1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH PGD DÂN CHỦTHÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

81 59 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 739,42 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH  NGUYỄN HOÀNG HẢI YẾN NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH PGD DÂN CHỦTHÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH THƯƠNG MẠI Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 062012 ii BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH  NGUYỄN HOÀNG HẢI YẾN NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH PGD DÂN CHỦTHÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành Quản Trị Kinh Doanh Thương Mại LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Người hướng dẫn : ThS. NGUYỄN DUYÊN LINH Thành phố Hồ Chí Minh 062012 Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNHPGD DÂN CHỦ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH” do NGUYỄN HOÀNG HẢI YẾN, sinh viên khóa 34, ngành QUẢN TRỊ KINH DOANH THƯƠNG MẠI, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày ___________________ . Ths Nguyễn Duyên Linh Người hướng dẫn ________________________ Ngày tháng năm 2012 Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo _________________________ Ngày tháng năm 2012 Thư ký hội đồng chấm báo cáo _________________________ Ngày tháng năm 2012 ii LỜI CẢM TẠ Lời đầu tiên cho con gởi tất cả lòng biết ơn sâu sắc nhất đến cha mẹ, là người đã sinh thành, nuôi dưỡng, giáo dục, động viên... để con có được như ngày hôm nay. Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Ban chủ nhiệm khoa và tất cả các thầy cô khoa Kinh Tế đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu, những bài học bổ ích trong thời gian tôi học tập tại trường. Xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Duyên Linh, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn Ngân hàng TMCP An Bình mà đặc biệt là Phòng giao dịch Dân Chủ đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập. Xin cảm ơn tất cả bạn bè, những người đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua. Thật lòng biết ơn TP.HCM, ngày tháng năm 2012 Người viết Nguyễn Hoàng Hải Yến iii NỘI DUNG TÓM TẮT NGUYỄN HOÀNG HẢI YẾN. Tháng 06 năm 2012. “Nâng Cao Hiệu Quả Phòng Ngừa Và Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng TMCP An Bình PGD Dân Chủ Thành Phố Hồ Chí Minh”. NGUYEN HOANG HAI YEN. May 2011. “Raise The Efficiency of Prevention and Limited Credit Risk at An Binh Commercial Jointstock Bank Dan Chu Transaction Ho Chi Minh City”. Khóa luận tìm hiểu về tình hình hoạt động kinh doanh cũng như thực trạng tín dụng tại Ngân hàng TMCP An Bình. Từ đó chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng cũng như chỉ ra thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tại Ngân hàng. Từ những nghiên cứu trên đưa ra các biện pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP An Bình. v MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................. vii DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................................. ix DANH MỤC PHỤ LỤC ...................................................................................................... x CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 1.1. Đặt vấn đề...................................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................................... 1 1.2.1. Mục tiêu chung. ............................................................................................... 1 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 1 1.3. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................................... 2 1.4. Cấu trúc khóa luận ......................................................................................................... 2 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN ................................................................................................ 3 2.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội quận Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh) .................................................................................................................................... 3 2.2. Tổng quan về ngân hàng An Bình PGD Dân Chủ…………………………………...4 2.2.1. Giới thiệu về ngân hàng TMCP An Bình……………………………………4 2.2.2. Tầm nhìn chiến lược ........................................................................................ 4 2.2.3. Tôn chỉ hoạt động ............................................................................................ 5 2.2.4. Vài nét về các sản phẩm cho vay tại ABBANK ............................................. 5 2.2.5 Giới thiệu về PGD Dân Chủ............................................................................. 7 CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................... 11 3.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................................ 11 3.1.1. Tín dụng ngân hàng ....................................................................................... 11 3.1.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế ...................................... 14 3.1.3. Rủi ro và rủi ro tín dụng ................................................................................ 15 vi 3.1.4 Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại ........................................ 23 3.1.5. Nội dung của quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại ................ 27 3.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 32 3.2.1. Phương pháp thống kê mô tả......................................................................... 32 3.2.2. Phương pháp so sánh ..................................................................................... 33 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................................... 34 4.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của ABBANK ............................................................ 34 4.1.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của toàn hệ thống ABBANK giai đoạn 2008 2011 .........................................................................................................................34 4.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của PGD Dân Chủ........................................ 36 4.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại ABBANK Dân Chủ ..................................................... 37 4.2.1. Tình hình huy động vốn tại ABBANK Dân Chủ giai đoạn 20082011 ........ 37 4.2.2. Tình hình dư nợ của ABBANK Dân Chủ giai đoạn 20082011 ................... 39 4.2.3. Dư nợ quá hạn ............................................................................................... 43 4.2.4. Đánh giá hiệu quả tín dụng của ABBANK Dân Chủ giai đoạn 20082011 . 45 4.2.5. Những nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng cho ABBANK Dân Chủ ........... 48 4.3. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ABBANK 56 4.3.1. Về việc thiết lập một môi trường quản trị rủi ro tín dụng tốt ........................ 56 4.3.2. Về việc nhận dạng, phân tích, đo lường, theo dõi, cảnh báo và kiểm soát rủi ro tín dụng ................................................................................................................ 57 4.3.3. Về chất lượng và hiệu quả của Bộ phận Giám sát tín dụng .......................... 59 4.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ABBANK Dân Chủ...................................................................................................................................... 60 4.4.1. Giải pháp về nhân sự ..................................................................................... 60 4.4.2. Khuyến khích hình thức giải ngân trực tiếp cho nhà cung cấp của KH ........ 60 4.4.3. Quản lí, giám sát, kiểm soát chặt chẽ quá trình giải ngân và sau khi cho vay ................................................................................................................................. 61 4.4.4. Đưa ra các tín hiệu dự báo rủi ro ................................................................... 61 4.4.5. Các biện pháp san sẻ rủi ro ............................................................................ 62 vii 4.4.6. Chiến lược khách hàng .................................................................................. 62 4.4.7. Đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu khách hàng, lĩnh vực .................... 62 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................... 63 5.1. Kết luận ........................................................................................................................ 63 5.2. Kiến nghị ..................................................................................................................... 63 5.2.1. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước ............................................................... 64 5.2.2. Kiến nghị đối với Chính phủ......................................................................... 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 66 viii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ABBANK Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình CBNV Cán bộ nhân viên CBTD Cán bộ tín dụng CIC Trung tâm thông tin tín dụng CNTT Công nghệ thông tin DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ HĐQT Hội đồng Quản trị KH Khách hàng NH Ngân hàng NHNN Ngân hàng Nhà Nước NQH Nợ quá hạn NHTM Ngân hàng thương mại PGD Phòng giao dịch RRTD Rủi ro tín dụng SPDV Sản phẩm dịch vụ TCTD Tổ chức tín dụng TMCP Thương mại cổ phần TSĐB Tài sản đảm bảo SXKD Sản xuất kinh doanh ix DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1. Cơ Cấu Nhân Sự tại ABBANK Dân Chủ ............................................................ 9 Bảng 4.1. Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh của Ngân Hàng An Bình 2008 – 2011 ......... 34 Bảng 4.2. Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh của PGD Dân Chủ Giai Đoạn 2008 – 2011 . 36 Bảng 4.3. Tình Hình Vốn Huy Động tại PGD Dân Chủ Giai Đoạn 2008 2011 ............... 37 Bảng 4.4. Doanh Số Cho Vay tại PGD Dân Chủ 2008 – 2010 .......................................... 39 Bảng 4.5. Dư Nợ của PGD Dân Chủ Xét Theo Thời Hạn Vay Giai Đoạn 20082011 ...... 42 Bảng 4.6. Dư Nợ của PGD Dân Chủ Xét Theo Thành Phần Kinh Kế Giai Đoạn 2008 2011………………………………………………………………………………………42 Bảng 4.7. Nợ Quá Hạn của PGD Dân Chủ Giai Đoạn 20082011 .................................... 45 Bảng 4.8. Tình Hình Cạnh Tranh Lãi Suất Giữa Các Ngân Hàng Trong Năm 2010 và 2011………………………………………………………………………………………49 Bảng 4.9. Tình Hình Sử Dụng Vốn Vay Của Khách Hàng Năm 20102011 .................... 51 Bảng 4.10. Tình Hình Sử Dụng Vốn Vay Sai Mục Đích Của Khách Hàng ...................... 52 Bảng 4.11. Tình Hình Kinh Doanh Của KH Trước và Sau Khi Vay Vốn 20082011 ...... 53 Bảng 4.12. Tình Hình Hồ Sơ Xin Vay Giai Đoạn 20082011 ........................................... 54 Bảng 4.13. Tỉ Lệ Xảy Ra Rủi Ro ở Các Giai Đoạn Trước Khi Cho Vay .......................... 54 Bảng 4.14. Tỉ Lệ Xảy Ra Rủi Ro ở Các Giai Đoạn Sau Khi Quyết Định Tín Dụng ......... 55 x DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức tại PGD Dân Chủ ....................................................................... 8 Hình 4.2. Sơ Đồ Dư Nợ Tín Dụng của PGD Dân Chủ Giai Đoạn 2008‐2011 ................. 40 Hình 4.3. Sơ đồ dư nợ quá hạn của PGD Dân Chủ từ 2008 đến 2011........................... 43 Hình 4.4. Sơ Đồ Tỉ Trọng Dư Nợ Trên Tổng Vốn Huy Động của PGD Dân Chủ Giai Đoạn 2008‐2011 ............................................................................................................... 46 Hình 4.5. Sơ Đồ Tỉ Lệ Nợ Quá Hạn So Với Tổng Dư Nợ Tính Đến 31122011 .......... 48 xi DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1. Tóm tắt quy trình xử lý nợ thế chấp Phụ lục 2. Biên bản bàn giao hồ sơ xin xử lý nợ Phụ lục 3. Báo cáo thu nợ Phụ lục 4. Quyết định ban hành sổ tay KHDN 1 CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Xu hướng tự do hóa trong lĩnh vực tài chính đã tạo ra cơ hội cho các ngân hàng thương mại mở rộng hoạt động về mặt địa lý, giúp cho các ngân hàng hạn chế được những tổn thương do những thay đổi điều kiện kinh tế trong nước. Tuy nhiên, cạnh tranh giữa các tổ chức tài chính trên phạm vi toàn cầu cũng tạo ra một thị trường tài chính rủi ro hơn. Trong bối cảnh đó, không một ngân hàng hay một tổ chức tài chính nào có thể tồn tại lâu dài mà không có hệ thống quản lý rủi ro hữu hiệu. Việc xây dựng một hệ thống quản lý rủi ro nói chung và quản lý rủi ro tín dụng nói riêng có vai trò sống còn đối với hoạt động ngân hàng. Chủ tịch tập đoàn tài chính Citicorp Walter Wriston đã nói lên vai trò quan trọng của hoạt động quản lý rủi ro như sau: “toàn bộ cuộc sống trong hoạt động ngân hàng là quản lý rủi ro”. Xuất phát từ nhận thức trên, nhận thấy được tầm quan trọng của vấn đề cùng với việc nghiên cứu tình hình quản trị rủi ro tín dụng thực tế tại NHTMCP An Bình, tôi xin chọn đề tài “ Nâng cao hiệu quả phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP An Bình PGD Dân Chủ Thành Phố Hồ Chí Minh” cho luận văn tốt nghiệp của mình. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Nâng cao hiệu quả phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần An Bình Phòng giao dịch Dân Chủ. Địa chỉ: 115 Dân Chủ, phường Bình Thọ, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh. 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Tình hình hoạt động cho vay tại ngân hàng. Thực trạng nợ quá hạn của ABBANK Dân Chủ và những nguyên nhân gây ra tình trạng nợ quá hạn trên. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng quản lý rủi ro tín dụng. 1.3. Phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP An Bình, PGD Dân Chủ Thành Phố Hồ Chí Minh. Địa bàn nghiên cứu: Quận Thủ Đức TP.HCM. Thời gian nghiên cứu: Từ 1522012 đến 3042012. 1.4. Cấu trúc khóa luận Chương 1: Lý do chọn khóa luận, mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu cũng như sơ lược về nội dung của khóa luận. Chương 2: Giới thiệu khái quát về điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế xã hội của TP.HCM và giới thiệu sơ lược về Ngân hàng TMCP An Bình Phòng giao dịch Dân Chủ. Chương 3: Trình bày khái niệm chung về rủi ro tín dụng, phân loại rủi ro tín dụng và các phương pháp nghiên cứu mà đề tài sử dụng. Chương 4: Đánh giá hoạt động cho vay và huy động vốn của ABBANK Dân Chủ qua 04 năm 2008, 2009, 2010, 2011 đồng thời tìm nguyên nhân và phân tích chi tiết, tạo cơ sở cho những đề xuất giải pháp nhằm phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro tín dụng cho đơn vị. Chương 5: Trên cơ sở chương 4, rút ra kết luận và kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ABBank Dân Chủ. 3 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN 2.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội quận Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh) Quận Thủ Đức là một quận cửa ngõ phía đông bắc Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1997, Huyện Thủ Đức cũ đã được chia thành ba quận mới là Quận 9,Quận 2 và Quận Thủ Đức. Diện tích Thủ Đức là 47,46 km², dân số đến 142009 là 442.110 người. Thủ Đức ngày nay có rất nhiều nhà máy của các xí nghiệp quốc doanh, xí nghiệp tư doanh, xí nghiệp liên doanh với nước ngoài, xí nghiệp 100% vốn nước ngoài. Toàn quận hiện nay có khoảng 150 nhà máy có quy mô sản xuất lớn (phần lớn tập trung trong các Khu Công Nghiệp, Khu Chế Xuất) và hàng ngàn nhà máy nhỏ . Đặc biệt là Khu Chế Xuất Linh Trung được thành lập năm 1993 trên diện tích khoảng 150 ha, quy tụ được 32 công ty nước ngoài (với tổng số vốn đầu tư là 171 triệu đô la. Năm 1996, Quận hình thành thêm 2 Khu Công Nghiệp lớn là: Khu Công Nghiệp Linh TrungLinh Xuân (450 ha), và Khu Công Nghiệp Bình Chiểu (200 ha). Không nằm ngoài sự phát triển đó, hoạt động của ngành Ngân hàng cũng đang ngày càng lớn mạnh. Trong đó không thể không nói đến Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình, dù chỉ mới gia nhập vào thị trường tài chính quốc gia chưa lâu nhưng đã sớm khẳng định được vị trí của mình. 4 2.2. Tổng quan về ngân hàng An Bình PGD Dân Chủ 2.2.1. Giới thiệu về ngân hàng TMCP An Bình Ngân hàng TMCP An Bình tiền thân là NHTMCP Nông thôn An Bình, hoạt động trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Tháng 072005 ABBANK thay đổi mô hình hoạt động từ Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn lên Ngân hàng thương mại cổ phần đô thị. ABBANK là một trong 10 ngân hàng TMCP có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam hiện nay. Tính đến tháng 122011, vốn điều lệ của ABBANK đạt trên 4.200tỷ đồng. Sau hơn 18 năm thành lập và phát triển, ABBANK đã trở thành cái tên thân thuộc với gần 10.000 KHDN và trên 100.000 KHCN tại 29 tỉnh thành trên cả nước thông qua mạng lưới hơn 110 chi nhánhPGD. Tại ABBANK, KH không chỉ hài lòng với chất lượng sản phẩm linh hoạt hiện đại, với dãy sản phẩm đa dạng phong phú, mà còn bởi chất lượng phục vụ chuyên nghiệp thân thiện. Với sự hỗ trợ từ cổ đông chiến lược trong nước là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), đối tác chiến lược nước ngoài là Maybank NH lớn nhất Malaysia, và các đối tác khác như Prudential, Tổng công ty bưu chính Việt Nam (VNPost), Tổng công ty Viễn thông Quân đội Viettel…, ABBANK đang tiến gần hơn tới mô hình một “siêu thị tài chính” hiện đại. Các nhóm khách hàng mục tiêu hiện nay của ABBANK bao gồm: nhóm KHDN, nhóm KHCN và nhóm KH đầu tư. 2.2.2. Tầm nhìn chiến lược ABBANK hướng đến trở thành một NHTM hàng đầu Việt Nam; hoạt động theo mô hình NHTM trọng tâm bán lẻ theo những thông lệ quốc tế tốt nhất với công nghệ hiện đại, đủ năng lực canh tranh với các ngân hàng trong nước và quốc tế hoạt động tại Việt Nam. Mục tiêu chiến lược trung và dài hạn: Nâng ABBANK lên hàng “Top 10” ở Việt Nam về tổng tài sản. Gia tăng giá trị cho cổ đông. Nâng cao sự phục vụ khách hàng, mang ngân hàng đến với đại chúng. Tạo sự thịnh vượng đáp ứng nhu cầu phát triển của cán bộ nhân viên. Đóng góp cho sự phát triển cộng đồng và xã hội. 5 2.2.3. Tôn chỉ hoạt động Phục vụ khách hàng với sản phẩm, dịch vụ an toàn, hiệu quả và linh hoạt. Tăng trưởng lợi ích cho cổ đông. Hướng đến sự phát triển toàn diện, bền vững của ngân hàng. Đầu tư vào yếu tố con người làm nền tảng cho sự phát triển lâu dài. 2.2.4. Vài nét về các sản phẩm cho vay tại ABBANK Để đáp ứng một cách đầy đủ các nhu cầu cần thiết của khách hàng và kịp thời các nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng, hiện nay các sản phẩm cho vay tại ABBANK rất đa dạng, phong phú và phù hợp với những nhu cầu cần thiết của khách hàng. Mang lại cho khách hàng nguồn tài trợ về tài chính kịp thời để đáp ứng nhưng nhu cầu cần thiết. Hiện ABBANK có 8 sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng: Cho vay thấu chi, Cho vay bổ sung vốn sản xuất kinh doanh dịch vụ, Dịch vụ trung gian thanh toán chuyển nhượng bất động sản qua ngân hàng, Cho vay mua nhàđấtxây sửa chữa nhà, Cho vay cầm cố STKSố dư tài khoản, Cho vay du học, Cho vay tiêu dùng có thế chấp, Cho vay sản xuất kinh doanh. a) Cho vay thấu chi Tiện ích sản phẩm: Khách hàng có thể chi tiêu vượt số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán mở tại ABBANK, trả lãi trên số tiền và số ngày thực tế sử dụng. b) Cho vay bổ sung vốn sản xuất kinh doanh dịch vụ Tiện ích sản phẩm: Bổ sung nguồn vốn thiếu hụt trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. c) Dịch vụ trung gian thanh toán chuyển nhượng bất động sản qua ngân hàng Tiện ích sản phẩm: Người mua lo lắng khi phải giao tiền cho bên bán nhưng chưa làm xong các thủ tục, còn người bán thì khó nắm chắc khả năng chi trả của người mua. ABBANK giới thiệu dịch vụ trung gian thanh toán chuyển nhượng bất động sản trong đó: 6 ABBANK đóng vai trò trung gian đảm bảo quyền lợi của người mua và người bán trong giao dịch mua bán Bất động sản một cách an toàn với thủ tục đơn giản, nhanh chóng và giải quyết các lo âu của người mua, bán. An toàn, tiện lợi và đảm bảo quyền lợi cho cả 2 bên mua và bán. Hồ sơ nhàđất liên quan đến điều kiện thanh toán giữa các bên giao dịch được kiểm soát chặt chẽ trong quá trình thanh toán. Giảm thiểu rủi ro trong quá trình chuyển nhượng và thanh toán. Nhận được sự tư vấn miễn phí của đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp tại ABBANK. Cạnh tranh trên thị trường. d) Cho vay mua nhàđấtxây sửa chữa nhà Tiện ích sản phẩm: Giúp khách hàng mua được nhà, đất để ở như mong muốn, thủ tục nhanh gọn, giúp khách hàng có được nguồn tài chính đáp ứng nhu cầu kịp thời. e) Cho vay cầm cố STKSố dư tài khoản Tiện ích sản phẩm: Thủ tục nhanh chóng giúp KH có được nguồn tài chính đáp ứng nhu cầu kịp thời. f) Cho vay du học Tiện ích sản phẩm: Sản phẩm cho vay du học Youstudy nhằm đáp ứng nhu cầu: Chứng minh tài chính du học, Cho vay thực sự, Giúp KH chuẩn bị nguồn tài chính kịp thời đáp ứng nhu cầu học tập cho con em mình. g) Cho vay tiêu dùng có thế chấp Tiện ích sản phẩm: Giúp khách hàng có ngay nguồn tài chính đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng như mua sắm vật dụng gia đình, sửa chữa nhà, cưới hỏi….. và cải thiện đời sống. h) Cho vay sản xuất kinh doanh Tiện ích sản phẩm: Giúp khách hàng tăng tính chủ động và linh hoạt trong quá trình sản xuất kinh doanh. 7 2.2.5 Giới thiệu về PGD Dân Chủ a) Quá trình hình thành và phát triển PGD Dân Chủ thuộc Ngân hàng TMCP An Bình được thành lập vào ngày 2062007 nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng, tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí cho cả khách hàng và ngân hàng đối với những khách hàng ở khu vực quận Thủ Đức và mở rộng quy mô hoạt động của ABBANK. PGD Dân Chủ gồm có 12 nhân viên và 1 trưởng phòng. Qua 3 năm hoạt động, PGD Dân Chủ luôn không ngừng phát triển và ngày một đổi mới cung cách phục vụ với phương châm “khách hàng là người thân của chúng ta”, tất cả mọi người đều cố gắng nổ lực hết mình để phục vụ khách hàng, đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng một cách đầy đủ và nhanh nhất có thể, hài lòng khách hàng. Vì vậy mà lượng khách hàng đến với PGD ngày càng đông đảo hơn, số lượng khách hàng thân thiết ngày một tăng. PGD không những đáp ứng được nhu cầu của khách hàng mà còn chiếm được niềm tin yêu của khách hàng bởi cung cách phục vụ chu đáo, tận tình, niềm nở của nhân viên; cơ sở vật chất được trang bị đầy đủ, hiện đại; quy trình thủ tục nhanh gọn với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm tác nghiệp. PGD Dân Chủ thuộc Ngân hàng TMCP An Bình tọa lạc tại Số 115 Đường Dân Chủ Phường Bình Thọ Quận Thủ Đức, nằm tại vị trí đông dân cư, các trung tâm thương mại như CO.OP MART, Nguyễn Kim, Chợ Thủ Đức…và các cơ sở sản xuất kinh doanh nên rất thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của phòng. Tuy nhiên mức độ cạnh tranh cũng cao vì ở khu vực này tập trung rất nhiều chi nhánh, PGD của các ngân hàng lớn khác như ACB, Sacombank, Techcombank, Viettinbank, Trustbank, VPBank, Vietbank,… PGD Dân Chủ là một PGD với quy mô nhỏ nhưng vị thế cạnh tranh không hề thấp nhờ vào uy tín và chất lượng phục vụ của lãnh đạo và nhân viên nên thị phần của phòng trong khu vực này vẫn không thua kém các PGD của ACB, Sacombank hay Techcombank. b) Định hướng phát triển của ABBANK Dân Chủ năm 2012 Một số chỉ tiêu kế hoạch năm 2012: Doanh số huy động 140 tỷ đồng 8 Dư nợ 130 tỷ đồng Kết quả tài chính: Lợi nhuận 4,5 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2011. c) Sơ đồ tổ chức tại PGD Dân Chủ Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức tại PGD Dân Chủ Nguồn: Phòng nhân sự ABBANK d) Cơ cấu nhân sự tại PGD Dân Chủ Cơ cấu PGD Dân Chủ gồm có một giám đốc và 10 nhân viên, trong đó bộ phận kiểm soát có 6 người và bộ phận QHKH có 4 người. Hơn 80% cán bộ nhân viên PGD có trình độ học vấn Đại học và sau Đại học, gần 70% cán bộ có trên 5 năm kinh nghiệm. Nhìn chung mặt bằng nhân sự tại PGD khá tốt xét về trình độ học vấn cũng như kinh nghiệm làm việc, tuy nhiên ở bộ phận QHKH chỉ với 4 CBTD thì vẫn còn quá mỏng so với địa bàn quận Thủ Đức đang ngày càng được mở rộng đầu tư và sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt với các Ngân hàng khác trên cùng địa bàn. Điều này gây nên khá nhiều áp lực cho CBTD trong việc tìm kiếm khách hàng để đạt chỉ tiêu do PGD đề ra, đồng thời cũng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng trong việc cho vay và giám sát sau khi cho vay. GIÁM ĐỐC PGD KIỂM SOÁT KẾ TOÁN NGÂN QUỸ CÁ NHÂN DOANH NGHIỆP QUAN HỆ KHÁCH HÀNG 9 Bảng 2.1. Cơ Cấu Nhân Sự tại ABBANK Dân Chủ Các chỉ tiêu Số lượng (người) Tỉ trọng (%) Trình độ Sau Đại Học 2 18.2 Đại học 7 63.6 CĐ TC 2 18.2 Số năm kinh nghiệm Dưới 3 năm 1 9.1 35 năm 3 27.3 5 Trên 10 năm 7 63.6 Các bộ phận Điều hành 1 9.1 Kế toán và ngân quĩ 6 54.6 QHKH 4 36.3 e) Quy trình tín dụng Nguồn: Phòng Nhân Sự ABBANK 10 KHÁCH Tổ chức phân tích và thẩm định:  Pháp lý  Bảo đảm nợ vay Quyết định tín dụng: ban lãnh đạo  Hội đồng phán quyết  Cá nhân phán quyết Lập hồ sơ: khách hàng và QHKH  Giấy đề nghị vay vốn  Hồ sơ pháp lý  Phương án  Đàm phán  Ký kết hợp đồng tín dụng Giải ngân: QLRR  Chuyển tiền vào tài khoản khách hàng  Trả cho nhà cung cấp Tổ chức giám sát:  Nhân viên tín dụng  Thanh tra, KTV Xử lý: toà án cơ quan thẩm quyền Thanh lý HĐTD bắt buộc không đủ Nhân viên tín dụng Phỏng vấn khách hàng Thu nợ cả gốc và lãi Thanh lý hợp đồng tín dụng Giấy báo lý do Biện pháp: cảnh báo, tăng cường kiểm soát, Đầy ngừng giải ngân đủ Đúng hạn Vi phạm hợp đồng không đủ Đầy đủ Nguồn: sổ tay tín dụng ABBANK Hình 2.2. Quy Trình Tín Dụng 11 CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Cơ sở lý luận 3.1.1. Tín dụng ngân hàng a) Khái niệm và bản chất của tín dụng ngân hàng Thuật ngữ “tín dụng” xuất phát từ chữ latinh là Credo (tin tưởng – tín nhiệm). Nhưng trong quan hệ tài chính hoặc cuộc sống, tuỳ theo góc độ nhìn nhận của mỗi người mà tín dụng được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Xét trên góc độ chuyển dịch quỹ, tín dụng là sự chuyển dịch quỹ cho vay từ người cho vay sang người đi vay. Xét trong một quan hệ tài chính cụ thể, tín dụng là một giao dịch về tài sản trên cơ sở có hoàn trả. Tín dụng ở nghĩa hẹp được hiểu như một số tiền cho vay mà các định chế tài chính cung cấp cho khách hàng. Tuy nhiên, xét ở góc độ tín dụng là một chức năng cơ bản của ngân hàng thì tín dụng được hiểu như sau: Tín dụng ngân hàng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (Ngân hàng và các định chế tài chính) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể kinh tế khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán. Từ khái niệm trên, bản chất của tín dụng là một giao dịch về tài sản trên cơ sở hoàn trả và có các đặc trưng sau: 12 Tài sản giao dịch trong quan hệ tín dụng ngân hàng bao gồm hai hình thức là cho vay (bằng tiền) và cho thuê (bất động sản, động sản). Xuất phát từ nguyên tắc hoàn trả, người cho vay khi chuyển giao tài sản cho người đi vay sử dụng phải dựa trên cơ sở lòng tin và phải tin rằng người đi vay sẽ trả đúng hạn. Đây là yếu tố hết sức cơ bản trong quản trị tín dụng. Bên đi vay phải hoàn trả vô điều kiện cho bên cho vay sau khi hết thời hạn sử dụng thỏa thuận Thông thường giá trị được hoàn trả lớn hơn giá trị lúc cho vay phần lớn hơn này là lợi tức. Ngân hàng tham gia quan hệ tín dụng với 2 tư cách: Vừa là người đi vay vừa là người cho vay. b) Phân loại tín dụng ngân hàng Tùy mục tiêu nghiên cứu, mục tiêu của quản trị mà người ta chia tín dụng ngân hàng thành các loại khác nhau.  Xét theo mục đích Tín dụng ngân hàng gồm: Cho vay kinh doanh bất động sản: Gồm các khoản cho vay liên quan đến việc mua sắm và xây dựng bất động sản nhà cửa, đất đai, bất động sản trong lãnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Cho vay công nghiệp và thương mại: Là loại cho vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp trong lãnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Cho vay nông nghiệp: Loại vay nhằm hỗ trợ nông dân trong sản xuất như cho vay để trang trải các chi phí sản xuất như phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng, thức ăn gia súc, lao động, nhiên liệu. Cho vay các định chế tài chính: Bao gồm cấp tín dụng cho các ngân hàng, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, công ty bảo hiểm, quỹ tín dụng và các công ty tài chính khác. Cho vay cá nhân: Là loại để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng như mua sắm các vật dụng đắt tiền và các khoản cho vay để trang trải các chi phí thông thường của đời sống thông qua phát hành thẻ tín dụng. 13 Cho thuê: Cho thuê các định chế tài chính bao gồm hai loại cho thuê vận hành và cho thuê tài chính. Tài sản cho thuê bao gồm bất động sản và động sản, trong đó chủ yếu là máy móc thiết bị.  Xét theo thời hạn Cho vay ngắn hạn: Là loại vay có thời hạn đến 12 tháng. Cho vay trung hạn: Là loại vay có thời hạn trên 12 tháng đến 5 năm Cho vay dài hạn: Là loại vay có thời hạn trên 5 năm và thời hạn tối đa có thể lên đến 2030 năm tùy thuộc vào dự án và giấy phép đầu tư. Một số trường hợp cá biệt có thể lên tới 40 năm.  Xét theo tài sản đảm bảo (TSĐB) Cho vay không đảm bảo: là loại vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba, việc cấp tín dụng chủ yếu dựa vào mức độ tín nhiệm và uy tín của khách hàng; năng lực tài chính của khách hàng, phương án vay hiệu quả và khả thi. Cho vay có đảm bảo: Là loại vay dựa trên cơ sở các tài sản đảm bảo như thế chấp, cầm cố bằng tài sản của khách hàng; hoặc phải có sự bảo lãnh cầm cố, thế chấp bằng tài sản của người thứ ba; hay cho vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay.  Căn cứ vào phương thức hoàn trả Cho vay có thời hạn: Là loại cho vay có thỏa thuận thời hạn cụ thể trong hợp đồng. Cho vay không thời hạn: Là loại cho vay mà ngân hàng có thể yêu cầu người đi vay trả nợ bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.  Căn cứ vào xuất xứ tín dụng Cho vay trực tiếp: Ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho người có nhu cầu, đồng thời người đi vay trực tiếp hoàn trả nợ vay cho ngân hàng. Cho vay gián tiếp: Là khoản vay được thực hiện thông qua việc mua lại các khế ước hoặc chứng từ nợ đã phát sinh và còn trong thời hạn thanh toán. 14 3.1.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế a) Tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình tái sản xuất đồng thời góp phần đầu tư vào phát triển kinh tế Nhu cầu vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh luôn là vấn đề quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, bên cạnh đó quan hệ mua bán chịu luôn tồn tại trên thị trường. Do đó, hoạt động tín dụng đã góp phần vào quá trình luân chuyển vốn trong nền kinh tế diễn ra nhanh hơn, giúp cho người cần vốn có thể tìm được vốn nhanh hơn, hiệu quả hơn để có thể duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh được liên tục và có thể giúp cho người thừa vốn có thể bảo quản an toàn đồng thời kinh doanh kiếm lời. Trong nền sản xuất hàng hóa, tín dụng là một trong những nguồn hình thành vốn của doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất để đẩy nhanh quá trình tái sản xuất xã hội. b) Tín dụng thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất Bản chất đặc trưng hoạt động ngân hàng là huy động vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi, phân tán trong nền kinh tế, trong xã hội để thực hiện cho vay các đơn vị kinh tế có nhu cầu vốn phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. Đầu tư tập trung là nhu cầu tất yếu của nền sản xuất hàng hóa, hạn chế sự lãng phí vốn, tiết kiệm mọi nguồn lực như thời gian, chi phí huy động vốn. c) Tín dụng thúc đẩy quá trình luân chuyển hàng hóa và luân chuyển tiền tệ Tín dụng tham gia trực tiếp vào quá trình luân chuyển hàng hóa và luân chuyển tiền tệ tạo điều kiện phát triển nền kinh tế, đặc biệt những ngành kinh tế trọng điểm trong mỗi giai đoạn phát triển kinh tế. Hoạt động tín dụng luôn chịu sự chi phối trực tiếp của chính sách phát triển kinh tế của chính phủ, vì vậy đã góp phần đẩy nhanh quá trình luân chuyển tiền tệ trong nền kinh tế thị trường, hạn chế thấp nhất sự ứ đọng vốn trong sản xuất kinh doanh, đẩy nhanh vòng quay vốn. d) Tín dụng góp phần thúc đẩy chế độ hạch toán kinh tế Với sự tài trợ tín dụng của các ngân hàng, mỗi doanh nghiệp phải thực hiện một chế độ hạch toán kinh tế một cách minh bạch và hiệu quả hơn. Khi sử dụng vốn vay ngân hàng, các doanh nghiệp phải tôn trọng các hợp đồng tín dụng, phải thực hiện thanh toán 15 lãi và nợ vay đúng hạn, cũng như việc chấp hành các quy định ràng buộc trách nhiệm, nghĩa vụ khác ghi trong hợp đồng như là vấn đề tài chính. Vì vậy đòi hỏi các doanh nghiệp khi sử dụng vốn vay của ngân hàng phải quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. e) Tín dụng tạo điều kiền hội nhập kinh tế quốc tế Trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp không chỉ hoạt động trong phạm vi một quốc gia mà phải mở rộng quan hệ kinh tế ra phạm vi khu vực và thế giới. Tín dụng là công cụ giúp đỡ các doanh nghiệp trong nước có đủ năng lực để tham gia vào thị trường thế giới như tài trợ việc mua bán chịu hàng hóa, mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm cho phù hợp với yêu cầu về quy mô và chất lượng của thị trường thế giới. f) Tín dụng là công cụ tài trợ vốn cho các ngành kinh tế kém phát triển và các ngành kinh tế trọng điểm Với công cụ tín dụng, chính phủ sẽ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển bằng việc cho vay ưu đãi với lãi suất thấp, thời hạn dài, mức vốn lớn. Ngoài ra, Chính phủ còn tập trung vốn tín dụng vào việc phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. 3.1.3. Rủi ro và rủi ro tín dụng a) Khái niệm rủi ro Trong cuộc sống hàng ngày, trong lao động sản xuất kinh doanh có những sự cố bất ngờ, ngẫu nhiên xảy ra không thể báo trước được, những tình huống bất ngờ như vậy gọi là rủi ro. Khi nói đến rủi ro người ta thường nghĩ đến điều không tốt lành hoặc một thiệt hại, tổn thất nào đó về vật chất hữu hình hoặc vô hình bất ngờ mang đến do những nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan gây nên. Như vậy: Rủi ro là sự việc xảy ra ngoài ý muốn chủ quan của con người, đem lại những hậu quả mà người ta không thể dự đoán được. Tuy khó tìm được một định nghĩa rủi ro hoàn hảo song có thể biết được rằng rủi ro 16 thường có hai đặc tính sau: Thứ nhất là biên độ rủi ro: là sự thiệt hại từ rủi ro gây ra ở mức nào. Thứ hai là tần số xuất hiện của rui ro là nhiều hay ít. Là một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, ngân hàng thương mại cũng gánh chịu các rủi ro do các tác động của môi trường vi mô và vĩ mô gây nên như các doanh nghiệp khác. b) Rủi ro trong hoạt động ngân hàng  Khái niệm rủi ro ngân hàng Rủi ro ngân hàng là những biến cố không mong đợi xảy ra, gây mất mát thiệt hại tài sản, thu nhập của ngân hàng trong quá trình hoạt động.  Phân loại rủi ro ngân hàng Phân chia rủi ro theo các loại tài sản có: rủi ro trong quản lí và kinh doanh ngân quỹ, rủi ro tín dụng, rủi ro trong quản lí và kinh doanh chứng khoán, rủi ro trong cho thuê, rủi ro đối với các tài sản khác của ngân hàng. Phân chia rủi ro theo nguyên nhân và các yếu tố tác động có: rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro hối đoái, rủi ro do thanh khoản, rủi ro tồn đọng vốn và một số loại rủi ro khác. c) Rủi ro tín dụng  Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại Hoạt động tín dụng (hay hoạt động cho vay) là hoạt động chính tạo ta phần lớn lợi nhuận cho ngân hàng. Theo khoản 8 điều 20 Luật các TCTD thì hoạt động tín dụng là việc tổ chức tín dụng sử dụng nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy động để cấp tín dụng. Cấp tín dụng là việc tổ chức tín dụng thỏa thuận để khách hàng sử dụng một khoản tiền với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác (theo khoản 10 điều 20 Luật các TCTD). Hoạt động cho vay có thể phân chia làm nhiều loại khác nhau theo tính chất và đối tượng của hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, hoạt động cho vay phải đảm bảo một số điều kiện cơ bản. Ba điều kiện cơ bản của một hợp đồng cho vay là: thời hạn, lãi suất và hạn mức hoàn trả hay thời gian đáo hạn của hợp đồng; vốn vay phải đảm bảo sử dụng đúng 17 mục đích; về nguyên tắc, vốn vay phải được đảm bảo bằng tài sản tương đương. Hoạt động tín dụng có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí, trong đó có một số tiêu chí chủ yếu sau: Phân loại tín dụng dựa theo tiêu chí thời gian: Cho vay ngắn hạn: Từ 12 tháng trở xuống tài trợ cho tài sản lưu động. Cho vay trung hạn: Từ trên 1 năm đến 5 năm tài trợ cho các tài sản cố định như phương tiện vận tải, một số cây trồng vật nuôi, trang thiết bị chóng hao mòn. Tín dụng dài hạn: Trên 5 năm tài trợ cho công trình xây dựng như nhà, cầu, sân bay, đường,máy móc thiết bị có giá trị lớn, thường có thời gian sử dụng lâu. Phân loại tín dụng dựa trên hình thức tài trợ: Cho vay: Là việc ngân hàng đưa tiền cho khách hàng với cam kết khách hàng phải hoàn trả cả gốc và lãi trong khoảng thời gian xác định. Đây là tài sản lớn nhất trong khoản mục tín dụng. Chiết khấu thương phiếu: Là việc ngân hàng ứng trước tiền cho khách hàng tương ứng với giá trị của thương phiếu trừ đi phần thu nhập của ngân hàng để sở hữu một thương phiếu chưa đến hạn (hoặc một giấy nợ). Cho thuê: là việc ngân hàng bỏ tiền ra mua tài sản để cho khách hàng thuê theo những thỏa thuận nhất định. Sau thời gian nhất định khách hàng phải trả cả gốc và lãi cho ngân hàng. Bảo lãnh: Là việc ngân hàng cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính hộ khách hàng của mình. Phân loại tín dụng dựa trên tài sản đảm bảo: Tín dụng không cần tài sản đảm bảo: là hình thức cấp tín dụng không dựa trên cam kết yêu cầu ngân hàng và khách hàng phải kí hợp đồng bảo đảm. Tín dụng có tài sản đảm bảo: Là hình thức cấp tín dụng dựa trên cam kết đảm bảo yêu cầu ngân hàng và khách hàng pahỉ kí hợp đồng bảo đảm. Phân loại tín dụng dựa trên rủi ro: Tín dụng lành mạnh: Các khoản tín dụng có khả năng thu hồi cao. 18 Tín dụng có vấn đề: Các khoản tín dụng có dấu hiệu không lành mạnh như khách hàng chậm tiêu thụ, tiến độ thực hiện kế hoạch bị chậm… Nợ quá hạn có khả năng thu hồi: Các khoản nợ đã quá hạn với thời gian ngắn và khách hàng có kế hoạch khắc phục tốt, tài sản đảm bảo có giá trị lớn… Nợ khó đòi: Nợ quá hạn quá lâu, khả năng trả nợ rất kém, tài sản thế chấp quá nhỏ hoặc bị giảm giá… Phân loại khác: theo ngành kinh tế ( công, nông nghiệp…), theo đối tượng tín dụng ( tài sản lưu động, tài sản cố định), theo mục đích ( sản xuất, tiêu dùng…).  Khái niệm rủi ro tín dụng A.Saunders và H.Lange định nghĩa: “ Rủi ro tín dụng là khoản lỗ tiềm tàng khi ngân hàng cấp tín dụng cho một khách hàng, nghĩa là khả năng các luồng thu nhập dự tính mang lại từ khoản cho vay của ngân hàng không thể được thực hiện đầy đủ về cả số lượng và thời hạn.”. Timothy W.Koch cho sằng: “Rủi ro tín dụng là sự thay đổi tiềm ẩn của thu nhập thuần và thị giá của vốn xuất phát từ việc vốn vay không được thanh toán hay thanh toán trễ hạn. Rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của tổ chức tín dụng, theo quy định tại Điều 2 Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng ban hành theo Quyết định số 4932005QĐNHNN ngày 2242005 của Thống đốc NHNN, “Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động Ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”. Vậy rủi ro tín dụng là những thiệt hại kinh tế mà ngân hàng thương mại phải gánh chịu do khách hàng vay vốn sai hẹn trong thực hiện nghĩa vụ trả nợ vốn gốc và nợ lãi hoặc không hoàn trả được nợ vay của ngân hang do các nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan. Rủi ro tín dụng gây tổn thất về tài chính cho NHTM, đó là làm giảm thu nhập ròng và giảm giá trị thị trường của vốn; trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến thua lỗ, hoặc ở mức độ cao hơn có thể dẫn đến phá sản.  Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng  Các nhân tố thuộc về ngân hàng: 19 Trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng: Chất lượng cán bộ tín dụng bao gồm trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp. Đây là những nhân tố đầu tiên, có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý rủi ro tín dụng của NHTM. Các công cụ quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng: Quy trình tín dụng: Quy trình tín dụng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hạn chế sai sót khi cho vay và giảm thiểu khả năng xảy ra rủi ro tín dụng. Quy trình tín dụng sẽ quy định rõ từng khâu công việc và trách nhiệm cụ thể của các cán bộ có liên quan. Chính sách tín dụng: Kinh nghiệm cho thấy, sự hoạt động của một ngân hàng dựa trên cơ sở chính sách tín dụng thống nhất, hợp lý.. có hiệu quả nhiều hơn là dựa trên cơ sở kinh nghiệm và trao quyền quyết định cho một cá nhân điều hành. Vì vậy, mục tiêu, định hướng phát triển trong chính sách tín dụng của ngân hàng cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro tín dụng của NHTM. Mô hình đánh giá rủi ro tín dụng: Mỗi ngân hàng phải hình thành và đưa vào sử dụng một mô hình đánh giá rủi ro cụ thể để có thể quản lý rủi ro tín dụng một cách thống nhất và hiệu quả. Mô hình này phải phù hợp với tính chất, quy mô và độ phức tạp của các hoạt động thuộc ngân hàng đó.  Các nhân tố thuộc về khách hàng: Khi khách hàng sử dụng vốn vay ngân hàng không đúng mục đích đã đưa ra trong đơn xin vay vốn như: sử dụng vốn vay vào kinh doanh không đúng đối tượng; sử dụng vốn ngắn hạn để đầu tư trung dài hạn, đầu tư vào tài sản cố định;... đều có thể ảnh hưởng đến việc quản trị rủi ro tín dụng của NHTM. Ngoải ra, rủi ro tín dụng còn có thể phát sinh từ sự yếu kém về năng lực lãnh đạo và kinh nghiệm quản lý của người điều hành doanh nghiệp; khả năng cạnh tranh của khách hàng; đối tác, bạn hàng làm ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất kinh doanh của khách hàng. Rủi ro tín dụng cũng do nguyên nhân thiếu thiện chí trả nợ vay ngân hàng ngay từ khi xin vay vốn....  Các nhân tố thuộc về môi trường: Môi trường kinh tế xã hội: Môi trường kinh tế xã hội là tổng hoà các mối quan hệ về kinh tế và xã hội tác động đến hoạt động của các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Xét 20 một cách tổng thể, môi trường kinh tế xã hội ảnh hưởng đến việc quản trị rủi ro tín dụng từ cả phía ngân hàng và phía khách hàng. Môi trường pháp lý: Môi trường pháp lý bao gồm hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và những biện pháp để thực thi pháp luật. Trong nền kinh tế thị trường, mọi thành phần kinh tế đều có quyền tự chủ về hoạt động kinh doanh của mình nhưng phải nằm trong khuôn khổ pháp luật quy định. Hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng cũng không nằm ngoài vòng kiểm soát đó. Nó cũng phải tuân theo những quy định có liên quan của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước ban hành. Chính sách tiền tệ nới lỏng có thể mang lại lợi ích ngắn hạn cho các NHTM, nhưng nới lỏng quá mức sẽ dẫn đến tình trạng gia tăng lạm phát và tăng giá bất động sản một cách giả tạo, ảnh hưởng xấu đến hệ thống ngân hàng trong tương lai Chính sách tỉ giá có tác động khác nhau đến từng ngành và hoạt động xuất nhập khẩu, tác động gián tiếp đến khả năng sinh lời và hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng. Thay đổi lớn về tỉ giá hay biên độ dao động quá lớn thường ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình tài chính của khách hàng vay vốn và tăng nợ khó đòi, tác động đến ngân hàng sẽ lớn hơn nếu không có qui chế thích hợp về quản lý trạng thái ngoại hối của các ngân hàng. Trong nền kinh tế bị đô la hóa với qui mô lớn, rủi ro tỉ giá thường không cao nhưng rủi ro tín dụng rất lớn và bộc lộ rõ nét khi đồng bản tệ bị mất giá, làm giảm khả năng trả nợ các khoản vay ngoại tệ. Chính sách tài khóa : do chính sách thuế thường có thiên hướng tăng thu ngân sách, những thay đổi đột ngột trong hệ thống thuế cũng có thể tác động tới giá tài sản và khả năng trả nợ của bên vay. Chính sách bảo hộ cũng ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng, trong đó các NHTMNN vẫn là kênh chủ yếu cấp vốn cho khu vực doanh nghiệp nhà nước và cho vay với mức lãi suất ưu đãi, nhưng ngân sách nhà nước không cấp bù kịp thời ảnh hưởng đến nguồn vốn ngân hàng, tỉ lệ nợ xấu tại các NHTMNN ở mức cao. Tóm lại, các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng rất đa dạng, có những nguyên nhân khách quan và những nguyên nhân do chủ thể tham gia quan hệ tín dụng. Những nguyên 21 nhân chủ quan, do các chủ thể có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng và ngân hàng có thể kiểm soát được nếu có những biện pháp thích hợp.  Tác động của rủi ro tín dụng Rủi ro luôn tồn tại song song với các hoạt động kinh doanh NHTM, vì vậy việc hạn chế rủi ro đến mức tối thiểu có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với ngân hàng. Tín dụng là một nội dung quan trọng, chiếm khoảng 6080% trong toàn bộ hoạt động kinh doanh ngân hàng. Các rủi ro tín dụng vì thế có ảnh hưởng rất lớn tới ngân hàng, thông thường các rủi ro tín dụng vào khoảng 90% các rủi ro cơ bản. Quản trị rủi ro tín dụng là một trong những vấn đề trọng tâm hiện nay, đang được sự quan tâm chú ý đặc biệt của hệ thống ngân hàng trên toàn thế giới. Khi ngân hàng không kiểm soát được rủi ro tín dụng sẽ gây nên nhiều bất lợi mà chủ yếu là các vấn đề như:  Đối với ngân hàng Giảm lợi nhuận: Khi rủi ro tín dụng xảy ra sẽ phát sinh các khoản nợ khó thu hồi. Ảnh hưởng trước mắt của nó đến hoạt động ngân hàng là sự ứ đọng vốn dẫn đến làm giảm vòng quay vốn của ngân hàng. Mặt khác, khi có quá nhiều các khoản nợ khó hoặc không thu hồi được sẽ lại phát sinh các khoản chi phí quản lý, giám sát, thu nợ... Các chi phí này còn cao hơn khoản thu nhập từ việc tăng lãi suất các khoản nợ quá hạn bởi vì thực ra đây chỉ là những khoản thu nhập ảo, thực tế ngân hàng rất khó có khả năng thu hồi đầy đủ được chúng. Bên cạnh đó, ngân hàng vẫn phải trả lãi cho các khoản tiền huy động được trong khi một bộ phận tài sản của ngân hàng không thu được lãi cũng như không chuyển được thành tiền để cho người khác vay và thu lãi. Kết quả là lợi nhuận của ngân hàng sẽ bị giảm sút. Giảm khả năng thanh toán: Ngân hàng thường lập kế hoạch cân đối dòng tiền ra (trả lãi và gốc tiền gửi, cho vay, đầu tư mới...) và dòng tiền vào (tiền nhận gửi, tiền thu nợ gốc và lãi cho vay..) tại các thời điểm trong tương lai. Khi các món vay không được thanh toán đầy đủ và đúng hạn sẽ dẫn đến sự không cân đối giữa hai dòng tiền. Các khoản tiền gửi, tiền tiết kiệm của khách hàng vẫn phải thanh toán đúng kỳ hạn trong khi các khoản tiền vay của khách hàng lại không được hoàn trả đúng hẹn. Nếu ngân hàng không đi vay 22 hoặc bán các tài sản của mình thì khả năng chi trả của ngân hàng sẽ bị suy yếu và hạn chế, ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong khâu thanh toán. Giảm uy tín: Nếu tình trạng mất khả năng chi trả tái diễn nhiều lần hay những thông tin về rủi ro tín dụng của ngân hàng bị tiết lộ ra công chúng, uy tín của ngân hàng trên thị trường tài chính sẽ bị giảm sút. Phá sản ngân hàng: Nếu doanh nghiệp vay vốn ngân hàng gặp khó khăn trong việc hoàn trả, nhất là những món vay lớn thì có thể dẫn đến khủng hoảng trong hoạt động của chính ngân hàng. Ngân hàng nếu không chuẩn bị kịp thời cho những tình huống như vậy, mà thậm chí dù có cũng không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu rút tiền quá lớn, sẽ nhanh chóng mất khả năng thanh toán, dẫn đến sự sụp đổ của ngân hàng nếu Ngân hàng Trung Ương không can thiệp kịp thời hoặc không thể can thiệp.  Đối với khách hàng Lãi vay ngân hàng được hạch toán vào chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Khi để phát sinh nợ quá hạn với lãi suất lớn hơn (=150%) lãi suất trong hạn thì chi phí của doanh nghiệp sẽ tăng lên. Doanh nghiệp đã đang gặp khó khăn trong tình hình tài chính, giờ lại càng thêm khó khăn gấp bội. Nguy cơ không có đủ tiền để trả nợ cho ngân hàng là điều không thể tránh khỏi, dẫn đến việc phát mại tài sản thế chấp, đôi khi dẫn đến tình trạng phá sản cho khách hàng.  Đối với nền kinh tế Khi ngân hàng gặp khó khăn thì việc cung cấp vốn cho doanh nghiệp, nền kinh tế bị ngừng trệ. Do một lượng vốn lớn nằm tồn đọng trong các khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi, ngân hàng không có đủ vốn để cho vay các dự án có hiệu quả, mở rộng và phát triển sản xuất. Trong khi đó, tiền cho vay của ngân hàng lại hoạt động không có hiệu quả mà ngân hàng lại không thể kiểm soát nổi. Kết quả là sản xuất đình đốn, nền kinh tế không phát triển, xã hội bị rối loạn. Như vậy, rủi ro tín dụng xảy ra dù ở mức độ nào cũng gây ảnh hưởng đến sự phát triển của ngân hàng nói riêng và sự tăng trưởng của nền kinh tế nói chung. Vì vậy, quản trị rủi ro tín dụng không chỉ là trách nhiệm của riêng ngân hàng mà là của toàn nền kinh tế. 23 3.1.4 Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại a) Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng Đối với rủi ro tín dụng, trước hết, nên coi đó là một hiện tượng có thể xảy ra ngoài mong muốn của ngân hàng khi thực hiện cho vay đối với khách hàng. Với quan niệm như vậy, mỗi khi bắt đầu xem xét một khoản tín dụng, ngân hàng cần lường trước những rủi ro có thể xảy ra. Đây cũng chính là xuất phát điểm hình thành nên ý tưởng quản trị rủi ro tín dụng của NHTM. Mặc dù rủi ro tín dụng là một hiện tượng tiềm ẩn và không phải bao giờ cũng xảy ra khi ngân hàng cho khách hàng vay vốn nhưng trong nhiều trường hợp do tính lặp lại của rủi ro nên người ta có thể nhận biết được tính quy luật của nó. Chính vì điều này mà ngân hàng có thể tìm ra những biện pháp quản lý nhằm hạn chế khả năng xảy ra rủi ro tín dụng và giảm thiểu tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra. Như vậy, “quản lý rủi ro tín dụng là một trong những nội dung quản lý của NHTM bao gồm: nhận biết và đánh giá mức độ rủi ro, thực thi các biện pháp hạn chế khả năng xảy ra rủi ro và giảm thiểu tổn thất khi rủi ro tín dụng xảy ra”. b) Công cụ quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại Để quản trị rủi ro tín dụng, mỗi ngân hàng phải nghiên cứu và đưa ra những công cụ quản lý phù hợp với quy mô và tính chất hoạt động của ngân hàng đó. Sau đây là các công cụ chính để quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng của một NHTM.  Quy trình tín dụng Để chuẩn hoá quá trình tiếp xúc, phân tích, cho vay và thu nợ đối với khách hàng, các ngân hàng thường đặt ra quy trình tín dụng. Đó chính là các bước (hoặc nội dung công việc) mà các bộ tín dụng, các phòng, ban liên quan trong ngân hàng phải thực hiện khi tiến hành tài trợ cho khách hàng. Về cơ bản, một quy trình tín dụng được chia làm ba giai đoạn: trước, trong và sau khi cho vay. Giai đoạn trước khi cho vay: Trong giai đoạn này, sau khi tiếp nhận hồ sơ xin vay cũng như tiến hành điều tra, thu thập, tổng hợp các thông tin về khách hàng và phương án vay vốn; cán bộ tín dụng sẽ tiến hành phân tích thẩm định khách hàng và phương án xin vay. Nội dung phân tích bao gồm: năng lực pháp lý của khách hàng, tình hình tài chính 24 của khách hàng, phương án sử dụng vốn vay và phương án trả nợ, khả năng đảm bảo tiền vay và các biện pháp quản lý, kiểm soát của ngân hàng. Giai đoạn trong khi cho vay: Sau khi hợp đồng tín dụng được ký kết và vốn vay được giải ngân, ngân hàng sẽ tiến hành kiểm soát khách hàng theo các nội dung chính như: khách hàng sử dụng tiền vay có đúng mục đích, tiến độ hay không, quá trình sản xuất kinh doanh có những thay đổi bất lợi gì, có dấu hiệu lừa đảo hoặc làm ăn thua lỗ hay không.... Công việc này cho phép ngân hàng thu thập thêm các thông tin về khách hàng. Nếu các thông tin phản ánh chiều hướng tốt, điều đó cho thấy chất lượng tín dụng đang được bảo đảm. Giai đoạn sau khi cho vay: Quan hệ tín dụng sẽ kết thúc khi ngân hàng thu hồi hết gốc và lãi của khoản vay. Các khoản tín dụng đảm bảo hoàn trả đầy đủ và đúng hạn là các khoản tín dụng an toàn. Trong một số trường hợp, người vay không hoàn trả nợ hoặc hoàn trả không đầy đủ và đúng hạn. Điều đó có nghĩa là rủi ro tín

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH  NGUYỄN HỒNG HẢI YẾN NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH PGD DÂN CHỦ-THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH THƯƠNG MẠI Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 06/2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NƠNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH  NGUYỄN HỒNG HẢI YẾN NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHỊNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH PGD DÂN CHỦ-THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành Quản Trị Kinh Doanh Thương Mại LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Người hướng dẫn : ThS NGUYỄN DUYÊN LINH Thành phố Hồ Chí Minh 06/2012 ii Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHỊNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH-PGD DÂN CHỦ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH” NGUYỄN HỒNG HẢI YẾN, sinh viên khóa 34, ngành QUẢN TRỊ KINH DOANH THƯƠNG MẠI, bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày _ Ths Nguyễn Duyên Linh Người hướng dẫn Ngày tháng năm 2012 Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo _ _ Ngày Ngày tháng năm 2012 tháng năm 2012 LỜI CẢM TẠ Lời cho gởi tất lòng biết ơn sâu sắc đến cha mẹ, người sinh thành, nuôi dưỡng, giáo dục, động viên để có ngày hôm Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nơng Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Ban chủ nhiệm khoa tất thầy cô khoa Kinh Tế truyền đạt cho kiến thức quý báu, học bổ ích thời gian học tập trường Xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Duyên Linh, người tận tình giúp đỡ, hướng dẫn suốt thời gian thực đề tài tốt nghiệp Xin chân thành cảm ơn Ngân hàng TMCP An Bình mà đặc biệt Phòng giao dịch Dân Chủ nhiệt tình giúp đỡ tơi suốt thời gian thực tập Xin cảm ơn tất bạn bè, người động viên, giúp đỡ suốt thời gian qua Thật lòng biết ơn! TP.HCM, ngày tháng năm 2012 Người viết Nguyễn Hoàng Hải Yến ii NỘI DUNG TĨM TẮT NGUYỄN HỒNG HẢI YẾN Tháng 06 năm 2012 “Nâng Cao Hiệu Quả Phòng Ngừa Và Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng TMCP An Bình- PGD Dân Chủ Thành Phố Hồ Chí Minh” NGUYEN HOANG HAI YEN May 2011 “Raise The Efficiency of Prevention and Limited Credit Risk at An Binh Commercial Joint-stock Bank- Dan Chu Transaction Ho Chi Minh City” Khóa luận tìm hiểu tình hình hoạt động kinh doanh thực trạng tín dụng Ngân hàng TMCP An Bình Từ ngun nhân dẫn đến rủi ro tín dụng Ngân hàng thực trạng hoạt động quản trị rủi ro Ngân hàng Từ nghiên cứu đưa biện pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu phòng ngừa hạn chế rủi ro tín dụng Ngân hàng TMCP An Bình iii MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .vii DANH MỤC CÁC BẢNG ix DANH MỤC PHỤ LỤC x CHƯƠNG MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung 1.2.2 Mục tiêu cụ thể 1.3 Phạm vi nghiên cứu 1.4 Cấu trúc khóa luận CHƯƠNG TỔNG QUAN 2.1 Tổng quan điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội quận Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh) 2.2 Tổng quan ngân hàng An Bình- PGD Dân Chủ………………………………… 2.2.1 Giới thiệu ngân hàng TMCP An Bình……………………………………4 2.2.2 Tầm nhìn chiến lược 2.2.3 Tôn hoạt động 2.2.4 Vài nét sản phẩm cho vay ABBANK 2.2.5 Giới thiệu PGD Dân Chủ CHƯƠNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11 3.1 Cơ sở lý luận 11 3.1.1 Tín dụng ngân hàng 11 3.1.2 Vai trò tín dụng ngân hàng kinh tế 14 3.1.3 Rủi ro rủi ro tín dụng 15 v 3.1.4 Quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại 23 3.1.5 Nội dung quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại 27 3.2 Phương pháp nghiên cứu 32 3.2.1 Phương pháp thống kê mô tả 32 3.2.2 Phương pháp so sánh 33 CHƯƠNG KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 34 4.1 Kết hoạt động kinh doanh ABBANK 34 4.1.1 Kết hoạt động kinh doanh toàn hệ thống ABBANK giai đoạn 20082011 34 4.1.2 Kết hoạt động kinh doanh PGD Dân Chủ 36 4.2 Thực trạng rủi ro tín dụng ABBANK Dân Chủ 37 4.2.1 Tình hình huy động vốn ABBANK Dân Chủ giai đoạn 2008-2011 37 4.2.2 Tình hình dư nợ ABBANK Dân Chủ giai đoạn 2008-2011 39 4.2.3 Dư nợ hạn 43 4.2.4 Đánh giá hiệu tín dụng ABBANK Dân Chủ giai đoạn 2008-2011 45 4.2.5 Những nguyên nhân gây rủi ro tín dụng cho ABBANK Dân Chủ 48 4.3 Những thuận lợi khó khăn hoạt động quản trị rủi ro tín dụng ABBANK 56 4.3.1 Về việc thiết lập môi trường quản trị rủi ro tín dụng tốt 56 4.3.2 Về việc nhận dạng, phân tích, đo lường, theo dõi, cảnh báo kiểm sốt rủi ro tín dụng 57 4.3.3 Về chất lượng hiệu Bộ phận Giám sát tín dụng 59 4.4 Giải pháp nâng cao hiệu hoạt động quản trị rủi ro tín dụng ABBANK Dân Chủ 60 4.4.1 Giải pháp nhân 60 4.4.2 Khuyến khích hình thức giải ngân trực tiếp cho nhà cung cấp KH 60 4.4.3 Quản lí, giám sát, kiểm sốt chặt chẽ trình giải ngân sau cho vay 61 4.4.4 Đưa tín hiệu dự báo rủi ro 61 4.4.5 Các biện pháp san sẻ rủi ro 62 vi 4.4.6 Chiến lược khách hàng 62 4.4.7 Đẩy nhanh trình chuyển dịch cấu khách hàng, lĩnh vực 62 CHƯƠNG KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 63 5.1 Kết luận 63 5.2 Kiến nghị 63 5.2.1 Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước 64 5.2.2 Kiến nghị Chính phủ 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO 66                         vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT  ABBANK Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình CBNV Cán nhân viên CBTD Cán tín dụng CIC Trung tâm thơng tin tín dụng CNTT Cơng nghệ thơng tin DNVVN Doanh nghiệp vừa nhỏ HĐQT Hội đồng Quản trị KH Khách hàng NH Ngân hàng NHNN Ngân hàng Nhà Nước NQH Nợ hạn NHTM Ngân hàng thương mại PGD Phòng giao dịch RRTD Rủi ro tín dụng SPDV Sản phẩm dịch vụ TCTD Tổ chức tín dụng TMCP Thương mại cổ phần TSĐB Tài sản đảm bảo SXKD Sản xuất kinh doanh viii giảm xuống rõ rệt Tuy nhiên tình trạng NQH KH kinh doanh thua lỗ gây khơng rủi ro cho NH mối đe dọa lớn cho tất NH khơng riêng ABBANK Bảng 4.11. Tình Hình Kinh Doanh Của KH Trước và Sau Khi Vay Vốn 2008‐ 2011  ĐVT: Trường hợp Thực trạng KH che giấu khoản lỗ kết SXKD đề nghị vay vốn KH kinh doanh thua lỗ sau vốn giải ngân 2008 2009 2010 2011 3 Nguồn:Phòng QHKH  Khách hàng cố ý lừa đảo Năm 2010, tổng số 487 hồ sơ xin vay vốn có đến 143 hồ sơ chưa đủ tiêu chuẩn hồ sơ nghi ngờ có vấn đề bị loại Tuy nhiên có đến hồ sơ có vấn đề lọt qua vòng thẩm định có trường hợp KH làm giả hồ sơ cố tình khơng trả nợ dẫn đến vốn cho NH Đây vấn đề đáng lo ngại ABBANK than người làm công tác tín dụng, cán tín dụng khơng bị mua chuộc móc ngoặc rủi ro xảy hành vi lừa đảo KH vơ tinh vi   Tình hình hồ sơ xin vay vốn trong 4 năm gần đây nhất được thể hiện ở bảng  4.12:          53 Bảng 4.12. Tình Hình Hồ Sơ Xin Vay Giai Đoạn 2008‐2011  ĐVT: Hồ sơ Hồ sơ xin vay 2008 2009 2010 2011 Tổng số hồ sơ xin vay vốn 313 489 487 576 Hồ sơ có vấn đề bị loại 168 190 143 174 Hồ sơ có vấn đề lọt qua vòng thẩm định Trường hợp xử lý kịp thời 1 Trường hợp vốn 0 Nguồn: Phòng QHKH c) Nguyên nhân chủ quan từ phía Ngân hàng Xét quy trình tín dụng hình 2.2 với thực trạng rủi ro tín dụng thời gian qua, ABBANK tiến hành đánh giá, phân tích tổng hợp lại nguyên nhân bảng 4.13 Bảng 4.13. Tỉ Lệ Xảy Ra Rủi Ro ở Các Giai Đoạn Trước Khi Cho Vay  Tiến trình Quá trình Tỉ lệ (%) Bước Thu thập thơng tin 25 Bước Phân tích, thẩm định 45 Bước Quyết định cho vay 30 Nguồn: Kết phân tích nguyên nhân RRTD giai đoạn 2009-2011của ABBANK Xếp thứ nhóm nguyên nhân rủi ro thiếu thông tin thẩm định định cho vay nên dẫn đến định cho vay sai lầm Ngoài nhân tố khách quan xuất phát từ phía khách hàng, có nhân tố chủ quan xuất phát từ phía ABBANK dẫn đến rủi ro tín dụng Cụ thể : 54 Nhân viên tín dụng thiếu lực thẩm định, lười biếng thu thập thông tin khách hàng đơi hồn tồn dựa tài liệu khách hàng cung cấp, thiếu xác minh lại thông tin thiếu phân tích tính hợp lý thơng tin Về phía người xét duyệt cho vay, khối lượng hồ sơ vay phải xét duyệt nhiều khơng có thời gian đọc kỹ tờ trình thẩm định nhân viên tín dụng nên dễ bị theo điều kiện nhân viên tín dụng mà định xét duyệt cho vay Mặt khác, người xét duyệt dễ rơi vào sai lầm cảm thấy yên tâm sau đọc thông tin tài sản chấp tin tưởng vào thơng tin nhân viên tín dụng đưa kiểm tra trước cấp Ngồi ý muốn chủ quan người xét duyệt cấp có thẩm quyền Theo ý kiến cán tín dụng ABBANK, họ sợ điều nằm ngồi khả kiểm sốt họ, khách hàng lại vay nhiều tiền Khi người xét duyệt cấp có thẩm quyền cán tín dụng phân công cho họ thẩm định hồ sơ vay mà người vay có mối quan hệ thân thiết với người xét duyệt cấp có thẩm quyền bị định phải tìm cách cho vay Cán tín dụng thường bị thúc ép thời gian thẩm định thiếu tính khách quan đề xuất cho vay phải bỏ qua yếu tố không tốt khơng thẩm định kỹ Bảng 4.14. Tỉ Lệ Xảy Ra Rủi Ro ở Các Giai Đoạn Sau Khi Quyết Định Tín Dụng  Tiến trình Ngun nhân Tỉ lệ (%) Giai đoạn (6) Hồ sơ pháp lý thiếu có sai sót 15 Giai đoạn (9) Chủ quan, thiếu giám sát sau giải ngân 50 Giai đoạn (10) Cảnh báo không kịp thời, kiểm soát lõng lẽo, cán 35 Ngân hàng bao che cho KH Nguồn: Kết phân tích nguyên nhân RRTD giai đoạn 2009-2011của ABBANK Xếp thứ hai nhóm nguyên nhân rủi ro từ phía Ngân hàng thiếu giám sát quản lí sau cho vay, hệ thống cảnh báo sớm khoản vay có vấn đề không hiệu nên can thiệp kịp thời Nguyên nhân chiếm 50% nhóm nguyên nhân 55 rủi ro sau định cho vay xảy ABBANK Mặc dù nhận thức tầm quan trọng việc giám sát quản lý sau cho vay, ABBANK có thói quen tập trung nhiều công sức cho việc thẩm định trước cho vay mà lơi lỏng q trình kiểm tra, kiểm sốt đồng vốn sau cho vay Đứng nguyên nhân rủi ro lỏng lẽo công tác kiếm soát nội ngân hàng Kiểm soát nội xem xét, đối chiếu đánh giá tính tuân thủ hoạt động, nghiệp vụ, định, sách, … so với luật qui định quan quản lý nhà nước Tại ngân hàng, kiểm soát nội tổng thể hệ thống văn qui định ngân hàng, chế kiểm soát cài đặt tất nghiệp vụ thuộc hệ điều hành ngân hàng, hệ thống thơng tin báo cáo Cơ chế kiểm sốt nội thiết lập nhu cầu kiểm soát hoạt động quản lý, điều hành, tác nghiệp đảm bảo tính tn thủ nhằm hạn chế kiểm sốt rủi ro phát sinh qui trình nghiệp vụ hoạt động ngân hàng Bên cạnh nguyên nhân rủi ro hệ thống kiểm sốt cho vay khơng chặt chẽ hiệu quả, khơng phát thiếu sót từ khâu lập hồ sơ cho vay Cho dù định cho vay đối tượng, mục đích, phương án vay vốn khả thi không kiểm sốt chặt chẽ q trình giải ngân hồn tất đầy đủ thủ tục cho vay cần thiết tạo sơ hở sử dụng vốn vay gây bất lợi cho ngân hàng có tranh chấp 4.3 Những thuận lợi khó khăn hoạt động quản trị rủi ro tín dụng ABBANK 4.3.1 Về việc thiết lập môi trường quản trị rủi ro tín dụng tốt a) Thuận lợi Có trọng cơng tác đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ đội ngũ cán tín dụng ngân hàng Cử cán học khóa đào tạo chuyên gia quốc tế giảng dạy phân tích tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng đánh giá tín dụng Chính sách tín dụng ABBANK có mục tiêu cụ thể phát triển tín dụng tập trung phát triển tín dụng vào lĩnh vực an tồn cho ngân hàng Có đa dạng hóa danh mục tín dụng, giảm dẩn tỷ trọng cho vay doanh nghiệp nhà nước 56 Về hệ thống xét duyệt tín dụng, ABBANK xây dựng máy xét duyệt theo cấp từ Hội sở đến Chi nhánh phân bổ hạn mức phán cho cấp theo quy mơ hoạt động tín dụng đặc điểm quản lý đơn vị kinh doanh Nếu khoản vay vượt hạn mức phán cấp, phải trình xin ý kiến cấp xét duyệt cao c) Khó khăn Có tập trung nguồn vốn vay số khách hàng, nhóm khách hàng lớn Cần có chế tính tốn phân bổ vốn hợp lý Sự không tôn trọng cách quán quy tắc kinh doanh ngân hàng bề tuân thủ quy chế, quy định Bị sức ép quyền lực, mối quan hệ quyền lợi cá nhân nhóm người mà bỏ qua nguyên tắc bảo đảm an toàn ngân hàng- hoạt động tín dụng Sự khơng tơn trọng vơ tình kéo theo cấp thực sai quy tắc nghiệp vụ Đặt tiêu tăng trưởng dư nợ cao cho cán tín dụng, dẫn đến tình trạng cán tín dụng thành tích ngắn hạn mà bỏ qua việc đánh giá rủi ro dài hạn, khơng phân tích đến chất lượng tín dụng khơng thực đủ thủ tục theo quy trình nghiệp vụ Xuất tình trạng, mua nợ xấu ngân hàng khác, cho khách hàng vay đảo nợ, cấu kết với khách hàng vay vay không theo quy định Chủ yếu hoạt động kiểm tra, kiểm soát Bộ phận Kiểm soát nội thực năm 02 lần năm cuối năm Các hoạt động kiểm tra rời rạc 4.3.2 Về việc nhận dạng, phân tích, đo lường, theo dõi, cảnh báo kiểm soát rủi ro tín dụng a) Thuận lợi Ý thức hoạt động ngân hàng tiềm ẩn nhiều loại rủi ro, Ban lãnh đạo Ngân hàng có trọng đến việc phân tích , đánh giá quản lý loại rủi ro chủ yếu rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro khoản, rủi ro hoạt động rủi ro pháp lý Đã thành lập Ban Quản trị Rủi ro 57 Đã đưa vào sử dụng hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng doanh nghiệp xem thước đo rủi ro chung khách hàng Hệ thống khắc phục tình trạng khách hàng, đề nghị xin vay có Chi nhánh hệ thống ngân hàng kiên từ chối Chi nhánh khác lại sẳn sàng cho vay Về nghiệp vụ tín dụng, ngân hàng xây dựng quy trình tín dụng đầy đủ kỹ càng, : Có phân cơng, phân nhiệm cấp xét duyệt nghiệp vụ người thực nhiệm vụ Đảm bảo tính độc lập chức thực nghiệp vụ tín dụng chức kế tốn, chức thực nghiệp vụ tín dụng chức bảo vệ tài sản, thu chi tiền Việc xét duyệt phê chuẩn tín dụng quy định chặt chẽ Chú trọng áp dụng công nghệ đại quản trị ngân hàng Đường truyền thơng tin kết nối tồn hệ thống để đơn vị hệ thống trao đổi, truyền đạt thơng tin sách ngân hàng Xây dựng quy trình, cầm nang hướng dẫn nghiệp vụ phổ biến đến cấp thông qua buổi họp, buổi tập huấn Có phận cập nhật thông tin ngành nghề cung cấp cho khách hàng b) Khó khăn Chưa phân tích định lượng cách đầy đủ loại rủi ro tín dụng chưa xây dựng quy trình giám sát đầy đủ nhằm hạn chế loại rủi ro khơng có kế hoạch để đối phó trường hợp có biến động đột xuất môi trường kinh doanh, thay đổi cấu tổ chức, thay đổi công nghệ… Hệ thống đánh giá tín dụng mang tính chất cảm tính, chủ quan nên việc xét duyệt cho vay phần nhiều dựa tài sản chấp dựa trình bày cán tín dụng khách hàng, thiếu kiểm tra, tái thẩm định lại thông tin 58 Sự phân cơng cán tín dụng thẩm định hồ sơ vay không hợp lý, không đánh giá dựa lực thẩm định số lượng hồ sơ quản lý cán tín dụng dẫn đến kết thẩm định, phân tích khoản vay khơng xác Hiệu xử lý khoản nợ xấu nhiều hạn chế, khơng theo dõi đầy đủ trình thực thu hồi nợ phận xử lý nợ để đánh giá nguyên nhân khách quan chủ quan khiến cho tiến độ xử lý nợ chậm Hệ thống báo cáo tín dụng chưa kịp thời đảm bảo độ xác Hệ thống cung cấp nhiều loại báo cáo tín dụng khác thiếu phân tích tập trung Các báo cáo thể số liệu nhiều nguyên nhân biến động 4.3.3 Về chất lượng hiệu Bộ phận Giám sát tín dụng a) Thuận lợi Hoạt động giám sát thường xuyên thực thông qua cấp quản lý sở phận nghiệp vụ cấp điều hành đơn vị, chi nhánh ngân hàng Đối với hoạt động tín dụng, ngân hàng có quy định Trưởng phòng Tín dụng, Giám đốc Chi nhánh có trách nhiệm giám sát danh mục cho vay đơn vị kiểm sốt việc thực nghiệp vụ nhân viên tín dụng thuộc cấp Chú trọng đến cơng tác kiểm tra, kiểm tốn định kỳ thơng qua kiểm toán nội bộ, đặc biệt kiểm tra tín dụng Việc kiểm tốn định Chi nhánh hệ thống ngân hàng theo kế hoạch hàng năm yêu cầu kiểm tra đột xuất Thực kiểm toán độc lập hàng năm (yêu cầu bắt buộc) b) Khó khăn Hệ thống kiểm sốt nội tỏ khơng hiệu việc phát kịp thời sai phạm nghiệp vụ tín dụng, đạo đức nghề nghiệp Chỉ đến phát sinh nợ xấu, nợ khó đòi, bắt đấu truy tìm nguyên nhân tìm cách khắc phục hậu Sự phối hợp quan kiểm tra, giám sát ngân hàng Thanh tra ngân hàng, kiểm toán độc lập kiểm toán nội chưa đồng Trong khi, thủ tục 59 quy trình nghiệp vụ tín dụng chưa kiểm tra chặt chẽ, chưa đánh giá cách độc lập, khách quan Đội ngũ kiểm toán nội ngân hàng thiếu số lượng chất lượng chuyên môn 4.4 Giải pháp nâng cao hiệu hoạt động quản trị rủi ro tín dụng ABBANK Dân Chủ 4.4.1 Giải pháp nhân Bộ phận QHKH với cấu gồm bốn nhân sự, gồm trưởng phận, chun viên QHKH nhìn chung mỏng so với nhu cầu huy động vốn cho vay Do cần tăng cường thêm cán có trình độ chun mơn cao để hỗ trợ phân tích tín dụng phận QHKH Cần tiêu chuẩn cán hoạt động tín dụng theo tiêu chí chun mơn, đạo đức rõ ràng, làm sở để chuẩn hóa nâng cao chất lượng đội ngũ cán làm việc môi trường đầy rủi ro Bố trí đầy đủ phân cơng cơng việc hợp lí cho cán bộ, tránh tình tạng tải cho cán để đảm bảo chất lượng cơng việc, giúp cho cán có đủ thời gian nghiên cứu, thẩm định kiểm tra giám sát khoản vay cách có hiệu Thực đào tạo định kì thường xuyên để nâng cao trình độ kiến thức khả vận dụng kinh nghiệm, kĩ thuật thẩm định tín dụng, quản trị rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng Xây dựng chế độ đánh giá, khen thưởng kỉ luật dựa chất lượng tín dụng hiệu cơng việc mà cán thực Thực luân chuyển cán quản lí khách hàng để giảm trừ tiêu cực mối quan hệ tạo lập dài, đồng thời giúp tạo điều kiện cho cán tiếp cận khách hàng khác có khả xử lí cơng việc nhanh chóng 4.4.2 Khuyến khích hình thức giải ngân trực tiếp cho nhà cung cấp KH ABBANK cần khuyến khích hình thức giải ngân trực tiếp cho nhà cung cấp người vay để tốn hóa đơn hàng hóa dịch vụ 60 Bằng cách NH dễ dàng kiểm sốt đồng vốn sau cho vay đảm bảo sử dụng mục đích so với phương án vay vốn ban đầu Như hạn chế đáng kể rủi ro từ việc sử dụng vốn sai mục đích KH 4.4.3 Quản lí, giám sát, kiểm sốt chặt chẽ trình giải ngân sau cho vay Thực kiểm tra sử dụng vốn vay phù hợp với đặc thù khoản vay, chất lượng khách hàng Do khoản vay, khách hàng vay có khác biệt định mà cần xây dựng lựa chọn kế hoạch kiểm tra sử dụng vốn hợp lí, đảm bảo an tồn cho ngân hàng tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh khách hàng mối quan hệ bên Nên sử dụng xếp hạng tín dụng cho khách hàng làm sở xác định định kì hàng tháng , hàng quý năm kiểm tra sử dụng vốn vay Trong khách hàng có xếp hạng tín dụng cao, có uy tín quan hệ tín dụng thời hạn kiểm tra sử dụng dài Đối với khách hàng có nợ xấu, cần kiểm tra phân loại nợ thường xuyên để theo sát tình hình khách hàng, có nhận định, phân tích giải pháp đắn nhằm hạn chế rủi ro Trong kiểm tra sử dụng vốn, cần nghiêm túc kiểm tra thực tế, có đánh giá việc sử dụng vốn, tài sản đảm bảo khách hàng, kịp thời phát rủi ro có biện pháp xử lí, tránh tình trạng thực kiểm tra mang tính đối phó, thực giấy tờ 4.4.4 Đưa tín hiệu dự báo rủi ro Cần có phân tích đánh giá kịp thời dấu hiệu rủi ro khách hàng có khó khăn việc trả nợ, thay đổi môi trường kinh doanh, tình hình thị trường ảnh hưởng xấu đến phương án kinh doanh, có dấu hiệu vi phạm pháp luật…, dựa hệ thống rín hiệu cảnh báo sớm rủi ro tín dụng Các tín hiệu dự báo rủi ro bao gồm tín hiệu phi tài tín hiệu tài chính: - Các tín hiệu phi tài biểu khách hàng thái độ miễn cưỡng việc cung cấp thông tin cho NH, chậm trễ nộp báo cáo tài chính, thay đổi phuuwong án kinh doanh cách đột ngột có thiếu thống thơng tin cơng ty kiểm tốn người vay,… 61 - Các tín hiệu tài chính: Tồn quỹ ln hụt, tài khoản vãng lai ln có số dư bên nợ, mua TSCĐ, máy móc thiết bị vốn vay ngắn hạn,… 4.4.5 Các biện pháp san sẻ rủi ro Đối với khoản vay lớn có nguy rủi ro cao, ABBANK nên khuyến khích sử dụng biện pháp san sẻ rủi ro mua bảo hiểm cho khoản vay bán hợp đồng tín dụng cho tổ chức tài khác Biện pháp tốn nhiều chi phí cho việc mua bảo hiểm NH phải chịu giảm phần lợi nhuận bán hợp đồng tín dụng, nhiên lại hữu ích khoản vay đứng trước nguy rủi ro bất ngờ mà NH lường trước 4.4.6 Chiến lược khách hàng Cần đẩy mạnh phát triển mối quan hệ với khách hàng thân thiết sách khuyến mãi, ưu đãi lãi suất, quan tâm chăm sóc khách hàng Có chiến lược sàng lọc khách hàng có uy tín để tạo sở cho mối quan hệ lâu dài 4.4.7 Đẩy nhanh trình chuyển dịch cấu khách hàng, lĩnh vực Tiến hành nhanh việc chuyển dịch cấu khách hàng, lĩnh vực cho vay để tránh tình trạng tập trung dư nợ tín dụng vào nhóm khách hàng, lĩnh vực, giảm thiểu rủi ro tín dụng xảy 62 CHƯƠNG KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận Trải qua 18 năm hình thành phát triển, ABBANK biết đến ngân hàng thành cơng có uy tín cộng đồng tài Việt Nam Trong nhiều năm qua, ABBANK ln dẫn đầu vay cá nhân tiêu dùng, tỷ trọng toán quốc tế, kinh doanh ngoại tế… ABBANK biết đến với vị ngân hàng có chất lượng tín dụng hàng đầu hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Trong năm gần đây, chất lượng tín dụng ABBANK cải thiện đáng kể, đặc biệt ABBANK Dân Chủ với tỷ lệ nợ hạn, nợ xấu xu hướng giảm Tuy nhiên khơng thể mà chủ quan, lơ với cơng tác phòng ngừa rủi ro tín dụng, trái lại cần đẩy mạnh để ngày nâng cao chất lượng tín dụng Từ thực trạng tín dụng ABBANK thời gian qua dựa cở sở lí luận rủi ro tín dụng quản trị rủi ro tín dụng, đề tài nghiên cứu thực trạng quản trị rủi ro tín dụng ABBANK từ đưa giải pháp nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng, tập trung xử lí tồn ảnh hưởng khơng tốt đến chất lượng tín dụng nâng cao khả phòng ngừa rủi ro tín dụng ABBANK; đề xuất sửa đổi cấu tổ chức, quy định tín dụng, hỗ trợ thơng tin…góp phần hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro tín dụng toàn hệ thống 5.2 Kiến nghị Sự nổ lực ABBANK với hổ trợ có hiệu quan nhà nước có thẩm quyền, cơng tác quản trị rủi ro tín dụng đáp ứng u cầu tăng trưởng tín dụng an tồn hiệu quả, góp phần tăng trưởng nhanh bền vững kinh tế 63 Việt Nam trình hội nhập Vì đề tài đưa kiến nghị NHNN Chính phủ số vấn đề sau: 5.2.1 Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước Trước ban hành văn đạo hoạt động hệ thống Ngân hàng thương mại, NHNN cần có phiếu thăm dò phản ánh từ ngân hàng NHNN cần tôn trọng, lắng nghe xem xét cẩn thận vấn đề mà NHTM đưa ra, từ có bổ sung, chỉnh sửa kịp thời đảm bảo cho văn ban hành mang lại hiệu cao Cụ thể Quyết định 127/2005/QĐ-NHNN Ngân hàng nhà nước ban hành ngày 3/2/2005, bổ sung sửa đổi số điều quy chế cho vay tổ chức tín dụng khách hàng ban hành theo định số 1627, có điểm đáng ý cần chậm trả nợ ngày bị xếp vào nợ hạn Như quy định khắc khe, gây khó khăn cho Ngân hàng việc thu hồi nợ hạn vậy, theo ý kiến cá nhân thời hạn để chuyển nợ hạn nên khoảng từ đến ngày hợp lí hơn, vừa đảm bảo hiệu tín dụng cho Ngân hàng, vừa giảm bớt gánh nặng tâm lí cho cán tín dụng việc xem xét đặt quan hệ tín dụng với khách hàng Tiếp đến, NHNN cần tổ chức mạng lưới CIC hoạt động hiệu hơn, NHNN cần có quy định mạnh mẽ việc yêu cầu NHTM cung cấp thông tin khách hàng thật đầy đủ trung tâm CIC Để đảm bảo cho CIC thật trung tâm thơng tin xác tình hình hoạt động, thành tích cho vay nợ khách hàng Cần tạo liên kết hỗ trợ NHTM nói chung NHTM địa bàn hoạt động nói riêng Để qua NH nhanh chóng, kịp thời trao đổi thông tin cho nhau, hỗ trợ cho trình độ chun mơn, nghiệp vụ, nguồn vốn tài trợ với lãi suất ưu đãi Tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình hoạt động NHTM để qua kịp thời xử lí biểu tiêu cực, ngăn chặn kịp thời thất thoát vốn cho NH Đối với trường hợp cố tình sai phạm, NHNN cần kiên xử lí, chủ động đề biện pháp đồng với ban ngành có liên quan giải triệt để tiêu cực, đồng thời tìm hướng khắc phục hậu gây 64 5.2.2 Kiến nghị Chính phủ Cần phải xây dựng khơng ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật nước ta nay, kịp thời ban hành văn luật, luật bổ sung, sửa đổi quy định khơng phù hợp với tình hình thực tế Để từ tạo điều kiện thuận lợi cho NHTM doanh nghiệp yên tâm đầu tư phát triển Sau định cấp giấy thành lập doanh nghiệp, quan chức cần tiến hành kiểm tra, xem xét theo định hình hoạt động thực tế doanh nghiệp Từ góp phần ngăn chặn kịp thời doanh nghiệp lập nhằm mục đích lừa đảo, gây xáo trộn kinh tế ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động NH Nhà nước cần ban hành quy định cụ thể việc kiểm tra, kiểm toán báo cáo tài chính, thống áp dụng cho tất doanh nghiệp hoạt động lãnh thổ Việt Nam Để qua đó, báo cáo tài doanh nghiệp khơng mang tính chất hình thức đối phó, mà trở thành sở đáng tin cậy mở đường cung cầu vốn dễ dàng gặp Nhà nước cần đơn giản hóa hồ sơ, thủ tục cơng chứng, giải hồ sơ kiện tụng cho NH khách hàng khơng tốn nợ vay Nhà nước cần quản lí, đạo chặt chẽ quan chức tiến hành thủ tục nhanh chóng để NH thu hồi nợ khoảng thời gian ngắn Ngoài Nhà nước cần quy định khung giá áp dụng cho tài sản phát thơng thống nữa, tránh tình trạng giá trị thực tài sản phát vượt xa giá trị phát gây thiệt hại cho NH, doanh nghiệp có tài sản phát Một điểm Nhà nước cần quan tâm đến việc cấp đất đai cho DNVVN, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có mặt sản xuất kinh doanh, chẳng hạn cho thuê đất với thời hạn dài, ưu đãi thuế suất… 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT Hồ Diệu, 2002, Quản trị ngân hàng Nhà xuất thống kê thành phố Hồ Chí Minh, 100 trang Ngô Quang Huân, 1998, Quản trị rủi ro, Nhà xuất giáo dục, Thành phố Hồ Chí Minh, 78 trang Lê Trọng Quý, 2008, Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng chi nhánh Cơng Thương Đà Nẵng- Thực trạng giải pháp Luận văn Tài Ngân hàng, Đà Nẵng, 86 trang Lê Thị Hiệp Thương, 1997, Các biện pháp NHTM nhằm hạn chế rủi ro cho vay Doanh nghiệp Luận văn thạc sỹ Kinh tế, Thành phố Hồ Chí Minh, 150 trang George Soros, 2009, Mô thức cho thị trường tài chính- Cuộc khủng hoảng tín dụng năm 2008 ý nghĩa (Hồ Trung Dũng dịch), Nhà xuất tri thức, 284 trang Báo cáo thường niên ABBANK 2008 Báo cáo thường niên ABBANK 2009 Báo cáo thường niên ABBANK 2010 Báo cáo thường niên ABBANK 2011 www.abbank.com.vn www.tailieu.vn www.taichinhdientu.vn 66 67 ... Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng TMCP An Bình- PGD Dân Chủ Thành Phố Hồ Chí Minh” NGUYEN HOANG HAI YEN May 2011 “Raise The Efficiency of Prevention and Limited Credit Risk at An Binh Commercial... tìm định nghĩa rủi ro hồn hảo song biết rủi ro 15 thường có hai đặc tính sau: -Thứ biên độ rủi ro: thiệt hại từ rủi ro gây mức -Thứ hai tần số xuất rui ro nhiều hay Là doanh nghiệp kinh doanh... thơng thường đời sống thơng qua phát hành thẻ tín dụng 12 Cho thuê: Cho thuê định chế tài bao gồm hai loại cho thuê vận hành cho thuê tài Tài sản cho thuê bao gồm bất động sản động sản, chủ yếu

Ngày đăng: 08/03/2018, 10:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w