa nhận rằng các công ty có quy mô càng lớn thì có
Trang 38ảnh hưởng về mặt chính trị cao hơn, và có nhiều khả năng điều chỉnh lợinhuận để giảm bớt áp lực chính trị Do đó, theo các nghiên cứu trước đây, quy
mô doanh nghiệp dự kiến sẽ có mối tương quan chặt chẽ với hành vi điềuchỉnh lợi nhuận
Tỷ lệ nợ
Tỷ lệ nợ được tính bằng tổng nợ chia cho tổng tài sản và đại diện chokhả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp Tỷ số này được sử dụng để xácđịnh nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp đối với các chủ nợ trong việc góp vốn.Các doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính được khuyến khích hơn trongviệc quản trị lợi nhuận Tỷ số này càng thấp thì khoản nợ vay càng được đảmbảo trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản Các chủ sở hữu thích tỷ số nàycao vì họ muốn lợi nhuận tăng nhanh Tuy nhiên nếu tỷ lệ nợ quá cao thìdoanh nghiệp dễ bị rơi vào tình trạng mất khả năng thanh, do đó sẽ dẫn đếnrủi ro tranh chấp, khả năng sai phạm càng xảy ra Vì vậy xuất hiện mối quan
hệ cùng chiều cần được chú ý giữa tỷ lệ nợ và các biến dồn tích có thể điềuchỉnh Tuy nhiên mối quan hệ này trong nghiên cứu của Yuyang Zhang,Konari Uchida, Hua Bu (2012) không có ý nghĩa thống kê
Mức độ sinh lời của doanh nghiệp
Ở cấp độ doanh nghiệp, khả năng sinh lợi là kết quả của việc sử dụng tậphợp các tài sản vật chất và tài sản tài chính, tức là vốn kinh tế mà doanhnghiệp nắm giữ Nhìn chung, khả năng sinh lợi cần ít nhất đủ để đáp ứngđược hai đòi hỏi cấp bách:
- Đảm bảo duy trì vốn cho doanh nghiệp (đầu tư)
- Trả được các khoản lãi vay và đảm bảo hoàn trả khoản vay
Khi mức độ sinh lời của doanh nghiệp cao, tức doanh nghiệp hoạt dộnghiệu quả, nhà quản trị chủ động công bố những thông tin trung thực để cảithiện thoả thuận về mức thưởng cũng như nâng giá trị của họ trên thị trường
Trang 39lao động Tuy nhiên khi mức sinh lời thấp, nhà quản trị có xu hướng gian lậnthông tin lợi nhuận trên báo cáo tài chính để che giấu thực trạng hoạt độngkém hiệu quả và để giữ giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán YuyangZhang, Konari Uchida, Hua Bu (2012) đã tìm thấy bằng chứng về mối quan
hệ ngược chiều giữa mức độ sinh lời với hành vi điều chỉnh lợi nhuận củacông ty niêm yết
Trang 40KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Điều chỉnh lợi nhuận được biết đến với nhiều định nghĩa khác nhau, tuynhiên có thể hiểu đó là việc làm “méo mó” thông tin thông qua việc điềuchỉnh doanh thu và chi phí Chỉ tiêu lợi nhuận là một chỉ tiêu quan trọng phảnánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty và là một trong những yếu tốquyết định đến giá trị thị trường của cổ phiếu Các nhà quản trị công ty luôntìm mọi cách có thể để chuyển dịch lợi nhuận của các kì sau hoặc lợi nhuậncủa kì trước về kì chuẩn bị phát hành thêm cổ phiếu để thu hút nhà đầu tư Vìvậy để nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị công ty đến điều chỉnh lợi nhuậncủa các công ty niêm yết có phát hành thêm cổ phiếu thì chương đầu tiên này,tác giả đã trình bày một số nội dung cơ bản về quản trị công ty và hành viđiều chỉnh lợi nhuận của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Tácgiả cũng chỉ ra mối quan hệ giữa quản trị công ty và khả năng điều chỉnh lợinhuận của các công ty nói trên, từ đó đưa ra các nhân tố quản trị công ty ảnhhưởng đến điều chỉnh lợi nhuận trong các nghiên cứu trước đây để làm cơ sởlựa chọn các biến trong chương 2