A. Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế khách quan. Trong hơn một thập kỷ trở lại đây xu thế hoàn cầu hoá nền kinh tế thế giới có sự gia tăng mạnh mẽ gắn liền với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ, kết thúc thời kỳ chiến tranh lạnh giữa các nước trên thế giới, đặc biệt là giữa Mỹ và Nga, chuyển sang một thời kỳ mới – hoà bình, hợp tác, phát triển đôi bên cùng có lợi, sự phát triển toàn cầu hoá kinh tế đặt ra cho các nước một yêu cầu khách quan phải có chiến lược hội nhập phù hợp với nền kinh tế thế giới và khu vực. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cần phải mở cửa hội nhập với các nước trên thế giới về nhiều mặt, kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học công nghệ. Xong quá trình hội nhập, một mặt sẽ đón nhận những cơ hội để phát triển, nhưng mặt khác cũng phải đối mặt với nhiều thách thức, mà xu thế toàn cầu hoá đặt ra. Việt Nam không nằm ngoài sự phát triển của thế giới, vì là một nước với điểm xuất phát thấp, sản xuất nền nông nghiệp là chủ yếu, chính vì vậy để có thể hội nhập nhanh chóng với nền kinh tế thế giới, thì quá trình toàn cầu hoá là một thách thức lớn đối với Việt Nam. Do vậy nghiên cứu, tìm hiểu sâu về toàn cầu hoá là một vấn đề không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn rất quan trọng. Với tính chất quan trọng đó, nên em chọn đề tài “Toàn cầu hoá kinh tế những cơ hội, thách thức đối với Việt Nam hiện nay. Quan điểm, phương hướng và giải pháp của đảng ta về hội nhập kinh tế quốc tế”. Làm tên đề tài tiểu luận của mình