1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

KTCT thời cơ và thách thức đối với việt nam khi hội nhập kinh tế quốc tế tiểu luận cao học

35 298 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 156,5 KB

Nội dung

PHẦN MỞ ĐẦU Trong mấy thập kỷ gần đây, nhất là từ thập kỷ 80, Thế giới có nhiều biến đổi đáng kể trên tất cả các mặt chính trị , kinh tế, xã hội. Nhân loại đang bước vào giai đoạn sôi động của Cách mạng công nghệ, một cuộc Cách mạng mà sự tác động của nó làm biến đổi sâu sắc trên tất cả các mặt của lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, chính trị, xã hội ở hầu hết các nước trên Thế giới. Sự sụp đổ của mô hình CNXH Liên Xô và Đông Âu đã dẫn đến sự điều chỉnh về mặt chiến lược và sách lược kinh tế, nhất là kinh tế đối ngoại, không chỉ ở các nước XHCN mà còn ở các nước đang phát triển và các nước có nền kinh tế phát triển. Sự xuất hiện tính chỉnh thể, tính nhân loại, tính toàn cầu trong mối quan hệ với tính giai cấp và đấu tranh giai cấp, theo đó phương pháp giải quyết những vấn đề kinh tế và công nghệ đều có liên quan đến kinh tế đối ngoại của các quốc gia. Mặc dù chiến tranh cục bộ, nội chiến sắc tộc vẫn có thể xảy ra nhưng sẽ không kéo dài. Bầu không khí Thế giới vẫn đi theo xu hướng là chuyển từ đối đầu , từ chiến tranh sang đối thoại, hoà bình. Có thể nói, trong thời đại ngày nay, kinh tế có một vai trò quan trọng ,có ý nghĩa quyết định không chỉ đối với nền kinh tế Thế giới mà còn trên tất cả các mặt chính trị ,xã hội. Do đó, để tồn tại và phát triển, dù ở mức độ này hay mức độ khác,các quốc gia đều đã và đang mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế đó là một trong những vấn đề thời sự đối với hầu hết các nước, đó còn là xu thế chung của thời đại ngày nay.Là một thành viên của cộng đồng quốc tế, Việt Nam không thể không tham gia vào tiến trình hội nhập đó của Thế giới, với không ít những khó khăn và thách thức. Đó chính là lý do của bài viết này.Bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót,em mong thầy thông cảm và giúp đỡ em hoàn thành bài. Em xin chân thành cảm ơn thầy.

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

Trong mấy thập kỷ gần đây, nhất là từ thập kỷ 80, Thế giới có nhiềubiến đổi đáng kể trên tất cả các mặt chính trị , kinh tế, xã hội Nhân loại đangbước vào giai đoạn sôi động của Cách mạng công nghệ, một cuộc Cách mạng

mà sự tác động của nó làm biến đổi sâu sắc trên tất cả các mặt của lực lượngsản xuất, quan hệ sản xuất, chính trị, xã hội ở hầu hết các nước trên Thế giới

Sự sụp đổ của mô hình CNXH Liên Xô và Đông Âu đã dẫn đến sự điều chỉnh

về mặt chiến lược và sách lược kinh tế, nhất là kinh tế đối ngoại, không chỉ ởcác nước XHCN mà còn ở các nước đang phát triển và các nước có nền kinh

tế phát triển Sự xuất hiện tính chỉnh thể, tính nhân loại, tính toàn cầu trongmối quan hệ với tính giai cấp và đấu tranh giai cấp, theo đó phương pháp giảiquyết những vấn đề kinh tế và công nghệ đều có liên quan đến kinh tế đốingoại của các quốc gia Mặc dù chiến tranh cục bộ, nội chiến sắc tộc vẫn cóthể xảy ra nhưng sẽ không kéo dài Bầu không khí Thế giới vẫn đi theo xuhướng là chuyển từ đối đầu , từ chiến tranh sang đối thoại, hoà bình Có thểnói, trong thời đại ngày nay, kinh tế có một vai trò quan trọng ,có ý nghĩaquyết định không chỉ đối với nền kinh tế Thế giới mà còn trên tất cả các mặtchính trị ,xã hội Do đó, để tồn tại và phát triển, dù ở mức độ này hay mức độkhác,các quốc gia đều đã và đang mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế - đó là mộttrong những vấn đề thời sự đối với hầu hết các nước, đó còn là xu thế chungcủa thời đại ngày nay.Là một thành viên của cộng đồng quốc tế, Việt Namkhông thể không tham gia vào tiến trình hội nhập đó của Thế giới, với không

ít những khó khăn và thách thức Đó chính là lý do của bài viết này.Bài viếtkhông thể tránh khỏi những thiếu sót,em mong thầy thông cảm và giúp đỡ emhoàn thành bài Em xin chân thành cảm ơn thầy

Trang 2

PHẦN NỘI DUNG

I_Cơ sở lý luận:

1_Toàn cầu hoá kinh tế là gì?

1.1_Tính tất yếu của toàn cầu hoá:

Xu thế quốc tế hoá ngày nay diễn ra trên tất cả các mặt của đờisống xã hội mà điển hình là trên lĩnh vực kinh tế Toàn cầu hoá kinh tế có ýnghĩa quan trọng trong việc ổn định chính trị và xã hội của từng nước nóiriêng và của toàn thế giới nói chung Toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế tấtyếu mà tính khách quan và phổ biến của nó bắt nguồn từ yêu cầu của quy luật

về sự phân công và hợp tác quốc tế giữa các nước, từ sự phân công tài nguyênthiên nhiên và sự phát triển không đều về công nghiệp giữa các nước dẫn đếnyêu cầu việc sử dụng sao cho có hiệu quả về lợi thế so sánh để nhanh chóngrút ngẵn khoảng cách lạc hậu giữa các nước có nền kinh tế phát triển và kémphát triển Mở rộng quan hệ đối ngoại còn bắt nguồn từ sản xuất và đời sốngngày nay đã mang tính quốc tế hóa Đặc biệt sự tác động mạnh mẽ của cuộcCách mạng Khoa học - Công nghệ đã làm cho lực lượng sản xuất vượt rakhỏi khuôn khổ quốc gia, thông qua các công cụ thông tin hiện đại, nhữngthành tựu khoa học và chuyển giao công nghệ được thực hiện với tốc độnhanh giữa các nước

Xu thế quốc tế hoá hay xu thế toàn cầu hoá kinh tế xuất phát từ một

số cơ sở khách quan sau:

Thứ nhất, đó là sự phát triển cao của lực lượng sản xuất và sự tácđộng của cuộc Cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại

Chúng ta biết rằng, trong xã hội phong kiến do lực lượng sản xuất

và giao thông kém phát triển cho nên sản xuất và trao đổi chỉ được thực hiệntrong một phạm vi quy mô nhỏ Tính tự cung tự cấp là đặc trưng chủ yếu củaphương thức sản xuất phong kiến Tuy vậy, trong thời đại phong kiến cũng đã

Trang 3

có thông thương vượt biên giới quốc gia nhưng chưa tạo ra những quan hệphụ thuộc trong phát triển, chưa có thị trường thế giới theo nghĩa hiện đại.Khi nghiên cứu Chủ nghĩa tư bản, Mac và Anghen đã cho rằng, do sự pháttriển của lức lượng sản xuất đã dẫn đến sự phân công lao động sản xuất quốc

tế, làm cho quá trình sản xuất và tiêu thụ mang tính quốc tế, gẵn bó phụ thuộcvào nhau Mac và Anghen viết: “ Đại công nghiệp đã tạo ra thị trường Thếgiới thay cho tình trạng cô lập trước kia của các địa phương và dân tộc vẫn tựcung, tự cấp, ta thấy phát triển những quan hệ phổ biến, sự phụ thuộc phổbiến giữa các dân tộc Như vậy, quốc tế hóa nói chung và hợp tác kinh tế quốc

tế nói riêng có cơ sở chính từ sự phát triển của sản xuất, nó ra đời gắn liền với

sự hình thành của thị trường quốc tế Trong những thế kỉ trước, chính do lựclượng sản xuất phát triển đã làm cho thương mại và đầu tư có tính quốc tế,kéo theo đó là quá trình di dân, lao động và giao dịch tài chính phát triểnmạnh mẽ vượt biên giới quốc gia

Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, gắn liền với sự phát triển củaphong trào giải phóng dân tộc là hiện tượng khoa học_ kỹ thuật phát triểnmạnh mẽ và ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp Các phát kiến

về khoa học nhanh chóng được áp dụng vào sản xuất đã thúc đẩy phân cônglao động phát triển lên một bước mới Trên thực tế quan hệ giữa khoa học,công nghệ và sản xuất ngày càng gắn bó chặt chẽ với nhau Trong thế kỉ XIX,thời gian đưa phát minh khoa học vào ứng dụng trong sản xuất phải mất từ60- 70 năm, trong thập niên 90 khoảng 3- 5 năm Dự báo những năm sau năm

2000 chỉ còn dưới 1 năm Do sự tác động của các thành tựu khoa học và sựxoá bỏ của hệ thống thuộc địa và phụ thuộc, sản xuất có sự phát triển mạnh

mẽ dựa trên sự phân công lao động quốc tế mới đã làm gia tăng đáng kể cáchoạt động kinh tế quốc tế, thúc đẩy gia tăng xu thế quốc tế hoá các hoạt độngkinh tế

Dưới sự tác động của khoa học- công nghệ, các ngành kinh tếtruyền thống dần dần nhường bước cho các ngành đại diện cho tiến bộ khoa

Trang 4

học- kỹ thuật Sự tăng trưởng của nền kinh tế từ dựa chủ yếu vào nguyên vậtliệu và lao động đang chuyển sang dựa chủ yếu vào tri thức Tri thức trởthành động lực chính của sự tăng trưởng và phát triển kinh tế Thực tiễn pháttriển của nền kinh tế thế giới đang cho thấy bước chuyển, bước quá độ từ nềnkinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức Hiện nay, ở các quốc gia Bắc

Mỹ và một số quốc gia phát triển Tây Âu các lĩnh vực kinh tế tri thức đãchiếm khoảng 45- 50% GDP Trong các nước OECD kinh tế tri thức chiếmgần 50% GDP Sự phát triển của lĩnh vực kinh tế tri thức dựa trên các côngnghệ có hàm lượng khoa học- kỹ thuật cao, nhất là công nghệ thông tin đã mở

ra điều kiện thuận lợi cho sự đẩy mạnh xu thế toàn cầu hóa Với các côngnghệ mới làm tăng tốc độ giao dịch kinh doanh, rút ngắn khoảng cách vềkhông gian và thời gian Các công việc giao dịch hiện nay phần nhiều đượcthực hiện qua mạng với các máy vi tính xách tay Hệ thống mạng Internetquốc tế hình thành cho phép con người có thể biết được hầu như mọi diễnbiến của đời sống kinh tế- xã hội trên thế giới trong giây lát Và chính điềunay sẽ góp phần nâng cao trình độ dân trí, tạo điều kiện cho dân chủ, pháttriển, thúc đẩy nhu cầu mở cửa, giao lưu hội nhập

Tóm lại, cuộc Cách mạng khoa học- công nghệ đã làm cho phâncông lao động và chuyên môn hoá sản xuất diễn ra trên phạm vi thế giới ngàycàng sâu sắc, làm phá vớ hàng rào ngăn cách địa giới trong giao dịch của conngười trên tất cả các mặt giữa các quốc gia Các quốc gia dù muốn hay khôngđều chịu tác động của quá trình toàn cầu hóa và đương nhiên để tồn tại, pháttriển trong điều kiện ngày nay không thể không tham gia quá trình toàn cầuhóa, tức phải hội nhập quốc tế Hiện nay, hợp tác và cạnh tranh là hai mặt củanền kinh tế thế giới, các quốc gia phát triển trong mối liên hệ phụ thuộc lẫnnhau, phải vừa hợp tác, vừa cạnh tranh để cùng tồn tại và phát triển

Thứ hai là sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế thị trường, gắn liềnvới sự hình thành các thị trường liên quốc gia mà đóng vai trò quan trọng làcác công ty độc quyền đa quốc gia ( TNC)

Trang 5

Ngày nay, khi kinh tế thị trường càng phát triển thì nhu cầu về thịtrường, nguyên liệu càng trở nên quan trọng Kinh tế thị trường càng pháttriển thì có nghĩa phân công lao động càng sâu sắc, vì vậy, các thị trường cànggắn bó phụ thuộc chặt chẽ vào nhau Đồng thời kinh tế thị trường còn mở rađiều kiện cho sự phát triển mạnh mẽ của sức sản xuất, đẩy mạnh quá trìnhchuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, thúc đẩy sự phâncông lao động Sự phát triển mạnh mẽ của Anh trong thế kỉ XIX và XX cũnggắn liền với sự phát triển của kinh tế thị trường, của sự bành trướng thế lựckinh tế ra ngoài, tạo ra sự liên hệ, ràng buộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế.Kinh tế thị trường phát triển đã mở ra điều kiện cho sự gia tăng xu thế quốc tếhoá thể hiện trên hai khía cạnh chính Thứ nhất, kinh tế thị trường mở ra cơ

sở, điều kiện cho sự phát triển của lực lượng sản xuất làm cho quy mô sảnxuất không bó hẹp trong phạm vi của từng quốc gia mà trong tầm quốc tế nhưvậy cũng có nghĩa là thúc đẩy quá trình phân công lao động quốc tế, gắn cácquốc gia vào trong sự ràng buộc của sản xuất và tiêu thụ Thứ hai, kinh tế thịtrường phát triển ở các quốc gia đưa lại cơ chế thống nhất cho xử lý các mốiquan hệ kinh tế, đó là cơ chế thị trường Với sự cùng tồn tại cơ chế thị trườngtrong các nền kinh tế, có nghĩa rằng cùng tồn tại cơ chế, phương thức phân bổcác nguồn lực từ sức lao động đến tư liệu sản xuất Điều này rõ ràng là có ýnghĩa cho thúc đẩy, mở rộng đầu tư, giao dịch thương mại và tiếp nhận nguồnlao động … Có thể nói, ngày nay nền kinh tế Thế giới thống nhất ở cơ chếvận hành: cơ chế thị trường- đây chính là cơ sở cho sự gia tăng của xu thếtoàn cầu hoá kinh tế

Kinh tế thị trường càng phát triển thì sự giao thoa, xâm nhập lẫnnhau giữa các nền kinh tế càng gia tăng Hiện nay, đóng vai trò kinh tế chínhcủa Thế giới, góp phần không nhỏ vào nền kinh tế Thế giới, vào xu thế toàncầu hoá kinh tế, không thể không kể đến vai trò của các công ty độc quyền đaquốc gia Chính sự độc quyền của các công ty này đã thúc đẩy giao lưu buônbán trên thị trường, làm tăng cường sự liên kết và ràng buộc lẫn nhau giữa các

Trang 6

quốc gia Các công ty độc quyền đa quốc gia có quy mô ngày càng lớn, ngàycàng khẳng định vai trò quan trọng của mình trong nền kinh tế Thế giới Hiệnnay, trên Thế giới có 60.000 công ty độc quyền đa quốc gia, chi phối hầu hếtnền kinh tế Thế giới, nhưng vẫn trên cơ sở bình đẳng về quyền lợi.

Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường không chỉ ở sự

mở rộng qui mô về không gian, về sự xâm nhập, ràng buộc lẫn nhau giữa cácthị trường mà còn thể hiện ở sự phát triển theo chiều sâu, đó là sự bùng nổphát triển của thị trường tài chính gắn liền với sự xuất hiện của một loạt công

cụ mới trong thanh toán giao dịch Các thị trường tài chính đan xen chặt chẽđến mức lãi suất cho vay và giá chứng khoán cũng ràng buộc lẫn nhau vàlượng vốn tư nhân luân chuyển trên thị trường tài chính lớn hơn tài nguyêncủa nhiều nước Thị trường sản phẩm hàng hoá cũng gia tăng mạnh mẽ, thểhiện ở quy mô chưa từng có của khối lượng giao dịch thương mại và ở sựphát triển của các dạng mới như thương mại dịch vụ và điện tử

Như vậy, có thể thấy sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế thị trườngchính là cơ sở, là điều kiện cho quá trình quốc tế hoá Nhìn chung các quốcgia trên Thế giới ngày nay đều dựa trên cơ chế thị trường, sử dụng cácphương tiện và công cụ của kinh tế thị trường trong hoạt động kinh doanh,đưa lại một không gian rộng lớn, không gian toàn cầu cho các hoạt động sảnxuất và lưu chuyển các yếu tố của chính quá trình sản xuất ấy

Thứ ba, là sự gia tăng của các vấn đề toàn cầu trong bối cảnh Thếgiới kết thúc chiến tranh lạnh, bước vào thời kì hoà bình, hợp tác và pháttriển

Sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, Thế giới hình thành trật tự đốiđầu giữa hai cực, giữa hai hình thái kinh tế- xã hội Quan hệ giao lưu kinh tếgiữa hai hình thức rất hạn chế Sự cách trở này là nhân tố ảnh hưởng lớn đến

xu thế toàn cầu hoá Trong suốt mấy thập kỉ chạy đua vũ trang, nhất là vũtrang hạt nhân đã dẫn tới hình thành những kho vũ khí huỷ diệt khổng lồ đedọa sự tồn vong của cả nhân loại Do việc chạy đua vũ trang đòi hỏi phải khai

Trang 7

thác các nguồn lực ở mức độ tối đa có thể nhằm dành ưu thế trong cạnh tranh.Hơn nữa, quá trình công nghiệp hoá sau chiến tranh Thế giới thứ hai diễn ratheo mô thức khai thác tài nguyên thiên nhiên phục vụ nhu cầu công nghiệphoá mà không chú ý đến tái tạo tài nguyên, lập lại hệ thống cân bằng sinhthái, đã làm nảy sinh hàng loạt vấn đề có tính toàn cầu tác động tiêu cực tớicuộc sống con người Đó là sự ô nhiễm môi trường, sự gia tăng hiệu ứng nhàkính, sự phá huỷ tầng ôzôn, dịch bệnh, thiếu nguồn nước Theo số liệu thống

kê năm 1996 có tới 40% dân số Thế giới tại 80 quốc gia có khả năng chết dothiếu nước, uống nước bẩn- là nguồn gốc gây ra 80% các loại bệnh tại cácquốc gia đang phát triển

Không những thế, sự phát triển của nền kinh tế Thế giới trongnhững thế kỉ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai dưới tác động của các quy luậtthị trường cũng đã đẩy đến tình trạng phân hoá giàu nghèo một cách sâu sắc.Đây cũng là vấn đề lớn có tính toàn cầu mà để giải quyết nó cần có sự phốihợp cố gắng của tất cả các quốc gia giàu cũng như nghèo Trong quá trìnhcạnh tranh, phát triển kinh tế, các vấn đề môi trường về thương mại và đầu tưcũng bùng nổ, sự khan hiếm nguyên liệu cũng gia tăng, tất cả đều liên quanđến sự phát triển, tồn vong không chỉ của một hoặc vài quốc gia mà của toànthể cộng đồng nhân loại

Nhìn chung, các vấn đề toàn cầu đều có quan hệ nhân quả với nhau,cho nên phải có quan điểm tổng thể khi giải quyết và đòi hỏi phải có sự nỗ lựccủa mọi quốc gia Các vấn đề toàn cầu là liên quan đến mọi quốc gia, nó tácđộng trên phạm vi Thế giới Vì lợi ích của nhân loại cũng như của chính mỗiquốc gia, đòi hỏi phải có liên kết sức mạnh của cả cộng đồng Bản thân mỗiquốc gia, cho dù có tiềm lực mạnh đế đâu cũng không thể giải quyết nổi vấn

đề liên quan đến toàn Thế giới Đây chính là cơ sở khách quan quy định, thúcđẩy những cố gắng phối hợp liên kết sức mạnh, là cơ sở cho việc tiến tớithống nhất những quy trình, quy phạm chung cho quá trình phát triển kinh tế.Đây chính là cơ sở quan trọng cho sự ra đời của xu thế toàn cầu hoá mà gốc rễ

Trang 8

để giải quyết mọi vấn đề vẫn là trên lĩnh vực kinh tế Do đó các quốc gia cầnthiết phải hội nhập kinh tế quốc tế.

Như vậy, toàn cầu hoá kinh tế là một quá trình phát triển kinh tế sâurộng của các nước trên Thế giới vượt khỏi biên giới quốc gia, hướng tớiphạm vi toàn cầu, là một quá trình mà mọi cơ hội và nguyện vọng của mọingười thuộc các chủng tộc và các dân tộc khác nhau, các giá trị văn hoákhông giống nhau, kinh tế- xã hội khác nhau, phải tìm ra những điểm chunggiữa những nét đặc thù, tìm ra một cơ chế mới trong các mối quan hệ kinh tế-

xã hội để cùng tồn tại và phát triển

1.2_ Những tác động của toàn cầu hoá kinh tế:

Nhìn một cách toàn cục, toàn cầu hoá mà cụ thể hơn là toàn cầu hoákinh tế đã và đang có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của kinh tế Thếgiới Thực chất của những tác động đó được biểu hiện trên một số phươngdiện sau:

Thứ nhất, toàn cầu hoá kinh tế thúc đẩy rất nhanh, mạnh sự pháttriển và xã hội hoá lực lượng sản xuất, đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế lên mứccao ( vào nửa đầu thế kỉ XX, GDP của Thế giới tăng 2,7 lần, đến nửa cuốităng 5,2 lần) Toàn cầu hoá kinh tế là sản phẩm của cuộc Cách mạng khoahọc- công nghệ, của sự phân công lao động xã hội và xã hội hoá lực lượng sảnxuất trên phạm vi toàn Thế giới nhưng chính quá trình toàn cầu hoá kinh tế đólại tác động ngược lại, góp phần thúc đẩy những tiến bộ khoa học- kĩ thuật,phát triển lực lượng sản xuất, phát triển nền kinh tế Thế giới Đồng thời, toàncầu hoá kinh tế góp phần làm chuyển biến cơ cấu kinh tế Thế giới, đặc biệtlàm tăng mạnh tỷ trọng hàng chế tác ( chiếm 21,4%) và các dịch vụ (62,4%)trong cơ cấu kinh tế Thế giới

Thứ hai, dưới tác động của toàn cầu hoá, các thị trường Thế giớitừng bước được thống nhất và ngày càng phát triển Với xu thế đó, nó sẽ tạonên một sự loại bỏ các rào cản và có một sự điều chỉnh trong quy tắc vậnhành Trước hết, khi thị trường Thế giới thống nhất và phát triển thì các rào

Trang 9

cản thương mại sẽ từng bước bị loại bỏ, một trong những thành công củaphương diện này là sự ra đời của tổ chức thương mại Thế giới (WTO) ngày 1-1-1995 và tiếp theo là việc giảm thuế quan giữa các thành viên của WTOxuống mức bình quân là 3% đối với các nước phát triển và dưới 15% đối vớicác nước đang phát triển Đồng thời, do giá thành vận tải thương mại quốc tếliên tục hạ, hiện nay chỉ còn 2% giá trị hàng hoá, trong khi tỷ lệ xuất khẩu vẫnkhông ngừng tăng, năm 1998 là 24,3% và dự tính đến 2005 sẽ đạt 28%.Thương mại phát triển khiến thị trường Thế giới thống nhất hơn, xu thế thốngnhất lại đòi hỏi loại bỏ các hàng rào thương mại.

Không chỉ trên lĩnh vực thương mại mà cả trên lĩnh vực sản xuất vàthị trường tiền tệ cũng ngày càng thống nhất Đến cuối năm 1993, tổng đầu tưtrực tiếp vào các ngành đạt hơn 2 tỷ USD, gấp 210 lần năm 1953, đầu tư nướcngoài của thị trường tiền tệ là 1.776 tỷ USD, gấp 150 lần năm 1953 Đến cuốinhững năm 90, hai số liệu này phát triển lên tới 4000 tỷ và hơn 48.000 tỷUSD, xu thế tăng trưởng rất rõ rệt Đồng thời tỷ trọng dịch vụ ở nước ngoàitrên dịch vụ các chủ thể kinh tế hữu quan cũng đang gia tăng nhanh chóng, hệthống phân công sản xuất cùng ngành nghề mang tính toàn cầu đang hìnhthành Mạng lưới sản xuất mang tính toàn cầu sẽ thực hiện “kết nối” Thế giới

Thứ ba, toàn cầu hoá kinh tế thúc đẩy quá trình nhất thể hoá kinh tếkhu vực tăng nhanh chóng, trao đổi kinh tế giữa các khu vực ngày càng quantrọng, tăng thêm sự phụ thuộc và tác động lẫn nhau giữa các nền kinh tế vàcác khu vực kinh tế Theo thống kê của Liên hiệp quốc trong những năm 60

có khoảng 19 tổ chức nhất thể hoá kinh tế khu vực, những năm 70 có 28 tổchức, những năm 80 con số này là 32 và những năm 90 đã lên tới gần 60 tổchức với hơn 160 nước tham gia dưới các loại hình và mức độ khác nhau Sựgia tăng các tổ chức nhất thể hóa kinh tế góp phần thúc đẩy nhanh quá trìnhtoàn cầu hoá kinh tế, việc giao lưu trao đổi các hoạt động kinh tế để kiếm lợiích kinh tế giữa các nền kinh tế, các khu vực kinh tế ngày một gia tăng, làmcho nền kinh tế mỗi quốc gia , khu vực trở thành một bộ phận của kinh tế Thế

Trang 10

giới, hình thành một cục diện kinh tế Thế giới mới Một cục diện trong đó cácthành viên tồn tại trên cơ sở vừa hợp tác, vừa đấu tranh với nhau, cùng nhauphát triển.

Thứ tư, với sự gia tăng của quá trình toàn cầu hóa kinh tế, hàng ràophi thuế quan sẽ thịnh hành hơn Trong quá trình toàn cầu hóa kinh tế, mỗinền kinh tế đều phải tính toán chiến lược để đảm bảo an toàn kinh tế, chínhtrị, xã hội và an ninh quốc gia, vì thế hàng rào phi thuế quan sẽ là công cụđược ưa chuộng hơn cả Hiện nay, đã có hơn 1000 loại hàng rào phi quanthuế Song dự đoán của các chuyên gia kinh tế, loại hình hàng rào phi quanthuế sẽ còn phát triển mạnh trong thập kỉ tới, mà chủ yếu tập trung trên cácphương diện như: hàng rào bảo vệ môi trường, hàng rào thông tin, hàng ràocông nghệ thương mại …

Thứ năm, toàn cầu hóa sé làm gia tăng tỷ trọng các loại hình đầu tưvào lĩnh vực dịch vụ Đầu những năm 90, có khoảng 50,17% vốn đầu tư nướcngoài của các nước phát triển dành cho các ngành dịch vụ, tỷ trọng đó của cácnước đang phát triển cũng là 29,5% Sở dĩ như vậy vì các ngành công nghiệphiện nay phần lớn đã ở tình trạng bão hoà, ít không gian mới, trong khi đó cácngành dịch vụ được xây dựng trên nền tảng vốn doanh nghiệp, chu kì kinhdoanh ngắn, kết quả nhanh nên các nhà đầu tư thích bỏ vốn vào lĩnh vực này.Trong hội nghị tổ chức thương mại Thế giới, thương mại dịch vụ là một trong

ba đề tài lớn, điều đó đủ thấy xu thế phát triển của nó, vì vậy, xu hướng đầu tưvào ngành dịch vụ sẽ có thể tăng khá nhanh trong những thập kỉ tới

Qua đó, ta thấy được những tác động của quá trình toàn cầu hoákinh tế đối với nền kinh tế Thế giới Nó có nguồn gốc từ sự phát triển của lựclượng sản xuất, của nền kinh tế nhưng nó lại tạo điều kiện tiếp theo cho sựphát triển ngày càng cao của nền kinh tế Thế giới Tuy nhiên, quá trình toàncầu hóa này không chỉ tác động đối với Thế giới trên lĩnh vực kinh tế mà còn

cả trên lĩnh vực ở những mặt nhất định Một thế giới hoà bình, hợp tác sẽ cómột nền kinh tế phát triển cao và ổn định

Trang 11

2_ Tính tất yếu phải hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam:

Trong những điều kiên phát triển mới của lực lượng sản xuất, củaphân công lao động xã hội, của cơ chế kinh tế thị trường… quá trình toàn cầuhóa kinh tế là một tất yếu khách quan, nó có tác động đối với hầu hết cácnước trên Thế giới dù ở mức độ này hay mức độ khác Hội nhập kinh tế quốc

tế được xem như một trong những yếu tố quan trọng để tạo động lực pháttriển cho từng quốc gia, khu vực và của cộng đồng quốc tế Kể cả những nước

có nền kinh tế mạnh như Mỹ, Nga, Nhật, Trung Quốc cho đến những nướcđang phát triển đều đang cố gắng tìm kiếm các giải pháp để tiếp cận, hội nhậpkinh tế theo hướng toàn cầu hoá Tuy nhiên, trong xu thế toàn cầu hóa nhưhiện nay, các nước giàu luôn có những lợi thế về lực lượng vật chất và kinhnghiệm quản lí Còn các nước nghèo có nền kinh tế yếu kém dễ bị thua thiệt,thường phải trả giá đắt trong quá trình hội nhập Là một trong những nướcnghèo trên Thế giới, sau mấy chục năm liên tiếp bị chiến tranh tàn phá, ViệtNam bắt đầu bước vào thực tiễn chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trungsang cơ chế kinh tế thị trường, trong điều kiện tự nhiên và xã hội có nhiều thửthách khắc nghiệt Từ một nền kinh tế tự túc, tự cấp nghèo nàn, lạc hậu, bắtđầu mở cửa, tiếp xúc trực diện với một thị trường rộng lớn- nơi có nhiều quan

hệ kinh tế quốc tế cạnh tranh khốc liệt, đang có nhiều quốc gia, tập đoàn kinh

tế tư bản giàu mạnh luôn gây sức ép, muốn thao túng cả nền kinh tế, tài chínhThế giới Song, đứng trước xu thế phát triển tất yếu, là một bộ phận của cộngđồng quốc tế, Việt Nam cũng như nhiều quốc gia không thể khước từ hộinhập

Đó không chỉ là xu thế tất yếu mà đó còn là thời cơ thuận lợi chonước ta tiến lên chủ nghiã xã hội, cải thiện đời sông kinh tế, chính trị, vănhóa, tinh thần Việc mở rộng quan hệ quốc tế với nước ngoài, chúng ta sẽ thuhút được vốn, khoa học- công nghệ hiện đại để thực hiện sự nghiệp côngnghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước Là một nước vừa đi lên từ nền kinh tế lạchậu, yếu kém, mà yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa- đó là

Trang 12

một nguồn vốn lớn và một trình độ khoa học- công nghệ hiện đại Do đó, hợptác với nước ngoài là cách lựa chọn đúng nhất để đẩy mạnh sự nghiệp côngnghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, đưa nước ta tiến tới trở thành một nướccông nghiệp vào năm 2020 theo chủ trương của Đảng Đồng thời, thông quahoạt động kinh tế đối ngoại, chúng ta có thể thay đổi cơ cấu tổng sản phẩm xãhội, đa dạng các loại hình ngành nghề, đáp ứng đầy đủ nhu cầu ngày càng lớncủa nhân dân, đẩy mạnh xuất khẩu, chứng tỏ vị thế của nước ta trên trườngquốc tế Quá trình hợp tác quốc tế còn góp phần ổn định chính trị - xã hội Vềmặt chính trị, xu thế hoà bình đang là xu thế chung của toàn nhân loại ngàynay Một Thế giới hoà bình sẽ tạo điều kiện thuận lợi về mặt chính trị cho cácquốc gia trong cộng đồng quốc tế, tập trung mọi nguồn lực cho phát triển kinh

tế Về mặt xã hội, một ảnh hưởng lớn đối với quá trình phát triển kinh tế nước

ta là lực lượng lao động Nước ta là một nước nông nghiệp, đông dân, lựclượng lao động đông mà chưa được sử dụng hết Quá trình hợp tác quốc tế đãtạo ra ngành nghề mới, thu hút lực lượng lao động, hạn chế nạn thất nghiệp

Từ đó hạn chế được rất nhiều tệ nạn xã hội, ổn định tình hình chính trị trongnước

Như vậy có thể nói, Việt Nam chủ động hội nhập kinh tế quốc tế làtất yếu cho phát triển đất nước

3_ Thời cơ và thách thức đối với Việt Nam khi hội nhập kinh tế quốc tế.

3.1_ Những thời cơ:

Việt Nam tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế là một tấtyếu khách quan, là đòi hỏi của chính bản thân nền kinh tế Khi tham gia vàotiến trình hội nhập này, nước ta đã tận dụng được khá nhiều những thuận lợicho phát triển kinh tế -xã hội:

Hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần mở rộng thị trường xuât, nhậpkhẩu của Việt Nam Quan hệ bạn hàng được mở rộng Thị trường là vấn đềquan trọng hàng đầu đối với mọi nền kinh tế thị trường Một cường quốc hàng

Trang 13

đầu như Mỹ với tổng GDP hiện khoảng 9000 tỷ đôla vẫn cần có thị trườngbên ngoài, năm 1999 Mỹ đã xuất khẩu khoảng hơn 900 tỷ đôla và nhập khẩutới 1200 tỷ đôla Nước đông dân nhất Thế giới như Trung Quốc cũng xem thịtrường nước ngoài là nhu cầu sống còn và hiện nay Trung Quốc đã đạt tớikim ngạch xuất nhập khẩu khoảng trên 320 tỷ đôla Những nước có tầm quantrọng hơn đối với sự phát triển Việt Nam là một nước như thế Khi Việt Namtham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, hàng rào bảo hộ mậu dịchcủa các nước ngày càng giảm, quan hệ buôn bán với các quốc gia ngày càng

mở rộng Các hiệp định thương mại song phương, đa phương sẽ cho phép thịtrường nước ta được khai thông với tất cả các đối tác Chẳng hạn, nếu ViệtNam thực hiện đúng các cam kết của AFTA thì đến năm 2006, thị trường cáchàng công nghiệp chế biến của Việt Nam sẽ được khai thông với tất cả cácnước ASEAN Nếu Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, thìsau khoảng 5-10 năm, thị trường hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam sẽ đượckhai thông với 134 nước thành viên WTO Đây là một cơ hội rất lớn đối vớinước ta khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế

Việc hội nhập kinh tế quốc tế cũng góp phần tăng thu hút đầu tưnước ngoài, viện trợ chính thức tăng và giải quyết vấn đề nợ quốc tế Đồngthời tạo điều kiện cho ta tiếp thu những thành tựu khoa học - công nghệ tiêntiến của các nước.Hiện nay, ở các nước phát triển, có những nguồn vốn khôngsinh lợi, những công nghệ mới không được áp dụng, những công nghệ cũkhông có chỗ sử dụng đang xuất hiện ngày càng nhiều Trước những năm 90,

do chính sách đóng cửa bảo hộ chặt chẽ của các nước đang phát triển nên cácdòng vốn và công nghệ này chỉ giao lưu chủ yếu giữa các nước phát triển vớinhau Từ sau năm 1990 khi chiến tranh lạnh kết thúc, nhiều nước đang pháttriển đã chuyển sang cơ chế mở cửa, do vậy các dòng vốn và công nghệ này

đã ngày càng chảy vào các nước đang phát triển ngày càng nhiều hơn Đây làmột thời cơ lớn cho các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam,vì cácnước đang phát triển là những thị trường mới mở, có sức lao động nhưng tiền

Trang 14

lương thấp, có tài nguyên thiên nhiên…nên có thể sử dụng những nguồn vốn

và công nghệ đó hiệu quả hơn Hội nhập kinh tế quốc tế cũng giải quyết vấn

đề nợ của Việt Nam Trong những năm qua, nhờ phát triển tốt các mối quan

hệ đối ngoại song phương và đa phương, các khoản nợ nước ngoài cũ củaViệt Nam về cơ bản đã được giải quyết thông qua câu lạc bộ Paris, London

và đàm phán song phương Điều đó góp phần ổn định cán cân thu chi ngânsách, tập trung nguồn lực cho các chương trình phát triển kinh tế -xã hội trongnước

Một vấn đề đặt ra đối với các nước đang phát triển cũng như đối vớiViệt Nam hiện nay là vấn đề về nguồn nhân lực Hội nhập kinh tế quốc tếkhông chỉ có vai trò quan trọng trong việc giải quyết nạn thất nghiệp mà còngóp phần không nhỏ vào công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trongnhiều lĩnh vực Các nước phát triển vốn có nguồn lao động kĩ thuật được đàotạo, có tay nghề cao, nhiều cán bộ quản lý và kỹ thuật cao cấp, có nhiều họcgiả tài năng trong nhiều lĩnh vực…nhưng lại thiếu những lao động giản đơnvới mức lương thấp Ngược lại, ở các nước đang phát triển lại thừa lao độnggiản đơn, nhưng rất thiếu lao động có kĩ năng Nhờ có toàn cầu hoá phát triển,các nguồn nhân lực này có điều kiện di chuyển, trao đổi cho nhau, giúp nhautạo ra các lợi thế so sánh Dòng lao động giản đơn, các học sinh di chuyển từcác nước đang phát triển sang các nước phát triển Dòng lao động lành nghề

có trí tuệ di chuyển từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển Cáccông ty của các nước phát triển cũng có thể lập nhà máy sử dụng lao động tạicác nước kém phát triển, rồi bán hàng hoá về nước…Toàn cầu hoá sẽ tạo ranhững cơ hội to lớn cho việc đào tạo và sử dụng nhân lực có hiệu quả hơn vớinhững hình thức rất đa dạng: làm gia công lắp ráp chế biến xuất khẩu, trựctiếp xuất khẩu lao động, nhận thầu các công trình xây dựng ở nước ngoài, cử

đi học dài, ngắn hạn; đi nghiên cứu khảo sát, mời chuyên gia nước ngoài giúpnghiên cứu giảng dạy… Đây là một thời cơ to lớn để các nước có thể sử dụngnguồn lực trên phạm vi quốc tế một cách có hiệu quả Việt Nam cần biết tận

Trang 15

dụng thời cơ này để từng bước nâng cao hiệu quả, chất lượng lao động, đưalực lượng lao động nước ta thành những người được đào tạo có tay nghề,đóng góp ngày càng tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoáđất nước.

3.2_ Những thách thức:

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, cơ hội luôn đi liền với khókhăn và thách thức Do trình độ phát triển kinh tế còn thấp, hiệu quả và khảnăng cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam, nhất là các ngành sản xuất và kinhdoanh dịch vụ còn yếu, tham gia hội nhập vào nền kinh tế Thế giới là phảiđương đầu với cạnh tranh gay gắt, với những đối thủ mạnh hơn ta nhiều lần

cả trong thị trường nội địa lẫn Thế giới Đó là những khó khăn và thách thứcrất lớn đối với nền kinh tế Việt Nam Bên cạnh đó, Việt Nam tham gia hộinhập kinh tế quốc tế trong điều kiện các cơ chế của nền kinh tế thị trườngđang trong quá trình hình thành ở nước ta Hệ thống luật pháp của ta đangtrong quá trình hoàn thiện Nhiều chính sách,luật lệ liên quan đến mở cửa thịtrường và điều tiết quan hệ kinh tế đối ngoại còn thiếu hoặc chưa phù hợp vớithông lệ quốc tế Ngoài ra, Việt Nam tham gia hội nhập kinh tế khu vực vàThế giới chậm hơn nhiều nước trong khu vực và trên Thế giới Trong khi xuhướng nhiều nước muốn đẩy nhanh quá trình tự do hoá thương mại và đầu tưquốc tế vơí quy mô sâu, rộng hơn thì Việt Nam lại rất cần đủ để chuyển dịch

cơ cấu kinh tế trong nước Đây thực sự là một mâu thuẫn cần được xử lýtrong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.Bên cạnh đó, kiến thức và sự hiểubiết của ta về sự hội nhập kinh tế quốc tế cũng như các vấn đề liên quan cònnhiều han chế, bất cập

Một thách thức mà nhiều người lo ngại hiện nay là, do tham gia vào các

tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực, nước ta phải giảm dần thuế quan và dỡ bỏhàng rào phi thuế quan, thì hàng hoá nước ngoài sẽ ào ạt đổ vào nước ta, chèn

ép nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh trong nước, kéo theo hệ quả xấu về việclàm, thu nhập và đời sống của người lao động Với lo ngại đó, nhiều doanh

Trang 16

nghiệp, nhất là doanh nghiệp trung bình và yếu kém thường đòi hỏi Nhà nướcthi hành chính sách bảo hộ càng lâu càng tốt Tuy nhiên, nếu đứng từ góc độlợi ích toàn cục và lâu dài của quốc gia mà xem xét, thì Nhà nước không thể

và không nên đáp ứng đòi hỏi nêu trên của các doanh nghiệp đó được Bởi lẽ,thứ nhất, Việt Nam có nghĩa vụ thực hiện các cam kết về tự do hoá thươngmại vào các mốc 2006 và 2010 khi đã tham gia AFTA và APEC, cũng nhưcác cam kết khác khi được kết nạp vào WTO Thứ hai, việc thi hành chínhsách bảo hộ mậu dịch luôn là “ con dao 2 lưỡi “ Một chính sách bảo hộ cóchọn lọc, có điều kiện, có thời gian thì sẽ kích thích các nhà sản xuất trongnước khẩn trương đổi mới, tích cực vươn lên để có sức cạnh tranh mạnhhơn.Trái lại, một chính sách bảo hộ quá mức thì rất có thể trở thành “gạo ôngđập lưng ông”, gây thiệt hại cả về kinh tế và xã hội

Một thách thức rất nhạy cảm và hệ trọng được đặt ra đối với nước

ta là phải làm sao giữ được độc lập, tự chủ trong tiến trình mở cửa và hộinhập kinh tế quốc tế Không ít ý kiến cho rằng, nước ta với điểm xuất phátthấp, nếu chúng ta mở rộng quan hệ với các nước, đặc biệt là các cường quốc

tư bản phát triển có lợi thế hơn hẳn về nhiều mặt, thì nước ta khó tránh khỏi

sẽ bị lệ thuộc vào kinh tế, và từ chỗ lệ thuộc kinh tế mà có thể đi đến chỗkhông giữ vững được độc lập, tự chủ nữa Tuy nhiên, nếu cứ quan niệm độclập, tự chủ theo kiểu tự cấp tự túc, xây dựng cơ cấu kinh tế hoàn chỉnh, hướngnội, không phù hợp với xu thế chung của thời đại và không có hiệu quả thì sẽđẩy đất nước vào tình trạng chậm phát triển.Và một khi tình trạng chậm pháttriển về kinh tế không được khắc phục thì sẽ làm xói mòn lòng tin của nhândân, làm nảy sinh nhiều vấn đề nan giải, tạo ra nguy cơ từ bên trong đối vớitrật tự, an toàn xã hội và điều đó rốt cuộc khiến cho chúng ta khó giữ vữngđược con đường phát triển đã lựa chọn là kết hợp độc lập dân tộc với chủnghĩa xã hội vì mục tiên dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, vănminh Trái lại, việc mở rộng hợp tác quốc tế hai bên cùng có lợi giữa nước tavới các nước, các tổ chức quốc tế thì sẽ tạo nên một hình thái tương tuỳ, đan

Trang 17

xen lợi ích với nhau, do đó mà chúng ta có thêm thế và lực để giữ vững độclập, tự chủ của đất nước Đặc biệt, trong khi thực hiện phương châm “đaphương hoá, đa dạng hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại”, chúng ta sẽ thuc đẩyviệc hình thành một hệ thống chằng chịt các mối quan hệ quốc tế để hạn chế

và đẩy lùi âm mưu và hành động của một số thế lực nào đó định buộc chúng

ta phải lệ thuộc thái quá vào họ

Một thách thức nữa không kém phần quan trọng được đặt ra đối vớichúng ta trong tiến trình mở cửa và hội nhập quốc tế là làm sao giữ gìn đượcbản sắc văn hoá dân tộc, đảm bảo cho sự phát triển hài hoà và lành mạnh củađất nước Đây không chỉ là nỗi lo riêng của chúng ta mà còn là nỗi lo chungcủa nhiều nước khác trên Thế giới Bởi lẽ, thông qua các siêu lộ thông tin vớimạng Internet, xu thế toàn cầu hoá và tiến trình hội nhập quốc tế, một mặt, tạođiều kiện thuận lợi chưa từng có để các dân tộc, các cộng đồng người ở mọichân trời góc biển có thể nhanh chóng trao đổi với nhau về hàng hoá, dịch vụ,kiến thức, phát minh, sáng chế, dự kiến…qua đó góp phần thúc đẩy tăngtrưởng kinh tế, phát triển khoa học và công nghệ, mở mang sự hiểu biết vềcác nền văn hoá của nhau Mặt khac, quá trình trên cũng làm nảy sinh mốinguy cơ ghê gớm về sự đồng nhất hoá các hệ thống giá trị và tiêu chuẩn, đedọa làm suy kiệt khả năng sáng tạo của nền văn hoá, nhân tố hết sức quantrọng đối với sự tồn tại lâu dài của cả nhân loại Nhưng không có phải vì thế

mà chúng ta lui về chính sách đóng cửa, khước từ giao lưu, trao đổi, đối thoạivới bên ngoài Trái lại, chúng ta phải trên cơ sở giữ gìn và phát huy những giátrị ưu tú của văn hoá dân tộc, đi đôi với tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhânloại, để văn hoá Việt Nam ngày càng phát huy vai trò vừa là mục tiêu vừa làđộng lực và hệ điều tiết của sự phát triển kinh tế - xã hội

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế còn đặt ra nhiều những tháchthức khác nữa mà chúng ta không thể bỏ qua Các lực lượng phản động đadạng trong cũng như ngoài nước đang tìm cách xâm nhập và phá hoại nước

ta Do vậy mà Nhà nước ta phải nâng cao cảnh giác, phòng ngừa, đối phó với

Ngày đăng: 06/03/2018, 17:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w