Đánh giá hiệu quả các mô hình nuôi tôm nước lợ theo chuỗi giá trị Đối với tổng lợi nhuận của toàn chuỗi sản xuất, trên toàn bộ khối lượng sản phẩm tôm sau khi chế biến được xuất khẩu, n
Trang 1BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TỔNG CỤC THUỶ SẢN
ĐỀ ÁN TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP TÔM VIỆT
NAM ĐẾN NĂM 2030
HÀ NỘI, 2017
DỰ THẢO 6
Trang 2MỤC LỤC
Phần I: GIỚI THIỆU ĐỀ ÁN 4
1 Đặt vấn đề 4
2 Căn cứ xây dựng Đề án 5
Phần II TIỀM NĂNG, LỢI THẾ VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP TÔM VIỆT NAM 6
1 Vị trí địa lý của Việt Nam 6
2 Điều kiện tự nhiên, khí hậu 6
3 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên các vùng kinh tế sinh thái liên quan đến phát triển tôm nước lợ 7
3.1 Vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) 7
3.2 Vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung (BTB&DHMT) 8
3.3 Vùng Đông Nam bộ 9
3.4 Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) 10
4 Đánh giá chung 12
Phần III: HIỆN TRẠNG NGÀNH TÔM VIỆT NAM 13
1 Diện tích và sản lượng nuôi nước lợ năm 2010 - 2016 13
2 Các hình thức nuôi tôm nước lợ 17
2.1 Nuôi tôm sú 17
2.2 Nuôi tôm Thẻ chân trắng 20
2.3 Nuôi tôm trên cát 21
3 Đánh giá hiệu quả các mô hình nuôi tôm nước lợ theo chuỗi giá trị 23
4 Khoa học, công nghệ và hoạt động khuyến ngư trong nuôi tôm nước lợ 24
4.1 Về khoa học, công nghệ 24
4.2 Hoạt động khuyến ngư 30
5 Tình hình môi trường, dịch bệnh trên tôm nước lợ 30
6 Hiện tra ̣ng về điều kiê ̣n DVHC phu ̣c vu ̣ cho nuôi tôm nước lợ 33
6.1 Tình hình nghiên cứu, sản xuất và cung ứng giống tôm nước lợ 33
6.2 Tình hình kiểm tra, kiểm dịch nguồn tôm giống trong nước, truy xuất nguồn gốc nguồn tôm bố mẹ và nguồn tôm giống nhập nội 34
6.3 Nghiên cứu sản xuất và cung ứng thức ăn cho nuôi tôm nước lợ 35
6.4 Nghiên cứu và sản xuất, cung ứng thuốc, hóa chất và chế phẩm sinh học cho nuôi tôm nước lợ 36
7 Hiện trạng chế biến, thương mại của đối tượng tôm nước lợ 36
7.1 Thị trường tôm toàn cầu 36
7.2 Tình hình thị trường các nước nhập khẩu tôm nước của Việt Nam 37
Trang 37.5 Kết quả sản xuất và tiêu thụ mặt hàng tôm 39
7.6 Thị trường tiêu thụ 39
7.7 Giá trị xuất khẩu tôm 44
7.8 Cảnh báo của các thị trường nhập khẩu đối với các lô hàng tôm nuôi 45
7.9 Khó khăn nội tại đối với doanh nghiệp chế biến XK 46
8 Hiện trạng về quản lý và tổ chức sản xuất 47
8.1 Tổ chức sản xuất 47
8.2 Tình hình kiểm soát hóa chất kháng sinh, tạp chất đối với tôm nguyên liệu năm 2016 47
9 Đánh giá chung về ngành tôm Việt Nam 50
Phần IV: DỰ BÁO CÁO ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN 53
1 Cơ hội, thách thức đối với xuất khẩu tôm và dự báo xuất khẩu tôm 53
1.1.Cơ hội thị trường 53
1.2 Dự báo nhu cầu tiêu thu ̣ tôm nước lợ ở Viê ̣t Nam đến năm 2030 53
1.3 Đánh giá khả năng ca ̣nh tranh sản phẩm tôm nước lợ của Viê ̣t Nam so với mô ̣t số nướ c trên thế giới và trong khu vực 54
1.4 Thách thức và rào cản thương mại 56
2 Dự báo môi trường sinh thái, biến đổi khí hậu 57
3 Dự báo tiến bô ̣ khoa ho ̣c công nghê ̣ 60
3.1 Công nghệ nuôi tôm tuần hoàn tiết kiệm nước 60
3.2 Công nghệ nuôi tôm Biofloc 61
3.3 Công nghệ nuôi tôm tuần hoàn khép kín 62
3.4 Công nghệ nuôi tôm trong nhà kính 63
3.5 Công nghệ nuôi tôm trong nhà bạt vụ đông 63
3.6 Dự báo tiến bô ̣ khoa ho ̣c công nghê ̣ thu hoa ̣ch 64
3.7 Dự báo tiến bô ̣ khoa ho ̣c công nghê ̣ bảo quản 65
3.8 Dự báo tiến bô ̣ khoa ho ̣c công nghê ̣ chế biến 65
3.9 Dự báo công nghệ sản xuất thức ăn 65
3.10 Dự báo công nghệ sản xuất giống tôm sạch bệnh ứng phó với bệnh tôm 67
4 Tác động của phát triển kinh tế xã hội 67
4.1 Các tác đô ̣ng tích cực 67
4.2 Các tác đô ̣ng không tích cực 68
Phần V: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2030 70
Phần VI: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 70
1 Kết luận 70
2 Kiến nghị 70
Trang 4Hiện nay, ngành tôm đã có những bước tiến vượt bậc nhờ những thành tựu về khoa học công nghệ, nhiều mô hình tốt áp dụng vào sản xuất giống, thức ăn, nuôi, chế biến và xuất khẩu tôm Đồng thời ngành tôm đã tiên phong trong quá trình hội nhập kinh tế, mở rộng thị trường tiêu thụ khắp các châu lục trên toàn thế giới Đến năm 2016, tôm Việt Nam đã có mặt trên 90 quốc gia và vùng lãnh thổ, đạt kim ngạch xuất khẩu trên 3,15 tỷ đô la Mỹ
Trong suốt quá trình phát triển, nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, là tiền đề để thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế vào nghiên cứu và sản xuất Do đó, hệ thống hạ tầng đã từng bước được đầu tư; hoạt động kiểm tra, kiểm soát, quản lý, giám sát ngày càng được hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn sản xuất
Mặc dù, ngành tôm Việt Nam đã đạt được những thành tựu và kết quả vô cùng to lớn Tuy nhiên, trong quá trình phát triển còn nảy sinh nhiều tồn tại, bất cập
và mâu thuẫn, có nguy cơ rủi ro cao, tác động trực tiếp đến kết quả và tính bền vững trong sản xuất Hệ thống cơ sở hạ tầng đã đầu tư, nhưng chưa theo kịp với đáp ứng được yêu cầu thực tiễn sản xuất; tổ chức sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, khó kiểm tra, kiểm soát; những mô hình áp dụng công nghệ tiến bộ còn khá khiêm tốn; sản xuất, quản lý con giống, thức ăn, dịch bệnh, môi trường… còn rất nhiều điểm bất cập; sự liên kết trong sản xuất, quản lý giữa các ban ngành còn lỏng lẻo… Bối cảnh hội nhập, tham gia vào các hiệp định thương mại tư do, ngành tôm cũng có nhiều cơ hội, triển vọng, tuy nhiên cũng có không ít thách thức như: rào cản kỹ thuật, bảo hộ sản xuất trong nước… Bên cạnh đó, hiện tượng ô nhiễm môi trường, tác động của biến đổi khí hậu theo hướng ngày càng xấu, đã và đang là thách thức rất lớn trong quá trình sản xuất
Để tiếp tục khai thác tiềm năng và lợi thế phát triển ngành công nghiệp tôm Việt Nam, đồng thời giải quyết, khắc phục những tồn tại hạn chế; phát huy tiềm năng lợi thế và cơ hội trong tình hình mới thì việc xây dựng “Đề án tổng thể phát triển ngành công nghiệp tôm Việt Nam đến năm 2030” là cần thiết và cấp bách, góp phần thực hiện thắng lợi Kế hoạch hành động Quốc gia phát triển ngành tôm đến
Trang 52 Căn cứ xây dựng Đề án
- Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
- Luật Thủy sản ngày 26 tháng 11 năm 2003;
- Luật đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
- Luật bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;
- Quyết định số 1690/QĐ-TTg ngày 16/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020;
- Quyết định số 332/QĐ-TTg ngày 03/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Đề án phát triển Nuôi trồng Thuỷ sản đến năm 2020;
- Quyết định số 1445/QĐ-TTg ngày 16/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Nghị quyết số 134/2016/QH13 ngày 09/4/2016 về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) cấp Quốc gia
- Quyết định ngày của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động Quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025
Trang 6Phần II
TIỀM NĂNG, LỢI THẾ VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN PHÁT TRIỂN NGÀNH
CÔNG NGHIỆP TÔM VIỆT NAM
1 Vị trí địa lý của Việt Nam
Việt Nam là một dải đất hình chữ S, nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á,
ở phía Đông Bán Đảo Đông Dương, phía Bắc giáp với Trung Quốc; phía Tây giáp với Lào và Campuchia; phía Đông và Nam trông ra biển Đông và Thái Bình Dương Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên khoảng 330.957,6 km2 Bờ biển Việt Nam dài khoảng trên 3.260 km Biên giới đất liền dài trên 4.926,7 km, giáp với Campuchia, Trung Quốc và Lào Nhờ có vị trí địa lý thuận lợi, 3 mặt giáp với biển nên Việt Nam
có những lợi thế rất lớn về giao thông, giao lưu kinh tế với các nước trong và ngoài khu vực và thế giới
Biển nước ta có khoảng 1 triệu km2 vùng đặc quyền kinh tế, gấp 3 lần diện tích đất liền, chiếm gần 30% diện tích Biển Đông Vùng biển nước ta có khoảng 4.000 đảo lớn nhỏ và hai quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa được phân bố khá đều theo chiều dài bờ biển của đất nước Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và Địa Trung Hải, biển nước ta thuộc vùng nước ấm, trên đường di lưu, di cư và sinh sản của nhiều loài động thực vật nên có nhiều tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật thủy sản vô cùng phong phú
2 Điều kiện tự nhiên, khí hậu
Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến, có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, vị trí
đó đã tạo cho Việt Nam có một nền nhiệt độ cao, trung bình năm dao động từ 22ºC đến 27ºC Hàng năm Việt Nam có khoảng 100 ngày mưa với lượng mưa trung bình
từ 1.500 mm đến 2.000 mm/năm, độ ẩm không khí khoảng 80%, số giờ nắng khoảng 1.500 - 2.000 giờ, nhiệt bức xạ trung bình năm 100 kcal/cm² Chế độ gió mùa cũng làm cho tính chất nhiệt đới ẩm của thiên nhiên Việt Nam thay đổi Việt Nam có một mùa nóng mưa nhiều và một mùa tương đối lạnh, ít mưa, chịu sự tác động mạnh của gió mùa Đông Bắc nên nhiệt độ trung bình thấp hơn nhiệt độ trung bình nhiều nước khác cùng vĩ độ ở Châu Á Với điều kiện tự nhiên và khí hậu thuận lợi, Việt Nam là nơi sinh trưởng, phát triển và di cư của nhiều loài động vật thủy sản quý hiếm ở vùng biển và trong nội đồng nước ta, đây là lợi thế so sánh mà chỉ Việt Nam mới có so với các nước khác trong khu vực về sản xuất và xuất khẩu thủy sản
Ngoài ra, Việt Nam có trên 2.860 con sông, suối và hàng ngàn hồ chứa lớn nhỏ các loại Tính trung bình cứ 20 km dọc theo bờ biển lại có một cửa sông Tổng
Trang 7và bùn được các sông trong cả nước chuyên chở lên tới 300 triệu tấn/năm, trong đó sông Hồng 130 triệu tấn/năm, sông Tiền và sông Hậu 100 triệu tấn/năm Có thể nói Việt Nam có tiềm năng lợi thế về điều kiện tự nhiên để phát triển ngành tôm theo hướng sản xuất hàng hóa
Tuy nhiên, Việt Nam nằm trong vùng có nhiều thiên tai nhất là bão, lũ lụt, hạn hán thường xảy ra hằng năm vì vậy tác động rất lớn đến hoạt động hoạt động Nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) trong nội địa, ven biển và trên các vùng biển, trong đó có sản xuất tôm Thực tế cho thấy các hoạt động trong ngành thủy sản gắn liền với điều kiện tự nhiên, chịu tác động trực tiếp của điều kiện tự nhiên chính vì vậy ít nhiều bị tác động trực tiếp từ các hiện tượng thời tiết cực đoan
3 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên các vùng kinh tế sinh thái liên quan đến phát triển tôm nước lợ
3.1 Vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH)
ĐBSH là một vùng đất rộng lớn nằm quanh khu vực hạ lưu sông Hồng thuộc miền Bắc Việt Nam, vùng bao gồm 11 tỉnh/thành phố gồm: Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình Phía Đông giáp biển Vịnh Bắc Bộ, phía Bắc giáp các tỉnh Trung
du miền núi phía Bắc và Trung Quốc, phía Nam giáp các tỉnh Bắc Trung bộ
Vùng có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới gió mùa, thời tiết luôn bất ổn, thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai như: bão, lũ lụt Vùng có nhiệt độ, lượng mưa trung bình lần lượt là: 22,5-23,50C, 1.400-2.000 mm và khí hậu được phân làm
4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông), đặc biệt nhiệt độ giữa mùa đông và mùa hạ chênh lệch khá lớn từ trên 100C đến trên 370C, với điều kiện nhiệt độ này tôm, cá rất dễ bị sốc và khó thích nghi kịp, nếu nuôi thì chỉ nuôi được một vụ…
Trung tâm của vùng ĐBSH rất bằng phẳng, phần lớn nằm ở độ cao từ 0,4m đến 12m so với mực nước biển, với 56% có độ cao thấp hơn 2m so với mực nước biển, do vậy, sự phân hóa của điều kiện tự nhiên trong vùng không rõ rệt Tuy nhiên, trải qua quá trình lịch sử, do những tác động của con người thông qua các hoạt động trị thủy và thủy lợi, nền nông nghiệp lúa nước cũng như quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa trong giai đoạn hiện nay, thiên nhiên của ĐBSH bị biến đổi sâu sắc Khu vực nội đồng có điều kiện thuận lợi để nuôi tôm càng xanh
Toàn vùng có trên 500 km bờ biển, trên 2.000 hòn đảo tạo ra những vũng vịnh kín gió tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh, Hải Phòng thuận lợi hơn cho việc phát triển nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng ở khu vực ven biển
Khả năng phát triển nuôi trồng thủy hải sản vùng triều khoảng 58.800 ha, bằng khoảng 9,54% diện tích tự nhiên của toàn vùng và vùng nước ngọt nội địa khoảng 126.500 ha, bằng 8,48% diện tích tự nhiên toàn vùng Ngoài ra, còn có các vũng vịnh kín gió trên dọc bờ biển, khoảng 39.700 ha
Trang 8Với những hạn chế và giới hạn trên về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, khí hậu vùng ĐBSH khó có thể phát triển thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa lớn như vùng ĐBSCL, vùng chỉ tập trung sản xuất thủy sản theo hướng cung cấp đủ nhu cầu tiêu thụ nội vùng là chính Các loài tôm chính là tôm thẻ chân trắng, tôm sú và tôm càng xanh
3.2 Vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung (BTB&DHMT)
Vùng này có vị trí hẹp ngang và kéo dài từ Thanh Hóa đến Bình Thuận, chia làm hai khu vực lớn là Bắc Trung bộ bao gồm các tỉnh; Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và duyên hải Nam Trung Bộ bao gồm các tỉnh: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận Đây là vùng có phần lớn Quốc lộ 1A chạy qua, có các cảng biển phát triển như Dung Quất, Cam Ranh… Đây là điều kiện rất thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, vận chuyển hàng hóa nông, lâm, thủy sản ra các vùng lân cận và ra thế giới
Bờ biển vùng duyên hải miền Trung dài trên 1.200 km Dãy Trường Sơn chạy suốt theo bờ biển, độ sâu của vùng biển này rất lớn vì vậy vùng này có lợi thế để xây
dựng các trung tâm nghề cá lớn gắn với ngư trường trọng điểm của vùng
Vùng này có tổng diện tích đất liền khoảng trên 96.000 km2 nằm giữa hai vùng đồng bằng phì nhiêu của đất nước, BTB&DHMT với diện tích nhỏ và hẹp, gồm nhiều đồng bằng nhỏ với những cồn cát và đầm phá Nhìn chung điều kiện tự nhiên của vùng không thuận lợi: Địa hình hẹp và dốc, điều kiện thời tiết khí hậu lại tương đối khắc nghiệt, hạn hán, bão lũ luôn là những mối đe dọa lớn đối với duyên hải miền Trung Những điều này gây khó khăn cho người dân sinh sống và sản xuất, đặc điểm khí hậu của vùng này được chia làm 2 loại sau:
- Vùng Bắc Trung Bộ (bao gồm toàn bộ phía Bắc đèo Hải Vân) về mùa đông,
do gió mùa thổi theo hướng Đông Bắc mang theo hơi nước từ biển vào nên khu vực chịu ảnh hưởng của thời tiết lạnh và kèm theo mưa nhiều, một điểm khác biệt với thời tiết khô hanh mùa Đông ở vùng Bắc bộ Về mùa hè không còn hơi nước từ biển đưa vào nhưng có thêm gió mùa Tây Nam (còn gọi là gió Lào) tràn ngược lên, thường gây ra thời tiết khô nóng với nhiệt độ ngày có khi lên tới trên 400C, trong khi
đó độ ẩm không khí lại rất thấp
- Vùng Duyên hải Nam Trung bộ bao gồm khu vực đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ thuộc phía Nam đèo Hải Vân Gió mùa Đông Bắc khi thổi đến đây thường suy yếu đi và bị chặn lại bởi dãy Bạch Mã Vì vậy, khi về mùa hè có gió mùa Tây Nam thổi mạnh từ vịnh Thái Lan, vượt qua dãy núi Trường Sơn, gây nên thời tiết khô nóng cho toàn khu vực Đây là một trong những vùng chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ thiên tai Qua thực tiễn cho thấy đây là khu vực đang chịu ảnh hưởng ít nhất
Trang 9thường xảy ra từ tháng 7 đến tháng 10, ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ thường xảy ra từ tháng 10 đến tháng 12 Vùng này có nhiều sông lớn như sông Gianh ở Quảng Bình, sông Thạch Hãn ở Quảng Trị, sông Hương ở Thừa Thiên- Huế, sông
Vu Gia ở Đà Nẵng, sông Thu Bồn ở Quảng Nam, sông Trà Khúc ở Quảng Ngãi Sông, suối nhiều nhưng chiều dài các sông ngắn và có độ dốc lớn Lưu vực các sông thường là đồi núi nên nước mưa đổ xuống rất nhanh Các cửa sông lại hay bị bồi lấp làm cản trở việc thoát lũ cho vùng đồng bằng, đây là vùng có nhiều rủi ro đối với người NTTS mỗi khi lũ về
Khu vực ven biển có tiềm năng phát triển nuôi tôm trên cát (tôm sú, chân trăng); khu vực ven bờ các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà có thể phát triển nuôi tôm hùm Ngoài ra, do nguồn nước đảm bảo nên khu vực Nam trung bộ phát triển thành trung tâm giống tôm chất lượng cao cung cấp cho các vùng trên cả nước
Diện tích có thể phát triển nuôi khu vực Bắc Trung bộ vùng triều khoảng 52.000 ha bằng 1% diện tích tự nhiên của vùng, diện tích các vùng nước ngọt nội địa khoảng trên 80.000 ha (trong đó có 18.500 ha ao hồ nhỏ, 24.500 ha mặt nước lớn, 24.700 ha ruộng trũng) Ngoài ra trong vùng còn có diện tích vùng biển kín lớn
ở Tĩnh Gia (Thanh Hoá) và vùng đầm phá (Thừa-Thiên-Huế) với tổng diện tích trên 37.600 ha
Diện tích có khả năng nuôi trồng thủy sản Nam Trung bộ bao gồm hơn 43.000ha, vùng triều chỉ chiếm hơn 1% diện tích tự nhiên của toàn vùng, trên 22.000 ha eo vịnh kín gió có độ mặn rất cao có thể phát triển nuôi biển với các quy
mô và phương thức khác nhau Diện tích các vùng nước ngọt nội địa không lớn, chỉ
có khoảng 18.000 ha
3.3 Vùng Đông Nam bộ
Vùng Đông Nam Bộ có diện tích trên 235.000 km2 chiếm khoảng 7,2% diện tích toàn quốc gồm các tỉnh Tp Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu; phía Bắc và Tây Bắc giáp Campuchia; phía Nam giáp Biển đông, phía Tây, Tây Nam giáp Campuchia và ĐBSCL; phía Đông và Đông Nam giáp Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung bộ Đông Nam bộ có cửa ngõ phía Tây liên hệ với Campuchia và các nước Thái Lan, Malaysia thông qua mạng đường bộ xuyên Á, cửa ngõ phía Đông liên hệ với các nước trên thế giới thông qua hệ thống cảng biển Sài Gòn, Bà Rịa - Vũng Tàu, Thị Vải Việc hình thành cửa ngõ phía Đông và phía Tây đã tạo lập thành hành lang kinh tế Đông - Tây, nơi diễn ra nhiều hoạt động kinh tế sôi động trong vùng, đồng thời tạo lên sức hút mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư vào vùng
Với chiều dài bờ biển trên 300 km, có các cảng biển phát triển ở Thành phố
Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu, có nghề cá phát triển chỉ đứng sau Kiên Giang, vì vậy vùng hoàn toàn có lợi thế để phát triển các Trung tâm nghề cá gắn với ngư trường trọng điểm của vùng Ngoài ra thế mạnh của vùng là Tp Hồ Chí Minh, một
Trang 10trung tâm kinh tế lớn không chỉ của vùng mà cho toàn quốc, một thị trường tiêu thụ thủy sản đầy tiềm năng cho không riêng các tỉnh trong vùng ĐNB mà còn cho các tỉnh Bắc Trung bộ, Tây Nguyên và ĐBSCL
Nằm trong miền khí hậu phía Nam, Đông Nam bộ có đặc điểm của một vùng khí hậu cận xích đạo với nền nhiệt độ cao hầu như không thay đổi trong năm Những diễn biến bất thường từ năm này qua năm khác rất nhỏ, ít có thiên tai, không gặp thời tiết quá lạnh hay ảnh hưởng của bão hạn chế
Trên vùng đất cao bán bình nguyên có lượng mưa trên 2.000 mm/năm, mùa mưa từ tháng 5-10, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau
Trên vùng đất thấp lượng mưa dưới 2.000 mm/năm Từ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đến cửa sông Đồng Nai lượng mưa dưới 1.500 mm/năm, mùa khô kéo dài
từ 5 đến 6 tháng
Vùng có hệ thống sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Thị Vải… đây là hệ thống sông lớn thứ 3 của Việt Nam, mật độ sông, ngòi tương đối thấp dưới 0,5km/km2 Lượng mưa trung bình của vùng khoảng 1.500 mm/năm, tương đương
183 tỷ m3
Với điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý của vùng, tiềm năng phát triển sản xuất tôm nước ngọt và nước lợ tương đối lớn; có thể xây dựng thành các vùng sản xuất tập trung tạo sản lượng lớn cung cấp cho chế biến xuất khẩu
Vùng Đông Nam bộ có ưu thế phát triển nuôi trồng thủy sản cả nước mặn, lợ
và ngọt Diện tích có khả năng nuôi trồng hải sản tập trung ở Bà Rịa - Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh với trên 19.000 ha, tập trung ở Cần Giờ (thành phố Hồ Chí Minh) và Lộc An, Long Đất (Bà Rịa - Vũng Tàu) Ngoài ra còn có gần 11.000 ha vịnh có thể nuôi hải sản trên biển (vịnh Ghềnh Rái) Đặc tính đa dạng sinh học vùng này rất cao Diện tích có khả năng nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở vùng này cũng khá lớn (khoảng 78.500 ha) chủ yếu là các mặt nước lớn (khoảng 53.800 ha), các ao
hồ nhỏ có diện tích đáng kể (khoảng 8.000 ha) và ruộng trũng (khoảng 4.000 ha)
3.4 Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)
- Đồng bằng sông Cửu Long, một trong những đồng bằng châu thổ rộng và phì nhiêu ở Đông Nam Á và thế giới, là một vùng đất quan trọng trong việc sản xuất lúa gạo, cây ăn trái, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy hải sản lớn của cả nước, là vùng có tỷ trọng đóng góp lớn vào xuất khẩu nông, thủy sản của cả nước
- Nằm giữa một khu vực kinh tế năng động và phát triển, liền kề với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là vùng phát triển năng động nhất Việt Nam bên cạnh các nước Đông Nam Á như (Thái Lan, Singapore, Malaixia, Philippin, Indonesia ) một khu vực kinh tế năng động và phát triển là những thị trường và đối tác đầu tư
Trang 11- Nằm trong khu vực có đường giao thông hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng, giữa Nam Á và Đông Á cũng như Châu Úc và các quần đảo khác trong Thái Bình Dương Vị trí này hết sức quan trọng cho giao lưu quốc tế
- Nằm trên địa hình tương đối bằng phẳng, mạng lưới sông ngòi, kênh rạch phân bố rất dày thuận lợi cho phát triển thuỷ sản và giao thông thuỷ vào bậc nhất so với các vùng ở nước ta
- Toàn vùng có bờ biển dài trên 700 km khoảng trên 360.000 km2 vùng kinh tế
đặc quyền, giáp biển Đông và Vịnh Thái Lan, rất thuận lợi cho phát triển kinh tế biển
- Trong vùng có một nền nhiệt độ cao và ổn định Nhiệt độ trung bình nhiều năm đạt 280C Chế độ nắng cao, số giờ nắng trung bình cả năm 2.226 - 2.709 giờ Tổng hoà những đặc điểm khí hậu đã tạo ra ở Đồng bằng sông Cửu Long những lợi thế mang tính so sánh riêng biệt mà các nơi khác khó có thể có được, đó là một nền nhiệt độ, một chế độ bức xạ nhiệt, chế độ nắng cao và ổn định trong vùng Đây là điều kiện rất thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản, trong đó có nuôi tôm
và chế biến thuỷ sản theo hướng sản xuất hàng hóa lớn; Đồng bằng sông Cửu Long cũng là nơi ít xảy ra thiên tai do khí hậu đặc biệt là bão Những đặc điểm khí hậu này đã tạo ra một nguồn lực rất thuận lợi cho sinh trưởng và phát của sinh vật đạt được năng suất sinh học cao, tạo ra một thảm thực vật và một quần thể động vật phong phú đa dạng, nhưng có tính đồng nhất tương đối trong toàn vùng Chính vì vậy đó là những điều kiện thuận lợi để tổ chức sản xuất và phát triển sản xuất lương thực - thực phẩm, phát triển sản xuất chế biến sản phẩm nông - thuỷ - hải sản lớn nhất cả nước Và cũng tạo ra các lợi thế so sánh khác của Vùng ĐBSCL, vùng lấy nước ngọt từ sông Mêkông và nước mưa Cả hai nguồn này đều đặc trưng theo mùa một cách rõ rệt Lượng nước bình quân của sông Mêkông chảy qua ĐBSCL hơn 460
tỷ m3 và vận chuyển khoảng 150 - 200 triệu tấn phù sa Chính lượng nước và khối lượng phù sa đó trong quá trình bồi bổ lâu dài đã tạo nên Đồng bằng Châu thổ phì nhiêu ngày nay Tạo thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp đặc biệt là phát triển nuôi tôm nước ngọt và nước lợ; Đồng bằng sông Cửu Long có hệ thống sông kênh rạch lớn nhỏ chi chít rất thuận lợi cung cấp nước ngọt quanh năm Về mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, sông Mêkông là nguồn nước mặt duy nhất Về mùa mưa, lượng mưa trung bình hàng năm dao động từ 2.400 mm ở vùng phía Tây Đồng bằng sông Cửu Long đến 1.300 mm ở vùng trung tâm và 1.600 mm ở vùng phía Đông
Về mùa lũ, thường xảy ra vào tháng 9, nước sông lớn gây ngập lụt Điều này đã tạo cho vùng có nguồn lợi thủy sản nước ngọt dồi dào, đặc biệt là nguồn lợi các loài cá
bản địa như cá kèo, cá quả, cá rô…
- Sông Mê Kông đã tạo ra nhiều dạng sinh cảnh tự nhiên, thay đổi từ các bãi thuỷ triều, giồng cát và đầm lầy ngập triều ở vùng đồng bằng ven biển, các vùng cửa sông, cho đến vùng ngập lũ, các khu trũng rộng, đầm lầy than bùn, các dải đất cao phù sa ven sông và bậc thềm phù sa cổ nằm sâu trong nội địa
Trang 12- Hệ sinh thái cửa sông: Cửa sông là nơi nước ngọt từ sông chảy ra gặp biển, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các thuỷ triều và sự pha trộn giữa nước mặn và nước ngọt Cửa sông duy trì những quá trình quan trọng như vận chuyển chất dinh dưỡng
và phù du sinh vật, du đẩy các ấu trùng tôm cá, xác bồi động thực vật và nó quyết định các dạng trầm tích ven biển Hệ sinh thái cửa sông nằm trong số các hệ sinh thái phong phú và năng động nhất trên thế giới Tuy nhiên chúng rất dễ bị ảnh hưởng do ô nhiễm môi trường và do các thay đổi của chế độ nước (nhiệt độ, độ mặn, lượng phù sa), những yếu tố có thể phá vỡ hệ sinh thái này Nhiều loài tôm cá ở Đồng bằng sông Cửu Long là những loài phụ thuộc vào cửa sông Mô hình di cư và sinh sản của các loài này chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của chế độ sông và thuỷ triều, phụ thuộc rất nhiều vào môi trường cửa sông
Với sự chênh lệch thủy triều giữa biển Đông và biển Tây làm cho việc đưa nước mặn vào sâu thuận lợi, tạo nên một vùng nước lợ rộng lớn trong đất liền Vùng Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có những bãi biển rộng lớn, là vùng có khả năng phát triển diện tích nuôi trồng thủy sản nước ngọt trên 400.000 ha bằng trên 10% diện tích tự nhiên của toàn vùng và bằng trên 46% diện tích có khả năng phát triển nuôi trồng thủy sản trong cả nước
Cần thiết phải rà soát, đánh giá, xác định lại tiềm năng, lợi thế để đầu tư phát triển ngành NTTS nói chung và ngành tôm nói riêng phát triển ổn định, bền vững
Trang 13Phần III:
HIỆN TRẠNG NGÀNH TÔM VIỆT NAM
Tôm nước lợ đang được nuôi tại 30 tỉnh thành và trở thành sản phẩm hàng hóa lớn ở nước ta gồm 2 loài: Tôm sú (loài bản địa) và tôm thẻ chân trắng Tôm sú bắt đầu được sản xuất giống nhân tạo và nuôi từ những năm đầu của thập kỷ 80 (thế
kỷ 20) Từ năm 1998, tôm chân trắng bắt đầu được du nhập Việt Nam với hình thức
nuôi công nghiệp
Từ năm 1999, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 224/1999/QĐ-TTg ngày 08/12/1999 phê duyệt Chương trình phát triển NTTS thời
kỳ 1999-2010 (Chương trình 224) và Nghị quyết số 09/2000/NQ-CP ngày 15/6/2000 (Nghị quyết 09) về một số chủ trương và chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp Những chính sách này có tầm quan trọng đặc biệt, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp nói chung và NTTS nói riêng Giai đoạn 2001-2010, tốc độ tăng sản lượng thủy sản đạt 9,89%, thì NTTS đạt tới 17,96%, giá trị xuất khẩu thủy sản cũng tăng bình quân 12,23%/năm Chương trình này cũng đã đánh dấu sự ra đời của phương thức nuôi tôm công nghiệp và thu hút đầu tư của các doanh nghiệp Đặc biệt, từ năm
2008, sau khi Bộ Nông nghiệp và PTNT có chủ trương cho phép nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng ĐBSCL, nuôi tôm thẻ chân trắng đã trở thành đối tượng nuôi quan trọng thứ hai sau tôm sú Đến năm 2013, tôm thẻ chân trắng đã vượt tôm sú về sản lượng và giá trị xuất khẩu Tôm sú và tôm thẻ chân trắng hiện là mặt hàng xuất khẩu thủy sản chủ lực của Việt Nam
Chỉ sau 10 năm thực hiện chương trình 224 và nghị quyết 09 (2000-2010), diện tích nuôi tôm đã tăng từ 228.610 ha lên 639.115 ha (gấp 2,8 lần), sản lượng tôm tăng từ 97,628 tấn lên 443,714 tấn (gấp 4,5 lần) Từ năm 2010, kim ngạch xuất khẩu tôm đã vượt qua con số 2,1 tỷ USD và con tôm thật sự đã trở thành động lực thu hút đầu tư cho hoạt động nuôi, chế biến và xuất khẩu
1 Diện tích và sản lượng nuôi nước lợ năm 2010 - 2016
Nhìn chung diện tích tôm nuôi tăng không nhiều trong giai đoạn 2010-2016,
từ 639.115ha lên 694.645ha Trong khi đó sản lượng tôm nuôi tăng đáng kể từ 469.893 tấn lên 657.282 tấn Sản lượng tôm nuôi tăng chủ yếu tập trung vào tôm chân trắng, tăng từ 136.719 tấn lên 393.429 tấn Tôm sú có xu hướng giảm về diện tích và sản lượng Năm 2010 đạt 333.174 tấn, giảm còn 263.853 tấn Diện tích tôm
sú một số vùng đã chuyển đổi sang nuôi tôm chân trắng Mặc dù diện tích tôm chân trắng chỉ chiếm khoảng 15% nhưng sản lượng chiếm đến 65% tổng sản lượng tôm nuôi
Giá trị xuất khẩu tôm nuôi cũng có những biến động rất lớn, năm 2014 đã đạt
Trang 14trên 3,9 tỷ đô la, nhưng do dịch bệnh phát sinh, năm 2015 giá trị KNXK tụt xuống còn trên 2,9 tỷ đô la, và đang có xu hướng hồi phục ở năm 2016, đạt 3,15 tỷ đô la
Năm 2016, diện tích và sản lượng tôm nước lợ đều có xu thế tăng trong nhiều năm qua và tập trung chủ yếu ở 8 tỉnh ven biển vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Diện tích nuôi tôm sú vùng ĐBSCL chiếm 94,3%, tôm chân trắng chiếm 75,8% so với nuôi tôm cả nước; tương ứng sản lượng tôm sú vùng ĐBSCL chiếm 94,7%, tôm chân trắng chiếm 74,4% so với sản lượng nuôi tôm của cả nước
Tôm thẻ chân trắng phát triển khá mạnh trong thời gian gần đây, đặc biệt khu vực ven biển miền Trung, xuất hiện nhiều mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp thu được năng suất và hiệu quả cao Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng chiếm khoảng13,57% diện tích nuôi tôm nước lợ, nhưng sản lượng đạt 59,8% tổng sản lượng tôm nuôi trên phạm vi cả nước
Mặc dù, tôm sú là tôm bản địa, được phát triển sớm hơn so với tôm thẻ chân trắng, song năng suất nuôi chưa cao, tỷ lệ mô hình nuôi công nghiệp còn rất thấp, chỉ chiếm 5,98% tổng diện tích nuôi tôm sú Ngoài ra, khu vực ĐBSCL còn phát triển tôm sú lúa và tôm sú rừng với quy mô rất lớn, năm 2016, diện tích nuôi theo 2
mô hình này khu vực ĐBSCL đạt 243.139ha, chiếm 40,5% tổng diện tích nuôi tôm
Tổng diện tích (ha)
Tổng sản lượng (tấn)
Tôm chân trắng (tấn) Tôm sú (tấn)
Trang 15Bảng 2 Diện tích và sản lượng nuôi tôm nước lợ ở các địa phương năm 2016 STT Địa phương
Diện tích thả giống
(ha) Sản lượng thu (tấn) Tổng sản
lượng (tấn) Tôm Sú Tôm CT Tôm Sú Tôm CT
Trang 16Bảng 3 Phân bố diện tích tôm nuôi của các địa phương năm 2016
STT Địa phương
DT nuôi TCT
CN (ha)
Diện tích nuôi Tôm sú (ha) Tổng
Diện tích nuôi thả (ha)
Nuôi
CN
Tôm lúa
Tôm rừng
QC/QC
CT còn lại
Trang 172 Các hình thức nuôi tôm nước lợ
2.1 Nuôi tôm sú
2.1.1 Nuôi tôm Sú thâm canh và bán thâm canh
Nuôi tôm thâm canh dựa hoàn toàn vào thức ăn công nghiệp (chủ yếu là thức
ăn viên có chất lượng cao) Mật độ thả cao từ 25 - 32 con/m2 Diện tích ao nuôi từ 0,3 - 0,9 ha Ao xây dựng hoàn chỉnh, cấp và tiêu nước chủ động, có trang bị đầy đủ các phương tiện nên dễ quản lý và vận hành Nhược điểm của mô hình này là kích
cỡ tôm thu hoạch nhỏ (35-45 con/kg), giá bán dao động cao, chi phí vận hành cao, lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm tương đối thấp Năng suất nuôi từ 4 - 6 tấn/ha/vụ Mùa vụ nuôi: thường nuôi 2 vụ trong năm; vụ chính từ T1-T2 đến T5-T6 tùy thuộc theo từng địa phương; vụ phụ từ T7-T8 đến T11-T12
Một số khó khăn, tồn tại:
Mặc dù các ao nuôi xây dựng bờ ao có khả năng giữ nước đạt mức từ 1,8m, nhưng thực tế khả năng giữ nước của hình thức nuôi này chỉ ở mức 0,8-1,5 m Tình trạng lạm dụng hóa chất và kháng sinh để nuôi tôm diễn ra ở nhiều nơi trong vùng Một số hóa chất đã qua kiểm nghiệm và được lưu hành trên thị trường, nhưng không ít người dân nuôi tôm sử dụng quá mức so với quy định, phương pháp và thời hạn sử dụng không đúng Có nhiều sản phẩm bán trên thị trường không có xuất xứ nguồn gốc nhưng vẫn được người dân sử dụng trong nuôi tôm thâm canh
1,2-Việc quy hoạch hệ thống nuôi thâm canh nhìn chung chưa phát huy được hiệu quả, tình trạng sử dụng nguồn nước chung trong cùng một hệ thống cấp và thoát nước còn khá phổ biến, dẫn đến tình trạng lây lan thường xuyên xảy ra khi có dịch bệnh phát sinh
Kiểm soát con giống thả nuôi còn nhiều hạn chế, nhiều vùng nuôi vẫn sử dụng con giống không có nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng, gặp nhiều rủi ro trong sản xuất
Nhiều vùng nuôi sử dụng thức ăn không đảm bảo, dẫn đến ô nhiễm môi trường, dịch bệnh phát sinh
Nhìn chung giá thành sản xuất còn cao do giá nguyên liệu đầu vào cao; giá bán bấp bênh, lệ thuộc nhiều vào thị trường đầu ra, làm cho người nuôi không yên tâm đầu tư sản xuất
2.1.2 Nuôi tôm sú quảng canh cải tiên (QCCT)
Mô hình nuôi tôm QCCT phát triển mạnh, do có một phần đất sản xuất lúa một vụ kém hiệu quả chuyển sang nuôi tôm Giống tôm sú nhân tạo thả nuôi 4-6 con/m2, cỡ tôm thả nuôi PL15 kỹ thuật nuôi, mức độ đầu tư,…trung bình đạt 0,2-0,35 tấn/ha/vụ Ngoài ra, một số hộ thả với mật độ cao hơn từ 5-8 con/m2 có sự đầu
tư tốt năng suất trung bình khoảng 0,55 tấn/ha/vụ nuôi Do đặc trưng sinh thái của
Trang 18vùng, độ mặn dao động, khó kiểm soát đầu vào nên thường thả nuôi vào những tháng mùa nắng từ T12-1 đến T5-6 tùy theo từng địa phương có thể nuôi 1 hoặc 2
vụ trong năm
Một số tồn tại, hạn chế
- Diện tích nuôi tôm QCCT có thể nói là lớn nhất so với diện tích các hình thức nuôi tôm nước lợ khác, tuy nhiên khu vực này lại chứa đựng sự mất ổn định cao nhất và hiệu quả sản xuất thấp nhất
- Hệ thống cơ sở hạ tầng, đặc biệt thuỷ lợi nhìn chung còn thiếu, nguồn nước cung cấp cho vùng nuôi không bảo đảm, dẫn đến hiệu quả sản xuất thấp
- Tình trạng sử dụng thuốc, hoá chất,… tràn lan, thiếu kiểm tra, kiểm soát, dẫn đến môi trường đất, nước bị thoái hoá, rất khó khăn trong việc tổ chức sản xuất Chất lượng tôm nuôi bị ảnh hưởng
- Nhiều diện tích sử dụng con giống không qua kiểm dịch, thả giống tuỳ tiện không tuân theo hướng dẫn của cơ quan chức năng Tự do xả thải ra môi trường khi tôm bị dịch bệnh,… gây mất ổn định
- Công tác quản lý lỏng lẻo, các mô hình tổ chức quản lý như đồng quản lý,… hình thành tự phát, hiệu quả hoạt động thấp
- Liên kết trong sản xuất gần như chưa có, dẫn đến hiệu quả sản xuất thấp, thị trường tiêu thụ bấp bênh
- Kỹ thuật, trình độ người nuôi hạn chế Việc ghi chép nhật ký gần như không
có dẫn đến khó khăn trong công tác hướng dẫn kỹ thuật và tổ chức sản xuất
2.1.3 Nuôi tôm sú - lúa
Mô hình nuôi tôm sú-lúa phát huy khá hiệu quả tiềm năng trên một đơn vị diện tích canh tác so với độc canh cây lúa trước đây, năng suất tôm nuôi đạt từ 200 -
300 kg/ha/vụ
Đây được xem là mô hình phổ biến, đang được đa số ngư dân các tỉnh ĐBSCL áp dụng nuôi ở các vùng ruộng trũng hiện nay, bởi hiệu quả sử dụng đất cao, phù hợp với khả năng đầu tư của người dân, có hiệu quả về kinh tế và phù hợp môi trường Mô hình nuôi tôm sú QCCT luân canh ruộng lúa một vụ (ở vùng nước lợ), với diện tích mương bao quanh thửa ruộng; chiếm 25 - 30% diện tích Thả giống nhân tạo mật độ từ 4 - 6 con/m2 tôm giống có kích cỡ PL15 Năng suất thu hoạch tôm sú 1 ha ruộng lúa 0,20 - 0,56 tấn/ha ruộng/vụ tùy từng vùng; thời gian nuôi 4 tháng/vụ Mô hình này có điều kiện mở rộng ở những nơi sản xuất lúa 1 vụ bấp bênh, năng suất và hiệu quả thấp
Trang 19Một số tồn tại, hạn chế
- Do tác động và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên diện tích nuôi tôm lúa không ổn định, biến động theo sự xâm nhập mặn vào hệ thống đồng ruộng Dẫn đến khó khăn cho việc bố trí sản xuất
- Sử dụng con giống không đảm bảo chất lượng, chưa được kiểm tra, kiểm soát, dẫn đến nguy cơ dịch bệnh lây lan, ảnh hưởng hiệu quả sản xuất
- Nguồn vốn đầu tư hạn chế, khó khăn cho việc cải tạo đồng ruộng vừa nuôi tôm vừa trồng lúa
- Các yêu cầu, kỹ thuật nuôi tôm lúa hầu như người dân chỉ học tập kinh nhiệm lẫn nhau, chưa có quy trình, hướng dẫn của cơ quan chức năng
- Nguồn nước phục vụ chủ yếu cho trồng lúa, chưa đáp ứng được yêu cầu nuôi tôm, dẫn đến khó khăn trong việc mở rộng quy mô sản xuất
2.1.4 Nuôi tôm tôm rừng (tôm sinh thái)
Đặc điểm của mô hình này là thả tôm nuôi mật độ thưa trên diện tích rộng, theo hình thức đánh tỉa, thả bù và đặc biệt không sử dụng thức ăn công nghiệp Với
mô hình này, người nuôi có thể có lãi từ 30 - 40 triệu/ha/năm Nuôi dựa vào thức ăn
tự nhiên trong ao, mật độ tôm thường thấp, diện tích ao nuôi lớn Ưu điểm vốn đầu
tư thấp, kích cỡ tôm thu hoạch lớn, giá bán cao, cần ít lao động và thời gian nuôi không dài do sử dụng giống lớn Nhược điểm là năng suất và lợi nhuận thấp, cần diện tích ao nuôi lớn để tăng sản lượng nên vận hành và quản lý khó, nhất là ở các
ao đầm tự nhiên có hình dạng rất khác nhau Mô hình nuôi tôm quảng canh có thả thêm giống vào ruộng khá phổ biến, mật độ từ 1-2 con/m2, cỡ tôm thả nuôi 1,5-2 cm/con; bổ sung thức ăn và thay nước để lấy giống tự nhiên Đối với mô hình nuôi tôm quảng canh có bổ sung giống quanh năm nhưng không cho ăn và chỉ chăm sóc, bảo vệ đạt năng suất nuôi 0,1 - 0,15 tấn/ha/năm (tùy theo lượng giống thả, mức độ quản lý chăm sóc) Tuy nhiên những năm về sau năng suất bị giảm nhiều do nguồn lợi giống tôm tự nhiên ngày càng cạn kiệt do khai thác quá mức
Phương thức nuôi quảng canh như việc nuôi tôm kết hợp với trồng RNM chủ yếu vùng ven biển Cà Mau và Bạc Liêu Trung bình mỗi hộ có khoảng 5-10 ha đất rừng, kết hợp với NTTS Nuôi thủy sản trong rừng ngập mặn hiện nay chủ yếu là nuôi tôm ở phương thức quảng canh không thả giống, không cho ăn và nuôi quanh năm Phương thức này năng suất không ổn định và hiệu quả kinh tế thấp và giảm dần khi tuổi cây tăng Phương thức nuôi tiến bộ hơn là có thả giống bổ sung tôm, cua, cá,… các đối tượng nuôi được thu tỉa thà bù thường xuyên theo con nước và có
bổ sung thức ăn; mật độ thả giống bình quân 3-5con/m2, năng suất từ 350-400 kg/ha/năm Tuy nhiên, vấn đề nuôi trong RNM còn nhiều tồn tại như tình trạng bồi lắng mặt trảng theo thời gian, tỷ lệ rừng và tôm không phù hợp theo quy định (7:3), ảnh hưởng đến môi trường sinh thái
Trang 20- Sản xuất manh mún, nhỏ lẻ do đó rất khó khăn trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất Hệ thống điện, giao thông thường không đảm bảo để sản xuất
- Chưa có giống lớn, kháng bệnh phục vụ sản xuất
- Hầu hết người nuôi không có kỹ thuật, sản xuất theo kinh nghiệm, do đó việc áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất gặp rất nhiều khó khăn
- Hiện nay có rất ít các hộ sản xuất có liên kết với cơ sở thu mua, nhà máy chế biến, do đó giá bán tôm thường biến động theo thị trường
- Sử dụng nguồn nước cấp thoát tự nhiên, không có hệ thống lắng lọc, trong khi nguồn nước khu vực ven biển đang có dấu hiệu ô nhiễm, tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất
- Tập quán, thói quen canh tác nhỏ lẻ, manh mún (thu tỉa thả bù), không tuân thủ mùa vụ,… tôm thu hoạch khối lượng nhỏ, dẫn đến giá trị sản xuất không cao
2.2 Nuôi tôm Thẻ chân trắng
Những vùng nuôi chuyên tôm TCT thường thả nuôi 2 vụ/năm Vụ 1 từ T2-T4,
vụ 2 từ T6 - T8 (DL), một số nơi nuôi luân canh vụ chính nuôi tôm Sú, vụ phụ nuôi tôm TCT
Mặc dù giá trị của tôm TCT đem lại khá cao tuy nhiên quy trình kỹ thuật nuôi tôm TCT được thực hiện nghiêm ngặt hơn so với nuôi tôm Sú, đặc biệt là khâu xử lý
ao nuôi, môi trường nước và các yếu tố khác có liên quan Một khó khăn nữa là hiện nay tôm giống phải nhập về từ các tỉnh miền Trung, miền Bắc, tình trạng kiểm tra, kiểm dịch còn hạn chế, chưa đảm bảo chất lượng giống thả nuôi
Bố trí mùa vụ nuôi trong năm tùy thuộc vào điều kiện cụ thể từng thời điểm
mà có những điều chỉnh thích hợp sao cho có những lợi thế nhất định trong sản xuất Đối với mô hình nuôi tôm TCT thâm canh khuyến cáo bố trí nuôi 2 vụ chính trong năm với năng suất đạt từ 5 - 11 tấn/ha/vụ
Một số tồn tại, hạn chế:
- Mặc dù áp dụng công nghệ hiện đại, một số nơi nuôi siêu thâm canh, năng suất rất cao, tuy nhiên giá thành sản xuất cao, khả năng cạnh tranh thấp
Trang 21- Thị trường tiêu thụ sản phẩm vẫn bị động lệ thuộc vào biến động của thị trường tiêu thụ; việc liên kết giữa sản xuất và chế biến còn lỏng lẻo, dẫn đến nhiều thời điểm, đặc biệt là vụ thu hoạch giá tôm bị giảm thấp
- Chi phí đầu tư lớn, rủi ro cao, dẫn đến khó khăn trong việc lôi kéo các thành phần kinh tế tham gia đầu tư
- Nguồn giống bố mẹ vẫn lệ thuộc vào nguồn nhập khẩu, nhiều vùng nuôi chưa được sử dụng giống sạch bệnh vào sản xuất
- Hiện tượng ô nhiễm môi trường, dịch bệnh diễn ra ở nhiều nơi, diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất
- Hệ thống thu gom, xử lý nước thải nhiều nơi chưa thực hiện đầy đủ, vẫn xả thải trực tiếp ra môi trường
2.3 Nuôi tôm trên cát
Phong trào nuôi tôm trên cát các tỉnh miền Trung được bắt đầu từ những năm
2000, việc phát triển thời kỳ đầu chậm do gặp những vướng mắc như chí phí đầu tư xây dựng hạ tầng lớn, giá thành sản xuất cao và tác động tiêu cực như phá rừng, khai thác cạn kiệt nước ngầm v.v Sau khi áp dụng công nghệ mới như nuôi tôm thâm canh ít thay nước, sử dụng chế phẩm vi sinh, tái sử dụng nước, công nghệ bioflocs v.v hiệu quả tăng cao, diện tích nuôi trên vùng cát đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương Đến năm 2016, cả nước có 14 tỉnh thành ven biển Miển Trung đang nuôi tôm trên cát với tổng diện tích 3.734 ha, sản lượng đạt 41.705 tấn Nuôi tôm trên cát
đã và đang góp phần quan trọng vào đời sống kinh tế xã hội, đem lại việc làm, thu nhập cho một bộ phận lớn người dân nghèo ven biển
Diện tích nuôi tôm trên cát tiềm năng hiện ước khoảng 12.000-14.600 ha Diện tích nuôi trong giai đoạn 2010-2016 tăng trưởng trung bình khoảng 7,5%/năm (từ 2.381 ha lên đến 3.734 ha) Đây là vùng nuôi cao triều, đối tượng nuôi chủ yếu tôm TCT nuôi theo hình thức thâm canh và có thể nuôi được quanh năm, trừ một số thờ i gian có nắng nóng và có mưa bão nên người nuôi chủ động không đầu tư hoặc thu hoạch để tránh thiệt hại
Sản lượng tôm nuôi trên cát trong giai đoạn 2010-2016 tăng trưởng trung bình 5,0%/năm (từ 30.844 tấn lên đến 41.705 tấn) Năng suất nuôi tôm trên cát các tỉnh miền Trung cao hơn năng suất bình quân của cả nước (Diện tích nuôi chỉ chiếm 15% nhưng sản lượng thu hoạch 49% của nuôi tôm nước lợ toàn vùng – năng suất trung bình khoảng 10-14 tấn/ha), có nơi cho năng suất rất cao như ở Quảng Nam (hơn 20 tấn/ha), Quảng Ngãi (khoảng 17 tấn/ha) Những tỉnh có diện tích nuôi tôm trên cát lớn gồm: Bình Thuận (28% tổng diện nuôi tôm trên cát), Ninh Thuận (18%), Phú Yên (16%), Thừa Thiên Huế (14%)
Hiện nay, tại một số địa phương đã phát triển mô hình nuôi tôm thâm canh mật độ cao ít thay nước, sử dụng công nghệ Biofloc Những công nghệ này đã giải
Trang 22quyết một số vấn đề như hạn chế sử dụng nước ngầm và cho năng suất cao, tuy nhiên đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu rất cao
Về tổ chức sản xuất, khu vực miền Trung hiện nay xuất hiện cả 3 loại hình gồm: Hộ nuôi cá thể, hợp tác xã và doanh nghiệp Mô hình hộ nuôi cá thể thường có qui mô nhỏ lẻ, manh mún rất khó kiểm soát Các khu vực nuôi tập trung, quy mô lớn thường là của các doanh nghiệp hoặc hợp tác xã kiểu mới, có đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất
Các hợp tác xã (HTX) kiểu mới và tổ hợp tác khá phát triển tại các tỉnh miền Trung Nhiều tỉnh đã có các chính sách hỗ trợ phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế của các mô hình kinh tế tập thể như tỉnh Bình Thuận có 35 HTX thủy sản, với số vốn hoạt động bình quân 1,56 tỷ đồng/HTX và số xã viên bình quân khoảng 25 người/HTX Các HTX đã có nhiều cải tiến trong công tác tổ chức, quản lý, mở rộng dịch vụ, phát triển thêm ngành nghề, làm đầu mối tiếp nhận chương trình chuyển giao kỹ thuật và các nguồn vốn phục vụ trực tiếp cho kinh tế hộ, tham gia tích cực vào việc cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm cho ngư dân
Một số địa phương đã và đang vận động thành lập tổ chức tổ đồng quản lý để quản lý vùng nuôi Các tổ chức này nhằm tập hợp được cộng đồng những người nuôi, để triển khai các chủ trương chính sách, các qui định của Nhà nước về NTTS như lịch thời vụ nuôi, chính sách ưu đãi đầu tư phát triển NTTS, các qui định về công tác phòng chống dịch bệnh, công tác thú y thuỷ sản để giúp đỡ nhau trong sản xuất
và kinh doanh
Bảng 4 Diện tích nuôi tôm trên cát các tỉnh miền Trung giai đoạn 2010-2014
Địa phương
2010 2011 2012 2013 2014 Diện
tích (ha)
Sản lượng (tấn)
Diện tích (ha)
Sản lượng (tấn)
Diện tích (ha)
Sản lượng (tấn)
Diện tích (ha)
Sản lượng (tấn)
Diện tích (ha)
Sản lượng (tấn)
Thừa Thiên Huế 208 4.200 264 3.176 314 4.419 314 4.300 418 4.723 Quảng Nam 167 3.530 269 4.500 310 7.000 340 7.200 267 7.550 Quảng Ngãi 175 3.141 187 3.357 150 2.700 155 2.626 164 2.791 Bình Định 244 2.309 231 2.544 242 2.599 256 2.039 225 1.773 Phú Yên 493 1.469 493 1.626 513 1.529 547 1.865 547 2.073
Ninh Thuận 345 4.600 240 3.140 453 3.700 487 4.300 487 5.500 Bình Thuận 748 11.583 872 13.825 897 10.410 833 12.742 853 11.500
Tổng 2.381 30.844 2.559 32.216 2.891 32.577 2.969 35.792 3.018 37.030
(Nguồn: Vụ NTTS, 2015)
Đối tượng tôm nuôi phổ biến hiện nay là tôm chân trắng (Litopenaeus
Trang 23hiện nay đa phần được cung cấp bởi các trại sản xuất giống từ các công ty như CP, Việt Úc… con giống được kiểm dịch trước khi thả nuôi
Mô hình nuôi thương phẩm trên cát hiện nay chủ yếu với quy trình kỹ thuật nuôi tôm thâm canh, thả nuôi với mật độ cao Một số công nghệ nuôi tôm như công nghệ thâm canh ít thay nước, công nghệ Biofloc đã được áp dụng và mang lại hiệu quả kinh tế và môi trường Những công nghệ này đã giải quyết một số vấn đề như thiếu nước ngầm, và cho năng suất cao, tuy nhiên đòi hỏi đầu tư và trình độ quản lý trang trại rất cao
Một số tồn tại, hạn chế:
- Hạ tầng kỹ thuật đầu tư chưa đồng bộ, nhiều vùng sản xuất thiếu hệ thống
cơ sở hạ tầng như điện, thuỷ lợi, giao thông Ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất
- Nuôi tôm trên cát chủ yếu là nuôi công nghiệp, tôm chân trắng, tuy nhiên nhiều nơi nguồn nước ngọt không đầy đủ, nhiều hộ nuôi khoan nước ngầm để phục
vụ sản xuất, dẫn đến ô nhiễm nguồn nước ngầm ngọt
- Con giống phục vụ sản xuất nhiều nơi chưa sử dụng giống sạch bệnh nên vẫn còn hiện tượng dịch bệnh xảy ra ở nhiều nơi
- Khu vực ven biển nhiều nơi bị ô nhiễm do hoạt động của các ngành kinh tế, dẫn đến nguồn nước phục vụ sản xuất không đảm bảo
- Tiêu thụ sản phẩm cũng gặp khó khăn, đặc biệt vào thời điểm thu tôm đồng loạt
- Nước thải từ vùng nuôi nhiều nơi chưa được xử lý mà thải trực tiếp ra môi trường
3 Đánh giá hiệu quả các mô hình nuôi tôm nước lợ theo chuỗi giá trị
Đối với tổng lợi nhuận của toàn chuỗi sản xuất, trên toàn bộ khối lượng sản phẩm tôm sau khi chế biến được xuất khẩu, nghiên cứu của PGS.TS Lê Xuân Sinh
đã đi đến kết luận: nếu tôm sú tiêu thụ nội địa và không qua nhà máy CBTSXK thì người nuôi đóng vai trò quan trọng về chi phí tăng thêm hơn 80% và được hưởng lợi nhuận thuần 81,9 - 88,9% Nếu tiêu thụ thông qua nhà máy CBTSXK thì người nuôi đóng vai trò quan trọng về chi phí tăng thêm 58,9 - 73,1%, nhưng doanh nghiệp CBTSXK được hưởng hầu hết lợi nhuận thuần toàn chuỗi 97,04 - 97,22%
Bảng 5 Kết quả lợi nhuận trên 1 kg tôm nuôi
Đơn vị tính: % tổng lợi nhuận 1 kg tôm nuôi
Trang 24Một kết quả nghiên cứu khác của Lê Văn Gia Nhỏ - Viện Khoa học Nông nghiệp miền Nam năm 2010, tỷ lệ phân phối lợi nhuận chuỗi tôm Sú tại ĐBSCL như sau: người nuôi hưởng 70-80%; thương lái 7%; đại lý thu mua (vựa/doanh nghiệp) 15-16%; doanh nghiệp CBTSXK 6-7%
Mặc dù, nếu tính trên 1kg tôm thì người nuôi tôm vẫn có được lợi nhuận cao
so với các tác nhân khác trong chuỗi sản xuất Nhà máy CBTS và người mua bán trung gian có tỷ lệ lợi nhuận thấp hơn, nhưng họ là nhóm tác nhân kiếm được lợi nhuận trong thời gian ngắn so với người nông dân (sau 4-6 tháng nuôi) Hơn nữa do sản xuất nhỏ lẻ, vì vậy vai trò của người dân nuôi tôm cũng rất thấp trong việc ra quyết định và thương thảo về hợp đồng và giá bán so với Nhà máy CBTS và người buôn bán trung gian Do vậy, người nuôi tôm chính là người dễ chịu và gặp nhiều rủi ro nhất trong chuỗi sản xuất chẳng hạn khi dịch bệnh và biến động thị trường xảy
ra so với các tác nhân khác Nhà máy CBTS vẫn là tác nhân giữa vai trò chính trong việc sản xuất tôm của Việt Nam, do hiện nay họ mua nguyên liệu từ nhiều hộ dân nhỏ lẻ hoặc thu mua tôm từ nhiều vựa thu mua tôm quy mô vừa và nhỏ Vì vậy, sơ
đồ chuỗi giá trị tôm (hình 2.20) cho thấy dòng cung cấp sản lượng tôm cho dùng/xuất khẩu sẽ theo dòng luân chuyển từ phía bên trái sang phía bên phải, trong khi việc ra quyết định về giá cả và nhu cầu thị trường thì theo hướng ngược lại (Tran
et al 2013; Phan 2014) Như vậy để phát triển bền vững thì cần có các “liên kết ngang” và “liên kết dọc” cần được quan tâm để hình thành và hỗ trợ thực hiện Các
hộ dân nhỏ lẻ cần hoạt động theo hình thức tổ nhóm và thông qua đó việc liên kết với các mắt xích khác trong chuỗi cũng dễ dàng hơn, công tác hỗ trợ kỹ thuật và hỗ trợ chính sách sẽ hiệu quả hơn Trong khi, các tác nhân khác trong chuỗi cũng sẽ thuận lợi hơn trong việc chủ động nguồn nguyên liệu và nguồn khách hàng
4 Khoa học, công nghệ và hoạt động khuyến ngư trong nuôi tôm nước lợ 4.1 Về khoa học, công nghệ
Phát triển KHCN luôn là vấn đề nóng được đặt ra, đặc biệt là trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản với đối tượng tôm nước lợ Tuy nhiên, phát triển KHCN vẫn chậm so với tốc độ phát triển và yêu cầu của sản xuất, thiếu đồng bộ Điều đó thể hiện trong nghiên cứu, ứng dụng KHCN và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong các vấn đề về giống tôm sạch bệnh, chất lượng sản xuất đàn tôm bố mẹ, giống hậu bị, nghiên cứu dinh dưỡng, sản xuất thức ăn thủy sản, nghiên cứu bệnh thủy sản, thuốc kháng sinh, các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh… Ngoài việc chậm trễ trong nghiên cứu chuyển giao công nghệ, việc phối hợp đồng bộ các nguồn lực, các nguồn vốn, các thành phần tham gia nghiên cứu KHCN cũng còn hạn chế
Tốc độ phát triển nuôi tôm nước lợ trong thời gian qua rất nhanh, nhưng sự phát triển đó diễn ra chủ yếu theo chiều rộng, sự tăng trưởng về sản lượng cũng đồng thời phát triển về diện tích Đây là một trong các nguyên nhân làm cho các sản
Trang 25yên tâm chủ động về chất lượng Về sản xuất thức ăn thủy sản, chủ yếu đang phụ thuộc các doanh nghiệp nước ngoài, không chủ động quản lý được chi phí đầu vào, nhưng vấn đề thách thức khó và phức tạp hơn đó là công nghệ, tỷ lệ, thành phần thức ăn phụ thuộc hoàn toàn các kết quả nghiên cứu về dinh dưỡng Về thú y thủy sản, các nghiên cứu chỉ mới ở các bước đi đầu tiên, chưa có hệ thống Chưa có cơ quan chuyên môn, chuyên ngành chịu trách nhiệm nghiên cứu về bệnh thủy sản
4.1.1 Đối với tôm sú
Tôm sú phân bố tự nhiên và là đối tượng nuôi phổ biến ở các nước Châu á như Ấn Độ, Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan, Philippine, Malaysia và Việt Nam Theo thống kê của FAO, 2016, sản lượng tôm sú nuôi toàn cầu đạt 1,1 triệu tấn, trong đó Việt Nam đạt hơn 263.800 tấn (chiếm khoảng 25% tổng sản lượng tôm sú toàn cầu) Một số nước có thế mạnh về sản xuất tôm sú như: Indonesia, Ấn Độ, Bangladesh, Thái Lan, Philippine,… Tuy nhiện, sản lượng và thị phần trên thị trường tôm sú toàn cầu của các nước đều có xu thế giảm trong thời gian gần đây (Indonesia giảm từ 40% năm 2012 còn 20% năm 2016) Tôm sú được nuôi bằng các phương thức khác nhau như: quảng canh (QC), quảng canh cải tiến (QCCT), bán thâm canh (BTC) và thâm canh (TC) Trong thời gian qua, các nghiên cứu về tôm sú trên thế giới tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực: chọn giống tăng trưởng nhanh, tỷ lệ sống cao, sạch bệnh; hệ thống nuôi năng suất cao, phòng chống dịch bệnh
Sản lượng tôm thế giới năm 2016 đi theo chiều hướng giảm, trái ngược với những dự báo trước đó do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp tại một số quốc gia nuôi tôm chính, kết hợp với giá tôm thế giới giảm trong năm vừa qua Theo báo cáo mới nhất Globefish của FAO, sự phục hồi của ngành tôm Thái Lan và đẩy mạnh thu hoạch tôm tại Ecuado không đủ bù đắp cho sản lượng thiếu hụt ở các quốc gia khác, đặc biệt là Trung Quốc (FAO, 2016) Sản lượng tôm tại các vùng nuôi chính của Trung Quốc năm 2016 giảm 30 - 40% do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh trong khi nhiều nông dân bỏ ao nuôi Trung Quốc đã phải nhập khẩu một lượng tôm nguyên liệu lớn để phục vụ cho chế biến và xuất khẩu Bên cạnh đó, sản lượng tôm của Ấn Độ và Indonesia là hai quốc gia sản xuất tôm lớn ở châu Á cũng được dự báo thấp hơn so với kế hoạch năm 2016 Tại Mỹ Latinh, sản lượng tôm nuôi tại Ecuado duy trì mức tăng tương đối, song tại Mehico, dịch bệnh khiến nông dân phải thu hoạch tôm sớm đã ảnh hưởng tiêu cực đến tổng sản lượng tôm nuôi Tại các quốc gia khác ở Trung và Nam Mỹ, sản lượng tôm nuôi cũng không được cải thiện nhiều
Về công nghệ nuôi, các nước đang tiếp tục nghiên cứu giải pháp kỹ thuật để cải thiện năng suất và tỷ lệ sống của tôm sú nuôi thông qua cải tiến hệ thống cấp, thoát nước; thiết kế ao nuôi; chế độ thay nước; sử dụng thức ăn và chế phẩm sinh học; ứng dụng công nghệ tuần hoàn, khép kín… năng suất nuôi tôm sú đạt từ 150-10.000 kg/ha/vụ thùy mức độ thâm canh
Trang 264.1.2 Đối với tôm thẻ chân trắng
Tôm thẻ chân trắng là loài tôm được nuôi phổ biến nhất ở khu vực Nam Mỹ ở các nước như: Ecuador, Mỹ, Mexico, Panama, Colombia, Peru Nghề nuôi tôm thẻ chân trắng phát triển từ đầu thập niên 90 của thế kỷ 20 Trong đó, Ecuado là quốc gia đứng đầu về sản lượng Các quốc gia châu Á như Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam,
Ấn Độ, Bangladesh, Indonesia, cũng đã di nhập và phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng Vì vậy, sản lượng tôm thẻ chân trắng nuôi ở Châu Á tăng rất nhanh trong hai thập kỷ vừa qua Theo thống kê của FAO, năm 2003, sản lượng của tôm chân trắng nuôi khu vực này đạt 497.600 tấn, chiếm khoảng 38,4%tổng sản lượng tôm nuôi thế giới; năm 2010, tăng lên 2.646.300 tấn, chiếm gần 84% tổng sản lượng tôm nuôi toàn cầu Đến 2013, sản lượng tôm nuôi vùng này đã giảm (đạt khoảng 2 triệu tấn, chiếm khoảng 70% tổng sản lượng tôm nuôi trên thế giới) do sự bùng phát dịch bệnh (FAO, 2014; FAO, 2017) Tình hình sản xuất tôm nước lợ nói chung và tôm thẻ chân trắng nói riêng đã được phục hồi trong vài năm vừa qua Cùng với sự tăng trưởng sản phẩm tôm thẻ chân trắng, những cải tiến kỹ thuậtvề sản xuất giống, kỹ thuật nuôi, phòng trị dịch bệnh trên tôm thẻ chân trắng cũng được quan tâm thực hiện
Về công nghệ nuôi, tôm thẻ chân trắng được nuôi phổ biến ở các nước bằng phương thức nuôi thâm canh Phương thức nuôi quảng canh cải tiến, bán thâm canh vẫn đang được áp dụng ở một số nước Châu Mỹ: Ecuador, Peru,… Một số nghiên cứu về công nghệ Biofloc, Copefloc, lọc sinh học, hệ thống tuần hoàn nước đã được thực hiện để tăng năng suất nuôi và phòng trị dịch bệnh ở nhiều nước trên thế giới Một số nghiên cứu về công nghệ cao như: công nghệ nano, nuôi trong nhà kính, bể nổi, ao nước chảy,… cũng được thử nghiệm đã giúp cải thiện năng suất nuôi đáng
kể và kiểm soát hiệu quả các rủi ro do môi trường, dịch bệnh Năng suất nuôi tôm thẻ chân trắng hiện nay có thể đạt được 40 tấn/ha/vụ
Tôm sú hiện được đánh giá là ngành hàng có ưu thế của Việt Nam so với thế giới vì hiện nay trên thị trường chỉ còn một ít nước sản xuất như: Ấn Độ, Bangladesh Mặc dù, tôm sú được nuôi trước tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam, nhưng
số lượng nghiên cứu trên tôm sú còn ít hơn so với tôm thẻ chân trắng và chưa tương xứng với vai trò của một đối tượng nuôi kinh tế quan trọng Nghiên cứu trên tôm sú
ở Việt Nam chủ yếu là các nghiên cứu về sinh học, sinh sản, sản xuất giống tôm sú tiến hành tại Viện Nghiên cứu Hải sản, Trung tâm Nghiên cứu NTTS III, Viện Nghiên cứu Biển, Trường Đại học Thủy sản, Viện Nghiên cứu NTTS I, Viện Nghiên cứu NTTS II Các nghiên cứu này đã cung cấp các luận cứ khoa học cho sinh sản nhân tạo tôm sú ở điều kiện Việt nam
Mặc dù nhiều chương trình nghiên cứu trong nước về tôm sú bố mẹ đã được công bố nhưng việc khép kín vòng đời tôm sú từ trứng đến tôm mẹ và tạo ra các thế
Trang 27đời và sản xuất tôm sú bố mẹ và tôm sú giống sạch bệnh được triển khai tại Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản III chủ trì phối hợp Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản II thực từ 2004-2008, chương trình đã thành công trong việc khép kín vòng đời tôm sú bố mẹ trong bể nuôi tuần hoàn kín giá thể cát và sản xuất được sản lượng lớn tôm bố mẹ sạch bệnh và tôm sú giống gia hoá (hơn 300 cặp tôm bố mẹ sạch bệnh
và 7 triệu tôm sú giống gia hoá PL15 được sản xuất trong năm 2008) Chương trình chọn giống tôm sú đang được tiếp tục triển khai tại Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II nhằm cải thiện sức sinh sản và chất lượng tôm giống được tạo ra
Viện nghiên cứu NTTS III đã xây dựng thành công công nghệ nuôi tôm sú thâm canh sử dụng các chế phẩm sinh học đạt năng suất cao (7-8 tấn/ha/vụ) và bền vững môi trường sinh thái Viện Nghiên cứuNTTS II xây dựng thành công quy trình
kỹ thuật nuôi tôm sú phòng chống hội chứng chết sớm, quy trình sử dụng kháng sinh hợp lý trong phòng trị bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm nuôi nước lợ ở Việt Nam: là quy trình nuôi với mục đích giảm thiểu mức độ thiệt hại do hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính gây ra Chính vì vậy việc ngăn ngừa yếu tố nguy cơ được lưu ý ở từng bước trong quy trình kỹ thuật nuôi từ việc chọn ao nuôi, diện tích ao lắng, cải tạo ao, chọn giống, quản lý thức ăn, quản lý chất lượng nước cũng như biện pháp khắc phục một số trường hợp có thể xảy ra Trong quá trình nuôi ngoài việc áp dụng an toàn sinh học để tránh lây lan còn theo dõi thường xuyên sức khỏe tôm nuôi cùng với kiểm tra chất lượng nước để có biện pháp xử lý kịp thời ao nuôi
Quy trình công nghệ nuôi tôm tuần hoàn khép kín đã được Công ty CP ứng dụng thành công ở Việt Nam Với quy trình này, mối lo về nguy cơ cạn kiệt nguồn nước ngầm và ô nhiễm môi trường chung quanh đã được giải quyết một cách cơ bản Công nghệ nuôi này chỉ dùng nước biển và tuần hoàn từ ao nuôi qua ao dự trữ
xử lý Lượng nước hao hụt do bốc hơi sẽ được bổ sung từ hệ thống cấp Như vậy, quá trình nuôi không cần phải thay nước sau mỗi vụ thu hoạch như với con tôm Sú trước đây Nền đáy ao được lót bạt dày 0,75 cm bảo đảm nước không rò rỉ ra chung quanh Với quy trình này, không lo về nguy cơ cạn kiệt nguồn nước ngầm vùng ven biển do lấy nước nuôi tôm và môi trường không bị ảnh hưởng bởi nước thải thay ra sau mỗi vụ nuôi
Hệ thống RAS được cải tiến, áp dụng trong các trại sản xuất giống tôm từ năm 2000, nhất là các trại giống ở ĐBSCL, đem lại hiệu quả rõ rệt đối với việc kiểm soát yếu tố môi trường, tiết kiệm nước và nâng cao tỷ lệ sống của ấu trùng (70 - 92%) Năm 2005, TS Trương Trọng Nghĩa và ThS Thạch Thanh (Khoa Thuỷ sản, Đại học Cần Thơ) đã nghiên cứu ứng dụng RAS trong sản xuất giống tôm sú, tạo ra giống tôm sạch bệnh, bảo vệ môi trường và giảm 50% chi phí sản xuất Công nghệ nuôi tôm trong nhà kính đã được áp dụng phổ biến tại các nước tiên tiến Tôm nuôi trong nhà kính có nhiều ưu điểm, như sức tăng trưởng nhanh, đặc biệt là tôm thương phẩm sau khi thu hoạch bóng, đẹp, nên dễ tiêu thụ và giá bán cao Với lợi nhuận
Trang 28lớn, hiện nay có nhiều công ty đã đầu tư nuôi TTCT trong nhà kính, như Công ty
TNHH SX&TM Trúc Anh và Công ty TNHH Việt-Úc (Bạc Liêu)
Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất giống và cơ sở khoa học phục vụ
quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei do Viện Nghiên cứu
Nuôi trồng thủy sản III thực hiện từ 2006-2008 Kết quả của đề tài đạt được bao gồm: i) Quy trình kỹ thuật nuôi vỗ và cho đẻ tôm bố mẹ tôm chân trắng, ii) Quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo tôm chân trắng, iii) Quy trình kỹ thuật nuôi tôm chân trắng vùng sinh thái nước ngọt, iv) Quy trình kỹ thuật nuôi tôm chân trắng vùng sinh thái nước lợ và mặn
Nghiên cứu sản xuất tôm thẻ chân trắng bố mẹ chất lượng, sạch bệnh phục vụ sản xuất giống nhân tạo do Viện Nghiên cứu NTTS III thực hiện từ năm 2009-2010 Kết quả cho thấy tôm bố mẹ được nuôi trong điều kiện Việt nam cho sức sinh sản tuyệt đối từ 20-23 vạn trứng/cá thể, cao hơn sức sinh sản tôm mẹ nhập trực tiếp từ Hawaii (17-19 vạn trứng/cá thể)
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học sản xuất tôm thẻ chân trắng sạch bệnh” do Viện Nghiên cứu NTTS III thực hiện từ năm 2009-2011 Kết quả đã nhập một đàn tôm sạch bệnh từ Hawaii-Mỹ (350 cặp bố mẹ, 60-70g/con) và đàn tôm từ Thái Lan (500 cặp bố mẹ, 55-65g/con) Kết quả đã xác định được loại thức ăn, mật
độ, hệ thống nuôi tôm bố mẹ và đã tạo được đàn bố mẹ sạch bệnh
Viện Nghiên cứu NTTS III đang thực hiện nhiệm vụ “Nghiên cứu phát triển và ứng dụng chỉ thị phân tử để chọn tạo tôm chân trắng bố mẹ tăng trưởng nhanh” thuộc
Chương trình Công nghệ sinh học nông nghiệp, thủy sản-Bộ NN&PTNT từ
2018-2020 Kết quả chọn tạo ch thấy, sạch 5 loại bệnh nguy hiểm thường gặp với số lượng
500 cá thể/đàn tôm/thế hệ Cỡ tôm bố mẹ: 45 g/con tôm cái, 40 g/con tôm đực; Tôm
đã được nuôi chung đánh giá sinh trưởng và sức sống trong 2 môi trường khác nhau,
cỡ tôm hiện nay đạt 17-20g/con Đang tiến hành thu số liệu về tăng trưởng
Nhập nội và duy trì giống gốc tôm chân trắng, sản xuất tôm bố mẹ và cung cấp cho các cơ sở sản xuất giống, đào tạo kỹ thuật quản lý tôm bố mẹ và sản xuất giống tôm chân trắng đảm bảo chất lượng Thuộc dự án “Phát triển tôm bố mẹ tôm chân trắng” do Viện nghiên cứu NTTS I chủ trì Năm 2014 đã tiến hành đánh giá 37
tổ hợp lai, kết quả đã chọn được 5 tổ hợp lai có ưu thế về tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống cao nhất.; Năm 2015 đánh giá 15 tổ hợp lai, kết quả chọn được 3 tổ hợp lai cho tốc độ tăng trưởng cao; Sản xuất được trên 40.000 tôm bố mẹ hậu bị
Dự án “Nâng cao chất lượng giống tôm thẻ chân trắng” thuộc Chương trình giống 2194 do Viện nghiên cứu NTTS III chủ trì, đã tạo được 6 tổ hợp tôm lai từ 3 đàn vật liệu ban đầu và bước đầu chọn được công thức lai cho tốc độ tăng trưởng và
tỷ lệ sống cao nhất là dòng được lai tạo giữa đực SIS x cái OI Sau 90 ngày nuôi tôm
Trang 29Công ty TNHH SX & TM Trúc Anh áp dụng quy trình nuôi tôm 02 giai đoạn
và cho kết quả tốt hơn Ao nuôi được lót bạt và trang bị quạt và hệ thống cấp khí nhưng không có mái che Trong quá trình nuôi sử dụng vi sinh, thảo dược, mật rỉ đường và các chất bổ sung khác Một phần nước được tái sử dụng bằng cách đưa về
ao cá phi Công nghệ chủ đạo của quy trình là công nghệ biofloc và sử dụng vi sinh Quy trình đã ứng dụng thành công ở nhiều hộ nuôi ở Cà Mau, Bạc Liêu và nhiều tỉnh thành trên cả nước Nhìn chung, quy trình của Công ty TNHH SX & TM Trúc Anh hiện nay có nhiều ưu điểm: Khả năng ứng dụng của quy trình ở qui mô nông hộ cao vì chi phí đầu tư ban đầu thấp, quy trình đã có giải pháp để hạn chế thay nước bằng cách dùng vi sinh và công nghệ biofloc, nguồn nước thải được tái sử dụng bằng cách cho vào hệ thống ao nuôi cá rô phi, nên hạn chế được ô nhiễm môi trường
và dịch bệnh, hệ số thức ăn thấp nên giảm chi phí sản xuất
Nghiên cứ u ứng du ̣ng công nghệ biofloc trong nuôi thâm canh tôm he chân
trắng (Litopenaeus vannamei) đã xây dựng được qui trình nuôi tôm bằng biofloc
giảm ô nhiễm môi trường, tăng tỷ lệ sống, năng suất và giảm trên 20% hệ số thức ăn của tôm nhưng qui trình này áp dụng đòi hỏi hộ/trang trạng có đủ điều kiện cơ sở vật chất và có kỹ thuật thì mới đáp ứng được (Nguyễn Thị Thu Hiền và Nguyễn Văn Huấn, 2013)
Nghiên cứu quy trình công nghệ nuôi thâm canh tôm chân trắng kiểm soát bệnh đốm trắng và hoại tử gan tụy cấp quy mô trang trại và Nghiên cứu quy trình sử dụng kháng sinh hợp lý trong phòng trị bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm nuôi nước lợ ở Việt Nam do Viện Nghiên cứu NTTS II chủ trì thực hiện đã cho thấy đối với chế phẩm vi sinh, chất kháng khuẩn hay kháng sinh có hiệu quả trong phòng bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm tuy nhiên tùy thuộc rất nhiều vào tình trạng ao
nuôi nhất là đối với nền đáy và tổng Vibrio trong ao nuôi Đề tài đã đưa ra được các
giải pháp áp dụng cho thấy có hiệu quả
Đề tài “Nghiên cứu ứng dụng quy trình kỹ thuật sản xuất giống tôm thẻ chân
trắng (Litopenaneus vanamei) tại tỉnh Trà Vinh” Đề tài đã xây dựng thành công 1
mô hình ương giống tôm thẻ chân trắng với quy mô 30 triệu PL/mô hình, tỷ lệ sống
từ Nauplius-PL12 đạt trung bình 30-40% Chủ động nuôi vỗ thành thục, cho đẻ và xây dựng thành công quy trình sản xuất giống tôm thẻ chân trắng trong điều kiện
thực tế tỉnh Trà Vinh: tỷ lệ thành thục 80%, tỷ lệ sống từ Nauplius-PL12 đạt trung bình 30-40%, sản xuất được 20 triệu con PL12
Viện Nghiên cứu Thủy sản I có chương trình sản xuất tôm thẻ chân trắng sạch bệnh (SPF) bằng cách nhập tôm bố mẹ sạch bệnh từ Hawaii, Thái Lan, Singapore về rồi cho lai, sản xuất tôm thẻ bố mẹ, tôm giống sạch bệnh cung cấp cho người nuôi tôm trong nước Từ năm 2011 đến nay, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I đã triển khai chương trình chọn giống tôm thẻ chân trắng thông qua đề tài thuộc chương trình công nghệ sinh học và Chương trình sản xuất tôm thẻ chân trắng bố
mẹ của Tổng Cục thủy sản chủ trì với sự tham gian của các Viện 1, 2 và 3
Trang 304.2 Hoạt động khuyến ngư
Thời gian qua công tác khuyến ngư luôn được quan tâm và có bước phát triển vượt bậc, trình độ chuyên môn và năng lực của cán bộ được nâng lên, tập huấn khuyến ngư từng bước đã thay đổi về hình thức, nâng cao về chất lượng Công tác khuyến ngư ngày càng đi vào chiều sâu và phát triển mạnh thông qua các hình thức phát thanh, truyền hình địa phương Lồng ghép chương trình đào tạo, tập huấn thông qua với các chương trình, dự án như: Chương trình FSPS đã tổ chức tập huấn nâng cao năng lực quản lý cho các ban quản lý vùng nuôi, hỗ trợ các địa phương củng cố nhân sự và nâng cao hiệu quả hoạt động cho các Ban quản lý vùng nuôi
Đến nay hệ thống khuyến ngư cơ sở đã hình thành đến tất cả các huyện, thị với một lực lượng cán bộ được đào tạo cơ bản, có năng lực chuyên môn và có nhiều kinh nghiệm trong nuôi tôm công nghiệp Công tác tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật cho người dân luôn được tăng cường, thực hiện từ nhiều nguồn chương trình, dự án khác nhau
5 Tình hình môi trường, dịch bệnh trên tôm nước lợ
Trong thời gian gần đây, chất lượng môi trường vùng nuôi có chiều hướng suy giảm, dịch bệnh trên tôm nước lợcó chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp Một số bệnh phổ biến gây thiệt hại lớn cho người nuôi tôm như: đốm trắng (WSSV), đầu vàng (YHV), hoại tử cơ quan tạo máu (IHHNV), Taura (TSV), hoại tử cơ (IMNV), hội chứng chết sơm (EMS), AHPND… Những năm gần đây, AHPND gây thiệt hại lớn cho nghề nuôi tôm thẻ chân trắng trên thế giới, xuất hiện ở Trung Quốc năm 2009, Việt Nam năm 2010, Thái Lan và Malaysia năm 2011 (Lightner, 2011)
và Mexico năm 2013 (Trần Hữu Lộc và ctv, 2013)
Bệnh đốm trắng (WSD) do WSSV (White Spot Sydrome Virus) gây ra được xem là một trong những virus gây thiệt hại lớn nhất cho tôm nuôi và hiện tại vẫn còn là mối nguy lớn nhất cho người nuôi tôm nước lợ Tỷ lệ tôm chết do bị nhiễm bệnh rất cao, có thể đến 80%, thậm chí đến 100% chỉ trong thời gian ngắn từ 3 - 10 ngày kể từ khi xuất hiện các dấu hiệu bệnh Bệnh do vi khuẩn thuộc giống Vibrio được xem là một trong những bệnh vi khuẩn quan trọng có liên quan đến hiện tượng tôm nuôi chết hàng loạt trên nhiều quốc gia Các nghiên cứu khoa học và quan sát thực tế thấy rằng, có mối liên hệ chặt chẽ giữa biến động các yếu tố môi trường và
sự bùng phát dịch bệnh trên tôm nuôi Vì vậy, nhiều quốc gia đã tập trung nghiên cứu các giải pháp quản lý và xử lý môi trường ao nuôi kết hợp với các biện pháp kỹ thuật, hợp chất ức chế nguyên nhân và tác nhân gây bệnh
Năm 2016, tổng diện tích nuôi tôm nước lợ bị thiệt hại là 67.800,15ha (tăng 26% so với cùng kỳ năm 2015-53.927,7ha) chiếm 9,9% diện tích nuôi tôm của cả nước Trong đó, diện tích nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh bị thiệt hại là
Trang 31Bảng 6 Tổng hợp tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi từ năm 2013-2016
Tỷ lệ bệnh (%)
Diện tích nuôi bị thiệt hại (ha)
Diện tích bệnh (ha)
Tỷ lệ bệnh (%)
Diện tích nuôi bị thiệt hại (ha)
Diện tích bệnh (ha)
Tỷ lệ bệnh (%)
2013 19.110 11.535 60.36 10.390 7.340 70.65 29.500 18.875 63.98
2014 40.356 27.806 68.9 19.426 14.287 73.55 59.782 42.093 70.41
2015 40.652 10.698 26.32 13.275 7.007 52.78 53.927 17.705 32.83
2016 55.291 5.470 9.89 12.519 5.845 46.69 67.810 11.315 16.69 155.409 55.509 35.73 55.610 34.479 62 211.019 89.988 42.64
Diện tích tôm sú nuôi mắc bệnh là 2.025,6ha; tôm thẻ là 1.865,4ha Tôm mắc bệnh có độ tuổi từ 10-120 ngày sau thả Diện tích nuôi thâm canh và bán thâm canh
có tôm mắc bệnh là 2.811,66ha; còn lại 1.079,32ha diện tích nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến và các hình thức nuôi khác Tỉnh Trà Vinh có diện tích bị đốm trắng lớn nhất (chiếm 20,97% tổng diện tích bị bệnh đốm trắng của cả nước), sau đó đến Bạc Liêu, Cà Mau và các địa phương khác
So với năm 2015, bệnh tăng về phạm vi 25 xã (tương đương 9,92%) nhưng diện tích bị bệnh giảm 27,1% Tương tự so với năm 2014, bệnh cũng tăng về phạm
vi, tuy nhiên diện tích bị bệnh giảm rất nhiều
- Bệnh hoại tử gan tuỵ cấp
Trong năm 2016, bệnh xảy ra tại 305 xã của 82 huyện, thị xã thuộc 25 tỉnh Tổng diện tích bị bệnh là 6.339,15ha, chiếm 0,94% diện tích nuôi tôm
Diện tích tôm nuôi mắc bệnh là 2.633,44ha; tôm thẻ là 3.705,71ha Tôm mắc bệnh có độ tuổi từ 2-127 ngày sau thả Diện tích nuôi thâm canh và bán thâm canh
có tôm mắc bệnh là 5.378,52; nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến và các hình thức nuôi khác có tôm mắc bệnh là 960,63ha Tỉnh Bạc Liêu có diện tích tôm nuôi mắc bệnh hoại tử gan tuỵ cấp lớn nhất (chiếm 23,61% tổng diện tích tôm bị mắc bệnh
Trang 32của cả nước), sau đó đến Sóc Trăng, Cà Mau và các địa phương khác
So với năm 2015, bệnh tăng về phạm vi 8 xã (tương đương 2,7%) nhưng diện tích bị bệnh giảm 32,7% Tương tụ so với năm 2014, bệnh tăng cả phạm vi xảy ra bệnh và diện tích bị bệnh
- Nguyên nhân khác
+ Đỏ thân: 611,64 ha nuôi tôm thương phẩm bị bệnh tại các tỉnh Khánh Hoà (8,85 ha), Bình Thuận (3ha), Trà Vinh (72,54 ha) và Cà Mau (427,25ha quảng canh, quảng canh cải tiến)
+ Bệnh phân trắng: 352 ha nuôi tôm thương phẩm bị bệnh tại Nghệ An (1,8ha), Quảng Ngãi (41,7ha), Khánh Hoà (4,5ha), Bình Thuận (2,4ha), Bến Tre (1,2ha), Trà Vinh (17,8ha), Bạc Liêu (278,3ha) và Cà Mau (4,3ha)
+ Đường ruột: 87,85ha nuôi tôm thương phẩm bị đường ruột tại Thừa Thiên Huế (1,9ha) và Trà Vinh (85,95ha)
+ Hoại tủ dưới vỏ và cơ quan tạo máu (IHHN): 27,41 ha tôm thương phẩm phẩm nuôi thâm canh và báo thâm canh tại Tp Hồ Chí Minh (0,45ha), Ninh Thuận (0,8ha), Bà Rịa-Vũng Tàu (1,95ha, trong đó có 0,3ha giống), Bến Tre (9,81ha), Sóc Trăng (14ha) và Cà Mau (0,4ha) bị bệnh
+ Bệnh còi do MBV: 83,38ha nuôi tôm bị bệnh tại Bình Thuận (23,03ha), Bà Rịa-Vũng Tàu (2,85ha), Kiên Giang (56ha trong đố có 51,5ha nuôi quảng canh và 4,5ha nuôi tôm lúa) và Trà Vinh (1,5ha)
+ Bệnh do vi bào tử trùng (EHP): 12,75ha nuôi tôm thâm canh tại Quảng Ninh (6,94ha), Quảng Nam (2,76ha), Ninh Thuận (1,95) và Bình Thuận (1,1ha) bị bệnh
+ Do môi trường, thời tiết: 42.823,89ha nuôi tôm bị thiệt hại do biến đổi môi trường và thời tiết Cụ thể: Thanh Hoá (16,7ha), Thừa Thiên Huế (0,5ha), Quảng Nam (61ha), Quảng Ngãi (8,73ha), Bình Định (3,95ha), Phú Yên (67,2ha), Khánh Hoà (8ha), Bình Thuận (1,25ha), Long An (359,3ha), Kiên Giang (13.302,38ha, trong đó 11.882 ha nuôi tôm lýa và 1.420,38ha nuôi quảng canh, quản canh cải tiến), Trà Vinh (82,6ha), Sóc Trăng (6.041,97ha), Bạc Liêu (2.525,7ha) và Cà Mau (20.344,61ha, trong đó 20.337,43 ha quảng canh, quảng canh cải tiến)
+ Chưa xác định nguyên nhân: 14.046,7ha tôm nuôi tại các tỉnh Nghệ An (127,43ha), Quảng Bình (5,86ha), Thừa Thiên Huế (24,14ha), Khánh Hoà (375ha), bình Thuận (4,05ha), Bà Rịa-Vũng Tàu (4,18ha), Long An (279,61ha), Bến Tre (1,65ha), Trà Vinh (2,15ha), Bạc Liêu (90,5ha) và Cà Mau (13.132,12 ha, trong đó 13.020ha quảng canh, quảng canh cải tiến) bị thiệt hại nhưng chưa xác định được nguyên nhân
Trang 336 Hiê ̣n tra ̣ng về điều kiê ̣n DVHC phu ̣c vu ̣ cho nuôi tôm nước lợ
6.1 Tình hình nghiên cứu, sản xuất và cung ứng giống tôm nước lợ
a Đối với tôm sú
Về sản xuất giống, một số quốc gia (Thái Lan, Mỹ, Úc,…) đã phát triển chương trình chọn giống tôm sú theo hướng sinh trưởng nhanh, sạch bệnh Trong
đó, đến nay MOANA (Mỹ) đã sản xuất được đàn tôm bố mẹ chọn giống thế hệ 14
có tốc độ sinh trưởng nhanh và sạch một số bệnh nguy hiểm đang được sử dụng phổ biến ở các nước Châu Á như: Việt Nam, Trung Quốc, Bangladesh, Ấn Độ, Indonesia,…
b Đối với tôm thẻ chân trắng
Về sản xuất giống, nhiều nước: Mỹ, Cuba, Brazil, Mexico, Colombia, Úc, Thái Lan, Singapore,… đã thực hiện chương trình chọn giống để đã tạo ra các dòng tôm sinh trưởng nhanh, sạch bệnh, kháng bệnh nguy hiểm dựa trên các phương pháp truyền thống kết hợp với công nghệ sinh học phân tử Những năm gần đây, các nước như Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan đã ứng dụng và nhập công nghệ này nhằm tạo ra được các dòng tôm chất lượng cao phù hợp với vùng nuôi và điều kiện tự nhiên ở châu Á Công nghệ sản xuất tôm chân trắng sạch bệnh (SPF) đã tiếp tục được hoàn thiện để sản xuất giống chất lượng phục vụ nuôi thương phẩm như Hiện nay có 3 hướng lớn trong chương trình chọn giống tôm thẻ chân trắngđược các quốc gia quan tâm là: i) chọn tạo được dòng tôm có tính trạng tăng trưởng vượt trội, ii) có khả năng kháng bệnh cao,và iii) không bị nhiễm các tác nhân gây bệnh nguy hiểm thường gặp(Wyban, 1996; 1997) Mục tiêu của chương trình này là sản xuất ra các dòng tôm không bị nhiễm các tác nhân đã nêu trên, đảm bảo đa dạng di truyền, tránh cận huyết và cải thiện tốc độ tăng trưởng Có thể liệt kê các chương trình chọn giống tôm thẻ chân trắng chính hiện nay là: Chương trình nghiên cứu chọn giống tôm thẻ chân trắng tại Viện Hải Dương Hawaii (The Oceane Insitute Hawaii-OI), Chương trình nghiên cứu chọn giống tôm thẻ chân trắng của SyAqua (Mỹ), Chương trình quản lý nguồn giống tôm của Tổ chức thú y thế giới (OIE), chương trình sản xuất tôm thẻ chân trắng sạch bệnh tại Trung tâm giống Vannamei (VBC)-Indonesia
Năm 2016, sản lượng giống tôm nước lợ cả nước đạt hơn 104,4 tỷ con Tính đến hết tháng 3 năm 2017, cả nước có 1.863 cơ sở sản xuất giống tôm nước lợ, trong
đó 1.297 cơ sở sản xuất giống tôm sú và 566 cơ sở sản xuất giống tôm thẻ chân trắng, sản xuất được 27,7 tỷ con giống Tình hình sản xuất giống tôm nước lợ giai đoạn 2013-2016 Nhu cầu con giống cho nuôi tôm nước lợ cả nước(khoảng 700,000 ha) trong thời gian tới cần khoảng 130 tỷ con, trong đó 100 tỷ giống tôm thẻ chân trắng và 30 tỷ giống tôm sú; tương ứng với số lượng tôm bố mẹ cần có khoảng
230.000 cặp (trong đó: 200.000 cặp tôm thẻ chân trắng và 30.000 cặp tôm sú)
Cơ sở sản xuất giống tôm nước lợ chủ yếu ở các tỉnh miền Trung: Bình Thuận, Ninh Thuận và một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long: Cà Mau, Bạc Liêu
Trang 34và Kiên Giang Tôm bố mẹ được từ: i) nhâ ̣p khẩu từ nước ngoài 3.000 cặp; ii) sản xuất trong nướ ckhoảng 8.000 đến 10.000 cặp; iii) đánh bắt tự nhiên Tôm sú bố mẹ sản xuất trong nước chủ yếu từ Công ty TNHH Mona Ninh Thuận Tôm bố mẹ tôm thẻ chân trắng chủ yếu được nhâ ̣p khẩu từ nước ngoài: ISI (Mỹ), SIS (Singapore), Conabay (Mỹ) và CP (Thái Lan) Số tôm thẻ chân trắng bố mẹ nhập khẩu được kiểm tra chất lượng qua các năm: Năm 2013: 230.000 con; Năm 2014: 264.388 con; Năm 2015: 187.000 con; Năm 2016: 226.626 con
- Đối với tôm thẻ chân trắng chưa làm chủ công nghệ chọn tạo đàn bố mẹ, hơn 90% giống tôm thẻ chân trắng bố mẹ phải nhập khẩu
- Tôm sú bố mẹ hiện nay chủ yếu đánh bắt từ tự nhiên đem đến rất nhiều hệ lụy như lây truyền mầm bệnh, hủy hoại tài nguyên, phá hủy đa dạng sinh học Tôm
sú giống hiện nay hoàn toàn được đáp ứng bằng sản xuất trong nước Tuy không thiếu tôm giống về số lượng nhưng chất lượng tôm giống luôn là vấn đề nan giải Tôm sú giống không được kiểm soát chặt chẽ về mầm bệnh cũng như chất lượng di truyền suy giảm dẫn đến những tổn thất to lớn cho người nuôi tôm
- Sức sinh sản của tôm sú chưa ổn định 250.000 (Viện NTTS 2) , Công ty Moana 1.000.000 trứng/tôm cái
- Sức sinh tôm thẻ khoảng 200.000 trứng/con, chưa ổn định
- Tôm giống cận huyết, tăng trưởng chậm
6.2 Tình hình kiểm tra, kiểm dịch nguồn tôm giống trong nước, truy xuất nguồn gốc nguồn tôm bố mẹ và nguồn tôm giống nhập nội
Với quy mô sản xuất nhỏ lẻ, các trại giống tôm chưa đảm bảo điều kiện sản xuất, không đạt tiêu chuẩn và chưa kiểm soát được chất lượng con giống Thêm vào
đó, tình trạng chưa đáp ứng đủ giống tôm đảm bảo chất lượng vào lịch mùa vụ còn nhiều bất cập Lịch mùa vụ tập trung trong giai đoạn tháng 1 - 11, việc cung cấp con giống chất lượng chưa đảm bảo sản xuất liên tục trong thời gian thả nuôi đã tạo cơ hội cho các cơ sở sản xuất kinh doanh giống kém chất lượng tiếp cận đến người nuôi
Với cơ sở đầu tư yếu kém, các trại sản xuất giống tôm Sú tại ĐBSCL chủ yếu
Trang 35giống tôm ngày càng được chú trọng, đã đáp ứng phần nào nhu cầu của người dân, phát hiện và ngăn chặn được một số mầm dịch bệnh đi vào tỉnh Nhìn chung đối với tôm giống sản xuất tại địa phương thì công tác kiểm tra, kiểm dịch thực hiện khá tốt, đối với con giống nhập từ các tỉnh bạn thì công tác kiểm tra, kiểm dịch thực hiện ngày nhiều Tuy nhiên do nhu cầu tôm giống phục vụ cho nuôi thương phẩm rất lớn
mà lực lượng cán bộ còn mỏng, máy móc, trang thiết bị phục vụ cho chuyên môn còn thiếu nên công tác kiểm dịch còn hạn chế Tỷ lệ tôm giống giống nhập tỉnh tại địa phương đã qua kiểm dịch chưa cao, công tác quản lý nhà nước trong truy xuất nguồn gốc còn nhiều bất cập với tình trạng né tránh kiểm tra, kiểm dịch của các cơ
sở kinh doanh nhằm tiết giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ, ảnh hưởng trực tiếp đến người nuôi tôm
6.3 Nghiên cứu sản xuất và cung ứng thức ăn cho nuôi tôm nước lợ
Trên thế giới, việc nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng thức ăn nuôi tôm đã được tiến hành từ trước thập niên 1970 Các nghiên cứu tập trung vào các lĩnh vực chính như: nhu cầu dinh dưỡng (các acid béo thiết yếu, khoáng và vitaminprotein, acid amin,DHA, EPA, cholesterol, lecithin,…), đặc điểm sinh học, hấp thu, tiêu hóa, sắc tố,…, ảnh hưởng của chất hấp dẫn đến đến hiệu quả sử dụng thức ăn và tăng trưởng của tôm nước lợ Một số nghiên cứu về thức ăn (tươi, bán ẩm và tổng hợp),
chất bổ sung (tảo Spirulina, ớt paprika, Astaxanthin,…) và một số chất kích thích hệ
miễn dịch để nâng cao chất lượng đàn tôm bố mẹ ở giai đoạn nuôi vỗ được quan tâm thực hiện
Các nghiên cứu về thức ăn nuôi tôm nước lợ cũng được thực hiện như: công nghệ sản xuất thức ăn tôm nuôi thương phẩm, các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thức ăn, trong đó nhấn mạnh đến đặc tính kết dính, lưu biến của nguyên vật liệu, các quá trình nghiền, hấp, tạo viên, sấy Các nghiên cứu về chế phẩm sinh học, chất bổ sung thức ăn cho tôm nhuôn cũng được quan tâm thực hiện như:bio-remediation, probiotics, nhóm vi khuẩn có lợi,…
Về thức ăn thủy sản, cả nước có khoảng 404 cơ sở sản xuất, nhập khẩu thức ăn
thủy sản (thức ăn hỗn hợp, thức ăn bổ sung và nguyên liệu sản xuất thức ăn) Điển hình gồm CP (Thái Lan), Cargill (Mỹ), Grobest, Uni-President (Ðài Loan), TomBoy Số lượng cơ sở chủ yếu tập trung tại các tỉnh: Tp HCM, Đồng Tháp, Cần Thơ, Bình Dương, Khánh Hòa, Hà Nội, Đồng Nai, Long An Số lượng sản phẩm thức ănđa dạng,
có khoảng 8.000 sản phẩmđang được lưu hành (khoảng 3.000 sản phẩm thức ăn hỗn hợp, 5.000 sản phẩm thức ăn bổ sung và nguyên liệu thức ăn) Nguyên liệu cho chế biến thức ăn tôm phần lớn được nhập khẩu Thức ăn cho nuôi tôm chủ yếu thông qua hệ thống đại lý phân phối kinh doanh để cung ứng đến ao nuôi, vì phần lớn diện tích nuôi tôm có quy mô nhỏ, phân tán rộng trên các tỉnh ven biển, năng suất, sản lượng tôm trên một đơn vị diện tích (1ha) nhỏ Do vậy, chi phí trung gian tăng cao, làm giảm tính cạnh tranh và hiệu quả sản xuất trong chuỗi giá trị tôm nuôi Giá thức
ăn tôm Sú trong năm 2014 trung bình 36.800 đ/kg, tôm TCT trung bình 33.500 đ/kg