HỒ CHÍ MINH MAI THỊ HỒNG XUYẾN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU CHI NHÁNH TÂN SƠN NHÌ Ngành : Quản trị kinh doanh tổng hợp LUẬN VĂN TỐT
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
MAI THỊ HỒNG XUYẾN
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU
CHI NHÁNH TÂN SƠN NHÌ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG HỢP
Thành Phố Hồ Chí Minh
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
MAI THỊ HỒNG XUYẾN
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU
CHI NHÁNH TÂN SƠN NHÌ
Ngành : Quản trị kinh doanh tổng hợp
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG HỢP
Người hướng dẫn: Th.s Nguyễn Thị Bích Phương
Thành Phố Hồ Chí Minh Tháng 06/2012
Trang 3Hội đồng chấm báo cáo khoá luận tốt nghiệp đại học Khoa Kinh Tế, trường đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khoá luận “Phân Tích Hoạt Động Thanh Toán Quốc Tế tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Á Châu – Chi nhánh Tân
Sơn Nhì” do Mai Thị Hồng Xuyến, sinh viên khoá 34, ngành Quản Trị Kinh Doanh
Tổng Hợp, đã bảo vệ thành công trước hội đồng ngày
Ngày tháng năm Ngày tháng năm Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo
NGUYỄN THỊ BÍCH PHƯƠNG
Người hướng dẫn ( Chữ ký)
Trang 4LỜI CẢM TẠ
Trước hết tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến đấng sinh thành - Cha Mẹ đã sinh con ra và nuôi nấng con nên người Cha Mẹ là điểm tựa, là động lực giúp con vượt qua mọi khó khăn trong thời gian học tập cũng như những trở ngại trong cuộc sống để con có được kết quả như ngày hôm nay
Tôi xin cảm ơn tất cả Quý thầy cô Khoa kinh tế, trường đại học Nông Lâm TPHCM đã tận tình dạy bảo và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong thời gian học tập tại trường
Xin cám ơn cô Nguyễn Thị Bích Phương người đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi để tôi có thể hoàn thành khóa luận này
Cuối cùng, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Đốc đã tạo điều kiện cho tôi được thực tập tại ngân hàng ACB chi nhánh Tân Sơn Nhì Qua đó tôi cũng xin cám
ơn các anh chị phòng tín dụng và chị Phương bộ phận TTQT đã cung cấp những thông tin cũng như số liệu có liên quan giúp tôi thực hiện tốt đề tài tốt nghiệp
Một lần nữa tôi xin gửi những lời cảm ơn sâu sắc và chân thành đến tất cả mọi người đã giúp đỡ tôi
Trang 5NỘI DUNG TÓM TẮT
MAI THỊ HỒNG XUYẾN Tháng 5 năm 2012 “Phân Tích Hoạt Động Thanh Toán Quốc Tế tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Á Châu – Chi Nhánh Tân Sơn Nhì”
MAI THI HONG XUYEN May 2012 “Analysing The Internationnal Payment Method in Asia Commercial Bank, Tan Son Nhi Branch”
Khóa luận được tiến hành nhằm tìm hiểu thực trạng hoạt động thanh toán quốc
tế tại Ngân hàng ACB chi nhánh Tân Sơn Nhì và đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế tại đây
Để đạt được mục tiêu này, khóa luận đã thu thập số liệu thứ cấp ở các phòng ban tại ngân hàng từ năm 2009-2011 và trên các báo, Internet, đã tiến hành tìm hiểu
về các hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng, đi sâu phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động TTQT tại Ngân hàng thông qua các chỉ tiêu doanh số, phí TTQT, tỉ số lợi nhuận TTQT /Số nhân viên … qua đó thấy được ưu điểm, hạn chế trong hoạt động TTQT , thấy được những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động TTQT Từ đó khóa luận đã
đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động TTQT của Ngân hàng ACB – Chi Nhánh Tân Sơn Nhì Để các nhận định, phân tích và đề xuất mang tính khách quan hơn, tác giả cũng đã tìm hiểu các đánh giá, mức độ hài lòng của
40 công tykhách hàng hiện đang giao dịch TTQT tại Ngân hàng về dịch vụ, về nhân viên TTQT
Các phương pháp được sử dụng chủ yếu để nghiên cứu trong khóa luận: phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích tổng hợp
Trang 6MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG ix
DANH MỤC CÁC HÌNH x
DANH MỤC PHỤ LỤC xi
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
1.4 Cấu trúc khoá luận 3
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN 4
2.1 Tổng quan về Ngân hàng ACB 4
2.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển 4
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của ACB 6
2.1.3 Mục tiêu hoạt động trong năm 2012 8
2.2 Tổng quan về Ngân hàng ACB - Chi nhánh Tân Sơn Nhì 9
2.2.1 Sự ra đời của ACB – CN Tân Sơn Nhì 9
2.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của Chi nhánh 9
2.2.3 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của ACB Chi Nhánh Tân Sơn Nhì 10
2.2.4 Các hoạt động kinh doanh chính tại Chi Nhánh Tân Sơn Nhì 12
CHƯƠNG 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
3.1 Cơ sở lý luận 14
3.1.1 Khái niệm và vai trò của thanh toán quốc tế 14
3.1.2 Điều kiện thực hiện thanh toán quốc tế 15
3.1.3 Các phương thức TTQT thông dụng 17
3.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng hoạt động TTQT 22
3.1.5 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động TTQT 24
3.2 Phương pháp nghiên cứu 25
3.2.1 Phương pháp thu thập thông tin, số liệu 25
Trang
Trang 73.2.2 Phương pháp xử lý số liệu 26
3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 26
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 27 4.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ACB - CN Tân Sơn Nhì năm 2009-2011 27
4.1.1 Hoạt động huy động vốn tại ACB – CN Tân Sơn Nhì Năm 2009-2011 27
4.1.2 Hoạt động cho vay 29
4.1.3 Kết quả, hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng ACB – Chi nhánh Tân Sơn Nhì năm 2009-2011 32
4.2 Phân tích thực trạng hoạt động TTQT tại ACB – Chi nhánh Tân sơn Nhì các năm 2009 – 2011 34
4.2.1 Doanh thu TTQT của Chi nhánh từ năm 2009-2011 34
4.2.2 Cơ cấu doanh thu TTQT từ năm 2009-2011 35
4.2.3 Phương thức thanh toán chuyển tiền 36
4.2.4 Phương thức thanh toán nhờ thu 39
4.2.5 Phương thức thanh toán L/C 42
4.3 Đánh giá hoạt động TTQT tại Ngân hàng ACB – Tân Sơn Nhì 47
4.3.1 Đánh giá kết quả hoạt động TTQT 47
4.3.2 Nhận xét của khách hàng đối với dịch vụ TTQT tại Ngân hàng ACB – Chi nhánh Tân Sơn Nhì 50
4.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động TTQT tại Ngân hàng ACB – Chi nhánh Tân Sơn Nhì 54
4.4.1 Yếu tố bên trong 54
4.4.2 Yếu tố bên ngoài 56
4.5 Những thành quả và hạn chế trong TTQT tại ngân hàng ACB Chi nhánh Tân Sơn Nhì 58
4.5.1 Thành quả 58
4.5.2 Hạn chế 59
4.6 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ TTQT tại Ngân hàng ACB - Chi nhánh Tân Sơn Nhì 59
Trang 8vii
4.6.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ TTQT 60
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 65 5.1 Kết luận 65
5.2 Kiến nghị 66
5.2.1 Đối với Chính Phủ 66
5.2.2 Đối với Ngân hàng 66
5.2.3 Đối với khách hàng 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 9DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ACB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu
B/L Vận đơn đường biển (Bill of Lading)
ĐHNL Đại học Nông Lâm
Eximbank Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam GTBQ Giá trị bình quân
NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần
NHTMNN Ngân hàng thương mại nhà nước
NVNT Nghiệp vụ ngoại thương
TCTD Tổ chức tín dụng
TNDN Thuế thu nhập doanh nghiệp
TTQT Thanh toán quốc tế
Techcombank Ngân hàng Thương mại Cổ phần kỹ thương Việt Nam
USD Đô la mỹ (United Sates Dollar)
VCB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam
(Vietcombank)
Trang 10ix
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1 Vốn Huy Động Theo Kỳ Hạn Tại ACB – CN Tân Sơn Nhì 27
Bảng 4.2 Vốn Huy Động Theo Thành Phần Kinh Tế 28
Bảng 4.3 Dư Nợ Cho Vay Theo Kỳ Hạn Tại ACB – CN Tân Sơn Nhì 30
Bảng 4.4 Kết Quả, Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Ngân hàng ACB – CN Tân Sơn Nhì 32
Bảng 4.5 Cơ Cấu Doanh Thu CN Năm 2009-2011 34
Bảng 4.6 Cơ Cấu Doanh Thu TTQT các Năm 2009-2011 35
Bảng 4.7 Doanh Số Chuyển Tiền các Năm 2009-2011 37
Bảng 4.8 Biểu Phí Dịch Vụ Chuyển Tiền Tại ACB – CN Tân Sơn Nhì 38
Bảng 4.9 Doanh Số Phương Thức Nhờ Thu Từ Năm 2009-2011 40
Bảng 4.10 Biểu Phí Dịch Vụ Nhờ Thu Tại ACB – CN Tân Sơn Nhì 41
Bảng 4.11 Doanh Số Thanh Toán L/C tại ACB – CN Tân Sơn Nhì 44
Bảng 4.12 Biểu Phí Dịch Vụ L/C Ngân Hàng ACB – CN Tân Sơn Nhì 46
Bảng 4.13 Kết Quả Hoạt Động TTQT Của Chi Nhánh Các Năm 2009-2011 47
Bảng 4.14 Số Món TTQT các Năm 2009-2011 48
Bảng 4.15 Kết Quả Hoạt Động TTQT và Dư Nợ Tín Dụng Ngoại Tệ 48
Bảng 4.16 Phí Dịch Vụ Và Tổng Số Cán Bộ TTQT 49
Bảng 4.17 Số Món TTQT Bình Quân Nhân Viên Thực Hiện Được 49
Bảng 4.18 So Sánh Doanh Số TTQT Của Ngân Hàng ACB Với Một Số Ngân Hàng Khác Năm 2009-2011 57
Trang
Trang 11DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức của ACB 7
Hình 2.2 Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Ngân hàng ACB - Chi Nhánh Tân Sơn Nhì 10
Hình 3.1 Quy Trình Thanh Toán Bằng Phương Thức Chuyển Tiền 18
Hình 3.2 Quy Trình Thanh Toán Nhờ Thu Trơn 19
Hình 3.3 Quy Trình Thanh Toán Nhờ Thu Kèm Chứng Từ 20
Hình 3.4 Quy Trình Thanh Toán L/C 21
Hình 4.1 Vốn Huy Động Theo Loại Tiền Gửi 29
Hình 4.2 Dư Nợ Cho Vay Theo Thành Phần Kinh Tế các Năm 2009-2011 31
Hình 4.3 Dư Nợ Cho Vay Theo Loại Tiền Tệ các Năm 2009-2011 31
Hình 4.4 Biểu Đồ Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh ACB – CN Tân Sơn Nhì 33
Hình 4.5 Biểu Đồ Thể Hiện Cơ Cấu Doanh Thu của Chi Nhánh Năm 2011 35
Hình 4.6 Quy Trình Nghiệp Vụ Chuyển Tiền Đi 36
Hình 4.7 Quy Trình Nghiệp Vụ Chuyển Tiền Đến 36
Hình 4.8 Quy Trình Nghiệp Vụ Nhờ Thu Nhập Khẩu 39
Hình 4.9 Quy Trình Nghiệp Vụ Nhờ Thu Xuất Khẩu 40
Hình 4.10 Biểu Đồ Doanh Số Thanh Toán Nhờ Thu các Năm 2009-2011 41
Hình 4.11 Quy Trình Nghiệp Vụ L/C Nhập Khẩu 42
Hình 4.12 Quy Trình Nghiệp Vụ L/C Xuất Khẩu 43
Hình 4.13 Biểu Đồ Thể Hiện Doanh Số Thanh Toán L/C các Năm 2009-2011 44
Hình 4.14 Yếu Tố Thúc Đẩy Khách Hàng Sử Dụng Dịch Vụ TTQT của ACB – CN Tân Sơn Nhì 50
Hình 4.15 Biểu Đồ Thể Hiện Mức Độ Thoả Mãn của Khách Hàng Về Sản Phẩm TTQT của ngân hàng ACB -Tân Sơn Nhì 51
Hình 4.16 Biểu Đồ Thể Hiện Ý Kiến của Khách Hàng Về Cơ Sở Vật Chất Phục Vụ TTQT 52 Hình 4.17 Biểu Đồ Thể Hiện Nhận Xét Khách Hàng Đối Với Nhân Viên TTQT của
Trang
Trang 12xi
Hình 4.18 Biểu đồ Thể Hiện Hình Thức Khuyến Mãi Khách Hàng Yêu Thích 53
DANH MỤC PHỤ LỤC
Phục lục 1 Bảng Câu Hỏi Khảo Sát
Phụ lục 2 Danh Sách Công Ty Khảo Sát
Trang 13Là một mắt xích không thể thiếu trong chuỗi hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại, hoạt động thanh toán quốc tế của các Ngân hàng ngày càng chứng tỏ
vị trí và vai trò quan trọng của mình Hiện nay hoạt động thanh toán quốc tế không chỉ đơn giản là lựa chọn một phương thức thanh toán phù hợp hay sử dụng một phương tiện thanh toán thông dụng nào đó mà yêu cầu đặt ra là thanh toán quốc tế phải được thực hiện nhanh chóng, an toàn, chính xác và đạt hiệu quả đối với cả khách hàng và ngân hàng Chất lượng thanh toán quốc tế trực tiếp tác động vào việc rút ngắn thời gian chu chuyển vốn, giảm thiểu rủi ro liên quan, tới khả năng thanh toán của khách hàng, tạo điều kiện cho việc mở rộng và phát triển hoạt động ngoại thương của mỗi nước
Ngân hàng TMCP Á Châu thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế từ khi mới thành lập, với mạng lưới ngân hàng đại lý rộng khắp trên thế giới, bao gồm hơn 800 đại lý tại 100 quốc gia Chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế của Ngân hàng Á Châu
đã nhận giải thưởng xuất sắc năm 2009 do các định chế tài chính hàng đầu bình chọn Tuy nhiên, Chi nhánh Tân Sơn Nhì chỉ mới chính thức triển khai hoạt động thanh toán quốc tế từ năm 2008 Chính vì vậy, hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh Tân Sơn Nhì vẫn còn mới mẽ và gặp không ít khó khăn: quy mô thanh toán còn nhỏ, các sản phẩm dịch vụ thanh toán quốc tế chủ yếu là các nghiệp vụ truyền thống, khách
Trang 142pháp nhằm phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của chi nhánh Ngân hàng TMCP
Á châu chi nhánh Tân Sơn Nhì là yêu cầu cấp thiết đối với Ban lãnh đạo chi nhánh hiện nay
Từ những thực tế trên sau thời gian thực tập tại chi nhánh Ngân hàng tôi chọn
đề tài “Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần
Á Châu – Chi Nhánh Tân Sơn Nhì” làm luận văn tốt nghiệp cho mình với mong
muốn có thể có những đóng góp vào hoạt động thanh toán quốc tế tại đây
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích tình hình hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – Chi Nhánh Tân Sơn Nhì và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại đây
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần ACB – Chi Nhánh Tân sơn Nhì
Trang 151.4 Cấu trúc khoá luận
Khoá luận gồm 5 chương
Chương 3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Giới thiệu cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài nghiên cứu, các phương pháp thu thập số liệu và phương pháp xử lý số liệu
Chương 4 Kết quả và thảo luận
Đây là chương quan trọng nhất của luận văn Nội dung của chương này phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, phân tích kết quả hoạt động TTQT Từ đó nêu ra những thành tựu và hạn chế của hoạt động TTQT và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động TTQT phù hợp với tiềm năng của Chi nhánh
Chương 5 Kết luận và kiến nghị
Chương này tổng kết những nét chính về dịch vụ TTQT của Chi nhánh Đồng thời đưa ra một số kiến nghị đối với nhà nước, Ngân hàng và khách hàng nhằm tạo điều kiện phát triển hoạt động TTQT tại đây
Trang 16CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN
2.1 Tổng quan về Ngân hàng ACB
2.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển
Bối cảnh thành lập
Pháp lệnh về NHNN và Pháp lệnh về NHTM, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính được ban hành vào tháng 5/1990, đã tạo dựng một khung pháp lý cho hoạt động NHTM Việt Nam Trong bối cảnh đó, NHTMCP Á Châu đã được thành lập theo giấy phép số 0032NH-GP do NHNN cấp ngày 24/04/1993, giấy phép số 533/GP-UB do Uỷ ban nhân dân TP Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993 Ngày 04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động Những năm qua cổ đông và nhân viên ACB đồng tâm bám sát trong suốt 16 năm hoạt động của mình và những kết quả đạt được đã chứng minh rằng
đó là các định hướng đúng đối với ACB Đó cũng chính là tiền đề giúp Ngân hàng khẳng định vị trí dẫn đầu của mình trong hệ thống NHTM tại Việt Nam trong lĩnh vực bán lẻ Dưới đây là một số cột mốc đáng nhớ của ACB
Năm 1993: ACB chính thức hoạt động
Năm 1996: ACB là NHTMCP đầu tiên của Việt Nam phát hành thẻ tín dụng
quốc tế ACB-MasterCard
Năm 1997: ACB phát hành thẻ tín dụng quốc tế ACB -Visa Cũng trong năm
này ACB thành lập Hội đồng ALCO ACB là Ngân hàng tiên phong trong cung cấp các dịch vụ địa ốc cho khách hàng tại Việt Nam
Năm 1999: ACB triển khai chương trình hiện đại hoá công nghệ thông tin ngân
hàng, xây dựng hệ thống mạng diện rộng, nhằm trực tuyến hoá và tin học hoá hạot động giao dịch
Năm 2000: ACB đã thực hiện tái cấu trúc như là một bộ phận của chiến lược
phát triển trong nửa đầu thập niên 2000, việc tái cấu trúc nhằm đảm bảo sự chỉ đạo xuyên suốt toàn hệ thống, sản phẩm được quản lý theo định hướng khách hàng và
Trang 17được thiết kế phù hợp với từng phân đoạn khách hàng, quan tâm đúng mức việc phát triển kinh doanh và quản lý rủi ro
Cuối năm 2001: ACB chính thức vận hành hệ thống công nghệ ngân hàng lõi
là TCBS ( The Complete Banking solution: Giải pháp ngân hàng toàn diện), cho phép tất cả phòng giao dịch và chi nhánh giao dịch nối mạng với nhau, giao dịch tức thời, dùng chung cơ sở dữ liệu tập trung
Năm 2003: ACB là NHTMCP đầu tiên của Việt Nam phát hành thẻ ghi nợ
quốc tế ACB-Visa Electron Trong năm này, các sản phẩm Ngân hàng điện tử được đưa vào hoạt động trên cơ sở tiện ích của TCBS Cũng năm 2003, ACB đã xây dựng
hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và được công nhận đạt tiêu chuẩn trong các lĩnh vực huy động vốn, cho vay ngắn trung và dài hạn, thanh toán quốc tế và cung ứng nguồn lực tại Hội Sở
Năm 2004: ACB trở thành một trong các Ngân hàng đầu tiên của Việt Nam
được cung cấp các sản phẩm phái sinh cho khách hàng
Năm 2005: ACB và Ngân hàng Standard Charterd (SCB) ký kết thoả thuận hỗ
trợ kỹ thuật toàn diện và SCB trở thành cổ đông chiến lược của ACB ACB triển khai giai đoạn hai của quá trình hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng bao gồm cơ cấu nâng máy chủ, thay thế phần mềm giao dịch thẻ Ngân hàng bằng một phần mềm mới có khả năng tích hợp với nền công nghệ lõi hiện có
Năm 2006: Cổ phiếu ACB được niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán
Hà Nội
Năm 2007: ACB mở rộng mạng lưới hoạt động, thành lập mới 31 chi nhánh và
phòng giao dịch, thành lập công ty cho thuê tài chính ACB
Năm 2008: ACB thành lập mới 75 chi nhánh và phòng giao dịch, hợp tác với
American Express về séc du lịch, triển khai dịch vụ chấp nhận thanh toán thẻ của Japan Credit Bureau (JCB) ACB là đơn vị đầu tiên khai trương sàn giao dịch vàng quy mô lớn nhất Việt Nam và ACB đã đạt danh hiệu “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2008” do Tạp chí Euromoney trao tặng tại Hồng Kông
Năm 2009: ACB hoàn thành cơ bản chương trình tái cấu trúc nguồn nhân lực,
tái cấu trúc hệ thống kênh phân phối, xây dựng mô hình chi nhánh theo định hướng
Trang 186dụng đối với khách hàng cá nhân và doanh nghiệp cũng đã hoàn thành và áp dụng chính thức Hệ thống bàn trợ giúp (help desk) bắt đầu được triển khai Và lần đầu tiên tại Việt Nam, chỉ có ACB nhận được giải thưởng Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 4 năm liền (tạp chí Euromoney) ACB vinh dự được Chủ tịch nước trao tặng huân chương Lao động hạng II, nhận cờ thi đua của Thủ Tướng Chính Phủ
Kể từ ngày 27/11/2009: Vốn điều lệ của ACB đạt được hơn 7.814 tỷ đồng Tính đến ngày 28/02/2010: Tổng số nhân viên của ACB là 6.749 người Cán
bộ có trình độ đại học và trên đại học chiếm 93%, thường xuyên đào tạo chuyên môn nghiệp vụ tại trung tâm đào tạo riêng của ACB
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của ACB
Trang 19Hình 2.1 Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức của ACB
Nguồn: Bản cáo bạch ACB năm 2010
Các sở giao dịch, chi nhánh, phòng giao dịch, Trung tâm thẻ, Trung tâm ATM và
TT vàng Các công ty trực thuộc: công ty TNHH chứng khoán ACB (ACBS), Công ty quản
lý nợ và khai thác tài sản ACB (ACBA), Công ty cho thuê tài chính (ACBL)
Phòng
quản lý
rủi ro
Phòng đầu tư
Ban đảm bảo chất lượng
Ban chiến lược
Phòng
kế toán
Ban chính sách và quản lý rủi
ro tín dụng Khối
Ngân quỹ
Khối phát triển kinh doanh
Khối vận hành
Khối quản trị nguồn lực
Trung tâm công nghệ thông tin Khối
KHC
N
Khối KH
DN
Đại hội đồng cổ đông
Ban kiểm soát
Ban kiểm toán nội bộ
Hội đồng quản trị
Các hội đồng Văn phòng hội đồng quản trị
Tổng giám đốc
Trang 20Ban kiểm soát: Do ĐHĐCĐ bầu ra có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động tài chính
của Ngân hàng, giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, kế toán; hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của Ngân hàng; thẩm định báo cáo tài chính hằng năm; báo cáo cho ĐHĐCĐ tính chính xác, trung thực, hợp pháp về báo cáo tài chính của Ngân hàng
Các hội đồng: Do HĐQT thành lập làm tham mưu cho HĐQT trong việc quản
trị Ngân hàng, thực hiện chiến lược, kế hoạch kinh doanh; đảm bảo cho sự phát triển hiệu quả, an toàn và đúng mục tiêu đã đề ra
Tổng giám đốc: Là người chịu trách nhiệm trước HĐQT, trước pháp luật về
hoạt động hằng ngày của Ngân hàng Giúp việc cho Tổng giám đốc là các Phó Tổng giám đốc, các Giám đốc khối, Giám đốc tài chính, kế toán trưởng và bộ máy chuyên môn nghiệp vụ
2.1.3 Mục tiêu hoạt động trong năm 2012
Mục tiêu của ACB là tiếp tục giữ vị thế hàng đầu của ngành Ngân hàng Việt Nam trong năm 5 tiếp theo ở các chỉ tiêu: tăng trưởng (phấn đấu cao hơn 2 lần so với tốc độ tăng trưởng bình quân ngành), chỉ số tài chính (duy trì ở mức an toàn cao, trong
đó ROE cần đạt 25% đến 30%), chất lượng tài sản có, quản lý rủi ro theo thông lệ tốt nhất, các chỉ tiêu tăng trưởng bền vững, hệ thống sản phẩm và kênh phân phối đa dạng, chất lượng dịch vụ tốt ACB sẽ tiếp tục là NHTMCP có quy mô tổng tài sản lớn nhất trong khối NHTMCP và dần rút ngắn khoản cách đối với các NHTMNN Tăng trưởng bền vững, mà trước hết là nguồn vốn huy động, là mục tiêu quan trọng nhất trong vòng 5 năm tới
Dự kiến trong vòng 5 năm tới tổng nguồn vốn huy động của ACB sẽ đạt 9 – 10
tỷ USD Tổng tài sản của ACB khi đó đòi hỏi một nguồn vốn tối thiểu (để đảm bảo hệ
số an toàn vốn CAR = 8%) đối ứng là vào khoảng 6.600 tỷ đồng (trên 400 triệu USD)
Trang 212.2 Tổng quan về Ngân hàng ACB - Chi nhánh Tân Sơn Nhì
2.2.1 Sự ra đời của ACB – CN Tân Sơn Nhì
Căn cứ TCTD ban hành theo lệnh số 01/L.TCN ngày 26/02/1997 của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Căn cứ quyết định số 857/QĐ_NHNN ngày 01/08/2003 của thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam về việc chuẩn y bầu chức danh thành viên Hội đồng quản trị, ban kiểm soát của ACB nhiệm kỳ 2003 –
2008 Căn cứ quyết định số 486/TCTD_HĐQT.05 ngày 21/10/2005 của HĐQT về việc thông qua kế hoạch phát triển mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch
Chi nhánh Tân Sơn Nhì được thành lập vào ngày 10/10/2006, ngân hàng trực tiếp giao dịch với khách hàng và thực hiện các hoạt động tín dụng, dịch vụ theo phân cấp uỷ quyền của Tổng Giám Đốc ACB
+ Tên giao dịch: Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu – CN Tân Sơn Nhì + Trụ sở: 360 Tân Sơn Nhì, P Tân Sơn Nhì, Q.Tân Phú, TP Hồ Chí Minh
ACB- Chi nhánh Tân Sơn Nhì có con dấu riêng, hạch toán kế toán riêng nội bộ,
có bảng cân đối tài khoản riêng để theo dõi việc thu chi và bảng kết quả hoạt động kinh doanh
ACB Tân Sơn Nhì có trách nhiệm báo cáo tổng hợp, báo cáo chi tiết định kỳ và đột xuất các hoạt động của mình theo yêu cầu của Hội Sở
2.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của Chi nhánh
a) Chức năng
- Huy động vốn ngắn, trung và dài hạn theo các hình thức gửi tiền tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, chứng chỉ tiền gửi VND, vàng
- Tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển
- Cho vay vốn ngắn, trung và dài hạn bằng VND đối với các tổ chức kinh tế và
cá nhân
- Chiết khấu thương phiếu, công trái và các giấy tờ có giá khác
- Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng
- Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, thanh toán quốc tế, tài trợ xuất nhập khẩu
- Huy động các nguồn vốn từ nước ngoài
- Cung cấp các dịch vụ Ngân hàng khác, dịch vụ bất động sản…
Trang 22Phòng ngân quỹ
Phòng hành chính nhân sự nhân sự
KSV.TD
Trang 23b) Nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban
Ban Giám đốc
- Ban Giám đốc là người điều hành trực tiếp mọi hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, đồng thời là trưởng ban tín dụng Chi nhánh và thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch hằng năm do Tổng giám đốc giao
- Chịu trách nhiệm quản lý và phát triển nguồn nhân lực tại Chi nhánh
- Đề xuất, thực hiện quản lý các kế hoạch về nguồn lực và ngân sách hoạt động hàng năm của Chi nhánh Nghiên cứu đề xuất và thực hiện mở rộng phạm vi kinh doanh tại Chi nhánh, tại địa bàn thông qua việc mở các phòng giao dịch trực thuộc CN
Phòng ngân quỹ
- Có nhiệm vụ cất giữ tiền mặt, chứng từ và các tài sản có giá của Chi nhánh
- Là nơi trực tiếp giao dịch thu chi tiền với khách hàng
- Có nhiệm vụ báo cáo cấp trên về tình hình tồn quỹ tại Chi nhánh
- Quản lý hoạt động của sàn vàng
Phòng thanh toán quốc tế
- Thực hiện các nhiệm vụ mở và thanh toán L/C, chiết khấu bộ chứng từ
- Hỗ trợ khách hàng các thủ tục liên quan đến tài trợ xuất nhập khẩu
- Là nơi tham mưu cho Giám đốc trong công tác quy hoạch đào tạo cán bộ của
Chi nhánh, đề xuất các vấn đề liên quan đến công tác nhân sự, ngoài ra còn là bộ phận thực hiện các chế độ lao động, tiền lương, thi đua khen thưởng và kỷ luật
- Đảm nhiệm công tác mua sắm tài sản và công cụ hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, quản lý tài sản, đảm bảo trang thiết bị, dụng cụ làm việc
Trang 2412
c) Nhiệm vụ và chức năng của các bộ phận
Kiểm soát viên tín dụng (KSV.TD): Theo dõi, kiểm soát hoạt động tín dụng
của Chi nhánh
Nhân viên dịch vụ tín dụng (Loan CSR): Tiếp khách hàng, hướng dẫn khách
hàng lập hồ sơ vay vốn; lập hợp đồng tín dụng và nhắc nhở thu nợ khách hàng; thực hiện cho vay cầm cố sổ tiết kiệm
Nhân viên pháp lý chứng từ (R/A): Thực hiện thủ tục công chứng tài sản thế
chấp, cầm cố, đăng kí giao dịch đảm bảo
Nhân viên tư vấn tài chính (PFC): Tìm kiếm cho khách hàng và tư vấn cho
khách hàng về các sản phẩm tín dụng của Ngân hàng
Kiểm soát viên giao dịch (KSV.GD): Chịu trách nhiệm về hoạt động giao dịch
tiền gửi, thực hiện công tác huy động vốn
Dịch vụ khách hàng (CSR): Hướng dẫn, tư vấn cho khách hàng có nhu cầu sử
dụng sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng
Giao dịch viên (Teller): Thực hiện công tác liên quan đến hoạt động giao dịch
tiền gửi của khách hàng
Thủ quỹ: Quản lý tiền mặt, tiến hành thủ tục giải ngân cho khách hàng vay,
khách hàng có nhu cầu rút lãi và vốn gốc tiền gửi
2.2.4 Các hoạt động kinh doanh chính tại Chi Nhánh Tân Sơn Nhì
b) Cho vay, đầu tư
- Cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng VND và ngoại tệ
- Tài trợ thương mại trong nước, tài trợ xuất nhập khẩu
- Thấu chi và các sản phẩm cho vay dành cho khách hàng cá nhân
Trang 25c) Bảo lãnh
Thực hiện ngiệp vụ bảo lãnh cho tổ chức, cá nhân như bảo lãnh cho vay, bảo
lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu
d) Thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại
- Chuyển tiền trong nước và quốc tế
- Thanh toán uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, sec
e) Ngân quỹ
- Thu đổi ngoại tệ, mua bán các loại chứng khoán, chứng từ có giá
- Thu, chi hộ bằng VND và ngoại tệ
f) Thẻ và ngân hàng điện tử
- Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế
- Dịch vụ thẻ ATM
Trang 26CHƯƠNG 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Cơ sở lý luận
3.1.1 Khái niệm và vai trò của thanh toán quốc tế
a) Khái niệm thanh toán quốc tế
Thanh toán quốc tế (International setlement) là quá trình thực hiện các khoản thu chi tiền tệ quốc tế thông qua hệ thống ngân hàng trên thế giới nhằm phục vụ cho các mối quan hệ trao đổi quốc tế phát sinh giữa các nước với nhau
b) Vai trò của thanh toán quốc tế
Ngày nay trong xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế và thương mại quốc tế ngày càng phát triển, TTQT đã trở thành một hoạt động cơ bản không thể thiếu của các NHTM Hoạt động TTQT là một mắc xích không thể thiếu trong toàn bộ dây chuyền thực hiện một hợp đồng ngoại thương Thực hiện tốt vai trò trung gian thanh toán của mình trong hoạt động TTQT, NHTM đã đóng góp rất nhiều cho nền kinh tế, cho khách hàng và cho bản thân các ngân hàng
- Vai trò TTQT đối với nền kinh tế
Hoạt động TTQT đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế đất nước Một quốc gia không thể phát triển với chính sách đóng cửa, chỉ dựa vào trao đổi tích luỹ trong nước mà phải phát huy lợi thế so sánh, kết hợp giữa sức mạnh trong nước với môi trường kinh tế quốc tế Trong bối cảnh hiện nay khi các quốc gia đều đặt kinh tế đối ngoại lên hàng đầu và coi đó là con đường chính yếu trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước thì vai trò của TTQT ngày càng được khẳng định
TTQT làm tăng cường các mối giao lưu kinh tế giữa các quốc gia, giúp cho quá trình thanh toán diễn ra nhanh chóng, an toàn, tiện lợi và giảm bớt chi phí cho các chủ thể tham gia Đồng thời, hoạt động TTQT làm tăng khối lượng thanh toán không dùng tiền mặt và thu hút một lượng ngoại tệ đáng kể vào Việt Nam
Trang 27- Vai trò TTQT đối với khách hàng
TTQT là khâu cuối cùng kết thúc quá trình lưu thông hàng hoá, nếu như quá trình thanh toán được tiến hành một cách liên tục nhanh chóng thuận lợi, giá trị hàng hoá xuất nhập khẩu được thực hiện, có tác dụng đẩy nhanh tốc độ thanh toán và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Bên cạnh đó thông qua quá trình giao dịch với ngân hàng từng khâu trong quá trình thanh toán, nếu doanh nghiệp thiếu vốn thì ngân hàng sẽ có mặt kịp thời tài trợ vốn, hỗ trợ về kỹ thuật thanh toán thông qua việc hướng dẫn, tư vấn tận tình giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn
và hạn chế thấp nhất rủi ro trong TTQT có thể xảy ra
Thực hiện tốt TTQT có tác dụng khuyến khích các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, gia tăng khối lượng hàng hoá mua bán
- Vai trò TTQT đối với Ngân hàng
Hoạt động TTQT giúp ngân hàng đáp ứng tốt nhu cầu đa dạng của khách hàng
về các dịch vụ tài chính có liên quan tới TTQT Trên cơ sở đó giúp ngân hàng gia tăng doanh thu bằng những khoản phí, hoa hồng, tạo điều kiện cho ngân hàng tăng thêm nguồn vốn do khách hàng mở tài khoản hoặc ký quỹ Ngoài ra, ngân hàng cũng có thể thực hiện các nghiệp vụ khác như: chấp nhận hối phiếu, chiết khấu hối phiếu, cung cấp tín dụng tài trợ, bảo lãng thanh toán nhằm nâng cao uy tín và niềm tin của khách hàng Điều đó không chỉ giúp cho ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động mà còn tạo ra ưu thế cạnh tranh trong ngành ngân hàng TTQT không chỉ là một hoạt động đơn thuần
mà còn hỗ trợ bổ sung cho các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng
TTQT tạo điều kiện hiện đại hóa công nghệ ngân hàng Các ngân hàng sẽ áp dụng công nghệ tiên tiến để hoạt động TTQT được thực hiện nhanh chóng, kịp thời và chính xác, nhằm phân tán rủi ro, góp phần mở rộng quy mô và mạng lưới ngân hàng
3.1.2 Điều kiện thực hiện thanh toán quốc tế
a) Điều kiện về tiền tệ
Trong giao dịch thương mại quốc tế đồng tiền tính toán và đồng tiền thanh toán
có thể giống nhau hoặc khác nhau, có thể là tiền tệ của nước người mua, nước người bán hoặc của nước thứ 3 nhưng thông thường là ngoại tệ mạnh Việc lựa chọn các điều kiện tiền tệ trong hợp đồng mua bán phụ thuộc vào các yếu tố vị trí đồng tiền trên thị
Trang 2816
b) Điều kiện về địa điểm thanh toán
Điều kiện này quy định việc trả tiền được thực hiện ở nước nhập khẩu, nước xuất khẩu hay một nước thứ ba do hai bên quyết định Thông thường các nước đều muốn lấy nước mình làm địa điểm thanh toán vì thu tiền nhanh và ngân hàng thu được các lệ phí nghiệp vụ
c) Điều kiện về thời gian thanh toán
Đây là điều kiện quan trọng vì thời gian thanh toán càng ngắn càng giảm được chi phí thanh toán, tránh được những biến động về tỷ giá Hai bên có thể lựa chọn một trong ba cách sau:
- Thời gian trả trước (Advance payment) là thời gian sau khi ký hợp đồng hoặc sau khi bên xuất khẩu chấp nhận đơn đặt hàng của bên nhập khẩu, nhưng trước khi giao hàng thì bên nhập khẩu đã trả toàn bộ hay một phần số tiền hàng cho bên xuất khẩu Trả tiền trước gồm hai loại:
+ Người nhập khẩu trả tiền trước cho người xuất khẩu x ngày kể từ sau ngày ký hợp đồng hoặc sau ngày hợp đồng có hiệu lực Mục đích của loại trả trước này là cấp tín dụng xuất khẩu
+ Người nhập khẩu trả tiền trước cho nhà xuất khẩu x ngày trước ngày giao hàng với mục đích đặt cọc đảm bảo thực hiện hợp đồng nhập khẩu
- Thời gian trả ngay (At sight payment) là việc trả tiền được thực hiện ngay sau khi người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng, bao gồm 5 loại:
+ Người nhập khẩu trả tiền ngay sau khi nhận điện báo của người xuất khẩu là hàng đã sẵn sàng bốc lên phương tiện vận tải
+ Người nhập khẩu trả tiền ngay sau khi người xuất khẩu hoàn thành nghĩa vụ giao hàng cho người chuyên chở tại nơi quy định
+ Người nhập khẩu trả tiền ngay sau khi nhận được thông báo là hàng hoá đã được chuyển giao cho người chuyên chở hoặc được bốc lên phương tiện vận tải
+ Người nhập khẩu trả tiền ngay sau khi nhận bộ chứng từ hàng hoá do người xuất khẩu lập hoặc ký chấp nhận hối phiếu của người xuất khẩu ký phát
+ Người nhập khẩu trả tiền sau khi nhận hàng theo đúng nơi quy định
- Thời gian trả sau (Deferred payment) bao gồm các loại như trả tiền ngay nhưng việc trả tiền xảy ra sau đó một số ngày nhất định
Trang 29d) Điều kiện về phương thức thanh toán
Trong TTQT có nhiều phương thức thanh toán như: nhờ thu, chuyển tiền, tín dụng chứng từ, ghi sổ,…Việc lựa chọn phương thức nào phù hợp phải dựa vào các yếu
tố sau:
- Tính chất và ưu nhược điểm của từng phương thức thanh toán
- Quan hệ giữa người mua và người bán
- Khả năng thanh toán của người mua, khả năng tài trợ của Ngân hàng, khả năng lập chứng từ của người bán, khả năng giao hàng,…
3.1.3 Các phương thức TTQT thông dụng
Ở Việt Nam, khách hàng thường yêu cầu ngân hàng cung cấp các phương thức thanh toán sau:
a) Phương thức chuyển tiền
a1 Khái niệm
Phương thức thanh toán chuyển tiền là phương thức thanh toán do người mua chủ động thực hiện Theo đó, sau khi người mua nhận được hàng hoá hoặc nhận được
bộ chứng từ, người mua sẽ lập lệnh chuyển tiền (Transfer order) gửi đến ngân hàng của mình Căn cứ vào lệnh chuyển tiền này, ngân hàng sẽ trích tiền trên tài khoản của người mua để trả tiền cho người bán Sau đây là 4 cách chuyển tiền gồm:
- Chuyển tiền bằng điện – Telegraphic Transfer Remittance (T/T) phương thức này có ưu điểm thu tiền nhanh nhưng chi phí chuyển tiền cao
- Chuyển tiền bằng thư – Mail Transfer Remittance (M/T) ngược lại với T/T chi phí thấp nhưng thời gian thu tiền chậm hơn
- Chuyển tiền bằng điện có bồi hoàn – Telegraphic Transfer Reimbursement (TTR) loại này là chuyển tiền bằng điện nhưng nếu người hưởng lợi thực hiện không đúng các điều khoản của hợp đồng khi có sự không phù hợp giữa hợp đồng và hàng hoá thì ngân hàng trả tiền phải hoàn lại cho ngân hàng chuyển tiền số tiền đã trả cho người thụ hưởng khi nhận được yêu cầu của người thụ hưởng
- Chuyển tiền điện tử - Electronic Transfer (E/T) tốc độ chuyển tiền nhanh nhất trong 4 loại
Trang 3018
a2 Quy trình thực hiện
Hình 3.1 Quy Trình Thanh Toán Bằng Phương Thức Chuyển Tiền
Nguồn: Bài giảng NVNT – Nguyễn Thị Bích Phương, ĐHNL, 2011 (1) Người mua và người bán tiến hành đàm phán, ký kết hợp đồng ngoại thương Trên cơ sở hợp đồng, người bán giao hàng hoá và gửi trực tiếp chứng từ cho người mua để nhận hàng
(2) Sau khi nhận được bộ chứng từ, người mua nhận hàng, kiểm tra hàng Nếu đồng ý thanh toán thì người mua lập lệnh chuyển tiền gửi ngân hàng bên mua yêu cầu ngân hàng chuyển tiền trả cho người bán
(3a) Sau khi kiểm tra hồ sơ chuyển tiền, nếu hợp lệ tiến hành trích tiền trên tài khoản của người mua trả tiền cho ngân hàng của người bán
(3b) Ngân hàng bên mua lập giấy báo nợ gởi cho người mua
(4a) Ngân hàng bên bán lập giấy báo có và chuyển trả tiền cho người bán (4b) Ngân hàng bên bán thông báo cho bên mua đã thực hiện lệnh chuyển tiền
b) Phương thức nhờ thu (Collection)
b1 Khái niệm
Nhờ thu là phương thức thanh toán với sự chủ động của người bán Bởi vì, sau khi người bán hoàn thành việc gửi hàng đi, sẽ lập bộ chứng từ thanh toán rồi gửi đến ngân hàng của mình để nhờ thu hộ tiền từ người mua
Người mua (Buyer)
Người chuyển tiền
(Remittancer)
Người bán (Seller) Người thụ hưởng (Beneficiary)
Ngân hàng bên mua
Ngân hàng chuyển tiền
(Remitting Bank)
Ngân hàng bên bán Ngân hàng trả tiền (Paying Bank) (1)
(2) (3b)
(4a)
(3a) (4b) Hợp đồng ngoại thương
Trang 31b2 Quy trình nghiệp vụ
Nhờ thu trơn (clean collection) là nhờ thu chứng từ tài chính không kèm
chứng từ thương mại
Hình 3.2 Quy Trình Thanh Toán Nhờ Thu Trơn
Nguồn: Bài giảng NVNT - Nguyễn Thị Bích Phương, ĐHNL, 2011 (1)Nhà xuất khẩu tiến hành giao hàng hay cung cấp dịch vụ cho nhà nhập khẩu
và gửi trực tiếp chứng từ cho nhà nhập khẩu nhận hàng
(2) Nhà xuất khẩu lập hối phiếu, thư yêu cầu thanh toán gửi ngân hàng phục vụ mình nhờ thu hộ tiền
(3) Ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu chuyển hối phiếu cho ngân hàng người nhập khẩu
(4) Ngân hàng thu hộ ở nước nhà nhập khẩu tiến hành xuất trình hối phiếu đòi tiền nhà nhập khẩu
(5) Nhà nhập khẩu sau khi nhận hàng, kiểm tra hàng Nếu hàng hoá phù hợp vớ chứng từ, hợp đồng ngoại thương thì đồng ý trả tiền hối phiếu hoặc chấp nhận thanh toán hối phiếu
(6) Ngân hàng bên nhập khẩu chuyển trả tiền hoặc chuyển hối phiếu đã ký chấp nhận cho nhà xuất khẩu thông qua ngân hàng của nhà xuất khẩu
(8) Ngân hàng của nhà xuất khẩu sẽ chuyển tiền, gởi giấy báo có hoặc hối phiếu
đã ký chấp nhận cho nhà xuất khẩu
Người xuất khẩu
(Exporter)
Người nhập khẩu (Importer)
Ngân hàng bên xuất khẩu
(Exporter’s Bank)
Ngân hàng bên nhập khẩu (Importer’s Bank) (1)
Hợp đồng ngoại thương
(2) (7)
(6) (3)
(5) (4)
Trang 3220
Nhờ thu kèm chứng từ chứng từ (Documentary collection) là nhờ thu chứng
từ thương mại kèm chứng từ tài chính hoặc chứng từ tài chính không kèm chứng từ thương mại
Hình 3.3 Quy Trình Thanh Toán Nhờ Thu Kèm Chứng Từ
Nguồn: Bài giảng NVNT – Nguyễn Thị Bích Phương, ĐHNL, 2011 (1) Trên cơ sở hợp đồng ngoại thương đã ký kết nhà xuất khẩu giao hàng hoá cho người nhập khẩu
(2) Người xuất khẩu lập chứng từ hàng hoá gởi ngân hàng phục vụ mình nhờ thu hộ tiền
(3) Ngân hàng của người xuất khẩu chuyển chứng từ đến ngân hàng của nhà nhập khẩu
(4) Ngân hàng thu hộ ở nước nhà nhập khẩu chuyển chứng từ cho nhà nhập khẩu
(5) Người nhập khẩu kiểm tra chứng từ nếu phù hợp với những điều khoản của hợp đồng thì trả tiền hoặc là ký chấp nhận hối phiếu chuyển cho ngân hàng thu hộ
(6) Ngân hàng thu hộ chuyển tiền hoặc hối phiếu từ người nhập khẩu sang ngân hàng chuyển chứng từ
(7) Ngân hàng chuyển chứng từ ghi có vào tài khoản hoặc giao hối phiếu đã ký chấp nhận cho của người xuất khẩu
Người xuất khẩu
(Exporter)
Người uỷ thác (Pricipal)
Người nhập khẩu (Importer) Người trả tiền (Drawee) (1)
(3)
(5) (4) Hợp đồng ngoại thương
Trang 33Nhờ thu có 2 điều kiện cơ bản
- Trả tiền ngay đổi chứng từ (Document against payment – D/P) được sử dụng trong trường hợp Ngân hàng thu hộ chỉ giao bộ chứng từ khi được trả tiền
- Chấp nhận đổi chứng từ (Document against acceptance – D/A) ngân hàng trao chứng từ khi người trả tiền ký chấp nhận vào tờ hối phiếu, việc sử dụng hối phiếu
Thư tín dụng (Letter credit – L/C) là một cam kết bằng văn bảng do một ngân hàng phát hành theo yêu cầu và phù hợp với những chỉ dẫn của một khách hàng (người NK) thực hiện việc trả một số tiền nhất định, trong một thời gian nhất định cho người thụ hưởng (người XK) khi xuất trình chứng từ hợp lệ
c2 Quy trình thực hiện nghiệp vụ
Hình 3.4 Quy Trình Thanh Toán L/C
Người NK – Người nộp đơn
(9) (5) (3) (7)
(6) (8)
(1)
Trang 3422
(2) Căn cứ vào yêu cầu và nội dung đơn xin mở thư tín dụng, ngân hàng xem xét thấy hợp lý sẽ phát hành L/C thông qua ngân hàng đại lý của mình ở nước xuất khẩu
(3) Ngân hàng thông báo kiểm tra tính chân thật của L/C, tiến hành thông báo L/C đồng thời giao bản gốc L/C cho nhà xuất khẩu
(4) Người xuất khẩu kiểm tra nội dung L/C nếu đồng tiến hành giao hàng, nếu không đồng ý thì đề nghị ngân hàng điều chỉnh, sửa đổi cho phù hợp với hợp đồng
(5) Sau khi giao hàng, người xuất khẩu chuẩn bị bộ chứng từ xuất trình vào ngân hàng phục vụ mình xin thanh toán
(6) Ngân hàng bên xuất khẩu kiểm tra và chuyển bộ chứng từ qua ngân hàng
ký chấp nhận cho người xuất khẩu
3.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng hoạt động TTQT
a) Nhóm nhân tố bên ngoài ngân hàng
- Môi trường pháp lý
Đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sản xuất của doanh nghiệp và ngân hàng Ta có thể kể đến các chính sách chủ yếu như sau:
+ Chính sách quản lý ngoại hối
Hoạt động TTQT có liên quan đến luồng tiền tệ ra vào của một quốc gia do đó nhà nước thực hiện quản lý ngoại hối thông qua việc đề ra các chính sách nhằm kiểm soát luồng vận động của ngoại hối vào ra và các quy định về trạng thái ngoại tệ của các tổ chức tín dụng Căn cứ vào tình hình cụ thể và những biến động trên thị trường
mà Nhà Nước áp dụng các chính sách quản lý ngoại hối tự do hay thắt chặt
+ Chính sách thuế
Các chính sách thuế của Nhà nước sẽ ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp Thông qua việc áp dụng mức thuế cao hay thấp đối với một mặt hàng nào đó sẽ hạn chế hay khuyến khích việc xuất nhập khẩu mặt hàng đó
Trang 35+ Chính sách kinh tế đối ngoại
Việc đưa ra các định hướng mang tính chiến lược là bảo hộ mậu dịch hay tự do hoá mậu dịch có ảnh hưởng đến hành vi của doanh nghiệp, từ đó dẫn đến việc trầm lắng hay sôi động của hoạt động TTQT Nếu chính sách đối ngoại của một quốc gia thiên về xu hướng bảo hộ mậu dịch sẽ gây khó khăn và cản trở hoạt động ngoại thương, ngược lại nếu thiên về xu hướng tự do mậu dịch sẽ tạo điều kiện cho ngoại thương phát triển qua đó thúc đẩy hoạt động TTQT phát triển
- Môi trường kinh tế, chính trị
Hoạt động TTQT chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi tác động của tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở mỗi quốc gia Mỗi sự biến động về chế độ chính trị của nước bạn sẽ
có ảnh hưởng đến khả năng và sự sẵn sàng đáp ứng cam kết giữa các bên Bên cạnh đó
là sự suy thoái kinh tế, sẽ bất lợi cho tự do hoá thương mại, cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp từ đó ảnh hưởng tới quá trình thanh toán và gây thiệt hại cho các bên tham gia trong đó có NHTM
- Đối thủ cạnh tranh
Hoạt động TTQT là dịch vụ truyền thống của hầu hết các NHTM Việt Nam Điều này sẽ dẫn đến mức độ cạnh tranh để giành thị phần TTQT giữa các ngân hàng diễn ra gay go, quyết liệt Chính vì vậy khi phân tích đánh giá để đưa ra giải pháp duy trì và nâng cao chất lượng dịch vụ TTQT thì cần so sánh thị phần của ngân hàng mình với các ngân hàng là đối thủ cạnh tranh trực tiếp hoặc với đối thủ tiềm năng
b) Nhóm nhân tố bên trong ngân hàng
- Nguồn nhân lực
Để hoạt động TTQT của một NHTM ngày càng phát triển thì phải không ngừng thì phải chú trọng nâng cao trình độ của cán bộ ngân hàng và cán bộ thanh toán
- Nền tảng công nghệ thông tin
Công nghệ tiên tiến là một điều kiện quan trọng để ngân hàng mở rộng, phát triển các nghiệp vụ TTQT Nhờ có công nghệ hiện đại ngân hàng sẽ có điều kiện nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các dịch vụ mới làm cho quá trình thanh toán diễn
ra nhanh chóng, quá trình giao dịch của khách hàng được thực hiện thuận lợi
Trang 3624
- Chiến lược kinh doanh của ngân hàng
Trong một môi trường cạnh tranh gay gắt như địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay thì để thu hút khách hàng giao dịch với ngân hàng mình thì cần phải có những chiến lược, điều đó cũng góp phần không nhỏ trong việc mở rộng hoạt động TTQT nói chung cũng như mở rộng quy mô hoạt động của ngân hàng nói riêng
- Mạng lưới ngân hàng đại lý
NHĐL của một NHTM nhằm giải quyết công tác TTQT ngay tại một nước, địa phương trong khi NHTM chưa có chi nhánh tại nước, địa phương đó Mạng lưới NHĐL rộng khắp trên thế giới giúp cho việc giao dịch thanh toán quốc tế được thực hiện nhanh chóng, đúng địa chỉ, giảm bớt chi phí và giảm thiểu rủi ro Ngược lại thông qua NHĐL ngân hàng lại có điều kiện thực hiện các dịch vụ uỷ thác của NHĐL để mở rộng hoạt động TTQT
Một ngân hàng có nhiều ngân hàng đại lý ở nhiều nước trên thế giới và có mối quan hệ tốt sẽ rất thuận lợi trong việc liên lạc, tra soát các giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu
- Vị trí địa lý của ngân hàng
Đây là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến dịch vụ của ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ thanh toán quốc tế, doanh nghiệp thường đặt trụ sở kinh doanh tại các thành phố lớn nơi có nhiều cảng biển sân bay để thuận tiện cho việc chuyên chở giao nhận hàng hoá quốc tế Do đó, khi thành lập chi nhánh các ngân hàng cần xem xét đến yếu tố này
3.1.5 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động TTQT
a) Các chỉ tiêu tuyệt đối
- Doanh số TTQT
Doanh số TTQT là số tiền mà ngân hàng thực hiện trong giao dịch cho KH Ví
dụ như doanh số chuyển tiền đi là số tiền của KH mà ngân hàng đã nhận chuyển đi theo yêu cầu, doanh số chuyển tiền đến là số tiền mà ngân hàng nhận chuyển về cho
Trang 37- Số vụ khiếu nại do lỗi của ngân hàng
Chỉ tiêu này thể hiện chất lượng dịch vụ TTQT của chi nhánh, đảm bảo an toàn, nhanh chóng, chính xác nhất cho KH
- Số món thanh toán quốc tế
Số món thanh toán quốc tế là số bộ hồ sơ mà chi nhánh thực hiện thanh toán
cho khách hàng
b) Các chỉ tiêu tương đối
- Tỉ số phí thu được từ hoạt động TTQT /doanh số TTQT
Tỉ số này thể hiện phần phí thu được trong tổng doanh số TTQT, tỷ số này càng cao và ngày càng tăng chứng tỏ TTQT của ngân hàng đạt hiệu quả trong điều kiện tỉ lệ các loại phí thu không đổi nên doanh số TTQT đã tăng lên, thêm vào đó doanh thu từ phí dịch vụ cũng tăng lên đóng góp đáng kể vào tổng thu của ngân hàng
- Tỉ số Doanh số TTQT/Dư nợ tín dụng ngoại tệ
Chỉ tiêu thể hiện qua tỉ số doanh số TTQT với dư nợ tín dụng Độ lớn của tỉ số này thể hiện sự đóng góp của hoạt động TTQT vào dư nợ ngoại tệ hằng năm của ngân hàng
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp thu thập thông tin, số liệu
Khoá luận sử dụng chủ yếu dữ liệu thứ cấp của phòng thanh toán quốc tế và các phòng ban khác của Ngân hàng ACB, Ngân hàng ACB - Chi nhánh Tân sơn Nhì cung cấp, tham khảo các tài liệu có liên quan về thanh toán quốc tế, website kinh tế,…
Bên cạnh đó khoá luận còn thực hiện thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua bảng câu hỏi khảo sát toàn bộ 40 công ty hiện đang sử dụng dịch vụ TTQT tại chi nhánh các năm 2009-2011 từ đó đánh giá chất lượng thanh toán quốc tế tại Chi nhánh Bảng câu
Trang 3826
Đặc điểm mẫu: các công ty được khảo sát chủ yếu thuộc địa bàn quận Tân Phú 80%công ty khảo sát là loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn, số còn lại là công ty cổ phần, các công ty khi giao dịch tại Chi Nhánh chưa nợ chứng từ quá hạn nào và bộ chứng từ xuất trình cho Chi nhánh để thực hiện TTQT đều hợp lệ
3.2.2 Phương pháp xử lý số liệu
Từ những số liệu đã có được, tiến hành thống kê, so sánh, đối chiếu, xử lý số liệu, lập thành các bảng biểu, vẽ biểu đồ bằng phần mềm Excel nhằm làm rõ hơn các
số liệu đã thu thập được
3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu
Sau khi thu thập và xử lý số liệu, khóa luận sử dụng các phương pháp sau để nghiên cứu:
- Sử dụng phương pháp thống kê mô tả: Tường trình lại các qui trình, hoạt động của ngân hàng theo trình tự không gian, thời gian, theo diễn biến nghiệp vụ
- Sử dụng phương pháp so sánh: Đây cũng là phương pháp được sử dụng nhiều trong lĩnh vực nghiên cứu hiện nay Đó là, so sánh số tuyệt đối giữa kì này với kì trước
để xem xét tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình thực hiện nghiệp vụ TTQT giữa hai năm xem có tăng trưởng hay suy giảm như thế nào để tiến tới so sánh tương đối để hiểu rõ hơn vấn đề
Tiếp tục tiến tới quá trình so sánh số tương đối giữa kì này với kì trước để đánh giá mức độ hoàn thành hay thể hiện tốc độ tăng trưởng của ngân hàng và hoạt động TTQT
- Ngoài ra, khoá luận cũng sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp để phân tích thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế cũng như hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua các năm và đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng
Trang 39CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ACB - CN Tân Sơn Nhì năm 2009-2011
Hoạt động huy động vốn và cho vay được xem là hoạt động chính của các ngân hàng và ACB chi nhánh Tân Sơn Nhì cũng không ngoại lệ, vốn huy động và dư nợ cho vay tăng nhanh qua các năm, CN đã thật sự quan tâm đưa ra những kế hoạch để những hoạt động này đạt hiệu quả cao nhất
4.1.1 Hoạt động huy động vốn tại ACB – CN Tân Sơn Nhì Năm 2009-2011
Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì vốn là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả Trong hoạt động ngân hàng cũng vậy để đứng vững trên thương trường thì điều kiện đầu tiên là nguồn vốn của ngân hàng phải đủ lớn mới đảm bảo cho hoạt động tín dụng thuận lợi nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế Trên thực tế nguồn vốn của ngân hàng chủ yếu có từ việc huy động tiền của các đối tượng trong nền kinh tế, còn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ lệ rất thấp
a) Huy động vốn theo kỳ hạn
Bảng 4.1 Vốn Huy Động Theo Kỳ Hạn Tại ACB – CN Tân Sơn Nhì
Đvt: Triệu đồng
Nguồn: Báo cáo tài chính các năm
Nguồn vốn huy động của Ngân hàng ACB – CN Tân Sơn Nhì tăng qua các
năm Năm 2010 tổng vốn huy động là 761.714 triệu đồng tăng 314.890 triệu đồng, đạt
(%)
TT (%)
TT (%)
Ngắn hạn
Trung, dài hạn
355.418 91.406
79,54 20,46
614.328 147.386
80,65 19,35
844.540 161.188
83,97 16,03
Trang 4028
động đạt 1.005.728 triệu đồng, chỉ tăng 32,03% so với năm 2010 Sở dĩ năm 2011 vốn huy động tăng ít hơn năm 2010 là do chính phủ điều chỉnh tỷ giá, lãi suất, tăng giá một số mặt hàng thiết yếu; phản ứng tăng giá dây chuyền do tâm lý người tiêu dùng bị tác động và khó khăn trong sản xuất nông nghiệp dẫn đến giá lương thực, thực phẩm tăng do đó việc huy động vốn của ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn
Trong cơ cấu vốn huy động của Ngân hàng ACB – CN Tân Sơn Nhì, vốn ngắn hạn chiếm tỷ lệ lớn, vốn ngắn hạn năm 2009 chiếm 79,54%, năm 2010 chiếm 80,65%
và đến năm 2011 chiếm 83,97% trong tổng vốn huy động
b) Huy động vốn theo thành phần kinh tế
Bảng 4.2 Vốn Huy Động Theo Thành Phần Kinh Tế
ĐVT: Triệu đồng
Nguồn: Tổng hợp báo cáo các năm Trong cơ cấu vốn huy động theo thành phần kinh tế, tiền gửi KHCN chiếm tỷ trọng hơn 70% trong tổng nguồn vốn huy động Năm 2010 vốn huy động KHCN đạt 601.840 triệu đồng, tăng khá cao, tỷ lệ tăng 92,44% so với năm 2009 Sang năm 2011 vốn huy động từ KHDN đạt tốc độ tăng trưởng 77,33% so với năm 2010 Công tác huy động vốn đạt được những kết quả trên là do ACB Chi nhánh Tân Sơn Nhì đã bám sát chỉ đạo của Ngân hàng ACB, xây dựng chiến lược huy động vốn linh hoạt, đa dạng về
kỳ hạn, phong phú về hình thức với lãi suất sát với lãi suất thị trường
c) Huy động vốn theo loại tiền gửi
CL (%) 2010/2009
CL (%) 2011/2010
KHCN
KHDN
Tổng
312.742 134.082 446.824
601.840159.874761.714
92,4419,2470,47
722.208 283.520 1.005.728
2077,3332,03