ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ---o0o--- NGUYỄN THỊ HỒNG THƯƠNG TỰ DO DI CHUYỂN LAO ĐỘNG TRONG CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM LUẬN VĂN T
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-o0o -
NGUYỄN THỊ HỒNG THƯƠNG
TỰ DO DI CHUYỂN LAO ĐỘNG TRONG CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
ĐỐI VỚI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN ANH THU
Hà Nội - Năm 2016
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-o0o -
NGUYỄN THỊ HỒNG THƯƠNG
TỰ DO DI CHUYỂN LAO ĐỘNG TRONG CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
ĐỐI VỚI VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 60 31 01 06
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN ANH THU
Hà Nội - Năm 2016
Trang 3MỤC LỤC
Danh sách các từ viết tắt i
Danh sách bảng iii
Danh sách hình iv
Phần mở đầu 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục đích và câu hỏi nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Tính mới của luận văn 3
5 Kết cấu luận văn 3
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề tự do di chuyển lao động trong ASEAN 4
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 4
1.1.1 Các nghiên cứu chung về Cộng đồng kinh tế ASEAN với Việt Nam 4
1.1.2 Nghiên cứu về thị trường lao động ASEAN trong bối cảnh thành lập AEC 9
1.1.3 Các nghiên cứu về vấn đề tự do di chuyển lao động trong bối cảnh thành lập AEC 12
1.1.4 Khoảng trống nghiên cứu và định hướng đề tài 14
1.2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề di chuyển lao động 15
1.2.1 Các khái niệm liên quan 15
1.2.2 Các lý thuyết về di chuyển lao động 16
1.2.3 Tác động của di chuyển lao động 20
1.2.4 Xu hướng di chuyển lao động 22
1.2.5 Vấn đề di chuyển lao động trong các liên kết kinh tế 23
Trang 4Chương 2: Phương pháp nghiên cứu 27
2.1 Quy trình nghiên cứu 27
2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu 28
2.3 Phương pháp phân tích dữ liệu 29
Chương 3: Thị trường lao động và vấn đề tự do di chuyển lao động trong ASEAN 31
3.1 Cộng đồng kinh tế ASEAN và vấn đề tự do di chuyển lao động 31
3.1.1 Khái quát về Cộng đồng kinh tế ASEAN 31
3.1.2 Các hiệp định liên quan đến tự do di chuyển lao động trong ASEAN 32
3.1.2.1 Hiệp định khung về dịch vụ trong ASEAN (AFAS) 32
3.1.2.2 Hiệp định di chuyển thể nhân trong ASEAN (MNP) 34
3.1.2.3 Thỏa thuận công nhận lẫn nhau giữa các quốc gia ASEAN (MRAs) 36
3.2 Thị trường lao động và sự chuẩn bị của Việt Nam cũng như các quốc gia thành viên khác về vấn đề tự do di chuyển lao động trong AEC 38
3.2.1 Vấn đề di chuyển lao động giữa các quốc gia 38
3.2.2 Thể chế chính sách liên quan đến di chuyển lao động 43
3.2.3 Cấu trúc lực lượng lao động 52
3.2.4 Năng suất, trình độ và kỹ năng của lực lượng lao động 57
3.2.5 Lương, thu nhập, mức sống 60
3.2.6 Các vấn đề khác liên quan đến dịch chuyển lao động 65
3.3 Dự báo tình hình thị trường lao động Việt Nam và các quốc gia thành viên khác trong AEC đến năm 2025 67
Chương 4: Cơ hội và thách thức của lao động Việt Nam trong bối cảnh AEC 72
4.1 Cơ hội và thách thức của lao động Việt Nam trên thị trường lao động trong nước dưới tác động của AEC 72
Trang 54.1.1 Đối với lao động trong ngành du lịch 72
4.1.2 Đối với lao động trong ngành kế toán, kiểm toán 78
4.1.3 Đối với lao động trong ngành kỹ sư, kiến trúc sư 82
4.1.4 Đối với lao động trong các ngành khác 84
4.2 Cơ hội và thách thức của lao động Việt Nam trên thị trường lao động các quốc gia ASEAN khác 90
4.2.1 Cơ hội và thách thức về vấn đề việc làm và chất lượng việc làm 90
4.2.2 Cơ hội và thách thức liên quan đến năng suất và chất lượng lao động 91
4.2.3 Cơ hội và thách thức về các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội liên quan 92
Chương 5: Kết luận và một số đề xuất 97
5.1 Kết luận về kết quả nghiên cứu 97
5.2 Một số đề xuất hướng tới thị trường lao động và lực lượng lao động Việt Nam 100
5.3 Đề xuất một số hướng nghiên cứu tiếp theo 104
Phụ lục 105
Danh mục tài liệu tham khảo 112
Trang 61
Danh mục viết tắt
ACIA Hiệp định Đầu tư toàn diện ASEAN
ACPA Chứng chỉ Kiểm toán viên ASEAN
ACPE Kỹ sư chuyên nghiệp đủ tư cách hành nghề ASEAN
ADB Ngân hàng phát triển Châu Á
ADBI Viện Ngân hàng phát triển châu Á
AFAS Hiệp định khung về dịch vụ trong ASEAN
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
ASEAN+1 Bao gồm các quốc gia ASEAN và Trung Quốc
ASEAN+3
Bao gồm các quốc gia ASEAN và Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc
ASEAN-5 Indonesia, Malaysia, Philipinnes, Thái Lan và Việt Nam
ASEAN-6
Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan
ATPMC Ủy ban Giám sát nghề du lịch ASEAN
AUN Hệ thống Đại học ASEAN
BRIC Các nước có nền kinh tế mới nổi
CATS Uỷ ban thu hút nhân tài đến Singapo
CLMV Campuchia - Lào - Myanma - Việt Nam
CPA Chứng chỉ hành nghề kế toán, kiểm toán của Việt Nam
FAO Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc
Trang 72
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FTA Hiệp định thương mại tự do
GATS Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ
GCC Hội đồng hợp tác vùng vịnh
GDP Tổng sản phẩm nội địa
ILO Tổ chức Lao động Quốc tế
IOM Tổ chức Di trú quốc tế
ISEAS Viện nghiên cứu Đông Nam Á Singapore
LĐNN Lao động nước ngoài
LĐTB&XH Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội
MERCOSUR Hiệp định Thương mại Tự do Nam Mỹ
MFN Chế độ tối huệ quốc
MNP Hiệp định di chuyển thể nhân trong ASEAN
MOLISA Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội
MRAs Thỏa thuận công nhận lẫn nhau giữa các quốc gia ASEAN
MRA-TP
Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong ASEAN về Nghề Du lịch
NAFTA Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ
OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
PII Hiệp hội Người lao động Indonesia
PIPS
Uỷ ban thông tin và sắp xếp việc làm dịch vụ cho chuyên gia Singapo
POEA Cơ quan quản lý lao động ngoài nước Philippin
R&D Nghiên cứu và Phát triển
Trang 83
REP Chương trình thu hút nhân tài trở về Malaysia
RP-T Chương trình Residence Pass-Talent
TESDA Cơ quan giáo dục kỹ thuật và phát triển kỹ năng Philippin
TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh
UNCTAD Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển
VACPA Hiệp hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam
VOV Đài Tiếng nói Việt Nam
VTOS Tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam
WTO Tổ chức Thương mại Thế giới
Trang 94
Phần mở đầu: Giới thiệu về luận văn
1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam cũng như các quốc gia thành viên ASEAN đang đứng trước ngưỡng cửa của sự hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới với sự hình thành cuả Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập vào tháng 12/2015, hứa hẹn mở ra nhiều triển vọng hợp tác và phát triển Lao động có kỹ năng là một trong năm yếu tố (gồm hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và nguồn vốn) có cơ hội được di chuyển tự do trong nội khối, mở ra một triển vọng hòa nhập thị trường lao động của mười quốc gia thành viên thành một thể thống nhất Hiệp định tự do di chuyển thể nhân (MNP) đã được hầu hết các quốc gia thành viên đồng thuận nhất trí, sẽ đảm bảo cho sự tự do đến và
đi của các lao động có tay nghề trong nội khối Điều này sẽ khiến cho thị trường lao động và lực lượng lao động Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội và thách thức to lớn Bởi chúng ta có đến gần 50% lực lượng lao động hoạt động trong ngành nông nghiệp, được xếp vào nhóm các quốc gia có chất lượng thấp và trình độ yếu kém nhất khu vực Việt Nam có hơn 80% lực lượng lao động ở trình độ bậc thấp, phần lớn trong số này mới chỉ tốt nghiệp trung học cơ sở Trong khi đó, với chưa đến 20% lao động đã qua đào tạo, thì hầu hết là đào tạo nghề ở bậc trung cấp, cao đẳng
Có một điều đáng lưu ý đối với lao động Việt Nam đó là sự không phù hợp giữa trình độ, kỹ năng của người lao động được đào tạo ở các trường với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp, dẫn đến việc các doanh nghiệp phải có các khoá học đào tạo lại cho người lao động trước khi đưa vào sử dụng Những vấn đề này tạo nên một rào cản không hề nhỏ của lực lượng lao động Việt Nam trên con đường hội nhập và cạnh tranh với các quốc gia khác trong khu vực trong bối cảnh lao động có tay nghề được phép tự do di chuyển như hiện nay Vì vậy,tác giả luận văn quyết định chọn đề
tài về “Tự do di chuyển lao động trong Cộng đồng kinh tế ASEAN: Cơ hội và thách
thức đối với Việt Nam”nhằm mục đích phân tích những vấn đề mà thị trường lao
Trang 105
động và lực lượng lao động Việt Nam sẽ đối mặt khi AEC được thành lập, giúp các nhà hoạch định chính sách hiểu rõ hơn và đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng lực lượng lao động Việt Nam, đồng thời giúp thị trường lao động và người lao động Việt Nam có thể tận dụng triệt để lợi ích mang lại từ AEC
Sự hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN thể hiện sự hợp tác sâu rộng và nhiều mặt của các quốc gia thành viên Quá trình này đã khẳng định rằng, các quốc gia trong ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng đang thực sự hội nhập mạnh mẽ vào xu hướng tất yếu của nền kinh tế thế giới – quá trình toàn cầu hóa Nghiên cứu về AEC nói chung và sự tự do di chuyển lao động nói riêng đang là một đề tài nhận được sự quan tâm của nhiều chuyên gia và giới truyền thông nghiên cứu về kinh tế quốc tế
và toàn cầu hóa Vì vậy, đây là một đề tài thực sự phù hợp và đi sát với chương trình đào tạo thạc sỹ chuyên ngành kinh tế quốc tế
Luận văn sẽ lần lượt đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi nghiên cứu sau:
1- Sự tự do di chuyển lao động trong AEC là như thế nào?
2- Thực tiễn về thị trường lao động của Việt Nam và các nước ASEAN đang như thế nào?
3- Những cơ hội và thách thứcmang lại từ sự tự do di chuyển lao động cho Việt Nam là gì?
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là tìm ra và phân tích những cơ hội và thách thức của thị trường lao động và lực lượng lao động Việt Nam phải đối mặt khi Cộng đồng kinh tế ASEAN được thành lập Đồng thời, nêu ra một vài giải pháp để Việt Nam tận dụng những cơ hội cũng như hạn chế những tác động không tốt mang lại
từ sự tự do di chuyển lao động trong AEC
Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn bao gồm:
- Nghiên cứu về thị trường lao động và chính sách của các quốc gia trong khu vực ASEAN liên quan đến vấn đề tự do di chuyển lao động khi cộng đồng kinh tế ASEAN được thành lập
Trang 116
- Phân tích, đánh giá những cơ hội và thách thức mà lao động Việt Nam sẽ gặp phải khi tự do di chuyển lao động trong khu vực được thực thi, bao gồm những cơ hội và thách thức ở thị trường lao động Việt Nam và ở thị trường lao động các nước thành viên
- Đề xuất một vài giải pháp để Việt Nam tận dụng hiệu quả cơ hội và đối phó với các thách thức đã chỉ ra ở trên
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thị trường lao động và lực lượng lao động của các quốc gia thành viên ASEAN, trong đó nhấn mạnh đến thị trường lao động và lực lượng lao động của Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu trong giới hạn các nước thành viên của Cộng đồng kinh tế ASEAN
Về thời gian nghiên cứu: Luận văn định hướng nghiên cứu trong thời gian 5 năm trước và 10 năm sau khi AEC chính thức thành lập
4 Tính mới của luận văn
Luận văn sẽ làm rõ những điểm mới sau:
Phân tích và làm rõ tác động cũng như xu hướng của sự di chuyển lao động quốc tế
Phân tích, đánh giá di chuyển lao động trong Cộng đồng kinh tế ASEAN Phân tích và làm rõ các cơ hội và thách thức đối với lao động Việt Nam trong AEC
5 Kết cấu luận văn
Luận văn có kết cấu 5 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề tự
do di chuyển lao động trong ASEAN
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Trang 127
Chương 3: Thị trường lao động và vấn đề tự do di chuyển lao động trong ASEAN Chương 4: Cơ hội và thách thức của lao động Việt Nam trong bối cảnh AEC
Chương 5: Kết luận và một số đề xuất
Trang 138
Danh mục tài liệu tham khảo Tiếng Việt
1 Bùi Hồng Cường, 2014 Hướng tới Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) 2015:
Động thái của các quốc gia ASEAN, hàm ý đối với Việt Nam Hội thảo quốc
tế AEC lần 3 Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội, tháng 10/2014 Available [http://dl.ueb.vnu.edu.vn/handle/1247/8907], truy cập ngày 26/06/2015
2 Bùi Thị Minh Tiệp, 2015 Nguồn nhân lực của các nước ASEAN và những tham chiếu cho Việt Nam trước thềm hội nhập AEC Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Số 212, tháng 2/2015, 25-34
3 Cục lãnh sự-Bộ ngoại giao, 2011 Báo cáo tổng quan về tình hình di cư của
công dân Việt Nam ra nước ngoài Hà Nội, 2011
4 Hà Văn Hội, 2013 Tham gia cộng đồng kinh tế ASEAN và những tác động
đến thương mại quốc tế của Việt Nam Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế
và Kinh doanh, Tập 29, Số 4, 44-53
5 Hoàng Thị Thanh Nhàn, Võ Xuân Vinh, 2013 Hiện thực hoá cộng đồng
ASEAN 2015: Thuận lợi và trở ngại Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và
Kinh doanh, Tập 29, Số 4, 12-23
6 Huỳnh Tấn Hưng, 2014 Các chính sách thực hiện hiệu quả của Việt Nam
khi tham gia vào Cộng đồng kinh tế ASEAN - AEC Hội thảo quốc tế AEC lần
3 Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội, tháng
10/2014
7 ILO, 2014 Báo cáo tiền lương toàn cầu 2014/2015, khu vực Châu Á-Thái
Bình Dương Available
[http://www.ilo.org/asia/whatwedo/publications/WCMS_337661/lang en/index.htm] Ngày truy cập 26/02/2016
Trang 149
8 ILO/ADB, 2014 Cộng đồng ASEAN 2015: Quản lý hội nhập hướng tới
việc làm tốt hơn và thịnh vượng chung, Báo cáo tóm lược về Việt Nam
Bangkok
9 IOM, 2011 Giải thích thuật ngữ về di cư Tái bản lần 2 Luật di cư quốc tế,
số 27 Geneva, 2011
10 Nguyễn Hồng Sơn, 2007 Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC): Nội dung,
các biện pháp thực hiện và những vấn đề đặt ra Viện Kinh tế và Chính trị thế
giới - Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, tháng 8-2007, số 8(136), 36-46
11 Nguyễn Hồng Sơn, Nguyễn Anh Thu, 2016 Cộng đồng kinh tế ASEAN
(AEC): Bối cảnh và kinh nghiệm quốc tế Hà Nội: NXB Đại học Quốc Gia Hà
Nội
12 Nguyễn Quốc Toản, 2014 Khơi thông các động lực nhằm tạo lập vị thế
của Việt Nam trong sân chơi Cộng đồng kinh tế ASEAN năm 2015 Hội thảo
quốc tế AEC lần 3 Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội, tháng 10/2014
13 Nguyễn Tiến Dũng, 2012 Hợp tác tiền tệ ASEAN và các vấn đề chính
sách đối với Việt Nam Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh,
Tập 28, 1-9
14 Nguyễn Thị Minh Phương, 2014 Tự do hoá đầu tư trong Cộng đồng kinh
tế ASEAN (AEC) và sự tham gia của Việt Nam Hội thảo quốc tế AEC lần 3
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội, tháng 10/2014 Available [http://dl.ueb.vnu.edu.vn/handle/1247/8894], truy cập ngày
26/06/2015
15 Nguyễn Thị Tâm, 2014 Cơ hội và thách thức của Việt Nam khi gia nhập
Cộng đồng kinh tế ASEAN Hội thảo quốc tế AEC lần 3 Trường Đại học Kinh
tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội, tháng 10/2014 Available
[http://dl.ueb.vnu.edu.vn/handle/1247/8898], truy cập ngày 26/06/2015
Trang 1510
16 Nguyễn Thường Lạng và cộng sự, 2015 Đánh giá mức độ sẵn sàng của
nguồn nhân lực Việt Nam khi tham gia AEC Tạp chí Tài chính kỳ 1, tháng
4/2015 (606), 23-27
17 Nguyễn Xuân Thiên, 2014 Hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN - Cơ hội
và thách thức đối với Việt Nam Hội thảo quốc tế AEC lần 3 Trường Đại học
Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội, tháng 10/2014 Available
[http://dl.ueb.vnu.edu.vn/handle/1247/8890], truy cập ngày 26/06/2015
18 Phạm Hùng Tiến, 2014 Hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN – Góc nhìn
từ ngành dịch vụ logistics Thái Lan và vận dụng kinh nghiệm phát triển
logistics tại Việt Nam Hội thảo quốc tế AEC lần 3 Trường Đại học Kinh tế -
Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội, tháng 10/2014 Available
[http://dl.ueb.vnu.edu.vn/handle/1247/8908], truy cập ngày 26/06/2015
19 Võ Trí Thành, 2012 Hội nhập kinh tế ASEAN: AEC và Việt Nam Hội
thảo quốc tế Tham gia vào cộng đồng kinh tế ASEAN: Kinh nghiệm quốc tế
và hàm ý cho Việt Nam Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội,
Hà Nội, tháng 10/2013
Tiếng Anh
20 ADBI, 2014 Labor Migration, Skills and Student Mobility in Asia
Tokyo, 2014
21 Aldaba, Rafaelita M 2013 ASEAN Economic Community 2015: Labor
Mobility and Mutual Recognition Arrangements on Professional Services
PIDS Discussion Paper Series No 2013-04
22 Aniceto C Orbeta, Jr and Kathrina Gonzales, 2013 Enhancing labor
mobility in ASEAN: Focus on lower-skilled workers PIDS Discussion Paper
Series No 2013-17